(123doc) - Phan-Tich-Bao-Cao-Tai-Chinh-Cua-Sabeco-20182020 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BÀI TẬP LỚN MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Đề tài: Phân tích báo cáo tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Bia-RượuNước giải khát Sài Gòn

GVHD: TS. Đào Thanh Bình Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Bình Mã số sinh viên: 20192589 Mã học phần: EM3519 Mã lớp: 130341

Hà Nội, tháng 01 năm 2022

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 2 PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP ................................. 3 1.1.

Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp ............................................... 3

1.2.

Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp ...................................................................... 4

1.3.

Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu ............................... 4

1.4.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp: ................................................... 5

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ......................... 6 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính ............................... 6 2.1.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán ..................................................................................... 6 2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh............................................ 8 2.1.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .......................................................................... 13 2.2. Phân tích hiệu quả tài chính ............................................................................................ 17 2.2.1. Các chỉ số khả năng sinh lợi ........................................................................................ 17 2.2.2. Các chỉ số khả năng quản lý tài sản ............................................................................. 19 2.3. Phân tích rủi ro tài chính................................................................................................. 21 2.3.1. Các chỉ số khả năng thanh toán ................................................................................... 21 2.3.2. Các chỉ số khả năng quản lý vốn vay .......................................................................... 23 2.4. Phân tích hiệu phối hợp hiệu quả và rủi ro ................................................................... 24 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ......................................................................................................................................... 25 3.1. Đánh giá, nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp .......................... 25 3.2. Phương hướng cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp ................................... 26 KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 28 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 28

1

LỜI MỞ ĐẦU Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua. Trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế hiện nay, phân tích báo cáo tài chính càng trở nên cần thiết và trở thành mối quan tâm của nhiều đối tượng bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp như: hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhà đầu tư, nhà cung cấp, các chủ nợ, cổ đông, khách hàng,… Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp người sử dụng có thể đánh giá về tình hình tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, triển vọng phát triển cũng như hiệu quả và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Như vậy, phân tích báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của đơn vị nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Nhận thức được tầm quan trong đó cùng với những kiến thức đã được trang bị trong môn học “Tài chính doanh nghiệp”, đặc biệt là Chương 5: Phân tích báo cáo tài chính, em quyết định lựa chọn đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính của Tổng công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn.” Bài tập lớn này gồm 3 phần chính: Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về doanh nghiệp Phần 2: Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Phần 3: Đánh giá chung và phương hướng cải thiện tình hình tài chính

2

PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp _Tên công ty: Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn _Tên tiếng Anh: Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation _Tên giao dịch: SABECO _Địa chỉ đăng ký kinh doanh: 187 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP HCM, Việt Nam. _Điện thoại: (+84) 28382940 _Fax: (+84) 28382968 _Website: www.sabeco.com.vn _Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0300583659 do Sở KH&ĐT Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 17/04/2008 và thay đổi gần nhất vào ngày 18/05/2020. ➢Lịch sử hình thành: _Năm 1875, một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue, một người Pháp lập ra tại Sài Gòn. _Năm 1910, xưởng phát triển thành một nhà máy hoàn chỉnh, sản xuất bia, nước ngọt và nước đá. _Tháng 9 năm 1927, nhà máy được chính thức sáp nhập vào hệ thống hãng BGI của Pháp. _17/05/1977, Bộ trưởng Bộ lương thực và Thực phẩm ra quyết định số 845/LTTP giao Công ty Rượu Miền Nam tiếp nhận và quản lý toàn bộ nhà máy của hãng BGI. _Kể từ ngày 01/06/1977, Nhà máy được đổi tên thành Nhà máy Bia Sài Gòn. _Tháng 10/1989, bia lon 333 Export được sản xuất với dung tích 330 ml. _Tháng 2/1992, ra mắt bia chai Saigon Lager. _Năm 1993, Nhà máy Bia Sài Gòn trở thành Công ty Bia Sài Gòn sau khi sáp nhập lần lượt các Nhà máy Nước đá Sài Gòn, Nhà máy Cơ khí Rượu Bia và Nhà máy Nước khoáng Đakai. _Tháng 06/1996, ra mắt bia chai Saigon Export. _Tháng 07/2000, ra mắt bia chai Saigon Special, nhằm phục vụ nhóm khách hàng có thu nhập cao. _Năm 2003, Tổng Công ty Bia-Rượu-NGK Sài Gòn (SABECO) được thành lập, trên cơ sở Công ty Bia Sài Gòn và tiếp nhận các thành viên mới là Công ty Rượu Bình Tây, Công ty Nước giải khát Chương Dương, Nhà máy Thủy tinh Phú Thọ và Công ty Thương mại Dịch vụ Bia-RượuNGK Sài Gòn. _Năm 2008, chuyển đổi mô hình hoạt động qua quá trình cổ phần hóa, Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-NGK Sài Gòn được thành lập-SABECO. 3

_Năm 2016, chính thức niêm yết cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng khoản TP.Hồ Chí Minh, mã chứng khoán: SAB. _Năm 2019, tái ra mắt thương hiệu Bia Saigon và 333. 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp ➢Các lĩnh vực kinh doanh: _Sản xuất và mua bán các loại rượu, bia, nước giải khát và bao bì phục vụ đóng chai đồ uống. _Kinh doanh nguyên liệu, thiết bị, công nghệ phục vụ ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát và lương thực-thực phẩm. _Dịch vụ đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, tư vấn đầu tư, xây lắp, sửa chữa bảo trì trong ngành bia, rượu, nước giải khát và lương thực-thực phẩm. _Kinh doanh bất động sản, dịch vụ thương mại. ➢ Các loại hàng hoá, dịch vụ chủ yếu mà hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh: _Các dòng bia: Bia Saigon Special; Bia Saigon Export; Bia Saigon Lager; Bia 333; Bia Saigon Chill; Bia Lạc Việt,… _Nước giải khát: Sá xị Chương Dương; Nước yến nha đam Nam Phương; Nha đam Chương Dương; Soda Chương Dương; Nước uống đóng chai Chương Dương. _Rượu: Đế nếp Bình Tây; Rượu nàng Hương; Rượu nhẹ có ga Feel; Napoleon Brandy; Rượu đế Bình Tây; Caravelle Red Rhum; Vina Vodka Special. 1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu Là nhà sản xuất bia lâu đời nhất và dẫn đầu thị trường Việt Nam, SABECO không chỉ chú trọng lưu giữ hương vị truyền thống đã làm nên danh tiếng của thương hiệu mà còn đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới, hiện đại hóa quy trình sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng đến phát triển bền vững. Với cam kết tạo ra những sản phẩm có chất lượng, hương vị đặc trưng và đạt chuẩn quốc tế bằng việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quy trình sản xuất. Nhiều năm nay, SABECO đã áp dụng quy trình sản xuất khép kín và tự động hóa cao, từ tuyển chọn nguyên liệu cho đến thành phẩm, được quản lý và tuân thủ chặt chẽ bởi đội ngũ kỹ thuật gồm các kỹ sư công nghệ - thiết bị, các Brewmaster (chuyên gia sản xuất bia) giàu kinh nghiệm được đào tạo bài bản tại Đức và Mỹ. Tại các nhà máy, SABECO luôn tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn quốc tế và quy định của nhà nước để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng đồng nhất của từng sản phẩm đưa ra thị trường, đồng thời hướng đến “Phát triển bền vững” thông qua xử lý 100% tất cả chất thải trước khi đưa ra môi trường (như nước thải,…) hoặc chế biến chất thải thành các sản phẩm phụ khác (bã hèm, nấm men, CO2 lỏng,..), từng bước giảm dần tiêu hao điện, nước, năng lượng cho sản xuất bia.

4

Hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm, môi trường và năng lượng được SABECO triển khai đến các nhà máy sản xuất trên toàn quốc, như ISO 9001: 2008 (Hệ thống quản lý chất lượng); ISO 22000 (Hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm); HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong quá trình sản xuất); ISO 14000 (Hệ thống quản lý môi trường); ISO 17025 (Yêu cầu chung về năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn) và ISO 50001 (Hệ thống quản lý năng lượng). 1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp: ➢Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý:

Nguồn: www.sabeco.com.vn

➢Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của phòng Tài chính: _Công tác tài chính, kế toán: +Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, ngắn hạn và dài hạn phù hợp với kế hoạch hoạt động kinh doanh và đầu tư của Tổng công ty. +Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tài chính đã được duyệt và đề xuất biện pháp điều chỉnh phù hợp với từng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. +Tổ chức công tác hạch toán kế toán, công tác thống kê và bộ máy kế toán thống kê theo Luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, quy định hiện hành. _Công tác quản lý tài sản, nguồn vốn: +Xây dựng và trình duyệt phương án về thay đổi cơ cấu vốn, tài sản, điều hòa vốn trong Tổng công ty tương ứng với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. +Xây dựng kế hoạch huy động vốn dài hạn, trung hạn, kế hoạch tín dụng vốn lưu động dưới các hình thức được pháp luật cho phép. +Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực tài chính của Tổng công ty, tổ chức kiểm kê định kỳ. 5

_Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ: +Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các quy chế tài chính ở các bộ phận và các đơn vị trực thuộc, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn trong các hoạt động đầu tư. +Kiểm tra và chủ trì xét duyệt quyết toán cho các đơn vị phụ thuộc. _Công tác quản lý chi phí và phân tích hoạt động kinh tế: +Tổng hợp giá thành, kết quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở báo cáo quyết toán của các đơn vị phụ thuộc. +Thực hiện các báo cáo kế toán định kỳ của Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc. _Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc Tổng công ty. _Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công Lãnh đạo Tổng công ty. PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính 2.1.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu (1)

A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho V. Tài sản ngắn hạn khác B. Tài sản dài hạn I. Các khoản phải thu dài hạn II. Tài sản cố định III. Bất động sản đầu tư IV. Tài sản dở dang dài hạn V. Đầu tư tài chính dài hạn VI. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản (270 = 100 + 200) C. Nợ Phải trả I. Nợ ngắn hạn II. Nợ dài hạn D. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu II. Nguồn kinh phí và quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn (440 = 300 + 400)

Mã số

Năm 2020 (31/12/2020)

(2)

100 110 120 130 140 150 200 210 220 230 240 250 260 270 300 310 330 400 410 430 440

(4)

(5)

19,513,381,452,440 2,726,137,088,387 14,547,419,432,877 590,846,416,109 1,446,832,994,933 202,145,520,134 7,861,591,322,918 11,958,390,566 4,874,503,649,521 65,173,748,670 28,138,829,026 2,351,285,997,476 530,530,707,659 27,374,972,775,358 6,159,696,384,430 5,173,043,219,872 986,653,164,558 21,215,276,390,928 21,215,276,390,928 0 27,374,972,775,358

71.28% 9.96% 53.14% 2.16% 5.29% 0.74% 28.72% 0.04% 17.81% 0.24% 0.10% 8.59% 1.94% 100.00% 22.50% 18.90% 3.60% 77.50% 77.50% 0.00% 100.00%

Năm 2019 (31/12/2019) (6)

(7)

19,164,602,511,633 4,115,884,646,637 12,393,226,750,273 568,608,377,917 1,967,137,719,907 119,745,016,899 7,797,873,582,412 9,110,080,970 4,685,440,455,287 58,433,154,033 307,773,703,264 2,162,738,822,723 574,377,366,135 26,962,476,094,045 6,886,229,037,681 6,087,830,053,039 798,398,984,642 20,076,247,056,364 20,076,247,056,364 0 26,962,476,094,045

71.08% 15.27% 45.96% 2.11% 7.30% 0.44% 28.92% 0.03% 17.38% 0.22% 1.14% 8.02% 2.13% 100.00% 25.54% 22.58% 2.96% 74.46% 74.46% 0.00% 100.00%

Năm 2018 (31/12/2018) (8)

(9)

14,690,168,205,219 4,467,391,585,137 7,544,188,420,764 765,630,597,003 1,813,754,190,894 99,203,411,421 7,676,574,586,994 5,860,731,012 4,567,091,079,194 54,567,837,235 144,377,898,065 2,119,042,308,110 785,634,733,378 22,366,742,792,213 6,254,837,224,044 5,925,696,932,383 329,140,291,661 16,111,905,568,169 16,111,868,168,169 37,400,000 22,366,742,792,213

65.68% 19.97% 33.73% 3.42% 8.11% 0.44% 34.32% 0.03% 20.42% 0.24% 0.65% 9.47% 3.51% 100.00% 27.96% 26.49% 1.47% 72.04% 72.03% 0.00% 100.00%

Nguồn: www.sabeco.com.vn

➢Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn: _Theo số liệu của Báo cáo tài chính của Tổng công ty SABECO trong giai đoạn 2018-2020, tổng tài sản của Tổng công ty vào năm 2020 đạt gần 27.375 tỷ đồng, tăng 5.000 tỷ đồng so với năm 2018, tức là tăng 22,4%. Quy mô của tổng tài sản đã được tăng lên và tăng chủ yếu là ở tài sản ngắn hạn. Vào năm 2020, tài sản ngắn hạn tăng 32,8% so với năm 2018, với giá trị tăng lên là 4.823 tỷ đồng; trong đó, tăng chủ yếu ở các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác, giảm ở các khoản tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho và các khoản phải thu. Điều này

6

thể hiện doanh nghiệp đã mở rộng đầu tư, tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt lượng vốn ứ động trong khâu thanh toán. _Về cơ cấu của tổng tài sản, tài sản ngắn hạn với giá trị là 19.513 tỷ đồng (năm 2020) chiếm 71,28% tổng tài sản, tỷ trọng này có xu hướng tăng lên so với năm 2018 (65,68%); trong đó: +Đáng chú ý là đầu tư tài chính ngắn hạn tăng hơn 7.000 tỷ đồng từ năm 2018 đến năm 2020, tỷ trọng tăng từ 33,73% (năm 2018) lên 53,14% (năm 2020), điều đó thể hiện rằng công ty đã mở rộng việc đầu tư. +Tuy nhiên, tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm mạnh, từ 19,97% (năm 2018) xuống còn 9,96% (năm 2020); hàng tồn kho giảm qua các năm 2018-2020 từ 8,11%5,29%. Điều này đã thể hiện SABECO đã triển khai tối ưu việc quản lý hàng tồn kho nhằm có thể giảm bớt chi phí hàng tồn kho rất nhiều. _Về phía tài sản dài hạn, từ năm 2018 đến năm 2020, giá trị tài sản dài hạn tăng từ 7.676 tỷ đồng lên 7.862 tỷ đồng; tuy nhiên, tỷ trọng tài sản dài hạn lại giảm từ 34,32% xuống còn 28,72%. Doanh nghiệp mở rộng đầu tư và mua sắm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất có xu hướng tăng. +Tài sản cố định tăng 307 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 2,61%, điều này thể hiện SABECO mở rộng quy mô sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư mới thiết bị máy móc hiện đại, tăng năng lực sản xuất. +Các khoản đầu tư dài hạn tăng 232 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 0,88%, doanh nghiệp có mở rộng đầu tư công ty liên doanh. +Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 116 tỷ đồng, tỷ trọng giảm 0,55%. Một số công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng làm tăng giá trị tài sản cố định. _Về cơ cấu của tổng nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần qua các năm từ 20182020, giảm từ 27,96% (năm 2018) xuống còn 22,5% (năm 2020) với giá trị của nợ phải trả là 6.160 tỷ đồng (năm 2020). Điều này có thể cho thấy được rằng công ty SABECO đã thực sự đi đúng hướng trong việc giảm nợ phải trả, góp phần tăng lợi nhuận của công ty. Đặc biệt, vào năm 2020, chịu sự ảnh hưởng của dịch Covid nhưng SABECO vẫn đạt một tỷ lệ cực kỳ ấn tượng. _Tỷ trọng nợ dài hạn có sự tăng lên trong giai đoạn 2018-2020, tăng từ 1,47% lên 3,6. _Nguồn vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn tăng dần qua các năm, cụ thể năm 2018 là 72,04%; năm 2019 là 74,46% và năm 2020 là 77,5%. Sabeco đã làm tốt trong việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và chi trả các khoản nợ của mình, góp phần mở rộng quy mô cơ cấu công ty ngày càng lớn mạnh.

7

➢Phân tích sơ bộ các cân đối tài chính: Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng Nợ ngắn hạn Nguồn vốn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Tài sản

Năm 2020 Giá trị Tỷ trọng 19,513,381,452,440 71.28% 7,861,591,322,918 28.72% 27,374,972,775,358 100.00% 5,173,043,219,872 18.90% 986,653,164,558 3.60% 21,215,276,390,928 77.50%

Năm 2019 Năm 2018 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 19,164,602,511,633 71.08% 14,690,168,205,219 65.68% 7,797,873,582,412 28.92% 7,676,574,586,994 34.32% 26,962,476,094,045 100.00% 22,366,742,792,213 100.00% 6,087,830,053,039 22.58% 5,925,696,932,383 26.49% 798,398,984,642 2.96% 329,140,291,661 1.47% 20076247056364 74.46% 16,111,905,568,169 72.04%

Nguồn: www.sabeco.com.vn

_Trong giai đoạn 2018-2020, tài sản ngắn hạn của công ty luôn có giá trị lớn hơn nợ ngắn hạn, vốn lưu động có giá trị dương thể hiện công ty giữ vững quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sử dụng đúng mục đích của nợ ngắn hạn. Khi cần hoàn trả nợ ngắn hạn, có thể bóc từ tài sản ngắn hạn để hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn không đủ để tài trợ cho tài sản ngắn hạn mà phải sử dụng một phần nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. _Vốn chủ sở hữu của công ty có giá trị lớn hơn tài sản dài hạn, đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn. Nợ dài hạn và một phần vốn chủ sở hữu đã được sử dụng để chuyển vào tài trợ cho tài sản dài hạn. Nhìn từ góc độ an toàn tài chính thì điều này là an toàn, nhưng về hiệu quả lại không cao vì chi phí huy động nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu sẽ rất lớn, dẫn đến chi phí vốn lớn, quay vòng vốn không đạt hiệu quả như kỳ vọng, chi phí tăng, hiệu quả giảm. 2.1.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu (1) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10 - 11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 8. Phần lãi trong công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát 9. Chi phí bán hàng 10. Chi phí quản lý doanh nghiệp 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 - 22) + 24 - (25 + 26)} 12. Thu nhập khác 13. Chi phí khác 14. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 16. Chi phí thuế TNDN hiện hành 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50 – 51 - 52) Trong đó: Lợi nhuận sau thuế của Công ty mẹ Lợi nhuận sau thuế của cổ đông không kiểm soát 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

Mã số (2) 01 02 10 11 20 21 22 23 24 25 26 30 31 32 40 50 51 52 60 61 62 70

8

Năm 2020 (3) 28,135,622,624,299 174,298,787,288 27,961,323,837,011 19,460,229,052,562 8,501,094,784,449 974,401,634,870 105,449,377,566 63,681,326,473 267,405,919,991 2,859,036,781,083 702,005,344,515 6,076,410,836,146 55,952,250,986 20,544,761,167 35,407,489,819 6,111,818,325,965 1,124,942,822,470 50,029,533,241 4,936,845,970,254 4,723,496,860,190 213,349,110,064 7 133

Năm 2019 (4) 38,133,790,098,273 234,730,596,978 37,899,059,501,295 28,348,430,809,281 9,550,628,692,014 889,852,505,295 93,009,586,460 37,367,206,872 378,267,281,269 3,003,290,717,435 1,047,841,925,145 6,674,606,249,538 74,504,231,449 62,933,856,025 11,570,375,424 6,686,176,624,962 1,347,171,652,994 (31,142,736,574) 5,370,147,708,542 5,053,363,919,165 316,783,789,377 7 557

Năm 2018 (5) 36,043,018,331,946 94,465,769,999 35,948,552,561,947 27,864,413,389,551 8,084,139,172,396 630,350,383,424 74,634,952,869 35,244,808,353 354,965,023,940 2,731,090,859,491 912,705,312,866 5,351,023,454,534 81,737,853,570 42,321,666,598 39,416,186,972 5,390,439,641,506 1,021,134,431,877 (33,444,736,795) 4,402,749,946,424 4,177,432,235,379 225,317,711,045 6 143

➢Phân tích biến động của doanh thu, khả năng phát triển doanh thu: _Năm 2018, SABECO ghi nhận doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 35.949 tỷ đồng, chỉ tăng 5,1% so với năm 2017. Năm 2019, SABECO ghi nhận 37.899 tỷ doanh thu thuần, tăng 1.950 tỷ đồng, tăng 5,4% so với năm 2018. Tốc độ này tương đương với tốc độ tăng trưởng của ngành bia tại Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu khiến doanh thu công ty tăng trưởng năm 2019 do Sabeco đã gia tăng sản lượng bán bia trong năm cũng như thay đổi chính sách tăng giá bán. _Tuy nhiên, năm 2020, doanh thu thuần của SABECO đã có sự sụt giảm mạnh. Doanh thu thuần giảm gần 10.000 tỷ đồng, giảm 26,22% so với năm 2019. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh là do tác động của dịch Covid-19 khiến người dân chịu nhiều ảnh hưởng, đồng thời SABECO cũng như các doanh nghiệp sản xuất đồ uống có còn đang chịu tác động của Nghị định 100 có hiệu lực từ đầu năm và Nghị định 24 ngày 17/2/2020 đặt ra quy định khắt khe với tiếp thị và quảng cáo bia, cũng như áp dụng hình thức xử phạt nặng hơn khi tham gia điều khiển giao thông dưới ảnh hưởng của bia rượu khiến sản lượng tiêu thụ bia giảm mạnh. Bên cạnh đó, SABECO còn bị tin đồn giả mạo là bán cho Trung Quốc, miền Trung bị lũ lụt, sạt lở nghiêm trọng cũng ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng. Công ty đã cố gắng khắc phục bằng việc điều chuyển các nguồn lực của kênh tiêu thụ tại chỗ sang kênh tiêu thụ mang về nhằm tăng cường phát triển các kênh thương mại hiện đại cũng như các nền tảng bán hàng trực tuyến. Ngoài ra, dịch vụ giao hàng tận nhà đã ra đời nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm bia tại nhà trong thời kỳ giãn cách xã hội. SABECO cũng đã củng cố danh mục sản phẩm bằng việc lần lượt cho ra mắt hai sản phẩm mới là Bia Lạc Việt và Bia Saigon Chill lần lượt thuộc phân khúc phổ thông và phân khúc cao cấp đại chúng, đưa ra hàng loạt các chương trình khuyến mãi trong nước và khu vực. _Năm 2018, SABECO ghi nhận doanh thu khá lớn từ hoạt động tài chính với 630 tỷ đồng. Doanh thu từ hoạt động này là 890 tỷ đồng vào năm 2019, tăng 41% so với năm 2018 với giá trị tăng là 260 tỷ đồng do tăng lãi tiền gửi. Doanh thu này lại tiếp tục tăng vào năm 2020, ghi nhận giá trị 974 tỷ đồng, tăng 84 tỷ đồng (9,5%) so với năm 2019. _Bên cạnh đó, khoản thu nhập khác có xu hướng giảm qua các năm 2018-2020: Năm 2018 có giá trị là 81 tỷ đồng; năm 2019 là 75 tỷ đồng, giảm 8,9% tương ứng với 6 tỷ đồng; năm 2020 giảm còn 56 tỷ đồng. _So sánh với đối thủ cạnh tranh là Công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading), năm 2020, doanh thu của công ty này không giảm mà còn tăng nhẹ, đạt hơn 55.700 tỷ đồng, gần gấp đôi doanh thu của SABECO cùng năm. _Năm 2020 là một năm gặp nhiều khó khăn nhưng SABECO vẫn đạt được mục tiêu về doanh thu đã đề ra đầu năm. Công ty đã phản ứng quyết liệt và đang trên đà phục hồi. Với những chính sách về giá bán và bán hàng, công ty hoàn toàn có khả năng phát triển doanh thu vào năm 2021.

9

➢Phân tích biến động về chi phí, khả năng kiểm soát chi phí: _Năm 2018, giá vốn hàng bán của công ty đạt 27.864 tỷ đồng, chiếm 77,5% doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2019, giá vốn bán hàng tăng lên 28.348 tỷ đồng (chiếm 74,8% doanh thu thuần), tăng 484 tỷ đồng (tăng 1,7%). Sở dĩ, giá vốn tăng vì chi phí nguyên vật liệu và chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn so với năm trước. Đến năm 2020, giá vốn giảm chỉ còn 19.460 tỷ đồng (chiếm 69,6%), giảm 8.888 tỷ đồng (giảm 31,4%). _Chi phí tài chính có xu hướng tăng dần qua các năm 2018-2020, từ 74.634 tỷ lên 105.449 tỷ đồng, tăng 41,3%. Chi phí tài chính tăng do trích lập các khoản đầu tư và chi phí quản lí tăng do thêm phần dịch vụ mua ngoài. _Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên trong giai đoạn 2018-2019. Gần 50% trong số này là chi phí quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ hoạt động bán hàng. Đây là chi phí tốn kém nhất của hãng bia này trong cơ cấu chi phí bán hàng hiện nay. Đồng thời là con số kỷ lục mà hãng bia này từng chi ra cho hoạt động tương tự. Năm 2020, hai khoản mục chi phí này giảm xuống do đại dịch Covid khiến một số chi phí đã bị dời lại, đồng thời, việc sử dụng năng lượng mặt trời cũng giúp công ty giảm bớt một phần chi phí. _Trong giai đoạn 2018-2020, công ty đã kiểm soát tốt chi phí, tỷ suất chi phí trên doanh thu có xu hướng giảm đi, làm cho khả năng sinh lợi của công ty tốt hơn. Công ty cũng đã sử dụng hiệu quả các chi phí đã bỏ ra, thể hiện ở việc chi cho quảng cáo, bán hàng đã góp phần làm tăng doanh thu của công ty. Chỉ tiêu Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10= 01-02) Giá vốn hàng bán Tỷ suất Giá vốn/Doanh thu thuần Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Tỷ suất CPTC/DTTC Thu nhập khác Chi phí khác Tỷ suất CPK/TNK

Năm 2020 27,961,323,837,011 19,460,229,052,562 69.6% 974,401,634,870 105,449,377,566 10.8% 55,952,250,986 20,544,761,167 36.7%

Năm 2019 37,899,059,501,295 28,348,430,809,281 74.8% 889,852,505,295 93,009,586,460 10.5% 74,504,231,449 62,933,856,025 84.5%

Năm 2018 35,948,552,561,947 27,864,413,389,551 77.5% 630,350,383,424 74,634,952,869 11.8% 81,737,853,570 42,321,666,598 51.8%

➢Phân tích biến động về lợi nhuận: _Năm 2018, lợi nhuận sau thuế của SABECO đạt 4.403 tỷ đồng; năm 2019 lợi nhuận này đạt 5.370 tỷ đồng, tăng 967 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 22% so với năm 2018. Đây là con số lợi nhuận kỷ lục của SABECO từ trước đến nay, cho thấy hiệu quả hoạt động được cải thiện rõ rệt cũng như thành công của chiến lược thiết kế lại thương hiệu. Tuy nhiên, năm 2020, lợi nhuận sau thuế lại giảm còn 4.937 tỷ đồng, giảm bớt 433 tỷ đồng (giảm 8,1%) so với 2019. _So sánh với đối thủ cạnh tranh, năm 2020, lãi ròng của Heiniken Việt Nam đạt 8.868 tỷ đồng, gần gấp đôi nếu so sánh với lợi nhuận của SABECO dù SABECO có thị phần lớn hơn.

10

➢Mức độ hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước: _Năm 2018, SABECO đã nộp các khoản thuế lên đến con số là 9.680 tỷ đồng, trong đó nộp nhiều nhất là thuế tiêu thụ đặc biệt gần 7.000 tỷ đồng, kế tiếp là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp có giá trị lần lượt là 1.442 tỷ đồng và 1.141 tỷ đồng. Tại báo cáo tài chính, SABECO cũng cho biết đang nợ hơn 1.000 tỷ đồng tiền thuế còn lại.

_Năm 2019, số thuế đã nộp của công ty đã tăng lên 11.320 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là 3 loại thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp với giá trị lần lượt là 7.872; 1.845 và 1.399 tỷ đồng. Số tiền thuế chưa nộp giảm xuống, chỉ còn 856 tỷ đồng.

_Năm 2020, công ty đã nộp 9.872 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước, trong đó, thuế tiêu thụ đặc biệt là 7.000 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng là 1.621 tỷ đồng và thuế thu nhập doanh nghiệp là 1.039 tỷ đồng. Số tiền thuế còn lại chưa nộp của SABECO tăng lên so với năm 2019, có giá trị là 1.257 tỷ.

11

➢Mức độ hoàn thành nghĩa vụ đối với chủ nợ: _Mức độ hoàn thành nghĩa vụ đối với chủ nợ được thể hiện qua hệ số khả năng thanh toán lãi vay (Interest Coverage Ratio). Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) trên lãi vay. Các chỉ số Khả năng thanh toán lãi vay

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

95.975

178.932

152.943

25.989

-82.957

_Trong giai đoạn 2018-2020, chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của SABECO đều lớn hơn 1, chứng tỏ công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay cho chủ nợ. Năm 2018, chỉ số này là 152,94; năm 2019, chỉ số này tăng thêm 25,99; đạt giá trị 178,93. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do lợi nhuận của công ty tăng cao trong 2018-2019, chi phí lãi vay cũng có tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2020, chỉ số này chỉ còn 95,98; giảm xuống 82,96 so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh và Nghị định 100 khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống, trong khi chi phí lãi vay vẫn tiếp tục tăng. Chỉ số này có sự giảm xuống nhưng vẫn khá cao, đảm bảo uy tín đối với các chủ nợ và người cho vay. ➢Chính sách cổ tức và chính sách tái đầu tư: _Trong giai đoạn 2018-2020, về chính sách cổ tức, SABECO duy trì việc chi trả cổ tức cho các cổ đông với hình thức chi trả bằng tiền mặt, tỷ lệ chi trả cổ tức cụ thể qua từng năm như sau: +Năm 2018, SABECO sẽ chia thành hai đợt tạm ứng, đợt 1 tạm ứng 15% cổ tức vào tháng 10/2018 và đợt 2 tạm ứng 20% vào tháng 12/2018. Với khối lượng 641,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, SABECO sẽ phải chi tương ứng 2.244 tỷ đồng. Trong đó, cổ đông lớn nhất là Vietnam Beverage, công ty con của ThaiBev nhận về 1.192 tỷ đồng và Bộ Công Thương cũng dự kiến nhận được 805 tỷ đồng sau 2 đợt chi trả cổ tức. Đặc biệt, SABECO trả thêm cổ tức 15% bằng tiền mặt vào tháng 9/2019, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 1.500 đồng, dự kiến chi 961,92 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu. +Năm 2019, SABECO tạm ứng cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ chi trả là 35%/mệnh giá cổ phiếu vào tháng 03/2020, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận về 3.500 đồng, SABECO sẽ phải trích ra số tiền lên tới 2.244 tỷ đồng. +Năm 2020, SABECO sẽ chia thành hai đợt tạm ứng, đợt 1 tạm ứng 20% cổ tức vào tháng 12/2020 và đợt 2 tạm ứng 15% vào tháng 03/2021 với tổng số tiền phải trả là 2.244 tỷ đồng. _Về chính sách tái đầu tư, với lợi nhuận giữ lại, công ty đầu tư nâng công suất sản xuất các nhà máy bia, nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng hiện hữu tại các nhà máy đồng thời đầu tư mới máy

12

móc thiết bị hiện đại, tích hợp hệ thống quản lý sản xuất tự động hóa cao nhằm hỗ trợ công tác quản lý sản xuất hiệu quả và giúp giảm tiêu hao năng lượng. 2.1.3. Phân tích Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp gián tiếp) Mã số LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Lợi nhuận kế toán trước thuế Điều chỉnh cho các khoản Khấu hao và phân bổ Các khoản dự phòng Lỗ/(lãi) chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ Lãi từ hoạt động đầu tư Phần lãi trong công ty liên kết và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát Chi phí lãi vay Các khoản điều chỉnh khác Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động Biến động các khoản phải thu Biến động hàng tồn kho Biến động các khoản phải trả và nợ phải trả khác Biến động chi phí trả trước Tiền lãi vay đã trả Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định Tiền chi gửi tiền gửi có kỳ hạn Tiền thu tiền gửi có kỳ hạn Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác Tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức Mua công ty con gồm số dư tiền của công ty con mua về Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Tiền thu từ đi vay Tiền chi trả nợ gốc vay Tiền chi trả nợ gốc thuê tài chính Tiền chi trả cổ tức Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50= 20 + 30 + 40) Tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm Ảnh hưởng thay đổi tỷ giá quy đổi ngoại tệ đối với tiền và các khoản tương đương tiền Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm (70= 50 + 60 +61)

Năm 2020

01

6,111,818,325,965

02 03

593,451,595,931 (41,308,902,896) 10,993,808,785

04 05 05 06 07 08 09 10 11 12 14 15 17 20 21 22 23 24 26 27 28 30 33 34 35 36 40 50 60

6,686,176,624,962

5,390,439,641,506

647,247,814,181 358,145,344,743

634,592,696,360 241,180,788,466

790,189,554

(71,937,562)

(862,160,728,753)

(628,666,671,052)

(267,405,919,991)

(378,267,281,269)

(354,965,023,940)

63,681,326,473 -

37,367,206,872 322,602,195

35,244,808,353 29,737,976,707

5,537,717,829,157

6,489,621,772,485

5,347,492,278,838

70,185,855,564 573,632,990,375 (660,694,079,661) (44,422,006,927) 5,476,420,588,508 (72,029,586,806) (1,038,633,850,562) (237,145,573,484) 4,128,611,577,656

95,622,299,886 (109,295,244,209) 11,238,478,499 218,117,087,755 6,705,304,394,416 (36,835,510,098) (1,398,559,753,310) (264,896,757,660) 5,005,012,373,348

119,830,562,870 36,215,461,662 324,263,923,251 203,652,800,227 6,031,455,026,848 (35,956,684,154) (1,140,987,498,904) (339,724,962,299) 4,514,785,881,491

(367,442,290,535) (268,997,916,043) 1,440,687,000 4,838,741,500 (16,247,323,041,096) (14,261,677,226,631) 14,066,130,358,492 9,379,638,897,122 1,023,969,279,237 955,090,518,922 82,063,103,504 (1,523,225,006,902) (4,109,043,881,626)

(290,439,347,849) 2,009,409,588 (10,860,587,189,495) 9,875,200,000,000 28,339,826,544 934,229,165,303 (311,248,135,909)

(13,545,308) 2,726,137,088,387

70

Đơn vị tính: đồng Năm 2018

(933,512,405,110)

3,061,076,110,807 (3,309,442,411,518) (12,727,272,727) (3,734,027,010,258) (3,995,120,583,696) (1,389,734,012,942) 4,115,884,646,637

61

Năm 2019

3,235,967,733,915 (3,346,479,516,980)

3,255,664,065,073 (3,371,648,865,960)

(1,136,965,484,108) (1,247,477,267,173) (351,508,775,451) 4,467,391,585,137

(3,888,748,971,778) (4,004,733,772,665) 198,803,972,917 4,268,598,818,042

1,654,951 4,115,884,464,637

(11,205,822) 4,467,391,585,137

Nguồn: www.sabeco.com.vn

13

_Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện dòng tiền của công ty qua ba hoạt động bao gồm hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính, trong đó, hoạt động kinh doanh là hoạt động chức năng cơ bản của công ty. Năm 2020 4,128,611,577,656 (1,523,225,006,902) (3,995,120,583,696) (1,389,734,012,942) 2,726,137,088,387

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính Lưu chuyển tiền thuần trong năm Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm

Năm 2019 5,005,012,373,348 (4,109,043,881,626) (1,247,477,267,173) (351,508,775,451) 4,115,884,464,637

Năm 2018 4,514,785,881,491 (311,248,135,909) (4,004,733,772,665) 198,803,972,917 4,467,391,585,137

Lưu chuyển tiền thuần của SABECO giai đoạn 2018-2020 6,000,000,000,000 4,000,000,000,000 2,000,000,000,000 (2,000,000,000,000)

LCTT từ hđ kinh doanh

(4,000,000,000,000) (6,000,000,000,000)

Năm 2020

LCTT từ hđ LCTT từ hđ tài LCTT trong Tiền và các đầu tư khoản tương năm chính đương tiền cuối năm

Năm 2019

Năm 2018

_Nhìn vào số liệu và biểu đồ, chúng ta có thể thấy rằng dòng tiền của SABECO chủ yếu đến từ lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Liên tục qua các năm trong giai đoạn 2018-2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đều dương, duy trì các hoạt động của công ty diễn ra liên tục, kéo theo các hoạt động khác như đầu tư, tài trợ. Tuy nhiên, do công ty tăng chi đầu tư, trả cổ tức cao dẫn đến lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và tài chính âm, do đó, lưu chuyển tiền thuần trong năm 2018 và 2019 âm, riêng năm 2020 dương. Chúng ta cùng đi vào phân tích lưu chuyển tiền thuần của từng hoạt động. ➢Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: _Năm 2018, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt 4.515 tỷ đồng; năm 2019 có giá trị 5.005 tỷ đồng, tăng 490 tỷ đồng (tăng 10,9%). Tuy nhiên, năm 2020 giảm xuống còn 4.129 tỷ đồng, giảm 876 tỷ đồng (giảm 17,5%). _Sự biến động trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu do sự thay đổi trong dự trữ hàng tồn kho, chính sách bán chịu và mua chịu của công ty (khoản phải thu và khoản phải trả).

14

_Trong giai đoạn 2018-2020, công ty đã thực hiện tốt chính sách bán chịu, thu hồi tốt các khoản phải thu, khoản phải thu giảm xuống, năm sau ít hơn năm trước. Điều đó đã giúp cho công ty có thêm dòng tiền vào từ việc thu hồi các khoản phải thu. _Biến động hàng tồn kho của SABECO năm 2018 và năm 2020 dương, còn năm 2019 âm do. Năm 2020, SABECO đã triển khai tối ưu việc quản lý hàng tồn kho, giúp cho lượng hàng tồn kho từ năm 2019 đến năm 2020 giảm một lượng 574 tỷ đồng, tạo ra một dòng tiền vào cho hoạt động kinh doanh của công ty. _Các khoản phải trả và nợ phải khác có biến động dương vào năm 2018 và 2019, biến động âm vào năm 2020. Năm 2020, công ty đã giảm các khoản phải trả và nợ phải trả khác một khoản 661 tỷ đồng. Điều này thể hiện đã có một dòng tiền ra do công ty chi trả các khoản nợ, các khoản phải thanh toán cho nhà cung cấp nguyên vật liệu và tiền lương cho công nhân viên. _Bên cạnh đó, công ty còn có các dòng tiền ra do chi tiền trả lãi vay và chi trả các loại thuế.

Biến động hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả của SABECO 2018-2020 800,000,000,000 600,000,000,000

400,000,000,000 200,000,000,000 (200,000,000,000)

Khoản phải thu

Hàng tồn kho

Khoản phải trả

(400,000,000,000) (600,000,000,000) (800,000,000,000) Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018

_Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty SABECO trong giai đoạn 20182020 luôn đạt giá trị dương và có sự tăng trưởng. Đây là hoạt động chức năng cơ bản của công ty, công ty đã thực hiện tốt hoạt động sản xuất và kinh doanh, dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra, duy trì hoạt động của công ty diễn ra liên tục. ➢Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư: LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ DÒNG TIỀN RA: Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định Tiền chi gửi tiền gửi có kỳ hạn DÒNG TIỀN VÀO: Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định Tiền thu tiền gửi có kỳ hạn Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác Tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức Mua công ty con gồm số dư tiền của công ty con mua về Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

Năm 2020 (16,614,765,331,631) (367,442,290,535) (16,247,323,041,096) 15,091,540,324,729 1,440,687,000 14,066,130,358,492 1,023,969,279,237 (1,523,225,006,902)

15

100.0% 2.2% 97.8% 100.0% 0.0% 93.2% 0.0% 6.8% 0.0%

Năm 2019 (14,530,675,142,674) (268,997,916,043) (14,261,677,226,631) 10,421,631,261,048 4,838,741,500 9,379,638,897,122 955,090,518,922 82,063,103,504 (4,109,043,881,626)

100.0% 1.9% 98.1% 100.0% 0.0% 90.0% 0.0% 9.2% 0.8%

Năm 2018 (11,151,026,537,344) (290,439,347,849) (10,860,587,189,495) 10,839,778,401,435 2,009,409,588 9,875,200,000,000 28,339,826,544 934,229,165,303 (311,248,135,909)

100.0% 2.6% 97.4% 100.0% 0.0% 91.1% 0.3% 8.6% 0.0%

_Trong giai đoạn 2018-2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của SABECO luôn có giá trị âm, chứng tỏ trong giai đoạn này công ty đang tích cực đầu tư, bỏ vốn: Năm 2018 có giá trị là -311 tỷ đồng, năm 2019 là -4.109 tỷ đồng và năm 2020 là -1.523 tỷ đồng. _Trong năm 2018-2020, công ty có dòng tiền ra chủ yếu ở hoạt động gửi tiền gửi có kỳ hạn, chiếm phần lớn tổng dòng tiền ra của hoạt động đầu tư: 97,4% vào năm 2018 và tăng lên 97,8% vào năm 2020. Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng quy mô sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư mới thiết bị máy móc hiện đại, tạo nên một dòng tiền ra ở hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định và chỉ chiếm 2,6% (năm 2018) và giảm xuống 2,2% (năm 2020). _Dòng tiền vào của hoạt động đầu tư của SABECO đến chủ yếu từ tiền thu tiền gửi có kỳ hạn và tiền thu lãi tiền gửi và cổ tức. Năm 2018, tiền thu tiền gửi có giá trị là 9.875 tỷ đồng, chiếm 91,1% tổng dòng tiền vào và tăng lên 14.066 tỷ đồng (chiếm 93,2%) vào năm 2020. Tiền thu lãi tiền gửi là 934 tỷ đồng (8,6%) vào năm 2018 và tăng lên 1.024 tỷ đồng (6,8%) vào năm 2020. Năm 2019, SABECO mua thêm công ty con là Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn-Lâm Đồng, công ty có thêm dòng tiền vào là số dư tiền của công ty con mua về là 82 tỷ đồng, chiếm 0,8% tổng dòng tiền vào của SABECO năm 2019. ➢Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Tiền thu từ đi vay Tiền chi trả nợ gốc vay Tiền chi trả nợ gốc thuê tài chính Tiền chi trả cổ tức Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

Năm 2020 3,061,076,110,807 (3,309,442,411,518) (12,727,272,727) (3,734,027,010,258) (3,995,120,583,696)

Năm 2019 3,235,967,733,915 (3,346,479,516,980)

Năm 2018 3,255,664,065,073 (3,371,648,865,960)

(1,136,965,484,108) (1,247,477,267,173)

(3,888,748,971,778) (4,004,733,772,665)

_Dựa vào bảng số liệu, chúng ta có thể thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính của SABECO trong giai đoạn 2018-2020 đều mang giá trị âm: Năm 2018 là -4.004 tỷ đồng, năm 2019 là -1.247 tỷ đồng và -3.995 vào năm 2020. _Dòng tiền vào của công ty đến từ tiền thu từ đi vay và có xu hướng giảm dần qua từng năm: 3.256 tỷ đồng vào năm 2018; năm 2019 là 3.226 tỷ đồng, giảm 20 tỷ đồng và năm 2020 có giá trị là 3.061 tỷ đồng, giảm 175 tỷ đồng so với năm 2019. Công ty chi tiền ra để trả nợ gốc vay và có giá trị lần lượt qua các năm là: 3.372 tỷ đồng (2018); 3.346 tỷ đồng (2019) và 3.309 tỷ (2020). Có thể thấy, dòng tiền ra để trả nợ gốc vay lớn hơn dòng tiền vào từ việc đi vay, chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt việc hoàn trả các khoản vốn đã vay trước đó, giảm thiểu mức độ phụ thuộc áp lực tài chính với bên ngoài, giảm thiểu rủi ro tài chính. _Công ty cũng chi tiền cho việc chi trả cổ tức lần lượt qua các năm là: 3.889 tỷ đồng (2018), 1.137 tỷ đồng (2019) và 3.734 tỷ đồng (2020). Tóm lại, qua phân tích, có thể kết luận rằng công ty hoạt động khá tốt khi có lưu chuyển tiền thuần trong năm trong giai đoan 2018-2020 luôn đạt giá trị dương; dòng tiền từ hoạt động kinh doanh luôn dương và có tăng trưởng, dòng tiền từ hoạt động đầu tu và dòng tiền từ hoạt động tài chính âm do công ty mở rộng đầu tư, xây dựng các tài sản cố định, trả nợ gốc vay và chi trả cổ tức. 16

2.2. Phân tích hiệu quả tài chính _Chúng ta có thể đánh giá và nhận xét về hiệu quả tài chính của công ty thông qua 2 nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi và nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý tài sản. Chúng ta cùng đi vào chi tiết từng nhóm chỉ tiêu. 2.2.1. Các chỉ số khả năng sinh lợi _Khi nói đến khả năng sinh lợi, các chỉ số sẽ có tử số là lợi nhuận, còn mẫu số có thể là doanh thu, tài sản, nguồn vốn hay là chi phí; mẫu số luôn là cái gốc, nguồn lực để tạo ra lợi nhuận. Xem xét 4 chỉ số khả năng sinh lời cơ bản của SABECO trong giai đoạn 2018-2020.

Các chỉ số 1. ROS 2. BEP 3. ROA 4. ROE

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018

0.177 0.225 0.182 0.239

0.142 0.271 0.218 0.297

0.122 0.243 0.198 0.288

Chênh lệch Chênh lệch 2019/2018 2020/2019 0.019 0.054 0.028 -0.018 0.019 -0.017 0.008 -0.049

Chỉ số khả năng sinh lợi của SABECO giai đoạn 2018-2020 0.350 0.300 0.250 0.200 0.150 0.100 0.050 0.000 Năm 2018

Năm 2019 1. ROS

2. BEP

3. ROA

Năm 2020 4. ROE

➢Tỷ suất doanh lợi doanh thu ROS (Return on Sale) _Tỷ suất doanh lợi doanh thu ROS được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần. Doanh thu thuần phản ánh chính xác doanh thu thực tế được ghi nhận trong 1 năm; lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận còn lại sau khi DN đã thực hiện tất cả các trách nhiệm tài chính liên quan, trang trải tất cả các loại chi phí và thực hiện trách nhiệm tài chính đối với nhà nước (nộp thuế). _Tỷ suất doanh lợi doanh thu ROS cho biết cứ trong 1 đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế hay là lợi nhuận cho chủ sở hữu. ROS càng cao thì khả năng sinh lợi càng tốt.

17

_Năm 2018, SABECO có tỷ suất doanh lợi doanh thu ROS là 0,122; có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu thuần thì có 0,122 đồng lợi nhuận sau thuế. ROS có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 20182020 khi năm 2019, ROS là 0,142; tăng 0,019 và năm 2020 là 0,177; tăng 0,054 so với năm 2019. _Trong giai đoạn 2018-2020, tỷ suất doanh lợi doanh thu ROS của công ty đều mang giá trị dương, chứng tỏ công ty làm ăn có lãi; ROS tăng qua từng năm thể hiện khả năng sinh lời của doanh thu tăng, một đồng doanh thu thuần năm nay thì có nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn so với năm trước. ➢Sức sinh lợi cơ sở BEP (Basic Earning Power) _Sức sinh lợi cơ sở BEP đánh giá khả năng sinh lời của công ty tạo ra lợi ích cho toàn bộ xã hội. Chỉ số này được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế chia cho tổng tài sản bình quân, cho biết cứ 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì trong 1 kỳ, nó sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho toàn bộ xã hội. _Theo số liệu tính toán được ở bảng trên, năm 2018, cứ 1 đồng tài sản của SABECO thì sẽ tạo ra 0,243 đồng lợi nhuận cho toàn xã hội. Năm 2019, chỉ số này tăng lên 0,271, tăng 0,028 so với năm 2018, nguyên nhân là do cả EBIT và tổng tài sản bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của EBIT lớn hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân. Tuy nhiên, sang đến năm 2020, chỉ số này chỉ còn 0,225; giảm xuống 0,018 so với năm 2019. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid và Nghị định 100 nên EBIT của công ty giảm xuống, trong khi tổng tài sản bình quân vẫn tăng khiến cho chỉ số này giảm xuống rõ rệt, thấp hơn cả năm 2018. ➢Tỷ suất thu hồi tài sản, ROA (Return on Assets) _Tỷ suất thu hồi tài sản ROA được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản bình quân, chỉ số này cho biết cứ trung bình 1 đồng tài sản thì sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. _Năm 2018, tỷ suất thu hồi tài sản ROA đạt 0,198; tức là cứ trung bình 1 đồng tài sản sẽ tạo ra 0,198 đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Chỉ số này được tăng lên 0,218 vào năm 2019, tăng thêm 0,019 do lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân của công ty đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân. Năm 2020, chỉ số này giảm xuống chỉ còn 0,182; giảm bớt 0,017 so với năm 2019 với nguyên nhân là lợi nhuận sau thuế giảm, tổng tài sản bình quân tăng. _Mặc dù ROA của SABECO tăng giảm không đều qua các năm nhưng nhìn chung vẫn trên mức trung bình ngành là 0,0666 (2018); 0,0673 (2019) và 0,0513 (2020); mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực trong những năm qua nhưng SABECO vẫn đạt được ROA khá ấn tượng. ➢Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE (Return On Equity) _Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE được tính bằng cách lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ số này cho biết trung bình cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiều đồng lại cho chủ sở hữu.

18

_Năm 2018, tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE của SABECO là 0,288; tức là trung bình cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào công ty góp phần tạo ra 0,288 đồng lại cho chủ sở hữu. Năm 2019, chỉ số này tăng lên 0,297; tăng lên 0,009 so với năm 2018. Nguyên nhân khiến cho chỉ số này tăng lên là do lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu đều tăng lên nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, chỉ số này chỉ còn 0,239 vào năm 2020, chỉ số này đã giảm mạnh, giảm bớt 0,049 so với năm 2019. Trong 2019-2020, vốn chủ sở hữu vẫn tiếp tục tăng nhưng lợi nhuận sau thuế lại giảm là lí do khiến cho chỉ số này giảm xuống. _So với mức trung bình ngành trong giai đoạn 2018-2020 là 13,74% (2018); 11,32% (2019) và -28,31% (2020); nhìn chung SABECO đã có sự chứng minh về khả năng sinh lợi trên vốn chủ sở hữu khá tốt từ năm 2018-2020, thậm chí cao hơn nhiều so với trung bình ngành năm 2020 khi chỉ số ROE trung bình ngành là con số âm. 2.2.2. Các chỉ số khả năng quản lý tài sản _Phân tích các chỉ số khả năng quản lý tài sản là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và sức sản xuất của các loại tài sản trong năm. Các chỉ số phản ánh khả năng khai thác và sử dụng tài sản luôn có định dạng trên tử số sẽ là doanh thu (kết quả đầu ra), mẫu số là tài sản. Các chỉ số

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018

1. VQHTK 2. KTN 3. SSXTSDH 4. VQTSNH 5. SSXTTS

16.38 7.60 3.57 1.45 1.03

20.05 6.41 4.90 2.24 1.54

18.83 7.55 4.49 2.53 1.62

Chênh lệch 2019/2018 1.21 -1.14 0.41 -0.29 -0.08

Chênh lệch 2020/2019 -3.67 1.19 -1.33 -0.79 -0.51

Chỉ số khả năng quản lý tài sản của SABECO giai đoạn 2018-2020 25 20 15 10 5 0 Năm 2018 1. VQHTK

Năm 2019 2. KTN

3. SSXTSDH

19

Năm 2020 4. VQTSNH

5. SSXTTS

➢Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK)-Inventory Turnover _Vòng quay hàng tồn kho (VQHTK) được tính bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho hàng tồn kho bình quân của công ty. Chỉ số này cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. _Năm 2018, VQHTK là 18,83; có nghĩa là cứ 1 đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra 18,83 đồng doanh thu. Năm 2019, VQHTK có giá trị là 20,05; tăng lên 1,21 so với năm 2018. VQHTK tăng lên chứng tỏ hiệu suất sử dụng hàng tồn kho tốt, công ty bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. _Tuy nhiên, VQHTK đã giảm chỉ còn 16,38 vào năm 2020, giảm xuống 3,67 so với năm 2019. Từ năm 2019 đến năm 2020, công ty đã triển khai tối ưu việc quản lý hàng tồn kho nên hàng tồn kho giảm xuống; mặt khác, do ảnh hưởng của dịch Covid và Nghị định 100 nên doanh thu thuần của công ty giảm xuống và tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn tốc độ giảm của hàng tồn kho dẫn đến VQHTK trong 2019-2020 bị giảm xuống. _Năm 2020 là một năm nền kinh tế chịu tác động lớn từ dịch Covid nhưng SABECO vẫn có chỉ số VQHTK ở mức cao, chứng tỏ công ty đã có các biện pháp quản lý hàng tồn kho thực sự hiệu quả trong thời buổi dịch bệnh thế này. ➢Kỳ thu nợ bán chịu (KTN)-Average Collection Period _Kỳ thu nợ bán chịu được tính bằng cách lấy các khoản phải thu bình quân chia cho doanh thu thuần một ngày. Kì thu nợ bán chịu xuất phát từ bản chất nợ phải thu của khách hàng, chỉ số này phản ánh cứ trung bình khách hàng đã chiếm dụng vốn của doanh nghiệp trong bao nhiêu ngày. Chỉ số này sẽ phụ thuộc vào chính sách bán hàng, chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp. _Năm 2018, kỳ thu nợ bán chịu của SABECO là 7,55 ngày; tức là khách hàng đã chiếm dụng vốn của công ty trong 7,55 ngày hay công ty phải mất 7,55 ngày mới thu hồi được nợ từ khách hàng. Năm 2019, kỳ thu nợ giảm xuống còn 6,41 ngày; giảm bớt 1,14 ngày so với năm 2018. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do công ty đã thắt chặt chính sách tín dụng thương mại, thực hiện chính sách bán chịu khắt khe hơn khiến các khoản phải thu giảm từ 771 tỷ đồng (2018) xuống 578 tỷ đồng (2019); đồng thời nhờ có chính sách bán hàng hiệu quả đã giúp cho SABECO tăng doanh thu thuần thêm 1.950 tỷ đồng. _Tuy nhiên, kỳ thu nợ bán chịu đã tăng lên 7,6 ngày vào năm 2020; tăng lên 1,19 ngày so với năm 2019. Thời gian thu hồi nợ từ khách hàng bị kéo dài do công ty đã linh hoạt, dễ dãi hơn trong việc thực hiện chính sách bán chịu khiến các khoản phải thu tăng lên; đồng thời doanh thu thuần lại bị giảm xuống do tác động của dịch Covid 19 và Nghị định 100. ➢Sức sản xuất của tài sản dài hạn: _Sức sản xuất của tài sản dài hạn được tính bằng cách lấy doanh thu thuần chia cho tài sản dài hạn bình quân, cho biết trung bình 1 đồng tài sản dài hạn trong 1 kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. 20

_Sức sản xuất của tài sản dài hạn có giá trị là 4,49 vào năm 2018; năm 2019 tăng lên 4,9 nhưng lại giảm xuống còn 3,57 vào năm 2020. Giá trị của tài sản dài hạn có xu hướng tăng qua từng năm trong giai đoạn 2018-2020 nhưng doanh thu thuần của công ty tăng lên trong 2018-2019 và giảm xuống trong 2019-2020. Trong năm 2020, tài sản dài hạn còn nhàn rỗi, chưa phát huy hết công suất. ➢Vòng quay tài sản ngắn hạn (VQTSNH)-Current Asset Turnover và Sức sản xuất tổng tài sản (SSXTTS)-Total Asset Turnover _Trong giai đoạn 2018-2020, vòng quay tài sản ngắn hạn và sức sản xuất tổng tài sản của SABECO có xu hướng giảm xuống qua từng năm do tổng tài sản nói chung và tài sản ngắn hạn nói riêng từ năm 2018-2020 đều tăng lên qua từng năm, tốc độ tăng lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. +Vòng quay tài sản ngắn hạn lần lượt là: 2,53 (2018); 2,24 (2019) và 1,45 (2020). +Sức sản xuất tổng tài sản lần lượt là: 1,62 (2018); 1,54 (2019) và 1,03 (2020). Tóm lại, thông qua việc tính toán 2 nhóm chỉ số khả năng sinh lợi và khả năng quản lý tài sản trong giai đoạn 2018-2020, chúng ta có thể thấy SABECO đã có hiệu quả tài chính khá tốt, các chỉ số đều tốt hơn các chỉ số của trung bình ngành và năm 2018-2019, các chỉ số đều thể hiện hiệu quả tài chính tăng lên và giảm xuống vào năm 2019-2020 do ảnh hưởng của dịch Covid và Nghị định 100. 2.3. Phân tích rủi ro tài chính _Chúng ta có thể đánh giá và nhận xét về rủi ro tài chính của công ty thông qua 2 nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán và nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng quản lý vốn vay. Chúng ta cùng đi vào chi tiết từng nhóm chỉ tiêu. 2.3.1. Các chỉ số khả năng thanh toán _Khi nói đến khả năng thanh toán, các chỉ số sẽ có tử số là loại tài sản ngắn hạn, mẫu số là nợ ngắn hạn. Cùng xem xét chi tiết 3 loại chỉ số khả năng thanh toán của SABECO trong giai đoạn 2018-2020 trong bảng sau: Các chỉ số 1. Khả năng thanh toán hiện hành 2. Khả năng thanh toán nhanh 3. Khả năng thanh toán tức thời

Năm 2020 Năm 2019 Năm 2018

Chênh lệch 2019/2018

Chênh lệch 2020/2019

3.77

3.15

2.48

0.67

0.62

3.49

2.82

2.17

0.65

0.67

0.53

0.68

0.75

-0.08

-0.15

21

Các chỉ số khả năng thanh toán của SABECO giai đoạn 2018-2020 4 3.5 3 2.5 2 1.5 1 0.5 0 Năm 2018

Năm 2019

1. Khả năng thanh toán hiện hành

Năm 2020

2. Khả năng thanh toán nhanh

3. Khả năng thanh toán tức thời

➢Khả năng thanh toán hiện hành-Current Ratio _Chỉ số khả năng thanh toán hiện hành được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn chia cho nợ ngắn hạn, thể hiện 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn. _Trong giai đoạn 2018-2020, chỉ số khả năng thanh toán hiện hành của SABECO có giá trị khá cao và có xu hướng tăng đều qua từng năm. Năm 2018, chỉ số này là 2,48 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 2,48 đồng tài sản ngắn hạn; năm 2019 tăng lên 3,15; tăng thêm 0,67 so với năm 2018 và năm 2020 là 3,77; tăng thêm 0,62 so với năm 2019. Qua các năm, khả năng thanh toán hiện hành của SABECO luôn ổn định và lớn hơn 1, thể hiện khả năng trả nợ của SABECO luôn được đảm bảo, cùng với đó đem lại sự an tâm cho các nhà đầu tư của SABECO niềm tin về khả năng trả nợ của công ty. ➢Khả năng thanh toán nhanh-Quick Ratio _Chỉ số khả năng thanh toán nhanh được tính bằng cách lấy tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho, sau đó chia cho nợ ngắn hạn. Chỉ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. _Trong giai đoạn 2018-2020, chỉ số khả năng thanh toán nhanh của SABECO luôn lớn hơn 1 và có xu hướng tăng qua các năm. Chỉ số này có giá trị lần lượt qua các năm là: 2,17 (2018); 2,82 (2019) và 3,49 (2020). SABECO đã quản lý tối ưu hàng tồn kho, lượng hàng tồn kho có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-2020. Khả năng thanh toán nhanh của công ty là rất tốt, đảm bảo khả năng trả nợ mà không cần bán hàng tồn kho. ➢Khả năng thanh toán tức thời _Chỉ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất, đó chính là tiền và các khaorn tương đương tiền. 22

_Khác với 2 chỉ số trên, chỉ số khả năng thanh toán tức thời có giá trị nhỏ hơn 1 và giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2018, chỉ số này có giá trị là 0,75 và giảm xuống còn 0,68 vào năm 2019; năm 2020 tiếp tục giảm xuống còn 0,53. Chỉ số này giảm xuống là do tiền và các khoản tương đương tiền giảm dần qua các năm, tốc độ giảm của nó lớn hơn tốc độ giảm của nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngay lập tức bằng tiền của công ty đang bị kém hiệu quả; tiền và các khoản tương đương tiền không đảm bảo khả năng trả nợ ngắn hạn. 2.3.2. Các chỉ số khả năng quản lý vốn vay _Các chỉ số khả năng quản lý vốn vay đánh giá tổng thể rủi ro tài chính của doanh nghiệp, sử dụng các chỉ số phản ánh khả năng quản lý vốn vay, khai thác và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Cùng xem xét chi tiết 2 chỉ số khả năng quản lý vốn vay của SABECO trong giai đoạn 2018-2020:

27.96%

Chênh lệch 2019/2018 -2.42%

Chênh lệch 2020/2019 -3.04%

152.94

25.99

-82.96

Các chỉ số

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018

1. Chỉ số nợ 2. Khả năng thanh toán lãi vay

22.50%

25.54%

95.98

178.93

➢Chỉ số nợ-Debt Ratio _Chỉ số nợ đánh giá mức độ phụ thuộc tài chính của doanh nghiệp vào bên ngoài, vào người cho vay. Chỉ số nợ được tính bằng cách lấy tổng nợ phải trả chia cho tổng tài sản, tức là xem xét tỷ trọng tổng nợ trong tổng nguồn vốn. _Chỉ số nợ của SABECO vào năm 2018 là 27,96%; chỉ số này có xu hướng giảm xuống qua từng năm khi năm 2019 là 25,54%; giảm 2,42% so với năm 2018; tiếp tục giảm 3,04% còn 22,5% vào năm 2020. Chỉ số nợ thấp chứng tỏ tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn không cao; công ty có nguồn vốn chủ sở hữu cao, không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay nợ. ➢Khả năng thanh toán lãi vay-Time Interest Earned _Khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng cách lấy lợi nhuận trước thuế và lãi vay chia cho chi phí lãi vay. Chỉ số này đánh giá xem lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra có đủ để trang trải, thanh toán lãi vay hay không. Chỉ số này cho biết 1 đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. _Năm 2018, chỉ số khả năng thanh toán lãi vay của SABECO là 152,94; năm 2019, chỉ số này tăng thêm 25,99; đạt giá trị 178,93. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do lợi nhuận của công ty tăng cao trong 2018-2019, chi phí lãi vay cũng có tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Tuy nhiên, năm 2020, chỉ số này chỉ còn 95,98; giảm xuống 82,96 so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch bệnh và Nghị định 100 khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống, trong khi chi phí lãi vay vẫn tiếp tục tăng. Chỉ số này có sự giảm xuống nhưng vẫn khá cao, đảm bảo uy tín đối với các chủ nợ và người cho vay. Tóm lại, sau khi phân tích 2 nhóm chỉ số khả năng thanh toán và khả năng quản lý vốn vay của SABECO trong giai đoạn 2018-2020, có thể thấy công ty có rủi ro thanh toán thấp, tài sản ngắn 23

hạn đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn; tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thấp, không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay nợ và lợi nhuận của công ty đảm bảo thanh toán chi phí lãi vay. 2.4. Phân tích hiệu phối hợp hiệu quả và rủi ro _Phân tích Du Pont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỉ số ROA và ROE thành những

bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng để đánh giá xem nếu muốn tác động vào tình hình tài chính, cải thiện tình hình tài chính thì nên ưu tiên tác động vào hiệu quả hay rủi ro hay có những cách tác động cả hiệu quả và rủi ro theo hướng có lợi nhuận. Kỹ thuật phân tích Dupont dựa

vào hai đẳng thức cơ bản dưới đây, gọi chung là đẳng thức Du Pont. ➢Đẳng thức Du Pont thứ nhất: _ROA= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản= Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu x Doanh thu/Tổng tài sản= ROS x Sức sản xuất của tổng tài sản. Các chỉ số 1. ROS 2. SSXTTS 3. ROA

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018

0.177 1.029 0.182

0.142 1.537 0.218

0.122 1.620 0.198

Chênh lệch 2019/2018 0.019 -0.083 0.019

Chênh lệch 2020/2019 0.054 -0.507 -0.017

_Trong giai đoạn 2018-2020, tỷ suất doanh lợi doanh thu của SABECO tăng lên qua từng năm và đạt 0,177 vào năm 2020 nhờ công ty đã gia tăng sản lượng bán bia trong năm cũng như thay đổi chính sách tăng giá bán. Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng khả năng quản lý doanh thu và chi phí của Sabeco đã có sự cải thiện rõ rệt. _Sức sản xuất của tổng tài sản giảm từ 1,62 vào năm 2018 xuống chỉ còn 1,029 vào năm 2020. Số vòng quay tài sản càng cao, sức sản xuất tài sản của doanh nghiệp càng lớn dẫn đến tỉ lệ sinh lời của tài sản càng lớn. Nhìn chung, mặc dù Sabeco quản lý tốt doanh thu và chi phí nhưng tỉ lệ sinh lời của tài sản doanh nghiệp vẫn giảm đều qua các năm, cụ thể năm 2020 đã giảm 0.64 lần so với năm 2018. Công ty cần khai thác và sử dụng các tài sản có hiệu quả hơn, phát huy hết công suất để tăng tỉ lệ sinh lời của tài sản. _Nhìn vào bảng kết quả, có thể thấy trong giai đoạn 2018-2020, chỉ số ROA cao nhất vào năm 2019, có giá trị là 0,218. ➢Đẳng thức Du Pont thứ hai: _ROE= Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu= Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản x Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu= ROA x Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu

24

Các chỉ số 1. ROA 2. TTS/VCSH 3. ROE

Năm 2020

Năm 2019

Năm 2018

0.182 1.290 0.239

0.218 1.343 0.297

0.198 1.388 0.288

Chênh lệch 2019/2018 0.019 -0.045 0.008

Chênh lệch 2020/2019 -0.017 -0.053 -0.049

_Tỷ suất thu hồi tài sản ROA của công ty đạt 0,198 vào năm 2018; năm 2019 tăng lên 0,218 và giảm xuống còn 0,182 vào năm 2020. _Tỷ suất Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu của SABECO có xu hướng giảm trong giai đoạn 20182020, giảm từ 1,388 (2018) xuống còn 1,29 (2020). Tổng tài sản của công ty tăng liên tục trong 3 năm qua, đồng thời vốn chủ sở hữu cũng tăng lên, giảm nợ phải trả khiến cho tỷ suất này giảm dần. _Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE giảm từ 0,288 (2018) xuống còn 0,239 (2020). Chỉ số ROE hiện tại của Sabeco luôn cao hơn 20% cho thấy Sabeco vẫn có sức cạnh tranh tốt. Tuy nhiên sự sụt giảm liên tục như bảng trên có thể là dấu hiệu không tốt trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn của Sabeco trong tương lai. PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 3.1. Đánh giá, nhận xét chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp _Trong giai đoạn 2018-2020, tổng tài sản của SABECO có xu hướng tăng lên qua các năm, mở rộng quy mô và phát triển đầu tư. Trong cơ cấu tổng tài sản, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất và có giá trị tăng lên qua các năm. Công ty đã tối ưu việc quản lý hàng tồn kho, tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, giảm bớt lượng vốn ứ động trong khâu thanh toán. Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng đầu tư và mua sắm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư mới thiết bị máy móc hiện đại, tăng năng lực sản xuất. Tỷ trọng nợ phải trả của công ty giảm dần qua các năm, vốn chủ sở hữu tăng lên thể hiện công ty SABECO đã thực sự đi đúng hướng trong việc giảm nợ phải trả, góp phần tăng lợi nhuận của công ty và mở rộng quy mô cơ cấu công ty ngày càng lớn mạnh. _Doanh thu của công ty đạt kết quả khá tốt, đặc biệt năm 2019, SABECO ghi nhận 37.899 tỷ doanh thu thuần nhờ vào sự gia tăng sản lượng tiêu thụ và các lần điều chỉnh giá bán sản phẩm tỏng năm. Tuy nhiên, năm 2020, doanh thu sụt giảm khá mạnh do tác động của dịch bệnh, Nghị định 100 của Chính phủ, các tin đồn thất thiệt và tình hình lũ lụt của miền Trung làm cho sản lượng tiêu thụ giảm mạnh. Công ty cũng ghi nhận doanh thu khá lớn từ hoạt động tài chính do tăng lãi tiền gửi. Bên cạnh đó, chi phí của công ty tăng lên do đầu tư vào quảng cáo, tiếp thị và hỗ trợ hoạt động bán hàng, giá vốn tăng vì chi phí nguyên vật liệu và chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn. Công ty luôn duy trì lợi nhuận sau thuế dương, chứng tỏ công ty luôn có lãi. Đặc biệt năm 2019 lợi nhuận này đạt 5.370 tỷ đồng, đây là con số lợi nhuận kỷ lục của SABECO từ trước đến nay, cho thấy hiệu quả hoạt động được cải thiện rõ rệt cũng như thành công của chiến lược thiết kế lại thương hiệu. Nhưng nếu so sánh với đối thủ cạnh tranh là Heiniken, SABECO lại có lợi nhuận ít hơn trong khi chiếm thị phần nhiều hơn. 25

_ Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty SABECO trong giai đoạn 20182020 luôn đạt giá trị dương và có sự tăng trưởng. Đây là hoạt động chức năng cơ bản của công ty, công ty đã thực hiện tốt hoạt động sản xuất và kinh doanh, dòng tiền vào lớn hơn dòng tiền ra, duy trì hoạt động của công ty diễn ra liên tục. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư của SABECO luôn có giá trị âm, dòng tiền ra và vào biến động chủ yếu do hoạt động tiền gửi có kỳ hạn. Bên cạnh đó, công ty còn mở rộng quy mô sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư mới thiết bị máy móc hiện đại, tạo nên một dòng tiền ra ở hoạt động mua sắm, xây dựng tài sản cố định. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính đều mang giá trị âm, công ty đã chi tiền cho việc chi trả cổ tức; dòng tiền ra để trả nợ gốc vay lớn hơn dòng tiền vào từ việc đi vay, chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt việc hoàn trả các khoản vốn đã vay trước đó, giảm thiểu mức độ phụ thuộc áp lực tài chính với bên ngoài, giảm thiểu rủi ro tài chính. _Thông qua việc tính toán 2 nhóm chỉ số khả năng sinh lợi và khả năng quản lý tài sản trong giai đoạn 2018-2020, chúng ta có thể thấy SABECO đã có hiệu quả tài chính khá tốt, các chỉ số đều tốt hơn các chỉ số của trung bình ngành và năm 2018-2019, các chỉ số đều thể hiện hiệu quả tài chính tăng lên nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu thông qua việc gia tăng sản lượng tiêu thụ và chính sách giá bán, đạt con số lợi nhuận kỷ lục; giảm xuống vào năm 2019-2020 do ảnh hưởng của dịch Covid và Nghị định 100 khiến cho doanh thu sụt giảm mạnh, lợi nhuận giảm, chưa phát huy được hết năng suất của các loại tài sản. Các chỉ số khả năng sinh lợi của công ty luôn dương chứng tỏ công ty luôn có lãi, đây là một kết quả tích cực trong thời kỳ dịch bệnh khó khăn này. _Về rủi ro tài chính, sau khi phân tích 2 nhóm chỉ số khả năng thanh toán và khả năng quản lý vốn vay của SABECO trong giai đoạn 2018-2020, có thể thấy công ty có rủi ro thanh toán thấp, tài sản ngắn hạn đủ để thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn; tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thấp, không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay nợ và lợi nhuận của công ty đảm bảo thanh toán chi phí lãi vay. 3.2. Phương hướng cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp _Trước tình hình sản lượng năm 2020 bị giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm: +Lập kế hoạch cung ứng và thực hiện mua dự phòng các nguyên liệu đầu vào để đảm bảo việc sản xuất diễn ra liên tục. + Phối hợp với các công ty trong hệ thống để thực hiện việc mua chung nhằm đạt được mức giá tốt hơn và chất lượng ổn định. +Cải tiến bao bì nhằm giảm chi phí và tác hại đến môi trường. +Cân đối và kiểm soát chặt chẽ lượng bia sản xuất hàng ngày và hàng tuần. +Phối hợp chặt chẽ với các công ty thương mại, đơn vị vận chuyển và kho vận nhằm đáp ứng các thông báo “lệnh hàng tuần” và hạn chế lượng bia tồn kho tại các nhà máy. +Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của SABECO nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và hạn chế các sản phẩm sai lỗi bán ra thị trường. 26

_Tiết kiệm năng lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách bảo trì, nâng cấp máy móc và công nghệ; tối ưu hóa quá trình vận hành hệ thống; đầu tư vào hệ thống năng lượng mặt trời; thu hồi và tái sử dụng nước phù hợp,… _Tập trung vào những hoạt động đẩy mạnh doanh số bán hàng và thị phần; tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của các thương hiệu thông qua việc nâng cao nhận diện thương hiệu, hệ thống phân phối và tiêu thụ; đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo, marketing một cách có hiệu quả; kích cầu tiêu dùng trong nước thông qua các chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng. _Đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới và áp dụng công nghệ tiên tiến để đa dạng hóa danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Các quy trình hoạt động của Nhà máy luôn đảm bảo các vấn đề sức khỏe, môi trường và phát triển bền vững. _Đa dạng hóa các kênh phân phối, nâng cao năng lực và hiệu quả vận hành của hệ thống phân phối. Tiếp tục triển khai SABECO 4.0, sáng kiến chiến lược của công ty nhằm chuyển đổi hoạt động kinh doanh với công nghệ kỹ thuật số. Chương trình đồng hành với chiến lược chuyển đổi số quốc gia của Chính phủ Việt Nam đối với Công nghiệp 4.0, sẽ cho phép SABECO chuyển đổi cách thức làm việc, chú trọng vào tập trung hóa, cũng như đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình làm việc trên toàn hệ thống. _Nâng cao hiệu suất sử dụng các loại tài sản, tổ chức quản lý quá trình sản xuất diễn ra một cách liên tục, hạn chế tối đa quá trình nhàn rỗi của máy móc; kiểm tra, bảo trì các loại máy móc định kỳ để tránh hư hỏng, làm giai đoạn quy trình sản xuất. _Chú trọng xây dựng và củng cố đội ngũ lao động “WARM”, cùng với việc tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thúc đẩy, năng động và công bằng, qua đó gia tăng lợi thế cạnh tranh cho Tổng công ty, tăng cường sự gắn kết với nhân viên và đem lại năng suất làm việc hiệu quả.

27

KẾT LUẬN Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ quan trọng trong việc đánh giá tình hình của một doanh nghiệp. Dựa vào kiến thức từ chương 5 của môn Tài chính doanh nghiệp, em đã vận dụng để phân tích báo cáo tài chính của Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn, từ đó khái quát được tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính, thực hiện tính toán các chỉ số để đánh giá hiệu quả và rủi ro tài chính của công ty. Từ đó, đưa ra các giải pháp điều chỉnh, cải thiện tình hình tài chính, hướng tới tối đa hóa giá trị, tăng hiệu quả và giảm thiểu rủi ro tài chính.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.Đào Thanh Bình-Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Bách Khoa Hà Nội. 2. Báo cáo thường niên năm 2018, 2019, 2020 của Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn. 3. (2021). SABECO: Kỳ vọng sự phục hồi và tăng trưởng hậu Covid-19. Tạp chí Lao động và xã hội. < http://m.laodongxahoi.net/sabeco-ky-vong-su-phuc-hoi-va-tang-truong-hau-covid-191318800.html> 4. Bạch Mộc (2021). Doanh thu Sabeco ngày càng bị Heineken bỏ xa, thị phần lớn hơn nhưng lãi chỉ bằng nửa. CAFEF. < https://cafef.vn/ve-tay-thaibev-doanh-thu-sabeco-ngay-cang-thut-lui-sovoi-heineken-thi-phan-lon-hon-nhung-lai-chi-bang-nua-2021081316423239.chn> 5. (2021) Phân tích báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn.123doc. < https://123docz.net//document/8562283-phan-tich-bao-cao-tai-chinh-sabeco.htm> 6. Đào Vũ (2018). Sabeco dự chi hơn 2.200 tỷ đồng trả cổ tức năm 2018. VnEconomy. < https://vneconomy.vn/sabeco-du-chi-hon-2200-ty-dong-tra-co-tuc-nam-2018.htm> 7. (2019) SABECO đầu tư nâng công suất sản xuất các nhà máy Bia < https://www.sabeco.com.vn/sabeco-dau-tu-nang-cong-suat-san-xuat-cac-nha-may-bia> 8. (2019) Sabeco (SAB) trả thêm cổ tức 15% bằng tiền mặt cho năm 2018. Đầu tư chứng khoán. < https://tinnhanhchungkhoan.vn/sabeco-sab-tra-them-co-tuc-15-bang-tien-mat-cho-nam-2018post218635.html >

28