Chien Tranh TM M Trung, Nhóm 1B [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH --------------

MÔN: CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Tiểu Luận

TỔNG QUAN DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG

DANH SÁCH NHÓM 2 1.Trần Thị Khánh Linh 2.Nguyễn Thị Thảo Vy 3.Nguyễn Thị Thu Hiền 4.Phạm Thị Minh Vi 5.Bùi Thanh Trọng 6.Phạm Thanh Liễu 7.Phạm Thị Anh Thư 8.Nguyễn Thị Thanh Hòa 9.Trần Đường Chinh 10.Phan Anh Thư

LỜI MỞ ĐẦU Quan hệ Mỹ - Trung là một cặp quan hệ quan trọng và phức tạp hàng đầu trong quan hệ quốc tế nói chung cũng như kinh tế nói riêng từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay và có lẽ trong cả tương lai. Kể từ khi Trung Quốc trở thành thành viên của WTO (2001) và mới đây trở thành quốc gia xuất khẩu nhiều nhất, các nhà sản xuất Trung Quốc đã dần trở thành sự thách thức lớn đối với các nhà sản xuất nội địa của Mỹ, nhất là ngành dệt - may và chế tạo. Mỹ và Trung Quốc là những đối tác thương mại và đầu tư rất lớn của nhau. Bên cạnh việc tích cực tăng cường và đa dạng hóa hợp tác song phương về kinh tế thì những bất đồng, căng thẳng cũng ngày một nhiều hơn. Nhất là giai đoạn từ năm 2005 cho đến gần đây,giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới luôn xuất hiện những mâu thuẫn thương mại. Và rồi một cuộc chiến thương mại mới giữa hai quốc gia này đã xảy ra, khi quốc gia này sử dụng các biện pháp để hạn chế nước kia thì bị trả đũa và ngược lại. Cuộc chiến thương mại đã xảy ra không những Mỹ và Trung Quốc bị tổn hại mà kinh tế toàn cầu cũng bị ảnh hưởng. Vấn đề thâm hụt thương mại Mỹ-Trung không đơn thuần chỉ là con số tuyệt đối đang tăng dần theo thời gian. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến việc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang lên mức cao. Trong đó, nguyên nhân sâu xa và cốt lõi theo nhiều chuyên gia có thể xuất phát từ việc Chính quyền Mỹ muốn kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc cả về mặt kinh tế lẫn địa chính trị. Có rất ít khả năng Trung Quốc sẽ từ bỏ kế hoạch “Made in China 2025” nên việc Chính quyền Mỹ có thể làm chỉ là ngăn chặn cách thức thực thi kế hoạch này của Trung Quốc cũng như luôn giữ lợi thế chủ động cho các doanh nghiệp công nghệ Mỹ. Cả Mỹ và Trung Quốc sẽ đều chịu thiệt hại khi chiến tranh thương mại leo thang lên mức cao. Theo thời gian, khi doanh nghiệp và người dân Mỹ bắt đầu chịu tác động tiêu cực từ cuộc chiến thương mại, mức độ ủng hộ về chính trị đối với chính quyền Trump trong các quyết sách liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại sẽ giảm xuống. Nếu chiến tranh thương mại Mỹ-Trung tiếp tục leo thang lên quy mô toàn diện, cơ hội sẽ đến với rất nhiều nước khác trong vai trò thay thế các mặt hàng xuất khẩu vào hai thị trường Mỹ và Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Ở các ngành hàng như lắp ráp đồ điện tử, các loại chip, chất bán dẫn, hàng may mặc, da giày, sản xuất đồ chơi trẻ em, đồ dùng thể thao, đồ gỗ nội thất..., Việt Nam có cơ hội rất lớn trong việc giành thêm thị phần từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ cũng như thu hút thêm vốn FDI vào các ngành hàng này, qua đó tạo thêm việc làm, tăng xuất khẩu, cải thiện cán cân thương mại. Tuy nhiên, thách thức của Việt Nam là cần quản lý chặt, tránh hiện tượng hàng Trung Quốc “mượn” Việt Nam như một nước trung chuyển để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ.

1

Mục Lục Nội dung

Trang

1. Bối cảnh kinh tế của Mỹ và Trung Quốc…………………………………

3

1.1 Quan hệ thương mại………………………………………………...........

3

1.2 Quan hệ đầu tư…………………………………………………………….. 8 2. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung……………..

10

2.1 Nguyên nhân xâu xa……………………………………………………....

10

2.2 Nguyên nhân cụ thể……………………………………………………….

11

3. Các chính sách trừng phạt lẫn nhau giữa Trung Quốc và Mỹ……………. 12 3.1 Chính sách của Mỹ………………………………………………………… 12 3.2 Chính sách của Trung Quốc……………………………………………... 14 4. Động thái của các bên…………………………………………………….. 15 4.1 Động thái của Mỹ………………………………………………………….. 15 4.2 Động thái của Trung Quốc……………………………………………….

17

5. Các giai đoạn đàm phám…………………………………………………. 17 6. Dự báo về cuộc chiến tranh Mỹ - Trung………………………………….

22

7. Tác động tích cực và tiêu cực của chiến tranh thương mại………………. 23 8. Định hướng cho Việt Nam giữa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung……..

26

8.1 Tận dụng cơ hội……………………………………………………………

27

8.2 Định hướng cho Việt Nam trước những tác động tiêu cực…………... 29 8.3 Các giải pháp tầm vĩ mô………………………………………………….

32

8.4 Về giải pháp tầm vi mô……………………………………………..........

33

9. Tài liệu tham khảo………………………………………………………... 35

2

1.Bối cảnh kinh tế của Mỹ và Trung Quốc 1.1. Quan hệ thương mại Từ khi hai nước chính thức bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao và kí kết Hiệp định thương mại song phương vào năm 1979, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Kim ngạch xuất nhập khẩu song phương từ 5 tỷ USD vào năm 1980 đã tăng vọt lên mức 636 tỷ USD vào năm 2017. Hình: Kim ngạch thương mại song phương giữa Mỹ và Trung

Nguồn: Bloomberg

Mỹ và Trung Quốc là những đối tác thương mại lớn của nhau. - Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc với giá trị lên tới 505 tỷ USD tại năm 2017, tăng 9.3% so với năm 2016. Hàng xuất khẩu tại Mỹ của Trung Quốc tăng liên tục từ 8.2% năm 2000 lên 21.6% vào năm 2017. - Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 tại Mỹ chiếm tỷ trọng hơn 8.4%. Về lĩnh vực nông nghiệp Trung Quốc hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Mỹ với giá trị 19.6 tỷ USD năm 2017.

3

Hình: Top 5 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Mỹ

Nguồn: Bloomberg

4

Các mặt hàng mang tính tiêu dùng phổ thông, sử dụng nhiều lao động, nặng về mặt lắp ráp Trung Quốc thường xuất sang Mỹ. Còn các mặt hàng công nghệ cao hoặc nông nghiệp trong nước không được trồng nhiều thì nhập khẩu từ Mỹ. Xuất nhập khẩu Mỹ và Trung Quốc mang tính bổ trợ cho nhau.

5

Bảng: Top 10 mặt hàng Mỹ xuất khẩu vào Trung Quốc năm 2017

6

Bảng: Top 10 mặt hàng Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc năm 2017

Nguồn: USITC Data Web

Mỹ có thâm hụt thương mại hàng hóa rất lớn từ Trung Quốc về cán cân thương mại. Từ mức 10 tỷ USD năm 1990 sang năm 2017 đã tăng mạnh lên mức 375 tỷ USD.Mức thâm hụt của Trung Quốc cao nhất trong tốp các đối tác thương mại của Mỹ.

7

Hình: Các nước Mỹ có thâm hụt thương mại lớn nhất trong năm 2017

Nguồn: USITC Data Web

Theo ước tính của OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) và WTO thì hàm lượng giá trị gia tăng của nước ngoài đóng góp trong tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào năm 2011 là 32.2%, trong đó riêng đối với các mặt hàng thuộc lĩnh vực sản xuất là 40% còn đối với các thiết bị quang học và điện tử thì lên đến 53.8%. Chính yếu tố hàng hóa trung gian đã khiến cho thâm hụt thương mại của Mỹ và Trung Quốc đôi khi không phản ánh đúng bản chất của nó. Do đó, nếu chỉ tính lượng hàng hóa sản xuất thuần tại nội địa hai quốc gia vào các số liệu xuất nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc sẽ thấp hơn nhiều so với con số được công bố.

8

Hình: Giá trị gia tăng của yếu tố nước ngoài trong xuất khẩu của Trung Quốc năm 2011

Nguồn: OECD, WTO

1.2. Quan hệ đầu tư Cả hai nước đều có xu hướng gia tăng đầu tư lẫn nhau trong 10 năm trở lại đây. Trung Quốc đầu tư vào Mỹ dưới ba dạng chính: mua trái phiếu chính phủ Mỹ, đầu tư vốn FDI và các khoản đầu tư phi trái phiếu. Ngoài việc là yếu tố góp tỷ trọng không nhỏ trong trổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc mà một phần trong số đó có quay lại Mỹ, thì các doanh nghiệp FDI từ Mỹ vào Trung Quốc còn được hưởng lợi từ thị trường tiêu dùng gần 1.5 tỷ dân

9

Hình: Doanh số bán hàng của các doanh nghiệp FDI Mỹ tại các thị trường nước ngoài (Năm 2015) Đơn vị: Tỷ USD

Nguồn: Tổng cục phân tích kinh tế Mỹ

Về việc đầu tư nắm giữ Trái phiếu Chính phủ, Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Trung Quốc nắm giữ khoảng 1.185 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, mặc dù Trung Quốc sẽ không thể bán lượng lớn trái phiếu cùng lúc vì động thái này sẽ khiến giá trị số Trái phiếu còn lại trong danh mục của Trung Quốc giảm, nhưng hoàn toàn có thể xem xét giảm lượng mua Trái phiếu Chính phủ Mỹ trong thời gian tới.

10

Hình: Trái phiếu Chính phủ Trung Quốc đang năm giữ của Mỹ

Nguồn: Bộ Tài chính Mỹ

2. Nguyên nhân chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân cụ thể. 2.1. Nguyên nhân sâu xa Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là mâu thuẫn ngày càng gay gắt giữa 2 cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới. Dự báo, đến năm 2030, GDP danh nghĩa của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Song, nếu tính theo sức mua tương đương (PPP), GDP của Trung Quốc hiện nay đã vượt Mỹ. Mỹ và Trung Quốc cũng là 2 cường quốc thương mại: Mỹ là nước nhập khẩu lớn nhất và xuất khẩu thứ nhì thế giới; Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu thứ nhì thế giới. Bảng: Mỹ và Trung Quốc - hai siêu cường kinh tế thế giới

Nguồn: CIA Factbook (Sách dữ kiện thế giới, Cục tình báo TW Mỹ) Những năm gần đây, sự cạnh tranh giữa 2 siêu cường càng trở nên gay gắt trong bối cảnh sức mạnh của Mỹ có dấu hiệu suy giảm trong khi Trung Quốc đang bộc lộ tham vọng thay thế Mỹ ở vị trí thống lĩnh bàn cờ địa chính trị thế giới. 11

2.2. Nguyên nhân cụ thể Các vấn đề sau đây được xem là những nguyên nhân cụ thể gây ra căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, đặc biệt từ sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, dẫn đến chiến tranh thương mại hiện nay.

Thứ nhất, chính sách bảo hộ của chính quyền Tổng thống Trump. Từ khi lên cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đã theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch với mục tiêu “nước Mỹ trên hết” và “làm nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Chính sách bảo hộ mậu dịch này không chỉ dẫn đến chiến tranh thương mại với Trung Quốc, mà còn dẫn đến xung đột thương mại với những nước được xem là đồng minh của Mỹ (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc) hay láng giềng gần của Mỹ (như Canada, Mexico).

Thứ hai, thâm hụt thương mại lớn của Mỹ với Trung Quốc. Thâm hụt thương mại của Mỹ được xem là nguyên nhân trực tiếp gây căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Năm 2017, Mỹ nhập khẩu 506 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi chỉ xuất khẩu 131 tỷ USD hàng hóa sang Trung Quốc. Như vậy, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lên đến 375 tỷ USD.

Thứ ba, tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới. Mặc dù thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc được xem là nguyên nhân bên ngoài của cuộc chiến tranh thương mại, song vấn đề cốt lõi của căng thẳng giữa 2 nước chính là Mỹ lo ngại về tham vọng của Trung Quốc trở thành quốc gia công nghệ hàng đầu thế giới. Với mục tiêu trở thành nền kinh tế tiên tiến trên thế giới, không phụ thuộc vào nhập khẩu các công nghệ then chốt từ các đối thủ cạnh tranh chính, Trung Quốc hiện đang đổ hàng tỷ USD vào chương trình "Sản xuất tại Trung Quốc 2025 (Made in China 2025)" để tạo động lực phát triển các ngành công nghệ trọng yếu, trong đó có người máy, trí tuệ nhân tạo, hàng không vũ trụ, ô tô chạy điện, công nghệ Internet 5G. Nghịch lý là tham vọng của Trung Quốc rất lớn trong khi trình độ công nghệ lại còn nhiều hạn chế. Để thực thi chiến lược "Sản xuất tại Trung Quốc 2025", các công ty Trung Quốc phải dựa vào các công nghệ cốt lõi từ Mỹ. Mỹ cáo buộc Trung Quốc bằng những thỏa thuận ngầm đang buộc các công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ cho các đối tác Trung Quốc trong liên doanh. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc này. Tuy nhiên, Mỹ còn cáo buộc Trung Quốc tìm mọi cách lấy công nghệ của Mỹ thông qua các phương thức như nhập khẩu công nghệ hay thậm chí ăn cắp công nghệ.

Thứ tư, tình trạng vi phạm bản quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc. Mỹ nhiều lần cáo buộc về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nghiêm trọng ở Trung Quốc, đặc biệt là đối với bản quyền của các công ty Mỹ. Chính quyền Mỹ cho rằng, các công ty Mỹ đã mất nhiều tỷ USD12mỗi năm do việc ăn cắp bí mật thương mại

của Trung

13

Quốc. Điều này xuất phát từ khả năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ rất yếu kém của hệ thống pháp luật Trung Quốc. Mặc dù, Trung Quốc hiện nay đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, song phần lớn tiến bộ tập trung ở mảng bản quyền tác giả và nhãn hiệu, trong khi tình trạng bắt buộc chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực công nghiệp then chốt vẫn tràn lan.

Thứ năm, các biện pháp hạn chế đầu tư của Trung Quốc. Mỹ phản ứng mạnh mẽ trước việc Trung Quốc không trao cho các công ty nước ngoài quyền tiếp cận thị trường nước này một cách tương xứng. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra cam kết là sẽ nới lỏng giới hạn chủ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực sản xuất ô tô, đóng tàu và máy bay càng sớm càng tốt; đồng thời hứa thúc đẩy các biện pháp đã công bố nhằm mở cửa lĩnh vực tài chính của nước này.

3. Các chính sách trừ ng phạt lẫ n nhau giữ a Trung Quốc và Mỹ 3.1. Chính sách của Mỹ : - Cho đến nay, Mỹ đã đánh vào Trung Quốc với số tiến đánh thuế lên đến 250 tỷ USD và đang cân nhắc sẽ tăng mức thuế đối với lượng hàng hóa còn lại có trị giá trên 325 tỷ USD - Ngày 22-1-2018: Sau vài tháng tạm lắng, Mỹ có hành động quan trọng đầu tiên nhằm vào Trung Quốc khi thông báo đánh thuế 30% đối với tấm pin mặt trời nhập khẩu, 20% đối với máy giặt nhập khẩu, phần lớn từ Trung Quốc. - Bắt đầu từ tháng 3-2018, ông Trump đã công bố kế hoạch áp thuế quan đối với hàng hóa đến từ Trung Quốc lên đến 60 tỷ USD. - Ngày 22-3-2018: Chính quyền Mỹ tuyên bố áp thuế trị giá 50 tỷ USD lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để trả đũa hành động vi phạm sở hữu trí tuệ mà Trung Quốc gây ra cho các công ty Mỹ. - Ngày 3-4-2018: Trong động thái tiếp theo, đại diện thương mại Mỹ công bố danh mục tạm thời các mặt hàng Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD sẽ phải chịu các mức thuế mới. Danh sách này nhằm vào nhiều sản phẩm trong các lĩnh vực hàng không, thông tin truyền thông, robot, và máy móc. - Ngày 15-6-2018: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp mức thuế mới đối với khoảng 1.100 sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc, trong đó đợt đầu là 818 sản phẩm, gồm các loại ô tô, trị giá gần 34 tỷ USD, với mức thuế 25%. Đồng thời Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế bổ sung nếu Trung Quốc dùng các biện pháp trả đũa. - Ngày 19-6-2018: Trong một động thái nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục công bố các kế hoạch áp mức thuế suất 10% đối với gói hàng 14

hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá tới 200 tỷ USD nhằm đáp trả cái mà ông gọi là động thái "không thể chấp nhận" của Bắc Kinh khi tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ. - Đối với các mặt hàng công nghệ, mục tiêu của Tổng thống D. Trump còn đi xa hơn nhiều so với một số biện pháp trừng phạt. Thuế 10%, 25% cho hơn 6.000 mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu Đó là hạn chế những "bước tiến" của Trung Quốc bằng cách ngăn chặn các hoạt động chuyển giao công nghệ cho ngành công nghiệp này. - Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/8/2018 đã đáp trả loạt thuế mới của Trung Quốc bằng cách tăng 5% thuế đối với 550 tỉ đô-la hàng hoá nước này, trong động thái ăn miếng trả miếng mới nhất giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. - Sau đợt áp thuế và thuế trả đũa ban đầu đối với số hàng hóa trị giá 50 tỷ USD của mỗi bên, Mỹ đã áp đặt mức thuế 10% đối với một loạt mặt hàng nhập khẩu từ các nước Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD vào tháng 9/2018. - Kế đó, sau khi Trung Quốc rút lại các cam kết mà nước này đã đưa ra trong cuộc đàm phán thương mại, Mỹ đã tăng thuế suất đối với danh mục hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD lên 25% vào tháng 5/2019. - Không chịu thua khi Trung Quốc trả đũa khi áp thuế tăng 25%, Trumb đã ra lệnh cho chính quyền chuẩn bị sẵn sàng để áp thuế mới đối với 300 tỷ USD hàng hóa còn lại mà Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc. - Cho đến nay, Mỹ đã đánh thuế 10%, 25% cho hơn 6.000 mặt hàng của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ với số tiến đánh thuế lên đến 250 tỷ USD và đang cân nhắc sẽ tăng mức thuế đối với lượng hàng hóa còn lại có trị giá trên 325 tỷ USD - Mới đây, Tổng thống D. Trump (15-5) đã liệt Tập đoàn công nghệ Huawei vào danh sách cấm mua sản phẩm từ Mỹ, đây là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và cũng là một trong những niềm tự hào của Trung Quốc. Trước đó, Mỹ cũng trừng phạt thẳng tay Công ty công nghệ ZTE của Trung Quốc do vi phạm luật bản quyền và "bắt tay" với Iran - nước vốn đang trong danh sách trừng phạt của Mỹ.

15

3.2 Chính sách của Trung Quốc - Ngày 2/4/2018: Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế trừng phạt đối với 128 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều nhất là trái cây, thịt lợn và rượu vang California. - Ngày 4/4/2018: Trung Quốc phản ứng bằng việc đưa ra một danh sách gồm những mặt hàng nhập khẩu chính từ Mỹ như máy bay, ô tô, và đậu nành bị áp thuế 25%. - Ngày 16/6/2018: Trung Quốc đáp trả Mỹ bằng quyết định áp thuế bổ sung 25% đối với 659 mặt hàng của Mỹ với tổng trị giá 50 tỷ USD, trong đó 545 mặt hàng nông sản, cá và phương tiện giao thông với giá trị 34 tỷ USD nhập khẩu từ Mỹ sẽ được áp dụng mức thuế quan mới ngay từ ngày 6/7/2018, còn 114 mặt hàng còn lại sẽ được Trung Quốc thông báo sau. - Ngày 19/6/2018: Trong một động thái nhằm gia tăng sức ép với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục công bố các kế hoạch áp mức thuế suất 10% đối với gói hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá tới 200 tỷ USD nhằm đáp trả cái mà ông gọi là động thái "không thể chấp nhận" của Bắc Kinh khi tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ. Trung Quốc cũng có hành động tương tự khi hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào nước này trị giá 34 tỷ USD được áp dụng mức thuế quan mới từ ngày 6/7/2018. - Hôm 23/8/2018, Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng hai loạt thuế mới ở mức 10% và 5% lên lượng hàng hoá nhập khẩu từ Mỹ trị giá 75 tỉ USD, lần lượt bắt đầu từ 1/9/2018 và 15/12/2018 tới. - Danh sách hàng hoá nằm trong đợt áp thuế mới này bao gồm: các sản phẩm nông nghiệp như đậu tương, lúa mỳ, ngô và cao lương, thịt bò, thịt lợn và dầu thô. - Tổng cộng có 5.078 mặt hàng Mỹ bị Trung Quốc tăng thuế thêm từ 5-10%, có hiệu lực từ ngày 1/9/2018 và giai đoạn 2 vào ngày 15/12/2018 - Ngoài ra, từ ngày 15/12/2018, Trung Quốc cũng sẽ tái áp dụng mức thuế trước đó đã được dỡ bỏ đối với xe hơi và linh kiện xe hơi nhập khẩu từ Mỹ - Bộ Tài chính cho biết trong một tuyên bố. “Thêm 25% và 5% thuế sẽ một lần nữa được áp dụng lên xe hơi và linh kiện xe hơi từ Mỹ… từ ngày 15/12/2018”, Bộ Tài chính thông báo. Để đáp trả đợt áp thuế vào 9/2018 của Mỹ Trung Quốc đã đánh thuế từ 5%-10% đối với một danh sách các mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá 60 tỷ USD.

16

-Sau khi Mỹ tăng thuế suất đối với danh mục hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD lên 25% vào tháng 5/2019. Trung Quốc đã làm theo khi tăng thuế suất đối với danh mục hàng hóa Mỹ trị giá 60 tỷ USD lên 25%. 4. Động thái của các bên 4.1 Động thái của Mỹ - Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc khởi đầu vào ngày vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ - Vào tháng Tư, Trump đã áp đặt thuế quan đối với hàng nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, Canada và các nước trong Liên minh châu Âu - Ngày 6 tháng 7 năm 2018, Donald Trump cho áp đặt thuế quan đối với hàng hóa trị giá 34 tỷ USD của Trung Quốc, đưa đến việc Trung Quốc đáp lại với các mức thuế tương tự đối với các sản phẩm của Mỹ. Chính quyền Trump cho biết thuế quan là việc cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia và sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ, và giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc. - Trump cũng coi kế hoạch công nghiệp kỹ thuật của Made in China 2025 (Sản xuất tại Trung Quốc 2025) là mối đe dọa đối với nền kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, do đó kêu gọi Trung Quốc dừng toàn bộ kế hoạch. Về thuế quan: - Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ vào ngày 22 tháng 3 năm 2018 theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại năm 1974, chỉ đạo Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) áp dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc. Trong một tuyên bố chính thức, theo yêu cầu của phần này, Trump nói rằng các mức thuế được đề xuất là "một phản ứng đối với các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc trong những năm qua", bao gồm cả hành vi ăn cắp sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ - Vào ngày 5 tháng 4, Trump đã chỉ đạo USTR xem xét 100 tỷ đô la trong các mức thuế bổ sung - Nhà Trắng đã công bố vào ngày 29 tháng 5 rằng nó sẽ áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ đô la hàng hóa của Trung Quốc với "công nghệ quan trọng trong công nghiệp"

17

- Vào ngày 15 tháng 6, Trump tuyên bố trong một tuyên bố ngắn về Nhà Trắng rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế 25% trên 50 tỷ đô la xuất khẩu của Trung Quốc. 34 tỷ đô la sẽ bắt đầu vào ngày 6 tháng 7, với thêm 16 tỷ đô la để bắt đầu vào một ngày sau đó - Đầu tháng 5, sau một thời gian hai bên "đình chiến", Mỹ nâng thuế với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, Bắc Kinh trả đũa bằng việc nâng thuế với phần lớn trong nhóm 60 tỷ USD hàng Mỹ đã chịu thuế từ năm ngoái. - Mới đây, một danh sách các mặt hàng có tổng giá trị khoảng 300 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm bị phía Mỹ áp thuế quan trừng phạt 25% - Bộ Thương mại Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ tung ra một cuộc chiến thương mại và nói rằng Trung Quốc sẽ đáp trả tương tự với mức thuế tương tự đối với hàng nhập khẩu của Mỹ, bắt đầu từ ngày 6 tháng 7. Ba ngày sau, Nhà Trắng tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ. Bộ Thương mại Trung Quốc trả lời nhanh chóng rằng Trung Quốc sẽ "phản công cứng rắn". Về thao túng tiền tệ: - Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin ngày 5-8 (giờ Mỹ) cho biết Chính phủ Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc đang thao túng chính đồng tiền của mình và sẽ cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để loại bỏ sự cạnh tranh không lành mạnh của Bắc Kinh. Động thái này đã làm cho mối quan hệ Trung-Mỹ vốn đã căng thẳng lại trở nên xấu đi, đồng thời cũng đã “hiện thực hóa” tuyên bố trước đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng sẽ “gán mác” cho Trung Quốc là “nước thao túng tiền tệ”, lần đầu tiên kể từ năm 1994. - Sau khi xác định một quốc gia là “nước thao túng tiền tệ”, Bộ Tài chính có nhiệm vụ yêu cầu tiến hành các cuộc đàm phán đặc biệt nhằm “sửa chữa” một đồng tiền bị định giá thấp, với các hình phạt như loại trừ khỏi các hợp đồng làm ăn với chính phủ Mỹ.

18

4.2 Động thái của Trung Quốc Về thuế quan - Vào ngày 2 tháng 4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã áp đặt thuế đối với 128 sản phẩm của Mỹ bao gồm phế liệu nhôm, máy bay, ô tô, sản phẩm thịt lợn và đậu nành (có thuế suất 25%), cũng như trái cây, hạt và ống thép (15%) - Sau khi USTR đã công bố danh sách hơn 1.300 mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, trong đó có kế hoạch áp đặt tiền, bao gồm chi tiết máy bay, pin, TV màn hình phẳng, thiết bị y tế, vệ tinh và vũ khí, Để trả đũa cho tuyên bố đó, Trung Quốc áp dụng mức thuế 25% bổ sung cho máy bay, ô tô và đậu tương, là hàng xuất khẩu nông nghiệp hàng đầu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc - Vào tháng 5, Trung Quốc đã hủy đơn hàng mua đậu tương Mỹ - Các mức thuế của Mỹ trị giá 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc có hiệu lực vào ngày 6 tháng 7. Trung Quốc đã kích hoạt mức thuế trả đũa cho cùng một số tiền. Thuế suất chiếm 0,1% tổng sản phẩm tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu - Ủy ban chính sách thuế quan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 23-8 thông báo Bắc Kinh sẽ áp gói thuế bổ sung lên số hàng hóa trị giá 75 tỉ USD nhập khẩu từ Mỹ một động thái nhằm đáp trả đòn thuế mới của Washington.Gói thuế mới sẽ ở mức từ 5-10%, áp lên 5.078 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực với một số hàng hóa từ ngày 1-9 và với số hàng hóa còn lại từ ngày 15-12.Ngoài ra, Trung Quốc cũng nối lại việc áp thuế bổ sung 25% lên ôtô Mỹ và 5% lên các phụ tùng, linh kiện ôtô nhập khẩu từ Mỹ từ ngày 15-12. Trung Quốc sẽ áp dụng mức thuế mới đối với hàng hóa trị giá 75 tỷ USD của Mỹ, bao gồm cả ô tô. Mức thuế sẽ dao động trong khoảng từ 5% đến 10% và sẽ được thực hiện thành hai đợt vào ngày 1/9 và ngày 15/12. Về thao túng tiền tệ - Trung Quốc cho phép đồng Nhân dân tệ của họ suy yếu vượt qua mức 7 NDT đổi 1 USD vào ngày 5-8, lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua. Bắc Kinh sau đó tuyên bố ngừng mua các sản phẩm của Mỹ, “thêm dầu vào lửa” trong cuộc đối đầu thương mại Mỹ-Trung.

5

Các giai đ o ạn đ àm phán -

Vòng đàm phán thứ 12: Ngày 31/7, vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung thứ 12 đã kết thúc ở Thượng Hải, đại diện hai nước chỉ tiến hành đàm phán khoảng 4 tiếng đồng hồ. Vòng đàm phán thứ 12 kết thúc, và không đạt được tiến triển gì, tuy nhiên phía Trung Quốc sẽ tăng mua nông sản của Mỹ. Hai bên còn thảo luận về việc phía Trung Quốc căn cứ vào nhu cầu trong nước để tăng mua hàng hoá Mỹ và phía Mỹ 19

sẽ tạo điều kiện cho việc mua bán này. Về phía đại diện đàm phán thương mại của Mỹ cho rằng vòng đàm phán lần này sẽ là bước trải thảm cho tương lai. -

Vòng đàm phán thứ 11: Ngày 9/5 (theo giờ Mỹ), các quan chức Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên trong kế hoạch 2 ngày của vòng tham vấn kinh tế và thương mại cấp cao lần thứ 11 diễn ra tại Washington. Theo đó, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, đại diện phía Trung Quốc và Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, đại diện phía Mỹ, đã có cuộc thảo luận kéo dài 90 phút và hai bên sẽ gặp lại nhau trong ngày 10/5 (giờ Mỹ). Phát biểu trước báo giới, ông Donald Trump cho biết ông vừa nhận được một bức thư từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngay trước thời điểm chính sách tăng thuế của Mỹ đối với hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc có hiệu lực (ngày 10/5 theo giờ Mỹ). Mặc dù vậy, ông Trump vẫn cảnh báo sẽ "sử dụng" các biện pháp thuế để giải quyết những bất đồng với Trung Quốc nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận cuối cùng. Ông nói: "Tôi khác mọi người, tôi cho rằng đối với nước Mỹ, thuế là công cụ quyền lực". Vòng đàm phán thương mại thứ 11 giữa Mỹ-Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang trở lại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ tăng hơn gấp đôi mức thuế từ 10% hiện nay lên 25% đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD từ ngày 10/5, đồng thời đe dọa "sớm" áp thuế 25% đối với 325 tỷ USD hàng hóa khác./.

-

Vòng đàm phán thứ 10 Báo chí Trung Quốc xác nhận, từ ngày 30/4 đến ngày 1/5, Phó Thủ tướng, đồng thời là Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Trung Quốc Lưu Hạc đã tiến hành vòng đàm phán thứ 10 với Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin tại Bắc Kinh. Tuy nhiên, thông tin về nội dung và kết quả cuộc đàm phán chưa được tiết lộ.

-

Vòng đàm phán thứ 9 Những tiến triển thực chất và tích cực đã được ghi nhận sau vòng đàm phán thứ 9 giữa đại diện cấp cao phái đoàn Mỹ và Trung Quốc, vừa diễn ra tại thủ đô Washington (Mỹ) vào tuần qua( 4/4/2019). Ông Cao Phong không cho biết thông tin liên quan đến việc thiết lập Văn phòng thực thi thỏa thuận thương mại giữa hai bên, song ông nhấn mạnh, tại vòng đàm phán thứ 9, Trung Quốc và Mỹ đã thảo luận về các vấn đề như chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, nông nghiệp, 20

cân bằng thương mại, cơ chế thực thi thỏa thuận giữa hai bên.v.v..., và đạt được tiến triển mới

-

Vòng đàm phán thứ 8 Ngày 28-3, Mỹ và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán thương mại thứ 8 tại Bắc Kinh nhằm chấm dứt tình trạng chiến tranh thương mại. Đây là cuộc đàm phán cấp bộ trưởng đầu tiên kể từ khi Mỹ lùi việc tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc tới sau hạn chót 1-3 Truyền thông Mỹ đưa tin, 2 bên hy vọng đạt thỏa thuận trước cuối tháng 4. Hiện các bên vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề quan trọng như chính sách của Trung Quốc về ưu đãi doanh nghiệp nhà nước. Trong khi đó, Trung Quốc muốn Mỹ giảm thuế quan. Tuy nhiên, ngày 20-3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, sẽ giữ nguyên thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc trong thời gian dài nhằm đảm bảo việc Trung Quốc tuân thủ bất kỳ thỏa thuận nào giữa 2 quốc gia. Trở ngại lớn nhất để Trung Quốc và Mỹ đạt được thỏa thuận vẫn là vấn đề thực hiện điều khoản. Về mặt cơ chế thực hiện, phía Trung Quốc thiên về việc thiết lập một quá trình thương lượng song phương kéo dài để giải quyết những vấn đề bất đồng, trong khi phía Mỹ muốn có quyền đơn phương áp thuế bổ sung trở lại. Nghĩa là, nếu Trung Quốc vi phạm thỏa thuận, Mỹ sẽ có quyền thực hiện các biện pháp trừng phạt, nhưng Trung Quốc không được đáp trả. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc lại chỉ trích và hoài nghi yêu cầu này là xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Hơn nữa, về khía cạnh ngăn chặn ép buộc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, 2 phía cũng chưa thể thu hẹp sự khác biệt. Ngoài ra, về việc làm thế nào để hủy bỏ thuế quan đã bổ sung, Mỹ đề nghị sẽ cân nhắc trên cơ sở xem xét tình hình cải cách cơ cấu của Trung Quốc, nhưng Chính phủ Trung Quốc chủ trương phải hủy bỏ ngay sau khi đạt được thỏa thuận

- Vòng đàm phán thứ 7 (22-24/2/2019) Hiện vòng đàm phán thương mại lần thứ 7 sẽ được kéo dài tới ngày 24/2 để giới chức hai nước có thể đạt được một thỏa thuận trước thời hạn chót vào tuần tới. Trong sự kiện trên, Tổng thống Trump cũng đã đề cập tới khả năng lùi lại thời hạn chót cho việc nâng mức thuế đối với lượng hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD từ ngày 2/3 tới. 21

-

-

-

Cùng ngày, liên quan đến vòng đàm phán thứ 7 về thương mại giữa hai nước, kênh CNBC cho biết Trung Quốc cam kết mua thêm lượng hàng hóa Mỹ trị giá 1,2 nghìn tỷ USD trong thời gian tới. Tuy nhiên, CNBC cho rằng hai nước vẫn còn bất đồng về một vấn đề quan trọng, đó là vấn đề chuyển giao công nghệ bắt buộc Vòng đàm phán thứ 6 Chiều 28.1, đoàn đại biểu Trung Quốc đông tới 30 người do Phó Thủ tướng Lưu Hạc dẫn đầu đã tới Washington trước 2 ngày, chuẩn bị tiến hành đàm phán cấp cao với phía Mỹ về vấn đề mậu dịch. Đây là vòng đàm phán thứ 6 về mậu dịch giữa hai nước và là cuộc đàm phán cấp cao đầu tiên kể từ sau cuộc gặp gỡ Donald Trump - Tập Cận Bình tại Buenos Aires ngày 1.12.2018. Chiều 31.1 theo giờ Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders đã ra tuyên bố: “Trong 2 ngày qua, các quan chức cấp cao Mỹ - Trung đã tiến hành đàm phán gay gắt và có kết quả về quan hệ kinh tế hai nước.Hội nghị lần này đã thảo luận về 7 vấn đề, bao gồm: (1) Công ty Mỹ bị ép buộc chuyển nhượng công nghệ cho công ty Trung Quốc; (2) Trung Quốc cần tăng cường bảo hộ và thực thi pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ; (3) Các công ty Mỹ chịu nhiều loại thuế và hàng rào phi thuế quan ở thị trường Trung Quốc; (4) Tổn hại gây ra do việc Trung Quốc lấy cắp công nghệ của các công ty Mỹ qua mạng; (5) Các biện pháp thị trường méo mó của Trung Quốc gây nên sản lượng quá thừa, bao gồm trợ cấp và ủng hộ các công ty quốc doanh; (6) Cần hủy bỏ rào cản và thuế quan ngăn cản việc Mỹ bán sang Trung Quốc hàng công nghiệp, nông sản và dịch vụ; (7) Vai trò của tiền tệ trong quan hệ mậu dịch Mỹ - Trung. Hai bên còn thảo luận tính tất yếu phải giảm bớt sự mất cấn đối mậu dịch ngày càng gia tăng giữa Mỹ - Trung và việc Trung Quốc mua sản phẩm của nông dân, chủ trang trại, hãng chế tạo và các công ty Mỹ. Vòng đàm phán thứ 5 Tại cuộc gặp gỡ ở Buenos Aires, hai nhà lãnh đạo cao nhất của Trung - Mỹ đã đạt được thỏa thuận “ngừng bắn” 90 ngày và lập tức triển khai đàm phán. Từ ngày 7 đến 9.1.2019, hai bên đã tiến hành vòng đàm phán thứ 5 cấp thứ trưởng tại Bắc Kinh, nhưng trong các thông báo riêng biệt đưa ra sau đó cho thấy hai bên vẫn tồn tại bất đồng. Theo thỏa thuận chung giữa hai nhà lãnh đạo, nếu đàm phán giữa hai bên không đạt được hiệp nghị trước ngày 1.3, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế trừng phạt đối với 200 tỷ USD hàng hóa của Mỹ, tăng từ 10% lên 25%. Hiện nay chỉ còn cách thời hạn 1.3 chưa đầy 5 tuần, Bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross hôm 24.1 khi trả lời phỏng vấn đài CNBC đã thừa nhận hai bên còn cách một hiệp nghị “xa hàng dặm”. Vòng đàm phán thứ 4 Trung Quốc và Mỹ đã đạt được tiến triển đáng kể trong các vấn đề cụ thể sau vòng đàm phán thương mại và kinh tế cấp cao mới nhất tại Washington. Các nhà đàm phán của Mỹ và Trung Quốc đã tìm được tiếng nói chung trong các lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, rào cản phi thuế quan, 22 dịch

-

-

vụ, nông nghiệp và tỷ giá hối đoái. Ông tuyên bố sẽ hoãn việc tăng mức thuế đối với hàng hóa Trung Quốc có tổng trị giá hơn 200 tỷ USD, dự kiến được áp đặt vào ngày 1/3, đồng thời cho biết sẽ lên kế hoạch thực hiện một cuộc gặp thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida, nhằm ký kết một thỏa thuận. Vòng đàm phán thứ 3: Sau hai ngày (2-3/6/2018), Vòng đàm phán thương mại thứ ba giữa Mỹ và Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh đã kết thúc. Chính phủ Trung Quốc đã đơn phương đưa ra tuyên bố về vòng đàm phán thương mại thứ ba Trung-Mỹ rằng, vòng đàm phán thứ 3 thương mại Trung – Mỹ đã đạt được tiến bộ cụ thể và tích cực trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, năng lượng, nhưng chi tiết liên quan không công bố cụ thể. Đội ngũ đàm phán và chính giới Mỹ đã không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc nhận xét công khai nào trước truyền thông. Nhưng một trong những mục đích chuyến thăm Bắc Kinh của Rose lần này là yêu cầu Trung Quốc thực hiện các cam kết dài hạn mua các sản phẩm của Mỹ. Vòng đàm phán thứ 2: Sau hai ngày (17-18/5/2018) đàm phán cam go trong khuôn khổ vòng đàm phán thứ 2 về thương mại Mỹ - Trung vừa kết thúc ở Washington, hai bên đã thông qua tuyên bố chung, trong đó nêu rõ đã đạt được sự đồng thuận về tiến hành các biện pháp hiệu quả nhằm giảm đáng kể thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc. Trung Quốc sẽ tăng mạnh sức mua các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ. Điều này sẽ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và việc làm ở Mỹ", CNN trích dẫn tuyên bố chung hôm 19/5, đồng thời tiết lộ thêm rằng, hai nước đặc biệt chú ý đến các sản phẩm xuất khẩu nông nghiệp và năng lượng của Mỹ. Chính phủ Mỹ cũng cho biết sẽ cử một phái đoàn sang Trung Quốc để vạch ra những nội dung chi tiết của việc tăng cường hợp tác thương mại. Tuyên bố chung của Mỹ - Trung Quốc không đề cập đến ZTE, gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc vốn là tâm điểm của tranh cãi thương mại giữa 2 nước sau khi nhận lệnh cấm hoạt động của Mỹ. Washington cáo buộc ZTE nói dối về việc trừng phạt những nhân viên vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Triều Tiên và Iran. Tuy nhiên, trong một động thái gây bất ngờ vào Chủ nhật tuần trước, Tổng thống Trump chia sẻ trên mạng xã hội Twitter rằng ông đã làm việc với Chủ tịch Tập Cận Bình về việc hỗ trợ ZTE quay lại hoạt động bình thường.

-

Vòng đàm phán đầu tiên: Vòng đàm phán thương mại đầu tiên tại Bắc Kinh ngày 4-5-2018 Ngày 4/5, tại thủ đô Bắc Kinh, Mỹ và Trung Quốc đạt được nhất trí về một số điểm liên quan những tranh cãi thương mại. 23

Tại đây 2 bên đã đạt được 1 số thỏa hiệp đáng chú ý,đó là việc Trung Quốc đề xuất tăng nhập khẩu các sản phẩm của Mỹ và giảm thuế quan đối với một số mặt hàng, trong đó có ôtô. Đây được xem là một sự thỏa hiệp đáng kể của Trung Quốc để đổi lại việc phía Mỹ phải từ bỏ các biện pháp hạn chế hay phân biệt đối xử đối với các đầu tư của Trung Quốc dưới danh nghĩa an ninh quốc tế. 6 .Dự báo về cuộc chiến thươ ng mại Mỹ - Trung: Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã có những đàm phán, thương lượng tại Washington để tìm ra thỏa thuận phù hợp, có lợi cho hai bên, nhưng đến cuối năm 2018, cuộc chiến MỹTrung khó có khả năng chấm dứt mà sẽ tiếp tục leo thang, đặc biệt khi Mỹ vừa quyết định đánh thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc và Trung Quốc cũng vừa đáp trả quyết định này. Cuộc chiến tranh thương mại này khó chấm dứt sớm và sẽ tiếp tục leo thang vì những nguyên nhân sâu xa đằng sau việc Mỹ áp đặt thuế lên hàng hóa của Trung Quốc. Vấn đề an ninh quốc gia, vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ người sản xuất, tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng,… mà Mỹ đã tuyên bố có thể chỉ là lí do bề nổi. Nguyên nhân sâu xa nằm trong những khía cạnh sau: ⚫

Thứ nhất, tổng thống Donald Trump đang theo đuổi các cam kết về việc thực hiện các cam kết chính trị của mình. Do đó, khả năng cao là Mỹ sẽ có thêm nhiều hành động mạnh mẽ để đạt được mục tiêu đặt ra về giảm thâm hụt cán cân thương mại, đặc biệt trong bối cảnh những chính sách bảo hộ thương mại năm 2017 của ông Trump không làm suy giảm thâm hụt của Mỹ với Trung Quốc.



Thứ hai, Mỹ từ lâu đã coi Trung Quốc là:” trung tâm mọi rắc rối thương mại của Mỹ”, là “nguyên nhân thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ”. Những quan ngại của Mỹ trong thương mại với Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với những quan ngại của Mỹ trong thương mại với EU và Mexico. Do đó, có nhiều lí do để nghi ngờ Tổng thống Donald Trump sẽ chấp nhận các nhượng bộ của Chủ tịch Tập Cận Bình, ví dụ nhưn cam kết của Trung Quốc sẽ mua nhiều hàng hóa hơn. Khi thương lượng không có kết quả, cuộc chiến sẽ tiếp tục leo thang với các diễn biến mới.



Thứ ba, những quan ngại của Mỹ với Trung Quốc không chỉ nằm ở vấn đề thương mại mà còn liên quan đến chính sách tái cấu trúc nền kinh tế và chính sách công nghiệp của Trung Quốc. Trung Quốc đã và đang là nước phát triển mạnh về công nghiệp ché tạo trong thời gian gần đây, cạnh tranh rất lớn với hàng hóa Mỹ. Trung Quốc cũng đang đẩy mạnh sự phát triển của những ngành công nghiệp mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao. Điều này đe dọa đến Mỹ. Do đó, Mỹ lo ngại về chương trình “Made in China 2015” của Trung Quốc, phản đối cách Trung Quốc lên kế hoạch sử dụng chính sách công nghiệp để tạo ra những “nhà vô địch quốc gia” trong các ngành công nghiệp ở tương lai, chẳng hạn như xe tự hành hoặc trí tuệ nhân tạo. Như vậy, Mỹ dường như đang cố gắng ngăn cản Trung Quốc tiến bước vào các ngành công nghiệp tương lai nhằm đảm bảo việc Mỹ tiếp tục thống trị các lĩnh vực công nghệ cao, các ngành công nghiệp chiến 24

lược đem lại lợi nhuận cao cho nền kinh tế. Mỹ đang muốn làm giảm sự cạnh tranh từ Trung Quốc trong các ngành công nghệ tương lai và xa hơn là nhằm tiếp tục giữ vị trí “thống trị” nền kinh tế toàn cầu. Do đó, áp thuế, trừng phạt Trung Quốc trên khía cạnh thương mại… là các hoạt động bề nổi để Mỹ đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị sâu xa của mình. ⚫

Thứ tư, nếu chỉ nhìn từ góc độ số liệu thương mại, thhif Mỹ có thể là bên có cơ hội theo đuổi cuộc chiến đến cùng vì kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc khoảng hơn 500 tỷ USD vào năm 2017, trong khi Trung Quốc chỉ nhập khẩu từ Mỹ xấp xỉ 150 tỷ USD. Như vssjy, Trung Quốc không có dư địa để trả đũa Mỹ vượt quá 150 tỷ USD này. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể có những cách khác để trả đũa Mỹ. Ví dụ Trung Quốc có thể gây khó khăn cho các nhà đầu tư Mỹ tại Trung Quốc và phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc, hoặc sử dụng công cụ kiểm soát tỉ giá, duy trì giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp để bù cho mức tăng giá khi thuế tăng.

Với bốn lí do trên, có thể nhận định rằng cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung có nhiều khả năng còn tiếp tục leo thang, ít nhất là đến hết năm 2018 vì đây không chỉ là cuộc chiến tranh thương mại đơn thuần mà còn sâu xa hơn, đó là cuộc cạnh tranh giành vị thế chính trị và kinh tế. 7 .Tác động tích cự c và tiêu cự c của chiế n t ra nh thương m ại Tích cực

Tiêu cực -thứ nhất, thương mại toàn cầu có khả năng tăng trưởng chậm (do TQ và Mỹ- 2 đối tác thương mại lớn nhất thế giới giảm tiếp nhận thị trường của nhau khi hàng rào thuế quan tăng.) -thứ hai, tuy tốc độ tăng trưởng thương mại toàn cầu suy giảm nhưng có thể kim ngạch sẽ không giảm. +lí do 1: độ co dãn của cầu đối với phần lớn hàng hóa TQ xuất khẩu khá thấp. +lí do 2: Hàng hóa từ Mỹ sang Trung có thể chuyển hướng để xuất khẩu sang quốc gia khác  Điều đó làm cho có thể tổng kim ngạch Mỹ-Trung sẽ không giảm

Đến thương mại toàn cầu

Tác động -Doanh nghiệp Mỹ có được lợi thế đến Mỹ cạnh tranh về giá khi hàng hóa của Trung Quốc trở nên đắt hơn trên thị trường Mỹ. 25

-Khi Mỹ áp thuế với hàng hóa TQ, nền kinh tế Mỹ bị tổn thương ( có thể diễn ra tình trạng các doanh nghiệp Mỹ vội vàng

-Sau 3 lần bị đánh trả, kinh tế Mỹ vẫn duy trì tăng trưởng nóng (GDP cả năm 3,9%), TTCK vẫn giữ chỉ số tăng 22%. Hãng xưởng ùn ùn kéo vào Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp 3,9% thấp nhất trong vòng 50 năm.

Tác động tới Trung Quốc

26

kí hợp đồng và mua hàng TQ trước thời điểm 24/9/2018 để đón đầu thuế tăng) -Các ngành công nghiệp của Mỹ sử dụng sản phầm đầu vào từ TQ gặp khó khăn ( vì khi hàng hóa TQ bị đánh thuế nhập khẩu, nguồn cung ít hơn và do đó giá cả tăng lên, từ đó chi phí sản xuất và giá hàng hóa trên thị trường Mỹ có khả năng tăng lên) -Xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc đã giảm 38% sau ba vòng đánh thuế, khiến nước này đánh mất thị phần ở Trung Quốc vào tay các nước châu Á. -người tiêu dùng Mỹ chịu thiệt hại. VD: Theo nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, các biện pháp áp thuế được đưa ra hồi năm ngoái đã khiến thu nhập của các hộ gia đình Mỹ giảm 1,4 tỷ USD/tháng vì phải chi thêm 831 USD mỗi năm vì giá cả tăng cao và hiệu quả kinh tế sụt giảm -Làm TQ giảm xuất khẩu sang thị trường Mỹ, gây khó khăn cho doanh nghiệp TQ khi tiếp nhận thị trường Mỹ -Đầu tư từ nước ngoài vào TQ có thể bị ảnh hưởng, đồng thời cũng ảnh hưởng tới đầu tư của các doanh nghiệp TQ tại thị trường nội địa. +VD: Chủ tịch hãng trang phục thể thao Xtep International Holdings cho biết, một phần tư cơ sở sản xuất hàng thể thao ở Trung Quốc đã bị bỏ không. Nhiều nhà máy đã phải giảm giá 10% cho các công ty trong nước như Xtep để tận dụng dây chuyền đó. Đây là hậu quả của căng thẳng thương mại Mỹ - Trung kéo dài, khiến nhiều thương hiệu lớn rời bỏ nhà máy tại nước này. "Các nhà máy đang chịu sức ép khổng lồ" -có khả năng dẫn tới thất nghiệp tăng, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của TQ

Tác động -có cơ hội thu hút đầu tư từ Mỹ khi tới Việt các doanh nghiệp Mỹ có thể chuyển Nam dịch nhà máy, công ty từ thị trường TQ sang Việt Nam. -dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam cũng có thể tăng lên trong bối cảnh dòng vốn FDI vào các nước bị Mỹ đánh thuế cao sẽ có xu hướng chững lại. -VN có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ Vd: Các chuyên gia tại Deutsche Bank Hong Kong dự đoán xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ sẽ tăng khoảng 1,7%. - Dự kiến GDP của Việt Nam sẽ tăng mạnh trong năm nay nhờ tác động của chiến tranh thương mại Trung-Mỹ và sau đánh giá lại bằng cách tính mới, quy mô GDP của Việt Nam trong các năm trước có 27

-TQ bị mất gần 3 triệu việc làm ( chiếm 0.25% lực lượng lao động trên tổng số 788 triệu lao động) - tăng trưởng GDP TQ đã giảm đi nhiều +chẳng hạn tăng trưởng GDP quý II năm nay là gần 3% so với dự đoán 6,2%. Xuất khẩu của Trung Quốc đã chậm lại trong khi doanh số bán lẻ thực tế trong nửa đầu năm tăng 6,7%, yếu nhất kể từ năm 2011. Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc vào sản xuất chỉ tăng 3,0% so với tốc độ tăng trưởng hơn 30% trong giai đoạn 2010-2011 . Nền kinh tế TQ đang gặp khó khăn vì việc làm công nghiệp giảm với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2009 -Sau khi bị áp thuế 250 tỷ, TTCK TQ mất hơn 27%. Gần 6 triệu công ty đóng cửa, lượng hàng bị đánh thuế của nước này tới Mỹ đã giảm tới 30%, tăng trưởng kinh tế nước giảm còn 6,2% trong quý II năm nay, mức thấp nhất trong gần 30 năm qua. -Việt Nam và các nước Châu Á khác có thể có nguy cơ nằm trong danh sách áp thuế của Mỹ trong tương lai. Vì: +TQ có thể tìm cách mượn đường VN, “lách luật” để xuất khẩu vòng sang thị trường Mỹ. VD thép TQ có thể mạo danh thành thép VN để xuất khẩu sang Mỹ, từ đó gây ra căng thẳng giữa VN và Mỹ -VN đứng trước nguy cơ nhập siêu trầm trọng từ TQ. Vì: +khi TQ khó tiếp cận thị trường Mỹ, TQ sẽ đẩy mạnh sang XK các thị trường khác trên TG, trong đó có VN. VN sẽ càng phụ thưộc vào thương mại TQ và gia tăng sức ép cạnh tranh trên thị trường nội địa. -XK của VN trên thế giới cũng có thể gặp khó khăn (khi phải cạnh tranh với hàng hóa của TQ trên các thị trường khác) -hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc sẽ khó khăn hơn, bởi vì

giá trị cao hơn so với các giá trị đã Trung Quốc phải tập trung tiêu thụ hàng công bố. hóa nội địa. VD: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức 6,9% trong quý III, SSI Research cho biết. PXP dự báo GDP Việt Nam cả năm 2019 sẽ tăng 6,7%. Con số đó sẽ còn cao hơn nữa nếu chính phủ để cho lạm phát tăng, ông Burke nói.

28

8. Định hướng cho Việt Nam giữa chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tác động rất lớn đến nền kinh tế nhiều nước trong đó có Việt Nam. Trước những tác động có cả tích cực lẫn tiêu cực, Việt Nam cần có những định hướng phù hợp. Khi Mỹ và Trung Quốc có những hành vi áp thuế sẽ làm giảm mức xuất nhập khẩu hàng hóa của hai quốc gia này với nhau. Trung Quốc sẽ tìm cách tiêu thụ hàng hóa để tránh lưu kho, lưu bãi khi bị thị trường Mỹ từ chối. Với Mỹ, trước động thái đáp trả rõ ràng của Trung Quốc cũng sẽ tìm cách tuồn lượng hàng hóa đó sang các nước gần Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Từ đó người tiêu dùng Việt Nam có được những hàng hóa giá rẻ, nền sản xuất Việt Nam mua được đầu vào với mức giá cũng tương đối rẻ.

29

8.1 Tận dụng cơ hội: Một số hàng hóa Việt Nam có thể tận dụng được cơ hội thị trường bị bỏ ngỏ từ các lệnh áp thuế để tăng xuất khẩu vào cả hai nước, đặc biệt là Mỹ vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của VN. Ví dụ như đối với cá tra Việt Nam, các doanh nghiệp hy vọng có thể giành thêm thị phần cá thịt trắng, trong đó có sản phẩm cạnh tranh mạnh nhất là cá rô phi Trung Quốc trên thị trường Mỹ. VHC và MPC là những doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu cá tra và tôm lớn nhất Việt Nam sẽ có cơ hội để gia tăng thị phần tại Mỹ.

30

Chế biến cá tra

Như hàng tiêu dùng, khoảng 27% tổng các mặt hàng Trung Quốc chịu áp thuế 10% thuộc ngành hàng này, trong đó có nhiều mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt là hàng may mặc, giày dép, thủy sản và nông sản. Chiến tranh thương mại leo thang sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mở rộng thị phần tại Mỹ.

Giá trị hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ (bên cạnh may mặc, giày dép, thuỷ và nông sản) bị ảnh hưởng bởi việc áp thuế 10%. Nguồn: Citi Research. Đơn vị: tỷ USD 31

Việt Nam cũng có thể tận dụng cơ hội sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó các doanh nghiệp chuyển dịch một số khâu sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Các công ty đa quốc gia đang bắt đầu chuyển những công đoạn sản xuất có tỷ suất sinh lợi cao đến Việt Nam. Các nhà sản xuất lớn như Intel, Foxconn, LG và Samsung đang chuyển nhà máy của họ sang Việt Nam. Lợi thế từ 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) và những hiệp định EU-Vietnam FTA, Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương Tiến bộ và Toàn diện (CPTPP) khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các công ty đa quốc gia.

Chuỗi cung ứng toàn cầu có sự biến chuyển theo mỗi ngành khác nhau: Các công ty dần dần rời khỏi Trung Quốc - vị trí dẫn đầu đang bị lu mờ, những quốc gia thắng "đậm" nhất là Việt Nam, Campuchia và Mexico

8.2.Định hư ớ ng cho Việ t Nam trư ớ c nhữ ng tác đ ộng tiêu cự c: Do tác động của xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, hàng hoá của hai nước này không xuất khẩu được sang thị trường của nhau sẽ tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Với khả năng hàng hóa từ hai nước này tăng xuất khẩu sang Việt Nam, các ngành sản xuất trong nước của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 32

Trong bối cảnh này, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị có liên quan (các cơ quan quản lý ngành, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp….) để có các hoạt động hỗ trợ ngành sản xuất trong nước, cụ thể như sau: + Thường xuyên cập nhật các thông tin về khó khăn của doanh nghiệp trước sự gia tăng của hàng nhập khẩu, cập nhật số liệu nhập khẩu định kỳ một số mặt hàng có nguy cơ gia tăng nhập khẩu để kịp thời có thông tin cảnh báo, có phương án áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp. Đặc biệt, đối với các ngành sản xuất trong nước còn yếu, chưa có khả năng đứng đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương có thể xem xét tự khởi xướng điều tra nếu có dấu hiệu cho thấy có sự gia tăng nhập khẩu đột biến, hàng hoá cạnh tranh không lành mạnh. + Tích cực, chủ động tư vấn cho các doanh nghiệp có nguyện vọng sử dụng công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành sản xuất trong nước khi có những dấu hiệu theo quy định pháp luật. Hiện nay, Cục phòng vệ thương mại đang trao đổi, làm việc với một số ngành, doanh nghiệp sản xuất về khả năng điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. 33

+ Triển khai các vụ việc điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với quy định của pháp luật trong nước, pháp luật quốc tế. Trong thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã điều tra và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước một cách phù hợp với quy định của WTO và các cam kết quốc tế. Tính từ năm 2013 đến hết năm 2018, Bộ Công Thương đã áp dụng 9 biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm: phân bón, bột ngọt, dầu ăn, các sản phẩm sắt thép (như phôi thép, thép dài, thép mạ, thép hình và tôn màu). Các biện pháp này đã giúp đảm bảo môi trường cạnh tranh công bằng, bảo vệ hợp lý và khuyến khích sản xuất trong nước. Qua theo dõi tác động của các biện pháp phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương nhận thấy việc tăng trưởng nhập khẩu ồ ạt với những sản phẩm này đã giảm đi đáng kể, một số doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh, thoát khỏi thua lỗ và từng bước ổn định sản xuất. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã tăng cường xuất khẩu sau khi biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng, cho thấy năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp được đảm bảo. Như vậy, các biện pháp phòng vệ thương mại được Việt Nam áp dụng kịp thời đã góp phần ngăn chặn những tác động tiêu cực của hàng nhập khẩu, cạnh tranh không lành mạnh với hàng hóa trong nước và đảm bảo giữ vững sản xuất trong nước cũng như năng lực cạnh tranh. Trong thời gian tới, căn cứ vào tình hình cụ thể cũng như các kiến nghị phù hợp quy định pháp luật của ngành sản xuất trong nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục xem xét, điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để tiếp tục bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của các ngành sản xuất trong nước, đặc biệt trong tình hình tác động của cuộc chiến tranh thương mại.

Cho tới nay, theo đánh giá của Chính phủ cũng như của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế, Việt Nam đã có những ứng phó, điều hành linh hoạt, hiệu quả trước những diễn biến xung đột của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, bảo đảm các điều kiện kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định và ghi nhận kết quả tích cực, đặc biệt là trong điều hành tỷ giá, lãi suất linh hoạt, phù hợp, thị trường chứng khoán ổn định, thu hút đầu tư được bảo đảm, xuất khẩu tăng trưởng ở mức cao….

34

Tác động từ cuộc Xung đột thương mại Mỹ - Trung

8.3.Các giải pháp tầm vĩ mô

-

Thứ nhất, chính phủ và các nhà hoạch định chính sách cần theo sát diễn biến của các xung đột thương mại, tiếp đó là xây dựng các kịch bản khác nhau nếu chiến tranh thương mại xảy ra. Đồng thời, tăng cường cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời đến tất cả các đối tượng tham gia trong chuỗi giá trị hàng hóa.

-

Thứ hai, đẩy mạnh thông tin, xúc tiến thương mại, định hướng cho doanh nghiệp trong việc đa dạng hóa, mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là với các thị trường mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do như Liên minh châu Âu.

35

-

Thứ ba, chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Mỹ trong trường hợp “chiến tranh thương mại” lan rộng. Ngoài ra, cũng cần sớm nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phòng vệ để ngăn chặn các sản phẩm hàng hóa từ Trung Quốc có thể sẽ tràn vào Việt Nam.

-

Thứ tư, tăng cường kiểm soát, ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu ở các cửa khẩu, hải quan, sát sao phòng chống buôn, nhập lậu hàng hóa.

-

Thứ năm, việc hạ giá tiền đồng có thể giúp xuất khẩu nhưng cũng sẽ làm tăng lạm phát và tăng chi phí nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất trong nước. Do vậy, cần cân nhắc, tính toán cụ thể, kỹ lưỡng và lựa chọn thời điểm thích hợp trong điều chỉnh tỷ giá.

-

Thứ sáu, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư và tăng tốc quá trình tái cấu trúc ngành Công Thương.

-

Thứ bảy, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu sâu và đưa ra cảnh báo sớm về thị trường Trung Quốc và Mỹ nhằm nắm bắt kịp thời những động thái có thể xảy ra, cụ thể như: Áp dụng các rào cản kỹ thuật nhằm hạn chế nhập khẩu hàng hóa, gây khó khăn, thiệt hại cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam…

8.4.Về giải pháp tầm vi mô Bên cạnh các cơ hội, doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ gặp thách thức không nhỏ, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của cả 2 thị trường Mỹ và Trung Quốc. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm tới những vấn đề sau: -

Thứ nhất, theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là thông tin, thông báo về “các xung đột thương mại” giữa Mỹ và các nước, nhất là với Trung Quốc; Cập nhật đầy đủ danh mục hàng hoá bị áp thuế của cả Mỹ và Trung Quốc cũng như diễn biến điều chỉnh tỷ giá của cả đồng USD và NDT để có phản ứng kịp thời.

36

-

-

-

-

Thứ hai, khẩn trương tìm hiểu thị trường cả Mỹ và Trung Quốc, nhất là với các loại hàng hoá trong danh mục mà Trung Quốc bị Mỹ áp thuế nhập khẩu, hay danh mục hàng hóa mà Trung Quốc áp thuế trả đũa Mỹ để tìm cơ hội đa dạng hoá, mở rộng và thúc đẩy xuất khẩu vào hai thị trường này. Thứ ba, nghiên cứu sâu hơn danh mục một số hàng hoá của Trung Quốc và Mỹ có thể tăng cường nhập khẩu vào Việt Nam trong trường hợp xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ và ngược lại xuất khẩu của Mỹ vào Trung Quốc bị hạn chế để có cách thức ứng phó và kiểm soát. Thứ tư, đối với thị trường Trung Quốc, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp nước này để ký hợp đồng xuất nhập khẩu dài hạn, xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu ổn định; Phát triển hệ thống phân phối trên thị trường Trung Quốc; Thâm nhập kênh phân phối bán buôn thông qua việc thiết lập công ty liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu để thay đổi sang phương thức xuất khẩu chính ngạch bằng các hợp đồng thương mại, để ổn định và phát triển xuất khẩu bền vững. Thứ năm, cần có sự chuẩn và đưa ra biện pháp ứng phó bị kịp thời trước khả năng sử dụng các rào cản kỹ thuật và thủ tục hành chính của Mỹ và Trung Quốc nhằm hạn nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp…

37

Tài liệu tham khảo : https://moit.gov.vn/bo-truong-bo-cong-thuong-tra-loi-cu- tri? p_p_id=quantri_WAR_EcoIT_TiepXucCuTriportlet&p_p_lifecycle=0&p_p_state=m aximized&p_p_mode=view&p_p_col_id=column1&p_p_col_count=1&_quantri_WAR_EcoIT_TiepXucCuTriportlet_mvcPath=%2Fhtml %2FView_Detail.jsp&_quantri_WAR_EcoIT_TiepXucCuTriportlet_cauHoiId=140 https://vnexpress.net/kinh-doanh/viet-nam-chiu-anh-huong-gi-tu-chien-tranh-thuong-maimy-trung-3813427.html Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và một số dự đoán, Trường ĐH Kinh Tế, ĐHQGHN https://www.bbc.com/vietnamese/business-49544949 https://www.wto.org/english/news_e/pres19_e/pr837_e.htm https://www.voatiengviet.com/a/kinh-te-vietnam-tang-manh-giua-chien-chien-tranhthuong-mai-my-trung/5076084.html https://www.americanexpress.com/us/foreign-exchange/articles/growth-in-internationaltrade/

38