HSG BT Ngày 19-2-2021 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

BÀI TẬP NGÀY 28/07/2021 Câu 1: Một sinh viên làm thí nghiệm (TN) về năng lượng của ánh sáng đơn sắc. TN 1: Sử dụng chùm tia sáng xanh, tần số νxanh = 6,4.1014 Hz, thu được 25533,28 J. TN 2: Thay chùm tia sáng xanh bằng chùm tia sáng vàng, tần số νvàng = 5,1.1014 Hz. Tính năng lượng thu được ở TN 2 theo kJ. Biết số photon của hai chùm tia sáng là bằng nhau. Câu 2: V2 (2016) Xét ô mạng cơ sở CsCl. a) Mỗi loại ion (Cs+; Cl-) có mạng tinh thể Bravais kiểu gì (lập phương đơn giản (P); lập phương tâm khối (I); lập phương tâm mặt (F)? b) Tính số ion mỗi loại có trong một ô mạng cơ sở. c) Trong một thí nghiệm, khi chiếu chùm tia X có bước sóng  = 1,542Å vào tinh thể CsCl người ta thấy rằng có sự phản xạ bậc 1 từ mặt (100). Biết góc của chùm tia X với mặt (100) là  = 10,78o. Tính khối lượng riêng tinh thể CsCl theo g.cm-3. Câu 3: V1 (2016) 1. Đối với nguyên tử H và những ion chỉ có 1 electron thì năng lượng của các electron đượcxác định theo biểu , với EH = -2,178.10-18 J và Z là số hiệu nguyên tử, n là số lượng tử chính. Xác định năng lượng ion hóa theo kJ/mol của nguyên tử H và những ion một electron sau: a) H b) He+ c) Li2+ d) C5+; e) Fe25+ b) Giải thích sự biến thiên của các giá trị năng lượng ion hóa khi đi từ nguyên tử H đến ion Fe25+. 2. Electron cuối cùng trong nguyên tố A có các số lượng tử n = 2 ; m = -1 ; ms = +1/2. Số electron độc thân của nguyên tố X ở trạng thái cơ bản thuộc phân lớp 4d hoặc 5s cũng bằng số electron độc thân của A. Có bao nhiêu nguyên tối X thỏa mãn dữ kiện trên, đó là những nguyên tố nào (có thể sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học để trả lời)? Electron của ion He+ ở trạng thái kích thích có giá trị số lượng tử chính bằng số lượng tử phụ của phân lớp chứa electron độc thân của nguyên tố X. Năng lượng của electron này ở He+ bằng năng lượng của electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử H. Xác định chính xác nguyên tố X. 3. Ion C22- tồn tại trong một số hợp chất, ví dụ CaC2. a) Viết cấu hình electron của phân tử C2 và ion C22- theo lý thuyết MO. b) So sánh độ bền liên kết, độ dài liên kết của C2 và ion C22-. Giải thích. c) So sánh năng lượng ion hóa thứ nhất (I1) của C2, C22- và nguyên tử C. Giải thích.

Câu 4: a) Dựa vào mô hình đẩy các cặp electron hóa trị (VSEPR) hãy biểu diễn cấu trúc các phân tử ClF3 và BF3. Cho biết phân tử nào phân cực, giải thích. b) So sánh năng lượng ion hóa của nguyên tử C, nguyên tử O và phân tử CO.

Câu 5: V2 (2015) Gốm perovskit ABO3 kết tinh ở hệ tinh thể lập phương trong đó cation A chiếm vị trí các đỉnh, cation B chiếm vị trí tâm khối, còn anion O2- chiếm vị trí tâm tất cả các mặt của hình lập phương. Tinh thể một gốm perovskit ABO3 lý tưởng có thông số mạng bằng 0,41nm. a) Xác định số phối trí của cation A, B và O2b) Tính bán kính của các cation A, B. Biết bán kính ion O2- = 0,14 nm. c) Xác định độ đặc khít trong tinh thể ABO3 ở trên. Câu 6: SV (2014) a) Trong quá trình luyện gang, thép; một lượng nhỏ cacbon thường xâm nhập vào các pha tinh thể của sắt. Khi cacbon xâm nhập vào tinh thể Fe- (có cấu trúc lập phương tâm khối), các nguyên tử cacbon có thể chiếm vị trí tâm mặt của ô mạng cơ sở. Cho biết bán kính kim loại của Fe- là 0,124nm; bán kính cộng hóa trị của cacbon là 0,077nm. Hỏi độ dài cạnh a của ô mạng cơ sở sẽ tăng thêm bao nhiêu khi Fe- có chứa cacbon so với Fe- ở trạng thái nguyên chất. Tính tương tự cho Fe- có cấu trúc lập phương tâm mặt; biết rằng các nguyên tử cacbon có thể chiếm vị trí tâm của ô mạng cơ sở; bán kính kim loại của Fe- là 0,128nm. So sánh khả năng xâm nhập của cacbon vào hai loại tinh thể của sắt trên. Câu 7: V1 (2014) 1. Cho các ion sau đây: He+, Li2+, Be3+. a) Áp dụng biểu thức tính năng lượng: (có đơn vị là eV); n là số lượng tử chính, Z là số điện tích hạt nhân, hãy tính năng lượng E2 theo đơn vị kJ/mol cho mỗi ion trên (trong đáp số có 4 chữ số thập phân). b) Có thể dùng trị số nào trong các trị số năng lượng tính được ở trên để tính năng lượng ion hóa của hệ tương ứng? Tại sao? c) Ở trạng thái cơ bản, trong số các ion trên, ion nào bền nhất, ion nào kém bền nhất? Tại sao? 2. Thực nghiệm cho biết đồng tinh thể có khối lượng riêng D = 8,93 g/cm3; bán kính nguyên tử đồng là 128 pm. Đồng kết tinh theo mạng tinh thể lập phương đơn giản hay lập phương tâm diện? Tại sao? 3. Đồng vị 13153I dùng trong y học thường được điều chế bằng cách bắn phá bia chứa 13052Te bằng nơtron trong lò phản ứng hạt nhân, Trong phương pháp này, trước tiên 13052 Te nhận 1 nơtron

chuyển thành 131 52 Te, rồi đồng vị này phân rã β- tạo thành 131 53 I. Viết phương trình các phản ứng hạt nhân xảy ra khi điều chế 131I.