Phương Pháp Trắc Quang [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Nhóm A1

BÀI TƯỜNG TRÌNH

Họ tên

MSSV

Nguyễn Thị Mai

1514131

Võ Kim Ngọc

1514162

Huỳnh Bửu Ngọc

1514156

Hồ Thị Thảo

1514234

PHƯƠNG PHÁP TRẮC QUANG

Commented [EW1]: Điểm tường trình: -Trình bày: 2.0 / 2.0 - Kết quả mẫu KT: 1.5/ 3.0 - Số liệu & nhân xét: 5.0 / 5.0 Tổng: 8.5

Thứ 2, Ngày 15-05-2017

Điểm trên lớp: 1414131 -0.5 Đánh giá chung: Các lập luận đặt ra trong bài tương đối cụ thể và chặt chẽ, cần lưu ý trong việc tính toán các giá trị LOD,LOQ. Kq mẫu lệch nhiều so với PTN.

XÁC ĐỊNH Fe(II) VÀ Fe(III) TRONG NƯỚC BẰNG 1,10PHENANTROLIN. PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHUẨN, PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THÊM CHUẨN

A. PHƯƠNG PHÁP – NGUYÊN TẮC – ỨNG DỤNG. 

PHƯƠNG PHÁP ĐƯỜNG CHUẨN:

-

Nguyên tắc: Dùng dung dịch chuẩn của chất cần phân tích (ít nhất 5 dung dịch) ở các

nồng độ khác nhau để dựng đường thẳng tuyến tính A=f(C). Từ giá trị A đo được của mẫu phân tích, dựa vào đường chuẩn suy ra nồng độ của chất cần phân tích. Đường cuẩn phải tuân theo định luật Lambert-Beer, tức nằm trong khoảng tuyến tính. -

Ứng dụng: + Độ chính xác cao. + Có thể dùng để xác định cùng lúc nhiều mẫu phân tích nằm trong khoảng tuyến tính.

-

Nhược điểm: + Cho kết quả sai lệch khi nồng độ mẫu phân tích quá lớn hoặc quá nhỏ (nằm ngoài khoảng tuyến tính) + Không bù trừ được ảnh hưởng của nền mẫu dẫn đến sai lệch kết quả thu được.

Commented [EW2]: Phần mở đầu và nguyên tắc viết khá.



PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH:

-

Nguyên tắc: Phương pháp so sánh cần 2 dung dịch chuẩn so sánh có nồng độ của cùng

chất cần phân tích “hơi” thấp hơn và “hơi” cao hơn nồng độ chất phân tích trong dung dịch mẫu đem phân tích. Sai biệt nồng độ này càng nhỏ càng tốt. Phường pháp so sánh cũng cần tuân thủ theo định luật Lambert-Beer.

-

Ứng dụng: + Trong trường hợp nồng độ chất cần đo nằm ngoài khoảng tuyến tính của đường chuẩn theo định luật Lambert-Beer thì phương pháp đường chuẩn trở nên kém chính xác đi rất nhiều. Nên ta dùng phương pháp so sánh có nồng độ dung dịch chuẩn thấp hơn và cao hơn nồng độ chất cần phân tích với sai biệt càng nhỏ càng tốt thì trong khoảng rất nhỏ đó ta xem như tạo được một đường thẳng tuyến tình giống đường chuẩn để xác định được nồng độ chất cần đo. + Hiện tại, phương pháp này chỉ sử dụng nhiều trong công nghiệp để xác định các mẫu ổn định, biết trước kết quả để giảm bớt chi phí cho việc dựng đường chuẩn.

-

Nhược điểm: độ chính xác không cao nên không được sử dụng phổ biến.



PHƯƠNG PHÁP THÊM CHUẨN:

-

Nguyên tắc: Mẫu phân tích chứa nhiều chất khác nhau, có thể chịu nhiều ảnh hưởng

bởi các yếu tố của nền mẫu như độ nhớt, tỷ trọng, lực ion, các ion cạnh tranh tạo phức… làm thay đổi độ nhạy của phép phân tích. Trong khi đó, các dung dịch chuẩn không có các ảnh hưởng tương tự như mẫu, vì vậy việc xác định nồng độ mẫu suy từ phương pháp dãy chuẩn hay phương pháp so sánh đều có thể cho kết quả sai lệch với giá trị nồng độ thực tế. -

Ứng dụng: + Bù trừ được ảnh hưởng của nền mẫu nên khắc phục được sai lệch của phương pháp đường chuẩn nên có độ chính xác cao. Lưu ý rằng phương pháp thêm chuẩn không loại trừ (eliminate) ảnh hưởng của nền mẫu mà chỉ bù trừ (compensate) ảnh hưởng của nền mẫu mà thôi.

+ Phương pháp này cũng được dùng để phân tích các lượng vết và cũng để kiểm tra độ lặp và độ chính xác của phương pháp. Cũng lưu ý rằng phương pháp thêm chuẩn chỉ có ý nghĩa với những mẫu có nồng độ chất phân tích nằm giữa giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn xác định (LOQ) của phương pháp. Những mẫu có nồng độ chất phân tích nhỏ (