39 1 153KB
Bài thuyết trình tổ 5 môn thần lý học. Đề tài: thánh Tôma đã dùng lý trí và mặc khải để tìm Thiên Chúa và các thụ tạo. Ngài đã làm cho thần học và triết học không mâu thuẫn với nhau, bởi vì cả hai phản ánh chân lý tối thượng bằng ngũ đạo của thánh Tôma (chứng lý thứ năm: dựa vào tính cứu cánh, và trật tự hoàn vũ), thầy hãy lý luận chứng minh về điều đó. Bài làm Một trong những vấn nạn lớn của con người là muốn đi tìm cho mình câu trả lời “liệu có Thiên Chúa hay không?”. Đây quả là một câu hỏi hóc búa nhưng đồng thời cũng là một chìa khóa để giải quyết các vấn đề còn lại, như vũ trụ này bởi đâu? Con người bắt đầu từ đâu và đi về đâu?. đâu?. Trước Thánh Thomas, nhiều người đã chứng minh sự hiện hữu của Thượng đế theo nhiều tư tưởng khác nhau,VD:Theo Aristote :Thượng Đế không có quyên hành chi và không có ý muốn, chỉ biết tự ngắm và tự biến thành động cơ để điều hành cái thiên cơ khổng lồ. Thượng Đế không tha thiết gì vũ trụ hết”. Đối với Thánh Thomas, Thượng đế là chính Thiên Chúa hiện hữu, là hữu thể sáng tạo vạn vật; Và Thiên Chúa là thực tại và chân lý duy nhất chung cho cả đức tin và tri thức nên không thể có mâu thuẫn hay tranh chấp gì cả giữa những chân lý của đức tin và chân lý của lý trí1 . Điều đó đã được thánh nhân vận dụng vào việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa ngang qua Ngũ Đạo, trong giới hạn bài làm, anh em tổ V xin trình bày con đường thứ năm (Dựa vào tính cứu cánh và trật tự vũ hoàn) trong Ngũ đạo của thánh Tôma Aquinô để chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Qua đó cho thấy Triết học và Thần học không mâu thuẫn với nhau. 1. Qua con đường thứ năm thánh nhân dùng lý trí và mặc khải để tìm Thiên Chúa Khác với Augustino, trong tư tưởng và học thuyết của Thomas, vai trò của lý trí và đức tin được phân định một cách phân minh hơn. Nghĩa là tất cả những chân lý đã biết được hay có thể biết được một cách hiển nhiên nội tại bằng kinh nghiệm hay bằng chứng minh thì thuộc lĩnh vực lý trí; còn tất cả mọi chân lý không biết được bằng hiển nhiên nội tại mà chỉ duy nhất bằng mặc khải thì thuộc lĩnh vực đức tin.2 Thánh Tôma dẫn chúng ta tới việc minh chứng sự tồn tại của Thiên Chúa qua con đường ngũ đạo của ngài. Trong đó, hai cách thức đầu được lý luận tương tự nhau đó là dựa trên sự “chuyển dịch” và “nguyên nhân tác thành”. Cách thức thứ ba được thánh Tôma dùng dựa trên “hữu thể tất yếu”. Ngài cho rằng mọi vật có được sự tồn tại là nhờ được phát sinh vì thế có một lúc nào đó chúng là không tồn tại. Như vậy, sự hiện hữu của chúng được trao ban từ một hữu thể đã hiện hữu. Thánh Tôma đã chỉ ra rằng Thiên Chúa là “nguồn của mọi sự tốt lành thiện hảo” ,với chứng cớ thứ năm, Thiên Chúa được thánh Tôma nhìn là “Đấng quản trị vũ trụ”. Chúng ta bắt gặp nơi con đường cuối là một sự hoàn hảo. Một trật tự hết sức tuyệt vời trong vũ trụ. Như vậy trong một vũ trụ khổng lồ như vậy với những trật tự như thế không thể nào có một cách tình cờ được. Ví dụ, như cách thức vận hành trái đất, các hành 1 2
Lê Tôn Nghiêm, Lịch Sử Triết Học Tây Phương, Tập 3- Triết Học Thời Trung Cổ, NXB TP.HCM, 2009, tr. 209. Sdd
tinh xung quanh, các vì sao, con người chúng ta không thể nào có thể điều khiển được. Chắc chắn vũ trụ phải có một đấng nào tác động vào, điều khiển mọi sự hoạt động theo một quy luật nhất định. Vậy đấng ấy là ai? Thánh Tôma đã trả lời: Đấng ấy chính là Thiên Chúa. Càng lên cao, con người mới nhìn xa thấy rộng. Càng ra khỏi mặt đất, càng lên cao trên không gian, nhãn giới của chúng ta càng mở rộng. Giống như ống kính thiên văn, người Kitô hữu cũng được trang bị bằng cái nhìn từ trên cao ngang qua đức tin và mặc khải. Nhờ cái nhìn ấy, chúng ta nhìn thấy được ý nghĩa của cuộc sống, chúng ta biết được đâu là nguồn gốc và cùng đích của chúng ta. Nhờ cái nhìn ấy, chúng ta có thể nhìn thấy dấu vết của một tình yêu luôn hiện diện và tác động trong lịch sử nhân loại và của từng người. Như vậy, trước những bằng chứng hiển nhiên nói trên mọi người có trí khôn đều công nhận rằng phải có một trí khôn siêu việt và một bàn tay quyền năng nào đó đã tạo dựng nên sự sống và an bài xếp đặt những điều kiện thiên nhiên hoàn hảo tuyệt vời như vậy. Đấng trí khôn và quyền năng siêu việt ấy không ai khác chính là Thiên Chúa. Không riêng gì thánh Tôma, các nhà bác học, khoa học trứ danh trên thế giới cũng phải im lặng trước những chân lý tự nhiên và siêu nhiên. Họ chỉ còn nhìn thấy và chấp nhận chúng bằng cặp mắt đức tin mà thôi. Và khi đứng trước vũ trụ trật tự tuyệt vời có một không hai, nhà bác học Chevreul (1786-1889) đã thốt lên: “Tôi không thấy Thiên Chúa vì Ngài thiêng liêng, nhưng tôi thấy công trình tạo dựng của Ngài”. Louis Pasteur thì nói rằng: “Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Thượng Đế.” Còn Giáo sĩ Moreux, giám đốc đài thiên văn Bourges thì cho biết: “Tôi liên lạc với các vị giám đốc thuộc hết mọi đài thiên văn trên thế giới, tất cả đều tin có Thiên Chúa.” Nhìn vào trật tự hoàn vũ, chúng ta thấy thể giới chúng ta hoạt động một cách trôi chảy, có định trật tự và định hướng. Câu hỏi cho mỗi người chúng ta: ai đã tạo dựng và điều hành mọi hoạt động của vũ trụ? Ai giữ cho mọi sự diễn ra theo trật tự của nó? Có một điều chúng ta không thể chối cãi là dầu cho thế giới có thay đổi như thế nào đi nữa thì nó vẫn tuân theo một quy luật nào đó. Qua đó chúng ta thấy vũ trụ được một đấng toàn năng cai quản. Đấng toàn năng đó là Thiên Chúa tối cao. Thánh Tôma đã viết về con đường thứ năm rằng: “Đường thứ năm dựa vào việc điều hành vạn vật. Ta thấy dù vật vô tri cũng hướng về một mục đích. Hầu như lúc nào hoạt động của chúng cũng hướng tới chỗ tuyệt hảo. Như thế tất không do tình cờ nhưng phải do định hướng. Vật vô tri chỉ có thể hướng về mục đích nhờ có một chủ thể hữu tri vì như mũi tên phải nhờ xạ thủ bắn đi. Bởi đấy cần có một đấng hữu tri điều khiển vạn vật về một mục đích. Chính Ngài là Thượng Đế”. Qua bản văn trên, chúng ta lại thấy thánh Thomas chú trọng về cứu cánh của mỗi sự vật trong thiên nhiên mà thôi. Vậy cứu cánh là gì?Đó là cuộc sống con người có lúc bắt đầu và có lúc kết thúc, cũng tựa như bao sinh vật khác. Tuy nhiên một câu hỏi đã sớm nảy lên trong đầu óc con người: sau cái chết, còn gì nữa không? chẳng lẽ con người cũng chết như con chó hay sao? Một thí dụ: ông thợ mộc muốn đóng một cái bàn. Ông ta ngồi vẽ mẫu rồi tính toán những phí tổn cũng như thời gian cần thiết để hoàn thành, rồi ông bắt tay làm việc cho đến khi làm xong cái bàn. Công tác được coi là chấm dứt chừng nào
cái bàn đã hình thành (nghĩa là kết thúc một chuỗi công việc), nhưng ông đã hình dung ra nó trong đầu óc từ lâu rồi: nó trở nên nguyên nhân cứu cánh của những công tác mà ông mang ra thực hiện (tại sao đi mua gỗ và đinh? tại sao phải mệt nhọc cưa xẻ, đo đạc, vv ?). Theo từ điển tiếng việt của Đào Duy Anh (2001) Thì “cứu cánh” là “cuối cùng, kết quả” là chân lý tối thượng, chân lý là một nhận định phù hợp với thực tại, rằng thế giới thực tại và tri thức của chúng ta về nó là hoàn toàn tương hợp với nhau, rằng các hệ thống tư tưởng mà chúng ta hiện có, xét về mặt tổng thể, tương ứng một cách chính xác với thế giới thực tại. Thực ra nguyên nhân cứu cánh phải hiểu cả về hai nghĩa, nó vừa có nghĩa là mỗi vật có khuynh hướng tìm sự thiện hảo cho chính mình; nó còn có nghĩa nữa là vạn vật đều qui về chí thiện, do đấy chung đúc nên một trật tự hoàn mỹ. ( Nghĩa thứ hai được thánh
Tôma nói đến trong Summa Contra Gentiles (c.13, số 35) nơi đó ngài đã theo tài liệu của thánh Joan Damasceno để suy luận về trật tự vũ trụ, nên ngài không để ý nữa trong văn bản trên đây.) Chính ý nghĩa thứ hai này, vũ
trụ học Big Bang ngày nay khi nghiên cứu tiến trình hình thành vũ trụ phải công nhận rằng: vũ trụ được điều chỉnh một cách hài hòa và chính xác như tồn tại một mục tiêu nhất định: “Vật lý càng tiến bộ thì các hiện tượng mà người ta tin là hoàn toàn tách biệt lại có thể thống nhất với nhau… Vũ trụ đang hướng về một.
Tuy nhiên khi thuyết tiến hóa của Charles Darwin được chấp nhận rộng rãi, người ta lý giải trật tự vũ trụ thông qua cách tham chiếu các qui luật đấu tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên. Họ cho rằng thế giới như một cơ thể trên đà tiến hóa, sự thích ứng của cơ thể ấy với môi trường là bằng chứng của chủ đích trong thiên nhiên.Tuy nhiên không thể giải thích cái trật tự lạ lùng của vũ trụ bằng sự ngẫu nhiên; một số nhà khoa học đã nại đến những định luật tự nhiên gắn liền với thiên nhiên điều khiển nó hướng tới một mục đích nhất định và không sai chạy. Theo họ, con mắt thấy được là vì nó được cấu tạo như thế để chỉ có thể thấy được mà thôi. Một số khác còn giải thích trật tự của vũ trụ bằng sự hiện diện của một sức mạnh nội tại trong thiên nhiên. Những người theo chủ trương này khẳng định rằng sở dĩ trong vũ trụ có một trật tự lạ lùng, là bởi vì trong vật chất có một sức mạnh nội tại, nhờ đó vật chất tự tổ chức, tự sinh, tự chữa. Nói cách khác, sức mạnh nội tại ấy hoạt động chẳng khác nào một trí khôn. Chỉ cần một chút suy nghĩ ai cũng biết rằng vật chất không có sự sống, vật chất là vô tri, và dĩ nhiên không có tự do, do đó không thể sản xuất được điều mà chính nó không có tức là sự sống và tư tưởng. Thật thế, trật tự lạ lùng trong vũ trụ đòi phải có một bàn tay sắp xếp, một trí khôn vô biên. Vũ trụ không chỉ được cấu tạo bằng vô số yếu tố, nhưng các yếu tố ấy lại được sắp xếp theo một trật tự vô cùng hài hoà và tạo thành một tổng thể. Theo Aristote: Tất cả vũ trụ đều được đặt trong một trật tự nhất định, cho dù trật tự ấy không giống nhau cho mọi loài, để không có vật nào mà không liên hệ với vật khác. Trái lại, tất cả mọi sự đều liên hệ với nhau một cách hài hoà, tất cả đều qui về một kết quả duy nhất. 2. Thần học và triết học không mâu thuẫn với nhau Thánh Tôma đã dùng lý trí và mặc khải để tìm Thiên Chúa và các loài thụ tạo. Ngài đã làm cho thần học và triết học không mâu thuẫn với nhau, bởi vì cả hai phản ánh chân lý tối thượng bằng ngũ đạo của ngài. Đối với thánh Tôma, triết học và thần học không thể chồng chéo lên nhau được, chúng theo đuổi những đối tượng khác nhau và
theo những cách đi khác nhau. Tuy nhiên, những đối tượng đó lại không đối lập nhau: triết học nhờ lý trí để tìm chân lý, còn thần học tìm chân lý nhờ mặc khải. Chính vì thế, Toma cho rằng: “chân lý của Chúa là thước đo của mọi chân lý. Mọi chân lý của lý tính cần được đo bằng chân lý của Chúa”, Thiên Chúa là đối tượng cuối cùng của triết học và thần học, là nguồn gốc nền tảng của mọi chân lý. Vì vậy, về nguyên tắc, không có sự mâu thuẫn nào giữa thần học và triết học, giữa đức tin và lý trí. Thần học có thể tiếp thu một điều gì đó từ triết học, nhưng không phải vì cần thiết với điều đó, mà chỉ vì để làm cho dễ hiểu hơn các luận điểm của mình, các luận điểm lấy từ Chúa qua mặc khải. Ta thấy rằng thần học và triết học đều hướng về một mục đích là giúp con người tìm về với chân lý tối thượng. Tuy nhiên con người không thể nào tự mình tìm đến chân lý tối thượng nếu không có sự trợ giúp từ chính chân lý đó. Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 37, đã khẳng định “trong những hoàn cảnh cụ thể của mình, con người rất khó nhận biết Thiên Chúa nếu chỉ dựa vào ánh sáng của lý trí trí: Lý trí con người nhờ sức lực và ánh sáng tự nhiên của mình,có thể nhận biết cách xác thật và chắc chắn về một Thiên Chúa hiện hữu, Đấng bảo vệ và điều khiển thế giới bằng sự quan phòng, cũng như về luật tự nhiên mà Đấng Sáng tạo đã đặt trong tâm hồn chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trở ngại ngăn cản lý trí vận dụng hữu hiệu năng lực tự nhiên của nó.Vì những điều liên quan đến Thiên Chúa vượt hẳn lãnh vực khả giác của con người, nhiều thứ đòi hỏi con người phải xả thân và quên mình khi muốn hành động và sống theo chân lý. Để nắm bắt những chân lý như thế, tinh thần con người phải chịu nhiều khó khăn do giác quan và trí tưởng tượng, cũng như những ham muốn xấu xa do nguyên tội gây nên. Vì thế, trong những lãnh vực đó, những điều mà con người không muốn là có thật, thì họ dễ dàng tự thuyết phục mình rằng chúng chỉ là điều dối trá hay mơ hồ.vì thế con người cần được mặc khải của Thiên Chúa soi dẫn, không những trong những gì vượt quá trí khôn, mà còn trong những chân lý tôn giáo và luân lý tự nó vốn không vượt quá khả năng lý trí để con người trong hoàn cảnh hiện tại có thể biết được một cách dễ dàng, chắc chắn mà không lẫn lộn sai lầm . 3.NHẬN XÉT Dựa trên nguyên lý “mọi tác nhân đều hành động hướng về mục đích của nó” chứng cứ có thể đi cả con đường “những vật vô tri” cả con đường “những vật có lý trí”. Thánh Tôma chỉ cần lấy chứng cứ nơi những vật vô tri, những vật này hành động như thể có tri thức về cứu cánh của chúng, vì ta thấy chúng hành động luôn theo một đường lối và đường lối này dẫn chúng đạt tới cứu cánh của chúng. Khi chúng ta nhìn thấy vũ trụ vận hành hài hòa, nhịp nhàng, trật tự; hay khi mọi sự đều quay về một mục đích cuối cùng. Ta thấy một đấng đứng sau những điều đó đang theo dõi và điều hành vũ trụ một cách tuyện vời. Tóm lại, với ngũ đạo luận cách riêng là con đường thứ năm, thánh Tôma đã chứng minh cho con người biết rằng Thiên Chúa thực hữu. Thiên Chúa chính là sự thiện hảo tuyệt đối, Thiên Chúa chính là nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Thiên Chúa chính là Đấng sắp đặt và an bài một trật tự trong vũ trụ thật kỳ diệu. Thiên Chúa là Đấng tác động mà không hề bị tác động. Nói cách khác, Thiên Chúa là Đấng sáng tạo vạn vật, Đấng cai
quản và quan phòng vạn vật. Cũng qua ngũ đạo này, thánh Tôma khẳng định rằng con người có thể hiểu biết và khám phá nhiều điều về Thiên Chúa. Để cuối cùng, chúng ta có thể thốt nên rằng trong vũ trụ này, mọi sự dù nhỏ bé hay vĩ đại đến đâu, không có gì hiện hữu một cách tình cờ được nhưng phải do một vật hiện hữu trước đó. Sự hiện hữu đệ nhất đó không ai khác chính là Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn gốc của vạn vật và là động lực thúc đẩy mọi sự hoạt động và tồn tại được. Qua Triết học và Thần học chúng ta thấy cả hai đều chung một con đường, một mục đích là đưa con người đến chân lý tối thượng. Cả hai bổ túc cho nhau, giúp nhau đưa con người đế Thiên Chúa tối cao. Triết học giúp Thần học, Thần học giúp cho Triết học. Nhờ Triết học và Thần học, chúng ta không đi lạc đường, không mất phương hướng và càng làm cho chúng ta thấy rõ mục đích. Qua đó chúng ta nhận ra là có một Thiên Chúa tối cao luôn luôn quan phòng và nguyên nhân cuối cùng của cùng đích vạn vật. Kết luận Trên đây chúng em đã đưa ra vài nhận xét về giá trị của mỗi chứng cứ cũng như nhận xét của một số học giả cho rằng ngũ đạo của thánh Toma cần được bổ túc thêm bằng con đường gọi là con đường siên hình học. Muốn khai thác được giá trị siêu hình học của ngũ đạo, chúng tao phải nhận định về sự khác biệt gần như vô cùng giữa vũ trụ quan của Aristote và vũ trụ quang của thánh Tôma. Trong vũ trụ của Aristote là vũ trụ không ai sáng tạo nên và là vũ trụ hằng hữu không cần đến Đấng sáng tạo. Trái lại khi thánh Tôma định nghĩa biến dịch là mang một năng thể sang hiện thể, ngài đã ngấm ngầm nghĩ đến sự sáng tạo và nguyên nhân sáng tạo mà trong câu kết của mỗi con đường, ngài gọi là Thượng Đế. Vạn vật đối với Thượng Đế cũng như không trung đối với mặt trời chiếu sáng, nghĩa là vạn vật lệ thuộc một cách tuyệt đối vào Thượng Đế và chẳng những tùy thuộc vào Ngài để chúng có thể hiện hữu mà còn lệ thuộc vào Ngài trong sự bảo tồn của chúng nữa. Sự tùy thuộc này thuộc lãnh vực hữu thể học, nghĩa là không có Thượng Đế thì không sao hiểu được sự hiện hữu của chúng. Vì thế thánh Toma đã ví hiện hữu của vạn vật như không trung đối với ánh sáng mặt trời. Hễ mặt trời giãi ánh sáng vào thì không trung sáng lên và hễ mặt trời rút ánh sáng của nó đi thì không trung rơi vào tăm tối. Do đó hễ Thượng Đế ban hiện hữu cho vạn vật thì chúng hiện hữu và hễ Ngài rút tay lại thì mọi vật liền rơi vào hư vô. Tóm lại, muốn đạt đến nguồn mạch của chứng cứ siêu hình học, cần thiết phải nhìn vào bản chất của tác động sáng tạo bởi vì hiện hữu của vạn vật đều tuyệt đối lệ thuộc vào tác động đó. Với điều kiện đó, chứng cứ của thánh Toma mới dẫn chúng ta tới Thượng Đế thực hữu. Đàng khác, ngũ đạo của Thánh Toma không chỉ đơn thuần là những luận chứng mang tính cách thiết kế; nếu không, người ta có thể suy diễn Thiên Chúa của Tôma chỉ là Thiên Chúa của “tự nhiên thần thuyết” (Deism). Ngài đã nhấn mạnh một thứ trật tự, hoa trái của một trí tuệ thực sự hướng dẫn như một sự quan phòng, không chỉ sắp xếp các vật vô tri vào một trật tự hài hòa của riêng chúng nhưng cùng với các loài khác đem lại sự thiện hảo cho tất cả thụ tạo vô tri hay hữu tri.