32 0 445KB
Tài sản và quyền đối với tài sản
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM ~~~~~~*~~~~~~
BUỔI THẢO LUẬN THỨ 3 ĐỀ TÀI:
TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN Sinh viên thực hiện Lớp Mã sinh viên Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN NGỌC ANH THƯ 126-TM46B2 2153801011232 LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG
: : : :
TP HỒ CHÍ MINH – 2022
1
MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................2 LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. NỘI DUNG ................................................................................................................4 I. KHÁI NIỆM VỀ TÀI SẢN ...................................................................................4 *Nghiên cứu .............................................................................................................4 *Tóm tắt quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/07/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa ........................................................................................................4 *Tóm tắt bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long .........................................................................................5 *Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre. ..6 Tóm tắt quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. .................................................................................7 5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao? .......................................................10 6. Suy của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”. ............................11 7. Bitcoin là gì? ......................................................................................................11 8. Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không? ................11 9, Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết. ......................................................................................12 10. Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam. ....................................................................13 11. Quyền tài sản là gì? ..........................................................................................13 12. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản không? .............................................................................................13 13. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản? .........................................................................14 14. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)? .......................................................................................................................14 II. Căn cứ xác lập quyền sở hữu ............................................................................14 Nghiên cứu:............................................................................................................15 *Tóm tắt quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. ...............................................................................15
Tài sản và quyền đối với tài sản
1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? ..................................................................................15 2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? .................................................................16 3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? .................................................................16 4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? .................................................................17 5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? .....................................................................................................18 6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao? ......18 III. Chuyển rủi ro đối với tài sản ...........................................................................19 1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ...............................................................................................................19 2. Tại thời điểm cháy chợ ai là chủ sở hữu số Xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời câu hỏi. ...................................................................................................................20 3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. ..................................................................................................20
LỜI MỞ ĐẦU Nhằm mục đích nâng cao hiểu biết và vận dụng một số kiến thức liên quan đến Tài sản và quyền đối với tài sản, và đi sâu vào giải quyết một số vấn đề về thế nào là khái niệm tài sản, căn cứ xác lập quyền sở hữu, chuyển rủi ro đối với tài sản….. Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề pháp lý. Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ.
3
NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM VỀ TÀI SẢN *Nghiên cứu - Điều 105 và Điều 115 BLDS 2015 (Điều 163, 181 và 322 BLDS 2005); Án lệ số 31/2020/AL và các quy định liên quan khác (nếu có). - Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long - Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre; - Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. *Tóm tắt quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/07/2007 của Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa Thẩm phán - Chủ tọa phiên họp: Bà Trần Thị Kim Hải. Các Thẩm phán: Bà Trần Thị Thanh Tuyết. Ông Trần Hữu Viên. Nguyên Đơn: Ông Phan Hai, sinh năm: 1939. Cư trú tại thôn Nam 2, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Bị Đơn: Ông Phan Quốc Thái, sinh năm: 1977. Cư trú tại thôn Nam 2, xã Diên Sơn, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Lý do: Ông Phan Hai kháng cáo vì Tòa án cho rằng Ông Hai không cung cấp được Giấy ủy quyền của ông Phan Trọng Nguyên; và Tòa cho rằng ông không cung cấp giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành 0926009, số vào sổ 01868QSDĐ/DS-DK cấp ngày 23/7/1999 của ủy ban Huyện Diên Khánh là không thỏa đáng. - Xét thấy: + Theo yêu cầu của ông Phan Hai: yêu cầu ông Phan Quốc Thái trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành 0926009, số vào sổ 01868QSDĐ/DSDK cấp ngày 23/7/1999 của ủy ban Huyện Diên Khánh mang tên Lương Thị Xàm. + Xét thẩm quyền giải quyết vụ án Theo Điều 105,115 BLDS 2015, khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá vì vậy vụ kiện của ông Hai không thuộc thẩm quyền của Tòa án. Thế nhưng tòa án đã chấp nhận thụ lý. Trong trường hợp này thay vì căn cứ vào khoản 1 Điều 217 để ra quyết định đình chỉ vụ án, xóa tên trong sổ thụ lý, thế nhưng Tòa cấp sơ thẩm căn cứ vào khoản 1 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217 để đình chỉ vụ án điều này là không chính xác. - Quyết định:
Tài sản và quyền đối với tài sản
+ Không chấp nhận kháng nghị 01/QĐKN/VKS-DS ngày 12/5/2017 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa; không chấp nhận kháng cáo của nguyên đơn ông Phan Hai. + Sửa quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 17/2017/QĐST-DS ngày 4/5/2017 Tòa án nhân dân huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. *Tóm tắt bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân huyện Long Hồ tỉnh Vĩnh Long Thẩm phán chủ tọa phiên tòa: Ông Phạm Trí Trường. Các Hội thẩm nhân dân: Ông Trần Văn Hưng Ông Nguyễn Văn Tước. Nguyên đơn: Ông Võ Văn B sinh năm 1954. Cư trú tại Ấp Long Hưng, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Bà Bùi Thị H sinh năm 1954. Cư trú tại Ấp Long Hưng, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thủy T sinh năm 1979. Cư trú tại số 240/36G, đường 14/09, phường 5, tp Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Nội dung vụ án: - Theo lời khai của nguyên đơn: Bên nguyên đơn không có quan hệ bà con với bà T, không biết bà T là ai, không vay tiền của bà T. Năm 2012 đã làm mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do dọn nhà để sửa chửa và đã được ủy ban nhân dân huyện Long Hồ cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng do có tranh chấp nên tôi không được nhận. Nên tôi yêu cầu bà T trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902 cho chúng tôi. - Theo lời khai của bị đơn: Hiên nay bà T có giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902 của hộ ông Võ Văn B, nhưng bà không đồng ý trả lại trừ khi ông B và bà H trả đủ số tiền 120.000.000 đồng. - Luật sư của nguyên đơn phát biểu: Yêu cầu bà T trả lại giấy chúng nhận quyền sử dụng đất cho ông B và bà H theo Điều 4 luật tố tụng dân sự. - Ý kiến kiểm sát viên: tất cả đều đúng trình tự thủ tục. - Nhận định của tòa án + Về tố tụng: Về nguyên tắc Tòa án không được từ chối thủ lý vụ án dân sự vì lý do chưa có điều luật áp dụng. Căn cứ khoản 2 Điều 4, khoản 14 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự đã xác nhận Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án. + Về nội dung: 5
Theo trình bày của bà T thì con ông B đã thế chấp cho bà T đển vay tiền việc này ông B và bà H có biết, nhưng bà không có bằng chứng xác thực. Phía ông B bà H phủ nhận toàn bộ lời trình bày của bà T. Việc ông B mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là có thật. Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ cũng dã đồng ý hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã mất và cấp cho ông B giấy chứng nhân mới. Sau đó bà T chứng minh được giấy chứng nhân AM 090902 không mất nên ông B không được cấp lại giấy chứng nhận mới. Việc bà T yêu cầu ông B trả đủ 120.000.000 đồng mới trả lại giấy chứng nhận sử dụng đất là trái pháp luật và buộc bà T phải trả lại cho ông B và bà H theo đúng quy định pháp luật. - Quyết định: Tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện. Buộc bà Nguyễn Thị Thủy T giao trả lại cho ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H chứng nhận quyền sử dụng đất số AM090902, số vào sổ H55802, số thửa 1595 diện tích 489,1m2. *Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa: Ông Bùi Quan Sơn. Người khởi kiện: ông Nguyễn Việc Cường, sinh năm 1984. Nơi cư trú 02E khu phố 3, phường Phú Khương, Tp Bến Tre, tỉnh Bến Tre. Người bị kiện: -Chi cục trưởng chi cục thuế thành phố Bến Tre. Địa chỉ cư trú 51 Tán Kế, phường 3, Tp Bến Tre, tỉnh Bến Tre. +Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Bé (chi cục trưởng chi cục thuế thành phố Bến Tre). +Người đại diện theo ủy quyền: ông Lê Minh Thiện (phó chi cục trưởng chi cục thuế thành phố Bến Tre). - Cục trưởng chi cục thuế tỉnh Bến Tre. Nơi cư trú 615 Đại lộ Đồng Khởi, phường Phú Khương, Tp Bến tre, tỉnh Bến Tre. * Nhận định của Tòa án: - Về tố tụng: ông Cường yêu cầu Tòa án hủy quyết định của Chi cục trưởng chi cục thuế thành phố Bến Tre vàCục trưởng chi cục thuế tỉnh Bến Tre. - Về thời hiệu khởi kiện, thẩm quyền giải quyết: vẫn còn thời hiệu, thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre. * Xét theo quy định 714 QĐ-CCT ngày 12/10/2015. - Về trình tự thủ tục ban hành quyết đinh: đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. - Về thẩm quyền ban hành: đúng thẩm quyền. - Về nội dung quyết định:
Tài sản và quyền đối với tài sản
+ Chưa có căn cứ xác nhận ông cường phải nộp thuế khi mua bán tiền kĩ thuật số + Pháp luật Việt Nam không có căn cứ quy định về nghề kinh doanh nạp tiền ảo, nên chưa có pháp lệnh điều chỉnh mua bán loại tiền này trên Internet. Vì vậy quyết định của chi cục trưởng chi cục thuế thành phố Bến Tre đã vuợt quá thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp thuật, ảnh hưởng đến hệ quả điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước. + Căn cứ theo điều khoản pháp luật thì quyết định khiếu nại của ông Cường được chấp thuận. - Ý kiến của Kiểm sát viên: kiểm sát viên cho rằng việc chi cục thuế truy thu thuế đối với ông Cường là có căn cứ. Vì vậy theo những điều lệ áp dụng ở các phần trên thì ý kiến của Kiểm sát viên không được chấp nhận. * Quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Việt Cường, tuyên xử: Hủy quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 của chi cục Trưởng chi cục thuế thành phố Bến Tre về việc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và quyết định số 1002/QĐ-CT ngày 18/5/2017 của Cục trưởng Cục thuế thành phố Bến Tre về việc giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Việt Cường. *Tóm tắt quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị H Bị đơn: Nguyễn Thị Kim L Nội dung: Bà H (nguyên đơn) và bà L (bị đơn) là con của cụ T. Đầu năm 1976, cụ T được Quân đội cấp căn nhà số 63. Năm 1995, cụ T chết, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá căn nhà trên, không để lại di chúc, có lập giấy ủy quyền cho bà L trọn quyền giải quyết những việc có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với căn nhà trên. Bà L đã mua hóa giá căn nhà trên sau khi có sự đồng ý của tòan bộ các con cụ T, tuy nhiên sau đó bà L đã cho thuê mà không bàn bạc với con cụ T. Bà H khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là ngôi nhà trên theo biên bản thỏa thuận của Thanh tra Bộ Quốc Phòng. Tòa án sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu của bà H, Tòa phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của bà L. Tòa án nhân dân tối cao đã hủy toàn bộ bản án và giao hồ sơ vụ án lại cho Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại sơ thẩm.
7
1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh họa về giấy tờ có giá. BLDS 2015 không định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu giấy tờ có giá là một loại tài sản (Điều 105 BLDS 2015). Tuy nhiên, giấy tờ có giá có thể hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dân sự. Tại Khoản 1, Điều 1, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung Nghị định số 163/2016/NĐ-CP) có quy định: ‘Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch’. Ví dụ minh họa về một số giấy tờ có giá: -
Trái phiếu Chính phủ Trái phiếu Công ty Cổ phiếu
- Chứng chỉ tiền gửi Agribank 2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? - Trong thực tiễn xét xử hiện nay, không coi “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, gấy chứng nhận sở hữu nhà” là giấy tờ có giá. - Các loại giấy tờ xác nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, giấy đăng kí ô tô, sổ. tiết kiệm,… không phải là giấy tờ có giá. (Các loại tài sản trong luật dân sự Việt Nam) - Toà án nhân dân tối cao ban hành công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011 hướng dẫn thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (“Công văn 141”). Theo công văn, các giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy đăng kí xe mô tô, xe máy; Giấy đăng kí xe ô tô,…) không phải là giấy tờ có giá quy định tại Điều 163 của BLDS 2005 (Điều 105 BLDS 2015). (Vai trò của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và vấn đề kiện đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) - Quyết định số 06 ghi nhận: “[2] Xét thẩm quyền giải quyết vụ án: Theo Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất đọng sản và động sản, Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương
Tài sản và quyền đối với tài sản
lai.”; Điều 105 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”. (…) Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.” - Bản án số 39 ghi nhận: “Hội đồng xét xử thấy rằng Bộ luật tố tụng dân sự không quy định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên về nguyên tắc Toá án không được từ chối giai quyết vụ án dân sựu vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự…” 3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có cho câu trả lời không? Vì sao? - Trong thực tiễn xét xử, “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản. - Căn cứ theo: + Khoản 1 điều 105 BLDS 2015: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. + Khoản 16 điều 3 Luật đất đai 2013: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.” - Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà chỉ chứa đựng thông tin về quyền, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản. - Quyết định số 06 ghi nhận:“[2] Xét thẩm quyền giải quyết vụ án: Theo Điều 105 BLDS 2015 quy định về tài sản như sau: “1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. 2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản, Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”; Điều 105 BLDS 2015: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản 9
khác.”. (…) Như vậy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá.” - Bản án số 39 ghi nhận: “Hội đồng xét xử thấy rằng Bộ luật tố tụng dân sự không quy định rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp này. Tuy nhiên về nguyên tắc Toá án không được từ chối giai quyết vụ án dân sựu vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, cho thấy nội dung này hàm chứa một số quyền về tài sản gắn liền với đất nên thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luạt dân sự…” 4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài). Hướng giải quyết trong quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản được quy định ở khoản 1 Điều 105 BLDS năm 2015 là chưa thỏa đáng. Do: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn tại dưới một hình thức vật chất nhất định, có hình dạng cụ thể (một tờ giấy), nằm trong khả năng chiếm hữu của con người (có thể thực hiện việc nắm giữ, chiếm giữ, quản lý đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), có giá trị sử dụng (dùng để minh chứng quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất). Việc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể tham gia giao dịch trao đổi mua bán không làm mất đi bản chất tài sản của nó. Thực tế, có những loại tài sản mà Nhà nước cấm lưu thông, chẳng hạn vuc khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật.... Việc coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không là tài sản dẫn tới nhiều hệ quả không giải thích được về mặt lý luận và thực tế và còn làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người sử dụng đất. Cụ thể,theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, quyền sở hữu và từng nội dung riêng lẻ của quyền sở hữu là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt chỉ có thể thực hiện trên các đối tượng là tài sản. Vì vậy, việc coi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không là tài sản đã tước bỏ quyền chiếm hữu và sử dụng hợp pháp của người sử dụng đất đối với loại giấy tờ này. 5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản không? Vì sao?
Tài sản và quyền đối với tài sản
- Nếu áp dụng BLDS 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được coi là tài sản. - Căn cứ tại: + Khoản 1 Điều 105 BLDS 2015: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản + Điều 115 BLDS 2015: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. - Do giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứng đựng thông tin về quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền không được xem là giấy tờ có giá. Vì vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không được xem là tài sản. 6. Suy của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”. Hướng giải quyết của bản án số 39 là hợp lý. Vì việc bà T chiếm giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông B và bà H là trái pháp luật hơn nữa bà không đưa ra được giấy tờ chứng minh con trai ông B đã thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cho bà để vay số tiền 120.000.000 đồng. Nên việc tòa án yêu cầu bà trả lại giấy chứng nhận trên cho ông B và bà H là đúng. 7. Bitcoin là gì? - Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ) là một loại tiền mã hóa, được phát minh bởi Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2009. Bitcoin có thể được trao đổi trực tiếp bằng thiết bị kết nối Internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian nào. - Bitcoin có cách hoạt động khác hẳn so với các loại tiền tệ điển hình: Không có một ngân hàng trung ương nào quản lý nó và hệ thống hoạt động dựa trên một giao thức mạng ngang hàng trên Internet. Sự cung ứng Bitcoin là tự động, hạn chế, được phân chia theo lịch trình định sẵn dựa trên các thuật toán. Bitcoin được cấp tới các máy tính “đào” Bitcoin để trả công cho việc xác minh giao dịch Bitcoin và ghi chúng vào cuốn sổ cái được phân tán trong mạng ngang hàng – được gọi là blockchain. Cuốn sổ cái này sử dụng Bitcoin là đơn vị kế toán. Mỗi bitcoin có thể được chia nhỏ tới 100 triệu đơn vị nhỏ hơn gọi là satoshi. (Wikipedia)
8. Theo Tòa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không? 11
- Theo Toà án, Bitcoin không phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam. - Ghi nhận: “Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Cụ thể theo điều 163 BLDS 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. (…) Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính Phủ quy định chế tài xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự.” 9, Pháp luật nước ngoài có coi Bitcoin là tài sản không? Nếu có, nêu hệ thống pháp luật mà anh/chị biết. - Tình trạng pháp lý của bitcoin (và các công cụ tiền điện tử liên quan) về cơ bản khác nhau giữa các quốc gia và trong nhiều trường hợp vẫn chưa xác định hoặc thay đổi liên tục. - Một số hệ thống Pháp luật của các nước xem Bitcoin là tài sản như: *Hoa Kỳ - Năm 2013, Bộ Tài chính Hoa Kỳ phân loại bitcoin như là một loại tiền ảo phi tập trung có thể chuyển đổi. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai, CFTC, đã phân loại bitcoin là một loại hàng hóa vào tháng 9 năm 2015. Theo IRS, bitcoin bị đánh thuế như một tài sản. - Bitcoin đã được đề cập trong một ý kiến của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ (trên Wisconsin Central Ltd. v. Hoa Kỳ) về việc thay đổi định nghĩa về tiền vào ngày 21 tháng 6 năm 2018. - Nếu các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ, bao gồm sàn giao dịch tiền điện tử, máy chuyển tiền và dịch vụ ẩn danh thực hiện một số lượng kinh doanh đáng kể ở Hoa Kỳ, thì họ bắt buộc phải + đăng ký với FinCEN Hoa Kỳ như một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tiền tệ + thiết kế và thực thi chương trình chống rửa tiền (AML), và + lưu giữ hồ sơ thích hợp và báo cáo cho FinCEN, bao gồm Báo cáo hoạt động đáng ngờ (SAR) và Báo cáo giao dịch tiền tệ (CTR) - Mười bảy quốc gia khác có yêu cầu AML tương tự. Tính đến năm 2018, FinCEN của Hoa Kỳ nhận được hơn 1.500 SAR mỗi tháng liên quan đến tiền điện tử. - Vào tháng 9 năm 2016, một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết rằng "Bitcoin là tiền theo nghĩa đơn giản của thuật ngữ đó". *Mexico
Tài sản và quyền đối với tài sản
- Bitcoin là hợp pháp ở Mexico kể từ năm 2017. Luật FinTech quy định bitcoin là tài sản ảo. 10. Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam. Quan điểm của Tòa án về Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam là hợp lý, bởi lẽ dựa trên những phân tích và chứng minh ở phần trên thì ta thấy rằng khung pháp lý về tiền kỹ thuật số (tiền ảo) cũng như hành vi mua bán tiền ảo qua mạng Internet đang được hoàn thiện, tức là hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào xác định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là tiền tệ hay kinh doanh hàng hóa được pháp luật cho phép và buộc phải đóng thuế. Thêm vào đó là căn cứ vào Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “ Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.”Vật trong Luật dân sự phải thỏa mãn những điều kiện sau: Là bộ phận của thế giới vật chất, con người chiếm hữu được, mang lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai; một tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó có giá trị lưu hành trên thực tế; giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyển giao được trong giao lưu dan sự, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được trong giao dịch dân sự, kể cả người sở hữu trí tuệ. Vì vậy Bitcoin không thuộc loại tài sản nào được liệt kê trong Bộ luật dân sự 2015. Ngoài ra ngân hàng nhà nước Việt Nam cũng không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp. 11. Quyền tài sản là gì? Căn cứ vào Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. 12. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản không? Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. Theo đó: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, không đòi hỏi phải có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự. Đối với quyền tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự phải đáp ứng được hai yêu cầu là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao cho người khác trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản bao gồm quyền đòi nợ, quyền sử dụng tài sản thuê, quyền trị giá bằng tiền, quyền thực hiện hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ. Những quyền tài sản khác gắn với nhân thân thì không 13
được chuyển giao như quyền thừa kế, quyền cấp dưỡng, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về sức khỏe. Vậy quyền thuê và quyền mua tài sản đã đáp ứng đủ hai yêu cầu là trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao được cho người khác trong giao dịch dân sự nên quyền thuê và quyền mua là quyền tài sản. 13. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản? Đoạn thứ nhất trong Nhận định của Toàn án: […..]Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 của Bộ luật dân sự 1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền), và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. 14. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản)? - Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua là hợp lý: - Bộ luật dân sự 1995 có quy định: + Điều 172 Bộ luật dân sự 1995 về tài sản có quy định: ‘Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.’ + Điều 188 Bộ luật dân sự 1995 về quyền tài sản có quy định: ‘Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Phần thứ sáu của Bộ luật này.’ + Điều 634 Bộ luật dân sự 1995 về quyền thừa kế của cá nhân có quy định: ‘Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.’ - Theo như Tòa án nhân dân tối cao, trong trường hợp này Tòa đã xem quyền thuê, quyền mua như là một tài sản. Cụ thể hơn là xem quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao để được thừa kế. Trong khi đó cụ T được Quân đội (Quân khu 7) cấp căn nhà tại số 63 (tầng 2) đường V, phường X, quận I (nay là đường B, phường H, quận 1, TPHCM) theo tiêu chuẩn của sĩ quan quân đội, nên đây được coi là tài sản riêng của cụ T. Nên cụ T có quyền thuê, mua hóa giá nhà trên một cách hợp pháp theo Nghị định của Chính phủ 61-CP ngày 05/07/1994 về quyền mua bán và kinh doanh nhà ở.Vì vậy quyền thuê, quyền mua của cụ T được xem là quyền tài sản vì nó được trị giá bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự.
II. Căn cứ xác lập quyền sở hữu
Tài sản và quyền đối với tài sản
Nghiên cứu: - Điều 221 và Điều 236 BLDS 2015 (Điều 170, Điều 185, Điều 186 và Điều 247 BLDS 2005); - Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; - Các quy định liên quan khác (nếu có). *Tóm tắt quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. - Nguyên đơn: Cụ Dư Thị Hảo. - Bị đơn: Chị Nhữ Thị Vân. Tóm tắt: - Nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, tp. Hà Nội là tài sản riêng của cụ Hảo. - Năm 1954, cụ Hảo vào Sài Gòn, giao nhà cho con trai là ông Chính quản lý. - Ông Chính đi công tác ở Thái Nguyên nên cho ông Khải thuê nhà, có lập giấy tờ thuê nhà. - Sau khi ông Khải mất thì cháu gái ông là chị Vân vẫn sử dụng đến nay nhưng giấy tờ thuê nhà đã bị mất. - Năm 1975 cụ Hảo nhiều lần đòi nhà nhưng chị Vân không trả. - Năm 2001 chị Vân bán nhà cho vợ chồng chị Lan và anh Sơn. - Năm 2004 cụ Hảo khởi kiện đòi lại nhà. Bản án sơ thẩm và phúc thẩm: - Chấp nhận yêu cầu khởi kiện đòi nhà cho thuê. - Buộc chị Vân và vợ chồng chị Lan, anh Sơn phải trả lại toàn bộ diện tích nhà đất tại tầng 1 nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Quyết định của Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội: - Hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm và sơ thẩm về vụ án “Đòi nhà”, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm lại. 1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
15
- Đoạn của quyết định cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 02 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền thuê nhà cho ông Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo đi vào nam sinh sống từ năm 1954, ông Chính cũng không xuất trình được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ông Chính quản lý căn nhà”. - Khẳng định này của Tòa án là không xác đáng, dù nhà chị Vân ở từ năm 1954, tính đến thời điểm bán cũng trên 30 năm nhưng nhà này là của cụ Hảo có trên giấy tờ lưu giữ thì nếu không có văn bản nào của cơ quan nhà nước thì không thể gọi là nhà có đất tranh chấp. 2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? - Đoạn của quyết định cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “ Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này””. - Tòa án xác định như thế là chưa xác đáng, bởi vì căn nhà số 2 Hàng Bút là gia đình cụ Hảo cho thuê, cụ Hảo vẫn còn là chủ sở hữu căn nhà, cũng là người đứng tên căn nhà, cụ ủy quyền cho ông chính quản lý căn nhà chứ không từ bỏ căn nhà (không từ bỏ quyền sở hữu căn nhà), gia đình chị Vân chiếm hữu căn nhà lúc nó còn là sở hữu của cụ Hảo mà không được sự đồng ý thì không thể gọi là chiếm hữu ngay tình được. 3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? - Đoạn của quyết định cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người
Tài sản và quyền đối với tài sản
chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này””. - Và ở trong một đoạn khác: “ Trong khi gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị Vân, sau này là bố chị Vân và chị Vân vẫn tiếp tục sinh sống.” - Theo em, tòa án xử khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất trên 30 năm là hợp lý vì theo khoản 1 điều 182 BLDS 2015: “ Việc chiếm hữu tài sản được thực hiện trong một khoản thời gian mà không có tranh chấp về tài sản đó là chiếm hữu liên tục, kể cả khi tài sản được trao cho người khác chiếm hữu.” - Theo toà án, thời gian trễ nhất gia đình chị Vân có thể bắt đầu ở là vào năm 1968, từ mốc thời gian đó đến thời gian khởi kiện năm 2004 đã là 36 năm liên tục, thì trong thời gian 36 năm bên phía nguyên đơn khai đã có đòi nhà, cụ thể là sau năm 1975, nhưng không có tài liệu pháp lý phù hợp để chứng thực điều này, từ đó thiếu cơ sở để xác mình căn nhà đó có tranh chấp giữa hai bên. - Các tình tiết của vụ án đã cho thấy gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngôi nhà trong một khoảng thời gian dài mà không có tranh chấp. 4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? - Đoạn của quyết định cho thấy Toà án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm: “Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1945, lúc đầu là ông nội chị Vân ở, sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở.” - “Sau khi ông nội chết năm 1995 thì gia đình chị không còn đóng tiền thuê nhà cho ông Chính nữa. Sau đó bố chị(ông Nhữ Duy Sơn và chị tiếp tục quản lý). Năm 1997, bố chị chết thì chị tiếp tục ở lại nhà số 2 Hàng Bút (tầng1), chị không trả tiền thuê nhà cho ai, quá trình ở thì bố chị có nâng cao nền nhà, thay cửa, còn chị không sửa chữa gì thêm”. - Và trong đoạn: “Gia đình chị đã ở lại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai theo quy định tại khoản 1 điều 247 BLDS 2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản 17
không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này.”” - Theo em, tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu công khai nhà đất là hoàn toàn có căn cứ vì theo khoản 1 điều 183 BLDS 2015: “Việc chiếm hữu tài sản được coi là chiếm hữu công khai khi thực hiện một cách minh bạch, không giấu diếm, tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của mình.”. Gia đình chị Vân đã sử dụng ngôi nhà với mục đích sinh sống và sinh hoạt. Đồng thời đã có sửa chữa và nâng cấp ngôi nhà trong thời gian sinh sống ở đó. Ngôi nhà đã được sử dụng theo đúng tính năng và công dụng và được người chiếm hữu giữ gìn, bảo quản như tài sản của mình. 5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án? - Đoạn của quyết định cho thấy Toà án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp: “Mặc dù phía nguyên đơn khai có đòi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng không có tài liệu chứng minh( chỉ có biên bản hòa giải tại Ủy ban Nhân Dân phường Hàng Bồ năm 2001), đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn kiện ra tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là không có căn cứ vì thực tế cụ Hảo không còn là chủ sở hữu căn nhà nêu trên.” - Theo em, Tòa án khẳng định cụ Hảo không còn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp dựa vào lời khai của nguyên đơn và bị đơn là chưa chính xác. - Nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội có bằng khoán điền thổ số 25, tập 2, tờ số 55, đăng ký trước bạ tại Hà Nội ngày 04/11/1946. Nghĩa là cụ Hảo đã xác lập quyền sở hữu đối với căn nhà từ năm 1946.Dù cụ Hảo có vào nam sinh sống nhưng vẫn chưa từ bỏ quyền sở hữu đối với căn nhà đó, không có chứng minh nào cho thấy cụ không còn là chủ sở hữu căn nhà. 6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền không? Vì sao? Gia đình chị Vân không được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền của BLDS 2015 vì những lí do sau đây:
Tài sản và quyền đối với tài sản
- Gia đình chị Vân đã sống ở đây nhiều thế hệ, suy cho cùng dù xét thời điểm là năm 1968 hay 1954 thì thời gian chiếm hữu cũng đã trên 30 năm, căn cứ vào điều 182 BLDS 2015. - Việc chiếm hữu nhà số 2 Hàng Bút của gia đình chị Vân không có căn cứ pháp luật, chị Vân hoàn toàn có thể biết việc chiếm hữu này là không có căn cứ pháp luât dựa vào việc không có hợp đồng cho thuê nhà nhưng có thể xem là không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, phù hợp với quy đinh tại điều 189 BLDS 2005. - Gia đình chị Vân đã sử dụng với đúng tính năng, công dụng và được gia đình chị bảo quản, giữ gìn như tài sản của mình, đồng thời việc chiếm hữu này diễn ra hoàn toàn công khai, minh bạch, căn cứ vào khoản 1 điều 183 BLDS 2015. - Tuy nhiên, nếu theo điều 180 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu không ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc có thể biết rằng mình không có quyền đối với tài sản”. Ở trường hợp này, việc chị Vân biết nhận thức được rằng thực chất căn nhà là do ông nội chị thuê, có trả tiền nhà đầy đủ trong một khoản thời gian dài nên chị hoàn toàn có thể biết và phải biết rằng mình không có quyền đối với tài sản đó III. Chuyển rủi ro đối với tài sản Nghiên cứu: - Điều 162 và Điều 441 BLDS 2015 (Điều 166, 234, 248 và Điều 440 BLDS 2005); - Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương II; - Tình huống sau: Bà Dung có mua của bà Thủy 01 ghe xoài trị giá 16.476.250 đồng. Tuy nhiên ghe xoài này đã bị hư do cháy chợ sau khi bà Dung nhận hàng và bà Dung từ chối thanh toán tiền mua với lý do đây là việc rủi ro. 1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Bà Dung là người phải chịu rủi ro đối với tài sản, vì theo Khoản 1 Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”, mà thời điểm xảy ra cháy chợ và ghe xoài bị hư là sau khi bà Dung đã nhận ghe xoài
19
nên theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì bà Dung là người phải chịu rủi ro đối với ghe xoài. 2. Tại thời điểm cháy chợ ai là chủ sở hữu số Xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời câu hỏi. Tại thời điểm cháy chợ (sau khi bà Dung nhận hàng), bà Dung là chủ sở hữu số Xoài. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 161 BLDS 2015 quy định về thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản: Thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thực hiện theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan; trường hợp luật không cóquy định thì thực hiện theo thỏa thuận của các bên; trường hợp luật không quy định và các bên không có thỏa thuận thì thời điểm xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là thời điểm tài sản được chuyển giao. Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. Trong tình khuống không xảy ra giao dịch buôn bán giữa bà Dung và bà Thủy về thời điểm xác lập quyền sở hữu khi thực hiện giao dịch buôn bán, nên thời điểm xác lập quyền sở hữu số xoài đó sẽ được tính từ thời điểm bà Thủy chuyển giao số Xoài đó cho bà Dung, hay nói cách khác bà Dung chính là người đã nhận số Xoài đó, mà thời điểm cháy chợ là sau khi bà Dung nhận số Xoài đó. Vì thế mà thời điểm cháy chợ thì bà Dung chính là chủ sở hữu của số Xoài 3. Bà Dung có phải thanh toán tiền mua ghe xoài trên không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. - Bà Dung phải thanh toán tiền mua ghe xoài. Căn cứ vào: + Khoản 1, Điều 441 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm rủi ro : Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Vì thế việc xác định người chịu rủi ro về tài sản phải căn cứ vào thời điểm trước hay sau khi người mua giao dịch với người bán. + Khoản 1, Điều 161, Bộ luật dân sự 2015: Thời điểm tài sản được chuyển giao là thời điểm bên có quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ chiếm hữu tài sản. Trước khi mà rủi ro xảy ra thì bà Dung đã chiếm hữu ghe xoài của bà Thủy. Nên bà Dung trở thành chủ sở hữu của ghe xoài đó. + Khoản 1, Điều 162, Bộ luật dân sự 2015 quy định: Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. - Cụ thể trong tình huống này thì thời điểm vụ cháy (tức là rủi ro) xảy ra là sau khi bà Dung (người mua) đã nhận ghe xoài từ bà Thuỷ (tức là người bán), nên người phải chịu rủi ro đối với ghe xoài ở đây là bà Dung. Vì bà Dung là chủ sở hữu của ghe xoài, nên khi rủi ro xảy ra thì bà Dung là người phải có trách nhiệm giải quyết rủi ro đó và đồng thời có nghĩa vụ thanh toán tiền mua ghe xoài cho bà Thủy là 16.476.250 đồng.
Tài sản và quyền đối với tài sản
KẾT LUẬN Tóm lại, thông qua bài tập nhóm này nhằm mục đích nâng cao hiểu biết và vận dụng một số kiến thức liên quan đến Tài sản và quyền đối với tài sản, nhằm hiểu biết được thế nào là khái niệm về tài sản, căn cứ xác lập quyền sở hữu và chuyện rủi ro đối với tài sản. Đồng thời rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề pháp lý. Rèn luyện kỹ năng phân tích để hiểu, đánh giá một quyết định của Tòa án, nhất là đối với những vấn đề mà văn bản không rõ ràng hay không đầy đủ. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật dân sự 2015 [2] Bộ luật dân sự 1995 [3] Bộ luật dân sự 2005 [4] Các bản án và quyết định của Tòa
21