Thảo luận C4, C5 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Nhóm KTL dui nhộn

Chương 4: Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng I. Nhận định 1. Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết. => Nhận định trên sai. Theo khoản 2 Điều 7 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14, Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

2. Cơ quan thi hành án dân sự là cơ quan có thẩm quyền thu án phí dân sự và lệ phí dân sự. K2/3 Đ10 NQ326 => Nhận định trên sai. Cơ quan thi hành án dân sự chỉ có thẩm quyền thu án phí dân sự và lệ phí dân sự trong những vụ án, vụ việc nhất định theo khoản 1 Điều 10 Nghị Quyết 326/2016/UBTVQH14, "Cơ quan thi hành án có thẩm quyền thu án phí quy định tại Điều 3 và các loại lệ phí Toà án quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, các khoản 4, 5 và 8 Điều 4 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14". Điều đó có nghĩa cơ quan thi hành án chỉ có thẩm quyền thu án phí và lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án (khoản 1 Điều 4 NQ 326); Lệ phí kháng cáo quyết định của Tòa án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài; phán quyết của Trọng tài nước ngoài (điểm b khoản 2 Điều 4 NQ326); Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (khoản 4 Điều 4 NQ236); Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công (khoản 5 Điều 4 NQ326); Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài (khoản 8 Điều 4 NQ236). Những trường hợp thu lệ phí còn lại sẽ thuộc thẩm quyền của Toà án và Bộ Ngoại giao.

Nhóm KTL dui nhộn

3. Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm thì được miễn tạm ứng án phí phúc thẩm => Nhận định trên sai. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm sẽ thuộc trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí theo điểm d khoản 1 Điều 11 NQ326/2016/UBTVQH14 chứ không thuộc trường hợp miễn nộp tạm ứng án phí. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, "Tạm ứng án phí gồm có tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm". Mà trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí điều đó có nghĩa bao gồm cả tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm chứ không chỉ riêng tạm ứng án phí phúc thẩm.

4. Người lao động khởi kiện đòi tiền lương thì không phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm. => Nhận định trên sai. Trường hợp người lao động khởi kiện đòi tiền lương sẽ thuộc trường hợp miễn nộp tạm ứng án phí theo điểm a khoản 1 Điều 12 NQ326/2016/UBTVQH14 chứ không thuộc trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí. Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, "Tạm ứng án phí gồm có tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm". Mà trường hợp người lao động khởi kiện đòi tiền lương thuộc trường hợp miễn nộp tạm ứng án phí điều đó có nghĩa trường hợp trên được bao gồm cả tạm ứng án phí sơ thẩm và tạm ứng án phí phúc thẩm chứ không chỉ riêng án phí sơ thẩm.

5. Trước khi thụ lý việc dân sự, Chánh án Tòa án là người có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí Tòa án. => Nhận định trên là sai. Căn cứ khoản 1 Điều 15 NQ326 "Trước khi thụ lý vụ án, Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí sơ thẩm". Do đó chủ thể có thẩm quyền xét đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng lệ phí Toà án là Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công chứ không phải trực tiếp Chánh án.

Nhóm KTL dui nhộn

6. Nguyên đơn được Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Nhận định trên là đúng. Vì theo khoản 2 Điều 26 NQ326/2016: "Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Toà án chấp nhận" đồng nghĩa với việc nguyên đơn không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp này. Vậy nếu nguyên đơn được Toà án chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện thì không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm. Nhận định trên là sai Các trường hợp + Các bên có quyền thoả thuận với nhau về việc chịu án phí + Vụ án ly hôn: nguyên đơn là người chịu án phí + Các vụ án về chia di sản thừa kế, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, xác định tài sản của mình: án phí tính theo phần được nhận.

7. Người được Tòa án quyết định cho miễn nộp tiền tạm ứng án phí thì không có nghĩa vụ chịu tiền án phí. Nhận định trên là sai. Vì theo khoản 3 Điều 12 NQ326/2016: "3. Trường hợp các đương sự thỏa thuận một bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp mà bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí phải nộp thuộc trường hợp được miễn nộp tiền án phí thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí đối với phần mà người thuộc trường hợp được miễn phải chịu theo quy định, của Nghị quyết này. Phần án phí, lệ phí Tòa án mà người đó nhận nộp thay người khác thì không được miễn nộp." trong trường hợp này người được miễn nộp tiền tạm ứng án phí cũng được miễn nộp án phí tuy nhiên nếu các đương sự thoả thuận người được miễn nộp án phí này chịu toàn bộ án phí hoặc một phần số tiền án phí thì người này vẫn có nghĩa vụ chịu tiền án phí đối với phần không được miễn nộp đã thoả thuận. Thêm vào đó, căn cứ điểm đ khoản 1 điều 12 NQ326/2016 thì hộ nghèo, hộ cận nghèo không hiển nhiên tại thời điểm, nếu tại thời điểm Toà án quyết định tiền án phí mà người đó không thuộc trường hợp người được miễn theo diện là hộ nghèo, hộ cận nghèo nữa thì sẽ không được miễn. 2 giai đoạn: GĐ1: Tạm ứng án phí => GĐ2: nghĩa vụ chịu tiền án phí

Nhóm KTL dui nhộn

8. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ do bị đơn chịu. Nhận định trên sai. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ cũng có thể do nguyên đơn chịu chẳng hạn như khoản 3 Điều 157 BLTTDS: "3. Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.". Vậy chí phí xem xét, thẩm định tại chỗ không chỉ do bị đơn chịu.

9. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án cấp phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại. Nhận định trên là đúng. Khoản 3 Điều 29 NQ326/2016: "Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm; nghĩa vụ chịu án phí được xác định lại khi giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm"

10. Đương sự được miễn án phí dân sự sơ thẩm thì đương nhiên được miễn án phí dân sự phúc thẩm. Nhận định trên là đúng. Vì theo Điều 12. Miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Toà án, lệ phí Toà án NQ326/2016 các trường hợp miễn án phí không phân biệt theo cấp xét xử. Vậy đương sự được miễn án phí dân sự sơ thẩm thì đương nhiên được miễn án phí dân sự phúc thẩm. Nhận định trên sai. Trường hợp đến phúc thẩm không còn thoả các điều kiện tại điều 12. 11. Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án cấp phúc thẩm huỷ bản án và đình chỉ giải quyết vụ án. Nhận định trên là sai. Căn cứ điểm b khoản 1 điều 299 BLTTDS 12. Bản án sơ thẩm miễn án phí đối với yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm thì bản án phúc thẩm có miễn hay không? Có, miễn luôn nha

Nhóm KTL dui nhộn

Chương 5: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự I. Nhận định 1. Mọi chứng cứ đều được công bố và sử dụng công khai. Nhận định sai. Căn cứ theo khoản 1 Điều 109 BLTTDS thì những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này Tòa án không công khai nội dung tài liệu, chứng cứ “có liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự nhưng phải thông báo cho đương sự biết những tài liệu, chứng cứ không được công khai.” Ngoài ra đây cũng là nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng phải giữ bí mật những tài liệu, chứng cứ trên theo quy định tại khoản 3 Điều 109 BLTTDS 2015.

2. Trong tố tụng dân sự, Tòa án không có thẩm quyền thu thập chứng cứ. Nhận định sai. Căn cứ theo theo điểm e khoản 1 và khoản 2 Điều 97 BLTTDS 2015, Tòa án có thẩm quyền tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đã áp dụng mọi biện pháp nhưng vẫn không tự thu thập được và có yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập cũng như Tòa án có quyền áp dụng một số biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ. Do đó theo luật định, Tòa án vẫn có thẩm quyền thu thập chứng cứ trong một số trường hợp nhất định đã nêu trên.

3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự. Nhận định sai. Tòa án không chỉ ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của đương sự mà còn ra quyết định định giá tài sản thuộc một trong hai trường hợp sau được quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 104 BLTTDS 2015: “b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản; c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.”

Nhóm KTL dui nhộn

4. Biên bản lấy lời khai là chứng cứ trong tố tụng dân sự. Nhận định sai. Biên bản lấy lời khai không là chứng cứ trong tố tụng dân sự. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 94 BLTTDS 2015, biên bản lấy lời khai là tài liệu đọc được thuộc Nguồn của chứng cứ. Bản chất của chứng cứ là những gì có thật, theo một trình tự do luật định để Tòa án dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Biên bản lấy lời khai chỉ là nơi chứa đựng chứng cứ. Ngoài ra theo khoản 1 Điều 95 BLTTDS 2015: “Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.” Do vậy, nếu biên bản lấy lời khai không phải là bản chính hoặc bản sao không có công chứng, chứng thực hợp pháp,… thì không được xem là chứng cứ theo quy định tại Điều 93 BLTTDS 2015. 5. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự không có nghĩa vụ chứng minh. Nhận định sai. Theo điểm a) khoản 1 Điều 73 BLTTS 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì họ sẽ có các nghĩa vụ của đương sự được quy định tại Điều 70 BLTTDS 2015, trong đó có nghĩa vụ chứng minh được quy định tại Khoản 5 của điều này. Đồng thời, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu có yêu cầu độc lập thì cũng có quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn quy định tại Điều 71 và Điều 72 BLTTDS 2015 nên nếu không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015 thì họ vẫn sẽ có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu độc lập của mình. Vậy nhận định trên là sai. Đưa ra yêu cầu độc lập hoặc không đưa ra yêu cầu độc lập mà phản đối yêu cầu của người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (thuộc 2 TH trên nhưng ko có nghĩa vụ chứng minh). 6. Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm. Nhận định sai. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015 thì: “ Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm”, nghĩa là vẫn tồn tại trường hợp đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên toà sơ thẩm nên nhận định sai. 7. Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát không có thẩm quyền thu thập tài liệu, chứng cứ.

Nhóm KTL dui nhộn

Nhận định sai. Theo quy định về việc thu thập chứng cứ của Viện kiểm sát tại Khoản 6 Điều 97 BLTTDS 2015 thì: “Viện kiểm sát thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.” nghĩa là Viện kiểm sát có thẩm quyền thu thập tài liệu, chứng cứ để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị của mình. * Mở rộng thêm bài học - Điểm d khoản 1 điều 279 BLTTDS,VKS vẫn có nghĩa vụ chứng minh đối với kháng nghị - Người giám định cũng có nghĩa vụ chứng minh (Chứng minh kết quả giám định là đúng quy trình) - Toà án cũng có nghĩa vụ chứng minh (Chứng minh cơ sở pháp lý áp dụng) - Đương sự có nghĩa vụ chứng minh (Chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình) 8. Đương sự có yêu cầu có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Nhận định sai. Không phải đương sự nào khi có yêu cầu cũng đều có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp cho Toà án tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ hợp pháp. Chẳng hạn như các trường hợp được quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều 91 sẽ không cần thực hiện nghĩa vụ chứng minh được quy định tại Điều 91 như sau: “1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây: a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

Nhóm KTL dui nhộn

Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động; c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.” Vậy nhận định trên là sai.

II. Bài tập Câu 1: Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Anh Tuấn sửa nhà. Sau đó, nhà chị Mai bị nứt. Theo chị Mai, nhà của chị bị nứt là do viê ̣c sửa nhà của anh Tuấn gây ra. Chị yêu cầu anh bồi thường 50 triệu đồng nhưng anh không đồng ý (vì cho rằng nhà chị Mai bị nứt do nhà chị được xây dựng trên nền móng yếu). Chị Mai đã khởi kiê ̣n anh Tuấn đến Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu Tòa án buô ̣c anh Tuấn phải bồi thường thiê ̣t hại là 50 triệu đồng. Tòa án thụ lý vụ án, trưng cầu giám định theo yêu cầu của chị Mai (anh Tuấn không đồng ý việc giám định này), chi phí giám định là 5 triê ̣u đồng. Kết quả giám định xác định: nhà chị Mai có 2 vết nứt, do tác đô ̣ng của viê ̣c sửa nhà của anh Tuấn. Hỏi: a. Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào? -

Các vết nứt là do hoạt động sửa nhà của anh Tuấn gây ra. Nền móng nhà chị vẫn bình thường chứ không bị suy yếu như anh Tuấn nói. Tổng thiệt hại ước tính là 50 triệu đồng. Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Chứng cứ:

-

Giấy tờ kết quả giám định rằng việc anh Tuấn sửa nhà gây ra thiệt hại cho nhà chị Mai. Giấy tờ chứng minh thiệt hại cần được đền bù để sửa chữa các vết nứt nhà chị Mai tương ứng với số tiền 50 triệu đồng. Sổ đỏ của nhà chị Mai trong đó có số liệu chứng minh nền móng nhà chị được xây dựng đúng quy định và vẫn trong tình trạng bình thường.

Nhóm KTL dui nhộn

b. Bản án sơ thẩm chấp nhâ ̣n yêu cầu khởi kiê ̣n của chị Mai, buô ̣c anh Tuấn bồi thường cho chị Mai số tiền 50 triệu đồng. Chi phí giám định đương sự nào chịu? Nội dung chứng minh yêu cầu những vấn đề gì + Nội dung: chứng minh theo pháp luật nội dung Vd: đòi bồi thường thiệt hại - Chứng minh mình có tư cách yêu cầu - Chứng minh có thiệt hại xảy ra: - Có hành vi gây thiệt hại (lời khai của hàng xóm, clip, hình ảnh) - Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả - Có lỗi hay không - Chứng minh khoản tiền đòi bồi thường là hợp lý * chia tài sản thừa kế - Đầu tiên phải chứng minh giấy chứng tử - Chứng minh là người có quyền hưởng di sản - Chứng minh di sản Câu 2: Cụ Minh và cụ Trầm có 03 người con là Trung (sinh năm 1935), Xiêm (sinh năm 1940) và Huệ (sinh năm 1952). Cụ Minh và cụ Trầm chết để lại khối tài sản gồm: phần đất thuộc thửa số 1675, 1676, tờ bản đồ số 05, tọa lạc tại ấp An Thạnh, xã Long Thơi, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, diện tích 2.987 m 2, 01 ngôi nhà 03 gian, cột gỗ, vách gỗ, nền đất; các tài sản trong nhà bao gồm: 01 tủ thờ, 01 bộ ván ngựa, 01 tủ áo. Đất hiện nay do bà Nguyễn Thị Huệ và bà Nguyễn Thị Bé Hằng trực tiếp quản lý. Ông Xiêm mất năm 1964 và có một người con là Hùng. Do ông Minh và bà Trầm chết không để lại di chúc nên ông Trung khởi kiện bà Huệ, bà Hằng ra Tòa án yêu cầu chia toàn bộ di sản mà ông Minh, bà Trầm để lại làm 03 phần bằng nhau cho 03 người là ông Trung, ông Hùng và bà Huệ. Để giải quyết chính xác vụ án chia thừa kế, đương sự, Tòa án cần thực hiện những biện pháp thu thập chứng cứ nào đối với tài sản đang tranh chấp.

Nhóm KTL dui nhộn

Để giải quyết chính xác vụ án chia thừa kế, đương sự, Tòa án cần thực hiện những biện pháp

thu thập chứng cứ đối với tài sản đang tranh chấp như sau: 1. Đối với ông Trung, do là đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nên căn cứ khoản 1 điều 91 BLTTDS 2015, ông Trung có nghĩa vụ thu thập, cung cấp, giao nộp cho Toà án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình, bao gồm: + Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ con giữa ông Trung, bà Huệ và ông Minh, Bà Trầm: giấy khai sinh để xác minh quan hệ cha, mẹ, con giữa những người này. + Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con giữa ông Hùng và ông Xiêm: giấy khai sinh để xác minh quan hệ cha, con giữa những người này. + Giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu đối với khối di sản mà ông Minh và bà Trầm để lại: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của phần đất thuộc thửa số 1675, 1676, tờ bản đồ số 05, tọa lạc tại ấp An Thạnh, xã Long Thơi, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre; 01 ngôi nhà 03 gian, cột gỗ, vách gỗ, nền đất + Bản kê khai di sản; + Giấy chứng tử của ông Minh và bà Trầm; + Căn cứ để chứng minh ông Trung, ông Hùng và bà Huệ không thuộc các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo điều 621 Bộ luật dân sự. + Cung cấp định giá tài sản đang tranh chấp 2. Đối với bà Huệ và bà Hằng: + Căn cứ để chứng minh công sức đóng góp Căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ kể trên thì những biện pháp cần thiết để thực hiện theo điều 97 BLTTDS 2015: 1. Đối với ông Trung -

Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được: Thu thập các loại giấy tờ như: giấy chứng tử của ông Minh bà Trầm; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa ông Trung, bà Huệ và ông Minh, Bà Trầm; Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con giữa ông Hùng và ông Xiêm,….

Nhóm KTL dui nhộn

- Yêu cầu Toà án ra quyết định định giá tài sản. 2. Đối với bà Huệ, bà Hằng - Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng làm căn cứ để chứng minh công sức đóng góp 3. Đối với Toà án Trong các trường hợp do Bộ luật TTDS quy định, Toà án có thể thực hiện các biện pháp tại khoản 2 điều 97 - Lấy lời khai của các đương sự, người làm chứng - Đối chất giữa các đương sự với nhau - ….