CHIẾN LƯỢC CỜ VUA 2 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

CHIẾN LƯỢC CỜ VUA TẬP III CHIẾN LƯỢC CỜ VUA TẬP III I . ƯU THẾ CHỐT Ở CÁNH : 1.Đa số chốt ở cánh 2.Tập trung quân ở cánh 3.Ưu thế không gian ở cánh 4.Chuỗi chốt bị chặn 5.Tương quan giữa trung tâm và thế tấn công ở cánh II. TẤN CÔNG THIỂU SỐ : 1.Tranh chấp quyền kiểm soát ô c4 2.Nước tiến chốt b5 của đen 3.Việc thay đổi cấu trúc chốt III. CÁC ĐIỂM CHIẾN LƯỢC : 1.Các quân nằm sâu trong lòng địch 2.Chốt tiến sâu 3.Các ô yếu trong cấu trúc chốt IV. CÁC YẾU TỐ NĂNG ĐỘNG: 1.Dẫn đầu về triển khai 2.Thí quân lợi nước 3.Việc phối hợp giữa quân với chốt 4.Nước thí thế trận V PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU : 1.Tấn công và phòng thủ a.Đẩy lui các mối đe dọa chiến thuật b.Thế phản công

c.Việc phối hợp giữa quân với chốt 2.Chuyển công xa luân chiến 3.Kỹ thuật chuyển ưu thế sang thắng lợi VI. PHONG CÁCH CHƠI CỜ CỦA MỔI CÁ NHÂN: Vấn đề tâm lý trong cờ vua VII. THUẬN LÝ VÀ NGHỊCH LÝ TRONG CỜ VUA: THAM KHẢO : 1.Nimzowitsch : Hệ thống của tôi 2.Euwe : Xét đoán và kế hoạch 3.Fine: Trung cuộc trong cờ vua 4.Kmoch : Nghệ thuật chơi chốt 5.Reti : Làm chủ bàn cờ 6.Alekhine : Những ván cờ hay nhất của tôi CHƯƠNG I : ƯU THẾ Ở CÁNH Trong các bài trước (tập2) ta đã xem xét vấn đề quan trọng của việc tranh giành trung tâm nhưng không phải chỉ có ở trung tâm mới có hoạt động hữu hiệu : Nhiều ván cờ , trong nhiều giai đoạn được đặc trưng với hoạt động ở cánh. Trong phần đầu của tập I chúng tôi đã minh định một thế công chỉ có thể thành công một khi thế cân bằng đã lệch nghĩa là một bên đã đạt được ưu thế chỗ nào đó , việc này có thì xảy ra từ một suy yếu trong thế cờ đối phương từ một ưu thế về quân số hoặc từ một ưu thế của một bên khi áp dụng vào thế công ở cánh nguyên tắc này tối thiểu phải thỏa mãn những điều kiện sau đây: 1.Thế cờ bên cánh của đối phương phải suy yếu nghiêm trọng . 2.Bên công phải đạt đa số chốt ở bên cánh hoặc có sức mạnh quân số ưu thế ở đây.

Trong chương này , chúng ta chỉ bàn về trường hợp thứ nhì mà thôi, việc suy yếu trong chuỗi chốt đối phương sẽ được đề cập tới trong một chương sau. Chương này sẽ đề cập tới các phần sau: 1.Đa số chốt ở cánh 2.Tập trung quân ở cánh 3.Ưu thế không gian ở cánh 4.Chuỗi chốt bị chặn 5.Tương quan giữa trung tâm và thế công. 1. ĐA SỐ CHỐT Ở CÁNH: Thường khi trong giai đoạn đầu của ván cờ . Việc đổi chốt trung tâm xảy ra dẫn tới một cấu trúc chốt không cân xứng Thí dụ : sau các nước : 1.e4 c5 2.¤e2 ¤f6 3. ¤bc3 d5 4.ed ¤xd5 5. ¤xd5 £xd5

6.d4 cd

7. £xd4 £xd4 8. ¤xd4

Trắng có 3 chốt bên cánh Hậu đối lại đen có 2 . Trong khi đó bên cánh vua Đen có đa số chốt 4 so với 3 . Độc giả còn nhớ trong chương bàn về Chốt ( tập 2 ) khi những thế cờ như vậy xảy ra , thường kết quả bên đa số Chốt cố gắng kiến tạo một Chốt thông. Chính việc kiến tạo một Chốt thông này là mục tiêu chiến lược quan trọng khi có đa số Chốt . Sau đây ta hãy xem xét những trường hợp đa số Chốt có thể kiến tạo được Chốt thông và ảnh hưởng con Chốt được kiến tạo như vậy. Trong một thế cờ mà hai bên đều nhập thành gần và lực lượng cân bằng , nên có đa số Chốt bên cánh vua hay bên cánh Hậu ? Ai thường xem xét các ván cờ trong báo hay sách chắc chắn sẽ gặp lời phê bình : “ Trắng ưu thế nhờ đa số Chốt cánh Hậu”.Các tay chơi cờ đều rõ là đa số chốt cánh Hậu là một ưu thế , nhưng không phải ai cũng hiểu tại sao? . Trong chiều hướng giải thích điểm này , ta hãy xem xét trước hết cờ tàn và sau đó trung cuộc . Ta hãy thí dụ trong tàn cuộc , hai bên điều nhập thành gần , các quân đều đổi hết và vua ở g1 và g8 , Đen có đa số Chốt bên cánh Hậu , Trắng bên cánh Vua .

Nếu hai bên đều tiến Chốt cánh của họ , phía đa số Chốt , Đen sẽ có một Chốt thông bên cánh Hậu và Trắng bên cánh Vua . Bây giờ đường tiến tới phong cấp đối với Trắng khó khăn hơn vì Chốt Trắng bị Vua Đen ngăn cản rồi , còn Chốt Đen , ngược lại ở xa hơn nên nguy hiểm hơn vì không bị Vua nào cản trở cả . Tuy nhiên , một điều cần ghi nhớ : trong tàn cuộc một nguyên tắc chiến lược quan trọng ta phải trung tâm hóa Vua nên thường Vua phải nhanh chóng vào lúc thuận lợi nhất tiến vào trung tâm để từ đó có thể trông chừng cả hai bên cánh . Một khi Vua đã được trung tâm hóa việc đa số Chốt cánh Hậu thôi không còn là ưu thế nữa. Trong trung cuộc , quân Vua hiếm khi được sử dụng như là một quân tích cực, và nhiệm vụ ngăn chặn Chốt đối phương không như ở tàn cuộc không còn là nhiệm vụ riêng rẽ của quân Vua nữa . Tầm quan trọng của đa số Chốt cánh Hậu ở trung cuộc nằm ở chỗ đa số Chốt này có thể tiến lên không sao cả , còn như bên cánh Vua , mọi sự tiến Chốt đều lột trần Vua rất nguy hiểm , không có hàng rào Chốt che chở ,Vua dễ bị quân địch tấn công nguy hiểm. Tóm lại , ta có thể nói là việc biến một đa số Chốt cánh Hậu để có một Chốt thông thường dễ dàng hơn là đối với đa số Chốt cánh Vua , dù tàn cuộc hay trung cuộc. Trong trung cuộc Chốt cánh Hậu có thể tiến lên mà những gian nguy hiểm cho quân Vua , trong tàn cuộc khi Vua chưa trung tâm hóa ,đa số Chốt cánh Hậu có thể tạo lập Chốt thông ngoài tầm với tới của Vua đối phương Cho tới bây giờ ta chỉ thí dụ rằng hai bên điều nhập thành gần . Dĩ nhiên nếu hai bên lại nhập thành xa , cánh Hậu lúc đó được coi là cánh Vua rồi . Nếu hai bên nhập thành khác phía thì không còn cánh Vua nữa và những điều nhận xét trên không còn ý nghĩa nữa . Chúng tôi cần cảnh giác bạn đọc là khi kết luận đa số Chốt cánh Hậu là một ưu thế , chúng tôi đã thí dụ là lực lượng đôi bên cân bằng , trong trường hợp không phải vậy thế cờ sẽ hoàn toàn khác hẳn . Thường một cuộc tấn công bằng quân có

thể được ném vào phía cánh Vua có đa số Chốt cánh hậu và việc chống đỡ có thể kém hữu hiệu hơn vì việc thiếu một Chốt bên cánh Vua ( khi chuyển Chốt này sang cánh Hậu với ưu thế đa số Chốt cánh Hậu ) Như vậy với cấu trúc Chốt f2 , g2 , và h2 chống lại g7 , h7 , khả năng đẩy lui tấn công đã giảm thiểu vì việc thiếu hụt Chốt f7 . Rồi sau đó nếu Đen bị Tượng ở d3 và Hậu ở h5 nhắm vào Đen sẽ phải suy tính kỹ lưỡng trước khi chống đỡ với g6 , vì phải chú ý tới nước thí ¥xg6 , điều này sẽ không thể xảy ra được nếu Đen có Chốt ở f7 . Lấy một trường hợp khác : Khi Đen có đa số Chốt cánh Hậu , có nghĩa Đen đã cho bên trắng đa số chốt cánh Vua (4/3 ) . Trắng có thể gây áp lực rất cao lên Chốt f7, còn có thể dùng Chốt e và f tấn công phá thành Vua Đen . Sau khi đã trình bày vài điều kiện hạn chế chúng ta có thể tuyên bố rằng đa số Chốt cánh Hậu có một giá trị lớn lao nhất và lâu dài nhất trong những thế cờ mà Vua chưa trung tâm hóa được trong đó lực lượng đà giảm đủ nhiều để không sợ thế công với quân vào Vua . Những thế cờ như vậy thường xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp giữa trung cuộc và tàn cuộc . Nó bao gồm những thế cờ trong đó Hậu đã bị đổi nhưng còn Xe và quân nhẹ hoặc những thế cờ trong đó còn Hậu có quân nhẹ yểm trợ nhưng không còn Xe nữa.Và bây giờ vài thí dụ minh họa : Bronstein – Kotov Giải vô địch Liên Xô thứ 16

Thế cờ hình 195 cho thấy thế đặc trưng cấu trúc Chốt cho phép Trắng sử dụng đa số chốt cánh Hậu . Phải thừa nhận đa số Chốt Trắng tự nó chỉ là 1 ưu thế nhỏ

và nếu không nhờ vị trí ¤a6 và

¥f6

của Đen không thuận lợi ,Trắng cũng khó khai

thác được ưu thế đa số Chốt cánh Hậu này. 17...¤c7 18.¥h5

Với nước hay này Trắng gây suy yếu thành Vua Đen rất nhiều , Đen

phải đỡ với g6 và sau đó có lẽ cũng phải đi luôn f6 sau Này để đuổi con Mã khó chịu ở e5 . Đen sẽ gặp nhiều khó khăn bảo vệ Vua mình , ngoài ra hàng 7 cũng bị yếu đi , một yếu tố quan trọng trong một thế cờ tàn Hậu có thể xảy ra ¤e8 20.f3

18...g6 19.¥e2

nước đi này hạn chế tầm hoạt động quân Tượng Đen cùng lúc sửa soạn

cho Vua trung tâm hóa khi các quân được trao đổi . 20… £e7 21.¦xd8 ¦xd8 22.¦d1 ¦xd1+ 23.¥xd1 số

quân còn lại thuận lợi cho Trắng khai thác ưu

thế đa số Chốt cánh Hậu . Bây giờ Trắng phải bố trí các quân sao cho thuận lợi nhất để sau đó khởi công tấn Chốt . Dù việc đổi Hậu không lợi cho Trắng , Trắng không sợ gì phải đổi các quân nhẹ nhất là khi việc trao đổi đó không ngăn trở Trắng tạo lập một Chốt thông . 23… f6 24.¤d3 ¤c7 25.¥b3 ¢g7 26.a4 £d6 27.c5 bxc5 28.¤xc5 ¥c8?

Đen nhận thấy thế cờ không thể cầm cự được nếu đổi hết hai quân nhẹ nhưng

dù sao Đen nên để cho đổi hết một quân với ¥d5 thay vì phá vỡ thế liên hoàn các quân với nước thoái Tượng này 29.b5 e5

Thế cờ này rõ rệt thắng lợi nghiên về Trắng . Bây giờ Trắng phải đưa Vua lên f2 rồi không cho Hậu Đen xâm nhập hàng 2. Với ô d2 yên ổn rồi , Hậu Trắng mới tự do lo chỗ khác để đưa lên c4 hăm dọa trên đường chéo a2 – g8 , cùng lúc việc tấn Chốt cánh Hậu cũng phải được

thực hiện . Nếu Trắng theo kế hoạch đó

Đen sẽ không còn cách phản nữa vì mổi nước tấn Chốt cánh Vua chỉ lột trần thêm

Vua Đen mà thôi . Tuy nhiên Trắng lại chọn một kế hoạch khác và quyết định giải quyết ván cờ với đòn chiến thuật . Trắng đổi Hậu và nghĩ rằng sẽ thắng cờ khi hơn một quân sau đó . Nhưng Trắng chợt nhận thấy khi quá trễ rồi rằng việc đó chỉ dẫn tới thế hòa cơ ø30.¤e4? £b6! 30...£b4? 31.£c1 31.£xb6Bây giờ 31.¢f2 không còn ích lợi nữa vì Đen có thể trả đòn 31... ¥e6 cho phép Vua đen chuyển sang cánh Hậu

31...axb6 32.¤d6 ¥d7 33.¥c4

¤a8! 33...¢f8? 34.a5 ¢e7 35.axb6 ¢xd6 36.b7! 1–0 34.¥d5 ¤c7

Bây giờ Trắng mới nhận thấy việc hơn quân chỉ dẫn tới thế cờ hòa bxa5 37.b6 ¤d5! 38.¥xd5 ¥xd5 39.b7 ¥xb7 40.¤xb7 a4 41.¢f2 a3 42.¤c5 a2 43.¤b3.

. 35.¥b7 ¥e6! 36.a5

Bỏ ra ngoài khả năng

trên , Trắng không còn cách gì nữa cả vì việc đổi Hậu đã để cho Đen chuyển Vua sang cánh Hậu phòng ngừa Chốt thông có thể xảy đến 35.¥c6 bxa5 38.¤xa5 ¢e7 39.¢f2 ¥d7

35...¥e6 36.¤b7 ¢f7 37.a5

cũng an toàn là 39...¢d6 40.b6 ¤a6 41.¥b7 1/2–1/2

Ván cờ cũng hòa sau 41.¥xd7 ¢xd7 42.¢e3 ¤c5 43.f4 exf4+ 44.¢xf4 ¢d6!

½–½

Sau nước đi trên ván cờ được thuận ý hòa vì Trắng không thể khai thác quân Chốt thông . Nếu muốn khai thác một đa số Chốt , quan trọng là đa số chốt này phải cơ động . Thường khi một đa số chốt cánh Vua có giá trị nhiều hơn một đa số Chốt cánh Hậu bị tê liệt. Ván cờ sau đây cho thấy Đen đã cho hẵn một Chốt chỉ để làm tê liệt đa số Chốt của đối phương như thế nào. Spielmann – Coke Dortmund 1928

Trắng vừa chuyển Mã từ c3 lên a4 nhằm ngăn ngừa ¥c5 và sửa soạn cho nước đẩy Chốt c5. Tuy nhiên Trắng đã để cho Đen thời cơ trả đòn thật bất ngờ ø17...b5! Bây giờ Trắng có tới hai Chốt đa số bên cánh hậu nhưng đa số này rời rạc nên giá trị không là bao . Mọi cố rắng tạo lập Chốt thông sẽ gặp nhiều khó khăn . Còn Đen thì có ô d6 rất đẹp cho quân Tượng nhờ đó có thể khởi công mạnh lên cánh Vua Trắng 18.cxb5 ¥d6 19.¦ae1 £e7 20.¥d3 ¤e5! một thí dụ rất hay về trung tâm hóa quân . Đường hướng 21.¥xf5 ¦xf5 22.¦xf5 ¤f3+ 23.¦xf3 £xe1+ 24.¦f1 ¥xh2+ không hay cho Trắng 21.¢h1 21...f4! 22.¦e2?

chỉ thua mau thêm . khả năng duy nhất phản công

là 22.¤c5!; rồi ¤e6 hoặc ¤e4. Dĩ nhiên 22.¦xf4?? ¦xf4 23.£xf4 ¤xd3 22...¦ae8 23.¤c3 £h4 24.¤e4 ¤g4 25.h3 không hơn gì với 25.g3 £h3! hoặc 25.£g1 ¤xh2 26.£xh2 £xh2+ 27.¢xh2 f3+25...f3! 26.¦xf3 ¦xf3 27.¤f6+ ¢f7! 0–1

Bây giờ ta hãy xem xét một khai cuộc dựa trên việc tạo lập và khai thác một đa số Chốt , đây là thế biến đổi quân trong ván cờ Tây Ban Nha mà Lasker gặt hái được nhiều thành công . Lasker – Janowsky / trận đấu 1909 ( Ván cờ Tây Ban Nha biến 4. .¥xc6 ) 1.e4 e5 2.¤f3 ¤c6 3.¥b5 a6 4.¥xc6 dxc6 5.d4 exd4 6.£xd4

Tính cách thế cờ bây giờ rõ rệt , với

việc đổi Chốt trung tâm , Trắng có đa số chốt cánh vua để cho Đen đa số Chốt cánh Hậu nhưng lại bị chồng Chốt . Tuy nhiên Đen có cặp Tượng , khai thác rất hiệu quả trong các thế cờ thoáng như vậy. Kế hoạch bên trắng bây giờ là đơn giản cờ để có thể sử dụng đa số Chốt tạo

Chốt thông hầu khai thác trong tàn cuộc . Còn Đen phải tìm kiếm cơ hội trong cách chơi các quân . Ngay từ năm 1884 Steinitz đã có ngay phương pháp đúng đắn cho Đen , trong ván cờ với Lasker , ông đã tiếp tục : 6...£xd4 7.¤xd4 c58.¤e2 ¥d7 9.¤bc3 0–0–0 10.¥f4 ¥c6

với thế cờ hay . Sau này Alekhine cũng có phương pháp rất hay : 7...¥d7

8.¥e3 0–0–0 9.¤d2 ¤e7 10.0–0–0 ¦e8! 11.¦he1 ¤g6 12.¤e2 ¥d6 13.h3 f5

Ý định nước đi nầy có ý đổi Mã ở f3 và

và Đen khá hơn. 6…¥g4

phá tan cấu trúc Chốt thành Vua Trắng .

Tuy nhiên điều này lại không hợp lý vì Chốt chồng Trắng vẫn cơ động nhiều hơn so với Đen . Để có thuyết phục điều đó , ta hãy giả sử cuộc đổi quân đã thực hiện rồi và Trắng bị Chốt chồng ở f2 và f3 . Như vậy Trắng có khả năng chơi Chốt f3 lên f5 có quân yểm trợ , sau đó tiến Chốt f2 lên f4 rồi tiến Chốt e5 , sau đó ép buộc tạo lập Chốt

thông , dĩ nhiên

Trắng chỉ còn phải chú ý Đen không phá tan kế hoạch trong trứng nước khi ngăn chặn Chốt chồng trước khi nó có thể khởi sự tiến lên . Cho nên Trắng phải đề phòng nước g5 sau đó ¤g6 . Khi ta xem xét Chốt chồng Đen bên cánh Hậu hình ảnh hoàn toàn khác hẳn , không có cách nào tạo lập một Chốt thông .Như vậy ta thấy đa số Chốt bên Trắng cơ động nhiều hơn , lý do là Chốt e4 nằm trên một cột nữa mở ( không có Chốt địch ngăn chặn trên cột e ) 7.¤c3 £xd4 Với nước này Đen từ bỏ kế hoạch phá tan cấu trúc Chốt Trắng thành ra nước thứ 6 của Đen chỉ mất nước vì tượng này lúc nào cũng có thể bị đuổi vời f38.¤xd4 0–0–0 9.¥e3 ¥b4 10.¤de2! Sau 10.f3 ¥xc3+ 11.bxc3 ¥d7 12.¢f2

Trắng vẫn có thế cờ hay hơn nhưng sẽ còn

Tượng khác màu khi đổi Mã , Đen rất nhiều cơ may hòa cờ. 10...¥xe2? một đánh giá

sai lạc hoàn toàn về tính cách chiến lược của thế cờ . Đen đã từ bỏ qua bài tẩy duy nhất (cặp Tượng ) chỉ để cho Trắng Chốt chồng , nhưng triển vọng của Đen bên cánh Hậu không mảy may khá hơn được . Đúng là ø10...¤e7 11.f3 ¥d7 rồi f4 và Đen có thể sử dụng lối chơi với các quân để phản kích 11.¢xe2 ¥12.bxc3 Bây giờ ta phải đánh giá thế cờ này như thế nào?

Hai bên đều có Chốt chồng cả. Chốt chồng trắng

cùng cánh với đa số Chốt đen

lại còn cô lập nữa Nhưng dù Chốt chồng có yếu kém khi nói tới cơ động , Chốt chồng lại rất kiến hiệu trong phòng thủ . Trong thế cờ này , Chốt c2 ,c3 cũng ngăn chặn kiến hiệu việc tạo lập Chốt thông Đen y như Chốt ở b2 , c2 . Còn trên cánh Vua chỉ là vấn đề thời gian trước khi trắng có thể tạo được Chốt thông . Ngược lại tượng Trắng lại thật tích cực. Có thể nói Trắng có ưu thế chiến lược rõ rệt ,dù không có những sai lầm chiến thuật nhỏ của Đen sau này Lasker vẫn thắng cờ được. 12… ¤f6 Cuối cùng con Mã hướng về c6 để từ đó nó có thể ngăn chặn quyết liệt Chốt Trắng tiến lên. Dù con đường thẳng tới c6 với 12...¤e7 bị 13.¥c5 ngăn chặn , vẫn còn một đường nhanh hơn là lối đi Đen đã chọn; 12...b6 13.¦ad1 ¤e7 rồi sau đó c4 và ¤c6

13.f3 ¤d7 14.¦ad1 ¤e5

Điều này

lại lỡ hai nước . Hay hơn nên 14...b5 rồi c5 và ¤b8-c6 15.¦d4 b6 16.f4 ¤d7 17.¦hd1 c5 18.¦4d3 ¤b8 19.¢f3 ¦de8

Đen nghĩ dựa vào cặp xe , Đen có thể ngăn chặn Chốt tiến lên . Chỉ có

điều Vua Đen bị ngăn chặn một thời gian dài khỏi nơi cần yếu , bên cánh Vua có đa số Chốt trắng . Việc đổi xe có lẽ cho Đen nhiều triển vọng hơn . 19...¦xd3

20.¦xd3 (20.cxd3 ¢d7) 20...¦d8 . 20.f5!

Nước đi này đi ngược lại nguyên tắc chỉ tiến Chốt nào

không có Chốt địch đối đầu trước tiên . Nhưng nước đi nầy hợp với thế cờ . Nếu theo nguyên tắc ,nước đi 20.e5? sẽ sai lầm trong thế cờ này vì việc tiến Chốt f sẽ gặp nhiều khó khăn vì Chốt e5 sẽ không ai bảo vệ .Nước trong ván cờ cực mạnh vì cho phép Tượng đi f4 để từ đó nó có thể có vai trò tích cực 20...f6 20...¤c6 không hay gì hơn 21.¥f4 ¦e7 22.¦e1 ¦he8 23.¦d5 ¤e5+ 24.¥xe5 ¦xe5 25.¦xe5 ¦xe5 26.¢f4 f6 27.¦d1

và Trắng vẫn khởi động Chốt g4 , h4 , g5 21.g4 ¦e7 22.¥f4 ¦he8

23.¦e3 ¤c6 24.g5 ¤a5 quân

Mã ở c4 cũng không hay hơn gì ở c6. Đen không còn khả

năng cải thiện thế cờ . Nước đi fg do Alekhine đề nghị không hay 24...fxg5

25.¥xg5 ¤e5+ 26.¢f4 ¦d7 27.¦d5!



Trắng có thể thúc Chốt e tiến lên vì27… ¦xd5? 28.exd5 lỗ một quân Đen 25.h4 ¤c4 26.¦e2 ¦f7 27.¦g1 ¢d7

có lẽ hay hơn chút đỉnh 27...g6 Trắng sẽ phải tiếp tục với 28.fxg6

29.gxf6 ¦xf6 30.¦g5 fxg5

hxg6

rồi h5 28.h5 ¤d6? Chỉ giúp thêm cho nước đột phá quyết định . 29.h6!

Không thể29...g6 30.fxg6 hxg6 31.gxf6 ¦xf6 32.e5 ¦fe6 33.¦d2 30.¦xg5 g6 Lỗ một Chốt . Nhưng

sau 30...gxh6 31.¦h5 thế cờ chỉ vô vọng trước cặp Chốt thông liên kết 31.fxg6 hxg6 32.¦xg6 ¦ef8 33.¦g7 ¦xg7 34.hxg7 ¦g8 35.¦g2 ¤e8 36.¥e5 ¢e6 37.¢f4 ¢f7 38.¢f5 1–0 Tài liệu từ Bác Quách Anh Tú

ƯU THẾ Ở CÁNH ( CHIẾN LƯỢC TẬP III TIẾP THEO) 2. TẬP TRUNG QUÂN Ở CÁNH : Không chỉ có đa số Chốt mới có thế công ở cánh mà có quân tập trung đông ở cánh cũng có thể khởi công được . Điều này không chỉ có nghĩa là tập trung hết

quân vào một phần nhỏ bàn cờ mà cần hiểu rộng hơn là tập trung sức mạnh các quân hướng về một phần nhỏ nào đó . Ta cần nhớ là một quân vẫn có thể hữu hiệu từ xa như quân Tượng ở b2 chiếu về ô g7 . Một đòi hỏi quan trọng cho việc sữ dụng đúng đắn ưu thế một quân trên một địa bàn nào đó là việc mở đường . Ta đã thấy chỉ một cột mở cho Xe cũng có nghĩa một ưu thế quyết định . Điều đó cũng áp dụng cho một đường chéo thông có Tượng kiểm soát. Áp lực quân trên 1 cánh có thể có nhiều hình thức nhưng luôn luôn mục tiêu phải đạt được một ưu thế về sức mạnh các quân để sao cho đối phương không đủ sức bảo vệ hữu hiệu mọi điểm bị tấn công . Ta sẽ chứng minh với thí dụ sau: Averbach – Fuchs Dresden 1956 Phòng thủ Ấn Độ cổ 1.c4 g6 2.¤c3 ¥g7 3.d4 ¤f6 4.e4 d6 5.¥e2 0–0 6.¥g5 c5 7.d5 a6 8.a4 e6 9.£d2 £a5 10.¦a3

Nước đi này xem có vẻ chỉ để chống lại mối đe dọa 10...b5 vì bây giờ Trắng có thể đáp lại với 11. ab . Nhưng còn sử dụng cho mục đích khác , Trắng không thể tấn công thắng lợi ở trung tâm hay bên cánh Hậu nên muốn đưa xe sang cánh vua để có ưu thế tại đó exd5 11.exd5 ¤bd7? Nước đi này Đen rối loạn triển khai quân . Hay hơn nếu 11...¦e8 rồi ¥g4 12.¤f3 ¤b6 13.0–0 ¥g4 Các nước đi trên của Đen có lẽ với ý định sửa soạn cho 13...£b4 nhưng bây giờ Đen nhận thấy sẽ bị trả đòn với 14.£c1 ¤xc4? 15.¦a2

nên Đen phải tìm kiếm phương cách lôi Hậu khỏi tình thế nguy hiểm Trắng

có thể tạo ra sau 15. a5 và ¦a4 14.£f4! ¥xf3 15.£xf3 ¤fd7? Đen vẫn đeo đuổi thế công bên cánh Hậu nên gây suy yếu cánh Vua nhiều hơn . Đúng phải là 15...¤bd7 16.¤e4! Chợt Trắng có hai mối đe dọa 17. ¥d2 bắt chết Hậu và 17.¤xd6. Đen ép buộc phải 16...¤c8 17.£h3! £c7 18.£h4 ¦e8 19.¦h3

Ngoại trừ

¦f1

, tất cả quân Trắng đều nhắm vào thế công

quyết định trên thành Vua Đen thiếu bảo vệ. Ngay cả ¥e2 cũng sẵn sàng tham gia

qua nước phế vào h5 . Bây giờ chỉ còn các đòn chiến thuật thực hiện thế công thắng lợi 19…h5 rõ rệt Đen vô vọng sau 19...¤f8 20.¤f6+ ¥xf6 21.¥xf6 20.¤g3!

Sửa soạn cuối cùng cho đòn quyết định . Nước thí Tượng lúc nầy hơi sớm . . 20.¥xh5 ¦xe4! Nếu 21...gxh5 22.¤xh5 ¤g6 23.¤f6+! ¥xf6 24.¥xf6 ¤xh4 25.¦xh4 20...¤f8 21.¥xh5 b5

22.¤f5!

gxh5 22...gxf5 23.¥f6! ¥xf6 24.£xf6 £e7 25.¥xf7+! 23.¥f6 ¤g6 24.£g5 ¤ce7 25.¤h6+ ¢f8 26.¥xg7+ 1– 0

Trắng thắng Tài liệu từ : Thầy Quách Anh Tú

ƯU THẾ KHÔNG GIAN Ở CÁNH ( CHIẾN LƯỢC TẬP III Tiếp theo) 3. ƯU THẾ KHÔNG GIAN Ở CÁNH . Thường khi một cấu trúc Chốt nào đó hay cho một bên ưu thế về không gian . Dù ngay khi lực lượng cân bằng ,ưu thế này có thể trở nên một tiền đề cho tấn công . Đặc tính hay nhất của ưu thế không gian bên cánh nằm chỗ Chốt cơ động tại đó .

Trong hình , Chốt cánh Vua Đen bị chặn bởi Chốt e5 trong khi Trắng cũng bị như vậy bên cánh Hậu với Chốt c4. Nếu Đen chơi f6 hay f5 Đen sẽ có Chốt yếu “e” sau khi Trắng đáp lại ef . Nếu Đen lại cố gắng g6 hay g5 Đen sẽ có điểm yếu nguy hiểm ở f6 . Bên cánh Hậu , chính Trắng đang gặp vấn đề về cơ động Chốt . Thông thường có hai cách khai thác ưu thế không gian ở cánh : tấn công cánh với các quân hoặc tấn Chốt . Trường hợp thứ hai , mục đích nhằm mở đường ( cột, đường chéo ) cho thế công hay nhằm hạn chế cờ đối phương . Trong hình Trắng sẽ phải tiến hành với f4 , g4 , và f5 và sau đó , tùy hoàn cảnh sẽ phe hoặc f6 . Bên cánh Hậu , đen đặc trưng với thế công b5 , a5 , và b4. Cũng cần phải chú ý về việc tiến Chốt trên cần phải được sửa soạn kỹ lưỡng với cách bố trí quân thích hợp. Các quân cũng có thể được bố trí sao cho có thể phá tan việc tiến Chốt của đối phương . Thí dụ một Tượng Đen ở trên đường chéo a8-h1 có thể ngăn chặn Trắng chơi g4 nếu Vua Trắng còn ở g1. Bây giờ ta có thể xem vài thí dụ : Botvinnik - Reshevsky Avro Kỳ đài 1938 ( Khai cuộc Anh ) 1.c4 e5 2.¤c3 ¤c6 3.g3 g6 4.¥g2 ¥g7 5.e3 d6 6.¤ge2 ¤ge7 6...¥d7 ¤f5 10.d5 ¤e5 10...¤cd4 11.b3 a5 12.¥b2 ¤d7

hay hơn 7.d4 exd4 8.exd4 0–0 9.0–0

Sức mạnh Chốt d5 được ¥g2 gia tăng rất nhiều nên cánh Hậu Đen hoàn toàn tê liệt. Kế hoạch đúng cho Trắng bây giờ là tiến Chốt cánh Hậu và đột phá “c5” vào lúc thuận tiện 13.a3! ¤c5? Vì Trắng đang âm mưu b4 , nước đi nầy mất nước , hửu ích hơn phải là 13...¦e8 14.b4 ¤d7 Sau 14...axb4 15.axb4 ¦xa1 16.¥xa1 ¤a6 17.£b3 Quân ¤a6 không hay lắm chứng tỏ nước đi vừa rồi của Đen không có ý nghĩa vì cả. 15.£b3 ¤d4 16.¤xd4 ¥xd4 17.¦ad1 ¥g7 18.¦fe1 axb4 19.axb4 ¤f6

Đen dù sao cũng phải triển khai

quân Tượng đâu đó , nhưng nước đi nầy giảm việc kiểm soát ô c5 nên cho Trắng dể dàng đột phá 20.h3! h5 Ý định bảo đảm ô f5 cho quân Tượng có thể đuổi với g4 . Tuy nhiên sau nầy cho thấy quân Tượng ở f5 hay d7 đều không hay cả 21.c5! ¥f5 22.¤b5 ¥d722...¦e8 23.¤d4 ¥d7 24.c6 bxc6 25.dxc6 ¥c8 26.b5

Trắng ưu thế rõ rệt . Trắng lúc nào

cũng có thể tạo lập một Chốt thông nguy hiểm với b6 23.c6! bxc6 24.dxc6 Nước tiến Chốt c6! Trắng đã phá tan thế cân xứng trong cấu trúc Chốt nhưng Trắng cũng không thể thỏa mãn với việc dễ dàng dọn lối cho con Chốt tới ô phong cấp , quân Đen bố trí quá tồi tệ , thông thường Trắng có thể quyết định nhanh hơn với đòn phối hợp

24…¥c8 (

hình )

Mọi nước Tượng khác đều không ổn thỏa 24...¥f5 25.¤d4 £c8 26.¦e7; 24...¥e6 25.¦xe6! fxe6 26.¤d4 £e7 27.¤xe6 £f7 28.¥xf6 ¥xf6 29.¥d5 ¢h8 30.¤f4 £g7 31.£d3 Trắng

thắng.

25.¤xd6!

Một đòn

phối hợp đẹp mắt . Rõ rệt là 25...cxd6 26.c7 không thành vấn đề , nhưng Đen hy vọng tự cứu với nước đi sau. 25… ¥e6

26.¦xe6! fxe6 27.¤f5! £e8

Không hy

vọng bao nhiêu

với27...£xd1+ 28.£xd1 exf5 29.b5 ¦ab8 30.£b3+ ¢h7 31.¥a3 28.¤xg7 ¢xg7 29.¦d7+ ¦f7 30.¥e5 Ăn Chốt c7 vì 30...¦c8 sẽ bị

31.£f3.

Hai Chốt thông liên kết có cặp Tượng yểm trợ sắp quyết định

nhanh chóng ván cờ 30… ¢g8 31.¦xc7 ¦xc7 32.¥xc7 ¦a1+ 33.¢h2 ¦a7 34.¥e5 ¦f7 35.c7 ¤d7 36.£c2 ¦f8 37.c8£! 1–0

Đen buông cờ

Ván cờ sau đây chứa đựng một ý niệm rất đáng chú ý . Trắng có ưu thế bên cánh Vua , ép buộc đối phương phải phòng thủ thụ động trên các điểm bị tấn công sau đó bất ngờ Trắng chuyển cánh sang tấn công cánh Hậu mà Vua Đen vừa chuyển về ẩn núp . Một sự di chuyển mặt trận như vậy thường là hậu quả thế công cánh vì bên phòng vệ có quân bố trí quá tồi tệ kết quả của sự việc phải đối phó liên tục với các đe dọa chiến thuật của đối phương nên không thể tập trung dể dàng quân lại đúng lúc nhằm bảo vệ cánh kia . Keres – Euwe Trận đấu năm 1939, ( Phòng thủ Nimzowitch ) 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 ¥b4 4.£c2 ¤c6 5.¤f3 0–0 6.¥g5 h6 7.¥h4 d6 8.e3 8.a3 hay hôn 8...£e7 9.¥e2 e5 10.d5 ¤b8 11.¤d2! Nước

đi nầy có mục tiêu chiến thuật cũng như chiến lược. Dưới khía

cạnh chiến thuật Trắng ngăn ngừa đối phương thiết lập một thế công mạnh lên cánh Vua 11.0–0 ¥xc3 12.£xc3 g5 13.¥g3 ¤e4 14.£c2 f5 . Còn về chiến lược Trắng sửa soạn nước tiến f4 sau khi nhập thành gấn như vậy Trắng sẵn sàng đạt ưu thế trên cánh Vua

11...¤bd7

12.0–0 a5!

không được 11...¦e8? 12.¥xf6 £xf6? 13.£a4 Đen lỗ quân

Chốt Trắng d5 cho Trắng ưu thế không gian bên cánh Hậu nên Đen thiết

lập rào chặn không cho Trắng khai thác ưu thế` đó . Bây giờ Trắng khó thể tiếp tục 13.a3? ¥xc3 14.£xc3 a4! vì các Chốt sẽ bị chặn mất. 13.¦ae1! Tiếp tục kế hoạch tấn Chốt

f4 . Đen có thể phá ngang ý định của Trắng với 13... ¥xb4 14. £xc3 e4 nhưng Trắng lại có thể mang Mã sang d4 để có hai cách thức chơi tích cực , bên cánh Hậu sau nước sửa soạn b3 và b4 , Trắng sẽ tấn được c5, bên cánh Vua vào lúc thuận tiện , Trắng có thể mở cột f với f3 và mở thế công cánh Vua 13...¦e8 14.f4 ¥xc3 Không thể tiếp tục14...exf4? 15.exf4 vì Đen sẽ mất quyền kiểm soát cột “e” vì chậm trễ khai triển . Nước đi trong ván cờ rất đúng vì Đen muốn giải tỏa bớt áp lực thế công Trắng lên cánh Vua qua việc đổi quân 15.£xc3 ¤e4! 16.¤xe4 £xh4 17.g3 £e7 18.¥g4! Về chiến lược rất hay Trắng sẽ tấn Chốt “f” lên f5 để có ưu thế không gian bên cánh Vua , như vậy quân Tượng sẽ bị che lắp vì Chốt d5 va f5 nên Trắng muốn đổi nó trước 18...¤f6 19.¤xf6+ £xf6 20.¥xc8 ¦axc8 21.¦f2

Bây giờ và các nước sau Đen không thể đổi quân ở f4

vì sẽ gây cho Chốt cánh Vua trở nên rời rạc hẳn đi . 21...exf4 22.£xf6 gxf6 23.¦xf4 ¢g7 24.e4 ¦e7 25.¦ef1

. Vì vậy Trắng vời lại nước f5 cho tới khi có thể chơi nước nầy thêm lợi

nước . Chú ý là 21.£xa5 không hay vì21.. exf4 và £:b2 21...b6 22.¦ef1 £g6 23.f5! £f6 24.e4 Nhờ Chốt ở f5 Trắng có ưu thế không gian bên cánh Vua . Kế hoạch bên Trắng sửa soạn cho nước đột phá g4 , g5 ( thí dụ : g4 , £g3 , h4 ,và g5 ) Đen hơi kẹt vì phải giữ Hậu ở f4 vì hiện tại không thể di chuyển khỏi nơi đó được bởi sợ nước f6 sẽ góp thêm sức mạnh vào thế công . Bây giờ Đen muốn chuyển Vua sang cánh Hậu cho đúng nguyên tắc đã nêu trong chương bàn về Vua ( tập 1 ) . Nhưng trước đó Đen phải phòng ngừa một cuộc đột phá có thể xảy ra bên cánh Hậu với b3 , a3 , b4 , c5 của Trắng để nơi ẩn náo mới cho Vua không thể bị nguy hiểm được

24..c6! 25.dxc6 ¦xc6 26.a4

Chặn mối đe dọa 26... b5 26.. ¢f8 27.¦d1 ¦ec8 28.b3 ¢e7 29.£f3 ¢d7 30.h4

¢c7 31.¢f1

Vua Trắng cũng rời bỏ cánh Vua lý do để không cản trở hoạt động các quân Trắng 31... ¢b7 32.¢e2 ¦8c7 33.¦h2 £d8

Vua Đen an toàn rồi và Hậu Đen không còn phải canh

chừng ở f6 vì sắp có Chốt thế vào, như vậy nước đột phá g5 sẽ khó thực hiện .Nếu Trắng muốn ngừa 34... f6 với 34. f6 Đen trả đòn 34. g6! ( mạnh hơn nước 34... £:f6 35. £:f6 gf 36. ¦f2 hoaëc 34... gf 35. ¦f2 ) và thế cờ đạt được cho thấy Trắng không thể mở cột bên cánh Vua được nữa ( thí dụ 35. h5 g5 ) 34.g4 f6 35.¦g2 ¦c8 36.¦g3

Trắng muốn đột phá thật kỷ lưỡng , chiếm lĩnh cột “h” sẽ mở . Sau 36.g5 hxg5

37.hxg5 £h8

Đen có thể chống đở được

36...£d7

38.hg ¦h8 37.£d3 £f7 38.¦h1 ¦h8 39.¦hh3! ¦cc8 40.g5!

phản kích mạnh trên cột “d” mở

Để có thể đáp lại 37. g5 với 37...hg

Sau 40.£xd6? ¦cd8 41.£a3 ¦d4 rồi

¦hd8

40...hxg5 41.hxg5 £c7 42.£d5+ ¢a7 43.¦d3 ¦xh3?

Đen có Với nước

đổi Xe nầy Đen từ bỏ cột mở , chỉ làm thua nhanh thêm .Trong tàn cuộc Xe với 43...fxg5 44.¦xh8 ¦xh8 45.£xd6 £xd6 46.¦xd6 ¦h4 Đen vẫn còn vài cơ may hòa cờ. Thí dụ : 47.¢f3 ¦h3+ 48.¢g4 ¦xb3 49.¦d7+ ¢a6! 44.¦xh3 fxg5 45.¦h7 £e7 46.¢f3 ¦f8 47.¢g4 ¦f7 Ngừa nước

8. £e6

với 48... £:e6 49. fe ¦e7 48.b4! Nước đột phá quyết định vào thành Vua Đen .

Đáng chú ý sức mạnh quân Hậu được trung tâm hóa. 48.. axb4 49.a5! £b7 Bây giờ bỏ hai Chốt nhưng 49...bxa5 50.£xa5+ ¢b7 51.£xb4+ ¢c7 52.£a5+ Đen không thể thoát được , thí dụ : 52...¢d7+ (hay 52...¢c6 53.£a6+ ¢c7 54.¦h8 ¦f8 55.£a7+) 53.£a7+ ¢e8 54.£b8+ ¢d7 55.£b7+ ¢e8 56.£c8+ £d8 57.¦h8+

thắng cờ 50.axb6+ ¢xb6 51.£xd6+ ¢a7 52.£xe5 b3 53.¦h3! ¦f6 Không thể 53...b2

54.¦a3+ 54.£d4+ ¦b6

Các khả năng khác 54...£b6 55.£d7+ ¢a6 56.£a4+; 54...¢b8 55.¦h8+ ¢c7 56.¦d8 đều

không hiệu quả. 55.¦xb3 1–0

Đen buông cờ.

Trong những thế cờ mà một bên tạo lập được ưu thế không gian với f5 như trong ván cờ trên , thường rất lời khi tiếp tục tấn Chốt khác lên để mở cột tấn công

với quân nặng , nếu không , thế công với quân thường ( thí dụ : Hậu + quân nhẹ ) sẽ kém kiến hiệu và có thể bị ngăn chặn . Việc tấn Chốt sửa soạn đột phá ngoài việc mở cột tấn công còn tạo lập yếu kém trong thế cờ đối phương ,, đoạt phá , khiên Chốt của Vua địch và còn có thể tạo một Chốt thông . Có thể xem ở đây ,nước đột phá là một phương cách quan trọng trong việc khai thác một ưu thế không gian ở cánh .Nó đã đóng vai trò quan trọng trong hai ván cờ trên . Thường khi nước đột phá đã được tiến hành với những phương tiện thế trận xuyên qua việc sửa soạn kỷ lưỡng trong bố trí quân và Chốt sao cho thật thuận lợi . Cũng có khi ta không đủ thì giờ sửa soạn kỷ lưỡng nên các phương cách chiến thuật , đòn chiến thuật , phối hợp đã được sử dụng như trong thí dụ sau đây: ( Hình )

Cấu trúc Chốt cho thấy nước đột phá f5 bên cánh Vua . Tuy nhiên nếu Trắng tiên hành như thường lệ với các nước sửa soạn g3 , h3 , g4 , Trắng sẽ mất quá nhiều thời gian để cho Đen có thể phản kích trên cột mở “a”. Cho nên Trắng đã phải bãi bỏ kế hoạch đó để xúc tiến theo một đường hướng đòn phối hợp để đột phá tức khắc Việc nầy có thể thi hành được nhờ quân Đen bố trí quá tồi tệ ở a3 và a4 1.f5 gxf5 1...exf5 2.¤f4 Chốt d5 của Đen chết vì Đen không thể tiếp tục 2...¥c6 (2...¤xb6 3.¤c2) 3.¦a1 £e7 4.¤xc6 bxc6 5.£a2 Đen lỗ một quân 2.¤f4 Trắng bây giờ đe dọa 3. £g3 rồi

£g7

và¤xh4 Sau nước chống đỡ của Đen , mối đe dọa

khác tinh tế hơn xuất hiện 2…h4 3.¦a1 ¥e7 4.¦xa4! ¥xa4 5.¤dxe6! fxe6 6.¤xe6 £c8 Bây giờ

thế cờ Đen tan rã. Trong ván cờ thực , Đen bỏ Hậu với 6...¥d7 7.¤xd8 để sau đó Trắng thắng chỉ là vấn đề thời gian . Tuy nhiên nếu Đen giữ lại Hậu Đen vẫn bị tấn công ráo riết khó chống đỡ như các nước đi sau cho thấy

7.£xf5 £c6 7...¥c6 8.¥g5! ¥c5+ 9.¢h1 8.¥g5! £xb6+ 9.d4 £b4 10.£f7+ ¢d7

11.¥xe7 £xe7 12.¤c5+ ¢d8 13.¤xb7+ ¢d7 14.¤c5+ ¢d8 15.£xd5+ 1–0

và Đen hoàn toàn vô vọng.

Tài liệu từ thầy : Quách Anh Tú

CHUỖI CHỐT BỊ CHẶN ( CHIẾN LƯỢC CỜ VUA TẬP III TIẾP THEO) 4. CHUỖI CHỐT BỊ CHẶN : Trong chương nói về trung tâm , ta đã thấy việc từ bỏ thế căng thẳng ở trung tâm có thể dẫn tới một chuỗi chốt bị chặn. Một thí dụ được ( Hình ) minh họa

Nhiều sách cờ chỉ gọi đó một cách đơn giản là một chuỗi Chốt , nhưng đối với tôi , việc đó không chính xác , danh từ chuỗi Chốt có thể áp dụng cho mọi cấu trúc Chốt liên kết với nhau , còn trong hình trên , điểm đặc trưng chính yếu là hai cặp Chốt Đen , Trắng bị chặn . Trong thế cờ như vậy khả năng cho hai bên thế nào?

Như chương trước cho thấy , Chốt Đen ở d4 hạn chế bên Trắng ở cánh Hậu cho Đen ưu thế không gian ở đây , còn Chốt Trắng e4 có đặc tính y như vậy bên cánh Vua nhưng khiêm nhường hơn vì nó chưa qua làn ganh giữa bàn cờ . Chốt Đen cơ động hơn bên cánh Hậu và ngược lại bên cánh Vua . Đáng chú ý là Đen sẽ không cố gắng nới rộng không gian bên cánh Vua trong thế cờ như vậy vì việc tiến Chốt f5 sẽ để cho Chốt e yếu sau khi Trắng đi ef . Chuỗi Chốt bị chặn thường định rõ đặc tính của thế cờ , cho mổi bên một ưu thế , một đa số Chốt về phẩm không phải về lượng trên một cánh nào đó . Phẩm đây nói về cơ động . Như thế mặt trận của Đen sẽ nằm bên cánh Hậu , của Trắng bên cánh Vua . Kế hoạch cho Đen là tiến hành nước tiến Chốt c4 ,để tiếp đó c d hoặc có thể nước đột phá c3 . Thường thường sau c4 nên lưu giữ thế căng thẳng cho tới lúc việc loại bỏ nó cho ta một cái gì cụ thể , một ưu thế cụ thể . Đối với Trắng , hành quân bên cánh Vua thường khởi đầu với f4 và nếu Đen đi f6 Trắng có hai đường hướng để theo,Trắng có thể mở cột “f” với nước fe hoặc có thể gia tăng ưu thế không gian với f5 Trong trường hợp cuối , cho thêm một mắt xích thứ 3 vào chuỗi Chốt bị chặn , đặc tính thế cờ vẫn như vậy , Trắng sẽ phải tiếp tục tấn Chốt với g4 , h4 ,g5. Việc cho thêm một mắt xích nữa vào chuỗi Chốt bị chặn xảy ra rất thường . Thường một bên trong thời gian tấn công cánh giải tỏa thế căng thẳng trong chốc lát và chuyển thế công một hàng tới dãy Chốt thấp hơn của chuỗi Chốt , Trong trường hợp trên ,Trắng sau f4 có thể di chuyển áp lực lên e5 xuống f6 , trong phòng thủ Pháp , sau 1. e4 e6 2. d4 d5 3. e5 c5 4. c3 Đen thường về sau chơi c4 để tiếp tục b5 , b4 .

Mọi kế hoạch gia tăng số mắt xích trong một chuỗi Chốt bị chặn luôn luôn phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì có cả khuyết điểm kèm theo . Ưu điểm là ưu thế không gian bên cánh được gia tăng , khuyết điểm là thế căng thẳng được giải tỏa trong vài nước , có thể đủ cho đối phương phá ,xuyên thủng bên cánh khác . Chính bên cánh Hậu mà ta phải cân nhắc thật kỹ lưỡng khi tính toán giải tỏa thế căng thẳng để tấn Chốt thêm 1 ô vì thế công đối phương lên cánh Vua có thể trở nên quyết định trước khi ta có thể nối lại thế căng thẳng bên cánh Hậu và tạo lập đe dọa mới . Việc tạm thời giải tỏa căng thẳng bên cánh Vua thường hữu hiệu hơn vì sẽ sắp tạo lập đe dọa mới nguy hiểm cho vua đối phương hơn. Ta phải thêm vài chú thích về những thí dụ lấy từ lý thuyết khai cuộc ,sau các nước: 1.e4 e6 2.d4 d5 3.e5 c5 Trắng có hai đường hướng để theo hoàn toàn khác hẳn nhau về căn bản đó là 4. c3 và 4. dc . Nếu Trắng chọn đường hướng sau 4.dxc5 ¤c6! 5.¤f3 ¥xc5 Cố gắng duy trì Chốt Trắng ở e5 và có ưu thế không gian bên cánh Vua . Tuy nhiên Trắng đã từ bỏ phần nào quyền kiểm soát lên e5 khi đi dc nên sau 6.¥d3 f5! 7.exf6 ¤xf6 Và nếu thực hiện Trắng không thể kiểm soát hữu hiệu e5 nhằm ngăn chặn Đen tạo lập 1 trung tâm Chốt mạnh với e5. Khả năng còn lại bên Trắng từ nước thứ 4 cố ý bảo vệ mắt xích cuối của chuỗi Chốt với c3 . Điều nầy cho Đen thời cơ gây sức ép lên d4 . Một thế biến đặc trưng là: 4. 4.c3 ¤c6 5.¤f3 Trắng chậm khai triển nên không đủ thời giờ tiến Chốt 5.f4 £b6 6.¤f3 ¤h6! vì Đen lúc đó có thể tiếp tục với .¤f5 gây sức ép rất khó chịu lên d4 5...£b6 6.¥d3

cxd4! 7.cxd4 ¥d7 8.¥e2 ¤ge7 9.b3 ¤f5 10.¥b2 ¥b4+ 11.¢f1 0–0 12.g4 ¤h6 13.¦g1 f6! 14.exf6 ¦xf6 15.g5 ¦xf3 16.¥xf3 ¤f5 Với ưu thế cho Đen nhờ nước thí đã phá tan chuỗi Chốt Trắng và sắp tiêu diệt mắt xích cuối , Chốt d4. Thí dụ : 17. Xg4 Te8 đe dọa Th5 Các nước đi của Đen trong thế biến nầy đặc trưng gây sức ép liên tục lên d4 . Nước đi 3...c5 quan trọng ở hai điểm cũng áp dụng cho các trường hợp tấn Chốt tương tự chống lại một chuỗi Chốt bị chặn. Trước nhất đó là căn bản cho hành động bên cánh Hậu ( mọi cấu trúc Chốt đặc trưng cho Đen một ưu thế không gian ) và cho phép Đen mọi lúc có thể mở cờ với cd hoặc gia tăng ưu thế không gian với c4 . Thứ nhì nước đi nầy gây áp lực lên mắt xích cuối chuỗi Chốt địch d4 , áp lực nầy còn có thể tăng thêm với việc triển khai quân thích hợp (Hb6 và Mc6 )và thường sẽ ép buộc đối phương phải từ bỏ mắt xích quan trọng nhất với dc. Trong lời ghi chú về phòng thủ Pháp ta mới xem xét việc tấn công vào mắt xích cuối chuỗi Chốt , cũng thường khi mắt xích tiến xa nhất có thể bị thanh toán một cách rất thuận lợi như nước đi thứ 13 của Đen f6 trong thế biến thứ 2 cho thấy . Mọi nước tiến Chốt mở cờ như vậy phải được sửa soạn kỹ lưỡng có quân yểm trợ và phải tính toán chính xác xem Chốt lạc hậu xảy đến ( trong phòng thủ Pháp , đó là Chốt e6) không trở nên một yếu kém trầm trọng và nếu bị thế yếu kém nầy có được bù đắp với một ưu thế nơi khác không ( thí dụ quân tích cực hơn ) . Thông thường việc tấn Chốt phá mắt xích xuống sâu của một chuỗi Chốt có thể được xem là trường hợp ngoại lệ bất thường và thường chỉ được áp dụng khi có đủ quân yểm trợ bố trí thuận lợi về chiến thuật . Phương pháp thông thường như ta đã thấy là tấn Chốt bên cánh kia với áp lực lên mắt xích cuối chuỗi Chốt . Điều nầy ta sẽ xem xét trong thí dụ sau đây :

Forgacs – Tartacover Petersbowg 1909 Phòng thủ Pháp 1.e4 e6 2.d4 d5 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.e5 ¤e4? 6.¤xe4 ¥xg5 7.¤xg5 £xg5 8.g3! Việc hơn nước đoạt được sau 8. ¤f3 trông có vẻ hấp dẫn nhưng sẽ dẫm lên việc tiến hành kế hoạch chiến lược Trắng tấn công với Chốt trên cánh Vua 8…c5 9.c3 ¤c6 10.f4 £e7 11.£d2 11.¤f3 ¥d7 12.¥d3? ( Với ý định trả đũa 12...00 với 13. ¥:h7!) cxd4 13.cxd4 ¤xd4 lời một Chốt . 11...¥d7 12.¤f3 0–0 13.¥d3 c4? Một thí dụ sai lầm về trường hợp di chuyển thế công xuống thêm một mắt xích chuỗi Chốt nữa . Trước khi Đen có thể phản công lại được , Đen đã ngã gục dưới thế công trên cánh Vua của Trắng . Đúng là ø13...cxd4 14.cxd4(14.¤xd4 ¤xd4 15.cxd4 ¦ac8) 14...£b4 và trong cả hai trường hợp Trắng có ưu thế nhỏ vì có Tượng hay đối Tượng dở 14.¥c2 b5 15.0–0 b4 16.¦ae1 a5

(Hình ) Rõ rệt Đen đánh giá thấp khả năng thế công Trắng lên cánh Vua . Đen vẫn tiếp tục hành động bên cánh Hậu có lẽ tính đáp lại nước sửa soạn 17. g4 với 17...f6! và đạt được cân bằng sau :18.ef vì Chốt yếu đã bù đắp qua Chốt f4 Trắng yếu luôn . Nhưng Trắng có thể đổi thứ tự nước đi và qua đòn thí hai Chốt đạt một thế công khó chống đỡ. 17.f5![17.g4 f6] 17...exf5 Cần thiết vì Trắng đang đe dọa 18. f6 18.g4! fxg4 Tấn xuống nữa cũng không hay ,thí dụ: 18...f4 19.£xf4 f6 20.e6!

¥xe6 21.¥f5 ¤d8 22.¥xe6+ ¤xe6 23.£f5 ¦fe8 24.£xd5 ¦ac8 25.£xa5 ¦a8 26.£b6 với mối đe dọa 27. d5 19.¤g5 g6 sau19...h6 20.¤h7 Đen phải bỏ Chốt vì chạy xe thua ngay thí dụ : 20… ¦fe8 21.¤f6+ gxf6 22.£xh6 f5 23.¥xf5 ¥xf5 24.¦xf5 f6 25.¦xf6 Tuy nhiên nước đi trong ván cờ gây suy yếu các ô đen và chỉ giúp cho thế công Trắng 20.¦f6 ¢g7 nếu 20...h6 21.¥xg6! fxg6 22.¦xg6+ ¢h8 23.¦xh6+ ¢g8 24.¦g6+ ¢h8 25.e6 ¥e8 26.¤f7+! ¦xf7 27.exf7 £xf7 28.£h6+ 21.¦ef1 ¥e8 mọi cách chống đở khác đều không kiến hiệu: 21...¥e6 22.£f2 ¤d8 23.£h4 h6 24.¤xe6+ ¤xe6 25.¦xg6+; 21...¤d8 22.£e1! h6 23.¤xf7 ¤xf7 (23...¦xf7 24.¥xg6 ¥e6 25.£h4 ¦f8 26.¥e8!) 24.¦xg6+ ¢h8 25.e6 ¦ae8 26.exf7! £xe1 27.¦xh6+ ¢g7 28.¦h7# 22.£f4 ¤d8 23.e6 ¦a6 24.£e5 ¢h6 25.¦1f5 fxe6 26.¤f7+ £xf7 27.¦h5+ ¢g7 28.¦xg6# 1–0 Cho tới bây giờ ta mới chỉ xem xét những thế cờ với chuỗi chốt bị chặn gồm những chốt trung tâm .Tuy nhiên ta cũng thường gặp loại chuỗi chốt bị chặnnằm hẳn ở một bên cánh . Sau cácv nước đi 1. d4 ¤d6 2.c4 c5 3. d5 d6 chuỗi chốt bị chặn nằm hẳn bên cánh Hậu . Trong thế cờ như vậy Trắng phải tìm cách đột phá ở trung tâm với e4 – e5 và Đen bên cánh Hậu với b5- b4 .Thế cờ tương tự cũng hay xảy ra trong các thế biến Gambit Hậu khi Trắng đi c5 . Trong trường hợp nầy ,Đen phải cố gắng đột phá ở trung tâm còn Trắng bên cánh Hậu . Nếu Trắng có thể ngăn chặn hoạt động của Đen ở trung tâm , thế công Trắng bên cánh Hậu thường tỏ ra quyết định như thí dụ sau đây cho thấy : Marcozy – Suchting Barmen 1905 Cấu trúc Chốt tỏ rõ chiến lược bên Trắng phải đột phá bên cánh Hậu . Nước tiến tức thời b5 về chiến thuật không thể thực hiện được vì sẽ bị phản kích ¥xc5 ngay .

Nhưng trong mọi trường hợp Trắng không vội vàng gì , trước hết Trắng phải ngăn ngừa nước đột phá ở trung tâm e5 hoặc bên cánh Vua f4 trước khi thực hiện nước tiến công của mình

15.g3! axb4 16.axb4 ¦xa1 17.£xa1 ¤e4 18.g4! ¤xc3 19.£xc3 ¤f6 19...fxg4 20.¥xg4 Đen không thể cứu chốt “e” được Đen không thể cứu chốt “e” được 20.¥f4! Đe dọa 21. ¤g6 như vậy lợi nước cần thiết để tấn Chốt g5 và chặn cờ bên cánh Vua20...£c8 21.g5 ¤d7 22.¤d3! Có ưu thế không gian lớn ,Trắng không muốn đổi quân ,nhất là trong trường hợp nầy vì quân Mã rất cần thiết cho cánh Hậu . 22… ¥f7 23.¢d2 Vua cũng rất an toàn sau khi nhập thành gần .Nhưng Trắng muốn sửa soạn cho tàn cuộc với Vua xâm nhập cánh Hậu , đủ quyết định ván cờ 23...¥d8 24.¦a1 ¥c7 25.¦a7 ¦e8 Vẫn còn hy vọng thực hiện nước tiến chốt mở cờ e5 .Cẩn thận cho chắc , Trắng bèn ngăn lại vĩnh viễn 26.¥xc7 £xc7 27.f4 ¦b8 28.b5 £c828...cxb5 29.¤b4 ¥e8 30.c6! (30.¥xb5? ¤xc5) 30...¤b6 31.cxb7 Trắng thắng 29.b6! Trong thế cờ nầy , đây là nước rất mạnh , qua đó Trắng chuyển thế công từ c6 xuống b7 . Trắng sẽ tiếp tục thế công với ¤c1. ¤b3, ¤a5 sau đó sẽ ăn Chốt b7 với Mã và nếu Đen ăn lên với quân Xe , nước giằng Ta6 sẽ quyết định ngay . Phần bên Đen không có đủ không gian để điều quân nên khó chống đở hửu hiệu ¥e8 30.¤c1 ¤f8 31.¤b3 e5 Đòn phế nầy là phương cách duy nhất để bảo vệ ô b7 32.dxe5 ¤e6 33.¥d3 g6 34.h5 ¥f7 35.¤a5 ¤d8 36.e6! £xe6 37.h6 Đen có thể ngăn chặn nước chiếu hết nhưng không thể cứu thoát Chốt “b7” 37…d4 38.£xd4

£a2+ 39.¢e1 ¤e6 40.£e5 ¦e8 41.¤xb7 £b3 42.¥e2 £b1+ 43.¢f2 £h1 44.¤d6 £h4+ 45.¢g2 ¤xf4+ 46.£xf4 ¥d5+ 47.¥f3 ¥xf3+ 48.¢xf3 1–0 Đen thua Trong ván cờ trên , nước tiến chốt c5 cho thấy đó là một khí giới lợi hại . Trong vài thế cờ Gambit Hậu nước đi đó lại là một sai lầm vì để cho đối phương đột phá với e5 . Một thí dụ với thế biến sau : 1. d4 d5 2. c4 e6 3. ¤c3 a6 4. c5? e5! 5. de ¥e6 6. ¥e3 ¤e7 rồi tiếp ¤f5 và ¤c6. Có vài nhận xét về Chuỗi Chốt bị chặn . Ta đã thấy mỗi bên đều có địa bàn hoạt động riêng rẽ, chỗ quân Chốt tiến xuống sâu nhất đang đóng . Nếu mỗi bên có thể cho chốt tiến lên nơi địa bàn hoạt động của nó và tấn công vào mắt xích cuối cùng chuỗi Chốt đối phương , bên đó có thể đạt ưu thế quyết định . Hệ quả cho thấy là mọi vật cản trên đường đi của nó ( một quân cản của đối phương hoặc chốt chồng của chính ta ) không thể cho phép hiện diện và nếu có ,phải được loại trừ càng nhanh càng tốt . Trong thế biến 1. e4 e5 2. ¤f3 ¤c6 3. ¥c4 ¥e7 4. d4 d6 5. d5¤b8 6. ¥d3 ¤f6 7. c4 00 Trắng sẽ sơ sót lớn nếu cứ tiếp tục với 8. b4? vì sau 8...a5! 9. b5 ( hoặc 9. ba ¦:a5 và ¤bd7 ) nước đột phá thông lệ c5 không còn có thể thực hiện được nữa . Từ đó ta có thể thấy nước tiến Chốt b4 trong những thế cờ như vậy thông thường không thể chơi được trước khi nước phản kích a5 chưa có nước đón a3. Về căn bản , ta đã thấy phương pháp kiến hiệu nhất chống lại chuỗi chốp bị chặn là tấn chốt hướng về mắt xích cuối của chuỗi chốt bị chặn của đối phương . Tuy nhiên điều nầy không phải bao giờ cũng thực hiện được vì đối phương có thể nhiều khi phá tan kế hoạch của ta qua đòn chiến thuật . Trong phòng thủ Pháp chẳn hạn ,nước khai triển quân ¤f3 hay bị ép buộc trước khi có thể chơi f4 . Hậu quả là chốt cánh Vua không tiến lên được và một kế hoạch khác phải được sử dụng . Thông thường ,với cấu trúc chốt (d4,e5/ d5,e6) Trắng vẫn có thể sử dụng ưu thế không gian của mình để xay dựng một thế công với các quân trên cánh Vua , có thể

với £g4, ¥d3 khởi động vài đe dọa chiến thuật như phế Tượng vào h7 , tấn công ô g7 qua nước h6 và gây suy yếu cánh Vua qua h4,h5,h6 .

Trong hình có vẻ nước sửa soạn cho việc tiến Chốt f4,f5 với ¥e3 và ¤e1 là đúng . Nhưng thật ra nếu Trắng thực hiện như vậy , Đen sẽ có cơ hội mở cờ với f6 . Đường hướng đúng nhất ở đây là từ bỏ việc tiến chốt cánh Vua để ngăn chặn nước thoát cờ của Đen qua việc gia tăng kiểm soát ô e5 với các nước đi như £e2 và ¥f4 . Chỉ sau đó mới có thể tấn công bên cánh Vua Đen không có Chốt trợ giúp. Tài liệu từ : Thầy Quách Anh Tú

TƯƠNG QUAN GIỮA THẾ CÔNG Ở CÁNH VỚI TRUNG TÂM.( CHIẾN LƯỢC TẬP III) 5. TƯƠNG QUAN GIỮA THẾ CÔNG Ở CÁNH VỚI TRUNG TÂM. Ta đã xem qua chương về trung tâm và nhận thấy rằng thông thường hoạt động bên cánh chỉ hữu hiệu khi ta có thế cờ ở trung tâm thật vững chắc. Có vẻ như chỉ có ưu thế ở trung tâm mới là tiền đề cần thiết cho mọi thế công ở cánh . Nhưng thật sự thường không phải vậy , nhiều ván cờ qua thi đấu cho thấy một thế công ở cánh thành công có thể thực hiện được khi thế cờ ở trung tâm chỉ cân bằng hoặc

ngay cả khi đối phương có ưu thế ở đó. Tuy nhiên một thế công như vậy luôn luôn thất bại nếu đối phương có thể mở cờ ở trung tâm,đoạt được cột , đường chéo mở , tiền đồn cho các quân của họ, hoặc nếu đối phương có thể ép lùi các quân tấn công qua việc họ đột phá ở trung tâm. Chúng ta có thể nêu lên tương quan giữa 1 thế công ở cánh với trung tâm như sau ,tiền đề cho một hoạt động ở cánh thành công là 1 ưu thế ở trung tâm hoạc tối thiểu một trung tâm vững chắc dù thụ động . Việc đánh giá giữa trung tâm và khả năng cho một thế công ở cánh vẫn là một vấn đề chiến lược phức tạp, ngay cả trong những ván cờ của các Đại Kiện Tướng , ta vẫn thấy thế công ở cánh được khởi sự ngay khi thế cờ ở trung tâm cho thấy việc nầy không thể thành công được . Bây giờ ta hãy xem xét thế cờ trong hai đồ hình sau và xét xem Trắng có hữu ích không khi khởi sự thế công cánh Vua. Trong hình thứ I Đen đã mất nhiều nước nên sẽ gắp khó khăn trong việc đẩy chốt c4

Như vậy Trắng sẽ rảnh tay thực hiện thế công cánh Vua quyết định . Trắng sẽ phải khởi sự với 1. h4 rồi g4 và h5 . Nếu Đen muốn pha ngang kế hoạch đó với 1...h5 thì nước tiếp theo 2. g4! hg 3. ¤g5 rồi ¥xg4 và h4 dẫn tới thắng lợi.

Còn trong hình thứ II thế cờ hoàn toàn khác hẳn Trắng có trung tâm thu hẹp nên có vài ưu thế không gian . Nhưng chúng ta đều rõ khi xét về trung tâm không chỉ tính riêng các Chốt mà còn phải xem xét đến các quân. Ở đây ta thấy tất cả các quân Đen ( quân nhẹ ) đều tham gia vào việc tranh chấp trung tâm. Điều nầy lại không như thế đối với Trắng , nhất là quân Tượng ở d2. Ngoài ra , khả năng của Đen chơi c5 không thể bỏ qua được , nước đi không những loại bỏ trung tâm thu hẹp của Trắng mà còn mở cột “ d “ nữa. Như vậy ta thấy rõ tình thế ở trung tâm không cho phép Trắng tấn công ở cánh . Kế hoạch hay nhất đối với Trắng lúc nầy là nhập thành gần rồi trung tâm hóa các quân nặng (¦ad1 ,¦fe1) . Trong ván cờ thực sự , Trắng tính toán sai thế cờ nên khởi công ngay vào cánh Vua với h4. Sau nước 1...c5 Trắng không thể tránh khỏi thất bại do sai lầm chiến lược tai hại. Một thí dụ nữa đáng chú ý được trình bày trong hình

Một thế cờ đặc trưng cho phòng thủ Sicile. Kế hoạch chiến lược đúng cho Trắng là một thế công sắc bén ở cánh Vua với những nước đi như g4 g5 ¥g2 , ¦f3 , ¦h3 , £h4 . Còn bên đen sẽ tìm kiếm cơ hội bên cánh Hậu với cột mở “ c “ để hoạt động . Ta phải chú ý là khi bên Trắng tấn bên cánh Vua , Trắng phải nắm đủ vững quyền kiểm soát trung tâm nhằm ngăn ngừa một cuộc đột phá của Đen . Trong triều hướng Mã Trắng ở c3 và Tượng ở f3 đóng một vai trò quan trọng qua sức ép của các quân đó lên ô d5. Cho nên trước khi tấn công , Trắng phải đảm vị trí quân Mã ở c3 với nước đi a3 . Trong ván cờ Trắng đã không làm vậy mà lại tấn công ngay với 1. g4 để cho Đen phản kích rất mạnh với :1...b4 2. ¤e2 e5! 3. f5 Nếu 3. g5 ¤g4 4. ¥xg4 ¥xg4 5. f5 ¥xe2 6. £xe2 d5 3...d5 Bây giờ hay nhất cho Trắng là 4. ed e5! 5. dc ef 6.cd f e 7 . £xe2 ¦xd7 nhưng bây giờ dù Đen bỏ một Chốt vẫn có thế cờ hay hơn khi Trắng có Chốt yếu và Vua trống trải . Trong ván cờ Trắng bỏ qua đường hướng này mà lại tiếp tục thế công dù lỗ 1 Chốt với : 4. g5 ¤xe4 và bây giờ ưu thế trung tâm Đen quá lớn không thể cho Trắng hy vọng thành công bên cánh sau vài đường đe dọa nữa , Trắng thấy thế công mình bị đẩy lùi và Đen đã có thể phản công thắng lợi bên cánh Vua Trắng suy yếu . Thí dụ trên cho thấy một trung tâm không vững chắc bao giờ cũng là một trở ngại cho một cuộc tấn chốt bên cánh Vua . Nước đột phá ở trung tâm của Đen chứng tỏ đó là một đòn phản kích kiến hiệu . Trong thí dụ sau , thế trung tâm của Trắng thụ động nhưng lại vững chắc , nên Trắng có lý khi khởi sự một thế công bên cánh. Steinitz – Chigorin ( trận đấu 1892 Ván cờ Tây Ban Nha )

1.e4 e5 2.¤f3 ¤c6 3.¥b5 ¤f6 4.d3 d6 5.c3 g6 6.¤bd2 ¥g7 7.¤f1 0–0 8.¥a4 ¤d7 8...¤e8 rồi f5 hay hơn 9.¤e3 ¤c5 10.¥c2 ¤e6

( Hình ) Các nước đi d3 và c3 kết hợp với việc chuyển Tượng về c2 đặc trưng cho kiểu bố trí của Steinitz . Hiện tại Trắng từ bỏ mọi ý định kiếm ưu thế ở trung tâm với d . Thực ra Trắng còn để cho Đen khả năng tiến vào trung tâm . Kế hoạch bên Trắng là mở cột “h” với h4 ,h5 rồi dần dần xây dựng một thế công vào cánh Vua . 11.h4! ¤e7 Đen

cố gắng đáp lại thế công ở cánh với nước đột phá ở trung tâm nhưng

các Trắng được bố trí đủ thuận lợi để đối phó với mối đe dọa này . Khả năng 11...f5 dẫn đến mở ván cờ với vị trí Vua rất trống trải thí dụ : 12.exf5 gxf5 13.d4 e4 (13...f4 14.£d3!) 14.¤g5 ¤xg5 15.hxg5 £xg5 16.¤d5 £xg2 (16...£d8 17.£h5) 17.£h5 £g6 18.£xg6 hxg6 19.¤xc7 ¦b8 20.¥b3+ và Trắng thắng 12.h5 d5 13.hxg6 fxg6?

Sắp thấy rõ việc mở đường chéo a2-g8 chỉ gây nguy hiểm cho

Vua Đen . Hay hơn nên đi 13... hg dẫn tới thế cờ mà kế hoạch chiến lược của Trắng đã dự trù sẵn với £e2 rồi ¥d2 ,000 và nếu cần ( sau ¤f4 của Đen ) £f1. Trắng duy trì thế thủ ở trung tâm trong khi gia tăng áp lực lên cánh Vua 14.exd5!

Nước đi vừa rồi của Đen đã thay đổi hẵn thế cờ .

Bây giờ Trắng không cần giữ chặt điểm c5 vì Chốt cô lập Đen không đủ cô động để đe dọa một cuộc đột phá ở trung tâm với nước đi trên , Trắng có thể gây sức ép lên đường chéo a2-g8 và khi nào thuận tiện đột phá luôn ở trung tâm.

14… ¤xd5 15.¤xd5 £xd5 16.¥b3 £c6 17.£e2

Ngăn chặn mọi khả năng có thể có trong việc

đẩy Chốt e5 cùng lúc sửa soạn chấm dứt triển khai với 0-0-0. 17… ¥d7 18.¥e3 ¢h8 19.0–0–0 ¦ae8 20.£f1!

Chờ đợi việc mở cờ hoàn toàn với d4 Trắng đã

nghỉ ngay tới việc phế xe vào h7 để sau đó Hậu sẽ xâm nhập cột “h” một cách quyết định . Thế cờ Đen không thể chống đỡ được nữa rồi . Cố gắng sau để phản công chỉ dẫn đến thua sớm hơn . 20...a5 21.d4! exd4 22.¤xd4 ¥xd4 22...¤xd4 23.¦xh7+ 23.¦xd4! ¤xd4

Đen hy vọng chống đở phần nào sau : 24. ¥xd4+ ¦f6 nhưng ngay bây giờ Trắng kết thúc bằng đòn phối hợp 24.¦xh7+ 28.¥h6+ 28.£xd4+ 1–0

¢xh7 25.£h1+ ¢g7 26.£h6+ ¢f6 27.£h4+ ¢e5 27...¢g7

Đen buông cờ nước chiếu hết sau 28... ¢f5 29. £f4#

TẤN CÔNG THIỂU SỐ ( CHIẾN LƯỢC TẬP III) TẤN CÔNG THIỂU SỐ Một trong những nguyên tắc chiến lược chính yếu là thế công chỉ có thể thành tựu được khi ta có ưu thế về lực lượng trên một điểm tấn công nào đó . Đây chỉ là một sự kiện thực tế ai cũng biết trong chiến tranh là muốn chiếm lĩnh một điểm phòng vệ của địch đòi hỏi lực lượng thế công phải đủ trùm bên địch .

Nhưng Nã Phá Luân đã cho nhiều bằng chứng thực tế rằng ưu thế lực lượng không thể được tính toán một cách máy móc theo nghĩa số lượng, mà còn có thể nới rộng ra, là tập trung thực hiện, hay hơn, cơ động nhiều hơn, phối hợp hay hơn và nhiều yếu tố khác nữa . Cho tới những năm 20 việc tính toán máy móc về ưu thế theo lối số lượng thường là căn bản cho kế hoạch chiến lược . Sau đó giá trị thế công thiểu số được khám phá .

Để cho rõ nghĩa thế nào là tấn công thiểu số ta Hãy xem xét hình Trong thế cờ nầy, đường hướng hay nhất cho trắng là a4 rồi a5 . Nước tiến này tạo lập một thế công của một thiểu số chốt Chống lại một đa số chốt . Lý do xữ lý của Trắn là tạo cho bên Đen một chốt cô lập bên cánh Hậu dù Đen đổi chốt hay Trắng đổi nó , và sau đó Đen Có một chốt thông , nó vẫn rất yếu và Trang co Thể phối hợp thế công lên chốt đó cùng lúc với tấn Chốt cánh Vua . Đây chỉ là một ví dụ đơn giản về thế công thiểu số . Tuy nhiên , thông thường quan niệm “ thế công thiểu số chốt “ chỉ áp dụng cho kế hoạch chiến lược xảy trong nhiều thế biến của Gambit Hậu với cấu trúc tương tự trong hình

Ở đây ta có thể thấy bên cánh Hậu Đen có tới 4 Chốt đối lại 3 của Trắng trong khi đó bên cánh Vua thì điều đó ngược lại . Xem xét kỹ lưỡng hơn Thế cờ , ta thấy đa số chốt của Đen bên cánh Hậu Bị chốt d4 làm tê liệt phần nào , nước tiến chốt c5 Sau cd sẽ làm suy yếu chốt d5 và phá mất đa số Chốt của Đen . Việt tiến chốt b6 hay b5 sẽ gây suy yếu cho chốt c6. Bên Trắng cũng vậy , đa số Chốt cánh Vua cũng không có giá trị bao nhiêu . Trong những thế cờ với chuỗi chốt tương tự (Hình) Kế hoạch chiến lược đúng cho Trắng là tấn chốt b4, b5 , Nếu Đen chơi cb hay ăn lại với quân ở c6 sau khi để cho Trắng đổi chốt, chốt Đen d5 rất yếu . Nếu Đen ăn lên c6 với chốt, chốt “c” trở nên yếu. Đen dĩ nhiên có thể đáp lại nước tiến chốt b4 của Trắng với a6 Trắng sẽ tiếp tục với a4 b5 và nếu Đen đổi hai lần chốt ở b5 Đen sẽ có 2 chốt yếu , một ở b7 một ở d5 . Còn bên cánh Vua chính Đen lại đóng vai trò gây hấn. Đen có thể phản kích qua nước f5 , f4 .

(Hình) sau đây cho thấy hai kế hoạch được sử dụng , Trắng khởi sự thế công thiểu số trước tiên với 1.b4

f5 2.b5 f4 3.exf4

Bây giờ Đen có thể cân bằng cờ

với 3… cxb5 [3...£xf4 4.bxc6 £c7] 4.£b3 £d7 Trong trường hợp 2 Trắng sẽ có một chốt yếu ở d4 và Đen ở c6 , và dù Đen có yếu kém nhận thấy rõ hơn vì ở trên 1 cột mở, lực lượng còn lại quá ít không đủ khai thác nên yếu kém này chỉ là một yếu tố không đáng kể . Chúng ta thấy đòn phản kích f5, f4 của Đen kiến hiệu và hợp lý như thế nào chống lại thế công thiểu số của Trắng. Tuy nhiên, thông thường Đen khó có cơ hội sử dụng vì để sửa soạn cho đòn phản kích đó , trên thực tế sẽ vấp phải vô vàng khó khăn. Vì vậy nhiều phương pháp khác chống lại thế công thiểu số đã được tìm kiếm. Trước đại chiến, trong các ván cờ, Đen cố gắng sử dụng quân tích cực để chống lại nước tiến chốt cánh Hậu cuả Trắng bằng cách phản kích lại bên cánh Vua, nhưng các phương pháp được áp dụng đó không thỏa mãn yêu cầu cấu trúc chốt đòi hỏi. Sau nhiều năm, mới thấy rõ đòn phản kích của Đen không hữu hiệu nên vì lý do đó thế công thiểu số vẫn được xem là một khí giới chết người. Một trong những cơ hội cuối cùng mà phương pháp nầy ( phản kích bên cánh Vua ) được áp dụng đã xảy ra trong ván cờ giữa hai danh cờ hàng đầu thế giới, thời bấy giờ trong trận tranh chức vô địch thế giới năm 1948 Smyslov – Keres ( Gambit Hậu ) Tranh vô địch thế giới Moscou 1948 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 c6 5.e3 ¤bd7 6.cxd5 exd5 7.¥d3 ¥e7 8.¤f3 0–0 9.£c2 ¦e8 10.0–0 ¤f8 11.¦ab1 ¤g6 12.b4 ¥d6 (

hình )

Đen không lý gì đến Trắng tấn Chốt cánh Hậu. Đen muốn với h6 đoạt cặp tượng rồi tìm kiếm hy vọng bên cánh Vua 13.b5 ¥d7 hợp lý với kế hoạch Đen hơn là 13...h6 14.¥xf6 £xf6 sau đó Trắng không thu lợi được gì nếu cứ tiếp tục với15.e4 ¤f4! 16.e5 £e6 17.exd6 £g4 14.bxc6 ¥xc6

Trong các trường hợp như vậy, bao giờ cũng sai lầm khi ăn vào c6 với

một quân , một Chốt c6 bao giờ cũng dể thủ hơn với chốt ở b7 và d5 . Đen có nhiều triển vọng hơn sau 14...bxc6 15.¥f5 £c8 16.¥xd7 ¤xd7 15.£b3! Bây giờ điểm d5 yếu. Đen không còn khả năng nào khác hơn là rút lại quân Tượng tích cực và trở về vị trí cũ, như vậy Đen đã phí hai nước 15… ¥e7 16.¥xf6! Việc đổi quân thường là một đòn quan trọng trong thế công thiểu số. Nếu Trắng chơi16.¥b5 ¤d7 17.¥xe7 ¤xe7 Đen sẽ có Mã hay bảo vệ điểm yếu kém bên cánh Hậu. Sau khi đổi quân , quân .¥f6 bị lạc lõng một thời gian dài. 16...¥xf6 17.¥b5 £d6 18.¦fc1 h5 19.¤e2 h4 20.¥xc6

Áp lực lên d5 đã cho kết quả là quân Đen trở nên thụ động .

Bây giờ Trắng chuyển điểm yếu về c6. 20… bxc6 21.£a4 ¤e7 Về chiến lược thế cờ xem như thua rồi vì không thể về lâu về dài bảo vệ tất cả mọi điểm yếu trong thế cờ Đen. Nước đi đúng đắn là 22.£a6! sau đó không còn cách chống đở hữu hiệu nào nữa đối với mối đe 23. ¦b7 nuớc tiếp tục 22...h3 23.g3 thay vì cho Đen cơ hội tấn công chỉ gây suy yếu chốt h . Tuy nhiên bên Trắng lại sai lầm nên chọn một kiễu cách để cho Đen có nhiều khả năng chống đỡ hay hơn 22.¦b7?a5! 23.h3 Sau 23.¦cb1 ¦eb8! 24.¦xb8+ ¦xb8 25.¦xb8+ £xb8 26.£xa5 £b1+ 27.¤e1 ¤f5 28.¢f1 ¤d6

quân đứng tích cực 23...¦eb8 24.¦cb1 ¦xb7 25.¦xb7 c5! 26.¦b5 Tránh

nước 26.dxc5 £xc5 27.¤xh4? d4

26...cxd4 27.¤fxd4 ¦c8?

Một sai lầm. Hay hơn nên 27...£c7! để

sau đó Đen có rất nhiều triển vọng chống đỡ được thế cờ 28.¤b3 ¥c3 29.£xh4 ¦c4 30.g4! a4 31.¤bd4 ¥xd4 32.¤xd4 £e5? 32...¤c6 hay hôn 33.¤f3 £d6 34.¦a5 ¦c8 35.¦xa4 ¤g6 36.£h5 £f6 37.£f5 £c6 38.¦a7 ¦f8 39.¦d7 d4 40.¦xd4 ¦a8 41.a4 1–0

Đen đầu hàng .

Dù sau ván cờ nầy không phải không có lầm lỗi . Nó vẫn cho thấy những nổi khó khăn Đen phải đối phó nếu Đen muốn chống lại thế công thiểu số chỉ với quân tích cực không thôi. Ta thấy rõ ràng là Đen cần tìm kiếm một kế hoạch khác phù hợp với đặc tính chiến lược của thế cờ . Ta cũng đã thấy nước tiến chốt hợp lý f5 – f4 rất khó tiến hành trong thực tế . Vậy phải chọn kế hoạch nào bây giờ ? Trong các giải cờ, có 3 kế hoạch chiến lược sau đây được thực hiện : 1.Khai thác điểm yếu kém c4 và trong vài trường hợp cả điểm e4 . 2.Ngăn chặn chốt “b” của Trắng tiến lên với nước tiến chốt b5 của Đen. Việc nầy được nối tiếp với việc vô hiệu hóa ô c6 qua việc chiếm ô c4 với quân Mã. 3.Thay đổi cấu trúc chốt bằng cách đưa Mã lên ô c4 rồi ép buộc Trắng phải đổi quân và Đen ăn lại với chốt . ( còn tiếp) Tài liệu từ : Thầy Quách Anh Tú

TẤN CÔNG THIỂU SỐ ( tiếp theo) I.TRANH CHẤP QUYỀN KIỂM SOÁT Ô C4 ( Đen không đi b5 ) Trắng tiến chốt b4 khởi sự thế công thiểu số có khuyết điểm là bỏ nước b3, sẽ gây suy yếu ô c4. Một kế hoạch chiến lược hay chống lại thế công thiểu số là chiếm lĩnh ô c4 với quân Mã. Như vậy Đen che bao tất cả các điểm yếu bên cánh Hậu của cấu trúc chốt chống lại sự tấn công trực diện của các quân nặng bên Trắng.

(Hình) Cho thấy thế cờ Đen đã thực hiện kế hoạch một cách thành công và sau ¤d6 quyền kiểm soát ô c4 được bảo đảm ngay tức khắc. Nếu Bây giờ Trắng tiếp tục ngay với 1.b5 Đen có thể Đáp lại với 1...ab 2.ab ¤d6 nhưng Đen còn nước Hay hơn nữa 1... cb! 2.ab a5. Ưu thế nghiên về Đen và cho thấy triển vọng của Đen như thế nào nếu thành công trong việc tranh chấp ô c4. Trong việc thực hiện kế hoạch kiểm soát ô c4 , có điểm cần yếu là Đen phải đổi cho bằng được Tượng ô Trắng của bên Trắng . Nhưng có điều cần phải cảnh giác ở đây, có khi việc đổi nầy lại chiếm lĩnh hết kế hoạch phòng thủ của Đen mà không đếm xỉa đến việc tranh chấp quyền kiểm soát các ô Trắng, cho nên Đen hay chơi nước đổi quân ¥g4 – ¥h5 – ¥g6 một cách máy móc việc đổi Tượng ô Trắng sẽ trở nên vô giá trị trừ khi Đen có thể yểm trợ nó với việc triển khai quân thuận lợi dẫn tới quyền kiểm soát ô c4. Bây giờ ta phải nêu lên vài điểm cần phải chú ý xảy ra trong thế công thiểu số. Trước nhất nước đi a6 thường được Đen sử dụng để ngăn chặn tạm thời thế tấn chốt của trắng. Nước đi nầy có ưu điểm và khuyết điểm của nó. Ưu điểm khi đơn giản cánh Hậu sau khi Trắng tấn chốt b5, ngược lại nước a6 làm yếu ô b6 và gián tiếp ô c5 vì chốt a6 sẽ dưới tầm đạn nếu Đen lại chơi b6. Kết luận : Trắng sau khi đơn giản phải tìm kiếm sự phối hợp giữa chiếm lĩnh cột “a” mở với thế công lên chốt c6. Cho nên nước tấn a6 có cái hay cái dở đối với Đen. Một điểm cần chú ý nữa là thời cơ đổi chốt bc của Trắng. Khi chốt “b” trắng đã tới b5,Trắng thường đổi ngay, nhưng Đen sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nếu

Trắng trì hoãn việc đổi chốt nầy.Trắng nên chuyển quân ¤a4 , ¤c5 và có thể ¦b2 trước khi đổi chốt. Chúng ta đã thấy nơi (hình ) một trường hợp Đen đã thực hiện được kế hoạch thành công, đóng góp 2 Mã vào kế hoạch chiến lược thật là rõ rệt . Trong chiều hướng đó, Trắng thường đổi mất 1 Mã đi như vậy cho Đen phải giải quyết nhiều vấn đề mới đặt ra. Những nước đi trong ván cờ sau cho thấy điều nầy một cách minh bạch hơn. Kotov – Pachman / Venise 1950 ( Gambit Hậu ) 1.d4 e6 2.c4 ¤f6 3.¤c3 d5 4.¥g5 ¥e7 5.e3 0–0 6.¤f3 ¤bd7 7.¦c1 a6 8.cxd5 exd5 9.¥d3 ¦e8 10.0–0 c6 11.£c2 ¤f8 12.a3 Trắng sửa soạn cho

nước b4 12… g6 13.b4 ¤e6 14.¥xf6!

Một nước đổi quân ai cũng biết cho thấy “ưu thế cặp Tượng “ không phải bao giờ cũng đúng 14…¥xf6 15.a4 ¤g7 16.b5 axb5 17.axb5 ¥f5 18.¥xf5 ¤xf5 Trong thế cờ nầy Đen chỉ có một Mã để. Giúp cho phòng thủ , dù Mã nầy sẽ rất mạnh ở d6 Trắng có nước đi hay nhất cho bây giờ là 19. ¤a4 Sau đó Trắng có vài ưu thế . có khi Đen có thể gia tăng , đạt được nhiều triển vọng hơn khi đổi Tượng ô Trắng sớm hơn. Ván cờ sau đây minh họa điều nầy: Pachman – Ragosine Saltsjobaden 1948 ( Gambit Hậu ) 1.d4 d5 2.¤f3 ¤f6 3.c4 e6 4.¤c3 c6 5.cxd5 exd5 6.£c2 g6 7.¥g5 ¥g7 7...¥g4? 8.£b3 8.e3 ¥f5 9.¥d3 ¥xd3 10.£xd3 ¤bd7 11.0–0 0–0

Giá trị nước đi đúng lúc g6 và ¥f5 bây giờ rõ rệt một Mã sẽ chuyển về b6 con Mã còn lại , sau khi Hậu rời chỗ khác sẽ hướng về d4 hoặc d6 qua ¤e8 cũng thế cờ như vậy đã đạt được từ ván cờ giữa Botvinnik – Euwe để tiếp tục như sau :12. ¤e5 He8! 13. ¤:d7 £xd7 14.b4 ¦fe8 hòa . Nếu bây giờ Trắng lại cố thử 15. ¥:f6 ¥:f6 16.b5 thì 16...c5! còn Như 15.b5 thì sẽ 15...¤e4 12.¦ab1 £e7 13.¦fc1 £e6 đe dọa 14... ¤e414.¤d2 ¦fe8 15.¥xf6! ¥xf6 16.b4 ¦ac8 17.b5? nước tiến nầy quá sớm. Đáng lẽ phải được sửa soạn với 17.£c2 ¥g7 18.£b3 Lúc đó Đen phải áp dụng biện pháp mô tả trong đoạn sau với 18... b5 để có thể đứng vững được . Bây giờ Đen ưu thế hơn.Thấy rõ 19. £xd5? ¥xc3 20. £xe6 ¤xe6 hơn quân . Trong ván cờ Trắng chỉ thoát được nhờ một cuộc chống đỡ lâu dài và không bình thường 17...c5! 18.dxc5 ¤xc5

Các ván cờ trên cho thấy Đen lợi như thế nào khi đổi Tượng ô Trắng sớm. Nhưng điều nầy không phải lúc nào cũng thực hiện được nên các kiểu cách khác để tranh chấp ô c4 cần phải được sử dụng . Các ván cờ sau với vài sai biệt nhỏ cho thấy tìm tòi của Đen cho vấn đề nầy: 1.c4 e6 2.d4 d5 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.¤f3 0–0 6.e3 ¤bd7 7.¦c1 a6 8.cxd5 exd5 9.¥d3 ¦e8

Đen không muốn mất nước với 9...c6 mà sửa soạn ngay cho việc bố trí lại quân Mã 10.£c2 g6 11.0–0 ¤b6

Tới đây ,bên Trắng có thể lựa chọn giữa nhiều đường hướng . Nước đi có vẻ mạnh : 12. ¤e2 c613. ¤g3 sẽ bị đáp lại 13...¤e4! và sau 14. ¥f4 ¥d6! 15. ¥xe4 de 16. ¤xe4 ¥xf4 17.ef Trắng hơn chốt nhưng bị chốt yếu ở d4 và f4. Từ hình trên ta hãy xem hai ván cờ sau: Filip – Fichtl 12.¤d2 ¤h5 13.¥xe7 ¦xe7! 14.¤b3 ¤g7 15.¤c5 c6 Bây

giờ Đen sẳn sàng cho nước đi ¥f5 đổi Tượng để tiếp theo với Mã từ g7 đến d6. Trắng không còn triển vọng nào khởi tiếp thế công thiểu số. Nhận thấy điều đó, Trắng quyết định đột phá ở trung tâm nhưng lại có một chốt yếu ở d4 để cho Đen khai thác đủ thắng cờ . Pachman – Podgorny Xét đoán rất đúng tình thế cái gọi là Tượng” hay” có tầm hoạt động quá nhỏ nên Đen có lý khi bỏ ưu thế cặp Tượng 12.¥xf6! ¥xf6 13.¤e2 c6 14.¤d2 ¥g4 15.¤g3 ¤c8 16.¤b3 ¤d6 17.¤c5 ¥h4!

18.¦fe1 ¥xg3 19.hxg3 £f6 đe dọa 20... ¥f5 20.£b3

Với nước nầy Trắng ngăn ngừa ¥f5 , ví dụ : 20... ¥f5? 21. ¥xf5 £xf5 22. ¤xb7 ¦ab8? 23. ¤xd6 Tuy nhiên cùng lúc Trắng đã bít chặn thế công thiểu số nên chỉ còn áp lực

nhỏ bên cánh Hậu. Đen sẽ phải đi 20... ¦ab8 để có thể thủ thế cờ được . Không may cho Đen, Đen sai lầm chiến lược và đi 20...b5 . Trong thế cờ như vậy , một biện pháp phòng thủ như vậy hoàn toàn sai lầm vì quân chốt “b” Trắng vẩn còn ở b2 nên có thể đưa lên b3 đủ kiểm soát ô c4 và như vậy điểm c6 yếu kém của Đen trở nên trầm trọng ngay. Dù Đen có sai lầm trong ván cờ thứ hai, 19 nước đầu cho thấy kiểu cách nầy cân bằng cờ . việc tranh chấp điểm chiến lược quang trọng c4 như trong những thế cờ trên là một kế hoạch phòng thủ hay chống lại thế công thiểu số. Tài liệu từ: Thầy Quách Anh Tú

TẤN CÔNG THIỂU SỐ ( Tiếp theo) II. NƯỚC TIẾN CHỐT B5 CỦA ĐEN : Khả năng thứ hai để chống lại thế công thiểu số là tiến chốt b5. Trong ván cờ cuối ở trên ta đã thấy việc tiến chốt sai lầm nầy và từ đó ta có thể xác định nguyên tắc sau :” Chỉ có thể tiến b5 đối với Đen khi nào Trắng đã chơi b4 rồi”. Một thế cờ đặc trưng trong hình

Mục tiêu của Đen nhằm chiếm lĩnh ô c4 cho quân Mã . Điểm yếu kém chính của thế cờ Đen là chốt c6 mà Trắng có thể tấn công với Mã ở e5 hoặc với quân nặng trên cột c ; sau khi có thể mở cột trung tâm với e4 , Trắng có thể gia tăng áp lực

lên chốt c6 với việc bố trí Tượng ở f3 hay e4 . Trắng cũng có thể sử dụng điểm yếu ở c5 để bố trí con Mã. Một khả năng khác cho Trắng là tiến a4 như trong hình . Ở đây Trắng có Thể mở cột “ a” và có thế cờ tích cực nơi đó. Tuy nhiên Trắng có một yếu kém ở b4 mà Đen có thể tấn công được. Ta thấy rõ ràng là nước tiến b5 cho Trắng Nhiều khả năng rất tích cực , như vậy Đen phải phán đoán rất kỹ lưỡng thế cờ trước khi quyết định tiến chốt b5 quan trọng nầy.

Trong thí dụ đầu tiên sau, Đen đã tiến chốt b5 không đúng lúc.

Filip – Sezek / Marianske Lazne 1951 / Gambit Hậu Nước điều quân Mã về e6 cũng thường xảy ra trước khi nhập thành, nhưng điều nầy cũng có bất lợi của nó. 9.¤f3 ¤e6 10.¥xf6! Nước đổi quân nầy luôn luôn có lợi trong những thế cờ như vậy . Thật lạ là nước đổi quân nầy chỉ thay thế nước thoái máy móc 10.¥h4 gần đây mà thôi 10...¥xf6 11.0–0 g6 12.b4 0–0 13.¤a4 a6 14.¤c5 £e7 15.¦ab1 ¤g7 Bên Đen có nhiều triển vọng hơn với 15...b6 nhưng không dễ dàng gì quyết định như vậy. Nước trong ván cờ được chơi một cách thông lệ không dẫn tới đâu vì cả kiểu cách điều quân nầy sẽ mất mấy nước 16.a4 b5? Kế hoạch bên Đen nhằm kiểm soát ô c4 rồi bố trí quân Mã vào đó tự nó rất hay về chiến lược. Khốn thay trong thế cờ nầy kế hoạch lại sai 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.cxd5 exd5 5.¥g5 ¥e7 6.e3 c6 7.£c2 ¤bd7 8.¥d3 ¤f8

lầm về chiến thuật vì để cho bên Trắng có thế công không đỡ được trên cột “a” nhất lại có Mã mạnh đóng ở c5 giúp sức rất lớn

Tiếp tục 17.¤d2 ¤f5 18.¤db3 ¤d6 19.¦a1 ¥d7 20.¦a2! ¤c4 21.¦fa1 ¦ab8 22.axb5 axb5 23.¦a7 ¦fd8 24.¦1a6 Xe Trắng xâm nhập phòng tuyến Đen gây tê liệt hoàn toàn thế cờ Đen 24… £e8 25.¦c7 ¥e7 26.¦aa7 ¥xc5 27.¤xc5 ¤b6 28.¤xd7 ¦xd7 29.¦xd7 ¤xd7 30.£xc6 ¤b6 31.£xe8+ ¦xe8 32.¦b7 ¤c4 33.¦xb5 1–0 Bây giờ Đen xem như thua rồi , tuy nhiên ván cờ còn lê thê 20 nước nữa. Trong ván cờ sau Đen đã lựa chọn thời cơ thích hợp hơn để tiến chốt lên b5 Pachman – Averbach / Saltsjobaden 1952 / Gambit Hậu 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤f3 d5 4.¥g5 ¥b4+ 5.¤c3 h6 6.¥xf6 £xf6 7.cxd5 exd5 8.¦c1 có

lẽ nước hay hơn 8. £a4+ nên chơi hơn 0–0 9.a3 ¥xc3+ 10.¦xc3 c6 11.e3 ¦e8 12.¥e2 a5! Đòn chiến thuật quan trọng nầy thường xảy ra trong thế công thiểu số. Sau khi trắng tiến b4 Đen ép mở cột “a” cùng lúc gây suy yếu chốt b4 của Trắng. Sau đó thời cơ chơi b5 rất thuận lợi. 13.0–0 ¥g413...a4 chốt yếu kém nầy sớm muộn phải cần tới b5 và lúc đó Đen có kịp chuyển Mã sang c4 kịp thời không đó là vấn đề. 14.b4 axb4 15.axb4 ¤d7 16.£b3 hình

Tức khắc 16.b5? sẽ bị 16… c5 Có lẽ còn hay hơn Nước đi trong ván cờ là 16.£c2 trì hoãn nước £b3 cho tới khi Đen đi¥f5 để sau đó Trắng giữ lại Mã để có thể hoạt động hữu hiệu ở c5 nếu Đen quyết định tiến b5. 16...b5! Đúng thời cơ Đẩy chốt. Với nước tiến chốt nầy Đen cân bằng cờ 17.¦fc1 ¦e6 18.£b2 18.¤e5 ¥xe2 19.¤xd7 £e7 20.¤e5 ¥c4! Ta gặp trường hợp hiếm hoi quân Tượng chứ không phải quân Mã chiếm lĩnh ô c4. Nước đi trong ván cờ lót đường cho việc trao đổi quân nặng,điều cần thiết đối với Trắng nếu không muốn rơi vào thế kém 18...¥xf3! 19.¥xf3 ¤b6 20.¦a3 ¦ee8 21.¦xa8 ¦xa8 22.¦a1 £d8 23.h3 ½–½

Hòa cờ

Sau khi đã xem xét nước tiến b5 Đen chơi có hiệu quả , ta có thể xác định những điều cần thiết cho việc sử dụng nước b5 đáp lại thế công thiểu số như sau: 1.Đen phải có khả năng phòng vệ tích cực bảo vệ chốt yếu c6. 2.Đen phải sẵn sàng chiếm lĩnh cột “a” mở hoặc ít nhất vô hiệu quá áp lực bên Trắng trên cột đó. 3.Đen phải có triển vọng chiếm lĩnh thật nhanh chóng ô c4 với quân Mã ( đặc biệt với quân Tượng ) Ta xem lại ván cờ Pachman – Ragosine

Trong phần ghi chú nơi nước thứ 17 của Trắng Ta đã thấy nước hay hơn cho Trắng bây giờ là 17. £c2 18. £b3 và Đen có thể đáp lại với 18…b5! (Hình) Ta thấy Đen vẫn có thế cờ hay vì quân Mã đe dọa lên c4 qua b6 còn quân Tượng có thể tấn công chốt yếu b4 từ f8. Ngoài ra chốt Đen f7 lại sẵn sàng góp phần vào chiến đấu bằng cách tiến lên f5-f4.Ta có thể kết luận gì về nước đi b5 của Đen trong thế công thiểu số ? Chỉ có thể nói nước đi nầy rất mạo hiểm, có thể tạo suy yếu thế cờ Đen với vài điều kiện , tuy nhiên đó có thể là nước trả lời hay nhất chống lại thế công thiểu số.

TẤN CÔNG THIỂU SỐ ( Tiếp theo ) III. VIỆC THAY ĐỔI CẤU TRÚC CHỐT : Một cách thông dụng nhất chống lại thế công thiểu số là chiếm lĩnh ô e4 với quân Mã .Phần đông Trắng bị ép buộc đổi quân trung tâm hóa mạnh nầy và sau khi Đen ăn lại với chốt

Cấu trúc chốt trong thế cờ đổi sang như trong Hình Việc chuyển chốt từ d5 sang e4 gia Tăng triển vọng chiến thuật của Đen bên cánh Vua vì Trắng có phần nào bị gò bó bởi chốt e4 Tóm lại Đen bảo đảm một căn cứ địa an toàn Cho quân Đen ở d5 . Tuy nhiên Đen lại không Còn khả năng tranh chấp quyền kiểm soát ô c4 nữa như vậy kế hoạch chiến lược căn bản cho Trắng Là tấn b4 – b5 để có một chốt thông ở d4 sau khi Đen đổi chốt cb . Một điển hình cho việc thực thi thành công nước tiến chốt nầy được trình bày trong ván cờ sau : Sajtar – Pedersen / Marianske Lazne 1951 / Gambit Hậu 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 d5 4.¥g5 ¤bd7 5.¤f3 ¥e7 6.cxd5 exd5 7.e3 0–0 8.£c2 c6 9.¥d3 ¦e8 10.0–0 ¤f8 Không

được 10...¤e4 11.¥xe4Trắng hơn chốt 11.¦ab1 ¤g6 12.b4 Nước đổi quân 12.¥xg6 cũng đáng chú ý 12...a6 Đen từ bỏ nước Mã lên ngay e4[12...¤e4 13.¥xe7 £xe7] để chọn kiểu chơi quân tích cực bên cánh Vua như Keres đã chọn chống lại Smyslov . Nhưng đường hướng Đen chọn còn kỳ cục hơn nước Keres sử dụng ( 12…¥d6 ) 13.a4 ¤g4 14.¥xe7 £xe7 15.¤e2 Cẩn thận không cần thiết gây cho trắng nhiều khó khăn hơn trong việc thực thi thế công thiểu số . Hoặc nước tức thời 15.b5 hoặc trước hết15.h3 rồi 16.b5 đáng được chơi hơn. 15...¤h4 16.¤xh4 £xh4 17.h3 ¤f6 18.¤g3 ¤e419.¥xe4 dxe4

20.b5 axb5 21.axb5 ¥d7 22.bxc6 ¥xc6 23.£c5 £d8 24.¦b6 g6 Trắng

ưu thế rõ rệt .Mã Trắng sẵn sàng nhập trận thật tích cực lên f4 Qua e2 .Tượng Đen lại thụ động trong việc bảo Vệ chốt b7 và e4 . Nhiệm vụ Trắng sẽ khó khăn Hơn nếu Đen chơi£d5 được nhưng dù vậy sau Khi đổi Hậu , Trắng vẫn hay hơn 25.¤e2 ¦a2 26.¤f4 ¦d2 27.£b4 Đe dọa 28. ¦xc6 rồi 29. £xd2¦a2 28.d5 ¥d7 28...¥xd5 29.¦d6 không thể Được nên Đen đành bỏ chốt như vậy ván cờ đã xem như quyết định rồi 29.¦xb7 ¥c8 30.¦b8 £c7 31.d6 £c6 32.¦d1 ¢g7 [32...£c2 33.£e1 Trắng đe dọa cả 34. ¦c1 lẫn 34.d7 33.£d4+ ¢h6 Khả năng 33...f6 34.d7; 33...¢g8 34.¤d5 £c2 35.¤e7+ ¦xe7 36.¦xc8+ £xc8 37.dxe7 Đều vô vọng đối với Đen 34.£f6 ¦d2 34...¦a5 35.¦xc8 ¦xc8 36.£h4+ ¢g7 37.d7 35.¦xd2 £c1+ 36.¢h2 £xd2 37.¦b5 1–0 Buông cờ không còn cách nào chống lại mối đe dọa ¦h5#. Trong thế cờ trên , thế công cánh hậu của Trắng đã thành công dù sai lầm chiếnthuật của Đen có thể giúpphần nào vào chiến thắng đó . Chẳng hạn kỉeu cách Đen chọn ở nước thứ 12 bỏ mất hai nước nếu so với nước tức thời12.¤e4. Tuy nhiên triển vọng Đen trong thế cờ như vậy không phải bao giờ cũng tồi tệ như ván cờ sau cho thấy . agosin – Kotov / Moscou 1947 / Gambit Hậu 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.e3 ¤bd7 6.¤f3 0–0 7.¦c1 a6 8.cxd5 exd5 9.¥d3 c6 10.0–0?

Một sai

sót chiến thuật cho Đen thoát cờ tức khắc .Nếu Trắng cứ tiếp tục với 10.£c2 ¦e8 11.0– 0 Đen phải trì hoãn ¤e4 để chơi ¤f8 trước đã như ván cờ trước 10...¤e4! 11.¥f4 [11.¥xe7 £xe7 12.¥xe4 dxe4 13.¤d2 ¤f6 trắng không có triển vọng đoạt ưu thế .Đen có thể triển khai Tượng lên f5 và trong vài trường hợp lên b7 sau nước b6 11...¤df6 12.¤e5 ¥d6 13.¤xe4 dxe4 14.¥b1 ¥e6!

Hình Bây giờ Đen sẽ chiếm lĩnh ô d5 với Quân Tượng và có thế cờ hay hơn vì việc tiến Chốt cánh Hậu của Trắng sẽ mất quá nhiều nước 15.¥g3 ¥d5 16.¥h4 ¥e7 17.¥g3 ¤e8! 18.£c2 ¤d6 Đen bây giờ đe dọa ăn Mã với f6 như vậy Trắng Phải để cho đổi chốt ở trung tâm. 19.f3 f6 20.¤g4 ¦e8 21.¤f2 f5 22.fxe4 ¤xe4 23.¥e5 ¥g5! Bây giờ quân Đen quá tích cực nên Trắng chỉ còn cách đơn giản thế cờ càng nhanh càng tốt để đạt thế cờ tàn hòa cờ 24.¤xe4 fxe4 25.£e2 £d7 26.g3 £e6 27.h4 ¥e7 28.¦f4 ¥d6 29.¥xd6 £xd6 30.¦cf1 ½– ½ Hòa cờ

Bây giờ ta có thể đánh giá phần nào kiễu cách chống đỡ nầy đối với thế công thiểu số. Triển vọng bên Đen nhiều nhất khi trên bàn cờ vẫn còn nhiều quân để Đen có hy vọng tấn công cánh Vua . Thế cờ thường khó khăn đối với Đen khi các quân nhẹ đều bị đổi hết rồi vì để cho Trắng rảnh tay hoạt động bên cánh hậu . Khi còn cả quân nặng và nhẹ trên bàn cờ , triển vọng tùy thuộc vàothế phối hợp giữa các quân, chẳng hạn Trắng có nhiều cơ may phối hợp giữa Hậu +2 Xe + Mã chống lại Hậu + 2 Xe + Tượng ( ô Trắng ) hoặc Hậu + 2 Xe + Mã + Tượng chống lại Hậu +2 Xe +Mã + Tượng ( ô Trắng ) . Tuy nhiên Đen khá hơn khi cả hai bên đều có Hậu + 2 Xe + Mã dù sau đó có đổi thêm một quân nặng . Các quy tắc trên dĩ nhiên chỉ áp dụng một cách chung chung , nó dựa trên kết quả các giải , kỳ đài nên có thể mất giá trị trong vài trường hợp cụ thể nào đó . Điều nầy cũng áp dụng cho tất cả các nguyên tắc về chiến lược cờ vua . Tầm quan trọng của việc phán xét từng thế cờ riêng biệt một , không thể bao giờ được lãng quên cả.

CÁC ĐIỂM CHIẾN LƯỢC ( CHIẾN LƯỢC TẬP III TIẾP THEO) CÁC ĐIỂM CHIẾN LƯỢC

Trong các chương trước ta đã xem xét sức mạnh từng quân với chốt . Ta đã thấy chỉ một quân thôi có thể quyết định tính chất cả thế cờ . Trong thực tế rất thường xảy ra việc một yếu tố có vẻ không đáng kể lại có thể quyết định cả một kế hoạch chiến lược ( Việc kiểm soát một hay nhiều ô trên bàn cờ). Trong nhiều thí dụ ,giá trị riêng rẽ một ô đã rõ rệt và ta đã thấy tầm quan trọng của việc kiểm soát các ô trung tâm. Những ô như vậy, với tầm quan trọng đặc biệt cho việc xác định đặc tính chiến lược của thế cờ và kế hoạch rút ra từ đó, ta gọi đó là những điểm chiến lược . Các vấn đề trên liên hệ với các điểm chiến lược ấy sẽ được xem xét trong những phần sau đây. 1. Các quân nằm sâu trong lòng địch. 2. Chốt tiến xuống sâu. 3. Các ô yếu trong cấu trúc chốt. 1. CÁC QUÂN NẰM SÂU TRONG LÒNG ĐỊCH . Một trong những phương cách quan trọng nhất để đạt ưu thế là xâm nhập quân vào trong lòng địch . Kết quả có ưu thế là ưu thế về lực lượng hoặc chỉ là sự tê liệt khả năng các quân địch . Ta đã biết là việc xâm nhập Xe vào hàng 7 hay hàng 8 là một mục tiêu chiến lược quan trọng nhất trên cột mở và kết quả bao giờ cũng là một ưu thế quyết định . Với các quân nhẹ, việc xâm nhập không phải bao giờ cũng kiến hiệu nếu chúng chỉ tạm thời hoặc bị đối phương xua đuổi ngay khỏi các vị trí tiền tiêu đó . Nhưng khi một quân có một căn cứ địa vững chắc, thế cờ sẽ hoàn toàn khác hẳn. Một quân như vậy thường có thể quyết định ván cờ qua việc

gây trở ngại cho quân địch , qua việc tấn công các điểm yếu, qua việc tăng cường áp lực thế trận hoặc qua việc thực hiện một giải pháp chiến thuật . Thật khó mà có thể đưa ra một nguyên tắc cụ thể nào cho việc xây dựng căn cứ địa hay tiền đồn hoặc cho việc chiếm lĩnh tiền đồn đó với các quân. Một vài thí dụ có lẽ làm sáng tỏ rõ hơn. E.Richter – Paoli / Trencianske Teplice 1949 / Gambit Hậu 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 c6 4.¤f3 ¤f6 5.e3 dxc4 6.¥xc4 b5 7.¥d3 a6 8.0–0 c5 9.£e2 Ta

đạt thế cờ trong Gambit Hậu tiếp nhận nhưng Đen lỡ một nước so với thế biến bình thường 9… ¥b7 10.dxc5 £a5 10...¥xc5? 11.¥xb5+ 11.e4 ¥xc5 12.e5 ¤d5 13.¤e4 ¥e7 14.¥g5!Một nước cờ rất đặc trưng cho những thế cờ như vậy . Trắng loại trừ quân Tượng đang bảo vệ d6. Bây giờ Đen khó có Thể hoàn tất cuộc khai triển quân qua việc nhập Thành vì 14...0–0 15.¥xe7 ¤xe7 16.¤fg5! Đen gục ngay dưới thế công cánh Vua 16… £b6 15.¥xe7 ¢xe7 16.¦ac1 ¤d7 17.¥b1 h6 18.¦fe1! Nước Đi nầy về sau mới thấy rõ là một khâu quan Trọng trong việc chiếm lĩnh ô d6 18…¦ac8 19.¦xc8 ¦xc8 20.¤d6 ¦c7 21.£e4! Hình

Qua những nước đi giản dị Trắng đã có thể đạt Được ưu thế quyết định . Quân Mã ở d6 hạn chế tầm hoạt động các quân Đen còn quân Hậu đe dọa xâm nhập h7 hoặc h4 với nhiều hiệu lực đáng ngại. 21… £c5 vô vọng nếu Đen đi21...¤xe5 22.¤f5+! exf5 23.£xe5+... Nước biến nầy cho thấysự có lý của nước thứ 18 của Trắng

(¦fe1) 21...¤f8 còn thua nhanh nữa 22.£h4+ f6 23.exf6+ ¤xf6 (23...¢xd6 24.£g3+) 24.¤f5+ ¢f7 (24...¢d8 25.¤xg7) 25.¤e5+ 22.¤xb7 giản dị nhất để lời quân . Tuy nhiên nhất quán với đặc tính của thế cờ là ø22.£h4+ f6 23.exf6+! với thế công khó đỡ. 22...¦xb7 23.£h7 £b4 24.£xg7 £f4 25.¥e4! Đen đã để cho Hậu lâm vào tình thế khó khăn, không thể chống đỡ cả hai mối nguy 26.g3và 26. ¥xd5 25… h5 26.¥xd5 ¦c7 26…ed…27.g3 £g4 28.¤g5! 1–0 Bỏ cuộc Trong ván cờ trên, Mã tiến sâu trên một cột trung tâm.Thường không dễ như vậy nhưng dù ở xa trung tâm , một Mã sâu trong lòng địch vẫn có thể gây ảnh hưởng lớn lao . Một ván cờ sau đây của Reti cho thấy điều đó. Reti – Rubinstein / Karlsbad 1923 1.¤f3 d5 2.g3 ¤f6 3.¥g2 g6 4.c4 d4 5.d3 ¥g7 6.b4! 0–0 7.¤bd2 c5 8.¤b3 cxb4 9.¥b2! Nếu 9.¤bxd4

Đen

sẽ đáp lại 9… e5 rất mạnh. 9...¤c6 10.¤bxd4 ¤xd4 11.¥xd4 b6 12.a3 12.¤d2? £xd4 13.¥xa8 ¤g4 12...¥b7 13.¥b2 Đen đang đe dọa ¥xf3 13…bxa3 14.¦xa3 £c7 15.£a1 ¤e8 16.¥xg7 ¤xg7 17.0–0 ¤e6 18.¦b1 Bây giờ ¦xa7 trở nên một đe dọa vì không có gì phải e ngại nước ¦xa7 rồi ¦xa818… ¥c6 19.d4! Giai đoạn đầu kế hoạch đoạt tiền đồn ở c6. .¥e4 20.¦d1 a5? Trong cố gắng loại trừ điểm yếu ở a7 Đen lại tạo lập một điểm yếu mới ở b5 .Dĩ nhiên 20…£xc4? 21. ¤d2 không đở được 21.d5 ¤c5 22.¤d4 ¥xg2 23.¢xg2 ¦fd8 24.¤c6 ¦d6

Trong ván cờ trước Đen không có cách nào đổi Quân Mã Trắng nằm sâu như vậy,còn ở đây , Đen có thể nếu kịp thời giờ chơi ¤b7-¤d8 để ép buộc đổi quân hay thối lui . Như vậy Trắng không thể mất thì giờ mà phải đe dọa ngay thế Cờ đối phương một cách liên tục 25.¦e3! 25.f3 f6 26.e4 e5 kém hơn 25...¦e8 Nước thí 25...¦xc6 không cho hy vọng cứu gỡ ván cờ; Còn đường hướng 25...e6? Cho phép Trắng chơi 26.¤e5 exd5 27.¤g4 với những đe dọa ¤h6+ và ¤f6+ 26.£e5 Trắng ngăn chặn vĩnh viễn e5 nhưng ngay cả sau 26. £b2 Đen cũng khó có thể mạo hiểm một nước như e6 vì dễ gây suy yếu cánh vua 26… f6 27.£b2 e5 28.£b5 ¢f7 29.¦b1 ¤d7 30.f3 ¦c8 Bây giờ Đen đe dọa ¤b8 ép đổi Mã. 31.¦d3! Chấp nhận đổi Mã vì nếu bây giờ 31...¤b8 trắng thắng với 32.c5 . Bây giờ xem như Đen đang kẹt nước đi ( Zugzwang ) nếu Đen tiếp tục 31...¦e8 ( đe dọa e4 ) 32.e4 ¦c8 Trắng có thể củng cố thế cờ 33.h4 34.f4 và thắng qua nước đột phá bên cánh Vua . Nếu Đen lại cố31...¤c5 nước đáp đơn giản 32.¦dd1 mạnh nhất nhưng vẫn chơi được 32.£xb6 ¤xd3 33.exd3 ¦xc6 ( nếu không cặp chốt thông còn kết thúc ván cờ nhanh hơn nữa) 34.dxc6 .£xc6 35. .£xa5 và chốt hơn của Trắng đủ thắng 31….e4?! Một cố gắng thoát cờ nhưng trắng có đòn phối hợp hay đẹp đợi sẵn 32.fxe4 ¤e5 33.£xb6! ¤xc6 sau 33...¤xd3 34.exd3 việc chống đỡ chốt thông thật vô vọng. 34.c5! Có lẽ đen dựa vào 34.dc ¦xd6 chỉ dẫn tới hòa cờ . Nước trên bảo vệ chốt và đảm bảo thắng lợi.¦d7 35.dxc6 ¦xd3 36.£xc7+ ¦xc7 37.exd3 ¦xc6 38.¦b7+ ¢e8 39.d4 ¦a6 40.¦b6! ¦a8 40...¦xb6 41.cxb6 ¢d8 42.e5 fxe5 43.dxe5 a4 44.e6 a3 45.b7 Trắng thắng dể dàng 41.¦xf6 a4 42.¦f2 a3 43.¦a2 ¢d7 44.d5 g5 45.¢f3 ¦a4 46.¢e3 h5 47.h4 gxh4 48.gxh4 ¢e7 49.¢f4 ¢d7 50.¢f5 1–0 Đen buông cờ Không phải chỉ có Mã mới có sức mạnh lớn lao khi nằm sâu trong lòng địch , thỉnh thoảng quân Tượng cũng có thể trở nên rất kiến hiệu.

Trong Hình bên Trắng nhằm vào việc đột Phá qua e5 nếu thành công, quân Tượng ở e6 trở nên một mối đe dọa lớn cho Vua Đen. Quân Nặng hiếm thấy chiếm lĩnh tiền đồn nhưng thỉnh Thoảng cũng có công dụng . Qua hình

Trắng tiếp nối hay nhất bây giờ là 31. ¦d6! ¤d7 32. £b5! ¦ad8 ( đe dọa 33…¤xe5 34. ¦xd8 ¤xf3+) 33. ¢h1 và không thể chống đỡ các mối đe dọa của Trắng như 34. ¤a5 rồi ¤c6 hoặc 34.b4 cb 35. ¤d4. Cho Xe nhập d6 trong thế cờ trên cực Mạnh vì quân xe có thể phối hợp việc chiếm lĩnh tiền đồn với việc tấn công chốt “c” của Đen. Nếu Trắng lại chọn Mã vào d6, Mã chỉ Hạn chế tầm hoạt động các quân Đen thôi Nhưng lại không đe dọa một cái gì, chính hạn Chế nầy cho thấy chuyển Mã vào d6 kém hơn.

Bây giờ ta hãy xem xét Hình nơi Mã Chiếm lĩnh ô d3 sâu trong đất Trắng. Ta thấy Ngay sự khác biệt với các hình trước : Thông thường một quân nằm sâu trong lòng Địch đều được Chốt yểm trợ và bảo vệ : Trong Hình nầy , chỉ có quân yểm trợ ,và bảo vệ con Mã thế đứng như vậy .

Dĩ nhiên một tiền đồn có Chốt bảo vệ bảo đảm hơn và quân nào chiếm Lĩnh tiền đồn đó thường duy trì thế đứng chiến lựơc hay ho đó lâu dài hơn . Tuy nhiên việc chiếm đóng một điểm chiến lược nào đó chỉ có quân bảo vệ mà thôi cũng có thể trở nên kiến hiệu như trong hình . Ở đây Mã Đen hạn chế tầm hoạt động của quân Trắng . Đường hướng tiếp diển hay nhất cho Đen bây giờ là g5 và không còn chống đỡ mối đe dọa g4 với sau đó ¤xf2. ( còn tiếp)

CHỐT TIẾN XUỐNG SÂU (CÁC ĐIỂM CHIẾN LƯỢC Tiếp theo) 2.CHỐT TIẾN XUỐNG SÂU.

Trong Hình Chốt tiến sâu f6 của Trắng Cũng như a3 của Đen kiểm soát không gian Chung quanh Vua địch , tạo lập những mối đe Dọa chiếu hết ở đấy . Với Hậu trên bàn cờ Mối nguy £h6 – £g7# đối với Trắng và £c3 £b2# đối với Đen hiển hiện ngay. Một Chốt xuống sâu thường có thể trở nên nguy hiểm đến nổi bên phòng thủ phải huy động mọi khả năng để loại trừ nó. Cờ Vua đầy rãy những thí dụ về thế công chiếu hết thực hiện với sự góp công của con Chốt xuống sâu. Tuy nhiên Chốt xuống sâu vẫn có thể được sử dụng ngay cả khi không có mối đe dọa chiến thuật trực tiếp nào hết.Thí dụ nó có thể yểm trợ một tiền đồn hoặc phá tan cuộc điều quân của địch như trong ván cờ sau cho thấy:

Euwe – Najdorf / Tuyển chọn ứng tuyển vô địch thế giới 1953 / Đông Ấn

1.d4 ¤f6 2.c4 g6 3.g3 ¥g7 4.¥g2 0–0 5.¤c3 c5 6.d5 e5! 7.¥g5!

Nước hay đẹp nầy đón trước nước tiến d6 . Nếu Trắng để cho Đen đi nước nầy con Tượng Trắng sẽ không bằng Mã Đen đang nhìn thẳng vào d5 và ngoài ra còn có thể tấn công chốt tiến sâu ở d6 . Kế hoạch Đen hay nhất là gạt ngay nước tiến của Trắng với 7…d6 dù có để cho Trắng tiếp tục với 8. £d2 bảo vệ Tượng chống lại h6 và nước khó chịu h4-h5 Đen phải chú ý tới. 7... h6 8.¥xf6 £xf6 9.d6!

Nước tiến chốt nầy quan Trọng ở 3 điểm:

1. Nó gây trở ngại cho việc Đen khai triển cánh Hậu. 2. Nó hạn chế quân Đen cơ động nhất là việc chuyển quân từ cánh Hậu sang cánh Vua. 3. Nó mở toang ô d5 cho quân Trắng chiếm lĩnh. Tuy nhiên một nước đi như thế luôn luôn rất mạo hiểm. Vì Chốt tiến sâu dễ bị hỏi thăm và bắt chết ( thí dụ : ¦e8-¦e6 và¥f8 ). Trong ván Cờ , điều quan trọng đối với Trắng ở chỗ Trắng có cơ hội tấn công bên cánh Vua trước khi việc chốt yếu kém có thể khai thác được .9… ¤c6 10.e3 b6 11.¥d5 ¢h8 Để loại trừ khả năng ¥xf7+, Đen bắt chốt d6 còn sửa soạn tiến f5 12.¤e4 £d8 13.h4! f5 14.¤g5 ¥b7! Muốn đổi quân thí Chốt nhưng nếu Trắng chấp nhận[15.¤f7+? ¦xf7 16.¥xf7 ¤b4 17.f3 e4] . Đen đoạt ưu thế quyết định 15.g4! e4 Đen tìm kiếm phòng thủ tích cực qua việc mở đường chéo lớn. Khuyết điểm nước đi nầy là để ô f4 cho Mã Trắng . Sau 15...£f6 , Trắng sẽ có 2 đường hướng hay : 16.¤f7+ (16.gxf5 £xf5 (16...gxf5 17.£h5) ) 16...¦xf7 17.g5! 16.¤e2 ¥xb2 17.¤f4! Trắng phải tiếp tục tấn công bất kể mất mát . Sau 17...¥xa1 đúng là 18.gxf5! ( không được 18.£xa1+ £f6) 18...¥c3+ 19.¢f1 Trắng có kém một xe nhưng thế công rất mạnh, Đen khó chống đỡ. Đen khó có thể đihxg5? 20.hxg5+ ¢g7 21.¤h5+ gxh5 22.£xh5 17... £f6 18.gxf5! ¥xa1 19.¤xg6+ ¢g7 20.¤xe4? Trắng quyết định lấy lại ít nhất một quân giảm bớt bất lợi quân số nhưng làm như vậy chỉ gia tăng thêm cho Đen triển vọng phòng thủ hữu hiệu mà thôi . Chính xác hơn nên 20.¤f4! £c3+ 21.¢f1 hxg5 (21...¦xf5 22.£g4!) 22.hxg5 ¦xf5 23.¦h7+!! Và Đen khó thoát . 20...¥c3+! Như ép buộc vì sau 20...£xf5? 21.£xa1+ ¢xg6 22.¦g1+ Đen bỏ quân Hậu. 21.¢f1 £xf5 22.¤f4! ¢h8! Chống đỡ hay nhất. Thoái lui hay bảo vệ quân Tượng sẽ mất quân Hậu :

a. 22...¥e5 23.¤g3! £h7 24.£g4+ b. 22...¥f6 23.¤g3 £e5 24.£g4+ c. 22...£e5 23.£g4+ Euwe 23.¤xc3 ¦ae8? Hình

Ngăn ngừa ¤e4 Và tính trả lại chất. Chính xác hơn có lẽ nên 23...¤d8 Và tính trả lại chất. Chính xác hơn có lẽ nên 24.¦g1 ¢h7! Và dù sau đó Trắng có thế công nguy Hiểm với 25.¥xb7 ¤xb7 26.¤cd5 ván cờ vẫn chưa ngã ngũ được 24.¤ce2 ¦g8! 25.h5! Trắng hơn Chốt sau : 25. ¥xg8 ¦xg8 nhưng Đen có Tượng mạnh đủ bù trừ 25...¦g5 26.¤g3 ¦xg3 Đen không còn có cách giữ hơn quân 26...£f6 27.¤e4; 26...£e5 27.¤g6++) nên quyết định trả lại để ăn hơn Chốt e3. Tuy nhiên quân Trắng vẫn còn tích cực đủ mang lại thắng lợi 27.fxg3 ¦xe3 28.¢f2 ¦e8 29.¦e1! ¦xe1 30.£xe1 ¢g7 31.£e8 £c2+ 32.¢g1 £d1+ 33.¢h2 £c2+ 34.¤g2 £f5 35.£g8+ ¢f6 36.£h8+ ¢g5 37.£g7+ 1–0 Đen buông

cờ.

Chốt xuống sâu có thể là một thứ khí giới rất kiến hiệu như ván cờ trên cho thấy . Nhưng việc quyết định tiến nó luôn luôn phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì Chốt nầy dể dàng trở nên yếu kém, đặc biệt trong tàn cuộc phải luôn luôn coi chừng không cho đối phương đổi Hậu rồi hỏi thăm con chốt xuống sâu một cách nhàn nhã.

CÁC Ô YẾU TRONG CHUỖI CHỐT ( CÁC ĐIỂM CHIẾN LƯỢC Tiếp theo) 3.CÁC Ô YẾU TRONG CHUỖI CHỐT. Trong một chương trước ta đã chỉ ra rằng chốt khác biệt với quân là nó chỉ có thể tiến không lui được. Cho nên mọi nước chốt đều phải được cân nhắc thật kỹ lưỡng. Steinitz đã từng tuyên bố nguyên tắc là chốt chỉ mạnh nhất khi còn ở trên các ô nguyên thủy. Điều nầy chỉ áp dụng chính yếu cho chốt cánh đang bị tấn công. Ta đã biết là tiến chốt thường là đường hướng duy nhất khai thác ưu thế không gian hay ưu thế lực lượng ở trung tâm hay bên cánh. Ta đã biết một cuộc tiến chốt có chuẩn bị kỹ lưỡng có thể là một khí giới tấn công hữu hiệu. Nhưng khi nói về phòng thủ, mọi nước chốt đều tạo ra yếu kém. Những tay mới chơi cờ thường được lời khuyên bổ ích là không bao giờ được đi chốt nơi đang bị tấn công trừ khi ép buộc vì có mối đe dọa nguy hiểm. Hình Cho ta thấy vài ô yếu cả hai bên đều có vì tiến chốt nên có nhiều ô không còn được chốt bảo vệ nữa. Bên cánh Vua, đó là ô f3 và h3 đối với Trắng và g6 đối với Đen.

Nếu chúng không được kiểm soát kỹ lưỡng, quân địch có thể chiếm lĩnh nguy hiểm . Thấy rõ ràng các yếu kém nầy chỉ tạm thời và tùy Thuộc vị trí các quân nếu chẳng hạn Trắng có Tượng ở g2 ,điểm yếu f3 và h3 không thể khai thác được . Vì Đen không thể tập trung quân tương xứng ( thí dụ : £c8 , ¥g4 , ¤e5 ) Bên cánh Hậu

cũng có yếu kém. Vì tiến chốt“a” và “c” Đen đã để ô b5 yếu và chốt ở b6 dễ bị tấn công, điều nầy sẽ cho đối phương khã năng chiếm lĩnh b5 với một quân rối tấn công b6 với một Mã ở c4, với một Tượng ở c7 hoặc một Xe ở d6. Chuỗi chốt trắng bên cánh hậu cũng không phải không có điểm yếu. Có một ô yếu ở c3 rõ rệt nhất nhưng ô b4 cũng có thể trở nên yếu nếu vì lý do vì đó ( chẳng hạn Đen chiếm lĩnh ô c3) Trắng không thể chơi c3. Một ô yếu thường do chốt cột bên cạnh tiến lên không còn bảo vệ được nữa, và đối phương thường cố gắng ép buộc ta phải thực hiện nước tiến chốt như vậy. Việc tạo lập và khai thác ô yếu trong thế cờ đối phương là là một phần quan trọng trong chiến lược cờ vua hiện đại. Thường thường chỉ một ô yếu đủ quyết định cả ván cờ. Tuy nhiên phải nói rõ ràng một ô yếu kém không phải là một yếu tố tuyệt đối. Có khi nó rất quan trọng, có khi ảnh hưởng không đáng kể, tất cả tùy thuộc vào tính chất thế cờ, lực lượng sẵn có, vị trí các quân… Để có thể nhận biết điểm yếu kém thực sự ( những yếu kém có thể khai thác được ) đòi hỏi một cuộc đánh giá sâu rộng thế cờ và điều đó lại cần một cảm quan ( chiến lược ) thế trận chỉ có qua kinh nghiệm trận mạc. Trong thí dụ thứ nhất, ta thấy một ô yếu được khai thác một cách triệt để. Đấy là đặc tính yếu kém cánh Vua thường gặp. Trong thí dụ thứ hai, ta thấy một kiểu cách khai thác khó khăn hơn đối với điểm yếu bên cánh Hậu. Euwe – Flohr / Amsterdam 1939

Sau nước đi thứ 20 của Đen vẫn đến Hình Đen dang bị một điểm yếu chết người ở f6 . Có lẽ Đen đã đi e6 ( gây ra điểm yếu nầy ) tin Tưởng rằng Tượng Đen ở f8 sẽ không cho yếu Kém nầy lộ liễu quá . Nhưng Trắng sắp cho thấy khả năng tấn công chiến thuật được mở ra như Thế nào qua đó 21.¥f6 £a5 21...¥e7 22.e5! ô

f6 và h6 yếu hẳn rõ rệt và nếu đổi Tượng Đen sẽ có Tượng dở không dùng được cho cuộc tranh chấp các ô Đen 22.¦c5! Một kiểu cách chiến thuật hay đẹp. Đen không thể tiếp tục 22...¥xc5 23.dxc5 vì sẽ bị đe dọa đôi ¦xd7 và £e3£h6 22… £xa2 23.¦h5! e5 Không có cách nào chống lại thế công chiếu hết a.

23...£xb2 24.¥f1

và Đen phải đáp lại 24… e5 để tiếp tục y như ván cờ.

b. 23...¥e7 24.¦xh7! ¥xf6 25.£xf6 ¢xh7 26.£xf7+ ¢h8 27.¦d3 £b1+ 28.¥f1 e5 29.£xd7

c.

23...¥g7 24.¥xg7 ¢xg7 25.¦xh7+! với nước tiếp diễn y như biến b.

Không thể 26...¥g7 27.¥xg7 ¢xg7 28.£h6+ …sau nước đi trên Đen có thể đáp lại 27.£h6 với 27…¥xf6 28.ef £xf6 27.£h4? Trắng bỏ qua một đường hướng rất hay dẫn tới thắng lợi tức thì : : 27.¦b1! £a3 (27...£xb1? 28.£h6) 27...¥c5! Tấn công ô f2 Đen lợi một nước cho phòng thủ . Dĩ nhiên 28.¦xh7 £xf2+ không thể được rồi 28.¦h6 a5!Nước phản kích cuối cùng, nhưng Vua Đen quá trống trải nên khó mà thoát được. 29.¦d3 trước mối đe dọa 30. ¦f3 với¦xh7 Đen từ bỏ ưu thế lực lượng qua nước thí quân . 24.dxe5 ¥e6 25.£f4 £xb2 26.¥f1 ¥e7

quân Trắng có các ô f6, h6 nắm chắc trong tay . Bây giờ chỉ còn vấn đề chiến thuật nhỏ, Trắng có thể chiếu hết trước khi Đen có một Hậu mới không ? Đường hướng 32. ¦f3 a3 33. ¦f4 đe dọa ¦xh7 nhưng g5! Không phải con đường đúng đắn kết thúc thế công 32.¥e2 Bây giờ mọi chuyện đã quyết định rồi . Đen không còn cách gì sau 32…a3 33.g4! a7 34. ¦xh7. Nước phế cờ tuyệt vọng sau đây cũng không thay đổi nổi tình thế . ¦a5 33.g4 ¦xe5 34.¥xe5 ¥c4 35.¦dh3 ¥xe2 36.¥f6 ¦e6 37.e5 ¥xg4 38.¦xh7 ¦xf6+ 39.exf6 1–0 Đen buông cờ. 29… ¥xf2+ 30.£xf2 £xf2+ 31.¢xf2 a4

Bogoljubow – Capalblanca Nữu – Ước 1924 / Gambit Hậu

1.d4 ¤f6 2.¤f3 d5 3.e3 e6 4.¥d3 c5 5.b3 ¤c6 6.0–0 ¥d6 7.¥b2 0–0 8.¤bd2? £e7! 9.¤e5 cxd4 10.exd4 ¥a3! Mục

đích nước đi nầy rõ ràng , sau cuộc đổi Tượng, yếu kém bên cánh Hậu của Trắng trở nên gay gắt 11.¥xa3 £xa3 12.¤df3 12.¤xc6 bxc6 13.c4 Đen có thế cờ hay hơn . thí dụ: ¥a6 14.¤f3 dxc4 15.bxc4 ¦fd8 16.£e2 c5! 12...¥d7

Bây giờ kế hoạch của Đen chủ yếu gây sức ép trên cột “c” sớm hay muộn Trắng phải đi c3 và sau đó chốt c3 sẽ bị quân nặng tấn công . Tất cả những khó khăn của Trắng nằm ở chổ Trắng không thể phòng ngừa nước đổi Tượng ô đen sau khi đã đi b3 như vậy để lại yếu kém bên cánh Hậu. Đường hướng 13.c4 dxc4 14.bxc4 ¦fd8 không có lời cho Trắng vì cặp chốt treo yếu . Không có Tượng ở b2 Trắng sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ chốt ngoài ra Trắng còn không có khả năng tạo thế công bên cánh Vua . 13.¤xc6 ¥xc6 14.£d2? Có lẽ đở hơn phần nào nên chơi 14.£c1 . Sau khi đổi Hậu , triển vọng phòng vệ của Trắng gia tăng rõ rệt dù chưa cân bằng hoàn toàn thế cờ. Nếu Đen lui Hậu cũng bớt nhiều khó khăn cho Trắng. 14...¦ac8 15.c3 a6! 16.¤e5 ¥b5! Một

tiền đề quan trọng cho thế công bên cánh Hậu là việc loại bỏ Tượng Trắng. Như vậy không những Đen loại bỏ quân Tượng “dở” mà còn thông cột “c” , không cho Trắng một khả năng nào để chơi tích cực f4-f5 . Tóm lại Đen loại trừ một kẻ bảo vệ ô c4 ép Trắng phải tìm kiếm phương cách khác ngăn ngừa Mã Đen xâm nhập 17.f3 17.¥xb5 axb5 18.f3 ¦c7 19.¦fc1 ¦fc8 20.¦c2 ¤e8 17...¥xd3 18.¤xd3 ¦c7 19.¦ac1 ¦fc8 20.¦c2 ¤e8 21.¦fc1 ¤d6 22.¤e5?

Một sai lầm giúp thêm cho thế công Đen. Chính xác phải 22.¤c5! với mục tiêu vô hiệu hóa yếu kém c3 . Bây giờ Đen phải chơi rất chính xác 22...b6 23.¤a4 ¦c6 (23...b5? 24.¤c5) 24.£d3 ¦a8 Chỉ sau cuộc sửa soạn trên Đen mới có thể an toàn đuổi quân Mã khỏi nơi phòng thủ với b5 22...£a5! 23.a4 Ngăn chặn nước đe dọa 23…¤b3 nhưng lại gây suy yếu chốt b3 23.¤d3 ¤b5 24.¤c5 b6 25.¤a4 ¦c6! 23...£b6! 24.¤d3 Không còn có thể giữ chốt được nữa, thí dụ: 24.b4 a5 25.b5 (25.¦b1 axb4 26.¦xb4 £xb4!) 25...¤c4 26.¤xc4 ¦xc4 27.¦a2 e5!Những cố gắng phản kích qua nước thí quân đã không mang lại kết quả vì Đen chơi chính xác. Ván cờ kết thúc qua một đòn phối hợp hay đẹp. 24...£xb3 25.¤c5 £b6 26.¦b2 £a7 27.£e1 b6 28.¤d3 ¦c4 29.a5 bxa5 30.¤c5 ¤b5 31.¦e2? ¤xd4! 32.cxd4 ¦8xc5! 0–1

Trong hai thí dụ cuối yếu kém xuất hiện vì nước thiếu chích xác ở khai cuộc. Yêu cầu bên tấn công là khai thác một yếu kém đã có sẵn. Tuy nhiên, đối phương không bao giờ có lòng tốt tạo cho ta những yếu kém một cách cố ý, ta phải ép buộc đối phương làm như vậy. Có hai phương pháp ép buộc : 1. Qua thế công bằng quân. Chẳng hạn nếu trắng đe dọa thành vua với ¤f5 với £g4 Đen có thể bị ép buộc phải chơi g6. Một kiễu cách tương tự có thể được sử dụng bên cánh Hậu để gây suy yếu như thế. 2. Qua việc tấn chốt của ta trường hợp hay gặp như tấn chốt Xe ( thí dụ : h4 ,h5 ,h6 ). Nếu đạt tới được hàng 6, đối phương thường bị ép buộc chơi g6 để sau đó một yếu kém trầm trọng có thể xuất hiện ở f6.

Trong thí dụ sau, Trắng sử dụng phương pháp thứ nhất. Ngay cả trước khi kết thúc khai triển quân, Trắng điều quân như thế nào để mà ép buộc Đen phải suy yếu ô f6, một ô quyết định cho cả ván cờ. Getter – Unzicker / Giải liên vùng 1952 / phòng thủ Slave 1.d4 d5 2.c4 c6 3.¤f3 ¤f6 4.¤c3 dxc4 5.e4 b5 6.e5 ¤d5 7.a4 e6 8.axb5 ¤xc3 9.bxc3 cxb5 10.¤g5! ¥b7

Nước đi nầy ép buộc g6 nhưng đây chỉ là bước đầu cho việc tranh chấp ô f6, Trắng phải loại trừ các quân nhẹ đối phương đang bảo vệ ô này, điều nầy đặc biệt áp dụng đối với quân Tượng ở f8. 11.£h5

11...g6 12.£g4 ¥e7 13.¥e2 ¤d7 14.¥f3 £c7?

không hay vì 15.£xf3 0–0 16.h4 cho Trắng cơ hội tấn công rất hay. Phương cách đúng đắn cho Đen đã được Petrosian áp dụng chống lại Szabo ( trận đấu Moscou / Budapest 1955 ) như sau : 14...£c8! 15.¤e4 f5 16.exf6 ¤xf6 17.¤xf6+ ¥xf6 18.¥xb7 £xb7 19.£xe6+ và Đen có triển vọng hay hơn ở cờ tàn. 14...¥xf3

15.¤e4 Quân

Mã ở g5 đã làm xong nhiệm vụ và rất cần cho việc tranh chấp quyền

kiểm soát 15...¤b6 Nhiều

người đề nghị 15…h5 nước nầy có ngăn ngừa được 16. ¥h6 nhưng triển vọng của Đen cũng không hơn vì yếu kém bên cánh Vua không thể cho phép nhập thành được .

16.¥h6! ¦g8 Ngừa ¥g7 với ¤f6 sau 16...¤d5 Trắng

vẫn có thể xây dựng kiểu cách nầy sau cuộc sửa soạn thí dụ 17.0–0 a6 18.¥g7 ¦g8 19.¥f6 ¥xf6 20.exf6 (theo Stahlberg ) . Đường hướng 16...¥xe4 17.¥xe4 0–0–0?! do một số tay đề nghị không thỏa đáng thí dụ : 18.£f3 ¥f8 19.¥g5 ¥e7 20.¥d2 ¥f8 21.0–0 ¤d5 22.¦a6 17.¥g5! Với nước trên , Trắng ngăn cản Đen nhập thành như vậy gây trở ngại cho Đen trong việc động viên nhanh chóng các quân nặng , kết quả Trắng không sợ đổi hết các quân nhẹ vì sau đó Trắng một thời gian xem như hơn một Xe . 17...¥xe4 18.¥xe4 ¤d5 18...0–0–0 Trắng

có thế công quyết định 19.¦a5 b4 20.0–0 b3 21.¥xe7 £xe7 22.d5; Euwe đề nghị 18...¦c8 19.0–0 ¤a4 nhưng bên Trắng có thể tiếp tục mạnh. 20.¥xe7 £xe7 21.£f3 £c7 (21...£d7 22.d5) 22.¥b7 ¦b8 23.¥c6+ ¢e7 (23...¢f8 24.¦fe1) 24.£f6+ ¢f8 25.d5 19.¥xd5 exd5

Có vẻ Đen đã lướt qua mọi nguy hiểm , khó khăn sau 23.¦xb5 axb5 24.¦xa8+ ¢g7 Đen còn khá hơn vì lúc đó Đen đe dọa một chốt thông qua nước đột phá b4. Thực ra, sự việc không “hồng “ như vậy đối với Đen. Điểm yếu f6 vẫn phải chú ý tới . 20.¥xe7 £xe7 21.0–0 ¢f8 22.¦fb1 a6

23.£f3! £e6?

Nước đi dẫn đên thua cờ nhanh chóng. Sau nước trả lại chốt 23...¢g7! 24.£xd5 ¦gb8 Đen còn có vài hy vọng cứu ván cờ. Trắng khó có thể tiếp tục với 25.¦xb5? axb5 26.¦xa8 ¦xa8 27.£xa8 b4! Đen sẽ có đường phản kích hay. Nhưng 25.f4! vẫn để cho Trắng thế công nguy hiểmbên cánh Vua 24.£f6! 26.¦xb5

Nước quyết định. Vua Đen bị nhốt ở hàng 8 từ đây . Sau 24...£xf6 25.exf6 ¢e8 cờ tàn vô vọng đối với Đen.

24...£c8 25.f4 £b7 26.¦a5 ¢e8 27.¦ba1 b4 27...¢d7 28.£d6+ ¢c8 29.¦xa6 28.cxb4 £xb4 29.¦xd5 £b7 30.e6 1-0

Có khi không phải chỉ yếu kém 1 ô mà cả một nhóm ô yếu . Ta đã đề cập tới vấn đề quân Tượng dở và quân Tượng hay, ván cờ sau đây nới rộng chủ đề nầy rất bổ ích.

Schlechter – John Đen xây dựng “bức tường đá “ nhằm đạt quyền kiểm soát e4 và có thể chơi tích cực bên cánh Vua. Hệ thống nầy cũng có thể chơi cho trắng (1.d4 d5 2.c4 ¤f6 3.c4 ) Tuy nhiên khiếm khuyết của nước đi f5 là nó gây suy yếu ô e5 và thông thường hệ thống nầy chỉ chơi được khi đối phương không thể khai thác chỗ yếu nầy . Chẳng hạn ,sau khi Tượng Hậu đối phương bị giam lại với e6, hệ thống nầy áp dụng được. Trong ván cờ nầy, sự việc lại không phải vậy nên điểm yếu ô e5 sẽ quyết định cả đường hướng ván cờ . 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 f5?

Mặc dù 6. ¥d6 vẫn hay, nước đi chốt mạnh hơn. Đen sớm muộn phải chơi và sau chốt lạc hậu Đen ở e6 được xem là một yếu kém nghiêm trọng trong thế cờ như vậy. Ngoài ra Trắng còn có thể kiểm soát ô e5 với quân Xe ở e1. 4.¤f3 c6 5.¥f4 ¥d6 6.e3!

6...¤f6 7.¥d3 £c7 8.g3! 0–0 9.0–0 ¤e4 Vị

trí thuận lợi của quân Mã là chỗ ưu điểm của cấu trúc :” bức tường đá”. Tuy nhiên ô e4 không phải yếu đối với Trắng vì Mã Đen dễ dàng bị xua đuổi qua f3 Sau 11...£e7 quân Hậu bị trói buộc vào việc bảo vệ tượng. Nước khai triển bình thường 11...¤d7 12.cxd5 exd5 (12...¤xc3 13.dxe6) không hy vọng nào nên ta thấy tại sao Đen phải đổi tượng một cách không thuận lợi về chiến lược. 10.£b3¢h8 11.¦ac1 ¥xf4

Lối hay nhất để loại trừ Mã khỏi vị trí mạnh đó . Dĩ nhiên nước sau đó là một tiếp nối quan trọng. 12.exf4! £f7? 13.¤e5 £e7 14.¥xe4!

14...fxe4 15.f3 exf3 16.¦ce1 £c7 17.£a3!

Từ từ việc yếu kém cả một loạt ô đen trở nên trầm trọng. Nếu bây giờ Đen chơi Trắng có thể đáp lại ngay với £e7. 17...¢g8 18.¦xf3 ¤a6 19.b3 £d8 20.c5! Chuỗi

chốt bị chặn được thiết lập thuận lợi cho Trắng, Trắng kiểm soát ô e5 và có không gian rộng bên cánh Vua. Như vậy Trắng có thể điều quân cả ở hai cánh cùng lúc không để cho đen cơ hội nào phản kích hay chơi tích cực được. 20...¤c7 21.£b2 ¥d7 22.£c2 Vì

nước tấn chốt b4 –b5 vẫn còn gặp vài khó khăn, hay nhất là ta tạm hoãn hành động bên cánh Hậu cho tới khi Đen hoàn toàn bị chi phối đỡ gạt những mối đe dọa bên cánh Vua . 22...£e7 23.¦ef1 ¦ae8 24.g4! ¥c8 25.¦h3! ép buộc g6 gây suy yếu ô

f6 và h6

Dù hiện nay Trắng không có ý định đột phá bên cánh Hậu, Trắng vẫn bố trí chốt sao cho nước đột phá luôn luôn hiễn hiện. 25... g6 26.b4

26...£f6 27.¦hf3 ¦e7 28.a4 a6 29.¤d1! Trắng

cần có Mã ở e3 để có thể thực hiện việc điều

quân g5 , ¤g4 , ¤f6+ ( hoặc ¤h6+) 29...¦g7 30.¤e3 £e7 31.g5 ¥d7 32.¤3g4 ¥e8 33.¤h6+ ¢h8 34.£e2 £d8 35.¤eg4! ¥d7 36.£e5 ¤e8 37.¦h3 £c7 Đen

không thể chơi37... £e7? 38. £b8 điều nầy chứng minh quân Trắng có thể di chuyển không phải sợ sệt trên các ô đen đối phương . 38.¤f6! Điểm

cao của chiến lược trên các ô Đen của Trắng. Việc đổi quân ở e5 xem như ép buộc và cũng không lâu nữa Đen phải đổi luôn ở f6. Lúc đó Trắng sẽ có lối xâm nhập cho Vua vào đất địch và thiết lập một chốt thông mạnh ở f6 nữa.

38...£xe5 39.fxe5 ¦e7 40.¦hf3! ¤xf6 41.¦xf6 ¦xf6 42.exf6 ¦e8 43.¤f7+ ¢g8 44.¤e5 ¦d8 45.¢g2 ¢f8 46.h4 ¥e8 47.¢f3 ¥f7 48.¢f4 ¢e8 49.¦b1 ¢f8 50.b5!

buông cờ

CÁC YẾU TỐ NĂNG ĐỘNG ( KHAI TRIỂN QUÂN NHANH HƠN) CÁC YẾU TỐ NĂNG ĐỘNG

Tính chất mỗi thế cờ cho nhiều yếu tố khác nhau định đoạt. Vài loại như lực lượng, cấu trúc chốt, yếu kém lâu dài… ảnh hưởng tới ván cờ một thời gian dài, đó là những yếu tố tỉnh trong cờ vua. Hoàn toàn trái lại là việc phát triển quân nhanh hơn,( dẫn đầu phát triển ) quân bố trí tích cực hơn, tập trung quân cho thế công trên một địa bàn nào đó hay hơn … Ta thấy rõ là những yếu tố nầy có tầm ảnh hưởng ngắn hạn mà thôi, mỗi nước đi quyết định số phận bên tích cực có chuyển thành công ưu thế tạm thời của họ thành ưu thế lực lượng hay không hoặc có thể kết thúc ván cờ qua nước chiếu hết không ? Hoặc là bên phòng thủ có thể thực hiện thành công, gạt đỡ các mối đe dọa tức thời, cải thiện thế cờ của họ và còn có thể cân bằng ván cờ của họ hay không ? Ở đây “ thời gian” là yếu tố quan trọng bật nhất. Hai bên, như vậy không thể hao phí vào những cuộc điều quân kéo dài lê thê, chỉ bỏ một nước hoặc đi một nước hời hợt có thể quyết định cả ván cờ. Yếu tố như vậy trong đó thời gian đóng vai trò chủ đạo được gọi là những yếu tố năng động. Trong chương nầy , ta sẽ xem xét chúng dưới 4 khía cạnh nhóm chủ đề : 1. Khai triển quân nhanh hơn . 2. Thí quân lợi nước . 3. Phối hợp giữa quân với chốt. 4. Nước thí thế trận. 1. KHAI TRIỂN QUÂN NHANH HƠN.

Quyền của mỗi tay cờ khi đi một nước nhằm vào nhiều mục đích khác nhau. Nhiều nước đi nhằm khai triển quân hoặc gia tăng sức mạnh các quân, nước khác giúp xây dựng một chuỗi chốt hợp lý. Có những nước đi cần thiết để ngăn chặn, đẩy lui các mối đe dọa của địch và bảo đảm thế cờ của mình, còn có những nước đi rỗng, hời hợt và cả những nước đi chỉ giúp đối phương tiến nhanh hơn. Trong khai cuộc chính yếu, khi cả hai bên còn chưa khai triển đủ, tiết kiệm thời gian cực kỳ quan trọng, những nước hời hợt ở đây ( thí dụ tiến chốt Xe chẳng hạn ) rất đặc trưng cho những sai lầm của tay mới chơi cờ. Trong cờ tàn và trung cuộc, thật cần thiết sử dụng mỗi nước đi để xây dựng lực lượng của ta. Trong phần dẫn nhập cuốn “ Lý thuyết cờ vua hiện đại “ Pachman đã nêu những nguyên tắc quan trọng nhất cho việc nắm vững khai cuộc. Có thể tóm tắc như sau : Phải hoàn tất khai triển quân càng nhanh càng hay rồi bảo đảm thế cờ ở trung tâm. Như vậy , các điểm sau đây cần phải ghi nhứ : 1. Bố trí quân không mất nước sao cho chúng có thể triển khai sức mạnh lớn nhất. 2. Không được đi lại một quân đã triển khai rồi nếu không có lý do xác đáng. 3. Tránh không nên bố trí quân trên những ô mà nó có thể bị đuổi xô qua những nước đi có lợi cho việc phát triển quân và chốt của địch . 4. Những nước chốt ở khai cuộc chỉ phụ thuộc cho việc khai triển quân và là một phương tiện cho vấn đề tranh chấp trung tâm. Như vậy những nước chốt nầy chỉ được sử dụng một cách tối thiểu. Những nguyên tắc nầy dĩ nhiên không thể được áp dụng một cách giáo điều mà không đếm xỉa tới tình trạng đặc biệt của thế cờ. Có khi ta có thể di chuyển một quân 3, 4 lần ở khai cuộc mà vẫn ưu thế được, đó là trường hợp mà mỗi nước đi quân đó nằm trong một kế hoạch hạn chế khả năng quân địch và thiết lập điểm yếu trong thế cờ địch. Việc tính toán máy móc nước đi trong khai triển tự nó không phải là một thước đo quyết định ai ưu thế. Chủ tâm chính thực của việc khai triển quân nằm ở chỗ thành đạt, đoạt được khả năng sức mạnh tối đa cho mỗi quân của nình .

Tuy nhiên, thông thường vi phạm 1 trong những nguyên tắc kể trên sẽ giúp cho đối phương dẫn đầu khai triển ( khai triển nhanh hơn ), hoặc cho đối phương ưu thế trong việc gia tăng sức mạnh quân của họ. Bên có khai triển nhanh hơn không có yếu tố khác trừ bớt ( thí dụ kém lực lượng ) đoạt được tiên thủ có thể tạm thời hay lâu dài. Việc triển khai nhanh hơn có thể là một phương cách cho một thế công trực diện chiếu hết , một ưu thế về lực lượng hoặc một ưu thế thế trận lâu dài. Trong trường hợp cuối, có thể là kết quả việc ép đối phương phải suy yếu chốt của họ, hoặc bỏ mất cặp tượng … một yếu kém năng động đã biến thành một yếu kém tỉnh lại. Có khi việc mất nước ở khai cuộc xảy ra do ý muốn tấn công sớm trước khi hoàn tất khai triển. Sau đây là một thí dụ về điều nầy. Botvinnik – Denker / Liên xô – Mỹ 1945 1.d4 d5 2.¤f3 ¤f6 3.c4 c6 4.cxd5 cxd5 5.¤c3 ¤c6 6.¥f4 £a5? Đen

muốn tấn công điểm c3 với ¤e4 ,e6 , ¥b4… Trong thế cờ như vậy, một kế hoạch như thế rất tồi tệ vì Trắng có thể dể dàng bảo vệ ô c3 với những nước đi khai triển thông thường. Thế công của Đen chỉ làm mất nước mà thôi. 7.e3 ¤e4 8.£b3 e6 9.¥d3 ¥b4 10.¦c1 ¤xc3 11.bxc3 ¥a3? Khởi đầu một kế hoạch sai lầm. Hay hơn nên 11...¥e7 12.0–0 £d8 13.e4² mặc dù sau 13.e4 Trắng vẫn có tiên thủ nguy hiểm ở trung tâm và bên cánh Vua. 12.¦b1 b6 Đen

muốn đổi luôn tượng hay của Trắng nhưng làm như vậy, Đen đã bỏ 2 nước và khi ta thấy là quân Hậu thay vì xem là khai triển bây giờ chỉ là một yếu kém chiến thuật sẽ lại gây mất nước thêm. Lúc đó không còn lạ gì bên Trắng có thể mở cờ qua nước đột phá đơn giản ở trung tâm. Sau đó Đen gặp rất nhiều khó khăn. 13.e4! dxe4 Nước

đi nầy được các nhà bình luận cho một chấm hỏi to tướng. Nhưng với khía cạnh Hậu bố trí quá tồi cũng như con tượng vua Đen. ( hậu quả hoạt động sai lầm từ nước thứ 6 ) ván cờ không còn có thể giữ được nữa . Các khả năng có thể là: a. 13...¥a6 14.¥xa6 £xa6 15.exd5 hơn một chốt

b. 13...¥b7 14.exd5 exd5 15.0–0 0–0 16.£c2; c. 13...¥e7 14.¥g5 ¥d7 15.exd5

và Trắng đe dọa ¥xh7+ , ¦b5

đen lại bỏ một chốt

14.¥b5! ¥d7 15.¤d2 a6 Phương

cách duy nhất chống lại mối đe dọa Trắng 16. ¤c4 16.¥xc6

¥xc6 17.¤c4 £f5 18.¥d6 e3!

Khả năng duy nhất để kéo dài ván cờ , như vậy Đen phải bỏ Hậu. Nhưng vẫn không đủ còn như 18...¥d5 19.¥xa3 b5 20.¤d6++- thua ngay. 19.¤xe3 £xb1+ 20.£xb1 ¥xd6 21.£xb6 ¢d7 22.£b3 ¦ab8 23.£c2 ¦b5 24.0–0 ¦h5 25.h3 ¦b8 26.c4 g6 27.¤g4 ¦f5 28.¤e5+ ¥xe5 29.dxe5 ¦xe5 30.£d2+

Bỏ cuộc vì sau 30…¢e7 hoặc 30…¢c7. Sẽ bị ngay 31. ¦d1 1–0 Việc khai triển nhanh hơn chỉ có giá trị khi thế cờ thoáng hoặc trong những thế cờ mà bên tích cực có khả năng mở cờ qua nước đột phá ở trung tâm. Trong thế cờ khép kín, việc khai triển nhanh hơn ít giá trị hơn. Ở đây việc bố trí chốt và quân vào những ô có lợi về chiến lược có tầm quan trọng nhiều hơn là số quân khai triển. Từ đó ta có thể nêu lên nguyên tắc sau : Khi bạn dẫn đầu về khai triển , cố gắng mở cờ qua đột phá ở trung tâm hoặc cố gắng mở cột, đường chéo. Khi đối phương khai triển nhanh hơn, cố giữ thế cờ khép kín. Điều nầy thật có lý và rõ ràng, có giá trị trong mọi trường hợp. Việc vi phạm luôn là một sai lầm chiến lược tồi tệ.

THÍ QUÂN LỢI NƯỚC ( CÁC YẾU TỐ NĂNG ĐỘNG Tiếp theo) THÍ QUÂN LỢI NƯỚC . Trong chiều hướng tiến triển của lý thuyết cờ vua về khai cuộc hiện nay , ta rất hiếm thấy ván cờ giữa hai tay cờ kinh nghiệm già dặn mà một bên lại được để cho dẫn đầu về triển khai một cách không bù đắp . Thông thường mọi sự triển khai quân nhanh hơn phải bị trả giá về lực lượng … Trong những trường hợp n hư vậy , ván cờ là một cuộc tranh chấp gay gắt thế tĩnh ( ưu thế lực lượng ) chống lại

những yếu tố động ( dẫn đầu khai triển quân ) Bên có lực lượng yếu hơn sẽ cố gắng sử dụng ưu thế tạm thời đó để tấn công , đối phương sẽ cố phá tan các mối đe dọa , hoàn tất triển khai , đơn giản thế cờ và dùng ưu thế lực lượng của mình cho tàn cuộc . Đa số các cuộc gambit cổ điển điều dựa trên quan niệm thí quân để gia tăng khai triển quân . Đặc trưng như thế Gambit Đan Mạch ( 1.e4 e5 2.d4 exd4 3.c3 dxc3 4.¥c4 cxb2 5.¥xb2 ) trong đó trắng triển khai quân nhanh hơn nhưng lại lỗ 2 chốt đã thí . Những thế Gambit tương tự cho thấy kiễu đó rất nguy hiểm khi ( vào thời đó) kỹ thuật phòng thủ còn ở mức thấp . Bên thủ thường cố sống chết giữ lực lượng hơn đó và không bao giờ chịu đổi nó lấy một ưu thế khác . Với đà kỹ thuật phòng thủ được phát triển, gần như các kiễu Gambit trên sớm mai một đi hết. Có hai kiễu phá Gambit chính yếu: 1. Trả lại lực lượng hơn đó đúng lúc khi việc triển khai nhanh hơn của đối phương có thểbị vô hiệu hóa . Nếu có thể nắm ngay vài ưu thế thế trận có thể đạt được cùng lúc. 2.Từ chối quân thí đó và khai thác ngay việc bố trí không hay về thế trận của đối phương Trong những khai cuộc của thời kỳ cổ điển thế Gambit Đan mạch cho Đen cơ hội sử dụng cả hai phương pháp phòng thủ nầy. Điều nầy ván cờ sau đây minh họa rõ:

Mieses – Maroczy / Monte Carlo 1902

Đen đã chọn phương pháp 1. Ngày nay nhiều tay cờ sẽ từ chối nước thí một cách đơn giản qua3...d5 4.exd5 ¤f6! 5.cxd4 ¤xd5 (5...£xd5) 6.¥c4 ¥e6 1.e4 e5 2.d4 exd4 3.c3 dxc3

4.¥c4 cxb2 5.¥xb2 d6 Đen

có thể cân bằng khỏe khoắn khi trả lại tức khắc 2 chốt hơn : 5...d5 6.¥xd5 ¤f6 7.¥xf7+ ¢xf7 8.£xd8 ¥b4+ Như thế có nghĩa là trong ván cờ nầy Đen muốn giữ quân hơn đó bằng bất cứ giá nào? Không phải vậy , như ván cờ cho thấy . Đen

chỉ trì hoãn việc trao trã đó cho tới khi việc trã lại có mang lợi nhiều hơn là làm bây giờ. 6.¤e2 Đa

số các sách về khai cuộc ngay cả của Pachman đều cho 6. nguy hiễm cho Đen hơn. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ lưỡng , sẽ thấy đường hướng đó không đủ chống đỡ ưu thế của Gambit Đan Mạch thí dụ : 6.f4 ¤c6 (6...¥e6 7.¥xe6 fxe6 8.£b3 £c8 9.¤c3) 7.¤f3 ¥e6 8.¥xe6 fxe6 9.£b3 £d7 (9...d5) 10.¤g5 0–0–0 11.¤xe6 (11.£xe6 ¤f6!) 11...¦e8 6...¤c6 7.0–0 ¥e6 8.¥d5 ¤f6 9.£b3 £c8 10.¤f4 ¥xd5 11.exd5 ¤e5 12.¦e1

Thí chốt , Trắng có thế khai triển nhanh quá . Nếu bây giờ Đen đỡ với 12...¤fd7 . Đen sẽ lâm vào nguy hiểm sau13.£g3+- Đen lại đạt được ưu thế rõ rệt nhờ trả lại hai chốt. 12...¥e7! 13.¥xe5 dxe5 14.¦xe5 £d7 15.£g3 Không

hay nếu Trắng chơi 15.£xb7 0–0 16.£c6 (16.¦e1 ¥d6 17.¤d3 ¤xd5) 16...£g4 17.¤e2 ¥d6. nhưng ngay cả nước đi trong ván cờ củng không cứu vãn được . Đen chỉ thản nhiên bỏ qua mối đe dọa lên chốt để. 15...0–0–0! Bây

giờ Đen khai triển quân nhanh hơn và quân Đen phối hợp lẩn nhau đẹp hơn . Đến đây Trắng muốn lấy lại quân đạt cân bằng lực lượng nhưng làm như vậy chỉ làm lỗ chất. 16.£xg7 £d6! 17.£g5 ¦de8! 18.¤d2 ¤d7 19.¦xe7 £xe7 20.£g3 £b4 21.¤f3 ¦hg8 22.£h4 £c3 23.¦b1 £xf3 0–1

Một vấn đề chiến lược khó khăn trong ván cờ được đặt ra khi một bên cố ý ăn hơn chốt trong khai cuộc với giá chậm khai triển. Kiểu cách như vậy luôn luôn phải được cân nhắc kỹ lưỡng vì một thế cờ chậm khai triển thường khó chống đỡ

một thế công bằng quân . Giai thoại cờ vua đầy rẩy những ván cờ ( thường có khi dưới 20 nước đi ) mà thói ăn hơn chốt ở khai cuộc đã là nguyên nhân nhiều thất bại . Thật khó mà có thể nêu ra nguyên tắc khi nào có thể ăn được , khi nào không . Khả năng phòng thủ thế cờ và khả năng tấn công của đối phương phải được xem xét kỹ lưỡng . Trong nhiều thế biến , các lý thuyết gia đã không thể đồng ý với nhau về đánh giá thế cờ khi khai triển nhanh bù lại bỏ quân , bỏ chốt. Thông thường nếu ăn chốt Xe hay chốt Mã nguy hiểm hơn là chốt trung tâm. Việc ăn hơn chốt trung tâmkhông những có nghĩa lợi về về lực lượng mà còn có thể chiếm lĩnh các ô trung tâm. Trong cuốn sách “ Hệ thống của tôi “ của Nimzovitch , ông ta đã đề cập tới nguyên tắc : “ luôn luôn ăn chốt trung tâm nếu bạn có thể làm được mà không nguy hiễm”. Nhưng chữ nếu vẫn bao trùm cả vấn đề khó khăn nầy. Thí dụ sau , ta thấy Đen ăn chốt trong điều kiện không thuận lợi tý nào , không những lỡ nước mà còn mở cột cho đối phương tấn công . Fuderer – Milic / Agram 1955

1.c4 e6 2.¤c3 d5 3.d4 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.e3 0–0 6.¦c1 h6 7.¥h4 ¤e4 8.¥xe7 £xe7 9.£c2? c6 10.¥d3 ¤xc3 11.£xc3 £g5? Trắng

không chơi khai cuộc chính xác lắm và Đen có thế cờ cân bằng dể dàng với 11...¤d7 12.¤f3 dxc4 13.¥xc4 b6= Nhưng Đen phiêu lưu vào một cuộc săn lùng chốt hoàn toàn không có lý. 12.¤f3! £xg2 13.¢e2

Bất chợt Đen thấy thất bại hiển hiện .Đen chỉ có mình Hậu xuất trận nhưng lại rất trống trải , điều nầy sẽ lỗ thêm nhiều nước nữa. Trắng có kế hoạch rõ rệt tấn công bên cánh Vua nhờ Đen mở dùm một cách ngu xuẩn cột “g” hộ. Bắt buộc vì chốt g7 phải được Xe từ f7 bảo vệ . Sau 14...¤d7 15.¦g3 £h5 17.¢e1 nếu Đen chống đỡ với 17…¦e8 sẽ có 18. £a3 với mối đe và. 19. ¤e5

14...£h3 14.¦cg1 f5 16.¦hg1

dọa

g6

19. £e7

15.¦g3 £h5 16.¦hg1 ¦f7 17.£a3! ¤d7 18.¢e1 Bây

giờ Trắng đe dọa 19. £d6 rồi 20 . ¤e5 Đen không còn cách chống đỡ vì các quân đều bị buộc ,chôn chặt 18…¤b6 19. ¤e5 18...dxc4 19.¥xc4 f4 Đen

rất đẹp. Sau 19...¤b6

muốn có không gian rộng cho quân Hậu nhưng Trắng đáp lại sẽ có nước kết thúc hay 20.£d6 ¤xc4 21.£d8+ ¢h7 22.£e8 g5 23.¦xg5! hxg5

24.¦xg5 20.¦xg7+! ¦xg7 21.¥xe6+ ¢h8 22.¦xg7 ¢xg7 23.£e7+ ¢h8 24.¤e5! fxe3

Dĩ nhiên nhieân 24…¤x 25. £b8+ không thành vấn đề rồi . Đen hơn một Xe nhưng không thể cho quân nhập trận. Một kết luận thật hay . Dĩ nhiên 25.¤f7+ ¢g7 26.¤g5+ ¢g6 27.¥f7+ Hậu đủ thắng ,nhưng nước đi trong ván cờ chứa đựng mối đe dọa lớn 27. ¤f7+¢g7 28. ¤g5+¢g6 29. £f7# và trước mối nguy nầy Đen không có cách chống đỡ nên Đen buông cờ. 1–0 25.f4

Bỏ chốt lợi nước không phải chỉ có trong khai cuộc , trong trung cuộc cũng hay gặp nhưng thường ở đây nước thí có tính chất chiến thuật nhiều hơn có liên hệ tới những thế biến rõ rệt mà hậu quả có thể tính toán chính xác . Trong trung cuộc khi cả hai bên đều khai triển đầy đủ , nước thí chốt như vậy đòi hỏi phải được xem xét kỹ lưỡng.

PHỐI HỢP GIỮA QUÂN VÀ CHỐT ( CÁC YẾU TỐ NĂNG ĐỘNG Tiếp theo ) PHỐI HỢP GIỮA QUÂN VÀ CHỐT

Lực lượng chỉ biểu hiện toàn sức năng khi có sự phối hợp giữa các quân khác nhau. Không có sự hiệp đồng , các quân có thể giảm rất nhiều sức mạnh và giá trị sẽ còn kém hơn bình thường . Ngoài ra , khi hiệp đồng với nhau , có thể ngang sức một lực lượng lớn hơn. (Hình)

( Giai đoạn cuối một ván cờ do B.N.Sachodjakin nghiên cứu ) cho thấy một thế cờ mà Đen không thể thắng được dù lực lượng lớn lao vô kể : Hậu chống quân nhẹ . Lý do ở chỗ lực lượng Trắng phối hợp quá đẹp. Đen không thể ăn Tượng hay Chốt qua nước chiếu Hậu vì sợ ¤f7+ . Đen cũng không đi Mã vì đòn đáp lại ¥e5+ Còn như có kiểm soát ô e5 với £e2+ không có giá trị vì ô nầy gián tiếp được Mã bảo vệ (¤f7+ ). Quân Trắng đã triển khai sức hiệp đồng tối đa với nhau đã có thể gây nhiều mối đe dọa chiến thuật vào Vua địch . Quân Đen ngược lại đã hành sử dưới khả năng của họ: Vua bị giam vào góc còn Mã lại phải canh chừng ¥e5+ , kết quả là lực lượng duy nhất còn lại , quân Hậu bị trở ngại rất nhiều trong việc săn đuổi Vua Trắng vì không thể kêu gọi các quân khác yểm trợ được . Bây giờ ta hãy xem xét (hình)

Một thế cờ ai cũng biết về tàn cuộc . Đây là trường hợp duy nhất Tượng và Mã có thể hòa với Hậu . Quân Trắng bảo vệ lẫn nhau và làm hàng rào ngăn chặn Vua địch sáp vào . Như vậy Đen không thể đưa Vua yểm trợ cho thế chiếu hết hay đòn hơn quân được. Hiệp đồng giữa quân và chốt có thể được chia làm hai loại. Trong vài trường hợp, chúng giúp lẫn nhau khi đe dọa về chiến thuật , thí dụ khi tấn công chúng có thể tập trung vào một điểm trong hàng ngũ địch và trong phòng thủ, chúng có thể bảo vệ một điểm trong phòng tuyến.Điều nầy được gơi là phối hợp chiến thuật( hiệp đồng chiến thuật ).Trong trường hợp khác , phối hợp hài hòa có thể yểm trợ cho việc thực thi kế hoạch chiến lược . Chẳng hạn trường hợp quân yểm trợ chốt thông tiến xuống hoặc việc chuyển đổi ưu thế chốt về lượng hay phẩm. Còn có thể hình thành dưới hình thức một rào cản và sau đó tấn công vào chốt cô lập đó . Những trường hợp như vậy đặc trưng cho sự phối hợp chiến lược ( hiệp đồng chiến lược ). Việc kết hợp thành công hợp đồng chiến thuật các lực lượng là nền tảng cho nhiều đòn phối hợp thuộc các loại khác nhau. Từ (hình)

( giữa Fuderer – Pachman , giải liên vùng 1955 ) Đen đã thành công trong đoạt được sự tối đa trong việc kết hợp hợp đồng chiến thuật các lực lượng trong thế công vào Vua Trắng . Đường hướng thành công phải bỏ một Xe như sau : 45... ¦g4+ 46.fxg4 £e4+ 47. ¢g3 £xg4+ 48. ¢f2 £f4+ 49. ¢g2 [49. ¢e2 ¥g4+ 50. ¢d3 £d4#] 49... ¥e4+ 50. ¢h3 £f3+ 51. ¢h4 £f2+ 52. ¢g4 ¥f3+ 53. ¢f4 ¥e2+ 54. ¢g5 £g3+

Bỏ cuộc.

Trong thế công nầy các chốt ở c5 và b3 đóng vai trò sinh tử . Thiếu một thôi , nước chiếu hết không thể thành được . Ngay cả Vua Đen cũng có vai trò cho tới hết . Quân chốt d2 thật sự vô dụng nhưng với sự hợp đồng của tất cả các quân và chốt sẽ là điều thật cần thiết cho đòn phối hợp thành công. Thí dụ sau nói về hợp đồng chiến lược . Trong ván cờ nầy , quân Trắng điều động theo kiểu cách nhằm gia tắng giá trị quân chốt thông. Geller – Sokolski Giải vô địch Liên Xô lần thứ 18 1.e4 e6 2.d4 d5 3.¤c3 ¥b4 4.e5 c5 5.a3 ¥xc3+ 6.bxc3 ¤e7 7.£g4 cxd4 8.¥d3 £c7 9.¤e2 dxc3 10.£xg7 ¦g8 11.£xh7 £xe5? Ăn

chốt e5 có vẽ thật có lý vì Đen đoạt được ưu thế lớn ở trung tâm, và không có vẻ gì Đen gặp nguy hiểm lớn. Nhưng chỉ hai nước sau , ta thấy rõ quân Trắng đã liên hợp với nhau một cách thật hay . Việt tấn chốt “h” sẽ đủ quyết định ván cờ . Chính xác là 11...¤bc6 12.f4 ¥d7 ngay cả 12...¦xg2!? cũng được.

12.¥f4 £f6 Ngay

cả nước đổi Hậu cũng không làm dễ dàng cho phòng thủ bên Đen : 12...£h8 13.£xh8 ¦xh8 14.¥e5 ¦f8 15.¥xc3 ¤bc6 16.f4 và chốt thông có Xe và 2 tượng yểm trợ đủ thắng cờ 13.h4!

Đen hơn một chốt và một thế cờ có vẻ vững . Tuy nhiên Đen thua rất nhanh vì không có cách chống đỡ chốt Xe Trắng tiến xuống với sự yểm trợ của các quân Trắng . Vấn đề duy nhất của Trắng là vị trí quân hậu đang cản đường xuống của con chốt thông . nhưng nước điều quân ¥g5 , £h6, £f6 sắp thay đổi điều đó 13...¤bc6 Sau 13...¦h8 14.¥g5 £e5 15.f4 ¦xh7 16.fxe5 ¦h8 17.h5 ¤bc6 18.¥f6. Chốt

Trắng không thể

ngăn được nữa.Không hơn gì đối với Đen nếu 13...e5 14.¥g5 £g7 15.£xg7 ¦xg7 16.¥f6 14.¥g5 £e5 15.£h6! ¥d7 16.£f6 ¦c8!

Chỉ làm thua mau thêm . Nước thí chốt 16...£xf6 17.¥xf6 e5 18.¥h7 d4! cho nhiều hy vọng thoát thân hơn. 17.f4! £e3 18.h5 e5 19.h6 e4 20.¥b5 ¦xg5 21.h7! ¥g4 [21...¦xg2 22.h8£+] 22.£xg5 £d2+ 23.¢f1 ¥xe2+ 24.¥xe2 ¤d4 25.h8£+ 1–0

Một kế hoạch quan trọng có thể thực hiện trong nhiều điều kiện khác nhau là gia tăng sức mạnh hợp đồng các quân trong lực lượng của ta cùng lúc phá tan thế hợp đồng của đối phương . Trong thí dụ sau , Trắng trễ khai triển , cảm thấy bị gò ép trong thế cờ mà các quân không thể hợp đồng với nhau được nữa. Reshevky – Evans

Nữu Ước 1955 1.¤f3 ¤f6 2.g3 d5 3.¥g2 ¥f5 4.0–0 c6 5.d3 e6 6.¤bd2 ¤a6 Trong

một thời gian dài nầy được xem là nước tiếp diễn hay nhất . Nó nhằm phá nước 7. £e1( nước đáp lại 6…¤bd7) với nước đe dọa . Tuy nhiên việc triển khai Mã lên a6 cũng có khuyết điểm , quân Mã không thể tham gia việc tranh chấp trung tâm và thiếu kết hợp với các quân nhẹ khác Đen cho trắng rảnh tay ở trung tâm . Hay hơn nên đi 10...¤c7 để còn có thể góp phần vào việc tranh giành trung tâm dù ở đây quân Mã vẫn thụ động nhiều ( kiểm soát d5 ) như thế Đen mới có thể phản kích bên cánh Hậu qua a5 khi có cơ hội . 7.a3! ¥e7 7...¤c5 8.b4 ¤a4 9.c4 ¤c3 10.£e1 8.b4 0–0 9.¥b2 h6 10.¦e1 ¤d7?

11.e4 ¥h7 12.c4 dxc4?

Bây giờ Trắng đoạt được đa số chốt ở trung tâm . Hay hơn nên

đi de hay ¤c7 Nếu không Trắng chơi 14. d4 đạt trung tâm kiểu mẫu . nước đi trong ván cờ , tuy nhiên lại làm suy yếu thêm cánh Hậu . 13.¤xc4! c5

14.b5 ¤c7 15.a4

Đen thật sự tồi tệ , các quân đều bị dồn về hàng 1 , hàng 2 , lại còn rời rạc không phối hợp với nhau được . ¥f6 16.d4 cxd4 17.¥xd4 ¥xd4 18.£xd4 b6 Chốt b7 sắp sửa bị hỏi thăm với Md6 và e5 nên

Đen phải tiến nó lên còn bảo đảm luôn thể ô c5 cho quân Mã. Nhưng nước đi nầy

lại bỏ ngõ ô c6 cho quân Mã Trắng. 19.¦ed1 ¤c5 20.£e3 £e7 21.¤fe5 ¦fd8 22.¤c6 ¦xd1+ 23.¦xd1 £f8 24.£f4! ¤e8

Hiệp đồng các quân Đen đã bị phá tan nát. Bây giờ Trắng quyết định ván cờ qua nước đột phá chiến thuật thật đẹp bên cánh Hậu . Hợp đồng các quân Trắng giúp Trắng trong việc săn đuổi quân đối phương , đặc biệt quân Xe ở a8. 25.a5! bxa5 26.b6! axb6 27.¤xb6 g5 28.£e5 ¦a6 sau 28...f6? 29.£b2 ¦a6 30.¥f1 Đen lỗ chất . dọa 30. .¥f1 cũng như 30. ¦d8 Nếu …¥xe4 ¤xe4 31. ¤d7 Đen thua ngay hay chết Hậu 29.£b8!

Đe

Đen

cứ

tiếp

tục

với 29.

29...¥g6 30.¦d8 f6 31.¥f1 ¦xb6 32.£xb6 ¤xe4 33.£xa5 Dù

các chốt ở trên một cánh , thế cờ với Vua Đen đóng tồi tệ và trắng hơn chất dễ dàng cho Trắng thắng lợi . 33... ¤4d6 34.£a7 ¥f7 35.¦b8 e5 36.£d7 ¢g7 37.¤e7 £h8 38.¥d3 h5 39.¤f5+ ¤xf5 40.¥xf5 ¢f8 41.¦b7 £g7 42.£e7+ ¢g8 43.¥e6 1–0

NƯỚC THÍ THẾ TRẬN (CÁC YẾU TỐ NĂNG ĐỘNG Tiếp theo) NƯỚC THÍ THẾ TRẬN.

Nói riêng về thẩm mỹ , nước thí quân là một yếu tố đáng kể nhất trong một ván cờ. Nhiều đòn phối hợp tuyệt diệu đã trường tồn hàng thế kỷ và lưu lại mãi mãi trong lịch sử cờ Vua. Vậy nét thẩm mỹ, giá trị nằm ở đâu ? Câu trả lời là vào một lúc nào đó, giá trị các quân và ý nghĩa ưu thế về lực lượng đã có một sự thay đổi khác hẵn. Gía trị thông thường không còn có thể áp dụng được nữa . Nước thí quân có thể có nhiều nguyên do. Thường có ý đưa tới nước chiếu nhanh hơn hoặc một thế biến mà cuối cùng bên tích cực thu hồi lại quân đã thí còn có khi thêm cả tiền lời nữa. Đó là nước thí chiến thuật và cả kiểu cách chơi đó được gọi là đòn phối hợp. Trong những trường hợp khác, không có vấn đề tính toán chính xác. Nước thí có nguyên do chiến lược. Bên thí quân hy vọng hướng qua đó vài bù trừ dưới hình thức như : đoạt cặp tượng, gây suy yếu các ô đối phương, lợi thời gian, kết hợp sự hiệp đồng các quân … Nước thí kiểu đó được gọi là nước thí thế trận ( hay chiến lược 0 . Có khi nước thí quân nằm giữa nước thí chiến thuật và chiến lược. Điều nầy xảy ra khi một tay cờ thí quân khi không thể tính toán chính xác hậu quả nước thí đó, thế nhưng về sau, phần nghiên cứu cho thấy những đường hướng ép buộc dẫn tới những kết luận có tính thuyết phục hoặc những đường hướng dẫn tới phá tan nước thí theo cảm tính đó . Thí dụ đầu tiên của chúng ta là một nước thí thế trận chủ ý yểm trợ thế công lên cánh Vua đối phương . Reti – Snosko-Borowski / London 1922

Trắng có quân hướng về tấn công. Bây giờ Trắng bỏ một chốt gây suy yếu phòng thủ của Đen và mài sắc thế công của mình . 16¤e5! ¥xc3 17bxc3 g5 Nước suy yếu nầy vì sợ mối đe dọa ¤g418. ¥g3 ¦xc3 19.h4! Thấy trước 20.hxg5 hxg5 21£d2. sẽ bị Hậu hỏi thăm hai quân một lúc ( Xe và chốt Mã ), Đen phải giải quyết ngay . Nếu 19... ¤bd5? 20.hxg5 hxg5 21. £d2; Đen không thể giữ chốt được . Không hơn gì là 19... ¦c8 20.f4! vì thế cờ cánh Vua , Vua rất yếu. 19... ¤fd5 Nước đi nầy để cho Hậu Trắng xâm nhập cánh Vua . 20.£h5 ¢g7 21.¥xd5! exd5

Đen không thể ăn lại với Mã vì 21... ¤xd5 22. ¤xd7 £xd7 Hậu Đen không còn có thể bảo vệ g5 nưã . Bây giờ Trắng có thể lợi dụng vị trí Vua yếu kém để kết thúc rất đẹp với đòn phối hợp . Điểm cao đòn nầy được thấy rõ nơi nước thứ 27 sau nầy. 22.¤xf7! ¦xf723.¥e5+ ¦f6 Nước phòng thủ có vẻ chính xác nhất 24.hxg5 hxg5 Nước đi hay qua đó Trắng chuyển Xe sang cánh vua . Nước đe dọa tức thì 28. Nếu Đen có ù27.. ...¥b5 sẽ thua ngay với đòn phối hợp thật hay 28.¦xb5 axb5 29.¥xf6 £xf6 30.¦e8+ 25.£xg5+ ¢f7 26.£h5+ ¢g8 27.¦b1!

27... ¦cc6 28. ¦b3 ¥e8 29. ¦g3+ ¥g6 30. ¦xg6+! ¦xg6 31. £h8+ ¤f7 32. £xd8 ¦c8 33. £h4 1–0

Trong vài năm lại đây , nước thí bỏ chất thường xảy ra rất nhiều , đặc biệt trong các ván cờ của các đấu thủ Liên Xô . Ta đã biết quân Xe cần cốt mở để có thể phát huy tối đa sức mạnh, nếu không một quân nhẹ có thể đáng gia 1hơn một Xe, đó là lý do giải thích việc bỏ Xe lỗ chất nầy. Trong thí dụ sau, Trắng thí chất mở cờ vào Vua địch.

Smyslov – Trifunovic / Agram 1955

24.¦xf6! Nước

thí chất rất có lý. Thật ra Trắng không có nước chiếu hết tức khắc dù có quân tượng đe dọa ở f6. Nhưng Đen sẽ phải bận tâm đỡ gạt các mối đe dọa nên việc điều quân sẽ gặp rất nhiều khó khăn . Đen bị ép buộc dùng quân mạnh nhất vào việc phòng thủ. Thay vì nước nầ , nếu Đen cố gắng25...£c6 Trắng có thể chơi ( smyslov ) 24...gxf6 25.¥xf6 £h5

26.£b2! ¦fe8 27.¦c1 b5 28.¥h8 ¢f8 29.¥g7+ ¢g8 26.£e3 h6 27.h3 £f5 28.¥c3 ¢h7 29.g4! £g5 Hậu

đi nước

khác sẽ bị 30. ¥d2 Tấn ngay chốt chỉ hòa cờ 31.f5 ¦ae8 32.fxg6+ (32.£f2 £xh3 33.¦xe8 (33.fxg6+ fxg6 34.¦xe8 £xg4+) 33...£xg4+ 34.¢f1 £h3+ Trắng không còn có thể thắng được ) 32...fxg6 33.¥e5 ¦xe5 34.£xe5 £f2+ Đen chiếu liên tục 31...¦g8 32.£e7! Đường hướng hay nhất , giản dị nhất để thắng cờ. Sau khi đổi Hậu Đen không thể tránh lỗ quân vì ngoài việc phải trông chừng chốt, Đen còn phải chú ý con tượng nữa. 30.f4 £h4 31.¢g2!

32...£xe7 33.¦xe7 ¦ae8 34.¦xe8 ¦xe8 35.f5 a6 36.¢f3 ¦c8 37.¥d4 b5 38.¥d3 ¦c1 39.fxg6+ fxg6 40.h4 ¦d1 41.¢e2 ¦h1 42.h5 ¦h2+ 43.¥f2 ¢g7 44.hxg6 h5 45.gxh5 ¦xh5 46.¥d4+ ¢g8 47.¥e4 a5 48.¢f3 1–0

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU

1. TẤN CÔNG VÀ PHÒNG THỦ. Điểm cao một kế hoạch chiến lược tích cực là hướng hoạt động trực tiếp vào vị trí đối phương gây nguy hiểm cho các điểm yếu của họ , tóm lại đó là tấn công . Một ưu thế thế trận , như nguyên tắc, chỉ có thể khai thác được qua nước công .Như vậy nguyên tắc khởi công đúng lúc, đúng cách là một thành phần quan trọng của chiến lược cờ vua. Đa số các ván cờ trong cuốn sách nầy chứa đựng những điển hình về tấn công , có thành công và cả thất bại. Ta chỉ lập lại ở đây việc nhấn mạnh các nguyên tắc đã nêu ra trong các chương trước: 1.Cho thế công đạt kết quả cần phải nắm được ưu thế. ưu thế có thể thuộc nhiều loại: họp đồng giữa các quân hay hơn , chốt cơ động hơn, chiếm lĩnh cột mở, đường chéo thông, ưu thế địa phương trên một vùng nhất định ( đa số chốt ở cánh, quân tập trung ở cánh ). 2. Mục tiêu không thể được chọn tùy thích. Thế công chỉ được nhắm vào các điểm yếu trong vị trí đối phương . 3. Tiền đề cần thiết cho thế công bên cánh là ưu thế ở trung tâm hay một trung tâm vững chắc dù thụ động. 4. Bên tấn công phải cố gắng mở cờ và sử dụng tối đa sức mạnh quân họ. 5. Thế công vẫn dựa trên một kế hoạch chiến lược định sẵn gồm nhiều thành tố như tấn công đôi, lệch hướng, giằng quân, còn phối hợp thí quân … Bây giờ ta hãy xem xét vấn đề phòng thủ. Có lý khi mục đích bên phòng thủ sẽ phải ngược lại bên tấn công. Chẳng hạn khi mở cờ là yếu tố quan trọng cho thế công thì khép kín cờ khi có thể là phần hành của phòng thủ. Điều căn bản nầy khó chấp nhận một biệt lệ nào. Việc mở cờ khi phòng thủ ( ngoại trừ là phần phụ thuộc thế phản công) thường là sai lầm. Thế mà ta thường thấy sai lầm nầy được lập lại luôn luôn . Trong cuốn “Làm chủ bàn cờ” Reti đã cho ta một thí dụ rất hay lấy từ một ván cờ của Morphy Hình

Đen hơn hai chốt với thế cờ rất vững chắc. Trắng chỉ có bù đắp nhỏ với hai tượng và ưu thế không gian ( trung tâm thu hẹp ). Một tay cờ quen thuộc lối chơi chiến lược hiện đại sẽ tìm ra một kế hoạch đúng ngay: ngăn ngừa trắng tấn chốt e5 và mở cờ toang ra . Sau nước chính xác 1… f6! 2. f4 ¤c6 hay ¤g6 đen sẽ có ưu thế . Vào thời của Morphy , lý thuyết về phòng thủ của Steinitz chưa có. Các tay cờ thời đó chắc cũng sẽ vi phạm sai lầm y như đối thủ của Morphy thôi. Anh ta muốn thoát cờ ngay tức khắc với f5. Điều sai lầm nầy gây rất nhiều khó khăn cho Đen về sau và Morphy có thể kết thúc ván cờ một cách thật hay đẹp 12 nước sau đó . Điều nầy không có nghĩa là mọi cố gắng thoát cờ từ một thế cờ gò bó là một sai lầm về nguyên tắc. Nhưng nước thoát cờ chỉ có thể chơi được sau khi đã thanh toán dần dần áp lực của đối phương, sau khi đã gia tăng được thế hợp đồng các quân và gia tăng được không gian phòng thủ. Nước thoát cờ không thể khởi đầu cho những biện pháp phòng vệ mà phải là kết quả của một cuộc hành quân phòng thủ được điều động chính xác, đúng đắn. Kỹ thuật phòng thủ và việc sửa soạn nước đẩy thoát cờ cũng có ảnh hưởng ở khai cuộc. Một trường hợp quan trọng và đáng chú ý là ván cờ Tây Ban Nha. Evans – Rossolimo USA mở rộng ,1955 1.e4 e5 2.¤f3 ¤c6 3.¥b5 a6 4.¥a4 ¤f6 5.0–0 ¥e7 6.¦e1 b5 7.¥b3 d6 8.c3 0–0 9.h3 ¤a5 10.¥c2 c5 11.d4 £c7 12.¤bd2 ¤c6 13.d5?

Chặn luôn trung tâm, Trắng sửa soạn thế công Tây Ban Nha nổi tiếng lên cánh Vua Đen. Điều nầy đặc trưng cho các nước đi ¤f1, ¢h1 , g4 , ¤g3 , và ¦g1. Trong nhiều ván cờ Đen không thể tìm ra một hệ thống phát triển phòng vệ vừa ý nên vào đầu thế kỷ, thế công Tây Ban Nha là một thứ khí giới rất đáng sợ . Tuy nhiên Tartacover có ý kiến là Đen không có gì phải sợ hãi nếu chống đở chính xác. Đối với ông ta , thế công Tây Ban Nha chỉ là một thông lệ không hữu hiệu. Tới đây Đen có hai khả năng, mỗi khả năng có một kế hoạch chiến lược hoàn toàn khác nhau. 13...¤d8

a. Trả Mã trở về a5( 13…¤a5) , như vậy Đen có ý định chỉ sử dụng một phần nhỏ lực lượng vào việc phòng vệ quân Vua để tập trung lực lượng còn lại phản kích bên cánh Hậu là chính . b. Còn như tiếp tục y như trong ván cờ (13…¤d8) Đen dựa vào cánh Hậu sẽ thụ động và việc tranh chấp chỉ dồn vào cánh Vua. Như ván cờ nầy cho thấy , Đen không những có triển vọng phòng thủ rất hay mà còn có khả năng sử dụng nước thoát cờ f5. 14.a4 Nếu

Trắng muốn đạt ưu thế bên cánh Vua, nước đi nầy kết hợp với nước sau là đường hướng nối tiếp có lý nhất vì Trắng sẽ đóng lại cánh Hậu. 14...¦b8 14…b4 quá sớm vì

còn Mã với 15.¤c4! đe dọa.

Sau 15.axb5 axb5 16.c4 b4 thế công cánh Vua của Trắng còn ít hy vọng thành công hơn nữa vì Đen còn có thể hoạt động sau nầy trên cột “a” mở. 15.c4

15...b4 Vào

thời gian đó 15...¥d7 được xem là hay nhất về lý thuyết nhưng ván cờ nầy cho thấy rằng ngay sau khi đóng kín cách Hậu lại, Đen vẫn không bị thụ động triền miên. Các tay cờ không quen thuộc với những tinh tế của ván cờ Tây Ban Nha sẽ thấy nước đi nầy hơi bất ngờ. Ý định nước đi nầy là không cho Mã Trắng chiếm lĩnh ở f5 (¤f1-g3-f5 )cùng lúc cũng cố cánh Vua với việc sửa soạn cho nước ¤g7 và ¤f7. 16.¢h2 ¤e8 17.g4 g6

18.¦g1 f6 19.¤f1 ¤f7 20.¤g3 ¤g7 Đen

có các bố trí rất hay và đối phương không thể thành công khi lao vào tấn công cánh Vua. Trong những thế cờ tương tự , Trắng thường có hy vọng hơn cờ khi thí Mã ở f5, nhưng ở đây, điều nầy không thể hy vọng gì vì Đen còn quân Mã ở g7 thí dụ : 21.¤f5? gxf5 22.gxf5 ¢h8 Từ thế cờ trên Đen có thể cho ăn thua khi sửa soạn sẵn sàng tấn chốt thoát cờ f5. Điều nầy sẽ đòi hỏi nhiều cuộc sửa soạn kỹ lưỡng .

21.b3 ¥d7 22.¥e3 ¢h8 23.£d2 ¦be8 24.¦g2 £c8! 25.¦h1? Trắng

vẫn mộng tấn công . Ý định sửa soạn h4 sau khi rút Mã về g1. Có lẽ hay hơn nên 25. ¦ag1 ¦g8 mặc dù sau đó Đen vẫn có thể sửa soạn nước đột phá với 25… ¦g8 Bây giờ Đen thoát thế cờ gò bó. Sau một loạt đổi quân , Đen sẽ có cấu trúc chốt hay hơn. 26.gxf5 gxf5 27.exf5 ¤xf5 28.¤xf5 ¥xf5 29.¦hg1 ¦g8 [29...¥xh3? 30.£d3] 30.¤g5 ¤xg5 25...f5!

31.¥xg5 ¥xg5 32.¦xg5 ¥xc2 33.£xc2 ¦xg5 34.¦xg5³

Bây giờ Đen có ưu thế nhỏ vì chốt f2 bên Trắng yếu. Trong ván cờ Đen đã thắng sau hơn 33 nước nữa nhưng chỉ vì Trắng chơi kém mà thôi. Một phòng thủ chính xác sẽ gây nhiều trở ngại nhất cho thế công đối phương cùng lúc phải phối hợp với một kế hoạch chiến lược đúng ( thí dụ ; sửa soạn phản kích hay ép buộc chuyển về tàn cuộc ). Rõ ràng thế cờ đặc tính khác nhau đòi hỏi phương pháp phòng thủ khác nhau. Ta sẽ xem xét những phương pháp quan trọng nhất riêng rẽ trong ba phần sau: A. Đẩy lùi các mối đe dọa chiến thuật Trong nhiều trường hợp chỉ cần giới hạn phòng thủ trong việc đảy lùi đe dọa chiến thuật đối phương. Điều nầy là trường hợp khi một bên để đặt căn bản cho tấn công ( ưu thế không gian, quân hiệp đồng hay hơn, khai triển nhanh hơn …) với giá phải trả là một bất lợi thế trận. Bên phòng thủ chỉ cần ngăn chặn thế công tức thời là cán cân sẽ tự động nghiên về anh ta ngay. Spasski – Geller / Trận đấu 1956 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 c5 4.e3 ¤f6 5.¤f3 ¤c6 6.a3 cxd4 7.exd4 ¥e7 8.¥d3 dxc4 9.¥xc4 0–0 10.0–0 a6 11.¥g5 b5 12.¥a2 ¥b7 13.¦c1 b4! 14.axb4 ¤xb4 15.¥b1 £a5

Nhờ cuộc điều động hay bên cánh Hậu ( 11…b4 ,14…b5) Đen sẽ thành công trong việc kiểm soát ô d5 như vậy gò ép chốt cô lập Trắng . Trong khi đó Trắng có ưu thế bên cánh Vua về không gian nơi các quân Trắng bố trí tích cực hơn và tiền đồn e5 có thể rất có ích cho Mã Trắng cho Trắng cơ hội tấn công rất hay.Sau 15...¥xf3 16.£xf3 £xd4 17.¦fd1 Trắng có nhiều triển vọng chiến thuật ( 17. ¦d1 hay 17. ¤e4 ) nhờ cặp

Tượng và quân hiệp đồng hay hơn. Thế cờ lúc đó sẽ cân bằng năng động như trong ván cờ. 16.¤e5 ¦ac8 17.¦e1 ¤bd5 Mỗi bên bố trí lực lượng theo yêu cầu đòi hỏi của Chốt cô lập. Với nước sau, trắng buông thế công rất dữ vào Vua Đen. 18.£d3 Đe dọa nước mạnh 19. ¤g4 18...g6 19.£h3! Hăm 19.¥h6 rồi ¤xf719...£b4! Qua đe dọa trên Đen phải bảo vệ thêm Tượng ở e2. Đen kết hợp việc nầy với biện pháp cho Đen thế phản kích tích cực dưới hình thức thế công vào chốt d4. 20.¥h6 ¦fd8 21.¥a2 Để xem Đen có chơi phòng thủ kiến hiệi không ta phải xem xét nước đi 21.¤xf7 có nguy hiểm cho Đen không ? Một cuộc phân tích sâu rộng sau ván cờ cho thấy Đen có thể gạt phắt cơn bảo : 21.¤xf7 ¢xf7 22.£xe6+ ¢e8 23.¥g5! £d6 24.£h3 ¤xc3 25.bxc3 ¥d5 26.¥xf6 £xf6 27.£xh7 ¥f7 ván cờ dù vẫn gay gắt chỉ cân bằng. 21...¦d6 Một nước phòng vệ quan trọng đáp lại mối nguy ¤xf7 cho hiện tại. 22.¥g5 £xd4

Phút quyết định trong thế công, bây giờ Trắng phải tiếp tục với 23.¤xd5 ¤xd5 24.¤xf7! ¦xc1! 25.¤h6+! ¢g7 26.¥xc1 ¤f4 27.¥xf4 £xf4 cân bằng. Trong ván cờ Trắng muốn củng cố thế công nhưng không thành vì đối phương phòng thủ quá chính xác. 23.¦cd1? ¤f4! 24.¥xf4 £xf4 25.¦xd6 ¥xd6 26.¤xf7 Có

lẽ Trắng dựa vào nước đi nầy nhưng lại không thấy nước đáp chiến thuật rất hay của Đen . Dĩ nhiên 26…¢xf7? 27. ¥xe6 không thể được. Nước thí chất có hai mục đích: trước hết rời xe không mất nước khỏi một ô đang bị đe dọa, thứ nhì nước đi nầy cho Đen quyền kiểm soát ô e4. 26...¦xc3!

27.¤h6+ 27.bxc3 ¤e4! 28.¤h6+ ¢g7 29.¤g4 h5 27...¢g7 28.bxc3 ¥c5

Trắng thua rồi

Dĩ nhiên 28…¤e4 cũng được 29.£g3 £xg3 30.hxg3 ¢xh6 31.¥xe6 ¤e4 32.¦e2

¤xc3 33.¦b2 ¥c6 34.¢h2 ¥b5 35.f3 ¢g7 36.¦b3 ¥d4 37.¥c8 a5 38.¦a3 a4 39.g4 g5 40.g3 ¢f6 41.f4 ¥c6 42.¥f5 h6 0–1

Buông cờ.

Nét đặc trưng cho ván cờ nầy là sự phối hợp giữa phòng thủ và phản công tích cực. Đen đã có thể bảo vệ các điểm bị đe dọa của mình và ngăn chặn mọi đe dọa, cùng lúc gây áp lực lên d4 và vào cuối ván cờ lên f2. Một kiễu phòng thủ tích cực như vậy không phải luôn luôn áp dụng được, nhưng ngay khi một tay cờ ép buộc thu về bảo vệ các điểm bịnguy khốn một cách thụ động, tay cờ đó vẫn phải bố trí sau cho các quân đạt tối đa sự hiệp đồng và lực lượng trói buộc trong phòng thủ hoàn toàn thụ động chỉ là tối thiểu . Một sai lầm đặc trưng cho tay mới chơi cờ là về phòng thủ ngay dấu hiệu đầu của thế công địch: bảo vệ chống lại mối nguy cơ chưa hiện ra có thể hủy luông mọi khả năng chơi phản công tích cực. Một lối chơi phòng thủ chính xáx ngăn chặn các mối đe dọa chiến thuật đối phương một cách kinh tế nhất. Một phần nữa, lực lượng của ta phải được phát huy sức mạnh tối đa.

B. Thế phản công Châm ngôn “ Tấn công là cách phòng thủ hữu hiệu nhất” rất có giá trị cao trong chiến lược cờ vua. Khởi tấn công luôn luôn kèm theo một vài mạo hiểm: để phá tan vị trí địch đòi hỏi một sự tham gia của lực lượng dự bị, bên phòng thủ như vậy có đầy triển vọng đạt được một sự ưu thế ở một vùng khác trên bàn cờ . Ngoài ra tấn công đòi hỏi nhiều biện pháp thẳng thừng chẳng hạn như tấn chốt , bỏ lại nhiều điểm yếu quan trọng trong thế cờ bên tấn công . Một kiễu phòng thủ tích cực luôn luôn phải in trong trí khả năng phản công vào lúc thuận tiện. Bisguier – Fuderer Liên vùng 1955

1.e4 c5 2.¤f3 d6 3.g3 ¤f6 4.d3 b6 5.¥g2 ¥b7 6.0–0 g6 7.¤h4 Trắng sửa soạn tấn chốt f4 để tấn

công cánh Vua. Dù kế hoạch nầy thường được dùng trong những thế cờ như vậy, nó thật ra không hữu hiệu.Trắng phải chú ý nhiều hơn ở trung tâm và với những nước đi như c3, ¤d2. ¦e1 và d4 cố gắng đoạt ưu thế ở đó. 7...¤c6 8.f4 ¥g7 9.¤d2 0–0 10.c3

Thế cờ Trắng có vẻ mạnh và co dãn. Tuy nhiên ván cờ cho thấy chốt Trắng không có khả năng sức mạnh năng động. Chốt Trắng tiến lên không gây cho Đen lo ngại bao nhiêu. 10...¤d7 Một

nước đi rất hay. Không những Đen gia tăng sức mạnh quân Tượng ở g7 mà còn sửa soạn tấn chốt b5-b4 .Đen cũng gia tăng quyền kiểm soát lên các ô trung tâm và ngăn chặn nước tiến d4 thí dụ: 11.¤df3 b5 12.d4? cxd4 13.cxd4 £b6 14.¥e3 e5; 11.f511.Ndf3 b5 12.d4? cxd4 13.cxd4 £b6 14. ¥e3 Đen hơn chốt , hoặc . 12.¥e3 £b6 13.£d2 b4 14.d4 bxc3 15.bxc3 ¤a5 Đen có đòn phản kích hay bên cánh Hậu. Chỉ trì hoãn Đen tấn chốt b5 một nước thôi nhưng lại mở cột Xe có lợi cho Đen . Hay hơn nên 11. ¤2f3 hay 11.f5 11.a4?

Đây là nước tiếp diễn có lý của kế hoạch Trắng khởi sự từ nước thứ 7. Trắng muốn mở cột “f” rồi gia tăng áp lực lên cánh Vua với ¤f3-¤g5 tuy nhiêncó khuyết điểm là để cho Đen ô chiến lược quan trọng e5. 11...a6 12.f5

12...b5 13.axb5 axb5 14.¦xa8 £xa8 15.fxg6 hxg6 16.¤df3 £a2!

Bây giờ thấy rõ nước vô thưởng vô phạt của Trắng ở nước thứ 11.a4 đã gây hại cho thế cờ Trắng. Việc Hậu Đen , xâm nhập không những gò ép cánh Hậu bên Trắng còn gia tăng sức mạnh nước tấn chốt b4 .Nếu 17.d4 cxd4 18.cxd4 £a7 19.¥e3 e5 lỗ một chốt. 17.¦f2 £b1 Vẫn ngăn ngừa d4, thí dụ: 18.d4 cxd4 19.cxd4 ¤xd4! 20.¤xd4 ¥xd4 21.£xd4 £xc1+ 18. ¤d2 Với

nước đi nầy Trắng bỏ luôn thế công bên cánh Vua, để cho Đen tiếp tục thế công bên cánh Hậu một cách tự do. 18...£a118...£xd3??19.¦f319.£c2 ¤de5 Đe

dọa 20…M: bây giờ trắng phải trở về thế thủ. 20.¥f1 ¤g4 21.¦e2 b4 22.¤b3 £a2! 23.c4 Nước đi nầy( cho Đen quyền kiểm soát ô d4) đã bị chỉ trích nhiều.Nhưng thật ra Trắng khó có thể để cho Đen chơi vì nhiều mối đe dọa chiến thuật kèm theo 23...£a4! 24.¤f3 Hy vọng thoát thân khỏi thế giằng khó chịu với 25.¤bd4 tuy nhiên Đen ngăn cản ngay. Một nước cần thiết , sửa soạn chuyển Tượng lên g4. Cũng tham gia vào đòn phối hợp hồi cuối qua việc ngăn chặn Trắng ăn Xe a8 với nước chiếu. 24... ¦a8 25.¥g5 ¥c8

Đen ưu thế quyết định. 27...¥xe5 Đen đang đe dọa ăn hơn quân . Nước đỡ hay nhất 28.¢g2 ¤d4 29.¤xd4 ¥xd4 30.£xa4 ¦xa4 31.¥xe7 ¥xb2 32.¥xd6 ¥ dù Đen vẫn đạt được thế cờ tàn ưu thắng ( để cho Trắng với một chốt nguy hiểm ở b4) hoặc xảy cuộc đổi chất thí Hậu(28...¥g4!! 29.¦a1 £xa1 30.¤xa1 ¦xa128.¦a1? Rơi vào bẫy! 28...£xb3! 0–1 Buông cờ 26.¦e1

¤ge5!

27.¤xe5 Sau 27.¤fd2

¥g4!

28.¦a1

£xa1

29.¤xa1

¦xa1µ

Phản công không chỉ là phương pháp phòng vệ hay nhất . Đó là đường hướng hữu hiệu nhất để chơi cờ . Khi đang đỡ gạt các mối đe dọa của địch không

bao giờ nên quên những khả năng kín đáo nhất ( tiềm ẩn nhất ) vẫn có thể xảy đến dù trong thế cờ khó khăn nhất. Nó chỉ cần được tìm ra thôi . Đòn phản công còn có một ảnh hưởng tâm lý cực mạnh. Khi kẽ tấn công trở thành kẽ phòng thủ , lúc đó dễ quyết định số phận ván cờ. C. Việc phòng ngừa trong thế thủ. Cũng y như trong y khoa hiện đại, càng ngày càng chú ý đến y khoa phòng ngừa. Trong chiến lược cờ vua hiện đại các biện pháp phòng ngừa thường xuyên được sử dụng để đối phó với thế công đối phương trước khi thế công nầy hoàn toàn triển khai . Qua phòng ngừa trong thế thủ ta muốn nói đến việc củng cố các điểm yếu trước khi đối phương có thể tấn công. Như vậy khả năng các mối đe dọa chiến thuật đã bị loại trừ trước khi chúng có thể phát triển được . Có vẻ như là phương pháp nầy đi nghịch lại nguyên tắc đòi hỏi tiết kiệm trong phòng thủ . Vì ta xét thấy chỉ có mối đe dọa thực sự mới được đối phó và đối phó với lực lượng tối thiểu cần thiết mà thôi. Điều nghịch lý thực ra chỉ bề ngoài , phòng ngừa trong phòng thủ chỉ được đặt ra và chỉ hữu hiệu khi nó đòi hỏi ít nước đi và ít lực lượng hơn là nếu ta phải chống đối lại một thế công của địch . Như vậy phòng ngừa đã chú ý đến vấn đề tiết kiệm rồi . Trong nhiều trường hợp , điều nầy rất cần thiết . Việc bỏ qua có thể làm cho thế công địch càng sắc bén thêm như thí dụ sau đây cho thấy: Samisch – Grunfeld /Karlsbad 1929

Hình Đen có thế cờ rất vững chắc và qua quân Tượng hay hơn có triển vọng đạt được ưu thế . Tuy nhiên Trắng đang tập trung lực lượng đe dọa cánh vua nên Đen phải lo nghĩ trước hết đến việc phòng vệ đã . Mối đe dọa chính là việc mở cột “h” với Xe và Đen nên đở với nước phòng ngừa 29...¤e8! Bấy giờ nếu Trắng chơi 30.¦hg3 ( thay vì nước hay hơn 30. lập lại nước đi ) Đen đạt thế cờ rất hay sau 30…¢g7! 31.¤f5+ ¥xf5 32.gxf5 h5 Tuy nhiên Đen đã bỏ qua nước phòng ngừa đó nên để cho Trắng tấn công quyết định . 29...¥d7?30.¦hg3 ¥e8 31.h4! gxh4 32.¦g2 h3 33.¦xh3 ¥g6 34.¦f3! ¦ab8 35.£h4!

Ván cờ xem như xong rồi . Đen không thể làm gì chống lại đe dọa X và để sau đó chốt f6 chết mất. 35...¦b3 36.¦gf2 ¦xc3 37.g5 ¤e8 37...¦xd3 38.gxf6 ¦xf3 39.fxe7 ¦xf2 40.exf8£+ ¦xf8 41.£e738.gxf6 £d8 Có

luận hay sau 38...¤xf6 39.¦xf6 ¦xf6 40.¦xf6 ¦xd3 41.¦xg6! £xh4 42.¦g8#

kết

39.¤g4 ¦xd3

Một cố gắng cuối cùng nhưng thế cờ hoàn toàn vô vọng. 40.¦xd3 ¥xe4 41.¦e3 ¤d6 42.¤xe5 ¥f5 43.¦xf5! ¤xf5 44.¤g6+ ¢g8 45.¦e7!

Điểm chính của nước 43 bên Trắng . Ba quân Trắng bị hỏi thăm cùng lúc nhưng không quân nào có thể ăn được . 45...¦f7 46.¦xf7 ¢xf7 47.¤e5+ ¢f8 48.£xh7 1–0

Buông cờ .

Phòng ngừa trong thế thủ rất quan trọng như là một phương cách ngăn chặn chốt địch tấn xuống. Có thể dùng chống lại một đa số chốt về lượng hay như trong ván cờ sau, chống lại một ưu thế về phẩm mà thôi. Nimzovitch – Bernstein / Karlsbad 1923 1.¤f3 ¤f6 2.d4 d5 3.c4 e6 4.¤c3 ¥e7 5.e3 0–0 6.a3 a6? 7.c5!

Một nước tiến chốt c5 như vậytrong Gambit Hậu bao giờ cũng là con dao hai lưỡi. Trong trường hợp nầy, Trắng lại có thể tấn xuống được vì Đen với nước đi chót đã phí phạm một nước trong việc tranh giành trung tâm.

7...c6 Bây

giờ ta có một chuỗi chốt bị chặn quen thuộc . 8.b4 ¤bd7 9.¥b2 £c7 10.£c2 e5 11.0–0–0 Ta lại gặp một đường hướng tương tự như trong chương bàn về Vua . Vua Trắng chuyển về cánh có chốt sắp tiến lên, nhưng dù có mất mộc chắn bảo vệ , quân Vau sẽ an toàn hơn là bên cánh kia, lý do là không gian ưu thế của Trắng rất lớn bên cánh Hậu trong khi bên cánh Vua Đen lại có ưu thế không gian 11...e4

Đen đã gia tăng chuỗi chốt với ý định tấn công điểm e3 với f5-f4 . Nếu Trắng chơi một cách vô ý 12.¤d2 . ván cờ sẽ tiếp nối 12...¤g4 13.¤b3 f5 14.h3 ¤h6 và không còn cách gì ngăn ngừa Đen đột phá với f4. Tuy nhiên Nimzovitch đã tìm ra cuộc điều quân 4 nước để ngăn chặn cánh Vua đen tiến lên. 12.¤h4!¤b8 13.g3 ¤e8 14.¤g2 f5 15.h412.Nh4! Nb8 13.g3 Ne8 14.Ng2 f5 15.h4 Bây giờ nước đột phá

f4 xem như đã được chặn lại vĩnh viễn , Trắng có thể chuyên tâm vào hoạt động cánh Hậu . Mặc dù Đen vẫn có thể cố thử nước mở cờ b6, Đen vẫn bị thất thế thế trận rõ rệt. 15...¥d8 16.a4 b6 17.b5! Sau

nước đi của Đen, nước tấn chốt nầy rất mạnh vi gây áp lực lên chốt “d”. Bây giờ mối đe dọa là 18.¤f6 18.¤f4 axb5 19.axb5 £f7 20.¥e2 Quá sớm nếu 20.bxc6 ¤xc6 21.¤cxd5 (21.cxb6 ¤a5! 22.¤a4 ¥d7) 21...¤xd5 22.¤xd5 ¥e6! và Đen lời chất Với nước đi trên Trắng duy trì thế căng thẳng bên cánh Hậu. Trắng sẽ lời to nếu Đen chịu đổi chốt.

Tạm thời Đen bỏ một chop61t chủ ý loại trừ áp lực trên ô d5 qua việc đổi Mã Trắng ở f4. Đòn phản kích của Đen đã được dự tính rất hay nhưng chỉ không thành công , vì Trắng có đòn phối hợp quá đẹp. 20...¥c7

21.cxb6 ¥xf4 22.gxf4 ¥d7 23.¢d2!

Bây giờ côt “c” không an toàn cho quân Vua. và 23. dễ

thở cho Đen 23…cxb5 24.¦a1 ¤c6 25.¥xb5 ¤a5 26.¥e2 ¦fb8

Có vẻ sau khi lấy lại chốt , Đen đã cân bằng được cờ. Nhưng Trắng đã duy trì được tiên thủ qua một đòn bất ngờ. Hay hơn nên 27...¤c4+ 28.¥xc4 dxc4 29.¥c3! ¥xa4 30.¦xa4 ¦xa4 31.£xa4 ¦xb6 32.£a5 ¤d7 (32...¤d5? 33.£a8+)33.¦g1 mặc dù sau Trắng vẫn có ưu thế thế trận 28.¦xa4 ¦xb6 29.¥c3! Không được 29.¦ha1 ¤b3+ 30.£xb3 ¦xb3 31.¦xa8+ ¤e8 32.¢c2 ¦b7 và Đen cản phá được thế công . 27.¤a4! ¥xa4?

29...¤b3+ 29...¤c4+ 30.¥xc4 ¦xa4 31.¥xd5! ¤xd5 (31...¦xd4+? 32.¥xd4 £xd5 33.£c8+) 32.£xa4 ¤xc3 33.£a8+

Trắng thắng tàn cuộc . 30.£xb3! ¦xb3 31.¦xa8+ ¤e8 32.¥d1! Điểm

chính nước thí Hậu . Sau 32...¦b6 33.¥a4 ¦e6 34.¦b1 không thể đỡ 35. . Cho nên Đen cố gắng đứng vững với nước thí chất nhưng như vậy quân Hậu Đen lại không thể chịu nổi 2 Xe Trắng. 32...¦xc3 33.¢xc3 £c7+ 34.¢d2 ¢f7 35.¥h5+ g6 36.¦ha1 £b6 37.¥e2 ¢g7 38.¢e1 ¤c7 39.¦8a5 ¢h6 40.¢f1 £b3 41.h5! ¤e8 41...gxh5 42.¦c1 £b7 43.¦ac5

Và thế công lên vua bị lột trần đủ quyết định.

42.¦a6 £b2 43.hxg6 hxg6 44.¦6a2 £b7 45.¦a7 £b2 46.¢g2! ¤f6 47.¦h1+ ¤h5 48.¥xh5 gxh5 49.¦ha1 1– 0 Buông cờ.

Tương tự vì quan niệm phòng ngừa trong phòng thủ là lý thuyết “bảo vệ thừa” do Nimzovitch khởi xướng. Bây giờ ta hãy giải thích ý nghĩa lý thuyết nầy như thế nào. Như ta đã thấy , đặc tính cả thế cờ có thể quyết định hay chịu ảnh hưởng một điểm chiến lược quan trọng , nhưng đối phương sẽ cố gắng phá tan hay gây suy yếu quyền kiểm soát của ta trên điểm đó . Như vậy ta phải cũng cố điểm chiến lược trước qua việc bảo vệ thừa lần nữa , một thí dụ sẽ cho thấy rõ hơn. Trong hình

Trắng có điểm chiến lược quan trọng ở e5 cho Trắng ưu thế không gian bên cánh Vua . Sớm hay muộn Đen sẽ cố gắng loại trừ chốt nầy với áp lực các quân( thí dụ ) như vậy Trắng cần ngăn ngừa trước và bảo vệ e5 với mọi quân cần thiết có thể đưa vào được . Ván cờ có thể tiếp tục với vôùi 1. ¦e1 ¤ge7 2. ¥f4 ¤g6 3. ¥g3

Hành quân Trắng nhắm vào việc bảo vệ thừa chốt chiến lược quan trọng. Một thí dụ khác là thế cờ trong hình

Xảy ra giữa Nimzovich và Alekhine tại Baden năm 1925. Một điểm chiến lược quan trọng là d4, quân chốt hạn chế tầm hoạt động tượng Đen , Trắng phải duy trì quyền kiểm soát trên điểm đó và tránh phải bị ép buộc tấn chốt d5. Trắng đã thành công trong việc nầy nhưng bây giờ Đen xây dựng, bố trí lực lượng gây sức ép trực tiếp lên điểm d4. Một sự bảo vệ thừa lần nữa lại thấy cần thiết 1. ¦ad1 ¦ae8 2. ¦d2! £g5 3. ¦fd1 ¥a7 4. ¤f4 ¤f5 5. ¤b5 ¥b8 6. ¦e2

Sau đó Tượng Đen coi như bị ra rìa lâu dài, kết quả là Trắng đã có thể đoạt được ưu thế chiến lược ( thế trận )

PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH CUỘC ĐẤU ( Tiếp theo) 1. XA LUÂN CHIẾN (TACKING) Quan niệm nầy áp dụng cho chiến lược cờ vua được hiểu dưới nhiều hình thức khác nhau, vài tác giả hiểu theo đó ý nghĩa là mọi cách điều quân kéo dài chủ yếu nhằm gia tăng sức mạnh thế cờ hoặc lừa đối phương vi phạm những sai lầm chiến thuật hay chiến lược nào đó. Vài tác giả khác còn đi xa hơn nữa khi áp dụng quan niệm nầy cho những nước đi không kế hoạch nào cả những nước đi tới lui không mục đích.Trong cuốn “Hệ thống của tôi” Nimzovich đã cố gắng định nghĩa rõ hơn. Ông xem đó như là một kiểu cách chơi trong đó một yếu kém đối phương ( thí dụ

: chốt yếu )bị luân phiên tấn công ít nhất bằng hai cách ( thí dụ tấn công cột dọc và hàng ngang ) cho đến khi các quân bảo vệ bị ép về những vị trí không thuận lợi, sau đó điểm yếu sẽ bị lấy mất và đối phương bị ép buộc chấp nhận vài bất lợi (thất thế ) dưới hình thức nào đó. Theo ý kiến của Pachman, ý nghĩa chữ “Tacking” có thể được nới rộng ra: có nghĩa là bao gồm mọi hành quân ( điều quân ) thế trận trong đó vị trí đối phương luân phiên bị các mối đe dọa. Trong thí dụ sau đây, Trắng đã sử dụng chiến lược “xa luân chiến”. Trước hết Trắng tấn công cánh Vua ép buộc quân Đen, nhất là quân Hậu vào những vị trí bất lợi rối kết thúc ván cờ qua nước đột phá giản dị ở trung tâm. Steinitz – Showalter

Ưu thế chính của Trắng là vị trí mạnh của quân Mã ở d4. Bây giờ vấn đề làm sau mở cờ cho Trắng có thể sử dụng ưu thế sức mạnh các quân của mình. Khả năng hay nhất là mở cờ với nước tấn chốt c4 nhưng bây giờ nếu trắng chơi ngay nước đó, Đen có thể bảo vệ mọi điểm trung tâm có tầm quan trọng với các quân ( đúng lúc , rồi ). Vì vậy Steinitz chọn kiểu cách đánh “Xa luân” qua việc đe dọa bên cánh Vua trước khi đột phá bên cánh Hậu. 19.£f2 £d8 20.¦e3! g6 21.¦h3 ¦f7 22.¢h1 ¢g7? Cho

Trắng dễ dàng công việc hơn Hay hơn nên 22…¦g7 rồi ¦f8 23.¤f3 h6 24.¦g1! Đe dọa 25. g4 như vậy Đen bị ép buộc phải suy yếu thêm cánh Vua. 24...h5 25.£g3! £h8 26.¤g5 ¦ff8 27.£h4! Đe dọa28. ¤xe6+! sau nước hay nhất

của Đen 27…¦ae8 Trắng có thể sửa soạn đột phá c4 với 28. ¦d1! nhưng Đen đi Mã nên Trắng không cần phải sửa soạn thêm. 27...¤g8 28.c4!

Cuộc điều quân của Trắng đã phá tan thế hiệp đồng quân Đen nên việc mở cờ qua c4 bất thình lình bung ra những mối đe dọa không thể đở được . 28...dxc4 29.¥xc4 ¦fe8 30.¦d3 ¦a7 31.¦d6 ¦b7 32.¦gd1 ¥c8 33.¤xe6+ ¥xe6 34.¥xe6 £h7 35.¦d7+ ¦e7 36.¦xe7+ ¤xe7 37.£f6+ ¢h6 38.¦d8 ¦c7 39.h3 1–0

Buông cờ.

2. KỸ THUẬT CHUYỂN ƯU THẾ SANG THẮNG LỢI. Khi ta chơi cờ thường gặp phần ghi chú “phần còn lại chỉ là vấn đề kỹ thuật”. Thật là sai lầm khi nghĩ rằng không cần phải chơi chính xác và quyết tâm trong những trường hợp như thế nữa. Thật ra hay xảy ra việc một ưu thế rất lớn đã không thể chuyển thành thắng lợi được vì bên ưu thế chơi không chú tâm, không kế hoạch hoặc đánh giá thấp thế phản kích của đối phương. Suốt cuốn sách nầy, đôc giả đều được căn dặn, mọi thế cờ đều đòi hỏi một kế hoạch thông suốt, rõ ràng, áp dụng rõ rệt. Điều nầy cũng áp dụng cho cả những thế cờ mà việc thắng lợi chỉ là một vấn đề kỹ thuật. Ta hãy xem xét hai loại ưu thế : lực lượng và thế trận . Việc chuyển đổi một ưu thế lực lượng sang thắng lợi nêu lên nhiều vấn đề nhất là khi đối phương có bù trừ nào đó dưới hình thức thế trận, chẳng hạn quân bố trí tích cực hơn… Dĩ nhiên kế hoạch chiến lược được áp dụng sẽ tùy thuộc mỗi thế cờ riêng rẽ, nhưng đa số

trường hợp bên ưu thế phải cố gắng đơn giản và chuyển về tàn cuộc. Làm sao có thể thực hiện được ta đã xem xét trong chương nói về “trao đổi quân”. Khi ưu thế chỉ hoàn toàn thế trận, ta phải xem xét nó thuộc loại lâu dài hay ngắn hạn. Nếu đối phương có chốt rời rạc, tượng dở hoặc quân bị giam hay bị cho ra rìa luôn, lúc đó không thành vấn đề khi bên tích cực mất một nước hay không. Khi đó đủ củng cố thế cờ và không cho đối phương phản kích hữu hiệu. Điều đó sẽ khác hẵn nếu ưu thế chỉ là một ưu thế sức mạnh tấn công và hiệp đồng các quân hoặc việc tập trung các quân trên một vùng nào đó. Phải chơi thật chính xác ở đây, mỗi nước đi cần phải cân nhắc kỹ càng và việc sửa soạn cho một đòn phối hợp quyết định kết thúc không thể bỏ qua được . Hình sau đây và tiếp theo minh họa hai loại khác nhau về ưu thế thế trận.

Trong trường hợp thứ nhất Đen có chốt yếu nghiêm trọng: chốt cô lập ở d5 và chốt cánh Vua rời rạc, chồng . Điều nầy cho đối phương một ưu thế quyết định có thể chuyển thành thắng lợi theo nhiều cách, chẳng hạn, Trắng có thể phối hợp tấn công cánh Vua ở trung cuộc với đe dọa lên chốt cô lập hoặc Trắng có thể chờ đợi và khai thác suy yếu Đen ở tàn cuộc . Ưu thế Trắng có tính cách lâu dài nên không cần thứ tự nước đi thật chính xác ( thí dụ nước tấn chốt d5 , f5,f4 ). Trắng chỉ cần ngăn ngừa Đen loại trừ chốt và áp dụng một kế hoạch nhằm thúc ép các điểm yếu của Đen ( như ) Thế cờ hoàn toàn khác hẳn trong hình

Ở đây Đen có ưu thế quyết định về thế trận nhờ trung tâm vững mạnh, cặp tượng, cột và đường chéo mở và còn thêm thế hiệp đồng các quân rất cao. Nhưng ngược lại đối phương lại hơn 1 chốt. Việc chuyển đổi ưu thế của Đen đòi hỏi lối chơi chiến thuật rất chính xác, Đen không thể để cho Trắng đơn giản cờ vì Trắng sẽ có triển vọng rất hay ở tàn cuộc. Con đường dẫn tới chiến thắng nằm ở thế công chính xác, quyết liệt lên cánh Vua và ở trung tâm.

PHONG CÁCH CHƠI CỜ CỦA MỖI CÁ NHÂN , LỐI CHƠI TÂM LÝ PHONG CÁCH CHƠI CỜ CỦA MỖI CÁ NHÂN, LỐI CHƠI TÂM LÝ Khi ta phân tích các thành tố chiến lược cá nhân, ta chỉ xem xét ván cờ như là một diễn biến không có tính người bao gồm 32 quân và 64 ô cờ. Dĩ nhiên đó chỉ là một sự trình bày rất đơn giản. Một ván cờ là một cuộc tranh chấp giữa hai đối thủ dưới một vài điều kiện cụ thể nào đó, nhưng con người không ai không lầm lỗi. Họ dễ chịu ảnh hưởng, nhiều hay ít các tính khí nào đó. Họ có tính cách riêng biệt. Tất cả những điều đó phản chiếu trong lối chơi, thành tích trong ván cờ của họ. Mỗi tay cờ dù là một bật sư hay là tay mới biết chơi đều mang vào ván cờ vài thành tố của lối chơi cá nhân của họ. Lối chơi không chỉ là tổng hợp hiểu biết về cờ và quan niệm cá nhân về cờ mà nới rộng ra là một sự biểu hiện tâm tính cá nhân người đó. Nếu ta phân tích các ván cờ của tay chơi xa lạ với ta, ta có thể

khám phá ra nhiều đặc tính, tâm tính qua lối chơi của họ, tóm lại tính nết của họ phản ánh qua lối chơi của họ. Khi ta biết, hiểu biết ai nhiều, ta có thể đoán ra được với tỷ lệ rất lớn lối chơi họ sẽ chọn trong ván cờ. Một kẽ hay lo âu, cẩn thận trong đời sống ít khi chịu phiêu lưu trong ván cờ. Một tay cờ bạc hoặc kẽ tâm tính hời hợt sẽ chơi thế cờ mạo hiểm có khi không được đánh giá kỹ lưỡng lắm. Kẻ lạc quan thường hay đánh giá cao thế cờ của mình còn kẻ bi quan chỉ thấy nguy hiểm và khó khăn trong mỗi thế cờ. Phong cách chơi của mỗi người phản ảnh tính nết của mỗi tay cờ. Có vấn đề rất quan trọng là ảnh hưởng ngoại lai đối với một ván cờ. Một thí dụ như tình trạng một giải cờ vào một lúc nào đó khi ván cờ được chơi: nếu một tay cờ trong vòng chót chỉ cần ½ điểm để đoạt giải nhất tay cờ đó sẽ xây dựng ván cờ khác hẳn điều anh ta sẽ làm như khi phải thắng cho bằng được. Việc kẹt, thiếu thời gian suy nghĩ cũng là một yếu tố ngoại lai quan trọng cũng như tâm tính cá nhân lúc bây giờ và môi trường xung quanh lúc ván cờ xảy ra. Cũng như ta không thể bỏ qua sức khỏe của tay cờ vào lúc đó. Mỗi tay cờ điều biết qua kinh nghiệm cá nhân của mình ảnh hưởng một trận cảm cúm đã làm sai lệch kết quả như thế nào. Ta có thể rút ra kết luận quan trọng ở đây về việc sửa soạn thể lực quan trọng như thế nào nhất là việc hổ trợ cho thần kinh thật tốt. Nhưng những điều đó lại không phải nhiệm vụ một cuốn sách về chiến lược cờ vua. Ta có thể đặc một câu hỏi quan trọng, chỗ nào khi nào có sự liên hệ giữa việc chọn lựa một kế hoạch chiến lược với phong cách chơi từng tay cờ và các yếu tố ngoại lai khác. Tay cựu vô địch thế giới E.Lasker đã đặt căn bản cho nguyên tắc sâu sắc rằng trong nhiều thế cờ, rất khó nói tới “nước đi hay nhất”. Thường có nhiều khả năng và từ đó, chỉ có một là hay nhất đối với riêng một tay cờ nào đó trong những điều kiện nào đó . Hình

cho thấy thế cờ trong trận tranh vô địch thế giới giữa Tarrasch và Lasker năm 1908. Bên Đen có thế cờ gò bó đang phải chú ý tới thế công bổ vào Vua họ. Một cách chống đỡ thụ động sẽ là 1…£e6 2. ¤f5 c5 rồi ¥f8 Tuy nhiên trong ván cờ, Lasker đã chọn một kiểu khác dù yếu hơn nhiều. Lý do nào đã chi phối ? Ai cũng biết là Tarrasch có thể chuyển một ưu thế không gian với một sự bảo đảm lớn ( chắc chắn và tài ba ) không để cho đối phương một cơ hội phản kích nào, như vậy Lasker không muốn thủ thụ động chống lại Tarrasch trong một thế cờ gò bó nên ông quyết định chọn một đường hướng rất mạo hiểm cho ông nước phản kích với giá một con chốt. Nhưng ván cờ về sau cho thấy, Lasker đã đánh giá đối phương rất đúng. Ván cờ đã tiếp tục 1... ¤g4?! 2. ¥xg7! ¤xf2! tới đây Trắng có hai khả năng: ăn hơn chốt với 3. ¢xf23... ¢xg7 4. £d4+ rồi hoặc chơi tấn công với 3. £d4. Phân tích sau. ván cờ cho thấy áp lực bên Trắng sau 3…¤g4 4. ¤f5không thể đỡ được. Như vậy có nghĩa là nước đi 1…¤g4 sai lầm chăng ? Không phải vậy. Lasker chỉ đánh giá thế cờ theo căn bản tâm lý mà thôi. Ông ta biết (Lasker) rằng Tarrasch chỉ thích những đường hướng rõ ràng không chịu những đường hướng phức tạp khó có thể tính toán chính xác. Cho nên Tarrasch vẫn theo lối cũ và tiếp tục để cho Đen vài đường phản kích dưới hình thức áp lực lên chốt cô lập. Sau đó Lasker chơi rất quyết liệt và còn có thể thắng luôn ván cờ nhờ lợi dụng được vài sai sót nhỏ của đối phương. 3. ¢xf2 3... ¢xg74. ¤f5+ ¢h8 5. £d4+ f6 6. £xa7¥f8 7. £d4 ¦e5!

Trong nhiều thế cờ, ta thường hay phải chọn lựa giữa nhiều kế hoạch ngang nhau nhưng lại dẫn tới những loại thế cờ hoàn toàn khác hẳn nhau. Từ hình

trong Gambit Hậu xảy tới sau 1.d4 d5 2.c4 e6 3. ¤c3 ¤f6 4. ¥g5 ¥e7 5.e3 0–0 6. ¤f3 ¤bd7 7. £c2 c5 Trắng

có hai khả năng. Trước hết với 8.cxd5 ¤xd5 9. ¥xe7£xe7 10. ¤xd5 exd5 11. ¥d3 g6 12.dxc5 cô lập chốt Hậu địch và sau khi đơn giản , khai thác điểm yếu nầy. Sau nữa Trắng còn có thể chơi . 8.0–0–0 h6 (8... £a5 9. ¢b1) 9.h4! £a5 10.g4 dẫn tới thế cờ sắc bén trong đó hai bên đều tấn công vua đối phương. Các lý thuyết gia chưa đồng ý với nhau đường hướng nào hay hơn, việc lựa chọn hoàn toàn tùy thuộc tâm lý đối thủ . Còn một điều quan trọng về tâm lý là cách thức chọn lựa khai cuộc. Phải chọn khai cuộc nào hợp với ta nhất và kỵ cho đối thủ nhất ( cùng lúc ). Có khi đáng cho ta chọn một hệ thống kém hơn với chủ ý cho đối phương phải giải quyết nhiều ván đề khó chịu. Một trường hợp điển hình là kiểu chọn lựa khai cuộc của Lasker chống lại Capablanca tại St. Petersbourg năm 1914. Ba vòng ( trước khi hết giải) cuối, hai tay cờ có cùng số điểm, tuy nhiên Lasker đã chơi hơn một ván nên Lasker phải thắng mới đoạt giải nhất được. Chơi Trắng, Lasker đã chọn thế biến đổi quân trong ván cờ Tây Ban nha ( 1. e4 e 5 2. ¤f3 ¤c6 3. ¥b5 a6 4. ¥xc6 ) ngay từ hồi đó đã được xem là hoàn toàn vô hại, không có ai thời đó nhận thấy thâm sâu trong suy tính của Lasker như những chú thích của Tarrasch trong sách về giải cờ cho thấy : Tại sao anh lại chọn thế biến đổi quân ? Tôi hỏi Lasker trong buổi ăn trưa “anh phải chơi quyết liệt để thắng cờ mà?” “ tôi không có cách nào khác” Lasker đáp lại “ Vì đối lại thế phòng thủ anh đã dùng chống lại Bernstein và tôi, không còn gì để tìm tòi nữa”. Quan niệm về tấn công và phòng thủ trong ván cờ Tây Ban Nha đã có thời gây sợ hãi nay đã thay đổi hẳn hoi.

Tuy nhiên Tarrasch không thấy điểm mai mỉa trong câu trả lời của Lasker. Không phải sợ kiểu phòng thủ của Tarrasch (4. ¥a4 ¤f6 7.00 ¤xe4) nhưng Lasker có ý sâu hơn khi chọn thế biến dễ hòa trong ván cờ quyết định nầy. Để có thể hiểu rõ ràng, ta hãy xem xét thế cờ hình thành sau . 1.e4 e5 2. ¤f3 ¤c6 3. ¥b5 a6 4. ¥xc6 [4. ¥a4 ¤f6 5.0–0 ¤xe4] 4...dxc6 5.d4 exd4 6. £xd4 £xd4 7. ¤xd4 ¥d6

Đồ hình cho thấy Trắng có đa số chốt bên cánh Vua trong khi đa số chốt Đen bên cánh Hậu bị gò ép vì chốt chồng. Như thế Trắng sẽ tìm kiếm chuyển về tàn cuộc để có thể khai thác ưu thế tại đó. Bù đắp lại Đen có hai tượng và nếu khách quan có vẻ hay hơn: nhưng để có thể sử dụng cặp tượng Đen phải chơi thật tích cực và sẵn sàng tấn công. Tuy nhiên Lasker được biết đối phương khi ngồi vào bàn cờ chỉ có ý định thủ hòa bảo đảm giải nhất. Điều nầy nghịch lại với tính cách thế cờ xảy đến từ thế biến đổi quân trong ván cờ Tây ban Nha. Việc tính toán tâm lý nầy của Lasker trong ván cờ đã hoàn toàn chứng minh là chính xác: Capablanca chơi một cách thụ động và cuối cùng thua ván cờ và mất giải nhất. Khi nghiên cứu những ván cờ các tay chơi bình thường, ta có thể nhận thấy một sự ưa thích một loại thế cờ riêng biệt nào đó. Có tay muốn đạt tới một ván cờ thế trận bình thản, tay khác sẽ chịu những thế cờ phức tạp, tay thứ ba lại tấn công ngay khi có cơ hội và tay thứ tư lại nghiên về phòng thủ. Mỗi kiểu chơi phản ảnh một loại ưa thích một lối xây dựng chiến lược riêng biệt. Phong cách chơi cho thấy nhiều biến dị và không có một bậc sư nào mà phong cách chơi không bị ảnh hưởng bởi những ưa thích cá nhân.

Thông thường, cờ Vua chia lối chơi ra làm hai loại hoàn toàn khác nhau về căn bản: Đó là lối chơi phối hợp và lối chơi thế trận. Tay cờ phối hợp ưa thích giải những vấn đề chiến thuật rắc rối, anh ta vui thích khi ván cờ đưa về thế con dao hai lưỡi và mừng có thế cờ có thể cho phép chơi đòn phối hợp bất ngờ. Tay cờ thế trận lại rất vừa lòng với những ưu thế nhỏ để từ đó anh ta sẽ từ từ cố gắng nới rộng ưu thế đó. Anh ta sẽ tránh những phối hợp không rõ ràng, những lối chơi phức tạp mà kết quả không thể tính toán chính xác. Nhưng thật ra, tay cờ thực sự bậc sư không bao giờ cũng chỉ một mặt như vậy. Anh ta có thể tấn công rất sắc bén theo kiểu cách phối hợp dù lại ưa thích một ván cờ thế trận bình thản và ngược lại. Ưa thích của họ chỉ hiển hiện trong những thế cờ mà đặc tính cho phép lựa chọn kế hoạch chiến lược khác nhau. Chẳng hạn theo hình, Smyslov và Petrossian sẽ chọn tiếp nối 8.cd trong khi Bernstein và Geller sẽ chịu 8.000. Một hiểu biết sâu xa lối chơi của đối thủ có tầm quan trọng cao trong việc sửa soạn tổng quát cho một giải cờ hay một trận đánh tay đôi. Trường hợp tiêu biểu cho tầm quan trọng trong việc sửa soạn tâm lý đó xảy đến trong trận đấu nổi tiếng giữa Alekhine và Capablanca năm 1927. Alekhine đã xem xét sâu sắc ( điều nghiên kỹ lưỡng ) lối chơi của đối phương và đã đi tới một vài kết luận được mô tả trong sách viết về giải cờ tại New-york năm 1927. Trong trận đấu Alekhine đã chơi theo đường hướng đã được khám phá. Trong khi Capablanca, quá mù quáng trong chiến thắng ở giải cờ Newyork đã xét thấy không cần thiết nghiên cứu lối chơi của đối thủ. Điều bỏ sót nầy cho thấy đó là một trong những nguyên nhân chính yếu đã gây thất bại trong cuộc đọ sức giữa hai tay “khổng lồ” trong làng cờ Vua. Còn có những thành tố tâm lý không trực tiếp liên hệ với lối chơi của đối phương hay là trong việc đánh gíá một thế cờ. Trong loại nầy bao gồm những bẫy được lập ra với ý định lừa một đối phương “quá tự tin” theo một đường hướng định sẵn bằng cách cho anh ta triển vọng ăn hơn quân hay đoạt một ưu thế thế trận nào đó. Trong ván cờ giữa Nimzovitch và Leonard ở St.Setastian năm 1911, thế cờ trong hình được hình thành sau 26 nước đi

Với những nước đi cuối Đen liên tiếp cố dụ đối phương chơi Hậu để có thể cho Hậu nhập d4. Nimzovitch thấy rõ ý định Đen mới cố ý đặt bẫy, Ván cờ đã tiếp tục 27. ¦1g2! £d6 28. £c1! tới

lúc nầy Đen vẫn chưa hay bẫy đã đặt xong nên vẫn tiếp tục ý định cũ 28… £d4? 29. ¤d5! quân Hậu Đen bị giam cứng không thể đỡ đòn (30.c3 ) Đen còn cố gắng 29… ¦xd5 30.c3 £xd3 31.exd5 £xc4 32.dxe6 £xe6 33. £c2và thắng sau vài nước nữa. Thí dụ vừa rồi là một một bẫy chiến thuật. Bẫy chiến lược cũng có thể xảy ra . Sau đây là trường hợp che dấu một kế hoạch chiến lược thực sự để cho đối phương áp dụng biện pháp phòng vệ có lợi cho kế hoạch đó. Ta hãy xem xét thế cờ hình

Xảy ra trong ván cờ giữa Thelen và Trebal năm 1927. Kế hoạch thực sự của Trắng là chiếm lĩnh cột “c” mà không cho đối phương cơ hội đổi quân toàn diện. Biết rõ đối phương sợ thế công lên cánh Vua, bên Trắng xây dựng bố trí lực lượng như có

ý định tấn công cánh Vua thực sự. Tính toán của Trắng rất đúng. Đen rút xe trên cột “c” về 28…¦cf7 như biện pháp phòng ngừa chống lại một thế công tưởng tượng. Sau đó Trắng lại có thể chơi 29.¦c1 và hoàn thành kế hoạch vạch sẵn cho Trắng thắng lợi trong 20 nước. Bây giờ ta hãy xem xét vấn đề tâm lý liên hệ tới vấn đề kẹt thời gian ( thiếu thời gian ) thi đấu. Đường hướng đúng đắn cần phải được áp dụng khi ta còn đủ thời gian suy nghĩ và đối thủ của ta lại gần hết như thế nào ? Một sai lầm thường xảy ra đối với tay cờ thiếu kinh nghiệm là chơi thật nhanh, làm như vậy anh ta sẽ vứt bỏ hoàn toàn ưu thế sẵn có của anh. Kiểu cách đúng là tìm tòi đòn chiến thuật rắc rối, đặt nhiều vấn đề chiến lược khó khăn. Không bao giờ được đi những nước thiếu kế hoạch, mỗi nước đi phải theo chiều hướng gia tăng sức mạnh thế cờ có sẵn: một kế hoạch dứt khoát và sâu rộng sẽ gây áp lực tâm lý kinh khủng đối với tay cờ kẹt thời gian. Trong những thế cờ đang có ưu thế rõ rệt ( về lực lượng hay thế trận ) ta không được đẩy tới việc đối phương kẹt giờ mà chỉ bình thản chuyển ưu thế của ta sang thắng lợi. Chơi dựa trên việc thiếu thời gian suy nghĩ cũa đối phương sai lầm như thế nào có thể lấy thí dụ của chính Pachman. Việc nầy đã làm cho Pachman mất chỗ trong giải các “ ứng cử” dự tranh vô địch thế giới năm 1956. Trong ván cờ được chơi vào hồi cuối giải liên vùng tại Goteborg thế cờ hình được hình thành.

Pachman thấy rõ ưu thế quân Mã trên quân Tượng cho Đen ưu thế quyết định. Đường lối đúng để chuyển ưu thế nầy sang thắng lợi là :

1. Chặn cánh Vua với g4 2. Lui Hậu về d6 và di chuyển Vua sang b8. 3. Chiếm lĩnh cột “c” mở với Xe và ép buộc đổi một hay cả hai quân nặng. Theo đúng kế hoạch nầy, Pachman sẽ đạt được thế cờ tàn thắng lợi. Khốn thay, Pachman lại nhìn sang đồng hồ đối phương và nhận thấy anh ta chỉ còn vài giây cho 3 nước đi mà thôi. Kết quả là Pachman quyết định cho đối phương vài bất ngờ để làm rã rời đường hướng suy nghĩ của anh ta. Ván cờ đã tiếp tục 37…a5 38.¥c4 a4? 39.a3 £b1?? 40. £c3! và bây giờ đối phương của Pachman đã thoát khỏi thế kẹt rồi ( về thời gian suy nghĩ ) Pachman nhận thấy quân Hậu Đen bị giam vì 40…¤b3 41. ¥xb3 ab 42. ¦b2 vô hy vọng, Pachman đã cố thử 40…£d1 41. ¦c1£d4 42. £xd4 ed 43. ¦d1 và Đen lẳng lặng buông cờ. Ta có thể rút ra kết luận nào từ ván cờ kinh hoàng đó ? Đó là không nên đánh giá quá cao tầm quan trọng của việc thiếu thời gian suy nghĩ. Hay hơn hết nên bám giữ lấy kế hoạch chiến lược đúng đắn: nhất là trong những thế cờ ưu thế, thật là vô lý khi cố thừa nước đục thả câu trên việc đối phương thiếu thời gian suy nghĩ.

THUẬN LÝ VÀ NGHỊCH LÝ TRONG CỜ VUA THUẬN LÝ VÀ NGHỊCH LÝ TRONG CỜ VUA Việc áp dụng định luật vào cờ Vua là một vấn đề triết học rất đáng chú ý nhưng hết sức khó khăn. Dù đáng được xem xét chi tiết, ta không thể đề cập tới hết mọi khía cạnh trong cuốn sách nầy. Ta chỉ hạn chế trong vấn đề đặc tính nguyên tắc dùng trong chiến lược cờ Vua. Mối tương quan giữa các quân trên bàn cờ có thể (không còn nghi ngờ gì nữa) được biểu hiện bằng toán học. Thực ra chỉ là vấn đề các kiểu đi riêng biệt của từng quân và sự hổ tương liên hệ dù có bao hàm các đe dọa, bảo vệ, ăn quân,

chiếu hết. Ta có thể không khó khăn chút nào biểu diễn các nguyên tắc chơi đúng một cách toán học trong một tàn cuộc giản dị ( thí dụ Vua + Xe chống lại Vua hay Vua + Tượng chống lại Vua). Nhưng khi các quân gia tăng, điều đó càng ngày càng rắc rối và không thể diễn tả bằng toán học được nữa dù toán hiện đại cũng đã mở ra nhiều khả năng cho ta. Trong chiều hướng nầy, thường hay bàn tán những năm gần đây về việc xây dựng, nói cho chính xác hơn sử dụng một máy tính hiện đại chơi được cờ Vua hoặc giải được các bàn cờ thế. Câu hỏi là một cái máy như vậy có khả năng chơi được cờ hay không rất quan trọng vì qua câu trả lời có thể thấy tính cách thực sự của các định luật cờ Vua. Việc dạy cho máy tính các nguyên tắc căn bản về cách đi quân và ăn quân, chiếu hết và “pat” phong cấp chốt … không có gì khó khăn. Nhưng điều nầy lại không đủ, cái máy phải chơi được cờ. Muốn vậy, có hai phương pháp phải được sử dụng. Phương pháp thứ nhất máy đánh cờ xem xét mọi thế biến có thể có và chọn lựa nước đi hay nhất qua “loại bỏ”. Phương pháp có thể được dùng cho việc giải các ván cờ thế trong đó số nước đi tương đối ít. Chẳng hạn, một máy tính của Liên Xô đã có thể giải được ván cờ thế trong hình.

1.e8¥ ¢xd6 [1... ¢xf6 2.g8¦ ¢e6 3. ¦g6#] 2.c8¦ ¢e6 3. ¦c6#

Nhưng máy tính mất 12 phút trong khi ta có thể giải trong 1 phút. Vậy cái gì khác biệt giữa sức mạnh suy nghĩ của một tay cờ và của máy tính. Tay cờ không xem xét tất cả các khả năng của thế cờ, một cách thụ động và nhiều khi hơi cảm tính,

tay cờ loại bỏ ngay các nước tồi rõ rệt như vậy cho anh ta giải được ván cờ thế trong một thời gian ngắn. Còn máy tính phải xem xét kỹ một số rất lớn thế biến và mặt dù điện tử chay hết sức nhanh, việc tính toán nầy đòi hỏi một thời gian lâu. Ta thấy rõ rệt là phương pháp nầy không thể dùng để chơi cờ được. Nếu máy tính phải tính toán 7 nước trước cho một thế cờ với 30 khả năng khác nhau , sẽ phải cần tới 10.000 năm để tuyển chọn nước đi đúng. Phương pháp thứ hai là dạy cho máy tính những nguyên tắc về chiến thuật và chiến lược quan trọng nhất. Một máy điện tử không những giải được các bài toán học mà còn cả giải tích nữa dù rất phức tạp. Và thật ra, các nguyên tắc về chiến thuật, chiến lược cũng có hình thức giải tích. Điều thử nghiệm nầy cũng được áp dụng tại Liên Xô và máy điện tử đã có thể chơi được cờ Vua nhưng rất tồi và thua cả tay cờ bình thường. Ta có thể tự hỏi tại sao lại vậy vì chúng ta hiểu rõ bộ óc điện tử đã tỏ ra rất xuất sắc trong nhiều lãnh vực khoa học. Lý do là chơi cờ đã vượt qua giới hạn của giải tích mà xâm nhập địa hạt biện chứng pháp. Đó là địa hạt nằm ngoài tầm của một máy tính hoàn thiện nhất. Đó là địa hạt hoạt động dành riêng cho bộ óc con người và sẽ luôn luôn như vậy. Một thí dụ sẽ làm sáng tỏ điều nầy hơn. ta có thể dạy cho máy điện tử nguyên tắc một tượng mạnh hơn một Mã và ngược lại, nhưng ta không thể dạy quân Tượng mạnh hơn hoặc yếu hơn quân Mã tùy theo nhiều yếu tố khác. Như vậy các tay chơi cờ không phải sợ việc sử dụng một máy điện tử sẽ chấm dứt việc phát triển cờ Vua và chấm dứt luôn việc đánh cờ. Lý do cờ Vua là một cách chơi thật hay đẹp do yếu tố, đặc tính cá nhân và tỏ rõ nhiều khía cạnh suy nghĩ của con người. Quan niệm là cờ Vua thuộc về lãnh vực biện chứng pháp dĩ nhiên phải được giải thích. Ta hãy xem xét vấn đề ưu thế lực lượng. Khi ta nói hơn về lực lượng là một ưu thế ta chỉ phát triển một cái gì rõ ràng ( nhưng vẫn phải nhớ là bên yếu hơn về lực lượng có thể được bù trừ phần nào đó ) Ta biết ưu thế lực lượng là một thành tố có thể dẫn tới thắng lợi một cách ép buộc, nhưng phải xem qua hình, cho thấy 1 thế cờ ngay trước khi dời lại trong ván đấu giữa Pachman – Hromadka, giải vô địch Prague 1944.

Nếu đến lượt Đen đi , Trắng sẽ sau 1... ¥d4 áp dụng phương pháp thắng cờ đúng đắn . 2. ¤e1 ¥f2 3. ¤f3 ¢f6 3... ¥d4 4. ¤h4+ ¢f6 5. ¢h5 4. ¢h5 ¥g3 5. ¤h4! ¥f2 6. ¤f5 ¥g1 7. ¤h6 ¥d4 8. ¤g4+ ¢e6 9. ¢g6 khốn

thay lại chính đến lượt tôi đi và Pachman đã nhân cơ hội ăn hơn chốt với nước 1. ¤xc5? sai lầm nên sau đó không thể thắng cờ nữa, quân chốt c không thể phong cắp được nếu không có Vua hổ trợ nhưng nếu như vậy thì chố e mất ngay . Còn nếu Trắng lại muốn trở về kế hoạch anh ta đã sai lầm bỏ rơi , ta lại có thể đi tới thế cờ như hình.

nhưng ngay cả ở đây sau. 1. ¤f7+ ¢c5 2. ¤xe5 ¥c3 Trắng vẫn không thể thắng được dù hơn đến

2 chốt.

Ta vẫn còn nhiều trường hợp nghịch lý rõ ràng trong cờ Vua. Một thí dụ ta bất lợi phải đi tiên ( Zugzwang). Ta biết rõ thời gian là một yếu tố quan trọng trong ván cờ. Quyền được đi trước là một việc trong hoàn cảnh bình thường ta không bao giờ từ bỏ. Nhưng thỉnh thoảng xảy ra thế cờ trong đó việc bắt buộc phải đi trước là một bất lợi nghiêm trọng có khi quyết định nữ a và điều nầy không chỉ xảy ra cho những thế cờ đơn giản như 2 hình cho thấy.Trong hình thứ nhất

chính Trắng bị Zugwang, trong hình thứ hai lại là Đen.

Trong hình Hai nầy Đen vẫn còn hai nước đi chốt (g6 và h5 ) nữa nhưng điều nầy không thay đổi thế cờ chút nào.

Một thí dụ khác về tính biện chứng của cờ vua là vấn đề đặc tính thế cờ. Trong nhiều thế cờ, đặc tính nầy được hình thành do yếu tố nếu đơn phương thường hoàn toàn trái ngược nhưng nếu kết hợp lại thường lại đồng nhất:”tạo lập tính cân bằng thế cờ”. Một thí dụ là ưu thế lực lượng đối lập với khai triển quân nhanh hơn và quân hiệp đồng hay hơn. Trong hình

thế cờ cân bằng theo phán đóan của hiện thực lý thuyết ngay nay. Trắng có cấu trúc chốt hay hơn: hơn một chốt còn Đen có chốt “c” cô lập trên một cột mở. Ngược lại Đen có quân bố trí kiến hiệu hơn: cặp Tượng, khai triển nhanh hơn. Hiệp đồng quân hay hơn, cột mở cho xe. Ở đây ta bắt gặp những yếu tố đối nghịch: "tỉnh" (Trắng ) chống lại “động” (Đen). Thế cờ cân bằng là một thí dụ về tính đồng nhất biện chứng trong đối nghịch . Tính biện chứng trong cờ Vua còn bao trùm nhiều hơn nữa khi ta xem xét các yếu tố tâm lý. Việc mà trong thế cờ riêng biệt cũng một nước đi được xem là”tồi” hay “hay” tùy thuộc cá tính đối phương là một mâu thuẫn rõ rệt ( nghịch lý rõ rệt) Điều nầy chỉ có thể hiểu được sau một cuộc xem xét thật sâu về việc áp dụng định luật cho cờ Vua . Trong cuốn sách nầy, ta đã bàn về nhiều nguyên tắc chiến lược cờ Vua. Ta có thể tự hỏi các nguyên tắc nầy có đặc tính gì. Đa số tương quan tin được trên bàn cờ đều đã được xây dựng theo thực nghiệm (praxis). Nhưng chúng chỉ có giá trị giới hạn vì cờ Vua đầy rẫy nghịch lý. Y như cá nhân, trong xã hội loài người, trong nếp suy nghĩ của con người, trong những phức tạp của cờ Vua cũng vậy đều vượt

quá tầm những quy luật giải tích đơn giản. Trong cờ Vua ta thường gặp những tình trạng không thể giải thích qua những lý thuyết được công nhận bình thường và trình độ càng cao về cờ với lý thuyết ngày càng phát triển lại càng thường gặp những nghịch lý nhưng chính việc duy nhất và riêng biệt mới mang tính hấp dẫn của cờ Vua. Vì nguyên tắc trong cờ Vua có những hướng dẫn, tự nó không thể được xem xét như là những hướng dẫn đáng tin cậy cho việc sử lý đúng được. Thí dụ ta bắt gặp những ván ngoài những nắm vững về lý luận nguyên tắc trong cờ Vua, họ còn sử dụng thêm một cái gì đó là linh tính của một nghệ sĩ. Việc nầy giúp tay cờ khám phá ra nhiều khả năng ẩn kín, nhiều đòn phối hợp bất ngờ chưa ai nghe nói và sáng tạo những ván cờ có giá trị thẩm mỹ lâu dài. Chính trong việc kết hợp các yếu tố khoa học và nghệ sỹ mà hiện rõ tầm cao của cờ Vua, một sáng tạo tuyệt vời của bộ óc con người. (Lưu ý: Bài viết cách đây hơn 35 năm nên việc đánh giá về việc dạy cho máy tính chơi cờ, phân tích cờ...không còn đúng nữa) Để đầy đủ hơn các bạn có thể download cuốn sách chiến lược tập 3 của ĐKT Pachman bản tiếng Anh tại : https://www.dropbox.com/s/7mi6836qt8083l1/Ludek%20Pachman%20%20Complete%20Chess%20Strategy%203%20%20Play%20on%20the%20Wings.pdf

CON ĐƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN CỜ VUA Sau đây chúng ta hảy xem các đề tài mà Đại kiện tướng Suetin đề cập trong quyển sách " Phòng thí nghiệm của vận động viên Cờ vua" CON ĐƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN

Tư duy chiến thuật và chiến lược của vận động viên cờ vua

Trong mối tương quan với mục đích rèn luyện trước hết chúng ta dừng lại ở khái niệm về “tư duy” của vận động viên Cờ Vua như thế nào? Chúng ta bắt đầu từ thế trận và cách tính toán phương án. Hai vận động viên Cờ Vua trẻ đạt trình độ kiện tướng là A.Karpov (nhà vô địch thế giới tương lai) và Miclaiev vừa hoãn ván đấu của mình, họ đã chơi một trận quyết định tranh giải nhất giữa đội “Burevestnhic” và đội câu lạc bộ quân đội. Giải vô địch đồng đội Liên Xô tại Riga (1968) Đội trưởng đội câu lạc bộ quân đội Karpov về nhà trong tâm trạng phấn khởi. Hiển nhiên là thế trận của Miclaiev chơi quân Đen ở tình trạng nguy hiểm nghiêm trọng.

Trắng gây áp lực với nước 43.¤g3! Tấn công các Chốt của Đen.

Chơi ván cờ này bên Trắng sử dụng kỹ thuật tuyệt vời. Quân Đen nhanh chóng rơi vào thảm họa, và sự chống cự của Đen chỉ là hình thức, mặc dù rất căng thẳng: 43...£g7 44.£xf6 £xf6 45.¦xf6 ¦a1 46.¦f1 ¦c1 47.¤e2! Đầu tiên là lợi thế di chuyển Mã,

với nước đi rời khỏi ô f5. 47...¦a1 48.¤d4 ¢g8 49.¤f5 ¦a6 50.¢f2 Còn bây giờ với kết quả quyết định trong cuộc

chơi bao gồm cả Vua Trắng.

50...¥g6 51.¢e3 ¥xf5 52.exf5 ¦a2 53.¢d4 ¦a1 54.¥e2! ¦a2 55.¥xh5 Bên Trắng có ưu thế

quyết định. Sự di chuyển của Chốt Đen không được bảo vệ. 55...¦h2 56.¦f4 ¦d2+ 57.¢e4 ¦d3 58.f6 ¦xc3 59.¢f5! Thời điểm quyết định đã đến. Vua

Trắng xâm nhập vào hậu phương của quân Đen và tham gia tích cực vào đòn tấn công quyết định. 59...¦e3 60.¦f1 ¤d7 61.¦g1+ ¢f8 62.¦a1 ¦e5+ 63.¢g6 ¦e8 64.¦a7 ¦d8 65.¦c7! phải thật thận

trọng. Trắng loại bỏ mọi hy vọng phản đòn của đối phương, liên quan tới sự di chuyển của Chốt c4. 65...¢g8 66.¢g5 ¢h8 67.¥g6 ¢g8 68.h5 ¢h8 69.h6 c3 70.¦xc3 ¦f8 71.f7. Đen đầu hàng. Trắng tin tưởng thực hiện ưu thế, nhưng bây giờ chúng ta nói tới vấn đề khác. Trở lại thế trận ban đầu. Liệu tình thế của đen không còn khả năng nào nữa chăng ? Có phải chắc chắn Đen không có lối thoát và từ từ thua trong tuyệt vọng? Xem xét lại thế cờ bên Trắng cũng không ít điểm yếu. Chốt của họ có thể bị tấn công. Bên Trắng phải tính đến khả năng phản công vào Vua của mình, hơn nữa Xe Đen đứng ở hàng ngang thứ hai rất nguy hiểm. Tóm lại bên Đen hoàn toàn có thể chơi phản đòn bằng quân Hậu. “Tất cả điều đó đặt ra cho độc giả, nhưng bây giờ điều suy nghĩ chung là chống đỡ thế nào sau nước 43.¤g3 tiếp theo Trắng đe dọa 44.£f6?”. Dù sao Đen có khả năng tuyệt vời khi phản công bằng nước 43...¦a3!, không chậm trễ tấn công chuỗi chốt ở ô c3. Nếu bây giờ Trắng

chuyển sang bảo vệ chốt c3 bằng nước đi Hậu (44.£d2), thì Đen không chậm trễ tích cực bằng nước 44...£g7!, đe dọa giành quyền chủ động.Điểm chính là phương án phải tính sau nước 44.£xf6+ £xf6 45.¦xf6 ¥d7! Sự tinh tế của đòn chiến thuật đầu tiên. Nếu 45...¦xc3 sau đó Trắng trả lời 46.¢f2! 46.¦h6+ Trước khi bắt chốt d6, Trắng đẩy Vua đối phương vào ô g8 hoặc g7 ô sẽ

bị Mã Trắng tấn công. 46...¢g8 47.¦xd6 ¦xc3 48.¤xh5 ¦c1 49.¤f6+ ¢f7! Thời điểm chiến thuật thú vị. Trong

trường hợp 49...¢g7 50.¤xd7 ¦xd1+ 51.¢f2 c3 52.¤xe5 c2. Điều tự nhiên là nước không hay 53.¤d3? sau đó Đen có đòn phản công phối hợp bất ngờ 53...¦d2+! .Sau đó giải

thích cho nước đi này là bên Trắng thua (54.¢e3 ¦xd3+! hoặc 54.¢e1 ¦xd3 và Trắng bị đe dọa và không bảo vệ bằng ¦d1+ và c1£) Tất cả phương án này từ nước 49...¢g7 đều không tốt. Thế vào cho nước52.¤d3 Trắng cần chơi 52.¦c6 c1£ 53.¦xc1 ¦xc1+54.¢e3 và xuất hiện cờ tàn vô vọng cho Đen. 50.¤xd7 ¦xd1+ 51.¢f2 ¢e7! Tất cả điều này được tính toán chính xác (phân tích của

E.Geller và S.Furmal) 52.¦e6+ ¢xd7 53.¢e2!!Quân Trắng cần phải suy nghĩ về sự nguy hiểm. Nước đi

dở 53.¦xe5 sau đó Đen đáp lại53...c3! Và chốt Đen phong Hậu. 53...¦d4 54.¦xe5 c3 55.d6 ..vv… đẩy mạnh tới hòa cờ.

Ở ví dụ này nhận thấy thế trận sâu sắc chỉ trong trường hợp nếu kết hợp tính toán cụ thể từng phương án với sự đánh giá thế trận (những điểm yếu, chốt yếu và quân tích cực vv…) Thế trận của Đen không thuận lợi, được phòng thủ như vậy với một đòn khá kín điều này một vận động viên Cờ Vua bình thường khó nghĩ ra. Thế trận phòng thủ này có tiềm năng to lớn về phòng thủ và chơi phản công được giấu kín trong vị trí các quân. Như vậy trong đòn phản công chính xác của Đen, điều đầu tiên có thể giữ vai trò quan trọng là con Xe mạnh của Đen, sau đó trong cờ tàn là chốt thông c4. Cũng như trung tâm hóa vị trí quân Mã ở ô e5 phục vụ yếu tố phòng thủ. Những yếu tố thế trận khách quan này là không thể thiếu trong khi tiến hành phân tích. Những ví dụ này trước hết chỉ ra ý nghĩa “dự đoán” chính xác, sắp đặt kết quả cẩn thận đánh giá thế trận. Từ những phân tích những ví dụ này nhận thấy rõ chỉ có lôgic hình thức thì không đủ để đánh giá thế trận. Trong bối cảnh phức tạp quan trọng cần có linh cảm khám phá thế trận tinh vi. Điều cụ thể này chưa đủ cho Đen chơi tốt. Chỉ có “linh cảm thế trận” tinh tế mới tìm ra khả năng di chuyển Xe Đen 43... ¦a3!, sau đó nghiên cứu làm sáng tỏ ở các câu lạc bộ Cờ Vua tiến hành những phương án cao siêu hơn. Linh cảm thế trận là phạm trù không bí mật. Nó được rèn luyện trên cơ sở kinh nghiệm và nó có mức độ sắc xảo về tài năng thiên phú của vận động viên Cờ

Vua. Không phải ngẫu nhiên ví dụ đưa ra trực tiếp về câu châm ngôn nổi tiếng về linh cảm thế trận của Capablanca. Tất nhiên, không phải trường hợp nào cũng được tính toán đầy đủ, đưa ra nhận xét chính xác thế trận một cách máy móc và luôn luôn đảm bảo tìm được nước đi tốt nhất. Không thể nói chung được. Có trường hợp như thế này: vận động viên Cờ Vua nắm bắt được bản chất thế trận, nhưng không tính hết những “ nước đi cụ thể” trong những phương án. Hậu quả đau khổ này xảy ra trong trường hợp này nhanh hơn cả khi có sai lầm đánh giá thế trận. Đây là một ví dụ. Đó là một trích đoạn ván đấu : Kupreichic – Tal (ở Sochi năm 1970).

Trắng tấn công làm thế nào bù đắp được cho việc thí quân. Điều đó Đen đã ngăn chặn nhanh chóng và đánh giá thế trận chính xác với độ tin cậy cao. Nhiệm vụ phòng thủ trong quan hệ chiến thuật còn đơn giản hơn bản chất sự việc. Khám phá mối đe dọa của Trắng đã không được đánh giá đầy đủ. Có thể phương tiện hành động mạnh nhất lúc đó là đáp lại bằng nước thí 22...£b6!?Trong trường hợp trắng đi 23.¥xb6 ¥xb6 vị trí quân Đen tỏ ra đe dọa

mạnh mẽ 24...¤g4 hoặc 24...¥xb3 và25...¤d5, điều đó bảo đảm cho Đen tương lai tốt hơn.

Trong ván đấu Đen đi 22...£b7 23.¦g3¤c5?. Thời điểm hiện thực nhất của cuộc chiến. Thế trận tràn đầy dạng đòn phối hợp cụ thể, đánh giá vấn đề như thế nào để chuyển sang kế hoạch thứ hai. Nghĩ về nước đi thứ 23 của mình Đen có thể chuẩn bị đi 23...¥b6 , nhưng sau đó khi xem xét gần, “gỡ rối” bằng những phương pháp tuyệt diệu sau đây: 24.¦e7! ¥xb3 25.¥xg6 ¥xd4+ 26.¢h1 ¢h8 27.¥xf7! ¤e4? 28.£xh7+!! ¢xh7 29.¥g8+! ¢h6 30.¦h7#

Cụ thể trong hoàn cảnh này chọn nước đi cuối cùng, dẫn tới con đường thảm họa trực tiếp. Dù sao nước chính xác phải là 23...¥b6 chỉ ở nước thứ 27 không phải nước 27...¤e4, còn nước 27...¤g4! để nước thứ 28.¥g6 nước đáp lại của đen28...¦f7! 29.¦xf7 ¤xh6 30.¦xh7+ ¢g8 31.¥e4+ ¢f8 32.¥xb7 ¦xc2, và quân Đen có tất cả ưu thế để chiến thắng. Sau nước 23...¤c5? Kupreichich tiến hành tấn công hiệu quả: 24.¤xc5 dxc5 25.f5! cxd4 26.fxg6 fxg6 27.¥xg6 ¢h8 28.£xf8+ ¤g8 29.¥f5! ¦b8 30.¦e8 £f7 31.¦h3!! Đen đầu hàng. Ví dụ này chỉ ra rằng số lượng thế trận lớn, những đánh giá quan trọng không phải chỉ cân nhắc các yếu tố lợi hại của thế trận, còn có nghệ thuật tính toán phương án sâu sắc và nhãn quan chơi phối hợp. Như vậy tư duy của vận động viên Cờ Vua gồm hai thành phần cơ bản: Tính toán phương án và đánh giá thế trận xác định nội dung cuộc chơi là chiến lược và chiến thuật trong Cờ Vua. Bài dịch từ trung tâm huấn luyện quốc gia II

TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN VÀ ĐÒN PHỐI HỢP TÍNH TOÁN PHƯƠNG ÁN VÀ ĐÒN PHỐI HỢP

Các vận động viên Kiện tướng Cờ Vua đều hiểu là trong cuộc chiến điều đầu tiên chống lại mối đe dọa chiến thuật của đối phương là tăng cường tính toán các phương án (đây là điều dễ nhận thấy từ những ví dụ trên) Điều giản dị nhất, đôi lúc hoàn toàn tính toán các phương án (như khi tính cờ tàn Tốt đơn giản) có chủ đề , nắm vững điều này là rất quan trọng trên bước đường tiến tới sự hoàn thiện trong Cờ Vua. Thường thì khi tính toán liên quan tới sự sáng tạo đòn phối hợp. đòi hỏi nguồn cảm hứng bất tận. Lấy ví dụ trích đoạn ván đấu của: Tal – Gligorich (giải vô địch năm 1968)

Trên bàn cờ xuất hiện đòn phối hợp sắc bén, cảm thấy nước tiếp theo Trắng mang thảm họa cho Đen: 31.£h5 . Nhưng Đen tim ra đòn phối hợp phản công, đòn này thậm chí ngay cả Tal cũng không chống đỡ được. Tiếp theo nước 31...£xc1+ 32.¢h2 ¥d6+ 33.¦xd6 £f4+ 34.¦g3 £xd6 35.¤f5 ¦ee1!! Đòn chiến thuật có sức mạnh khủng khiếp. Chỉ bây giờ mới giải thích được Tal ĐKT chuyên về đòn phối hợp, ở nước 31 chống đổi Hậu mắc sai lầm khủng khiếp (Nước đi đúng 31.¤b3! trắng ưu thế thắng cờ). 36.£xf7+ ¢xf7 37.¤xd6+ ¢e6 38.¦g6+ ¢d5 39.¤f5 ¦b7! 40.¤e3+ ¦xe3 41.fxe3 ¦c7! Không

khó khăn khẳng định rằng thế trận của Đen dễ dàng thắng lợi.

42.¢g3 c4 43.¢f4 c3 44.e4+ ¢c4 45.¦a6 c2 46.¦a1 ¢d3 Trắng đầu hàng.

Thậm chí vận động viên Cờ Vua mạnh nhất và thiên phú về đòn phối hợp trong công việc tập luyện hàng ngày của mình cũng phải mài dũa nghệ thuật tính toán. Phương pháp huấn luyện khả năng tính toán được nghiên cứu đầy đủ. Những khiếm khuyết dần dần bị loại bỏ , chúng ta có thể giải quyết cơ bản những vấn đề phức tạp này. Các bạn có thể tham khảo phương pháp làm việc của M.Botvinnik, V.Bliumenfeld, P.Romanovsky, A.Kotov, I.U.Averbach và nhiều người khác. Thông thường nghệ thuật chơi đòn phối hợp phụ thuộc vào tài năng thiên phú. Nhưng điều đã biết là tất cả thành phần cấu thành từ đòn phối hợp này hay đòn phối hợp khác thường luôn lặp lại. Bởi vậy biết chơi phối hợp phần lớn phụ thuộc vào phương pháp học tập đúng. Không ít hệ thống hóa đòn phối hợp sáng tạo đã được soạn giả Xô Viết hàng đầu P.Romanovsky biên soạn trong cuốn sách “Trung cuộc” của mình ông chia ra 3 thành phần cơ bản gắn liền với đòn phối hợp: ý tưởng, chủ đề, môtip. Đòn phối hợp ý tưởng được Romanovxki hiểu là con đường và phương pháp thực hiện đòn phối hợp bằng tư duy. Có thể chia ra thành những ý tưởng như: đòn đánh lạc hướng, đòn thu hút, đòn ngăn chặn, đòn phong tỏa, đòn giải phóng cột vv… Hoạt động của các quân, những tính chất và đòn phối hợp đạt được, Romanovsky gọi là đòn phối hợp chủ đề, ví dụ: đòn đánh đôi (thường xuyên gặp trong chủ đề), đòn giằng, đòn chiếu khai thông, đòn chiếu hết thắt cổ, đòn phong cấp cho chốt vv… Trong thực tế thành phần ý tưởng và chủ đề ở dạng rất ít gặp. Thường chúng liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện đòn phối hợp phụ thuộc nhiều điều, đôi khi rất khó lĩnh hội những đặc điểm của thế trận đó là đòn phối hợp môtíp. Môtíp mà Romanovsky gọi là tổ hợp yếu tố tình thế, có khả năng tạo nên đòn phối hợp, ví dụ như: đặc điểm vị trí quân, những điểm, ô yếu vv… Ví dụ sau đây lấy tư ván đấu Karpov – Velymyrovich (Scople năm 1976)

Minh họa xuất sắc sử dụng môtíp đòn phối hợp. Thế trận trên hình vẽ chưa báo trước sắp tới có đòn phối hợp.

Đen tiếp tục: 19...¦ad8? Nước không chính xác. Về chiến thuật (điều này sẽ giải thích sau!) ô d8

Xe bên cánh Hậu của Đen không tới được (nước chính xác phải là 19...¦ae8). Trong trường hợp này có thể quay về cuộc chiến điều quân. Trắng với mục đích tăng cường áp lực lên cánh Vua của Đen cần phải chồng 2 Xe theo cột “g” hay không: 20.¦g2 ¦e7 21.¦cg1 ¦ef7. Liên kết với nước 24.¤g4 và đe dọa ¤h6+ thế trận của Trắng ưu thế . Nhưng để hiện thực hóa ưu thế còn là cuộc chiến lâu dài và khó khăn. 20.b3 c6? Một sai lầm nghiêm trọng nữa. Không thể chậm trễ đi nước 20...¦de8,

tiến hành cuộc chơi theo phương án chỉ ra ở trên. 21.dxc6 bxc6 22.¤f5! Một nước đi hay, tính toán xa và chính xác đòn phối hợp,

phá hủy thành trì của Đen bên cánh Vua. Một trong những môtíp quan trọng của đòn phối hợp là quân Xe Đen bố trí không đạt tại ô d8. 22...gxf5 Quân Đen có lựa chọn tốt hơn. Trong trường hợp 22...¥xf5 23.exf5 g5 nước quyết định 24.¤xg5 fxg5 25.£xg5 ¦d7 26.f6 vv… Nước 22...¥e8 tiếp theo

nước đơn giản 23.¤e7+và Đen không tránh khỏi mất lực lượng.

23.¦xg7+! ¢xg7 24.¦g1+ ¢f7 Đành phải như vậy. Đi nước 24...¢h8 nước quyết

định 25.¤g5 fxg5 26.£xg5 Đen chẳng còn nước nào khác 26...¦f7 vì sau đó 27.£xd8+ ở đây là vị trí Xe bố trí không đạt ở ô d8! 25.£h5+

¢e6 .Tất

nhiên

không

thể

đi 25...¢e7? Vì

sau

đó26.¦g7+! 26.£xf5+ ¢f7 27.£h5+ ¢e6 28.£f5+ ¢f7 Sau nước 28...¢e7 29.¦g7+ ¦f7 30.¦xf7+ ¢xf7 31.¤g5+ sự tấn công của Trắng không thể chống đỡ. 29.¤g5+ ¢e8 30.¤e6 ¦f7 31.¦g7! ¦c8 Sau đó đi 31...¦xg7 32.¤xg7+ ¢f7 33.£xh7Đen không

thể phòng thủ khi bị đe dọa ¤f5 hay ¤h5+. 32.¦xf7 ¢xf7 33.¤g5+ ¢e7 34.£xh7+ ¢d8 35.£h8+ ¢c7 36.£xf6

Với thế trận này, bên Trắng bắt đầu đòn phối hợp của mình. Mặc dù một Hậu Trắng đối với bên Đen còn Xe và hai quân nhẹ, thế trận của Đen rất nặng nề, nếu không muốn nói là hết hy vọng. Bản chất của sự việc là lực lượng tham chiến của Đen không phối hợp được với nhau (trước hết là vai trò thảm hại của Mã Đen), còn vị trí quân Trắng có con chốt “h” sắp tới sẽ được phong cấp trong hậu phương của Đen. 36...¦e8 37.h4 ¤c5 38.h5 ¤e6 39.h6 ¤f8 40.b4 ¤c8 41.¢d2 ¤e7 42.h7 ¤xh7 43.¤xh7 ¤c8 44.¤f8 ¦e7 45.a3 ¥e8 46.¤e6+ ¢d7 47.¤g7 ¢c7 48.¤f5 ¦d7 49.a4

Như vậy, hiện thực hóa giai đoạn tấn công đòi hỏi trước hết kỹ thuật cao và chính xác. Nhiệm vụ của Trắng là “làm suy sụp” đồn lũy cuối cùng của Đen. Hạn chế điểm yếu ở Đen cụ thể ô a7 và c6 bị uy hiếp làm Đen thua. 49...¥f7 50.¢c3 ¥a2 51.a5 ¦f7 52.£h6 ¦d7 53.f4! exf4 54.£xf4 ¦f7 55.£h6 ¦d7 56.£h2 ¥e6 57.£h6 ¥xf5 Nước57...¥a2 có thể tiếp theo 58.¤d4 đe dọa nước e4-e5 khó khăn tìm

biện pháp phòng thủ. 58.exf5 d5 59.¢d4 ¤d6 60.£f4 ¢b7 61.£e5 ¤f7 62.£e8 ¢c7 63.£a8! Hậu di chuyển

nhiều nước và hoàn thành mục đích. Hiện giờ trắng tăng cường tấn công ô c5, và ăn chốt a7, c6 nhanh chóng giải quyết cuộc chiến.

63...¢d6 64.£f8+ ¢c7 65.£c5 ¤d6 66.£xa7+ ¢c8 67.£a6+

Đen đầu hàng. Trong ván đấu này ngoài cuộc chiến liên tiếp những đòn phối hợp đẹp mang tính chất khác nhau và quân Hậu Trắng di chuyển nhiều nước với kỹ thuật cao đã hiện thực hóa được ưu thế của trắng. Có thể nhận thấy các vận động viên Cờ vua đã nắm vững đòn phối hợp đơn giản có thói quen sử dụng chúng, hơn là tạo ra tiền đề sáng tạo để phát triển nhãn quan phối hợp. Một điều không kém phần quan trọng là phát triển linh cảm về đòn phối hợp, tạo ra sự hài hòa hoạt động các quân, trong thời gian đó xuất hiện mối đe dọa đòn phối hợp và kết quả tìm ra con đường thực hiện đòn phối hợp. Chỉ có trải qua những trường lớp như vậy vận động viên Cờ vua mới tiến đến hoàn thiện được nghệ thuật tính toán phương án. Trong nghiên cứu của mình (ví dụ bài viết “Hoàn thiện vận động viên Cờ vua”, “Cờ Vua ở Liên xô” năm 1939, số 9) Đại kiện tướng A.Kotov chỉ ra những yếu tố sau, những kết quả đạt được khi nghiên cứu nghệ thuật tính toán. Một là tiến tới thấm nhuần sâu sắc những thế trận tinh tế, xem xét từng phương án sao cho càng nhiều nước càng tốt. Hai là nghệ thuật “lựa chọn” phương án để phân tích, xác định số phương án tối ưu có giá trị thực tiễn. Ba là tính toán phương án với thời gian ít nhất. Điều chất lượng này được xử lý phụ thuộc nhiều vào mục tiêu huấn luyện. Phương pháp tốt nhất phát triển điều chất lượng này bao gồm phân tích cụ thể thế trận, về các hình thức khác nhau sẽ được nói tới trong phần II của cuốn sách. Hiện tại nhận thấy rằng để huấn luyện phân tích phương pháp thực hành cho vận động viên Cờ vua là “với sự giúp đỡ của tay” là không đạt yêu cầu.Những nước đi của ván đấu cần tính toán trong óc với thời gian ít nhất. Bởi vậy khi tập luyện phân tích trong đầu sao cho tính toán nhanh và chính xác. Khi phân tích cần

xử dụng kỹ thuật tính toán; để định hình điều này cần tính toán những nước xuất hiện từ thế trận quan trọng sao đó tính toán sâu hơn. Con người khác máy đánh cờ là nghệ thuật chọn lựa phân tích số phương án tối ưu, những phương án có giá trị thực tiễn. Để phân tích cụ thể phải lựa chọn thế trận nhiều khả năng xuất hiện đòn phối hợp. Phương tiện rất tốt để phát triển khả năng tính toán, có thể lựa chọn thế trận trên hình vẽ (diagram) trong sách Cờ Vua (không dùng bàn cờ), phân tích thế trận bằng “cờ tưởng” vv… Ngoài việc phân tích ván đấu có thể giải bài tập và cờ thế trên hình vẽ (diagrm) (cũng giải thầm). Đó là phương pháp tập luyện tốt. Đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa của giải bài tập cờ thế. Cờ thế tổng hợp đầy đủ vấn đề chiến thuật, tiến hành phân tích cờ thế để sử dụng nghiên cứu tàn cuộc. Đây là một ví dụ. G.Nadareisvili

Trắng đi trước và hòa cờ. Cảm giác rằng tốt Đen a2 không thể ngăn chặn tiến xuống phong Hậu. Nhưng thế trận này trắng tìm khả năng phục sinh. Nước ăn 1.¥c4! Thua cờ nếu đi 1.¢c2? ¦c5+ 2.¢b3 ¦c3+ 3.¢xb4 ¢b2 nếu 1.¦b8? ¢b2 2.¦xb4+ ¢a3.. vv…

1...¦c5! 2.¥g8!! Chỉ có như vậy! Sau nước 2.¥xa2? ¢xa2 hoặc 2.¦f4? ¦xc4 3.¦xc4 b3 4.¦c1+ ¢b2! Đen thắng 2...¢b1 3.¦b8! ¦c1+ 4.¢d2 ¦c2+ 5.¢d1 a1£ 6.¦xb4+ ¦b2 7.¦c4! ¦c2 8.¦b4+ ¦b2 9.¦c4

Hòa

cờ ! Như vậy nghệ thuật tính toán nhanh là điều cần thiết đầu tiên cho Vận động viên Cờ Vua thực hành. Chỉ trong trường hợp này có thể tạo tiền đề để phát triển tư duy cụ thể, không có điều này không thể nâng mình lên trình độ điêu luyên hiện đại Tôi nhớ lại sự kiện từ công việc làm chung với T.Petrosian. Khi tiến hành chuẩn bị cho giải vô địch thế giới năm 1966, ông nói rằng: “Bạn biết không tất cả điều này là chiến lược và không có khai cuộc tinh vi, những khai cuộc chúng ta đã nghiên cứu không còn là yếu tố chính. Giải quyết trận đấu trước tiên là những tính toán của chúng ta trong ván đấu.

PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THẾ TRẬN PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THẾ TRẬN Trong toán học tồn tại định luật về chất lượng, nó rất cần thiết nhưng chưa đủ để đạt được mục tiêu đề ra. Đó là nghệ thuật tính toán và mối quan hệ mật thiết với sự phát triển nhãn quan đòn phối hợp.Đây là phẩm chất cần thiết, nhưng chưa đủ để hình thành trình độ hoàn thiện tốt nhất cho VĐV Cờ vua. Trong thực tiễn thi đấu không phải lúc nào cũng phân tích tìm được những phương án cụ thể. Khi về nhà phân tích lạiđánh giá quá trình của cuộc chiến và tìm ra những kế hoạch chơi hợp lý luôn luôn là cần thiết. Đánh giá thế trận được tiến hành từ những yếu tố tĩnh bên ngoài (quan hệ giữa các lực lượng vật chất, yếu tố thế trận: vị trí Vua, cấu trúc chốt ở trung tâm, điểm mạnh và điểm yếu, các Chốt, cột mở, đường chéo mở…)

Đánh giá năng động thế trận không thay đổi khi tiến hành tính toán phương án cụ thể, khi khả năng kết hợp cân nhắc sự lợi hại cho tương lai.Chỉ có đánh giá năng động thế trận mới đưa ra khả năng khám phá đặc điểm của thế trận. Thường trong sách giáo khoa Cờ Vua về trung cuộc có thể gặp cách trình bày tương tự về phương pháp lôgic hợp lý (hoặc theo tầng lớp) đánh giá thế trận. Ví dụ trong cuốn sách “Trung cuộc” của P.Romanovsky đã chỉ ra những bước đánh giá thế trận như sau: 1.Kiểm kê (thống kê) lực lượng, vật chất. 2.Thống kê yếu tố thế trận. 3.Thống kê hành động trong bối cảnh đã cho của nguyên lý cơ bản về chiến lược và chiến thuật. 4.Nghiên cứu chủ đề đòn phối hợp. Tất nhiên khi chia quá trình đánh giá theo những từng bước như vậy chỉ mang tính tương đối. Đúng như vậy khi đánh giá thế trận theo phương pháp xác định cần phải tính đến những yếu tố vật chất và những yếu thế trận nào, cũng như phải tính tới những khả năng của các kiểu đòn phối hợp. Có những thế trận dễ đánh giá. Một trong số đó dễ dàng “đong đếm” là tính chất chung mà thế trận phản ánh còn những thế trận khác thì ngược lại, những phương pháp phân tích mọi mặt (lấy ví dư phân tích bất kỳ thế cờ nào). Nhưng tất cả thế trận trên bàn cờ không thể toàn diện và tính toán cụ thể, không thể đánh giá chung. Trong hoàn cảnh phức tạp như vậy bỏ qua những yếu tố bền vững đóng vai trò to lớn của cuộc chiến và những yếu tố năng động, những yếu tố rất linh hoạt, ví dụ sự phối hợp giữa các lực lượng vị trí đứng của chúng trong thời điểm đó vv… Vai trò ở mức độ một để đánh giá thế trận này đóng vai trò đặc điểm cá nhân, đặc điểm này xuất hiện trong mỗi thế trận (điểm này có thể thấy trong ván đấu giữa Kureichik -Tal, xem trang 6). Nào chúng ta cùng xem xét thế trận từ trích đoạn ván đấu của

L.Sabo – Siguriossen (Reikaivich, năm 1968).

Chúng ta bắt đầu từ đánh giá tĩnh. Lực lượng đôi bên cân bằng. Sự đổi quân hầu như không xuất hiện. Cấu trúc chốt quan sát thấy Trắng ưu thế. Chuỗi chốt của Trắng trên cánh Vua rất năng động, về điều này thể hiện tiềm năng của Trắng là hơn một chốt ở trung tân. Trái lại trong hậu phương của Đen nổi bật là những chốt yếu. Hai chốt Trắng là a3 và b4 là niềm hy vọng ngăn chặn ba chốt Đen. Sự nguy hiểm đặt vào chốt c6, như là bị cố định ở đó. Vị trí quân của hai bên ra sao? Nếu chỉ tính tương đối về sự mất tempo, thì Đen có một vài ưu thế phát triển: quân Trắng có 12 tempo, quân Đen 14 tempo. Nhưng ưu thế mang tính chất tiềm ẩn, và điều đó đóng vai trò gì trong hoàn này. Xem xét tính chất đáng chú ý của vị trí quân, vấn đề đầu tiên là an toàn của Vua.Mặc dù thế trận cả hai Vua đều ở vị trí an toàn, Vua Trắng bị áp lực của quân Đen, Vua Đen thì không thì không có áp lực nào. Quân Đen có rõ ràng chăm sóc thế trận của đối phương. Không để ý tới đánh giá thế trận có thể cảm giác tình thế của Trắng không đến nỗi nào. Tượng ô Trắng của Đen không thể chuyển động, và Trắng chỉ còn đi 22.¤c5 như vậy sự tích cực có thể Đen bị tê liệt. Nhưng đến lượt Đen đi, nước đi của Đen rất sâu sắc, năng động nghiên cứu thế trận và chỉ ra rằng sự việc hoàn toàn không có lợi cho Trắng. Điều lớn hơn là vị trí quân Đen có khả năng tăng cường đòn phối hợp sử dụng ưu thế năng động thế trận của mình.

Chúng tôi muốn độc gia lưu ý đến điều này, quân Trắng có vị trí quân không hài hòa, cản trở lẫn nhau khi chúng di chuyển. Tất cả điều này gây ấn tượng mạnh khi Đen đi nước bất ngờ 21...c5!!, liên quan tới sự thí quân tuyệt, thật sung sướng khi quân Tượng ô Trắng

sống lại. Sự kiện phát triển mạnh mẽ. 22.¤xc5 ¦xc5 23.bxc5 ¤f3+!

Một giải thưởng mới. Nước đi 24.gxf3 và nước quyết định 24...£h3! 24.¥xf3 ¥xf3 25. e2

Sự phòng thủ duy nhất tránh sự thất bại nhanh chóng trong trường hợp 25.gxf3 sẽ thắng bằng nước 25...£h3! 26.f4¤g4. Điều chú ý là vai trò làm sống lại tượng b7. 25...¤e4 26.¤g3 Nước đi 26.¥c1 có thể trả lời tiếp 26...¤g5 và làm thế nào cắt đứt

sự đe dọa bằng nước 27...£h3!! 26...¤xd2 27.gxf3 ¤xf3+ 28.¢g2 £c6 29.e4 ¤xe1+ 30.¦xe1 ¥xg3 31.hxg3 ¦e5 32.¦d1 ¦xc5 .Bão táp đã qua đi. Thế trận đã thay đổi mạnh nhưng tình thế của Trắng vẫn

chưa tốt hơn. Tàn cuộc quân nặng Đen dễ dàng chiến thắng, Đen lời một chốt và có ưu thế lớn về thế trận. 33.¦d8+ ¢h7 34.£e2 f5 35.¦d4 ¦c4! Cách giải quyết thật huyền diệu. Cuộc chơi chuyển

sang tàn cuộc Tốt. 36.¦xc4 £xc4 37.£xc4 bxc4 38.¢f3 g5! 39.exf5 h5 40.¢e4 c3

Trắng đầu hàng. Như vậy điều rất quan trọng là có cảm giác linh cảm về thế trận chính xác và thực hiện chúng. Bảo đảm cho điều này là phải biết sử dụng các yếu tố chiến lược Phòng thí nghiệm Cờ Vua ĐKT Suetin

CHỐT HẬU CÔ LẬP CHỐT HẬU CÔ LẬP Chúng ta hãy quan sát hình a và b, với cấu trúc cô lập “d” thường xảy ra sau giai đoạn khai cuộc.

Các đại kiện tướng có ý kiến đánh giá khác nhau về cấu trúc Chốt cô lập “d” nầy. người thì cho rằng với một cấu trúc Chốt không vững Chốt cô lập trở nên yếu kém vì nó là mục tiêu tấn công của đối phương. Người thì cho rằng bên có Chốt cô lập “d” chiếm ưu thế nhờ sức mạnh năng đông của nó và các quân có vị trí tích cực hơn, nhưng hiện nay cuộc tranh luân vẫn chưa chấm dứt. Theo các nhà bình luận cờ thì không có khái niệm “Chốt cô lập d yếu hay mạnh” mà với một thế trận có cấu trúc cô lập trên, thì sẽ thuận lợi cho vận động viên cờ nào mạnh hơn.

Chúng ta cần nghiên cứu kỹ kế hoạch chơi cho cả Trắng và Đen để hoàn thiện lối chơi của mình vì đây là một đề tài rất bổ ích cho lối chơi thế trận. Với một cấu trúc như thế có thể xem là một TRUNG TÂM đã CỐ ĐỊNH vì bất luận sự thay đổi nào đều phải dùng những biện pháp dứt khoát và cân nhắc kỹ lưỡng. Có hai hướng đặt kế hoạch cho bên có Chốt cô lập “d”: Hướng 1: Tìm cách gia tăng sức mạnh ở trung tâm cho đến khi đạt ưu thế rồi đánh thẳng xuống hoặc có thể chuyển sang tấn công cánh. Hướng 2: Củng cố xây dựng một cấu trúc Chốt “d” vững chắc ( Bào vệ thừa “con Chốt chiến lược d” quan niệm của Nimzowitch) rồi tấn công cánh. Bên chống lại Chốt cô lập “d” cũng có hai hướng thực hiện kế hoạch: Hướng 1: Kiểm soát chặt trung tâm, gây áp lực lên Chốt cô lập “d”. Trao đổi, đơn giản quân tấn công của đối phương. Hướng 2: Chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển đổi cơ cấu Chốt ở trung tâm. Chơi thế trân nào sẽ dẫn đến cấu trúc Chốt như hình a? Có rất nhiều loại khai cuộc của Trắng cũng như của Đen đưa đến đội hình Chốt đó thậm chí các quân hình cũng được bố trí rất giống nhau. Chúng ta theo dõi diển biến của những khai cuộc sau đây: A. Ván cờ Anh, nước biến đối xứng. 1.c4 c5 2.¤f3 ¤f6 3.¤c3 ¤c6 4.e3 e6 5.d4 d5 6.cxd5 ¤xd5 7.¥d3 cxd4 8.exd4 ¥e7 9.0– 0 0–0 10.¦e1 ¤f6 11.a3 b6 B. Phòng thủ Caro – Kann đòn tấn công Panov. 1.e4 c6 2.d4 d5 3.exd5 cxd5 4.c4 ¤f6 5.¤c3 e6 6.¤f3 ¥e7 7.cxd5 ¤xd5 8.¥d3 0–0 9.0– 0 ¤c6 10.¦e1 ¤f6 11.a3 b6 C. Phòng thủ Scandinave.

1.e4 d5 2.exd5 ¤f6 3.c4 c6 4.d4 cxd5 5.¤c3 e6 6.¤f3 ¥e7 7.cxd5 ¤xd5 8.¥d3 0–0 9.0–0 ¤c6 10.¦e1 ¤f6 11.a3 b6 D. Phòng thủ Caro – Kann biến đổi quân mới. 1.e4 c6 2.c4 d5 3.cxd5 cxd5 4.exd5 £xd5 5.¤c3 £d8 6.d4 ¤f6 7.¤f3 e6 8.¥d3 ¤c6 9.0–0 ¥e7 10.¦e1 0–0 11.a3 b6 E. Phòng thủ Sicilia biến Alapine – Csom 1.e4 c5 2.c3 d5 3.exd5 £xd5 4.d4 e6 5.¤f3 ¤f6 6.¥d3 cxd4 7.cxd4 ¤c6 8.¤c3 £d8 9.0–0 ¥e7 10.¦e1 0–0 11.a3 b6 F. Phòng thủ Alekhine 1.e4 ¤f6 2.e5 ¤d5 3.c4 ¤b6 4.c5 ¤d5 5.¤c3 e6 6.d4 d6 7.cxd6 cxd6 8.¤f3 ¤c6 9.exd6 ¥xd6 10.¥d3 ¥e7 11.0–0 0–0 12.¦e1 ¤f6 13.a3 b6 G. Thí Chốt hậu, biến Semi – Tarrasch. 1.e4 ¤f6 2.e5 ¤d5 3.c4 ¤b6 4.c5 ¤d5 5.¤c3 e6 6.d4 d6 7.cxd6 cxd6 8.¤f3 ¤c6 9.exd6 ¥xd6 10.¥d3 ¥e7 11.0–0 0–0 12.¦e1 ¤f6 13.a3 b6 Các khai cuộc trên đều dẫn đến một thế cờ hoàn toàn giống nhau ( Hình). Còn có nhiều khai cuộc đưa đến việc Đen có Chốt cô lập “d” chứ không phải Trắng chỉ khác là Đen đi sau. Tuy nhiên kế hoạch chơi cũng như các nguyên tắc áp dụng cho cả hai bên đều giống nhau. Chúng ta hãy xem các khai cuộc sau: A. Gambit – Hậu, phòng thủ Tarrasch. 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 c5 4.cxd5 exd5 5.¤f3 ¤c6 6.g3 ¤f6 7.¥g2 ¥e7 8.0–0 0–0 9.¥g5 cxd4 10.¤xd4 h6 11.¥e3 ¦e8 B. Phòng thủ Nimziwitch. 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 ¥b4 4.£c2 c5 5.dxc5 0–0 6.a3 ¥xc5 7.¤f3 b6 8.¥f4 ¥b7 9.£d1 d5 10.cxd5 exd5

C. Gambit – Hậu Hệ thống Maconova. 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¥e7 5.e3 0–0 6.¤f3 h6 7.¥h4 b6 8.£b3 ¥b7 9.¥xf6 ¥xf6 10.cxd5 exd5 11.¦d1 ¦e8 12.¥d3 c5 13.dxc5 ¤d7 14.c6 ¥xc6 15.0–0 ¤c5 D. Phòng thủ Ấn Độ mới. 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤f3 b6 4.g3 ¥b7 5.¥g2 ¥e7 6.¤c3 0–0 7.£c2 d5 8.cxd5 ¤xd5 9.0–0 ¤d7 10.¤xd5 exd5 11.¦d1 ¤f6 12.¤e5 c5 13.dxc5 ¥xc5

Từ các khai cuộc đưa đến cấu trúc Chốt cô lập “d”, người ta nghiên cứu diễn biến nhiều ván cờ từ các ván đấu thực tế và rút ra các nguyên tắc áp dụng cho mỗi bên như sau: Bên có Chốt cô lập “d”: 1. Phải chiếm lấy ô e5 bằng một quân Mã và phải tìm cách tấn công cánh Vua đối phương. 2. Chiếm lấy cột “c” và chú ý sử dụng ô c5 như một điểm mạnh để tấn công. 3. Cố gắng khai thác tất cả các cột và các đường chéo mở, nếu có thể khai thác được. 4. Ngăn chặn những cuộc phong tỏa quyết liệt của đối phương. 5. Tìm cách mở thế cờ ra bằng cách đẩy Chốt “d” trao đổi hoặc hy sinh đúng lúc đúng thời cơ, để các quân có vị trí tích cực tấn công đối phương. 6. Ngăn ngừa các quân Đen liên kết nhau lại, đồng thời phải giữ lại hai quân Mã và con Tượng hay ( Tượng kiểm soát ô Chốt tiến tới) 7. Nói chung là tránh đổi quân để sớm đưa về tàn cuộc, vì có nhiều quân thì bên có Chốt cô lập dễ chơi hơn, còn chuyển sang tàn cuộc thì bị động vì phải bảo vệ thụ động Chốt “d”. Bên chống lại Chốt cô lập “d”:

1. Phải kiểm soát hoặc chiếm lấy ô d5 là cứ điểm mạnh và cực kỳ quan trọng. 2. Ngăn ngừa Chốt “d” của đối phương tiến lên để thanh toán “ điểm yếu” có lợi cho bên có Chốt cô lập,. Phương cách ngăn ngừa theo NimZowitch là: Hạn chế nó lại, phong tỏa nó lại rồi tiến đến tiêu diệt nó. 3. Kéo các quân đối phương vào việc phải bảo vệ Chốt d để chúng bị hạn chế hoạt động. 4. Đổi bớt các quân để giảm thiểu lực lượng tấn công của đối phương. 5. Tìm cách đơn giản hóa thế cờ để sớm chuyển về tàn cuộc thuận lợi cho minh. 6. Chuẩn bị sẵn sàng cho việc chuyển đổi cơ cấu Chốt để khai thác. (Chuyển từ yếu kém nầy sang thế yếu kém khác để dễ khai thác). Với một thế trận có cấu trúc Chốt cô lập “d”, có thể xem là một loại trung tâm cố định và có thể dễ dàng chuyển sang một loại trung tâm khác thí dụ trung tâm hở, hoặc trung tâm năng động. Ứng với mỗi loại trung tâm cần phải có một kế hoạch chơi riêng vì từ việc thay đổi kế hoạch chơi, các nguyên tắc trên sẽ không còn đúng nữa. Ngoài ra các nguyên tắc trên chỉ đúng với đa số trường hợp nhưng khi vận dụng trong ván đánh thực tế còn tùy thuộc vào thế cờ cụ thể, tâm lý đấu thủ mà ta áp dụng, không nên giáo điều, khuôn mẫu tuân theo các nguyên tắc trên một cách mù quáng. Có những trường hợp có thể vi phạm một hoặc nhiều nguyên tắc vì mục tiêu quyết định là bắt Vua đối phương, làm tiêu hao sinh lực địch, làm giảm sức phòng thủ, tạo các điểm suy yếu trong thế trận của đối phương, hoặc phá bỏ điểm suy yếu của mình. Chú ý: Khi chúng ta chơi một thế trận có cấu trúc Chốt cô lập “d”, chúng ta phải luôn luôn chuẩn bị kỹ việc thay đổi từ dạng trung tâm nầy sang dạng trung tâm khác để có thế cờ tốt nhất. Tuy nhiên với các dạng trung tâm điều phụ thuộc các yếu tố sau:

-

Cấu trúc Chốt.

-

Tốc độ dàn quân ( Thời gian).

-

Kiểm soát, khống chế trung tâm.

-

Kiểm soát các đường mở.

-

Sự cơ động của các quân.

-

Sự kết hợp hài hòa giữa các quân.

-

Vị trí Vua. Chúng ta có thể lấy các yếu tố trên làm nền tảng cho việc đặt kế hoạch khi có sự chuyển đổi từ dạng trung tâm nầy sang dạng trung tâm khác. Để dễ dàng nghiên cứu về đề tài Chốt cô lập “d” tôi chia ra làm 5 chủ đề chính.

1. Sức mạnh năng động của Chốt cô lập “d”. 2. Sự suy yếu của Chốt cô lập “d”. 3. Chốt cô lập “d” là một vũ khí tấn công ở trung cuộc. 4. Việc chuyển đổi cơ cấu Chốt. 5. Chốt cô lập “d” loại 2. Hồ Văn Huỳnh

CHỐT HẬU CÔ LẬP ( Tiếp theo) CHƯƠNG MỘT SỨC MẠNH NĂNG ĐỘNG CỦA CHỐT CÔ LẬP “ D ” Ở giai đoạn trung cuộc , Chốt cô lập “d” có một sức mạnh năng động vì nó có thể tiến xuống đúng lúc , mở bung thế cờ ra để có vị trí quân đứng tích cực, ngoài ra

nó còn bảo vệ hai tiền đồn c5, e5 cho một quân nhẹ chiếm đóng để tấn công Vua đối phương. 1. Tiến Chốt đúng lúc: a. Tiến Chốt cô lập “d” trao đổi dẫn đến các quân có vị trí tích cực: Con Chốt cô lập “d” giống như các mộc chắn và các quân có thể tập trung phía sau nó, khi sức mạnh phía sau đủ lớn chúng ta có thể phá bỏ nó đi và đánh thẳng xuống hoặc chuyển sang tấn công vào Vua đối phương. Sau đây là ba ván cờ minh họa cho việc tiến Chốt đúng lúc, đúng thời cơ, các quân có vị trí thuận lợi hỗ trợ cho việc tiến Chốt và khi trao đổi chốt các quân có vị trí tích cực để tấn công đối phương. Minh họa 1: SZABO – VAN SETERS Hilversum năm 1947, phòng thủ Nimzowitch. 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 ¥b4 4.e3 c5 5.¥d3 d5 6.¤f3 0–0 7.0–0 ¤c6 8.a3 cxd4 9.exd4 dxc4 10.¥xc4 ¥e7

Nước a3 rất quan trọng, phòng ngừa nước ¤b4 rồi ¤bd5 ngăn chặn Chốt cô lập “d”, đồng thời còn cho phép Hậu d3 bắt đầu cuộc tấn công cánh Vua sau những nước như ¥g5, ¦ad1, ¥a2, ¥b1. Nimzowitch đề nghị cũng cố d4, triển khai hết các quân rối mới tấn công cánh Vuavào lúc thuận tiện như : £e2, ¥e3, ¦ac1, ¦fd8. Nhưng trong thực nghiệm và một số ván đánh của Alekhine đã chứng minh việc

tập hợp quân như trong ván cờ cho phép tấn công nhanh hơn vào cánh Vua đối phương. 11.¦e1 b6 12.£d3 ¥b7 13.¥g5 ¦c8? Nếu Đen đi 13...¤d5 Trắng có thể chọn 1 trong 2 kế hoạch đều hay cà: a) 14.¥xd5 exd5 (14...¥xg5 15.¥e4) 15.¥xe7 ¤xe7 16.¤g5 ¤g6 17.h4! h5! 18.¤e6! fxe6 19.£xg6 £xh4 20.£xe6+ ¢h8 21.£e3 ¦ae8! 22.£d2! Vị trí trắng hay hơn. b) 13...¤d5 14.¤e4 14...¦e8 15.¥a2 Tiếp theo là Xad1 và Tb1 có vị trí tích cực hơn. 14.¦ad1 £c7? 15.¥a2 ¦fd8 16.h3! Chờ đợi, dụ Xe Đen rời hàng 8 cản đường Hậu Đen và phòng ngừa nước chiếu hàng số 1, ngăn ngừa ¤g4 có thể xảy ra. 16...¦d7 ( Hình)

Đen theo đuổi một kế hoạch quá rập khuôn công thức định chồng Xe gây áp lực lên chốt cô lập “d” nhưng Trắng đã chuẩn bị xong việc phá bỏ cái mộc chắn này. 17.d5! ¤xd5 Nếu 17...exd5 18.¥b1! g6 19.¦xe7 và T:f6 thắng 18.¥xd5 £d8

Đen sẽ lỗ chất sau 18...exd5 19.¤xd5; còn 18...¦cd8 19.¦xe6! 19.£e4?! Bây giờ nếu 19...¥xg5 20.¥xe6 hơn chốt 19...exd5 20.¤xd5 ¥xg5 21.¤xg5 g6 Nếu 21...£xg5 22.£e8+ ¦xe8 23.¦xe8# 22.£h4 h5 23.¤f6+ £xf6 24.¦xd7 ¤d8 25.¦e8+ ¢g7 26.¦xf7+ ¤xf7 27.¤e6+ 1–0 Đen đầu hàng sau bắt Hậu.

Minh họa 2: PETROSIAN – BALACHOV Năm 1974, phòng thủ Ấn Độ Nimzowitch 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 ¥b4 4.e3 c5 5.¥d3 0–0 6.¤f3 d5 7.0–0 cxd4 8.exd4 dxc4 9.¥xc4 b6 10.¦e1 ¥b7 Đến đây có nhiều kế hoạch chơi cho Trắng: Me5, Tg5, hoặc Td3 11.¥d3 ¤c6 12.¥c2 ¥e7 13.a3 ¦c8? 14.£d3 Karpov và Spassky đã chơi tiếp như sau: 14...g6 ngăn ngừa Trắng đột phá d4d5 15.¥h6 ¦e8 16.¥a4 Ở thế cờ nầy buộc Trắng phải chơi thật chính xác mới bảo đảm ưu thế còn nếu 16.¦ad1 ¤d5 17.¤e4 ¤cb4! 14...¦e8? ( Hình)

15.d5 exd5 16.¥g5 ¤e4 Nếu thay bằng 16...g6 17.¦xe7 tiếp theo ¥xf6 17.¤xe4 dxe4 18.£xe4 g6 19.£h4 £c7 20.¥b3! h5 21.£e4 Đe dọa £xg6 21...¢g7 22.¥xf7! ¢xf7 23.¥h6!! £d6 Nếu như 23...¥d6 24.¤g5+ ¢f6 25.¤h7+ £xh7 26.£f3+ chính Pomar đã thua Garcia tình huống nầy. 24.£c4+ ¢f6 25.¦ad1 ¤d4 26.£xd4+ £xd4 27.¦xd4 ¦c5 28.h4

Trắng thắng không cần chơi tiếp ¥g5+ và ¦d7 Minh họa 3: SNHEIDER – KUREICHIC 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤f3 d5 4.g3 dxc4 5.¥g2 c5 6.0–0 ¤c6 7.¤e5 ¥d7 8.¤a3 cxd4 9.¤axc4 ¦c8 10.£b3 ¤xe5 11.¤xe5 b6 12.¦d1 12...¥c5 Nên đi 12.¥f4! 13.e3! 0–0 Đen có thể đi 13...dxe3 14.¥xe3 ¥xe3 15.£xe3£e7 14.exd4 ¥e7 ( Hình)

Giờ đây lực lượng ở phía sau của Trắng đủ mạnh để đánh một cuộc choc thủng với việc phá bỏ cái mộc chắn d4 tích cực tối đa các quân của mình, vả lại Đen đã mất nhiều thời gian trong cuộc điều động quân và hiện tại việc kiểm soát ô d5 không chặt.

15.d5 exd5 16.¥xd5 £e8 17.¤xd7 ¤xd7 18.¥f4 ¤c5 19.£f3 ¤e6 20.¥e5 ¥c5 21.£g4 £e7 Phòng thủ gián tiếp ô g7 22.¦ac1 ¦cd8 23.h4 ¦d7 24.¥b3 ¦xd1+ Nếu 24...¦fd8 25.¦xd7 ¦xd7 26.¥xe6 fxe6 27.b4 25.¦xd1 g6 26.¥c3 h5 27.£e4 ¦d8 28.¦xd8+ £xd8 29.¥xe6 fxe6 30.£xg6+ ¢f8 31.¥g7+ Đen đầu hàng 1 – 0 Nếu Vua nhập thành khác phía kế hoạch tiến Chốt “d” có bị ảnh hưởng đến hay không? ( Vì theo nguyên tắc tấn công của Steinitz: “ Để phản công một cuộc tấn công ở cánh cần phải làm một cuộc đột phá ở trung tâm”) Khi Vua nhập thành khác phía yếu tố quyết định là thời gian vì các Chốt ở cánh tấn công Vua thường xung phong rất mãnh liệt cho nên bên có Chốt cô lập “d” không nên thực hiện 2 kế hoạch cùng một lúc do không đủ thời gian, nhưng khi các Chốt ở cánh đã khóa chặt thì kế hoạch tiến Chốt có thể thực hiện được. Ván cờ sau đây minh họa cho vấn đề nầy. Minh họa 1: POLUGAEVSKY – KHANSEN Năm 1982 , Gambit Hậu

1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤f3 d5 4.¤c3 ¥e7 5.¥g5 0–0 Thường nên đi 5...h6 6.e3 h6 7.¥xf6 ¥xf6 8.£d2 c6 9.h4 ¤d7 10.g4 ¥e7 Bắt buộc vì 11.g5

11.0–0–0 g6 12.cxd5 cxd5 13.¥d3 ¢g7 14.¢b1 b6 15.e4! dxe4 16.¥xe4 ¦b8 17.g5 h5 ( Hình)

Nhập thành khác phía, yếu tố quan trọng hang đầu là thời gian, ở đây Trắng dẫn trước trong việc triển khai còn Đen các quân đứng rất thụ động, các yếu tố nầy cho phép trắng đánh một cuộc chọc thủng.

18.d5! exd5 Bắt buộc vì 18...¤c5 19.d6 19.¤xd5 ¤c5 20.£c3+ ¢h7 21.¥c2 ¥e6 22.¤f4 £c8 23.¤xh5 Đen đầu hang vì nếu 23...¦g8 24.¤f6+ ¥xf6 25.gxf6 Khi Vua nhập thành khác phía, hai bên không tấn công bằng những đợt sóng Chốt mà cùng tranh chấp trung tâm thì kế hoạch tiến Chốt đúng lúc có thể áp dụng giống như nhập thành cùng bên. Minh họa 2: Ván thứ 8 trong giải vô địch thế giới 1968 .

Đen đang gặp khó khăn, Trắng dự định ¥b1,£d3 Hoặc ¤e5 và ¦d3, Đen vội đi

14...g6 Để tránh tất cả mọi tấn công có thể vào h7 15.¥c4! Đe dọa 16.d5 và 16. ¥xe6 fxe6 17. £xe6+ ¢g7 18.d5 rồi 19. ¤e5 nên bắt buộc 15...¤d5 16.¥xd5 Đen nên 16...exd5 17.¥xe7 ¦xe7 18.£b5 ¦xe1 19.¦xe1 ¤e7dù có yếu hơn 16...¥xg5 17.¥e4 ¥f6 Hy vọng 18.d5 exd5 19.¤xd5 ¥g7!

18.¤e5! ¦c8 Sau 18...¥xe5 19.dxe5 £c7 20.¤b5 £xe5 21.¦d7 19.¤xc6 ¥xc6 20.¥xc6 ¦xc6 21.d5 ¦d6 22.¤e4 ¦d7 23.dxe6 ¦xe6 24.¤xf6+ £xf6 25.¦xd7 ¦xe2 26.¦xe2 £c6 27.¦d1 Trắng ưu thắng nhưng kết quả hòa vì những sai lầm của cả hai bên ở tàn cuộc. b)Tiến Chốt hy sinh để gia tăng sức mạnh của các quân: Ngoài việc tiến Chốt trao đổi chúng ta cần để ý thêm yếu tố nữa, tiến Chốt hy sinh để bịt đường các quân đối phương ( đường chéo, cột mở) đẩy vị trí quân đối phương vào thế bị động, đặc biệt ô Chốt vừa đi là một điểm mạnh cho quân nhẹ đứng, mạnh nhất là Mã đồng thời mở cột e cho quân nặng xâm nhập trận tuyến đối phương. Minh họa: KOTOV – NOVOTEINOV Moskva, năm 1074 ( Hình)

Thế cờ cân bằng, Trắng có Chốt d yếu còn Đen có Chốt h yếu. Nhưng Đen đã phạm sai lầm rất bổ ích đối với chúng ta sau các nước: 23...¤e8? Di chuyển quân đang kiểm soát ô cản quan trọng 24.¤c2 ¤d6? 25.d5! exd5 26.¥xg7! Không được 26.¤xd5? ¤e4+! 27.¦xe4 ¥xd5 26...¢xg7 27.¤d4! Nếu 27.¤xd5 ¤f5] 27...¢f6 28.¤ce2 ¤f5 29.¤f4 Bây giờ sau 29...¤xd4 30.¦xd4 Chốt h5 của Đen sẽ mất và 3 Chốt cô lập d5, f7, h7 là những bất lợi nghiêm trọng. 29...¤g730.h4 ¦e7 31.¦xe7 ¢xe7 32.¦e1+ ¢d7 33.¦e5! f6 34.¦e2 ¦c8 35.¦d2 Đe dọa 36.¤b5 35...a6 36.¤de2 ¢e7 37.¤c3 d4 38.¦xd4 ¤f5 39.¦b4 b5 40.a4! ¦d8 41.axb5 a5 42.¦c4 ¦d2+ 43.¢e1 ¦d7 44.¦c5! ¤g3 Nếu 44...¤xh4 45.¦xh5 45.b6! ¢d6 46.¦xa5 ¢c6 47.¤fd5 f5 48.b4 ¢d6 49.¢f2 ¤h1+ 50.¢e3 ¦g7 51.¤f4 ¦e7+ 52.¢d4 ¤g3 53.¤b5+ ¢c6 54.¤a7+! ¢d6 Nếu 54...¢xb6 55.¤d5+ ¥xd5 56.¤c8+ 55.¦c5 ¤e2+ 56.¤xe2 ¦xe2 57.¦c7 1–0

Đen đầu hàng 1 – 0 Việc tiến Chốt đúng lúc cần phải có sự hỗ trợ của con “ Tượng hay” ( Tượng kiểm soát ô Chốt tiến tời) vì thiếu con Tượng nầyChốt cô lập d trở nên yếu kém trầm trọng. Hai ván cờ minh họa cho vấn đề nầy. Minh họa 1: PORTISCH – IVKOV Wijk aan Zee, năm 1972, Gambit Hậu

1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 d5 4.¥g5 ¥e7 5.e3 h6 6.¥h4 0–0 7.¦c1 b6 8.cxd5 ¤xd5 9.¤xd5 exd5 10.¥xe7 £xe7 11.¥e2 a5? Nên đi 11...¦d8 rồi 12...c5 12.¥f3 £b4+ 13.£d2 c6 14.¦c3! £d6 15.¤e2 ¤d7 16.0–0 ¥b7 17.¤f4 ¦fd8 18.¦fc1 ¦ab8 19.h4 Thế cờ Đen hơi gò bó tuy nhiên chiến thuật hay nhất của Đen hiện giờ là chờ đợi với những nước đi g6, Vg7, nhưng Đen lại quyết định năng động bên cánh hậu như vậy chỉ làm suy yếu thường trực Chốt d vì tạo cho Trắng một điểm mạnh d4 và Chốt cô lập “d” suy yếu trầm trọng. 19... c5? 20.dxc5 ¤xc5 21.£d4! Nếu bây giờ 21...¤e6 thì 22.¤xe6 fxe6 23.¦c7 e5 24.£g4 £f6 25.¦d1 e4 26.¥xe4 dxe4 27.¦xd8+ ¦xd8 28.¦xb7 21...¦d7 22.¥g4! ¦e7 23.¥f5 ¦d8 24.¦d1 ¦e5 25.¥b1 ( Hình)

25...£e7 26.¤e2 ¦e8 27.a3 ¥a6 28.¤g3! Thật bất ngờ, Trắng không trực tiếp tấn công Chốt d, mà chỉ ngăn chặn buộc quân Đen phải bảo vệ rồi khai thác khả năng linh hoạt của quân mình. 28...¥c4 29.¥c2 Đe dọa ăn Chốt với 30.b4 ab 31.ab như 31... ¤d7 32. ¥c2

29...a4 30.¤f5 £f6 31.¤d6! £xd6 32.¦xc4 Chốt a4 của Đen suy yếu trầm trọng 32...£c7 33.¦c3 £e7 34.g3 £f6 ( 34.¥xa4 ¦e4) 35.£f4! £c6 36.¦d4 £b5 37.¦b4 £e2 38.¦xb6 ¤e4 39.¦c7 ¦5e7 40.¦xe7 ¦xe7 41.¦b8+ ¢h7 42.¥xe4+ Đen đầu hàng 1- 0 vì nếu 42.de 43. £f5+ g6 44. £f6 thắng Minh họa 2: SIMAGHIN – PETROSSIAN Moskva, năm 1951 . Gambit Hậu 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 d5 4.¤f3 ¥e7 5.e3 0–0 6.¥d3 c5 7.0–0 cxd4 8.exd4 dxc4 9.¥xc4 a6 10.£e2 b5 11.¥b3 ¥b7 12.¦d1 ¤d5 13.¤e4! ¤d7 14.¤e5 ¦c8 15.¥d2 ¤7f6 16.¤g5? h6 17.¤gf3 £b6 18.£e1 £d6 19.a3 ¦fe8 20.¥a2 £b8 21.¥b1 ¤b6 22.h4? ¤c4 23.¥c1 £a8 24.£e2 ¥e4 25.¦e1? (Hình)

Không nên để đổi mất con Tượng vua chiến lược, nên đi 25.¥a2 25...¥xb1 26.¦xb1 £d5 Bây giờ Chốt d4 bị phong tỏa chặt và nó trở nên suy yếu 27.g4? ¤xe5 28.¤xe5 ¤d7! 29.£f3 ¤xe5 30.£xd5 exd5 31.dxe5 ¥xh4 32.¦e2 f6 33.e6 Nếu 33.¥f4 thì¦c4

33...¦c6 34.¥e3 ¦exe6 35.¦d2 ¦c4 36.¦xd5 ¦xg4+ 37.¢f1 ¥g5 38.¥xg5 ¦xg5 39.¦xg5 fxg5 40.¦d1 ¦c6 41.¦d7 ¢h7 42.¦a7 ¢g6 43.b3 g4 44.a4 bxa4 45.bxa4 h5 46.a5 ¦f6 47.¢g2 h4 48.¦b7 ¢h6 49.¦b6 ¢h5 50.¢g1 h3 51.¦b7 g6 52.¦b4 ¦f5 53.¦a4 g5 54.¦a2 ¦f3 0–1 Trắng đầu hàng Trường hợp đặc biệt: Việc tiến Chốt có liên quan rất nhiều đên vị trí Vua đối phương chưa nhập thành vì sẽ mở cột e cho quân nặng chiếm đóng, đường chéo cho Tượng, ô Chốt vừa đi cho một quân, ngăn cách giữa cánh Vua và cánh hậu bởi một quân ở đường d. Các yếu tố trên có thể vận dụng để tấn công khi Vua đối phương chưa nhập thành. Minh họa 1: MAGERRAMOV – KASPAROV Bacu, năm 1977, Gambit hậu. 1.¤f3 ¤f6 2.d4 e6 3.c4 d5 4.¤c3 ¥e7 5.¥g5 0–0 6.e3 h6 7.¥h4 b6 8.£b3 ¥b7 9.¥xf6 ¥xf6 10.cxd5 exd5 11.¦d1 Nếu thay 11.¥d3 c5! 12.dxc5 ¤d7 13.cxb6 (13.0–0 ¤xc5) 13...¤c5 14.£c2 ¤xd3+ 15.£xd3 £xb6 Đen có cơ phản công 11...c5?! 12.dxc5 ¤d7 13.c6!? Sau nước 13.cxb6 d4!? 14.¤xd4 £xb6 có vị trí quân tích cực 13...¥xc6 14.¤d4? Trắng nên đi 14.¤xd5 ¤c5 15.¤xf6 £xf6 16.£c3 £g6 17.¤e5! Trắng lợi thế 14...¥xd4 15.¦xd4?! ¤c5 16.£d1 ¤e6 17.¦d2 d4! 18.exd4 ¦e8 19.f3 ( Hình)

Lợi dụng vị trí Vua chưa nhập thành Đen đã hy sinh Chốt để đánh đòn quyết định 19...¥xf3!! Nếu Đen 19...£h4+? 20.g3 £f6 21.¢f2! Đen không còn đường tấn công nữa 20.gxf3 Nếu 20. £xf3 ¤g5+ mất hậu 20...£h4+ 21.¦f2 ¤xd4+ 22.¥e2 ¤xf3+ 23.¢f1 £h3+ 24.¦g2 ¤h4 25.¦hg1 ¦ad8 26.£e1? Trắng có thể cứu thua ván cờ bằng nước 26.£a4! rồi 27.£g4 26...¦d3! 27.£f2 ¤f3! Nếu bây giờ Trắng đi 28.¥xd3 ¤xh2# hoặc 28.¤d5 ¦d1+! 29.¥xd1 ¤xh2# hay là28.£g3 ¤d2+ 29.¢e1 ¦xg3 30.¦xg3 ¤f3+ 31.¢f2 ¤xg1 32.¦xh3 ¤xh3+ 28.¦h1 ¢h8 29.¦hg1 b5! Trắng hết nước đi và đầu hàng 0 – 1 Ván cờ sau đây minh họa cho việc tiến Chốt hy sinh, để tấn công Vua đối phương chưa nhập thành với đề tài ngăn cách giữa cánh Vua và cánh hậu bởi một quân ở đường d và lợi dụng các đường chéo, cột mở trong tấn công Minh họa 2: GAVRIKOV – BELIAVSKY Gambit Hậu 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¤f3 ¥e7 5.¥f4 0–0 6.e3 c5 7.dxc5 ¥xc5 8.cxd5 ¤xd5 9.¤xd5 exd5 10.a3 ¤c6 11.¥d3 ¥d6 12.£a4 ¥xf4 13.£xf4

( Hình)

Đen đã trao đổi một Mã và một Tượng bây giờ Chốt cô lập yếu rõ rệt, nhưng Trắng có vị trí Vua chưa nhập thành, Đen lợi dụng yếu tố trên và tiến Chốt hy sinh để tấn công Vua nhằm cứu vãn thế cờ 13...d4!? 14.¤xd4 £a5+ 15.¢e2 Nếu 15.b4 thì 15...¤xb4 15...¤xd4+ 16.£xd4 ¦d8 17.£b4 £g5 18.¦hd1 Trắng nên đi 18.h4 18...¥g4+ 19.f3 ¥f5 20.¥xf5 £xg2+ 21.¢e1 £g1+ 22.¢e2 £g2+ Chiếu liên tục hòa ½ - ½

CHỐT HẬU CÔ LẬP ( tiếp theo) 1. Bảo vệ tiền đồn e5 và c5 Trắng có điểm tiền đồn e5, c5 còn Đen có điểm mạnh ở d5 Ngoài ra Me5 của Trắng có tầm hoạt động lớn hơn Md5 của Đen, vì Me5 có hai Tượng mạnh kiểm soát đường chéo b1-h7, h4-d8, a2- g8 gây áp lực lên Vua đối phương

Minh họa 1: BOTVINNIK – BATUEV Năm 1981, Leningrad (Hình)

18.¤xf7! ¦xf7 19.£xe6 Bây giờ nếu 19...¤ed5 20.¤xd5 ¤xd5 21.¥xd5 ¥xd5 22.¦xc8 19... £f8 20.¤e4 ¦xc1 21.¦xc1 ¤fd5 Không thể ăn ¤e4 bằng Tượng cũng như Mã vì như thế sẽ mở cột f cho xe Trắng tấn công f7 và Trắng có hai Chốt thông liên kết ở trung tâm 22.¤d6 ¥a8 23.¦e1! Hết phòng thủ 24.¤xf7 £xf725. £xe7 23...g6 24.¤xf7 £xf7 25.£xe7

Đen đầu hàng 1 – 0 Chốt d bảo vệ một quân ở e5 nên có thể dễ dàng chuyển qua cột e sau cuộc trao đổi, điều nầy tạo cho bên có Chốt cô lập có khoảng không gian rộng lớn để tấn công cánh Vua, ngoài ra nó có tác dụng đuổi một quân phòng thủ của bên chống lại Chốt cô lập ra xa cánh Vua.

Minh họa 2: BOTVINNIK – BODE Năm 1931, Leningrad

Thế cờ trên Chốt trắng đã bị phong tỏa chặt, bù lại Trắng có một Mã đứng ở e5 rất khó chịu, mặt khác cánh Vua của Đen đang bị đe dọa bởi các quân của trắng đứng rất tích cực. Đen đã tìm cách trao đổi bớt quân tấn công của đối phương nhưng điều nầy làm cho vua của Đen mất đi một quân phòng thủ rất quan trọng. 14...¤fd7 15.¥f4 ¤xe5 16.dxe5 ¥g5 17.£h5 h6 18.¥g3 £c7 19.h4 ¥d8 20.¦d4! £c5 21.¦g4 f5 Sau 21...¢h8 sẽ không đở nổi vì 22.¥f4 và ¥xh6 22.exf6 ¦xf6 23.¥e5! ¥c6 24.¦xg7+ 1–0 Đen đầu hàng vì nếu 24...¢f8 25.b4! không thể 25.¦f7+ ¦xf7 26.¥g7+ ¦xg7 27.£xc5+ ¥e7 phản đòn

CHỐT HẬU CÔ LẬP ( tiếp theo) CHƯƠNG HAI SỰ SUY YẾU CỦA CHỐT CÔ LẬP “D”

1. Khi chuyển sang cờ tàn Chốt cô lập “d” trở thành một con Chốt yếu: Ở cờ tàn do cấu trúc Chốt d không vững va giá trị của ô e5 suy giảm vì không còn vấn đề tấn công Vua, ngược lại giá trị ô d5 tăng lên do Đen có thể tập trung quân lên trung tâm, điều động quân nhất là Vua .v.v. Ngoài ra Chốt suy yếu thường trực nó còn lôi kéo theo các điểm chung quanh yếu theo. Thí dụ: Với đội hình Chốt d4 cô lập kéo theo ô c4, e4 yếu theo. Minh họa 1: FLOR – CAPABLANCA Moskva, năm 1935, Gambit hậu 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¤f3 ¤bd7 5.¥g5 ¥e7 6.e3 0–0 7.£c2 c5 8.cxd5 ¤xd5 9.¥xe7 £xe7 10.¤xd5 exd5 11.¥d3 cxd4 12.¤xd4 £b4+ 13.£d2 ¤c5 14.¥b5 £xd2+ 15.¢xd2 a6 16.¥d3 ¥e6 17.¦ac1 ¦fc8 18.¦c2 ¤xd3 19.¢xd3 ¦xc2 20.¢xc2 ¢f8 21.¢d2 ¦c8 22.¦c1 ¦xc1 23.¢xc1 ¢e7 24.¢d2 ¢d6 25.¢c3 b6 26.f4 ¥d7 27.¤f3 f6 28.¢d4 a5 29.¤d2 ¥c8 30.¤b1 ¥e6 31.¤c3 ¢c6 32.a3 h6 33.g3 h5 ( Hình)

34.b4! Đe dọa 35.b5 ¢d6 36.f5! sau 36. ¥d7 thì 37.¤xd5 và ¤xb6 sau 36.¥f7 trắng chuyển Mã sang f4 tấn công d5 và h5 34...axb4 35.axb4 ¢d6 36.b5 g6 37.¤a4 ¢c7 38.¤c3 ¢d6 39.f5! gxf5 40.¤e2 ¥d7 41.¤f4 ¥e8

Trắng thắng sau 41...¥xb5 42.¤xh5! 42.¤xd5 ¥xb5 43.¤xb6 ¥c6 44.¤c4+ ¢e6 45.¤b2 ¥b5 46.¤d1 ¥e2 47.¤f2 ¥f1 48.¤d3! ¥xd3 49.¢xd3 ¢e5 Nếu 49...¢d5? 50.¢d2! ¢e4 51.¢e2 ¢d5 52.¢f3 ¢e5 53.h3! ¢d5 54.¢f4 ¢e6 55.h4! 50.¢e2 ¢e4! 51.h3 Nếu 51.¢f2 h4! 52.gxh4 f4 53.h5 fxe3+ 51...¢d5 52.¢f3 ¢e5 ½–½

Nhờ kỹ thuật cờ tàn điêu luyện Cabablanca đã cứu thua được ván cờ nhưng chúng ta thấy rõ con Chốt d5 là một yếu kém nghiêm trọng ở tàn cuộc. Sau đây chúng ta xem một ván cờ chứng minh cho việc trao đổi quân, nhất là hai Mã sẽ dẫn đến thế yếu của Chốt cô lập “d”. Minh họa 2: KORTCHNOI – KARPOV Ván thứ 9 tại Merano năm 1981 , Gambit Hậu 1.c4 e6 2.¤c3 d5 3.d4 ¥e7 4.¤f3 ¤f6 5.¥g5 h6 6.¥h4 0–0 7.¦c1 dxc4 8.e3 c5 9.¥xc4 cxd4 10.exd4 ¤c6 11.0–0 ¤h5! 12.¥xe7 ¤xe7 Thông thường trao đồi như thế Trắng có lợi nhưng thế cờ nầy Trắng có Chốt cô lập cho nên sẽ có trở ngại rất lớn vì Đen sẽ tranh chấp quyết liệt ở trung tâm 13.¥b3?! (nên đi 13.£e2 rồi ¦fd1nếu 13...¤f6 14.¦fd1 ¥d7 15.d5!) 13...¤f6 14.¤e5 ¥d7 15.£e2 ¦c8 ( Hình)

16.¤e4? Đến đây nếu Trắng 16.¦fe1 thì 16...¥e8 hoặc 16...¦c7; còn 16...¥c6 17.¤xf7 ¦xf7 18.£xe6 thắng. 16...¤xe4 17.£xe4 ¥c6! Càng đổi bớt quân Chốt cô lập càng yếu 18.¤xc6 ¦xc6 19.¦c3 Trắng nên chơi 19.¦xc6 bxc6 cân cờ còn 19...¤xc6 20.d5 exd5 21.¥xd5 19...£d6 20.g3 ¦d8 21.¦d1 Trắng định chơi 22... ¦xc6 £xc6 23.£xc6 ¤xc6 24.d5! nhưng 21... ¦b6! 22.£e1 £d7 23.¦cd3 ¦d6 Gây áp lực lên Chốt d 24.£e4 £c6! 25.£f4 Nếu 25.£xc6 ¤xc6 26.d5 ¤b4 25...¤d5 26.£d2 £b6 27.¥xd5 ¦xd5 28.¦b3 £c6 29.£c3 £d7 30.f4 b6! 31.¦b4 b5 32.a4 bxa4 33.£a3 a5 34.¦xa4 £b5! 35.¦d2! e5! 36.fxe5 ¦xe5 37.£a1 £e8!! 38.dxe5 ¦xd2 39.¦xa5 £c6 40.¦a8+ ¢h7 41.£b1+ g6 42.£f1 £c5+ 43.¢h1 £d5+ 44.¢g1 ¦d1 Trắng đầu hàng 0 -1 2. Chốt cô lập “d” suy yếu khi tấn công cánh không chú ý đến thế vững chắc ở trung tâm: Bên có Chốt cô lập “d” thường phạm sai lầm chiến lược quan trọng . Tấn công cánh Vua mà không chú ý đến vị trí các quân có được bố trí đúng hay không, lien hệ với Chốt cô lập “d” như thế nào?

Ván cờ sau đây cho thấy Chốt d trở nên suy yếu khi trắng cố kết thúc cờ thật nhanh bằng một thế công vũ bảo vào vị trí Vua đối phương đã nhập thành mà không chú ý đến trung tâm. Minh họa 1: SPASSKY – FLOR Giải vô địch Liên xô lần thứ 22, Gambit Hậu 1.d4 d5 2.c4 dxc4 3.¤f3 ¤f6 4.e3 c5 5.¥xc4 e6 6.0–0 cxd4 7.exd4 ¤c6 8.¤c3 a6 9.a3 Ngăn ngừa ¤b4 rồi ¤bd5 và sửa soạn £d3, ¥a2, ¦ad1 9...¥e7 10.¥g5 0–0 11.£d3 h6!? Một con dao hai lưỡi đuổi Tượng để giảm áp lực lên ¤f6 và đón trước mối đe dọa ¦ad1, ¥a2, ¥b1, nhưng Chốt h6 lại suy yếu sau nước đi đúng 12. ¥e3! Đen luôn phải đề phòng nước ¥xh6 và nước g6 không dung được. 12.¥h4? Nước nầy là một sai lầm chiến lược, Trắng bỏ áp lực lên chốt h6 và cho phép Đen đơn giản thế cờ 12...¤h5! 13.¥xe7 ¤xe7 Vấn đề kiểm soát ô d5 quan trọng hơn việc giữ thế công lên Chốt 14.¤e5 ¤f6 15.¦ad1 b5 16.¥a2 ¥b7

( Hình)

Bây giờ Trắng nên 17.¦fe1 Nhưng 17.f4? Một kế hoạch sai lầm khi sử dụng đợt song Chốt lên cánh Vua 17...£b6 18.g4? ¦ad8 19.¥b1 Đe dọa g5 nhưng 19...¤c6! 20.¤xc6 Sau 20.¤f3 g6 21.h3 Đen có hai biến thế hay: a) 21...b4 22.¤a4 £a7 23.¤c5 ¤xd4! b) 20...¦d7 Tiếp theo là 21. ¦ed8 Gây áp lực lên Chốt cô lập “d” 20...£xc6 21.£h3 £b6! 22.£d3 g6 23.g5 hxg5 24.fxg5 ¤h5! 25.£e3 e5! 26.£xe5 ¦fe8 27.£c5 £e6 28.d5 £g4+ 29.¢h1 Bây giờ Đen có thể thắng sau 29...¤g3+ 30.hxg3 £h3+ 31.¢g1 £xg3+ 32.¢h1 ¢g7 33.£d4+ ¦e5 không thể chống đỡ 34...¦h8+ bí. Nhưng Đen lại sót đòn chiến thuật 29...¦xd5? 30.¦xd5! Nếu 30.¤xd5? ¤g3+ 31.hg £h3+32.¢g1 £xg3+ 33. ¢h1 ¦e2 ¤f4 31.£g1! £xg1+ 32.¢xg1 ¤xd5 33.¥a2! ¦e5 34.h4 ¢f8 35.¥xd5 ¥xd5 36.¦f4 ¥e6 37.¢f2 ¦c5 38.¦d4 ¢e8 39.¦e4 ¢e7 40.¦f4 ¦e5 Hòa ½- ½ Ván cờ trên Spassky tấn công bằng một đợt sóng Chốt ở cánh Vua làm suy yếu nghiêm trọng đường chéo h1-a8 và con Chốt cô lập “d”nhưng may mắn cho ông, đối phương đã sai lầm một đòn chiến thuật để kết thúc ván cờ hòa. Ván cờ sau đây minh họa cho việc tấn công bằng các quân lên cánh vuađối phương mà không chú ý đến việc phát triển quân, con Chốt cô lập “d” trở nên yếu rõ rệt. Minh họa 2: BOTVINNIK – FLOHR Groningen, Năm 1946, Gambit hậu

1.d4 d5 2.¤f3 ¤f6 3.c4 e6 4.¤c3 c5 5.cxd5 ¤xd5 6.e3 ¤c6 7.¥d3 cxd4 8.exd4 ¥e7 9.0–0 0–0 10.¦e1 ¤cb4 11.¥e4 ¤f6? 12.¥b1 b6 13.¤e5 ¥b7 (Hình)

14.¦e3!? ¤bd5 15.¦h3 g6 Một nước sớm hay muộn gì cũng phải đi 16.¥h6 ¦e8 17.£d2 ¦c8 18.¥d3 a6 19.¦e1 b5 Một nước hay vì Trắng không thể khai thác ô c5 và đang bận tấn công lên cánh Vua 20.¦g3 Đe dọa 21.¤xg6! hg 22.¥xg6! 20...¤h5 21.¦h3 ¤hf6 22.¥b1 ¦c7 23.¦g3 ¤h5 24.¦h3 ¤hf6 25.£e2 ¤xc3 Chuyển đỗi thành cặp Chốt cô lấp c, d đây là một phương pháp chuyển từ yếu kém nầy sang thế yếu kém khác để khai thác, chúng ta sẽ bàn về vấn đề nầy ở phần sau 26.bxc3 b4! Nếu bây giờ 27.¤xf7? £d5! tiếp theo 28.¢xf7

27.¦g3 ¦xc3! 28.¤xf7 £d5! 29.¤e5? Nước đúng là 29.¦g5! £c6 30.¥xg6 hxg6 31.¦xg6+ ¢xf7 32.¦g7+ ¢f8 33.¦g3+ hòa

29...¦xg3 30.fxg3 £xd4+ 31.¢h1 ¥d6 32.¥f4 ¤h5? Muốn giữ thế thắng Đen phải đi 32...¤d5 33.¦d1 ¤xf4 34.gxf4 £xf4 Nếu lui hậu về c5 hoặc b6 thì 35.¤d7! thắng 35.¦xd6 ¥d5 36.¥c2! ¦f8 Bây giờ hoặc nước sau Đen vẫn còn có thể thắng bởi ¥xa2 37.h3 £f1+? 38.£xf1 ¦xf1+ 39.¢h2 ¦f2 40.¦xd5 exd5 41.¥b3 ¢g7 Hòa ½ - ½ vì sau 42.¤d3 ¦d2 43.¤xb4 a5 44.¤xd5 a4 45.¥c4 ¦d4 46.¤b6 ¢f6 lợi thế nhỏ bên trắng không đủ thắng

CHỐT HẬU CÔ LẬP ( Tiếp theo) 1. Xuất hiện thế yếu qua lại giữa Chốt cô lập “d” và các Chốt tại cánh hậu: Chốt cô lập “d” sẽ tự yếu kém trong nhiều trường hợp, đối phương tấn công vào các Chốt ở cánh Hậu hoặc tạo những điểm suy yếu của các Chốt nầy. Bản thân Chốt d là một yếu kém thường trực, nên phải có vài quân bảo vệ nó và như thế sẽ mất đi một lực lượng bảo vệ ở cánh. Minh họa: RUBINSTEIN – LASKER Moskva, năm 1925 , phòng thủ Slav 1.d4 d5 2.c4 c6 3.e3 ¤f6 4.¤c3 e6 5.¤f3 ¤bd7 6.¥d3 dxc4 7.¥xc4 b5 8.¥e2 a6 9.0– 0 ¥b7 10.b3 ¥e7 11.¥b2 0–0 12.¤e5 c5 13.¥f3 £c7 14.¤xd7 ¤xd7 15.¤e4 ¦ad8 16.¦c1 £b8 17.£e2 cxd4 18.exd4 ¦c8 19.g3 £a8 20.¢g2 ¦fd8 21.¦xc8 ¦xc8 22.¦c1 ¦xc1 23.¥xc1 h6 ( hình)

Ta thấy một sự khai thác rất bổ ích về chiến lược đối với sự yếu kém của d4 24.¥b2 ¤b6 25.h3 Nếu 25.£c2 £c8 25...£c8 26.£d3 ¤d5! Dọa ¤b4 27.a3 ¤b6! Bây giờ Chốt b3 yếu 28.¢h2 ¥d5 29.¢g2 £c6 30.¤d2 a5! 31.£c3 Mọi sự trao đổi chuyển về cờ tàn đều thất lợi cho Trắng. Ở đây trắng còn có thể “ yếu kém qua lại” 31...¥xf3+ 32.¤xf3 Chơi 32.£xf3 không được vì 32...£c2 33.£b7 ¤d5! 32...£xc3 33.¥xc3 a4! Sự yếu kém tại cánh Hậu đã rõ 34.bxa4 bxa4 Trắng đầu hàng 1-0 vì 35.¥b4 ¥xb4 36.axb4 a3 37.¤d2 ¤d5! ngăn vua trắng đến gần e2, d3, c4. 2. Chốt cô lập “d” trở nên suy yếu khi nó bị phong tỏa và các quân bị trói buộc vào việc bảo vệ nó: Chốt cô lập “d” bị suy yếu khi nó bị phong tỏa vì nó mất đi khả năng cơ động và nó là mục tiêu tấn công của quân đối phương, điều tất nhiên là các quân nhà phải bảo vệ nó nên sẽ mất đi khả năng linh hoạt. Minh họa 1:

KARPOV – SPASSKY Montreal, năm 1979, Gambit Hậu 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤f3 d5 4.¤c3 ¥e7 5.¥f4 0–0 6.e3 c5 7.dxc5 ¤c6 8.£c2 £a5 9.a3 ¥xc5 10.¦d1 ¥e7 11.¤d2 ¥d7 12.¥e2 ¦fc8 13.0–0 £d8 14.cxd5 exd5 15.¤f3! h6 16.¤e5 ¥e6 17.¤xc6 ¦xc6 Nếu 17...bxc6 18.¥a6 hơn chất 18.¥f3 £b6 19.¥e5! Gây áp lực lên Chốt cô lập “d” 19...¤e4 20.£e2 ¤xc3 21.¥xc3 Theo nguyên tắc là giữ Mã lại nhưng giờ đây hai Mã đã trao đổi, Chốt cô lập “d” là mục tiêu tấn công của các quân nặng. 21...¦d8 22.¦d3! ¦cd6 23.¦fd1 ¦6d7 24.¦1d2 £b5 25.£d1 (Hình)

25...b6 6.g3 Đây là nước phòng ngừa thế trận 26...¥f8 27.¥g2 ¥e7 28.£h5! a6 Gây suy yếu Chốt cánh Hậu 29.h3 £c6 30.¢h2 a5 31.f4 f6 Nếu 31...f5 32.£g6 ¥f8 33.¥e5 32.£d1 £b5 33.g4 g5 Bây giờ nếu 34.f5 ¥f7 35.e4 d4!

34.¢h1 £c6 35.f5 ¥f7 36.e4 ¢g7 37.exd5 £c7 38.¦e2 Dự định ¦e6 và ¦xe7 38...b5 39.¦xe7 ¦xe7 40.d6 £c4 Nếu 40...¦ed7 41.dxc7 ¦xd3 42.cxd8£ 41.b3 Đen đầu hàng 1-0 Đen có một bẫy nhỏ sau 41.¦d4 £e2 42.dxe7 £xd1+ Minh họa 2: BISGAIEV – KARPOV Scople, năm 1972, khai cuộc Anh 1.c4 c5 2.¤c3 g6 3.¤f3 ¥g7 4.e3 ¤f6 5.d4 0–0 6.¥e2 cxd4 7.exd4 d5 8.0–0 ¤c6 9.h3 ¥f5!? 10.¥e3 dxc4 11.¥xc4 ¦c8 12.¥e2 ¥e6 Kiểm soát chặt ô d5 13.£d2 £a5 14.¥h6 ¦fd8 15.¥xg7 ¢xg7 16.¦fd1 ¦d6! 17.£e3 ¦cd8 18.a3 (Hình)

18...¥b3 19.¦d2 ¦e6 Nếu 19.¤b5 ¥xd1 20.¤xd6 ¥xe2 21.¤xb7 £b6 22.¤xd8 ¥xf3 20.£f4 ¤d5 21.¤xd5 ¦xd5 22.g4

Ngăn chặn 22... ¦f5 rồi ¦xf3 và £xd2 Nếu 22. ¥d3 thì 22... ¦f6 23.£e3 ¦xf3 24.gf ¤xd4 25.¥e4 £xd2 26. ¥xd5 ¥xd5! 27. £e5+¢h6 22...g5! 23.£g3 ¦f6 24.¥d1 nếu 24.¦d3 ¥c4 25.¦e3 ¥xe2 26.¦xe2 ¦xf3 27.£xf3 ¤xd4 24...¥c4 Còn bây giờ 24...¦xf3 25.£xf3 £xd2 26.¥xb3 25.b3 ¥a6 26.b4 £d8 27.¥b3 ¤xd4! 28.¦xd4 ¦xd4 29.¤xg5 ¦d3 30.£h4 h6 31.¤xf7 £d4 32.¦e1 ¦xh3!

Trắng đầu hàng 0 – 1 Việc ngăn chặn, bao vây, tấn công Chốt cô lập không cần thiết phải khóa chặt hoàn toàn con Chốt nầy mà đôi khi cho nó một ít tự do di động, để nó có ảo tưởng là tự do thay vì giam hãm nó Ván cờ sau đây minh họa cho ý kiến trên. Minh họa 1: LASKER – TARRASCH Năm 1914, phòng thủ Tarrasch

1.d4 d5 2.¤f3 c5 3.c4 e6 4.cxd5 exd5 5.g3 ¤c6 6.¥g2 ¤f6 7.0–0 ¥e7 8.dxc5 ¥xc5 9.¤bd2 d4 (Hình)

Chốt cô lập “d” bây giờ có hai đường lựa chọn hoặc yếu ở d5 hoặc ở d4, Đen đã chọn d4 10.¤b3 ¥b6 11.£d3! ¥e6 12.¦d1 ¥xb3 13.£xb3 £e7 14.¥d2 0–0 15.a4! ( tấn công gián tiếp d4) 15...¤e4 16.¥e1 ¦ad8 17.a5 ¥c5 18.a6 bxa6 Nếu 18...b6 19.£a4 19.¦ac1 Các quân bảo vệ Chốt “d” chỉ còn ¥c5 và ¤c6 rất thụ động 19...¦c8 20.¤h4 ¥b6 21.¤f5 £e5 22.¥xe4 £xe4 23.¤d6 Và Trắng hơn chất thắng 1-0 Minh họa 2: PECAREC – GRACA Khai cuộc Gambit Hậu 1.¤f3 d5 2.g3 ¤f6 3.¥g2 e6 4.0–0 ¥e7 5.d4 0–0 6.c4 c5 7.cxd5 exd5 8.¤c3 ¤c6 9.dxc5 ¥xc5 10.¥g5 Để chốt tự do 10...d4 (Hình)

11.¥xf6 £xf6 12.¤d5 £d8 13.¤d2 ¦e8 14.¦c1 ¥b6 15.¦e1 ¥e6 16.¤f4 £d7 Nên đi 16...¥xa2 17.b3 ¥a5 18.¦c2 ¥xb3 19.¤xb3 d3 17.¤b3 ¦ac8 18.¤d3 £d6 19.¤bc5 ¦e7 20.¤xe6 £xe6 21.£a4 h5 Định mở cột tấn công cánh Vua

22.£b5! Chuyển sang cánh Vua 22...h4 23.£g5 hxg3 24.hxg3 ¦ce8 25.¤f4 £e5 26.£xe5 Nếu bây giờ đi 26...¦xe5 27.¥xc6 bxc6 28.¦ed1 g5 29.¤h5 ¦xe2 30.¤f6+ ¢h8 26...¤xe5 27.¦ed1 g6 28.¤d5 ¦e6 29.¤c7 ¥xc7 30.¦xc7 ¦b6 31.b3 ¤c6 32.¦xb7! ¤b4 33.¦xa7 ¦xe2 34.¦xd4 ¤xa2 35.¦f4 ¦e1+ 36.¢h2 ¤c3 37.¦fxf7 ¤e4 38.¦fe7 Đen đầu hàng 1-0

CHỐT HẬU CÔ LẬP (Tiếp theo) CHƯƠNG BA CHỐT CÔ LẬP “D”CÓ THỂ SỬ DỤNG NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN TẤN CÔNG Ở TRUNG CUỘC Có ưu thế mới khởi sự cuộc tấn công ( Nguyên tắc của Steinitz) vì thế Nimzowitch đề nghị củng cố vững chắc Chốt d, tập hợp quân tạo những suy yếu trong trận tuyến đối phương để khai thác. Đây là tư tưởng chính để thực hiện khi có Chốt cô lập “d”,có nhiều phương án tập hợp, điều động quân khác nhau: -Theo Nimzowitch: Khi có Chốt cô lập d4, Trắng cũng cố d4 bằng ¥e3, ¦d1 khai thác cột c và e bằng ¦e1, £e2kiểm soát đường chéo b1-h7 bằng ¥b1, ¥d3 -Theo Alekhine: Khi có Chốt cô lập d4 khai triển các quân như sau £d3, ¥a2, ¥g5, ¦e1, ¦d1 Sau đây chúng ta xem các ván cờ minh họa cho chủ đề trên: Minh họa 1: BATUEV – TAL Moskva, năm 1979 phòng thủ Sicilia

1.e4 c5 2.c3 d5 3.exd5 £xd5 4.d4 ¤f6 5.¤f3 e6 6.¥d3 ¥e7 7.0–0 0–0 8.£e2 cxd4 9.cxd4 ¤c6 10.¥e3 b6 11.¤c3 £d6! 12.a3 ¥b7 13.¦ad1 ¦fd8 14.¥g5 g6?! 15.¥b1 ¦ac8 16.¦fe1 ¤d5 17.¤e4 £c7 18.¥a2( Nên đi h4!) 18...¥xg5 19.¤exg5 £e7 20.£d2 £f6 21.¦e4 (Hình)

Bào vệ d4 và khởi sự tấn công cánh Vua 21...¦c7 Nếu 21...h6!? 22.¤xe6 fxe6 23.£xh6 tấn công quyết định 22.¦h4 h5 23.¤e4 £g7 24.£g5 f6 25.¤xf6+?! Nên đi 25.£g3 ¦cd7 26.¤c3 25...£xf6? Sau 25...¤xf6! 26.¥xe6+ ¢h8 27.d5 ¤h7 28.£f4 ¥c8! 26.¥xd5 £xg5 27.¥xe6+ ¢g7 28.¤xg5 ¤xd4 29.¥b3! ¦e7 30.f3 ¤f5 31.¤e6+ ¦xe6 32.¦xd8 ¦e2 33.¥d1 ¦xb2 34.¦b4! ¦xb4 35.axb4 ¥c6 36.¦c8 ¤e7 37.¦c7 ¢f6 38.h4 ¢e6 39.¦xa7 Đen đầu hàng 1-0 Minh họa 2: CHRISTIANSEN – GHEORGHIU Năm 1977 Gambit Hậu 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¤f3 c5 5.cxd5 ¤xd5 6.e3 ¤c6 7.¥d3 cxd4 8.exd4 ¥e7 9.0–0 0–0 10.¦e1 ¤f6 11.a3 b6 12.¥c2 ¥b7 13.£d3 g6 (Hình)

Đi g6 là đúng nếu đi nước tự nhiên 13...¦e8 thì 14.d5! 14.¥h6 ¦e8 15.¦ad1 ¦c8 16.¥b3 Chuyển sang tấn công đường chéo a2-g8 16...¤a5 17.¥a2 ¤d5 18.¤e4 ¦c7 19.¤e5 ¥f8 20.¥g5 ¥e7 21.¥xe7 ¦exe7 22.¥xd5! Không nên đổi quân là nguyên tắc chung nhưng ở đây đổi quân để khai thác các điểm yếu của Đen là đúng 22...exd5 23.¤f6+ ¢g7 24.£h3! h5 Nếu như 24...¢xf6 25.¤g4+ ¢f5 26.£f3+ ¢g5 27.h4+ ¢h5 28.£f4! ¦xe1+ 29.¦xe1 f5 30.¤f6+! £xf6 31.g4+ ¢xh4 32.g5+ Bắt Hậu Đen 25.¤xh5+ gxh5 26.¦d3 £h8! 27.¦g3+ ¢f8 28.¦g5 ¦e6 29.£xe6 fxe6 30.¤g6+ ¢g7 31.¤xh8+ ¢xh8 32.¦xh5+ ¢g7 33.h4 ¤c6 34.¦xe6 ¤xd4 35.¦g5+ ¢h7 36.¦d6 ¦f7 37.f3 ¤f5? 38.¦xf5! ¦xf5 39.¦d7+ ¢g6 40.¦xb7 ¦f4 41.¦xa7

Đen đầu hàng 1-0 -

Khi Chốt d bị khóa chặt, việc tấn công vào cánh Vua đối phương Đôi khi cần sự hỗ trợ của Chốt f tiến lên để bứt đi bớt việc kiểm soát ô cản d đồng thời mở cốt f cho Xe tấn công. Việc tiến chốt f chỉ thực hiện được khi củng cố ( bảo đảm) chặt chẽ Chốt d. Sau đây là ván cờ minh họa cho kế hoạch tiến Chốt f

Minh họa 3: BOTVINNIK – VIDMAR Nottingham, Năm 1936, Gambit Hậu 1.c4 e6 2.¤f3 d5 3.d4 ¤f6 4.¤c3 ¥e7 5.¥g5 0–0 6.e3 ¤bd7 7.¥d3 c5! 8.0–0 cxd4 9.exd4 Nếu 9.¤xd4 ¤e5 9...dxc4 10.¥xc4 ¤b6 Theo Botvinnik 10...a6 rồi b5 và ¥b7 11.¥b3 ¥d7 12.£d3 ¤bd5? Nên đơn giản 13.¥c2 thì 13...g6 còn 13.¥e3 ¤xc3 14.bxc3 ¥a4; 13.¤e4 ¥a4!

cờ

bằng 12...¤fd5

13.¤e5 ¥c6 14.¦ad1 (Hình)

Tượng c6 của Đen đáng lẽ đặt ở b7 giờ đây nó bịt đường c, đường nầy là một yếu tố quan trọng cho việc phản công. 14...¤b4? 15.£h3! ¥d5 16.¤xd5 ¤bxd5? Nên đi 16...¤fxd5! 17.¥c1 ¦e8 17.f4! Thông thường nước nầy gây suy yếu vị trí Vua nhưng ở đây nó đe dọa f5 rất khó đỡ.

17...¦c8 Không thể đi 17...g6 18.¥h6 ¦e8 19.¥a4 hơn chất; Còn 17...¤e4 18.¤xf7!! ¦xf7 19.£xe6 hoặc18...¢xf7 19.¦de1! lấy lại quân thắng.

18.f5 exf5 19.¦xf5 £d6 20.¤xf7! ¦xf7 nếu 20...¢xf7 21.¥xd5+thắng 21.¥xf6 ¥xf6 22.¦xd5 £c6 Bẫy cuối cùng 23.¦c5? ¥xd4+ 23.¦d6 £e8 24.¦d7 Đen đầu hàng 1- 0 Ngoài việc bảo vệ, củng cố Chốt d4 trực tiếp, bên có Chốt cô lập còn một phương pháp bảo vệ gián tiếp bằng cách sử dụng các đòn chiến thuật rút chiếu, giằng quân và tấn công Vua đối phương. Minh họa 4: HỒ VĂN HUỲNH – ĐẶNG VŨ DŨNG Giải các đấu thủ mạnh toàn quốc năm 1986, Gambit Hậu. 1.d4 d5 2.c4 c6 3.¤c3 ¤f6 4.¤f3 e6 5.¥g5 ¤bd7 6.cxd5 cxd5?! Thông thường 6...exd5. Giờ đây với chốt đối xứng Mã đặt ở d7 rất dở, thường ở c6 rồi điều quân như sau: ¥d7, ¦ac8, ¦fd8, ¥e8 7.e3 £a5 8.¥d3 ¤e4 9.£c2 ¤xg5 10.¤xg5 h6 11.¤f3 ¥d6? 12.0–0 a6 13.e4! dxe4 14.¤xe4 ¥e7 ( Hình)

Đen mất quá nhiều thời gian nên vị trí quân rất thụ động còn Trắng việc sắp xếp giữa Tượng và Hậu cần hoán đổi cho nhau để làm suy yếu cánh Vua bên Đen. 15.¦fe1 0–0 16.a3 ¤f6 17.¤e5?! Nên đi 17.¤g3 17...£b6 18.¦ad1 ¦d8 19.£d2 Bảo vệ Chốt gián tiếp nếu 19...¦xd4 20.¤xf6+ gxf6 21.£xh6 f5 22.¥xf5 exf5 23.£xb6 còn 20...¥xf6 thì 21.¥h7+ ¢xh7 22.£xd4 lợi Chốt 19...¥d720.£f4 ¥a4 Nếu 20...£xb2 21.¤xf6+ ¥xf6 22.£e4 g6 (22...¥xe5 23.£h7+ ¢f8 24.dxe5 ¥c6 25.£h8+ ¢e7 26.£xg7 ¦g8 27.£f6+ ¢e8 28.¥e4 ¥xe4 29.¦xe4 £xa3 30.¦ed4 £e7 31.£xe7+ ¢xe7 32.¦d7+ ¢e8 33.¦xb7( chiếm hàng 7 thắng)) 23.¦b1 £xa3 24.¤xf7 ¢xf7 25.£xg6+ ¢e7 26.d5 £d6 27.dxe6 ¥xe6 28.¥c4 thắng 21.¦d2 ¥c6 22.h4 ¦f8 23.¤g3 ¤d5 24.£g4 ¤f6 25.£d1 ¦ad8 26.¥b1 ¥b5 27.¦e3! ¦c8 28.¢h2 ¦fd8 29.¤h5 £d6 30.¦g3 ¤e8 31.¤xg7 ¤xg7 Nếu 31...¥xh4 32.¦g4 ¥g5 33.¤xe8 ¥xe8 34.¦xg5+ hxg5 35.£h5thắng 32.£h5 £xe5 33.dxe5 f5 34.exf6 ¥xf6 35.£xh6 ¢f7 36.¦g6 ¥e5+ 37.f4 ¦h8 38.£g5 ¦h5 39.¦xg7+ Đen đầu hàng 1- 0 Khi quân phòng thủ của đối phương rời khỏi cánh Vua thì bên có Chốt cô lập d mới bắt đầu tấn công, có thể hy sinh Chốt d nếu cần Minh họa : KLIMOVA – KOVACS Phòng thủ Sicilia 1.e4 c5 2.c3 d5 3.exd5 £xd5 4.d4 e6 5.¤f3 ¤c6 6.¥d3 cxd4 7.cxd4 ¤f6 8.¤c3 £d6 9.0–0 ¥e7 10.a3 0–0 11.¥e3 ¦d8 12.¦c1 a6 13.£e2 b5 Cuộc điều quân giống như Nimzowitch đề nghị

14.¤e4 Thông thường trao đổi Mã là sai nhưng ở đây trao đổi để tăng áp lực tấn công trên đường chéo h1- a8 đồng thời làm mất đi quân bảo vệ cánh Vua của Đen 14...¤xe4 15.¥xe4 ¥b7 ( Hình)

16.¤e5! Bắt đầu một cuộc tấn công bên cánh Vua. Nếu bây giờ 16...¤xe5 17.¥xb7 Đen lỗ Chốt; còn 16...¦ac8 thì 17.£f3 ¤xe5 18.dxe5 ¥xe4 19.exd6 ¥xf3 20.dxe7 thắng

16...¤xd417.¥xh7+ ¢xh7 18.£h5+ ¢g8 19.£xf7+ ¢h7 20.¥xd4 £xd4 21.¦c3 ¥xg2 Không còn cách gì hay cả nếu 21...¥h4 thì 22.¦h3 22.£g6+ ¢h8 23.¦e1 ¥f6 24.£h5+ ¢g8 25.£f7+ ¢h7 26.¢xg2 ¦h8 27.¦h3+ ¥h4 28.£h5+ ¢g8 29.£xh8+! ¢xh8 30.¦xh4+ Đen đầu hàng 1- 0 vì 30...£xh4 31.¤g6+ Bắt Hậu

CHỐT HẬU CÔ LẬP ( Tiếp theo) CHƯƠNG BỐN

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHỐT Kế hoạch chơi phụ thuộc rất nhiều vào cấu trúc Chốt ở trung tâm cho nên với một thế cờ Chốt cô lập “d” chúng ta luôn luôn chuẩn bị kỹ lưỡng cho vị trí của các quân đứng thật thích hợp khi có tình huống chuyển đổi từ cơ cấu Chốt nầy sang một cơ cấu Chốt khác. 1. Chuyển đổi thành cặp Chốt cô lập c, d: a. Cặp Chốt cô lập c, d: Bên chống lại Chốt cô lập d có một kế hoạch rất hay và thông dụng là chuyển từ thế yếu kém nầy sang thế yếu kém khác để dễ khai thác đó là việc chuyển thành cặp Chốt cô lập c, d rồi ngăn chặn và tấn công nó. Minh họa 1: PACHMAN – SEFO Năm 1953 Giải vô địch Tiệp Khắc ( Hình)

10.¤d4 0–0 11.¤xc6! bxc6 12.b3 ¦e8 Nếu 12...d4 thì 13.ed Đen có Chốt c6 yếu kém trầm trọng, kế hoạch của Trắng bây giờ là ngăn chặn nước c5 tạo thành cặp Chốt treo chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề nây sau 13.¥b2 £d6 Đúng hơn nên13...¥d6 14.¦c1 ¥f5 15.¤a4 ¥a7 16.¥d4! ¥b8 17.g3 ¥h3 18.¦e1 £e6 19.£c2

Đen cố gằng phản công tuyệt vọng nhưng đã bị đẩy lùi 19...¤e4 20.£xc6 ¥xg3 21.fxg3! £f5 22.¦f1 ¥xf1 23.¦xf1 £g5 24.£c7 £g6 25.¥d3 £h5 26.¤b6 ¦ad8 27.¤xd5! £xd5 Nếu 27...¦xd5 28.¥xe4 28.¥c4 £g5 28...¦d7 29.¦xf7!

29.¦xf7 ¢h8 30.¦xg7

Đen đầu hàng 1- 0 Minh họa 2: DOLMATOV- MARJANOVIC Minsk, Năm 1982 , Phòng thủ Tarrasch

1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤f3 c5 4.cxd5 exd5 5.¤c3 ¤c6 6.g3 ¤f6 7.¥g2 ¥e7 8.0–0 0–0 9.¥g5 cxd4 10.¤xd4 h6 11.¥e3 ¥g4 Theo lý thuyết ra quân thì 11...¦e8 12.£a4 ¥d7 13.¦ad1 ¤b4 Trắng hơi ưu. Nước ¥g4 là nước Kasparov chống lại Palatnik năm 1981;11… ¥g4 12.£a4 ¤a5 13.¦ad1 ¤c4 14.¥c1 £c8 15.£b5 ¤b6 16.¥f4!Trắng ưu thế 12.h3 ¥e6 13.¢h2 £d7 14.¤xc6 bxc6 Nếu 14...£xc6 15.¦c1 chiếm ưu thế 15.¤a4 ¥f5 16.¦c1 ( Hình)

Trắng kiểm soát chặt ô c5, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu, không cho Chốt tiến lên c5 16... ¦fe8 17.¥c5 ¥e4 18.¥xe7 ¥xg2 19.¢xg2 ¦xe7 20.¤c5 £e8 21.e3 ¤e4 22.£a4 ¦b8 Nguyên tắc khai thác khi có cột mở, đưa quân nặng ra kiểm soát. 23.b3 ¦b6 24.¤xe4 dxe4 Trao đổi một loạt quân để khai thác các điểm yếu nhất là c6, a7 đồng thời đưa Xe ra chiếm cột 25.¦fd1 ¢h7 26.¦d6 £c8 Không thể cứu 26...¦c7 27.¦c4 27.¦cxc6 £f5 28.¦xb6 axb6 29.£c4 £f3+ 30.¢g1 ¦e5 31.¦d5 ¦e6 32.a4 ¦f6 33.¦d2 h5 34.h4 ¦f5 35.b4 £g4 36.£c3 Ngăn cản nước g5 36...f6 37.£c8 £f3 38.£e6 ¢h6 39.£xb6 g5 40.hxg5+ ¦xg5 41.£b8 ¦f5 Nếu 41...h4 42.£f4 42.£h8+ ¢g6 43.£g8+ ¢h6 44.£c4 ¦g5 45.£c7 Đen đầu hàng 1- 0 Minh họa 3: RUBINSTEIN – SALVE Carlsbad, Năm 2011, Gambit hậu 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 c5 4.cxd5 exd5 5.¤f3 ¤f6 6.g3 ¤c6 7.¥g2 cxd4 8.¤xd4 £b6 9.¤xc6! bxc6 10.0–0 ¥e7 10...¥e6 Để giải tỏa c5 hay hơn 11.¤a4 Ngăn ngừa cặp Chốt cô lập 11...£b5 12.¥e3 0–0? Cần thiết phải đi ¥e6 13.¦c1 ¥g4 14.f3 ¥e6 ( Hình)

15.¥c5! ¦fe8 16.¦f2! ¤d7 17.¥xe7 ¦xe7 18.£d4 ¦ee8 19.¥f1! ¦ec8 20.e3 £b7 21.¤c5 ¤xc5 22.¦xc5 ¦c7 23.¦fc2 Tấn công Chốt c6 23...£b6 24.b4 Đe dọa 25.b5 ¦ac8 26.bc ¦xc6 27.¦xc6 ¦xc6 28. ¦xc6£xc6 29. £xa7 24...a6 Nếu 24...¦ac8 25.b5! ¥d7 26.£c3 và a4 25.¦a5 ¦b8 Còn 25...£xd4 26.exd4 ¥c8 27.¦xd5! 26.a3 ¦a7 27.¦xc6! Hơn một Chốt và thắng ván cờ sau 27...£xc6 28.£xa7 ¦a8 29.£c5 £b7 30.h4 h5 31.¥e2 g6 32.£d6 £c8 33.¦c5 £b7 34.f4 a5 35.¦c7 £b8 36.b5 a4 37.b6 ¦a5 38.b7! Đen đầu hàng 1- 0 Qua các ván cờ minh họa trên, các Chốt cô lập c, d bị ngăn cản, Chốt c6 bị yếu kém trầm trọngnó ngăn trở rất nhiều sự điều động quânvà các quaân phải bảo vệ nó, việc thiếu không gian càng gây trở ngại lớn b. Cặp Chốt treo: Nếu ta có cặp Chốt cô lập c, d thì phải tìm cách tấn Chốt c lên và không nên để cho đối phương ngăn chặn, khi Chốt c tiến lên được ta nói đã tạo được cặp Chốt treo và cặp chốt nầy sẽ trở nên năng động với những đe dọa tiến Chốt c, hoặc Chốt d tạo Chốt thông. Những nguyên tắc chiến lược để chơi khi có cặp Chốt treo chúng ta sẽ nói trong đề tài “ Chốt treo” Sau đây chúng ta xem ván cờ minh họa cho cuộc chiến đấu để tiến Chốt.

Minh họa 1: NIMZOWITCH- GIERSONG và SKINCH Copenhagen, năm 1924, ván cờ Anh 1.c4 e5 2.¤f3 ¤c6 3.d4 exd4 4.¤xd4 ¤f6 5.¤xc6 bxc6 6.g3 d5 7.¥g2 ¥b4+ 8.¥d2 ¥xd2+ 9.¤xd2 0–0 10.0–0 ¦b8 11.£c2 Để b3 cho Mã điều động hoặc hừa đường cho hậu đi thí dụ .¤b3, £a4 11...¦e8 12.e3 ¥e6 13.cxd5 Đi 13.¤b3 dxc4 14.¤d4 cũng được 13...cxd5 Đen tìm cách đẩy d5 14.¤b3 £d6 15.¦fc1 ¦ec8 16.£c5 £xc5 17.¦xc5 ¤d7! 18.¦a5! ( Hình)

Để sau nước ¦c1 làm một cuộc ngăn chặn lâu dài, chúng ta không cần để ý đến khai cuộc có Chốt cô lập hay không mà nên để ý đến sự giải tỏa, tranh chấp quyết liệt ô c5 18... c5! 19.¦xa7 c4 20.¤d4 ¦xb2 21.¤xe6 fxe6 22.¦xd7 c3 Đen hy sinh một quân để làm cho Chốt c năng động và Trắng không thắng được Đen hy sinh một quân để làm cho Chốt c năng động và Trắng không thắng được 23.¥h3 c2 24.¥xe6+ ¢f8 25.¦f7+ 25.¥f5 cũng đuợc 25...¢e8 26.¥xc8 ¦b1+ 27.¢g2 ¦xa1 hoặc 27...c1£! 28.¦xb1 £xb1 29.¦f4 28.¦c7 c1£! 29.¦xc1 ¦xc1 Và ván cờ hòa nước thứ 42

Việc ngăn chặn có tầm chiến lược rất quan trọng. Ván cờ sau đây Đen duy trì ngăn chặn dù phải hy sinh một Chốt Minh họa 2: TAIMANOV- KARPOV Moskva, Năm 1973 (Hình)

Có vẽ như Đen không thể ngăn chặn nước c4 và sau đó sẽ gặp trở ngại với mối đe dọa ¥f4 nên Karpov quyết định 17...¦c4! 18.£xa7 £c6 19.£a3 ¦c8 20.h3 h6 21.¦b1 ¦a4 22.£b3 ¤d5 23.¦dc1 ¦c4 Đen gây sức ép mạnh lên Chốt c3 và sau 24.£b5 £xb5 25.¦xb5 ¦e8 26.¦b2 f6 tiếp theo là 27. ¢f7 Đen ưu thế 24.¦b2 f6 25.¦e1 ¢f7 26.£d1 ¤f8 27.¦b3 ¤g6 28.£b1 ¦a8 29.¦e4 ¦ca4 30.¦b2 ¤f8 31.£d3 ¦c4 32.¦e1 ¦a3 33.£b1 ¤g6 34.¦c1? 34.£d3! Hay hơn vì 34…¤xc3 35.¦b3 34...¤xc3 35.£d3 ¤e2+ 36.£xe2 ¦xc1+ 37.¥xc1 £xc1+ 38.¢h2? Đáng lẽ phải đi 38.¤e1 Đen ưu 38…¤f4và ¤d5 38...¦xf3!! 39.gxf3 ¤h4! Đến đây Trắng thua giờ trong một vị trí Đen thắng ván cờ có thể tiếp tục sau 40.¦b3 £g5 41.£f1 £f4+ 42.¢g1 ¤xf3+ 43.¦xf3 £xf3

CHỐT HẬU CÔ LẬP ( Tiếp theo)

1. Chuyển đổi thành cặp Chốt cô lập d, e: Chủ đề nầy xảy ra trong những biến thế mà Nimzowitch đề nghị con mã ngăn chặn Chốt cô lập”d”, trao đổi Tượng bảo vệ Chốt ở e3 hoặc e6 Khi có cặp chốt cô lập d, e kế hoạch chơi của hai bên đã đổi khác: -Bên chống lại cặp Chốt cô lập d, e: Tấn công cánh Vua, đẩy Chốt f lên phá bỏ thế liến kết của chốt, hoặc Chốt e, rồi tập trung lên chốt cô lập còn lại, hay là tìm cách ngăn chặn phản đòn ở cánh Hậu, các quân tập trung tấn công bên cánh Vua. -

Bên có cặp Chốt cô lập d, e: Phản công cánh Hậu, lấy cột mở e làm nền tảng cho việc phản công Dùng một số quân tối thiểu bảo vệ chặt cánh Vua Minh họa 1: KORCHNOI – KASPAROV

1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 c5 4.cxd5 exd5 5.¤f3 ¤c6 6.g3 ¤f6 7.¥g2 ¥e7 8.0–0 0–0 9.¥g5 cxd4 10.¤xd4 h6 11.¥e3 ¦e8 Phòng thủ Tarrasch trong Gambit Hậu là một vũ khí sắc bén mà Kasparov đã sử dụng khá thành công ở vòng ứng cử viên tranh chức vô địch thế giới năm 1983 12.a3!? ¥e6 Nếu 12...¥g4 13.£b3 ¤a5 14.£a2 ¤c4 15.¤xd5 ¤xe3 16.fxe3 hơi ưu 13.£b3 £d7 14.¤xe6 Tránh khả năng ¥h3 14...fxe6 15.¦ad1 ¥d6! 16.¥c1 ¢h8 17.£a4 £e7 18.e3 a6 19.£h4 ¦ac8 ( Hình)

20.e4?! Hay hơn nên đi 20.f4! 20...d4 21.¤e2 e5 22.¥h3 Nếu 22.¥d2!? và đưa Mã đến ô chặn d3 thì 22...b5! 23.¤c1 b4 24.a4 ¤a5 25.¤d3 ¤b3

22...¦c7 23.¥g5 ¢g8 24.¥xf6 £xf6 25.£xf6 gxf6 Có lẽ nên đi 25.£h5

26.¤c1 ¤a5! 27.¤d3 ¤b3 28.¥f5 a5 29.¢g2 ¢g7 30.¢h3 Định đi đến đâu? 30...¦ce7! Tất nhiên là 30...¦c2?? vì 31.¥d7 và .¥a4 31.¤c1! Đến đây hai bên đồng ý Hòa ½- ½ Minh họa 2: SMYSLOV – KASPAROV Năm 1984, Ván thứ 12 , Gambit Hậu 1.d4 d5 2.¤f3 c5 3.c4 e6 4.cxd5 exd5 5.g3 ¤f6 6.¥g2 ¥e7 7.0–0 0–0 8.¤c3 ¤c6 9.¥g5 cxd4 10.¤xd4 h6 11.¥e3 ¦e8 12.a3 ¥e6 13.¤xe6 fxe6 14.£a4 ¦c8 15.¦ad1 ¢h8 16.¢h1 (Hình)

Ở ván thứ hai Smyslov đã đi f4 và .¥g1 16... a6 17.f4 ¤a5! Chuẩn bị gây suy yếu Chốt cánh Hậu b2, a3 bằng nước ¤c4, nếu bây giờ 18.¥g1?! ¤c4 19.£b3 ¥c5! 18.f5 b5! Không thể đi 18...¤c4? 19.¥c1; còn18...¦c4? 19.£c2 e5 20.£d2! d4 21.¥xh6 gxh6 22.£xh6+ ¢g8 23.g4! 19.£h4 nếu bây giờ 19...¤c4? 20.¥xh6! ¤h7 21.£h5 gxh6 22.fxe6 ¤e3 23.¦f7 19... ¤g8! 20.£h3 ¤c4 21.¥c1 ¥g5! 22.fxe6 ¥xc1 23.¦xc1 Nếu 23.¦xd5? thì £b6 24.¦xc1 ¤xb2 23...¤e3 24.¤xd5! đi 27.£h5 và h4 rồi h5

¤xf1

25.¦xf1

¦f8

27...g5 28.£h3 ¦f6 29.¤d3 ¦xf1+ 32.e4 Nếu 32.¥g2 thì 32...¦c1+! thắng

26.¤f4?!

30.¥xf1

¤e7

¢g7

27.£g4? Nên

31.£g4

32...£d4 33.h4 ¦f8 34.¥e2 £e3 35.¢g2 Nếu 35.hxg5 h5! 35...¤g6 36.h5?! ¤e7 37.b4 ¢h7! Trắng đang hết nước đi Nếu 38.e5 ¢h8 38.¢h2 ¦d8 39.e5 ¦xd3 40.¥xd3+ £xd3 Trắng đầu hàng 0 -1

£d5+

CHỐT HẬU CÔ LẬP ( Tiếp theo) 3. Chuyển thành hai Chốt cô lập “d” cố định: Đây là trường hợp trao đổi một quân ở ô cản Chốt cô lập “d”, tạo nên một trung tâm cố định, bị khóa chặt và khó có thể thay đổi trừ khi có những phương pháp khác thường ( phế quân đột ngột để tấn công) Với một thế cờ có hai Chốt cô lập cố định ở trung tâm sẽ tạo một tính chất đặc biệt cho cả hai bên. Trận đấu có thể tập trung vào trung tâm,mà cả hai bên đều hướng các quân của mình vào đó, nhưng trận chiến cũng có thể diễn ra ở các cánh khi một bên lợi dụng sự ổ định tương đối ở trung tâm để tập trung quân tấn công ở cánh. Bây giờ hướng chơi của hai bên như sau: -Bên tấn công đóng quân ở trong và chung quanh trung tâm, chiếm khu vực trung tâm càng rộng càng tốt. Ưu thế ở trung tâm ép buộc đối phương dần dần bỏ và rời trung tâm, đây là nguyên nhân của những bất lợi về quân số hoặc vị trí. Đôi khi bên tấn công dựa vào ưu thế ở trung tâm tổ chức một đợt tấn công thắng lợi ở cánh. -Bên phòng thủ tìm cách lôi kéo các quân đối phương ra khỏi khu vực trung tâm hoặc đổi luôn các quân ấy. Cả hai trường hợp đều làm giảm áp lực của đối phương đồng thời chuẩn bịcho một đợt phản công ở cánh. Với thế cờ có cấu trúc Chốt đối xứng, hai chốt cô lập cố định ở trung tâm yếu tố quyết định là: thời gian, sự cơ động của các quân, sự phối hợp hài hòa giữa các quân. Minh họa 1: KARPOV – HORT Malta, Năm 1980 phòng thủ Caro-Kann

1.e4 c6 2.d4 d5 3.exd5 cxd5 4.c4 e6 5.¤f3 ¤f6 6.¤c3 ¥e7 7.cxd5 ¤xd5 8.¥d3 ¤c6 9.0–0 0–0 10.¦e1 ¤f6 11.a3 £d6 12.¥e3 ¦d8 13.£c2 ¥d7 14.¦ad1 ¦ac8 15.¥g5! Nếu bây giờ 15...g6 16.£e2 15...h6 16.¥h4 Còn bây giờ 16...¤h5 17.d5! exd5 18.¥h7+ ¢h8 19.¦xd5 16...£b8 17.£e2 ¥e8 18.¥b1 ¤d5 19.£d3 g6 20.¥g3 ¥d6 21.¤xd5 exd5 (Hình)

Với cấu trúc nầy cánh Vua của Đen đã suy yếu các quân của trắng tập trung đóng ở trung tâm 22.¤e5! £c7 Phòng thủ gián tiếp cánh Vua 23.£e3 £b6 Không được tốt sau 23...h5 24.¥h4 ¥e7 25.¤xc6 ¥xh4 26.¤xd8 24.£xh6 ¤xe5 25.dxe5 ¥f8 26.£g5 £e6 27.¥a2?! Nên đi 27.¥f4 vì h2- h4- h5 sau khi buộc trao đổi ở e5 không gian cánh vua của Đen rất gò bó bởi Chốt e5 27...¥b5 28.h3 ¦d7 29.£e3 b6 30.£f4 ¥c4 31.¥b1 ¥b3 32.¦d2 a5 33.¥d3 ¦dc7 34.¢h2 ¦c1 35.¦de2 ¦xe1 36.¦xe1 ¥c2 37.¥a6 ¦c5 38.¥e2 ¥f5 39.¦d1 £c6 40.¦d2 ¦c2 41.¥f3 ¥e6 42.£d4 ¦xd2 43.£xd2 £c4 44.¥e2 £a2!? 45.¥f4 ¥c5 46.¥e3 d4 47.¥g5 Nếu đi 47.¥xd4 £d5 48.¥c3 £xd2 49.¥xd2 ¥xf2 47...£d5 48.¥f6 ¥f8 49.¥d3 ¥g7 50.£f4! ¢h7

Nếu 50...¥xf6 51.exf6 ¥f5 52.£b8+ ¢h7 53.¥c4! £xc4 54.£f8 51.f3 b5 52.¢g3 £d7 53.¥xg7 ¢xg7 54.£f6+ ¢g8 55.h4 £e8 56.h5 ¥c4 57.h6 £f8 58.¥xg6 £xh6 59.¥xf7+ ¢h7 60.£f5+ ¢h8 61.£c8+ Đen đầu hàng 1- 0 Minh họa 2: PETROSIAN – GULKO Năm 1980, Gambit Hậu 1.d4 d5 2.c4 dxc4 3.¤f3 a6 4.e3 ¤f6 5.¥xc4 e6 6.0–0 c5 7.¥b3 ¤c6 8.£e2 £c7 9.¤c3 ¥d6 10.¥d2 0–0 11.¦ac1 cxd4 12.exd4 ¥f4 13.¦fd1 ¥d7 14.¤e4 ¤d5 15.¤c5 ¥xd2 16.£xd2 ¦ad8 17.¥xd5 exd5 18.¤e5(Hình)

Hai Mã của Trắng đứng rất hay tại vị trí trung tâmvới sự bảo vệ của Chốt, Bây giờ, nếu 18...¤xe5 19.dxe5 £xe5 20.¤xb7 ¦b8 21.¤c5 18...¥e8 19.£c3 Đe dọa 20.¤xa6 19...¤xe5 20.dxe5 ¥b5 21.£d4 Một ô chiến lược khi Chốt d rời đi 21...£e7 22.a4 ¥e2 23.¦e1 ¥c4 24.a5 Củng cố chặt ô c5 24...¦c8 25.b4 ¦c6 26.¦c3 b6! 27.axb6 a5 28.¦g3! g6 Nếu bây giờ thay nước g6 bằng 28...axb4 thì 29.¤d7 £xd7 30.¦xg7+! ¢xg7 31.e6+ Bắt Hậu

29.e6! fxe6 30.¦ge3 axb4 31.¤xe6 £f6 32.£xf6 ¦xf6 33.b7 ¦b6 34.¤c5 ¦fc6 35.¦e8+ Hay hơn nên35.¦e6! 35...¢f7 36.b8£ ¦xb8 37.¦xb8 ¦xc5 38.¦xb4

Đen đầu hàng 1- 0 -Với cấu trúc Chốt cô lập cố định ở trung tâm, việc nhập thành khác phía càng tăng thêm phần quyết liệt. -Hai bên cố kiểm soát chặt trung tâm rồi đưa những đợt sóng Chốt tràn sang tấn công đối phương yếu tố quyết định bây giờ là thời gian. Minh họa: N.G.ALEXANDRIA – A.M.AKHMILOVSKAYA Khai cuộc Gambit Hậu 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤f3 ¤f6 4.¤c3 ¥e7 5.¥g5 0–0 6.e3 h6 7.¥h4 b6 8.£c2 ¥b7 9.¥xf6 ¥xf6 10.cxd5 exd5 11.0–0–0 c5 12.dxc5 ¤d7 Năm 1983 Dorfman – Bangiev đã chơi 12...¥xc3 13.£xc3 ¤d7 14.c6 ¥xc6 15.¢b1 ¦c8 13.c6 ¥xc6 14.¤d4 ¥b7 15.¢b1 a6 16.g4 ¤e5 17.¥e2 b5 18.h4 b4 19.¤a4 ¦c8 20.£b3 ¤c6 21.g5 ¤xd4 Nếu 21...hg 22.hg ¥xg5 23.¤c5 22.exd4 ¥e7 ( Hình)

Nếu bây giờ 22...hxg5 23.hxg5 ¥xg5 24.£h3 ¥h6 25.¦dg1 ¢h7 26.¥d3+ 23.gxh6 g6 24.f4 ¥d6 25.h5 £f6 26.hxg6 fxg6 27.¦hg1 ¢h8 28.¤c5 ¥xc5 29.dxc5 a5 Nếu Đen đi29...¦xc5 thì 30.£xb4 ¦c7 31.¥d3 ¦g8 32.¦g5 30.¥d3 ¦g8 31.£c2 d4 32.h7 ¦g7 (32...¢xh7 33.£h2+)

33.¦xg6 ¦xg6 34.¥xg6 £xf4 35.¥d3 £e5 36.¦f1 ¥d5 37.£f2 Có thề đi 37.c6

37...¥e4 38.£e2 ¥xd3+ 39.£xd3 £xc5 40.£g6 ¦f8 41.¦f7 Đen đầu hàng 1- 0 vì không thể chống đỡ mối đe dọa £g7 còn ¦xf7thì £g8

CHỐT HẬU CÔ LẬP ( Tiếp theo) 1. Chuyển đổi Chốt “d” sang “e”: Đây là dạng đổi quân tại điểm tiến đến e của bên có Chốt cô lập, nó làm mất đi con Chốt cô lập “d” vì nước ed. Khi có trường hợp nầy bên có Chốt cô lậpthường đạt ưu thế vì con Chốt e đè nặng áp lực lên cánh vua, nó có tác dụng đuổi mộr quân phòng thủ ở f6 ra xa đồng thời tạo căn cứ sâu trên đất địch ở d6. Mặt khác nó cò tạo khoảng không gian rộng lớn để tập trung quântấn công cánh vua đối phương. Ngoài ra yếu tố rất quan trọng là hai cột mở d, c Bây giờ hướng chơi của hai bên như sau: -

Bên tấn công:

Tìm cách tạo ra những điểm yếu trong thế trận của đối phương bằng các quân rồi tấn công vào các điểm nầy. -

Bên phòng thủ: Chống đỡ cuộc tấn công của đối phương, đồng thời tránh càng nhiều càng tốt làm yếu thế Chốt của mình. Trong trường hợp hay nhất thì bên phòng thủ né tránh chưa phản công mà phòng thủ tích cực rồi khai thác lối đánh táo bạo của đối phương để đạt ưu thế về quân số rồi lần lần đơn giản các quân. Minh họa 1: KARPOV – GELLER Moskva, Năm 1981, Gambit Hậu 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¥e7 4.¤f3 ¤f6 5.¥g5 h6 6.¥h4 0–0 7.e3 b6 8.¦c1 ¥b7 9.¥d3 ¤bd7 10.0–0 c5 11.£e2 ¦c8 12.¥g3 cxd4 13.exd4 dxc4 14.¥xc4 ¥xf3 15.gxf3 ¤h5 16.¥a6 ¤xg3 17.hxg3 ¦c7 18.¦fd1!Nếu 18.¤b5 thì ¦xc1 19.¦xc1 ¤b8! 18...¤f6 19.¤b5 ¦xc1 20.¦xc1 ¤d5 21.¤xa7! ¤b4 22.a3 £a8 Càng kém hơn nếu 22...¤xa6 23.£xa6 £xd424.¤c6 còn 23...¥f6 24.¤c6 £d5 25.£d3 23.¦c7 ¤d5 Nếu 23...£d8 24.¦b7! 24.¦b7 ¥f6 25.¤c6 ¦c8 26.¤e5 ¥xe5 27.dxe5 ¦c1+ 28.¢g2 £d8 (Hình)

Mã d5 của Đen đứng ở thế rất tốt nhưng với thế cờ hiện tại nó không có tác dụng gì cả. Trong khi điểm h7 của Đen suy yếu trầm trọng bởi con Chốt e5 đè nặng áp lực Mã không thể về f6 được, Đen đang dọa nhưng đã chậm mất sau 29.¥d3 ¦a1 Nếu 29...g6 30.£d2 ¦c7 31.¦xc7 vẫn ưu thắng 30.£e4 g6 31.¦xf7 ¢xf7 32.£xg6+ ¢f8 33.£xh6+ Đen đầu hàng 1-0 vì nếu 33...¢e8 34.¥b5+ ¢f7 35.£h7+ ¢f8 36.£h8+ ¢e7 37.£g7# Minh họa 2: BELIAVSKY – KASPAROV Malta, Năm 1983 Gambit Hậu phòng thủ Tarrasch 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 c5 4.cxd5 exd5 5.¤f3 ¤c6 6.g3 ¤f6 7.¥g2 ¥e7 8.0–0 0–0 9.¥g5 cxd4 10.¤xd4 h6 11.¥e3 ¦e8 12.£a4 ¥d7 13.¦ad1 ¤b4 14.£b3 a5 Một tư tưởng mới về cách phòng thủ khi có Chốt cô lập ở thế biến Tarrasch phản công cánh Hậu bằng cách mở cột “a” 15.¦d2?! Nên có nước chặn a2-a4 15...a4 16.£d1 a3 17.£b1 ¥f8 18.bxa3 ¦xa3 19.£b2 £a8! 20.¤b3?! Có thể đi 20.¤db5!? ¥xb5 21.¤xb5 ¦xa2 22.£b3 20...¥c6! 21.¥d4 ¤e4 22.¤xe4 dxe4 (Hình)

23.¦a1? Trắng nên đi c23.¤c5 e3 24.¥xc6 exf2+ 25.¥xf2 ¤xc6 còn 23...¤xa2!? 24.¦a1 £a5 25.¤xe4! ¥xe4 26.¦xa2 ¥xg2 27.¢xg2 £d5+ 28.¢g1 ¦b3 23...¥d5! 24.£b1 b6! 25.e3 Một căn cứ địa d3 của Đen đã được tạo nên nằm sâu trong trận tuyến của Trắng 25...¤d3 26.¦d1 b5 Điểm c5 đã có Mã bảo vệ 27.¥f1 b4 28.¥xd3 exd3 Cuộc trao đổi làm tăng thêm sức mạnh của Tương d5 vì đường chéo h1-a8 rất yếu đối với Trắng 29.£xd3 ¦xa2 30.¦xa2 £xa2 31.¤c5 ¥f3 32.¦a1 £d5 33.£b3 £h5 34.¤d3 ¥d6 35.¤e1 ¥b7 36.¦c1 £f5 37.¦d1 ¥f8 38.£b1 Đến đây Trắng hết giờ và nhận thua nhưng tình thế cũng khó chống đở sau 38... ¥e4 39.£b3 h5 0-1 Minh họa 3: SUNYE – KASPAROV Khai cuộc Gambit Hậu 1.¤f3 ¤f6 2.c4 c5 3.¤c3 e6 4.e3 ¤c6 5.d4 d5 6.cxd5 exd5 7.¥b5 ¥d6 8.dxc5 ¥xc5 9.0–0 0–0 10.b3 ¥g4 11.¥b2 ¦c8 12.¦c1 ¥d6 13.¥e2 ¥b8! Nếu ngăn chặn Chốt d5 bằng 14.¤d4 thì Đen sẽ đi 14...£d6 15.g3 ¥h3

14.¤b5¤e4 15.¤bd4 ¦e8 16.h3 ¥xf3! Thông thường với cấu trúc Chốt cô lập d, đơn giản quân là một thất lợi nhưng ở đây nó làm giảm bớt khả năng phòng thủ của đối phương 17.¤xf3 £d6 18.£d3 (Hình)

18... ¤g5 Nên đi 18...a6 19.¦fd1 ¦cd8 20.¢f1 ¤e4 21.a3 a6 22.£c2 ¥a7 23.¥d3 £e7 24.¦e1 ¦d6 25.b4 ¦e6 26.b5 axb5 27.¥xb5 h6 28.¦cd1 ¦d8 29.£b3 £d6 30.a4 ¥c5 31.¦e2 b6 32.¢g1 Nếu 32.¥xc6 £xc6 33.¤d4 £c7! 34.¤xe6?34...£h2 35.¦ee1 fxe6 Đen ưu và 34.¢g1 ¦g6 32...¤e7 33.¤d4 ¦g6 34.¥d3 £d7 35.¢h1?! ¤f5! 36.¥xe4? dxe4 37.¦ed2 ¤h4! 38.¤e6 £xd2 39.¦xd2 ¦xd2 40.¤f4 ¦g5 41.¢g1 ¤f3+! 42.¢f1 ¥xe3!! 43.fxe3 ¦dxg2! 44.£c3! ¦h2 45.¤e2 ¢h7! 46.£c8?! ¦h1+ 47.¢f2 ¤d2! Trắng đầu hàng 0-1 vì sau 48.¤g3 ¦h2+ 49.¢e1 ¤f3+ 50.¢f1 ¦xb2

CHỐT HẬU CÔ LẬP ( Tiếp theo) CHƯƠNG NĂM CHỐT CÔ LẬP “D” LOẠI ĐIỂN HÌNH 2 Bây giờ chúng ta xem cơ cấu Chốt cô lập “d” loại điển hình 2 (Hình) cột e mở và Đen có Chốt ô c6 thay vì e6, cơ cấu Chốt trong hình cho Đen nhiều hy vọng đổi quân nặng vì cột e ít bị đóng hơn cột c vì hai bên thường có Mã ở c3 và c6. Trong khi cơ cấu loại 1 ô e5 là một điểm mạnh, còn bây giờ ô tương xứng là c5 Nếu bây giờ đặt Mã ở c5 nó chỉ đe dọa Chốt b7 còn Mã ở e5 loại điển hình 1 đứng rất nguy hiểm nó đe dọa cánh Vua đối phương. Ngoài ra cấu trúc nầy còn thuận lợi cho

Đen, là việc Đen kiểm soát đường chéo h3-c8 nhưng cũng có điểm yếu là điểm f7 bị tấn công trực tiếp bợi Tượng đứng ở đường chéo a2-g8 Chơi thế trận nào sẽ dẩn đến cấu trúc Chốt như hình trên? Có nhiều loại khai cuộc như: A. Ván cờ Nga 1.e4 e5 2.¤f3 ¤f6 3.¤xe5 d6 4.¤f3 ¤xe4 5.d4 d5 6.¥d3 ¤c6 7.0–0 ¥g4 8.¦e1 ¥e7 9.c4 ¤f6 10.cxd5 ¥xf3 11.£xf3 £xd5 B. Khai cuộc Chốt Hậu 1.d4 d5 2.c4 dxc4 3.e3 e5 4.¥xc4 exd4 5.exd4 ¤f6 6.¤c3 ¥e7 7.¤f3 0–0 8.0–0 c6 9.h3 ¤bd7 10.¥e3 ¤b6 11.¥b3 ¤fd5 C. Gambit Hậu 1.d4 d5 2.c4 e6 3.¤c3 ¤f6 4.¥g5 ¤bd7 5.e3 c6 6.cxd5 exd5 7.¤f3 ¥e7 8.¥d3 0–0 9.£c2 g6 10.0–0 ¤e8 11.¥xe7 £xe7 12.e4 dxe4 13.¤xe4 ¤df6 Ngoài ra có nhiều khai cuộc đưa đến việc Đencó Chốt cô lập “d”loại điển hình 2 như: A. Phòng thủ Pháp 1.e4 e6 2.d4 d5 3.¤d2 c5 4.exd5 exd5 5.¤gf3 ¤f6 6.¥b5+ ¥d7 7.¥xd7+ ¤bxd7 8.0–0 ¥e7 9.dxc5 ¤xc5 10.¤d4! £d7 11.¤2f3 0–0 B. Ván Cờ Ý 1.e4 e5 2.¤f3 ¤c6 3.¥c4 ¥c5 4.c3 ¤f6 5.d4 exd4 6.cxd4 ¥b4+ 7.¥d2 ¥xd2+ 8.¤bxd2 d5 9.exd5 ¤xd5 10.£b3 ¤ce7 11.0–0 c6 C. Khai cuộc Chốt Hậu 1.d4 d5 2.¤f3 c5 3.dxc5 e6 4.e4 ¥xc5 5.exd5 exd5 6.¥b5+ ¤c6 7.0–0 ¤ge7 8.¤bd2 0– 0 9.¤b3 ¥b6 10.¦e1 ¥g4 11.¥d3 ¤g6

Với cấu trúc Chốt cô lập “d” loại điển hình 2 kế hoạch chơi của hai bên cũng tương tự nhau, các nguyên tác áp dụng cũng vậy. Sau đây chúng ta hãy xem các ván chơi, với các tư tưởng, kế hoạch và áp dụng các nguyên tắc ra sau: Minh họa 1: OKEYLY – EUWE Amterdam, Năm 1950 (Hình)

Theo nguyên tắc đổi Hậu có lợi cho Đen, nhưng ở đây đổi Hậu Trắng có điểm mạnh ở c5 và e5cho quân mã đóng, ngoài ra các quân Trắng bố trí quá tích cực đủ bù đắp cho việc có Chốt cô lập d yếu, ván cờ tiếp diễn 14.a5! £xb3 15.¤xb3 ¥f5 Nước hay hơn một chút là 15...¦d8 16.¤c5 ¢f8 17.¤e5 dù trắng lợi thế hơn 16.¤e5 ¤b4 17.¦ac1 ¤ed5 18.a6! b5! 19.¥xd5 cxd5 20.¤c6! ¤xc6 21.¦xc6 ¦fe8 Tới đây ván cờ được đồng ý hòa ½ - ½ mặc dù sau 22.¦xe8+ ¦xe8 23.f3 Trắng có lợi rất nhiều trong tàn cuộc. Đơn giản quân chuyển sang cờ tàn, tấn công Chốt cô lập đây là những nguyên tắc thông thường để khai thác Chốt cô lập “d”, còn bên có Chốt cô lập “d” bảo vệ tích cực quân Chốt nầy đồng thời sử dụng ưu thế không gian để tấn công cánh Vua. Minh họa 2: BOTVINNIK – BRONSTEIN Giải vô địch thế giới năm 1951 Phòng thủ Pháp

1.d4 e6 2.e4 d5 3.¤d2 c5 4.exd5 exd5 5.¤gf3 ¤f6 6.¥b5+ ¥d7 7.¥xd7+ ¤bxd7 8.0–0 ¥e7 9.dxc5 ¤xc5(Hình)

Việc đổi Tượng ô Trắng có lợi cho Đen, nhưng việc nầy giúp Trắng phát triển quân nhanh, ngoài ra quân Đen phải đóng ở những ô kém 10.¤d4! £d7 11.¤2f3 0–0 12.¤e5 £c8 13.¥g5 ¦e8 14.¤d3 ¤xd3 15.£xd3 £g4 16.¥e3 ¥c5 17.h3 £g6?Sai phạm nguyên tắc 18.£xg6 hxg6 19.¦ad1 ¦e6 20.c3 b6 21.¤c2 ¦d8 22.¦d3 ¢f8 23.¦fd1 ¢e7 24.¢f1 ¢d7 25.¥g5 ¢c6 Đen cố đưa Vua ra để bảo vệ Chốt yếu d 26.b4 ¥f8 27.¤e3 ¦e5 Chốt “d”sẽ mất sau nước hợp lý 28.¥xf6! gxf6 Trắng có ba cách để ăn một Chốt a. 29.c4 29...d4 30.¤c2 b. 29.a3 Đen không chống được nước c4. c. 29.f4! ¦h5 30.c4 ¥xb4 31.¤xd5 ¥d6 32.¤xf6 ¦hh8 33.¤e4 ¥e7 34.¦xd8 ¦xd8 35.¦xd8 ¥xd8 36.¢e2 f5 37.¤g5 và quân Mã sang e5 thắng. nước đi trong ván cờ là một sai lấm 28.f4? ¦e4 29.f5 ¦e5! 30.¥f4 ¦e4 31.¥g5 ¦e5 32.¥f4 ¦e4 33.¥g5 Bất biến hòa ½ - ½

Với cấu trúc Chốt cô lập “d” loại điển hình 2 việc kiểm soát cột e mở có tầm quan trọng đặc biệt về chiến lược, Việc nầy giúp bên có Chốt cô lập bố trí quân thật tốt. Minh họa 3: PACHMAN – OJANEN Năm 1949 , Gambit Hậu 1.d4 ¤f6 2.c4 e6 3.¤c3 d5 4.¥g5 ¥e7 5.e3 ¤bd7 6.¤f3 0–0 7.¦c1 c6 8.¥d3 dxc4 9.¥xc4 ¤d5 10.¥xe7 £xe7 11.0–0 ¤xc3 12.¦xc3 e5 13.£b1 exd4 14.exd4 ¤b6 15.¦e1 £f6 16.¥b3 ¥f5 17.£c1 ¦ad8 18.¦e5! ¥g4 19.£e1! h6 20.h3 ¥c8 21.¦ce3 (Hình)

Trắng hoàn toàn kiểm soát cột mở e và đang đe dọa nước khó chịu 22.£a5 21...£d6 22.£a5 £c7! 23.£xa7 Nên đi 23.¤h4 Đen có thể phản đòn sau 23...¥e6 23...¦d6? 24.£a3 £d8 25.£c5 ¤d5 26.¥xd5 cxd5 27.£b5 ¥e6 28.¦b3 ¦d7 29.¦ee3 ¦c7 30.¦bc3 ¦xc3 31.¦xc3 £d6 32.¤e5 ¦a8 33.a3 ¦b8 34.b4 g6 35.£c5 £d8 36.£b5 ¢g7 37.£e2 £d6 38.£c2 ¦a8 39.¦c7 ¢f6 40.£c1 g5? 41.f4 ¦a6 42.f5! ¥xf5 43.¦xf7+ ¢e6 44.£c8+

Đen đầu hàng 1- 0 Ván cờ sau đây chính cột mở e giúp cho bên chống lại Chốt cô lập đơn giản quân chuyển về cờ tàn thắng lợi Minh họa 4: CAPABLANCA – RUBINSTEIN Bad Kissingen, Năm 1928 , Khai cuộc Chốt Hậu 1.d4 d5 2.¤f3 c5 3.dxc5 e6 4.e4 ¥xc5 5.exd5 exd5 6.¥b5+ ¤c6 7.0–0 ¤ge7 8.¤bd2 0–0 9.¤b3 ¥b6 10.¦e1 ¥g4 11.¥d3 ¤g6 (Hình)

12.h3 ¥xf3 13.£xf3 ¤ce5? Sai lầm vì Mã đang kiểm soát ô cản d4 14.£f5 ¤xd3 15.£xd3 d4? Mất thời gian để Đen kiểm soát cột e 16.¥d2 £f6 17.¦e4! ¦ad8 18.¦ae1 £c6 19.g3! ¦fe8 20.¥a5 Đơn giản quân 20...¦xe4 21.£xe4! ¤f8 22.£xc6 bxc6 23.¦e7 ¦d5 24.¥xb6 axb6 25.¦b7 ¤d7 26.¦c7 ¦d6 27.¦c8+ ¤f8 28.¤d2! c5 29.¤c4 ¦e6 30.¦b8 ¦e1+ 31.¢g2 g5 32.a4 ¦a1 33.¤xb6 ¢g7 34.¦c8 ¤e6 35.¤d7 ¦xa4 36.¤xc5 ¦b4 37.¤d3 ¦b5 38.¢f3 h6 39.b4 h5 40.g4 hxg4+ 41.hxg4 f6 42.¦c4 ¢f7 43.¤c5 ¤d8 44.¤b3! Đen đầu hàng 1- 0

http://cocantho.blogspot.com/2014/07/nhung-bay-kieu-mau-trong-khai-cuoc_22.html