63 0 959KB
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG BỘ MÔN DƯỢC LIỆU
BÁO CÁO THỰC HÀNH DƯỢC LIỆU GVHD: Ths. ĐỖ VĂN MÃI LỚP: LTTC-ĐH DƯỢC 10C NHÓM I – TIỂU NHÓM 3 SINH VIÊN THỰC HIỆN 1.
Lê Thị Hồng Gấm (01652291001)
2.
Phạm Thị Hồng Phúc (0939465458)
3.
Nguyễn Thị Cẩm Tú (01237549549)
4.
Nguyễn Minh Nguyệt (01226629399)
5.
Nguyễn Quang Tuyến (0939752103)
Cần Thơ, tháng 05 năm 2018
BÀI 4 KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA COUMARIN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Coumarin là hợp chất thuộc nhóm phenylpropanoid (C6-C3) với khung cơ bản là benzo- α-pyron, với một số tính chất sau: Thường tồn tại dưới dạng aglycon, dễ kết tinh, không màu, có mùi thơm và đa số dễ thăng hoa. Ở dạng glycosid thì có thể tan trong nước, ở dạng aglycon thì dễ tan trong dung môi kém phân cực. Phát huỳnh quang dưới UV 365nm, cường độ huỳnh quang phụ thuộc vào nhóm oxy của phân tử coumarin cũng như pH của dung dịch, mạnh nhất đối với coumarin có nhóm –OH ở C -7 (nhiều coumarin có OH ở vị trí này). Do có vòng lacton nên coumarin dễ bị mở vòng bởi kiềm tạo thành muối tan trong nước, nếu acid hóa thì thường sẽ có sự đóng vòng trở lại. Sau khi mở vòng lacton bằng dung dịch kiềm, các coumarin đơn giản sẽ tạo thành dẫn chất hydroxy cinnamic ở dạng cis, có huỳnh quang yếu trong UV 365nm. Dưới tác dụng của UV 365nm, chất này sẽ chuyển thành dạng trans, có huỳnh quang mạnh hơn. II. NỘI DUNG THỰC HÀNH 1. Nguyên vật liệu thí nghiệm: 1.1. Hóa chất, thuốc thử: - Cồn 90 %
- Thuốc thử diazo
- HCl đậm đặc
- Than hoạt
- Dung dịch KOH 5% trong methanol - Bản mỏng silica gel F254 - Dung dịch NaOH 5%
- Hệ dung môi SKLM:
- Dung dich NaOH 10% (10:1)
o S1: benzen – ethyl acetat
- Dung dịch FeCl3 1%
o S2: benzen – aceton (10:1)
1.2. Dược liệu Tiền hồ (Peucedanum decursivum Maxim, Apiaceae) còn gọi là quy nam (lạng sơn), tử hoa tiền hồ (trung quốc), thổ dương quy, sạ hương thái…..là rễ phơi hay sấy khô của cây tiền hồ.
Hình 1: Tiền hồ 2. Nội dung thực tập: 2.1. Chiết xuất: áp dụng cho dược liệu là rễ Lấy 1g bột dược liệu Tiền hồ cho vào 1 bình nón 100ml
Bước 1: cân dược liệu
Bước 2: Pha thêm 20ml cồn 96%
Thêm 20ml cồn 96% và đun sôi trên cách thủy 5 phút Lọc qua bông, thu dịch lọc để thực hiện các phản ứng định tính.
Bước 3: Đun cách thủy
Bước 4: Lọc qua bông
2.2. Định tính coumarin bằng phản ứng hóa học: 2.2.1. Phản ứng với dung dịch FeCl3 Nhỏ mỗi lần 1 giọt dược liệu lên mẫu chứng và mẫu thử, chờ khô rồi nhỏ lần lượt khoảng 10 giọt lên tờ giấy lọc thành vòng tròn. Nhỏ vào tâm vòng mẫu thử tròn 1-2 giọt dung dịch FeCl3 1%
Bước 1: Nhỏ 1 giọt được liệu lên mẫu chứng và mẫu thử
Bước 2: Nhỏ vào tâm vòng mẫu thử 1-2 giọt dung dịch FeCl3 1%
Mẫu thử cho 1 màu xanh (phản ứng dương tính nếu coumarin có nhóm -OH phenol tự do). 2.2.2. Phản ứng đóng mở vòng lacton Cho vào 2 ống nghiệm bằng nhau (kt # 1,2 x 12cm), mỗi ống 2ml dịch lọc tiền hồ Ống 1: Thêm 4ml Nước cất, dung dịch trở nên đục.
Ống 1 đục hơn Ống 2: + Thêm 10 giọt dd NaOH 10% (tăng màu vàng nếu có coumarin) + Đun cách thủy 2-3 phút . + Bổ sung nước cho ống 2 = ống 1 Quan sát thấy ống 2 trong hơn ống 1 → do có coumarin vòng lacton mở bởi kiềm.
Ống 2 đun cách thủy
Ống 2 trong hơn Ống 1
Nếu tiếp tục acid hóa ống 2 bằng HCl đậm đặc sẽ thấy 2 ống có độ đục gần như nhau→do có coumarin, nếu có acid hóa thường sẽ có sự đóng vòng trở lại.
2 ống có độ đục gần như nhau 2.2.3. Phản ứng với thuốc thử diazo Cho vào ống nghiệm 2ml dịch lọc bằng ống đong, thêm 20 giọt NaOH 5%. Đun cách thủy trong 2 phút (đậy ống nghiệm bằng màng bọc) rồi làm lạnh bằng vòi nước. Thêm từ từ từng giọt thuốc thử diazo (11 giọt) cho đến khi xuất hiện màu đỏ cam.
Đun cách thủy
Thêm thuốc thử diazo
2.2.4. Sự tăng huỳnh quang trong môi trường kiềm dưới tác dụng của tia UV Lấy 1 giấy lọc dùng viết chì làm dấu hai chấm: một chấm là mẫu thử, một chấm là mẫu chứng để so sánh. + Mẫu chứng: dịch chiết ban đầu + Mẫu thử: lấy 3ml dich chiết ban đầu, thêm 3 giọt dung dịch NaOH 5%, đun cách thủy trong 3 phút . + Nhỏ 1 giọt mẫu thử lên giấy lọc chỗ chấm có chữ T, chờ khô dung môi lặp lại như vậy 4 lần nữa. Để khô.
+ Nhỏ 1 giọt mẫu chứng lên giấy lọc chỗ chấm có chữ C, chờ khô dung môi lặp lại như vậy 4 lần nữa. Để khô. Che nữa vết dịch chiết bằng một đồng xu rồi đem soi đèn UV 365nm trong 1-2 phút.
Mẫu chứng và mẫu thử
Soi UV 365nm
Lấy miếng kim loại ra sẽ thấy nữa không bị che phát quang sáng hơn nữa bị che. Nếu tiếp tục chiếu UV sau vài phút thì cường độ phát quang 2 nữa sẽ như nhau.
Sau khi lấy miếng kim loại ra
Chiếu UV thêm 2 phút
2.3. Định tính coumarin bằng sắc ký lớp mỏng: 2.3.1. Chuẩn bị bản mỏng Dùng 2 bản tráng sẵn silicagel, dùng bút chì kẻ một đường thẳng cách mép dưới 1cm. Đánh dấu điểm, vạch cần chấm.
Bản tráng sẵn silicagel
2.3.2. Chuẩn bị bình sắc ký và dung môi Bình sắc ký được rửa sạch và để thật khô. Lót 1 miếng giấy lọc quanh lòng bình sao cho có 1 khoảng trống dọc theo bình để có thể quan sát được bản sắc ký bên trong. Cho hệ dung môi: S1: benzen – ethyl acetat (10:1) S2: benzen – aceton (10:1) Cho vào bình sắc ký sao cho lớp dung môi trong bình cao khoảng 0,5cm. Đậy nắp bình sắc ký, đặt ở nơi phẳng, để yên trong 15 – 30 phút cho bão hoà dung môi.
Bình sắc ký
Dung môi
2.3.3. Chuẩn bị mẫu thử Lấy 3ml dịch chiết cồn của dược liệu cho vào chén sứ đun trên bếp cách thủy cho đến cắn. Nhỏ vào khoảng 20 giọt CHCl 3 , dùng dịch này làm dịch chấm sắc ký.
Mẫu thử
2.3.4. Đưa mẫu lên bản mỏng và khai triển Dùng mao quản lấy mẫu (rửa mao quản bằng cồn), chấm lên bản mỏng thành từng chấm nhỏ và chấm vạch, một bản mỏng chấm vạch bản còn lại chấm điểm. Chờ cho vết chấm bay hơi hết đưa 2 bản mỏng ở tư thế nghiêng vào bình sắc ký rồi đậy nắp bình. Khi dung môi chạy còn cách mép trên của bản khoảng 0,5 – 1 cm thì lấy bản mỏng ra, dùng bút chì kẻ vạch đường đi của dung môi, để bay hơi dung môi trong tủ hút ở nhiệt độ phòng.
Đưa mẫu lên bản mỏng và khai triển 1.1.1. Phát hiện vết và tính giá trị Rf Quan sát bản mỏng dưới đèn UV 365nm Quan sát bản mỏng dưới đèn UV 254nm Đánh dấu các vết bằng bút chì Sau khi quan sát dưới đèn UV, có thể phun dung dịch KOH 5% trong cồn rồi sấy nhẹ 5 phút.
Quan sát bản mỏng dưới đèn UV
Phun dung dịch KOH 5%
Phun tiếp thuốc thử diazo lên bản trên, các dẫn chất coumarin sẽ cho vết có màu cam đến đỏ.
Nhúng thuốc thử diazo Kết luận: dược liệu có chứa coumarin Tính Rf Tiền Hồ a Đoạn đường di chuyển của hợp chất Rf = b = Đoạn đường di chuyển của dung môi Chấm điểm Rf =
a1 2 .5 = 7 .8 b
Chấm vạch = 0.26cm
Bảng kết quả
Rf =
a1 2 .5 = = 0.26cm b 7 .8
Rf =
a2 = b
1 .4 = 0.17cm 7 .8
Rf =
a3 = b
0 .5 = 0.06cm 7 .8
Bài 6 KIỂM NGHIỆM DƯỢC LIỆU CHỨA TANNIN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Tannin là những hợp chất polyphenol phức tạp, có nguồn gốc thực vật, có vị chát và có tính thuộc da. Dựa vào cấu trúc hóa học người ta xếp tannin thành hai nhóm chính: + Tannin thủy phân được (tannin pyrogallic) + Tannin không thủy phân được (tannin ngưng tụ, tannin pyrocatechic) Tannin dễ tan trong kiềm loãng, trong hỗn hợp cồn nước. Tannin tan được trong cồn, glycerin, propylen glycol, acetone, ethyl acetate. Tannin không tan trong dung môi kém phân cực. Tannin tạo tủa với dung dịch nước của protein. Đây là tính chất quan trọng để định tính tannin. Để phân biệt hai loại tannin pyrogallic, pyrocatechic có thể dựa vào phản ứng thế và phản ứng ngưng tụ trên nhân thơm của tannin pyrocatechic cũng như sự tạo màu sắc khác nhau của cả hai loại tannin với các thuốc thử FeCl3, thuốc thử Stiasny, nước brom,… Có nhiều phương pháp định lượng tannin, như phương pháp chuẩn độ thể tích, phương pháp đo màu,…DĐVN IV quy định dùng phương pháp bột da để định lượng tannin trong dược liệu. II. NỘI DUNG THỰC HÀNH 1. Nguyên vật liệu thí nghiệm: 1.1. Dụng cụ, hóa chất , thuốc thử: Dung dịch gelatin muối 1%
Dung dịch KmnO4 0,1N
Thuốc thử Stiany
Dung dịch FeCl3 1%
Dung dịch chì acetate
Chỉ thị màu sulfo indigo
1.2. Dược liệu: Măng cụt (Garcinia mangostana), là một loài cây thuộc họ Bứa (Clusiaceae). Lá ổi (Folium Psidii) là lá của cây Ổi (Psidium guajava L., Myrtaceae ) là loài cây ăn quả, thuộc họ Đào kim nương
Măng cụt (Garcinia mangostana)
Ổi (Psidium guajava L)
2. Định tính tannin: 2.1. Chiết các hợp chất tannnin từ dược liệu: Lấy 1g bột dược liệu cho vào bình nón 50ml, thêm 30ml nước sôi
Chuẩn bị dược liệu Đun trên bếp cách thủy sôi 10 phút , lắc đều khi đun Lọc nóng qua bông lấy dịch lọc trong
Đun cách thủy
Lọc nóng qua bông
2.2. Định tính chung tannin trong dược liệu 2.2.1 Phản ứng với dung dịch protein Cho vào ống nghiệm 20 giọt dịch chiết, cho vào vài giọt thuốc thử gelatin muối lắc nhẹ. Phản ứng dương tính có tủa trắng đục.
Phản ứng dương tính có tủa trắng đục. Kết luận: trong dược liệu có chứa tannin →Đây là tính chất quan trọng để định tính tannin 2.2.2. Định tính phân biệt hai loại tannin Ống 1: cho 2ml dịch chiết măng cụt, thêm 1 giọt TT FeCl3→tạo màu xanh rêu Ống 1’: cho 2ml dịch chiết ổi, thêm 1 giọt TT FeCl3→tạo màu xanh đen
ống 1: xanh rêu, ống 1’: xanh đen Ống 2: Cho 2ml dịch chiết măng cục, 1ml TT Stiasny (Formol – HCl đđ, 2:1) + đun cách thủy 10 phút→ tủa vón đỏ gạch. Ống 2’ : Cho 2ml dịch chiết ổi, 1ml TT Stiasny (Formol – HCl đđ, 2:1) + đun cách thủy 10 phút→tủa vón màu đỏ
Thuốc thử Stiasny
Đun cách thủy 10 phút
Tủa vón đỏ gạch
Kết Quả Ống 1: → tạo màu xanh rêu Ống 2: → tủa vón đỏ gạch. Kết luận: trong măng cục có chứa tannin không thủy phân được tannin pyrocatechic Ống 1’ : → tạo màu xanh đen Ống 2’ → tủa vón màu đỏ Kết luận: trong dược liệu ổi có chứa 2 loại tannin thủy phân được tannnin pyrogallic và tannin không thủy phân được tannin pyrocatechic.