Bia Dung Sai NNN [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM

DUNG SAI VÀ KỸ THUẬT ĐO

SVTH: Phan Công Chiến MSSV: 1710675 GVHD: Nguyễn Minh Dương Lớp: Chiều thứ 3 (Tuần 24 25 26)

TP HCM, ngày 6/7/2020

THÍ NGHIỆM MÔN KĨ THUẬT CHẾ TẠO 3

1. MỤC ĐÍCH : Nhằm giúp sinh viên hiểu và thực hành được việc tạo ra chi tiết được mạ bề mặt bằng phương pháp mạ điện. 2. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 2.1. Thiết bị  Hộp chứa dung dịch điện phân (CuSO4)  Khẩu trang y tế  Máy mài cầm tay  Ampe kế  Vôn kế  Giá kẹp treo bulong  Nguồn điện 24V  Kềm (kìm)  Giấy nhám (1200)  Giẻ lau 2.2. Nguyên vật liệu  Bulong  Tấm đồng  Dung dịch xút NaOH  Dung dịch điện phân CuSO4 2.3. Công tác chuẩn bị  Sinh viên tìm hiểu rõ các bước làm thí nghiệm và nhận vật liệu từ thầy hướng dẫn  Tìm hiểu nguyên lý và sơ đồ mạ điện bằng dòng điện một chiều

Hình 1: Sơ đồ mạ điện

Trong quá trình mạ điện, vật cần mạ được gắn với cực âm catôt, kim loại mạ gắn với cực dương anôt của nguồn điện trong dung dịch điện môi. Cực dương của nguồn điện sẽ hút các electron e- trong quá trình ôxi hóa và giải phóng các ion kim loại dương, dưới tác dụng lực tĩnh điện các ion dương này sẽ di chuyển về cực âm, tại đây chúng nhận lại e- trong quá trình ôxi hóa khử hình thành lớp kim loại bám trên bề mặt của vật được mạ. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ: 1 𝐴

𝑚 = . . 𝐼. 𝑡 với F=96500C/mol 𝐹 𝑛

2.4.

Tiến hành thí nghiệm  Bước 1: Làm sạch bề mặt Bulong bằng máy mài, sau đó chà lại bằng giấy nhám và rửa bằng dung dịch xút

Hình 2: Mài sạch long đền

Hình 2: Bulong sau khi mài bằng máy

Hình 2: Dung dịch xút để rửa lại bulong

 Bước 2: Chuẩn bị, lắp đặt thiết bị theo sơ đồ nguyên lí, có sử dụng vôn kế, ampe kế để kiểm soát dòng điện mạ

Hình 3: Lắp đặt thiết bị  Bước 3: Kiểm tra và đóng điện cho hệ thống  Bước 4: Cho khoảng cách giá treo bulong và tấm đồng nguyên liệu là 150mm

Hình 3: Cho bulong ở vị trí 150mm

 Bước 5: Điều chỉnh biến trở để thay đổi giá trị trên Ampe kế bằng 0,5A

Hình 5: Ampe kế chỉ 0,5A

 Bước 6: Lúc này, Vôn kế giảm giá trị từ 24V (lúc vừa đóng điện) xuống còn khoảng 8V

Hình 6: Khi thay đổi giá trị biến trở, vôn kế thay đổi số chỉ  Bước 7: Quan sát và giữ cho hệ thống hoạt động ổn định trong 15 phút, sau đó tháo bulong ra, để ráo nước và đem đi rửa

Hình 7: Bulong được mạ nhưng không hoàn chỉnh

Sau khi đem đi rửa, lớp đồng mạ bị bong ra hết, không ăn dính gì với bulong. Bề mặt mạ không sang bóng, dễ bong tróc, không đạt yêu cầu.

Hình 8: Bulong sau khi rửa, bề mặt bị ăn mòn chút ít

 Bước 8: Tiến hành mài lại Bulong và setup lại hệ thống để thực hiện mạ lần 2  Bước 9: Xem kết quả và so sánh với lần 1. Lần này nhóm không đem bulong đi rửa ngay mà phơi khô, nhưng sau khi khô cứng, lớp mạ vẫn bong ra

Hình 9: Để khô lớp mạ

3. Nhận xét 3.1. Nộp hiện vật đã gia công (1 bulong có lớp mạ để khô) (do nhóm sử dụng lại bulong của lần 1 để tiết kiệm và dễ mài, do bulong có lớp mạ kẽm sẵn rất khó để mài mất lớp kẽm này) 3.2. Nhận xét về sản phẩm .  Lần thứ nhất: Sau khi đem đi rửa, lớp đồng mạ bị bong ra hết, không ăn dính gì với bulong. Bề mặt mạ không sang bóng, dễ bong tróc, không đạt yêu cầu.  Lần thứ hai: không đem bulong đi rửa ngay mà phơi khô, nhưng sau khi khô cứng, lớp mạ vẫn bong ra 3.3. 3.4.

Muốn gia công nhanh hơn cần phải thực hiện thêm những bước gì? Để tăng độ chính xác của sản phầm cần có những biện pháp nào?

Giảng viên hướng dẫn Cô Linh

Nhóm thực hiện PHAN CÔNG CHIẾN HOÀNG MINH TUẤN HÀ SỸ TƠN ANH