26 0 18MB
{ bạn khác biệt } Kien Tran Philosophy via short Facebook Status
facebook.com/kientranhandbook
Tổng hợp các Status ngắn, chất lượng cao chọn lọc mỗi ngày trên Facebook Kien Tran
facebook.com/kientranhandbook
Prologue Khi cái đầu chỉ ở mức trung bình, bạn thường ít gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội. Bởi suy nghĩ, lối sống, thế giới quan của bạn không khác với phần lớn những người bạn gặp. Cuộc sống của bạn có vẻ tương đối dễ chịu và thoải mái. Nhưng điều này lại cho bạn sự nhàm chán, hời hợt, lối mòn. Bạn quyết định thay đổi và vươn lên, trở nên khác biệt, liên tục học hỏi. Và khi cái đầu của bạn vượt xa mức trung bình, chất lượng tư duy của bạn cao đến nỗi những gì bạn nói ra sẽ bị người khác phản đối, vùi dập. Thay vì buồn bực, chán nản. Đây mới là lúc bạn nên vui mừng. Bởi bạn không còn là một trong số họ. Bạn không còn là một người chỉ biết follow và vay mượn suy nghĩ, ý kiến của người khác. Bạn đã trở thành Leader của chính cuộc đời bạn.
facebook.com/kientranhandbook
Phần lớn chúng ta không duy trì được điều này quá lâu. Bởi xung quanh bạn không phải ai cũng nghĩ như bạn. Họ lại quá đông. Mà bạn thì cần giao tiếp xã hội. Bạn quyết định trở nên giống họ, đồng hoá. Cái sự trở nên khác biệt trở nên giống như một cuộc giằng co. Một bên, bạn muốn vươn lên. Bên kia, bạn chỉ muốn trung bình để còn giao tiếp với số đông. Đó là một trong những lý do mình viết Status mỗi ngày trên Facebook. Lợi ích của việc tự do trong tư duy cao hơn việc duy trì một vài mối quan hệ tầm thường, bề nổi. Và điều này đã được chứng minh bằng thực tế. Không một ngày nào mình không nhận được các tin nhắn cảm ơn từ các bạn độc giả gửi về. Điều này cho thấy con người không ai không muốn vươn lên, chỉ có điều họ bị sự trung bình dẫn dắt, họ quá cô đơn nếu nghĩ hơi khác đi. Đây là cuốn sách tổng hợp và chọn lọc các Status từ Facebook Kien Tran để các bạn tiện theo dõi và chia sẻ đến cho người khác. Bạn không còn cô đơn như bạn nghĩ. facebook.com/kientranhandbook
1 “Hãy suy nghĩ như một con nhện”
Con nhện bé nhỏ, vô hại bằng một phần ngàn con người. Nhưng con người phải sợ nó. Bạn có thể nhỏ bé. Nhưng nếu bạn BOLD. Những người vai vế lớn hơn bạn vẫn phải nể bạn. SMALL BUT BOLD Trong một cuộc va chạm xã hội, chẳng ai có đủ thời gian để hiểu bạn 100%. Vì thế, BE BOLD. Dứt khoát và tự tin. Dù cho bạn chỉ nhỏ bé như một con nhện. Being bold doesn’t mean being rude.
facebook.com/kientranhandbook
2 “5 năm sau”
Cam kết với bản thân. Bạn của 5 năm sau sẽ không xồ xề xấu xí. Sẽ không xuống cấp. Sẽ tràn đầy năng lượng tích cực. Đừng như số đông xuống cấp theo thời gian (mình đã chứng kiến quá nhiều). Unacceptable.
3 “Đừng bán linh hồn cho quỷ dữ”
Đ
ừng bán linh hồn của bạn cho quỷ dữ.
Điều tương tự áp dụng với Chính phủ, tôn giáo, trường học, công việc 9-to-5 Tất cả chỉ là tạm thời. Bạn chỉ thực sự tự do khi bạn: 1. Đủ tài chính để không phải bán linh hồn cho chính phủ (bao cấp) 2. Đủ thông minh để phân biệt được cái gì đúng cái gì sai mà không cần bán linh hồn cho tôn giáo. 3. Đủ khả năng tự học để không cần bán linh hồn cho trường học. 4. Đủ khả năng giải quyết vấn đề để không cần bán linh hồn cho một công việc 9-to-5 facebook.com/kientranhandbook
4 “Không sân si”
Lời khuyên 20XX chân thành dành cho các bạn. Không sân si. Ít tranh luận. Tập trung sống. Tập trung làm. Nghĩ tích cực. Kệ chúng nó. Việc mình mình làm. Nhà mình mình giàu.
facebook.com/kientranhandbook
5 “Bạn muốn nhìn thấy bạn thế nào sau 5 năm”
T
hời gian là câu trả lời cho tất cả.
Sau 5 năm mình nhận ra một số người quen của mình thay đổi khá nhiều. Có người tràn đầy sức sống, tích cực, bề ngoài rất healthy, vừa vặn, cân đối Có người thì tiều tuỵ trông thấy, già hơn, thừa cân, uể oải, thiếu sức sống. Những thay đổi mỗi ngày rất nhỏ nhưng thời gian phóng đại mọi thứ. Từ người phong độ sang thành tiều tuỵ, từ người yếu đuối thiếu tự tin trở thành giám đốc đẹp trai. Đôi khi bạn trong hiện tại không nói lên điều gì. Thời gian là câu trả lời cho tất cả. Bạn muốn nhìn thấy bạn như thế nào sau 5 năm?
facebook.com/kientranhandbook
6 “Your day, your life” Nếu mỗi sáng bạn thức dậy, có người cho bạn 1000 USD, bạn sẽ nhảy lên vì sung sướng. Thế nhưng điều ít người nhận ra, đó là mỗi sáng thức dậy bạn được thứ còn giá trị hơn 1000 USD. Your day, your life. Bạn được trao tặng hẳn 1 ngày—24 giờ là của bạn, được chọn lựa mọi thứ bạn muốn làm, người bạn muốn gặp, và nơi bạn muốn đến. Hãy cảm thấy sung sướng mỗi sáng thức dậy, bởi cả ngày hôm đó là của bạn. You can do whatever you want.
facebook.com/kientranhandbook
7 “Self-love”
S
elf-love (tự yêu bản thân) — là một kỹ năng vô cùng quan trọng.
Nếu bạn không có kỹ năng tự yêu bản thân, bạn sẽ luôn có xu hướng đòi hỏi sự chú ý, quan tâm từ người khác. Nếu không được chú ý, quan tâm, bạn sẽ cảm thấy bất hạnh. Nhất là những lúc bạn chỉ có một mình. Những đứa trẻ khi sinh ra nhận được quá nhiều sự chú ý từ gia đình, bạn bè, thầy cô sẽ gặp rắc rối khi trưởng thành. Chúng đã quá quen với việc gây sự chú ý và được người khác chú ý tới và không còn kỹ năng yêu bản thân (ở một mình). Khi lớn lên, sự chú ý từ người khác giảm đi là lúc chúng cảm thấy tồi tệ và bất hạnh, dẫn đến làm những việc điên rồ, chỉ để gây sự chú ý và thoả mãn nhu cầu được chú ý, quan tâm. Khả năng tự yêu bản thân giúp bạn có thể yêu, vui đùa, làm bạn với chính bản thân bạn (thay vì phải đòi hỏi một bên thứ 3). Bạn không còn đòi hỏi sự chú ý. Tinh thần bạn cũng sẽ ổn định hơn nhiều. facebook.com/kientranhandbook
Hãy học cách yêu chính bản thân mình. Làm bạn với nó. Have fun với nó. Ask yourself. How long can you go without other people’s attention?
facebook.com/kientranhandbook
8 “Học ĐH xong mới chỉ là khởi đầu.”
4
năm học ĐH có vẻ to. Nhưng khi so sánh với cả cuộc đời nó rất ngắn.
Ngành bạn học bây giờ không thể quyết định cuộc đời bạn. Hãy cởi mở hơn trong việc thay đổi định hướng nghề nghiệp nếu bạn muốn. Học ĐH xong mới chỉ là khởi đầu. Bên ngoài còn rất nhiều lựa chọn. Và phần nhiều kiến thức trong trường đã lỗi thời.
facebook.com/kientranhandbook
9 “Bất cần một tí” Đôi khi bạn nên sống bất cần một tí (chỉ một tí) Bất cần ở đây không có nghĩa là cao ngạo mà chỉ đơn thuần là lờ đi những phán xét, tai tiếng, tiêu cực, thất bại, sự nghi ngờ bản thân làm gục ngã bạn.
facebook.com/kientranhandbook
10 “Minimalism”
M
ục tiêu của tối giản (minimalism) không phải là Tối thiểu mà là Tối ưu. Những người tối giản nhất mình biết là những người sở hữu MacBook cấu hình mạnh nhất, đi du lịch nhiều nơi nhất, và xài internet tốc độ nhanh nhất. Khi mọi thứ tối ưu, bạn mới có thể tối giản và loại bỏ được những thứ không cần thiết ra khỏi cuộc sống. Không nên nhầm nghèo (poverty) với tối giản (minimalism). Đôi khi lối sống tối giản yêu cầu bạn phải bỏ tiền để mua. Máy rửa bát là một ví dụ.
facebook.com/kientranhandbook
11 “Obstacles”
K
hi bạn đang phải chịu khổ, hoặc gặp khó khăn, hãy cảm thấy vui. Sức mạnh và bản lĩnh của bạn được xây dựng trong quá trình này chứ không phải lúc bạn sướng. Người càng trải qua khổ cực khi thoát được nó mới cảm nhận được giá trị và tận hưởng. Càng sống trong sung sướng lâu dài bao nhiêu, sức chịu đựng của bạn càng giảm, bạn trở nên yếu đuối. Bạn càng mất khả năng cảm nhận sự sung sướng bạn đang có và cuộc đời của bạn càng trở nên nhạt nhẽo. Bạn không thể sung sướng trọn vẹn nếu không có khó khăn.
facebook.com/kientranhandbook
12 “Khi bạn đi một nơi thật xa” Khi bạn đi một nơi thật xa, thoát ra hẳn cái nơi cuộc sống thường ngày. Bạn mới chợt nhận ra bạn và các vấn đề của bạn nhỏ bé hơn bạn nghĩ. Tự dưng thấy nhẹ nhõm hơn. Chúng ta thường rất thích cảm giác ngồi chờ ở sân bay, cảm giác đang bay, lái xe đi xa hoặc ở một nơi nào đó rất xa. Không phải chỉ bởi chúng ta muốn khám phá điểm đến, mà bởi cái cảm giác nhẹ nhõm nó mang lại khi không phải đối mặt với cuộc sống thường ngày—thứ chúng ta vừa yêu và cũng vừa ghét.
facebook.com/kientranhandbook
From Calgary to Vancouver
facebook.com/kientranhandbook
13 “You made my day!”
Mục tiêu của bạn, mỗi ngày một người. Bất kể ai. Hãy làm cho họ nói “you’ve made my day” hoặc cảm thấy như vậy. Đừng thụ động chờ người khác làm một ngày của bạn trở nên tích cực. Bạn có thể làm cho ngày của bạn trở nên tích cực bằng cách chủ động làm cho một ngày của Người Khác tích cực. Một người. Mỗi ngày. YOU WILL MAKE YOUR DAY AS WELL.
facebook.com/kientranhandbook
Moraine Lake
facebook.com/kientranhandbook
14 “Self-doubt” Mình đã từng rất nghi ngờ khả năng của bản thân. Nhưng sau rất nhiều lần chứng kiến những người kém hơn mình nhiều mặt vẫn đạt được nhiều thứ to lớn hơn mình. Mình không còn quan tâm nữa. Đừng nghi ngờ bản thân. Một mụ Ấn Độ không biết gì về máy tính, công nghệ, gõ phím mổ cò, công dân low-tech lương còn cao hơn bạn. Một quản lý mà bạn khó chịu vì hắn ta không biết quản lý hay lãnh đạo mà vẫn lãnh đạo bạn đấy thôi. Khi chứng kiến đủ nhiều trường hợp tương tự như vậy. Bạn sẽ nhận ra, tại sao trước đây cứ nghi ngờ bản thân. Thật là ngu xuẩn phí thời gian.
facebook.com/kientranhandbook
15 “Being nice”
N
ếu bạn tỏ ra nice với một người mà người đó không nice lại với bạn. Bạn sẽ thường tỏ ra thất vọng hoặc stressed. Đừng như vậy. Bởi bạn đã làm tốt một nhiệm vụ của bạn. Không nên kỳ vọng người khác phải nice lại. Bạn sẽ luôn ở trạng thái không thoải mái. Chuyện người ta có nice với bạn hay không, lúc này phụ thuộc vào Yếu tố may mắn và Kỹ năng xã hội của người đó. Thứ bạn không có quyền kiểm soát. Nếu gặp người có kỹ năng xã hội kém, bạn có nice đến mấy người ta cũng cho bạn vẻ mặt lạnh lùng. Không phải lỗi của bạn.
facebook.com/kientranhandbook
Nếu gặp người không may rơi vào thời điểm trạng thái không tốt, người ta cũng khó nice lại với bạn. Không phải lỗi của bạn. Kỳ vọng người khác phải đáp trả xứng đáng là một điều không thực tế và không nên. Hãy làm thật tốt phần công việc của mình. Thân thiện. Sau đó không kỳ vọng.
facebook.com/kientranhandbook
16 “CHỐN CÔNG SỞ...”
L
à một nơi đầy rẫy chính trị, tranh giành quyền lực địa vị tài nguyên khốc liệt, âm mưu, nhưng âm thầm dưới bộ mặt cười. Đây là nơi mà con người bộc lộ rõ bản chất thật. Cái bản chất mà đời thường ko phải lúc nào cũng gặp. Và ai cũng cho rằng mình rất nhân đạo và đạo đức. Trong môi trường công sở, kể cả bên nước ngoài. Bạn phải chính trực (integrity). Nhưng đừng nhầm lẫn chính trực với ngây thơ (being naive). Người ngây thơ là người bất lợi và thua thiệt nhất bởi họ không có khả năng đề kháng. Họ nhìn đời dưới lăng kính màu hồng và thiếu thực tế. Họ nghĩ ai cũng tốt như họ. Họ quên mất họ là một con cá trong bầy cá mập mà nếu không chuẩn bị cho mình kỹ năng sinh tồn họ sẽ bị nuốt sống.
Chính trị và quyền lực là thứ không thể tránh khỏi. Nó là bản chất của gần như mọi môi trường làm việc, chỉ có nhiều hơn hay ít hơn. Bạn phải học cách sống chung với nó. Suy nghĩ thực tế và có sự chuẩn bị. Quan trọng nhất là đừng ngây thơ.
17 “Survival skills”
3 kỹ năng sinh tồn quan trọng nhất 1. Lập trình máy móc (coding) 2. Lập trình bộ não (self-awareness) 3. Lập trình xã hội (human nature) Master được 3 khả năng này. Thậm chí chỉ cần 2/3, xác suất thành công là 100%.
18 “Mất bạn”
Hồi mình chia sẻ chuỗi bài về học tiếng Anh. Mình mất một vài người bạn. Mình thu về gấp 10-100 lần số bạn mình mất. Hồi mình chia sẻ chuỗi bài về tài chính, lối sống, tự do, tư duy etc. Mình mất thêm một vài người bạn. Mình lại thu về 10-100 lần số bạn mình mất. Hồi mình chia sẻ chuỗi bài về dinh dưỡng. Mình mất thêm một vài người bạn. Mình lại thu về 10-100 lần số bạn mình mất. Hồi mình chia sẻ chuỗi bài về bitcoin, blockchain. Mình mất thêm một vài người bạn. Và lại thu về những người bạn mới. Hồi mình chia sẻ chuỗi bài về tâm lý học xã hội - Phụ nữ. Mình mất thêm một vài người bạn và lại thu về những người bạn mới. Kẻ đến người đi. Xưa nay bản thân mình đã khá quen. Những người bạn thật sự sẽ ở lại. Chấp nhận bạn dù bạn là ai. Đây là cơ chế lọc bạn.
Những thứ tích cực, mới mẻ, “crazy” nhưng lại rất hợp lý và có phần đi ngược lại tâm lý đám đông thường rất hay bị bài xích. Người nào lập luận logic không vững chắc đã bỏ cuộc từ lâu rồi. Bài học mình luôn muốn nhắc nhở các Fan. Đó là bạn KHÔNG thể thành công nếu bạn không có một vài haters. Đây là chuyện bình thường và hãy sống chung với nó. Khi bạn vượt qua được tâm lý sợ sệt này, bạn mới có thể nói ra suy nghĩ của chính bạn và tạo ra giá trị cho cộng đồng. Nếu bạn thuộc nhóm người IQ cao (cỡ 130-150), những gì bạn nói ra không phải ai cũng hiểu được ngay lập tức. Họ có thể gây hấn với bạn về mặt cảm xúc và một thời gian sau mới nhận ra. Cho họ thời gian. Sức mạnh nhồi sọ và tác động của truyền thông không hề đơn giản. Và cũng cho bạn thời gian. Biết đâu ý kiến cùa bạn thay đổi? Cái quan trọng là học cách chấp nhận. Quan trọng là biết đích đến của bạn là gì. Còn phần ở giữa. Nó messy. Kệ nó. Mất một vài người “bạn” không sao. Đừng để mất mình là được. Và quan trọng hơn hết, là thay đổi tích cực đời sống của người khác và bản thân một cách chóng mặt.
19 “1% better”
Nếu BẠN đang đứng trước một MỤC TIÊU mà bạn nghĩ bạn gần như KHÔNG THỂ ĐẠT ĐƯỢC. Nó QUÁ KHÓ. Hãy nhìn vào thành quả mỗi ngày. Bạn chỉ cần 1% TỐT HƠN mỗi ngày và LÃI KÉP sẽ nhấc bổng bạn lên và khiến bạn làm điều bạn từng nghĩ bạn không thể làm được. Đây hoàn toàn dựa trên toán học. Nếu bạn tốt hơn 1% mỗi ngày nhờ luyện tập. Thì 1 x 1.01 mũ 365 ngày = 37. Nghĩa là trình độ của bạn một năm sau sẽ cao hơn gấp 37 lần hiện tại (!!!) Với chỉ 1% tốt hơn mỗi ngày.
Hãy thử áp dụng với học ngoại ngữ, tập đàn hay tập tạ. 1% là cái bạn không thể nhìn thấy. Nhưng chẳng lẽ bạn không cảm nhận thấy bạn ít nhất 1% tốt lên? Chìa khoá ở đây là mỗi ngày. Chỉ có mỗi ngày mới kích hoạt chức năng lãi kép và cuối cùng khiến bạn làm được điều bạn cho rằng không thể.
20 “Weird definition of Happiness”
H
ẠNH PHÚC CHỈ ĐƠN GIẢN LÀ
1. Làm được một thứ mà cố mãi mới được 2. Hiểu được một thứ mà mất quá nhiều thời gian mới hiểu được
21 “Ai cũng có thể học piano…”
N
hưng không phải ai cũng có thể ngồi hàng giờ trải nghiệm hàng trăm, hàng ngàn thất bại. Thất bại là con đường duy nhất để đánh được Piano. Mình ghi ra một tờ giấy nháp số lần mình thất bại và mục tiêu của mình là thất bại *có cố gắng* càng nhiều càng tốt. Mình nhận ra một quy luật là mỗi khi học một đoạn Melody thì cứ đến thất bại số 20-30 thì trong đầu mình sẽ hình thành và hơi vỡ ra cách đánh hiệu quả. Thất bại lần số 50-60 là lúc mình cảm thấy khá thoải mái dù đánh chậm. Thất bại lần số 100 là lúc mình đánh được nhanh hơn chút dù lâu lâu vẫn thất bại. Đến lần thứ 200 thì gần như cái sự thất bại đấy nó biến thể thành thành công DÙ MUỐN HAY KHÔNG.
Học Piano cũng giống như học ngoại ngữ. Bạn không thể vội vã. Mình ĐÃ HỌC thành công tiếng Anh nên không có lý do gì mình phải đi học Piano trên lớp học vì bản chất nó là như nhau. Bạn phải thất bại có chủ ý, có cố gắng, và có tập trung cao độ. Bạn nên tập Piano bởi nó cũng sẽ giúp làm chậm lão hoá bộ não và tăng độ tập trung trong mọi công việc. Có nhiều bạn ước mơ KHÔNG cần phải trải qua thất bại cũng đánh được như Yiruma nhưng mình nghĩ nếu trải qua thất bại mà đánh được lúc đấy mình mới thấy nó giá trị và hay như thế nào. Và lúc đấy cái cảm nhận bản thân về nghệ thuật nó sẽ khác hơn rất nhiều.
22 “The mass the average”
Số đông thường sai. Hoặc chỉ đúng ở mức trung bình. Nếu bạn khao khát sự công nhận của số đông, bạn đang đánh đổi một thứ đặc biệt và xuất sắc lấy một thứ trung bình.
23 “Laziness”
“Lười biếng” về bản chất không phải thứ tiêu cực. Nó chỉ đơn giản là một cơ chế phòng thủ tự nhiên mà ai cũng có. Kể cả những người “chăm chỉ” hoặc “thành công”. Hãy nhớ: Lười là cơ chế phòng thủ tự nhiên giúp bạn tránh được những công việc mà bạn KHÔNG thấy có ý nghĩa. Nếu bộ não của bạn KHÔNG hình dung ra được ý nghĩa công việc, bạn sẽ lười. Nó bảo vệ bạn khỏi lãng phí thời gian vào thứ vô nghĩa. Ví dụ, lười học. Nhiều lúc bạn cảm thấy bất an vì bạn thấy bạn lười học. Sau đó dễ dàng kết luận rằng đây là lỗi do bạn vì bạn là một người lười biếng. Nhưng đôi khi sự lười của bạn lại đúng. Vì bộ não của bạn không cảm nhận được ý nghĩa của môn học. Rất nhiều môn học, giáo viên khiến bạn chán ngấy.
Việc ép bản thân phải học những môn chán là điều đi ngược lại tự nhiên. Đừng ép bản thân hết lười. Thay vào đó, bạn hãy tự hỏi 2 câu hỏi sau: 1. Đây có phải công việc có nhiều ý nghĩa? (Ý nghĩa công việc và độ lười tỷ lệ nghịch. Ý nghĩa càng lớn, bạn càng ít lười) 2. Làm thế nào để bộ não của mình hiểu ra ý nghĩa của công việc? (Bộ não đôi khi cho bạn tín hiệu sai và chỉ nhìn vào ngắn hạn, nhưng đôi khi ý nghĩa thực sự lại nằm ở dài hạn)
24 “Being feminine vs. being feminist”
50 năm hiện đại hoá không thể đánh bật được hàng triệu năm của tạo hoá. Con trai vẫn luôn bị hấp dẫn bởi sự nữ tính hơn nữ quyền. Con gái vẫn luôn muốn chọn một người để dựa lên vai làm chỗ dựa. Nếu nữ làm tốt nhiệm vụ của nữ và nam làm tốt nhiệm vụ của nam thì xác suất happy-ending sẽ cao hơn nhiều. Một trong những lý do dễ thấy của tỉ lệ ly dị ngày càng cao ngày nay. Nữ “hiện đại” và nam “hại điện”. Hiện đại không phải là xấu. Vấn đề ở đây là hiện đại sai cách.
25 “Debate”
Đừng cố gắng chiến thắng một cuộc tranh luận. Phần lớn các cuộc tranh luận về bản chất là sự đụng độ giữa các cái tôi bất an với nhau. Lãng phí thời gian. Thoả mãn cái tôi nhất thời không giúp cho bạn thoả mãn thật sự dài hạn. Sau cùng, bạn có cuộc sống riêng của bạn. Họ có cuộc sống riêng của họ. Nhiều khi, phải sau một thời gian rất dài trải nghiệm, bạn mới thật sự hiểu được bên kia và ngược lại.
26 “Bạn bình đẳng hơn bạn nghĩ”
Nếu bạn là nữ, hãy nhớ bạn bình đẳng hơn bạn nghĩ. Trừ khi là hôn nhân/tình yêu ép buộc, bạn là người lựa chọn người bạn yêu và lấy. Nếu bạn cảm thấy bạn không được tôn trọng, không được đối xử tốt. Lỗi là do bạn. Bạn chọn sai người. Việc bạn nên làm không phải là đấu tranh quyền bình đẳng. Bạn tốn công sức, tuổi trẻ mà chẳng được gì. Việc bạn nên làm đó là lựa chọn đúng người ngay từ đầu. Bạn có quyền từ chối. Đây là sức mạnh của bạn. Tại sao không nhiều người hiểu được điều này?
27 “Tập Gym”
Vấn đề của tập Gym đó là ĐƠN GIẢN là tốt nhất. Bạn bị ồ ạt bởi hàng ngàn phương pháp tập, chế độ tập, máy tập và các hướng dẫn phức tạp. Đôi khi bạn chỉ cần một cặp DUMBBELLS và một cái ghế nằm. Cái quan trọng hơn nhiều là FREQUENCY (tần suất tập) và INTENSITY (mức độ tập) Chọn một vài bài tập quan trọng nhất. Sau đó tập trung vào tần suất tập và mức độ tập. Cái khó của tập gym là kiềm chế bản thân vào những thứ fancy. Và tập trung vào giá trị cốt lõi.
28 “Fake wealth vs. Real wealth”
V
ăn hoá mua hàng trả góp tạo ra một văn hoá FAKE WEALTH.
Ngày nay không cần có điều kiện vẫn có thể trưng bày sự “giàu có” của bản thân. Nhà trả góp, xe trả góp, đến cái iPhone cũng trả góp. Shiny! Selfie! Đối với mình WEALTH là free time và peace of mind. Nếu bạn vẫn phải chịu cảnh tắc đường đi làm và còng lưng trả nợ, bạn chưa có REAL WEALTH. Bất kể bạn nhà lầu, xe hơi, cái gì cũng “xịn”. Người hiểu biết sẽ lợi dụng sức mạnh của mua trả góp để mua CÔNG CỤ LAO ĐỘNG và KIẾN THỨC.
Đây là LONG-LASTING WEALTH. Nhưng nhiều người muốn theo đuổi FAKE WEALTH, vì nó dễ và cám dỗ. Một vài cá nhân FAKE WEALTH có thể tạo ra cả một xã hội FAKE WEALTH. Hiệu ứng lan truyền vì không ai muốn dưới chướng ai. 2 người FAKE WEALTH ngang nhau sẽ không thoả mãn và mức độ FAKE WEALTH ngày càng tăng. Đây là mô hình không bền vững bởi bạn chỉ có thể vay được đến một ngưỡng nhất định. Hãy chọn REAL WEALTH.
29 “Bớt xô bồ”
Cuộc sống bên ngoài của bạn càng xô bồ bao nhiêu. Thì lúc về nhà bạn càng phải tĩnh bấy nhiêu. Hãy nghiêm khắc với khoảng thời gian tĩnh của bạn. Vì nó rất quan trọng. Nếu được, làm cho cả 2 bớt xô bồ. Cả cuộc sống bên ngoài lẫn ở nhà. Đây là mục tiêu cuối cùng và rất khó. Vì nhiều khi bạn không kiểm soát được cuộc sống bên ngoài, đòi hỏi thay đổi môi trường sống hoặc công việc. Nhưng ít ra, tối thiểu, bạn nên kiểm soát được cuộc sống ở nhà. Sạch sẽ, gọn gàng, yên tĩnh, tối giản. Như trong chùa.
30 “It’s okay to be lonely”
Một trong những dấu hiệu của trưởng thành đó là việc bạn nhận ra: “It’s OKAY to be lonely” Loneliness (sự cô đơn) là một trạng thái rất đáng sợ. Không phải ai cũng đủ khả năng để sống chung với nó hoặc chấp nhận nó. Ngay cả nhiều người có tuổi cũng khó đối mặt được với những khoảng thời gian này trong một ngày. Khi bị cô đơn, bạn sẽ dễ dàng suy nghĩ tiêu cực hoặc phản ứng thái quá (over-reacting) để gây sự chú ý và giảm sự cô đơn. Đây là biểu hiện bình thường. Hãy để ý bạn những lúc cô đơn thường hay như vậy. Giải pháp ở đây là thay vì “khổ sở” vì nó. Hãy trân trọng nó.
Những lúc cô đơn là những lúc bạn mới có thể tập trung làm việc nghiêm túc hoặc suy nghĩ nghiêm túc. Nó cũng có cái hay và bạn cần nó hơn bạn nghĩ.
31 “Giải phóng hay gánh nặng”
Một câu hỏi cực quan trọng trước khi bạn bắt đầu một nhóm công việc bất kỳ: “Công việc này sẽ giúp bạn GIẢI PHÓNG hay GÁNH NẶNG thời gian trong tương lai?” Hãy hỏi câu hỏi này nhiều hơn. Và nhìn cuộc đời bạn thay đổi.
32 “Máy ảnh cơ và tính câu chuyện”
Máy ảnh cơ giúp bạn tìm ra câu chuyện trong mỗi bức ảnh. Khi bạn quen chụp máy ảnh thật có interchangable lens, bạn sẽ dần dần có khả năng nhìn thấy tính nghệ thuật, lắng đọng và câu chuyện từ những thứ tầm thường nhất hằng ngày. Đây là điều máy ảnh điện thoại dù xịn đến mấy cũng không làm được. Máy cơ giúp bạn nhìn thế giới xung quanh với con mắt có chiều sâu tăng thêm một bậc.
33 “Thế hệ mới và tuổi thọ”
Thế hệ ngày nay ở Việt Nam có lẽ sẽ là thế hệ đầu tiên trong lịch sử có tuổi thọ giảm so với thế hệ trước. Bất chấp sự phát triển. 1. Văn hoá nhậu nhẹt, bia rượu, sống hình thức bùng nổ. 2. Social media, và smartphone giảm giấc ngủ con người trung bình 8 tiếng xuống còn 5-6 tiếng. 3. Đời sống công nghiệp và thức ăn nhanh (thức ăn rác) tràn vào Việt Nam. 4. Dân cư đổ về thành phố lớn làm cho thị trường việc làm trở nên bão hoà và cạnh tranh. Kéo mức lương xuống và stress tăng lên. 5. Chính phủ bất lực và cũng yếu kém trong việc quản lý sự phát triển dài hạn (cộng thêm corruptions). Tắc đường trở thành món ăn tinh thần mỗi ngày, ô nhiễm từ một thứ không thể chấp nhận được dần được chấp nhận rộng rãi.
6. Bệnh viện cũng sẽ không đủ sức chứa. Nếu bạn đang sống ở Việt Nam, hãy nhớ, bạn đang sống trong thời đại mà TIỀN QUAN TRỌNG NHƯNG KHÔNG CÒN LÀ ƯU TIÊN SỐ 1. SỨC KHOẺ mới là ưu tiên số 1. Đừng giống như một số người, kiếm thật nhiều tiền, để rồi ra đi sớm.
34 “Bị từ chối”
Bị từ chối có thể xấu và khó chịu tạm thời. Nhưng nhiều khi lại mở ra cơ hội tốt hơn nhiều trong dài hạn. Vấn đề là không ai có thể nhìn thấy điều đó ngay trong hiện tại.
35 “Tích cực và tiêu cực”
Có 4 nhóm người. 1. Tích cực về những gì đang diễn ra. Và cũng tích cực trong hành động thay đổi. (Người hạnh phúc) 2. Tích cực về những gì đang diễn ra. Nhưng tiêu cực trong hành động (bỏ cuộc, an bài) (Người ảo tưởng) 3. Tiêu cực về những gì đang diễn ra. Nhưng tích cực trong hành động thay đổi. (Người thực tế) 4. Tiêu cực về những gì đang diễn ra. Và tiêu cực trong hành động (bỏ cuộc, an bài) (Người ấu trĩ) Mình nghĩ mình thuộc nhóm thứ 3, thỉnh thoảng sang nhóm thứ 1.
Việc bạn là một người thuộc nhóm “ấu trĩ” hay “ảo tưởng” không dựa trên việc bạn tích cực hay tiêu cực với những gì đang diễn ra. Cái khác biệt là TÍCH CỰC hay TIÊU CỰC với hành động thay đổi. Chứ không phải “những gì đang diễn ra”. Nhiều người không hiểu được điều này. Họ cho rằng tích cực về những gì đang diễn ra là đủ. Nhưng hành động thay đổi của họ không tích cực (bỏ cuộc, an bài). Họ trở thành người ảo tưởng thay vì HẠNH PHÚC. Hoặc tiêu cực, chỉ trích những gì đang diễn ra là đủ. Nhưng hành động cũng không tích cực (bỏ cuộc, an bài). Họ cho rằng họ “thực tế”. Nhưng họ đang ấu trĩ.
36 “Năng lực sáng tạo”
Năng lực sáng tạo của bạn là vô hạn. Nhưng môi trường xung quanh bạn thường khá khô cằn. Việc phải đi làm 8 tiếng một ngày, chịu cảnh stress, tắc đường, khói bụi, và các vấn đề lặt vặt khác khiến sức sáng tạo của bạn chết yểu và không thể nảy nở. Để bộ não liên tục sáng tạo, bạn cần phải tưới nước, chăm bẵm cho nó mỗi ngày.
37 “Chăm bẵm và nuôi dưỡng sáng tạo”
N
ăng lực sáng tạo là vô hạn. Vấn đề là ở chỗ môi trường xung quanh quá khô cằn và sáng tạo không thể nảy nở. Bạn trở nên boring. Để sáng tạo bạn cần phải chăm bẵm và tưới nước cho nó mỗi ngày. HOW? 1. Âm thanh Chọn beautiful music thay vì nhạc thị trường. Phần lớn nhạc thị trường giống như Junk food. Nghe hay nhưng khá đục. Nhạc thị trường chỉ theo thời thế rồi lại chìm. Nhạc có lời thường không beautiful bằng nhạc không lời. Cái đắt nhiều khi nằm ở yếu tố giai điệu. 2. Hình ảnh
Huấn luyện đôi mắt của bạn để phân biệt đẹp và xấu. Khi bạn nhìn vào những thứ design lỗi, não của bạn sẽ trở nên lộn xộn. Bởi nó phải dành quá nhiều thời gian xử lý thông tin rác. Học ngôn ngữ design. Học cách nhìn cái đẹp. Tập sử dụng máy ảnh cơ. Sàng lọc những hình ảnh “rác” gây mất tập trung. 3. Không gian Less is more. Không gian càng bề bộn não bạn càng căng. Quá nhiều thông tin thừa bạn phải xử lý khi nhìn vào không gian xung quanh bạn. 4. Ô nhiễm Ô nhiễm giống như thuốc độc vẩy lên sự sáng tạo. Ô nhiễm tiếng ồn (còi xe), ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm hình ảnh (design lỗi), ô nhiễm ngôn ngữ (tiêu cực), ô nhiễm thông tin (báo lá cải, đám cưới ngôi sao, game shows truyền hình) Nguy hiểm nhất là ô nhiễm ngôn ngữ. Bạn càng tiếp xúc với những người tiêu cực, thua cuộc, hay cáu giận, bạn càng bị ô nhiễm. Còn rất nhiều cách nữa. Nhưng chỉ cần thay đổi những thứ trên là bạn đã rất khác rồi. Chọn âm thanh beautiful, hình ảnh clean, không gian clean, và giảm ô nhiễm. Lúc này mới là lúc sáng tạo nảy mầm.
38 “Nhân viên Ngân Hàng thời nay”
Làm trong ngân hàng chỉ “oai” trong thập kỷ trước. Ở thập kỷ tiếp theo, ngân hàng càng trở nên bão hoà, giống như nhà hàng. Lúc này ngân hàng sẽ phải tập trung vào mảng Wealth Management và Mortgage (cho vay thế chấp) để tồn tại. Wealth Management cũng sớm trở nên bão hoà vì sự xuất hiện của ETF và HFT (High frequency trading) Còn Mortgage thì cho cả xã hội dính vào nợ nần và không bền. Bán lẻ (retail banking) thì bão hoà toàn tập như nhà hàng và dần bị thay thế bởi máy móc và online banking hoàn toàn. Để tồn tại lâu dài, bạn cần thay đổi cách bạn nhìn vào ngành tài chính ngân hàng. Về bản chất là nhân viên chạy bàn “cổ trắng”
Chưa kể thừa lao động. Chẳng trách thu nhập nhiều nhân viên ngân hàng còn thua xa cô bán trà đá trước cổng chính ngân hàng đó. Có khi còn bão hoà hơn cả ngành công nghiệp trà đá vỉa hè. Đừng để vẻ hào nhoáng bề ngoài của những toà nhà và quần âu sơ vin đánh lừa bạn. Trong túi họ không có nhiều tiền. Trong túi ngân hàng cũng vậy. Nếu bạn đang làm ngân hàng, maybe đã đến lúc bạn gạt cái tôi tự hào của thập kỷ trước qua một bên và tìm lối thoát khác.
39 “Chủ nghĩa hậu tiêu dùng”
“Đồ mạ vàng” lung linh từng là một nét đẹp trong quá khứ, thuộc về tư duy cũ. Vàng và những thứ mạ vàng lấp lánh dần trở nên vô nghĩa trong hiện tại và tương lai. Ngày nay xe mạ vàng, điện thoại mạ vàng thường bị coi là lố hoặc không hợp thời. Nhận được những cái bĩu môi thay vì sự trầm trồ ngưỡng mộ như thời trước. iPhone hay Smartphone nói chung từng là một biểu tượng của sự hiện đại, đẳng cấp. Ngày nay iPhone/Smartphone đã bị commoditized (thông dụng hoá) như TV màu hay tủ lạnh. Apple để tồn tại phải chuyển sang bán sản phẩm dịch vụ thay vì tập trung phần cứng. Tương tự với các sản phẩm khác như xe máy, ô tô, túi xách hàng hiệu, vân vân. Thông dụng hoá và bước vào kỷ nguyên thừa mứa.
Chủ nghĩa hậu tiêu dùng (Post consumerism) được hình thành. Con người thức tỉnh lúc này mới nhận ra những thứ không mua được bằng tiền mới là những thứ họ cần theo đuổi. Bạn đang ở giai đoạn nào? Chủ nghĩa tiêu dùng hay hậu tiêu dùng?
40 “Yếu tố bao bọc và thụ động”
Khi bạn thấy bản thân thụ động, khả năng cao bạn đang bị bao bọc, quan tâm, chăm sóc thái quá. Kể cả người tự lập đến bao nhiêu khi quay trở lại trạng thái được bao bọc cũng sớm trở nên thả lỏng theo thời gian và thụ động. Bởi lúc nào bộ não cũng nghĩ rằng có người khác lo cho rồi. Chỉ khi bạn rơi vào trạng thái không có ai ở bên cạnh, lúc này bạn mới bật dậy và cái đầu mới bắt đầu suy nghĩ. Bản năng sinh tồn kích hoạt. Thụ động hay chủ động phụ thuộc phần lớn vào yếu tố môi trường. Thời chiến thường tạo ra anh hùng. Thời bình thường khiến bạn yếu đuối. Để chủ động, bạn cần giảm yếu tố được bao bọc.
41 “Knowledge is neutral”
Kiến thức khá trung lập. Không có kiến thức dở. Chỉ có NGƯỜI TRUYỀN ĐẠT kiến thức dở. Kiến thức dù có thú vị đến mấy nếu được truyền đạt bởi thầy/cô nhàm chán, thiếu cảm hứng, bạn sẽ có định kiến xấu về kiến thức đó suốt thời gian dài về sau. Mình từng ghét lịch sử và cho rằng nó nhàm chán, vô vị. Mãi sau này mới nhận ra những người truyền đạt nó mới là người vô vị và nhàm chán. Việc bạn thích hay không thích một lĩnh vực nhiều khi không phụ thuộc vào bản thân lĩnh vực đó. Mà bởi người truyền đạt. Đừng vội thay thế thứ bạn theo đuổi. Đừng vội định kiến. Hãy thay thế người truyền đạt nếu bạn cảm thấy mất cảm hứng.
42 “Give other people the chance to help you”
Hãy để người khác được giúp đỡ và an ủi bạn. Dù cho bạn có mạnh mẽ và thậm chí không cần đến sự giúp đỡ của họ. Dù cho sự giúp đỡ hay an ủi của họ không giúp được bạn. Về bản chất là bạn đang GIÚP HỌ trong việc HỌ GIÚP BẠN. Bởi khi bạn chấp nhận mở cửa cho họ giúp, bản thân họ cảm thấy thoải mái vì thấy có ích. Một trong những món quà tuyệt vời nhất bạn có thể cho người khác đó là CHO HỌ CƠ HỘI để CẢM THẤY CÓ ÍCH.
43 “Should you read a book more than once?”
Sách nên được đọc nhiều lần. Bởi con người và suy nghĩ của bạn thay đổi theo thời gian. Nhiều khi chỉ sau một ngày hoặc một sự kiện. Một cuốn sách được đọc lần thứ 3 sẽ khác lần thứ 2 và thứ nhất. Không nên quá tự tin bạn chỉ cần đọc 1 lần là hiểu hết và cho ra đánh giá luôn. Vẫn giữ cái đầu mở. Có rất nhiều bạn không đồng tình với những gì mình viết lần đầu tiên. Nhưng lần thứ 2, thứ 3 lại khác.
44 “Anonymous charity”
Từ thiện ẩn danh (anonymous charity) sẽ khiến bạn mãn nguyện thực sự. Mình rất thích cái cảm giác này, hơn nhiều việc được tôn vinh, cảm ơn, biết ơn. Khi có sự biết ơn, cảm ơn, và tôn vinh, việc từ thiện sẽ dễ nhuốm màu cái tôi cá nhân. Nhu cầu được người khác biết đến công lao hiện lên. Nhu cầu toả sáng và được trên phân người khác xuất hiện. Đây là 2 thứ mình KHÔNG muốn xuất hiện. Mình thích cái cảm giác người nhận NHẬN mà không biết ai là người cho. Và việc bạn CHO đi. Chỉ có bản thân bạn biết. Đây là cảnh giới mà bạn muốn đạt được. Lòng tốt đến 100% từ trái tim.
45 “Celebrity charity”
Việc người mẫu, nghệ sĩ từ thiện để đánh bóng tên tuổi. Mặc dù nghe có vẻ không tích cực về mặt đạo đức. Nhưng lại rất hiệu quả. Ít ra người cần sự giúp đỡ có được tiền. Nghệ sĩ được thêm tiếng tăm. Nếu từ thiện có thể giúp nghệ sĩ tăng doanh thu trong tương lai, thì người cần từ thiện đang tạo ra giá trị tích cực cho các nghệ sĩ. Khi cái lợi của nghệ sĩ đủ lớn, càng nhiều người muốn bỏ nhiều tiền hơn. Cả 2 bên đều có lợi. Người thiệt duy nhất là khán giả. Vì họ đã bị đánh lừa. Nhưng thật ra cũng chẳng sao, bởi họ vốn dĩ cũng đã bị đánh lừa bấy lâu nay. Và khán giả cũng chẳng mất gì. Chỉ mất thời gian.
46 “Người thân và cách thể hiện”
Những người yêu thương bạn thật sự thường không biết cách thể hiện tình cảm. Họ cộc cằn, cáu gắt, và khó chịu. Nhưng trong tâm, họ luôn nghĩ cách quan tâm đến bạn và yêu bạn vô điều kiện. Họ chỉ không biết cách thể hiện nó. Hiểu cho họ và yêu họ.
47 “Bản chất của hoà bình”
Phần lớn dân số không muốn tự do. Họ chỉ muốn được “yên ổn”. “Yên ổn” về bản chất không có gì sai. Đây là nhu cầu tối thiểu - sự an toàn. Vấn đề là ở chỗ bạn chỉ yên ổn được một mặt. Còn các mặt khác thì không. Ví dụ: Bạn chỉ muốn yên ổn làm ăn kinh doanh. Nên mỗi lần công an, quan chức tới nhà vòi tiền bạn phải xì những đồng tiền mồ hôi nước mắt ra để cống nộp cho họ. Để được yên ổn. Những lần sau họ vòi thêm. Nếu bạn không nộp thêm, bạn mất đi sự yên ổn. Cái giá của hoà bình ngày càng tăng. Nếu Hong Kong chọn “yên ổn” với Trung Quốc.
Cái giá của sự “yên ổn” sẽ càng tăng chóng mặt theo thời gian. Cái giá của sự yên ổn là phục tùng vô điều kiện, bị ép tin vào những lý tưởng nhảm nhí và dối trá, bị tính điểm công dân, bài trừ khỏi xã hội nếu chống đối. Bị sát hại. Đồng hoá hoặc diệt tộc và bị lãng quên. Người Hong Kong nhận ra họ càng yên ổn, cái giá họ phải trả về sau sẽ càng đắt.
48 “Giải phóng thời gian triệt để”
Mình không bao giờ phải quét nhà lau nhà. Sau khi dành 200 đô mua robot quét nhà. Mình không bao giờ phải rửa bát. Sau khi dành 1000 đô mua máy rửa bát. Mình không bao giờ phải giặt + phơi quần áo. Sau khi có máy giặt + sấy. Nếu bạn vẫn phải quét nhà, lau nhà, rửa bát, giặt quần áo. Bạn đang lãng phí cuộc đời.
49 “SỰ THẬT VỀ RỬA BÁT - cuộc chiến không hồi kết..”
Mất hơn 20 năm để mình nhận ra rửa bát không phải là bạn. Nếu bạn cho rằng mình cực đoan, bạn đã nhầm. Mình đã từng “nhồi sọ” cậu em trai về “Lợi ích của rửa bát”, rửa bát giúp thư giãn, tăng sự dẻo dai, xây dựng bản lĩnh. Mình thậm chí còn làm cả Radio nói về việc mình ủng hộ làm việc nhà như thế nào. Nó giúp thư giãn thế nào. Nó giúp mình vận động như thế nào. Tóm lại, mình đã từng ghét rửa bát, sau đó quen dần với nó, rồi thích nó, và rồi tự tin cho rằng nó là “nền tảng” cho mọi công việc to tát hơn. Giặt quần áo, quét nhà, lau nhà cũng tương tự. Mình không muốn làm, nhưng mình trân trọng nó. Vì nó tượng trưng cho sự lao động. Mình lại lao vào làm. Ngày này qua ngày khác. Mình tự hào. Cho đến khi mình dọn ra nhà mới. Nhà này có máy rửa bát.
Chủ nhà bảo cứ dùng thoải mái đi. Mình lại lên giọng dạy khôn chủ nhà về công dụng của rửa bát. Nó chỉ cười không nói gì. Mình cứ thế tiếp tục ngày này qua ngày khác rửa bát cho đến một ngày mình có quá nhiều bát đĩa và lười. Mình tự hỏi “Tại sao không thử dùng một lần?” Cho hết bát đũa vào ngay ngắn. Bấm máy. Uỳnh uỳnh. 1 tiếng sau. Mở nắm máy rửa bát ra. Vẫn còn chút nghi ngờ máy rửa thì làm sao bằng người rửa được. Mình lật từng cái bát, cái đĩa lên, sạch bong kin kít. Như bát mới. Hơn cả người rửa. Mình chỉ biết “WOW”. Từ đó trở đi, mình “thử” mỗi ngày. Cứ ăn xong cho vào máy, tối đến bấm máy. Rồi làm việc khác. Thật tuyệt vời. Đó là giây phút mình nhận ra, mình đã bị nhồi sọ bấy lâu nay (nói vui vậy thôi các bạn đừng bắt lỗi). Điều mình muốn nói ở đây đó là nếu để nói về lợi ích của một thứ thì lúc nào cũng có. Nhất là khi chúng ta bị ép buộc làm nó trong khoảng thời gian dài. Dẫn đến việc không làm nó trở nên “thiếu tự nhiên” và có phần “đi ngược lại chân lý”. Chúng ta có xu hướng muốn bảo vệ nó đến cùng bằng cách hợp lý hoá nó. Nếu rửa bát giúp bạn “tập thể dục”, tại sao bạn không chọn việc “chạy bộ?” Nếu rửa bát giúp bạn “thư giãn”, tại sao bạn không chọn việc “đọc sách, nghe nhạc, xem phim”
Nếu rửa bát giúp bạn xây dựng bản lĩnh, “tại sao bạn không chọn “tập gym” Tương tự với quét nhà, lau nhà, giặt quần áo. Điều đáng buồn là chỉ đến khi chúng ta trải nghiệm và LẤY LẠI được thời gian đã mất, chúng ta mới thấy nó GIÁ TRỊ và XỨNG ĐÁNG như thế nào. Thực tế, MỨC SỐNG của bạn chỉ có thể đi lên NẾU BẠN CHO PHÉP NÓ. Bạn sẽ thấy bất ngờ khi điều này nghe có vẻ dễ nhưng RẤT KHÓ. Như mình, điều này mất hơn 20 năm. Ngay cả khi có máy rửa bát rồi, mình cũng chống đối đến cùng. Bây giờ mình phải dạy lại em trai. Rửa bát là kẻ thù, không phải là bạn. Mình biết mình biết, nghe có vẻ cực đoan. Nhưng đây là cách nhanh nhất để thay đổi hệ tư duy. Để sống sung sướng, bạn phải chấp nhận một điều. KHỔ là thù, không phải là bạn.
50 “Sức khoẻ và tiền bạc”
Mình có quen một vài “đại gia” kinh doanh Việt Nam. Có đại gia ngồi trên khối tài sản hàng trăm tỉ VND. Kiếm tiền rất giỏi. Mình học hỏi được khá nhiều. Nhưng mỗi ngày đốt 1-2 bao thuốc. Răng đã hỏng gần hết. Người lúc nào cũng có mùi rượu và khói thuốc. Chưa kể chế độ ăn + tần suất vận động + sức khoẻ tinh thần khá lỗi. Điều này cho thấy tiền nhiều là một chuyện. Phải sống khôn. Hãy tập luyện mỗi ngày + ăn uống sạch + chăm chút sức khoẻ tinh thần. Người giàu vẫn thường ghen tị với người kém giàu hơn ở nhiều lĩnh vực khác.
51 “Giằng co với tự do”
Từ 3-23 tuổi. Bạn không có nhiều tự do. Trường học kiểm soát phần lớn. Từ 24-60 tuổi. Bạn không có nhiều tự do. Tiền bạc kiểm soát phần lớn. Từ ~60-Death. Bạn không có nhiều tự do. Sức khoẻ kiểm soát phần lớn. Cuộc đời bạn về bản chất là một chuỗi những giằng co đòi tự do với những thứ trên. Bạn đang ở giai đoạn nào?
52 “VIRUS HỢP LÝ HOÁ—Lý do BẠN vẫn dậm chân tại chỗ”
C
ó một con virus ẩn sâu trong não chúng ta.
Nó không phá cuộc đời bạn một cách chủ động. Nó thụ động. Kìm hãm sự phát triển và nhận thức mới của bạn trong vòng nhiều năm. Đôi khi cả một cuộc đời. Sự nguy hiểm nằm ở đây. Chính vì nó không chủ động phá hoại đời bạn, bạn thường không nhận ra nó. Và bạn để nó phá liên tục trong nhiều năm. Đó là con VIRUS hợp lý hoá. Status đầu tiên của mình nói về việc mình không bao giờ rửa bát sau khi mua máy rửa bát. Phần lớn khó chịu và comment khai sáng cho mình về việc họ cảm thấy hạnh phúc và dáng đẹp thế nào sau khi rửa bát. Lợi ích của việc quét nhà, lau nhà, giặt quần áo. Họ phản đối máy rửa bát và ủng hộ rửa chay đến suốt cuộc đời.
Status thứ hai mình nói về việc mình hơn 20 năm đã HỢP LÝ HOÁ hành động rửa bát và giờ mình mới thoát ra được nó. Gần như không có một comment nào phản đối. Phần lớn hiểu ra và ca ngợi máy rửa bát. Tại sao tỷ lệ phản đối giảm đáng kể? Họ nhận ra quá trình hợp lý hoá trong đầu. Ví dụ trên cho thấy VIRUS HỢP LÝ HOÁ là có thật. Khi có một luồng thông tin TRÁI với HIỂU BIẾT CÓ SẴN của chúng ta. Chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái. VIRUS HỢP LÝ HOÁ được kích hoạt và bài trừ thông tin đó bằng cách HỢP LÝ HOÁ hiểu biết của chúng ta. Mục đích bảo vệ cái tôi dễ vỡ và thói quen cố hữu. Con người về bản chất KHÔNG thích nghe sự thật. Họ chỉ thích được người khác CÔNG NHẬN thứ mà họ đã tin. Họ muốn được thoải mái. Được xoa dịu. Điều này hoàn toàn bình thường và tự nhiên. Nếu bạn ở độ tuổi 35 chưa chồng con mà có ai nói với bạn con gái cưới sớm được lợi ích XYZ, tất nhiên bạn sẽ khó chịu. Bạn sẽ nhìn vào mặt tốt của hành động bạn đang làm, bạn sẽ tấn công người đưa ra thông tin kia, bạn sẽ nhìn các comment phản đối để FEEL GOOD về bản thân. Đây là VIRUS HỢP LÝ HOÁ. Nếu bạn KHÔNG TIN về độ phá hoại của HỢP LÝ HOÁ, hãy nhìn xung quanh.
Thiếu ngủ vô cùng có hại. Nhưng chúng ta bất chấp. Chúng ta hợp lý hoá “công việc” và cho rằng thức khuya dễ tập trung hơn và tuổi trẻ cứ phá sức 1 tí cũng không sao. Nhậu nhẹt, bia rượu, thuốc lá giảm tuổi thọ và giết người nhiều hơn cả chiến tranh. Chúng ta hợp lý hoá nó như một liều thuốc giảm đau. Cho rằng nó tốt cho “sự nghiệp”. Sự nghiệp là cái gì mà nó to thế? Phần lớn chẳng thể định nghĩa được “sự nghiệp” Thay vì tập trung vào thứ quan trọng nhất: GIA ĐÌNH. Chúng ta thờ ơ với nó vì chúng ta còn tập trung vào “sự nghiệp”. Mình không thích 2 từ “sự nghiệp” vì phần lớn lạm dụng để làm lá chắn và hợp lý hoá mọi sự phá hoại dài hạn. Nếu chúng ta bị BỆNH, chúng ta lên diễn đàn đọc comment. Thay vì đọc các comment thật nhưng tiêu cực, chúng ta đọc các comment “Không vấn đề gì đâu” Vượt đèn đỏ. Hợp lý hoá. Ô nhiễm. Hợp lý hoá (chết thì ai cũng chết rồi). “Đất nước mới giải phóng, mới qua chiến tranh”. “Mọi so sánh đều là khập khiễng”. “Phiến diện”. NÓ RẤT NGUY HIỂM. Mình cũng mắc phải con VIRUS này. Mỗi khi mình đọc bất kỳ thông tin nào mà mình không thích, mình đều muốn giảm đau. Mình không muốn thay đổi. Mình muốn cố chấp. Theo con đường cũ.
Nhưng cái quan trọng là mình nhận diện được nó. Phân tích được suy nghĩ của chính mình. Hỏi tại sao mình lại có chuỗi suy nghĩ như vậy và cuối cùng tháo gỡ và lập trình lại nó. Chỉ có cách này, cuộc đời bạn mới có thể đi lên. TỐT LÀ KẺ THÙ CỦA VĨ ĐẠI. GIẢM ĐAU LÀ KẺ THÙ CỦA TIẾN BỘ. Hãy quan sát cách bạn suy nghĩ mỗi khi bạn đọc bất kỳ thông tin nào trên mạng. Đừng ôm nó vào bản thân. Mặc dù có thể nó khiến bạn không thoải mái. Coi nó như một bài THAM KHẢO. Đừng chỉ mãi đọc những thứ cổ vũ bạn, khiến bạn sướng. Đọc cả những thứ chỉ trích bạn, khiến bạn không thoải mái, khiến bạn suy nghĩ một tí. Bạn có thể CHƯA đồng tình. Nhưng cứ giữ nó và cất nó đi. Đừng vội đi đến kết luận rồi phản bác ngay lập tức. Đừng vội giả định người viết muốn tấn công bạn. Có bạn BLOCK mình ngay sau bài viết 9 LÝ DO CON GÁI NÊN CƯỚI SỚM. Bạn này hơn mình 3 tuổi. Chưa chồng con. Sống trên mạng rất happy, party suốt ngày. Ngoài đời liên tục trầm cảm. Than phiền. Mình cũng không đánh giá. Chỉ muốn nói VIRUS HỢP LÝ HOÁ nó nguy hiểm đến vậy. Mình chưa đụng đến ai. Cũng chưa áp đặt. Chỉ nêu ra 9 quan điểm. Nào là con cái gặp mẹ lâu hơn. Nào là con cái gặp ông bà lâu hơn. Nào là xong nhiệm vụ sớm hơn. Nhưng bạn đó thấy bị “xúc phạm”.
Rất tiếc cho trường hợp của bạn này. Cuộc đời của bạn chỉ có thể đi lên nếu bạn nhận diện được con virus này và đấu tranh với nó mỗi ngày. 2 ví dụ trên chỉ là 2 khía cạnh rất nhỏ. Hãy suy rộng ra các lĩnh vực khác. Hoặc hợp lý hoá sẽ giữ bạn lại thêm 10 năm nữa.
53 “Huyễn hoặc sự nghiệp”
Lạm dụng từ “sự nghiệp” là một cách bào chữa / nguỵ biện phổ biến ít người nhận ra. Những từ nghe to tát như “công việc”, “học hành”, “sự nghiệp” rất dễ bị lạm dụng. Bởi khi chúng ta bất an, vô hướng, hoặc nói thẳng ra là vô tâm. Thay vì thay đổi hành động, chúng ta sử dụng những từ to và dài hạn để cảm thấy tốt hơn về bản thân và để CHẤP NHẬN bản thân được quyền hành động không đúng. Thờ ơ, lạnh nhạt với vợ con. Anh bận công việc. Thờ ơ với gia đình. Mình còn thi cử, học hành, tương lai. Trì hoãn việc theo đuổi thứ có giá trị. Vì mình còn sự nghiệp. Cáu gắt, to tiếng. Vì stress công việc. Trong khi đó, với những người này công việc và sự nghiệp chưa chắc đã thật sự là mục tiêu. Họ chỉ sử dụng ngôn ngữ để làm mặt nạ giảm đau.
Hãy cẩn thận gấp đôi mỗi khi bạn nghe ai đó dùng từ “công việc”, “sự nghiệp”, “học hành”, “tương lai”.
facebook.com/kientranhandbook
55 “Tại sao con trai chưa thích bạn”
Nếu bạn để ý những đứa con trai thích thể hiện. Chơi trội. Chơi liều để lấy le với con gái. Nghĩ rằng con gái sẽ bị ấn tượng và thích. Nhưng kết quả lại hoàn toàn trái ngược. Phản tác dụng. Thì con gái cũng tương tự. Những gì con gái đang làm và tin là hiệu quả chưa chắc con trai đã thích Đơn giản bởi NGÔN NGỮ CỦA HỌ KHÁC NHAU. Cùng một vấn đề nhưng sự nhìn nhận có thể trái ngược nhau hoàn toàn. Vậy tại sao con trai CHƯA thích bạn? 1. BẠN CHƯA ĐỦ NỮ TÍNH Hồi học cấp 3, có một bạn nữ mình quen nhan sắc khá hạn chế. Nhưng đã làm cho khối anh xin chết. Mặc dù nhan sắc có hạn nhưng bạn này có một thứ vũ khí huỷ diệt đó là SỰ NỮ TÍNH level max.
facebook.com/kientranhandbook
Nữ tính ở đây KHÔNG nên hiểu nhầm là sự õng ẹo, tiểu thư, kiêu sa. Đây là cái lỗi RẤT nhiều bạn gái mắc phải. Nữ tính đến từ giọng nói, nụ cười, sự chân thành, ngôn ngữ cử chỉ, sự quan tâm, cảm xúc cho đến những thứ bên ngoài như kiểu tóc, cách ăn mặc, trang sức. Nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chân thành, ấm áp, quan tâm. Đến từ bên trong. Cấp 3 mình có quen một bạn khác nữa. Rất xinh xắn. Nhưng có một đặc điểm giọng nói khá đàn ông. Càng lên đại học, bạn này càng cử chỉ khá giống con trai. Thích độc lập. Thích thể hiện. Và sau một mối tình dài 3 tháng, đến giờ này vẫn đang “tập trung vào sự nghiệp”. Bạn hãy nhớ. Nữ tính là VŨ KHÍ SỐ 1 bạn cần. Nhan sắc đến sau. Con gái không có nhan sắc vẫn lấy được chồng tốt. Bởi yếu tố nữ tính cao. 2. BẠN TIỂU THƯ KIÊU SA Bạn cho rằng tiểu thư đài các õng ẹo đời sống cao là sexy. Là nữ tính. Nhưng trong mắt các chàng trai (tử tế), họ không thấy sự chân thành trong bạn hoặc họ chỉ coi bạn là một mục tiêu ngắn hạn, cho vui. Một số chàng trai thiếu kinh nghiệm sẽ nhầm lẫn sự tiểu thư kiêu sa của bạn là nữ tính. Nhưng yên tâm, họ sẽ sớm nhận ra. Nó không bền.
facebook.com/kientranhandbook
Hãy nhớ, trừ khi bạn là người nổi tiếng trong giới Show Biz, tiểu thư kiêu sa là một chiến thuật sai lầm. Bất chấp bạn nghĩ nó hiệu quả như thế nào. 3. BẠN QUÁ TẬP TRUNG VÀO “SỰ NGHIỆP” Sự thật là đối với bạn, sự nghiệp, danh vọng là thứ rất quan trọng với bạn. Nhưng đối với các chàng trai, THỜI GIAN của bạn DÀNH CHO HỌ mới là thứ họ bị cuốn hút. Nếu con trai thấy bạn quá tập trung vào “sự nghiệp”, họ sẽ hiểu (hoặc hiểu nhầm) rằng họ không quan trọng với bạn như họ nghĩ. Đôi khi không phải họ tủi thân vì thua kém bạn. Mà đơn giản vì họ cho rằng chọn một người ít tập trung vào “sự nghiệp” hơn sẽ VUI HƠN. Gặp nhau nhiều hơn. Bớt lý do hơn. Bạn nghĩ mà xem? Tất nhiên chẳng có gì sai khi con gái theo đuổi một sự nghiệp. Chỉ là một thứ cần bạn để ý và maybe cân bằng lại. Như vậy, Tại sao con trai chưa thích bạn? Có thể bởi bạn chưa đủ nữ tính, bạn hơi tiểu thư kiêu sa, hoặc bạn quá tập trung vào “sự nghiệp” hoặc mục tiêu lớn lao nào đó. Nguy hiểm nhất là MONG MUỐN bắt người khác phải CHẤP NHẬN CON NGƯỜI BẠN.
facebook.com/kientranhandbook
Đây là suy nghĩ thụt lùi và thất bại. Xứng đáng nằm trong mục thứ 4. Mục nguy hiểm nhất. 4. BẠN MONG MUỐN BẮT NGƯỜI KHÁC PHẢI CHẤP NHẬN BẠN MÀ BẠN KHÔNG CẦN THAY ĐỔI GÌ.
56 “Sự thật về kiến thức học đường”
Kiến thức học đường là một dạng kinh doanh đa cấp. Khi thu nhập của giáo viên không đủ ăn, việc thần thánh hoá kiến thức học đường và các kỳ thi là cần thiết để họ tồn tại. Nạn học thêm được sinh ra một cách không cần thiết. Hàng triệu học sinh phải đăng ký học thêm để “theo kịp” kiến thức. Đây là một con đường mòn không có đích đến. Kiến thức học đường có một sức nặng nhất định. Nhưng nếu trường học thậm chí INTERNET không đủ khả năng để cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh. Đây là một sự thất bại của ngành giáo dục. Học thêm là một dạng kinh doanh đa cấp. Kinh doanh nỗi sợ và kiến thức “ảo”. Càng nhiều người tôn thờ kiến thức học đường một cách thái quá. Nó càng trở nên “quan trọng” một cách vô lý. Phụ huynh và học sinh lại càng phải khốn khổ chạy theo nếu không sẽ bị “tụt” theo sau.
Phần lớn kiến thức học đường CHỈ NÊN dừng lại ở mức cơ bản. Sau đó nếu học sinh muốn học chuyên sâu có thể lựa chọn theo sở thích. Chạy theo các kỳ thi càng khiến tiêu cực tăng cao. Chưa kể phản tác dụng. Học chỉ để thi. Thi xong vứt xó. Học sinh mệt mỏi. Ghét đi học. Phụ huynh nghèo đi. Đất nước nghèo đi. Giáo viên giàu lên. Nhưng giàu lên mà không mang lại giá trị thực. Bản chất là kinh doanh kiến thức ảo và nỗi sợ. Đây là một mô hình đa cấp. Lãng phí tài nguyên quốc gia. Phụ huynh Việt Nam. Hãy nhìn các nước phương Tây. Không học thêm. Tại sao chúng nó vẫn phát triển? Nếu thương con mình. Hãy tẩy chay nạn học thêm kiến thức học đường. Dành tiền và thời gian quý báu cho đi học KỸ NĂNG SỐNG, NGHỆ THUẬT, VẼ, PIANO, VÕ... Phát triển thành một con người có ích. Chứ không phải nô lệ của kiến thức ảo.
57 “Người đi trước”
Bạn có thể là người đi bộ nhanh. Nhưng nếu người đi trước bạn là người đi chậm. Nếu không để ý bạn sẽ đi tốc độ giống họ. Bạn sẽ nghĩ rằng việc đi tốc độ ngang họ là điều bình thường. Cho đến khi bạn chợt nhận ra. Điều này không còn bình thường nữa. Và bạn tránh sang một bên. Tăng tốc. Vượt người đi chậm này. Để họ lại phía sau. Bạn hãy nhớ người đi trước bạn chưa chắc đã là một tấm gương cần noi theo. Khả năng của bạn có thể vượt xa hơn thế. Đừng tạo giới hạn cho bản thân bằng việc nhìn người đi trước.
58 “Habituation”
Ban đầu, bạn chứng kiến nó, bạn sốc, bạn phản đối. Sau bạn quen dần. Để ý ai cũng làm vậy. Không chỉ một vài người. Sau bạn chấp nhận và thấy bình thường. Cuối cùng, nó trở thành con người bạn. Rồi một ngày bạn không nhận ra bản thân mình nữa. Đây là toàn bộ quá trình bạn chuyển hoá. Nếu môi trường xung quanh khiến bạn “hư” đi. Hãy thay đổi môi trường.
59 “Bình thường và Kỳ quặc”
Những người bạn tiếp xúc hằng ngày sẽ ảnh hưởng tới bạn rất nhiều. Nhiều hơn bạn nghĩ. Mỗi người có một tiêu chuẩn khác nhau về SỰ BÌNH THƯỜNG và SỰ KỲ QUẶC. “Sự bình thường” của một người xuất chúng sẽ rất khác với “sự bình thường” của người trung bình hoặc kém cỏi. Hay nói cách khác, BÌNH THƯỜNG hay KỲ QUẶC chỉ là khái niệm tương đối. Đối với những người xuất chúng, những thứ họ cho là bình thường lại được hiểu là kỳ quặc bởi số đông và ngược lại. Tiếp xúc với những người xuất chúng sẽ khiến cho những điều bạn ban đầu cho là KỲ QUẶC trở nên BÌNH THƯỜNG. Họ ảnh hưởng tới bạn. Nếu muốn khoẻ mạnh, tiếp xúc với những người tập GYM hoặc ăn uống Healthy mỗi ngày. Vì đối với họ, đây là bình
thường. Tránh tiếp xúc với hội nhậu nhẹt, la cà, vì đối với họ, tập GYM, ăn uống healthy là kỳ quặc. Nếu muốn giàu có, tiếp xúc với những thương gia. Đối với họ, quản lý, lãnh đạo, chiến thuật, sản xuất, giao tiếp hiệu quả là điều bình thường. Với người khác, những thứ này khá kỳ quặc. Nếu muốn hạnh phúc, tiếp xúc với người hạnh phúc, đối với họ hạnh phúc là điều bình thường. Đối với người kém hạnh phúc. Hạnh phúc lại là điều kỳ quặc. Dù bạn có thích đi ngược lại số đông như thế nào đi nữa thì sức ảnh hưởng của những người bạn tiếp xúc (group norms) là có thật và có sức nặng. Cho nên cái tiêu chuẩn CHỌN BẠN MÀ CHƠI vẫn ĐÚNG cho tới thời điểm hiện tại. Bởi nó khiến bạn liên tục ĐỊNH NGHĨA thế nào là BÌNH THƯỜNG và thế nào là KỲ QUẶC ngày này qua ngày khác.
60 “Finding yourself vs. Making yourself”
Đừng “tìm bản thân bạn” or “finding yourself” Đây là cách tư duy sai. Bạn chỉ có thể “TẠO RA bản thân bạn” or “MAKING yourself”. Từ đẹp nhất trong ngôn ngữ là từ “XÂY” - “BUILD”, không phải từ “tìm” - “find”
61 “Your next best language to learn”
Không nên học tiếng Tây Ban Nha, trừ khi bạn sinh sống ở Mỹ. Người Mỹ theo phong trào học tiếng Spanish bởi 2 lý do: 1. Họ ở ngay sát Mexico (và dưới nữa là Nam Mỹ) 2. Họ đã quá thạo tiếng Anh (là ngôn ngữ mẹ đẻ) Phần lớn người Việt ở Việt Nam không nên học tiếng TBN để tránh mất thời gian vì hầu như không bao giờ dùng đến. 1. Nên thành thạo tiếng Anh (vì bạn CHƯA thành thạo như bạn nghĩ) 2. Nên học thêm tiếng Mandarin (vì bạn ngay sát Trung Quốc và nó cũng là ngôn ngữ nhiều người nói nhất trên thế giới) Bạn có thể ghét Tập Cận Bình nhưng ngôn ngữ là chỉ một công cụ.
62 “Khả năng viết và môn văn”
Cấp 1, 2, 3. Môn văn mình điểm cao nhất là 7. Trung bình là 5-6. Có một đợt được 8 nhưng đợt đấy chép văn mẫu (mà cô lại chưa từng đọc bài này). Mình nghĩ mình chỉ có khiếu mấy môn tự nhiên. Mình đã nghĩ mình rất “ngu” viết. Lỗi là do mình. Sang Canada. Tất cả các môn liên quan đến văn + viết mình đều A và A+. Tất cả. Sau đó mình viết một vài cuốn sách. Cuốn nào cũng có một lượng fan khổng lồ và review cao. Chắc chắn, nền giáo dục Việt Nam về Văn Học có vấn đề. Nếu được quay trở lại học Ngữ Văn, mình cũng không thể học nổi.
63 “Học ngoại ngữ—bóng tối và ánh sáng”
Bạn hãy nhìn vào bức ảnh dưới. Đây là bạn TRƯỚC và SAU khi học ngoại ngữ thành công. Bạn đang đi từ bóng tối ra ngoài ánh sáng. Khi ngồi xem phim Mỹ với mẹ mình, mẹ mình có hỏi “Kiên nghe bọn nó nói con có hiểu được không?” Mình trả lời “Con hiểu còn rõ hơn cả tiếng Việt”. Nhưng đối với mẹ mình, tất cả những gì mẹ nghe thấy là “xì xà xì xồ”. Hay nói cách khác, mình đã ở ngoài ánh sáng, còn mẹ vẫn ở trong bóng tối. Mẹ bảo “Kiên giỏi nhỉ”. Mình trả lời tiếp “Con không tốn công sức để hiểu, con hiểu một cách tự động, dù có tăng tốc độ lên gấp 2 lần vẫn hiểu được.” Học ngoại ngữ là một quá trình đi từ bóng tối ra ánh sáng.
Khi bạn ở trong bóng tối, bạn có cố tập trung cũng không nghe được. Khi bạn đã ra ngoài ánh sáng, bạn có cố không tập trung cũng không thể không hiểu.
64 “Đội-Đoàn-Đảng”
Vào Đội. Tốn tiền mua khăn đỏ. Nóng hay vướng cũng phải đeo. Không đeo khăn trừ điểm hạnh kiểm. Kỷ luật. Vào Đoàn. Bị bắt mua sổ đoàn. Huy hiệu đoàn. Bị dẫn dắt bởi những đứa ngu hơn mình. Phí thời gian tham gia các lớp huấn luyện. Cũng bởi những đứa ngu hơn mình. À nhớ đừng quên đóng phí đoàn viên. Vào Đảng. Muốn đi nước ngoài phải xin phép. Đến Thái Lan cũng phải xin phép.
65 “Self-doubt”
Trong quá trình bạn phát triển hoặc khác biệt. Bức tường cản lớn nhất là Self-doubt. Bạn tự nghi ngờ bản thân. Khác với động lực dồi dào bạn có lúc đầu. Bạn dần nhấn chìm vào so sánh, nghi ngờ, mặc cảm. Bạn nhìn xung quanh và thấy chẳng có ai giống bạn. Một phần trong bạn muốn quay lại con đường cũ. Bạn hãy nhớ trận chiến lúc này chuyển từ “phát triển” sang “chống lại self-doubt”. Mỗi ngày. Giết được một cái self-doubt, bạn sẽ phát triển tiếp cho đến khi đối mặt với một cái self-doubt khác. Quá trình này tiếp diễn liên tục. Như giết trùm trong game. Rất fun. Và bạn khoẻ lên mỗi lần.
66 “Meditation”
Mình không thích từ “thiền”. “meditation” hoàn toàn KHÔNG nên dịch ra là “thiền”. “Meditation” nên dịch ra là “tĩnh”. Bạn cần “tĩnh” mỗi ngày.
67 “Who should be proud of you?”
Có 2 người mà bạn muốn làm họ tự hào về bạn. Chỉ 2. Bạn lúc 8 tuổi. Và bạn lúc 80 tuổi. Tất cả những người còn lại, đến rồi đi.
68 “Sleep-deprived population”
Đây là thời đại mà gần như toàn bộ dân số thiếu ngủ. Số lượng phim, nhạc, mạng xã hội, giải trí, đã trở thành VÔ HẠN. Và con số VÔ HẠN này sẽ nhân lên nhiều lần trong thập kỷ tới. Không những vô hạn. Nó còn cuốn hút hơn. Sức gây nghiện khủng khiếp hơn bây giờ. Bạn giống như bị bao vây. Nó không cho bạn ngủ. Rồi bạn mắc bẫy hợp lý hoá. Hợp lý hoá sự thiếu ngủ bằng mọi cách. Bạn thức muộn vì “sự nghiệp”, bạn thức muộn vì “thi cử”, bạn thức muộn vì bạn muốn “học hỏi”. Bạn hãy nhớ Sự nghiệp, Thi cử, hay Học hỏi. Bạn ĐÃ có CẢ NGÀY.
Giảm số giờ ngủ. Bạn sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Phần lớn chúng ta không tưởng tượng nó đắt như thế nào.
69 “Đọc sách là một thú vui xa xỉ”
Một cuốn sách thường có giá từ 1/10 đến 1/50 thu nhập của một sinh viên. Với một người đi làm, giá của nó là 1/100 đến 1/500 thu nhập. Nếu xét về giá tiền. Sách rất rẻ. Rẻ một cách vô lý. Nhưng thực tế, sách rất đắt. Nó đòi hỏi sự tập trung cao độ trong khoảng thời gian dài. Tập trung cao độ trong khoảng thời gian dài là thứ HIẾM GẶP trong thời đại này. Khi con người bị bao vây bởi vô hạn nguồn giải trí có sức gây nghiện cao từ mọi hướng. Cộng thêm ô nhiễm tiếng ồn. Ô nhiễm sự kiện (quá nhiều sự kiện) Sinh viên ít ra còn bị ép ĐỌC để thi. Với người đi làm, điều này còn HIẾM hơn. Đọc sách thực chất là một thú vui xa xỉ.
70 “Lớp học thêm”
Phần lớn các “lớp học thêm” ở Việt Nam không phải để “học thêm”. Mà để HACK bài thi. Đây là các lò hack bài thi. Phần nào dễ vào bài thi nhất. Công thức tính nhanh. Mẹo. Học thuộc. Phần nào tốt, có lợi cho cuộc đời nhưng không vào bài thi. Bỏ qua. Phần nào kém quan trọng. Thậm chí nhảm nhí. Nhưng lại vào bài thi. Học kỹ. Khi giáo dục tạo ra các bài kiểm tra. Các lò hack thi sẽ mọc lên kinh doanh. Thay vì bỏ tiền ra để học, chúng ta bỏ tiền ra để hack.
Học sinh giỏi hack. Thầy cô dạy hack. Cha mẹ nghèo đi. Đất nước nghèo đi. Chào mừng bạn đến với mô hình kinh doanh kiến thức học đường đa cấp.
71 “Being uniquely the same”
Trên con đường cố gắng để trở nên UNIQUE (độc nhất). Chúng ta lại càng trở nên giống nhau. 1. Có bằng ĐH để trở nên đặc biệt? Hàng triệu người cũng nghĩ giống bạn. 2. Có hoạt động ngoại khoá để trở nên đặc biệt? Ai cũng nghĩ giống bạn. 3. Đi du học để trở nên đặc biệt? Thử ghé thăm hội du học sinh và bạn sẽ thấy bạn không đặc biệt như bạn nghĩ. Một công ty có 10 nhân viên thì đến hơn nửa có bằng Thạc sĩ Anh Úc Mỹ Âu. Công bằng mà nói, trở nên GIỐNG NHAU không có gì sai. Chỉ có điều bạn cần nhận thức được bạn không làm cho bạn trở nên đặc biệt như bạn vẫn nghĩ. Khi tất cả chúng ta đều tư duy đặc biệt (giống nhau) thì chúng ta sẽ giống nhau.
Đó là lý do bằng thạc sĩ Anh, Úc, Mỹ đã bão hoà và GIÁ TRỊ (value) sụt giảm. Nhưng chi phí (cost) để có được nó vẫn như cũ hoặc tăng.
72 “Days of the week”
Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu. Thứ bảy. Chủ Nhật. 7 ngày trong tuần chỉ là ảo giác. Ảo giác ăn sâu vào tiềm thức xã hội và bạn. Thứ 2 tới thứ 6 không nhất thiết phải là ngày căng não và thứ 7 chủ nhật không nhất thiết là ngày thả phanh. Thứ hai không nhất thiết phải là ngày đáng sợ nhất trong tuần. Tất cả chỉ là ảo giác. Nếu bạn siêu thật thà với bản thân, bạn sẽ thấy mỗi ngày đều như nhau. Như những viên gạch giống nhau. Đừng để ngày trong tuần ảnh hưởng tới tâm trạng và động lực của bạn. Điều này rất quan trọng bởi:
Nếu bạn không đi làm, tất nhiên bạn chẳng cảm nhận được hôm nay thứ mấy trừ khi xem lịch. Nếu bạn đi làm, bạn ĐAM MÊ công việc đến mức CHỦ NHẬT vẫn là ngày bạn muốn đi làm. Bạn sẽ thấy thứ hai không đáng sợ như bạn nghĩ. Đây mới là mục tiêu quan trọng nhất. Hoặc là về hưu, hoặc là đam mê công việc quên cả thứ. Số đông rơi vào bẫy thứ 2-thứ 6, không nên coi đó là “mục tiêu” hay “tiêu chuẩn”. Ngược lại mới đúng.
73 “3 levels of charity” Có 3 cấp độ của từ thiện. Cấp độ 1 - Quyên góp Từ thiện bằng cách quyên góp tiền, quần áo, lương thực nói chung. Lá lành đùm lá rách. Nhìn thấy ăn xin, quyên tiền. Có chương trình từ thiện, tham gia. Gom góp. Cấp độ 2 - Xây Từ thiện bằng cách xây giúp cơ sở hạ tầng, bệnh viện, cầu đường, giáo dục, giao thông. Xây hệ thống. Điện, nước sạch, sưởi. Cấp độ 3 - Tư bản Từ thiện bằng cách TẠO ra công việc. Tạo ra thị trường mới. Tạo ra sản phẩm. Tạo ra dịch vụ. Phần lớn chúng ta hiểu từ thiện theo cấp độ 1. Nó là một dạng từ thiện dễ hiểu nhất với số đông vì tính sức mạnh cảm xúc hình ảnh rất cao.
Nhưng từ thiện ở cấp độ 2 có sức ảnh hưởng lớn hơn gấp hàng ngàn lần cấp độ 1. Vì nó nâng cấp cả thế hệ thay vì một vài bữa ăn. Tăng tuổi thọ, chất lượng sống cả một cộng đồng. Đây là kiểu từ thiện thường gặp của các Tỷ phú Mỹ như Bill Gates. Không hào nhoáng. Nhưng rất khủng khiếp. Cấp độ 3 là cấp độ có sức ảnh hưởng mạnh hơn cả cấp độ 2. Nhưng lại bị chửi nhiều nhất. Phần lớn chúng ta từ thiện theo cấp độ 1. Không sai. Cũng đáng được hoan nghênh. Nhưng từ thiện chuẩn nhất phải là cấp độ 3.
74 “Sự đầu độc hợp lý”
1. TRẺ EM (2-10 tuổi) - Được ba mẹ cho ăn xả láng đồ ăn nhanh. Lotteria, KFC, Chiên kỹ, đồ ăn vặt, dầu mỡ, nước đóng chai nhiều đường, thịt qua chế biến. Tại sao? "Bọn nó còn bé, đang tuổi phát triển. Không bệnh tật gì đâu mà sợ." 2. HỌC SINH SINH VIÊN (11-25 tuổi) - Xung quanh là quán xá vỉa hè. Ốc luộc, chân gà nướng, chè chén, thuốc lá, nem chua, thiên đường ăn vặt, thế giới đồ nướng, xâu quả ngọt, xúc xích. Tại sao? "thanh niên còn trẻ, khoẻ, không bệnh tật gì đâu mà sợ, về sau sẽ cải thiện cũng chưa muộn" 3. ĐI LÀM (25 tuổi trở lên) - Vào văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Đi khách, rượu bia, nhậu nhẹt, ăn uống thả phanh thả ga. Karaoke. Tại sao? "Công việc sự nghiệp nó đòi hỏi phải như vậy, không muốn cũng không được, thôi cuối tuần ăn tử tế lại vậy"
4. CUỐI TUẦN "Cuối tuần là để hưởng thụ." Xã hội tồn tại vốn không phải để bảo vệ bạn và nghĩ cho bạn. Chỉ có bạn mới có thể nghĩ cho bạn.
75 “Số năm chỉ là một con số vô nghĩa.”
Năm 2019 hay 2029 gì thì cũng chỉ là một con số. Cách bạn sống, suy nghĩ và cảm nhận quyết định THỜI ĐẠI mà bạn đang tồn tại. 1. Con người có tư duy khác nhau sống ở THỜI ĐẠI KHÁC NHAU. Bất chấp thời điểm hiện tại là 2019. Nhưng thời đại khác nhau. 2. Gia đình có tư duy khác nhau sống ở THỜI ĐẠI KHÁC NHAU. Ví dụ gia đình có hai con đang tuổi đi học, và gia đình có 2 con đã trưởng thành. Cùng là năm 2019 nhưng thời đại khác nhau. 3. Xã hội Canada và xã hội Việt Nam sống ở THỜI ĐẠI KHÁC NHAU.
Tư duy chính trị khác nhau. Tư duy xã hội khác nhau. Cách nhìn cuộc sống khác nhau. Thói quen hằng ngày khác nhau. Thời đại họ đang sống cũng khác nhau. Chúng ta đang cùng sống ở năm 2019. Nhưng bạn nên nhớ, thời đại bạn sống khác với thời đại của người khác. Số năm chỉ là một con số vô nghĩa.
76 “HỆ LUỴ THẬT SỰ CỦA NẠN HỌC THÊM ĐẾN XÃ HỘI”
1. Phá vỡ hạnh phúc gia đình Học sinh Việt Nam thiệt thòi hơn nhiều so với học sinh phương Tây. Trẻ con giờ không được dành nhiều thời gian với cha mẹ, anh chị em trong nhà. Bởi nó còn phải “đi học thêm”. Vui chơi, cười đùa, xem tivi cùng nhau? Dẹp hết đi. Nó phải đi “học thêm toán”. Vì tương lai. Vì điểm số. 12 năm học đi học chính. Tối về lại học thêm cô X thầy Y. Chẳng có thời gian gặp gia đình. Lên đại học. Cũng cách mặt gia đình luôn. Có gia đình mới. Cũng cách mặt gia đình luôn. Chu kỳ lại lặp lại cho gia đình mới. Học sinh lại đi học thêm vô ích.
Âu, Mỹ, Canada không như vậy. Học sinh đi học chính xong là về nhà. Dành thời gian với gia đình, đi chơi. Khám phá bản thân. 2. Tắc đường và ô nhiễm môi trường Nếu Canada có nạn học thêm. Đường xá Canada cũng tắc như Việt Nam. Tắc đường ở Việt Nam gây ra một phần (lớn) bởi nạn học thêm. Thử tưởng tượng nếu 12 năm học bạn không bao giờ phải đi học thêm. Đường xá sẽ thoáng và sạch như thế nào? Với hệ thống trường học dày đặc và dân số trẻ. Thời gian ra đường và hít khói bụi nhân rộng lên cả một thành phố. Học thêm được một vài bài tập SIN COS, tự hào về bản thân. Cuối cùng nhìn lại hoá ra mình đang được hít bụi mịn, tăng stress, góp phần vào tắc đường, tốn xăng, tốn tuổi trẻ, và xa cách gia đình. Chỉ có Việt Nam là phải ra đường. Chỉ để học “thêm” những thứ vô bổ. Cho những bài thi “vô bổ” để được một sự “tự hào” ảo. Một sự công nhận ảo. Để rồi cuối cùng bạn vẫn chỉ là một “nobody” Special, just like everybody else. Chi phí thật sự của học thêm nằm ở những thứ vượt xa tiền bạc.
Nạn học thêm phá vỡ hạnh phúc gia đình, góp phần không nhỏ vào tắc đường, phá huỷ môi trường và làm sụt giảm chất lượng cuộc sống.
77 “Tập trung vào thị trường”
Thể loại công việc hay Bằng cấp KHÔNG phải là thứ bạn cần tập trung. Bằng cấp. Thể loại công việc. Hai thứ này không có nhiều ý nghĩa. Phần lớn chúng ta được dạy phải trân trọng LAO ĐỘNG, trân trọng BẰNG CẤP, trân trọng giáo dục. Mình xin phản bác điều này. Cái quan trọng không phải bạn học gì hay làm gì. Cái quan trọng là bạn ĐANG Ở THỊ TRƯỜNG NÀO. Mình xin nhắc lại. Cái quan trọng là bạn đang ở THỊ TRƯỜNG nào. Nó thiếu (under-served) hay thừa mứa (overserved) Đây là cái DUY NHẤT bạn cần tập trung. Không phải bằng cấp. Không phải công việc. Ví dụ:
Bạn có thể nói rằng bằng Ngân hàng có giá hơn bán nước mía. Và bạn có thể nói rằng học/làm ngân hàng phức tạp, thông minh, cao siêu. Nhưng giả sử thị trường ngân hàng quá thừa mứa và bão hoà bằng, nhân lực. Trong khi số người bán nước mía vỉa hè rất ít mà thời tiết nóng bức. Thì chỗ kiến thức cao siêu, bao nhiêu năm học của bạn chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ có tác dụng khiến bạn tự hào. Bạn vẫn kiếm ít tiền hơn nhiều so với người bán nước mía. Đơn giản bởi họ ở THỊ TRƯỜNG under-served (chưa được khai thác) còn bạn ở thị trường over-served (thừa mứa) Lỗi mà 99% các bạn gặp phải đó là thay vì TẬP TRUNG tìm thị trường UNDERSERVED. Chúng ta chạy theo tính hào nhoáng. Sự tự hào. Cao siêu. Lời hứa. Và sự chính thống. Chạy bàn là một thị trường thừa mứa (overserving). Bạn có thể tự hào vì bạn lao động. Học hỏi. Nhưng bạn đang ở sai thị trường. Bạn chạy bàn là bạn đói. Một nhà hàng có đến 20 người chạy bàn. Một đất nước có một đội ngũ chạy bàn hùng hậu. Bạn chạy bàn, bạn đói. Tương tự với các thị trường HOT. Dần dần trở nên OVERSERVING.
Thời nay bằng cấp nhiều vô kể. Giáo dục là cái tốt. Nhưng giáo dục chính thống tạo ra sản phẩm lao động thừa mứa hàng loạt. Hãy linh hoạt trong giáo dục. HỌC CÁCH HỌC. Bởi những gì bạn học có thể giá trị bây giờ nhưng sẽ thừa mứa (over-serving) trong tương lai. Bạn cần phải học cái khác, trong thời gian ngắn. Đừng tập trung vào sự hào nhoáng. Sự ổn định. Sự tự hào trong lao động cổ vũ bởi xã hội. HÃY TẬP TRUNG VÀO THỊ TRƯỜNG. Bởi công việc bạn có ý nghĩa, cao siêu với bạn bao nhiêu. Nhưng nếu thị trường không quan tâm. TẤT CẢ TRỞ NÊN VÔ NGHĨA. Và công việc có vớ vẩn bao nhiêu, thấp kém, không có bằng cấp bao nhiêu. Nhưng nếu thị trường under-served. Bạn cũng trở thành Kingpin! Đừng trân trọng lao động. Đừng trân trọng học vị, học hàm. Hãy trân trọng thị trường.
78 “Tiền và tuổi trẻ”
Nếu bạn chỉ có 2 sự lựa chọn. (1) Bạn 25 tuổi. Nhưng có 500 USD trong tài khoản. (2) Bạn 85 tuổi. Nhưng có 5,000,000,000 USD trong tài khoản. Bạn sẽ chọn cái gì? Để mình trả lời cho bạn. Bạn sẽ chọn (1). Nhưng trên thực tế, suy nghĩ và hành động của bạn lại hướng về (2) nhiều hơn. Nếu bạn 25 tuổi nhưng chỉ có 500 đô trong tài khoản, hãy cảm thấy may mắn. Vì đến Warren Buffett hay Bill Gates cũng không giàu bằng bạn. Bạn có thứ mà họ không có. Tuổi trẻ. Trân trọng và đừng đánh đổi nó.
Làm những điều bạn chưa bao giờ làm. Nhưng muốn làm. Đừng tiết kiệm. Đừng để để lúc bạn “về hưu”.
79 “Trường Đại Học rải rác hay tập trung?”
Ở Mỹ các trường Đại học phân bố đồng đều, rải rác khắp lãnh thổ. Kể cả thị trấn xa xôi hẻo lánh cũng có trường ĐH được công nhận. Ở Việt Nam các trường Đại học gần như chỉ tập trung ở 2 thành phố lớn: Hà Nội và Sài Gòn. Gần như cả miền Bắc có xu hướng ra Hà Nội học và sau này định cư. Và gần như cả khu vực miền nam có xu hướng ra Sài Gòn học và sau này định cư. Lập gia đình. Hà Nội và Sài Gòn giống như 2 cục nam châm công suất khủng hút hết con người khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Các tỉnh, thành phố nhỏ trở nên thưa dân. Nguồn lực, trí lực phát triển dồn hết về HN và SG. Nhưng cũng kéo theo nhiều hệ luỵ như an ninh, tắc đường, ô nhiễm, quá tải. Nếu trường ĐH chất lượng được đặt rải rác như Mỹ, Việt Nam sẽ phát triển đồng đều.
Nếu bạn sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, bạn có Đại học Hà Giang, tiêu chuẩn và uy tín. Bạn sinh ra và lớn lên ở Nghệ An? Bạn có ĐH Nghệ An, tiêu chuẩn và uy tín. Sau khi học xong, bạn an tâm không phải định cư xa xứ, bạn được ở gần gia đình, phát triển vùng quê, làm giàu quê nhà. Mỗi tỉnh thành ở Việt Nam sẽ là một cục nam châm riêng. Hút nguồn lực con người lại khỏi cục nam châm khủng Sài Gòn và Hà Nội. Hà Nội và Sài Gòn sẽ giảm tải. Các tỉnh thành sẽ phát triển như những thành phố riêng biệt và có tiếng nói.
80 “Thành phố lớn”
Khi dân di cư ra 2 cục nam châm khủng Hà Nội, Sài Gòn. Ai được lợi? 1. Chủ doanh nghiệp. Nhà hàng giờ có thể thuê 20-30 nhân viên phục vụ mà không phải nghĩ. Lương 3 triệu, thậm chí 2 triệu vẫn có người muốn làm. Phân khúc bằng cấp cũng tương tự, ngân hàng nhiều lựa chọn hơn. Tuyển nhân sự chất lượng cao và chịu khó đơn giản hơn nhiều mà không phải trả quá nhiều lương. 2. Khách hàng. Khách hàng giờ đã thực sự trở thành thượng đế. Vào Vincom đi qua chỗ máy mát-xa có đến 10 nhân viên bao vây. Vào nhà hàng phục vụ cũng không phải chờ lâu (như ở Canada chỉ có 2-3 người chạy bàn) thì ở đây 20-30 người. Chưa kể do chi phí nhân viên thấp, chủ nhà hàng có khả năng cho ra đồ ăn vừa ngon vừa rẻ. Khách hàng được lợi.
Nhà mình ở Việt Nam vừa phải sửa nhà. Nếu không có lực lượng lao động từ bên ngoài Hà Nội vào có lẽ phải tốn gấp 3-5 lần tiền sửa. Nhưng tất tần tật tính ra rất rẻ. 3. Người lao động Người lao động có một lợi ích duy nhất là dồi dào công việc. Nói chung vấn đề “có xin được việc hay không” câu trả lời CHẮC CHẮN LÀ CÓ. CÓ VÀ CÓ. Tìm việc dễ vô cùng dễ. Từ chân tay cho đến bằng cấp. Nhưng vấn đề ở đây là bạn phải làm cực hơn với mức lương thấp hơn. Bạn hãy nhớ điều này. Bạn sướng nhất nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn là khách hàng. Nhưng bạn sẽ rất khổ nếu bạn là người lao động. Không phải vì bạn không tìm được JOB. Mà bởi JOB bạn ngày càng cực, cạnh tranh ngày càng cao và đồng lương ngày càng thấp (lạm phát + cạnh tranh)
81 “Bạn đang tưới cây nhà ai?”
Hồi về Việt Nam mình có cơ hội được chứng kiến nhịp sống của người dân. Cứ 7-8 giờ sáng mỗi ngày, ai ai cũng hối hả đi học đi làm trong một biển xe. Rồi 5-6 giờ lại ào ào đi về. Chỉ để cuối tháng nhận được một khoản thù lao mà bạn cho là xứng đáng (hoặc không). Nếu xứng đáng thì không nói làm gì. Nhưng phần lớn chúng ta cho rằng nó chưa xứng đáng. Hoặc thậm chí ghét nó. Bạn cố gắng hết sức. Nhưng trong sâu thẳm đối với bạn, tất cả chỉ là tạm thời. Một ngày nào đó, mình sẽ “thoát”. Mình sẽ tăng lương, mình sẽ tốt nghiệp, mình sẽ có việc. Mình sẽ nghỉ việc. Mình sẽ đổi việc. Nhưng “Một ngày nào đó” gần như chẳng bao giờ đến. Bạn quá bận. Bạn quá mệt. Bạn kiệt sức. Bạn không có hứng. Bạn không có thời gian.
Cái vòng luẩn quẩn này gần như ngày càng tệ hơn. Tại sao? Vì bạn TƯỚI SAI CÂY. Bạn dành 1 tiếng đi lại và hít khói bụi, 8-9 tiếng làm công việc mà bạn không hứng thú (mỗi ngày), dành 1-2 tiếng cho việc nhà, cơm nước. Và cuối ngày bạn cạn kiệt. Bạn chọn giải trí trên Facebook, Netflix hoặc đi ngủ. Đến Bill Gates cũng không thể làm được như bạn chứ đừng nói là bạn. Vấn đề ở đây là bạn tưới sai cây. Bạn dành hơn nửa ngày của bạn để tưới cây CỦA NGƯỜI KHÁC. Bạn dành phần lớn thời gian, sức lực, trí tuệ làm giàu cho doanh nghiệp của người khác. Không phải bạn. Tất nhiên về bản chất điều này không có gì là sai trái. Về bản chất, bạn đang làm việc có ích cho xã hội và bạn được trả tiền. Cái sai ở đây là bạn dành QUÁ NHIỀU nước để tưới cho cái cây người khác đến mức không còn nước để tưới cái cây của CHÍNH BẠN. Điều này diễn ra trong vòng nhiều năm. Kết quả là cây của người tươi tốt.
Cây của bạn trở nên khô cằn. Xiêu vẹo. Không thể mọc được hơn. Bạn yếu đuối, bất lực, chán nản. Đầu hàng và rơi vào trạng thái giải trí miên man trên internet. Sự khác biệt giữa mình và những người khác như sau: Mình TƯỚI CÂY của mình mỗi ngày. Mình chăm sóc cho nó. Còn người ta thì không. Mình chọn làm online ở AECOM, part time. Giờ mình thừa thời gian tưới cây. Sáng mình tập gym. Người khác thì không. Sau 5 năm họ như chung cư xuống cấp còn mình vẫn tươi tốt. Mình dành 2-5 tiếng đọc mỗi ngày. IQ của mình ngày càng tăng, còn công ty của họ ngày càng giàu (họ thì không) MÌnh dành thời gian cho người thân bạn bè mỗi ngày. Mình tưới cây cả mối quan hệ của mình. Người khác để cho nó khô cằn. Mình ăn uống sạch và tốt. Người khác nạp rác vào cơ thể. Mình ngủ đủ và sâu. Người khác thức đến 2h đêm vì cả ngày họ phải đi làm không có thời gian giải trí nên tối phải bù lại. Mình dành thời gian giúp đỡ những người xung quanh, cộng đồng và hàng chục ngàn followers của mình. Tưới cả cây của người khác.
Đây là sự khác biệt. Một bên liên tục chăm bẵm, tưới ĐÚNG CÂY. Tỉa đúng cành. Đất tốt và nước luôn đầy đủ. Một bên dành cả đời chăm cây người khác chỉ để nhận lại một khoản phí mà khoản phí đấy chưa chắc đã được sử dụng lại để tưới cây nhà mình. Hãy dành thời gian tưới cây nhà bạn. Từ hôm nay. Không phải 3 năm sau. Cuộc đời bạn chỉ thay đổi khi bạn quyết định chuyển vòi tưới sang cây nhà bạn.
82 “Happiness vs. Meaning” “Hạnh phúc” (happiness) là một từ chung chung không có nhiều ý nghĩa. Bạn không nên mất công tìm kiếm “hạnh phúc”. Hãy tìm “ý nghĩa” (meaning). Nếu việc học của bạn không có ý nghĩa. Bạn có hạnh phúc? Tương tự với việc làm. Hãy tìm ý nghĩa công việc của bạn TRƯỚC khi bạn đòi hỏi hạnh phúc. Phần lớn bạn không hạnh phúc bởi việc bạn làm khá vô nghĩa. Cho đến khi có ai đó khai sáng cho bạn về Ý NGHĨA thật sự của nó. Người thầy tốt không phải người dạy bạn kiến thức. Mà là người cho bạn ý nghĩa (meaning).
83 “Lợi ích tức thời và dài hạn”
Hồi mình chưa có nhiều tiền, mình cho rằng tiền là mục tiêu số 1 quan trọng nhất. Suy nghĩ này thay đổi nhanh chóng sau khi mình có một khoản tiền đủ để mình không phải lo bữa ăn, áo mặc. Mình nhận ra tiền chỉ là CÔNG CỤ. Không hơn không kém. Tiền không phải để tiết kiệm. Bạn không “tiết kiệm” công cụ. Bạn SỬ DỤNG CÔNG CỤ. Việc “tiết kiệm” tiền về bản chất chỉ là “tích trữ công cụ” để DÙNG trong tương lai. Phần lớn mắc phải 2 lỗi cơ bản sau: Lỗi 1 - Chọn “tiết kiệm công cụ” - Thay vì sử dụng công cụ. Lỗi 2 - Sử dụng công cụ SAI CÁCH Ở lỗi 1, bạn tiết kiệm công cụ. Nó không làm việc cho bạn. Nó ngồi không. Chẳng khác gì bạn là chủ nhà hàng nhưng nhân viên ngồi chơi.
Chẳng khác nào bạn chọn đi bộ từ nhà đến công ty 30km để tiết kiệm tiền mua xe máy. Khi bạn tiết kiệm tiền, tiềm năng không được giải phóng. Tập gym quá đắt. Tiết kiệm. Mua sách quá đắt. Tiết kiệm. Đi ăn với bạn bè để nuôi dưỡng quan hệ. Tiết kiệm. Ở nhà ăn cho rẻ. Khi tiềm năng không được giải phóng, bạn cũng không được giải phóng. Bạn có thể “không nghèo đi” nhưng bạn không bao giờ thật sự giàu. “Tiết kiệm tiền” hay “Cất công cụ vào nhà kho không bao giờ dùng đến” là lỗi đáng trách nhất. Nhìn xung quanh bạn xem có ai tiết kiệm công cụ. Bạn sẽ có câu trả lời tại sao họ vẫn nghèo. Ở Lỗi 2, bạn sử dụng công cụ sai cách. Mình sẽ chỉ cách cho bạn cách sử dụng ĐÚNG. Đơn giản hơn bạn nghĩ nhiều. Trước khi tiêu tiền (sử dụng) hãy nhẩm trong đầu. Cái này mang lại lợi ích DÀI HẠN hay TỨC THỜI. Hồi nhà mình sửa nhà, nhà mình rộng ra 10 mét vuông. Mọi thứ trở nên mới mẻ, sạch sẽ và gọn gàng hơn. Các anh công
nhân xây dựng phải mang vác nặng nề, mang bao nhiêu thiết bị cắt gọt, hàn. Hết 40 triệu. Mẹ bảo đắt. Mình bảo không. Cái này 40 triệu, cuộc sống mẹ được nâng cấp suốt phần đời còn lại. Không đắt. Đây là LỢI ÍCH DÀI HẠN. Nhưng nếu bạn đi ăn nhà hàng, ngày nào cũng vậy. Bạn hưởng thụ cuộc đời. Cộng dồn lại 40 triệu. Hết 40 triệu, bạn vẫn thế. Lợi ích mà bạn thu được là TỨC THỜI. Bạn ăn xong. Uống cốc nước. Mọi lợi ích biến mất. Vĩnh viễn. Mình không khuyên bạn không bao giờ ăn nhà hàng. Nhưng ít nhất hãy tư duy đúng. Khi dùng tiền để mua lợi ích DÀI HẠN - Không bao giờ CHI LI. Khi dùng tiền để mua lợi ích TỨC THỜI - Không bao giờ LÃNG PHÍ. Và đừng tiết kiệm công cụ. Hãy sử dụng công cụ. Đây là tư duy không khó. Nhưng số đông ít ai làm được.
Bạn hãy nhớ. Tiền chỉ là công cụ. Hãy sử dụng. Và sử dụng đúng cách. Đôi khi càng không có tiền, bạn lại càng cần tiêu tiền.
84 “Tư duy con cua—The Crab Mentality”
Khi bạn thả một con cua vào một cái chậu. Con cua có thể dễ dàng tự mình bò ra. Nhưng khi bạn thả 2 con cua vào một cái chậu giống hệt. Mỗi lần con cua cố gắng bò ra, ngay lập tức bị con cua kia kéo xuống. Không cho thoát. Cả 2 con đều không bao giờ thoát được. Bị bỏ tù trong cái chậu suốt đời. Cuộc sống của bạn cũng vận hành gần giống như vậy. Bạn nhiều tiềm năng hơn bạn nghĩ. Vấn đề ở đây là bạn ở chung chậu với những con cua. Những con cua này kéo bạn xuống mỗi lần bạn muốn thoát ra. “Uống rượu là phải say, không say ko về.” “Đọc sách chỉ dành cho mọt sách, phải lên bar mỗi tối, phải bay lắc mới là “Cool”
“Ngủ sớm thế? Bà già à?” “Chia tay rồi à? Chúc mừng nhé!”
85 “Who should you hang out with?”
Hãy chơi với những người giỏi hơn bạn. Để bạn được khai sáng và quen dần với “ngôn ngữ” hằng ngày của họ. Thứ mà bạn cho rằng kỳ quặc nhưng lại bình thường đối với họ. Và để bạn thấy bạn nhỏ bé như thế nào. Nhưng cũng chơi với những người ngang bằng bạn. Vì bạn cần những tình bạn thực sự. Những người hiểu nhau và nói chung một thứ ngôn ngữ. Đừng quên chơi cả với những người kém bạn. Vì bạn cần biết bạn không kém như bạn nghĩ. Họ cho bạn sự tự tin. Bạn hãy nhớ Sự nghiệp, Thi cử, hay Học hỏi. Bạn ĐÃ có CẢ NGÀY.
86 “Đừng để dành sự sáng tạo”
Đừng “tiết kiệm” sự sáng tạo. Khi bạn để dành, bạn đang âm thầm mặc định sự sáng tạo là hữu hạn. Trong khi đó bản chất của sáng tạo là vô hạn và tiềm năng sáng tạo liên tục nảy nở. Nhiều bạn để dành sự sáng tạo để “hôm sau còn có cái mà dùng”. Nhưng đây mới là nguyên nhân khiến bạn rơi vào đường cụt. Bạn tự lấy dây trói buộc chính mình. Sáng tạo liên tục đòi hỏi bạn phải tư duy ngược lại cách bạn thường làm. Thay vì để nó nhỏ giọt, hãy vặn vòi nước hết cỡ.
87 “Zoom out”
Vấn đề hay tâm trạng hiện tại của bạn nhỏ bé hơn bạn nghĩ. Đầu óc của con người thường chỉ cảm nhận được vài ngày trở lại. Chưa nói đến vài tuần, vài tháng hay vài năm. Khi bạn “zoom out” thời gian để nhìn lại quãng thời gian tính theo tháng hay năm. Bạn sẽ thấy vấn đề của bạn khá nhỏ bé và vô thường. Nó dường như chỉ là một “sự vật hiện tượng” nào đó mà thật sự vài tháng sau nghĩ lại nó như chưa từng xảy ra. Vì thế bớt căng thẳng. Hãy Zoom out khi cần thiết. Khi nhìn gần, vấn đề của bạn rất lớn. Khi zoom out, vấn đề của bạn nhỏ như một dấu chấm.
88 “Clear-Deep-ConciseAccurate”
Writing luyện cho bạn thói quen suy nghĩ sâu (think deeply) và rõ ràng (think clearly) Speaking luyện cho bạn thói quen suy nghĩ nhanh (thinking fast) và gọn (concise) Nếu hằng ngày bạn không Viết hoặc Nói, bạn đang không luyện tập khả năng suy nghĩ. Kết hợp nói và viết mỗi ngày để bạn có khả năng nghĩ NHANH, SÂU, RÕ và GỌN. Nhưng bạn cần Reading để bạn không chỉ NHANH, SÂU, RÕ, GỌN mà còn CHÍNH XÁC (accurate)
89 “The third eye” Bạn không chỉ có 2 con mắt. Bạn có 3 con mắt. Chỉ có điều con mắt thứ 3 của bạn không ở trên khuôn mặt. Nó ẩn sâu ở trong đầu. Hai con mắt trên khuôn mặt bạn có giúp bạn nhìn thấy những gì được trưng bày. Đó là chức năng duy nhất của nó. Con mắt thứ 3 giúp bạn nhìn thấy những gì 2 con mắt bình thường kia KHÔNG nhìn thấy. Đây là con mắt thấu thị. ít ai nhận ra chúng ta có con mắt thứ 3 này. Phần lớn chúng ta chỉ nhìn bằng 2 con mắt. Và tin những gì đang diễn ra hằng ngày chính xác như những gì người khác trưng bày trước mắt bạn. Đừng chỉ nhìn bằng 2 con mắt. Hãy nhìn cả 3.
90 “Đừng làm việc ngày đêm”
Nghe qua thì có vẻ đáng khen ngợi nhưng đây không phải hướng đi thông minh. Ngay cả Donald Trump cũng không làm việc ngày đêm. Nếu bạn đang làm việc ngày đêm bạn đang làm sai cách. Ngừng tự hào và chuyển sang: 1. Mua thời gian (Nôm na là thuê người) 2. Mua công cụ (Nôm na là tự động hoá) 3. Làm cái khác. Đúng vậy. Nếu công việc của bạn KHÔNG THỂ thuê người khác và cũng KHÔNG THỂ tự động hoá. Hãy chuyển sang làm việc khác. Đừng phí hoài tuổi trẻ…
91 “What to upgrade” 1 đến 2 năm là bạn đã muốn nâng cấp iPhone đời mới. Nhưng nhà của bạn thì có khi cả chục năm thậm chí cả đời người. Chúng ta thường dành phần lớn cuộc đời sống trong một căn nhà giống nhau. Chỉ đến khi dọn ra nhà mới mới thấy bao nhiêu năm qua chúng ta “lỗi thời” như thế nào. Bạn có thể đang dùng iPhone 11 Pro Max. Nhưng cơ sở hạ tầng, tiện ích trong nhà bạn đã có tuổi đời cả chục năm. Điều này không có gì sai. Tất nhiên nếu nó “vẫn dùng tốt” thì chả việc gì phải thay. Vấn đề ở đây là vì nó “vẫn dùng tốt” chúng ta dễ không nhận ra có những công nghệ hay thiết kế trong kiến trúc, xây dựng, tiện ích siêu thông minh chúng ta bỏ lỡ. Hoặc coi chúng phù phiếm không cần thiết.
Trong khi cái thực sự phù phiếm không cần thiết có khi lại là cái Camera thứ 3 của iPhone 11 Pro. Nhà bạn có thể thông minh hơn bạn nghĩ. Rất nhiều. Không tin bạn thử qua nhà mới của bạn bạn. Hoặc những khách sạn, thư viện, trường học mới xây trong năm 2019. “Vẫn dùng tốt” có thể chỉ là cái bẫy tư duy. Thử tìm cách nâng cấp căn nhà của bạn bạn. Bạn sẽ đi đến hết bất ngờ này đến bất ngờ khác.
93 “Pain”
Sẽ rất khó để một người đang khoẻ mạnh tưởng tượng (hình dung) lúc mình đang bệnh. Bạn đang bình thường bạn sẽ chỉ cảm thấy bình thường. Dù có cố đến đâu cũng không thể mang lại cảm giác khó chịu bạn ĐÃ trải qua. Bạn gần như sẽ quên sau vài tuần hoặc vài tháng. Và hoàn toàn không thể mang lại cảm giác khó chịu đau đớn bạn CHƯA trải qua. Chính vì bộ não của bạn BẤT LỰC trong vấn đề “nhắc nhở” bạn. Bạn phải TỰ thiết lập cơ chế bảo vệ chính mình. Nhất là lúc bạn đang còn khoẻ mạnh.
94 “DU LỊCH CAMERA - Đừng giết chết du lịch”
Bạn đặt vé du lịch cùng 5 người bạn. A B C D E. Bạn là A. Chuyện gì sẽ xảy ra? Mệt mỏi nhưng sung sướng và háo hức sau chuyến xe dài. Bạn (A) và 4 người bạn (BCDE) đã đến địa điểm. Tất cả đều lấy máy ra chụp. Bởi chúng ta phải “check in”. Cái cổng có chữ “Vườn hoa Đà Lạt” Bạn (A) lấy iPhone ra chụp cả nhóm 4 người BCDE. Xong 1 kiểu.
B bảo muốn chụp riêng cùng D một kiểu (phải lấy chữ Đà Lạt). Tách. Xong. Tạo dáng khác. Tách. Xong. Dáng này nữa. Tách. Xong. B tiếp tục “Rồi C vào đây chụp với tao”. Thả tim nào! Tách. Xong. Kiểu này nữa. Tách. Xong. “Đứng xa ra lấy cả chân”. Tách. Xong. B nhanh nhảu “Đâu đâu xong chưa đưa đây xem nào?” “Ôi chỗ này nhắm mắt. Chụp lại”. Tách. Tách. Tách (Hẳn 3 kiểu). A đưa điện thoại ra cho B kiểm tra “Như này được chưa?”. B hơi nhăn nhó “Ừ thôi cũng tạm”. C gọi A: “A ơi chụp tao với D một kiểu”. Tách tách tách. C gọi B: “B ơi vào đây tao với mày chung một kiểu?”. “Một kiểu đứng một kiểu ngồi” B nói với A: “A ơi mày vào đi tao chụp cho”. Tách tách tách. B nói với C :”C ơi vào chụp cùng A kìa.” Tách tách tách. B nói với A và C: “Cả 2 tỏ vẻ deep deep tí xem nào?”. Tách tách tách. D nói với B: “Cho tao một kiểu riêng deep tí”. Tách tách tách.
C nói với B: “cho tao một kiểu riêng luôn deep tí”. Tách tách tách. B nhớ ra: “À quên, nãy giờ tao chưa được kiểu riêng deep lần nào. D chụp tao với”. Tách tách tách. Hết 30 phút cho cái cổng. Và tầm 100 cái ảnh. Các loại. C chỉ ra đằng xa có cái ghế ngồi đẹp đẹp và cái cây. Câu chuyện phía trên lặp lại. Hết tiếp 30 phút cho cái ghế. Thêm 100 cái ảnh nữa. Chưa kể ảnh trùng. Các loại. Các dáng. Các góc. Các kiểu đứng cùng. Đứng riêng. Đứng chung. Tiếp 30 phút nữa cho cái bụi cây gần đó. Thêm 100 cái ảnh nữa. Tương tự như trên. Trời tối, mọi người về hết. Vườn hoa đóng cửa, chưa tham quan được. Chưa cảm nhận được. Vì nhích một đoạn lại thêm 100-200 cái ảnh. Vấn đề là ai cũng như vậy. Không chỉ họ. Cả cái vườn hoa tất cả đều nhìn cái điện thoại ngắm góc chụp. Tách tách tách tách... Con người giờ không còn đi du lịch nữa. Họ đi để kiếm like. Họ sợ không có ảnh họ không được “công nhận”. Nhưng cái mà họ không hiểu là ảnh họ về up lên Facebook cũng không nhiều người quan tâm lắm. Up một lúc hàng trăm cái giống nhau na ná nhau. Fake fake deep deep giống nhau. Tất nhiên là sau khi đã “lọc” và xoá đi 9000 cái
Tại sao không chụp một cái đẹp nhất? Hoành tráng nhất. Sau đó dành thời gian đi chơi? Tại sao lại phải tích rác xong mang về nhà lại phải đi xử lý rác? Thời gian đi chơi có hạn. Phần lớn dành 90% (thậm chí 100%) cho việc chụp ảnh, tạo dáng, kiểm tra lại, tìm góc. Thay vì học hỏi, trải nghiệm sâu, nói chuyện với người địa phương. Có chăng tất cả những gì chúng ta nói với người địa phương câu duy nhất: “Anh ơi chụp cho em với chị này”. Ngành du lịch đã chết. Bởi 20000 bức ảnh bạn chụp đối với bạn có vẻ rất to. Nhưng lúc post lên đếm mãi cũng chỉ được 21 like. Và bạn thì chẳng thu về được cái gì khác. Ngoài đống ảnh rác phải lọc và xoá. Nghịch cảnh du lịch là có thật. Chính chúng ta đã giết chết nó. Hãy cứu lấy du lịch. Bằng cách chụp ít nhưng chất. Chụp có não. Nhìn đồng hồ.
Luôn tự hỏi sau những chuyến đi này mình thay đổi như thế nào. Mình học được gì. Chứ không phải “Tao đã đặt chân đến nơi này mày ạ”. “Thế mày học được những gì?” “Đây xem ảnh đi, nhìn tao oách chưa, nhìn chữ vườn hoa đà lạt đi. Zoom lên mới thấy được”
95 “Introvert and Extrovert”
Đừng mắc bẫy Hướng nội hay Hướng ngoại. Đây là fixed mindset. Môi trường xung quanh bạn quyết định bản thân bạn trong trường hợp cụ thể. Nếu xung quanh bạn là người không hợp bạn. Bạn không thể “hướng ngoại”. Bạn không muốn chia sẻ quá nhiều. Đây là điều bình thường. Nói ít không có nghĩa cứ phải là “hướng nội”. Nói nhiều không có nghĩa cứ phải là “hướng ngoại”. Bạn không hướng nội cũng không hướng ngoại. Bạn là cả 2. Tuỳ trường hợp và thời điểm cụ thể.
96 “Looking back”
Bạn đang nhìn lại thập kỷ 2009-2019. Good. Giờ hãy tưởng tượng bạn đang ở năm 2029, ngày 31/12 và nhìn lại thập kỷ 2019-2029. Khi nhìn lại bạn muốn thấy điều gì?
97 “Speed and direction”
Bạn không cần đi nhanh. Bạn chỉ cần đi đúng hướng. Sau đó đi chậm hay nhanh không thành vấn đề. Vì kiểu gì bạn cũng sẽ đến đích.
98 “Nội trợ đáng giá bao nhiêu”
Nếu bạn là một người phụ nữ ở nhà làm nội trợ, chăm con. Đừng nghĩ bạn đang “ăn bám” chồng. Đây là công việc giá trị, thiêng liêng, vất vả nhưng ý nghĩa hơn nhiều những công việc rao vặt ở ngoài kia hay công việc bằng cấp. Theo Salary.com, nếu người nội trợ, chăm con được trả lương, mức lương tương đương rơi vào khoảng 162 ngàn USD. Cao hơn nhiều so với những công việc văn phòng hoặc có bằng cấp. Nên mặc dù công việc của bạn có thể không lương trên giấy tờ. Nhưng nó giá trị và ý nghĩa hơn nhiều các công việc có lương khác mà xã hội tiêm nhiễm vào đầu bạn. Phụ nữ ở nhà làm nội trợ, chăm sóc con, xây tổ ấm thực sự là những người đáng ngưỡng mộ và xuất sắc.
Thay vì tưới cây cho một thằng boss, bạn đang tưới cây cho chính gia đình bạn.
99 “Innovation and Marketing”
2 khía cạnh quan trọng nhất của Kinh doanh 1. Innovation (build a product) 2. Marketing (educate the market and sell the product) Nằm ở cốt lõi. Tất cả những thứ khác (HR, Finance, Accounting, Law, Tax...) chỉ là phụ. Nằm ở ngoài rìa. Rìa có thể cắt giảm. Nhưng cốt lõi thì không thể. Bạn nên giáo dục bản thân về marketing & innovation (80%) Chỉ dành tối đa 20% giáo dục bản thân về HR, Finance, Accounting, Law etc.
100 “Mục đích sống đi mượn”
M
ục đích sống của bạn phần lớn là “mượn” từ
người khác.
Mà bạn không nhận ra. Mượn từ giáo viên của bạn (nghe “kinh nghiệm” của họ) Mượn từ bạn bè của bạn (nghe bọn nó kể) Mượn từ xã hội (nghe TV, hàng xóm, ngoài đường, trong sách vở, online) Mượn từ gia đình (“định hướng”) Nếu bạn thật sự thành thật với bản thân bạn sẽ nhận ra đây chưa chắc là điều bạn tin và muốn. Tất cả chỉ là những cái “nên” từ người khác. Những cái “nên” mà chính họ mới là bên cần chứ không phải bạn.
101 “Gánh nặng”
Khi bạn nhìn tàu vũ trụ bay ra ngoài không gian. Bạn sẽ thấy những bộ phận trên chiếc tàu bay dần dần bị tách bỏ —giảm gánh nặng và tăng tốc độ cho tàu bay. Mục đích số 1 của tàu bay là đến được đích. Bạn là chiếc tàu bay này. Xung quanh bạn là hàng loạt các gánh nặng mà bạn không nhận ra. Những gánh nặng này làm giảm tốc độ của bạn và cản trở việc bạn tới đích. Gánh nặng của mỗi người khác nhau.
Câu hỏi đặt ra là: (1) Gánh nặng của bạn là gì? (2) Những gánh nặng nào sẵn sàng cần được tách bỏ?
102 “Sạc pin và cân bằng”
Bạn nói bạn hướng nội, nhưng nếu ở một mình đủ lâu đảm bảo bạn sẽ phát điên. Bạn nói bạn hướng ngoại, nhưng nếu tiếp xúc với đám đông đủ lâu bạn cũng sẽ phát điên. Bạn cần yên tĩnh một mình để sạc điện. Bạn cũng cần giao tiếp xã hội để sạc điện. Sạc quá nhiều bạn phát điên mà không sạc đủ bạn cũng sẽ phát điên. Hãy luôn tự hỏi trong THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI bạn đang cần gì sạc gì? Đám đông hay yên tĩnh? Đây mới là tư duy đúng.
103 “Thù ghét”
Khi bạn thù ghét, đố kị một ai đó, người chịu thiệt hại nhiều nhất là bạn. Vì người đó sống, bám rễ và gặm nhấm tâm trí bạn từng giờ. Qua nhiều năm, bạn không chỉ có một người sống trong đầu bạn như vậy. Bạn có hàng chục, thậm chí hàng trăm người. Có thể là ngay lúc này. Và đây là lỗi của bạn. Bởi chính họ cũng đã không còn dính líu tới bạn từ lâu. Họ đang tận hưởng cuộc sống của riêng họ. Bạn thì chưa chắc. Mắc kẹt trong quá khứ. Hãy từ từ tiễn họ ra khỏi đầu bạn. Học cách tha thứ, quên, bỏ qua, mặc kệ, rút ra bài học, move on là kỹ năng sinh tồn
104 “Sự thật về mừng tuổi ngày Tết”
Mừng tuổi là một nét đẹp văn hoá Việt Nam ngày tết có ý nghĩa tượng trưng, với mong muốn đem lại may mắn, sức khoẻ đến người được mừng. Thời gian đầu, những đồng tiền mừng tuổi chỉ mang mệnh giá NHỎ. Về bản chất nó chỉ mang ý nghĩa tượng trưng. Giống như việc để tiền lên các ban nhà chùa. Tất cả các bên đều vui vẻ. Thời gian sau, mừng tuổi biến tướng thành một căn bệnh xã hội. Nó không còn mang ý nghĩa tượng trưng hay nét đẹp văn hoá như ngày đầu. 1. Trẻ con đã coi đây là một “nguồn thu nhập”. Không biết rằng nguồn thu này cũng đến từ việc cha mẹ nó phải đi mừng lại con nhà người khác (có khi còn nhiều hơn). 2. Mỗi năm số tiền mừng lại càng nhiều hơn. Mừng ít, mừng 10 ngàn, 20 ngàn, thậm chí 100 ngàn còn bị khinh. Đúng vậy. Cho tiền còn bị chê là mừng ít và bị coi thường bởi người nhận. Phải 500K đến 1 triệu trở lên. “Sao mừng có 100K ki thế? Năm nay làm ăn thất bát à”
3. So sánh xem ai mừng nhiều hơn. Người mừng nhiều hơn được quý hơn. Người mừng ít hơn lạnh nhạt hơn. Từ bao giờ số tiền mừng tuổi được cho là thước đo của sự ưu ái. “Chú X mừng 1 triệu, cô Y mừng có 100K” 4. Người mừng không muốn mất thể diện, mất lòng hoặc chỉ đơn thuần muốn thể hiện phải mừng mệnh giá lớn. “Mừng 200K có sợ ít quá không nhỉ?” 5. Nhân viên thông qua mừng tuổi để hối lộ cấp trên. 6. Trẻ con muốn giữ tiền mừng tuổi? Cũng được thôi. Tiền học, tiền ăn, tiền quần áo, tiền du lịch, tiền đi chơi trong năm, điện nước, chỗ ở, mày tự đi mà đóng nhé? Mừng tuổi chỉ là nét đẹp nếu nó ở mệnh giá thấp và tượng trưng. Mệnh giá càng cao, ý nghĩa của nó càng mất đi.
105 “Giao tiếp tốt và giao tiếp kém” Giao tiếp kém là nguyên nhân số 1 dẫn đến đổ vỡ trong mối quan hệ. Mâu thuẫn là không thể tránh khỏi. Cách giải quyết mâu thuẫn mới quan trọng. Có người chọn im lặng. Có người chọn lảng tránh, mặc kệ. Có người chọn huyễn hoặc, hợp lý hoá. Có người chọn tức giận dẫn đến cãi nhau. Có người chọn cố gắng HIỂU nguyên nhân của VẤN ĐỀ và tháo gỡ. Bạn thường chọn gì? Số đông sẽ im lặng, lảng tránh, mặc kệ, huyễn hoặc, cãi nhau. Giao tiếp tốt không khó. Bạn chỉ cần đừng im lặng, đừng lảng tránh, đừng hợp lý hoá, và đừng tức giận.
106 “Mua tranh”
Khi mua tranh, bạn sẽ thấy bức tranh rất đẹp và quyết định mang về nhà. Khi mang về nhà, bạn thấy bức tranh không đẹp và hợp như lúc bạn nhìn ở ngoài cửa hàng. Khi chọn bạn trai/gái cũng vậy, bạn sẽ thấy con người này tuyệt vời hết ý. Nhưng chưa chắc người đó đã thật sự là người bạn đời của bạn.
107 “Phát triển nhân cách”
“Học càng cao” không đảm bảo nhân cách càng lớn. “Thu nhập càng cao” cũng không đảm bảo nhân cách càng tăng. Mình thích người giỏi nhưng từ chối giao du với người học cao trở nên kiêu ngạo hay thu nhập cao trở nên coi thường (gia đình, bạn bè) Phát triển nhân cách quan trọng và kỳ công hơn nhiều. Còn đi học và kiếm tiền thì lại quá đơn giản. Ai cũng làm được.
108 “Drama”
Nên tránh drama. Cuộc đời bạn ngắn hơn bạn nghĩ. Bạn còn nhiều việc phải làm và nhiều thứ cần tận hưởng. Drama hút sự tập trung của bạn và cuộc đời bạn. Nên tránh cả phim Drama. Phim bộ Drama khiến cho mọi người nghĩ rằng cuộc đời cũng phải drama như vậy. Họ học theo phim: Ngôn ngữ, cảm xúc lẫn cách hành xử (phải drama như trên phim). Ngay đến cả phim Drama cũng chỉ là fake drama chứ cũng không phải thật. Luôn nhắc nhở bản thân bạn còn nhiều thứ quan trọng hơn để làm và bạn không có 1000 năm để sống.
109 “Mong muốn người khác phải chịu đựng”
Thù ghét, hằn học, đố kỵ, mong muốn người khác phải chịu đựng. Giống như việc bản thân đang tu ừng ực thuốc độc, nhưng lại tin rằng người khác sẽ ngộ độc vì nó. Hãy nhớ, từ khi bạn chào đời đến khi kết thúc, kẻ thù duy nhất của bạn luôn là chính bạn, không phải người khác.
110 “Cảm nhận thời gian”
Khi cảm nhận được tính hữu hạn đến vô tình của thời gian. Mọi lời nói, hành động, suy nghĩ của bạn sẽ trở nên khác hoàn toàn. Hãy sống như thể bạn đang mắc ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn vài năm để sống. Phần lớn mọi người sẽ chờ đến lúc bị ung thư thật mới cho phép bản thân được thay đổi.
111 “Kẻ thù”
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là tha thứ. Nếu bạn không thể tha thứ, có cách khác—đó là ngừng quan tâm. Mình chỉ dùng 2 cách này và mình không còn kẻ thù. Khi tẩy rửa hết những luồng suy nghĩ tiêu cực và những con người độc hại ra khỏi đầu bạn và cuộc sống của bạn. Bạn mới nhận ra có quá nhiều thứ hay ho, tích cực bạn đã bỏ lỡ. Khi nhận ra bạn có quá nhiều thứ tích cực đã bỏ lỡ. Bạn mới nhận ra cuộc đời bạn ngắn thế nào và sẽ tự động tránh xa sự tiêu cực như tránh hủi. Chỉ để bảo vệ sự tích cực mong manh như lá cây mà bạn đang vun đắp, tưới tắm.
112 “Góc nhìn khác về phụ nữ nấu ăn giỏi”
Phụ nữ biết nấu ăn KO phải là lạc hậu, truyền thống để chiều lòng mẹ chồng như nhiều người nghĩ. Tưởng tượng đứa con của bạn sang nhà bạn nó ăn và về nhà nhận xét: “Mẹ ơi, mẹ của bạn X nấu ăn ngon lắm mẹ ạ, ước gì nhà mình được như thế” Nếu bạn là người phụ nữ “của công việc” ít nấu ăn, nấu không ngon hoặc lệ thuộc ăn ngoài, bạn sẽ nghĩ gì về lời nói của đứa con? “Chết thật, mình phải học để nấu ngon như/hơn mẹ thằng cu X kia” Nấu ăn giỏi không phải để “làm hài lòng” mẹ chồng. Nấu ăn giỏi là để thằng chồng và đứa con luôn luôn tự hào về bạn. Rằng mẹ nó hay vợ anh là số 1. “Không có cô nào sánh bằng”. “Mẹ quá xuất sắc.”
Rằng nếu không có mẹ nó thì 2 cha con nó chỉ biết cơm đường cháo chợ hoặc trứng chiên rau luộc. Bằng đại học, nghề nghiệp là thứ khiến phụ nữ sống công nghiệp. Nữ công gia chánh là kỹ năng giúp phụ nữ sống hiện đại và quyền lực. Số đông thường nhầm lẫn giữa Công nghiệp và Hiện đại. Người phụ nữ hiện đại biết rằng cô ấy làm vậy là để con của cô ấy luôn tự hào và yêu cô ấy. Còn người chồng thì không thể sống thiếu.
113 “Ốc đảo và đại dương”
Trường học xuất hiện từ rất lâu trước khi có Internet. Ngày đó, đến trường là cách duy nhất để bạn có một chút kiến thức. Kiến thức bị nhốt trong trường học. Giống như ốc đảo giữa sa mạc. Internet xuất hiện giống như một cơn mưa rào vô tận biến Sa mạc thành Đại dương. Ốc đảo trở nên vô nghĩa. Nhưng số đông vẫn bám lấy nó.
114 “Bằng cấp và chất lượng tình yêu”
Con gái học cao (bằng cấp) thường bất lợi trong tìm bạn đời. Không phải vì họ kỹ với người đàn ông. Họ đang kỹ với chính cuộc đời của họ. Relax Ladies, Cuộc đời không chỉ có mỗi “sự nghiệp”, “đi làm” và thành tích.
115 “Tự học”
Bà nội của các loại kỹ năng—là kỹ năng tự học. Có người kỹ năng tự học chỉ đạt 10%. Nghĩa là vẫn phụ thuộc 90% sự kỷ luật từ bên ngoài. Nhóm này đóng tiền không phải để học mà để có người quát cho. Đóng tiền để được nghe mắng. Họ thích như vậy. Hãy cầm tiền và mắng tôi đi. Cảm ơn. Với nhóm này kiến thức với họ bị giới hạn, bởi họ có gì ăn đấy. Người ta dạy gì thì đó là chân lý và dừng lại ở đây. Còn có những người, kỹ năng tự học đạt >90% Học 1 biết 100, sau đó học 100 biết 10000. Hàm luỹ thừa.
116 “Học online theo chương trình của trường”
Là thứ vô lý nhất mọi thời đại. Bản thân Internet là một ngôi trường khổng lồ, thừa mứa, mới mẻ và chất lượng. Lại gần như không mất một xu. Trong khi đó trường học cũ kỹ, lỗi thời, chậm chạp, quan liêu và tốn kém. Học online theo chương trình của trường học. Giống như bỏ tiền ra để bơi ở hồ tạo sóng trong khách sạn ngay cạnh bãi biển, thay vì...bơi ở biển luôn (miễn phí) Kể từ khi corona, bạn nhận ra tất cả chỉ là đối phó và trường học chỉ là một trò đùa với những vở diễn tẻ nhạt nhưng bắt buộc.
117 “Nghiện”
Con người ai rồi cũng sẽ nghiện một thứ gì đó. Thế hệ cha ông, thời chiến, dễ nghiện rượu bia, thuốc lá. Thế hệ thời bình, xu hướng nghiện game, phim ảnh, thuốc phiện, mạng xã hội. Về bản chất nghiện không có gì sai. Chỉ có nghiện sai thứ.
118 “Thời gian không chỉ là vàng”
4 điều không nên để xảy ra: 1. Mạng chậm 2. Máy chậm 3. Ứng dụng chậm 4. Thao tác chậm
Giải pháp: 1. Tăng tốc độ Internet lên tối đa 2. Tăng cấu hình máy tính lên tối đa 3. Mua ứng dụng tốt nhất (thay vì tiết kiệm) 4. Luyện tập mỗi ngày. Thời gian không chỉ là vàng. Nó quý hơn vàng gấp vô hạn lần.
119 “Sự thật về Đọc Sách”
Sách không chỉ là một tập giấy với mực in rẻ tiền. Sách là công nghệ tối tân nhất mà con người phát minh ra. Nó là ổ cứng lưu trữ lượng thông tin chất lượng cao khổng lồ, xuyên thế hệ, xuyên thời đại, mãi mãi. Những thông tin được lưu trữ này là tiền đề của tất cả văn minh nhân loại mà bạn đang có và tận hưởng. Từ Internet, iPhone, Facebook cho đến những toà nhà chọc trời, văn hoá vùng miền, kho tàng ngôn ngữ khổng lồ, lịch sử vũ trụ, cho đến thế giới quan, nhận thức, triết học và cuộc đời của một con người và hệ tư duy một xã hội. Nếu không có sách, tất cả những thứ trên không tồn tại. Giống như bộ nhớ RAM, lưu thông tin tạm thời rồi mất đi vĩnh viễn. Để tồn tại vĩnh cửu, thông tin cần được lưu trong ổ cứng. Nếu không nó sẽ biến mất trong hư vô. Sách là công nghệ tối tân nhất vì nó cho phép thông tin được tồn tại vĩnh cửu.
Sự tồn tại vĩnh cửu của thông tin giúp nó đâm chồi, nảy nở, phát triển, rẽ nhánh, ra hoa, ra quả. Giống như trồng cây. Nếu đất khô cằn, thiếu chất, cây sẽ không mọc, quả không ra. Nếu đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng, cây sẽ phát triển xanh ri, dần dần tạo nên cả một khu rừng rậm rạp, bám rễ sâu trong lòng đất, thân cây cao chót vót với những tán lá rộng khủng khiếp. Đó là sách. Đọc sách là hành vi mang lại nhiều giá trị và lợi nhuận nhất trong gần như tất cả các hành vi. Bởi bạn đang hấp thụ những gì tinh hoa nhất của khu rừng nhiệt đới Amazon kia.
Cẩn thận vì bạn sẽ dễ bị lạc. Khu rừng được tích luỹ, xây dựng, phản biện qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng biết đâu bị lạc trong khu rừng đó lại là một điều tuyệt vời. Bạn thoát khỏi thực tế thật và đắm mình vào một thực tế ảo (virtual reality) tạo ra bởi sách. Thực tế ảo này là phần mở rộng (extension) của cuộc đời tẻ nhạt của bạn—đúng vậy, mình đang nói đến cuộc đời sáng đi tối về, túi bụi lo công việc, sự nghiệp, học hành, gia đình, trách nhiệm xã hội, kỳ vọng, chuẩn mực kia. Thực tế ảo này làm cho bạn lạc mình vào không gian bất tận của sáng tạo, tri thức và tự do. Bạn tìm kiếm, khám phá, phản biện thực tế mà bạn cho là thật. Tư duy của bạn được thắp sáng khi những cung đường mới được tạo ra bởi chỉ riêng bạn. Từng ánh nắng chiếu qua kẽ lá cao vút từ trên cao chọc thẳng xuống bạn trong cái khu rừng bao la không giới hạn kia. Nó là một thực tế không giới hạn, về cả không gian lẫn thời gian. Đúng vậy, thời gian. Bạn không chỉ đắm mình vào thế giới hiện tại, bạn đang du hành vượt thời gian—trở về thời Napoleon, thần thoại Hy Lạp, hay diễn biến của các cuộc chiến tranh thế giới, bạn
ngửi thấy mùi thuốc súng, nghe văng vẳng tiếng khóc ai oán, trong chính căn phòng của bạn. Gai ốc của bạn sởn lên, lạnh sống lưng. Hay bạn bay tới năm 2100, thời đại mà con người được giải phóng sức lao động gần như hoàn toàn bởi Robot và AI. Khi mà con người lần đầu tiên trong lịch sử sống trong kỷ nguyên thừa mứa về lương thực, vật chất, giá trị, năng suất lao động tăng gấp 100 triệu phần trăm năm 2020 bởi sự phát triển của hàm luỹ thừa. Hay chỉ đơn giản là giây phút hiện tại. Tuỳ bạn. Khu rừng là của bạn, của tất cả chúng ta. Bạn chắc chắn sẽ bị lạc. Nhưng bị lạc một cách sung sướng. Bi kịch lớn nhất của loài người đó là không phải ai cũng hiểu được sức mạnh của việc đọc sách. Kẻ khờ dại ngây thơ cho rằng đọc sách là tốn kém và phí thời gian. Họ chỉ có khả năng nhìn thấy mục tiêu ngắn hạn trước mắt. Kiếm tiền. Lao vào cuộc sống mưu sinh. Không nhìn thấy lợi ích khổng lồ vô tận từ việc đọc. Thói quen đọc gần như tuyệt chủng sau khi ra trường. Họ cho rằng trường học là “chính thống” và “đủ”. Điều ngược lại mới đúng. Nếu như sách là một khu rừng rậm Amazon vô tận xuyên thời đại vĩnh cửu. Thì trường học chỉ giống như một góc vườn hoa.
Đẹp rất đẹp, nhưng nó quy củ, nhàm chán và vuông vắn. Sự vuông vắn, quy củ này là hiện thân của nhồi sọ, giáo điều, công nghiệp. Sự đâm chồi nảy nở vô tận của rừng lại là hiện thân của tự do. Đây là hai thái cực của kiến thức. Một bên cho bạn chuyên ngành chỉ để làm việc và “cống hiến” trong tự hào huyễn hoặc. Bên kia cho bạn sự thông thái, sự thật, làm chủ và tự do thật sự. Đừng chỉ giới hạn vào một lĩnh vực, bạn sẽ rơi vào lối mòn chuyên ngành. Lối mòn chuyên ngành giới hạn tầm nhìn của bạn nhưng vẫn cho bạn ảo giác về sự tự do và thông thái. Hãy đọc nhiều lĩnh vực khác nhau, ở nhiều ngôn ngữ khác nhau. Bởi thế giới này rộng lớn hơn bạn nghĩ và não của bạn không bị lệch. Hãy đọc không chỉ một lần mà đọc nhiều lần. Bởi thế giới quan và trải nghiệm của bạn thay đổi theo thời gian. Những gì bạn hiểu về những gì bạn đọc trong hiện tại chưa chắc đã giống với những gì bạn đọc lại 5 năm sau. Cùng một cuốn sách nhưng đọc trong hai thời điểm sẽ giống như 2 cuốn sách khác nhau.
Đừng ép bản thân bạn phải đọc chỉ vì bởi đọc có ích. Đọc hiệu quả chỉ đến từ sự tò mò (natural curiosity) về thế giới xung quanh. Đọc bởi bạn tò mò và ham muốn. Bắt đầu bằng chủ đề bạn tò mò và ưa thích, không phải chủ đề người khác khuyên. Bạn khác họ rất nhiều. Chỉ có bạn biết bạn tò mò và thích gì. Khi đọc đến từ sự tò mò, việc đọc trở thành đam mê tự nhiên. Đam mê biến thành thói quen. Thói quen tạo nên lối sống và cuộc đời bạn. Lạc trong khu rừng Amazon, và bạn sẽ thấy cuộc đời bạn không bao giờ như cũ.
120 “Động lực và kỷ luật”
Động lực (motivation) là một cú hích. Đọc xong một cuốn sách truyền động lực, đi nghe diễn giả về, bạn hừng hực khí thế. Bắt tay vào làm việc chăm chỉ hăng hái đến tận 3 giờ sáng mới ngủ. Quên cả thời gian và mệt mỏi. Sáng dậy 6 giờ, mặt trời mới chỉ hé những tia nắng yếu ớt đầu tiên, bạn đã bật dậy khỏi giường và tiếp tục cắm đầu vào làm việc. Ngày thứ nhất, năng suất bạn tăng 1000%. Ngày tiếp theo, giảm một nửa. Ngày tiếp theo, giảm tiếp một nửa. Đến ngày thứ 20, gần như bạn chỉ ngồi không. ĐỘNG LỰC BIẾN ĐI ĐÂU RỒI? Động lực chỉ là một cú hích. Dù mạnh đến đâu đi chăng nữa, dù bạn được truyền cảm hứng lớn đến đâu, biên độ (strength) của nó cũng sẽ giảm dần theo thời gian.
Giống như đẩy một cái bàn, nó sẽ di chuyển, nhưng lực ma sát sẽ khiến nó dừng lại trong chốc lát—bất chấp việc bạn đẩy mạnh đến đâu. Động lực rất mạnh ban đầu, nhưng giảm dần, rồi biến mất về 0. Động lực là thứ ngắn hạn và nhất thời. Đó là lý do bạn không thể chỉ dựa vào động lực cho mục tiêu dài hạn. Nếu bạn muốn có Body đẹp, muốn thành thạo một kỹ năng âm nhạc, ngôn ngữ mới hay nghề nghiệp, chỉ dựa vào động lực sẽ khiến bạn thất vọng. Đẩy thật mạnh. Dừng. Đẩy thật mạnh. Dừng… Bạn cần yếu tố khác—Kỷ luật (Self-discipline). Kỷ luật là làm một thứ ngay cả khi bạn không muốn làm. Ngay cả khi bạn không có tâm trạng, không có động lực, muốn giãn ra để xem phim, muốn đi chơi, muốn xoã, muốn để mai làm. Kỷ luật đè bẹp yếu tố bên ngoài (lực ma sát)—tâm trạng, hoàn cảnh, lý do, trì hoãn. Nếu như động lực là một cú hích, thì kỷ luật là chiếc bánh xe. Bánh xe giúp cho cú hích trở nên mạnh hơn, bền hơn, ma sát giảm.
Hầu hết mọi công việc lớn lao trên thế giới không thể chỉ hoàn thành bởi động lực. Động lực có thể là một mồi lửa châm ngòi và kích hoạt sự bắt đầu, một cú hích mạnh, nhưng kỷ luật mới là thứ giúp kéo dài. Bạn cần cả cú hích lẫn bánh xe. Cái nọ hỗ trợ và bổ sung cho cái còn lại—tạo nên một cỗ máy không thể dừng lại được. Trước hết, với cú hích, bạn cần hích đều đặn. Sách hay video tạo động lực không nên chỉ xem một lần. Bạn cần xem nhiều lần để được nhắc lại. Phần lớn nói rằng sách tạo động lực không hiệu quả. Điều này đúng, bởi nó sinh ra không phải chỉ để đọc một lần. Phần lớn chúng ta chỉ đọc một lần. Chẳng trách nó không hiệu quả. Tất nhiên chẳng ai có thời gian đọc đi đọc lại nhiều lần cả quyển. Bạn chỉ cần tóm tắt ý chính và những điểm quan trọng nhất và có tác động mạnh nhất với bạn. Sau đó liên tục nhắc nhở bản thân đều đặn. Việc làm này giống như bạn tạo ra cú hích liên tục và đều đặn. Đây là việc làm chính đáng và chuẩn khoa học. Kỷ luật xuất hiện khi động lực không đủ sức mạnh. Hoặc khi yếu tố hoàn cảnh, lý do lý chấu chen ngang (lực ma sát). Điều tuyệt vời nhất của kỷ luật đó là nó chỉ khó ban đầu. Nhưng trở nên dễ dàng hơn theo thời gian. Bởi nếu kỷ luật được duy trì đủ lâu, thói quen được tạo thành.
Thói quen giống như đà (momentum). Khi đà được hình thành, nó trở nên tự động. Bạn cần kỷ luật đủ lâu để tạo ra đà (thói quen). Đà lớn mạnh dần theo thời gian, vì nó được xây dựng. Đến một lúc nào đó, nó không chỉ còn là thói quen, nó trở thành bản năng thứ 2 (second nature) và nó biến thành cuộc sống. Đây là lúc động lực và kỷ luật trở nên thậm chí không cần thiết nữa. Bởi bạn đang sống nó. Lúc này nếu một ngày bỏ tập tạ, bạn ngứa ngáy khó chịu, Bạn nói ngôn ngữ mới một cách tự động không cần suy nghĩ. Bạn chơi nhạc cụ một cách tự động, bản năng hoàn toàn. Đây là hệ quả tuyệt vời nhất mà Động lực và Kỷ luật mang lại. Nó biến những điều không thể thành có thể. Sau đó nó biến mất. Giống như tàu vũ trụ bay lên không gian. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ thoát khỏi lực hút khủng khiếp của trái đất, nó được gỡ bỏ. Chiếc tàu tiếp tục vẫn bay mà không cần đốt nhiên liệu như trước. Nhưng để đạt được đến cảnh giới này, bạn sẽ rất cần đến cú hích và bánh xe. Đà sẽ được xây dựng dần dần.
121 “Bạn fake”
Khi bạn có một chút thành công, đừng giấu. Phô ra một chút giúp bạn nhận biết được nhanh chóng đâu là bạn thật. Và đâu là bạn fake.
122 “I don’t want you to suffer”
Không bao giờ cầu mong điều bất hạnh tới người khác. Kể cả kẻ thù của bạn.
123 “Empath vs. Narcissist”
Có 2 thái cực trong tính cách con người. Empath (đồng cảm) và Narcissist (ái kỷ) Nhóm người Empath có khả năng đồng cảm với cảm xúc của người khác. Họ luôn quan tâm và nghĩ đến người đối diện—hơn cả bản thân họ. Chính vì họ quá tốt bụng và đồng cảm cao, họ luôn cho rằng người khác cũng tốt bụng như họ. Ngay cả khi bị phản bội và lợi dụng—họ cũng cho rằng bên kia có nổi khổ riêng hoặc không có ý xấu. Empath gặp khó khăn trong chia tay. Lúc nào cũng là lỗi của mình (không phải họ) Empath luôn nghĩ tốt cho người khác. Nhóm Narcissist không có khả năng đồng cảm. Họ chỉ nghĩ cho bản thân họ vì họ là trung tâm của vũ trụ. Nhóm này luôn kỳ vọng cao từ người khác để đáp ứng nhu cầu của họ. Họ chỉ nghĩ cho bản thân. Mọi thứ với họ không bao giờ là đủ. Biết ơn là khái niệm không có trong từ điển— dù bạn có làm gì đi chăng nữa. Narcissist không gặp khó
khăn mấy trong chia tay. Bởi người kia chẳng quan trọng bằng họ. Nếu có lỗi thì luôn luôn là lỗi người khác (không do mình) Tất nhiên, bạn và người yêu bạn không thuộc thái cực nào. Chúng ta nằm ở giữa và chỉ có THIÊN về bên nào hơn mà thôi. Xác suất thành công trong tình yêu sẽ như sau: 2 Empaths gặp nhau — xác suất > 90% 1 Empath gặp 1 Narcissist — xác suất 50% 2 Narcissists gặp nhau — xác suất < 10%
124 “Yêu bản thân ĐÚNG CÁCH”
Nếu bạn biết yêu bản thân ĐÚNG CÁCH bạn sẽ khó ế. Nhấn mạnh 2 chữ ĐÚNG CÁCH. Có nhiều bạn hiểu nhầm rằng yêu bản thân nghĩa là: Ích kỷ, hưởng thụ một mình, không quan tâm đến người khác, việc mình mình làm, không cần quá tôn trọng bên khác giới. Đây là yêu bản thân sai cách. Yêu bản thân ĐÚNG CÁCH chỉ đơn giản là bạn làm cho BẢN THÂN tốt lên mỗi ngày. Bạn chú ý đến 1. Vẻ bề ngoài của bạn — làm cho nó tốt lên. 2. Kỹ năng xã hội của bạn — khiến bạn được yêu quý (dễ gần gũi) 3. Cảm xúc của bạn — khiến bạn khó gục ngã về tinh thần 4. Kỹ năng sống — khiến bạn tinh tế, thông thái Đây là ĐỊNH NGHĨA yêu bản thân.
Rất nhiều người vỗ ngực tự hào họ YÊU BẢN THÂN. Nhưng sai định nghĩa. Sự thay đổi chỉ thật sự bắt đầu khi dùng đúng từ, đúng định nghĩa.
125 “Drama and love”
Nếu bạn xem nhiều phim Drama. Dù là V-drama hay KDrama. Hoặc nghe bạn bè kể khổ, vật vã, quằn quại trong chuyện tình cảm. Bạn dễ dàng kết luận rằng đây là BẢN CHẤT vốn có và tự nhiên của mối quan hệ. Đến mức bạn không dám tin một mối quan hệ tích cực và không sóng gió drama tồn tại. Rằng nếu nó tồn tại, thì nó gì sai sai. “Không bền” Bạn đã bị lừa. Chúng ta đã bị lừa. Mối quan hệ tích cực, văn minh, ít drama mới thực sự là lý tưởng và đích đến. Và lâu bền. Drama đã lỗi thời. Sóng gió là thứ không cần thiết.
Ít xem drama, nghe drama và thích nghi dần với yêu văn minh. Bạn sẽ THẬT SỰ CẢM NHẬN được cái đẹp của tình yêu mà số đông chưa bao giờ hiểu như họ nghĩ.
126 “Positive energy”
Bảo vệ năng lượng tích cực trong ngày của bạn bằng mọi giá. Dành thời gian và năng lượng tích cực đến những người tích cực và công việc năng suất. Block những thành phần chăm chăm bắt lỗi, thiếu tôn trọng, haters. Mình block không do dự, không hối hận, thậm chí không cần đọc hết comment. Cái giá của sự do dự QUÁ LỚN so với LỢI ÍCH thu được. Kết hợp logic kinh tế học với tâm lý học.
127 “NGƯỜI YÊU ĐẦU TIÊN CỦA BẠN LÀ CHÍNH BẠN”
Trước khi yêu ai, bạn hãy học cách yêu bản thân mình trước. Nói thì có vẻ dễ, nhưng không phải ai cũng làm đúng. Hãy tự hỏi: Nếu bạn là một phiên bản khác giới, thì phiên bản khác giới này có MUỐN YÊU bạn không? Mình liên tục tự hỏi câu này. Mình có MUỐN YÊU và yêu nổi chính mình không. Nếu chưa hoặc chưa chắc, làm thế nào để mình trở nên tuyệt vời hơn? Làm thế nào để chính mình cũng DEEPLY MADLY IN LOVE với mình? Nếu mình chưa dám yêu được mình, thì người khác (xa lạ) làm sao dám? Người yêu đầu tiên của bạn là chính bạn.
128 “90% of Relationship Problems”
90% các vấn đề về Relationship bạn sẽ gần như KHÔNG BAO GIỜ gặp phải. NẾU ngay từ đầu bạn yêu ĐÚNG người. Bạn thà dành 90% thời gian/công sức tìm ĐÚNG người ngay từ đầu. Đừng vội.
129 “Mở lòng và mất giá”
Chào các bạn gái. Nếu có một người con trai chủ động làm quen bạn. Và là người tốt. Hãy cứ mở lòng (và hợp tác) Đừng sợ mất giá. Bởi nếu người ta tốt thật, chẳng bao giờ bạn mất giá. Còn nếu người ta không tốt, sớm muộn gì bạn cũng sẽ mất giá. Dù cho bạn mở lòng hay kiêu lúc đầu.
130 “Ai chọn thầy cho bạn”
Trường học chọn thầy cho bạn. Ngoài trường học, BẠN chọn thầy. Trường học, bạn đóng tiền, nhưng hên xui. Thầy tốt, bạn hưởng. Thầy dở, bạn không chỉ phí tiền, bạn còn phí thời gian, công sức và sở thích có thể bị vùi dập. Ngoài trường học, bạn "phỏng vấn" từng thầy một. Thí sinh xuất sắc nhất mới được phép làm thầy của bạn. Đây là sự khác biệt.
131 “Công bằng”
Mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự công bằng thường không kéo dài. Tập trung vào sự công bằng khiến bạn nghĩ về bản thân bạn nhiều hơn cho người đối diện và ngược lại. Đối với gia đình, bạn bè, tình yêu. Chịu thiệt ok. Công bằng không ổn. Đối với xã hội nói chung. Chịu thiệt không ổn. Công bằng ok.
132 “Lạm phát cái tôi” Thế giới có 8 tỷ người. 4.5 tỷ người có kết nối internet. 3.5 tỷ người sẽ gia nhập Internet sớm hay muộn. Khi hàng tỷ người tất cả đều quá tập trung vào hình ảnh bản thân, tạo dáng, thể hiện trên social media, sống ảo ở ngoài đời thực. Cái tôi trở nên lạm phát và không còn nhiều giá trị. Ra hàng cafe hoặc đi du lịch bạn sẽ thấy gần như ai ai cũng quá ám ảnh về việc mình sẽ “trông như thế nào trên mạng” và tìm mọi góc độ chụp + ứng dụng đẹp nhất. Chỉ để về nhà có một vài cái ảnh “deep”. Mỗi người một cái smartphone giơ lên mọi góc độ. Bấm lia lịa. Trong khi bạn chỉ là một phần của 8 tỷ. Mình thấy rất lãng phí cho những bạn này.
133 “Kỳ vọng và thất vọng”
Bạn vốn tự do và hạnh phúc hơn bạn nghĩ. Vấn đề ở chỗ bạn đặt kỳ vọng ở người khác quá nhiều. Đặt kỳ vọng tạo KHÔNG GIAN để hình thành thất vọng. Kỳ vọng càng cao, cái không gian để thất vọng phát triển càng mạnh. Khi bạn KỲ VỌNG hợp lý hoặc thậm chí giảm kỳ vọng xuống bằng 0. Thất vọng không còn chỗ để tồn tại. Khi bạn đang thất vọng, hãy tự hỏi, bạn đang kỳ vọng cái gì?
134 “Tiền”
Cứ mỗi một ngày trôi qua. Giá trị đồng tiền bạn đang giữ teo đi một chút. 500,000 VND cách đây không lâu đủ khiến bạn tự tin ra phố. 500,000 VND ngày nay nhoắng một cái là hết. Không lâu sau, 500,000 VND sẽ chỉ tương đương 50 ngàn VND bây giờ. Đủ để bạn mua 2 gói xôi. Thời đại này, bạn tiết kiệm tiền là bạn thiệt. Kiếm được bao nhiêu tiền, hãy tiêu ngay lập tức. —Mua tài sản (cổ phiếu, bitcoin, vàng, đất) —Mua công cụ (phần mềm, phần cứng) Chỉ giữ lại một ít tiền mặt, để giảm tối đa diện tích bề mặt bốc hơi.
135 “Làm việc tại nhà”
Làm việc tại nhà (work from home) cho bạn sự tự do. Nhưng sự thiếu kỷ luật lại lấy đi sự tự do. Vì bạn không có boss, chỉ tiêu đặt ra, deadline. Kỷ luật tạo nên tự do. Và người có kỷ luật có đặc quyền mà người khác không được hưởng —đó là làm việc tại nhà.
136 “Thói quen và môi trường”
Bạn hãy nhớ sẽ rất khó để thay đổi HÀNH VI và THÓI QUEN của bạn Nếu bạn vẫn ở trong cái Môi trường cũ (kích thích cũ, phản ứng cũ) Cách tốt hơn để thay đổi thói quen và hành vi là thay đổi MÔI TRƯỜNG.
137 “You’re richer than you think”
Nếu bạn có sức khoẻ, bạn giàu hơn Warren Buffett. Có một gia đình yêu thương, bạn giàu hơn Jeff Bezos. Và nếu bạn còn trẻ, bạn giàu hơn Bill Gates. You’re richer than you think. PS: Nếu nhà bạn lắp mạng Internet, bạn giàu hơn tất cả các vua chúa thời xưa cộng lại.
138 “Công nghệ dọn nhà”
Dọn nhà là một công nghệ trị liệu tâm lý. Có từ xa xưa và sẽ gần như không bao giờ lỗi thời. Nhất là trong kỷ nguyên thừa mứa vật chất (rác) này. Câu nói “Cho đi khiến bạn hạnh phúc” trở nên đúng hơn bao giờ hết. Và cả “Vứt đi” Dọn nhà nhiều hơn và bạn sẽ thấy bạn thay đổi tích cực như thế nào.
139 “Rửa bát và dọn nhà”
Là hai công việc khác nhau một trời một vực. Rửa bát mang tính chất địa phương. Dùng một lần. Sự thoải mái không kéo dài. Dọn nhà mang tính tổng thể. Dùng nhiều lần. Sự thoải mái kéo dài. Rửa bát trông có vẻ nhanh và không tốn thời gian nhưng tính lặp lại của nó lại rất kinh khủng. Bữa qua bữa. Ngày qua ngày. Năm này tháng khác. Nó khiến cuộc đời bạn ngắn lại. Dọn nhà thì khác. Nó có vẻ lâu hơn nhưng chỉ phải làm vài lần trong tháng. Khi dọn nhà, bạn nhìn thấy tương lai, đầu của bạn sắp xếp, tính nghệ thuật, tính gọn gàng, não hoạt động tích cực. Sau khi dọn xong, bạn cảm nhận được sự thoải mái. TRONG lúc dọn và SAU lúc dọn. Dọn nhà khiến cuộc đời của bạn dài hơn và chất lượng hơn.
Hãy tiêu diệt công việc rửa bát—bằng cách mua máy rửa bát. Giống như bạn đã từng làm với giặt quần áo bằng tay. Sau đó, dành thời gian vừa được giải phóng tập trung vào DỌN NHÀ. Dọn nhà là một công việc ý nghĩa. Rửa bát là một công việc vô nghĩa.
140 “Chỉ số MBTI và tính cách”
Mình không tin vào chỉ số MBTI. Hay hướng nội hướng ngoại. Nhiều người tin rằng tính cách của họ là cố định. Và MBTI của họ là do trời định. Họ phải gắn bó với nó cho đến hết đời. BIG MISTAKE. Đôi khi chỉ qua một câu nói, một bài viết, một cuốn sách thuyết phục. Cái MBTI của bạn có thể xoay ngoắt 180 độ. Bạn thông minh hơn bạn nghĩ.
141 “Già trẻ”
Càng già lúc trẻ bạn sẽ càng trẻ lúc già.
142 “Bố vợ”
Bố của con gái là khổ nhất. Mất bao nhiêu công sức và năm tháng dạy dỗ uốn nắn một cô con gái nên người. Chồng nó hưởng hết. Con rể nên biết ơn bố vợ trên mức bình thường vì lý do này.
143 “Ngoại hình”
Ngoại hình của bạn cho thấy cách bạn nhìn bản thân bạn. Nếu cơ thể bạn không fit, thế giới bên trong của bạn rất dễ có vấn đề. Tập không chỉ để cho người săn chắc. Linh hồn bên trong của bạn cũng săn chắc theo.
144 “Sách chán”
Khi bạn đọc một cuốn sách và không muốn đọc nữa. Lỗi đôi khi không phải do bạn. Lỗi là do tác giả.
145 “Không nên học quá cao.”
Trừ khi bạn thực sự muốn. Phần lớn những người học quá cao vì họ NGHĨ rằng họ muốn hoặc vì gia đình NGHĨ rằng họ muốn. Học cao không đồng nghĩa với giỏi hơn. Học cao chỉ đơn giản là “đến trường lâu hơn”. Nhiều người học cao xong cuối cùng chỉ để...đi dạy lại người khác. Vì những kiến thức không áp dụng được vào chính cuộc sống của họ. Ở trường, họ là Superstar! Về nhà hoặc ra đường, họ bấn loạn và khổ sở.
146 “Sai nước cờ”
Con gái: Nếu bạn “thất bại” trong sự nghiệp, tiền đồ, học hành, bạn luôn luôn có cơ hội thứ hai, thứ 3, thứ 4, thứ 5, thứ n. Nhưng nếu giả sử bạn tính sai nước cờ trong việc sinh đẻ hay không (trong độ tuổi), bạn gần như chỉ có một cơ hội. Đây là sinh học, không liên quan đến văn hoá xã hội or định kiến.
147 “Bạn hạnh phúc”
Bạn chỉ có thể thật sự mong muốn người khác hạnh phúc nếu chính bản thân bạn hạnh phúc. Nếu chính bạn cũng ko hạnh phúc mà bạn chúc/mong người khác hạnh phúc. Lời chúc chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
149 “Hoàn thành sách”
Đừng đọc sách để “hoàn thành mục tiêu” Hay để “thể hiện mình đọc nhiều”. Đọc sách vì bạn thật sự thích thú, tò mò và mong muốn đắm chìm trong cái Universe có trong sách (như một đứa trẻ) Nếu bạn cho rằng đọc sách là một “mục tiêu” để hoàn thành. Bạn đang đọc sai cách.
150 “Critical Thinking and Emotional Intelligence”
Đừng tập trung vào Chuyên ngành. Chuyên ngành lỗi thời nhanh chóng. Và nó cũng chỉ áp dụng trong “công việc” vốn rất hạn hẹp. Và dùng để làm giàu cho người khác. Cái bạn thật sự cần phát triển là Tư duy phản biện (Critical Thinking) và Trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) Khi không có 2 thứ này, bạn có NOTHING. Khi có 2 thứ này, bạn có EVERYTHING.
151 “Cuộc đời bạn chỉ là ngắn”
một quãng
Thế giới vốn đã tồn tại trước khi bạn ra đời. Sau khi bạn ra đời. Và vẫn sẽ tiếp diễn như bình thường sau khi bạn ra đi. Bạn không đặc biệt như bạn nghĩ. And nobody cares about you. Dù bạn chọn sống hết mình và làm chủ hay yếu đuối, thụ động, nửa vời, sợ sệt thì thế giới sẽ vẫn tiếp diễn dù có bạn hay không. Thế nên tại sao không tận hưởng hết mình và làm chủ?
152 “Khái niệm thất bại”
“Thất bại” là một khái niệm lỗi thời. Trên đời này không có Thất bại. Chỉ có Di chuyển và Đứng yên. Bạn “trượt” đại học không có nghĩa bạn Thất bại. Chỉ đơn giản là Đứng yên, hoặc đơn giản là Di chuyển sang hướng mới. Bạn 40 tuổi không làm nên trò trống gì cũng không phải thất bại. Chỉ đơn giản là đứng yên quá lâu. Bạn cứ thử di chuyển xem? Ngay cả trong kinh doanh, kể cả khi bạn phá sản và mất hết. Nếu bạn di chuyển, bạn sẽ lại thoát và đi tiếp. Thừa cân béo phì không phải thất bại. Chỉ đơn giản là đứng yên quá lâu.
Chẳng có ai thất bại, chỉ có 2 trạng thái Di Chuyển và Đứng Yên. Vấn đề ở chỗ nhiều người Đứng Yên quá lâu và không chịu Di Chuyển.
153 “Chồng Nên Đưa Hết Tiền Cho Vợ”
Ở một gia đình mà người chồng đi làm, vợ ở nhà full time nội trợ con cái, chồng nên đưa hết tiền cho vợ. Khi chồng đi làm và có thu nhập, chồng dễ cho rằng mình quan trọng hơn và vợ dễ dàng cho rằng mình thấp kém hơn.
Cái cảm giác ngửa tay xin tiền rất ảnh hưởng tới cái tôi và tạo khoảng cách và mâu thuẫn theo thời gian. Trong khi đó khối lượng công việc và giá trị công việc của người vợ có thể còn khủng
hơn nhiều.
Đưa hết tiền cho vợ để cho cô ý thấy được cô ý đang làm chủ và không cảm thấy mình thấp kém. Xoá bỏ cảm giác bị lệ thuộc về tài chính. Và thật sự như vậy. Còn nếu bạn là người chồng, bạn sẽ lại được hết tất cả. Bạn vừa được chăm sóc yêu thương đến nơi đến chốn, vừa được trái tim của người ta, vừa giữ được vợ ở nhà thay vì lăn xả ra ngoài hiện thực hoá ước mơ của thằng sếp khác. Khi người vợ cảm thấy được trân trọng tuyệt đối, chồng được lợi nhiều nhất. Đưa hết tiền cho vợ chẳng đi đâu mà thiệt. Đây là biểu hiện của một thằng đàn ông khôn. (Bài viết có thể chỉ đúng với phụ nữ hiểu chuyện và ít tiêu hoang, phá hoại)
154 “Hả hê”
Nếu bạn có một người bạn có biểu hiện mừng thầm, hả hê khi bạn thất bại. Và không giấu được nỗi ấm ức khi bạn thành công. Bạn đang mang bên mình một trong những gánh nặng lớn nhất cuộc đời bạn. Nặng hơn tất cả kẻ thù của bạn cộng lại.
155 “Tiến hoá và biến tướng”
Khi xã hội trở nên hiện đại, nó tiến hoá và phát triển. Khi xã hội trở nên công nghiệp, nó biến tướng. Tôn giáo biến tướng, giáo dục biến tướng, du lịch biến tướng, gia đình biến tướng, con người biến tướng, học ngoại ngữ biến tướng, truyền thống biến tướng, tín ngưỡng biến tướng, tình yêu tình bạn cũng biến tướng. Cần phân biệt được thế nào là công nghiệp, thế nào là hiện đại. Cũng như phân tiến hoá, thế nào là
biệt rõ ràng thế nào là biến tướng.
156 “Sống thật với bản thân”
“Sống thật với bản thân” là một lời khuyên nửa vời. Nếu bản thân như shit thì sống thật với bản thân là một điều có hại. Trước khi sống thật với bản thân. Đảm bảo cái “thật” đó đáng để sống (và giữ)
Ending “Cuộc hành trình vẫn còn tiếp diễn”
Follow Facebook Kien Tran và đọc thêm những cuốn sách Bestseller sau:
Cẩm Nang Tự học IELTS
Chuyến Tàu Một Chiều Không Trở Lại
Lập Trình Quỹ Đạo Cuộc Đời
Đừng Chạy Theo Số Đông (Sẽ được phát hành tháng 5/2020)