51 3 260KB
A.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
I.
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BCTC
1. Hệ thống các thông tin tài chính -
-
-
a. Nguồn dữ liệu chính thống Thu thập báo cáo tài chính của PNJ (gồm bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ) theo năm từ trang web finance.vietstock.vn. Thu thập các báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán qua các năm từ 2015 đến 2019. Thu thập các báo cáo thường niên của công ty từ năm 2015- 2019. Đối chiếu và kiểm chứng các báo cáo tài chính thu thập được với báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán của công ty qua các năm trong giai đoạn từ 2015- 2019. Sau khi trùng khớp và phù hợp, tiến hành xử lí số liệu và phân tích. b. Nguồn dữ liệu phi chính thống Các nguồn báo internet cung cấp thêm các thông tin về biến động của nền kinh tế, các thông tin về ngành, về thị trường trong và ngoài nước,… có liên quan đến công ty phân tích. Các nguồn dữ liệu đa số là các trang báo lớn, có lượt truy cập cao, có thể kể đến như Báo đầu tư, Báo CafeF, Báo mới, Báo Kênh 14,…Ngoài ra, thông tin còn được thu thập từ trang tin tức của chính công ty PNJ. Đây đều là các nguồn thông tin mang lại tính chính xác và độ tin cậy cao, có thể dùng để hỗ trợ cho việc phân tích công ty một cách hữu ích.
2. Các nhân tố tác động đến BCTC theo luật định a. Chuẩn mực kế toán - Báo cáo tài chính của công ty tuân thủ phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất. (Được trình bày tại báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán qua các năm). b. Nhà quản trị - Ban Điều hành Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty và các công ty con, thể hiện trung thực và hợp lý tình hình tài chính hợp nhất của Tập đoàn cũng như kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và tình hình lưu chuyển tiền tệ hợp nhất của năm tài chính kết thúc. (Được trình bày trong Báo cáo thường niên của công ty qua các năm).
c. Cơ chế giám sát - Kiểm toán bên ngoài: Công ty có thuê các đơn vị kiểm toán bên ngoài là các công ty thuộc nhóm BIG4, cụ thể là Deloitte (2015,12016, 2017) và PwC (2018, 2019). Đây đều là các hãng kiểm toán lớn và uy tín, được đánh giá cao trong ngành kiểm toán, do đó, các báo cáo tài chính được kiểm toán bởi các công ty này có độ chính xác và độ tin cậy rất cao. - Hội đồng quản trị được giám sát thông qua ban kiểm soát, cụ thể: + Giám sát hoạt động kế toán: “Kiểm tra tính hợp lý, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong tổ chức công tác tài chính kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính.” + Giám sát kiểm toán nội bộ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động “Tham gia kiểm kê và giám sát tiền hàng; Kiểm tra quy trình hoạt động bán hàng; Kiểm tra chuyên đề về hệ thống vận hành tại các đơn vị; Đánh giá chuẩn về phục vụ khách hàng; Báo cáo kết quả kiểm tra gửi đầy đủ về Chủ tịch HĐQT, Phó Chủ tịch HĐQT và BĐH”. (Trích báo cáo thường niên công ty PNJ 2019). + Giám sát kiểm toán bên ngoài: “Xem xét báo cáo giữa niên độ và Báo cáo tài chính của Công ty năm 2019 (riêng và hợp nhất) đã được soát xét và kiểm toán”
3. Chất lượng của thông tin kế toán -
-
-
-
a. Tính phù hợp Báo cáo tài chính của công ty PNJ được thu thập số liệu trong 5 năm gần đây nhất (từ 2015-2019). Vì dữ liệu được lấy theo năm tài chính, nên khi năm 2020 chưa kết thúc, dữ liệu của báo cáo tài chính từ 2015-2019 đã là dữ liệu mới nhất, phản ánh được tính kịp thời và phù hợp của dữ liệu. Thông tin từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên thu thập được giúp người đọc có thể xem lại các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra và từ đó, đánh giá được mức độ hoàn thành các mục tiêu của công ty. b. Tính tin cậy Vì báo cáo tài chính của công ty đã được 2 đơn vị kiểm toán là Deloitte và PwC thông qua, nên có thể xem các báo cáo tài chính của công ty có tính xác thực cao và độ tin cậy tốt, do đó, báo cáo tài chính của công ty là trung thực, không bị bóp méo, phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. c. Khả năng so sánh Thông tin giữa các báo cáo tài chính thu thập được đáp ứng nguyên tắc có thể so sánh được. Thông tin kế toán giữa công ty PNJ và công ty đối thủ điển hình là SJC đều được đo lường theo cùng phương pháp kế toán, cách hạch toán và nguyên tắc ghi nhận cũng như đảm bảo được các tính chất trọng yếu và thận trọng của kế toán nói chung.
d. Tính nhất quán - Thông tin trên báo cáo tài chính của PNJ qua các năm đảm bảo được tính nhất quán, cụ thể là sự nhất quán trong phương pháp khấu hao tài sản cố định qua các năm (khấu hao đường thẳng), hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên… Tóm lại, các dữ liệu thu thập dùng để phân tích công ty PNJ cũng như công ty đối thủ trên đáp ứng được các yêu cầu về nguyên tắc trong Chuẩn mực kế toán, đáp ứng được các tính chất cần có của một bản báo cáo tài chính, và các dữ liệu này là hữu ích để xử lí và phân tích công ty một cách tốt nhất.
II. PHÂN TÍCH BCTC: Đơn vị tính : 1000 VND 1.Cơ cấu tài sản : 2016
2017
2018
2019
2020
TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn
86%
85%
84%
85%
81%
Tiền và các khoản tương đương tiền
4%
4%
3%
1%
5%
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
0%
4%
0%
0%
0%
Các khoản phải thu ngắn hạn
2%
2%
2%
2%
1%
79%
74%
77%
82%
77%
1%
2%
1%
1%
1%
Tài sản dài hạn
14%
15%
16%
15%
16%
Tài sản cố định
12%
11%
11%
11%
11%
Bất động sản đầu tư
0%
0%
0%
0%
0%
Các khoản đầu tư
0%
0%
0%
0%
0%
Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác
tài chính dài hạn Ta có thể thấy công ty PNJ đầu tư nhiều vào hàng tồn kho do công ty kinh doanh vàng bạc đá quý nên luôn cần một lượng hàng tồn kho lớn, các khoản khác của tài sản ngắn hạn đều không đáng kể . Những năm lại gần đây khoản này đã được giảm đáng kể xuống duy trì còn khoản 14-16 % và chủ yếu là tập trung đầu tư vào tài sản cố định. Trong năm 2020, tổng tài sản tính đến cuối năm của PNJ là gần 8500 tỷ đồng, trong đó tài sản ngắn hạn là 7143 tỷ đồng chiếm 81%tổng tài sản và tài sản dài hạn là 1339 tỷ đồng chiếm 16% tổng tài sản. Hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp trung bình là 82%% tính đến năm 2019, 77% tinh đến năm 2020 Và con số này đã tăng 46.04% so với năm 2018. Chính sách tăng hàng tồn kho do từ năm 2018 đến nay PNJ đã và đang trong đà phát triển, ngày càng mở rộng mô hình kinh doanh của mình (4 công ty con, tăng thêm 55 của hàng so với năm 2018). Hàng tồn kho mua trong năm là 13.358 tỷ đồng.
Biểu đồ cơ cấu tài sản
8%
4%
11% 1.Tiền và khoản tương đương tiền
2.Hàng tồn kho
3.TSCĐ
4. ĐTTC dài hạn
5. Các khoản mục khác
77%
Tài sản ngắn hạn
ĐVT: 1000 VND
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2016
2017
2018
2019
Chỉ số này cho thấy mức độ hiệu quả của việc sử dụng khoản tiền và tương đương tiền để tạo ra doanh thu. Trong khoảng năm từ 2016-2018 giảm sút rõ rệt cho đến năm 2019 mới bắt đầu tăng lại, nhưng lại giảm đáng kể trong năm 2020 ĐVT: 1000 VND
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2016
2017
2018
2019
TÀI SẢN
Vòng quay khoản phải thu của công ty năm 2019 là 327.4 vòng và trung bình các khoản nợ phải thu được thu hồi trở lại kéo dài khoảng 1 ngày. Trong năm 2018-2019, do các khoản mục trong phải thu ngắn hạn của công ty tăng mạnh, đặc biệt là ở khoản phải thu khách hàng, trả trước cho người bán và phải thu ngắn hạn khác đã làm cho số ngày thu tiền bình quân dài hơn so với các năm 2016, 2017. Số ngày thu tiền bình quân năm 2020 có tăng nhưng không đáng kể, ngoài ra doanh thu bán hàng trong năm 2020 cũng tăng so với các năm trước nên nhìn chung đánh giá công tác quản lý nợ phải thu của công ty trong năm 2020 là tốt.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2016
2017
TÀI SẢN Vòng quay hàng tồn kho của công ty luôn duy trì ở mức thấp, 2,88(2016, 2.91 (2017), 2.82 (2018) Nhưng đến năm 2019 lại tăng lên đến 3,86 vòng và trung bình từ lúc công ty mua nguyên vật liệu sản xuất cho đến khâu tiêu thụ trung bình kéo dài khoảng 95 ngày. Nguyên nhân là vì
(1) việc thay đổi cấu trúc sản phẩm, chuyển sang tập trung kinh doanh vàng trang sức thay vì vàng miếng như giai đoạn trước đây khiến vốn quay vòng chậm hơn, do trước đây vàng miếng tuy mang lại biên LNG thấp nhưng là sản phẩm dễ bán, người tiêu dùng cũng có thể mua đi bán lại liên tục nên hàng tồn kho được quay vòng liên tục. Khi chuyển sang vàng trang sức, mức độ giao dịch thấp hơn hẳn do vàng trang sức ko có tính chất đầu cơ.
2018
(2) Với chiến lược mở rộng thị phần so với các đối thủ cạnh tranh, PNJ đã đẩy mạnh việc mở cửa hàng mới. Bên cạnh đó, những cửa hàng này lại nằm ở vị trí khá xa so với nhà máy, đòi hỏi công ty phải duy trì một lượng tồn kho lớn để đáp ứng đủ sản phẩm tiêu thụ cho mỗi cửa hàng. Do đó, vòng quay hàng tồn kho của PNJ luôn duy trì mức thấp và có xu hướng giảm theo sự gia tăng của số lượng cửa hàng Tài sản dài hạn Trước hết có thể thấy tài sản dài hạn không có mục khoản phải thu cho thấy vốn của công ty không bị người khác chiếm dụng và qua đó cho thấy khả năng kiểm soát nợ của công ty là tốt. 2016 Hiệu suất sử dụng TSCĐ
2017
18,99
2018
24,31
24,15
2019 20,69
2020 18,87
Nhìn chung tài sản cố định chiếm khá thấp trong tổng tài sản mỗi năm và hiệu quả nó mang lại cũng không quá cao với việc 1 đồng đầu tư vào tài sản cố định thì trung bình chỉ đem lại cỡ 20 đồng doanh thu, với nguyên nhân đây là công ty trong lĩnh vực chế tác hoàn kim, nên doanh thu hầu như sẽ phụ thuộc vào nguồn nguyên vật liệu và tay nghề của thợ chế tác, các thiết bị, máy móc, nhà xưởng... hay các tài sản cố định nói chung mang tính chất góp phần hoàn thiện sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
2. Cơ cấu nguồn vốn Phân tích vốn chủ sở hữu
Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
NGUỒN VỐN
100%
100%
100%
100%
100%
Vốn chủ sở hữu
42%
66%
58%
53%
62%
Vốn đầu tư của chủ sở hữu
27%
24%
26%
26%
27%
Thặng dư vốn cổ phần
0%
19%
14%
11%
12%
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
10%
19%
14%
12%
19%
Lợi ích của cổ đông thiểu số
0%
0%
0%
0%
0%
CẤU TRÚC NGUỒN VỐN 12% 3%
21% 0%
21% 43% Vay ngắn hạn Vốn góp
Vay dài hạn Thặng dư + quỹ
Nợ chiếm dụng LNST chưa phân phối
Trong cơ cấu Nguồn vốn của PNJ thì VCSH luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn và càng ngày càng có xu hướng biến động tăng lên nhanh chóng. Vốn chủ sở hữu của PNJ tăng rất mạnh từ 1500 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 42% năm 2016 lên 5241 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62% năm 2020. VCSH của doanh nghiệp tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng về vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận chưa phân phối. Vốn đầu tư của chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm 2020 là 2276 tỷ VND chiếm tỷ trọng 27% tổng nguồn vốn tăng 1293 tỷ VND so với năm 2016. Trong khi lợi nhuận chưa phân phối vào năm 2020 là 1605 tỷ VND chiếm tỷ trọng 19% tổng nguồn vốn, tăng 1231 tỷ VND so với lợi nhuận cùng kỳ năm 2016. Chỉ trong chưa đầy 5 năm, lợi nhuận chưa phân phối của doanh nghiệp đã tăng thêm 1231 tỷ, tương ứng tốc độ tăng 76.7%. Điều này chứng tỏ quá trình tái cấu trúc của doanh nghiệp cùng với các chiến lược kinh doanh đã phát huy cực kỳ hiệu quả
Phân tích Nợ phải trả
CẤU TRÚC VỐN VÀ TỶ LỆ ĐÒN BẨY 6,000,000,000
120.00%
5,000,000,000
100.00%
4,000,000,000
80.00%
3,000,000,000
60.00%
2,000,000,000
40.00%
1,000,000,000
20.00%
0
1
2 Nợ vay
3 Vốn chủ sở hữu
4
5
0.00%
Nợ/ VCSH
Chỉ số Nợ vay/ VCSH của PNJ có xu hướng giảm mạnh từ 2016 (100,51%) đến 2018 (41.82%). Sau đó giảm đột biến xuống 9,19% năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu đến từ : -
+ Vốn chủ sở hữu của PNJ tăng rất mạnh từ 1500 tỷ đồng năm 2016 lên 5241 tỷ đồng năm 2020 + Trong khi đó nợ vay của PNJ tăng chậm hơn so với VCSH, từ 1507 tỷ đồng năm 2016 lên 1839 tỷ đồng năm 2020. Đối chiếu với tình hình tăng trưởng cửa hàng và tăng trưởng tồn kho phục vụ cho phát triển mạng lưới kinh doanh mạnh mẽ của PNJ thì tình hình nguồn vốn của PNJ an toàn và rất bền vững. - Tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần ở mức ổn định là 35.09%. Có thể thấy mức sử dụng nợ của công ty đang rất tốt, cơ cấu nguồn vốn gần như cân bằng. + Điều này cho thấy PNJ đang tận dụng đòn bẩy tài chính để vừa mở rộng quy mô, vừa tăng vốn vay tài trợ cho tồn kho. + Trong năm 2020 Tỷ trọng nợ vay và chi phí lãi vay được kiểm soát ở mức độ an toàn, nợ vay ngân hàng đang chiếm khoảng 22% trên tổng nguồn vốn, chi phí lãi vay cũng giảm xuống. + Do chủ yếu bán lẻ và thu tiền ngay nên dòng tiền kinh doanh về nhanh, qua đó giúp PNJ trả nợ nhanh.
Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Chỉ tiêu
Năm 2019
Năm 2020
Chênh lệch
1. Hệ số nợ so với tài sản
0.468
0.382
-0.086
2. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát
1.82
2.21
0.39
3. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu
1.304
1.375
0.071
- Hệ số nợ so với tài sản : Hệ số nợ so với tài sản của Kinh Đô qua các năm nhỏ hơn 1 và tương đối thấp (xét trong 2 năm 2019 là 0.468 còn năm 2020 là 0.382) cho thấy công ty ít phụ thuộc vào các chủ nợ và có mức độ độc lập về tài chính cao. Bên cạnh đó là công ty có nhiều cơ hội để tiếp nhận các khoản vay từ các nhà đầu tư tín dụng do có hệ số nợ so với tài sản thấp. Do đó có thể thấy công ty có chính sách sử dụng vốn thận trọng, an toàn không sử dụng nhiều số nợ phải trả để tài trợ cho tài sản của mình và ngày càng có xu hướng giảm các khoản vay - Hệ số khả năng thanh toán: luôn có giá trị lớn hơn 1 chứng tỏ Kinh Đô sử dụng cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản của mình. Trị số này tăng từ 1.82 năm 2019 lên 2.21 năm 2020 và vẫn lớn hơn 1 tương đối nhiều cho thấy công ty duy trì được tình trạng tài chính ổn định, không bị thua lỗ, mức độ tham gia tài trợ tài sản từ nợ phải trả chiếm tỷ trọng thấp.
- Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu: Hệ số này qua các năm cũng đều lớn hơn 1, cụ thể năm 2019 đạt 1.304 và năm 2020 đạt 1.375 cũng chứng tỏ được kết luận là doanh nghiệp sử dụng cả vốn chủ sở hữu cũng như nợ phải trả để tài trợ tài sản và mức độ sử dụng nợ phải trả để tài trợ tài sản là ít.
Chỉ số thanh khoản PNJ Hệ số thanh toán hiện hành Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt
Hệ số thanh toán nhanh
3.00 2.50 2.00 1.50 1.00 0.50 0.00 2016
2017
2018
2019
2020
Nhìn chung, PNJ có khả năng đảm bảo lãi vay cao, đặc biệt ở giai đoạn từ năm 2017-2018 khi tỷ số thanh toan hiện hanh lên đến 2.62. Điều này cho thấy mức độ thanh toán lãi vay của PNJ hầu như không có hạn chế, thậm chí còn tiềm tàng những cơ hội đầu tư có khả năng sinh lợi với những tỷ số thanh toán nhanh, tức thời hay hiện hành đều ở mức dương liên tục qua các năm. Qua đó, ta có thể thấy việc trang trải cho các nghĩa vụ nợ ngắn hạn cũng như hoạt động quản trị tại PNJ có tiến triển ổn định.
3.Phân tích Doanh thu, lợi nhuận – Cơ cấu doanh thu, lợi nhuận Phân tích theo chiều dọc BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2016
2017
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền
3,102,579,809 155,348,027
3,896,141,901 175,208,552
1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn
70,848,027 84,500,000 65,000 65,000 6,272,112
111,158,552 64,050,000 160,065,000 160,065,000 84,622,464
- Ngành nghề của công ty PNJ chủ yếu là kinh doanh vàng, bạc, và đá quý nên giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao khoảng trên 80% so với doanh thu thuần. Tỷ trọng giá vốn hàng bán/doanh thu thuần cao, nhưng đang được giảm thiểu dần qua từng năm, năm 2016 là 82.58% còn 80.39% vào năm 2020. Dẫn đến biên lợi nhuận gộp từng năm tăng từ 1-3% mỗi năm, từ 16.48 % năm 2016 lên 19.61% năm 2020. - Tỷ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu đều tăng, khoản chi phí này chiếm khoảng 8% doanh thu thuần năm 2020. Biên lợi nhuận gộp tăng, nhưng biên EBIT năm 2020 lại giảm từ 8.77% năm 2017 xuống 8% năm 2020. - Chi phí lãi vay trên doanh thu thuần giảm dần trong những năm 2016– 2018, tỷ trọng này khoảng 0.42%; nhưng đến năm 2019 lại tăng lên khoảng 0.64%.
- Biên EBT (lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần) của năm 2017 và 2018 không thay đổi khoảng 8.27%, vào năm 2020 giảm xuống 7,69%. Biên lợi nhuận tăng mạnh từ 1.98% lên 5.26% vào năm 2016, và chững lại khoảng 6% vào năm 2017 và 2018.
- Vì với xu hướng chuyển dần sang sản xuất chế tác, thay vì chủ yếu làm thương mại như trước, PNJ đang chủ động gia tăng tỷ lệ biên lợi nhuận qua việc gia tăng giá trị sản phẩm giai đoạn chuyển đổi từ nguyên liệu thô sang thành phẩm đã qua chế tác.
Phân tích theo chiều ngang BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2016
2017
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền
3,102,579,809 155,348,027
3,896,141,901 175,208,552
1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 3. Phải thu ngắn hạn khác 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*)
70,848,027 84,500,000 65,000 65,000 6,272,112 34,105,257 18,769,438 8,813,862 35,328 2,838,689,611 2,838,689,611
111,158,552 64,050,000 160,065,000 160,065,000 84,622,464 39,946,217 33,682,108 10,858,761
- Về doanh thu : Doanh thu thuần 20,000,000,000 18,000,000,000 16,000,000,000 14,000,000,000 12,000,000,000 10,000,000,000 8,000,000,000 6,000,000,000 4,000,000,000 2,000,000,000 0
2016
2017
2018
2019
2020
3,401,959,227 3,401,959,227
Thông qua đồ thị và bảng số liệu trên, ta thấy doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của PNJ tăng trưởng đều qua các năm. Đặc biệt, có sự gia tăng đáng chú ý trong tỷ trọng doanh thu ở năm 2017 và 2018: Năm 2017, doanh thu tăng trưởng 28.17% so với năm 2016 (vượt 8.3% so với kế hoạch đề ra). Mức tăng trưởng này chủ yếu đến từ hoạt động bán lẻ các trang sức vàng- hoạt động đóng vai trò đầu tàu bên cạnh mảng bán lẻ trang sức bạc và chế tác, kinh doanh sỉ của công ty, chiếm hơn 50% trong tổng doanh thu, tăng 36.5% so với năm 2016. Năm 2018, doanh thu tăng 32.74% so với năm 2017, hoàn thành 108% kế hoạch đề ra, trong đó, trang sức bán lẻ vàng tiếp tục tăng 41% so với cùng kì năm trước. Năm 2018 được đánh giá là năm tăng trưởng mạnh mẽ nhất của PNJ về mảng bán lẻ. - Giá vốn hàng bán có tỷ lệ tăng gần tương đồng với tỷ lệ tăng trong doanh thu thuần từng năm. Chứng tỏ có sự đối ứng giữa giá vốn hàng bán và doanh thu thuần. Với sự tăng trưởng trong doanh thu thuần, thì công ty cũng đòi hỏi nhiều chi phí hơn để mở rộng và phát triển công ty, dẫn đến sự tăng lên trong chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh : Lợi nhuận PNJ (tỷ đồng) 1,625,917,995 1,623,074,240 1,508,304,433 1,500,397,163 1,266,689,317 1,263,146,339 962,360,427 949,049,430 724,388,106 663,824,247
2016 -60,563,859
13,310,997
3,542,978
2,843,755
2017
2018
2019
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
2020 -7,907,270
Lợi nhuận không từ hoạt động kinh doanh
+ Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu, tổng lợi nhuận kế toán trước và sau thuế của PNJ qua các năm cũng có sự tăng trưởng. Đáng chú ý là kết quả của lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty năm 2017 đạt 907tỷ, (tăng 53.63% so với cùng kỳ năm 2016), điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty trong năm 2017 đạt 724 tỷ (tăng 60.09% so với cùng kỳ năm 2016).
Tuy lợi nhuận trước thuế và sau thuế của PNJ trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 có tăng nhưng nhịp độ tăng trưởng thấp hơn so với sự gia tăng từ năm 2016 đến năm 2017 Nguyên nhân của sự tăng chậm này chủ yếu là do thị phần của ngành trang sức vàng phần lớn nằm ở các cửa hiệu truyền thống, chiếm đến 70% thị phần trong khi các doanh nghiệp kinh doanh trang sức lớn như PNJ hay các đối thủ khác là SJC, DOJI… chỉ chiếm 30% thị phần. Bởi các mặt hàng thuộc ngành trang sức cao cấp này phần lớn phù hợp với các khách hàng thuộc tầng lớp trung và thượng lưu, do đó, chỉ cần có sự biến động của thị trường hay khi nền kinh tế có chiều hướng xấu đi thì lượng cầu của thị trường cũng sẽ giảm. Ngoài ra, trong giai đoạn này sự biến động của thị trường vàng trên thế giới và trong nước cũng gây khó khăn rất nhiều cho ngành trang sức ở Việt Nam. + Lợi nhuận không từ hoạt động kinh doanh có sự biến động mạnh từ 20162020. Những sự biến động này cho thấy sự cải thiện lợi nhuận từ lỗ hơn 60tỷ vào năm 2016 sang mức lãi khoảng 13 tỷ vào năm 2017. Nhưng sau đó mức lãi đã giảm xuống qua các năm, đến năm 2020 công ty đã lỗ 7,9 tỷ đồng .Sự biến động này là do sự tăng giảm của các khoản mục trong chi phí tài chính (không tính lãi vay) của công ty. Ngoài ra, còn do lỗ do thanh lý các khoản đầu tư và lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện. - Về chi phí : Sự thay đổi của chi phí 100.00% 80.00% 60.00% 40.00% 20.00% 0.00% 2017/2016 -20.00%
2018/2017
2019/2018
2020/2019
-40.00% Chi phí bán hàng Chi phí lãi vay
Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí lãi vay có xu hướng tăng lên từ năm 2017-2020. Do PNJ vay thêm nợ để mở rộng thêm nhiều chuỗi cửa hàng bán lẻ và tích trữ hàng tồn kho. Với kế hoạch tiếp tục mở rộng cửa hàng trong năm nay, thì chi phí tài chính, nợ vay của PNJ sẽ gia tăng, và khoản mục chi phí bán hàng, quản lý doanh
nghiệp, kể cả lượng hàng tồn kho cũng sẽ tiếp tục gia tăng, có khả năng sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của PNJ trong giai đoạn này. + Với tỉ trọng của giá vốn hàng bán có xu hướng giảm qua các năm 26.72% xuống 3.96%. Đây là tín hiệu tích cực của chiến lược cắt giảm chi phí từ giá vốn hàng bán của PNJ, thông qua việc tích trữ tồn kho với số lượng lớn, PNJ thu lợi từ việc kinh doanh khi giá vàng tăng, từ đó làm tăng tỉ tọng của chỉ tiêu lợi nhuận gộp + Bên cạnh đó, các chi phí khác là chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp cũng có những biến đổi đáng lưu ý, cụ thể là chúng có xu hướng tăng qua các năm trong giai đoạn này, tuy nhiên tốc độ tăng k quá nhanh Cụ thể, tốc độ tăng của chi phí bán hàng từ năm 2019 sang năm 2020 đã giảm 4.34%, còn tốc độ tăng của chi phí quản lí doanh nghiệp cũng giảm còn 6.25%. Sự gia tăng của hai loại chi phí này đến từ việc PNJ liên tục mở rộng mạng lưới kinh doanh, hàng loạt các cửa hàng mới được khai trương, gia nhập vào hệ thống kinh doanh. Việc liên tục thành lập các của hàng trên tất cả các mảng bán hàng, cộng thêm hoạt động mua bán trực tuyến thông qua mạng xã hội đã làm tăng tỉ trọng chi phí bán hàng và chi phí quản lí trong tổng doanh thu của công ty. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí vẫn thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của công ty. Từ đó, cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty thực sự đang trên đà thịnh vượng và ngày càng xác lập được vị thế trên thị trường.
4. Phân tích cơ cấu dòng tiền : -
Tỷ số đảm bảo dòng tiền : Ta có công thức :
Tổng tiền mặt từ hoạt động trong ba năm Tổng chitiêu vốn ,mua sắm hàng tồn kho và cổ tức tiền mặt trong ba năm
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2016
2017
2018
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
3,102,579,809
3,896,141,901
5,405,256,60
Từ kết quả trên ta thấy tỷ số đảm bảo dòng tiền bằng 0.35, tỷ số này cho thấy trong 3 năm vừa rồi 2018,2019,2020 dòng PNJ hoạt động đã có phần hiệu quả hơn so với các kì trước, không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho các khoản tài sản cố định, tài sản lưu động và chi trả cổ tức cho cổ đông. Tuy vậy, PNJ vẫn cần phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, bởi PNJ đang là một công ty tăng trưởng mạnh với nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh thêm nhiều chuỗi cửa hàng và cần có đủ nguồn hàng cung cấp cho các cửa hàng là rất lớn.
2016
2017
2018
2019
2020
Dòng tiền từ HĐKD
-27,386,571
109,483,855
-302,139,906
-661,091,696
1,496,911,729
Dòng tiền từ HĐ đầu tư
145,935,130
-264,085,937
-168,906,471
-221,826,960
84,389,205
Dòng tiền từ HĐ tài chính
-1,260,976
174,400,279
502,670,132
771,283,119
-1,085,334,757
Dòng tiền thuần
117,287,583
19,798,196
31,623,755
-111,635,456
327,187,767
2,000,000,000 1,500,000,000 1,000,000,000 500,000,000 0 2016
2017
2018
2019
-500,000,000 -1,000,000,000 -1,500,000,000
Dòng tiền từ HĐKD Dòng tiền từ HĐ Tài Chính
Dòng tiền từ HĐ Đầu Tư
2020
- Nhìn vào số liệu và biểu đồ có thể cho chúng ta thấy rằng một cách khái quát dòng tiền
của PNJ chủ yếu đến từ hoạt động tài chính : Xét năm 2016-2017, biểu đồ cho thấy rằng dòng tiền hoạt động trong năm 2017 này có tăng lên so với năm 2016 do hoạt động kinh doanh và bán hàng của công ty tăng và do hai năm này PNJ giảm lượng hàng tồn kho, giảm cường dự trữ hàng, thu hẹp chính sách bán chịu. Năm 2018, dù dòng tiền từ HĐ tài chính tăng nhưng do công ty tiếp tục chi đầu tư nhiều, đồng thời trả cổ tức cao nên dòng tiền thuần thấp và năm 2018 tăng nhiều nhất so với các năm trước ( tăng 328 tỷ ) nhờ các chính sách giảm chi phí của công ty PNJ, chính sách áp dụng các chiến lược để tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp. Năm 2019, tình hình công ty khá tốt, dòng tiền từ HĐ tài chính tăng lên 270 tỷ so với năm 2018. Tuy nhiên năm 2020, dòng tiền đến từ hoạt động tài chính âm đến 1085 tỷ chủ yếu do công ty chi tiền mua lại các cổ phiếu đã phát hành và trả nợ vay từ các năm trước - Mặc dù PNJ kinh doanh có lãi trong cả 4 năm khảo sát nhưng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của PNJ lại bị âm ở các năm 2016 và 2018. Nguyên nhân đến từ việc lợi nhuận của PNJ đã được tái đầu tư mạnh mẽ vào giá trị hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng lớn để đảm bảo nguồn hàng hóa đủ để cung cấp cho các cửa hàng. (Cụ thể, tại năm 2018, hàng tồn kho của PNJ đạt 4.968 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2017 là 3.402 tỷ đồng). - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư hầu như có giá trị âm tương ứng với các năm đẩy mạnh việc mở rộng chuỗi cửa hàng bán lẻ (từ 194 cửa hàng năm 2015 lên đến hơn 320 cửa hàng năm 2018), sử dụng tiền để “mua tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác” phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
II. PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI BẰNG PHƯƠNG PHÁP DUPONT.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 2016
2017
2018
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương đương tiền
3,102,579,809 155,348,027
3,896,141,901 175,208,552
5,405,256,60 206,721,179,62
1. Tiền 2. Các khoản tương đương tiền II. Đầu tư tài chính ngắn hạn 1. Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 3. Phải thu ngắn hạn khác 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) IV. Hàng tồn kho 1. Hàng tồn kho
70,848,027 84,500,000 65,000 65,000 6,272,112 34,105,257 18,769,438 8,813,862 35,328 2,838,689,611 2,838,689,611
111,158,552 64,050,000 160,065,000 160,065,000 84,622,464 39,946,217 33,682,108 10,858,761
206,721,179,62
3,401,959,227 3,401,959,227
4,968,145,94 4,968,145,94
Thông tin tài chính qua 5 năm cho thấy lợi nhuận của công ty đang tăng đáng kể ( từ 531 tỷ năm 2016 đến 1200 tỷ năm 2020 ). Xét ở năm 2020 , dựa vào mô hình Dupont ta phân tích 2 chỉ tiêu ROA và ROE của công ty PNJ và công ty SJC :
Ta có sơ đồ phân tích Dupont như sau: ROE
AOE
ROA
ROS
SOA
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố là lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ số nợ (DR) mà ROA chịu tác động bởi 2 nhân tố là tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) và
155,196,25 57,664,06 57,982,67 39,159,00
vòng quay tài sản (SOA). Do đó, các yếu tố tác động đến ROE gồm: ROS, SOA và DR. ROA
Lợi nhuận sau thuế
ROE = 1−DR
ROS = Doanh thu thuần
ROA = ROS x SOA
Lợi nhuận sau thuế = Doanh thuthuần – Tổng chi phí và thuế
ROE = ROS x SOA x AOE
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ta thấy chỉ số ROA của PNJ cao hơn nhiều so với tỉ số ROA của đối thủ cạnh tranh SJC, nguyên nhân là : Tỷ suất sinh lợi doanh thu ( ROS) của PNJ khá cao, chứng tỏ khả năng tiêu thụ và điều hành chi phí tốt. ROA (= Biên lợi nhuận*Hiệu suất sử dụng tài sản) của PNJ có sự tăng trưởng cao là do biên lợi nhuận của PNJ được cải thiện từ 1.98% lên 6.90% và hiệu suất sử dụng tài sản của PNJ đang được duy trì ở mức khoảng 2.6 Thực tế đã chứng minh PNJ đã trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu của ngành sản xuất kinh doanh trang sức tại Việt Nam và là một trong những doanh nghiệp lớn của khu vực. Nhưng vòng quay tài sản của PNJ nhỏ hơn SJC, điều này có thể lý giải : PNJ đầu tư rất lớn vào cơ sở hạ tầng, mặt bằng kinh doanh, cụ thể tinh đến đầu năm 2021 PNJ đã có đến 339 cửa hàng trên toàn quốc . Chỉ số ROA cao, mà hiệu suất sử dụng tài sản của PNJ đang được duy trì ở mức thấp khoảng 2.6, dẫn đến ROE cũng cao theo. Ngoài ra, bội
số vốn cổ phần của PNJ đang duy trì ở mức cao, sau đó giảm xuống mức thấp hơn, cho thấy mức độ đòn bẩy tài chính giảm, ROE (= ROA*Bội số vốn cổ phần) trở nên bền vững hơn.
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN
Trong khi đó, SJC do biên lợi nhuận thấp (mặc dù doanh thu thuần cao gấp đôi, nhưng lợi nhuận ròng SJC lại thấp), khoảng 0.3%, trong khi biên lợi nhuận của PNJ cao gấp 6 lần .Hiệu suất sử dụng tài sản của SJC lại cao gấp 7 lần PNJ, nhưng biên lợi nhuận quá thấp, nên kéo theo ROA thấp.