(123doc) - Nhan-Dinh-Mon-Tu-Phap-Quoc-Te-Phan-Chung-Dap-An-Tham-Khao [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

1. Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế? ĐÚNG: Chỉ có tư pháp quốc tế mới có xung đột pháp luật, tư pháp quốc tế có đặc thù là điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, mà các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nên quan hệ tư pháp điều chỉnh quan hệ đó không chỉ dừng lại phạm vi của 1 quốc gia có quan hệ đó được điều chỉnh ít nhất bởi 2 quan hệ pháp luật. Trên thực tế pháp luật các nước có quy định khác nhau trong giải quyết một quan hệ TPQT. 2. Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài đều thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. SAI: Tất cả các quan hệ có yếu tố nước ngoài ngoài quan hệ dân sự theo nghĩa rộng còn có quan hệ hình sự quan hệ hành chính,… có yếu tố nước ngoài nhưng tư pháp quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Còn các quan hệ khác không thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. 3. Khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử có nghĩa là quốc gia đó từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp. SAI: Quyền miễn trừ tư pháp bao gồm : – Quyền miễn trừ xét xử. – Quyền miễn trừ thi hành án. – Quyền miễn trừ đảm bảo sơ bộ trình tự vụ kiện Khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử không có nghĩa quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ thi hành án quyền miễn trừ bản án sơ bộ từ vụ kiện. Như vậy, khi quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử không có nghĩa là quốc gia đó từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp. 4. Theo quy định của pháp luật Việt Nam pháp nhân được thành lập ở nơi nào thì sẽ có quốc tịch ở nước đó. ĐÚNG: Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người thành lập được trên pháp luật của 1 quốc gia nhất định, vì vậy pháp nhân không thể thành lập bởi pháp luật của 2 nước cho nên quốc tịch của pháp nhân được xác định theo luật của nước nơi pháp nhân thành lập. Là 1 quy định chính xác, không thể mang quốc tịch của nước khác mà phải mang quốc tịch nơi mà pháp nhân thành lập. CSPL: K1Đ676 BLDS 2015 5. Theo quy định của pháp luật Việt Nam quan hệ sở hữu đối với động sản trên đường vận chuyển được xác định theo pháp luật nơi động sản chuyển đến. SAI: Thông thường các trường hợp khi động sản trên đường vận chuyển thì quan hệ sở hữu đối với động sản đó được xác định theo pháp luật nước nơi động sản chuyển đến, nhưng trong 1 số trường hợp khi 2 bên thỏa thuận được với nhau pháp luật áp dụng thì quan hệ sở hữu đối với động sản trên đường chuyển đến được xác định theo pháp luật mà 2 bên đã lựa chọn chứ không phải pháp luật của nước nơi động sản chuyển đến. CSPL: K2Đ678 BLDS 2015 6. Người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam có địa vị pháp lý giống như công dân Việt Nam. SAI: Theo lý luận đối xử quốc gia có nghĩa là người nước ngoài được hưởng các quyền và nghĩa vụ giống như công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế pháp luật của Việt Nam sẽ có những quy định nhằm hạn chế một số quyền và nghĩa vụ của người nước

ngoài tại Việt Nam. Vd: Quyền chính trị (người nước ngoài k được ứng cử hay bầu cử vào cơ quan nhà nước) hay quyền hành nghề (nghề báo chí). Ngoài ra, còn có những người nước ngoài được hưởng theo quy chế ưu đãi và miễn trừ ngoại giao theo quy định của Công ước quốc tế 1969 về quan hệ ngoại giao và lãnh sự thì địa vị pháp lý của họ cao hơn công dân Việt Nam. Như vậy người nước ngoài có địa vị pháp lý khác công dân Việt Nam. 7. Theo quy định pháp luật Việt Nam giải quyết xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng sẽ áp dụng hệ thuộc luật lựa chọn theo đó các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận pháp luật áp dụng đối với hợp đồng. SAI: Thông thường khi xảy ra xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng sẽ áp dụng hệ thuộc luật lựa chọn giải quyết. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tại k4,5,6 Đ683 BLDS 2015 khi xảy ra xung đột pháp luật thì không áp dụng hệ thuộc luật lựa chọn mà áp dụng pháp luật đã được quy định. Vd: hợp đồng có đối tương là bất động sản thì pháp luật được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật là pháp luật nơi có bất động sản. CSPL: K1Đ683BLDS 2015 8. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành việc li hôn giữa 2 người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam chỉ được giải quyết theo pháp luật nơi vợ chồng mang quốc tịch. SAI: Hiện nay Việt Nam đã kí với các nước trên thế giới rất nhiều hiệp định tương trợ tư pháp các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào những quy định này để lựa chọn luật áp dụng đối với vụ việc ly hôn theo các nguyên tắc: nguyên tắc luật quốc tịch và nguyên tắc luật nơi cư trú thường trú của hai người. CSPL: Đ127 BLDS 2015. 9. Tất cả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đều làm phát sinh xung đột pháp luật. SAI: Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài gồm quan hệ dân sự làm nảy sinh xung đột pháp luật và quan hệ dân sự không làm nảy sinh xung đôt pháp luật và thực tế chỉ có quan hệ dân sự như hôn nhân, thừa kế ms làm nảy sinh xung đột pháp luật. Còn riêng quan hệ về sở hữu trí tuệ k làm nảy sinh xung đột pháp luật. 10. Khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì pháp luật nước ngoài đó đương nhiên được áp dụng. SAI: Quy phạm xung đột là Quy phạm xung đột luật pháp của nước nào cần phải áp dụng về giải quyết qh pháp luật có yếu tố nước ngoài thông thường khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của nước ngoài thì đương nhiên sẽ áp dụng nhưng trong 1 số trường hợp khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì luật này k áp dụng để giải quyết đó là các th sau: bảo lưu trật tự công cộng trong TPQT, lẩn tránh pháp luật trong TPQT, dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 3. 11. Ở Việt Nam pháp luật quy định luật áp dụng dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi cư trú với thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. SAI: pháp luật quy định trong trường hợp người k quốc tich nếu k xác định được nơi cư trú có nhiều nơi cư trú thì sẽ k áp dụng pháp luật của nước nơi cư trú vào thời 2

điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mà sẽ áp dụng pháp luật của nước nơi người đó có mqh gắn bó nhất. CSPL: K1Đ672 BLDS 2015 12. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hình thức di chúc có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi lập di chúc. SAI: Pháp luật Việt Nam quy định rõ hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập và pháp luật Việt Nam quy định them hình thức di chúc được công nhận tại Việt Nam phải phù hợp với pháp luật của 1 số nước nơi người lập di chúc cư trú,nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản. CSPL: K2Đ681 BLDS 2015 13:Theo quy định của pháp luật Việt Nam việc phân biệt ts là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản. ĐÚNG: Đ677 quy định việc phân biệt tài sản là bất động sản hoặc đs được xác định theo pháp luật của nước nơi mà có tài sản nguyên tắc áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản để giải quyết Xung đột pháp luật về định danh tài sản đã ddcj ghi nhận trong các hệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. 14: Theo quy định pháp luật Việt Nam năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật nước mà người đó có quốc tịch. SAI: Đ674.Thông thường năng lực hành vi dân sự của cá nhân người nước ngoài được xác định theo pháp luật nước mà người đó có quốc tịch nhưng pháp luật Việt Nam quy định trong 1 số trường hợp thì việc xác định nlhv của người nước ngoài theo pháp luật Việt Nam khi người nước ngoài xác lập thực hiện các quan hệ ds Tòa áni Việt Nam.cho nên ở Việt Nam năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài dc xác định theo luật quốc tịch và luật Việt Nam chứ k chỉ có luật người đó mang quốc tịch. 15. Một vụ việc dân sự được giải quyết tại cơ quan tư pháp có thẩm quyền của người nước ngoài sẽ không có giả trị pháp lý nếu vụ việc đó thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam. ĐÚNG: K1Đ440 pháp luật Việt Nam sẽ không công nhận và họ cho thi hành bản án hay quyết định của CQTP có thẩm quyền nước ngoài (Tòa án nước ngoài) tại Việt Nam khi nó là vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam được quy định tại điều 470 BLTTDS. 16. Nếu 2 công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài thì theo Việt Nam quan hệ kết hôn đó là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. SAI: Tùy vào những trường hợp khi 2 công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài đó có hay k yếu tố quan hệ kết hôn nước ngoài vì trường hợp 2 công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài mà tại cơ quan lãnh sự cq ngoại giao của Việt Nam thì đây không phải là quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài. 17: Theo quy định của pháp luật Việt Nam UBnội dung cấp huyện có thẩm quyền đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài ĐÚNG: Đ37 luật hộ tịch 2014 quy định việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài chủ yếu thuộc thẩm quyền của UBnội dung cấp huyện. 18. Quy phạm xung đột là loại quy phạm pháp luật dẫn chiếu theo sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột các cq có thẩm quyền chọn hệ thống pháp luật tối ưu để điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. 3

ĐÚNG: Vì quy phạm xung đột k trực tiếp quy định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh củ thể ntn mà chỉ quy định pháp luật của nước nào cần được áp dụng để đ/c quan hệ đó do vậy quy phạm xung đột là loại qp dẫn chiếu…. 19. Công dân nước ngoài khi kết hôn với công dân Việt Nam chỉ tuân theo pháp luật nước mà họ mang quốc tịch về đăng ký kết hôn. SAI: Đ126 luật hôn nhân và gia đình thông thường công dân nước ngoài + công dân Việt Nam tuân theo pháp luật của nước họ mang quốc tịch về đăng ký kết hôn ngoài ra pháp luật luật Việt Nam còn quy định thêm khi họ kết hôn tại cơ quan nhà nước Việt Nam thì đăng ký kết hôn cũng phải tuân theo pháp luật Hôn nhân & gia đình của Việt Nam. 20. Tồn tại quy phạm xung đột chỉ có phần phạm vi hoặc phần hệ thuộc SAI: Cơ cấu quy phạm xung đột gồm 2 bp phạm vi và hệ thuộc 2 bp này không thể tách rời nhau trong bất kì quy phạm xung đột nào nếu thiếu 1 trong 2 bp thì không thể thành quy phạm xung đột. 21. Khi giải quyết vụ việc có yếu tố nước ngoài tòa án chỉ áp dụng pháp luật của quốc gia mình. SAI: Vì ở Việt Nam khi giải quyết vụ việc dân sự hôn nhân & gia đình, lao động,… có yếu tố nước ngoài về nguyên tắc tòa án Việt Nam sẽ áp dụng luật TTDS để giải quyết tuy nhiên trong quan hệ với các nước đã kí kết hiệp định tư pháp theo đề nghị của bên yêu cầu có thể áp dụng pháp luật của nước kí có cq yêu cầu đối với điều kiện chung chúng không mâu thuẫn với pháp luật Việt Nam.

TPQT - XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT 1. XĐPL là hiện tượng đặc thù của TPQT. Đúng. Vì đối tượng điều chỉnh của TPQT là những quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Do có yếu tố nước ngoài đồng nghĩa sẽ có ít nhất là 2 quốc gia trong quan hệ pháp luật đó. Mà các quốc gia bình đẳng về chủ quyền và từ đó dẫn đến sự bình đẳng giữa các hệ thống pháp luật của các quốc gia trong việc điều chỉnh các quan hệ có liên quan đến các quốc gia. Bên cạnh đó pháp luật các quốc các quốc gia đều cố gắng, trong khả năng có thể bảo vệ quyền lợi cho công dân, pháp nhân, cơ quan, tổ chức của mình, cố gắng áp dụng pháp luật của nước mình. Nên xuất hiện hiện tuợng có hai hay nhiều HTPL có thể được áp dụng. Các HTPL này thường quy định thường quy định khác nhau khi cùng điều chỉnh một quan hệ dân sự cụ thể, vì vậy áp dụng HTPL này có thể dẫn đến một hệ quả pháp lý khác hẳn, có khi là trái ngược với HTPL kia. Từ đó xuất hiện hiện tượng XĐPL mà chỉ có TPQT mới có. 2. XĐPL là hiện tượng xảy ra ở tất cả các lĩnh vực trong TPQT. Đúng. Trả lời tương tự câu 1. Tập trung vào yếu tố nước ngoài + phạm vi điều chỉnh của TPQT. 4

3. Trong pháp luật của 1 quốc gia không bao giờ có hiện tượng XĐPL. Đúng. Vì trong pháp luật quốc gia thì tất cả các văn bản luật hay văn bản dưới luật đều phải tuân theo và dưới sự điều chỉnh của Hiến pháp quốc gia. Nếu có sự xung đột thì cũng không gọi là xung đột pháp luật mà đó là do sự vi phạm về kỹ thuật lập pháp của quốc gia đó dẫn đến sự chồng chéo. Còn XĐPL chỉ có thể xuất hiện khi có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một quan hệ có liên quan (giống câu 1). Vì sự mâu thuẫn này về hình thức và nội dung đều nằm trong sự thống nhất của HTPL quốc gia, là mâu thuẫn không có tính chất đối kháng, bởi các QPPL đó xuất phát từ một điểm chung là ý chí, quyền lực của chính quốc gia đó. 4. Để giải quyết XĐPL, các quốc gia có thể lựa chọn phương pháp xây dựng các quy phạm xung đột để lựa chọn các quy phạm pháp luật của quốc gia khác. Đúng. Vì XĐPL xuất hiện khi có hai hay nhiều HTPL cùng có thể điều chỉnh một quan hệ. (đặc thù của TPQT) Phương pháp xây dựng các quy phạm xung đột thực chất là phương pháp xung đột sử dụng chính các quy phạm xung đột để lựa chọn HTPL thích hợp để điều chỉnh QHDS có YTNN. Cho nên các quốc gia hoàn toàn có thể lựa chọn phương pháp xây dựng các quy phạm xung đột để lựa chọn các quy phạm pháp luật của quốc gia khác. 5. Phương pháp giải quyết XĐPL có phạm vi tương đương với phương pháp điều chỉnh của TPQT. Đúng. phương pháp điều chỉnh của TPQT gồm có phương pháp xung đột, phương pháp thực chất, ngoài ra còn có Tiêu chuẩn hoá pháp luật trong nước, áp dụng tương tự pháp luật, án lệ, lẽ công bằng. Mà thực chất phương pháp giải quyết XĐPL hay phương pháp điều chỉnh TPQT đều là phương pháp để chọn HTPL để áp dụng điều chỉnh cho quan hệ liên quan. Cho nên có thể nói hai phương pháp này có phạm vi tương đương. 6. Trong nội bộ của một quốc gia không thể phát sinh xung đột pháp luật Đúng. 7. Xung đột pháp luật được thừa nhận ở mọi quan hệ có yếu tố nước ngoài. Sai. Dân sự. 8. Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết xung đột pháp luật một cách trực tiếp. Sai. PPXĐ không trực tiế p giải quyế t xung đô ̣t mà chỉ đưa ra nguyên tắ c để lựa cho ̣n HTPL áp du ̣ng giải quyế t.

5

9. Sự tồn tại của quy phạm thực chất trong Điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật Sai. 10. Pháp luật Việt Nam chỉ sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch để điều chỉnh các quan hệ về nhân thân. Sai. Nơi cư trú. 11. Tất cả các quan hệ tài sản trong Tư pháp quốc tế đều được điều chỉnh bởi Luật nơi có tài sản. Sai. Nơi tài sản đươ ̣c chuyế n đế n. K2 Điề u 678 12. Luật lựa chọn chỉ được áp dụng để giải quyết các quan hệ về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng. Sai. Áp du ̣ng cho viê ̣c thực hiêṇ công viê ̣c không có uỷ quyề n. Điề u 686 13. Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật. Sai. Các quy đinh ̣ này phải cùng có thể áp du ̣ng cho mô ̣t vấ n đề , 14. Sự tồn tại của QP thực chất trong Điều ước quốc tế làm mất đi hiện tượng xung đột pháp luật. Đúng. 15. QPXĐ luôn dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Sai. Có hiê ̣n tươ ̣ng dẫn chiế u ngươ ̣c. Và QPXĐ cũng có trường hơ ̣p dẫn chiế u đế n chính pháp luâ ̣t quố c gia đó. 16. QPXĐ một bên luôn dẫn chiếu đến pháp luật của chính nước đó. - Sai - Dẫn chiế u đế n pháp luâ ̣t nước ngoài 17. Phải áp dụng tất cả các hệ thuộc trong việc giải quyết XĐPL Sai. Tuỳ trường hơ ̣p nên áp du ̣ng hê ̣ thuô ̣c nào. 18. Không có hệ thuộc nào là quan trọng nhất trong việc giải quyết XĐPL Quố c tich ̣ quan tro ̣ng nhấ t? 19. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ thì luật đó đương nhiên được áp dụng. Sai. - Lựa cho ̣n đó có đươ ̣c quy đinh ̣ k - Điề u kiêṇ cho ̣n luâ ̣t. TPQT - Thẩ m quyề n 1. Một trong những trường hợp TAVN có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về xác định cha mẹ cho con có YTNN là khi bị đơn có nơi cư trú lâu dài tại VN. 6

Nhận định đúng. Đây là vu ̣ viê ̣c ly hôn cu ̣ thể là yêu cầ u về hôn nhân gia điǹ h cu ̣ thể hơn nữa là yêu cầ u xác đinh ̣ cha me ̣ con có yế u tố nước ngoài theo Điề u 128 Luâ ̣t HNGĐ 2014. Yêu cầ u xác đinh ̣ cha, me ̣ cho con có yế u tố nước ngoài theo Điề u 128 Luâ ̣t HNGĐ 2014 đó là yêu cầ u về hôn nhân gia đình thuô ̣c thẩ m quyề n giải quyế t của Toà án, Khoản 10 Điề u 29 BLTTDS. Theo quy định tại điể m d, khoản 1 Điều 469 BLTTDS thì thẩm quyền chung của TAVN được xác định khi bị đơn là cá nhân có “có nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam”. BLTTDS không quy định chi tiết bị đơn là cá nhân phải có đủ các điều kiện trên để xác định TAVN có thẩm quyền giải quyết hay không nên có thể suy ra chỉ cần có 1 trong các điều kiện là đủ để TAVN có thẩm quyền. 2. Tranh chấp vận chuyển hành khách bằng máy bay có YTNN mà bên vân chuyển không có trụ sở tại VN không thuộc thẩm quyền của TAVN. Nhận định sai. Vì nếu công việc vận chuyển khách hàng bằng máy bay có YTNN của bên vận chuyển được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam hoặc không thực hiện tại Việt Nam nhưng có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam thì TAVN hoàn toàn có thẩm quyền đưa ra xét xử giải quyết. Hoặc nếu như giữa các bên tranh chấp chọn TAVN để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hay điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các bên đồ ng ý lựa cho ̣n Toà án Viê ̣t Nam. CSPL: Điểm đ, e khoản 2 Điều 469, Điểm c khoản 1 Điều 470. 3. Quy tắc “nơi có tài sản” là quy tắc duy nhất trong việc xác định thẩm quyền của TAVN đối với tranh chấp về tài sản có YTNN. Nhận định sai. Trong trường hợp để lại di sản thừa kế, quy tắc “quốc tịch” của người để lại di sản kết hợp với quy tắc “nơi có tài sản” để xác định thẩm quyền có hay không của TAVN đối với tranh chấp về tài sản có YTNN. 4. Toà án nước nào giải quyết vụ việc dân sự có YTNN thì pháp luật tố tụng của nước đó được áp dụng trừ trường hợp ĐƯQT có liên quan mà quốc gia là thành viên có quy định khác. Nhâ ̣n đinh ̣ sai. Khi giải quyế t các vu ̣ viê ̣c dân sự theo nghiã rô ̣ng có yế u tố nước ngoài, về mă ̣t tố tu ̣ng, toà án có thẩ m quyề n chỉ áp du ̣ng luâ ̣t tố tu ̣ng của nước mình. Đây là quan điể m đươ ̣c tấ t cả các quố c gia trên thế giới thừa nhâ ̣n. Nguyên do: Thứ nhấ t, Luâ ̣t tố tu ̣ng là luâ ̣t mang tính chấ t luâ ̣t công - liên quan đến lợi ích của nhà nước và lợi ích công cộng. nghiã là quố c gia thể hiêṇ ý chí chủ quyề n và đô ̣c lâ ̣p trong viê ̣c áp du ̣ng pháp luâ ̣t này không có mô ̣t lý do gì mà la ̣i sử du ̣ng luâ ̣t tố tu ̣ng của nước khác. Thứ hai, Luâ ̣t tố tu ̣ng là luâ ̣t hình thức, mà pháp luâ ̣t mà mỗi quố c gia la ̣i có quy đinh ̣ những trình tự thủ tu ̣c riêng biê ̣t (do khác nhau về vi ̣trí điạ lý, kinh tế , chính 7

tri,̣ văn hoá,…) cho nên các quố c gia sẽ theo hướng sử du ̣ng luâ ̣t tố tu ̣ng nước mình để thuâ ̣n tiê ̣n cho viê ̣c xử lý tranh chấ p. 5. Khi các bên chọn TA nước nào giải quyết vụ việc thì những quy phạm thực chất của pháp luật nước đó sẽ được áp dụng. Nhâ ̣n đinh ̣ sai. Khi các bên đã cho ̣n đươ ̣c Toà án nước nào giải quyế t vu ̣ viê ̣c rồ i thì bước tiế p theo là Toà án đó sẽ có nhiê ̣m vu ̣ lựa cho ̣n hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t nước nào đươ ̣c áp du ̣ng, để cho ̣n hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t giải quyế t thì Toà án nước đó chỉ có thể áp du ̣ng là quy pha ̣m xung đô ̣t dẫn chiế u đế n quy pha ̣m thực chấ t của hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t khác. 6. Khi các bên chọn luật của nước nào điều chỉnh nội dung hợp đồng thì TA nước đó có thẩm quyền đối với tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Nhâ ̣n đinh ̣ sai. Về nguyên tắ c thì các bên trong quan hê ̣ hơ ̣p đồ ng đươ ̣c thoả thuâ ̣n pháp luâ ̣t áp du ̣ng đố i với hơ ̣p đồ ng nhưng điề u này không đồ ng nghiã với viêc̣ Toà án nước mà có hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t áp du ̣ng đố i với hơ ̣p đồ ng đó có thẩ m quyề n giải quyế t tranh chấ p phát sinh từ hơ ̣p đồ ng. (khoản 1 Điề u 683 BLDS). Điể m sai thứ nhấ t, Toà án nước giải quyế t tranh chấ p phát sinh từ hơ ̣p đồ ng là do mô ̣t trong các bên khởi kiê ̣n. Lý luâ ̣n và thực tiễn TPQT cho thấ y, khi mô ̣t tranh chấ p dân sự có yế u tố nước ngoài phát sinh thì toà án của hai hay nhiề u nước khác nhau có liên quan đế n tranh chấ p đó đề u có thể giải quyế t. (nguyên do là sự bình đẳ ng chủ quyề n giữa các quố c gia, nguyên tắ c bảo hô ̣ công dân). Điể m sai thứ hai, Toà án của nước mà có hê ̣ thố ng pháp luâ ̣t áp du ̣ng đố i với hơ ̣p đồ ng đó chưa chắ c đã có thẩ m quyề n giải quyế t tranh chấ p phát sinh từ hơ ̣p đồ ng nêu trên. Bởi vì, khi có đơn khởi kiê ̣n đươ ̣c trình lên thì vấ n đề đầ u tiên là phải xác đinh ̣ xem vu ̣ viê ̣c đó có thuô ̣c thẩ m quyề n của Toà án quố c gia đó hay không? Viêc̣ xác đinh ̣ thẩ m quyề n xét xử của Toà án quố c gia phải dựa vào các căn cứ xác đinh ̣ thẩ m quyề n xét xử đươ ̣c quy đinh trong ca c ĐƯQT hoă trong pha p luâ quố c gia. ̣ ̣c ̣t ́ ́ 7. Một trong những trường hợp TAND Tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với vụ việc dân sự có YTNN là khi trong quá trình giải quyết có liên quan đến hoạt động ủy thác tư pháp ở nước ngoài. Nhận định đúng. Tranh chấp mà cần phải uỷ thác tư pháp cho Toà án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của TAND Tỉnh. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 35 và điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS. 8. Một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là vụ việc có các bên đương sự là cá nhân, tổ chức nước ngoài. Nhận định sai. Tại điể m a khoản 2 Điều 464 BLTTDS có quy định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong đó có trường hợp quy định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan tổ chức nước ngoài. Vậy nên không nhất thiết các bên bên đương sự là cá nhân, tổ chức nước ngoài 8

Ngoài ra còn có các trường hơ ̣p khác cũng là vu ̣ viê ̣c dân sự có yế u tố nước ngoài như: Các bên tham gia đề u là công dân, cơ quan tổ chức Viê ̣t Nam nhưng viêc̣ xác lâ ̣p, thay đổ i, thực hiê ̣n hoă ̣c chấ m dứt quan hê ̣ đó xảy ra ở nước ngoài (điể m b khoản 2 Điề u 464 BLTTDS); Các bên tham gia đề u là công dân, cơ quan, tổ chức Viê ̣t Nam nhưng đố i tươ ̣ng của quan hê ̣ dân sự đó ở nước ngoài (điể m c khoản 2 Điề u 464 BLTTDS). Cơ sở pháp lý: Điều 464 BLTTDS 9. Khi nguyên đơn và bị đơn là cá nhân, tổ chức Việt Nam thì vụ việc dân sự không thể là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhận định sai. Khi các nguyên đơn và bị đơn là cá nhân, tổ chức Việt Nam thì vụ việc dân sự vẫn có thể là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu như: (1) viê ̣c xác lâ ̣p, thay đổ i, thực hiêṇ hoă ̣c chấ m dứt quan hê ̣ đó xả ra ở nước ngoài; (2) đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài. CSPL: Điểm b, c khoản 2 điều 464 BLTTDS 2015. 10. Khi các bên khởi kiện tại tòa án Việt Nam liên quan đến tài sản ở Việt Nam thì không thể vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhận định sai. Nếu các bên khởi kiện có đủ yếu tố quy định tại khoản 2 Điề u 464 BLTTDS và liên quan đến tài sản ở Việt Nam thì đây vẫn là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án Việt Nam (điểm c khoản 1 Điề u 469 và điểm a khoản 1 Điề u 470 BLTTDS 2015) 11. Khi các bên chọn tòa án Việt Nam đồng nghĩa với chọn luật Việt Nam điều chỉnh cho quan hệ. Nhận định sai Việc các đương sự chọn thẩm quyền giải quyết khác biệt với việc chọn luật áp dụng. 12. Khi các bên chọn tòa án Việt Nam đồng nghĩa với chọn luật tố tụng dân sự Việt Nam điều chỉnh cho vụ việc. Nhận định trên sai. Tòa án có thẩm quyền giải quyết nhưng không đồng nghĩa với luật nội dung luật của nước đó sẽ được áp dụng. Mà còn phải xem xét đến điều ước quốc tế, sự lựa chọn luật của các bên (nếu điều ước quốc tế không có quy định và các bên có đủ điều kiện chọn), thì sau đó mới sử dụng tới luật của nước nơi có tòa án có thẩm quyền. Vd: Án lệ Forgo của Pháp. 13. Xung đột thẩm quyền luôn phải được giải quyết trước xung đột pháp luật. Nhận định sai. Có mô ̣t trường hơ ̣p ngoa ̣i lê ̣ là Điều 4.2 hiệp định tương trợ tư pháp Việt –Nga xung đột pháp luật giải quyết trước. Để giải quyết xung đột về thẩm quyền thì phải xác định đó là động sản hoặc bất động sản dựa vào hệ thuộc luật nơi có tài sản trước. 9

14. Khi các bên lựa chọn tòa án Việt Nam để giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài thì sẽ làm phát sinh thẩm quyền của tòa án Việt Nam. Nhận định sai. Phải xác định là tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ án đó hay không. 15. Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ được xác định theo pháp luật Việt Nam. Nhận định trên sai. Có thể được xác định theo quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vd: Hiệp định tương trợ tư pháp Việt-Trung,… 16. Hãy liệt kê 05 nguyên tắc thường được áp dụng để xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia trong tư pháp quốc tế. 5 nguyên tắc thường áp dụng để xác định thẩm quyền của Tòa án quốc gia trong tư pháp quốc tế là: + Nguyên tắc quốc tịch: đương sự mang quốc tịch của quốc gia nào thì tòa án của quốc gia đó có thẩm quyền giải quyết xuất phát từ quyền tài phán đương nhiên của quốc gia đối với công dân của mình. Nếu đương sự không có quốc tịch không áp dụng Nếu đương sự có nhiều quốc tịch thì tất cả các tòa án có quốc tịch đều có thẩm quyền xác định theo nơi đương sự khởi kiện được áp dụng phổ biến trên thế giới, nhằm xác định thẩm quyền của tòa án trong các vụ việc có yếu tố nước ngoài là nguyên tắc riêng đặc thù của tư pháp quốc tế thường được áp dụng nhằm xác định thẩm quyền của tòa án trong các vụ việc liên quan đến các dấu hiệu nhân thân. Ví dụ: xác định cha mẹ cho con. + Nguyên tắc nơi cư trú: đương sự cư trú ở đâu thì tòa án ở đó có thẩm quyền giải quyết. Chú ý chủ yếu là xác định theo nơi cư trú của bị đơn, cũng được áp dụng phổ biến trong pháp luật trong nước nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi quá trình tố tụng cũng như khả năng thi hành của bản án. Tuy nhiên trong 1 số trường hợp cá biệt, có thể áp dụng dấu hiệu nơi cư trú của nguyên đơn khi bảo vệ khẩn cấp quyền lợi của nguyên đơn. Ví du: xác định cha mẹ cho con Qui tắc nơi cư trú chung cũng có thể được áp dụng Chú ý phải là nơi cư trú ổn định, hợp pháp và có đầy đủ cơ sở để xác minh Nếu đương sự không có nơi cư trú thì không thể áp dụng được. Nếu có nhiều nơi cư trú thì xác định theo nơi nguyên đơn khởi kiện. + Nguyên tắc nơi có tài sản: dựa trên dấu hiệu nơi tài sản đang tranh chấp tồn tại ( thường là bất động sản ). Áp dụng cho các vụ việc liên quan đến tài sản : tranh chấp về tàisản trong thừa kế, trong hôn nhân, trong ly hôn .v.v. 10

Tài sản này phải là đối tượng của tranh chấp ( không phải là tài sản riêng của mỗi bên ). + Nguyên tắc nơi hiện diện của bị đơn hay nơi có tài sản của bị đơn: xác định thẩm quyền xét xử của tòa án theo nơi hiện diện của bị đơn tại thời điểm phát sinh quan hệ tố tụng. Chú ý dấu hiện nơi hiện diện của bị đơn thường không trùng với dấu hiệu nơi cư trú Cách thức xác định thẩm quyền xét xử của tòa án theo nơi bị đơn có toàn bộ hay phần lớn tài sản đảm bảo cho việc thực hiện quá trình tố tụng và việc thi hành án. Chú ý tài sản này không đương nhiên là tài sản đang bị tranh chấp phải đạt được mức độ giá trị nào đó so với nội dung tranh chấp thì mới đủ cơ sở để xác lập thẩm quyền xét xử thường là bất động sản. + Nguyên tắc về mối quan hệ mật thiết: xác định thẩm quyền xét xử của tòa án theo mối liên hệ mật thiết giữa các bên đương sự với quốc gia có tòa án giải quyết hay giữa nội dung vụ việc với quốc gia có tòa án giải quyết. Dấu hiệu này có thể được sử dụng 1 cách độc lập để xác định thẩm quyền xét xử của tòa án, nhưng cũng có thể sử dụng như là dấu hiệu bổ sung cho các dấu hiệu khác. + Nguyên tắc nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại + Nguyên tắc nơi thực hiện nghĩa vụ 17. Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ được xác định theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và Bộ luật Tố tụng dân và các văn bản có liên quan. Nhận định đúng. Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điề u 2 BLTTDS. Việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. 18. Thẩm quyền riêng biệt của tòa án Việt Nam đồng nghĩa với việc chỉ có tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền và tòa án nước ngoài không thể có thẩm quyền? Nhận định sai. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam là việc chỉ Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết một số quan hệ dân sự có yêu tố nước ngoài và trong trường hợp này nếu tòa án nước ngoài thụ lý thì bản án quyết định của họ sẽ không được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam. 19. Yếu tố nước ngoài trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và trong vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là giống nhau. Nhận định sai. 11

Vì đối tượng của vụ việc dân sự điều chỉnh ở phạm vi rộng hơn so với đối tượng của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Cụ thể đó là theo quy định tại Điều 464 DLTTDS 2015 đối tượng bao gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức còn theo quy định tại Điều 663 DLDS 2015 thì gồm cá nhân , cơ quan, pháp nhân. Trong đó, tổ chức bao gồm pháp nhân và tổ chức không phải là pháp nhân. 20. Thẩm quyền của tòa án Việt Nam chỉ phát sinh đối với các vụ việc có liên quan đến hợp đồng dân sự có yếu tố nước ngoài khi việc thực hiện toàn bộ hoặc một phần hợp đồng đó xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam. Nhận định sai CSPL: Điểm e khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015. Nếu vụ việc liên quan đến hợp đồng dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam thì vẫn thuộc thẩm quyền giả quyết của Tòa án Việt Nam. 21. Lựa chọn luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng cũng đồng nghĩa với việc xác định cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án của nước có pháp luật được lựa chọn? Nhận định Sai Khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được khởi kiện tại Tòa án của một quốc gia thì vấn đề đầu tiên là tòa án phải xác định xem có thẩm quyền thụ lý giải quyết không. Việc xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể về nguyên tắc được thực hiện thông qua 2 bước cơ bản. Thứ nhất, xác định tòa án quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó. Thứ hai, xác định tòa án cụ thể nào của quốc gia có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó Như vậy nếu xác định được tòa án có thẩm quyền thụ lý giải quyết thì mới tiến hành chọn luật để áp dụng. Luật áp dụng có thể không phải là luật của nơi có TA được xác định là có thẩm quyền giải quyết. 22. Thẩm quyền của tòa án Việt Nam chỉ có thể phát sinh theo pháp luật Việt Nam? Nhận định Sai Vì vấn đề thẩm quyền của Tòa án liên quan đến quyền tự chủ quốc gia nên mỗi nước tự xây dựng cho mình một hệ thống các tiêu chí, hệ thống các dấu hiệu để xác định những trường hợp nào tòa án của họ sẽ có thẩm quyền và những trường hợp nào tòa án của họ sẽ không có thẩm quyền. Do đó thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật Việt Nam Với thực tế trên, Tòa án Việt Nam và nước ngoài hoàn toàn có thể cùng có thẩm quyền để giải quyết một vụ việc. Nhằm tránh những hệ quả pháp lý do có sự khác biệt giữa các quốc gia và để thống nhất vấn đề thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, nước ta đã cố gắng xây dựng với một số nước khác những quy định chung cho vấn đề thẩm quyền trong các điều ước quốc tế. Như vậy thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài còn được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam chính là thành viên.

12

23. Pháp luật Việt Nam không cho phép các bên lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp? Nhận định Sai Pháp luật Việt Nam cho phép các bên lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp nếu TA mà các bên lựa chọn không có thẩm quyền thì TA đó sẽ chuyển tranh chấp đến TA khác có thẩm quyền thụ lý. Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điề u 664 BLDS. 24. Tòa án của quốc gia nào có thẩm quyền đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đồng nghĩa với việc tòa án đó được áp dụng pháp luật quốc gia mình để giải quyết cho vụ việc. Nhận định sai Trong một số trường hợp, pháp luật Việt Nam cho rằng Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt nên khi Tòa án nước ngoài giải quyết thì quyết định của họ sẽ không được thừa nhận và thi hành ở Việt Nam. Và theo pháp luật Việt Nam, với một số điều kiện các bên có thể thỏa thuận chọn tòa án nước ngoài để giải quyết tranh chấp. Nhưng đối với những trường hợp mà Tòa án có thẩm quyển giải quyết riêng biệt thì thỏa thuận không có giá trị pháp lý. 25. Tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhận định sai. Vì tố tụng dân sự khi áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự trong nước sẽ áp dụng pháp luật của quốc gia. Tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài là một ngành luật công nên khi áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cũng sẽ áp dụng chính pháp luật của quốc gia. Như vậy tố tụng dân sự để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không đặc biệt, nó cũng áp dụng thủ tục của pháp luật tố tụng dân sự của quốc gia giống như thủ tục tố tụng dân sự để giải quyết vụ việc dân sự trong nước. 26. Chỉ tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Nhận định đúng Cơ sở pháp lý: Khoản 3, Điều 35 BLTTDS 2015; điểm c, Khoản 1, Điều 37 BLTTDS 2015 Theo Khoản 3, Điều 35 BLTTDS 2015 thì những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, về kinh doanh, thương mại, về lao động và các yêu cầu dân sự mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Theo điểm c, Khoản 1, Điều 37 BLTTDS 2015 quy định Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của BLTTDS.

13

Như vậy, Chỉ có tòa án nhân dân cấp tỉnh mới có thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. 27. Tất cả tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì tòa án Việt Nam đều có thẩm quyền. Nhận định sai Cơ sở pháp lý: điểm e, Khoản 1, Điều 469 BLTTDS 2015 Theo điểm e, Khoản 1, Điều 469 BLTTDS 2015 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam. Như vậy, không nhất thiết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài đó phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thì tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết. 28. Tất cả các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đều thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp tỉnh. Nhận định sai CSPL: khoản 4 Điều 35 BLTTDS. Giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện. 29. Tòa án nhân dân cấp huyện cũng có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Nhận định đúng. CSPL: khoản 4 Điều 35 BLTTDS Nếu các vụ việc này liên quan đến: giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện. 30. Các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài có thể được giải quyết tại tòa án quốc tế hoặc tòa án quốc gia. Nhận định sai. Các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài không được giải quyết tại tòa án quốc tế vì tòa án quốc tế chỉ giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia do quốc gia có chủ quyền của họ cũng như quyền miễn trừ tư pháp. Còn tại tòa án quốc gia, các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được xét xử nếu pháp luật về tố tụng của quốc gia đó có qui định. Ví dụ: Pháp luật Việt Nam về tố tụng cho phép tòa án quốc gia có thẩm quyền chung trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, qui định tại Điều 469 BLTTDS. Còn thẩm quyền riêng của tòa án Việt Nam qui định tại Điều 470 BLTTDS. 14

31. Tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền khi một bên đương sự là quốc gia? Nhận định sai CSPL: khoản 4 Điều 2 BLTTDS Khoản 4 Điều 2[1] qui định về các chủ thể không phải là đối tượng áp dụng của Bộ luật TTDS. Như vậy, khi đương sự là quốc gia, nếu quốc gia đó từ bỏ quyền miễn trừ của mình khi bị khởi kiện trong các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và các vụ việc này thuộc thẩm quyền của tòa án Việt Nam theo Điều 469, 470 Bộ luật này thì tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết. 32. Trong mọi trường hợp, tòa án của một quốc gia sẽ thụ lý vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu nguyên đơn là một quốc gia khác. Nhận định sai Trong trường hợp nguyên đơn là một quốc gia khác, mà bị đơn: - Không là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại VN. - Không là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại VN, hoặc không là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan tổ chức đó tại VN. - Không có tài sản trên lãnh thổ VN. - Trong vụ việc ly hôn, bị đơn không là công dân VN hoặc không là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại VN. - Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó không xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản không nằm trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc không được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam. - Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam và không có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc không có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam. CSPL: Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 33. Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ được xác định bằng Chương 35 của Bộ luật Tố tụng dân sự? Nhận định sai Thẩm quyền của tòa án Việt Nam đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài chỉ được xác định bằng Chương 38 của Bộ luật Tố tụng dân sự, mà cụ thể là Điều 469 BLTTDS 2015. 34. Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền nếu cả hai bên đều là người nước ngoài trong vụ án ly hôn? Nhận định sai Nếu các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam thì Tòa án VN vẫn có thẩm quyền giải quyết. CSPL: điểm d Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015. 15

35. Nếu bị đơn là người nước ngoài không có tài sản tại Việt Nam thì tòa án Việt Nam sẽ không có thẩm quyền? Nhận định sai Nếu bị đơn là người nước ngoài không có tài sản tại Việt Nam nhưng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở VN hoặc thực hiện các giao dịch dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì Tòa án vẫn có thẩm quyền giải quyết. CSPL: điểm a, đ Khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015. VD: A (công dân VN) kiện D (công dân Anh) để đòi tiền thuê nhà. TPQT - CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA TÒA ÁN NƯỚC NGOÀI, QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI Phần 1: Lý thuyết 1. Trình bày nguyên tắc công nhận và cho thi hành Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam - Thứ nhất, dựa trên cơ sở Điều ước quốc tế : Theo nguyên tắc này, các cơ quan có thẩm quyền Vn khi thụ lý đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN phải xem xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN có xuất phát tư nước mà Vn ký kết về vấn đề này hay không. Đây là điều kiện đầu tiên để các cơ quan có thẩm quyền vn xem xét công nhận hay từ chối công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN. - Thứ hai, dựa trên nguyên tắc “có đi có lại”: bản án, quyết định dân sự của TANN, quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được TAVN xem xét công nhận và cho thi hành tại VN trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Vn và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó - Thứ ba, bản án, quyết định dân sự của TANN được pháp luật vn công nhận và cho thi hành. Theo đó, các bản án, quyết định dân sự của TANN muốn được TAVN xem xét công nhận và cho thi hành phải là những bản án, quyết định được pháp luật việt nam quy định công nhận và thi hành - Thứ tư, bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại VN và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà việt nam ký kết hoặc gia nhập . Đây là nguyên tắc tôn tro ̣ng các cam kết quốc tế mà vn đã tham gia. Nội dung của nguyên tắc thể hiện sự thừa nhận của vn đối với các bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại VN. - Thứ năm: TAVN chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN không có yêu cầu thi hành tại VN khi có đơn yêu cầu không công nhận . Nguyên tắc này nhằm đảm bảo tính khách quan, công bằng lợi ích của các bên liên quan đến bản án, quyết định dân sự của TANN. Nội dung của nguyên tắc tạo cơ sở pháp lý cho bên có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN có quyền 16

yêu cầu TAVN tiến hành xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của TANN. - Thứ sáu: Bản án, quyết định dân sự của TANN chỉ được thi hành tại VN sau khi được tòa án VN công nhận và cho thi hành. Điều này xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, phán quyết của TANN không thể đương nhiên có hiệu lực trên lãnh thổ nước khác, do vậy, bản án, quyết định dân sự của TANN chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được TAVN xem xét công nhận và cho thi hành. 2. Phân tích điều kiện công nhận và cho thi hành Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam - Có ĐƯQT mà VN là thành viên/Không là thành viên thì dựa trên cơ sở nguyên tắ c có đi có la ̣i. 3. Trình bày nguyên tắc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 4. Phân tích điều kiện công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam 5. Hãy nêu bản chất của hoạt động công nhận và cho thi hành bản án quyết định dân sự của tòa án nước ngoài, quyết định của trọng tài nước ngoài. Phần 2: Nhận định đúng sai. 1. Tất cả các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài chỉ được công nhận tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận - Sai. - Trường hơ ̣p đương nhiên đươ ̣c công nhâ ̣n ta ̣i VN. Điề u 431 - Không có yêu cầ u thi hành ta ̣i Viê ̣t Nam, không có yêu cầ u không công nhâ ̣n, đươ ̣c quy đinh ̣ ta ̣i ĐƯQT VN là thành viên. 2. Theo pháp luật Việt Nam, quyết định của trọng tài nước ngoài phải là quyết định được tuyên ngoài lãnh thổ Việt Nam - Sai. - Tro ̣ng tài 3. Việc xác định khái niệm bản án của Tòa án nước ngoài phải dựa vào pháp luật của nước nơi có Tòa án đã tuyên bản án đó. 4. Tất cả các quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành. - Sai. - Quyết định của trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành phát quyế t của tro ̣ng tài có hiêụ lực pháp luâ ̣t. - K3 427 5. Trong việc xem xét công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, tòa án nước sở tại phải xét xử lại nội dung của vụ việc đó. 17

- Sai. - Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN là hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia thừa nhận giá trị pháp lý của bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của một quốc gia khác và làm cho nó có hiệu lực thi hành trên thực tế tại lãnh thổ quốc gia đó 6. Quyết định của trọng tài của nước Thành viên Công ước NY sẽ luôn được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam. - Sai. - Nế u viê ̣c công nhâ ̣n và cho thi hành quyế t trái với trâ ̣t tự nước VN thì viê ̣c CN CTH có thể bi ̣từ chố i - Điề u 5 NY 7. Những đơn yêu cầu công nhận tại Việt Nam mà không cần thi hành thì sẽ được toà án Việt Nam công nhận. - Sai. - Đươ ̣c nhiên đươ ̣c công nhâ ̣n: (1) không có yêu cầ u thi hành ta ̣i VN (2) không có đơn yêu cầ u không công nhâ ̣n ta ̣i VN (3) ĐƯQT VN là thành viên có quy đinh. ̣ - Điề u 431 8. Chỉ những bản án, phán quyết của các quốc gia tham gia các điều ước quốc tế với Việt Nam thì mới được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành. - Sai. - Nguyên tắ c có qua có la ̣i nế u không là thành viên. 9. Đối với bản án không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận theo pháp luật Việt Nam. - Sai. Câu 8 10. Mọi bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài chỉ được công nhận tại Việt Nam sau khi thực hiện thủ tục công nhận. - Mọi bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài chỉ được công nhận tại Việt Nam sau khi thực hiện thủ tục công nhận và cho thi hành. 11. Quyết định trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. - Sai. - Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động 12. Quyết định trọng tài được tuyên tại nước là thành viên của Công ước New York thì đương nhiên được công nhận và thi hành tại các nước thành viên Công ước New York. - Sai. 18

13. Quyết định trọng tài của nước là thành viên Công ước New York không vi phạm Điều 5 Công ước thì đương nhiên được công nhận và thi hành tại Việt Nam. - Đươ ̣c đương nhiên công nhâ ̣n phải đảm bảo đc các điề u kiêṇ nữa - 431 BLTTDS. 14. Chỉ có người yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mới được nộp đơn yêu cầu thi hành án. - Sai. - Người đa ̣i diêṇ hơp pháp - 425 BLTTDS. Phần 3: Bài tập Công dân A (quốc tịch VN) Công dân B (quốc tịch Úc) Hai người cùng cư trú, sinh sống lâu dài tại Việt Nam Năm 2005, A và B kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Tháng 3/ 2009, A và B phát sinh mâu thuẫn và trong một lần về nước thăm gia đình B đã gửi đơn yêu cầu Tòa án Úc giải quyết ly hôn. Tòa án Úc đã thụ lý, giải quyết và ra bản án cho A và B ly hôn. a. Theo anh (chị) bản án của Tòa án Úc có thể được công nhận tại Việt Nam không? - Không - Vì đây thuô ̣c thẩ m quyề n riêng biê ̣t của TAVN. - Điể m c khoản 1 Điề u 470 BLTTDS. b. Giả sử, A và B ly thân, B trở về Úc sinh sống, tháng 2/ 2009, A đã yêu cầu Tòa án Việt Nam giải quyết ly hôn. Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết. đến tháng 4/ 2009 B yêu cầu tòa án Việt Nam công nhận Bản án ly hôn của Tòa án Úc. - TAVN đã thu ̣ lý và đang giải quyế t thì tiế p tu ̣c giải quyế t. - TAVN sẽ không công nhâ ̣n bản án lý hôn của TA úc với cơ sở viê ̣n dẫn như câu a. Chương 1: Khái niệm về tư pháp quốc tế và nguồn của tư pháp quốc tế. Câu 1: Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế 1. Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế Là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (theo nghĩa rộng là bao gồm cả tố tụng dân sự). Bao gồm các quan hệ: hôn nhân gia đình, thừa kế, lao động, về hợp đồng kinh tế ngoại thương… 19

Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ dể xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài; phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài (Điều 663 BLDS). Về yếu tố nước ngoài: • Chủ thể: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài, hoặc người VN định cư ở nước ngoài; •

Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài: VD: DS thừa kế ở nước ngoài;

Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài: VD: Kết hôn ở nước ngoài. •

2. Phương pháp điều chỉnh: TPQT là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài. Phương pháp điều chỉnh là tổng hợp các biện pháp cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động lên các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng)có yếu tố nước ngoài làm cho các quan hệ này phát triển theo hướng có lợi cho giai cấp thống trị trong xã hội. Có hai phương pháp điều chỉnh của TPQT: Phương pháp thực chất: là phương pháp sử dụng các quy phạm pháp luật thực chất để điều chỉnh quan hệ TPQT. •

o Quy phạm thực chất là quy phạm định sẵn các quyền, nghĩa vụ, biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia quan hệ TPQT xảy ra, nếu có sẵn quy phạm thực chất để áp dụng thì các đương sự cũng như cơ quan có thẩm quyền căn cứ ngay vào quy phạm để xác định được vấn đề mà họ đang quan tâm mà không cần phải thông qua một khâu trung gian nào. o Trong thực tiễn việc điều chỉnh các quan hệ TPQT được áp dụng bởi các quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm thực chất được xay dựng bằng cách các quốc gia kí kết, tham gia các ĐƯQT hoặc chấp nhận và sử dụng tập quán quốc tế. o Tính ưu việt: làm cho mối quan hệ tư pháp quốc tế được điều chỉnh nhanh chóng, các vấn đề cần quan tâm được xác định ngay, các chủ thể của quan hẹ đó và các cơ quan có thẩm quyền khi gây tranh chấp sẽ tiết kiệm được thời gian tránh được việc tìm hiểu pháp luật nước ngoài là một vấn đề phức tạp. o Hạn chế: số lượng ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh quan hệ TPQT. • Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột) là phương pháp sử dụng quy phạm xung đột nhằm xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ TPQT cụ thể.

o Quy phạm xung đột: không quy định sẵn các quyền, nghĩa vụ các biện pháp chế tài đối với các chủ thể tham gia TPQT mà nó chỉ có vai trò xác định hệ thống pháp luật nước nào sẽ được áp dụng. o Quy phạm xung đột được xây dựng bằng cách các quốc gia tự ban hành hệ thống pháp luật của nước mình (gọi là quy phạm xung đột trong nước) ngoài ra nó còn được xây dựng bằng cách các quốc gia kí kết các ĐƯQT (quy phạm xung đột thống nhất). 20

o Phương pháp điều chỉnh gián tiếp là đặc trưng cơ bản của TPQT vì: • Chỉ có tư pháp quốc tế mới sử dụng phương pháp này, các ngày luật khác không áp dụng phương pháp điều chỉnh gián tiếp: luật hình sự, luật dân sự khi điều chỉnh cấc quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của nó sẽ áp dụng các QPPL trong BLHS, BLDS mà không phải xác định xem luật của nước nào khác sẽ được áp dụng.

Trong thực tiễn TPQT số lượng các quy phạm thực chất ít không đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các quan hệ TPQT phát sinh ngày càng đa dạng trong khi đó quy phạm xung đột được xây dựng một cách đơn giản hơn nên có số lượng nhiều hơn. Do có nhiều quy phạm xung đột nên đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ TPQT. •

Câu 2. Nguồn cơ bản của TPQT Nguồn của TPQT là các hình thức chứa đựng và thể hiện quy phạm của TPQT. Hiện nay nguồn của TPQT gồm các loại sau đây: - Luật pháp của mỗi quốc gia: o Do mối nước có điều kiện riêng về chính trị, kinh tế, xã hội..do vậy để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ TPQT mỗi quốc gia đã tự ban hành trong hệ thống pháp luật của nước mình các quy phạm xung đột trong nước. o VN: hiến pháp 1992 là nguồn quan trọng nhất của TPQT, ngoài ra còn trong bộ luật khác như: BLDS 2005 Phần VII, luật HN GD 2000, luật đầu tư 2005… - Điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của TPQT ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực: các ĐƯQT về thương mại, hàng hải quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự, gia đình và hình sự.. o VN: trước tiên phải kể đến các hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp mà cho tới nay nước ta đã kí với hàng loạt các nước: nga vào năm 1998; séc và slovakia 1982, Cu ba 1984; Hungari 1985… Ngoài ra nước ta còn kí rất nhiều các ĐƯQT song phương cũng như đa phương: Công ước Pari 1983 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ( 1981); 1995 gia nhập Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành các quyết định của trọng tài thương mại… - Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một các có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận đông đảo của các quốc gia. VD: tập hợp các tập quan thương mại quốc tế khác nhau trong đó quy định các điều kiện mua bán, bảo hiểm, cước vận tải, trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng : INCOTERMS 2000 - Án lệ: Các bản án hoặc quyết định của tòa án mà trong đó thể hiện các quan điểm của thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai. o Ở Anh - Mỹ thì thực tiễn tòa án là nguồn của cơ bản của pháp luật. o Ở VN thì án lệ không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của PL nói chung và là nguồn của TPQT nói riêng. Về trình tự thủ tục áp dụng các loại nguồn của TPQT được đề cập tại Điều 665 667 BLDS: CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT Câu 3. Xung đột pháp luật là gì, cho ví dụ minh họa. 21

Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý trong đó hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia vào điều chỉnh một quan hệ tư pháp quốc tế mà nội dung điều chỉnh trong mỗi hệ thống pháp luật sự khác nhau. Nguyên nhân: do mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau. Mỗi nước có các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế – xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử… Ví dụ: Một nam công dân Việt Nam muốn kết hôn với một nu công dân Anh. Lúc này, những vấn đề cần giải quyết là luật pháp nước nào sẽ điều chỉnh quan hệ hôn nhân này hay nói chính xác hơn là họ sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn theo luật nước nào. Câu trả lời là hoặc luật của Anh hoặc luật của Việt Nam. Giả sử, hai công dân này đều thỏa mãn các điều kiện về kết hôn của pháp luật Anh và Việt Nam, lúc đó, vấn đề chọn luật nước nào không còn quan trọng. Bởi vì, luật nào thì họ cũng được phép kết hôn. Nhưng, nếu nam công dân Việt Nam mới chỉ 19 tuổi, nu công dân Anh 17 tuổi thì theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam, cả hai đều chưa đủ độ tuổi kết hôn (Điều 9, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn với nam - 20 tuổi, nữ – 18 tuổi). Trong khi đó, luật hôn nhân của Anh thì quy định độ tuổi được phép kết hôn đối với nam và nữ là 16 tuổi. Như vậy, đều về độ tuổi được phép kết hôn nhưng pháp luật của cả hai quốc gia đều hiểu không giống nhau. Đấy chính là xung đột pháp luật. Phạm vi của xung đột pháp luật: xung đột pháp luật chỉ xảy ra trong các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Còn trong các lĩnh vực quan hệ pháp luật khác như HS, HC… không xảy ra xung đột pháp luật bởi vì: - Luật HS, HC mang tính hiệu lực lãnh thổ rất nghiêm ngặt(quyền tài phán công có tính lãnh thổ chặt chẽ). - Luật HS, HC không bao giờ có các QPXĐ và tất nhiên cũng không bao giờ cho phép áp dụng luật nước ngoài; - Trong các quan hệ về quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài thường không làm phát sinh vấn đề xung đột pháp luật vì các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này mang tính tuyệt đối về lãnh thổ. Các quốc gia chỉ cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để điều chỉnh các quan hệ trong trường hợp có ĐƯQT do quốc gia đó đã tham gia kí kết đã quy định hoặc theo nguyên tắc có đi có lại. Xung đột pháp luật là hiện tượng đặc thù của tư pháp quốc tế vì: - Trong các ngành luật khác, khi quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát sinh, không có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh cùng một quan hệ xã hội ấy, và cũng không có sự lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạp pháp luật của các ngành luật này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ. - Chỉ khi các quan hệ TPQT xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về chọn luật áp dụng nếu trong trường hợp không có quy phạm thực chất thống nhất. Câu 4. Trình bày các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật. 1. Phương pháp xung đột Phương pháp xung đột được hình thành và xây dựng trên nền tảng hệ thống các quy phạm xung đột của quốc gia. 22

Các quốc gia tự ban hành các quy phạm xung đột trong hệ thống pháp luật nước mình để hướng dẫn chọn luật áp dụng để chủ động trong việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế trong khi chưa xây dựng được đầy đủ các QPTC thống nhất. Các nước cùng nhau kí kết các ĐƯQT để xây dựng lên các QPXĐ thống nhất. 2. Phương pháp thực chất Phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế, điều này có ý nghĩa là nó trực tiếp phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng giữa các bên tham gia. Các quy phạm thực chất thống nhất trong các ĐƯQT, tập quán quốc tế. • Các QPTC thống nhất hiện nay chủ yếu có trong ĐƯQT về các lĩnh vực thương mại, hằng hải quốc gia hoặc các lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp: Công ước Becnơ 1886 về bảo vệ quyền tác giả; Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế.

Các QPTC còn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế nhất là trong lĩnh vực thương mại và hằng hải quốc tế: Tập hợp các quy tắc tập quán INCOTERMS 2000 về các điều kiện mua bán mua bán hàng hoá quốc tế. •

Các quy phạm thực chất trong luật của quốc gia ( luật quốc nội): quy phạm thực chất được quy định trong luật đầu tư, luật về chuyển giao công nghệ… 3. Ngoài ra trong trường hợp khi TPQT xảy ra không có QPTC và QPXĐ, vấn đề điều chỉnh quan hệ này được thực hiện dựa trên nguyên tắc luật điều chỉnh các quan hệ xã hội. Theo quan điểm chung hiện nay, trong trường hợp quan hệ TPQT xảy ra mà không có QPTC thống nhât cũng như QPXĐ nếu các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ đó phát sinhtrên cơ sở pháp luật nước nào thì áp dụng pháp luật nước đó trừ khi hậu quả của việc áp dụng đó trái với những nguyên tắc kể trên, Câu 5. Quy phạm xung đột và phân tích cơ cấu của một quy phạm xung đột. 1. Khái niệm Quy phạm xung đột là quy phạm ấn định luật pháp nước nào cần áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong một tình huống cụ thể. Quy phạm xung đột luôn mang tính dẫn chiếu: khi quy phạm xung đột dẫn chiếu tới một hệ thống pháp luật cụ thể mà các quy phạm thực chất được áp dụng để giải quyết quan hệ một các dứt điểm thì ở đây ta lại thấy tính chất song hành giữa QPTC với QPXĐ trong điều chỉnh pháp luật. VD: K 1 Điều 766 quy định: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sở hữu tài sản được xác định theo pháp luật của nước có tài sản”. Như vậy tài sản ở đâu sẽ áp dụng pháp luật nước đó. 2. Cơ cấu và phân loại QPXĐ QPXĐ được cơ cấu bởi hai bộ phận: Phạm vi và hệ thuộc. Phạm vi là phần quy định quy phạm xung đột này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào: hôn nhân, thừa kế, hợp đồng… Phần hệ thuộc là phần quy định chỉ ra luật pháp nước nào được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi.

23

VD: trong hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý các vấn đề về dân sự và hình sự Việt Nam - Liên Bang Nga năm 1998 tại Điều 39 có ghi: “1. Quan hệ pháp luật về thừa kế động sản do pháp luật của bên kí kết mà người đề lại thừa kế là công dân vào thời điểm chết điều chỉnh. 3. Quan hệ pháp luật về thừa kế bất động sản do pháp luật của bên kí kết nơi có bất động sản đó điều chỉnh Phân loại: Xét về mặt kĩ thuật xây dựng quy phạm thì người ta phân quy phạm xung đột làm hai loại: Quy phạm xung đột một bên: Đây là quy phạm chỉ ra quan hệ dân sự này chỉ áp dụng luật pháp của một nước cụ thể. •

Quy phạm xung đột hai bên ( hai chiều) đây là những quy phạm đề ra nguyên tắc chung để cơ quan tư pháp có thẩm quyền lựa chọn áp dụng luật của một nước nào đó để điều chỉnh đối với quan hệ tương ứng. •

Câu 6. Các kiểu hệ thuộc cơ bản 1. Luật nhân thân Luật nhân thân có hai loại biến dạng gồm: Luật quốc tịch hay còn gọi là luật bản quốc được hiểu là luật của quốc gia mà đương sự là công dân. •

• Luật nơi cư trú được hiểu là luật của quốc gia mà ở đó đương sự có nơi cư trú ổn định (thường trú) K 1 Đ25 HĐTTTP giữa Việt Nam với Liên Bang Nga quy định quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được xác định theo pháp luật của bên kí kết nơi họ có cùng thường trú.

2. Luật quốc tịch của pháp nhân Được hiểu là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch. Các dấu hiệu ràng buộc hiện nay là: •

Nơi trung tâm quản lý của pháp nhân.



Nơi đăng kí điều lệ (nơi thành lập pháp nhân).



Nơi pháp nhân thực tế tiến hành kinh doanh hoạt động chính.

• Ở Việt Nam pháp nhân được thành lập theo pháp luật Việt Nam và đăng kí điều lệ ở Việt Nam thì đương nhiên pháp nhân mang quốc tịch Việt Nam không phụ thuộc vào việc nó hoạt động ở đâu, lãnh thổ nào.

3. Luật nơi có vật Được hiểu là vật (tài sản) hiện đang tồn tại ở nước nào thì luật của nước đó được áp dụng đối với tài sản đó 4. Luật do các bên kí kết hợp đồng lựa chọn Trong quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong buôn bán và hàng hải quốc tế, pháp luật cho phép các bên tham gia các quan hệ đã được lựa chọn hệ thống pháp luật để áp dụng. VD: K2 Điều 4 BL hằng hải “2. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thoả thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong các 24

quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Toà án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp. 5. Luật nơi thực hiện hành vi. Luật nơi thực hiện hành vi có rất nhiều loại: Luật nơi kí kết hợp đồng được hiểu là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia kí kết hợp đồng được xác định theo luật nơi kí kết hợp đồng. VD: K1 Điều 770 BLDS ghi nhận “ HÌnh thức của hợp đồng dân sự phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng”. •



Luật nơi thực hiện nghĩa vụ

• Luật nơi thực hiện hành động VD: Hình thức của hợp đồng được quyết định bởi luật của nước nơi thực hiện nó. Hoặc hình thức kết hôn được quyết định bởi luật của nước nơi các bên thực hiện kết hôn. •

Luật nước người bán.



Luật nơi vi phạm pháp luật

6. Luật tiền tệ Được hiểu là khi kí kết hợp đồng các bên thoả thuận thanh toán bằng một đơn vị tiền tệ nhất định do đó các vấn đề liên quan đến tiền tệ đó được giải quyết theo luật pháp của nước ban hành và lưu thông đồng tiền đó. Hệ thống luật pháp của Đức và Áo. 7. Luật toà án (Lex fori) Luật Toà án được hiểu là pháp luật của nước có toà án thẩm quyền. Toà án có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng pháp luật nước mình (cả nội dung và hình thức). Ngoại lệ: trong các HĐTTTP và pháp lí các bên có thể cho phép các cơ quan tiến hành tố tụng của nước mình (vd vấn đề uỷ thác tư pháp) trong những chừng mực nhất định được áp dụng luật tố tụng của nước ngoài.

25