Huong Dan Lam Bai Tap Yeu To Cau Thanh VPPL [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP “PHÂN TÍCH YẾU TỐ CẤU THÀNH VI PHẠM PHÁP LUẬT” I. Xác định vi phạm: Dấu hiệu vi phạm pháp luật. - Hành vi cụ thể - Hành vi trái pháp luật - Có lỗi của chủ thể - Chủ thể thực hiện hành vi có năng lực chủ thể II. Phân tích các yếu tố cấu thành VPPL: 1. Mặt khách quan: Sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau: - Hành vi trái pháp luật - Hậu quả của hành vi do hành vi trái pháp luật gây ra: có hậu quả thực tế/không có hậu quả thực tế - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả xảy ra:  + Nếu tình huống có hậu quả thực tế: nhấn mạnh lại là việc hậu quả xảy ra nêu trên là do hành vi trái pháp luật gây ra… + Nếu tình huống không có hậu quả thực tế: nhấn mạnh dù không có hậu quả thực tế nhưng vẫn tồn tại nguy hại cho xã hội - Ngoài ra còn có: thời gian, phương tiện, địa điểm, công cụ Trong quá trình làm bài sinh viên bắt buộc trình bày đầy đủ 3 yếu tố cơ bản của Mặt khách quan đó là hành vi khách quan, hậu quả, mối quan hệ nhân quản giữa hành vi và hậu quả! 2. Khách thể: Sinh viên phải chỉ ra mối quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ bị hành vi trái pháp luật xâm hại. - Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người, quyền được bảo vệ tính mạng sức khoẻ bởi Nhà nước của con người. - Quan hệ tài sản: quan hệ về quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được Nhà nước bảo vệ - Quy định quản lý hành chính nhà nước 3. Mặt chủ quan:  sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau: - Lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi: xác định lỗi + Cố ý trực tiếp: nhận thấy hậu quả - tiếp tục thực hiện, mong muốn hậu quả xảy ra + Cố ý gián tiếp: nhận thấy hậu quả - không mong muốn, để mặc hậu quả xảy ra + Vô ý do quá tự tin: nhận thấy hậu quả - tự tin, hy vọng hậu quả không xảy ra + Vô ý do cẩu thả: không nhận thấy trước hậu quả - dù cần phải nhận thấy trước hậu quả Trường hợp tình tiết đưa ra không đủ để phân tích sâu hơn thì chỉ cần xác định là lỗi cố ý hay vô ý.

Lưu ý: phần bắt buộc phải xác định trong Mặt chủ quan đó là lỗi - Động cơ: cái thúc đẩy chủ thể thực hiện - Mục đích: kết quả chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm PL. Về mục đích, động cơ vi phạm không yêu cầu sinh viên nhất thiết phải phân tích tìm ra. 4. Chủ thể: sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau: Chủ thể thực hiện có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý: - Cá nhân (đủ tuổi, trí óc bình thường); - Tổ chức Bài tập ví dụ 1: Xác định cấu thành vi phạm pháp luật. A 30 tuổi, nhận thức bình thường. B là hàng xóm của A. A, B có nhà liền kề nhau nên nhiều lần xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp về đất đai. Vào 22h00’ ngày 07/04/2010 trong một lần cãi nhau về việc tranh chấp này, A cho rằng B xây lấn sang đất nhà A, anh B đã bị anh A dùng gậy đánh bị thương với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 25%. Hỏi: 1. Hành vi của A có VPPL ko? 2. Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên? Trả lời: I. Xác định hành vi vi phạm pháp luật? Dựa trên 4 dấu hiệu - Hành vi cụ thể: A dùng gậy đánh B bị thương - Hành vi của A trái pháp luật - A có lỗi - Chủ thể A có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý (30 tuổi, nhận thức bình thường) →Hành vi của A là hành vi vi phạm pháp luật II. Xác định yếu tố cấu thành 1. Mặt khách quan: - Hành vi TPL: A dùng gậy đánh B bị thương - Hậu quả do hành vi TPL gây ra: B bị thương với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 25% - Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi TPL và hậu quả: hành vi của A trực tiếp gây ra hậu quả B bị thương - Thời gian: 22h00’ ngày 07/04/2010 - Công cụ: gậy 2. Khách thể: A xâm phạm đến sức khỏe của B được pháp luật bảo vệ. 3. Mặt chủ quan:

- Lỗi: cố ý trực tiếp vì A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B - Động cơ: mâu thuẫn, xích mích - Mục đích: giải quyết mâu thuẫn 4. Chủ thể: A có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý (30 tuổi, nhận thức bình thường) Bài tập ví dụ 2: Chị Thanh (40 tuổi, không chồng), có quan hệ với anh Lê Mạnh H (đã có vợ) và sinh được một đứa con (cháu Minh). Sau khi chấm dứt quan hệ với anh H, chị luôn bị một người tên Đỗ Thị Kim Duân – vợ của H, gọi điện thoại chửi mắng. 8h ngày 06/11/2009, Duân đến nhà chị Thanh (Đông Anh, Hà Nội). Tại đây, Duân xin được bế đứa trẻ, chị Thanh đồng ý. Lấy cớ nghe điện thoại, Duân bế cháu xuống bếp và dùng chiếc kim khâu lốp dài 7cm mang theo đâm vào đỉnh thóp đầu cháu vào lúc 10h cùng ngày. Sợ bị phát hiện, Duân lấy mũ đậy vết đâm lại, nhưng máu chảy quá nhiều, cháu khóc thét lên nên bị mọi người phát hiện. Sau khi đưa đi cấp cứu, cháu Minh (40 ngày tuổi) qua đời. Duân (sinh năm 1974, Đông Anh, Hà Nội) không có bệnh về thần kinh, chưa có tiền án, là một người làm ruộng. Hỏi: 1. Hành vi của Duân có VPPL không? 2. Phân tích yếu tố cấu thành VPPL trong tình huống trên. Trả lời: I. Xác định hành vi vi phạm pháp luật? Dựa trên 4 dấu hiệu - Hành vi cụ thể: Duân dùng kim khâu lốp đâm vào đỉnh thóp cháu Minh - Hành vi của Duân là hành vi trái pháp luật - Duân có lỗi - Duân có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý vì Duân 35 tuổi, trí óc bình thường →Hành vi của Duân là hành vi VPPL II. Xác định yếu tố cấu thành 1. Mặt khách quan: - Hành vi TPL: Duân dùng kim khâu lốp đâm vào đỉnh thóp cháu Minh - Hậu quả: Minh tử vong - Mối quan hệ nhân quả: hành vi của Duân trực tiếp khiến Minh tử vong - Thời gian: ngày 06/11/2009 - Địa điểm: nhà chị Thanh, Đông Anh, Hà Nội

- Công cụ: kim khâu lốp dài 7cm 2. Khách thể: Hành vi của Duân xâm phạm đến tính mạng của Minh. 3. Mặt chủ quan: - Lỗi: cố ý trực tiếp vì Duân biết hành vi là trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng những vẫn mong muốn hậu quả xảy ra, Duân có mang theo hung khí và có thủ đoạn lấy cớ nghe điện thoại, che đậy vết thương của bé Minh. - Động cơ: đánh ghen - Mục đích: hả giận 4. Chủ thể: Duân có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý vì Duân 35 tuổi, trí óc bình thường