DÂN S 1 2020 Chính [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN:

LUẬT DÂN SỰ 1 ĐỀ BÀI: 09 “Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật, và giải quyết các yêu cầu”

LỚP

: N03 – TL2

NHÓM

: 01

Hà Nội, 2020 0

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Bộ luật Dân sự

BLDS

Giao dịch dân sự

GDDS

Tòa án

TA

1

MỞ ĐẦU Điều 116 BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng, hành vi pháp lí đơn phương, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”. Trong đời sống, giao dịch dân sự là những giao dịch diễn ra thường xuyên, phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực dân sự bởi đây là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Do đó, làm rõ những vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự luôn là nội dung then chốt của giao dịch dân sự, góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi của luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Đặc biệt, khi nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến giao dịch dân sự, chúng ta không thể bỏ qua các trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu. Theo Điều 127 BLDS 2015 quy định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.” Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, nhóm 01 chúng em quyết định chọn đề 09 làm nội dung bài tập nhóm với đề bài như sau: “Hãy sưu tầm một bản án sơ thẩm của Toà án liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối mà theo quan điểm của nhóm bản án đó chưa phù hợp với quy định của pháp luật”. Quá trình tìm hiểu và làm bài, nhóm chúng em còn nhiều thiếu sót mong thầy, cô góp ý và sửa lỗi cho chúng em!

2

NỘI DUNG Câu 1: Tóm tắt nội dung bản án dưới dạng tình huống. Do cần tiền để mua đất, ông Thô Sa M và bà Chang T có nhờ bà Lâm N và bà Nguyễn Thị H hướng dẫn làm thủ tục vay vốn và có ký hợp đồng tín dụng số 266/2007/HĐTD, ngày 21-3-2007 với Quỹ tính dụng Nhân dân Công ty T (gọi tắt là Quỹ tín dụng) để vay số tiền 10.000.000 đồng, thời hạn vay 36 tháng. Ông có đến Quỹ tín dụng lăn dấu vân tay vào hợp đồng, nhưng do không biết chữ nên không đọc lại và cũng không ai đọc lại hợp đồng cho ông nghe. Để đảm bảo cho số tiền vay Ông và bà Chang T có thế chấp Quyền sử dụng đất diện tích diện tích 10.519 m2, tờ bản đồ số 15, 17 thửa đất số 15, 60, 33 theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp giấy chứng nhận 00216 QSDĐ/324/QĐ-UB (HL) được UBND huyện Tân Châu (cấp ngày 16-8-2001) do ông đứng tên đăng ký sử dụng. Việc thế chấp Quyền sử dụng đất được thực hiện tại nhà bà N và có mặt bà H chứng kiến. Ông M và bà T nhận 10.000.000 đồng từ tay bà H và bà N, chứ không nhận tại quỹ tín dụng, sau khi nhận tiền ông cho bà H, bà N 500.000 đồng. Đến hạn trả tiền nợ gốc và lãi suất thì bà N là người đi thu tiền này; vợ chồng ông M đã trả 3.000.000đ tiền gốc và 1.680.000đ tiền lãi suất của quý 04 (mỗi quý 420.000 đồng), nhưng bà N không có biên lai. Sau đó, do bà N không còn đi thu tiền nên ông bà M tự đi quỹ tín dụng trả tiền gốc và lãi suất các lần. Ông bà khẳng định rằng mình đã trả đủ số tiền nợ gốc 10.000.000 đồng và tiền lãi suất 3.619.500 đồng cho Quỹ tín dụng. Tuy nhiên về phía Quỹ tín dụng lại khẳng định ông M và bà Chang T có ký kết Hợp đồng tín dụng số 266/2007/HĐTD, ngày 21-3-2007 với Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T với thỏa thuận như sau: Số tiền vay gốc 25.000.000 đồng, thời hạn vay 36 tháng; lãi suất cho vay trong hạn 1,35%/tháng; lãi suất nợ quá hạn 2,025%/tháng; phương thức trả nợ gốc, phương thức trả lãi vay; tài sản để đảm bảo cho nợ vay được các bên thỏa thuận và ghi rõ trong hợp đồng. Đồng thời quỹ tín dụng cho rằng ông M 3

và bà N vẫn còn trả thiếu số tiền vay gốc 17.500.000 đồng và tiền lãi phát sinh trên số dư nợ gốc đã thỏa thuận là 41.095.500 đồng. Tổng: 58.595.500 đồng. Do có tranh chấp về hợp đồng tín dụng nên Quỹ tín dụng đã khởi kiện ông bà M. Ngày 08 tháng 11 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 82/2012/TLSTDS, ngày 04 tháng 4 năm 2012 về tranh chấp hợp đồng tín dụng, theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 101/2018/QĐXXST-DS ngày 14 tháng 9 năm 2018. Những cơ sở pháp lí được Tòa án sử dụng để giải quyết vụ việc: - Điều 121 BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự. - Điều 122 BLDS 2005 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. - Điều 132 BLDS 2005 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa. - Điều 137 BLDS 2005 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. - Điều 355 BLDS 2005 quy định xử lý tài sản thế chấp. - Điều 471 quy định về hợp đồng vay tài sản - Khoản 2 Điều 95 Luật các tổ chức tín dụng quy định về chấm dứt cấp tín dụng, xử lý nợ, miễn, giảm lãi suất. - Điều 147 của Bộ luật Tố tụng dân sự - Điều 27 của Pháp lệnh số 10/2009/PLUBTVQH12, ngày 27-02-2009 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về án phí, lệ phí tòa án. Câu 2: Hãy chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quyết định hoặc bản án sơ thẩm mà nhóm đã sưu tầm và giải thích vì sao nhóm lại cho rằng chưa phù hợp? Ngày 08 tháng 11 năm 2018, tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số 82/2012/TLST4

DS, ngày 04 tháng 4 năm 2012 về tranh chấp hợp đồng tín dụng. Để xét xử bản án đối với vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa đã căn cứ vào những tình tiết của vụ án để xác định Luật điều chỉnh. Bản án sơ thẩm mà nhóm sưu tầm đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục, hình thức theo Điều 238 Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những điểm chưa phù hợp và cần khắc phục sau: Thứ nhất, trình tự tuyên bố đối với quyết định thứ nhất của tòa chưa hợp lý khi tuyên bố Hợp đồng tín dụng số 266/07/HĐTD vô hiệu trước, sau đó mới không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Quỹ tín dụng. Đối với ông Thô Sa M và bà Chang T về tranh chấp hợp đồng tín dụng. Bởi lẽ, khi tuyên án hội đồng xét xử cần căn cứ vào yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, đây là bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng với yêu cầu của nguyên đơn là Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T đối với ông Thô Sa M và bà Chang T về việc trả tiền vay gốc 17.500.000 đồng, tiền lãi suất trong hạn đến ngày 21-3-2010; lãi quá hạn từ ngày 22-3-2010 đến ngày xét xử sơ thẩm (ngày 08-11-2018), thành tiền 41.095.500 đồng và phải tiếp tục trả tiền lãi phát sinh trên số dư nợ gốc đã thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng số 266/2007/HĐTD, ngày 21-32007 cho đến khi trả xong tiền vay gốc. Trong quá trình xét xử, nhận thấy có dấu diệu lừa dối trong hợp đồng tín dụng này và các bên cũng đã thừa nhận, mặc dù cả nguyên đơn và bị đơn đều không yêu cầu nhưng tòa vẫn tuyên hợp đồng tín dụng vô hiệu và không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T. Điều này là hợp lý. Nhưng, theo trình tự thì trước hết, tòa nên tuyên về yêu cầu của nguyên đơn không được chấp nhận, sau đó mới đến hợp đồng tín dụng bị vô hiệu do lừa dối. Do đây là một bản án về tranh chấp hợp đồng tín dụng có nguyên đơn là Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T nên cần ưu tiên thứ tự giải quyết yêu cầu khởi kiện trước. Vì vậy, cách công bố quyết định của Tòa là một điểm chưa hợp lý và cần phải khắc phục. Thứ hai, xét thấy theo bản án Tòa án Nhân dân tỉnh Tây Ninh tuyên giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối và tòa yêu cầu nguyên đơn trả lại giấy tờ 5

đã thế chấp để đảm bảo cho bên bị đơn nhưng không có quyết định cho số tiền đã bị thất thoát của bên nguyên đơn là quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T, cụ thể với số tiền vay gốc còn 17.500.000 đồng và tiền lãi suất 41.095.500 đồng, tổng cộng 58.595.500 đồng. Trong phần nhận định của Tòa tại bản án có ghi rõ: “Tại các biên bản giải quyết tại Công an xã T, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh ngày 11-5-2010 và ngày 04-8-2010 (BL số 148, 150, 151) bà Dương Thị H và bà Lâm N cũng thừa nhận chiếm dụng số tiền của 23 hộ vay vốn là người dân tộc, người kinh tại Quỹ tín dụng số tiền 383.500.000 đồng, trong đó số tiền bà H chiếm dụng 237.000.000 đồng, bà Lâm N chiếm dụng 146.500.000 đồng”. Từ đó có thể thấy số tiền nguyên đơn kiện đòi bị đơn đã bị chiếm dụng bởi hành vi lừa dối của bà N và bà H. Trong vụ án này, bà Dương Thị H và bà Lâm N xuất hiện với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Nhưng căn cứ vào Điều 132 BLDS 2005 : “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu. Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Như vậy, có thể thấy, bà H và bà N còn là “người thứ ba” có hành vi cố ý dẫn đến hợp đồng vô hiệu. Song tại phần quyết định Tòa lại không đưa ra bất kì quyết định nào liên quan đến bà Dương Thị H và bà Lâm N. Đây cũng là một điểm chưa phù hợp trong bản án này. Để cụ thể hơn tại phần quyết định, tòa nên nêu rõ trách nhiệm hoàn trả của H và N sẽ được xem xét trong 1 vụ án khác nếu như ông M có yêu cầu. Trong bản án này, khi giao dịch bị tuyên vô hiệu, bên lừa dối là bà H và bà N phải bồi thường những thiệt hại xảy ra đối với bên bị lừa dối là ông M và bà T căn cứ vào Khoản 2 Điều 137 BLDS 2005: “Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”. Nhưng ở đây, thiệt hại chưa xảy ra giữa bà H, bà N và vợ chồng ông M nên Tòa án không xem xét về vấn đề bồi thường thiệt hại.

6

Thứ ba, về mặt hình thức, bản án có mắc một số lỗi về chính tả, viết tắt, lỗi đánh máy,… - Về lỗi chính tả: dòng 14 trang 3 (tính dụng), dòng 42 trang 3 (qũy), dòng 42 trang 6 (che dấu),… - Về lỗi viết tắt: dòng 40 trang 5 (Th toán), dòng 26 trang 6 (Th tra), … Điều đó có thể gây ra sự nhầm lẫn, không thống nhất và khó theo dõi chặt chẽ trong quá trình đọc và rà soát lại bản án. Vì vậy cần có sự sửa chữa, bổ sung đối với bản án. Việc sai sót về số liệu do cộng, trừ, nhân, chia sai này hay có sai sót về lỗi chính tả do đánh máy hoặc lỗi kỹ thuật khác thì Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên của Hội đồng xét xử đã tuyên bản án đó ra quyết định sửa chữa, bổ sung bản án và gửi ngay cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp Thẩm phán đã xét xử vụ án đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán tại TAND đã ra bản án đó thì Chánh án Tòa án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung bản án. Câu 3: Hãy đưa ra quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật. Thứ nhất, cần sửa chữa lại bản án, khắc phục những lỗi sai đã nêu trên về thứ tự tuyên bố quyết định, vì theo đúng trình tự thì phải giải quyết yêu cầu của nguyên đơn trước. Toà cần sửa lại thành: “Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T đối với ông Thô Sa M và bà Chang T về tranh chấp hợp đồng tín dụng đối với số tiền vay gốc 17.500.000 đồng và tiền lãi suất 41.095.500 đồng, tổng cộng 58.595.500 (năm mươi tám triệu, năm trăm chín mươi lăm nghìn, năm trăm) đồng.

7

Tuyên bố hợp đồng tín dụng số 266/07/HĐTD, ngày 21-3-2007 ký kết giữa Quỹ tín dụng nhân dân Công ty T với ông Thô Sa M, bà Chang T là vô hiệu. Quỹ tín dụng Nhân dân Công ty T có trách nhiệm trả cho ông Thô Sa M và bà Chang T 01 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số vào sổ cấp giấy chứng nhận 00216 QSDĐ/324/QĐ-UB(HL), diện tích 10.519 m2, tờ bản đồ số 15 (tờ bản đồ mới 39, 40), 17 (tờ bản đồ mới 49) thuộc thửa đất số 15 (thửa mới 169), 60 (thửa mới 200), 33 (thửa mới 17) được UBND huyện Tân Châu cấp ngày 16-8-2001 do ông Thô Sa M đứng tên đăng ký sử dụng”. Thứ hai, vì toà án đã đưa bà Dương Thị H và bà Lâm N là người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan và trong quá trình xét xử, bên cạnh đó bàDương Thị H và bà Lâm N cũng đã thừa nhận việc mình chiếm dụng tài sản. Vì vậy, toà án cần đưa trường hợp này vào trong phần nhận định, tuyên về hành vi và trách nhiệm hoàn trả của bà Dương Thị H và bà Lâm N, cũng như dẫn đến một bản án khác để giải quyết nếu ông Thô Sa M có yêu cầu xử lí và hoàn trả số tiền hai bà đã chiếm đoạt. Thứ ba, về mặt trình bày và hình thức thì cần rà soát lại và sửa chữa bản án để khắc phục những lỗi chính tả, viết tắt, lỗi đánh máy,…. Căn cứ theo Điều 38 Nghị quyết số: 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03.12.2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn thi hành một số quy định trong. Phần thứ hai: “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự, quy định: Sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại Điều 240 của Bộ luật tố tụng dân sự: “1. Chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong các trường hợp sau đây: a) Phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả như: lỗi do viết không đúng từ ngữ, dấu, chữ viết hoa, viết thường, phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏ sót không ghi tên đệm trong họ, tên của đương sự,…”.

8

Câu 4: Từ việc phân tích vụ án, nhóm hãy đưa ra kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành. Các quy định trong BLDS 2015 đã kế thừa, khẳng định sự tiến bộ, hoàn chỉnh hơn so với BLDS 2005. Các quy định về GDDS vô hiệu nói chung và GDDS vô hiệu do bị lừa dối nói riêng đã được sửa đổi, bổ sung để các quy định chặt chẽ, rõ ràng hơn, đảm bảo tốt quyền, lợi ích dân sự hợp pháp cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác. Định nghĩa về GDDS vô hiệu, Điều 122 BLDS 2015 quy định về GDDS vô hiệu có bổ sung ngoại lệ “trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”. Quy định này ghi nhận các ngoại lệ như ngay cả khi vi phạm một trong các điều kiện có hiệu lực tại Điều 117 BLDS 2015 thì GDDS cũng có thể không vô hiệu (ví dụ, Điều 125, Điều 129 BLDS 2015…). Về hậu quả pháp lý của GDDS vô hiệu, Điều 131 BLDS 2015 đã diễn giải hậu quả GDDS vô hiệu cụ thể theo từng khoản. Những quy định mới đã hoàn thiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khi GDDS bị vô hiệu. Trước đây khi GDDS vô hiệu, nhà lập pháp chỉ chú trọng đến việc những người có liên quan sẽ bị thiệt hại gì về tài sản mà chưa quan tâm đến những ảnh hưởng giá trị nhân thân mà người này phải gánh chịu. Hay quy định về thời hiệu yêu cầu TA tuyên bố GDDS vô hiệu, theo BLDS 2005 thời hiệu được tính “kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập”. Theo BLDS 2015 thì thời hiệu yêu cầu TA tuyên bố nhóm GDDS vô hiệu tương đối là 02 năm kể từ ngày người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự “biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch”; hoặc “người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, bo bị lừa dối”… Quy định này rất tiến bộ, khắc phục

9

được tình trạng chủ thể tham gia GDDS không biết được GDDS mà mình tham gia có những dấu hiệu GDDS vô hiệu. Tuy nhiên, bên những điểm mới, điểm tích cực đó, nhóm chúng em thấy một vài quy định vẫn còn chung chung, mang tính hình thức. Về quy định GDDS vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. BLDS 2015 có bổ sung trường hợp người xác lập giao dịch bị “cưỡng ép” còn về cơ bản nội dung Điều 127 BLDS 2015 vẫn như Điều 132 BLDS 2005. Tuy nhiên BLDS 2015 chưa quy định đầy đủ phạm vi hành vi được xem là lừa dối. Pháp luật hiện hành chỉ coi những hành vi cố ý của một bên hoăc của người thứ ba mà không thừa nhận sự im lặng hoặc không thông tin khi có nghĩa vụ thông tin đến ngời cùng giao kết hợp đồng là lừa dối. Như vụ tranh chấp ở trên, người vay tiền không biết chữ, thiếu hiểu biết và cũng không có sự giải thích, hướng dẫn đầy đủ của bên Quỹ tín dụng nên không thể hiểu một cách đầy đủ trước khi kí kết hợp đồng. Chúng ta nên bổ sung sự biểu hiện của lừa dối không chỉ ở hành vi, lời nói mà thừa nhận cả trường hợp một bên không cung cấp thông tin hoặc im lặng khi xét một cách hợp lý là họ phải có nghĩa vụ thông báo. Hiện nay BLDS chưa có điều khoản nào bảo vệ quyền và lợi ích của người đã tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với người bị lừa dối nhưng không biết và không buộc phải biết người tham gia xác lập, thực hiện giao dịch với mình bị lừa dối. Khoản 4 Điều 131 BLDS 2015 quy định: “Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường” nhưng cụm từ “Bên có lỗi” có thể gây hiểu nhầm là việc bổi thường thiệt hại do một trong các bên xác lập, thực hiện hợp đồng phải gánh chịu bởi người thứ ba không phải là một bên trong hợp đồng. Theo chúng em, Khoản 4 Điều 131 BLDS nên dược sửa là: “Người có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Để pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, bên cạnh việc sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành, muốn để thực sư điều luật được phát huy tối đa vai trò của mình trong đời sống cần một số biện pháp nhằm nâng cao ý thức pháp 10

luật của người dân như tuyên truyền, vận động, thuyết phục, giáo dục ý thức thực hiện đúng, nghiêm chỉnh pháp luật để hạn chế hành vi lừa dối, tạo môi trường cho GDDS được thiết lập một cách tốt nhất, đảm bảo đầy đủ nhất các quyền lợi cũng như nghĩa vụ pháp lý phát sinh của các bên chủ thể trong GDDS. Qua phân tích có thể thấy việc áp dụng các điều khoản của BLDS vào việc tuyên bố GDDS vô hiệu và giải quyết hậu quả còn nhiều bất cập. Để khắc phục hạn chế, phương hướng cơ bản cần phải được đặt ra hiện nay là không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự đặc biệt là trong lĩnh vực giao dịch dân sự để pháp luật nước ta thực sự là công cụ điều chỉnh có hiệu quả nhất các mối quan hệ xã hội.

KẾT LUẬN Vấn đề GDDS vô hiệu nói chung và GDDS vô hiệu do bị lừa dối nói riêng là một vấn đề phức tạp, là một vấn đề có ý nghĩa lớn về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Qua bản án sơ thẩm trên với quan điểm của nhóm chúng em, còn nhiều điểm chưa phù hợp trong cách giải quyết các vấn đề tồn tại trong vụ việc và chưa đáp ứng được đến cùng việc đảm bảo công bằng về mặt pháp lí cho các chủ thể. Mặc dù chưa hẳn là những giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề đang tồn tại nhưng hy vọng rằng với việc nghiên cứu vấn đề và bày tỏ quan điểm của nhóm về việc giải quyết vụ việc phù hợp với quy định của pháp luật, kiến nghị về quy định trong quyết định của tòa án giải quyết vấn đề trên đây của chúng em có thể giải quyết vụ việc một cách thiết thực, công bằng đảm bảo lợi ích của các bên giao dịch dân sự. Chúng em chân thành cảm ơn thầy cô!

11

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản quy phạm pháp luật 1. Bộ luật Dân sự năm 2015 2. Bộ luật Dân sự năm 2005 Sách 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam (tập 1), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2019 (tái bản) 2. PGS. Nguyễn Văn Cừ- PGS. Trần Thị Huệ, “Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2015”, NXB Công an nhân dân, 2017. 3. PGS.TS Đỗ Văn Đại (chủ biên), “Bình luận Khoa học Những điểm mới của Bộ luật dân sự năm 2015”, Nxb Hồng Đức – Hội Luật Gia Việt Nam, 2016. 4. TS. Nguyễn Minh Tuấn, “Bình luận Khoa học Bộ luật Dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Nxb Tư pháp, 2014. Tạp chí 1. Bùi Đăng Hiếu, “Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và vô hiệu tuyệt đối”, Tạp chí Luật học, số 5/2001, trang 37- 44.

12