41 0 3MB
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC ẤN ĐỘ I. KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO Phật giáo ra đời ở Ấn Độ từ thế kỉ VI TCN. Sau này Phật giáo được lan truyền sang các nước phương Đông. Kiến trúc Ấn Độ bao gồm 3 thể loại chính: + Tòa Stupa:phù đồ. + Chaitya: chùa hang. + Vihara: tịnh xá. 1. Tòa Stupa (phù đồ) Nổi tiếng nhất là tòa Stupa ở Sanchi được xây dựng vào thế kỉ thứ II TCN có mặt bằng hình tròn với đường kính 32m, cao 12,8m, tường rào cao 4,3m, cổng cao 10m.Cổng ở phía Bắc được trang trì bằng những khối đá chạm khắc khá công phu, trong lăng mộ có nhiều phù điêu điễn tả sự tích của Phật. Mô hình tòa Stupa gồm có 4 phần: + Tường rào. + Đế. + Hình vòm cầu. + Chóp có những khối đá lớn để trám lọng. Xung quanh tòa Stupa có 2 đường chạy đàn: 1 ở đế, 2 là ở lưng chừng vòm cầu. Tòa Stupa được xây dựng ở ĐB Ấn Độ (nơi sinh ra Phật giáo) tại những nơi thiêng liêng, là nơi lưu giữ phật tích, ban đầu là nơi chôn giữ xá lợi và dần dần trở thành biểu tượng của tôn giáo, tượng trưng cho vũ trụ bao la 4 phương 5 hướng, không gian bên ngoài như là một xã hội tấp nập còn bên trong là không gian tu hành tách biệt với TG bên ngoài.
1
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
2. Chaitya (chùa hang) Kiến trúc gồm có mặt bằng hình chữ nhật, đầu phía trong uốn cong hình bán nguyệt.Ở tâm đặt tòa Stupa hoặc tượng phật để thờ. Ở 2 bên có 2 dãy cột ngăn cách tạo thành hành lang bên ngoài và không gian bên trong có các phù điêu nói về sự tích của Phật và cũng là nơi làm lễ, nghe giảng đạo lí kinh thánh. Mặt đứng có 1 lối vào chính và 2 bên là tượng các vị thần gác cổng, đặc biệt ở phía trên có cửa sổ hình lá đề để lấy sáng vào không gian bên trong, 2 bên cửa sổ được trạm trổ bằng những phù điêu đẹp mắt. Tất cả kiến trúc Chaitya đều được đục vào trong hang đá đặc biệt ở vùng Ajanta – trung tâm Phật giáo nổi tiếng được xây dựng vào thế kỉ II TCN.
2
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
3. Vihara(tịnh xá) Tu viện cũng được đục vào trong núi đá ở những nơi như Ajanta. Có mặt bằng hình vuông hoặc gần như chữ nhật, có những dãy cột tách ra khỏi tường rào tạo thành những hành lang đi xung quanh, xung quanh hàng lang là các phòng tu sĩ ở, không gian ở trong là nơi để cho các tu sĩ tu hành.Không gian bên trong được trang trí bằng các tượng, phù điêu.Mặt đứng gần giống như Chaitya. Vào khoảng TK V có những ngôi chùa, tu viện được xây dựng bằng đá chẻ ở ngoài trời có mặt bằng HCN ở cuối có đường cong, hình dáng bên ngoài có phần đế và phía trước có hành lang gồm 4 cột chống đỡ và lối vào ở giữa. Do được xây dựng ngoài trời nên kiến trúc gây ấn tượng mạnh đến mộ đạo.
3
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
II. KIẾN TRÚC BÀ LA MÔN GIÁO Từ thế kỉ VIII trở đi kiến trúc Bà La Môn phát triển mạnh và kiến trúc Phật giáo giảm dần dưới triều đại Gupta. Bà La Môn thời 3 vị thần: + Thần Siva: phá hoại để sáng tạo. + Thần Brahma: sáng tạo. + Thần Visnu: bảo tồn. Kiến trúc Bà La Môn giáo gồm 3 thể loại: + Kiến trúc Chămpa. + Kiến trúc đục vào khối đá nguyên. + Kiến trúc xây dựng bằng đá chẻ. Xuất phát từ truyền thuyết về núi vũ trụ Mêru, nơi mà các vị thần ngự trị trên ngọn núi đó.Từ đó dẫn đến kiến trúc Bà La Môn xây dựng những ngôi đền núi để thờ các vị thần. 1. Kiến trúc Bà La Môn được đục vào trong hang đá.
4
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 Gần giống như kiến trúc Phật giáo cũng được đục vào trong hang đá thường có mặt bằng hình chữ nhật, chung quanh có những dãy cột để chia thành không gian hành lang và không gian giữa, Ở vách cột có những dãy phòng nhỏ cho nhà tu hành ở. Đặc biệt không gian bên trong được chạm khắc bằng các phù điêu với chủ đề Bà La Môn, bên cạnh đó cũng có nhiều gian liên kết với nhau tạo thành không gian liên hoàn rộng lớn, không những thế còn có nhiều tầng (từ 2 – 3 tầng). 2. Kiến trúc Bà La Môn được chạm từ những hòn đá nguyên khối. Có những công trình kiến trúc Bà La Môn được đục vào những khối đá nguyên với chiều sâu khoảng 4m, dài 7m và cao 4m và được chia thành 3 loại: + Loại 1 ở bên ngoài có những cột gỗ được chạm khắc. + Tiếp theo là trên mặt đứng người ta bắt đầu chạm khắc những mảng phù điêu. + Và cuối cùng là tạc toàn bộ tảng đá nguyên chất thành những khối kiến trúc ngôi đền (Ratha) có cấu tạo gồm 3 phần: đế (nhiều bậc), thân phía trước có cột, chung quanh cũng có cột và trên là mái có dạng đống rơm, đỉnh mái có hình Linga, cũng có dạng mái 1 tầng, 2 tầng trên cùng chốt lại bằng hình quả đào và cũng có loại mái dạng mui thuyền. Ngoài ra phía trước ngôi đền còn thờ hình tượng con bò thần. Như vậy công trình kiến trúc từ những khối đá nguyên đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ kiến trúc trong hang ra ngoài hang.
3. Công trình kiến trúc xây bằng đá chẻ 5
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 Từ thế kỉ XIX trở đi người Ấn Độ bắt đầu xây dựng những công trình bằng đá chẻ vì nó nhanh hơn đá nguyên, làm được những công trình to lớn hơn kéo theo không gian bên trong cũng rông lớn hơn và không gian bên ngoài gây cho con người ấn tượng mạnh hơn, thu hút hơn.Nổi bật trong đó là Ngôi đền Kailaxa Nathan (1 công trình độc nhất vô nhị lúc bấy giờ). Là công trình được đục vào núi đá vào thế kỉ thứ VIII SCN.Để làm được công trình người ta phải mở ra một công trường rộng 20 – 30m sâu từ 15 – 50m.trên một sường đồi để tách ra một khối đá lớn để tạo nên ngôi đền. Công trình gồm 3 khối chính: phía trước là sảnh và cổng vào, 2 bên có trụ biểu. Sau nữa là gian hành lễ rộng thấp hơn điện thờ.Và cuối cùng là điện thờ cao nhỏ có mái hình kim tự tháp giật cấp, xung quanh là sân vườn. Để tạo ra không gian rộng lớn trong gian hành lễ người ta tạo ra 4 nhóm cột ở 4 góc và mỗi góc cột có 4 cột nhỏ chống đỡ.Bằng cách đó người Ấn Độ đã tạo ra gian hành lễ rộng lớn và lộng lẫy. Bên ngoài được chạm khắc bằng những phù điêu và đồng thời thờ tượng thần bò ở phía trước.
Đền Kailaxa
6
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 Công trình bằng đáchẻ hình thành 2 phong cách theo 2 thề loại khác nhau: + Bắc Ấn Độ: với đặc trưng là những đường cong parabol, trên đỉnh tháp có chum bất tử Kailaxa có hình dạng giống như quả bí đỏ dẹp. + Nam Ấn Độ: mái có hình kim tự tháp giật cấp, trên mái là chum bất tử hình quả đào, mặt đứng có dạng hình thang cân. Sau này từ TK XIII ở miền Nam không xây những ngôi đền mái giật cấpmà thay vào đó là mái bằng nhưng người ta xây dựng cổng vào hình hyperbol cao lớn (biểu tượng chiến thắng). Một vài ngôi đền đặc trưng ở miền Bắc: Muk Texvara: Công trình gồm có ngôi thánh đường và gian hành lễ.Ngôi thánh đường là 1 tháp dọc vươn cao, đỉnh parabol có lảng dẹp hình quả bí đỏ (chum bất tử Kailaxa). Bản thân ngôi thánh đường được phân chia thành những mảng lớn nhỏ khác nhau theo phương đứngnhấn mạnh tình hoành tráng của công trình nhưng đồng thời vì được build bằng đá chẻ do đó có những lớp đá xếp chồng lên nhau theo phương ngang. Phía trước là gian hành lễ có không gian rộng lớn hơn tuy nhiên có chiều cao thấp hơn. Ở phần thân tháp ngoài có cửa chính còn có cửa sổ nhỏ lấy ít ánh sáng song trên mỗi thân tháp lại được trang trí bằng những bức phù điêu dày đặc với những chủ đề của Bà La Môn giáo có con ngựa thần. Ở bên ngoài còn có những cổng vòm dưới đỡ cột Doric.
7
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 Lingaraja: Quần thể gồm 65 ngôi thần đường được xây dựng vào từng thời kì khác nhau gồm 4 space trên trục chính bên ngoài là cổng – sảnh – tiền sảnh – điện thờ. Ở giữa điện thờ Lingaraja trong rỗng nhưng có cầu thang đi lên đến đỉnh cao 55m được phân vị theo phương thẳng đứng bằng những mảng lớn nhỏ khác nhau nhằm nhấn mạnh sự vươn cao của công trình. Trên mặt đứng được trang trí bằng những bức phù điêu. Mái bằng những nếp đá xếp chồng lên nhau, thân có cửa sổ nhỏ lấy ánh sáng. Để tạo được không gian lớn như vậy người Ấn Độ đã tạo ra 4 nhóm cột ở 4 góc và mỗi góc cột có 4 cột nhỏ chống đỡ .
Kadamria Mahadervo: Ngôi đền được xây dựng vào thế kỉ thứ 10 có mặt bằng gồm 4 không gian được nối tiếp nhau theo một trục chính bao gồm điện thờ cuối cùng, tiếp theo là sảnh của điện thờ, sau đó là gian hành lễ, tiếp đến là đại sảnh và ngoài cùng là cổng. Công trình đứng trên một bệ cao với chiều cao 35m, dài 33m, rộng 18m song lại có hình dáng phức tạp bởi những khối tháp chính và phụ bám vào tháp chính và chúng được nối liền nhau một cách mềm mại. Riêng điện thờ có hành lang kính bao quanh nối liền 3 phía là 3 ban công được chống đỡ bằng 2 trụ. Trên mặt đứng được trang trí bằng những bức tượng phù điêu (hơn 900 bức), trong đó có 646 bức là bên ngoài, đa phần là tượng các vũ nữ Apxara, sư tử thần, ngựa thần, đôi nam nữ yêu nhau… 8
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
Mamalapuram: Ngôi đền trên bãi biển được xây dựng vào thế kỉ VII, có mái hình kim tự tháp giật cấp, kết thúc trên đỉnh là hình quả đào. Đây là công trình duy nhất có một lối vào duy nhất trên trục chính. Công trình gồm 2 khối chính: ngôi thánh đường và gian hành lễ nối liền nhau. Ngôi thánh đường cao lớn ở phía sau còn phía trước là gian hành lễ nhỏ thấp.Không gian được đặt ít ánh sáng và được xây bằng đá chẻ. Ngoài chức năng tôn giáo (tâm linh) công trình như một ngọn hải đăng chỉ đường cho tàu bè vào bến cảng. Cho đến thế kỉ XII những công trình ở phía nam được đặt trong khuôn viên và trong đó có đặt thêm dãy hành lang là nơi nghỉ ngơi cho người hành hương và kế bên có bể nước phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở miền nam Ấn Độ.
9
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
III. KIẾN TRÚC HỒI GIÁO Kiến trúc Hồi giáo có hình thức khác hẳn kiến trúc Bà La Môn giáo và Phật giáo.Kiến trúc Hồi Giáo có đường nét thanh mảnh, không gian thoáng đản hơn, trang trí ít chi tiết, ít nặng nề hơn và đặc điểm có những chỏm cầu hình búp sen to nhỏ với các cửa cuốn nhọn đầu hình lá đề, 4 góc có những chỏm cầu nhô cao. Kiến trúc Hồi giáo có 2 thể loại: lâu đài và lăng mộ. Lăng mộ Tal Maham tiếng Ba Tư được gọi là vương miệng của người Môn Gô, được làm bằng đá hoa cương chung quanh có 4 tháp đặt ở 4 góc trên bệ công trình tượng trưng cho sự giao hòa giữa trời và đất. Ngoài lăng được trạm trổ tinh vi và gắn nhiều kim cương, đá quý. Toàn bộ công trình được đặt trên bệ vuông cao 5,4m, mỗi cạnh dài 95m, có mặt bằng hình vuông mỗi cạnh dài 56,7m và ở gian chính giữa là chỏm cầu có đường kính 17,7m. Đây là công trỉnh của nhà vua Xagiaham tặng người vợ là Mutaz Maham với tổng chiều cao toàn bộ công trình là 84m. Tal Maham là biểu hiện cho tài năng sáng tạo của người Ấn Độ.
10
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
11
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC INDONESIA I. KIẾN TRÚC TÔN GIÁO Ở MIỀN TRUNG GIAVA Từ thế kỉ VII nhà nước phong kiến ở miền trung Giava đã đạt đến mức cực thịnh, các công trình kiến trúc cũng phát triển ở giai đoạn này. Đó là những ngôi tháp được build bằng đá sa thạch lấy tại chỗ với kĩ thuật xây dựng không mạch vữa. Kiến trúc hình lập phương đặt trên nền hình vuông, mở cửa chính ở phía đông, 3 mặt còn lại không có cửa (hoặc cửa giả). Mặt đứng chia làm 3 phần: đế, thân và ngọn tháp.Mái giật cấp 3 tầng, bên trong có không gian nhỏ, chính giữa đặt biểu tượng Linga để thờ tro người chết. Tiêu biểu là 3 công trình nổi bật: + Chandi Kalaxan:được build vào thế kỉ VIII – XIX bằng đá lấy tại chỗ với mặt bằng hình chữ thập tạo nên 4 phòng phụ 4 bên. Duy nhất có phòng phụ phía đông mới thông được với phòng trung tâm thờ thần Siva. Công trình đứng trên nền hình vuông cạnh 45m, phía trên có hành lang 20 cạnh và xung quanh có 4 cầu thang dẫn lên. Mái 3 tầng giật cấp.
+ Xê Vu: quần thể gồm có 250 công trình nằm trên một diện tích 185m × 165m, xung quanh có tường đá bao bọc. Trong đó công trình trung tâm có mặt bằng hình chữ thập, bao gồm 4 phòng ở 4 bên và 1 phòng trung tâm. Riêng chỉ có phòng phía Đông mới thông được với phòng trung tâm, các phòng còn lại có lối vào riêng và đặc biệt giữa chúng có dãy hàng lang liên thông với nhau ở bên trong. Trên đỉnh có tháp chuông kết thúc bằng tòa Stupa.Quần thể Xê Vu là quần thể có bố cục hoàn chỉnh đầu tiên được xây dựng ở Indo.
12
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
+ Quần thể Purô Pudua:Nói đến Indonesia thì không thể không nói đến Purô Pudua vì nền tảng ban đầu của Purô Pudua là 2 công trình ở Điêng và Xê Vu. Đây là công trình kiến trúc Phật giáo rất to lớn nằm trong thung lũng Kê Du. Purô Pudua là quần thể kiến trúc lớn hơn nhiều so với các quần thể khác ở đó và nó chế ngự cà một vùng rộng lớn với chiều cao 42m, rộng 123m. Công trình có bố cục đặc sắc, nhìn từ xa có dáng vóc cân đối của một tòa Stupa vĩ đại. Purô Pudua là công trình gồm có 9 tầng chia làm 2 phần: phần dưới gồm 5 tầng có mặt bằng hình vuông, trên là 4 tầngcó mặt bằng hình tròn. Trên mỗi tầng tròn là các tòa Stupa xung quanh hình quả chuông có cửa sổ hình thoi đặt tượng Phật ở trong. Trên những trục chính Bắc – Nam, Đông – Tây đều có lối đi lên đỉnh và trên mỗi tầng đều có hành lang để cho những ngưởi ngộ đạo hành lễ. Để phát triển thêm cảm xúc của những người ngộ đạo trên con đường hành hương của mình đến đất Phật thì ở phía trong hành lang người ta chạm khắc những bức phù điêu để nói lên cuộc đời tu hành của người ngộ đạo.
13
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
Quần thể Purô Pudua Ý nghĩa: khi con người đi đến tầng trên cùng, đứng trên nền cùa các tòa Stupa và nhìn thấy bao quát cả không gian xung quanh, ở phía trên này cùng với sự yên lặng của các tượng Phật và không gian kì bí xung quanh, con người cảm nhận được mình đang ở thế giới thần linh. Trên con đường đi lên bản thân các điêi khắc ở các hành lang giúp cho những người hành hương đang dần đến với thế giới của Phật. + Quần thể Lao Giông Giang: quần thể được build vào thế kỉ IX – X được xem là đỉnh cao nghệ thuật kiến trúc miền Trung Giava thờ thần Silva của Ấn giáo. Trung tâm quần thể có tháp cao nhất ở giữa và 4 tháp nhỏ ở 4 góc. Đặc trưng kiến trúc ngoài bố cục theo lối cổ điển, bàn thân mỗi ngọn tháp như muốn vươn lên cao bầu trời toát lên vẻ thanh thoát. MẶt đứng được trang trí rất đẹp.
14
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
CHƯƠNG 3: KIẾN TRÚC CAMPUCHIA I. KIẾN TRÚC CAMPUCHIA TỪ THẾ KỈ VII – VIII Xem thêm II. KIẾN TRÚC CAMPUCHIA TỪ THẾ KỈ IX – XIII Chia làm 3 giai đoạn: + Tiền Ăng kor (IX – X): phù hợp với thời kì hình thành chủ nghĩa phong kiến ở Campuchia. + Thời kì cổ điển (X – XII): kiến trúc Khơ me đạt đến đỉnh cao. + Thời kì suy tàn (XII – XIII): kiến trúc bắt đầu có chiều hướng đi xuống và không còn phân định được nữa. 1. Thời kì Ăng kor (IX – X) Phnom Pakheng: Công trình nằm trên ngọn đồi cao 65m, xung quanh bao bọc bởi hồ nước và có 4 con đường xuyên qua các trục chính dẫn đến ngôi đền, vật liệu chính bằng đá sa thạch, ngôi đền có tất cả 6 tầng cao bằng nhau, tầng dưới có kích thước mỗi chiều 76m × 76m, tầng trên cùng 47m × 47m, nổi lên một quần thể gồm 5 tháp chính bố cục theo lối ngủ điểm (1 tháp chính ở trung tâm và 4 tháp ở 4 góc xung quanh). Ngoài ra còn có 66 tháp nhỏ nằm trên các tầng nền đối xứng qua các trục chính và 44 tháp lớn nằm ở trong sân. Ngôi đền có ý nghĩa như là trung tâm của vũ trụ, bao bọc xung quanh là đại dương (biển sữa).Ở Pakheng có 108 ngọn tháp bao quanh tháp chính, chúng được sắp xếp sao cho khi đi vào ngôi đền từ 4 hướng chính có thể thấy cung một lúc 33 ngọn tháp (phù hợp với 33 vị thần ngự trị trên núi Mê ru).Các tháp có hướng chính quay về hướng Đông điều nhấn mạnh hơn ý nghĩa tượng trưng của nó.
15
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 2. Thời kì cổ điển (X – XII) Công trình Tà Kheo: (là công trình hoàn chỉnh đầu tiên của thể loại ngôi đền núi) Ngôi đền được coi là sự hoàn chỉnh của thể loại ngôi đền núi với những dãy hành lang nối liền nhau một cách liên tục, 5 ngọn tháp trung tâm được bố trí theo lối ngủ điểm nằm trên 2 phần nền, phần nền dưới có kích thước 100m × 120m, phần nền trên có kích thước 47m mỗi chiều, riêng ngọn tháp ở giữa đứng trên một đế cao 5 tầng bao xung quanh là sân và các dãy hành lang nối liền nhau. Công trình cao 36m.Trên các trục chính ở giữa còn có các tháp cổng.
Ngôi đền Ăng kor Wat: Quần thể có kích thước rất lớn dài 1500m, rộng 1300m, cao 65,5m là một trong những công trình tôn giáo vĩ đại của nền kiến trúc thế giới được xây dựng trong 28 năm. Công trình nằm ở phía Đông nam Ăng kor Thom là công trình kiến trúc duy nhất có lối vào chính từ hướng tây. Công trình thuộc thể loại ngôi đền núi đã phát triền đến đỉnh cao của bố cục đơn giản kết hợp với màu sắc cổ điển. Khối chính hình kim tự tháp 3 tầng: tầng cuối cùng là nền, 2 tầng còn lại được nối liền nhau bằng các dãy hành lang. Bao bọc xung quanh ngôi đền là hồ nước dài 200m. Bên trong các ngôi đền được bố trí theo lối chữ thập nối liền nhau bởi các hàng lang tạo nên 4 sân nhỏ, bên ngoài xây tường mang tính kiến tạo cao. Mặt bằng của khối chính hình vuông có kích thước 75m mỗi chiều, nằm trên độ cao 25m, tháp chính đặt quan tài nhà vua và 4 tháp góc xung quanh có dáng vóc hình búp sen, trước đây còn được dát vàng. Trên trục chính phía tây được dát bằng đá sa thạch nặng từ 4 – 6 tấn. 16
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 Về mặt nghệ thuật, kiến trúc Ăng kor Wat đã kết hợp một cách hài hòa giữa các ngọn tháp vươn lên bầu trời với những dãy hành lang yên tĩnh ở dưới. Ngoài ra ở Ăng kor Wat đã use một tỉ lệ rất simple, từ cổng vào đến khu đền đài gấp 2 lần mặt đứng phía tây. Ở Ăng kor Wat có sự kết hợp một cách hữu cơ giữa kiến trúc và trang trí, điêu khắc ở Ăng kor Wat theo hướng tri thức hóa kiến trúc và đóng vai trò kiến tạo rất quan trọng. Ngoài ra những bức phù điêu đắp nổi bên những dãy hành lang hàng chục cây số được trạm trổ rất tinh vi và sống động nhờ sự có mặt của hàng vạn vũ nữ được tạc trên tường và 2 bên lối vào. Điều đáng kinh ngạc là ko có sự trùng lập giữa các bức phù điêu.
17
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 3. Thời kì suy tàn (XII – XIII) Đế quốc Khơ me thuộc triều đại Jaya Vacman III vẫn đóng vai trò quan trọng hàng đầu ĐNA.Nhà nước Khơ me chiếm toàn bộ bán đảo Đông Dương lúc bấy giờ. Trong nước xảy ra loạn lạc, thủ đô chuyền từ Ăng kor Wat sang Ăng kor Thom và người sáng lập là Jaya Vacman VII và nghệ thuật kiến trúc đã đạt được thành tựu lớn không kém gì Ăng kor Wat và còn độc đáo hơn về mặt biểu tượng. Ăng kor Thom có diện tích gấp 4 lần Ăng kor Wat với chiều dài 3km mỗ chiều. Trong đó có ngôi đền Payon ở trung tâm được cấu trúc hết sức tự do. Đề không lặp lại đền Ăng kor Wat nhà vua Jaya Vacman VII nghĩ ra một ngôi đền đối lập lại ngôi đền Ăng kor Wat nhưng vẫn giữ được phong cách nguyên lí chung của một “ngôi đền núi” (tháp chính ở trung tâm và 4 ngọn tháp ở xung quanh). Về cơ bản đền Payon có mặt bằng hình chữ thập bao quanh là 2 lớp hành lang kích thước mỗi lớp 80m × 80m và 160m × 140m. Trung tâm ngôi đền có 16 ngọn tháp, cả quần thể gồm 52 ngọn tháp với tổng chiều cao là 43m, riêng tháo trung tâm cao 43m nằm trên nền hình tròn bán kính 25m. Công trình có cửa chính hướng Đông và 2 bên cửa là 2 hồ nước.Tổng thể cùa Ăng kor Thom như một rừng núi đá, nét độc đáo là 4 mặt đều chạm tượng các vị thần với nụ cười thân thiên tạo nên sức hút mãnh liệt cho công trình.Thêm vào đó tạo cho con người có cảm giác như mình đang đứng trước không gian của thần linh. Về nghệ thuật có sự thống nhất tuyệt vời giữa hình dáng kiến trúc với điêu khắc.Ở đây có thể nói giữa chúng đã đạt đến một giới hạn tột đỉnh mà khi ranh giới giữa điêu khắc và kiến trúc không còn nữa.Điêu khắc được thay thế cho các thành phần kết cấu và chính bản thân nó cũng mang một ý nghĩa biểu tượng.Tất cả sự độc đáo đó làm cho nền kiến trúc Campuchia đứng ngang tầm với nền kiến trúc TG lúc bấy giờ.
18
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
19
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
CHƯƠNG 4: KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC I. KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ III – X Thời kì này đạo Phật rất phát triển kéo theo những công trình kiến trúc Phật giáo cũng phát triển. Kiến trúc phổ biến lúc bấy giờ là dạng cột tháp và chùa Hang. 1. Dạng cột tháp: cổ xưa nhất có mặt bằng hình vuông. Kiến trúc dạng mặt đứng hoàn toàn giống với kiến trúc gỗ chia làm 2 loại: + Dạng cột tháp 3 tầng có diềm mái ở tầng 2 – 3 mô phỏng kết cấu gỗ và 4 mặt có các hốc tường để thờ phật, trên tường có trang trí họa tiết. + Dạng cột tháp 5 tầng có mặt bằng hình vuông nhỏ dần lên đỉnh có dáng dấp của dường cong parabol ngăn cách giữa các tầng bằng các diềm mái và mái cũng mô phỏng dạng đấu củng của kết cấu gỗ, trên các mặt tường có các hốc tường và trong đó đặt các tượng Phật để thờ. 2. Chùa Hang: có dạng mái vòm gấp khúc 5 cạnh có nhiều ở Hoa Bắc và Hoa Trung nằm đục trong hang đá. Mặt đứng cột chống dạng kết cấu gỗ, phía trên trang trí dạng đấu củng hình lá đề, 2 bên là 2 tượng thần giữ cửa. Vào thế kỉ thứ VI ngoài tháp trong hang còn có tháp ngoài hang được xây dựng bằng gạch, đá, gỗ… Tiêu biểu là: tháp gạch, tháp đại nhạn.
20
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 + Tháp gạch: đây là ngọn tháp cổ xưa nhất được xây dựng vào năm 520, thế kỉ VI ở chùa Tung Nhạn nằm trên núi Cung Sơn, tỉnh Hà Nam. Công trình gồm 15 tầng cao 40m, tầng 1 có vai trò như tầng đế, các tầng trên thấp lùn và phân chia ở các diềm mái dạng đấu củng, mặt bằng 12 cạnh trên mặt đứng có một cửa chính và những ô cửa nhỏ, các cạnh được trang trí bằng các cột. Nhìn từ xa công trình có dáng vóc hình parabol tuyệt đẹp.
+ Tháp đại nhạn: được xây dựng vào năm 652 ở Tây An do một nhà sư TQ đời Đường sau khi đi thỉnh kinh ở Ấn Độ về xây dựng nên. Công trình có 7 tầng cao 64m, mặt bằng hình vuông mỗi cạnh dài 25m và đứng trên một bệ vuông cao 25m, xây bằng gạch nung màu vàng nhạc, các tầng trên nhỏ dần và được nhấn mạnh bằng các lớp mái đục nằm ngang, trên lợp ngói, kết thúc bằng 4 mái nghiêng lợp bằng mái lưu li. Trên mặt dứng chia ra làm các mảng bằng nhau, ở dưới chia 7 mảng, ở trên chia 5 mảng theo phương thẳng đứng.
21
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
Một số ngôi chùa được xây dựng ngoài trời: Chùa Phật quang: được xây dựng vào năm 857 đời Đường ở núi Ngũ Đại thuộc tỉnh Sơn Tây. Đây là công trình kết cấu gỗ còn lại cho đến ngày nay. Ngôi chùa có mặt bằng hình chữ nhật với kích thước mỗi chiều là 36m × 20m(34m × 17m)đứng trên một nền đá hướng nam, trên có mái cong và đứng trên một hệ thống đỡ mái dạng đấu củng. Công trình có bố cục nghiêm chỉnh gồm 7 gian trong đó 2 gian đầu hồi xây đặc có những ô cửa để lấy sáng, 5 gian giữa cửa mở thông thoáng. Ở bên trong có một bệ đặt tượng Phật và các vị La hán caotừ nền đến mái là 7,7m. Điểm đặc biệt của ngôi chùa là hệ thống đấu củng tƣơng đối hoàn chỉnh nên đỡ đƣợc mái vƣơn ra khỏi tƣờng khá xa tạo nên dáng dấp nhẹ nhàng.
22
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
Chùa Quan âm (Quan âm tự):vào năm 984 ở tỉnh Hà Bắc người ta cho xây dựng một thiền điện tên Độc Lạc trong đó có một ngôi chùa rất nổi tiếng tên là Quan âm tự. Ngôi chùa có 5 gian rộng trên 20m, cao trên 22m đứng trên một nền cao có 3 tầng. Trên mặt đứng chia làm 5 gian, 3 gian giữa là lối vào và 2 gian bên xây tường kín. Đặc biệt ở hệ thống đấu củng công trình chiếm khoảng 1/3 toàn công trình tạo nên những mái đua ra xa. Mái tầng dƣới có góc cong và trên đó có hành lang vì thế cho nên ngƣời ta có cảm giác ngôi chùa có 3 tầng. Điểm đặc biệt nữa là bên trong nội thất có không gian thông tầng thông suốt 3 tầng bên trong đặt tƣợng Quan âm cao 15m.
23
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 II. KIẾN TRÚC TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ XIV – XIX KIẾN TRÚC CUNG ĐÌNH: Quần thể kiến trúc cung đình bao gồm: + Tử cấm thành. + Hoàng thành. + Kinh thành. Được bố trí theo trục Bắc – Nam, Tử cấm thành có tên gọi là Cố cung từ đời nhà Thanh thế kỉ XVII là công trình rất nôi tiếng được xây dựng từ thời Minh Vĩnh Lạc (1406 – 1420). Công trình có quy mô to lớn và tráng lệ của đế vương có chiều dài B – N là 960m, Đ – T là 760m, bốn bề bao bọc bằng tường cao 10m và bên ngoài được bảo vệ bằng con sông đào rộng 52m, hướng ra 4 phía gồm 4 cửa chính. Phía trước có cửa Thiên An Môn. Kiến trúc từ Nam ra Bắc bao gồm: 1. Thiên An môn. 2. Sân hình chữ nhật. 3. Cổng Đoan môn. 4. Sân hình chữ nhật. 5. Ngọ môn. 6. Sân hình chữ nhật. 7. Thái hòa môn. 8. Sân lớn 2 bên có 2 khu vực: + Ngoại triều: Điện Thái – Trung – Bảo hòa. + Nội triều: Càng Thanh cung, Điện giao thái và cung Khôi Ninh. 9. Vũ môn.
Giá trị kiến trúc của công trình nói lên uy quyền của nhà vua, hoàn toàn đối xứng theo nguyên tắc cứ 3 tầng nền, 3 ngôi điện, 3 tầng nền mỗi tầng cao 3m, 3 tầng cao 9m.
24
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 Riêng Điện Thái hòa là nơi hoàng đế tiến hành đại lễ nên có diện tích lớn nhất và cũng là ngôi điện to lớn, tráng lệ nhấtcó 3 gian, gian giữa rộng 8,4m, các gian khác rộng 5,4m, hai gian đầu hồi hẹp hơn.Cọng trình cao 35m, dài 63,9m và rộng 37,2m.Sân điện Thái hòa là nơi văn võ bá quan vào triều kiến, quỳ lại trước thiên tử và là nơi dừng chân gặp gỡ giữa các vương hầu có diện tích 3270m2.
Điện Bảo hòa là nơi vua mở yến tiệc, mở kì thi chọn người tài. Để nhấn mạnh thêm sức mạnh của thiên tử công trình phải bào đảm bố cục sau: + Không gian đƣợc quy hoạch theo lối không gian đóng mở, nối liền nhau một cách liên tục. + Các ngôi điện đƣợc bố trí trên các tầng nền cao. + Các ngôi điện chia 2 nhóm nội triều và ngoại triều, không gian ngôi điện rất to lớn. KIẾN TRÚC TÔN GIÁO:
25
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
THIÊN ĐÀN BẮC KINH:
Thiên đàn Bắc Kinh được xây dựng vào thời Minh Vĩnh Lạc (1417 – 1421). Bằng ngôn ngữ kiến trúc và phong cách nghệ thuật nói lê ý tưởng công trình, cả quần thể nói lên quyền lực của nhà vua là đấng thiên tử con trờ, thừa lệnh trời để cai trị nhân gian, coi trời là đấng thượng đế chí cao vô thượng, chúa tể của các loài. Đồng thời cho rằng những hiện tượng tư nhiên như: vòng xoay mặt trời, mặt trăng, được mùa, mất mùa, tai họa dân gian đều do các vị
thần
điều
khiển
vì
thế
nên
phải
tuân
thủ
thiên
mệnh.
Quần thể có trục chính Bắc – Nam rộng 30m dài 360m, cao hơn mặt đất 4m, hai bên trồng cây tùng, tán xanh tươi tốt. Xung quanh có 2 lớp tường bao bọc, phía Nam gần như hình vuông tượng trưng cho đất, phía Bắc hình tròn tượng trưng cho bầu trời. Từ B – N dài 1600, Đ – T dài 1100m, bên trong có hàng rào thứ 2 lặp lại hàng rào thứ nhất, quần thể gồm 3 cung điện chính: Bắc:Điện Kỳ Niên (đền cầu mùa)
26
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
Là nơi thờ cúng thần nông vào mùng 8 tháng giêng, lập xuân, là công trình lớn nhất của quần thể.Nhà vua thường đến đây cầu trời xin được mùa, tế thần nông. Ngôi đền xây trên 3 nền tam cấp bằng đá cẩm thạch trắng hình tròn đường kính 90m tượng trưng cho bầu trời, nằm giữa một sân hình vuông tượng trưng cho đất. Kết cấu ngôi điện theo hệ khung gỗ truyền thống, ngoài cùng có 12 cây cột tượng trưng cho 12 canh giờ trong ngày, hàng giữa cùng có 12 cây cột tượng trưng cho 12 tháng trong năm, hàng trong cùng gồm 4 cây cột tượng trưng cho 4 mùa, 3 tầng mái bên ngoài được lợp ngói tráng men (Nhà Minh: dưới xanh, giữa vàng, trên cũng xanh da trời, kiến trúc trên đỉnh giống hình búp sen vàng). Giữa: Hoàn Khung Vũ Xây dựng năm 1530 có kiến trúc hình tròn và phong cách kiến trúc giống như Điện Kỳ Niên với mái hình nón, lợp ngói lưu ly màu xanh cao 19,5m, đường kính 15,6m bên trong có 8 cột đỡ mái vòm giữa bài vị của các vị thần tr6en trời, bên trong có 3 lớp vòm trên cao. Điểm đặc biệt là bên trong có các bức tượng hồi âm cao 6m, d = 64m. Nam: Hoàng Khưu đàn (đàn tế trời) 27
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
Xây dựng vào thế kỉ thứ XVI gồm có 3 sân tròn đồng tâm đường tròn cuối cùng có đường kính 55m, trên cùng có đường kính 26m được lát đá cẩm thạch trắng nằm giữa mặt bằng hình vuông có tường bao bọc. Đặc biệt ở trung tâm có một viên đá, vòng thứ 2 bên ngoài có 9 viên đá, vòng thứ 3 là 18, vòng thứ 4 là 27… Lễ tế trời được tế vào ngày đông chí, giữa mùa đông.Vào lúc này âm thanh vảu những người hành lễ vang lên bầu trời cùng với tiếng chiêng, tiếng trống tạo nên sự hư ảo về sự giao tiếp của đấng thiêng tử và thượng đế. Về mặt kiến trúc, kiến trúc Thiên đàn thể hiện ở 3 chỗ: + Hình tượng: trời tròn, đất vuông. + Chữ số: thuyết âm dương, ngũ hành, dương (lẽ), âm (chẳn). + Màu sắc. KHỔNG MIẾU (KHÚC PHỤ, SƠN ĐÔNG, QUÊ HƢƠNG KHỔNG TỬ)
28
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 Xây dựng thời Hán, thế kỉ III SCN, sau đó trải qua nhiều lần trùng tu đến năm 1755 công trình được xây dựng lại. Công trình nằm trên một khu đất rộng 9,2ha, kích thước hình chữ nhật mỗi chiều 630m × 150m. Công trình nằm trên trục chính B – N theo nguyên tắc kết hợp với hàng loạt công trình phụnằm đối xứng qua trục chính. Các không gian đóng mở cổng sân liên tiếp nhau.Trung tâm quần thể là Điện Đại thành cao 24,8m, dài 45,8m và rộng 24,9m được lợp ngói trắng đen màu vàng, xung quanh có hành lang. Điểm đặc biệt ở đây là hàng cột phía Nam làm bằng đá và được trạm trổ hình rồng cuốn. Trước điện có 2 sân rộng dùng cho lễ hội, ở trung tâm thờ tượng Khổng Tử, ở 2 bên đặt tượng thờ các vị kế nhiệm học thuyết Khổng Tử.
29
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
CHƯƠNG 5: KIẾN TRÚC NHẬT BẢN I. KIẾN TRÚC NHẬT BẢN TỪ THẾ KỈ IV – VI Phẩn đông người Nhật có truyền thống xây dựng các công trình kiến trúc từ gỗ, một trong những nét đặc sắc của kiến trúc Nhật được thể hiệnn trong ngôi đền Xintô thờ các vị thần (quần thể Xintô Ixê thờ nữ thần mặt trời). Đặc điểm kiến trúc: ở giữa có ngôi thần đường với mặt bằng hình chữ nhật và 2 mái lợp rạ. Trên nóc có các thanh gỗ đang xéo nhau theo kiểu sườn bò, cột gỗ tròn chôn sẵn xuống đất đỡ mái dày. Đặc biệt 2 đầu hồi còn có cột gỗ đứng thẳng riêng lẻ nhằm tăng cường khả năng chịu lực cho mái nhà, xung quanhcó hành lang và lan can.Phía nam có trục chính và cầu thang dẫn lên, kiến trúc tuy nhỏ nhưng rất trang trọng. Ngôi thần đường Xintô ở Izumô
Mặt bằng rất đơn giản hình vuông, sàn cao hơn mặt đất trên 2m, nội thất 2 phòng, ở trên có mái cong thoai thoải lợp bằng rạ, cắt xén ngay ngắn, trên nóc có các thanh gỗ đan xén nhau theo kiểu sườn bò. Bên trong lưu giữ các thành tích của các nhà tu hành (đá quý, ngọc thạch, gương đồng) xung quanh có hành lang thông thoáng. Điểm đặc biệt là có bố cục ko cân xứng và có cầu thang đi lên 1 bên trên có mái che nghiêng, giữa có cột to. II. KIẾN TRÚC NHẬT BẢN TỪ THẾ KỈ VI – VII 30
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 Đạo Phật được truyền từ Trung Quốc sang nên thời kì này kiến trúc Nhật chịu ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc.Công trình nổi tiếng thời kì này là tu viện Hôriuyi ở Nara. Trong quần thể gồm có ngôi chùa Hôriuyi và tháp Hôriuyi. + Ngôi chùa Hôriuyi: có mặt bằng hình chữ nhật kích thước mỗi chiều 13,9m × 10,7m đứng trên nền cao với chiều cao cả thẩy là 25m có 2 tầng mái, giữa 2 tầng mái có ban công. Ngôi chùa có 5 gian theo chiều dài và 4 khẩu độ theo chiều dọc. Bên trong là gian lớn trung tâm đặt tượng và bàn thờ, trên tường được trang trí bằng các bức bích họa. Còn lại xung quanh hành lang bịt kín.
+ Tháp Hôriuyi: nằm ở phía Tây quần thể cao 31,9m có mặt bằng hình vuông mỗi cạnh 6,4m. Riêng ở tầng 1 có hành lang bịt kín được build sau này, ở mỗi tầng trên đều có ban công nhưng ko có ý nghĩa công năng. Đặc biệt ở giữa tháp có cột tròn bằng gỗ d = 0,9m được chôn chặt vào nền đá, ở trên nối liền với các hệ dầm tầng 2 – 3, còn lại các tầng trên mỗi tầng có cột riêng đỡ mái. Các mái được vươn ra xa bằng hệ thống console, xung quanh quần thể được bao bọc bằng dãy hành lang mang phong cách Trung Quốc.
31
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
III. KIẾN TRÚC NHẬT BẢN TỪ THẾ KỈ VIII – THỜI KÌ NARA
32
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013 Về kiến trúc có nhà phật tổ Tôđaizi được build vào năm 752. Trước đây có kích thước lớn nhưng sau này người ta build lại và ngôi đền này cho thấy rõ những nét ảnh hưởng của kiến trúc Trung Quốc vào thời Đường. Công trình có 2 tầng mái cao 55m. Để đặt được tượng Phật cao 16m được phủ đồng người ta phải nâng tầng mái ở giữa lên. Do đó có cảm giác như ngôi nhà 2 tầng. Các cột cao 21m bằng những cây gỗ nghiêngkết hợp với hệ thống console đỡ mái, mặt bằng công trình có 11 gian theo chiều dài, 7 khoảng theo chiều rộng. All các chi tiết kết cấu bên ngoài đều được sơn đỏ và vàng. Điểm đặc biệt trên cửa chính được nhấn thêm mái hắt hình tròn theo kiểu kiến trúc TQ. IV. KIẾN TRÚC NHẬT BẢN TỪ THẾ KỈ IX – XII (TK HEIAM)
Nổi bật trong công trình này là ngôi điện Xixinđenđược build từ thế kỉ IX và là nơi lên ngôi của nhà vua. Công trình có mặt bằng hình chữ nhật mỗi chiều 29m × 22m trong đó có phòng khách rộng ở giữa và ngăn cách xung quanh bằng những dãy hành lang. Đặc biệt tường ở phía Đ – N ngăn cách bằng những dãy cột, riêng ở phía T – B được ngăn cách bằng những bức tường di động. Đây cũng là lần đầu tiên những bức tường di động được use ở Nhật. Trước mặt chính ngôi đền có cầu thang dẫn lên bằng gỗ ngoài ra còn có 4 cầu thang phụ ở 2 bên nhưng chỉ có cầu thang chính mới trồng 2 cây bụi xum xuê. Mái điện to lớn và vươn cao được uốn cong bằng với những đường nét nhẹ nhàng càng làm tăng thêm vẻ đẹp công trình. Trước điện có sân rộng và vườn mô phõng mặt nước trên trãi một lớp cát trắng và được rào bằng tường trắng.Cửa và cột hành lang đều sơn màu đỏ nổi bật lên trên nền màu trắng của tường. V. KIẾN TRÚC NHẬT BẢN TỪ THẾ KỈ XIV – XV (TK MURÔMACHI ) 33
LỊCH SỬ KIẾN TRÚC PHƯƠNG ĐÔNG 2013
Là thời kì xây dựng nhiều chùa chiềng, dinh thự do đó còn gọi là thời kì “Chùa Vàng”hay “Lâu đài vàng”. Đó là một cung điện ngoại ô được build năm 1938 sau này được trùng tu với mặt bằng hình vuông cạnh 11,6m cao 12,7m được build bằng gỗ giống kiểu nhà lầu Trung Quốc, tuy nhiên các chi tiết kết cấu như cột, console, lan can, cửa đi di động mang phong cách riêng của kiến trúc Nhật. Đặc biệt là mái che rất nhẹ nhàng và có thể vươn ra xa kết hợp với ngôi nhà nằm ngay bờ hồ và ánh phản xạ của nó trên mặt nước càng làm tăng thêm tính nhẹ nhàng, thơ mộng cho công trình. Công trình cao 3 tầng: tầng 1 được use các bức tường di động với công năng dùng cho sinh hoạt âm nhạc, văn thơ. Tầng 2 cùng với ban công dùng làm phòng ở, trên tầng 3 dùng để thờ Phật và ngồi thuyền.
34