Thao Luan So Huu Tri Tue Buoi 4 5 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ VÀ THỨ NĂM BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ: NHÃN HIỆU II. Hệ thống các câu hỏi thảo luận A. Nội dung thảo luận tại lớp: A.1. Lý thuyết: 1. Nhận định ĐÚNG, SAI, nêu cơ sở pháp lý và giải thích ngắn gọn: a) Khi thiết kế nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ, các doanh nghiệp phải thiết kế kết hợp dấu hiệu chữ và hình ảnh. b) Tổ chức nước ngoài nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. c) Doanh nghiệp bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu có quyền khiếu nại lên Cục Sở hữu trí tuệ. d) Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ chấm dứt khi chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh. 2. Trình bày điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ. 3. Nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật Sở hữu trí tuệ là gì. So sánh với quy định pháp luật nước ngoài về tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng. A.2. Bài tập: 1. Đọc, nghiên cứu Bản án số 15 “Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây: a) Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X-Men có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Marvel không? Nêu cơ sở pháp lý. b) Theo Tòa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng hay sai? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy? c) Quan điểm của tác giả bình luận có cho rằng việc sử dụng nhãn hiệu X-Men của công ty Hàng gia dụng quốc tế có gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa không? Vì sao? d) Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có phù hợp không? Giải thích vì sao. B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp:

Đọc, nghiên cứu Bản án số 1388/2012/KDTM-ST ngày 13/09/2012 của TAND Tp. HCM (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây: 1/ Phân tích điều kiện để một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu “INTERBRAND” có phải là nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật SHTT không? Vì sao? 2/ Công ty Thương Hiệu Quốc tế có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với Công ty Interbrand không? Nêu cơ sở pháp lý. 3/ Giả sử bạn là luật sư bảo vệ quyền lợi của công ty INTERBRAND JSC, hãy đưa ra lời tư vấn thích hợp. 4/ Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có phù hợp không? Giải thích vì sao. BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM: CÁC ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁC II. Hệ thống các câu hỏi thảo luận A. Nội dung thảo luận tại lớp: A.1. Lý thuyết: 1. Điều kiện bảo hộ của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có điểm gì khác biệt so với điều kiện bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp? Giải thích. 2. Hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ? Tìm hai ví dụ về chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm và cho biết hành vi xâm phạm theo bạn là hành vi nào? (Dựa trên quy định pháp luật hiện hành). 3. Khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hóa” là gì? Thuật ngữ này và “chỉ dẫn địa lý” có giống nhau không? Vì sao? A.2. Bài tập: 1. Đọc, nghiên cứu Bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/4/2009 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau: a) Tên thương mại trong tên gọi của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương mại giữa hai chủ thể này giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao? b) Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là gì? 25 Hai chủ thể có cùng lĩnh vực kinh doanh không, vì sao? Lưu ý: với câu hỏi này sinh viên phải trả lời ở hai góc độ: theo Tòa án (bản án xác định thế nào) và theo bảng Danh mục phân loại ngành, nghề kinh

doanh của chủ thể kinh doanh hiện hành (sinh viên tự tìm và đối chiếu để xác định). c) Theo bạn, nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh không? Dựa vào tiêu chí nào để xác định? Giải thích tại sao. d) Với những phân tích trên, bị đơn có hành vi xâm phạm tên thương mại của nguyên đơn không? Nêu cơ sở pháp lý và phân tích. 2. Nghiên cứu tình huống sau: Bà P là nhân viên làm việc tại công ty M. Trước đây, bà P đã gửi e-mail cho bà L (chị của bà P) với nội dung “…Chị ơi, đây là danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M… kèm theo danh mục”. Công ty cho rằng bà P có hành vi vi phạm nội quy lao động, cụ thể là tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty theo phần 4 Điều 4.1 Nội quy công ty. Điều 4.1 Nội quy công ty có quy định: “trong quá trình làm việc cho công ty M, nhân viên có thể có được tài liệu hoặc biết được thông tin về công ty. Những thông tin hay tài liệu này nếu tiết lộ cho những cá nhân không có liên quan có thể gây hại về vật chất cũng như ảnh hưởng không tốt cho công ty. Hành động tiết lộ đó dù cố tình hay sơ suất đều có thể xem như vi phạm hợp đồng và phải chịu biện pháp kỷ luật kể cả việc sa thải”. Trên cơ sở đó, công ty trên đã thực hiện sa thải bà P. Câu hỏi: a) Nêu căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh. Những thông tin trong email mà bà P đã gửi có được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ không? b) Hành vi của bà P trong tình huống trên có xâm phạm bí mật kinh doanh của công ty không B. Phần Câu hỏi sinh viên tự làm (có nộp bài) và KHÔNG thảo luận trên lớp: Đọc, nghiên cứu Bản án số 30 và 31 “Tên miền và mối liên hệ với quyền sở hữu trí tuệ” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây: 1/ Tên miền là gì? Tên miền có là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không? 2/ Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tên miền được điều chỉnh bởi những văn bản nào?

3/ Trong hai vụ việc trên, Tòa án đã dựa trên cơ sở pháp lý nào để thu hồi các tên miền đã được đăng ký? 4/ Pháp luật các quốc gia khác quy định như thế nào về trường hợp tên miền trùng hay tương tự với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ?

BUỔI THẢO LUẬN THỨ TƯ NHÃN HIỆU

A.1.LÝ THUYẾT: 1) Nhận định ĐÚNG, SAI, nêu cơ sở pháp lý và giải thích ngắn gọn: a) Khi thiết kế nhãn hiệu cho hàng hoá, dịch vụ, các doanh nghiệp phải thiết kế kết hợp dấu hiệu chữ và hình ảnh. Nhận định: Sai. Theo khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ thì không bắt buộc thiết kế nhãn hiệu phải kết hợp cả hình ảnh và chữ mà chỉ cần có một trong những “dấu hiệu nhìn thấy được” (chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều) hoặc có thể kết hợp hai hay nhiều yếu tố, miễn sao có khả năng phân biệt giữa các loại hàng hóa, dịch vụ b) Tổ chức nước ngoài nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nhận định: Sai. Theo Khoản 2 Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ thì “Tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng kí bảo hộ nhãn hiệu thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.” Do đó, không tổ chức nước ngoài nào cũng được nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu tổ chức nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam thì chỉ được nộp đơn thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. c) Doanh nghiệp bị từ chối bảo hộ nhãn hiệu có quyền khiếu nại lên Cục Sở hữu trí tuệ. Nhận địn: Sai Vì theo quy định tại điểm b khoản 21 Điều 1 Thông tư 16/2016/TTBKHCN, quy định về các quyết định, thông báo có thể bị khiếu nại thì chỉ có quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế (Điểm 41.6.g) mới có thể bị khiếu nại còn Quyết định từ chối bảo hộ nhãn hiệu thông thường thì không bị khiếu nại. Và người có thẩm quyền khiếu nại lần đầu là Cục trưởng Cục sở hữu trí tuệ, lần hai là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (điểm e, khoản 22, Điều 1 Luật này). d) Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ chấm dứt khi chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh. Nhận định: Sai Vì theo điểm c khoản 1 Điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, quy định về các trường hợp chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ thì chỉ khi chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không còn hoạt động kinh doanh mà không

có người thừa kế hợp pháp thì văn bằng bảo hộ đó mới bị chấm dứt hiệu lực còn trong trường hợp có người thừa kế văn bằng hợp pháp thì không làm chấm dứt hiệu lực văn bằng. 2) Trình bày điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ. Mỗi một sản phẩm, dịch vụ trên thị trường đều được gắn trên đó một thương hiệu cụ thể để giúp người tiêu dùng phân biệt được sản phầm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phầm, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Đó gọi là nhãn hiệu. Theo thuật ngữ chuyên ngành thì “nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau”. Nhãn hiệu là một trong những đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác định trên cơ sở nhãn hiệu đó đã được cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, không phải nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân nào cũng có thể được cơ quan nhà nước làm thủ tục cấp văn bằng bảo hộ mà nhãn hiệu muốn được bảo hộ trước hết phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể, một nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: - Thứ nhất: Nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Điều kiện này được hiểu là nhãn hiệu đó phải dược nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người chứ không phải là vô hình thông qua việc nhìn ngắm, quan sát nhãn hàng hóa và thấy được nhãn hiệu của hàng hóa đó để phân biệt với hàng hóa dịch vụ khác. Hay nói cách khác nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng một vật chất nhất định để con người có thể nhìn thấy được. Để có thể như vậy, nhãn hiệu phải tồn tại dưới dạng chữ viết, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố trên và được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Bên cạnh đó, tuy là nhãn hiệu có thể nhìn thấy được nhưng pháp luật lại quy định dấu hiệu đó không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu khi nhãn hiệu đó thuộc một trong các trường hợp:  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

 Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;  Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. - Thứ hai: nhãn hiệu đó phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ. Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ được hiểu là khi quan sát thì người tiêu dùng có thể ấn tượng và lưu lại trong trí nhớ của mình, bất kỳ ai khi đã nhìn thấy nhãn hiệu cũng đều dễ dàng nhận biết và phân biệt nhãn hiệu đó với các loại nhãn hiệu khác. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau:  Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng;  Dấu hiệu, biểu tượng, quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;  Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ;

 Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;  Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận quy định tại Luật này;  Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên;  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự mà đăng ký nhãn hiệu đó đã chấm dứt hiệu lực chưa quá năm năm;  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng;  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;  Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá;  Dấu hiệu trùng với chỉ dẫn địa lý hoặc có chứa chỉ dẫn địa lý hoặc được dịch nghĩa, phiên âm từ chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ cho

rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh không có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó;  Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với ngày nộp đơn, ngày ưu tiên của đơn đăng ký nhãn hiệu. “Việc xem xét một nhãn hiệu có độc đáo hay không phụ thuộc vào hiểu biết của người tiêu dùng đối với hàng hóa, dịch vụ đó hoặc ít nhất là vào những người mà nhãn hiệu hướng tới. Được coi là độc đáo nếu người tiêu dùng nhìn thấy nhãn hiệu đó và nhận ra rằng sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc xuất phát từ một doanh nghiệp, một cơ sở sản xuất kinh doanh. Tóm lại, nhãn hiệu đó phải đủ khả năng tác động vào nhận thức của người tiêu dùng, để người tiêu dùng nhận biết, ghi nhớ và phân biệt được với hàng hóa dịch vụ cùng loại khác”. - Thứ ba, các dấu hiệu đó không thuộc trường hợp các dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ. “Do đó, khi thiết kế một nhãn hiệu làm cho hàng hóa, dịch vụ đến được với người tiêu dùng, các doanh nghiệp không nên chỉ thiết kế các dấu hiệu chữ, mà còn nên sử dụng cả hình ảnh, hoặc kết hợp cả hai và đảm bảo được yếu tố dễ nhớ, dễ truyền thụ, phổ cập, về khía cạnh mỹ thuật thì cần đẹp, độc đáo, gây ấn tượng và thiện cảm nổi bật, đảm bảo không trùng hay gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu của doanh nghiệp khác. Đồng thời không nên sử dụng các nhãn hiệu không có khả năng phân biệt và bị cấm” 3) Nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật sở hữu trí tuệ là gì. So sánh với quy định pháp luật nước ngoài về tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu nổi tiếng: Theo khoản 20 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Như vậy nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu đã được khẳng định, công nhận, ghi nhớ và ăn sâu vào tiềm thức của nhiều người.

So sánh với quy định pháp luật nước ngoài về tiêu chí đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng. - Giống: đều phải là các tiêu chí được người tiêu dùng nhận biết rộng rãi bởi người tiêu dùng của quốc gia đó theo phạm vi và tầm địa lý. - Khác: Quốc gia Việt Nam Hoa Kì Trung Quốc Úc Tiêu chí Các tiêu chí 1) Số lượng 1) Số lượng, 1) Mức độ Danh tiếng, để đượccông người tiêu khối lượng, và nhận biết của theo quy định, nhận là nhãn dùng liên phạm vi địa lý công chúng là "sự công hiệu nỗi quan đã biết của hàng trong lĩnh vực nhận các nhãn tiếng và cơ đến nhãn hiệu hóa/dịch vụ kinh doanh hiệu của công sở pháp ly thông qua các mang nhãn cho nhãn hiệu; chúng nói hoạt động chủ hiệu được chung", hoặc yếu như: Mua cung cấp; trong trường bán, sử dụng 2) Thời hạn, hợp hàng hoá hàng hoá hoặc phạm vi và trong thị Khoảng trường chuyên dịch vụ; việc tầm địa lý của 2) tiếp cận với quảng cáo và thời gian nhãn biệt, những thị nhãn hiệu qua công bố nhãn hiệu được sử trường này hoạt động hiệu, không dụng; cần phải được quảng cáo của kể đến các yếu xem xét. Việc 3) Thời hạn và chủ nhãn hiệu; tố này được nhãn hiệu phạm vi 2) Phạm vi thực hiện bởi được công quảng cáo của lãnh thổ mà chủ sở hữu nhận bởi công hàng hoá, dịch hoặc các bên nhãn hiệu, và chúng nói khu vực địa lý vụ mang nhãn thứ ba; chung phải mà quảng cáo hiệu lun hành; 3) Mức độ được thể hiện thực thông qua rất 3) Doanh số được công được hoặc số lượng nhận thực tế hiện; nhiều kênh của việc bán của nhãn hiệu. khác nhau, 4) Các chứng hàng hoá hay 4) Không kể bao gồm cứ chứng cung cấp dịch đến việc nhãn quảng cáo trên minh nhãn vụ mang nhãn hiệu đã được truyền hình hiệu đã được hiệu; đăng ký theo hoặc đài phát công nhận là

4) Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; 5) Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; 6) Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu; 7) Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng; 8) Giá trị của nhãn hiệu dưới hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng, góp vốn đầu tư. (Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ)

Luật của ngày 03 Tháng Ba năm 1881, hay Đạo luật 20 Tháng 2 năm 1905, hoặc trên sổ đăng ký chính. Theo Điều 6 Công ước Paris và Điều 43 Đạo luật nhãn hiệu của Hoa Kì:

nhãn hiệu nổi thanh hoặc tiếng; trên các tạp chí và báo 5) Các yếu tố trong phạm vi khác tạo nên quyền. Việc tính nổi tiếng này phải được của nhãn hiệu. kết luận từ doanh thu kinh doanh lớn, cùng với chi phí quảng cáo lớn và chương trình khuyến mãi khác.

A.2. BÀI TẬP 1. Đọc, nghiên cứu Bản án số 15 “Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu” (gồm cả phần tình huống và bình luận) trong Sách tình huống Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trả lời các câu hỏi sau đây:

a) Theo quy định của pháp luật SHTT, việc công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X-Men có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Marvel không? Nêu cơ sở pháp lý. Theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ , việc Công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X-Men không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Marvel. Tại khoản 5 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.”, dấu hiệu đó sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Và tại điểm a tiểu mục 39.12 Mục 5 Chương 1 của Thông tư 01/2007 đã hướng dẫn chi tiết các trường hợp dấu hiệu bị coi là gây nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ theo khoản 5 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “(iv)… dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên gọi hoặc hình ảnh nhân vật, hình tượng đặc trưng của tác phẩm đã biết đến một cách rộng rãi, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có khả năng làm cho người tiêu dùng lầm tưởng rằng hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu là do chủ sở hữu tác phẩm đó sản xuất, thực hiện;”. Theo nhóm tôi, việc Công ty Hàng gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X-Men trong trường hợp trên là không gây nhầm lẫn về nguồn gốc, xuất xứ, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty Marvel. Bởi vì:  Khái niệm X-MEN của 2 công ty trên là khác nhau, đối với công ty Marvel X-MEN được hiểu là dùng cho các nhân vật trong truyện, phim, trò chơi (thuộc lĩnh vực quyền tác giả), còn đối với công ty Hàng gia dụng quốc tế X-MEN được hiểu là “Người đàn ông đích thực”, là các mỹ phẩm dành cho nam như dầu gội, nước hoa,… (thuộc lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu). Như vậy, 2 đối tượng này thuộc 2 lĩnh vực khác nhau.  Công ty Marvel chưa chứng minh được nhãn hiệu của mình là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.  Công ty Marvel chưa đăng ký bảo hộ nhãn hiệu X-MEN trong lĩnh vực kinh doanh mỹ phẩm dành cho người. Trên thực tế, công ty cũng không có sản xuất, kinh doanh các loại mỹ phẩm này. Vì vậy, việc công ty Hàng

gia dụng quốc tế sử dụng nhãn hiệu X-MEN không làm người tiêu dùng hiểu nhầm rằng đây là sản phẩm của công ty Marvel. CSPL: Khoản 5 Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, điểm a tiểu mục 39.12 Mục 5 Chương 1 Thông tư 01/2007. b) Theo Tòa án xác định trong bản án số 15, Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng hay sai? Vì sao Tòa án lại xác định như vậy? Trong bản án số 15, Tòa án xác định Quyết định cấp Gíấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa X-Men và hình cho công ty Hàng gia dụng quốc tế là đúng pháp luật. Tòa án cho rằng:  Tại thời điểm Công ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế nộp đơn đăng ký nhãn hiệu “X-MEN, hình” tại Cục Sở hữu trí tuệ ngày 27/6/2003 thì Công ty Marvel chưa đăng ký nhãn hiệu “X-Men” tại Việt Nam. Tại Mỹ là nước mà Công ty Marvel mang quốc tịch thì Công ty Marvel cũng chưa được chứng nhận sở hữu nhãn hiệu “X-Men” với sản phẩm thuộc nhóm 03 (theo cơ sở dữ liệu của Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Mỹ tại địa chỉ www.uspto.gov).  Theo quy định tại Điều 785 BLDS 1995, nhãn hiệu hàng hóa được xác định: là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.  Thực tế Công ty Marvel không có sản phẩm cùng loại là mỹ phẩm đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam mà chỉ có những tác phẩm văn hóa như phim, truyện, trò chơi X-Men đã đăng ký bản quyền. Tài liệu mà Công ty Marvel cung cấp về doanh thu chưa được cơ quan chức năng xác định. Doanh thu này không rõ có bao nhiêu từ sản phẩm chăm sóc sắc đẹp và sản phẩm đó là mỹ phẩm thuộc nhóm 03 hay là dược phẩm thuộc nhóm 05 của Công ty Marvel.  Khái niệm X-Men của Công ty Marvel được biết đến như những dị nhân, siêu nhân trong các tác phẩm truyện, phim, gồm nhóm người có chứa gen X (đột biến) có khả năng khác thường chứ không phải là nhân vật cụ thể, mỗi nhân vật trong nhóm có tên gọi khác nhau, còn hình ảnh X-MEN của

Công ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế là Người đàn ông đích thực. Trong khi đó, theo Cục Bản quyền tác giả thì tên nhân vật không được bảo hộ. Mặt khác, sản phẩm của Công ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế xin đăng ký nhãn hiệu thuộc nhóm 03 là mỹ phẩm, người tiêu dùng Việt Nam chưa biết sản phẩm nào của Công ty Marvel trong nhóm sản phẩm này nên không thể gây nhầm lẫn. Vì vậy có cơ sở kết luận Công ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế không lợi dụng uy tín, khai thác bản quyền của Công ty Marvel.  Đại diện theo pháp luật của Công ty Marvel cho rằng Công ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế sử dụng hình ảnh diễn viên điện ảnh Brad Pitt cũng như biểu tượng kèm theo dòng chữ Hollywood để quảng cáo sản phẩm đã thể hiện hành vi không trung thực, lợi dụng sự nổi tiếng của nhãn hiệu “XMen”. Tuy nhiên, Công ty Marvel không cung cấp được tài liệu quảng cáo, Tòa án đã có hai công văn gửi Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh theo đề nghị thu thập chứng cứ của Công ty Marvel nhưng không đạt kết quả. Mặt khác, Công ty Marvel không có chứng cứ chứng minh quyền của mình đối với hình ảnh diễn viên điện ảnh Brad Pitt cũng như biểu tượng kèm theo dòng chữ Hollywood. Từ đó không có căn cứ chứng minh là Công ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế không trung thực và lợi dụng sự nổi tiếng của nhãn hiệu “X-Men”, không là căn cứ để hủy Quyết định A05811/QĐ-ĐK ngày 08/6/2005 của Cục Sở hữu trí tuệ. Do đó, Tòa án đã quyết định: Áp dụng Điều 785 Bộ luật dân sự 1995, Điều 6.1h, và Điều 6.1e, Điều 6.2d Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ, xử: Bác yêu cầu khởi kiện của Công ty Marvel Characters, Inc đề nghị hủy Quyết định số A05811/QĐĐK ngày 08/6/2005 của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp GCN ĐKNH số 63481 bảo hộ nhãn hiệu “X-MEN, hình” cho Công ty TNHH Hàng gia dụng quốc tế. c) Quan điểm của tác giả bình luận, có cho rằng nhãn hiệu X-Men của công ty Hàng gia dụng quốc tế có gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa không? Vì sao?

Theo Tác giả bình luận, nhãn hiệu X-Men của công ty Hàng gia dụng quốc tế không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn hiểu sai đối với nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Vì:  Thứ nhất, tuy về mặt từ ngữ, từ “X-Men” có cách phát âm giống nhau nhưng từ “X-Men” của Công ty Marvel dùng cho các nhân vật trong truyện tranh, phim, trò chơi (thuộc lĩnh vực quyền tác giả) và không phải tên của một nhân vật cụ thể trong tác phẩm, còn từ “ X-Men” của Công ty hàng gia dụng quốc tế dùng cho sản phẩm mỹ phẩm dành cho người (thuộc lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, cụ thể là nhãn hiệu). Hai đối tượng này thuộc hai lĩnh vực khác nhau, theo BLDS 1995 và Nghị định 63/1996 là “ không cùng loại”, nên không thể xem xét sự nhầm lẫn về xuất xứ khi sản phẩm được đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực khác nhau.  Thứ hai, công ty Marvel chưa cung cấp được bằng chứng thuyết phục, chứng minh khái niệm X-Men của mình có được biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam hay không. Tài liệu mà công ty Marvel cung cấp về doanh thu chưa được cơ quan có chức năng xác định. Hơn nửa doanh thu về sản phẩm cũng chưa phải chứng cứ đầy đủ và thuyết phục cho thấy khái niệm X-Men của Công ty Marvel được biết đến rộng rãi. Công ty Marvel có cung cấp thông tin về việc sử dụng hình ảnh diễn viên điện ảnh Brad Pitt cũng như biểu tượng kèm theo dòng chữ Hollywood để quảng cáo sản phẩm mang nhãn hiệu X-Men nhưng cũng không cung cấp được tài liệu là hồ sơ quảng cáo, đĩa hình quảng cáo.  Thứ ba, nhãn hiệu X-Men gắn trên mỹ phẩm của Công ty Hàng gia dụng quốc tế phải làm cho người tiêu dùng hiểu nhầm rằng đây là mỹ phẩm do Công ty Marvel sản xuất, thực hiện. Trên thực tế việc nhầm lẫn này rất khó xảy ra, vì có khái niệm X-Men của Công ty Marvel được biết đến trong lĩnh vực phim, truyện tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm cho nam giới thì Công ty Marvel chưa có bất kỳ sản phẩm hay thông tin nào cho thấy điều đó tại Việt Nam. Như vậy, người tiêu dùng khi mua sản phẩm mang nhãn hiệu X-Men của Công ty Hàng gia dụng quốc tế không thể nhầm lẫn đó là sản phẩm của Công ty Marvel.

d) Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có phù hợp không? Vì sao? Theo tôi, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này là hợp lý.Vì một nhãn hiệu bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy được, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau thì được pháp luật công nhận và bảo hộ. Tuy nhiên, ngoài hai điều kiện để được bảo hộ thì còn phải xem xét dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu có thuộc đối tượng không được bảo hộ hay không.Và Tòa án đã xem xét, chứng minh dấu hiệu X-Men của Công ty Hàng gia dụng quốc tế thuộc đối tượng được bảo hộ là nhãn hiệu. Bên cạnh đó, Tòa đã cho thấy nhãn hiệu X-Men của Công ty Hàng gia dụng quốc tế không làm cho người tiêu dùng hiểu sai hay nhầm lẫn về xuất xứ của hàng hóa mang nhãn hiệu X-Men (mỹ phẩm dành cho người nhóm 3). B.Phần Câu hỏi sinh viên tự làm có nộp bài và KHÔNG thảo luận trên lớp. 1. Phân tích điều kiện để một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng. Nhãn hiệu INTERBRAND có phải là nhãn hiệu nổi tiếng theo Luật SHTT không? Vì sao? - Các tiêu chí sau đây được xem xét khi đánh giá một nhãn hiệu là nổi tiếng:  Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;  Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;  Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;  Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;  Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;  Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;  Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;  Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu (Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ).

- Nhãn hiệu INTERBRAND được xác định là nhãn hiệu nổi tiếng vì:  Được sử dụng và thừa nhận rộng rãi trên thế giới  Đã sử dụng và được biết đến ở Việt Nam  Doanh số đạt được từ dịch vụ mang nhãn hiệu cũng như tổng số giá trị của các thương hiệu được định giá rất lớn  Đạt được uy tín rộng rãi… 2. Công ty Thương Hiệu Quốc Tế có hành vi xâm phạm quyền SHTT đối với công ty INTERBRAND không? Nêu cơ sở pháp lý. Hành vi sử dụng và đăng ký tên doanh nghiệp của bị đơn có dấu hiệu INTERBRAND như là tên thương mại được xem là xâm phậm đối với quyền SHTT của nguyên đơn. Cơ sở pháp lý: điểm d khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ. 3. Giả sử bạn là luật sư bảo vệ quyền lợi của công ty INTERBRAND JSC, hãy đưa ra lời tư vấn thích hợp. Quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được yêu cầu công nhận trong trường hợp này phải là quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng chưa đăng ký. Phía bị đơn cần yêu cầu Tòa án xác định ngày mà nhãn hiệu của nguyên đơn đạt được tình trạng nổi tiếng, nếu trước ngày 21/3/2006, ngày mà nhãn hiệu của bị đơn được nộp, và ngày này cũng tạm được giả định là ngày bị đơn bắt đầu thực hiện hành vi bị nghi ngờ là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng, thì mới có thể phán bị đơn xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng. Việc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của INTERBRAND GROUP được cấp ngày 06/5/2010, ngày nộp đơn 14/12/2006, không đủ để chứng minh quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập. 4. Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có phù hợp không? Giải thích vì sao. Theo nhóm tôi, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này chưa phù hợp. Vì:  Thứ nhất, Tòa án xác định Công ty INTERBRAND JSC xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng khi xác định INTERBRAND của

INTERBRAND GROUP là nhãn hiệu nổi tiếng thông qua cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Việc Tòa án coi ý kiến chuyên môn của Cục Sở hữu trí tuệ làm căn cứ để ra phán quyết theo quan điểm của chúng tôi là không đúng vì “ý kiến chuyên môn” (văn bản số 5467/SHTT-TTKN) không phải là một trong các nguồn chứng cứ ( CSPL: Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự).  Thứ hai, chưa đủ cơ sở kết luận rằng nhãn hiệu của nguyên đơn là nhãn hiệu nổi tiếng, vì theo khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam; quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký ( điểm a khoản 3 Điều 8); đồng thời thỏa mãn tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ. Tất cả cơ sở cần xác minh Tòa án đều nêu ra một cách sơ sài, không đủ thuyết phục.

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NĂM CÁC ĐỐI TƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP KHÁC A.1.LÝ THUYẾT: 1. Điều kiện bảo hộ của thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có điểm gì khác biệt so với điều kiện bảo hộ sáng chế và kiểu dáng công nghiệp? Giải thích. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng cả ba các điều kiện sau đây: có tính mới; có tính sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp; còn theo quy định tại Điều 68 Luật Sở hữu trí tuệ thiết kế bố trí được bảo hộ nếu đáp ứng điều kiện: “có tính nguyên gốc” và “tính mới thương mại”:  Tính nguyên gốc thiết kế bố trí được coi là có tính nguyên gốc nếu đáp ứng được hai tiêu chí sau:  Thứ nhất: thiết kế bố trí đó là kết quả do hoạt động sáng tạo của chính tác giả. Tác giả đã có sự đầu tư trí tuệ nhất định để tạo ra thiết kế bố trí mới trong công nghệ thiết kế mạch bán dẫn. Thiết kế bố trí đó không phải là sự sao chép hoàn toàn của bất kì thiết kế nào đã có trước đó.  Thứ hai: tại thời điểm được tạo ra, thiết kế bố trí đó chưa được biết đến rộng rãi trong thời giới những người thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn. Yêu cầu này đòi hỏi thiết kế bố trí chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, trình bày hoặc mô tả bằng văn bản hoặc các hình thức bộc lộ khác. Do đặc trưng của mạch tích hợp bán dẫn hoàn toàn mang tính kĩ thuật mà chỉ có những người có trình độ chuyên môn về lĩnh vực mới hiểu và nắm bắt được nên phạm vi bọc lộ chỉ cần giới hạn trong giới những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn.  Tính mới thương mại thiết kế bố trí được coi là có tính mới thương mại nếu nó chưa từng được đưa vào khai thác trong thực tế với mục đích thương mại tại bất kì nơi nào trên thế giới trước ngày nộp đơn đăng kí (Điều 71 Luật Sở hữu trí tuệ). Khai thác thương mại thiết kế bố trí được hiểu là các mạch tích hợp bán dẫn được sản xuất theo thiết kế bố trí hay hàng hóa có chứa mạch tích hợp bán dẫn đó đã được sản xuất rộng rãi và phân phối công khai trên thị trường để thu lợi nhuận. 2. Hiện nay tại Việt Nam có bao nhiêu chỉ dẫn địa lý được bảo hộ? Tìm hai ví dụ về chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm và cho biết hành vi xâm phạm theo bạn là hành vi nào? (Dựa trên quy định pháp luật hiện hành)

 Tính đến đầu tháng 01/2019, Việt Nam có 69 chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.  Ví dụ về chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bị xâm phạm:  Ví dụ 1: Sản phẩm chè của vùng Tân Cương đã được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) tại Quyết định số: 1144/QĐ-SHTT ngày 20-92007 của Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT). Khảo sát thị trường và tìm hiểu tình hình kinh doanh sản phẩm chè tại một số địa phương tiêu thụ nhiều sản phẩm chè của một số địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang nhận thấy, tại các địa phương này đều có bán sản phẩm chè có xuất xứ từ tỉnh Thái Nguyên với nhiều loại sản phẩm với mẫu mã và tên gọi khác nhau, trong số đó có một số sản phẩm sử dụng nhãn hiệu hàng hóa là “chè Tân Cương”. Tại các cơ sở kinh doanh sản phẩm chè mang nhãn hiệu “Tân Cương”, cơ quan chức năng phát hiện một số cơ sở đã kinh doanh sản phẩm chè xâm phạm quyền SHTT đối với CDĐL “Tân Cương”. Sản phẩm chè sử dụng nhãn “Tân Cương” trên bao bì sản phẩm nhưng chưa được cấp quyền sử dụng. Sản phẩm chè mang nhãn hiệu “Tân Cương” tại các cơ sở kinh doanh ở Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang được cung cấp từ 2 nguồn. Một là từ các cơ sở chế biến chè tại Thái Nguyên, trong đó có sản phẩm của một số cơ sở chưa được cấp quyền sử dụng CDĐL “Tân Cương” sản xuất. Hai là từ các cơ sở chế biến tại Hà Nội, Hải Dương, Hải phòng mua chè nguyên liệu từ Thái Nguyên về chế biến và gắn nhãn “Tân cương” cho sản phẩm của mình nhưng không được cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Tân Cương”. Việc các cơ sở kinh doanh sản phẩm xâm phạm quyền SHTT đối với chỉ dẫn địa lý “Tân Cương” đã làm ảnh hưởng tới uy tín của sản phẩm đã được bảo hộ.  Ví dụ 2: Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột bị Công ty Guangzhou Buon Ma Thuột Coffee Co. Ltd, có trụ sở tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đăng ký bảo hộ và được cấp văn bằng bảo hộ tại Trung Quốc với 2 nhãn hiệu số: 7611986 và 7970830.  Căn cứ điểm c khoản 3 Luật Sở hữu trí tuệ, cả hai hành vi xâm phạm trong hai ví dụ trên đều là hành vi sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó.

3. Khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hóa” là gì? Thuật ngữ này và “chỉ dẫn địa lý” có giống nhau không? Vì sao?  Khái niệm “tên gọi xuất xứ hàng hóa”: Tên gọi xuất xứ hàng hoá lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1989 trong Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, và được đưa vào Điều 786 Bộ luật dân sự 1995: “Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của hàng hoá từ nước, địa phương đó với điều kiện mặt hàng này có tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”. Từ khi nghị định 54/2000/CP-NĐ được ban hành và có hiệu lực, khái niệm chỉ dẫn địa lý cũng được sử dụng. Trong giai đoạn này, chỉ dẫn địa lý có thể là tên gọi xuất xứ hàng hoá mà cũng có thể không. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 1995, tên gọi xuất xứ muốn được bảo hộ thì phải đăng kí còn theo Nghị định 54 chỉ dẫn địa lý không cần phải đăng kí. Có thể thấy trong giai đoạn này các quy định của pháp luật không thống nhất gây nên sự khó phân biệt hai thuật ngữ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hoá. Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành đã bỏ thuật ngữ tên gọi xuất xứ hàng hoá thống nhất chỉ sử dụng thuật ngữ chỉ dẫn địa lý, cụ thể tại khoản 4, Điều 22 quy định: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”. Xuất phát từ đặc trưng của chỉ dẫn địa lý là để chỉ dẫn nguồn gốc của hàng hoá nên dấu hiệu trong chỉ dẫn địa lý phải được nhận biết bằng thị giác (từ ngữ, hình ảnh biểu tượng).  Phân biệt chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa: Tiêu chí

Khái niệm

Chỉ dẫn địa lý

Tên gọi xuất xứ hàng hóa

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

Là tên địa lý của nước, địa phương nhằm để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó và các mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc cả 2 yếu tố đó.

Mục đích

Xuất xứ địa lý của hàng hóa

Hình thức thể hiện

Các dấu hiệu, gồm: từ, ngữ, hình ảnh, ký hiệu

Từ ngữ

Mối quan hệ giữa hàng hóa và xuất xứ địa lý

Có mối quan hệ chủ yếu, nghĩa là: một hoặc một số hoặc toàn bộ quá trình sản xuất hàng hóa được thực hiện ở một vùng địa lý đó.

Có mối quan hệ dựa trên, nghĩa là: toàn bộ quá trình sản xuất phải được thực hiện tại vùng địa lý đăng ký bảo hộ.

Xuất xứ địa lý của hàng hóa

A.2. BÀI TẬP 1. Đọc, nghiên cứu bản án số 65/2009/KDTM-PT ngày 13/4/2009 của TAND thành phố Hà Nội và trả lời các câu hỏi sau: a) Tên thương mại trong tên gọi của nguyên đơn và bị đơn là gì? Tên thương mại giữa hai chủ thể này giống, tương tự hay khác nhau? Vì sao? Theo khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ : “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.” Tên thương mại của nguyên đơn là: Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam. Tên thương mại của bị đơn là: Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam. Tên thương mại của hai chủ thể này giống nhau hoàn toàn vì có các từ ngữ, thành phần cấu tạo và thứ tự sắp xếp các từ y hệt nhau. b) Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn và bị đơn là gì? Hai chủ thể có cùng lĩnh vực kinh doanh không? Vì sao?

Lĩnh vực kinh doanh của nguyên đơn là: Sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ gạo, bột mì và các loại nông sản khác. Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Sau bổ sung kinh doanh bất động sản, công trình dân dụng, công nghiệp. Lĩnh vực kinh doanh của bị đơn là: chế biến, đóng hộp thịt, chế biến bảo quản thủy sản, chế biến và đóng hộp rau quả, dầu, mỡ động vật, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột, sản xuất bánh kẹo, sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, chưng cất, pha chế rượu, sản xuất bia, nước khoáng, nước đóng chai, đồ uống có cồn. Theo Tòa án, hai chủ thể này có cùng lĩnh vực kinh doanh là sản xuất các sản phẩm từ tinh bột. c) Theo bạn, nguyên đơn và bị đơn có cùng khu vực kinh doanh không? Dựa vào tiêu chí nào để xác định? Giải thích tại sao. Khu vực kinh doanh có thể được xem là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh doanh có bạn hàng và có danh tiếng. Mặc dù nguyên đơn đăng ký kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng từ khi thành lập, nguyên đơn đã tạo dựng được uy tính trên thị trường cả nước, sản phẩm đảm bảo chất lượng và được người tiêu dùng tín nhiệm. Thêm vào đó, nguyên đơn còn tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm trên toàn quốc, trong đó có Hà Nội. Do đó, việc sử dụng tên thương mại “Công ty cổ phần kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam” của bị đơn được xem là cùng khu vực kinh doanh. d) Theo quan điểm của bạn, hướng giải quyết của Tòa án trong tranh chấp này có phù hợp không? Giải thích vì sao? Theo nhóm tôi, hướng giải quyết của Tòa án là hoàn toàn phù hợp. Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. (Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ) Theo đó, việc sử dụng tên thương mại của bị đơn đã không thỏa mãn các điều kiện được bảo hộ: 

Thứ nhất, tên thương mại trùng với tên thương mại của nguyên đơn đã sử dụng trước.



Thứ hai, cả hai đều kinh doanh trong cùng một lĩnh vực liên quan đến sản xuất sản phẩm từ gạo, bột mỳ.



Thứ ba, cả hai có cùng khu vực kinh doanh. Bởi lẽ đó, bị đơn đã có hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại nên việc Tòa án buộc bị đơn đổi tên gọi là phù hợp.

2. Nghiên cứu tình huống sau: Bà P là nhân viên làm việc tại công ty M. Trước đây, bà P đã gửi e-mail cho bà L (chị của bà P) với nội dung “...Chị ơi, đây là danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M... kèm theo danh mục”. Công ty cho rằng bà P có hành vi vi phạm nội quy lao động, cụ thể là tiết lộ bí mật kinh doanh của công ty theo phần 4 Điều 4.1 Nội quy công ty. Điều 4.1 Nội quy công ty có quy định: “trong quá trình làm việc cho công ty M, nhân viên có thể có được tài liệu hoặc biết được thông tin về công ty. Những thông tin hay tài liệu này nếu tiết lộ cho những cá nhân không có liên quan có thể gây hại về vật chất cũng như ảnh hưởng không tốt cho công ty. Hành động tiết lộ đó dù cố tình hay sơ suất đều có thể xem như vi phạm hợp đồng và phải chịu biện pháp kỷ luật kể cả việc sa thải”. Trên cơ sở đó, công ty trên đã thực hiện sa thải bà P. Câu hỏi: a) Nêu căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh. Những thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi có được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ không? Căn cứ xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh: Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó (theo điểm c khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành). Những thông tin trong e-mail mà bà P đã gửi được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh theo Luật Sở hữu trí tuệ. Vì những thông tin này cụ thể là "danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M" thỏa mãn các điều kiện chung được bảo hộ đối với bí mật kinh doanh quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, bao gồm:

 Thông tin này không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được: vì bà P là nhân viên của công ty M nên mới có được thông tin trên.  Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó: những thông tin này nếu được tiết lộ cho những cá nhân không liên quan có thể gây hại về vật chất cũng như ảnh hưởng không tốt cho công ty.  Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được: được công ty quy định chế tài trong nội quy nếu tiết lộ thông tin về công ty. b) Hành vi của bà P trong tình huống trên có xâm phạm bí mật kinh doanh của công ty không? Hành vi của bà P trong tình huống trên có xâm phạm bí mật kinh doanh của công ty. Cụ thể đó là hành vi bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó: bà P đã tiết lộ thông tin về danh mục hàng áo khoác và quần của công ty M cho bà L mà không được sự cho phép của công ty M (theo điểm b khoản 1 Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành). B.Phần Câu hỏi sinh viên tự làm có nộp bài và KHÔNG thảo luận trên lớp. 1. Tên miền là gì? Tên miền có là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không?  Tên miềm là gì: Theo quy định tại khoản 4, Điều 2, Thông tư 19/2014/TT-BTTTT: Tên miền là tên được sử dụng để định danh địa chỉ Internet của máy chủ gồm các dãy ký tự cách nhau bởi dấu chấm “.”. Ví dụ: tenten.vn ; Runsystem.net; Onamae.com…  Tên miền có là một đối tượng quyền sở hữu trí tuệ không? Tên miền không phải là đối tượng được bảo hộ theo phạm vi của Luật Sở hữu trí tuệ. Nhưng tên miền có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý. Tên miền là địa chỉ không gian mạng dùng để truy cập đến địa chỉ của doanh nghiệp. Tên miền cho phép người dùng trên toàn thế giới tìm đến với webside của doanh nghiệp. Theo Gs Nguyễn Ngọc Xuân Thảo, “Sở hữu tên miền được

coi như sở hữu một số điện thoại quốc tế bởi tính duy nhất trên toàn thế giới”. Để dễ định vị, các chủ thể thường đăng ký tên miền theo tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa hoặc chỉ dẫn địa lý, sáng chế…thuộc sở hữu của họ. Chính những đặc tính này đã khiến cho tên miền trở nên quan trọng đối với doanh nghiệp, mang lại những lợi ích thương mại từ việc khai thác, tạo giá trị tiền tệ lớn cho người đăng kí tên miền. Sở hữu một nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý…có giá trị thì tên miền càng có giá trị. 2. Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tên miền được điều chỉnh bởi những văn bản nào? Hiện nay, việc khai thác, sử dụng tên miền được điều chỉnh bởi các văn bản sau: + Luật Sở hữu trí tuệ (điểm d khoản 3 Điều 130). + Luật Công nghệ thông tin 2006 (khoản 1 và khoản 3 Điều 12, khoản 2 Điều 23, Điều 68, Điều 76). + Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (khoản 8 Điều 3, Điều 12 đến Điều 16, Điều 19). + Nghị định 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính. + Thông tư 24/2015/TT-BTTTT ngày 18/08/2015 về Quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet. + Thông tư 16/2016/TT-BTTTT ngày 28/06/2016 về Hướng dẫn chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền Internet được cấp không thông qua đấu giá. + Thông tư 189/2010 ngày 24/11/2010 về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí, lệ phí tên miền quốc gia và địa chỉ Internet của Việt Nam. 3. Trong hai vụ trên, Tòa án đã dựa trên cơ sở pháp lý nào để thu hồi các tên miền đã được đăng ký? Trong hai vụ trên, Tòa án đã dựa trên cơ sở pháp lý để thu hồi các tên miền đã được đăng ký là: + Khoản 2 Điều 275 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 + Điều 195, 131, 201, 202 Bộ luật dân sự 2005 + Điều 76 Luật Công nghệ thông tin

+ Khoản 5 Điều 17 Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về sử dụng, quản lý cung cấp dịch vụ internet. + Điểm 4 phần II, phần III, phần IV của Thông tư số 10/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ thông tin và truyền thông. 4. Pháp luật các quốc gia khác quy định như thế nào về trường hợp tên miền trùng hay tương tự với các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ? Sự khác nhau trong quy định của các nước về trường hợp tên miền trùng hay tương tự với các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ như sau:  Singapore: + Tên miền đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một tên gọi, một nhãn hiệu hàng hóa hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn đã được xác lập quyền; + Người đăng ký tên miền không có bất kỳ quyền hay lợi ích hợp pháp nào liên quan đến tên miền.  Philippines: + Tên miền đăng ký trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu hàng hóa hay nhãn hiệu dịch vụ mà nguyên đơn đã được xác lập quyền; + Người đăng ký tên miền không có bất kỳ quyền hay lợi ích hợp pháp nào liên quan đến tên miền.