HOÀNG CỰC KINH THẾ PDF [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

HOÀNG CỰC TỰ NGÔN TỰA Dịch, đồ thuyết ở đầu thiên, lấy Lạc thư xét Ngũ hành phối với vị quẻ, bảo rằng Dương Hỏa gửi trong Cấn Thổ, Âm Thủy gửi trong Khôn Thổ, đều lệ suy quái vị của Văn Vương, tồn nghi vài điều tạp thuyết vậy. Số của Hà đồ và Ngũ hành phối nhau, 10 can kính ở 8 vị cùng 8 quái, khi nạp Thiên can vào Quẻ thì dựa vào số thứ tự Tiên thiên bát quái phối với thứ tự 10 Thiên can phân theo Ngũ hành như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp Mộc đứng đầu của Thiên can, Càn là Dương nạp Giáp cũng là Dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can thứ 2 là Bính - Đinh thuộc Hỏa, Đoài quẻ âm nên Đinh thuộc âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can thứ 3 là Mậu - Kỷ thuộc Thổ, Ly là quẻ âm nên nạp Kỷ là can âm. Chấn 4 phối với cặp Thiên can thứ 4 là Canh - Tân thuộc Kim, Chấn là quẻ dương nên nạp Canh là can dương. Càn - Khôn đối nhau, trời đất định vị, Giáp nạp Càn nên Ất nạp Khôn. Đoài - Cấn đối nhau, núi đầm thông khí, Đinh nạp Đoài nên Bính nạp Cấn. Ly - Khảm đối nhau, thủy hỏa tương tề, Kỷ nạp Ly nên Mậu nạp Khảm. Chấn - Tốn đối nhau, sấm gió cùng nhau, Canh nạp Chấn nên Tốn nạp Tân. Còn lại cặp can Nhâm – Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Càn dương nạp Nhâm dương, Khôn âm nạp Quý âm. Theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối với số Tiên thiên 12-3-4-5. Kẻ xem tìm thú vị trong đó, bảo lời ta nói nhầm du ! Người là kẻ ở giữa trời đất mà sinh ra, nhìn cao nhớ xa, trên dưới đều trong khoảng 64800 năm, trước xem thời mới mở mang, sau xem thời kỳ thu đóng đã hết. Kẻ xem có nửa, chưa xem có nửa, đòi người thọ chẳng đầy trăm, ở lúc chưa xét, cố nhiên chưa biết, ngay lúc đã xét rồi, cũng hoang mang xa tít, không khảo cứu các sách truyện ghi chép, trên sao biết được trời, một nguyên gây gốc, 6 hội vòng quanh, Vận về đời Hoàng nào ? Thế vào đời Đế nào ? Cho nên tai, mắt, lòng biết đến chỗ tận cùng, đều bậc Thánh làm ra, thuật lại rõ ràng, đường kinh chỉ ghi chép gần, không ghi chép xa. Đạo chỉ chứng tỏ sự thực, không chứng tỏ sự hư, tất lấy thân mình không đầy trăm tuổi thọ, rộng xem đến Thế-Thì-Vận-Hội, hàng ngàn, vạn, ức, triệu, kinh, cai và tỷ, thức bảo rằng khéo trải không thể được ấy, thời sao còn dùng tai, mắt, lòng để biết cho đến cùng. Khôn khéo thay lời Trang Tử : “ngoài 6 hợp, bậc Thánh còn giữ mà không bàn, trong 6 hợp, bậc Thánh bàn mà không định”. Sách Xuân Thu trải đời, chí của bậc Tiên vương, bậc Thánh bàn định, mà không nói rõ ở đâu. Thiệu ta làm sách Hoàng cực, xem suốt 1 Nguyên 12 Hội, 360 Vận, 4320 đời, 129600 năm. Mờ mịt vậy trước ta, từ tiền cổ trở về trước, không lấy gì để xem là có, lại mờ mịt vậy sau ta, từ nay trở về sau, có cái để xem, vô số là số, xét ra chẳng biết có số gì ! Cái số vô số cùng cực ở đâu ? Tượng vậy cái tượng ấy, xét chẳng biết cái tượng nào là chính tượng, biến tượng đến đâu là cùng ? Chẳng cũng là hoang hết, có không lời bàn nương cứ, luống thêm cho bọn hậu học cái tệ buông luông không có chỗ về. Còn như sách Xuân Thu kinh thế, chép nhân sự 242 năm, gần mà chứng thực, còn bàn định mà không rõ. Ta làm Hoàng cực, chép Đạo Trời 129600 năm, xa tìm tòi cái hư, giữ lại mà không luận bàn là phải, nơm nớp trong lo sợ, để nối tiếp thuật lại cho đời nay. Khi tai, mắt có tới cùng cực, nên xem cùng cực tới chỗ vô cùng ; bảo sông tự chứa đáy, không được trở nông, hết ở chỗ chứa đáy vậy. Từ khi Ta sinh ra, trở về trước, ngược mà lên nữa, lại có trên nữa vậy, cho đời đã qua, không thể theo đuổi được, đều là ngồi mà có thể biết ấy vậy, là ở tìm cái cũ mà thôi. Từ khi Ta sinh ra, trở

về tầng sau mà xuống, lại còn có xuống thêm nữa, cái sẽ lại mà không thể thấy, đều là cái nối sau mà có thể biết đó vậy ; cốt là xem ở cái nhân do mà thôi. Đầy rõ thì trị hay loạn ? giữ ở cái cũ, định lễ lập phép, giữ ở nhân do, cốt ở cùng cực sự biến thông. Giữ đã lâu Kinh dịch, đó là Dịch, là số nghịch vậy. Tỏ rõ Thiên đạo, bèn biết vật sẽ tới, chưa có bao giờ muốn kinh Thế, mà không xem vật ấy vậy, chưa có bao giờ muốn xem vật, mà không tìm đến Dịch ấy vậy. Thần tròn thời tìm ở cỏ thi, trí vuông thời tìm ở quẻ tượng, Dịch thời tìm ở hào, rõ rệt sự đã qua, khảo xét cái sẽ lại, cùng thần đạt hóa, hết thẩy tìm ở đồ số và tượng, mà diễn đến vô cùng vậy. Đại truyện Kinh dịch nói về số rõ ràng vậy, tóm cùng cực ở kế sách của 2 thiên Thượng Hạ bàn về Càn Khôn, do đó mà nhân lên ở trời đất rất nhiều ngày trong chứa chất, thắt lại, nhưng về ở sự tính toán bàn tay có thể hết được. Tức là Thuyết quái Kinh dịch nói về Tượng cũng lược đủ vậy. Xét sự biến ở thể âm dương, cứng mềm, bát quái, xem loài mà thuộc về muôn vật, ở một vài bầy, chia ra ở trong mà bao quát hết, thì giữ ở bàn tay có thể đo hết được tầm Tượng, mà đến chỗ không có toán, xét ra không rời thước tấc mảy may mà đến 1 hạt bụi, hay xét đến cả gò đống. Cho nên, lập nên ít mà có thể xem được nhiều, lường được xa do ở trông gần, phép còn ở cửu chương, Đạo gốc ở nhất quán. Ta nghiên cứu về Dịch, lòng hội biết sự huyền diệu về Đồ thư của vua Hy không truyền, ở số thì nghe 1 biết 10, ở tượng thời coi bóng mà biết hình, thông khôn do tư chất, hội thông do học, thấy sâu xa chỗ xuất của Đạo, đó là tâm pháp và toán pháp, lại gồm trải mọi pháp, gộp mà trị, không sót một chân tơ, rồi làm ra sách này, nói có lời nào hư đâu ! Tiên thiên tứ phủ thì Vật thuận theo sự biến hóa, vì cái nét vạch không có văn, mà Thánh nhân tứ phủ lễ nhạc, rõ ràng về suy thịnh, xem khoảng trong và ngoài, không một gì là không đích xác, có thừa y cứ. Xưa, không phải lời bàn hoang, hết không kẻ cứu, bởi bậc Tiên Thánh không nói ra đấy vậy. Vả lại dùng Thiên quan Vật của Trang tử, thời cũng có tuổi lớn nhỏ, Trang tử làm sách, thời cũng biết rành rẽ lời nói lớn hay nhỏ, buổi sớm là cái nấm nhỏ, không biết ngày Hối, ngày Sóc, con ve sầu không biết mùa Xuân, mùa Thu, nó còn nhỏ tuổi vậy sao ?. Minh linh của nước Sở, Đại xuân của đời thượng cổ, hoặc lấy 500 tuổi, hoặc lấy 8000 tuổi làm Xuân Thu, nó là lớn tuổi vậy sao ?. Sự rét nóng dục nhau, mà 1 năm thành ra mùa Xuân rồi đến Hạ, mùa Thu rồi đến Đông, bậc Tiên Thánh gọi là Năm, nhỏ đấy mà để chẳng kịp, ngày Hối ngày Sóc không đầy mùa Xuân mùa Thu, đương đấy thì tuổi rút mà nhỏ lại vậy. . . Ta biết rút lại mà xem Phân-Sao ở Nguyên-Hội, mà sớm cái nấm, con ve sầu làm Vật đó, đã thực xem thấy vậy, cái lớn thời lại lấy 500 năm, 8000 năm để đương với số 2 của Xuân Thu bốn mùa, thời năm rộng mà lớn vậy. Trang tử ngụ ý vào lời nói, thời là lược số lẽ của Dịch, còn Thiệu ta nói thẳng, đây là phép của Dịch. Ngoại thị phần nhiều sùng Trang, kẻ sùng Trang lòng đi chơi tiêu diêu, còn kẻ tôn Thiệu ta thời Đạo biết hòa dục, lời nói không cứ nhỏ to mà đều chuẩn ở Đạo. Ở họ Trình, lời nói muôn vật yên lặng xem, cùng với Ta xem Vật cùng Thú, lấy sự xem Vật ở Hoàng cực, xem âm dương tiêu trưởng chuẩn ở Dịch. Xem trị loạn xưa nay, chuẩn ở sách Xuân Thu. Xem suốt lịch số đạo, đức, công, lực, chuẩn ở sách Kinh Thư. Còn luật, lữ, thanh, âm, xướng, họa thì đều chuẩn ở sách Kinh Thi. Gồm 4 kinh mà hợp làm 12 quyển, trong đó lấy kinh Thế minh Đạo làm tông chỉ tính học. Nguyên lúc bắt đầu có trời đất, như cái ngày của ngày hôm qua, chẳng được bảo là có hôm nay mà không có ngày hôm qua, chẳng được bảo là có ngày hôm qua mà không có ngày hôm nay.

Cốt yếu như trời đất, như cái ngày của ngày mai, không được bảo là có hôm nay mà không có ngày mai, Tôi trộm thường bảo cái sở học mà đọc thư luận Thế suốt ngày đêm, thọ ở xưa nay tin là có Thế ấy. Lão Bành là bậc thông như lời xưa, lấy làm mình được đặc biệt nghe lâu, há tất là tuổi thọ đâu !. Ôi ! tuổi thọ chưa có ai xem là 129600 năm cùng với trời đất, cùng trước sau mà biết đủ khắp vậy. Thiên thủy của Càn, địa nguyệt của Khôn, Trạch hỏa của Đoài, sơn tinh của Cấn, Sao ôi là hỏa của Ly, sấm của Chấn, đất đá ôi là thủy của Khảm, phong của Tốn, nghĩa ấy ở đâu ? Có kẻ bảo lấy Chu dịch mà nói: Nam Ly-Bắc Khảm, Càn Khôn trong đồ của vua Hy, thực là gốc đó, cho nên Nhật Càn, thủy Khôn, khác nữa còn nói gì vật. Phương chi Hỏa ứng mặt Trời, nước ứng mặt Trăng, đất ứng với Thìn (sao), đá ứng Tinh (vì sao), khi đủ cùng lấy so le không phải đối vị. Này ! đồ nói số, số sinh tượng, tượng duy có 4: âm, dương , cương, nhu mà đều chia ra Thái Thiếu: Nhật Thái dương 1, Nguyệt Thái âm 2, Tinh Thiếu dương 3, Thìn Thiếu âm 4, bèn lấy đương với Càn số 1, Đoài số 2, Ly số 3, Chấn số 4, rõ ràng tóm đấy chỉ có Thiên (trời), Thái dương là Nhật khô ráo, đối lại bèn sinh Thủy, Thủy rất nhu mềm, giống mặt Trăng mà vâng theo mặt Trời mà sinh ở số 1. Thái âm là Nguyệt ẩm thấp, đối lại bèn sinh Hỏa, Hỏa cương quá giống mặt Trời mà ứng với Nguyệt sinh ở số 2. Sao Tinh sách của Thái dương tan bầy ra để biết rõ thứ Thổ, Thổ nhu quá, giống Thìn mà theo Tinh Mộc sinh số 3 mà phụ với Thổ. Thìn thể của Thiếu âm động khối lại mà thành đá rắn, đá cương ít giống như Tinh mà phối với Thìn sao ấy sinh số 4 mà dấu ẩn đá, khí đến mà hóa, số lấy đá là cùng cực. Không giản nói biết như phép này, lấy ít xem nhiều, mà xem xa, lấy cái nhỏ sở móc (thắt lại) để xem cái lớn sở khuyếch (rộng ra). Cái ít thực mà nhiều, chẳng phải hư vậy. Cái gần thực mà xa, chẳng phải hư vậy. Cái thắt lại nhỏ mà thực, cái mở rộng ra mà lớn, cũng không phải hư vậy, thời sách này không bàn định, cũng không biện minh. Trong ngoài 6 hợp, trên dưới 1 Nguyên, 12 Hội, 360 Vận 4320 Thế để nói ngay rằng: chí về Hoàng Cực Kinh Thế, lời của sách bình dị mà chính, chẳng phải có được ở Dịch mà bắt chước. Kính cẩn lời nói này làm cán nối ở giữa Trời Đất vậy. Dương lấy Âm làm “thể”. Âm lấy Dương làm “tính”, động là “tính” vậy, tĩnh là “thể” vậy. Tại thiên thì Dương động mà Âm tĩnh. Tại địa thì Dương tĩnh mà Âm động. Đầu trang Em Tho Chính thức Bài viết: 58 Tham gia: 12:38, 30/04/09 Liên hệ: Liên hệ Em Tho TL: HOÀNG CỰC TỰ NGÔN Gửi bàigửi bởi Em Tho » 17:16, 30/04/09 TÍNH SỐ HOÀNG CỰC

Hoàng cực kinh thế của Thiệu Khang Tiết riêng biệt một thuật chiêm nghiệm, khác với Biên đồ pháp của Lý Lân Châu Thiệu Tổ, chưa xét từ đâu ra, thật hay giả, tiết mà giữ lại, đợi đính chính. Học về Hoàng cực, chỉ lấy số để tìm quẻ mà thôi. Khi quẻ trên động, thời lấy số của hào động nhân 10 rồi nhân với số Nguyên sách, sau đó lấy quẻ nhân lẻ, tức là lấy số của quẻ động nhân với số Nguyên sách. Quẻ dưới động, thời lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm số sách quẻ, thêm số của quẻ trên quẻ dưới, thêm số hào động, mà số Tiên thiên thành vậy. Số thành thời có vạn, ngàn, trăm, mười, lẻ, thì bỏ số hàng vạn, chỉ lấy số nghìn, trăm, mười, lẻ, rồi phối với số Nguyên-Hội-Vận-Thế (năm-tháng-ngày-giờ) mà làm Tứ tượng, thời Ngũ hành sinh khắc, cát hung đoán vậy. Quẻ trên động, thì lấy động nhân 10, nhân ấy là nhân lên vậy. Lấy động ấy là lấy số của hào đang động của quẻ trên, nhân 10 ấy là lấy 10 nhân lên, như hào 4 động thì lấy 4x10=40 nhân lên, hào 5 động thì lấy 5x10=50 nhân lên, hào 6 động thì lấy 6x10=60 nhân lên. Nhân lên là sao vậy ? Là nhân số Sách của bản quái. Lấy quẻ ấy là lấy số quẻ của quẻ, nhân lẻ ấy là lấy số sách nhân lên đó vậy, như thượng quái Càn thì lấy 1 mà nhân lên, Đoài thì lấy số 2 mà nhân lên, Ly thì lấy số 3 nhân lên. Số quẻ dùng là số của quẻ Tiên thiên: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, nhân lên ấy cũng là nhân lên với số Sách của bản quái. Quẻ dưới động thời lấy số của quẻ nhân 10, số quẻ cũng như Càn thì lấy 10 nhân lên, Đoài thì lấy 20 nhân lên, Ly thì lấy 30 nhân lên, … nhân lên cũng là nhân với số Sách của bản quái. Lấy động nhân lẻ ấy là như Sơ động thì lấy 1 nhân lên, hào 2 động thì lấy số 2 nhân lên, hào 3 động thì lấy số 3 nhân lên,… Hai lần nhân lên rồi, xem được số bao nhiêu, rồi lại thêm số Sách, thêm số quẻ của quẻ trên và quẻ dưới, thêm số hào nào động, tóm tính mà kể đấy. Bỏ số hàng vạn không dùng, chỉ lấy nghìn, trăm, mười, lẻ để sánh với nguyên-hội-vận-thế, mà tượng trong thiên hạ định vậy. Lập số quẻ để biết rõ hơn như sau: Quẻ thuần Càn 6 hào dương, nguyên sách 216, quẻ tiên thiên số 1, ví như hào 5 động, đây là quẻ trên động, thời lấy động nhân 10, lấy 50 nhân lên nguyên sách 216 được 10800, ấy là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ, ấy thượng quái Càn, Càn số 1 x 216 = 216 nguyên sách làm số được, đó bảo là lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 10800 + 216 = 11016, sau đó lại thêm Càn sách 216, lại thêm trên dưới quẻ số 2, lại thêm số hào 5, tính gồm cả được 11016 + 216 + 2 + 5 = 11239 số, bỏ số hàng vạn không dùng, nên số được dùng là 1239, lấy sánh với số nguyênhội-vận-thế vậy. Lại như hào 2 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số của quẻ nhân 10, quẻ dưới cũng là quẻ Càn, Càn số 1, thời lấy 10 nhân lên, nguyên sách được 2160, đó bảo lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy thời lấy 2 nhân với nguyên sách của Càn 2 x 216 = 432, đó bảo là lấy động nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 2160 + 432 = 2592, lại thêm Càn sách 2592 + 216 = 2808, lại thêm trên dưới số quẻ 2, số hào 2 là 2808 + 2 + 2 = 2812, là số được vậy, lấy số này so sánh với nguyên-hội-vận-thế để đoán định vậy. Quẻ thuần Khôn 6 hào âm, nguyên sách 144, qủe Tiên thiên số 8, ví như hào Thượng động, ấy là quẻ trên động, thời lấy hào Thượng 6 số mà 10 nhân lên nguyên sách của Khôn 6 x 10 x 144 = 8640, đó bảo là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ ấy, quẻ trên Khôn, Khôn số 8, lấy 8 nhân với nguyên sách của Khôn 8 x 144 = 1152, đó là bảo lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 8640 + 1152 = 9792, lại thêm Khôn sách 9792 + 144 = 9936, lại thêm trên dưới số quẻ 8 + 8 = 16, lại thêm số hào 6 được 9936 + 16 + 6 = 9958 là số Tiên thiên đã thành, dùng số này để phối với nguyên-hội-vận-thế. Lại ví như hào 3 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số 8 của quẻ dưới Khôn mà 10 nhân lên với nguyên sách 80 x 144 = 11520 ấy bảo là lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy, thời lấy số hào 3 động nhân 3 x 144 = 432 ấy bảo lấy động nhân lẻ vậy. Hai số công 11520 + 432 = 11952, lại thêm số sách, số quẻ trên dưới, số hào động 11952+144+16+3=

12115, bỏ đi số hàng vạn, thì số được dùng là 2115 là số Tiên thiên đã thành của thuần Khôn hào 3 động vậy. Quẻ Tập Khảm có 2 hào dương, 4 hào âm, số nguyên sách là 168 = (24 x4) + (36 x 2), Tiên thiên số quẻ 6. Ví như hào 4 động, ấy là quẻ trên động, lấy 4 x 10 x 168 = 6720. Tiếp đến lấy quẻ nhân lẻ ta có 6 x 168 = 1008, hợp 2 số được 6720 + 1008 = 7728, lại thêm số sách, thêm số quẻ trên và dưới, thêm số hào động là 7728 + 168 + 6 + 6 + 4 = 7912 là số Tiên thiên đã thành của quẻ Tập Khảm hào 4 động vậy. Lại nữa, ví như hào Sơ động, lấy 6 x 10 x 168 = 10080, lấy quẻ nhân lẻ thì ta có 1 x 168 = 168, hợp hai số 10080 + 168 = 10248, lại thêm số sách, thêm số của quẻ trên và dưới, thêm số hào động là 10248 + 168 + 6 + 6 +1 = 10429, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 0429, số của nghìn thiếu, tức là số của Nguyên thiếu, tương đương với số của Năm thiếu vậy. Quẻ Trạch Sơn Hàm, có 3 hào dương, 3 hào âm, có số nguyên sách là (24x3) + (36x3) = 180, quẻ trên Đoài có số là 2, quẻ dưới Sơn có số là 7, ví như hào 6 động, ấy là quẻ trên động, lấy 6 x 10 x 180 = 10800, lấy quẻ nhân lẻ 2 x 180 = 360, hợp hai số 10800 + 360 = 11160, thêm số sách 180, thêm số quẻ trên 2, thêm số quẻ dưới 7, thêm số hào động thì ta được 11160 + 180 + 2 + 7 + 6 = 11355, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số Tiên thiên đã thành của quẻ Hàm động hào 6 là 1355. Lại ví như hào Sơ động, ấy là quẻ dưới động, lấy quẻ nhân lẻ 7 x10 x 180 = 12600, lấy động nhân lẻ 1 x 180 = 180, hợp hai số 1260 + 180 = 12780, thêm số nguyên sách, thêm số quẻ trên dưới, thêm số hào động 17280+180+2+7+1= 12970, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 2970, số này thiếu số “linh”, tức là thiếu số của “Thế” vậy. Lại có 1 thuyết nữa: Thần Quy Sách như sau : không dùng toàn sách của quẻ, chỉ dùng số động hào, lại Dương hào động chỉ lấy 36 toán, Âm hào động chỉ lấy 24 số. Quẻ trên động, lấy hào nhân lên 10, sau đó lấy quẻ nhân lẻ. Quẻ dưới động, lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm cả số sách, số quẻ trên quẻ dưới, số hào động, mà đoán định, sự cũng thế, không khác vậy. Tìm số Nguyên sách của quẻ: xác định quẻ có bao nhiêu hào Dương, bao nhiêu hào Âm, tổng số hào dương nhân 36, tổng số hào âm nhân 24, hợp hai sô tổng âm dương, thì xác định được số Nguyên sách của quẻ. Dương lấy Âm làm “thể”, Âm lấy Dương làm “tính”, động là “tính” vậy, tĩnh là “thể” vậy. Tại Thiên thì dương động mà âm tĩnh, tại Địa thì dương tĩnh mà âm động. QUYỂN 1 12 HỘI CHIA HỢP TỔNG SỐ Đây nói, đồ vẽ 4 quẻ Ly Càn Khảm Khôn, ngôi ở 4 chính, cõi tóm trong 4 duy, là Tý Ngọ Mão Dậu, 4 quẻ này gồm 24 hào tương đương với 24 tiết khí chia ra để chựu cho đều mỗi hào 1 khí vậy. Mỗi 1 quẻ này chủ 3 Hội, Quẻ Phục quẻ Cấu khởi ở Đông chí - Hạ chí, đến quẻ Đồng nhân quẻ Sư mà tiết Kinh trập - Bạch lộ, thời Ly Khảm chia ra mà trị vậy. Quẻ Lâm quẻ Độn khởi ở Xuân phân - Thu phân đến quẻ Quải quẻ Bác, mà tiết Mang chủng - Đại tuyết, thời Càn Khôn chia ra mà trị vậy. Số chọn chia trị 3 Hội đều 90 ngày, quẻ thẳng chủ biến từng hào 1, từ hào Sơ đến hào Trên, cùng với 15 quẻ, mà giữ về tiết tự, gồm 24 quẻ, làm 4 quẻ biến hóa, noi theo hào, rồi vòng khắp 60 quẻ mỗi hào, 5 quẻ chủ 2 Khí, mỗi Khí biến tương đương 2 quẻ rưỡi, thực 1 hào tương đương với 15 hào, 1 Hội 5 quẻ 30 hào, thời hào biến dùng 2 quẻ đối ứng, 3 Hội 15 quẻ

90 hào, khởi hào biến chưng dụng 6 phân vậy. Nhật trực, mỗi 90 ngày làm 1 mùa, dùng 4 mùa mà 4 quẻ chia thẳng đấy, hào biến có thể 1, 1 này rõ ràng tường tận vậy. Đây nói, trên bầy 4 quẻ, dưới bầy 4 quẻ hào biến đến thẳng 24 quẻ, lại thứ nữa, bầy 4 quẻ chia chủ 3 Hội, mỗi Hội có 5 quẻ, đều thẳng 15 quẻ cùng 60 quẻ. Dưới thời tường tả hữu đều 4 quẻ, cùng giao lẫn nhau, mà thành quẻ biến 12 cùng 30 nhân mà thành quái số. Khoảng giữa 1 đồ, dường mối sáng như bầy lông mày, kẻ đọc nên lưu tâm vậy. Có kẻ hỏi 4 quẻ chủ rường cột vậy, sao bảo là nhuận ? Suốt một năm, ba trăm lẻ sáu tuần 60 quẻ hào đương đấy, còn 4 quẻ 24 hào chia ra cùng chựu, thừa 6 ngày mà để nhuận vậy, thời lấy chủ rường cột vén tan mối, mà đều dùng rất đều vậy, 4 mùa định năm bén thành vậy. Đây nói: Nguyên kinh Hội, Hội kinh Vận, Vận kinh Thế, gồm Thế hào chia thẳng cho niên quái đồ thâu tóm mà lại (tri lai), đi (vãng) theo đồ, trước 4 quẻ, chia 24 khí chủ 60 quẻ chia từ Tý đến Hợi, tương đương với kinh quái của 12 Hội, mỗi Hội đều 5 quẻ nên bầy ở đồ tầng 1. Ở đồ tầng thứ 2, vì lấy ngay mục quái của Nguyên kinh Hội, đều tới mỗi 1 quẻ từng hào biến từ Sơ đến Thượng, noi theo thứ tự bằng bầy đầu đuôi, được 360 quẻ. Ở đồ tầng thứ 3, vì lấy ngay mục quái của Hội kinh Vận, lại tới 360 quẻ, lại mỗi quẻ biến từng hào một, 6 hào sinh 6 quẻ như trước theo thứ tự, bằng bầy đầu đuôi được 2160 quẻ. Ở tầng thứ 4 của đồ, vì lấy ngay mục quái của Vận kinh Thế, đều trải ngang dưới, thời 1 quẻ đều 6 biến được 6 quẻ, như mẫu thức vạch quẻ được từ dưới lên trên bầy 6 tầng, đều lấy niên quái đã được, liên hệ thẳng ở dưới Thế gồm 129600 quẻ, đương số niên quái lấy niên tóm 12 tháng, tích chứa lại thời 155520 số (129600x12), đủ trong 60 đồ, thay nhau làm đường ngang dọc, kẻ đọc khá tung hoành 1 liếc mắt mà xem. Ta làm lý lẽ manh mối này, mà chia ra đấy vậy, cho nên rằng Tự ngôn. Đây nói, đồ toàn số Trời Đất 4 quẻ giao ứng nhau, tả hữu bầy bằng, mà giao biến, ứng đó là lẻ chẵn đối phản, đó là ứng hợp vậy. Giao biến như Càn sơ biến Cấu, Cấu sơ biến Càn. Dưới đến Khôn sơ biến Phục, Phục sơ biến Khôn đều thế. Ứng hợp như quẻ Cấu hợp Phục, quẻ Bác hợp quẻ Quải đều thế. Toàn số là 12 cùng 60 dẫu nhân từ ít rồi nhiều, mà tích số 60 quẻ toàn vẹn, là quẻ Trời Đất vậy, 4 là Thần của Nguyên Hội Vận Thế nhân giao nhân, số ấy vốn tích chứa ở đó, lấy làm đồ vậy. Lại nói, 1 Nguyên tóm 12 Hội, Hội đều 30, mỗi Hội gồm thẳng 5 quẻ, như Hội Tý có Địa Lôi Phục, Sơn Lôi Di, Thủy Lôi Truân, Phong Lôi Ích, Thuần Chấn . Mỗi Vận tương ứng với 1 hào, như Hội Tý quẻ Phục 6 vận tương ứng với 6 hào biến được 6 quẻ: Khôn, Lâm, Thái, Đại tráng, Quải, Càn. Kể 12 Hội làm 1 Nguyên gồm 129600 năm, 30 Vận làm 1 Hội gồm 10800 năm, 12 Thế làm 1 Vận gồm 360 năm, chia thẳng cho Vận cùng với quẻ hào, dùng quẻ 1 hào lại tương đương với 1 quẻ, 6 vị trí của hào tương đương với 6 quẻ, mỗi hào quản 12 năm, 6 hào sẽ quản 72 năm, như quẻ Phục có hào Sơ dương, bắt đầu thẳng Khôn, Khôn lại thẳng tới Sư có hào 2 dương, Khiêm có hào 3 dương, Dự có hào 4 dương, Tỷ có hào 5 dương, Bác có hào Trên dương, mỗi hào đều quản 12 năm, đây là Nguyên tóm Hội, Hội tóm Vận cùng Thế, như Năm tóm Tháng, Tháng tóm Ngày cùng Giờ, cũng như Ngày tóm Giờ, Giờ tóm Phân cùng Sao. Cho nên vận số có lớn nhỏ, tóm đấy thời càng lớn, chia đấy thời càng nhỏ, nhỏ thời số nhiều, nhỏ lớn thời số xếp từng loài mà cùng về 1. Đồ ước 1 Nguyên 12 Hội, thâu tóm chia Vận mà xem, thì nhìn thấy được những cái lớn, rõ ràng, mà đầy đủ vậy.

HOÀNG CỰC KINH THẾ THƯ GIẢI Hồng phạm Thiên thứ 5 nói: dựng dùng Hoàng cực, “hoàng” nói là lớn, “cực” nói là giữa, Hoàng cực nói là “đại trung”. Trù có 9 (trời đất có chia làm 9 loài), 50 trước, 4 sau, 4 mà dựng dùng rất cao. “Cực” cho nên gọi là khuôn phép, “Hoàng” cho nên gọi là to lớn. Thiệu ta sửa trị đời, xem vật mà làm ra Hoàng cực, tròn thời bắt chước cỏ thi, vuông thời bắt chước quái số, diễn Đồ thư, thực suy ở Trù Sách vậy. Hỏi rằng “kinh thế” là sao ? Trời đất mở mang dựng lên, tổ chức mây, mưa sấm, chớp nói chia đường ngang đường dọc quấn quýt lấy nhau là hợp vậy, vả đường Nam Bắc là dọc, đường Đông Tây là ngang, nói Kinh mà Vỹ là suốt vậy. Kinh rằng đạo thường, chủ dùng số thường, thông ở biến, biến không mất thường, Đời (Thế) cùng xưa nay, Đời (Thế) để ghi năm thì nửa ở 6 Giáp, Thế để chép Đời, thì xa mãi đến ngàn năm. Vận mà Hội, Hội mà Nguyên, đều do Thế tích chứa, mà cũng thay đổi theo thứ tự vậy. Nói rằng “kinh thế”, mà Nguyên dùng kinh Hội, Hội dùng kinh Vận, là đều thâu tóm đấy vậy. Nguyên là 1, số là 129600 mà thống nhất. Hội mà chia Nguyên, thì mỗi một Hội đều là 10800 (129600/12=10800) mà làm Tiểu nguyên chọn dùng 1 vậy. Vận mà chia Hội, thì mỗi Vận đều là 360 (10800/30=360) mà làm 12 Hội Tiểu nguyên chọn dùng 1 vậy. Thế mà chia Vận, thì mỗi Thế đều là 30 (360/12=30), 12 Thế dùng 30 thời làm 1 Vận, 360 số lần lượt tích chứa vậy. Làm Hội làm Nguyên không chọn dùng 1 mà đều suốt ở 1 vậy, cho nên nêu một mình “kinh thế” để thâu tóm đấy, nhỏ thâu tóm lớn, ít thâu tóm nhiều. Cái lớn cùng với nhiều dùng để thâu tóm nhỏ cùng ít, lại có thể lấy đó mà suy. Năm xem ở Nguyên, tháng xem ở Hội, ngày xem ở ở Vận, giờ xem ở Thế cùng với Phân-Sao chọn lấy tích chứa. Lại xem Năm Tháng cái gì trừ đi, Kinh chỉ định Thế thâu tóm, đoán Thế lấy giờ tích chứa, cũng lấy Vật xếp cùng loại với Vật. Số có vạn cùng Thế thừa trừ, thời 10 Thế có thể biết lấy Vật, 100 Thế khá biết, cũng biết lấy Vật, Vật được lý lẽ, noi theo Kinh mà trị, phản lại thường mà trái Kinh thì loạn, lấy gì xem chăng ? Xem mọi Kinh quái hào, duy có Thời (giờ) của Vật, chẳng hoặc trái vậy. Vật lớn ấy chỉ có Trời Đất, mà vật ở Trời ấy chỉ có mặt Trời, mặt Trăng cùng các vì Sao. Vật ở Đất ấy là nước, lửa, đất, đá. Mặt trời Càn mà nước Khôn, mặt trăng Đoài mà lửa Cấn, Sao Ly mà đất Khảm, thần (các vì sao) Lôi mà đá Tốn. Trời 4 phương để ngang Trời, âm dương Thái Thiếu, dựng lên cột của trời. Đất 4 phương để ngang đất, cương, nhu, Thái, Thiếu dựng cột của đất, trời đất giao ngang, Thế (đời) không đổi vật, rời đi là số, lâu dài thường hằng là Đạo, số theo cùng tượng, đều lấy 4 lập (dựng), Đạo lấy Thế dùng làm Thần, chỉ lấy 1 vậy. Hoàng lấy Đạo để rộng khắp, Cực lấy Đạo để dựng, Kinh lấy Đạo để giữ, Thế (đời) lấy Đạo để trị, Vật lấy Đạo để cung cấp cho xem mà tìm Đạo thông. Vì số biến mà Đạo không biến, Đạo làm ngang, Đạo dựng mà trời đất đều dựng. Người làm cùng cực Đạo ở đâu ? Trong khoảng 1 động 1 tĩnh, thời “đại trung” cùng với tâm du ! Đại trung thế du ! Hoàng cực ngang chọn dùng ở Thế (đời), Vật xem chọn dùng ở vật biến. Sở học của Thiệu ta hầu như biết sự hóa dục hóa nuôi của Vật, mà trời lồng lộng to lớn vậy ! Đồ Kinh Thế của Thiệu ta lấy Nguyên thâu tóm Hội, Hội thâu tóm Vận, Vận thâu tóm Thế; cũng như lấy Niên tóm Nguyệt, Nguyệt tóm Nhật, Nhật tóm Thời. 12 giờ làm 1 ngày, 30 ngày làm 1 tháng, 12 tháng làm 1 năm, 30 năm làm 1 Thế, 12 Thế kể là 360 năm làm 1 Vận, 30 Vận kể là 10800 năm làm 1 Hội, 12 Hội tích chứa 129600 năm làm 1 Nguyên, quẻ ấy lấy đồ tròn của Phục hy 64 quẻ, trừ 4 quẻ chính Ly Càn Khảm Khôn, mỗi quẻ 6 hào, cộng là 24 hào làm Nhuận quái, mỗi 2 hào biến làm 2 quẻ chia chủ 1 Hội, 24 hào chia chủ 12 Hội, thừa trừ ngoài ra.

Từ quẻ Phục khởi quanh bên tả, trải qua những quẻ: Địa Lôi, Sơn Lôi, Thủy Lôi, Phong Lôi, Thuần Lôi, Hỏa Lôi, Trạch Lôi, Thiên Lôi - Địa Hỏa, Sơn Hỏa, Thủy Hỏa, Phong Hỏa, Lôi Hỏa, Trạch Hỏa, Thiên Hỏa - Địa Trạch, Sơn Trạch, Thủy Trạch, Phong Trạch, Lôi Trạch, Hỏa Trạch, Thuần Đoài, Thiên Trạch - Địa Thiên, Sơn Thiên, Thủy Thiên, Phong Thiên, Lôi Thiên, Hỏa Thiên, Trạch Thiên. Từ quẻ Cấu khởi quanh bên hữu trải qua những quẻ: Thiên Phong, Trạch Phong, Hỏa Phong, Lôi Phong, Thuần Tốn, Thủy Phong, Sơn Phong, Địa Phong – Thiên Thủy, Trạch Thủy, Hỏa Thủy, Lôi Thủy, Phong Thủy, Sơn Thủy, Địa Thủy – Thiên Sơn, Trạch Sơn, Hỏa Sơn, Lôi Sơn, Phong Sơn, Thủy Sơn, Thuần Cấn, Địa Sơn – Thiên Địa, Trạch Địa, Hỏa Địa, Lôi Địa, Phong Địa, Thủy Địa, Sơn Địa, cộng lại được 60 quẻ. Lấy quẻ Địa Lôi Phục khởi ở Đông chí nửa giờ Tý, gồm 5 quẻ phối 2 khí: - Quẻ Địa Lôi Phục, Sơn Lôi Di, Thủy Lôi Truân, Phong Lôi Ích, Thuần Chấn phối với khí Đông chí - Tiểu hàn ; - Quẻ Hỏa Lôi Phệ hạp, Trạch Lôi Tùy, Thiên Lôi Vô vọng, Địa Hỏa Minh di, Sơn Hỏa Bí phối với khí Đại hàn - Lập xuân ; - Quẻ Thủy Hỏa Ký tế, Phong Hỏa Gia nhân, Lôi Hỏa Phong, Trạch Hỏa Cách, Thiên Hỏa Đồng nhân phối với khí Vũ thủy – Kinh trập ; - Quẻ Địa Trạch Lâm, Sơn Trạch Tổn, Thủy Trạch Tiết, Phong Trạch Trung phu, Lôi Trạch Quy muội phối với khí Xuân phân – Thanh minh ; - Quẻ Hỏa Trạch Khuê, Thuần Đoài, Thiên Trạch Lý, Địa Thiên Thái, Sơn Thiên Đại súc, phối với khí Cốc vũ - Lập hạ ; - Quẻ Thủy Thiên Nhu, Phong Thiên Tiểu súc, Lôi Thiên Đại tráng, Hỏa Thiên Đại hữu, Trạch Thiên Quải phối với khí Tiểu mãn – Mang chủng - Quẻ Thiên Phong Cấu, Trạch Phong Đại quá, Hỏa Phong Đỉnh, Lôi Phong Hằng, Thuần Tốn phối với khí Hạ chí - Tiểu thử. - Quẻ Thủy Phong Tỉnh, Sơn Phong Cổ, Địa Phong Thăng, Thiên Thủy Tụng, Trạch Thủy Khốn phối với khí Đại thử - Lập thu. - Quẻ Hỏa Thủy Vị tế, Lôi Thủy Giải, Phong Thủy Hoán, Sơn Thủy Mông, Địa Thủy Sư phối với khí Sử thử - Bạch lộ - Thiên Sơn Độn, Trạch Sơn Hàm, Hỏa Sơn Lữ, Lôi Sơn Tiểu quá, Phong Sơn Tiệm phối với khí Thu phân – Hàn lộ. - Quẻ Thủy Sơn Kiển, Thuần Cấn, Địa Sơn Khiêm, Thiên Địa Bĩ, Trạch Địa Tụy phối với khí Sương giáng - Lập đông.

- Quẻ Hỏa Địa Tấn, Lôi Địa Dự, Phong Địa Quan, Thủy Địa Tỷ, Sơn Địa Bác phối với khí Tiểu tuyết - Đại tuyết. Lấy 1 quẻ thẳng 72 Thế, 5 quẻ thẳng 360 Thế, 60 quẻ thẳng 4320 Thế mà làm 12 Hội, tích chứa 129600 năm, ở trong đó quẻ Truân 6-4, Vô vọng 1-4, Phong 4-3, Tiết 6-2, Lý 1-2, Đại tráng 4-1, Đỉnh 3-5, Thăng 8-5, Hoán 5-6, Lữ 3-7, Khiêm 8-7, Quan 5-8 là 12 quẻ ở 2 khí giao nhau. Trước 3 hào quẻ trên 1 khí dùng 36 Thế, sau 3 hào quẻ dưới 1 khí dùng 36 Thế, 1 quẻ 6 hào biến làm 6 quẻ, 5 quẻ biến làm 30 quẻ thẳng 360 Thế, thời 1 hào dùng biến quái thẳng 12 Thế. Mở Vật trong Dần khởi từ quẻ Lôi Hỏa Phong dùng hào 9-4 mà đi lên trên. Đóng Vật trong Tuất tới quẻ Địa Sơn Khiêm dùng hào 9-3 mà đi xuống dưới, bởi trên mà suy, lớn lại càng lớn, bởi dưới mà suy, nhỏ lại càng nhỏ. Cái lý ấy thuộc về Trời Đất, chẳng gì là chẳng vậy.

NGUYÊN NGANG HỘI DÙNG MỘT THIÊN QUAN VẬT DÙNG MỘT

Nguyên là 1, Hội là 12, lấy đồ Nguyên ngang Hội, như số Hội 12 đồ, mỗi đồ quản tích đều 360, thống kê 4320 toán, đồ đều bầy 30 làm 1 hàng, trước 1 hàng là tiêu mục, thực 30 hàng, hàng đều bầy 5 tầng, từ tầng 1, 2, 3, 4 đến tầng trên. Nhật chủ Càn làm Nguyên, Nguyệt chủ Đoài làm Hội, Tinh chủ Ly làm Vận, Thần chủ Chấn làm Thế. Càn nhật Ly sao là 12, vòng hết lại bắt đầu, gồm 2 vòng. Nửa đồ Nhật-Nguyệt-Tinh, lấy ngang Dương dùng Thái Thiếu, theo dương can Giáp 1 đến Quý 10, vòng hết lại bắt đầu, gồm 3 vòng. Đoài Nguyệt Chấn Thần là Thái Thiếu của Âm, từ chi âm Tý 1 đến Hợi bầy hai hàng trống không, một thứ là Can, số ngang dùng đến cuối 12 đồ cộng 360 mục. Đồ Thần ngang cũng như thế, mà Tý 1 làm đầu, thuận thứ tự đi thẳng đến Hợi đều 12 mục 1 đồ, 30 hàng mục, kể 360 thông 12 đồ 360 hàng, thời có 4320 mục. Đồ ở Tý 1, hàng đầu đều ở Tý, lần lượt đến Giáp Bính Mậu Canh Nhâm làm vòng trong, đến ở Hợi, 12 hàng đầu đều ở Hợi chen liền Ất Đinh Kỷ Tân Quý làm vòng kế tiếp, đều bỏ trống mục, mà trên dưới đều lần lượt thêm toán, từ 1 đến 10, 10 đến 100, nghìn, toán chọn 1, 3, 5, 7, 9 Tý lấy lẻ chựu, còn 2, 4, 6, 8, 10 Hợi lấy chẵn thêm vào. Quẻ của đồ, mỗi đồ quẻ ngang 5, quẻ dọc đều 6, cộng 30 thông 12 đồ. Quẻ ngang 60, quẻ dọc 260. Quẻ dọc của dọc 2160, quẻ dọc ấy đổi nhau làm ngang. Lại có quẻ dọc của dọc, ngậm trống không 12 đồ trong mục, vì Niên ngậm Nguyệt, Nguyệt ngậm Nhật và ngậm cả số Phân Sao của Thời. Cũng như Nguyên tóm Hội, Hội tóm Vận, đều tóm số Niên Nguyệt của Thế vậy. Vậy thì lấy Nguyên kinh Hội mà kinh Vận kinh Thế hết thẩy ngụ ở trong 12 đồ. Đến 6 đồ trước dương lớn mà lên, 6 đồ sau âm tiêu mà xuống. Quẻ Phục-Cấu chia ở Tý-Ngọ, trong ngoài suy luận sẽ rõ. Kẻ đọc tâm hội ở đồ mục, tự mình mà được vậy. Lại nói: Đông chí ngày Giáp Tý, nửa giờ Tý khởi đầu quẻ Phục biến làm Khôn, từ nửa giờ Tý đến nửa giờ Dần, Khôn hào đầu. Nửa giờ Dần đến nửa giờ Thìn, nửa Khôn hào 2 quẻ Sư. Nửa giờ Thìn đến nửa giờ Ngọ, nửa Khôn hào 3 quẻ Khiêm. Nửa giờ Ngọ đến nửa giờ Thân, nửa Khôn hào 4 quẻ Dự. Nửa giờ Thân đến nửa giờ Tuất, nửa Khôn hào 5 quẻ Tỷ. Nửa giờ Tuất đến nửa giờ Tý, nửa Khôn hào Thượng quẻ Bác là hết. Ất Sửu thời nửa giờ Tý, quẻ Phục hào 2 biến thành quẻ Lâm, Đinh Sửu nửa giờ Tý hào 3 quẻ Phục biến thành quẻ Thái, từ hào Sơ xong đến

hào Thượng, mỗi hào thứ tự lấy trước sau 2 nửa, gồm 1 hào được 2 quẻ làm nêu, nêu 2 quẻ cùng khắp 1 hào, 12 vòng khắp 1 quẻ, khởi xong xem quẻ Khôn, do đó trải Địa Hỏa Minh di, Thuần Lôi, Thủy Lôi Truân, Sơn Lôi Di biến vòng lại, tiếp tục theo tiếp mà suy, gồm 72 thần (sao). Qua 6 ngày từ Giáp đến Kỷ, quẻ thẳng Phục mà đấy du ! Là quẻ Di vậy, Dự phỏng đây. Việc làm này Nhật thấy Thời, cũng tức là Thời mà phép thắt bó Năm, Tháng, Ngày vậy. Nguyên, Hội, Vận, Thế đều có thể thông xem. Thấy mỗi Nguyên làm 2 mà khen tương đương với 1, ngày đêm có khác mà cùng nhau làm 1 ngày vậy.

THÁNG TÝ : là Hội thứ Nhất, từ Hợi đến Tý là 6 âm đã cùng cực, 1 dương mới động vậy. Ở Thì trong luật lữ là Hoàng Chung, Chi kiến Tý, Nguyệt phần 11, Nhật ở Tinh chép, thì tiết lệnh Đông chí - Tiểu hàn, quẻ thẳng gồm có: Địa Lôi Phục, Sơn Lôi Di, Thủy Lôi Truân, Phong Lôi Ích, đều có tượng u ám, kíp đến Thuần Lôi, Thiên thần chia dần. Quẻ Truân đang ở giữa hội Tý, hào 6 – 3 trở về trước cùng quẻ Phục, quẻ Di chủ khí Đông chí, hào 6 – 4 trở về sau cùng quẻ Ích, quẻ Thuần Lôi chủ khí Tiếu hàn, trước sau đều 15 hào, số năm đều 5400. Chọn dùng làm Nhuận quẻ Thuần Ly, hào Sơ biến thành quẻ Lữ, hào 2 biến thành quẻ Đại hữu, cũng chia ra mà làm chủ đấy. Trước khởi vận Giáp 1 Thế Tý 1, sau khởi vận Kỷ 16 Thế Tý 181 xong Quý Hợi 360 cùng là Hội Tý vậy. Thanh trời xướng 9, âm (tiếng) đất chưng 11, xướng Thần (sao) họa Thạch (đá) báo, là Hằng Ích cảm thông khá vậy. Lấy Nguyên kinh Hội dùng 2. Thiên quan vật chọn dùng 2.

THÁNG SỬU: là Hội thứ Hai, từ Tý vào Sửu là lúc trời mở ở trên, đất đóng ở dưới, ở Thì luật lữ là Đại lữ, Chi kiến Sửu, Nguyệt phần 12, Nhật ở tiết lệnh nguyên trống rỗng, có tiết khí Đại hàn Lập xuân. Quẻ thẳng gồm có: Hỏa Lôi Phệ hạp, Trạch Lôi Tùy, Thiên Lôi Vô vọng, Địa Hỏa Minh di, Sơn Hỏa Bí, đều có tượng ra chỗ tối hướng về chỗ sáng. Quẻ Vô vọng đang ở giữa hội Sửu, hào 6 – 3 trở về trước cùng với Phệ hạp, Tùy chủ khí Đại hàn, hào 9 – 4 trở về sau cùng với quẻ Minh di, quẻ Bí chủ khí Lập xuân, hào biến đều 15, số năm đều 5400. Nhuận quẻ Thuần Ly hào 3 biến thành quẻ Hỏa Lôi Phệ hạp, hào 4 quẻ Thuần Ly biến thành quẻ Sơn Hỏa Bí, cũng chia ra mà làm chủ đấy. Trước khởi vận Giáp 31 Thế Tý 361, sau khởi vận Kỷ 46 Thế Tý 541, song đến Quý Hợi lại 360 vòng quanh Hội Sửu vậy. Thanh trời dùng 10, âm đất dùng 12, các vì sao xướng đá đất họa, âm dương chia 2 nghi, trong khoảng giao tiếp đấy du !

THÁNG DẦN: là Hội thứ Ba, Sửu mà giao với Dần thì trời đất mở đóng, lúc nhân vật mới sinh vậy, ở Thì luật lữ là Thái Dốc, Chi kiến Dần, Nguyệt phần 1, Nhật ở xu-tí (tên chỗ sao đi đến, từ sao Quỷ 18 độ đi đến sao Chủy 4 độ), thì tiết lệnh Vũ thủy – Kinh trập. Quẻ thẳng Thủy Hỏa Ký tế, Phong Hỏa Gia nhân, Lôi Hỏa Phong, Trạch Hỏa Cách, Thiên Hỏa Đồng nhân, đều có tượng hình khí hóa sinh. Quẻ Phong đang ở giữa hội Dần. Hào 9 – 3 trở về trước cùng quẻ Ký tế, Gia nhân chủ khí Vũ thủy, hào 9 – 4 trở về sau cùng quẻ Cách, Đồng nhân chủ khí Kinh trập, hào biến đều 15, số năm đều 5400 năm, Nhuận giao quẻ Ly hào 5 biến thành quẻ Thiên Hỏa Đồng nhân, hào 6 quẻ Ly biến thành quẻ Lôi Hỏa Phong, cũng chia ra mà làm chủ đấy. Trước khởi vận Giáp 61 Thế Tý 721, sau khởi vận Kỷ 76 Thế Tý 912 xong đến Quý Hợi lại 360, hội Dần vòng

quanh rồi vậy. Thanh trời dùng 1, âm đất dùng 1, Tinh xướng Thổ họa, là khoảng âm dương giao ngũ hành du !

THÁNG MÃO; là Hội thứ Tư, Dần mà vào Mão, lúc ba Tài bắt đầu gây mới, khí hải ra, thì đi vậy. Ở Thì trong luật lữ là Giáp Chung, Chi kiến Mão, Nguyệt phần 2, Nhật ở Giáng lâu, tiết lệnh là Xuân phân – Thanh minh. Quẻ thẳng gồm: Địa Trạch Lâm, Sơn Trạch Tổn, Thủy Trạch Tiết, Phong Trạch Trung phu, Lôi Trạch Quy muội, đều có tượng tìm tòi soi sáng, quẻ Tiết đang ở giữa Hội Mão. Hào 6 – 3 trở về trước cùng với quẻ Lâm, quẻ Tổn chủ khí Xuân phân, hào 6 – 4 trở về sau cùng quẻ Trung phu và quẻ Quy muội chủ khí Thanh minh. Hào biến đều 15, niên số (số năm) đều 5400 năm. Quẻ nhuận Thuần Càn mới dùng vào việc, biến hào Sơ được quẻ Thiên Phong Cấu, biến hào 2 được quẻ Thiên Hỏa Đồng nhân, cũng chia ra mà làm chủ chung. Trước khởi vận Giáp 91 Thế Tý 1261, sau khởi vận Kỷ 180 lẻ, xong rồi đến Quý Hợi, lại 360, là hội Mão vòng quanh rồi vậy. Thanh trời dùng 2, âm đất dùng 2, Nguyệt xướng Hỏa họa, bảo rằng Hàm Tổn cảm thông là được vậy.

THÁNG THÌN: là Hội thứ Năm ; từ Mão đến Thìn dương tiến ở 5 (từ Tý đến Thìn có 5 cung), đều có tượng lúc vật gặp thịnh vậy, ở Thì trong luật lữ là Cô tẩy, Chi kiến Thìn, Nguyệt phần 3, Nhật ở Đại lương, thì tiết lệnh Cốc vũ - Lập hạ. Quẻ thẳng gồm có: Hỏa Trạch Khuê, Thuần Đoài, Thiên Trạch Lý, Địa Thiên Thái , Sơn Thiên Đại súc, đều có tượng cảnh vật tốt tươi, quẻ Lý đang ở giữa hội Thìn. Hào 6 - 3 trở về trước cùng quẻ Khuê, quẻ Thuần Đoài chủ khí Cốc vũ, hào 9 – 4 trở về sau cùng quẻ Thái, quẻ Đại súc chủ khí Lập hạ. Hào biến đều 15, số năm đều 5400. Hào nhuận là quẻ Thuần Càn hào 3 biến thành quẻ Thiên Trạch Lý, hào 4 biến thành quẻ Phong Thiên Tiểu súc, cũng chia ra mà làm chủ đấy. Trước khởi vận Giáp 31 Thế Tý 7401, sau khởi vận Kỷ 136 Thế Tý 1621, rồi đến Quý Hợi 360 hội Thìn vòng quanh đủ rồi vậy. Thanh trời dùng 3 biến Bính chưng Đại vũ, đến như ở 4 là Đinh dùng thanh Giốc, âm đất dùng 3, ứng Thìn chọn dùng Giốc luật, đến 4 – 8 mà Thanh Giốc Bính Nguyệt xướng giao Nhật, Hỏa họa giao Thủy, là quẻ Sơn Hỏa Bí làm quẻ Địa Thiên Thái giao tế du !

THÁNG TỊ: là Hội thứ Sáu ; từ Thìn đến Tị, vận Thủy (nước) đã hết, lúc đức Hỏa đương vượng dậy, ở Thì trong luật lữ là Trọng lữ, Chi kiến Tị, Nguyệt phần 4, Nhật ở Thực trầm, tiết lệnh là Tiểu mãn – Mang chủng. Quẻ thẳng gồm: Thủy Thiên Nhu, Phong Thiên Tiểu súc, Lôi Thiên Đại tráng, Hỏa Thiên Đại hữu, Trạch Thiên Quải, đều có tượng vật càng nhiều thịnh. Quẻ Đại tráng đang ở giữa Hội Tị. Hào 9 – 3 trở về trước cùng quẻ Nhu, quẻ Tiểu súc chủ khí Tiểu mãn, hào 9 – 4 trở về sau cùng quẻ Đại hữu, quẻ Quải chủ khí Mang chủng, hào biến đều 15, niên số đều 5400, hào nhuận quẻ Thuần Càn hào 5 biến thành quẻ Hỏa Thiên Đại hữu, hào Trên biến thành quẻ Trạch Thiên Quải cũng chia ra mà làm chủ đấy, trước khởi vận Giáp 151 Thế Tý 1801, sau khởi vận Kỷ 166 Thế Tý 1981, xong đến Quý Hợi, lại 360 hội Tị vòng quanh đủ vậy. Thanh trời dùng 5 biến Mậu dùng Đại cung, âm đất dùng 6 ứng Kỷ dùng thanh Giốc, Nhật xướng Thủy họa, lúc rất thịnh khí nối du ! Trên Tị vòng quanh trời dùng 6 dương.

THÁNG NGỌ: hội thứ Bẩy ; từ Tị đến Ngọ, dương lên đã cùng cực, là lúc âm nghĩ muốn tranh đoạt nương lên trước vậy, ở Thì trong luật lữ là Nhuy Thực, Chi kiến Ngọ, Nguyệt phần 5, Nhật ở Thuần thủ, ở thì tiết lệnh Hạ chí - Tiểu thử. Quẻ thẳng gồm: Thiên Phong Cấu, Trạch Phong Đại quá, Hỏa Phong Đỉnh, Lôi Phong Hằng, Thuần Tốn, đều có tượng vật nảy mầm mà âm loại bỏ đi. Quẻ Đỉnh đang ở giữa hội Ngọ. Hào 9 – 3 trở về trước cùng quẻ Cấu, quẻ Đại quá chủ khí Hạ chí, hào 9 – 4 trở về sau cùng quẻ Hằng, quẻ Thuần Tốn chủ khí Tiểu thử, hào biến đều 15, niên số đều 5400. Quẻ Tập Khảm làm chủ bắt đầu vào việc, hào Sơ quẻ Tập Khảm biến thành Thủy Trạch Tiết, hào 2 biến thành Thủy Địa Tỷ, cũng chia ra để cùng làm chủ. Trước khởi vận Giáp 181 Thế Tý 2341, xong rồi đến Quý Hợi, lại 360 hội Ngọ là vòng quanh đủ vậy. Thanh trời dùng 6, âm đất dùng 7, xướng họa như Thần là Nam Bắc nóng rét đến cực. Xét Bính Mậu cùng ở Tị (ngôi Lộc), Thanh trời chưng 3 – 5 gồm cả Đinh Tị giao Ngọ thời 4 với 6 là Thanh vậy. Xướng họa là cơ Nam không sinh vật. Lại xét trong hội Tị, bậc Hoàng xuống bậc Đế, vua Hoàng đế Nghiêu Thuấn làm Vua, thông biến trị dân tốt, ứng vào Càn nguyên tóm ở Trời. Bậc Thánh làm loài vật thấy, Đại hữu là phúc trời, quẻ Quải là tượng văn chương rực rỡ, cho nên đức Trọng ny xem trời, suy lịch mà đoán từ đời Đường Ngu là hội Ngọ giao, nhà Hạ chựu nhà Ngu truyền ngôi gồm 8 năm, Cấu biến Càn, vua Trọng Khang dựng ngôi. Biến quẻ Độn mà nhà Hạ mất ngôi, nhà Thương dấy lên. Biến quẻ Tụng, vua Tổ Đinh nhà Thương làm vua được 19 năm. Biến quẻ Thuần Tốn, nhà Chu Đế đánh nhà Thương, đến năm thứ 2 vua Khang Vương. Biến quẻ Đỉnh, vua Hoàn nhà Chu, quẻ Đại quá vua Hiển vua Noãn nhà Chu, nhà Tần truyền 2 đời vua, nhà Hán dấy lên, bèn thẳng Đại quá, hào Sơ biến quẻ Quải là năm thứ 4 vua Bình vương nhà Hán. Sau đến đời Tam quốc gồm nhà Tấn, biến quẻ Hàm thời nhà Tấn suy, hai năm rưỡi trải đời Ngũ đại, mà nhà Đường dấy lên. Biến quẻ Khốn là năm thứ 13 vua Đường Nguyên Tông, thì lấy thẳng quẻ Trạch Địa Tụy hào 3 biến quẻ Hàm. Biến quẻ Hàm, vua Thái tổ nhà Tống chựu mệnh trời làm Vua, thực ở Hội này vậy. Từ đó mà lần lượt suy làm Thủy Sơn Kiển, Lôi Sơn Tiểu quá, Thiên Sơn Độn mà là Đỉnh vậy.

THÁNG MÙI: hội thứ Tám ; là lúc âm nhu lớn dần, dương cương tiêu dần, ở Thì trong luật lữ là Lâm Chung, Chi kiến Mùi, Nguyệt phần 6, Nhật ở thuần Hỏa, thì ở tiết Đại thử - Lập thu. Quẻ thẳng gồm: Thủy Phong Tỉnh, Sơn Phong Cổ, Địa Phong Thăng, Thiên Thủy Tụng, Trạch Thủy Khốn, đều có tượng vật sợ thịnh quá, quẻ Thăng đang ở giữa hội Mùi. Hào 9 – 3 trở về trước cùng với quẻ Tỉnh, quẻ Cổ là chủ khí Đại thử, hào 6 -4 trở về sau cùng với quẻ Tụng quẻ Khốn làm chủ khí Lập thu, hào biến đều 15, niên số đều 5400. Hào quẻ Nhuận là quẻ Tập Khảm, hào 3 biến thành quẻ Tỉnh, hào 4 biến thành quẻ Khốn cũng chia ra mà làm chủ đấy. Trước khởi vận Giáp 211 Thế Tý 2321, sau khởi vận Kỷ 526 Thế Tý 2701, xong rồi quay sang Quý Hợi lại 360 hội Mùi là đủ vòng vậy. Thanh trời dùng 6 đã nửa Chủy biến Cung, âm địa dùng 12, đá họa tiếng tinh (sao), cho tới vận đi sinh vật mà làm nói vậy du !

THÁNG THÂN: hội thứ Chín ; từ Mùi đến Thân là lúc âm nhu bên trong che đậy, dương cương bên ngoài tiêu vậy, ở Thì trong luật lữ là Di Tắc, Chi kiến Thân, Nguyệt phần 7, Nhật ở Thuần

vỹ, ở thì tiết Sử thử - Bạch lộ. Quẻ thẳng gồm: Hỏa Thủy Vị tế, Lôi Thủy Giải, Phong Thủy Hoán, Sơn Thủy Mông, Địa Thủy Sư đều có tượng vật khí thu góp lại. Quẻ Hoán đang ở giữa hội Thân. Hào 6 – 3 trở về trước cùng quẻ Vị tế và quẻ Giải làm chủ khí Xử thử, hào 6- 4 trở về sau cùng với quẻ Mông, quẻ Sư làm chủ khí Bạch lộ, hào biến đều 15, số năm đều 5400, quẻ nhuận Thuần Khảm hào 5 biến thành quẻ Sư, hào 6 biến thành quẻ Hoán, cũng chia ra mà làm chủ đấy. Trước khởi vận Giáp 241 Thế Tý 2881, sau khởi vận Kỷ 256 Thế Tý 3061 cuối đến Quý Hợi lại 360 hội Thân vòng đủ vậy. Thanh chỉ 7 Canh làm Thiếu thương, âm đất ứng Nhật, chỉ 9 ứng nhật nguyệt đến 12, Nhật vào Nguyệt ra ở phương Canh vậy.

THÁNG DẬU: hội thứ Mười ; từ Thân đến Dậu là lúc Âm nhu đạp lên trên, dương cương chựu thời xuống vậy, ở Thì trong luật lữ là Nam lữ, Chi kiến Dậu, Nguyệt phần 8, Nhật ở Thọ tinh, thì ở tiết Thu phân – Hàn lộ. Quẻ thẳng gồm: Thiên Sơn Độn, Trạch Sơn Hàm, Hỏa Sơn Lữ, Lôi Sơn Tiểu quá, Phong Sơn Tiệm, đều có tượng vật hậu mát trong, quẻ Lữ đang ở giữa hội Dậu. Hào 9 – 3 trở về trước cùng quẻ Độn quẻ Hàm làm chủ khí Thu phân, hào 9 – 4 trở về sau cùng quẻ Tiểu quá và quẻ Tiệm làm chủ khí Hàn lộ, hào biến đều 15, số năm đều 5400, quẻ nhuận Thuần Khôn dùng việc, hào Sơ biến thành quẻ Phục, hào 2 biến thành quẻ Sư, cũng đều chia ra mà làm chủ đấy. Trước khởi vận Giáp 271 Thế Tý 3241, sau khởi vận Kỷ 286 Thế Tý 3421, cuối đến Quý Hợi lại 360 hội Dậu đủ vòng vậy. Thanh trời dùng hết làm Thiếu vũ, Nhật 8 số không đi, âm đất dùng 10 hóa Thổ hòa với Nguyệt tinh, âm còn có chữ, đến đêm lửa sáng, không cách ban ngày, đất về mùa Đông sinh sôi, không khác gì 3 mùa trước vậy.

THÁNG TUẤT: hội thứ Mười Một ; từ Dậu đến Tuất là lúc âm nhu lớn đi, dương cương thời hết vậy, ở Thì trong luật lữ là Vô Xạ, Chi kiến Tuất, Nguyệt phần 9, Nhật ở Đại hỏa, ở thì tiết Sương giáng - Lập đông. Quẻ thẳng gồm: Thủy Sơn Kiển, Thuần Cấn, Địa Sơn Khiêm, Thiên Địa Bĩ, Trạch Địa Tụy, đều có cảnh tượng vật vã điêu lạc, quẻ Khiêm là quẻ ở giữa hội Tuất. Hào 9 – 3 trở về trước cùng với quẻ Kiển và quẻ Thuần Cấn làm chủ khí Sương giáng, Hào 6 – 4 trở về sau cùng với quẻ Bĩ và quẻ Tụy làm chủ khí Lập đông, hào biến đều 15, số năm đều 5400, quẻ nhuận Thuần Khôn dùng vào việc, hào 3 biến thành quẻ Khiêm, hào 4 biến thành quẻ Dự, cũng chia ra mà làm chủ. Trước khởi vận Giáp 301 Thế Tý 3601, sau khởi vận Kỷ 316 Thế Tý 3781, cuối đến Quý Hợi, lại 360 hội Tuất vòng hết vậy. Thanh rỗng không âm hòa có chữ, hành Thủy chỉ 9, chỉ 12 biến, dùng Dậu Tuất ứng Nhật, thửa số quẻ Bĩ, Thuần Cấn trở lên vậy.

THÁNG HỢI: hội thứ Mười Hai ; từ Tuất đến Hợi là lúc thuần âm tích chứa ở trong, chỉ còn dương nhỏ tiêu hao ở ngoài, ở Thì trong luật lữ là Ứng Chung, Chi kiến Hợi, Nguyệt phần 10, Nhật ở Tích Mộc, ở thì tiết Tiểu tuyết - Đại tuyết. Quẻ thẳng gồm có: Hỏa Địa Tấn, Lôi Địa Dự, Phong Địa Quan, Thủy Địa Tỷ, Sơn Địa Bác, đều có cảnh tượng vật đang cất dấu. Quẻ Quan đang ở giữa hội Hợi. Hào 6 – 3 trở về trước cùng với các quẻ Tấn Dự làm chủ khí Tiểu Tuyết, hào 6 – 4 trở về sau cùng với quẻ Tỷ quẻ Bác làm chủ khí Đại tuyết, hào biến đều 15, số năm đều 5400, dẫu đi đất chẳng thấy, có thể lấy lệ mà nghĩ, đó là Quan Ích trở xuống làm không số nhuận hào 5 quẻ Khôn biến thành quẻ Tỷ, hào Thượng biến thành quẻ Bác, chia chủ cũng đồng. Trước

khởi vận Giáp 331 Thế Tý 3961, sau khởi vận Kỷ 346 Thế Tý 4241, cuối đến Quý Hợi lại 360 hội Hợi vòng hết vậy. Thanh trời dùng 10 Quý hợp với Thiếu Giốc, âm đất dùng 12 Hợi làm biến cung, nước để hòa Nhật, từ đó hết vòng quay lại, chỗ giao tế dưới Trinh khởi Nguyên du !

Bảo rằng, lấy 1 Nguyên làm kinh 12 Hội, như lấy Năm kinh Tháng, lấy 1 năm làm kinh 12 tháng, vì 1 năm 12 tháng thâu tóm 360 ngày, cộng 4320 giờ, chứa 129600 Phân. Một Nguyên chứa 12 Hội, thâu tóm 360 Vận, cộng 4320 Thế, chứa 129600 năm. Cho nên, Sao lấy tương đương với Phân, Thế lấy tương đương với Thời, Vận lấy tương đương với Nhật, Hội lấy tương đương với Nguyệt, Nguyên lấy tương đương với Tuế, diễn ra thời vô cùng, thắt lại thời không mấy, đều về mà dùng ở 1, 1 ấy là Nguyên vậy, Nhật Giáp 1, Nguyệt Tý 1, Sao Giáp 1, Thần Tý 1, theo lần lượt mà sinh, bèn có 12 Hội, đó bảo là lấy Nguyên kinh Hội, mà Hội Vận Thế, lần lượt thay nhau làm Kinh, hết thẩy đều gốc ở Nguyên. Duy ấy, trời đất sinh ra số muôn vật, chọn Nguyên làm Càn, Càn để chia đấy, chọn Đoài làm Hội, chọn Ly làm Vận, chọn Chấn làm Thế, càng chia thời càng nhỏ, số tích càng nhiều. Cho nên 1 phân chia 12, 12 phân chia 360, 360 phân chia 4320, lại chia mà 129600 vậy, bèn là số Thái cực sinh ra trời đất. Chọn Nguyên lại làm Chấn, Chấn lấy lớn đấy, Ly tương đương Hội, Đoài tương đương Vận, Càn tương đương làm Thế, càng lớn thời càng to, thì số dùng càng thắt buộc lại, cho nên 129600 thắt buộc lại mà làm 4320, lại thắt nữa mà làm 360, lại thắt nữa mà làm 12, rồi bao gồm về dùng 1, phàm làm cái số lớn lên mà to ra là thế. Chia thời nghịch lại, lớn thời thuận đi, đi lại thuận nghịch cũng lẫn lộn, 1 vị 8 quẻ trong đó mà thuận đi, nghịch lại ấy chỉ 4, quẻ trời giao trời, thể ở trong và thể ở ngoài, đều chẳng lìa dùng Càn Đoài Ly Chấn tự giao. Thuận đi có 4 quẻ trời giao đất, Thế ở trong dùng Chấn Ly Đoài Càn, Thế ở ngoài dùng Khôn Cấn Khảm Tốn đó vậy. Cho nên, quẻ phương tả ấy nghịch lại 16 quẻ bao gồm: Thuần Càn, Trạch Thiên Quải, Hỏa Thiên Đại Hữu, Lôi Thiên Đại tráng, Thiên Trạch Lý, Thuần Đoài, Hỏa Trạch Khuê, Lôi Trạch Quy muội, Thiên Hỏa Đồng nhân, Trạch Hỏa Cách, Thuần Ly, Lôi Hỏa Phong, Thiên Lôi Vô vọng, Trạch Lôi Tùy, Hỏa Lôi Phệ hạp, Thuần Lôi. Trong đó, 16 quẻ này, đều lấy thứ tự để chia: Nguyên - Hội - Vận - Thế, từ trên xuống dưới , khởi từ quẻ Thuần Càn đến quẻ Thuần Lôi. Đồng thời, quẻ phương tả thuận đến cũng 16 quẻ gồm: Địa Lôi Phục, Sơn Lôi Di, Thủy Lôi Truân, Phong Lôi Ích, Địa Hỏa Minh di, Sơn Hỏa Bí, Thủy Hỏa Ký tế, Phong Hỏa Gia nhân, Địa Trạch Lâm, Sơn Trạch Tổn, Thủy Trạch Tiết, Phong Trạch Trung phu, Địa Thiên Thái, Sơn Thiên Đại Súc, Thủy Thiên Nhu, Phong Thiên Tiểu súc, cũng đều lấy thứ tự để chia Nguyên Hội - Vận - Thế từ dưới lên trên, bắt đầu khởi từ quẻ Phục đến quẻ Tiểu súc vậy. Đến ở bên hữu tóm ở bên tả, là Đất theo Trời, quẻ Sơn Địa Bác theo (trông coi) quẻ Trạch Thiên Quải, quẻ Cấu theo (trông coi) quẻ Phục, mỗi một quẻ đều có quẻ làm đối vị, chia lấy đồng đều. Đồng thời quẻ chủ nhuận gồm 4 quẻ Ly Càn Khảm Khôn, tả hữu chia thẳng đều tóm 15 hào. Quẻ Ly khởi trong Tý, quẻ Phục hết trong Mão và quẻ Đồng nhân. Quẻ Thuần Càn khởi trong Mão, quẻ Lâm hết trong Ngọ và quẻ Quải. Quẻ Thuần Khảm khởi trong Ngọ, quẻ Cấu hết trong Dậu và quẻ Sư. Quẻ Thuần Khôn khởi trong Dậu, quẻ Độn hết trong Tý và trong quẻ Bác. Quẻ Thuần Ly dùng trong chủ 3 Hội, Hội Tý khí Đông chí - Tiểu hàn, Hội Sửu khí Đại hàn - Lập xuân, Hội Dần khí Vũ thủy – Kinh trập. Quẻ Thuần Càn chủ 3 Hội, Hội Mão khí Xuân phân –

Thanh minh, Hội Thìn khí Cốc vũ - Lập hạ, Hội Tị khí Tiểu mãn – Mang chủng. Ở đây, 2 quẻ Thuần Ly và Thuần Càn, Sao (Tinh) cùng Nhật dùng việc ở 6 dương mà thâu tóm dùng Thần Nguyên âm vậy. Quẻ Tập Khảm làm chủ 3 Hội: Hội Ngọ khí Hạ chí - Tiểu thử, Hội Mùi khí Đại thử - Lập thu, Hội Thân khí Bạch lộ - Sử thử. Quẻ Thuần Khôn làm chủ 3 Hội: Hội Dậu khí Thu phân – Hàn lộ, Hội Tuất khí Sương giáng - Lập đông, Hội Hợi khí Tiểu tuyết - Đại tuyết. Hai quẻ Tập Khảm và Thuần Khôn, Thủy cùng Thổ thu khí ở 6 âm, dùng nhu mà thâu tóm Thạch Hỏa dùng dương cương vậy. Cho nên, từ Hội Tý mà nói, trước làm Hợi Tuất 2 Hội, trời đất hỗn độn, rối beng chưa mở mang, là số không đến Hội Tý, như một ngày nửa đêm giờ Tý, âm cùng cực sinh dương, gốc trời nảy mầm dần dần ở dưới mà biến Phục. Quẻ Khôn Phục giao nhau, chính là khoảng giữa 1 động 1 tĩnh, Thái cực sinh ra quẻ đầu tiên của trời đất, thẳng làm Phục, Di, Truân, Ích mà đi nhanh đến Chấn, nguyên khí cắt chia, trong nhẹ lên trên, bèn có Thần Sao (Tinh), Nhật Nguyệt hợp làm 4 tượng của Trời, cho nên nói “ trời mở ở Tý”, tuy chưa rõ rệt lớn, đã thành thai nghén, như mẹ Khôn có chửa sinh trai Chấn, bấy giờ nước lửa gỗ đá cũng thuận, nên mà sum họp đầy đủ, rỗng không yên lặng, không có trong điều gì sắp xẩy ra vậy. Do đó, 1 khí chuyển vận, nhẹ trong nổi lên trên, nặng đục rơi xuống dưới, thời ngưng tụ thành đất, cho nên nói “đất mở ở Sửu”, là đang hội Sửu chứa khối mới thành đất đá, cái khí ẩm, nhuận, ráo, nóng chia làm Nước - Lửa, 4 cái thành Tượng, đất ở giữa trời tiếp trời đi có mùa, yên lặng không động. Quẻ thẳng làm Hỏa Lôi Phệ hạp, Trạch Lôi Tùy, Thiên Lôi Vô vọng, Địa Hỏa Minh di, Sơn Hỏa Bí, trong đó quẻ Minh di là số giao sau cùng, còn quẻ Bí là số dùng trước vậy. Trời Đất đã dựng, Người Vật bèn sinh, ra Sửu vào Dần, là Hội mở Vật, từ cái không tới cái có, tối ấy hướng về sáng. Tượng còn đêm mà là sáng sớm, mùa Đông mùa Xuân vậy. Ban đầu trời đất hun đúc hóa thuần nên chạy, bay, cỏ, cây, chẳng thai, trứng, chẳng hột, mà quẻ đều lấy “Khí” mà hóa ra, sau trai gái gây nên tinh mà hóa sinh. Loài chạy, bay, cỏ, cây, chẳng loài nào là không thai trứng, hột, quả, đều hóa lấy hình, loài khí hình hóa không cùng, khí làm hình, chuyên hình lấy loại diễn khí, hóa mà ít lấy hình nhỏ, hóa mà nhiều lấy hình lớn. Người sinh ở Dần, quý mà thâu tóm Vật, thì ra ở Chấn quay về sáng, chủ đồ dùng ngự trị, ba tài gây dựng, mà muôn vật sinh sôi ở Hội này du ! Đó là buổi ban sơ của Ngày, buổi đầu của Thời, bắt đầu đời Hoàng vậy. Vậy thì Trời, Người ở đời Tam Hoàng, tức là Tý-Sửu-Dần, là thời 8 dương vậy, là thời Mộc đức đương vượng, lửa cháy dùng võ, quẻ Ly thâu tóm Hội Người, trị mở sáng, xem ở lưới đánh cá bắt chim, cầy bừa, thức ăn, tiền của giao dịch, 8 quẻ làm chữ văn khế, cùng lịch luật, đều khởi tự Giáp Dần, Đạo ấy là rực rỡ. Đạo Hoàng dạy dỗ dân, Hàm Lâm ung dung gìn giữ, thắt lại quẻ Tổn chế, quẻ Tiết quẻ Trung phu dụng về điều nhân, quẻ thuần Ly hết mà quẻ thuần Càn khởi lên, Hội giao tế giữa Mão, cho nên quẻ thẳng là Lâm, Tổn, Tiết, Trung phu, Quy muội, cùng với Thời hiệp ứng. Đó từ thời vua Hy Hoàng trở về sau, bản chép Tuần không (bản chép của đời Thượng cổ ?) chuyện mà nhân đề ra việc giá thú, hợp mà làm đôi lứa vợ chồng, lấy da thú làm nghi lễ, nhạc điển, lấy giây tơ làm đàn sắt. Ôi ! há không có nguyên nhân ư ? Kịp đến hội Thìn, quẻ Khuê khác, mà đồng quẻ thuần Đoài, lấy quẻ Lý mà biện rõ chia định, quẻ Thái giao mà chí thông, Đại

súc giầu có mà ngày mới, đạo hóa càng thịnh, đức giáo phổ biến. Đã lên tới quẻ Ích ở Tị, vận Đế cả sáng, nhân nâng đỡ sự biến, mà truyền ngôi Vua, quẻ thẳng trong chủ thuần Càn cương, thẳng ngoài quẻ Khảm mây, Tốn gió, Chấn sấm, Ly lửa, giao nhau mà động, thay đổi tiến lên, mà ơn bố ra, trên trời thì từ Nhu, Tiểu súc, mà lớn ấy mạnh, có lấy đại dùng dương quyết ở cô âm, ở tượng làm quẻ Quải. Bấy giờ vua Hiên, hiệu Chuyên Húc đến Nghiêu Thuấn 1 Càn nguyên thâu tóm trời, cưỡi 6 rồng, đều là mọi vật, tượng yên muôn nước vậy. Đó là thời trời không có tên, cao cao lồng lộng, đưa ông Vua rất mực vậy, vận đời Đế thịnh tốt du ! Đức Trọng Ny suy lịch số, đoán từ đời Nghiêu Thuấn, sợ như mặt trời đương giữa trời, Tị rồi đến Ngọ, giao nhau đến rất thịnh, không gì hơn được nữa. Từ Phục đến Càn, do Tý mà Ngọ, 6 hội trước làm kẻ trưởng giả, đến đó là thôi, vận bậc Hoàng Đế, ngày mở ngày đóng, mà cùng cực đến nay vậy. Từ đây, Âm sinh giữa Ngọ, bậc Đế xuống bậc Vương, nhà Hạ gặp Cấu Sơ, nhà Ân Chu gặp Cách, mệnh gồm trải 6 vận, trải Cấu 6 hào, 72 Thế, 2160 năm. Trong khoảng ấy, Vương xuống Bá, Bá xuống Dịch (giống Rợ ở phương Bắc). Khổng Tử sinh cuối đời Chu, chép Thiên Tần thể Đế nối bậc Vương, ở thì quẻ Cấu dụng hào 9 – 5. Đến vua Chính nhà Tần thôn tính 6 nước và 2 nhà Cưu, mà bắt đầu xưng là bậc Hoàng, thời vận Cấu Giốc, Chu bị Tần làm mất, Tần bị Sở diệt, Sở bị Hán bắt, còn dư bậc Bá, Rợ Dịch thì lại gần việc Vương. Thế Vận từ Cấu mà biến, giao Càn ứng Phục, có như thế đó, Cấu về sau là Đại quá, là Đỉnh, là Hằng, lấy đến dụng Tốn, Hội Ngọ là Chu Hán đến nay. Còn ở hội Ngọ 12 vận, đương đây chựu mệnh Thánh nhân, vốn có Đại quá, tài đức hơn người ta, Đỉnh dựng Hằng lâu, mà Tốn ở đạo trời, không thể thôi vậy, từ đó mà Cổ, mà Tụng, mà Khốn, thẳng đến Hội Mùi mà Vị Tế, mà Giải, mà Hoán, mà Mông cùng Sư. Thẳng đến Hội Thân, bầy vị Tốn 8, bầy vị Khảm 7, mà Khảm làm nhuận quái chia chủ 3 hội như Càn Ly vậy. Như quẻ thẳng của Hội Dậu rằng Độn, Hàm, Lữ, Tiểu quá rồi Tiệm. Quẻ thẳng của Hội Tuất có Kiển, Cấn, Khiêm, Bĩ, Tụy. Quẻ thẳng của Hội Hợi có Tấn, Dự, Quan, Tỷ, Bác, lại đều dùng quẻ Thuần Khôn làm quẻ Nhuận, chia chủ 3 Hội, cùng với Ly, Càn, Khảm ứng 24 khí biến đổi, rời đổi vần chuyển cơ, trưởng đấy mà tiêu đấy. Từ Ngọ đến Hợi, Khảm Khôn 6 hội làm tiêu, chừng ấy thời thôi. Suy vận số lớn nhỏ, trời biến 16, đến Cấu thời biến hào Sơ, để tóm hợp ở Càn thửa 7 tỷ 9 ngàn chở xuống, đến số 36 triệu, hết thẩy về Càn là thôi, tối đa không thể lại nhân nữa, cho nên bỏ đi. Cấu giao thì Càn ứng Phục, Đại quá giao thì Quải ứng Di, Đỉnh giao thì Đại hữu ứng Truân, Hằng giao thì Đại tráng ứng Ích. Tả hữu bầy bằng Nguyên ứng: Nguyên, Hội, Vận, Thế, đều đương 1 Sao, 12 đương Sao của Phân, 360 đương Sao của Thời, 4320 đương Sao của Nhật, 129600 đương Sao của Nguyệt, cho nên số Sao của Nguyệt tương đương Phân của Niên, Thời của Thế, Nhật của Vận, Nguyệt của Hội, Niên của Nguyên, số đều là 129600. Giả sử số Nguyệt mà làm Niên, làm Thế, làm Vận, làm Hội, làm Nguyên, thì số cử hết thảy vậy, Phân tách làm Sao, làm Phân, làm Thời, làm Nhật, chọn số để mà suy, khi ta cho 1 Nhật cũng như 1 Nguyên, thì suy ra: số của Thời được số của Hội, số của Phân được số của Vận, số của Sao được số của Thế. Khi coi 1 Sao cũng như 1 Nhật, thì số của Sao được số của Nhật, đồng ở Nguyên, khi chứa 12 Sao, thì được 12x129600= 1555200 làm số Sao của Phân, nếu chứa 360 Sao, thì được 360x129600=46656000 làm số Sao của Thời, nếu chứa 4320 Sao, thì được 4320x129600=559872000 làm số Sao của Nhật, khi chứa 129600 Sao, thì được 129600x129600=16796160000 làm số Sao của Nguyệt. Đó là số 1 Nguyệt tương đương 129600 số của Sao, Thế mà gặp 5 biến, thì làm 1 Vận thâu tóm ở Nguyên. Do đó, lấy Sao tương đương với Niên chẳng nhỏ làm nhóm, cũng không lý khác. Cho nên, khi Tốn giao thì Tiểu súc ứng Chấn làm Thế của Thế, khi Tỉnh giao thì Nhu ứng Phệ

hạp làm Thế của Vận, khi Cổ giao thì Đại súc ứng Tùy làm Thế của Hội, khi Thăng giao thì Thái ứng Vô vọng làm Thế của Nguyên. Nguyệt chứa 129600 Sao lớn mà làm Nguyên, chứa 1555200 Thời cũng làm Sao của Niên, lại chứa Nhật lớn làm Nguyên chứa 46656000 Thời cũng làm Sao của Thế, lại chứa Thời lớn mà làm Nguyên chứa 559872000 làm Sao của Vận. Trở lên, số của quẻ Tỉnh giao, quẻ Cổ giao, quẻ Thăng giao, sẽ lần lượt ứng tích chứa, là Sao của Thế vậy. Lại chọn Phân lớn mà làm Nguyên, chọn 16796160000 làm số Sao của Hội, tương ứng với quẻ Tụng giao thì Lý ứng Minh di, để làm Hội của Nguyên, lại tóm Sao của Nguyên là 1679616000x12=201553920000, tương ứng với quẻ Khốn giao thì có thuần Đoài ứng Bí làm số Hội của Hội. Phàm Nguyên dùng: Nguyên, Hội, Vận, Thế, Niên, Nguyệt, Nhật, Thì, Phân, Sao đều là 129600, gặp 10 thời biến mà làm 1, gặp 5 gặp 10 biến mà làm 1 ấy, đều số vòng quanh đủ 4 quẻ, mà dùng về ở 1 Nguyên vậy. Duy ấy, Nhật Nguyệt biến Nguyên Hội giao, từ quẻ Lý, thuần Đoài là bắt đầu Nguyên của Hội, có 12 Hội. Từ quẻ Tụng giao, số gấp 12 lần được 12 x 129600 = 1555200, hợp số quẻ Lý là 129600 x 129600 =16796160000, làm 1 Phân 12 Sao. Tiếp đến Hội của Hội là số 144. Từ quẻ Khốn giao, 144 dùng số 129600 x 144 = 18662400, số hợp của quẻ Thuần Đoài là 16796160000x12=201553920000, (2015 ức 5392 vạn) 12 Phân, 12 ấy là 1, 144 ấy là 12. 1 cùng với 12 nhân lên với nhau, mà phép Nhuận thành lập. Quẻ Quan quẻ Bĩ số giao, quẻ ứng Ký tế làm Hội của Vận, 12 thửa số thì được 201553920000x30=6046617600000 (6 vạn 466 ức 1760 vạn) làm 12 Nhật, chứa 6046617600000x30=181398528000000 (181 vạn 3985 ức 2800 vạn), thời là số 1 tháng 30 ngày. Đến quẻ Hoán giao thì quẻ Trung phu ứng với quẻ Phong. Quẻ thuần Khảm giao thì quẻ Tiết ứng với quẻ Lý. Quẻ Mông giao thì quẻ Tổn ứng với quẻ Cách. Quẻ Sư giao, thì quẻ Lâm ứng với quẻ Đồng nhân, gồm làm vận số của Thế, Vận, Hội, Nguyên. Quẻ Hoán thời 12 tháng, là 181398528000000x12=2176782336000000 (2176 vạn 7823 ức 3600 vạn) làm 1 năm. Quẻ Khảm thời dùng 90 năm được (2 triệu 6121 vạn 3880 ức 3200 vạn) 2176782336000000 x 12= 26121388032000000 làm 1 Thế. Tiếp đến Quẻ Mông thời 12, là 26121388032000000x30=783641640960000000 (78 triệu 3716 vạn 6409 ức 6000 vạn) làm 1 Vận. Tiếp đến quẻ Sư thời lại 12 số Vận, gồm 783641640960000000x12=9403699691520000000 (940 triệu 3699 vạn 6915 ức 2000 vạn) là nó vậy. Bởi vì, 1 Nguyên có 12 Hội, lại lấy 1 Hội có 12 Vận, lại lấy 1 Vận có 12 Thế, thời lấy 1 Thế làm 12 năm, 1 năm làm 12 tháng, 1 tháng làm 12 ngày, 1 ngày làm 12 giờ, thời lấy 1 giờ làm 12 Phân, mặt trời chuyên sáng ở ban ngày, mỗi tháng 18 ngày có 216 giờ, ứng với số Thẻ của quẻ Càn. Mặt trăng thay sáng ban đêm, mỗi tháng 12 ngày có 144 giờ, ứng với số Thẻ của quẻ Khôn. Mà 1 Hội có 12 Vận, có 144 Thế, có 4320 năm, 5 vạn 1840 tháng (4320 x 12) đều từ 12 Phân 144 Sao chứa đấy. Lấy 1 Hội có 30 Vận mà kể, thời có 30 x 12 = 360 thế, có số năm là: 360 x 5 quẻ = 1800 năm, có số tháng là: 1800 x (12 x 6) = 129600 tháng, có số ngày là: 129600 x 30 = 3888000 ngày, có số giờ là 3888000 x 12 = 46656000 giờ, có số Phân là 46656000 x 30 = 1399680000 Phân (13 vạn 99 ngàn 68 vạn), có số Sao là 1399680000x12=16796160000 Sao. Đến ngày tháng giao cảm thì 1 cùng với 12 cùng nhân lên.

Lấy từ quẻ Lý làm 1 Hội có 12 Vận, nghịch trải qua 4 quẻ Đoài, Khuê, Quy muội rồi đến quẻ Trung phu thì có 12 x 12 = 144 Thế, có số năm là: 144 x 5 = 720 năm, có số tháng là: 720 x 12 = 8640 tháng, có số ngày là: 8640 x 30 = 259200 x 6 hào = 1555200 ngày (12 x 129600), như vậy đến quẻ Phong Trạch Trung phu, thì số 1555200 là số làm số của Ngày. Nghịch đến quẻ Thủy Trạch Tiết, thì số: 1555200 x 12 = 18662400 là số làm số của Giờ. Nghịch đến quẻ Sơn Trạch Tổn, thì số: 18662400 x 30 = 55987200 là số làm số của Phân. Nghịch đến quẻ Địa Trạch Lâm, thì số: 55987200 x 12 = 6718464000 là số làm số của Sao. Mỗi Thế làm 1 năm, ở quẻ Lý thời Sao hội ở quẻ Tiết, 1 tháng 12 ngày ở quẻ Lý thời Sao thôi dừng lại ở quẻ Quy muội, khí sóc do đó để giao, ngày 1 đại vận mà tiết 6 ngày, tháng 1 đại vận mà lùi 6 ngày, đó là Tuế sai (năm coi không đúng). Cho nên ở 1 lấy 12, thì Trời từ quẻ Địa Trạch Lâm (8-2) trở lên, Đất từ quẻ Địa Thủy Sư (8-7)trở lên, vận số khí đấy, sóc hư (rỗng) chừng ấy bình định. Cho nên, ngày 1 cùng 12 nhân lên, mà phép Nhuận thành lập, đó là lúc Nhật Nguyệt giao cảm, gặp hội Thân Dậu du ! Vì có phương Canh, Trăng mọc mặt Trời sắp lặn vậy. Thuận đi như Độn 1-7, Hàm 2-7, Lữ 3-7, Tiểu quá 4-7 mới biến, giao với Đồng nhân 1-3, Cách 2-3, Thuần Ly 3-3, Phong 4-3 ứng nghịch lại. Trong đó Lâm 8-2, Tổn 7-2, Tiết 6-2, Trung phu 5-2, thì lấy số của quẻ Lâm làm Vận của Nguyên, 360 biến mà 129600 hợp 12 giờ, số làm 1 ngày, Đại hữu tương đương Sao số của Giờ tự cùng nhân lên, là số của Tiểu súc. Lại biến 16796160000 hợp với 30 ngày, số làm 1 tháng Tiểu súc tương đương số Sao của tháng, tự cùng nhân lên, thời làm số quẻ Lý khởi Phân của Hội vậy. Lại biến 2 vạn 8211 triệu 990 vạn 7456 ức, hợp số 12 tháng làm 1 năm. Quẻ Lý đương số Sao của Hội, tự cùng nhân lên, thời Đồng nhân hợp số năm của 1 Nguyên vậy. Quẻ Trung phu số năm, nhân lên lấy 129600 cũng đồng nhau. Xét trước sau hợp 6 kỳ hạn, trưởng tiêu tấn thoái 360 ngày, mà số của Năm bởi đó mà thành lập. Quẻ Hàm làm Vận của Hội, chứa 33 vạn 8533 triệu 1888 vạn 9472 ức, ấy là 12 năm số 4320 ngày. Quẻ Sư làm Vận của Vận, chứa 1015 vạn 5995 triệu 6668 vạn 4160 ức, đó là số 360 và 129600 ngày. Quẻ Tiểu quá là Vận của Thế, chứa 1 kinh 2187 vạn 1987 triệu 20 vạn 9920 ức, đó là 4320 năm 155 vạn 5200 ngày. Như 129600 năm 4665 vạn 6000 ngày, chứa làm 36 kinh 5616 vạn 8440 triệu 629 vạn 7600 ức, thời quẻ Tiệm giao mà Gia nhân ứng với Quy muội làm Hội của Thế, số cùng nhân lên như thế, trừ số Đồng nhân, lấy 20 Cách được 1 làm số tháng 2350 triệu 9249 vạn 2288 ức, trừ số quẻ Cách lấy 30 số ,quẻ Lý được 1 làm số ngày 78 triệu 3641 vạn 6409 ức 6000 vạn, trừ số quẻ Ly lấy 12, thì số quẻ Phong được làm số giờ 6 triệu 5303 vạn 4700 ức 80 vạn, trừ số quẻ Phong lấy 30, quẻ Gia nhân được 1 làm số Phân 2176 vạn 7823 ức 3600 vạn. Quẻ Trung phu số năm đồng như thế, tất lấy 1 năm làm 1 Phân, 1 tháng làm 1 Sao, rồi Sao Phân tiến lui, khá được mà thừa (nhân lên) trừ đi. Hội Dậu, mặt trời lặn mặt trăng mọc, Sao theo Trăng mà hiện ra, cho nên Sao 30, số Thần 12, thay đổi nhau cùng làm nhân lên, lại theo mà trừ đi, thời số Phân tức là số Năm vậy. Xét 1 vận 12 Thế 360 năm 4320 tháng 129600 ngày 1555200 giờ 46656000 phân (1555200 x 30) 55987200 sao (4665600 x 12). Nếu lấy 1 làm Ngày, thì quẻ Độn giao với quẻ Đồng nhân làm Phân, quẻ Hàm giao với quẻ Cách làm Giờ, lấy ngày tháng kịp đến năm, đều ngược lại, khá lấy loại mà suy vậy (suy: quẻ Lý giao với quẻ Lữ làm Ngày, quẻ Tiểu quá giao với quẻ Phong làm Tháng, quẻ Gia nhân giao với quẻ Tiệm làm Năm). Đây nói, quẻ Kiển 6-7 giao, thì quẻ Ký tế 6-3 ứng với quẻ Khuê 3-2 làm Hội của Vận. Quẻ

Thuần Cấn 7-7 giao, thì quẻ Bí 7-3 ứng với quẻ thuần Đoài làm Hội của Hội. Quẻ Khiêm 8-7 giao, thì quẻ Minh di 8-3 ứng với quẻ Lý 1-2 làm Hội của Nguyên. Quẻ Kiển thời tương đương 1555200 tháng, chứa 438 kinh 7390 vạn 1280 triệu 7557 vạn 1200 ức. Tiếp đến quẻ Thuần Cấn, thì tương đương 46656000 ngày gộp chứa 1 vạn 3167 kinh 1703 vạn 8422 triệu 6713 vạn 6000 ức. Tiếp đến quẻ Khiêm, thì tương đương 559872000 giờ, gồm chứa 15 vạn 7946 kinh 446 vạn 1072 triệu 863 vạn 2000 ức. Vượt đến quẻ Bĩ 1-8 giao, thì quẻ Vô vọng 1-4 sẽ ứng với quẻ Thái 8-1 làm Thế của Nguyên, thời đương 167 ức 9616 vạn Phân, gồm chứa 473 vạn 8381 kinh 3383 vạn 3161 triệu 6818 vạn ức. Tiếp đến quẻ Tụy 2-8 giao, thì quẻ Tùy 2-4 ứng với quẻ Đại súc 7-1 làm Thế của Hội, thời đương 3015 ức 4692 vạn Sao, gồm chứa 5686 vạn 576 kinh 598 vạn 5940 triệu 2752 vạn ức, đó cũng là số cùng nhau nhân lên, thời trừ đi số của quẻ Ký tế lấy 30, Bí được 1 làm ngày của 1 năm, gồm 6 vạn 466 ức 1760 vạn số, quẻ Khuê làm số 1 ngày cùng với đấy đồng, trừ số quẻ Bí lấy 12, Minh di được 1 làm giờ của 1 năm, gồm 5038 ức 8480 vạn, kịp đến thửa Phân vậy, trừ số Minh di lấy 30, Vô vọng được 1 làm Phân của Nguyên 167 ức 9616 vạn, tức là số quẻ Lý 1 Phân trừ đi số quẻ Vô vọng lấy 12. Tiếp đến quẻ Tùy được 1 làm Phân của Hội 13 vạn 9968 vạn, đó là số Vận Thế chưng giao, Tinh Thần tiến lui tất ở Tuất, Vật đóng lại mà còn có số tượng dọc đi đêm, đất chưa từng nghỉ vậy, cho nên 2 quẻ Bí và quẻ Cấn trở lên đều dùng số vậy. (Từ Khôn: trải nghịch qua 7 quẻ tới Cấn, trải thuận qua quẻ 7 quẻ tới Bí). Quẻ Tấn 3-8 giao, thì quẻ Phệ hạp ứng với quẻ Nhu làm Thế của Vận, tương đương với 6 vạn 466 ức 1760 vạn làm 1 ngày 4320 Sao của số quẻ Khuê, gồm chứa 17 cai 881 vạn 7281 kinh 7957 vạn 8208 triệu 860 ức. Tiếp đến quẻ Dự giao, thì quẻ Chấn ứng với quẻ Tiểu súc làm Thế của Thế, tương đương 72 vạn 8894 ức 1120 vạn, làm 12 ngày Sao của quẻ Quy Muội, gồm chứa 204 cai 6980 vạn 7381 kinh 6593 vạn 8499 triệu 720 vạn ức. Vượt đến quẻ Quan giao, thì quẻ Ích ứng với quẻ Đại tráng, quẻ Bĩ giao thì quẻ Truân ứng với quẻ Đại hữu, quẻ Bác giao thì quẻ Di ứng với quẻ Quải, quẻ Khôn giao thì quẻ Phục ứng với quẻ Càn, lấy thứ tự làm Nguyên của Thế Vận Hội Nguyên. Quẻ Quan giao, thì tương đương 2176 vạn 7823 ức 3600 vạn làm 1 năm, 1555200 Sao của quẻ Trung phu, chứa 6140 cai 9422 vạn 446 kinh 4815 vạn 4972 triệu 1600 vạn ức, đấy thì tương đương 2 triệu 6121 vạn 3880 ức 3200 vạn làm 12 năm, 18866 vạn 2400 Sao của số quẻ Tiết, chứa 7 vạn 3691 cai 365 vạn 8357 kinh 7785 vạn 9665 triệu 9200 vạn ức. Quẻ Bác thì tương đương 78 triệu 3641 vạn 6409 ức 6000 vạn làm 1 Vận, 5967 vạn 2000 là sao của số quẻ Tổn, chứa 221 vạn 739 cai 1972 vạn 733 kinh 3578 vạn 9977 triệu 6000 vạn ức. Khôn thì tương đương 940 triệu 3699 vạn 6915 ức 2000 vạn làm 12 vận, 67 vạn 1846 vạn 4000 là Sao của số quẻ Lâm, chứa 2682 vạn 8870 cai 3644 vạn 8800 kinh 3947 vạn 9731 triệu 2000 vạn ức, đấy cũng là số cùng nhau nhân lên, thời vậy trừ số quẻ Tùy lấy 30, quẻ Phệ hạp được 1 làm Phân của Vận 4665 vạn, trừ số Phệ hạp lấy 12, Chấn được 1 làm Phân của Thế 388 vạn 8000, trừ số Chấn lấy 30, Ích được 1 làm số Phân của Niên 129600, trừ số Ích lấy 12, Truân được 1 làm Phân của Nguyệt 1800, trừ số Truân lấy 30, Di được 1 làm Phân của Nhật 360, trừ số Di lấy 12, Phục được 1 làm Phân của Thời 30, từ Sao mà suy đấy 30 Phân 360 hợp Nguyên của Vận, từ dưới lên trên, hết 16 quẻ gieo rồi sau thôi, trở lại quẻ Phục nhân lên trừ đi, tự nhiên giống hệt như nhau, cái Phân ấy to mà làm nhỏ, lấy mỗi Niên Nguyệt làm Phân Sao, cho nên 12 làm Sao, hoặc lấy 129600 tương đương đấy, hoặc lấy 13 ức 9968 vạn tương đương đấy, hoặc lấy 181 vạn 3985 ức 2800 vạn tương đương đấy, thêm chu thiên (vòng trời) 365 độ 29 phân 75 sao, trừ chu tuế làm 365 ngày 24 phân 45 sao, mạnh yếu cùng giảm bớt, thừa 1 phân, 50 Sao trải 66 năm có lẻ, mà ngày lui trời 1 độ làm năm sai, ngày tháng 5 đường dọc treo rỗng không, bên hữu quanh lại, tinh thần thứ tự ở phụ trên trời, chuyển sang bên tả mở rộng ra 129600 đều có 129600 Sao, thì trời vận chuyển độ sai đi gồm 66 năm có lẻ, ngày có ngày về và đêm, tháng có Khiêu

(ngày 30 có Trăng mọc ở phương Tây) Mục (cách ngày mùng 1 có Trăng mọc ở phương Đông) thì mặt Trăng đi mau mà lại ở trước mặt Trời, ngày Hối (ngày 30) thấy ở phương Tây, ngày 1 thấy ở phương Đông, thời đi chậm mà lại ở sau mặt trời, ngày Sóc (ngày 1) hiện ở phương Đông, vì Sao (Tinh) có nấp có hiện, đầy lên co lại, biến thành Mộc, 12 năm 1 vòng trời 144 năm mà vượt lên lần độ theo 11 vạn 8512 phân sao Hỏa, 2 năm 1 vòng trời, mà độ co lại theo 1 vạn 8807 phân rưỡi sao Thổ, 29 năm 1 vòng trời, mà độ thừa theo 29 vạn 4255 Phân, 3 Sao (tinh) nấp hiện, đều lấy 30 cùng 12 mà suy, Kim Thủy 2 sao đều 1 năm 1 vòng trời độ theo đều 1 vạn, nấp hiện theo Thái dương, lấy 12 cùng với 1 mà suy gồm đầy, co, nấp, hiện ấy đều có không bằng nhau, mà Nhật Nguyệt tinh ra vào đường Hoàng đạo, đều bao bọc cả ở bên trong. Cho nên, trời từ Đồng nhân trở xuống, đất từ Độn trở xuống làm số Năm, số khởi từ 1, 10, 100, 1000 đến vạn, ức, triệu, kinh, cai, tỷ về. Tự chẳng quá 1 Đời 30 năm (Đời = Thế), mỗi năm có 12 tháng, tháng có 30 ngày, ngày có 12 giờ, giờ có 30 Phân, Phân có 12 Sao mà thôi. Xét 30 năm, tức là xét 1 Thế hay xét 1 Đời, có 360 tháng, có 10800 ngày, có 129600 giờ, có 3888000 Phân, có 46656000 Sao. Đó là 1 Thế 12 tháng 360 ngày 4320 giờ 129600 phân 155520 sao, 30 ngày 360 giờ 1800 phân 129600 sao, 12 giờ 360 phân 4320 sao, 30 phân 360 sao. Số ở trên lấy đó chứa quẻ Càn làm Nguyên, quẻ Quải làm Hội, quẻ Đại hữu làm Vận, quẻ Đại tráng làm Thế, quẻ Tiểu súc làm Niên, quẻ Nhu làm Nguyệt, quẻ Đại súc làm Nhật, quẻ Thái làm Thời, quẻ Lý làm Phân, quẻ Đoài làm Sao, 10 quẻ đi nghịch từ Càn đến Đoài, 5 lần biến làm 1, to cũng như vậy, là ứng của Hà đồ toàn số vậy. Quẻ Đoài làm Nguyên Sao, quẻ Lý làm Hội Sao, quẻ Đại tráng làm Nhật Sao, quẻ Đại hữu thì làm Sao, quẻ Quải làm 1 Phân 12 Sao, quẻ Càn làm 1 Sao, thanh âm xướng họa đều khởi ở 1 Sao. Vì lớn thời là 1 Nguyên, nhỏ thời là 1 Sao, mà phân Hội Vận Thế, thực gốc ở Hà đồ sinh ra số, mà 1 đến 10, 100, 1000, rồi đến Thế của Hội có vạn, Thế của Vận có ức, Thế của Thế có triệu, hết thảy Vật, dần đều dư số ấy, chia lớn làm bé, dài nhỏ làm to, đều lấy Sao mà tính, rồi sau số Kinh, số Cai, kịp đến số Tỷ, hết thảy cốt yếu đều về Sao (tú), dản dị chẳng qua 1 ngày lịch. Thông khảo nói vậy. Trời từ quẻ Phục đến quẻ Càn, nhật mở mà nhật có Càn, thời là số Hữu cực vậy. Từ Cấu đến Khôn, nhật đóng mà nhật không có Khôn, thời là số Vô cực vậy. Cho nên, từ quẻ Quan, quẻ Ích trở xuống, đều là không có Số mà có Tượng, lấy đó mà suy, Thái cực vốn không cực, xét thấy vậy. HẾT QUYỂN 1

QUYỂN CH NHO THUYẾT Chúc Thị nói: quẻ Càn Khôn là Đại phụ mẫu, quẻ đều đi bên hữu theo Thái dương. Quẻ Phục Cấu là Tiểu phụ mẫu, quẻ đều đi bên tả, bắt chước 4 mùa. Quẻ đi bên hữu đều 1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8, 8 sinh 16, 16 sinh 32, 32 sinh 64, đến chỗ trở lại sinh 17 quẻ mà lại hội số vô cực, tức là cái lý nguyên hết mà lại có nguyên vậy. Quẻ đi bên tả, từ 1 rồi 2, thứ tự nhân nhau vòng quanh không manh mối, tức là lý hết năm đổi năm mới vậy. Hai đường nghịch thuận đi khác nhau, số

sai đến vạn vạn mà cùng cực, dương duỗi âm co vậy. Lại nói: Nguyên-Hội-Vận-Thế lấy Đại vận mà suy, cùng Giáp Kỷ trong (giữa) khởi ở Tý-Ngọ-Mão-Dậu, năm tháng ngày giờ lấy Tiểu vận mà suy, dương Giáp Kỷ mạnh (đầu) khởi ở Dân-Thân-Tị-Hợi. Lấy Hội kinh Vận đấy là dùng Hội làm Niên, dùng Vận làm Nguyệt, dùng Thế làm Nhật, dùng Niên làm Thời. Vua Nghiêu lên ngôi năm Giáp Thìn, thì lấy Hội Kỷ Tị làm nguyệt, Vận Quý Hợi làm Nhật, Thế Canh Thân làm Thời. Ở quẻ Bí hào 6-5 biến làm quẻ Ký tế. Vua Tống nghệ tổ mở ngôi năm Canh Thân, thì lấy Hội Canh Ngọ làm Nguyệt, Vận Nhâm Thân làm Nhật. Thế Kỷ Dậu làm Thời, đương hào Thượng quẻ Khốn, biến làm quẻ Sư tốn 4 năm, dân bèn khởi Khốn mà may cho thiên hạ vậy. Chúc thị lấy Năm-tháng-ngày-giờ bàn Mệnh, nguyên khí vận người lấy 120 năm làm chủ 8 chữ, khi mới sinh 15 ngày, trước Giáp-Kỷ mạnh là hào Thượng, Giáp-Kỷ quý (cuối) hào 4, Giáp-Kỷ trọng (giữa) hào 5. Khí giữa sinh 15 ngày sau Giáp-Kỷ mạnh 3 hào, Giáp-Kỷ quý 2 hào, GiápKỷ trọng hào Sơ, lấy sở trị (gặp) năm-tháng-ngày-giờ làm quẻ trước (Thái quái) Liêu Ứng Hoài nói: người, vật tiêu trưởng suy ở chỗ động mà xem, cát, hung, hối, lẫn là lời của quẻ Dịch chủ ở nguyên sơ sinh khắc cùng cơ biến quái hòa, nhân thì địa, biện âm tạnh, chia ngày đêm, hợp Can Chi để định cát hung. Nay bản số và xuất số của Dịch nhân, Dịch sinh gốc lẻ chẵn mà vạch Dịch, đó là bản số Dịch mà ra, nhân quái vị là đệ số, số ấy nhân Dịch mà sinh. Trong Dịch có số Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, trong số Dịch 1 là 6 Khảm 2 là 7 Ly 3 là Chấn 8 Tốn 4 Đoài 9 Càn 5 Cấn 10 Khôn, số sinh ra Khí quẻ là Thời hào là biến. Khí có thịnh suy thì có Bĩ Thái, hào có hiểm dễ, đều lấy sinh khắc chế hóa mà suy, ở trong có số cát mà đổi khốn, có số hung mà đổi cát, tất lấy địa bàn âm dương hợp lại là vinh, cương nhu trái nhau là nhục, cho nên lẽ tất nhờ ở chẵn, chẵn tất hợp với lẻ, Càn hết ở trong Ngọ, Khôn hết ở trong Tý, gốc nguồn quẻ Cấu Phục, Ly hết ở trong Mão, Khảm hết ở trong Dậu, dùng về nước lửa lại dương tiến vậy. Đến như 6 dương thịnh, thời đại quân tử hành quẻ Cấu là âm tiến vậy, đến như 6 âm thịnh tường vậy.Lại nói: lấy Hội kinh trên dùng treo 1 quẻ như lấy Nguyên kinh Hội, thứ tự chia 30 Vận, tiết Tiểu hàn khởi lên ở Thái Sơ cửu, đến 6-4 là Nhuận hào, vận thứ nhất là Dần 76, Mão 160, Thìn 136, Tị 166, Ngọ 196, Mùi 226, Thân 256, Dậu 286, dùng các quẻ Thái Tổn 12 quẻ. Tiết Đông chí lấy ví làm Nhuận, đại vận thứ 30 trọn thành 315 Thế quẻ Minh Di. Trình Trực Phương bảo gốc số không ra khỏi ở Dịch, Hệ từ trời 1 đến Đất 10, sinh ra 2 là tự sinh 8 vậy, Trực phương do chia thêm 1 cùng với phép bội mà là 2, bèn chép 256 vị đồ bốn số dọc ngang 16 đại vị, tóm làm 1 đồ số khởi ở Đông-Nam. Thế bắt đầu ở số 1, thêm 1 là 2, lại thêm 1 là 3, lại thêm 1 là 4 từ tả sang hữu là Thế đến đấy, Thế đấy cực vận, cùng với từ trên xuống dưới, vận của Thế đều lấy 2 làm 1, thêm 1 thì 2 là 4, lại thêm 1 thì 2 là 6, lại thêm 1 thì 2 là 8. Rồi thứ đến bên hữu, Hội dùng Thế, Hội của Thế, lấy 3 làm 1, thêm 1 thì 3 làm 6, lại thêm 1 thì 3 làm 9, lại thêm 1 thì 3 làm 12, lại thêm 1 thì 3 làm15, rồi dọc ngàng mà đếm thời 1 thêm gấp đôi là 2, lại thêm gấp đôi là 4, 4 thêm gấp đôi là 8, 8 thêm gấp đôi là 16, từ ngang 1 tầng đến 16 tầng, dọc 1 hàng đến 16 hàng, trọn cùng ở Tây-Bắc, nguyên đấy, nguyên 256, chẳng gì đều như vậy cả. Minh đạo nói phép thêm gấp mặc nhiên hợp với Thiệu Ung, vì Hoàng Cực nhập môn, nghĩa thứ nhất vậy, đó nên thông số trừ đi, lấy cái ấy để phân biệt động vật (trồng trọt) thanh của Ký tế cũng lấy từ đây. Lại nói, Đại Tiểu vận của Thiệu Ung thấu truyền quẻ thanh âm luật lữ đều lấy treo 1 làm tựa, 256 quẻ khởi ở Thái hết ở Minh di, mỗi quẻ 6 hào cộng 1536 hào. Hào lại 4 làm dụng, gồm 1 Vần, 1 Thế, 1 năm, 1 tháng, 1 ngày, 1 giờ, đều được 4 hào, thời 360 năm thì được 1414 hào chia làm 24 khí, mỗi khí Nhuận tàng 4 hào, mà 1536 hào 256 quẻ làm 1 dụng vậy.

Khởi lệ quẻ của Vận, Thế, Năm khởi ở Thái, còn Tháng và Ngày thì khởi ở Thăng, đó là trời đất người đều nghe mệnh ở động thực vậy. Mỗi vị 1 số khởi lên ấy là 100, 2 số khởi lên ấy là 216 vị, cộng làm 1 đồ. Chu Thị suy phép “giết 1” nói rằng: 284 là Thể số, 360 là Dụng số, Thể là Dụng của số. 270 mà Dụng của Dụng số mà chỉ đến 256 vậy.

QUYỂN HỘI KINH VẬN DỤNG NHẤT THIÊN QUAN VẬT Lấy Hội kinh Vận (ngang), tức là lấy số Phân của Nguyên kinh trong Hội vậy. Một Nguyên tóm 12 Hội, như năm tóm tháng, 1 Hội tóm 30 vận, như tháng tóm ngày. Nguyên tóm Hội, thời Nguyên làm kinh của Hội, Hội tóm Vận, thời Hội làm kinh của Vận. Bởi vì, 1 Hội tự làm 1 Nguyên 12 Hội, gồm 12 Nguyên, mỗi số 1 Nguyên là 1800, hợp 5 quẻ có 36 hào, mỗi 1 hào thẳng vận 360 tích số vậy. Duy ấy, mở Vật trong Dần khởi từ quẻ Phong hào 9-4, đóng Vật trong Tuất đến quẻ Khiêm hào 9-3, thực có 7 Hội (từ Mão đến Dậu) mà gồm Dần Tuất đều nửa, nên cộng làm 8 Hội tóm 240 Vận, làm số mở vật ấy: 8 vạn 6400 trừ 120 vận, làm số đóng Vật ấy: 4 vạn 3200. Mở thời dùng số, đóng thời không dùng. Thiên ngoại, số giao bảo rằng, trời từ quẻ Bí trở lên, đất từ quẻ Cấn trở lên làm số dùng. Trời từ quẻ Minh di trở xuống, Đất từ quẻ Bĩ trở xuống, làm số giao ấy vậy. Cho nên, quẻ mở vật có 40 quẻ, quẻ đóng vật có 20 quẻ, đó là 12 Hội chỉ dùng có 8 bỏ 4, số dùng 3 chưng dụng 2, số bỏ 3 chưng dụng 1 vậy. Để nói về tiêu trưởng, đều 6 Hội trải chọn dùng Vận. Trưởng từ trong Tý khởi từ quẻ Phục đến quẻ Quải. Tiêu từ trong Ngọ khởi từ quẻ Cấu đến quẻ Bác. Tính từ Đông chí Giáp 1 là hào Sơ của quẻ Phục, tuy đang lớn lên mà Hội chưa liệt số mở, đến trong Dần tiết Kinh trập, đã 72 quẻ thẳng quẻ Phong hào 9-4 thì Vật bắt đầu mở. Tính từ Hạ chí Giáp là 181. Hào Sơ Lục của quẻ Cấu, tuy đang ở Hội tiêu, mà hãy còn xa số đóng Vật. Kịp đến hội Tuất, tính từ Lập đông Mậu 315 thẳng tới quẻ Khiêm hào 9-3 thì Vật đóng hẳn lại. Do vậy Tý-Ngọ là giới hạn của Tiêu-Trưởng, còn Dần-Tuất là giới hạn của Mở-Đóng vậy. Đến Hội ngang của Nguyên, thì Vận lấy dọc đấy, ngang Vận của Hội, Thế lấy cướp đấy. 12 Thế mà thành 1 Vận 360 đều có 24 hào Nhuận, mở Vật được 240 vận thời làm 16 hào nhuận, thông số nhuận ở số mở vật gồm 156 vận, dùng lấy 8 vận để hợp số đóng Vật, trong số 128 thời mởđóng với cả Nhuận nữa gồm 384 hào, thẳng số của vận đủ vậy. Trừ nhuận mà làm mở làm đóng 60 quẻ hào thẳng vận thường, trời đất không trái vậy. Trời bắt đầu từ Giáp Tý hết cùng Quý Hợi, Đất bắt đầu từ Kỷ Mão hết cùng Mậu Dần. Tới giao dựng số, bỏ số giao mà số còn lại làm số dùng, tới Thể số của Vận, thường 3 phần bỏ 1 dùng 2 phần, đó là bỏ 120 mà chỉ dùng 240. Bỏ 1 dùng 3, là bỏ 90 mà chỉ dùng 270. Bỏ 3 dùng 7 đó là bỏ 108 mà chỉ dùng 252. Những số đã bỏ đó đều là số giao, chỉ còn số được dùng vậy. Số giao không được dùng theo đóng Vật, thì số được dùng theo mở Vật, như trước đã trốn 3 dùng 1 là số

đã chia 2 đấy. Mở-đóng vốn không trái, cốt yếu là dùng hay bỏ, tế nhị chia hợp, nhuận trừ nhuận, đại xuất Thể 4 dùng 3, đều theo đấy, có mà không sai lắm, cho nên bỏ 1 dùng 3, số được 270, trong đó chia ra, Dương dùng 152, Âm dùng 112, gồm 264 mà bỏ rỗng âm dương trước sau 3 số. Tính cả số không dùng trong số 90, như 1 năm 4 mùa, 1 mùa 3 tháng, 1 tháng 30 ngày. Bỏ 1, mà 3 dùng 3, do đó 3 này là 3 mùa Xuân-Hạ-Thu gồm 9 tháng chứa 3 ; 9 là số 270, trong rỗng 6 ngày, thời 264 ngày ấy làm số dùng, còn số không dùng đó là số chỉ 1 mùa Đông. Ba tháng HợiTý-Sửu trời đất bế tắc, muôn vật không sinh, gồm 90 ngày, nếu tính cả 6 ngày bỏ rỗng, cộng là 96 ngày, đó là số giao. Cho nên, tóm giao mà 360 số Thể toàn vẹn, bỏ số giao 96, thì số được dùng còn lại là 264 vậy. Tức là, 1 năm để xem Vận của 12 Hội (264/12=22), khá thấy vậy. Ở Luật lữ Thanh, Âm, Xướng, Họa, thực tiêu chuẩn ở đây, mà lịch số khởi vận cũng không thể trái, dẫu bỏ 3 dùng 7 mà âm lẫn dương, dương lẫn âm, coi như đêm lẫn ngày, ngày lẫn đêm, không chút đầy tràn (quá độ). Xét sự lẫn đó, chung quy là âm về phần đêm, cho nên chủ vận quẻ Khôn quẻ Ly, thẳng phần của Nhuận là Tý đến Mão, hay Dậu đến Tý, đều bỏ đi nửa, mà lấy cái nửa được dùng thẳng kịp đến với quẻ Càn quẻ Khảm toàn vẹn, tính cả làm số dùng. Cho nên Sao (tinh) đi cùng quẻ Bĩ gồm 16 quẻ, phần bỏ đi ấy tính về đêm. Từ quẻ Bí cùng quẻ Cấn trở lên, 44 quẻ mà dùng ấy hết thẩy về ngày. Ở ngày hầu hướng về tối, ở đêm hầu hướng về sớm mà giao nhau. Chia số đầy, vơi, âm, dương giao lẫn nhau, thời cũng tùy ngày dài ngày ngắn, để định tiết hậu, mà xét ở chỗ hoặc bỏ hoặc dùng, số bỏ 3 dùng 7 chưa từng có trái đường ngang của vận hành vậy. Tường tận ở Ngoại thiên, tế nhị suy mà lấy cái thuyết Hội kinh Vận, là thấy rõ vậy. Lại nói: Nguyên kinh Hội lấy Vận quái, Hội kinh Vận lấy Thế quái. 1 Hội 30 Vận, gồm thẳng 5 quẻ 1 hào, 1 vận trải 6 Giáp Tý đến Quý Hợi 360 năm làm Thế ấy là 12 Thế đều 30 năm, cho nên 1 hào tương đương với 1 Vận xem 12 Thế, 1 quẻ 6 Vận xem 72 Thế, đều 5 quẻ 30 Vận xem 360 Thế, chọn vận đầu 12 Thế, thời ứng thẳng vận quái hào mới biến, như quẻ Minh di hào sơ thẳng Tinh Kỷ 76 biến làm quẻ Khiêm, từ 6 hào quẻ Khiêm, chia làm 12 năm 1 hào, thì 6 hào quản 72 năm. Hào Sơ khởi Giáp Tý vòng đến Ất Hợi là 12 năm. Hào 2 quẻ Minh di biến quẻ Thái vòng khởi Bính Tý đến Đinh Hợi cũng 12 năm. Hào 3 quẻ Minh di biến thành quẻ Phục, hào 4 biến thành quẻ Phong, hào 5 biến thành quẻ Ký tế, hào 6 biến thành quẻ Bí, vòng khởi Mậu-CanhNhâm Tý, đến Kỷ-Tân-Quý Hợi. 6 vòng vẫn khởi từ Giáp Tý đến Quý Hợi, lấy thứ tự thẳng 5 Tý đều như trước, chứa 1 hào 6 biến, đều 72 năm, thống kê 432 năm. 1 quẻ 36 biến, đều 72 năm, thống kê 72 x 36 = 2592 năm, thế thời số năm của 360 Thế, thực tức là tích số của trực Vận 1 quẻ 6 hào. Tóm 1 Hội trực Vận đều 30 hào của 5 quẻ, thời số 129600 (2595x50) mà số năm của 360 Thế thâu tóm ở trong 30 Vận vậy. Thế cho nên, Vận lấy Hội làm kinh, lấy Thế làm Vỹ. Đây nói về Hội kinh Vận. Từ hội Dần Kỷ Mão thẳng quẻ Lôi Hỏa Phong hào 9-4, có quẻ Minh di dùng ứng với quẻ Khiêm ; cho đến hội Tị Quý Tị, thẳng quẻ Trạch Thiên Quải hào Thượng, có quẻ Càn dùng ứng quẻ Đại hữu, thì: - Gồm 105 Vận, (quẻ Phong ở giữa Hội Dần, từ Hội Mão-Thìn-Tị có 5 x 3 =15 quẻ, cộng với 3 quẻ Phong-Cách-Đồng nhân là 18 quẻ, 6 hào x 18=108 hào, quẻ Phong tính từ hào 9-4, nên phải trừ đi 3 hào trở về trước của quẻ Phong 108-3=105 hào tương đương với 105 Vận) - Thâu tóm 105 x 12 = 1 260 Thế, - Trải qua 1260 x 30 = 37 800 năm,

- Gồm 37800x12=453 600 tháng, - Gồm 453600 x 30 = 13 608 000 ngày, - Gồm 13608000 x 12 = 163 296 000 giờ, - Gồm 163296000 x 30 = 4 898 880 000 Phân, - Gồm 4898880000 x 12 = 58 786 560 000 Sao, Số đều 12 và 30 nhân lên, số cùng nhân lên tích chứa. Từ mở Vật trở về trước, 2 hội Tý-Sửu đến giữa hội Dần, có 75 Vận 900 Thế, nghĩa là: - Hội Tý-Sửu là 10 quẻ, gồm 60 hào. Quẻ Ký tế, Gia nhân đến giữa quẻ Phong là quẻ giữa Hội Dần có 15 hào, nên nói 15 + 60 = 75 hào hay 75 Vận, - Thâu tóm 75 x 12 = 900 Thế, - Trải qua 900 x 30 = 27 000 Năm, - Có 27000 x 12 = 324 000 Tháng, - Có 324000 x 30 = 9 720 000 Ngày, - Có 9720000 x 12 = 116 640 000 Giờ, (gộp số tích Phân-Sao) - Có 116640000 x 30 = 3 499 200 000 Phân, - Có 3499200000 x 12 = 41 990 400 000 Sao, (75 vận 900 thế, trải qua 2 vạn 7000 năm, 32 vạn 4000 tháng, 972 vạn ngày, 1 ức 1664 vạn giờ, tính gồm cả số tích Phân Sao), bấy giờ còn là thời hồng hoang, không thể khảo cứu, ghi chép lược qua. Từ Hội Dần thẳng quẻ Phong hào 9-4, bắt đầu Ly sáng Chấn động, vật tượng để mở mang, người thời Sỹ, Nông, Công, Thương, vật thời loài chạy, loài bay, cỏ, cây, hướng về sáng mà trị yên, chủ tể thần mà là Vua, từ đó đủ vậy. Trời đất tốt lành, Dịch nói: “Phong ấy là to vậy”. Sáng để động, cho nên quẻ Phong hào 9-4 gặp quẻ Di chủ cắt mở đời mờ ám đương ở vận ấy du ? Sao kinh khởi từ Dần đến Tị, từ quẻ Phong đến quẻ Quải, hào biến chia sẻ, Thế quái khá suy, hợp với số trước là Dương lên 6 Hội, kể 180 Vận, 2160 Thế, 6 vạn 4800 năm. Lấy 12 Tháng là số 1 Năm, 30 ngày là số 1 Tháng, 12 giờ là số 1 Ngày, tính cả 30 Phân là 1 Giờ, 12 Sao là số 1 Phân, hết thẩy tóm ở trong Vận. Âm xuống 6 vận từ giữa Ngọ, quẻ Cấu dùng ứng quẻ Càn, đến giữa Hợi, quẻ Bác dùng ứng quẻ Khôn, số bên hữu soi số bên tả mà mở Vật trở lên, đóng Vật trở xuống, giữa Tuất mà số Phân đều khá cất lên vậy. Lấy Nguyên kinh Hội, thấy đủ ở đồ trước. Lấy Hội kinh Vận, đó là đồ trước mỗi Hội có 30 hàng, lại 1 Hội 30 có Vận, 1 hàng có 12 mục, tức là 1 Vận có 12 Thế. Vậy thời 1 mục vốn là 1 Thế. Kể 30 năm, từ khi mở vật ở quẻ Lôi Hỏa Phong hào 9-4, làm bắt đầu sinh Người sinh Vật, mà 5 đời

hoang mang, số thế khó có kẻ cứu. Cho nên, lấy Hội kinh Vận thứ 1, chỉ suy quẻ thẳng đến Thế. Đến đời vua Đường Nghiêu năm Giáp Thìn trở về sau, mới có thể đại khái xét, bấy giờ hệ ở hội Tị Vận thứ 30, đó là lấy Hội kinh Vận thứ 2. Đã theo hội Tị vận thứ 30, kinh Sao dùng Quý suy khởi vận quẻ, thuộc quẻ Quải dùng Càn 12 Thế đều do quẻ Càn thâu tóm cả. Quẻ Càn hào Sơ biến Cấu, hào 2 biến Đồng nhân, hào 3 biến Lý, hào 4 biến Tiểu súc, hào 5 biến Đại hữu, hào 6 biến Quải, 1 quẻ thẳng 1 Giáp Tý, kể là 12 Thế, mỗi quẻ lại 6 biến, mỗi lần biến là 10 năm, như vậy 6 lần biến là 360 năm, mà 1 Vận hết vậy. Đến bảo rằng: kinh Nhật dùng Giáp 1, kinh Nguyệt dùng Kỷ 6, kinh Sao dùng 180, kinh Thần chưng 2100 ấy, vì Nhật chưng Giáp 1, tức là đồ trước đầu trống 1 mục, tóm 12 hội 360 vận, đều lấy Giáp Tý làm cương lĩnh. Cho nên, 360 Thế đều kinh Nhật chưng Giáp 1 vậy, Nguyệt chưng Tị 6, tức là đồ trước mục thứ 2 bỏ trống, đó là hệ Hội Tị, từ Tý đến Tị kể là 6 số, cho nên làm Nguyệt chưng Tị 6 vậy, Sao kinh hệ ở Quý số 180, Thần thời mục thứ 1, 2149 theo 1 lần lượt thêm 1 số, đến mục thứ 12, thì là 2160 vậy. Đồ lấy 2100 làm tổng số, bày ở hàng Giáp 1, số lẻ thời bầy ngang trên 12 Thế, bắt đẩu Thế Tý 49, đến Thế Hợi 60, là 2160 vậy. Thế thứ 1 từ Giáp Tý đến Quý Tị 30 năm, quẻ ấy thời Càn, Độn, Tụng, Thế thứ 2 từ Giáp ngọ đến Quý Hợi gồm 30 năm, quẻ ấy thời Tốn, Đỉnh, Đại quá, đó là hội Kỷ đến Quý vận 360 năm, kể là 12 Thế. Đầu của đồ vốn 1 Vận, đồ toàn quẻ nhân vì 7 Thế trước, không thể xét chứng đến thứ 30, là ở cuối kinh Thế. Năm Giáp Thìn, vua Đường Nghiêu dựng ngôi vua, mới có thể đại khái xét, cho nên 3 Giáp Tý trước không chép lại. Duy từ kinh Thế 2156 Kỷ (1 Kỷ là 12 năm), khởi Kỷ sau 3 Giáp Tý khởi đồ, trở về sau đều bầy 6 Giáp Tý. Kẻ đọc được đó mà lấy loại suy, tự thấy lòng mắt rộng rãi vậy. Đây bàn về Hội Tị, vận thứ 30. Quẻ của Vận là đương từ quẻ Quải đến quẻ Càn (quẻ Quải vận từ 25 đến vận thứ 30, dùng hào 6). Quẻ của Thế chia hào của quẻ Càn, lấy 6 hào mà biến thành 6 quẻ để làm Kinh, như hào Sơ biến Cấu, hào 2 biến Đồng nhân, hào 3 biến Lý, hào 4 biến Tiểu súc, hào 5 biến Đại hữu, hào 6 biến Quải, tức là lấy 6 hào ở quẻ Càn biến ra, đều được 6 quẻ biến, 6 quẻ này lại biến từng quẻ 6 hào, được theo thẳng 36 quẻ làm Vỹ. Như quẻ Cấu hào Sơ biến Càn, hào Thượng biến Đại quá. Đến quẻ Quải, hào Sơ biến Đại quá, hào Thượng biến Càn, là loại ấy vậy. Cho nên biến quẻ Thế từ hào 1 đến hào 6 làm Kinh, lấy thẳng 6 quẻ này làm 6 Vận, mỗi Vận lại biến 6 hào được 36 quẻ làm Vỹ, rồi chia lấy làm Thế, mà làm quẻ của Năm, do đó mà biết vậy, sau đều chuẩn ở đó. Duy quẻ của Kinh thẳng 1 hào gồm 12 năm, 12 theo 30 gồm 360 năm mà thành 1 Vận. Quẻ của Vỹ chia 1 hào thẳng 10 năm, 10 năm theo 6 biến, năm theo trong ngoài, đều 30 cộng được 60, theo 60 làm 360, y vậy 12 Thế, mà thành số 1 Vận. Xét Nhật đương Nguyên, Nguyệt đương Hội, Tinh đương Vận, Thần đương Thế, trải Nhật- Nguyệt-Tinh mà đến Thần, tức là trải Nguyên-Hội-Vận mà đến Thế, cũng như cử lên Năm-Tháng-Ngày mà đến Giờ vậy. Đó rõ trải Thần đến trải Tinh, dùng Quý thì như theo Năm thì biết Phân của Giờ tóm quẻ của Năm, cất lên Nguyên-Hội-Vận lớn nhỏ, chừng ấy mà ngang ngang dọc dọc, chẳng gì là chẳng một xuất, một thông vậy. Đây bàn về Hội Ngọ, vận thứ 1 (dùng hào 1). Quẻ Đại vận thẳng quẻ Thiên Phong Cấu, quẻ của Tiểu vận thì quẻ Cấu chọn dùng quẻ Càn. Chia hào của quẻ Càn làm Thế quái trong quẻ: hào Sơ là quẻ Cấu, hào 2 là Đồng nhân, hào 3 là Lý, hào 4 là Tiểu súc, hào 5 là Đại hữu, hào Thượng là quẻ Quải. Đây tức là trong ngoài chia thẳng quẻ quản Thế, quẻ nội 3 hào quản bên trong, quẻ ngoại 3 hào 4, 5, 6 quản bên ngoài, đều chia 6 hào, đều thẳng 6 quẻ làm Kinh. 6 quẻ mỗi quẻ lại biến 6 hào, mỗi hào thẳng 10 năm, như vậy 6x6 = 36 quẻ thẳng 360 năm, bèn vòng 12 Thế, mà thành số của 1 Vận. Nay Hội Ngọ vận thứ 1, thời Cấu là Càn chia vận mới, mà làm Phân của Càn đó vậy, qua đó biết vận quẻ Cấu hào Sơ thẳng biến luôn mà lìa Càn. Quẻ Càn chủ ở Đạo

trời, cũng chủ đức ông Vua, dẫu đương Cấu âm, thực ứng Càn dương, nhưng vì trời đất cùng gặp đúng lúc tiêu trưởng giao nhau, lịch số ở trong bậc Đế Vương, thẳng Hội lên xuống. Tượng quẻ Cấu nói: “Vua lấy thi hành mệnh lệnh thông báo 4 phương”, lệnh ra ở Chấn mà nói Mệnh của Vua, thi hành ở Tốn mà nói Vua, ở Cấn cũng nói Vua, bởi vì phỏng cũng theo Vận mà gọi vậy. Duy bấy giờ vua nhà Hạ tiếp Càn cố hết lên mệnh bậc Vua đậu, giữa trời trị đời. Có lời mách bảo: “tin cầm đạo trung”, Ngọ làm văn mệnh mùa Hạ 4 số, đức sáng sánh với trời, dẫu năm diễn với đời. Từ Giáp Tý, Cấu vào Càn, vua Vũ nhiếp chính 8 năm, đến năm Ất hợp lên ngôi Vua, mà sau trải 15 đời truyền, cộng được hơn 430 năm. Giáp Tý thẳng Cấu đến Độn, lúc đương mới vận, phân Càn khởi Cấu đến Quải 36 quẻ, đại khái có thể thấy. Thiệu ta trước xem việc đã qua, đều chứng tỏ được sự to nhỏ, phân thẳng quẻ ứng, bèn viết quyển kinh Thế, chép việc dưới niên quái. Ôi ! có phải là không vậy thay. Đây bàn về hội Ngọ, vận thứ 2 (dùng hào 2). Quẻ của vận đương từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Thiên Sơn Độn, quẻ của Thế chia hào của quẻ Độn như sau: hào Sơ thành Đồng nhân, hào 2 thành Cấu, hào 3 thành Bĩ, hào 4 thành Tiệm, hào 5 thành Lữ, hào 6 thành Hàm. Từ quẻ Độn thẳng tới quẻ Đồng nhân, vua Khổng Giáp nhà Hạ 23 năm Giáp Tý, vượt qua vua Cao Phát nhà Hạ đến Đồng nhân, đến Càn, đến Vô vọng rồi Gia nhân. Kịp tới vua Quý nhà Hạ, năm thứ 2 Giáp Thìn đến Quý Hợi thời đến Ly, đến Cách thời 6 Giáp vòng hết mà 1 biến cùng cực vậy, bèn vào quẻ Cấu hào Sơ, 2, 3, rồi làm Càn, làm Độn, làm Tụng, đương lúc bấy giờ là nàng Muội Hỷ (vợ vua Kiệt nhà Hạ), là cái họa gái mạnh ứng nặng ở Cấu du ! Từ vua Thăng thời Phù Triết lo sợ, lại gồm ứng Độn bắt trói, cùng với Tụng phải dùng trốn tránh du ! Mặt Trời kia sao chưa mất là mệnh nhà Hạ hết ; đến năm Ất Mùi vua bị đuổi ra đất Nam Sào, thì đất Hữu Bạc lại dấy lên, Tốn lấy bầy tỏ mệnh Trời, Đỉnh lấy hưởng ngôi vua, chính mà ngừng lại, ấy bậc thánh Thiên tử ngày càng bước tiến lên, nghiêng để đổ úp đó Khắc Chính cháu vua Thang, ở thời bấy giờ, vua tôi đủ tài đức cả Đại quá (cả hơn người), đánh nhà Hạ cứu dân, đuổi Vua ra cung Đông, coi dấu vết của Tổ, chẳng phải đương mà chẳng sợ, há phải là ngẫu nhiên vậy thay. Tỷ bèn vào Bĩ, Bĩ đến Vô vọng, trải Tụng, Độn, Quan, Tấn đến Tụy gồm 6 biến. Xem thế của vua Ốc Đinh, Thái Canh trước sau 60 năm, thôi Bĩ ứng cả trong Kinh dịch: “buộc vào gốc cây dâu”, trời đi không ngay thẳng, đức Vua dùng tốt tươi, như quẻ Độn hào 4 biến thành quẻ Tiệm, đến Gia nhân 10 năm, mà Tốn lại 10 năm mà Quan, đều 10 năm mà Độn, mà Cấn, mà Kiển, vượt qua Tiểu Giáp ứng Kỷ, đến vua Thái Mậu, đạo nhà Thương càng sáng. Về sau Lữ, Lữ biến 6 hào khởi Ly đến Tiểu quá, Trung phu, Đỉnh, Tấn, Cấn, Độn về sau Hàm. Quẻ Hàm biến 6 hào khởi từ quẻ Cách đến Độn giữa Đại Tiểu quá mà bọc Tụy Kiển, thời từ Thái Mậu trở xuống truyền Trọng đinh Ngoài nhân, Hà Đản Giáp mà đến Tố Ất Tố Tân khoảng 120 năm, sự hưng suy bất tất quẻ Càn biến mà cầu người có Tâm. Trải xem ngôi nhà Thương hội trùng điệp, nghiệm ở Trời và Người cũng nghĩ quá nửa vậy. Từ đó thời thẳng đến Cấu, đến Tụng mà đến vận bàn 3 vậy. Đây bàn về Hội Ngọ, vận thứ 3 (dùng hào 3). Quẻ của Vận từ quẻ Thiên Phong Cấu đến quẻ Thiên Thủy Tụng, quẻ của Thế chia quẻ Tụng đến: hào Sơ quẻ Tụng biến Lý, hào 2 quẻ Tụng biến Bĩ, hào 3 Tụng biến Cấu, hào 4 Tụng biến Hoán, hào 5 biến Vị tế, hào 6 biến Khốn. Vua Tổ Tôn xếp đặt trên dưới để rõ chí dân, để định luật trước sau vậy. Rồi biến làm Tụng, làm Vô vọng, cùng Càn làm Trung phu, Khuê, Đoài, vượt qua Ốc Giáp năm Tân Mùi, đến vua Tổ Đinh 28 năm, năm Qúy Hợi ở Lý hoặc xấu hoặc tốt lành, xét mà chia Tụng đến Bĩ, biến đầu tiên là Vô vọng, , Tụng là thứ, Độn lại thứ nữa, đến Bĩ, như Quan, như Tấn, như Tụy, lại lần lượt mà thứ nữa, đều thẳng 10 năm. Vượt qua vua Nam Canh, vua Dương Giáp đến vua Bân Canh, kẻ bàn nói là đều động lời phù phiếm, đem kêu gọi mọi sự lo lắng, ứng vào Tụng ngôn đấy. Đặt ở yên

Tân Ấp, dân dùng giữ gìn tụ họp, Tụy là tụ hợp vậy. Chứng các sự đó, thời nhà Thương có nhiều hoạn nạn về sông nước, trời đi trái, vua Bàn Canh kêu gọi thiên hạ đi đò, làm việc mưu toan lúc đầu, tuy nhỏ có nói, mà làm Nguyên cái ấy du ! Đến vua Tiểu Tân Tiểu Ất, từ quẻ Tụng mà đến quẻ Cấu hào Sơ, hào 2 biến mà làm Càn Độn, hào 3, hào 4 biến mà làm quẻ Tụng, quẻ thuần Tốn, hào 5, hào Thượng biến mà làm quẻ Đỉnh, quẻ Đại quá, đương Đại quá đến năm Quý Hợi, vua Vũ Đinh phấn chấn lên, sáu bảy Vua hiển thánh nối đời trong khoảng hơn 450 năm, phản lại thời suy loạn mà nên thịnh vượng tốt lành, khả năng bảo là hơn người du ! Từ quẻ Tụng mà đến quẻ Hoán, hào Sơ quẻ Hoán biến Trung phu, hào 2 biến Quan, hào 3 biến thuần Tốn, hào 4 biến Tụng, hào 5 biến Mông, hào 6 biến tập Khảm. Thời này, đương ở lúc kinh yên nghĩ Đạo, Phu (tin) bèn dậy cả nước, tiếp gỗ có công, ô Duyệt làm bánh lái thuyền, bèn chót Hoán gọi chỗ ở của Vua, đánh Mông, Tập Khảm, tiếng hách dịch thiêng linh. Từ quẻ Tụng mà đến quẻ Vị tế, hào Sơ quẻ Vị tế biến Khuê lấy oai, hào 2 biến Tấn lấy tích, hào 3 biến Đỉnh lấy ngưng mệnh, bèn ở đời vua Tố Oanh Tố Giáp, có công thừa Chân đánh dẹp du ! Kịp đến vua Tân Canh, Đinh đến Vũ Ất, thì hào 4 quẻ Vị tế biến Mông, hào 5 biến Tụng, hào 6 biến Giải, thời đương hào 6 quẻ Giải, là vua Vũ Ất vậy, không tìm đã giải trái lẽ, trái lại lẽ trái mà tìm trời. Khảm quẻ huyết (máu) mà Chấn theo đấy, Đạo trời mới không xa vậy. Nối sau là vua Thái Đinh, Đế Ất, ứng với thời hào 6 quẻ Tụng biến thành quẻ Trạch Thủy Khốn, hào Sơ quẻ Khốn thành thuần Đoài, hào 2 thành Tụy, hào 3 thành Đại quá, hào 4 thành tập Khảm, hào 5 thành Giải, hào 6 thành Tụng. Hào 5 quẻ Giải, vua Đế Ất trị đời, khởi Đoài đến Canh Ngọ, đến Giải Bính Ngọ. Dịch 2 lời vua Đế Ất Quy muội, là lấy tượng Đoài du ! Quẻ Tụy cùng quẻ Đại quá đều tượng Đoài, theo Khốn, tập Khảm rồi Giải, thời Thượng ở Chấn. Lệnh vua ra phương Chấn, con trưởng là chủ việc tế, năm Đinh Mùi vua Thụ Tân là con đích tiếp nối, tuy Thái tử tranh chấp, đó chẳng phải vận trời vậy sao ?. Duy đó là từ quẻ Tụng hào 6 đến Khốn, cũng như từ Khốn đến Tụng, nghe dùng lời nói đàn bà, dèm phu, nịnh nọt giao dấy lên, chựu phục là Sùng Hầu, đi trốn là Tây Bá, đến như Khốn cơm riệu, thời thịt như rừng, riệu như ao, Khốn tật là thời mổ kẻ có thai, đốt cháy người. Khốn xe vàng thời ở Lộc đài, Cự kiều, Khốn dấy theo đỏ đao ấn, thời moi tim bỏ tù làm nô lệ bậc Quân tử đến mệnh thỏa chí, thật khá thương vậy. Đến họ Ngu Nhuế kiện nhau mà nguyên cát, cũng tên cho mệnh, Khốn mà lại hanh. Từ năm Quý Hợi về sau, mây đen ở Tây giao đã mưa, cá chép mè đỏ đuôi dùng sống lại, văn đức để khen vua Vũ vương sau cưới chựu mệnh trời vậy. Đây bàn về Hội Ngọ, vận thứ 4 (dùng hào 4). Quẻ của Vận đương là quẻ Thiên Phong Cấu hào 4 đến quẻ Thuần Tốn. Quẻ của Thế chia 6 hào quẻ Thuần Tốn được 6 quẻ như sau: hào Sơ quẻ Tiểu súc, hào 2 quẻ Tiệm, hào 3 quẻ Hoán, hào 4 quẻ Cấu, hào 5 quẻ Cổ, hào 6 quẻ Tỉnh. Hào Sơ quẻ Tốn biến thành quẻ Tiểu súc, (quẻ Tiểu súc lại chia 6 hào mỗi hào 10 năm) tượng khen văn đức ấy là vua Văn vương du ! Duy thời bấy giờ, mây kín không mưa, tự ta ở Tây giao, lớn có lửa trời. Khuê tượng thường thấy, việc nhà Vua như lửa cháy, bảo rằng rất gần sao đây. Vua Võ vương nhân đó mà Tốn lấy hành quyền. Thượng Phụ quyết xem bói nên đi, Gia nhân định kế sách biến nhà vua tôi đều giả, trời người đều tin, cảm cách ứng điềm cá nhảy vào thuyền dâng phúc lành, kịp đến phát giáo, tập bắn, văn đức nhà Chu càng tốt vậy, duy ấy Lý hòa ở âm, con trai Càn thừa tiếp Chấn, vua nhỏ tuổi lên ngôi vua, ông tướng trong nhà nhiếp chính ; quẻ Tiểu súc dùng hào 6-4 mà biến Càn, tôi tỏ mệnh vua, lấy yên lặng bàn kế hoạch ở bờ ruộng ; hào 9-5 quẻ Tiểu súc biến thành quẻ Đại súc, tôi nuôi đức vua mà lại chuộng người hiền ; Hào 6 quẻ Tiểu súc biến thành quẻ Nhu, ăn uống yên vui, đều là lo về ràng rịt cửa to, phòng mưa dầm du ! Ông Chu Công nhún chí mạnh đi, còn gì hơn vậy. Xét Tốn có tượng chim, con Phượng gáy ở Tây kỳ, mở điềm lành bậc Vương, khá nghiệm ở đấy. Qua đời vua Khang, lại chia từ quẻ Tốn hào 2 mà thành đến quẻ Tiệm, từ quẻ Tiệm biến hào Sơ, hào 2, hào 3 mà được quẻ Gia nhân, quẻ Tốn, quẻ

Quan là chính nhà, xem nước mà hơn, thành được thiên hạ, đã chẳng phải 1 ngày. Vua Chiêu Vương đã thẳng từ quẻ Tiệm hào 4 đến quẻ Độn, quẻ Cấn, rồi đến quẻ Kiển, là lại đương quẻ Hoán hào 9-2, hào Sơ hào 6 biến Hoán tượng tiếp Mộc, biến Trung Phu thời thuyền trống rỗng, xem dân tình, xét các phương đáng phương Nam không trở lại, mà thuyền kéo giải tán, thẳng hoặc ứng tượng Hoán du ! Vua Mục Vương hưởng nước 34 năm, khởi Hoán đến Quan, đến Cấu dùng giữa Càn, trải qua Tốn, Tụng, Mông, Khảm, 4 biến để sang Càn 9-4, Tốn dùng chính ngôi ở tượng làm trưởng, Càn già mà khỏe, là triệu chứng ở ngôi vua lâu dài mà thọ khỏe. Truyền khen vết bánh xe, dấu chân ngựa muốn đi khắp thiên hạ, Mông dùng già 90 tuổi bị khinh nhờn, Khảm dùng bánh xe chân ngựa, cũng có thể thấy sơ lược, cộng khoảng vua Y Hiếu, đi làm Độn, làm Tụng, làm Tốn, Đỉnh, Đại quá. Đại quá thời chẳng diệt mộc cây, bấy giờ có băng tuyết lớn, sông Hán, sông Gianh nước đều đóng. Càn làm ngựa, cũng làm rét, làm nước, ngựa đang sinh nở nhiều mà băng, mưa, đá ứng, đó là vì đạo trời quá dư. Cố đến Đại súc, Man cùng Vệ lại cùng ứng, bảo rằng vua Hiếu Vương mà đi, thời phải xuống nhà dưới mà yết kiến các nước chư hầu, lại càng hỏng việc, không phấn chấn khích lệ lên được. Biển mà nói sông, lại rất thôi thúc gièm pha việc phòng sông, sau trôi đến con lợn sề, Khảm sông vậy mà dân đề phòng, mà bền vỹ du ! Tuy bấy giờ số đến Đỉnh Tốn, mà ngu tối tiêu ở Tỉnh, cộng hòa nhiếp vị 14 năm, đang ở Tỉnh đến Nhu, vua Tuyên Vương dấy lên, Kiển bàn lễ Khảm, bèn hanh vậy, dấu vết thử hỏi đến xem ngôi sao, kêu trời lo hạn, chẳng phải xét lại hình của Đức, ủy lạc dân khuyên tượng dùng đi săn bắn, mặc áo bằng cỏ nhuộm đỏ để giảng võ và kinh doanh đến 4 phương bế, đắp thành đến tận phương Bắc, thành cũ của giếng không có chim, mất hai bên bánh xe, đẩy ùn và trâu kéo, gốc ngọn yếu mà lại khỏe mạnh, đi lại không mất, người bầy tôi khó nhọc của vua Cát Phủ Phương, Trọng Thúc, Thiệu hổ, Thần bá, Trọng sơn, các ông này, bè bạn đến giúp lúc khó nhọc như Đại hiến đoản thân, há chẳng phải là những bậc tôi hiền giúp nghiệp trung hưng vậy thay, sau lấy buộc tội dân ở Thái nguyên vào tội bỏ Hoàng tử hủi, Tốn mất giúp đỡ sự an dùng, oai mệnh sau suy, vua U Vương mê quá, mà nhà Chu thấm ra cái tai họa nữ tráng, lại ứng vào bói quẻ Cấu vậy. Đây bàn về Hội Ngọ, vận thứ 5 (dùng hào 5), quẻ của Vận từ quẻ Thiên Phong Cấu hào 5 đến quẻ Hỏa Phong Đỉnh. Quẻ của Thế chia hào của quẻ Đỉnh: hào Sơ thành Đại hữu, hào 2 thành Lữ, hào 3 thành Vị tế, hào 4 thành Cổ, hào 5 thành Cấu, hào Thượng thành Hằng. Hào Sơ biến Đại hữu đến Đỉnh, hay Đỉnh biến Đại hữu, hào từ được vị thiếp lấy thửa con mà ra Bĩ theo cả, yêu bà Tự, bỏ bà Hậu, lập Bá phục truất bỏ Nghi Cửu đó là ứng du ! Vua U Vương lấy Tốn dùng Canh trước, lập Đỉnh dùng Canh sau, mất vừa 14 năm, họa ở núi Ly sơn hiện ra, vạc nhà Chu nghiêng chân vậy. Ôi, há chẳng phải trái lẽ vua Bình Vương đã lập làm Vua. Đại hữu biến hào 2 làm Ly, hào 3 thành Khuê, hào 4 làm Đại súc, hào 5 làm Càn, hào thượng làm Đại tráng, ở ngôi 51 năm, Tây kinh bỏ mà rời sang đất Lạc, quân nhà Vua ra đi mà năm Mậu Thân có lời than: “thử Ly (lúa mọc rời rã) khô hạn (cắt bỏ phơi khô)”, và lời than “thỏ viên nữ la” (vợ chồng chia lìa). Trên dưới oán hận, tuy do việc người, hoặc cũng trời làm, ở trong khoảng đó, khiến Chu Công chờ tước hầu, hưởng ở Thiên tử. Phương Bá dùng mạnh, bậc Vương suy dần dần thay Càn, dấu tích tắt Kinh Thi mất, Kinh Xuân Thu bắt đầu làm, khen chê để chính nước, ngăn đường để thuận mệnh, sự thấy ở sau, vận đã ra điềm ở trước vậy. Từ đó, bậc Vương xuống làm Bá, ông Hoàn ở Trang thẳng từ Lữ đến Ly, mà Đỉnh, mà Tấn, ông Lý Huệ thẳng Lữ đến Cấn, mà Độn, mà Tiểu quá, rời lửa trên trời vào núi mà chiếu sáng, rộng hẹp mà khá thấy vậy. Mệnh lệnh đã không thi hành, biến nhiều không xét xử, vua Tương Vương thẳng Vị tế đến Khuê, qua Tấn Đỉnh ma đến Mông, việc nhà không gây nên, cái loạn Trúc đới cùng với Tử đồi, loạn đã bình rồi, Tấn Văn định yên. Sau đến nước Trịnh, nước Quắc, lửa chằm làm nữ nhung (con gái mặc đồ đánh

trận), họa sinh ra ở nước Dịch, ngày dùng nhiều ban thưởng công lao, là nhờ ở nước Tấn, đó là có chứng cớ du ! Bèn Tụng, bèn Giải, vụt chốc cứu cho trong 6 năm, Đinh Vương lấy lập nên, lại có Cổ đến Đại súc, trời to mà nuôi ở trong núi, núi hùng vỹ mà ngồi soạc chân ra ở trên trời, xem binh hỏi Đỉnh (Tể tướng) cũng không coi Thiên vương là thấp, mà liếc nhìn Thần khí (ngôi vua). Vua Giản Linh nối cũng chẳng có tài cán gì mà lại thừa thãi vậy, Cổ càng thịnh biến mà Cấn, Mông biến mà Đỉnh Tốn, quyền lớn rồi lại xuống dưới, mệnh lệnh của nước cũng theo xuống luôn. Bấy giờ đức Khổng tử sinh ra, ngôi không ở mà Đạo ở, bậc Tổ vương (bậc không có ngôi) đương vận Cấu 5, nhà Đông Chu chọn làm nước Lỗ du ! Vua Cảnh Vương trải Thăng (lên) mà làm Cấu đến Càn, Độn, vua Kinh Vương trải Tụng mà là Cấu đến Tốn, Đỉnh, hào thượng Đại quá : “đi nữa ở phía Tây bắt được con Lân, Đạo ta cùng vậy” (lời than của đức Khổng), bậc Bá lại xuống đến rợ Dịch. Quẻ Hằng thường đến, hào sơ biến Đại tráng, hào 2 biến Tiểu quá, hào 3 biến Giải, hào 4 biến Thăng, hào 5 biến Đại quá, hào 6 biến Đỉnh, vua Nguyên Vương thẳng đấy, Trinh Đinh Vương thẳng đấy, Ai Vương, Tư Vương, Khảo Vương đều thẳng đấy. Đời vua Uy Liệt cũng đường Chấn chính Hằng, đó là trước sau du ! Cấu Đỉnh tức là bảo rằng 240 bút tước sửa lại văn tự, xuất 360 vận tuần hoàn, đời có thăng giáng, Đạo không thịnh suy, chính ngôi ngừng mệnh ấy xa vậy. Đây bàn về Hội Ngọ, vận thứ 6, quẻ của vận đang Thiên Phong Cấu hào 6 đến thẳng Trạch Phong Đại quá, quẻ của Thế chia hào quẻ Đại quá: sơ biến Quải, hào 2 biến Hàm, hào 3 Khốn, hào 4 biến Tỉnh, hào 5 biến Hằng, hào 6 biến Cấu. Dùng quẻ Quải biến hào: sơ thành Đại quá, hào 2 thành Cách, hào 3 thành Đoài, hào 4 thành Nhu, hào 5 Đại tráng, hào 6 thành Càn, vua Chu Uy Liệt Vương thẳng Đỉnh (ngôi vua) đến Bính Thìn, đến Cách năm Kỷ Mão, gồm 24 năm, 9 Đỉnh lấy Chấn thửa Đỉnh hay là Cách du ! Ban đầu sai quan đại phu nước Tấn làm chư hầu, nên là Chấn vậy. An Vương thăng 9 đời Cách Đoài Nhu Tráng, họ Điền thôn tính nước Tề, Tào, Triệu, Ngụy chia nhau nước Tấn, như ở thuyết ấy thuận nghe, Tráng ở Chỉ (chân) ấy tin, vận cùng làm sao cứu được, Liệt Vương thối ngôi, Uy băng trao Đỉnh Tống còn biết có vua vậy, xem khen ở sân vua, khá chẳng rằng phi lẽ chớ lý (đi vào) du ! Song cũng chỉ có thế thôi vậy. Hiển Vương thẳng Đại tráng đến năm Quý Sửu, sang năm sau, thẳng Càn vượt qua Hàm đến Cách, Đại quá, Tụy, bấy giờ có sao Chổi xuất hiện ở phương Tây, Công tôn Ưởng vào nước Tần làn ký quan, rời đô đến Hàm Dương, gồm các làng nhỏ, tụ họp làm 1 huyện, hợp làm 31 huyện, bỏ phép tỉnh điền, mở đường thiên, đường mạch lại đánh thuế. Phép thuế đổi Cách phép nhà Chu quấy nhiễu quá không sợ. Bấy giờ, thời ông Mạnh Tử mới đến nước Lương bầy điều Nhân Nghĩa, truất bỏ điều lợi, cả đời bấy giờ ngày nói toàn điều lợi, há chẳng hơn Đoài mà Đại quá (hơn nhiều người) vậy thay ! Từ đó, Hàm đến Kiển (vận từ Đại qúa tới Hàm, 6 hào quẻ Hàm: Cách, Đại quá,Tụy, Kiển, Tiểu quá Độn), đến Tiểu quá, mà Độn gồm 59 năm, vua Noãn Vương hết ấy đời Tây Chu. Ở quẻ Thái đến Càn Sơ, nhà Chu chia ra Đông Tây, đến đây Khốn đến Giải, đều mất ở thời nhà Tần, nhà Tần dời đất Tây Chu và Đông Chu ứng vào quẻ Khốn, quẻ của Vận là Cấu, quẻ của Thế là quẻ tội giệt đỉnh đầu, mà chia hào thẳng quẻ Khốn đến cùng Hội vậy. Xét nhà Chu làm 3 đời Vương là thịnh, Bình Vương trở về sau là 5 bậc Bá, kẻ có công hay tội, đỉnh ở kinh Xuân Thu, rồi đến 7 bậc hùng nghĩa hay lợi, đều phán định ở ông Mạnh Tử. Bấy giờ gốc ngọn nhà Chu đều yếu, nóc nhà bị quấy nhiễu mất sự giúp đỡ bởi mệnh ở Đông và Tây, như hoa cây dương khô vậy, nhà Tần thời đó đổi sức mạnh mà lấy, bèn trước 6 nước mà ngầm rời về họ Lã Doanh. Tần Thủy Hoàng đương Tốn đến Tụng, vào Tỉnh đến Nhu,… (mất chữ) Đến đây, hội Ngọ đến Cấu xong rồi, xét lên tự 6 vận, đều cử lên việc ứng quẻ, dường như cũng phụ hội ức thuyết (nói phỏng chừng) chưa khá gắn keo vào cột. Kẻ đọc coi ngay tượng được ý, là khá vậy.

Đây bàn về Hội Ngọ, vận thứ 7, quẻ của vận là Trạch Phong Đại quá (hào 1) thẳng Trạch Thiên Quải, quẻ của Thế chia hào quẻ Quải: sơ biến Đại quá, hào 2 biến Cách, hào 3 biến Đoài, hào 4 biến Nhu, hào 5 biến Đại tráng, hào 6 biến Càn. Dùng trong chia 3 hào quẻ nội như sau: - Hào Sơ quẻ Quải biến Đại quá, chia quẻ Đại quá biến quái : hào sơ Đại quá hào 2 Hàm, hào 3 Khốn, hào 4 Tỉnh, hào 5 Hằng, hào 6 thành Cấu. - Hào 2 quẻ Quải biến Cách, chia quẻ Cách biến quái: hào sơ thành Hàm, hào 2 thành Quải, hào 3 thành Tùy, hào 4 thành Ký tế, hào 5 thành Phong, hào 6 thành Đồng nhân. - Hào 3 quẻ Quải biến Đoài, chia quẻ Đoài thành biến quái: hào sơ Khốn, hào 2 Tùy, hào 3 Quải, hào 4 Tiết, hào 5 Quy muội, hào 6 Lý. Dùng ngoài chia 3 hào quẻ ngoại như sau: - Hào 4 quẻ Quải biến thành quẻ Nhu, chia quẻ Nhu biến quái: hào sơ Tỉnh, hào 2 Ký tế, hào 3 Tiết, hào 4 Quải, hào 5 Thái, hào 6 Tiểu súc. - Hào 5 quẻ Quải biến Đại tráng, chia hào quẻ Đại tráng: hào sơ Hằng, hào 2 Phong, hào 3 Quy muội, hào 4 Thái, hào 5 Quải, hào 6 Đại hữu. - Hào 6 quẻ Quải biến Cấu, chia hào quẻ Cấu: sơ Càn, hào 2 Độn, hào 3 Tụng, hào 4 Tốn, hào 5 Đỉnh, hào 6 Đại quá. Bàn việc đời vua Tuyên Đế thẳng Quải mà sáng suốt quyết đoán, tin việc thưởng, hẳn việc phạt, quan lại trị, dân yên, giao các nhà Nho giảng bàn 6 kinh, khác hay đồng, Thái Hậu lâm triều (sưng chế), quẻ Lâm (tới) quyết đoán, ứng cái tượng thư khế văn trị. Hai vị vua Nguyên vua Thành thẳng tới quẻ Hàm, Khốn, đến cả Tỉnh, hàm cảm ở trai gái họ ngoại, quan hoạn dùng việc, cái họa nước làm tắt lửa, Khốn ở giây theo đó theo ấn nhiều vậy. Có nói chẳng nghe, cũng như Tỉnh, giếng nước dơ bẩn không ăn, thi hành đạo đều bị lòng xót xa, như vua tối tăm không đáng thời sao ? Kịp đến vua Ai, Bình thẳng Hằng Cấu, đức mất, dẫu có Hằng mà có so sánh với sự xấu xa về việc chìm đắm đứa trẻ ngu, đạo buộc dắt ở mềm mà đã thành ngầm cái thế nữ tráng (em gái mạnh) yên nhà Hán mà thực nguy nhà Hán, có tự đến vậy. Vương Mãng thẳng Cách Đại nguyên soái nối, đổi thay dựng nước là Tân vào năm Kỷ Tị, chọn ngày Tị bèn Cách du ! Hàm chí ở ngoài mà chẳng phải trinh. Quải có việc binh mà chớ thương, hiệu nguyên sau hung, sao khá dài vậy. Quân nhà Hán dần dấy lên, quan Đài giết Kiển vô chừng ấy ứng vào sự lành Phu Gia Đường ngôi trung chính gồm 33 năm, lấy đạo mềm dẻo trị thiên hạ, động mà vui lòng theo, Bá chưng phải từ cứng rắn mà xuống mềm dẻo. Giờ là Ký tế, chẳng gì là chẳng Phong, vua Ninh Đế nối tiếp sáng, tượng như Thiên Hỏa Đồng nhân, chia từng loại họ, tỏ rõ các vật, xét qua không rối, , đến Lâm dựng nhà ung dung sự học, không kể nhà có công tứ tính (các dòng họ ), tiểu hầu, dẫu ẹơ Hung nô cũng cho con đến học, xa gần lệ nhờ ơn, mọi người đều được văn minh thịnh đạt, chẳng phải Cách sáng sủa mà ơn huệ Đoài sao ! Khốn ở một nỗi tin Phật, cầu ở Thiên trúc, lỗi ấy lớn vậy, vua Chương Đế ra sức thi hành rộng lớn, động Tùy là có được, là vua hiền đời Đông Hán, lỗi ở yêu bà Đậu Hậu, thành ra Đậu Hiến là họ ngoại làm loạn ở trên thềm, vua Hào

Đế bí mật dùng quân Trịnh giết Hiến, Phu (tinh) hiệu lệnh đương rõ ở triều đình Quải quyết vậy, rồi thưởng công ban lộc cho kẻ dưới, đến nỗi mở ra cái họa hoạn quan, vua Hòa Đế Đoài là tốt, trái lại lấy hung tới, đến nay rõ tượng vậy. Trên là tự chia dùng trong, 3 hào nội của quẻ Quải biến vậy. Dùng ngoài, 3 hào 4, 5, 6 quẻ Quải biến, Quải hào 4 chia Nhu biến làm quẻ Tỉnh, Ký tế, Tiết, Quải, Thái, Tiểu súc. Như đời Hòa Đế thì Quy muội kịp đến Lý, thì Thượng đế không có con nối dõi, mà An Đế dựng lên ngôi vua. Vua An khi nhỏ thông tuệ, lớn lên không có đức lập bà Diên hậu, tính ghen tuông đến mức loạn triều đình, chẳng phải Quy muội đánh hung dữ (đàn bà hung dữ), tiếp cái sọt vuông không có thực (quả) là nghiệm đó sao ? Đó là bỏ thái tử Bảo làm Tề âm vương. Đổ mất, bọn hoạn quan định mưu lập Bắc Hương hầu, ông này chết, Trung thường thị rước Tế âm vương lên làm vua giết Diêm Hiển, rời bà Thái hậu đi, phong cho 19 tước hầu, ấy là thời vua Thuận Đế, vỹ Thăng Nhu đến Tỉnh cùng Ký tế vậy, Nhu là chờ đợi vậy, hiểm ở phía trước mà không hãm, ngôi vua là ngôi trời, đã bỏ đi mà Phục (lại) lập lên mà chưa mất lẽ thường vậy, Tỉnh thời không đổi, Ký tế là định vậy, cho nên sau lên ngôi vua, bấy giờ hoạn quan họ Diêm lộng quyền, Lương thị dùng việc ban đầu tôt, sau loạn, không thể trấn hưng được, vua Sung Đế được 1 năm mà mất, vua Chất Đế cũng 1 năm bị tướng quân bạt hỗ (hung tợn, cứng đầu cứng cổ, không chựu ai kiềm chế) giết, đức Khổng nói: “loạn sinh ra vậy”, ý nói là lời nói làm cái thần không một thời thành hại, sao chẳng cẩn thận vậy thay. Vua Hoàn Đế đương Nhu biến hào 3 đến Tiết, Quải mà Thái, Nhu giữa mà Càn dương, biến mà Đoài âm, dương cương bị âm nhu hủy bỏ, mà có cái lo trong cung nữ được Vua yêu, trung tiết lấy khổ sở, tuy Nhu tiếp theo 5 cương, Quải có thể giết, mong mỏi mà ngũ hầu, quyền khuynh trong ngoài, chẳng khỏi sau hung, đạo dùng chưa sáng. Thời bấy giờ, nhu huyết thuận theo, các kẻ quân tử vướng vào cái nạn đảng cỏ, cuối Khốn hãm không ra, Quách Thái do đó khóc thương người, biết nhà Hán mất vậy. Vua Linh Đế thẳng Thái mà Tiểu súc đến Đại tráng đến Hằng trị quản đảng công gấp, có kẻ bảo Thái Đạo quân tử trưởng lên, sao lại tiêu vong đến như thế ? Này Nhu hào 9-5 vốn là quẻ Càn, rồng bay dùng ngôi Trời biến mà âm, sáu con rồng đem con rắn núp âm nhỏ dùng việc, dương càng tiêu vậy. Bấy giờ có con rồng xanh hiện ra trước chỗ vua ngồi, đó là điềm sao ? Tiểu súc, Tốn trên về đầu Càn, cầu vồng rơi xuống đất hóa con gà, đàn bà can thiệp vào chuyện chính sự, mà đàn bà mất trinh, bầy tôi làm giả mệnh vua là trái đạo tôi. Vua Tuận Đế bàn xem (quan) lấy lợi, bỏ bà Hoàng hậu phản mục (không hòa), giết loạn quan phản nghịch, thời cổ nhân lợi trinh tiết, mời binh ở ngoài vào thì mất cái lợi dùng việc quân. Hà Tiến thất sách để lo đến xe vua, Trương Khương chựu tội vạ lây đến chỗ ở của vua. Từ đó mà Cảnh Chân tin đến cùng. Đổng Trác tuy bị giết, Tào Tháo lại tệ hơn, vua Hiến Đế nhà Hán ở ngôi 12 năm, từ Hằng đến năm Canh Ngọ, mà Phong, mà Quy Muội, đến Thái rồi Canh Tý, thời gian này rường của Càn cởi giây thao đeo ấn, Tốn mệnh chuyên về dưới, cắp lệnh của Thiên tử sai khiến các nước chư hầu, các địa phương chấn động về việc giết mẹ vua (mẫu hậu), tiến đoạt nhiều lễ, lấn chẹt vua cha, hung bạo trái lẽ ở chỗ giữa đường, đạo trở lại Hằng sức dùng theo Tráng, Tào Tháo (tào man) đắc chí Lưu nhà Hán (Vận Viên) không sáng, đến nỗi sấm chớp giao nhau, uy sáng ở rồng phượng đều giúp đỡ chính thông, cho nên Phục long Khổng Minh ở Nam dương ra mà chân Đỉnh ở Tây Thục đứng vững, cốt yếu ở 3 Ly 4 Chấn,cắt đất binh lo sợ, gồm đến nước Ngô Quy muội ở Kinh Mục (Tôn Quyền cho người đến Kinh Châu dụ em gái là Tôn Phu nhân đã gả cho Lưu Bị) lại trở về. Tào Tháo lập con gái ở cung vua Hiến Đế, đều là tượng ứng vậy. Hào 9-4 quẻ Thái, Tào không cướp ngôi vua. Lưu Bị bèn chính vị Đại thống (Chiêu Liệt) ở Hán Trung. Đất trời giao nhau hà tất không ở lúc vương nghiệp yên một bên. Từ đó mà Quải, mà Đại Hữu, mà Càn đến Cấu, đến Đồng nhân. Thục Hán mất, qua 2 năm, Tư Mã Viêm phế bỏ vua Ngụy làm Hoàng Đế, quẻ Tấn mà ứng vào bùa Càn vậy, Càn là Ngựa, Thiên Hỏa là Viêm thượng, ở năm mà nhà Hán mất, niên hiệu là Viêm Hưng, năm mà Ngô mất niên hiệu là Hàm Hy, chữ Hy và chữ Viêm đều theo chữ Hỏa, nên

Tư Mã Chiêu làm Tấn Vương, lấy tên nước là Tấn. Chữ Chiêu và chữ Tấn đều theo chữ “nhật”, Nhật với Hỏa theo thế Càn. Vua Vũ Đế nhà Tấn chựu mệnh Trời đương Càn đến Lý, xem hào 3: vũ nhân làm đại quân (vua to), năm mới lên ngôi gọi là Thái Thủy, là lấy tượng của Càn-Cấu, gọi niên hiệu là Hàm Ninh vốn là tượng từ của Càn, hiệu Thái Khang cũng là cái nghĩa của Càn kiện Lý, Thái, lấy đó mà suy, chựu mệnh Trời có phải ngẫu nhiên đâu. Càn đến Tiểu súc, Đại hữu, lấy đến theo Quải, lời hát vè Nam phong liệt liệt (lo sốt ruột) ứng Tiểu súc, đó là lời của thiên hạ giống Đại hữu, minh chứng điển hình ở đất Kim dung ứng quẻ Quải, Lâm theo tiếp hào 5, bà Hậu phản nghịch, bầy tôi phản bội, ở ngoài thì Rợ Hồ bức bách vào trong, vế trên đầu dưới, thời gian vua Huệ Đế đến Hoài Đế, Văn Đế, quân tử bảo rằng Càn Khôn thời buổi của bậc nào đây. Từ đó mà Đại qúa đến Cách, giữ mệnh của Ngọ là Cách vậy, nhà Tây Tấn bèn là Đông Tấn. Đây bàn về Hội Ngọ, Vận thứ 8 (dùng hào 2), quẻ của Vận là Đại quá đến Hàm. Quẻ của Thế chia hào của quẻ Hàm. Hào Sơ quẻ Hàm chia làm quẻ Cách, nói rằng bền nên dùng da bò vàng, ngựa mất mà trâu thay, vua Nguyên Đế nối tiếp vua Mẫn Đế không con nối dõi. Quẻ Cách biến làm Hàm, Quải, Tùy, Ký tế, Phong, Đông nhân. Quẻ Hàm nói: nhanh chóng vậy. Vua Mẫn uống riệu, làm lệnh riệu, cầm cái dù che, có cái nhục Hàm về cầm theo (Hàm cố chấp Tùy) mà chóng mất vậy. Quẻ biến từ Hàm đến Quải, nhà Đông Tấn gặp đấy, 5 con ngựa qua sông, 1 con hóa rồng, vì Quải có 5 hào dương, 1 đang lượng rồng bay rồi nên giặc phải nghịch phạm thuận, vua Minh Đế giết Vương Đôn ở trước, vua Thành Đế đánh Tô Tuấn ở sau, là tượng quẻ Cách hào 2 và 3. Quải là quyết, Tùy là có được, là công vua Minh vậy, Ký tê định vậy là vì cớ Hanh, Phong nhiều vậy mà chuộng vua Khang Đế hưởng nước chẳng thủy (nước), vua Mục Đế lên ngôi khi cong nhỏ, ở trong cái đựu trong êm ngoài ấm, Đồng nhân như phải chựu lép vế đi theo trở thành thấp vậy. Từ đời Kiến Vũ trở lại Hán Thục, Tần, Triệu, trong khoảng những năm ấy, việc binh cách đều là tương Cách vậy, lấy 2 phần làm Đại quá, theo biến Sơ Quải, 2 Hàm, 3 Khốn, 4 Tỉnh, 5 Hằng, 6 Cấu, thời gian này gồm các vua Ai Đế, Hải Tây Công, Giản Văn Đế, vì gặp Quải, Hoàn Ôn đánh nữa Yên, xấu hổ xâu xa mà mất quân thua, Quải không lợi, tức là việc binh nhung mạnh ở trước, chân đi không thẳng là lỗi, nói rằng vậy sao? Thái trái phúc đức mà giệt nước Yên được chẳng phải mạnh ương có hung Sao ? Ôn chuyên quyền bỏ vua này lập vua kia, hung quấy rối quá lớn. Độc lập mà không sợ, Tạ Ân đương lấy Trạch diệt mộc, Hoàn là Cây vậy, nước đóng băng đông lại, Mộc trạch khó mà Ôn bèn mất, Ôn mất Sung thay, Tạ vương cùng với Trung cũng thờ vua Hiếu vũ, Hàm (đều) vì hết sức, trên dưới ứng nhau, đó là nghĩa Hữu Hàm, Hàm dùng trong Cấu làm An, thôi làm Thạch là Thiếu nam (trai út), có yên lặng, tượng như chắn núi, ngoại quái Hàm là Trạch, nghĩa hợp ở sông Phì, làm …(ằng) khẩu lúc quai miệng ra nói, thời Phù Kiên muốn lấy gió thổi mạnh quét là mùa Thu, An Thạch sai bọn thiếu niên cả phá đấy. Ở quẻ trai dưới gái, lợi lấy gái rồi thì khách chủ ứng, khách lợi, lấy khách vậy. Từ đó Mộ Dung nghĩ tới nhân đấy khôi phục nước lên. Tấn cũng nhân đó mà mở mang đất Trung nguyên, hầu như Khốn mà mạnh sao? Đó là Khốn ở riệu, chuộng miệng tới cùng, vợ già cùng với sỹ phu vui đẹp sao lâu được, đương khuyên tài trường Tinh (sao dài) đã theo triệu chiếc bánh trong nóng vào trong cung muốn thấy vợ được sao? Tỉnh (giấy) rét giá buốt lạnh, không thể làm trong cái độc nóng ấy, bèn lập vua An Đế để làm cái dây kéo nước giếng đầy bình. Chính sự của triều đình chỉ kịp đến Ngô Tôn Ân mà lại cướp lấy 6 huyện, Hoàn Nguyên cướp ngôi trước, Lưu Dụ lại nhường ngôi sau, tuy ở ngôi 20 năm…mất chữ… Hàm trong Cấu tượng thân mình, ngoại quái Trạch thích đồng bóng tin Phật bỏ thân mình, cùng Thái có bầy son thơm vào mình mà lòng không được tượng của thân mình, nhà trống nước bỏ tế lễ mộng sinh, hào 3 biến về Tụy dùng Đại sinh, Khiêm lợi sâm lấn sau, hàng xóm giầu thì Bĩ.

Bấy giờ lấy Thọ Xương nước Ngụy giáng xuống Quảng Lăng, Tiệm (dần dần) sao Huỳnh hoặc (sao hỏa tinh) vào Nam Đẩu, tượng Trời không những chỉ ứng một mình vào giặc, kịp đến nhà cao che không cho sáng vào, họa ở Đài thành ứng vậy. Giản Văn Đế bị bỏ do tay bầy tôi làm giặc, đạo văn võ của Hiếu Nguyên đều ở ngựa bạch áo trắng, vua Cung Đế lên ngôi, trinh dương về sau bỏ để không định. Chẳng Hằng (thường) theo đức, mà nhường ngôi cho Trần, nhà Lương bèn mất. Bắc triều nguyên Ngụy, trải 13 vua gồm 194 năm, cũng cùng mất với nhà Lương, rồi chia thành Đông Ngụy và Tây Ngụy, là thời của Tiểu quá đến Hằng, hào nhiều hối hận mà hung, hay là do giữ ngôi vị quá lâu mà hung vậy. Trải qua Dự, Khiêm, Hàm, Lữ, thành dài mà gồm tới biến gồm 5 vua, Trần Võ đến Văn Đế, Tuyên Đế hợp 32 năm, rồi mất về tay nhà Tùy. Tùy Văn Đế thôn tính thống nhất cả Chu, Tề, Trần, Lương. Từ niệu hiệu Khai Hoàng đến Nhân Thọ 23 năm, trong cảm không phải hòa bình là linh cảm có chí, bình chẳng phải sáng suốt cẩn thận mà hình ngục không để lại, hào thẳng Tiểu quá, có sự hung chim bay mắc vào lưới, cùng với ữ thượng qua chóng tổ, vua Tùy Dạng Đế giết cha làm vua, đắp vườn làm núi, xây vườn thượng uyển, chế xe đi, làm đai đồ y phục, tai đến cả loài chim. Độn đến Đông nhân, bèn đến Cấu đi tuần phương Bắc, ra ngoài cửa ải, đương ủy quân hô hào nước Hàn giết người già tiếp nối gót mà đến cúi dập trán, làm 3 quyển Tây vực đô ký, hợp 44 nước vào triều kiến, có tượng Đồng nhân đồng nội. Lại tự đem quân đánh nước Cao Ly, trời với lửa cùng nhau là ứng Cao Ly, quẻ Độn hư mà không công, không thể việc lớn trái trời, làm việc cướp trộm núp cỏ trên lăng, thành ra câu vè Dương mất Lý, hò hát mà sau cười, Đại Sư hay gặp, thiên hạ khổ về nhà Tùy mà vui về nhà Đường. Quân lại dấy lên ở Tấn Dương, gió thổi chiếu cuốn, rồi tới Hưu Bĩ đương ngôi, sao Thái Bạch điềm biến, để nói rằng bọc lấy sự xấu hổ, cũng nói rằng lìa phúc, đó là đời thình trị của vua Đường Thái Tông niên hiệu Trịnh Quán, càng sáng sủa hơn vua Cao Tổ Võ Đức vậy. Càn trên Khôn dưới, trời đất ngay tnẳng, xem quẻ rằng Bĩ hanh, đạo vua tôi ở Thái tử mất đạo, dần dần đến cớ nói, bỏ mà lập, trị hay thuận lấy Tốn, tên tiểu tự là Trĩ nê, tượng Lữ đến Ly, chiếu sáng tốt đẹp ở Cấn cửa khuyết biến. Từ nhà Tấn Tống yên vui mệnh Trời, do bởi lấy trên kịp xuống. Vả lại 10 Tiệm rất cẩn thận, giải quyết từ 3 lần 5 lượt, trừ tử hình hơn 30 điều gồm cả đổi chặt chân, đánh roi vào lưng, tha tù 390 đều được Lữ minh ý dùng việc hình cẩn thận. Đến khi Hồ Việt 1 nhà đem đất đai vui phục, theo Hàm cảm được lòng người, mà thiên hạ bình vậy. Tuy phân quẻ chủ Hàm, điềm xem qua chữ Chỉ là Vũ Thiếu vào cung, kịp đến sao Thái Bạch hiện rõ ban ngày, xem ra vị nữ vương giết nhiều người không tội, trái mệnh trời, thuần phong có nói hoặc cùng suy tượng Hàm vậy. Vua Cao Tông nối ngôi, Vũ thị lấy tài nhân vào làm Chiêu nghi, ứng chính thẳng Hàm ngoại quái Đoài làm Thủy Trạch, Cấn làm cửa khuyết, núi nước đem xông vào cung điện Vạn niên làm đắm đuối hơn 3 vạn người, bảo rằng không phải âm thịnh cướp dương là chẳng nên. Tử lập bà Vũ làm Hậu, chặt đứt tay 2 người vợ bé của vủa Vương Tiêu, thuốc độc cho vào bình riệu, bỏ Thái tử Trung mà lập em mình là Hoằng, quá lắm vậy. Ủy việc chính sự, quyền ngang với chủ nhân, đó là Hàm trung Càn Tốn, chứng triệu có vợ cả vua để thi hành mệnh lệnh đó sao. Tiếp đến quẻ của Vận Đại quá trong Tốn ngoài Đoài trung 4 thay đổi nhau Càn, Tốn, Đoài gái trưởng và gái út, Càn là vua chồng già là Tốn mộc vậy, làm cỏ tranh trắng, làm cây dương, Tốn lấy bằng đấy, cũng làm rường nóc nhà cao dài. Càn làm Kim (vàng), làm cương (rắn) bền, Đoài làm Dê theo nước làm bể đẹp lòng thời vui vẻ, loại ấy không thể nói lên hết được. Đương đời Ngũ đại quẻ chia Đại quá, hào 9-2 theo thuộc về Tốn, chựu mệnh dùng tính thị, và niên hiệu (quốc hiệu) loại này đến ứng Tốn mộc, như Tống, Tề, Lương, Trần cùng Tùy, tính là dương đều là tiêu (cỏ hoa), mao (cỏ tranh) thuộc tượng nhà Trần, nóc nhà là Tề, quá là Tốn lấy cái nghĩa về bằng nhau đấy. Tính lại của nhà Tống là Lưu, tên của Dương là Kiên, đều không Ly (hình Càn Tốn, nhà Đường lấy họ Lý thay tên Lương, ứng Càn rồng nhẩy, cũng ứng Đoài Trạch, Trạch tức là Uyên vậy, hơn đời được lòng dân, vua Thái Tông lấy tài Đại quá nhân

(hơn người nhiều quá) chẳng đắp đổi Cấu ở ngôi trong, bảo có cớ tóm ức triệu dân chúng dấy lên làm chủ Càn. Quẻ của Thế chia Hàm thứ tự đương Cấu 2 tên cũng ứng. Đến như Cấu hung nữ tráng, Tốn lại Vũ nhân mà theo ở sau gặp làm cảm, âm tiến cướp quyền dương, thời Thiên dựng niên hiệu lỗi cũng lớn vậy. Phàm Vận thứ 8 này, quẻ trải qua tinh tế mà suy, tất có điều sẽ nghiệm ứng, kẻ đọc nên biết được đại ý, còn cái kiến thức phục hồi giọng hợp, giữ lại mà không bàn đến, là nên vậy. Đây bàn về Hội Ngọ, Vận thứ 9 (dùng hào 3), quẻ của Vận đang là quẻ Đại quá đến quẻ Khốn. Quẻ của Thế chia quẻ Khốn hào sơ Đoài, 2 Tụy, 3 Đại quá, 4 Khảm, 5 Giải, 6 Tụng. Quẻ Đoài hào Sơ đến Khốn, âm che lấp dương, mà đương lúc suy loạn trước sau đều yếu, thời chẳng khỏi hung. Đoài hào 2 chia thành Tùy là đạo vợ cương đến hạ chủ nhu, mà đẹp lòng theo đấy, tiến thoái lưỡng nan do ở cảm tình, thành tượng nữ chủ vẫn được yên lành ăn uống. Bỉ theo Quải thời 1 âm giữ trên 5 dương mà xưng Danh, sao Chổi hiện ra, cái nghiệm 5 xe ở đây sao ? Bấy giờ bỏ Đế làm Vương, đổi Đường làm Chu, Trời hầu phản, Tốn mệnh mà bốc lên ở sân hay là ở ngay sở tại để mà tin theo gọi vài lời khuyên bảo. Âm dẫu ngồi chỗ tôn, Càn cương chưa đổi, thiên hạ đều nghĩ bẻ gẫy cánh chim vẹt để vun bồi cành lá mà chưa từng quên Quải dùng cương quyết nhu. Nay đọc tờ lịch của Tân Vương mà trước làm chẳng xiết cái khí Chấn dương trong sân vua ấy là tráng (mạnh). Kịp ở phòng lăng lại khôi phục việc chính sự mong hợp trời người, trao tiết của sân vua ngôi nhà Đường phản lại chính, tin khá đẹp lòng, mà bà Vy hậu lại đương quẻ Quy muội, có cả cành dâu, tiếp cái sọt không có quả, đếm thẻ chưa hết mà bánh cuộn lại tiến. Long cơ đánh đấy giúp Vương lên ngôi, giết đến cả tông tổ Bàn Tuấn lập làm vua 2 năm. Huyên lên ngôi Đế, rõ trên dưới để định chí dân, thời Lý đấy chẳng bệnh lâu, ngôi chính giữa mà tin càng tốt lành, thời Tùy (theo) cũng không lỗi, niên hiệu Khai Nguyên thịnh trị, trên ví với nan Tring quán (Dương Khái Công) đến dùng khốn dương cương che lấp, chuộng lời nói tin sự dèm pha, Hàm (đều) với tính con gái, đẹp tình mà khinh nhờn, bà Dương phu ứng Đoài, Lộc Sơn ứng Cấn, con gái ở con trai giảo quyệt, loạn đời hiệu Thiên Bảo khởi ở bọn trai gái, trót cùng ở Độn (trốn), biến trốn Mã ngôi, Linh Vũ lưu lại, các bầy tôi thuận theo, lòng người đều giúp Đường, Lý bởi còn Bác quẻ ở các kẻ bầy tôi là Quách Lý làm lại tiến vào với quân của Vua dùng khu trục con chim phản nghịch, Chu đã mất, do đó khôi phục được Tây kinh, Phượng hoàng về, Dương Tỷ được vua yêu giúp nước; chuyên quyền quân sỹ bỏ lập, yêu không phải đạo là nuôi loạn, vì dùng không trọn, đại khái thấy vậy. Đời thẳng quẻ Dự, cho cái tên là Dự: Lợi kiến hầu hành quân, việc hình phạt trong sáng, dân phục, vì cớ lấy thuận và đông vậy. Thời không nói hết. Vậy thì quẻ của Thế chia Khốn đến Tụy mà thẳng theo hào 9-5 mà biến làm Nhu, ứng tượng trinh Hằng chẳng chết, hào 9-4 một khi nắm giữ đương Chấn, chuyên giữ thế mạnh, hào 6-5 ngôi vua quẻ Dự chẳng chế được phương Khôn, đất đai cũng bị dẫn chứng không rõ rệt. Tỉ (ví) 5 mà nghe 4 làm thì động chính ứng đấy, vả lại Cấu đắp đổi Tốn từ lúc đầu Tỉ giúp nước, tiếp sau đến Nguyên Chấn đều cùng tương hợp. Vua Đức tông đương ở yên Cách Cấu thì vô sự, theo rằng Dự kịp đến sao ? không thời thành vậy. Vua Đức tông thành Bĩ cùng Đại quá đến Quải Hàm, ban đầu làm 2 thứ thuế, vơ vét bóc lột nhà buôn giầu, đánh thuế cả giá hàng, dẫn oán thành ơn, hà tiện sự khen thưởng, chẳng thương quân sỹ, so đo ơn huệ, trước sau đều nói sinh ra phản loạn, phải chạy ra ngoài để lánh nạn, ứng tượng Bĩ vậy. Tang đạo Hậu sao cố tạo ở Ly cùng Khốn, cùng thành Phụng thiên cao lớn, để phòng bị việc xin phí thưởng thắng hoặc có mất, cái mất này có liên hệ đến ứng bào tang. Thời bấy giờ xét mật như Phụng thiên, lại như Lương Châu, ngôi vua nhà Đường muốn đổ, bèn được trước Bĩ sau mừng, thu phục kinh thành đương Quải mạnh, có quân lính chớ thương xót. Phu hiệu ấu nguy bèn sáng vậy, các tướng Lý Thanh, Hổn Hàm, Xã Toại bảo rằng chẳng phải quyết chí bỏ giặc, mà Quải quái vô cựu, cùng Hàm làm cung, chợ, cả trẻ

con trong 5 phương đã trình bầy mong ngóng đến gần vậy, thì Tốn gần lợi, chợ gấp 1, 2 lần, Cấn là bọn trẻ con nhỏ ở chùa liền Tốn 5 phương vậy, đều lấy hư không chựu người mà quân tử lấy nghĩa, tiểu nhân lấy của cải vậy, kẻ dèm pha dương miệng nói trên đầu gối, kẻ trung hiền bị chê ra, quân tử đi trốn. Lòng vua ưa kẻ tà, cảm sự hại chưa sáng tỏ, giết cây gỗ dần dần theo cách này. Vua Thuận Đế mắc bệnh, mất tiếng Khốn vậy, mà trước bãi cùng chợ các chính sự tệ hại cũng tức làm hanh thông, song cũng không thể quyết việc chỗ cung môn chỗ chùa đàn bà càng lấy trộm quyền, đáng dân nhân lấy liên kết nhau, cương cũng càng che lấp vậy, Lập tức truyền ngôi cho Thái tử là Hiến tông, hãy chấn hưng đường lớn dùng mưa sau, bình định kẻ tiếm loạn, Khốn mà được theo hanh thông, gốc ngọn không bệnh vì yếu đuối, mà đời suy loạn ấy đều thịnh vậy, là do dùng người đều đáng cả, đặt để không lỗi lầm, Hà Tây, Hà Sóc đánh dẹp đều có công, úy lạc dân, khuyến kích tướng, bờ cõi trị yên. Tốn vào Khảm hiểm, Tốn bằng Khảm nhọc, Kinh Thi rằng: đi vào chỗ hiểm trở, có ngăn, chắn, theo Sơ, cùng các thành lên vua. Là vận ấy tượng ấy, vua Hiến đương đấy, vì sao nịnh Phật thích Tiên, uống thuốc ở sông Liêu Bí để cầu sống lâu trái lại bị giết, là chằm giết cây sao ? Kịp đến Dự: vua Kính, Văn, Vũ, Tuyên, Ý, các vua này thẳng Tỉnh, Hằng, Cấu mà trải Khảm đến Tiết, Bĩ rồi Tỉnh. Vua Mục Tông, Kính Tông hưởng ngôi không dài, lại mất hà sóc một khi vui chơi quá độ, mà lượng đầy bình, 1 đứa trẻ tối tăm bị giết mà chẳng phải ngôi vua thì khó mà lâu dài. Văn Tông lo mềm ít quyết đoán, tượng Hằng đến nội Tón mà bị chế ở gia nô, biến ở Cam Lộ mà Thiên tử chấn động sợ hãi, con lợn ít lông, dắt đi mềm mại, chót đến cùng, tốt đẹp khác, thuận ra làm gì. Vũ Tông nhanh nhẹn mà được thượng đẳng Thái nguyên, Tuyên Tông xét sự sáng suốt nghe lời nói không can không dự, chế vừa phải độ, gần người hiền xa sự vui, cũng bảo là được vậy, bèn lại yêu về thực, mê hoặc nguyên bá chẳng vào Khảm cung mà mất Đạo, hung vậy. Ý Tông đắm đuối yêu sắc vô độ đam mê, ngầm tiêu triều đình mất chính sự, kẻ canh cửa lộng quyền, tin kẻ dèm nịnh ruồng bỏ kẻ trung, dân nhân mà mở trộm cướp dấy lên, Khôn chủ dân chúng, Khẳm làm giặc cướp, bỉ trong Khôn ngoài, mà Tỉnh đến Khảm Tốn cũng bảo là trộm cướp, Phong (gió là quẻ của Thế chia Khảm, Tỉnh thẳng tới Khảm, Khảm bọn giặc cướp làm công nhân, đó là 1 biến vậy) đấy ít tuổi mà Khốn hỏng, dân Khốn về lụt nạn đói, quốc gia Khốn về nạn trộm giặc đánh cướp, vua Khốn về bức bách rời xa, như tật lê ở trong gỗ đá quấn quýt cây sắn, thay đổi lần lượt làm chỗ vua ngự. Năm Giáp Thìn quẻ ứng Sư tinh mới bình được giặc lớn, mà Bắc ty giặc ở trong còn ngang nhiên cướp xe vua. Xét đến Bỉ Tỉnh, thì Khảm trộm giặc ở ngoài, nhân tiếp Khôn Sư thì giặc cướp ở trong chiếm giứ Bắc Ty, ứng trùng Khảm. Trong thời Cấn Tốn thay đổi nhau, có kẻ hôn tự (chức canh cửa) con trưởng, làm tượng trong ngoài giặc cướp liền liền. Lúc này nhà Đường ngôi vua con ngất vậy, vua Hy Tông có chí khôi phục lại công nghiệp đời trước, uy lệnh chẳng chấn hưng, quan quân một khi tan vỡ ở Khái dụng, lại chạy đến Mậu trinh, , lại nhà khắc dụng mà Tam trấn đánh bình phục lại, lại lấy Mậu trinh mà kinh sự không giữ, trên như Hoa châu, ai bảo rằng Hoán sơ cứu ngựu mạnh là cát. Chu Lý tránh đón rước, tan chạy muốn gì, cùng cực đến nỗi lấy bạc vạch đất, mẩu sắt giữ vững cửa. Chiêu Tông mới chằm tên hung đầu sỏ, Toàn Trung lại thả binh cướp, rất thành ra giết, hào 9-6 bảo rằng: tan máu hại xa, 9-6 khó nói vậy. Vua đi chỉ để giữ hư vị 3 năm mà sắc phong, bảo phong Lương, quẻ cũng ở Giải đến Quy muội, tội không thể tha thứ. Chu Tam bội nghịch làm con chim cắt nhỏ ở quận Cao dung ứng là con cáo lẻn chỗ ngồi dân ô bị giết mà hung, quái gở sao xiết vậy. Hữu Trinh giết Hữu Khuê mà lập làm Mạt Đế (vua đến cuối cùng) không hay tự mạnh lên, sau bị Điền Trang bắn 3 mũi tên giết như lợn chó không phải dịch mà Dự thấy đấy vậy. Dự lợi hành sư, ứng về nhà hậu Đường sao? Giải hào 9-2 săn được 3 con cáo, được tên nỏ sắc vàng biến mà Dự, bèn gói cái đầu tên ngụy Lương vào miếu, hoàn lại cái tên nỏ để tế vua sánh với tổ mà làm bản nhạc Sùng Đức, sau vua Đường Trang Tông chẳng là đẹp sao ? Đoài không thường giữ đức hạnh, hoang tàn về tiền của, nữ sắc, chơi bời săn bắn, chỉ

kiêu ngạo, chính trễ nải, quân dân lìa lòng, những bầy tồi cũ có công bỏ đi hết, sau bị tên hát chèo giết, bậc quân tử xấu hổ. Minh Tông già mà lên ngôi vua, con nối dõi không đổi hiệu nhà Đường, làm nhiều điều thiện, điều thô đến nỗi Tiểu Khang chẳng phải Hằng, lấy 1 đức tốt lập nên chẳng dễ ấy du ! Theo đến Trời chưa sinh bậc Thánh, ứng vận mà ra, mở không đủ nói, bỏ lại khen gì, ở nhà Tấn làm chúa Khiết Đan sách lập nên, tôi con như chó dê, Tề Vương trọng người quý, Hoành Khiêu Ông dặn: 10 vận họ Hoành mài gươm, quẻ là Sư: trinh, trương nhân cát. Phụ nhân dịp đến cướp phá, theo như dùng sao ? Nhà hậu Hán xưng Đế, lấy cớ thiên hạ không chủ, mà trước chính ngôi vua, tại vì bấy giờ quá Khốn mà cầu sống lại, chưa phải quân tử có Giải phụ ở chân chủ tiểu nhân, cha con được 5 năm, đi ẩn mất nước. Thiên tử thời Quách Vu trung tự làm đấy vậy, bỏ người hiền mà việc nước thường có nên việc đâu. Xét Thái tổ Quách thế Tông Sài Vinh cũng xưng là Ngũ Đại. 12 vua đến lệnh chủ mà suy tôn làm trị chủ lấy đạo cứu, thiên hạ từ đó thái bình, thời Ngũ đại : Lương, Đường, Tấn, Hán, Chu cũng tới trộm cướp nước tiến vua, không một mà đủ đều là ngón tay cái đó vậy, mà ngôi vua sao đóng vậy. Nhà Đại Tống dấy lên, vua Thánh nhân ra đời, chựu Cung Đế Quách Tông Huấn nhường ngôi, tước bỏ đi hơn 10 nước tiếm đoạt mà đêm lại hợp nhất. Đương lúc giúp nhà Chu bắt Hung Nô quy phục được Định Châu, lại phấn khởi đánh lấy Hà Bắc, ứng quẻ Vị tế dấy đánh, bấy giờ hạn có khen Thiên thủy Bích vậy (nước trên trời biếc). Thiên thủy là quẻ làm Tụng ở quân làm Đế phong Bích, Hỏa là đỏ vậy, Càn Khảm chủ đấy, tự Vi tế vào Tụng, đến Lý khiểm điểm Thiên tử chống phái võ nhân làm Đại quân (vua lớn) sao ? Lý Đế chẳng bệnh lâu, theo đó để mà biết vậy. Lấy đức của vua chẳng như Càn, từ ĐƯờng, Lý đến Ngũ đại trải qua Khảm Giải đều 60 năm, ít gặp Cần đấy, đến đây thượng quái của Tụng là Càn đó, Hoán và Vị tế mà Khốn cũng chẳng lìa Tụng là Càn ở thượng quái, đời Thái tổ, Thái tông cùng Chân tông thẳng đấy, theo ở Nhân tông đến Anh tông, vận ở 10 quẻ thẳng làm Nhu, trong Nhu là Càn vậy, quẻ ấy gồm cả Vị tế Tiết thứ đều nội Càn biến, ngào làm Quải, Thái, Tiểu súc, hết thẩy Càn làm đó, cho nên đi vào rường cột của Càn một mình chính được đức của Vua tốt đẹp. Nhà Đại Tống từ đời Kiến long chựu mệnh Trời, đổi niên hiệu là Càn đức vốn đã là bậc Thánh làm vật thấy đấy hợp vậy. Đây bàn về Hội Ngọ, Vận thứ 10, quẻ của Vận là Đại quá đến Tỉnh (hào 4), quẻ của Thế chia quẻ Tỉnh ra: hào sơ Nhu, 2 Kiển, 3 Tập Khảm, 4 Đại quá, 5 Thăng, 6 Thuần Tốn. Vua Nhân Tông Triệu Trinh năm 1023, thẳng Nhu đến Tỉnh, trải qua Ký tế, Tiết, Quải. Vua Anh Tông Triệu Thử lên ngôi năm 1064, ở ngôi 4 năm ở quẻ Thái. Vua Thần Tông Triệu Tử lên ngôi năm 1068, ở ngôi 10 năm ứng quẻ Thái đến Tiểu súc, vào Tiểu đến Ký tế. Thiệu Ung ta suy Vận-Thế đến vua Hy Ninh, ứng quẻ Nhu đến Thái rồi thôi suy chưa kịp vậy !. Vua Triết Tông Triệu Tu bèn thẳng Kiển, tự Ký tế đến Tỉnh, vua Huy Tông Triệu Cát lên ngôi năm 1101 ứng quẻ từ Tỉnh mà Bĩ, mà Hàm, mà Khiêm, vua Khâm Tông thẳng Khiêm đến năm Bính Ngọ, Đinh Mùi, cả họ đi lên phương Bắc. Vua Khang Vương gây đi Kiển lại trở về, ứng Đại quá 9-4: gây tượng đống long là tốt lên ngôi vua (nhà tốt không quấy nhiễu ở dưới) vậy, nhà Tống bèn rời về phương Nam. Khiển, lợi Tây-Nam bất lợi Đông-Bắc. Đó là chứng cớ sao ? Bấy giờ đương Khiêm, lợi dùng lấn đánh, lợi việc hành quân, sau đến hoa nghị, Đại quá trong Tốn mộc, vua Tống hòa với Đoài nhà Kim mưu diệt hỏa, đến Kiển, đến Tiệm, hai vua đánh phương Bắc không trở về, bỏ biên Đô đi xuống hay như dần dần như cái cột mà thôi, bây giờ kẻ trung tiết bị đuổi giết, ngoại Bĩ khen là hiền, mượn áo quan của vua ở cung Tràng Lạc để làm lời vâng biểu làm tôi phương Bắc, chính thẳng Khảm là quẻ phương Bắc, cho nên Thủy (nước) đấu trí khác, há chẳng lấy Tập Khảm đến lần nữa mà hãm mất ấy lớn du ! Truyền ngôi vua Hiếu Tông quẻ lại ở Tỉnh, cháu 6 đời vua Thái Tổ mà nối ngôi theo đương Vận chủ quái. Trải Khốn mà Sư gồm 27 năm. Quang Tông bị kiềm chế bởi bà Hậu hung tợn mà trái vua Thọ Hoàng, Khốn hào 4 đến Khảm, trong

hiểm ác mà mất thuận đức. Thà Hoán mà ruồng bỏ kẻ chính dùng người tà, thời có sự lo lìa chi giải thể, giặc lớn ấy lo, thiện nhỏ lại dùng gì, Quải cùng Hàm lấy cảm vậy. Vua Lý Tông 40 năm chủ Khốn, Tỉnh, Hằng, Cấu, bấy giờ dân đang khốn vì bọn phản loạn. lại khốn về hợp Nguyên đánh Kim, Kim mất thời ứng vào quẻ “kim xa”, đổi ấp mà không đổi Tỉnh, Lâm an hỏa 83 vạn dân bỏ ấp là nước đổi vậy, mà Tỉnh cong đấy, vả Tỉnh gồm Đỉnh, Cách đều tượng Hỏa hoặc theo ứng vậy. Hằng chẳng đổi phương như Tốn dùng chính hỏa. Can Ân tự xuống lấy kẻ tiểu nhân dùng vào việc, thời bấy giờ tượng ứng Càn Nguyên, phong tục đi như gió khắp thiên hạ, hoặc lấy khí trắng như tấm vải phô bầy khắp Trời cũng là Cấu tượng vậy. Tốn là trắng, phô bầy ở Càn trời khí âm phạm lên trên, Hốt Tất Liệt phô bầy vậy. Vua Độ Tông Triệu Kỳ thẳng Tỉnh đến Thái, Thăng, trong Tốn mộc ứng nhà Tống biến mà Càn nguyên Mông Cổ dựng quốc hiệu là Nguyên kỷ nguyên là Chí nguyên, là có lấy vậy. Bấy giờ, đạo Thái ứng Nguyên mà vận Tống bèn mất, vua Cung Đế Triệu Hiển đương thẳng đến Khiêm, trong Tốn biến Cấu, trẻ con không ngôi, chẳng phải chẳng có Kiển như kẻ bầy tôi không đoái hoài đến lợi hại 1 thân, ứng với Khảm hào 3 vào hố sâu, cũng chết theo vua chết đuối ở biển, há chẳng phải trời vậy thay! Thời này, nhà Nguyên trải 9 vua, thẳng Thăng đến Sư, Hằng, Tỉnh, Cổ gồm cả trước Thái, Khiêm làm 6 biến, lại Tốn đến Tiểu súc dẫn Hoán, Cấu, Cổ gồm biến vận Nguyên đến lúc hết. Bấy giờ, đất động, núi lở, sao Chổi, mưa đá các sự biến lạ luôn thấy. Vì lấy vận đang Đại quá, quẻ Thế chia Tỉnh, thẳng Tỉnh đến Thăng, như Khôn địa tiếp Chấn, thẳng Tỉnh đến Tốn hỏa trạch thay đổi nhau Cách, trong khoảng ấy như sấm gió núi chằm, trời trăng cùng nước lửa, suốt tiết mất Hằng, Độn thấy đổ nát, hết thẩy cùng với Hội ứng. Cách chủ cách mạnh, Tốn sơ biến đến Tiểu súc, lại thẳng Càn đạo đến Cách trung đắp đổi thành Ly, họ Chu nhà Minh đương ngôi, lại theo Đại minh sao? Đương chấn hưng Cổ sấm động bão nổi đổi nhau bèn ứng Hằng, trời trăng soi lâu, mở nhà Đại minh 18 vua gồm 277 năm ngôi nước, ban đầu thời vua Hồng Vũ Tốn lợi võ trinh, sáng trí trị vậy, biến mà Tỉnh nuôi không cùng, dân dùng khuyến khích cái tưởng mà Vận thứ 10 Đại quá đến Tỉnh, quẻ biến đã khắp vòng, này ở đời Hồng võ thứ 16 năm Quý Hợi, từ đó đến Giáp Tý lại đang Đại quá đến Hằng vậy. Đây bàn về Hội Ngọ, Vận thứ 11, quẻ của Vận là quẻ Đại quá đến Hàng (hào 5). Quẻ của Thế chia Hàng hào Sơ Đại tráng, 2 Tiểu quá, 3 Giải, 4 Thăng, 5 Đại quá, Thượng Đỉnh. Năm Hồng Võ thứ 7, thẳng Hằng Đại tráng hào Sơ, lại làm quẻ Hằng, Hằng lâu làm Nhật Nguyệt được tượng trời trinh minh. Phong trời Nhật giữa Nguyệt đầy, hoặc vui ăn cơm số trưa. Năm Kiến Văn thứ 4 chẳng chọn Vĩnh Lạc thẳng Quy muội đến Thái, vua đời Hồng Dy, Tuyên Đức Quải mà Đại hữu, chính thống thẳng Đại hữu đến Bính Thìn, đến Hằng, Tiểu quá đến Phong mà có biến thể mộc, Cảnh Thái bèn thay Hằng đến Đinh Sửu mà lại lên ngôi vua vậy, đổi niên hiệu là Thiên Thuận, thể quẻ là Chấn Tốn đổi Càn, Càn thiên Tốn thuận Chấn lại làm chủ tể mà Hằng không đổi phương, vốn là tượng vậy, đời Thành Hóa Dự Khiêm mà Hàm đời Hoằng Trì, Hàm Lữ mà Giải đến Quy muội. Đời Chính Đức từ Quy muội đến Bính Dần, rồi Dự đến Tân Tị gia Tỉnh thời Dự mà trải Hằng, Sư, Khốn, Vị tế lại vào Đỉnh đến Thái vậy, đời Long Khánh đi Thái 6 năm, vua Thần Tông lại đi Khiêm, Sư, Hằng, Tỉnh, đến dùng Cổ gồm 48 năm, đời Thái Xương, đời Thích Khởi Cổ, Tỉnh, Đại quá đến Quải cộng 8 năm, Quải mà sau Hàm, đời Sùng Trinh là hết vương triều Minh từ 1364 – 1644, thời Đại minh chiếu lâu, nhật nguyệt phản ảnh trong khoảng giữa Đoài Càn đều dùng cương che lấp, tĩnh dưỡng chẳng cùng, Hằng lâu mà chẳng thôi, cảnh vận lâu so sánh 1 với Trời, ức vạn năm dài phúc lộc vậy. Lấy Vận kinh Thế chia quẻ thẳng Năm, lời bàn sau đồ đã rõ ràng. Nhưng quẻ về kinh Thế có chỗ không đồng nhau, người nghiên cứu cần biết “ngung phản” (ngung là 1 cạnh của hình vuông,

biết 1 cạnh thì xét được 3 cạnh còn lại). Như đồ nay chép đời Nghiêu năm Giáp Thìn, vốn ở Kỷ 6 Hội Quý 180 Vận, là đời thứ 8 năm Giáp Thìn, những Giáp Tý trở về trước thì lược đi mà không chép, tức là đây lấy Giáp Tý Thế thứ 7 cũng chẳng bầy rõ, chia hợp 2 Thế làm 1 Giáp Tý, chia gặp vận quái 1 hào, như Thế là vận quái thuộc Càn, Thế quái Sơ Cấu, 2 Đồng nhân, 3 Lý, 4 Tiểu súc, 5 Đại hữu, 6 Quải, đấy là Thế thứ 8 khởi Giáp ngọ, tức là từ Giáp Tý Thế thứ 7 khởi, hợp thành Tiểu súc 1 quẻ, thời từ Tiểu súc khởi Giáp Tý thuận tính đồ tròn Phục Hy, vẫn nên trừ ra Càn Khôn Ly Khảm quẻ tứ chính, cộng được 60 quẻ Giáp Thìn chính đương quẻ Tùy, cho nên lấy quẻ Tùy làm trực niên quái vậy. Như Thế thứ 90 quẻ của Thế là Đại hữu, lại từ Đại hữu khởi Giáp Tý 11, 12 Thế quái, lại ở quẻ quái đó khởi Giáp Tý. Niên quái đã được, thì Nguyệt quái, Nhật quái cũng đều theo đó mà suy vậy.

HẾT QUYỂN

QUYỂN 3 L I TỰA Xưa nay, sách làm sáng tỏ Đạo có Kinh dịch và Thiên Hồng phạm, vì 1 gốc ở Hà đồ 1 gốc ở Lạc thư. Hà đồ Lạc thư vốn liên hệ tượng dĩ nhiên của Trời Đất, hai đồ vuông tượng đất, đồ tròn tượng trời, mà trời có thể bọc được đất, đất không thể tóm được trời. Cho nên Thiệu Khang Tiết truyền cái học Tiên thiên, suy diễn nghĩa đồ tròn mầu nhiệm, viết thành sách Hoàng Cực Kinh Thế, lấy ngày Đông chí, nửa giờ Tý làm giờ Thiên khai, tự đó lấy đến Khôn, trừ 4 quẻ chính Càn Khôn Khảm Ly, lấy 60 quẻ làm 1 Nguyên, trải 12 Hội. Lại lấy 1 quẻ biến 6 quẻ, 60 quẻ biến 360 quẻ trải 360 Vận. Lại lấy 360 x 6 hào biến thành 2160 quẻ, mỗi quẻ thẳng tới hai đời trải 4320 đời. Lại lấy 2160 x 6 hào biến thành 12960 quẻ, mỗi quẻ thẳng tới 10 năm trải 129600 năm. Lại khởi Vận quái, lần lượt suy thuận làm quẻ trực niên, mở Vật ở Dần đóng Vật ở Tuất, mà trên suy đời đã qua, dưới ngược đời tương lai, chẳng gì là chẳng rõ ràng như trên bàn tay, trăm đời đức Thánh có thể biết được nghĩa ấy. Lại lấy 4 quẻ Càn-Đoài-Ly-Chấn làm mặt Trời, mặt Trăng, các vì Sao làm âm dương thái thiếu của thời (tức là Thái âm, Thái dương, Thiếu âm, Thiếu dương). 4 quẻ Khôn-Cấn-Khảm-Tốn trước làm thủy-hỏa-thổ-thạch, sau làm cương-nhu-thái-thiếu của đất. Thanh sướng lên ở trên Trời, âm họa lại ở dưới Đất, được gọi là xem Vật, mà âm dương tiêu trưởng của trời đất, biến hóa sinh thành của Người và Vật, bên trong là then máy của thân-tâmtính-mệnh, bên ngoài là kinh tế về tu-tế-trị-bình, lớn rất mực là việc trị loạn hưng suy của các bậc Hoàng-Đế-Vương-Bá, nhỏ thì đến cỏ, cây, cá, sâu bọ sinh ra, khô đi tươi tốt rụng đi đều không thể vượt qua phép này. Trình Tử suy tôn Thiệu Tử có cái học trong Thánh ngoài Vương. Lưu Đẩn thuật được Hoàng Việt Châu chú thích, diễn làm Tự ngôn, trong thiên dẫn lời của Chúc thị Bật và Chu Ẩn Lão, lời nào cũng tinh diệu rất mực phát minh cho nhau, trọng về lý mà tin dùng về số. Trong thiên suy ngôi vua nhà Hán dài ngắn với đồ thanh âm sướng họa, sau cử lên một chữ “thiếu” để phát mimh cái phàm tục như thế là lý vậy mà nói việc đều ngụ ý ở trong, tiếc chưa tuyên bố rõ ý niệm về sự bí mật của Trời Đất cố nhiên không muốn tiết lậu ra khiến cho kẻ hậu tiến được nhìn cửa mà lao bước tới. Khi tôi còn búi tóc đi học, đã được nghe danh tiếng sách

Hoàng Cực, khổ nỗi không tiền mua mà đọc, đến năm Mậu Ngọ mới được thấy bản sao, phủ phục mà đọc, tìm tòi ý nghĩa sâu xa, vì rộng mênh mang không thể được trong muôn một vậy, rồi thì đưa gấp vào bản khắc in, bấy giờ là mùa Thu năm Kỷ Mùi, mà tôi tuổi đã tới 60 rồi. Xưa còn nhỏ mà tập, cố sức học vài chục năm, hoặc vị tất chẳng được gì, tiếc lắm thay. Nay thuật lại nghĩa ấy, lấy Càn Khôn làm Đại phụ mẫu từ hữu sang tả, trở lại lấy quẻ Phục Cấu làm Tiểu phụ mẫu từ tả sang hữu chuyển đi cũng chỉ nắm lấy cái cốt yếu lớn mà đến chỗ sở tại tinh vi, chẳng dám phỏng đoán là lời nói vậy.

QUYỂN 3 Lấy Vận kinh Thế đã đủ, lấy Hội kinh Vận ở trước đã bầy rõ ràng. Lại chia Niên quái ở 6 Giáp, thay đổi vòng khắp ở dưới, cất lệ để thấy, chia thẳng để dùng tế nhị vậy. Bầy 1 Hội thâu tóm 5 quẻ, mỗi quẻ đều 6 hào chia làm 6 Vận lấy làm Kinh, thông 5 quẻ có 30 Vận. Tiếp tục, 1 Vận nhỏ chia theo 6 quẻ, đều theo hào ở 6 quẻ biến, làm 1 hào quản 10 năm, 30 năm làm 1 Thế, 3 mà 2 đấy, thì 60 năm làm Thế ấy, 2 lần khắp 1 Kỷ 6 Giáp, 3 Giáp trước gồm Giáp Tý, Giáp Tuất, Giáp Thân, 3 tuần Giáp này chia trước, 3 tuần Giáp Ngọ, Giáp Thìn, Giáp Dần, làm 3 Giáp chia sau, 3 Giáp trước và sau, mỗi 1 Giáp tương đương với 1 hào thẳng quẻ đến 10 năm. Lấy Giáp Tý-Giáp Ngọ làm đầu của 1 Thế, Quý Tị-Quý Hợi làm cuối hết của Thế, 1 Vận 6 quẻ thâu tóm 12 Thế, ứng với 6 hào là 60 năm, vòng Trời đi 360 làm 1 Vận số, cho nên Vận lấy Thế làm Vỹ (dọc), Thế lấy Vận làm Kinh (ngang). Lấy Vận Kinh Thế, quẻ của Thế thâu tóm quẻ của Vận mà năm làm Thế dọc (vỹ), quẻ của năm lại thông suốt trong quẻ của Thế vậy. Theo quẻ của Thế nhất nhất suy đấy, thì quẻ của Năm theo có thể biết hết vậy. Lấy đó mà cân Nguyệt Nhật thì chia thẳng dùng quẻ, cũng không có gì khác vậy. Điều cốt yếu lớn, 1-6 làm Kinh (ngang), 6-6 làm vỹ (dọc), 6 gồm 3 tài mà lại 2 đấy, 6-6 thì gồm sách số của Càn-Khôn mà bằng đấy, theo xét vậy, 1 Vỹ về Kinh, Kinh về Đạo. Lấy Vận kinh Thế dùng 1, Thiên quan Vận thứ 27 Kinh Nguyên dùng Giáp 1, Kinh Hội dùng Tị 6 Kinh Vận dùng Quý 180 Kinh Thế dùng Tý 2147 Kinh Thế dùng Ngọ 2155 Kinh Thế dùng Mùi 2156 Kinh Thế dùng Thân 2157

Kinh Thế dùng Dậu 2158 Kinh Thế dùng Tuất 2159 Kinh Thế dùng Hợi 2160 Đây bàn về Hội Tị, Vận thứ 30, thẳng quẻ Quải đến quẻ Càn, gồm có 12 Thế, theo quẻ của Thế chia ra quẻ Càn hào sơ biến Cấu, hào 2 biến Đồng nhân, hào 3 biến Lý, hào 4 biến Tiếu súc, thì từ đây khởi Tiểu súc đến Giáp Ngọ, thời vừa ở Càn trước 3 hào quẻ theo thẳng kể 180 năm gồm cả gốc quẻ Tiểu súc trước 3 quẻ theo thẳng kể 30 năm, đều lược đó không rõ làm hàng, đời Đường Ngu trở về trước hoang xa không chép, kinh Thế quan Vật xem 1 Trời Đất mà về xem ở Người, Người tất theo Thế (đời) giữ Vật sáng đủ trị loạn hưng suy, có dấu vết mà có thể thấy để chia mà xem. Cho nên bắt đầu ở Tiểu súc Giáp ngọ, vì đương đạo của Càn bèn Cách mà văn đức tất rõ ràng chiếu sáng ở ngay trong Kinh Thư trị xét vậy, đầu Dịch là Càn, đầu Kinh Thư là Nghiêu, Thiệu ta theo Càn, chí ấy nên suy từ hào 4 quẻ Càn biến ra Tiểu súc, chia biến làm Vận nhỏ dùng Tiểu súc hào sơ biến Tốn, hào 2 biến Gia nhân, hào 3 biến Trung phu, mỗi quẻ đều quản 10 năm, thì Giáp Ngọ 30 năm thẳng quẻ Càn, Giáp Thìn 30 năm thẳng quẻ Đại súc, đó là chia Thế quái trong dùng 1 lại chia Càn dùng Tiểu súc, lại Tiểu súc dùng Càn mỗi 10 năm thẳng 1 hào, 6 lần 6 hào vị thứ lần khắp, 6 Giáp đó vậy. Đồ của năm Giáp Thìn đời Nghiêu chia thẳng quẻ Tùy, đó là theo quẻ Tiểu súc chia quẻ Càn hào 4, lần lượt 60 quẻ, thứ đang đến (tri lai) cầu đấy, tức là được theo thẳng Năm làm quẻ gì, như Giáp Tý quẻ Tiểu súc, Ất Sửu quẻ Đại tráng, thuận thứ tự tính, đến Giáp Tuất quẻ Cổ, Giáp Thân quẻ Hàm, Giáp Ngọ quẻ Dự, Giáp Thìn quẻ Tùy vậy. Giáp Dần đến Quý Hợi tích Tốn đến Nhu, bèn cuối cùng Tiểu súc 60 năm, quẻ theo trực chia xem theo ứng, nên có “tiết tuyên” trong khoảng Trời-Người ấy. Do đó, chia Càn dùng 5 Giáp Tý khởi Đại hữu, chí Càn dùng thượng Giáp Tý khởi Quải, hàng năm theo thứ tự đi 6 Giáp, ứng với từ Nghiêu đến Thuấn, Vũ chựu mệnh ăn theo quẻ trực niên nhất nhất khá tìm. Khi xem ở dĩ vãng, khá lệ việc tới nay, cất 1 góc lên, khá biết trăm biến, Thiệu ta ước lược thấy ở đồ, theo bảo ở sau cho kẻ đọc điều cốt yếu vậy. Tuy vậy ông Trương tử hỏi 10 Thế có thể biết được không ? Đức Phu tử bảo lần lượt lấy Hạ, Ân, Chu cái lẽ cùng nhân chẳng biến, cùng Tổn-Ích thông biến, việc dùng nên cho dân chúng, vì chứng cứ theo lý mà chẳng phải suy ở số vậy. Tuy số ở đó khá có kẻ cứu cũng còn nói đại khái vậy. Lại xét vua Nghiêu được “số trung”, giữ đạo “trung” làm phép muôn đời, khi trao cho cử 4 tháng Trọng, 2 ngày Chí, 2 ngày Phân, đều căn cứ lấy theo “trung” để định niên quái, gây dựng ngôi ở Bình dương từ quẻ Tùy đến Cách, trị trải thì sáng sủa, thử như kính trao việc sửa sang công nghệ dấy lên mọi việc thành vậy, như thế thì nói Hoàng cực đại trung. Ở dùng lý lẽ lịch luật, phép lại càng rõ ràng chủ mật vậy. Chu thị Ẩn nói rằng: Thần ấy là Trời Trăng theo hợp chia độ vòng trời 12 thứ vậy, 28 vị tú thứ tự mà ở. Thần chia làm 4 thì mỗi đoạn là 3, Mộc Hỏa Kim Thủy đều có 2, mà mình Thổ có 4 tự theo làm nói đấy vậy. Tự chia làm 4, thì mỗi đoạn có 7 sao, năm hành đều có 2 cùng mặt Trời mặt Trăng một mình đều theo 1 tự theo ở nói đấy vậy. Lấy Sao (tinh) để nói, Kim Thủy thời có trước mặt Trời mà mọc, sau mặt Trời mà lặn đó vậy, song sao Kim Thủy thường gần mặt Trời mà đi. Sao Mộc Hỏa thế thời có 12 năm một vòng, 2 năm một vòng, 28 mà bắt đầu một vòng. Gần mặt Trời thường nhanh, xa mặt Trời thường chậm, cách mặt Trời càng xa thì lại có cái thế hết thường lưu lại. Tùy theo đến, đều lấy theo biến để cầu, có thể nhanh hoặc chậm cùng giữa nhanh chậm đều khá được mà khảo cứu, lấy mặt Trăng mà nói thì xanh, đỏ, trắng, đen theo Đạo đều 2, cùng với Hoàng đạo mà 9, 9 mà 8 đấy làm 72 đạo, tùy theo chỗ đến, lấy theo mỗi biến cầu đấy, thời hoặc nghiêng hoặc ngay thẳng, cùng giữa sự tà chính, đều theo đó để khảo cứu. Lấy mặt Trời mà nói

thì Đông-Tây-Nam-Bắc, theo đạo đều khác, cùng với xích đạo cùng giao, giao mà biến làm 2, đến 2 phần, tùy nơi chỗ đến, mỗi nơi chỗ đến lấy theo biến để cầu, hoặc dài lâu hay ngắn, cùng giữa dài ngắn, đều theo đó mà khảo cứu. Theo nơi chỗ Tứ trải phương theo đi, dẫn mối ở ban đầu, cất chính ở giữa, về lại ở sau, mà 4 mùa thành vậy, đó là việc theo lấy dấy lên. Lịch pháp thời Nghiêu, không hẳn còn đến nay, mà cái lý chưa thường chẳng còn. Ngoại thiên, Thiệu ta đã nói rõ, cho nên ở đây chỉ nói qua mà thôi. Ta xem Tam Hoàng mà ngâm rằng: Càn Khôn to lớn từ ta tuyên ta; Ngoài Càn Khôn còn nói gì nữa; Ban đầu chia đạo lớn chẳng phải đạo thường; Đầu có Tiên thiên cuối có Hậu thiên; Làm phép vi diệu Khí xem thấy dấu vết; Thu cộng rất lâu dài chẳng biết năm nào; Nếu khiến người trên đời bàn cộng nghiệp; Liệu được lại không có người ở trước. Ta xem Ngũ Đế mà ngâm rằng: Tiến lui chựu xem thiên hạ nhường cho nhau; Tỏ nói năng gì dường như vẻ ung dung; Nơi áo xiêm rủ xuống thời uy nghi thịnh; Theo sửa ngọc lụa ý tứ cung kính; Mọi vật hết thẩy noi theo chí lý; Người người tự xin lập công lạ; Bấy giờ tỏ sao được như thế; Chỉ bởi tiếng tăm giống như giữa mặt Trời. Trang thị Hành Thành bảo: Niên quái từ đời Nghiêu năm Giáp Thìn khởi quẻ Thăng, Mông, Cổ, Tỉnh, nhưng Chúc Thị thì so bì hết sức cho là không phải, bảo là Thế quái làm Thủy Hỏa Ký tế hào 5-6, hợp với Sơn Hỏa Bí hào Sơ hào 2 làm Thiên Hỏa Đồng nhân, Lôi Hỏa Phong, Sơn Trạch Tổn, Sơn Địa Bác, 4 quẻ biến niên quái được Hỏa Thiên Đại Hữu, lấy Ký tế hợp Đại hữu, ở đồ Ký tế làm Vị tế, Tấn hợp quẻ làm … quái, hay lấy chứng nhân chính, có thể lấy vương vậy, theo vạn vật như thế lại nói: thế quái thì vua Nghiêu, ban đầu biến Đồng nhân, theo bảo rằng cùng với người mà không có ta, cho nên lấy Đồng nhân tương đương với quẻ Thái vậy. Xét Trương thị Hành Thành trở xuống theo bàn đến thấy ở đồ hậu thuyết trung phụ lục lại sẽ đính.

Lấy Vận kinh Thế dùng 2, Thiên quan vận thứ 28 Kinh Thế dùng Giáp 1, kinh dùng Hội Ngọ 7 Kinh Vận dùng Giáp 181, Kinh Thế dùng Tý 2161, kinh Thế dùng Sửu 2162 Kinh Thế dùng Dần 2163, kinh Thế dùng Mão 2164 Kinh Thế dùng Thìn 2165, kinh Thế dùng Tị 2166 Kinh Thế dùng Ngọ 2167, kinh Thế dùng Mùi 2168 Kinh Thế dùng Thân 2169, kinh Thế dùng Dậu 2170 Kinh Thế dùng Tuất 2171, kinh Thế dùng Hợi 2172 Đây là Hội ngọ Vận thứ 1, thẳng Cấu đến Càn là 12 Thế, khởi từ vua Hạ Vũ năm thứ 8 Giáp Tý quẻ Cấu, đến vua Hạ Khổng Giáp năm thứ 12 Quý Hợi quẻ Đại hữu, gồm 360 năm. Niên quái từ quẻ Cấu, lần lượt thứ tự tính thuận số thẳng 6 vòng 6 Giáp, như theo thứ tự rằng: việc ứng thì

theo Vận, chia Thế theo Thế, chia năm Đại quái Tiểu quái đều có theo, chủ ở thâu tóm mà xem, chuyển quẩn lạc đấy, kẻ đọc không nên câu nệ. Thiệu ta xem Tam Vương ngâm rằng: Một mẳnh Trung nguyên hơn vạn dặm; Không phải người đủ đức theo ở nhà Hạ; Nhà Thương chỉnh sóc hay còn rộng ra; Vua Thang, Vũ giáo mác chưa tiện dong duổi; Trạch Hỏa có tiếng mới chựu Cách; Thủy Thiên không ứng chẳng thành Nhu; Biết rõ nhân-nghĩa làm lòng ấy; Không chựu là thiếu Trượng phu ở nhân gian.

Lấy Vận kinh Thế dùng 3, Thiên quan vật thứ 29 Kinh Nguyên chọn dùng Giáp 1, dùng kinh Hội Ngọ thứ 7 Kinh Vận dùng Ất 182. Kinh Thế Tý 2173, Thế Sửu 2174, Thế Dần 2175, Thế Mão 2176, Thế Thìn 2167, Thế Tị 2178, Thế Ngọ 2179, Thế Mùi 2180, Thế Thân 2181, Thế Dậu 2182, Thế Tuất 2183, kinh Thế Hợi 2184. Đây là Hội Ngọ, Vận thứ 2, thẳng quẻ Cấu đến quẻ Độn gồm có 12 Thế, khởi từ vua Hạ Khổng Giáp năm thứ 12, năm Giáp Tý quẻ Độn đến Đồng nhân, đến mãi đời vua Tổ Tân năm thứ 9, năm Quý Hợi, trải Giáp Tý 6 Kỷ 360, trong thời gian này thì trị, loạn, hưng, vong đều dùng theo Thế quái để chia niên quái dùng thẳng, đại khái đều theo phép trước để mà tìm.

Lấy Vận kinh Thế dùng 4, Thiên quan vật thứ 30. Kinh Nguyên dùng Giáp 1, dùng kinh Hội Ngọ thứ 7 Kinh Vận dùng Bính 183. Kinh Thế dùng Tý 2185, dùng Sửu 2186, dùng Dần 2187, dùng Mão 2188 dùng Thìn 2189, dùng Tị 2190, dùng Ngọ 2191, dùng Mùi 2192, dùng Thân 2193, dùng Dậu 2194, dùng Tuất 2195, kinh Thế dùng Hợi 2196. Đây là Hội Ngọ, Vận thứ 3, thẳng quẻ Cấu đến quẻ Tụng gồm có 12 Thế vậy. Khởi từ vua Tổ Tân nhà Thương năm thứ 10, từ quẻ Tụng đến Lý, đến mãi Văn Vương nhà Chu chựu mệnh làm Tây bá, quẻ năm Quý Hợi vẫn thẳng quẻ Tụng, gồm 360 năm, trong thời gian này khảo xét mà xem có rất nhiều nghiệm ứng, như Văn Vương niên quái thẳng Cổ, bị tù ở Dữu lý, đến quẻ Tụng thời cho dùng cung tên chuyên việc đánh dẹp, vị tất chẳng phải Đai lớn chựu mặc ở Tây bá, mà suốt buổi 3 lần cởi áo, ứng vào việc đánh nước Sùng vậy. Quẻ Minh di, Tụng theo lời Thoán mà rằng Văn Vương làm đấy. Có kẻ vảo rằng: Dịch như mặt Trời, mặt Trăng ở trên Trời, sáng ứng ở dưới Đất, xem theo đối sáng, không có gì mà chẳng hợp vậy.

Lấy Vận kinh Thế dùng 5, Thiên quan vật thứ 31 Lấy Nguyên dùng Giáp 1, dùng kinh Hội Ngọ thứ 7 Kinh Vận dùng Đinh 184. Kinh Thế dùng Tý 2197, dùng Sửu 2198, dùng Dần 2199, dùng Mão 2200, dùng Thìn 2201, dùng Tị 2202, dùng Ngọ 2203, dùng Mùi 2204, dùng Thân 2205, dùng Dậu 2206, dùng Tuất 2207, kinh Thế dùng Hợi 2208. Đây là Hội Ngọ, Vận thứ 4, thẳng quẻ Cấu đến quẻ thuần Tốn gồm có 12 Thế vậy. Khởi từ Chu Văn Vương Giáp Tý quẻ Tiểu súc đến đời U Vương năm thứ 4 Quý Hợi quẻ Tốn là 360 năm, việc trong thời gian này có thể kê cứu theo càng dễ chứng thực, đó là Tiểu súc, mây dầy đặc mà không mưa từ Tây giao ta, cùng với quẻ Đại quá, ông già, kẻ sỹ, vợ qua lấy lời cùng giống nhau, như Văn Vương thờ vua Trụ nhà Ân, vua U Vương yêu nàng Bao Tự vậy, những việc khác có thể đại khái vậy.

Lấy Vận kinh hế dùng 6, Thiên quan vật thứ 32 Lấy Nguyên Giáp 1, kinh Hội Ngọ 7 Kinh Vận dùng Mậu 185 Kinh Thế dùng Tý 2209, dùng Sửu 2210, dùng Dần 2211, dùng Mão 2212, dùng Thìn 2213, dùng Tị 2214, dùng Ngọ 2215, dùg Mùi 2216, dùng Thân 2217, dùng Dậu 2218, dùng Tuất 2219, kinh Thế dùng Hợi 2220. Đây là Hội Ngọ, Vận thứ 5, thẳng quẻ Cấu đến quẻ Đỉnh gồm có 12 Thế vậy. Khởi từ Chu U Vương năm thứ 5 Giáp Tý đến Chu Uy Liệt Vương năm thứ 8 Quý Hợi quẻ Đỉnh gồm 360 năm. Trong thời gian này, bậc Vương giáng xuống bậc Bá. Xét Cấu hào 5 biến Đỉnh là Trời đất cùng gặp, cương gặp hào trung chính, vậy còn Càn hào 5 làm thành Vật thấy cùng Tượng mà Đỉnh Nguyên cát, hanh, hưởng đức Thượng đế nuôi Thánh hiền để lấy ngôi ngưng mệnh là khá vậy. Từ Đỉnh mà đến Cổ, cương trên nhu dưới, khắp vòng Trời đi trước Giáp sau Giáp, quẻ trọn thì có ban đầu, nên có việc làm chấn hưng lòng dân, nuôi đức ở Thời ấy. Sao bậc vương giả không thấy dấy lên, chỉ thấy Ngũ bá ganh đua dài mà đương đấy. Lúc bấy giờ đức Khổng tử là Tổ Vương sinh năm Canh Tuất đời Chu Linh Vương, ứng quẻ Ích thẳng đến Cấn, đến Đỉnh, đến Cổ, niên quái năm sinh lại thẳng Lý 1 thân mình, đủ đạo Hoàng, đức Đế, công Vương, mà lại Tỉnh nên sức lực Bá, mà tiến lui công hay tội đây. Cho nên đời Xuân Thu dẫu có chép nhiều việc Bá, thẳng đấy Cổ mà phản dùng trị, mà làm Tam tài Đỉnh cao trót muôn Vật, nhà đều văn võ. Thiệu ta xem Ngũ bá ngâm rằng: Ý riêng biết tôn danh, danh càng thiếu; Người người đều chạy mệnh chẳng xiết nhọc; Dàn gươm giáo sinh hoạt trong rừng; Đạo công của cải lại vào trong bụng; Dẫu thời còn hưởng sống hay yêu lễ; Nài sao Phượng hót chưa về chầu; Nhà Đông Chu trong hơn 500 năm; Than tiếc thời ấy một ông Trọng Ny! Thiệu ta lại ngâm Trọng Ny rằng: Trọng Ny sinh

ở Lỗ trước ta; Cách đời Thánh hơn 1 ngàn 500 năm; Nay nay ai hay biết còn đạo ấy; Bấy giờ người ta tự ví với Trời; Hoàng, Vương, Đế, Bá làm chủ Trung nguyên; Cha con, vua tôi quyền muôn đời; Sông Hà không ra đồ ta thôi vậy; Ý tứ sửa kinh há thôi sao ?

Lấy Vận kinh Thế dùng 7, Thiên quan vật thứ 33 Kinh Nguyên Giáp 1, kinh Hội Ngọ 7 Kinh Vận dùng Kỷ 186 Kinh Thế Tý 2221, Thế Sửu 2222, Thế Dần 2223, Thế Mão 2224, Thế Thìn 2225, Thế Tị 2226, Thế Ngọ 2227, Thế Mùi 2228, Thế Thân 2229, Thế Dậu 2230, Thế Tuất 2231, Thế Hợi 2232. Đây là Hội Ngọ, Vận thứ 6, thẳng quẻ Cấu đến quẻ Đại quá, gồm có 12 Thế. Khởi từ Chu Uy Liệt Vương năm thứ 9 Giáp Tý quẻ Quải đến Hán Tuyên Đế năm thứ 6 Quý Hợi quẻ Quải gồm 360 năm. Chu bị Tần giết, Tần bị Sở diệt, Sở bị Hán giết, ứng cung Gióc mà không khỏi trước sau bị suy yểu, cái hung lên quá cao, thường luôn thấy như vậy. Tần bạo mà giệt Chu nhân, Hán nhân mà giệt Sở bạo, đương chia sự kéo dài và rút ngắn, theo đó mà biết. Nói rằng: Tần giết Bá vào Dịch, Hán bá gần được là Vương. Phu Chúc thị Bí nói: Dương Hùng lấy 3 thống lịch, nghĩ Mạnh Hỷ làm ra Thái nguyên đều biết ngôi vua của nước ở pháp ngôn cuối rằng: Hán dấy 210 năm, mà Tiên thiên thời ấy biết nhà Tần không thể làm mất Hán, còn có số Hậu thiên Quang Vũ dựng lại hơn 200. Lấy số mà xét, Hán Cao Tổ lấy từ Thìn 2225 đến Ngọ 2227, mà vào cửa quan qua Giáp Ngọ vào Thìn đến Mùi 2228 mà làm Vương ở Quan trung, Thế quái được Vận dùng Thế, dùng Nguyên, dùng Thế Ký tế hào 9-5 lấy quẻ Ký tế xét đấy số 12597 ức 1200 vạn không có số nhân, lấy Hội chia ra 13 ức 9978 vạn trừ đi được 900, ôi âm dương hợp nhau mà thành vật, chiết 900 mà nửa đấy được 450, đó là Hán được hưng ngôi Vua. Ở trong trừ Nhuận mỗi 19 mà trừ 1, giảm đi 34 năm, tức là số năm của hai nhà Hán là 426 năm vậy. Thiệu ta xem 7 nước ngâm rằng: Đương lúc đường cùng, chuộng dọc ngang; Vốn không nghe lời nói nhân nghĩa; Khương bảo phá Tề còn tức Mặc; Hay thắng Hàn Triệu hết Tràng bình; Buổi sớm còn thấy chưa làm quái; Ngày Trăng giết người sao đủ sợ; Tô Tần Trương Nghi múa 3 tấc lưỡi; Chẹn họng cái thế không cầu sống. Xem nhà Doanh Chính ngâm rằng: Oanh oanh 7 nước chính chen 1 mưu; Lợi hại cùng mài chưa bèn thôi; Số đến một lòng mạnh địch; Như bốn biển máu trôi ngang; Ba ngàn khách đương thành giấc mơ; Trăm hai núi công lại biến đổi; Chớ nói bãi hầu hay để giữ; Triệu Cao vốn không phải để phong hầu. Đây là Hội Ngọ, Vận thứ 7, thấy Đại qúa đến Quải gồm 12 Thế vậy. Khởi từ Hán Tuyên Đế năm thứ 17 Giáp Tý quẻ Quải đến quẻ Đại quá năm Tấn Huệ Đế năm thứ 14 Quý Hợi gồm 360 năm. Trong thời gian này, Tây Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán, Tào Man cướp ngôi nhà Đông Hán, Tư Mã Chiêu lại cướp ngôi nhà Ngụy, giặc làm loạn (loạn tặc) nối tiếp gét nhau đều ứng vào quẻ bói “có quân không hiệu lệnh, duy gốc ngọn đã yếu, nóc nhà suy yếu, mất việc giúp đỡ, quên kính sợ đến thương xót, bèn kịp đến hung”. Xét đấy, thời Mãng, Thác, Chiêu, Viêm, cũng đều như cành khô nở hoa, sao có thể lâu dài được. Ở ngôi vua nhà Hán trước sau hai lần dấy lên, còn kéo dài yên một mình ở Tây Thục, sau chót làm chính thống, thời Tiêu Vương lại dựng lên ở Đời giữa, mà nhờ dùng cỏ tranh trắng, lại có tài vương tá từ nơi nhà tranh ra vậy, thứ đến quá

niên nhất nhá khá tường. Thiệu ta xem 2 nhà Hán ngâm rằng: Nhà Tần phá non sông chiến trường cũ; Có hẹn đâu dân lại thấy làm ruộng trồng dâu; Chín ngàn lại đâm mở mang bờ cõi; Hơn bốn trăm năm sưng hiệu Đế vương; Bóc mắt đã gặp Mãng và Đổng Trác; Sửa sang chín không nghĩ đến vua Cao Quang; Bấy giờ vạn vật thịnh như thế; Thành lại bởi đâu từ ao cạn; Thiệu ta xem Tam quốc ngâm rằng: Ầm ầm chân vạc dậy tiếng sấm; Xướng to chỗ tìm được tung tích; Nhạc một phương tình chưa nổi tiếng; Đao cung muôn dặm sức khó dùng; Bàn việc bình ở Long Thạch thà không ý; Ngựa uống nước sông Hà có lòng sông vậy; Tuy rằng thời Trời cũng việc người; Ai biết ngoài việc lo mất vàng. Thiệu ta xem Tây Tốn ngâm rằng: Tiếp được bình trị hãy còn lo; Yên mà quên lo chẳng phải hay; Tài ngoài nhà nói mát nhã nhặn; Chim muông ấy việc cách phong lưu; Có dao khó mổ bụng Công Sứ; Không cấy sao được đầu nguyên Hải; Một câu vạ ở đình Tịch dương; Lộn cửa Đông kêu sóng và vũ; Theo bảo Công sứ là Giả sung; Tên tự Nguyên Hải là Lưu Uyên đó.

Lấy Vận kinh Thế dùng 8, Thiên quan vật 34, Kinh Nguyên Giáp 1, dùng Hội Ngọ 7, Kinh Vận dùng Canh 187 Kinh Thế Tý 2233, Thế Sửu 2234, Thế Dần 2235, Thế Mão 2236, Thế Thìn 2237, Thế Tị 2238, Thế Ngọ 2239, Thế Mùi 2240, Thế Thân 2241, Thế Dậu 2242, Thế Tuất 2243, Thế Hợi 2244. Đây là Hội Ngọ, Vận thứ 8, thẳng quẻ Đại quá đến quẻ Hàm gồm có 12 Thế vậy. Khởi từ vua Tấn Huệ năm thứ 15 Giáp Tý quẻ Hàm đến Cách vua Đường Cao Tông năm thứ 14 Quý Hợi quẻ Độn trung trải 360 năm, Tấn, Tề, Lương, Trần mà thống nhất ở Tùy lấy nhường ngôi nhà Đường, phương Bắc 6 rợ Hồ, Đông Tây hai nhà Ngụy, không để các nước tiến hiệu vua, cùng cái thang ở cành khô, cùng với hoa toàn nở toàn tàn rụng ở cơn gió Thu. Trong khoảng Đoài Tốn, gốc ngọn đều yếu, đường Càn không kéo dài, theo Thế (đời) chia Hàm Cách, bụng chân không nơi ở, cướp giết cùng úp nhau, đổi biến không thường, họ hiểu sợ đổi nhà cùng coi bỏ mà con giết cha, nhà hưởng bầy rồng mà em giết anh. Hàm phản lại Lý không ? Cách nghiêm mệnh Đỉnh, hối hận không hay quên, lỗi này lớn vậy. Kẻ thức giả bấy giờ thông xem thường biến ở Trời-Người, xiết bao cảm khái vậy. Thứ đến niên quái từ Tấn đến Đường, Thiệu ta xem 16 nước ngâm rằng: Khắp dưới Trời gọi: hoàn khu ; Đại Vũ đã từng trị nước lụt ; Áo đến lúc rách, rận lớn nhỏ ; Quả dưa khô nứt nhiều bọ sâu ; Tờ sắc rằng không nhờ giặc bỏ ; Cửa đón vội rợ Hồ loạn dân ; Hy Phụ có nói chỗ để ý ; Bấy giờ chỉ thiếu Quản di Ngô. Thiệu ta xem Nam Bắc triều ngâm rằng: Đương khi thiên hạ chia Nam Bắc ; Cứ đi sinh sao thường dứt đi về ; Chỉ bậc Bá giữ điển phép tắc ; Tiêu Khang vẫn đeo hôi tanh cũ ; Tiếng tốt Lạc dương khen Thôi Hạc ; Tài lạ Giang Biểu phục Tạ An ; Hai trăm bốn năm cùng cương ngựa ; Đừng đem gì Lễ thưởng việc làm. Lại xem triều Tùy ngâm rằng: Trước tính ngày giờ đã không hay; Tiếp nối với nhau giết hại sau ; Sâu bọ nhân dân tham đất cát ; Bùn cát vàng lụa đẹp Cơ Khương ; Sánh đất ý tứ phục nơi hoang ; Đi thuyền biện Hoài Châu cùng Vị lương ; Ba mươi năm thẳng quét đất ; Không thế thiên hạ đến nhà Đường. Chu thị Ẩn lão nói: Hoàn Ôn lấy năm Bính Thìn khôi phục Lạc Dương, thời nên tự giữ, 1 năm trốn yên, 3 năm trí hướng mọi người hòa hợp nhau, rồi sau phấn khởi sức thừa thời phương Tây có thể bẻ gãy nhà Tần, phương Bắc có thể giật nước Yên, họ há có tài hơn người

vậy sao ? Tần chẳng qua có tướng mạnh, Yên chẳng qua có Kệ Dung, trong đều có tài, sống theo sở giúp không chính, không đủ để chính can thiệp ta. Từ Bính Thìn đến Mậu Ngọ đã 3 năm. Giáp Tý thời theo 3 năm lâu mà đến nỗi cướp vậy, ấy thời chưa từng nuôi dân, lòng dân chẳng bền vậy, chưa từng với kẻ sỹ, khí kẻ sỹ chẳng phấn chấn vậy, ai thực chủ đây. Lỗi ông Ôn vậy, năm Ất Sửu Lạc Dương bị hãm về nước Yên, lính của Trần Hựu có 3 ngàn, Trần Kính 1 ngàn, đến lúc người Yên đến bức bách thì Hựu ra 5 phần 6 mà trái đấy, còn 1 phần cùng với Kính vừa được 800 người, ấy không đủ để giữ Lạc dương, chỉ đủ để giết Kính, Kính chết thời kẻ trung dũng ở đất Lạc chết hết, thời núi Gò nguy, đó là lỗi của Ôn vậy. Năm Kỷ Tị đánh Yên không lợi, đổ tội cho Viên Chân, Chân lấy Thọ Xương vào ở Yên. Năm Tân Mùi bình được Thọ Xương, về làm sự phế lập, để hả cơn giận, có phải do người sao ? Phủ Kiên giệt Yên đánh Tấn, Tạ Ân thua lấy lại Lạc dương 15 năm, lại bị Diêu Hưng lấy mất. Tân Cung Tinh Hiến đắp thành cổ, giữ trải hơn trăm ngày, sức khuất thế cùng, về sau thấy được trước không lạy Hưng, sau không trái Tần, thoát tù mà trốn sau về nước, thời theo giữ ấy chưa phải người ấy vậy, vì Tần không có viện binh. Năm ấy Kệ Dung đức lấy Thanh Châu, đóng đô ở Quảng Cô Trúc lặng lấy Chu Dịch bói nói rằng Yên suy. Canh Tuất niên thời 1 Kỷ, thế thời kịp Tý mà Nam Yên truyền Siêu giết ở năm Kỷ Dậu cũng ngõ hầu biết trước. Song Lạc dương năm Bính Thìn lại bị hãm về Tấn, thời chưa có biết trước đó vậy. Sao vậy ? Cuối cùng Lưu Dụ bình Tràng an, về gấp để cướp ngôi, sai đứa trẻ con giữ, gồm cả Lạc dương đều mất về Rợ Dịch, tướng mạnh lính đinh đều bị mưu toan hết, bao năm mà bị bỏ đi 1 sớm, há chẳng thương vậy thay, nếu Dụ có lòng với Tấn, nhịn chút chẳng về trấn yên hết thẩy theo đạo chí hướng mọi người cùng hòa hợp nhau, thì người Tây Bắc sao hay kíp lấy được, vậy do 2 bề tôi bất trung nên Trung nguyên không khôi phục lại được. Do đó nói là do người vậy, không phải do Trời vậy, là lý vậy, không phải do số vậy.

Lấy Vận kinh Thế dùng 9, Thiên quan vật thứ 35 Kinh Nguyên Giáp 1, kinh Hội Ngọ 7 Kinh Vận dùng Tân 188 Kinh Thế Tý 2245, Thế Sửu 2246, Thế Dần 2247, Thế Mão 2248, Thế Thìn 2249, Thế Tị 2250, Thế Ngọ 2251, Thế Mùi 2252, Thế Thân 2253, Thế Dậu 2254, Thế Tuất 2255, Thế Hợi 2256. Đây là Hội Ngọ, Vận thứ 9, thẳng Đại quá đến Khốn, gồm có 12 Thế, khởi từ Đường Cao Tông Lân đức năm đầu Giáp Tý quẻ Khốn đến quẻ Đoài, đến Tống Nhân Tông Thiên thánh năm đầu Quý Hợi quẻ Tỉnh gồm 360 năm, nay đến Tống Thái Tổ Càn đức năm đầu Vị tế chỉ kịp 10 đời. Bậc Nho giả trước đã qua không dám bàn đời này vậy! Xét Đường đấy 40 năm thẳng quẻ Đoài, Đoài thiếu nữ làm thiếp, thứ tự giữ vàng mùa Thu. Đường Lý Mộc thu về mùa Thu, nhận vàng theo Cách con gái, vợ được mà lỗi cùng vợ già đẹp mà khó lâu dài, tin vậy, bèn lại nóc nhà theo Vy Nạo Trạch ủy cho vây cánh khi 1 khí Chấn khởi cơ đồ thịnh, lại về Linh Vũ Hà Bồ tát Kim cương, lính con gái gối nhờ trong thời gian quan hoạn lộng quyền, ngoài phiên cướp xe vua, cái hạn về con gái và tiểu nhân trọn đời Đường vậy, tức là trước sau lan khắp qua, hai lần mất, hai lần dấy lên, đấy bởi người trung hiếu, mất bởi hoạn quan và tỳ thiếp, dương không thắng âm, đại khái thấy vậy. Đến như Lương, Đường, Tần, Hán, Chu thay đổi nhau lấn ngôi vua. Kịp đến nhà Tống dấy lên, trời sinh bậc thánh nhân, từ đấy thiên hạ thái bình. Dịch sau cùng quẻ Vị tế, Thiên

tử biên niên quái mà thôi ở đây, há không có ý sao ? Trộm vì xem thêm ở sau, thì vua Tống Tổ mở nước, chính thẳng Tụng làm Sư mau tốt lúc ban đầu. Lý (lên) ngôi không phải dùng đến việc binh nhung, phàm vì: đếm gốc cây dâu bền chặt (tiên hệ đến bào tang), bản tấu thay đổi, Hoán Hán đến hào, đồ Vị tế Tổ dùng sau. Đến đời Thái Tông, Chân Tông, Nhân Tông, 3 vua 1 đức là bởi vận đương Khốn mà càng hưởng vậy. Như Vận thứ 10, Thế thứ 12, thẳng Đại quá đến Tỉnh, khởi từ Tống Nhân Tông niên hiệu Thiên thánh thứ 2 năm Giáp Tý quẻ Tỉnh đến Nhu, sau đến Minh Thái Tổ niên hiệu Hồng Võ năm thứ 16 Quý Hợi quẻ Đại súc, trong khoảng giữa Tống nguyên gồm cả kim niên quái, việc ứng bậc tiên hiền, chia rõ ràng chẳng phải kẻ hậu học theo hay lấy ý riêng mà tường tận, còn thì đại khái lấy phụ vào kinh Thế quan vật cho trọn vẹn, Thiệu tử ta xem Hữu Đường ngâm rằng: Trời sinh thần võ đặt trung ương, chẳng dễ hung thần đánh đuổi được; Đời Trinh nếu không gió giữ dội; Đời Khải sao khí ngùn ngụt lên; Ngồi cao mới thấy non sông mạnh; Vào hè mới biết ngày tháng dài, trong hai trăm năm hay thống nhất; Sự tuy thành đạo vầng sáng không. Xem Ngũ Đại ngâm rằng: Khi cuối đời Đường rường vua đổ; Sinh linh thiên hạ bị nhiễu nhương; Xã tắc yên nguy lệ quân lính; Triều đình khoanh tay phương phên dậu; Mùa đông sầu lạnh vốn không thoát; Tị Mùi niên sao nhỏ còn sáng; Năm hai năm dòng, họ đổi năm; Mới biết quét trừ đợi Chân Vương. Sinh thế Thiệu ngâm rằng: Hy Nghiêu Thuấn Vũ Thang Hoàn văn; Hoàng Đế Vương Bá vua tôi cha con; Đạo lý bốn bậc Tần gây hạn; Hán Đế hai nhà, lại chia ba; Đông Tây rối Nam Bắc bởi Ngũ hổ; Nhập tính cương kỷ Trời hầu cháy; Không có Đường Tống nước không còn; Ngàn đời luôn bởi người Trung nguyên. Thiệu làm Kinh Thế nhất nguyên ngâm rằng: Trời đất lồng chở mà cao quá; Trời Trăng đi lại không nghỉ ngơi; Tuế niên trên dưới khó lường số; Một nguyên nói lý còn dễ biết; Số đến quá vạn thật mơ hồ; Sách chép dấu vết một suốt đấy; Minh trải người làm để đời sau. Nguyên 12 có Hội, dùng quẻ Vận chia vậy, xem quẻ Thế, quẻ Thế chia vậy, xem niên quái, bèn niên quái 1 thẳng, trị loạn ứng khác nhau cớ sao vậy ? Chúc Thị bảo là: thẳng niên quái cùng là quẻ ứng khác nhau, là ở quẻ trực Vận, trực Thế thay đổi nhau 5 mà thành chương, không khá làm điển yếu vậy. Hơn nữa, niên Vận ứng Trời, quanh quẩn ở Người, như Tùy mở Thái là tốt vậy. Âm theo Dương thì tốt, Dương theo Âm thì hung, dưới ra lệnh trên thường theo không thể Thái, cố đến ở trên thì hung vậy. Âm cô Dương là hung, Dương cô Âm là cát. Con sửa lỗi cha, lỗi chẳng đến: Bĩ vậy. Bĩ mà đến dùng Tùy Thái, mà đến dùng Cổ, trên xem vận trời, đạo ở quanh Càn, Bắc mà đến Nam, Nam mà đến Bắc, dưới nghiệm khí đất, đạo ở chuyển Khôn. Đó là sự kỳ lạ về nghiệm ứng, cũng tự khó lường. Vua Hán Võ đánh hung Nô quẻ Phệ được cành khô nảy hoa, thua binh ứng niên quái ở quẻ Đại quá. Đặng Ngãi vào Thục mơ thấy ngồi trên núi có nước, ứng xe tù niên quái quẻ Kiển cùng Hàm chóng Hằng lâu. Nam Bắc triều Tùy thẳng quẻ Hàm, Hán Văn Đế, Minh Thái Tổ thẳng quẻ Hằng, văn Đế tên là Hằng, hóa nên đạo lâu dài, Thái Tổ dựng niên hiệu Đạo Minh, ứng vào quẻ Dịch: mặt Trời mặt Trăng được Trời mà hay chiếu lâu dài, các loại đó có phải ngẫu nhiên sao ? Nguyên kinh Hội cất Năm thấy Tháng. Hội kinh Vận cất Tháng thấy Ngày. Vận kinh Thế cất Ngày thấy Giờ. Năm 1, tháng 12, ngày 30, giờ cũng 12. Quy giờ đầu có 8 khắc, bèn dùng đắp đổi Thế tóm tắt tượng mà xem vậy. Đắp đổi Thế, tóm tắt tượng đều 4 quẻ chia 8 khắc, Kiêu thị Ứng Hoài nói rằng: 1 giờ định đúng 1 ngày, 30 giờ là 2 ngày rưỡi định 1 tháng, mỗi tháng ngày mồng 1 giờ Tý đến ngày mồng 3 giờ Tị là tháng Giêng, từ ngày mồng 3 giờ Ngọ đến mồng 5 giờ Hợi là tháng 2. Mỗi tháng lại định một năm, mà tháng đủ định 30 giờ đúng 1 tháng. Tháng thiếu có 29 giờ cũng đúng 1 tháng. Tháng đủ thì có 360 giờ, 12 theo 30. Tháng thiếu thì 1 tháng có 348 giờ, 12 theo 29. Dẫn mà cho là phải đấy, trong 1 Nguyên lớn (đủ) nhỏ (thiếu) đều không sai vậy.

Đem những điều kiện đó để tìm Nguyên-Hội-Vận-Thế, 12 cùng 30 lần lượt nhân lên, số đều cất lên. Rất nhỏ chẳng gì bằng sao, thì 30 Phân làm 360 Sao, 1 Sao thừa ra, thông qua Luật, Lữ, Thanh, Âm tính không kể Nhuận, thì từ đây trở lên đến ngày-tháng-năm đều 24 Nhuận, 24 Nhuận ấy là 360 số thừa Phân tích, sử dụng điều này bèn được phép Hỗ thể ước tượng, hay số Vận là số Ngày, số của Thế là số Thời (giờ). Cất giờ-ngày-tháng, tức là thông qua Giờ thì biết Thế, học giả tóm tắt tượng ấy mà nên vậy. Sách Chu Lễ chép 3 Kinh Dịch: nhà Hạ gọi là Liên Sơn, nhà Thương gọi là Quy Tàng, nhà Chu gộp mà dùng gọi là Chu Dịch. Trần Hy Di bảo rằng: vua Hy Hoàng mới vạch 3 hào thành quái, chồng lên làm 64 quẻ mỗi quẻ 6 hào, không lập ra văn tự, khiến người trong thiên hạ xem tượng mà đã có thể như tượng thì cát, hung ứng khi trái tượng Trời nên cái hung phản lại. Đời sau ứng quẻ, vạch không tỏ tường, đạo Dịch không truyền dùng, Thánh nhân bất đắc dĩ mà có lời nói “Từ”. Học giả bảo Dịch chỉ dùng thế, lại không biết có vạch vậy. Xét Liên Sơn có 8 vạn chữ, Quy Tàng có 4300 chữ, Liên sơn dùng 36 chước, Quy tàng dùng 45 chước, mà tên quẻ như Khôn là Thích, Khảm là Bạc, Chấn làm Ly, Nhu gọi là Nhục, , Vô vọng gọi là Vô, Tùy gọi là Cù, Bác gọi là Bộc, Hàm gọi là Khâm,…, hào từ như Đại hữu dùng Phệ hạp gặp Đại hữu dùng Càn nói rằng: cùng trở lại ở cha, kính như vua, sở truyền chú thích, sở dẫn như cù, hữu từ, hữu hồ. Kịp đến quân tử răn đi xe, tiểu nhân răn đi không; đều là 2 Dịch. Nay từng tên quẻ Chu Dịch, âm nghĩa phần nhiều gồm như nhau, song bàn về Chu Dịch thì Càn Khôn định trước, 6 con thứ tự sinh ra giao lẫn nhau mà thành 64 quẻ, trong đó đủ 384 hào, xem cát hung cốt ở “trung - chính”, hào 2-5 dưới trên giữa 2 thể, hào 3 -4 một quẻ giữa toàn thể. “Chính” thì vị dương hào dương, vị âm hào âm, trái thế không phải là “chính”, đó là điều cốt yếu lớn vậy. Thông quá nghiệm rằng: Bỉ Hy làm Dịch, Trọng-Mạnh đưa duy Kỷ hành, Chu Văn thêm thông tiết 8, ấy 8 chuyển thứ tự 384 hào để ràng buộc cài mối Vương mệnh, cho nên “chính” là theo gốc mà muôn vật tri lý, mất chỉ hào lý mà sai tới ngàn dặm. Trọng nói ở đây là 4 giữa (mạnh-trọng-quý) mệnh đức thời Chấn-Đoài-Khảm-Ly, “duy” ấy là 4 duy, kỷ hành thời Cấn-Tốn-Khôn-Càn. Tượng-từ-biếnchiêm, Chu Công nhân tựa của Văn Vương mà cả đủ, xét đồng ý chí, không ngoài “trung-chính” làm cốt yếu. Kinh lấy “trung-chính” mà làm biến, làm giao, tả hữu quanh hợp nhau. Chúc thị nói: Càn Khôn là Đại phụ mẫu, quẻ đều đi phía hữu theo Thái dương vậy. Phục-Cấu là Tiểu phụ mẫu quẻ đều đi phía tả, bắt chước theo 4 mùa vậy. Quẻ đi bên phía hữu, 1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8, 8 sinh 16, 16 sinh 32, 32 sinh 64, đến chỗ trở lại sinh 17 quẻ mà lại hội số vô cực, tức là Nguyên hết lại có lý Nguyên vậy. Quẻ đi cùng cực đấy tức là Nguyên hết. Quẻ đi phía tả, từ 1 đến 2, thứ tự cùng nhân nhau, tiếp nhau, vòng quanh không manh mối, là lý năm hết lại đổi năm khác vậy. Hai phía đó nghịch thuận đi khác nhau, số dùng sai đến vạn vạn mà cùng cực, Dương duỗi ra, Âm co lại. Thiệu ta bảo Nguyên có 2, theo thuyết mà tả hữu suy đấy, tả dương hữu âm, như Cấu hào 1 biến sinh thì Phục lại được 1 dương, biến hết thời đến quẻ Quy muội, trước sau gồm 22 dương, rồi đều được Ký tế mà trai có vợ. Bỏ 4 tượng 80 âm hợp thượng thể 48 dương làm thành 112, Đông chí trở về sau lẻ thuận, dương trước âm sau, thì âm lại theo dương vậy. Khôn 1 biến sinh Cấn, được 1 âm hết 6 biến thành Tiệm, trước sau 32 âm đều được Vị tế mà gái có chồng, gồm Cấn Khảm 4 con dương, hợp với thượng thể 48 âm làm Âm (tiếng) 152. Từ Hạ chí trở về sau là nghịch, âm trước dương sau, nên dương phải theo âm. Còn 1 mà 2 làm Quải, mà 4 làm Đại tráng (đồ tròn nghịch Càn 1, Quải 2, Đại hữu 3, Đại tráng 4, Tiểu súc 5,…) đến 64 là Cấu, đều trở lại theo cung. Mặt Trời cùng Trời hợp ở Quy muội-Tiệm rất thay nhau Ký tế-Vị tế, hay Thái-Bĩ rồi lại thay nhau Quy muội-Tiệm. Quẻ Dự giao Tiểu súc làm Thái, làm Ích, Lý, giao Dự làm Bĩ, làm Tốn, mọi…mất chữ…Tụng, Tấn, Minh di biến thành Thái, Bĩ, Ký tế, Vị tế; cùng Di, Trung phu, Đại quá, Tiểu quá biến làm Tổn, Ích, Hàm, Hằng; thế nay tượng quẻ mà giao biến

quanh hợp kỳ diệu khá tả hữu gặp gốc (biết suốt ý sâu kín) vậy. Chia Thượng kinh làm 18 cung, Hạ kinh làm 18 cung, hợp làm 36 cung. Kinh Dịch thì Thượng kinh có 30 quẻ, gồm 30 x 6 = 180 hào, số quẻ trùng Thượng kinh là 4, thêm số hào trùng 180 + 24 = 206 hào. Hạ kinh có 34 quẻ, gồm 34 x 6 = 204 hào . Số quẻ trùng Hạ kinh là 2, thêm cả 12 hào trùng là 204 + 12 = 216. Đây là đồ số 36 cung. Mỗi 1 quẻ gồm 2, cùng trở đi trở lại đối nhau, khu dùng lại làm 1 cung. Đường ngày của kỳ 1 năm gồm 12 tháng, mỗi tháng chia thành 6 hậu, mỗi hậu đều có 5 ngày, như vậy 1 năm có 72 hậu = 360 / 5, số 72 này tính đôi thẻ Càn dùng trùng là 36 x 2, tương đương với tính 3 lần quẻ Khôn dùng trùng 24 x 3 = 72 vậy. Số 36 cung này, 6 theo 6, 4 theo 9, 3 theo 12, 2 theo 18 đều về 36 cung. Theo Hán Dịch, ở kinh trên bầy 18 cung tương đương với 30 quẻ, trong đó phản dịch có 6, ở kinh dưới bầy 18 cung tương đương với 34 quẻ mà phản dịch là 16, bớt dịch ấy 2, gồm 12 dùng 16 làm 28 cung, gồm 2 dùng 6 làm 8 cung, gồm 8 cung dùng 28 cung làm 36 cung, diệu với kinh trên 30 phối kinh dưới 34, quẻ không bầy bằng, hào không đều bằng, mà trên dưới đều bằng đều 18 cung, thời lấy kinh dưới Trung phu, Tiểu quá bất dịch, dùng 2 quẻ dương kinh trên Di, Đại quá bất dịch, dùng 2 quẻ bất dịch phối kinh trên với Càn-Khôn-Khảm-Ly, dùng 4 quẻ bất dịch phối kinh dưới với Chấn-CấnTốn-Đoài, hỗ dịch dùng 4 quẻ. Cho nên quẻ không bầy bằng, hào không đều nhau mà gần đều vậy, theo nhiều ít làm đối nhau, hết thẩy đều hợp tự nhiên vậy. Vị tế 64 là số trùng quái, tính gồm cả 8 kinh quái tự nó ở khoảng quay về vần chuyển mà 72 số toàn vẹn vậy. Kinh chỉ 64 quẻ gồm 2 quẻ làm 1 cung, ứng chỉ 32 cung, lại thêm 4 vậy mà gồm 8 quẻ cùng bèn 36 cung. Xét trên dưới 2 kinh đều 3 khu, mỗi khu 12 quẻ có 72 hào. Càn khôn đầu khu thứ nhất, là Thái Bĩ đầu khu thứ 2, là Bác Phục đầu khu thứ 3, ba (3) theo 12 thì ở kinh trên 30 quẻ thực bao 6 quẻ ở trong phản đối trùng kiến, Hàm Hằng đầu khu thứ 4, Quải Cấu đầu khu thứ 5, Phong Lữ đầu khu thứ 6. Lại 3 theo 12 thì ở kinh dưới 34 quẻ thực bao 2 quẻ ở giữa phản đối trùng kiến, kinh trên ít hơn 4 quẻ mà quẻ sở bao lại nhiều hơn 4, kinh dưới nhiều hơn 4 quẻ mà quẻ sở bao ít hơn 4, cho nên đều 18 cung, đều 36 quẻ mà đến quân bình, thông mà nói theo phản Dịch 28 quẻ, 2 quẻ hợp 1 cung, bất dịch 8 quẻ, mỗi 1 quẻ chuyên 1 cung, chia nói chuyên danh của quẻ, 64 quẻ, 1 quẻ chỉ về 1 lần xem, hợp nói cung gồm lệ 36 cung thì 1 quẻ đều làm 2 lần xem, tuy không đổi chuyển cung, cũng đều làm 2 lần xem. Kinh trên 6 quẻ gồm 6 mà 30 thêm 6, kinh dưới 2 quẻ gồm 2 mà 34 thêm 2, cho nên số vừa tương đương vậy. Kịp đến kinh trên dương 52 âm 56, kinh dưới dương 52 âm 56, đều 108, hợp lại là 216 ứng số Càn sách, gồm 2 quẻ trùng toàn thời 432 hào, 432 này là số hào của 72 quẻ, thâu tóm làm 36 cung biến hóa. Quẻ 64 được 384 hào, lấy 24 hào của 4 quẻ, đúng hợp sách 360 của Càn Khôn, chỉ lấy hào số của 60 quẻ đương đấy, còn thừa 4 quẻ 24 hào. Hoàng cực đã tạo cho Thiệu ta lấy ý ở Hy đồ 4 chính Ly-Càn-Khảm-Khôn, 4 quẻ chính của Kinh Phòng quái khí lấy ý ở Văn đồ là Khảm-Chấn-Ly-Đoài, 4 quẻ chính này chia thẳng 24 khí, thâu tóm 72 hậu, đều chuẩn cho Đại diễn (số 50), treo 1 lần đếm 4 về kỳ (lạ) tượng, phép Nhuận cũng đi khắp Trời 360 độ 4 phân, số phân đủ của 1 độ, mà đó lại bao 8 quẻ 48 hào ở cung phản đối trùng kiến thì dựa vào 4 theo 12, kinh trên được Càn sách qua số sắp xếp làm 12 ấy 3, kinh dưới được Càn sách số cơ chứa làm 12 ấy 1 để hợp ở đương kỳ sách số chung lẻ, gồm 24 dùng 48 được 72 sách, so sánh giờ của ngày gồm thừa 6 ngày. Chính Ngu thư 400 có 6 tuần có 6 ngày lấy tháng Nhuận định 4 mùa, tháng rằng năm.. Thiệu ta tán Thái nguyên, biết phép lịch, lại biết lịch lý, trộm bảo rằng tức là tự tán (khen), xem lời nói về xem 36 cung, khá lấy biết vậy. Song trong thơ nói: Thiên căn bảo rằng Phục, Nguyệt quật bảo rằng Cấu, từ Phục đến Cấu, từ Cấu đến Phục, giữa Tý-Ngọ chia đều 32 quẻ mà đều có quẻ bất dịch, ở phía tả thì Di, Lý, Trung phu và Càn Ly, ở phía hữu thì Đại quá, Tiểu quá gồm cả Khảm Khôn, qua lại tráo trở mà suy, như Dịch số cung ở kinh trên dưới: cung ở Phục về phương tả mà phản đối quẻ hữu phương

cùng cung, ở Cấu về phương hữu mà phản đối quẻ phương tả, đều 14, lại hư hợp trùng kiến dùng 4, thâu tóm cả tả hữu đều 18 cung, thời cung lấy đồ tham thác làm chỉnh tề, theo số là quân bình thì 1, thực là khí bình phân của 4 mùa, suốt 72 hậu. Mùa Xuân là cao nguyên đầu 4 mùa, lưu đi trong sự trăng sinh thu tàng, cho nên rằng 36 cung đều là Xuân vậy, đến dùng Nguyệt quật là biết vậy. Thiên căn là biết người, Hoàng cực bầy Nhân và Vật làm 32 vị, đều chia 16 bậc, là Vật thì lấy bay-chạy-cây-cỏ, dùng chạy-bay-cây-cỏ sánh với Tốn-Khảm-Cấn-Khôn, người thì là khu lấy sỹ-nông-công-thương sánh với Càn-Đoài-Ly-Chấn, đại khái khi Càn giao với Tốn làm 1, thì 1 lần biến theo lúc đầu mà làm Cấu, tán khác chia lớn làm nhỏ, lấy khoảng đến Khôn làm ngàn, ngàn thời trên mà khởi ở bay, bay dùng lớn, dưới mà cùng cực đến cỏ, cỏ dùng nhỏ, mà loài Vật khá biết. Theo Cấu đến Nguyệt quật là xem (quan) vậy, Khôn dùng giao Chấn, Khôn làm ngàn, ngàn lần biến theo lúc đầu làm Phục, thâu tóm thể dài nhỏ làm to. Lấy Khảm đến Càn làm 1, 1 thời dưới mà khởi ở thượng, thượng dùng nhỏ, trên mà cùng cực thì đến sỹ, sỹ dùng lớn mà nhân phẩm khá biết. Theo Phục đến Thiên căn là Quan (xem) vậy. Cho nên Thi rằng: “vậy tường ở trong. Thiên thứ 11”. Vì Thiệu ta xem Người và Vật, không lìa số cung dùng qua lại, ấy thể vậy. Có kẻ nói: lời nói 36 cung không nhất trí. Có thuyết lấy 12 vạch đơn 12 vạch kép đương đấy ấy. Có thuyết lấy Càn 1 đến Khôn 8 đương đấy ấy. Hợp trở đi trở lại để tìm giải này, vốn hợp để xem kỷ ý thơ đường có mỗi quẻ đều được ý thứ 36 cung, đến Cấu Phục mà bàn qua đi thì từ dưới xem lên trên, theo hào Sơ biến đến hào Trên, lộn lại thì từ trên xem xuống dưới, theo hào Trên biến xuống đến hào Sơ. Phàm 1 hào biến 1 quẻ, 1 quẻ lại được 6 hào, làm 6 lần 6 là 36, tức là hào ấy biến theo thâu tóm mà gọi đấy làm cung, như quẻ Phục thâu tóm: Khôn, Lâm, Minh di, Chấn, Truân, Di, đều 6 hào, quẻ theo thẳng là quẻ Cấu thâu tóm: Càn, Độn, Tụng, Tốn, Tỉnh, Đại quá, đều 6 hào dùng loại quẻ sở trực. Trong lúc nhàn dỗi qua lại xem ngắm quẻ Tùy mà được 36 cung, càng diễn càng nhiều, tức là khá được sinh, sinh là cái cơ không nghỉ ở Nguyên, Nguyên dùng trong cùng nối tiếp nhau mà 1, 1 xuống đến ngàn ngàn, ngàn ngàn lên đến 1, 1 đem lên Người và Vật to nhỏ đều thâu tóm ở khoảng trong, xem thuyết này mà Thiệu ta vịnh Hoàng cực quan vật ở Nguyên-Hội-Vận-Thế mà thấy lòng thiền định, không phải đem Dịch nói phiếm mà nói vậy, nghĩa tức là căn cứ ở Dịch mà suy, cũng chẳng gì mà chẳng cùng với lời nói, cùng hiệp hợp vậy, giữa lại để đợi đính sau, gồm nghĩ miệng đạo ngay. 36 cung chia trùng 6 cung, CànKhôn-Ly qua Khảm-Ly thông ở trên, lại chia 6, 4 lại trùng 2, Tiểu quá, Trung phu 18 cùng (ở dưới), kinh trên kinh dưới toàn 36 qua lại hào hợp 8 sơ cuối cùng, chở theo tráo trở song song bầy ra, đều là Xuân tìm 1, 1 dương ở trong quẻ. Thiệu ta điền đồ phát minh công Phục Hy, bỗng nhón lấy thẻ thần suy ý thơ, Nguyệt quật Thiên căn hỏi ông này. Đồ tâm chứa tổng Hội. Đồ lấy số 4 quẻ làm ngang, mà trên dưới giao nhau làm dọc. 1, 2, 3, 4 là số Càn-Đoài-Ly-Chấn. 5, 6, 7, 8 là số Tốn-Khảm-Cấn-Khôn. Trong ngoài ngang đấy mà đều liên hệ lấy 2. Liên hệ ở ngoài vẫn là tròn, đồ đổi hợp dùng thứ tự quẻ. Liên hệ ở trong vốn là vuông, tròn là thẳng liền dùng thứ tự quẻ, trở đi trở lại để bầy, đều bảo rằng 1 ngang 8 dọc, là khá vậy. Ngang cùng với ngang đối, bỏ 9 ấy 4. Dọc cùng với dọc hợp, đều trùng ở 9 ấy cũng 4. Bỏ 9 ấy 4, 1 đến dùng 2 đến dùng 7 ; 6 đến dùng 6 ; 4 đến dùng 5 gồm 4 lần 9 là 36 mà mang toàn vẹn vậy, đều trùng ở 9 ấy 4, như Quải đến Bác, Lý đến Khiêm, Phục đến Cấu, Tiểu súc đến Dự, 1 thời Càn Khôn đến 9 (đồ tròn từ Càn đếm thuận hay nghịch đến 9 thì đều biến), tráo trở Đoài Cấn dùng 9, 1 thời Càn Khôn đến 9, tráo trở giao Chấn Tốn dùng 9, lệ mà tìm đấy đều được 2 lần 18 là 4 lần 9 thành 36 số, mà dọc hết thẩy lấy đủ vậy. Cho nên 8 quẻ giao lẫn, chẳng gì là không 0-9 số. Đồ hợp cả lại, trên dưới cắt mà làm đôi, thời âm dương cương nhu thái thiếu chia vậy, cũng trên dưới suốt mà 4 đấy, sen hàng ngũ lẫn lộn biến hóa là hợp vậy. Lấy lòng giải đồ này, dọc ngang như một, số thâu tóm ở Hà Lạc, lý hội ở Hy Văn, hoặc dùng đấy tùy việc mà xem, tức số

mà được quẻ, nhân số quẻ mà giờ ngày định hào, lại có thần minh ở trong đó vậy.

HẾT QUYỂN 3

L IB T

Một quyển Hoàng Cực Kinh Thế, luận suy số năm xưa nay, bắt đầu từ năm Giáp Thìn đời vua Nghiêu, đều chép đạo trị loạn. Soi gương đời xưa làm khuôn phép cho đời nay, biết được lại do ở số. Trước kia, Khổng Tử san định Kinh Thư, sau cùng là Thiệu Khang Tiết làm Hoàng Cực tóm ở 1 Nguyên, trước đã biết triều nối đời mà bảo kín cái ý chưa có thể biết vậy. Lưu Đẩn chép lại Tự ngôn, rộng ý nghĩa sâu xa có công cho thế đạo, sách này mới đến chỗ nghĩa khó để làm cho sáng rõ ra, chú thích thêm, hay làm bản đồ để rõ ràng thêm, tuy chưa có thể mở rộng được ý nghĩa sâu kín, dẫu không khỏi chê là làm rối, cũng không lấy ra ngoài các thuyết. Song lấy việc xưa nay đều bàn về Dịch lý thấy Dịch là rộng lớn, chỉ ở người ta tự giác ngộ. Biết đâu người sau đọc Hoàng Cực lại sinh thêm cái ý nghĩa thần diệu mà rõ cùng Trời Đất vậy.

QUYỂN 7 QUAN VẬT NGO I THIêN HÀ ĐỒ THIêN ĐỊA TOàN SỐ Số trời 5, số đất 5, hợp mà làm 10, số trọn vẹn vậy. Trời lấy 1 mà biến 4, đất lấy 1 mà biến 4. Số 4 này có Thể vậy, mà số 1 không có Thể vậy, ấy rằng Có Không đến cùng cực vậy. Thể trời số gồm 4 mà dụng lấy 3, không dụng ấy 1 vậy. Thể đất số gồm 4, mà dụng lấy 3, không dụng ấy 1 vậy. Cho nên, không thể chưng dụng 1 lấy cảnh huống tự nhiên vậy, chẳng chưng dụng 1, lấy cảnh huống Đạo vậy, dùng lấy 3, đó là cảnh huống trời-đất-người vậy. Số Hoàng cực gốc ở Hà đồ, đầu tiên sáng tỏ toàn số trời đất, cử cương lĩnh (rường lưới và cổ áo) vậy. Số của Đồ toàn ở 1 – 3 – 5 – 7 – 9 là số trời gồm 5 số, 2- 4 – 6 – 8 – 10 là số đất gồm 5 số vậy. 2 và 5 hợp mà 10 số toàn vậy. Số trời đất đều 5, đều lấy 1 biến 4. Càn là trời dùng 1 mà âm dương thái thiếu chia, Khôn là đất mà cương nhu thái thiếu chia vậy. Phàm biến mà 4 tượng, tượng du ! Trời đất dùng 4 Thể, rõ ở có số thoái đều 5 dùng 1 ; Thể âm ở không có, Thể thời 1 động 1 tĩnh, đều là Thể ở cùng cực ; sinh số cực ở 4, thành số cực ở 9, cũng làm 4 ấy làm có dùng cực ; đại diễn (số đại diễn có 8 cái) chưng dụng số lấy đấy, không thể thời trông 1 động 1 tĩnh, đều chẳng xét đến số cùng cực. Sinh số trống không 5, thành số trống không 10, cũng làm

5, đó là không dùng cùng cực. Đại diễn dùng khai số lấy đấy thẳng hoặc cũng ý, vô cực mà thái cực du ! Bảo rằng số 5 không dùng cùng cực, thành số 10 là có dùng cùng cực, tựa như chẳng phải dẫu ý, duy đó toàn số 5 mà thể 4, Thể số 4 mà dụng 3. Càn 3 hào biến Đoài Ly Tốn, bỏ Tốn về Khôn, thời Tốn là 1 chẳng dùng. Khôn 3 hào biến Cấn Khảm Chấn, bỏ Chấn về Càn, thời Chấn là 1 chẳng dùng, dẫu như không thể dùng 1 bọc ở trong Thể, mà 4 biến hóa vẫn tự nhiên, bởi đấy mà ra chẳng dùng 1, còn ở cái chọn dùng 3, đầy rỗng đến đạo rất mực, bởi đây lấy suy, đều có 4 mà chỉ dùng 3, là sao vậy ? Bốn mùa sinh vật, dùng Xuân Hạ Thu Đông, thời cùng cực vậy, bốn phương sinh sản vật, dùng Đông Nam Tây Bắc, thời hoang mong vậy, 4 thì 1 xem vật thấy trước, sau tả hữu, sau nữa thời là lưng vậy. Trời đất người chăng, chẳng phải 4, đủ dùng chỉ 3, khá biết vậy. Phương chỉ rằng đấy, nói chẳng hết ý, dẫu cảnh tượng như thế, cho nên ước lượng để nói, huống chi là vậy. Xét số Hà đồ 5 số sinh, 5 số thành, là số Hoàng cực gần gốc đấy, sinh số là số lẻ. Lấy 1, 2, 3, 4 ghi theo thứ tự, 5 là số ở giữa, không dùng thành số, đó là số sách (thẻ gấp, việc to biến vào, cái thẻ từng mảng to gấp lại được gọi là sách). Lấy 9, 8, 7, 6 ghi theo thứ tự, sự thực số là 10, là số danh (đầy) chẳng dùng. Số sinh-thành đều dùng chỉ gồm có 4 số. 4 gập 9, được số của Lão dương, có sách số là 36. 4 gập 8 được số của Thiếu âm, có sách số là 32. 4 gập 7 được số của Thiếu dương, có sách số là 28. 4 gập 6 được sách số của Thái âm, có sách số là 24. Mà lại 6 nhân 9, 8, 7, 6 được 54, 48, 42, 36. Theo bản sách số trước, thì đều là nửa sách số thêm vào, để hợp toàn sách 18, 16, 14, 12 đó vậy. Bèn tính gần 54 ở 36 làm 10 ấy 9. gồm 48 ở 32 làm 10 ấy 8, gồm 42 ở 28 làm 10 ấy 7, gồm 36 ở 24 làm 10 ấy 6, còn như vậy 9, 8, 7, 6 đều hợp 5 với 10, để trôi đè bên trong, há chẳng phải tự nhiên sao ? Lại xét số trời đất bắt đầu 1 với 2, hợp 2 số này mới được một số “thực”, số ỷ là số dựa vào, 1 dựa 2 mà được 3, cũng như 2 dựa 1 vậy, số giữa trời đất là 5 cùng 6 hợp 2 giữa được số, Càn số chỉ 2, 50, 2, 60 vậy. Dẫu rằng số 5 và 6 là số giữa trời giữa đất hợp đó vậy, sau cùng số 9 với 10 hợp 2, sau được dụng số và thể số là 10 còn 1 mà 9 bỏ 1, cho nên 10 thì ở mà 9 thì đi vậy. 10 bỏ 1 mà 9 tức là bỏ 15, bỏ 1 mà 4 dùng tức bỏ 5, 50 cũng chẳng phải bỏ cái bao trống, dẫu như giữa 1, 4, 2, 3 thì chẳng dùng chẳng phải 5, hơn nữa 1, 9, 2, 8 chẳng dùng chẳng phải 10, chẳng dùng mà diệu dụng vậy, bèn 4 mà lại bỏ 1 vậy. Trời đất người lấy chẳng chưng dụng 1, thừa thãi dẫu rằng chưng dụng 3, là Đạo rõ rệt điều nhân, dẫu sự dùng nầy há ngoài tự nhiên đó sao ? Này, 1 mà giao 4, thì 1 thực mà 1 hư, rất hư mà ngậm rất thực. 4 mà dùng 3, thì 3 động mà 1 tĩnh, rất tĩnh mà đủ rất động vậy. Kinh Dịch có (số đầu) thực số là 13 thôi. Tham (sen vào) trời ấy 3, 3 mà lại 9. Lưỡng (hai) đất ấy gấp 3 mà 6. Tham trời lưỡng đất, mà số dựa vào chẳng phải số chính của trời đất vậy. Ỷ (dựa) là phỏng theo, là nghĩ định vậy phỏng theo số chính trời đất mà sinh vậy. Lấy số bắt đầu của trời đất mà nói: trời 1 đất 2 mới hợp mà làm 3, đó là số gốc của Thái cực. Ta, âm dương chia 2 nghi, bên tả lẻ, bên hữu chẵn, là số gốc du ! Chân (thực) là Nguyên (đầu) ấy vậy. Cho nên Dịch có số chỉ đều 3 mà thôi. 3 hợp 3 mà 9 đó là tham thiên, Càn 3 vạch, mỗi vạch bao hết đó vậy. Gấp 3 mà 6, đó là lưỡng địa, Khôn 3 vạch, mỗi vạch chia 2 đó vậy. Cho nên Càn vạch rằng 9, Khôn vạch rằng 6. 6 đoạn bớt 9 dùng 3. 3 liền thêm 6 dùng 3, số dùng đó thấy Càn Khôn số toàn thiếu vậy. Duy ấy Càn số tự 3 mà 9, mà 4 gặp 9 được 36 thẻ. Khôn số tự 3 mà 6, mà 4 gặp 6 được 24 thẻ. Lấy Nguyên kinh Hội 360 vận, gấp 10 thẻ chia 4 đấy, đều 90, nhân Càn 9 vậy. Lấy Hội kinh Vận 240 vận, cũng gấp 10 thẻ, chia 4 đấy, đều là 60 nhân Khôn 6 vậy. Phàm

Tuế sai Phân Sao Ngày Tháng đầy rỗng, bởi đó mà suy, dẫu có vô cùng không có thể ngoài vậy. Cho rằng ỷ số đó là thế nào ? Là đếm thẻ, số thẻ ỷ dựa vào số đó mà khởi, tức là vuông tròn vây tắt, thừa trừ thêm bớt, chẳng phải câu nệ chính số trời đất, cốt yếu đều nương nhờ nghĩ định chính số để sinh ra, do vậy “ỷ” là nghĩ định vậy, nhờ thẻ cỏ thi để nghĩ định trời đất, mà hào lý chẳng mất, Thánh nhân sở dĩ giúp ngầm thần minh đó vậy, hạ duy đếm cỏ thi, người nay tỏ rõ phép toán, mà nghĩa ỷ số khá thấy vậy. Đại diễn Kinh Dịch là số gì vậy ? Là ỷ số của Thánh nhân vậy. Số trời 25 hợp lại làm 50, số đất 30 hợp lại làm 60. Do đó 5 ngôi cùng được mà có số hợp. Thi là Tiểu diễn cho nên 50 làm Đại diễn. Bát quái (8) là qủe dùng Tiểu thành, thì 64 quẻ làm Đại thành. Đức Thi tròn, lấy số hướng trời, cho nên lần thứ 7 là 49. 50 ấy còn 1 mà nối đấy. Đức quẻ vuông, lấy số hướng đất, cho nên 8 lần 8 là 64 ; 60 là bỏ 4 mà nói đấy. Thế là số dụng, quẻ là số Thể. Dụng lấy Thể làm nền, do vậy còn 1 Thể lấy Dụng làm gốc, cho nên bỏ 4 vậy. Tròn ấy vốn 1, vuông ấy vốn 4, cho Thi còn 1 mà quẻ bỏ 4. Thi chưng dụng số 7, để làm phân trừ, cũng nghĩa còn 1, là nghĩa treo “dùng 1 bỏ 1”. Dụng số của Thi, tức 1 lấy tượng 8, thì 48 thời là thẻ của 1 quẻ. 4 gặp 12 làm 48 vậy. 12 bỏ 3 mà dùng 9, ấy 4 lần 3 là 12 là thẻ bỏ. 4 lần 9 làm 36 là số thẻ dùng. Lấy đương Càn 36 là hào Dương ; 12 bỏ 5 mà dùng 7, 4 lần 5 làm 20 là thẻ bỏ ; 4 lần 7 làm 28 là số thẻ dùng, lấy đương Đoài Ly 28 là hào dương ; 12 bỏ 6 mà dùng 6 ; 4 lần 6 làm 24 là số thẻ dùng ; lấy đương Khôn là số 24 làm hào âm ; 12 bỏ 4 mà dùng 8 ; 4 lần 4 là 16 là thẻ bỏ ; 4 lần 8 làm 32 là thẻ dùng. Lấy đương Khảm Cấn 24 hào lên quẻ trên 8 âm làm 32 hào. Cho nên 7-9 làm dương, 6-8 làm âm. 9 là số cùng cực của dương, số cùng cực thời phản lại, cho nên làm biến, Chấn Tốn không thẻ ấy, lấy đương số chẳng dùng. Trời lấy cương làm Đức, cho nên nhu ấy chẳng thấy. Đất lấy nhu làm thể, cho nên cương ấy chẳng sinh, ấy lấy Chấn Tốn chẳng dùng được vậy. Lấy số giữa trời đất nói, xem số thì số quẻ đều có thể biết. Đại diễn đếm Thi mà thành quẻ. Thánh nhân ỷ vào số tham thiên lưỡng địa mà sinh ấy vậy. Nguyên Hà đồ hợp 25 thiên số làm 25 Thi số, hợp 30 số đất làm 60 là số quẻ. Ở 5 ngôi cùng được mà đều có hợp, thời 5-6 làm giữa trời đất hợp 10 đấy, còn đó vậy, trăm ngàn khá biết vậy. Số Thi và số Quẻ đều nhân đấy, 5 làm Tiểu diễn Thi, 1 diễn mà 4, 1 và 4 hợp làm 5, 2 và 3 cũng làm 5, nên 5 mà 10 dùng là diễn lớn Thi, diễn thành kinh bầy quẻ 64 mà được 1 vậy, trải 18 biến , được quẻ nhân đôi, ấy rằng đợi số thành, dẫu kinh quái thời 8, 8 lần biến mà lẻ chẵn chia, thái thiếu lập nên, mới thành “thể” của hào, đủ quẻ tượng 9 đến 10, 8 lần biến, hợp những cái nhỏ thành cái to, tức là nhân đôi đó vậy. Cho nên 8 làm Tiểu thành của quẻ, 8 gập 8 thành bèn to. Thi số dùng 49, đức thi tròn, lấy 7 lần 7 hướng số trời, rỗng 1 chẳng dùng, rằng 50 còn 1 mà nói đấy, vì Thi lấy 7 đủ số cùng vậy. Càn 1 thời dùng lấy “thể” làm nền, không “thể” mà dùng không kèm. Quẻ 64 dùng 60, đức quẻ vuông, lấy 8 lần 8 hướng số đất đủ 4 bèn toàn, rằng 60 bỏ không mà nói đấy. Vì quẻ lấy 8 vòng khắp “thể” của số, bỏ 1 thời “thể” lấy dụng làm gốc, gốc tròn thì 1 mà gốc vuông thì 4. Thi dùng 7, 7 thẻ 49, mà thẻ Càn thực dùng 36, số thừa 13, dẫu 1 thời 4 dùng 3 là 12 vậy. Cái nghĩa còn 1 mà chẳng phải trước còn dùng 1, lấy mà treo đấy cũng bỏ 1 ở trong, 7 lần 7 chẳng chọn cũng dùng, là khá thấy vậy. Nhật dẫu toàn thể làm 12 ấy, 4 trừ treo 1 số, chỉ kẻ lấy 8 quẻ 6 hào đương đấy, lấy mỗi vị 8 quẻ cách đồng đều 48, thời Thi chưng dùng vừa cũng quẻ hợp, tóm làm 12 mà 4 nhân đó vậy. Trong 12 bỏ 3 dùng 9, đương thẻ Càn bỏ 5 dùng 7, đương Đoài Ly bỏ 6, đương thẻ Khôn bỏ 4 dùng 8, đương Khảm Cấn 4 mà nhân đấy, thời trong 48 bỏ 4, ấy 3 dùng 4, ấy 9 đương Càn chưng 36 là hào dương bỏ 4, ấy 5 dùng 4, còn 7 đương Đoài Ly chưng 28 là hào dương bỏ 4, ấy 6 dùng 4, mà 6 đương Khôn chưng 24 hào âm bỏ 4, ấy 4 dùng 4, mà 8 đương Khảm Cấn chưng 24 hào, gồm quẻ trên chưng 8 âm làm 22. Phàm thẻ bỏ, dùng gấp lên mà 4 vậy, chỉ ở

Khảm Cấn gồm quẻ trên là ở đâu ? Thửa quẻ dưới đều 24, quẻ trừ hào 12, bỏ 4 dùng 8, hợp 8 ở 24 thời 32 vậy. Lại xét Đại diễn 7 làm Thiếu dương, 4-7 thuộc trai thứ 3, mà đấy lấy Đoài Ly đương đấy, 8 làm Thiếu âm, 4-8 thuộc gái thứ 3, mà đấy lấy Khảm Cấn đương đấy. Ở đây dường như nhặt thẻ chẳng hợp, hoặc xét do vua Hy nói tả dương hữu âm, có thuyết riêng biệt còn vậy, đến dùng 7-9 làm dương, dùng đương hào dương, 6-8 làm âm dùng đương hào âm ; nhặt Thi dùng 9-6, mà không dùng 7-8, ấy 7 dương dùng tiến mà chưa đến cùng cực, mà 9 thời là số cùng cực của dương ; ấy 8 âm dùng tiến, cũng chưa đến cùng cực, mà 6 thời là số cùng cực của âm. Cực thời phản lại, phản lại thời biến, 9 lần biến làm 8 mà không dùng 1 vậy ; 6 lần biến làm 7, mà không dùng 1 vậy. Cho nên 6 tới cực thì Khôn biến Chấn, 9 tới cực thì Càn biến Tốn, quẻ Cấu quẻ Phục đương giao, cực trở lại thì hầu mà biến đó vậy. Nếu nói rằng Chấn-Tốn không có thẻ, mà không phải không có “thể”, Chấn theo Càn mà nhu nhiều, trở lại phụ ở Khôn mà dùng Khảm-Cấn, đức của trời chủ cương nên nhu ấy chẳng thấy, thần là nơi chọn của Nhật Nguyệt Tinh vậy. Tốn theo Khôn mà cương nhiều, trở lại phục ở Càn mà dùng Đoài-Ly, đức của đất rất nhu, nên cương ấy chẳng sinh, đã làm hết Thủy-Hỏa-Thổ vậy. Thể của trời đất đều 4 mà chỉ dùng 3, không dùng ấy 1, Chấn-Tốn lấy đương số không dùng, dẫu có thể cũng như không vậy. Dương số 1, âm số 2, âm dương tương hợp, 1 thêm 2 bằng 3, tích của 3 phân theo 4 hướng. Phía Đông cung Chấn là 3, 3 nhân 3 là 9 là số của cung Ly, 3 nhân 9 vằng 27 thì 7 là số của cung Đoài, 3 nhân 7 bằng 21 thì 1 là số của cung Khảm, 3 nhan 1 bằng 3 thì lại quay về cung Chấn phía Đông là 3. Số âm bắt đầu từ 2 hướng Tây Nam cung Khôn, 2 nhân 2 được 4 là số cung Tốn, 2 nhân 4 được 8 là số cung Cấn, 2 nhân 8 được 16 thì 6 là số cung Càn, 2 nhân 6 được 12 thì lại quay về cung Khôn số 2. Bàn về thẻ Thi dùng biến dụng 2 lão 9-6, đều 4 nhân đấy, số thẻ Càn được 216, Khôn được 144 (4 x 9 x 6=216=12 x 18, 4 x 6 x 6=144=12 x 12), hợp làm 360, âm dương dùng thuần đó vậy, để dùng năm (đương cơ) dùng ngày 6 Tý, Thiếu dương 7 Thiếu âm 8 như trước nhân 4, Thiếu dương được 168, Thiếu âm được 292, cũng hợp làm 360 âm dương lẫn đó vậy. Theo thẻ của Càn Khôn, chỉ dùng Càn 9 Khôn 6, lấy Nguyên kinh Hội, dùng thẻ Càn dụng 4x9, gồm Đoài Ly dụng 4x7 lấy vòng khắp độ trời, lấy Hội kinh Vận, dùng thẻ Khôn dụng 4x6 gồm Khảm Cấn dụng 4x8 để chia quẻ đất. ôi, Tốn thời Càn dùng biến mà vào Khôn, cho nên Càn “thể” 4 mà chẳng liệt vào Tốn dùng Đoài-Ly, đó là dùng số dương gộp vào mà dụng đấy, ấy Càn chẳng dùng Tốn, bèn dụng Chấn thời còn thế vậy, lấy đang dùng được mà hãy còn non, còn suy yếu để phụ vào Khôn loại vậy. ôi, Chấn thời Khôn dùng làm biến để vào Càn, ấy Khôn chẳng dùng Chấn, bèn dùng Tốn khởi còn như vậy, lấy âm chứng còn khỏe mạnh mà phụ vào Càn loại vậy. Cho nên, dẫu thẻ đều có thể chẳng dùng, đó chỉ là trộm lấy ý mà thôi, Khôn mà dùng Chấn, Càn mà dùng Tốn, dùng hay chẳng dùng, hứa lấy nghĩa vậy. Dịch thời Càn dùng 9, vì vậy thẻ dùng cũng 9, để lấy ứng với 4 mùa thì 4 hợp 9, 1 mùa gồm 90 ngày, 4 lần 9 thời vòng khắp 36 vòng mà 4 mùa thành vậy. Khôn dùng 6, thẻ dùng cũng 6, ấy 4 lần 6 lấy sách 4 mùa, một mùa đều sai số 6 ngày, 4x6 thời 24 khí mà 4 mùa trải qua vậy, quân bình về điều này, Khôn thuận tiếp Càn, Càn 9 mà dương đầy, đều lấy Khôn 6 mà âm hư, dẫu có đều tiết khí như vậy, thì cũng là điều khó tưởng tưởng nổi. Thiệu ta nói rõ trái luật các sách, Hoàng cực xem trời lấy Nguyên kinh Hội, xem đất lấy Hội kinh Vận, số chẳng lìa 9-6 mà dùng để thừa-trừ đấy vậy.

Thi số chẳng lấy 6 mà lấy 7, là sao vậy ? Là dùng để phân thừa (nhân) vậy, bỏ phân thừa thời 6, thì số thẻ 36 vậy, lấy số 64 quẻ là thẻ để dùng cho năm Nhuận, còn khi dùng số Thi 7x7= 49, thì 60 quẻ là số thẻ của năm không Nhuận vậy, là đạo của Thi số 36 + 24 = 60 vậy, bởi lẽ khi treo 1 như tính cho 1 năm Nhuận vậy. Quẻ thẳng bỏ 4 dùng 60 là sao vậy ? Là do trời biến mà đất bắt chước theo đấy, tức là bỏ 1 thì quẻ bỏ 4 đó vậy. Là sao vậy ? Là nói về “thể” của 1 quái vậy, ví như nói về quẻ Càn gồm 3 hào dương, là “thể” gốc 1 vậy, khi biến hào 1 thành quái Tốn, là “thể” thứ 2 vậy, khi biến hào 2 thành quái Ly, được “thể” thứ 3 vậy, khi biến hào 3 được quái Đoài, thì được “thể” thứ 4 vậy, như vậy có 1 “thể” gốc và 3 “thể” biến, gộp lại là 4 vậy. Thi lấy 7, đủ 7 lần 7 là 49 thẻ, sao không lấy 6 lần 6 là 36 là cớ sao vậy ? Bởi vì 36 thời 4 lần 9 dùng số thẻ của Càn, phân lưỡng được 13, dụng đủ 12 bỏ 3 thời còn 1, khi số danh 10 bỏ 1 dùng 9 thẻ, hay 12 bỏ 3 dùng 9 thẻ, thì đều có 1 để phân thừa còn lại vậy. Khi dụng số thẻ của Càn, thì Lão âm, Thiếu dương, Thiếu âm đều là số thẻ dựa vào số thẻ của Càn vậy. Lấy 360 thẻ vòng khắp năm, thì thừa 24 thẻ, là đương thẻ tháng Nhuận vậy, thẻ năm Nhuận bảo rằng 13 tháng, Nhuận 1 năm bảo rằng dùng năm thừa chứa 12 ngày đó vậy, nên nói Thi dùng bỏ đi trống rỗng ấy 1, hợp khí đầy sóc (mồng 1) trống rỗng mà được đó vậy. Cho nên, thẻ Thi toàn số 50 chỉ dùng 49, Thi 4 mà tương đương 1, là 50 rỗng còn 1, tức là nói 4 vậy. Thi tròn mà Thần là Thiên (Trời) dùng để biến quẻ, vuông mà trí (Khôn) đất bắt chước, đất Bắc dưới trời biến, 4 lấy tương đương 1, vuông theo tròn làm nên, thời dùng 1 mà bỏ 4, bỏ 4 là Càn-Khôn-Khảm-Ly vậy. Số Cơ (lẻ) gồm 4 số là 1, 2, 3, 4. Số sách (thẻ) gồm 4 số là 6, 7, 8, 9 hợp nhau mà làm 8 số, lấy ứng với phương thì số dùng 8 biến. Số về lẻ hợp treo có 6, rằng: 5 với 4 thì 4 vậy, 9 với 8 thì 8 vậy, 5 với 4 thì 8 vậy, 9 với 4 thì 8 vậy, 5 với 8 thì 8 vậy. Để ứng số trên, dùng ở 9 mà 10 chẳng dùng, 5 thời 1 vậy, 10 thời 2 vậy, cho nên bỏ 50 mà dùng 49 vậy, Cơ (lẻ) chẳng dùng 5, thẻ chẳng dùng 10, có hay không chỉ dùng số cùng cực vậy, đây lấy số huống chi là tự nhiên vậy. Đây phát minh không thể dụng 1, huống chi là tự nhiên, vốn là ý trong trống không của Hà đồ, số cơ lẻ mà số thẻ chứa đựng vậy. Nói về số Cơ (lẻ) lấy 4 làm cùng cực, bỏ 5 chẳng dùng. Nói về số Sách, lấy 9 làm cùng cực, bỏ 10 chẳng dùng. Đó gọi là số vô “thể” vậy. Mà 5 thì Trời dùng 1, với 10 thì Đất dùng 2, khi trời đất hợp lại thời dùng 3 vậy, lấy “Không” bao “Có” thực đủ 7 phân, 7 lần 7 là 49 là lấy “Có” mà “thể” lại “Không”, chẳng gì chẳng phải, huống chi sự của trời đất, chẳng phải có ý riêng an bầy bố trí ở khoảng giữa ấy vậy. Số về cơ hợp trao, được 5 với 4, 4 thời số sách 4-9 vậy, gần 9 với 8, 8 thời số sách 4-6 vậy, được 5 với 8, 8 được 9 với 4, 8 thời số sách 4-7 vậy, được 9 với 4, 4 được 5 với 4, 8 thời số sách 4-8 vậy. Làm 9 ấy 1 biến lấy ứng Càn vậy, làm 6 ấy 1 biến lấy ứng Khôn vậy, làm 7 ấy 2 biến để ứng Đoài với Ly vậy, làm 8 ấy 2 biến để ứng Cấn với Khảm vậy. 5 với 4, thì 4 bỏ số treo 1, thời 4 lần 3 là 12 vậy, 9 với 8, 8 bỏ số treo 1 thời 4x6 là 24 vậy. 5 với 8-8. 9 với 4, 8 bỏ số treo 1, thời 4x5 là 20 vậy. 9 với 4-4. 5 với 4, 8 bỏ số treo 1, thời 4x4 là 16 vậy. Cho nên bỏ số 3, 4, 5, 6, để thành sách 7, 8, 9, 6 vậy. 9 tiến làm 36 đều số dương vậy, đó là dương trong dương. 7 tiến làm 28, trước dương sau âm, đó là âm trong dương. 6 tiến làm 24, đều số âm vậy, đó là âm trong âm. 8 tiến làm 32, trước âm sau dương đó là dương trong âm vậy. Số về cơ hợp treo đều là chọn 9, 6, 7, 8 để Càn-Khôn-Đoài-Ly-Cấn-Khảm sẽ thấy chứa ở trên mà chẳng kịp Chấn-Tốn không thẻ đó vậy. Ở 9-6 thì Càn Khôn dùng biến đều 1. Ở 7-8 thì Đoài-

Ly, Cấn-Khảm dùng biến đều 2, mà dẫu ban đầu đều là 5, nên 9 hợp số quẻ vậy. Số bỏ đầu tiên treo 1, tóm đấy làm 4x3, 4x4, 4x5, 4x6 mà làm 12, 16, 20, 24, thông quẻ chọn 3 lần biến, số bỏ đi là 3, 4, 5, 6 để thành 7, 8, 9, 6 mà thẻ số được định vậy. Xét Càn dùng 9 thì Chấn trước, Khảm Cấn sau, tức là biến hào từ hào Sơ, hào 2, rồi tới hào 3 vậy, ở đây số đều theo 7. Xét Khôn dùng 6, thì Tốn trước, Ly Đoài sau, số đều theo 8. Khi lấy Ly Đoài dùng biến thuộc 28, lấy Khảm Cấn dùng biến thuộc 32. Hoàng cực có phép thông lệ riêng, mà ở ngoài khác phép thường, để làm rõ sự biến hóa vậy, đợi đính chính vậy. Dương được âm mà sinh, âm được Dương mà thành, do vậy số Thi 4 mà 9, số quẻ 6 mà 10 vậy. Ví như thân và cành của cây cũng lẫn lộn vậy, Can làm thân cây lấy 6 chọn để hết, mà Chi làm cành cây lại lấy 5 chọn để hết, số Thi toàn thẻ dương 36 hợp 28 làm 64 vậy. Số quẻ bỏ 4, nên thẻ âm 24 cùng hợp 32 làm 56 vậy. 4 mùa chỉ ở 3 tháng, 1 tháng chỉ ở 30 ngày, mà đều bỏ số Thần (vì sao), bởi vì 8 lần 8 dùng quẻ 64 mà không biến đó là 8, còn khi dùng biến đó là 7 lần 8 làm 56, dẫu có chọn nghĩa cũng ở đây mà thôi. Thi chọn dùng 49, dương 9 âm 4, dương được âm bèn sinh, rằng 9 được 4 bèn sinh Thi vậy, 4 đây là lưỡng (hai) đất dùng để gấp bội, 9 đây là tham (sen vào) trời dùng để nhân vậy. Quẻ chỉ dùng 60, ấy 6 với 10 ngờ ở không dương, mà 6 gấp bội trời 3 với dương cùng số. Cái lý 6 sẽ dùng dương, thành 10 sẽ dùng âm, nên nói âm được dương bèn thành là đúng vậy. Cho nên 4 mà 9 ấy là dụng số của Thi, 6 mà 10 ấy là dụng số của quẻ vậy. Còn như thân cây (Can) làm dương, cành cây (Chi) làm âm, cùng lẫn lộn giao nhau, số thân cây (Can) đều 5 mà ghi vòng khắp ở TýDần-Thìn-Ngọ-Thân-Tuất, thời làm 6 Giáp, mà lấy 6 trọn để hết. Số cành cây (Chi) đều 6 mà nguyên thứ tự ở Giáp-Bính-Mậu-Canh-Nhâm dùng làm 5 Tý, thì lấy 5 trọn để hết. Nếu lấy Chi dùng 6 trọn để hết, Can dùng 5 trọn để hết, để nói dương được âm hoặc âm được dương sao ? Đó là nhân lấy thuyết cũ mà bàn vậy, là ý 6 can lai lịch, 5 chi chia lìa như vậy. Trộm lấy 5 sinh 5 thành, sinh làm số Cơ, thành làm số Sách. 4 bầy số sinh ở trong số Cơ, tựa như âm tiến đến dương vậy, huống chi Thi lấy 4 làm Cơ dương, làm Sách dương, 9 bầy số thành ở trong số Sách, thì dường như dương mà phụ về âm vậy. Phép của Thi lấy 9 làm chẵn, nên làm thẻ âm, lấy đó mà nói bảo rằng: 4 dương được 9 âm bèn sinh, 9 âm được 4 dương bèn thành. Còn lẻ được chẵn mà sinh, chẵn được lẻ mà thành, nên bảo rằng 4 mà 9, là nói về Thi đó vậy. Đức Thi tròn mà Thần vậy, như số quẻ 8 x 8=64, dùng chỉ 60, so sánh với Can-Chi cũng lẫn lộn, ấy 6 là nửa số Chi, ấy 10 là toàn số Can, ở phép quẻ 6 làm hào âm, 6 mà 10 đấy, tựa như lấy Chi theo Can, mà số can 10 tóm số Chi 2 x 6. Ở âm dương thì cùng đợi nhau, mà lý sinh thành chẳng thay đổi. Cho nên lấy ngay nghĩa 6 trọn 5 để mà minh chứng vậy, 5 là nửa 10, 6 mà 10, tới quẻ nói quẻ, đức quẻ vuông lấy trí vậy. Số tròn thông, số vuông định, thuyết này đã biện rõ rồi vậy. Một năm 4 mùa, 1 mùa 3 tháng, 1 tháng 30 ngày, 4 mùa là số “thể” của 1 năm vậy, tháng 30 ngày là số “dụng” của 1 tháng vậy, “thể” tuy đủ 4 mà 1 thường không dụng vậy, cho nên dụng chỉ ở 3. Số “thể” thường chẵn như 4 hay 12, còn số dụng thường lẻ như 3 hay 9. Số to thường chẳng đủ mà số nhỏ thường đầy, là sao vậy ? Đấy là số to thường không thể thấy, mà số nhỏ thường khá thấy, cho nên mùa chỉ ở 4, tháng chỉ ở 3, mà ngày đầy ở 10 vậy, ví như con người, chi thể 4 mà ngón tay có 10 vậy, cũng như phía trước, phía sau cùng tả hữu, cũng 4 vậy. Mặt trời lúc hiện lúc chìm ở Bắc, cùng cực ở 6 mà thừa ở 7, trời thể số 4 mà dụng 3, đất thể số 4 mà dụng 3, trời khác đất, đất khác trời, mà cái khác này là do phần dư của ngày và đêm dài ngắn có khác nhau vậy. Lấy trời 3 mà đất 4, trời có 3 Thần (sao) đất có 4 hành vậy, còn như hành Hỏa của đất

lúc ẩn lúc hiện, là nguyên nhân tạo ra phần dư của ngày và đêm vậy. Nói về thẻ Thi dùng 7 thừa 7, đều dụng số trời mà tôn dương, cho nên hợp số thẻ Thái dương với số thẻ Thiếu dương là 36 + 28 = 64 thẻ hợp với số quẻ là 64. Hợp số thẻ Thái âm với số thẻ Thiếu âm 24 +32 = 56 thẻ, là số quẻ toàn âm tóm nhau ở chính biến. Trời đất đều có 4 chính mà làm quẻ bất biến, nên chỉ ở 56 thì 8 bỏ 1, ấy 8 bỏ 1 là nghĩa bởi 4 bỏ 1 vậy, là bỏ số Thần vậy (sao). Trời có 4 mùa, mùa chỉ 3 tháng, tháng chỉ 30 ngày, đấy tức là Thiên Thần (sao) chẳng thấy. Càn Đoài Ly Chấn gồm 4 quẻ, mà chẳng dùng 1 đó là Chấn làm Thần vậy. Thế cho nên, mùa có 4, theo số thể tháng ngày đều dùng 3, theo dụng số và thể số đều đủ 4, dụng số bỏ 1, ấy 1 thường chẳng dùng, dùng chỉ ở 3, ấy 3 nhân thời 9, bởi vậy 3 tháng cộng 90 ngày mà thành 1 mùa, 1 năm 4 mùa mà chỉ dùng 3, bỏ 1 là lúc trời đất bế tắc mà thành mùa Đông vậy. Lấy 1 ngày mà nói, 3 giờ Hợi-Tý-Sửu, lấy 1 năm mà nói, 3 tháng Hợi-Tý-Sửu, đều ở số bất dụng vậy. Nên nói, thể số của trời đất đều 4, dùng ấy 3, chẳng dùng ấy 1, đây khá xem vậy. Duy số có chia to nhỏ, mà to thường chẳng thấy đủ, nhỏ lại thường thấy đầy, nghĩa ấy ở đâu ? To bao bọc mọi cái nhỏ, nhỏ dẫu đầy mà chẳng khá thấy, mọi cái nhỏ chia, to bao bọc to, không gì chẳng có thể thấy theo đầy vậy. Nên năm tóm mùa mà mùa chỉ 4, mùa tóm tháng mà tháng chỉ 3, đều chẳng đầy 10 ngày từ Giáp đến Quý bèn đầy 10 ngày vậy. Mùa như chi thể người chỉ có 4, ngày thì như ngón tay đầy 10, chi thể to mà ngón tay thì nhỏ, to chẳng thấy đầy mà nhỏ thường thấy đầy, nghĩa là như thế. Theo thể số 4 mà tóm bàn đều làm số lớn để xem, theo dụng số 3 mà phân tích bèn đều làm số nhỏ để xem, hay nói số lớn xem thể, số nhỏ xem dụng. Số dụng chẳng ra ngoài số thể, thực biết vậy. Mở cửa Trời, thì âm đi vào mà Dương đi ra, theo đó ngày dần dần dài ra, đêm dần dần ngắn lại, khí hậu từ lạnh chuyển dần sang ấm nóng. Vào cửa Đất, nghĩa là Dương đi vào mà âm đi ra, theo đó thì ngày dần ngắn lại, đêm dần dài ra, khí hậu từ nóng ấm chuyển sang giá lạnh. Trời Đất đóng mở tạo ra giao khí giữa Thiên Địa, là đầu mối khí hóa âm dương vậy. Nói dùng lấy 3 gồm Trời-Đất-Người, theo độ Trời ra vào ở Đất để mà xem vòng khắp độ Trời, nửa ở trên Đất, nửa ở dưới Đất, đều 182 độ nửa mạnh, lấy Nam-Bắc chia đều 91 độ, 4 phân độ dùng 1 nửa mạnh. Trời từ Nam đến Bắc cho cùng cực ra, mà đầy ở trên Đất ấy, trừ 36 độ ngoại, thì ở phía đầu Nam thường thấy, phía đầu Bắc thường ẩn, ẩn thì chẳng gồm được phần dư ở trên, do vậy ẩn chỉ cùng cực ở phần chính dùng 6, mà thấy gồm phần dư thời đầy dàn mà 7 vậy. Hà đồ 1 hợp 5 thành 6 ở Bắc thường u mờ chẳng thấy, theo số lấy 6 mà cùng cực. 2 hợp 5 thành 7 ở Nam thường sáng mà lợi thấy, Càn 2 dùng rằng thấy vậy, nói dư ở 7, theo số lấy 7, dự ở 6 cùng cực mà ra ẩn lấy thấy vậy. Cho nên muôn vật cùng thấy ở Ly, mà cùng về cất dấu ở Khảm. Đồ vua Văn và đồ vua Hy dùng 1 Trời đương Càn ở Nam, Thần (sao) âm tiếp Khôn ở Bắc, thuyết u mờ hiện thấy 6, còn 7 rõ như mắt thấy vậy. Đến như biết trước, tối sau, mà qua loa tả hữu, người đều bỏ 1 dùng 3 cùng Trời Đất không khác, cho nên lấy huống chi vậy. ôi, số Trời Đất đều thể 4 dụng 3, mà cùng nhau làm khác lẫn nhau. Trời khắc đất, ấy là phần Trời âm dương Thái Thiếu mà khắc đi Thiếu âm, cho nên Chấn chẳng dụng mà thiên thần (sao) chẳng thấy. Chấn âm nhiều mà không phụ phận Đất vậy, cho nên nói Trời khắc Đất. Đất khắc Trời, đó là phân Đất cương nhu Thái Thiếu khắc đi Thiếu cương, cho nên Tốn không dùng mà đất đá không sinh, Tốn dương nhiều mà trên phụ phận Trời, cho nên nói Đất khắc Trời. Lấy hai khắc cùng so sánh, mà Trời khắc ấy ở Đất, Trời không dùng mà về dùng Đất, Chấn còn nạp ở Khôn, như Trời chủ về ngày, Đất chủ về đêm, bớt phần dư dương ở ngày, mà chuyển hết về phần đêm, như Tý, Sửu, Dần về

phần ngày mà vẫn còn ở giờ đêm dày chưa hết, ấy phần ngày dùng theo tài thành, đến phần đêm dùng theo chịu. Đó là Trời dương dùng 3, nhật-nguyệt-tinh hiện ra mà “thần” ẩn, 3 ngôi sáng đều hội ở “thần”, nên Trời dụng 3 “thần”. Như Đất tuy khắc Trời, bỏ Tốn không dùng, thì cũng không thể nói bỏ phần dư sáng sớm mà về ở ngày, Đất tuy bỏ Tốn mà thủy-hỏa-thổ-thạch, 4 ấy đều đi, đó còn khá thấy, mà không phải thiên thần (sao) dùng ẩn mà chẳng thấy, ví vậy. Đất thấy 4 hành, dẫu thấy rất rõ mà không ẩn, mà dấu ở đó với trong cây, hoặc nửa hiện nửa ẩn, đương khi dùi cây đánh đá để lấy, làm dũng rất nhiều, dẫu như Chấn thần (Sao) ở đêm theo thần vậy thay. Trời dùng biến 6, 6 theo 6 được 36, làm Càn 1 hào dùng thẻ, chứa số 6 hào cộng được 216. Đất dùng thể 4, 6 theo 4 được 24, làm Khôn 1 hào dùng thẻ, chứa số 6 hào, cộng được 144. Theo 2 lệnh dùng thẻ, bèn 1 vạn 1520 (360x32). Nói về thể thời Trời chia mà làm Đất. Đất chia mà làm muôn vật, mà Đạo thì không thể chia. Theo trọn cùng thời muôn vật về Đất, Đất về Trời, Trời về Đạo, bởi vậy mà quân tử quý Đạo. Nói Đất dùng thể 4 là nói Đất dùng thể gấp đôi làm 4. Lấy 32 làm số của thiên thần (Sao) Chấn, thì số của Càn là 216 x 32= 6912, số của Khôn là 144 x 32= 4608, hợp cả được 11520 là số thông chứa đổi, thẻ trên dưới 2 thiên, đều hết ở đây vậy. Nói về hợp 2 số Lão sách, theo 2 thiếu 32, nhân theo số thẻ còn ấy vậy, nhưng Thiếu tóm ở Lão, dùng Lão mà không dùng Thiếu, lấy số này mà đương với số của muôn Vật. Càn cha Khôn mẹ tượng Trời-Đất, 2 Thiếu tóm 3 trai 3 gái, tượng muôn Vật, đều gốc ở Thái cực trong khoảng động-tĩnh 1 âm 1 dương dùng bởi Đạo, tức là theo số để nói về thể vậy, thời Trời 3 chia đôi làm Đất, cho nên Trời 9 Đất 6, Trời 36 Đất 24, đều 3 phần chia 2, Đất tiếp theo ở phận Trời, trước gấp 3 gấp 4 cũng 9 đấy, cho nên nói rằng Trời chia mà làm Đất, theo sinh muôn Vật thời Đất tiếp theo Trời, mà lại chia các số theo chịu đôi, tùy ở Thái, Thiếu, Cương, Nhu, diễn ấy làm vạn, cho nên nhà trước ấy là Càn, nhờ sinh ấy là Khôn, đất chia mà làm muôn vật, theo đây thì biết vậy. Thẳng nhanh chóng thì Hà đồ Trời 1 chia làm Đất 2, đại diễn chia 2 ấy là tượng đôi, gồm treo 1 nhặt 4 về lẻ, treo thẻ dùng 49 mà doanh lấy 18 lần biến, số muôn vật Trời-Đất tóm đủ ở đây. Lấy thứ bậc theo thứ tự mà nói, đến sinh Vật 1 âm dương, âm dương 1 Thái cực, Thái cực tức là Đạo, khá chia ấy số trong Đạo, chẳng khá chia ấy Đạo trong số, tán khác thời muôn vật, muôn cực toàn thế, thời muôn vật 1 cực vậy, lại chia gì du ! đại diễn rỗng 1 để ẩn tàng dùng, Đạo cố nhiên còn ở trong đó vậy, nên nói dùng trọn dùng xét sau muôn vật chứa số 2 thiên trên dưới, về ở Khôn số thẻ 24 mà dùng 6, về ở Càn số thẻ 36 mà dùng 9 vậy, đó là số về của Càn Khôn đều 4 thể vậy. Số Trời thẻ 36 tóm mà về ở trống rỗng 1 là số tàng ẩn, dùng mà thấy với cực làm thể dùng Đạo, bèn biết Đạo ở giữa 1 động 1 tĩnh, số khá suy mà xét, số chẳng khá hết, đồ bầy ra mà xét, đò chẳng khá tìm, quân tử quý đấy, nói chẳng lìa ấy vậy. Biết 3 theo 4 là 12 vậy, 2 theo 6 cũng 12 vậy, 2 theo 12 là 24 vậy, 3 theo 8 cũng 24 vậy, 4 theo 6 cũng 24 vậy, 3 theo 12 là 36 vậy, 4 theo 9 cũng là 36 vậy, 6 theo 6 cũng là 36 vậy, 4 theo 12 là 48 vậy, 3 theo 16 cũng là 48 vậy, 6 theo 8 cũng là 48 vậy, 5 theo 12 là 60 vậy, 3 theo 20 cũng là 60 vậy, 6 theo 10 cũng là 60 vậy, đều là phép tự nhiên vậy. Lão dương số lẻ dùng 4 đều lấy 12 nhân lên, ban đầu lấy 3 theo 4, 2 theo 6 đều 12; 4 theo 6, 3 theo 8, 2 theo 12 đều là 24; 4 theo 9, 6 theo 6, 3 theo 12 đều là 36; 6 theo 8, 3 theo 16, 4 theo 12 đều 48; 3 theo 20, 5 theo 12, 6 theo 10 đều là 60. Đố đều là phép tự nhiên. Năm 12 tháng, 24 khí, tháng lại đều 30 ngày, 1 từ 6 khí, 1 khí 6 biến, nhặt thẻ Thi trừ treo thời 48 thẻ, 8 vị đều 8 quẻ gồm 48 hào, 6 Giáp 5 Tý vòng quanh ghi 60, tất thảy theo đây mà định số.

Lấy suy cơ “tham - lưỡng”, ỷ số nói 4 cùng 9 và 6 cùng 6, mà Lão dương thẻ chỉ nói 4 theo 9, không nói 6 theo 6, đó là dương dùng 9 vậy. 9 lấy dương, 6 gồm âm, nửa của 6 để mà dùng đó vậy. Quẻ biến 1 Trinh 3 Hối, quẻ dưới Trinh làm quẻ gốc, quẻ trên Hối làm quẻ biến. Quẻ biến trước 4 vị, làm trời gồm 4 quẻ Càn-Đoài-Ly-Chấn. Quẻ gốc sau 4 vị làm đất gồm Tốn-KhảmCấn-Khôn. Lão dương quẻ Càn thể trùng 8 x 3 là 24 vạch dương (Thuần Càn, Trạch Thiên, Hỏa Thiên, Lôi Thiên, Phong Thiên, Thủy Thiên, Sơn Thiên, Địa Thiên, tổng hào dương quẻ trên là 12, hào dương quẻ dưới là 24, đây là cốt lõi của mọi thuận toán), gồm thể ngoài 8 quẻ có 12 vạch dương, hợp cả thể trong thể ngoài là 24 +12 là 36, theo thể trong vốn 24 hào dương, 6 theo 4 dùng rằng dương, 6 theo quẻ biến, 6 mà lưỡng đấy, tức 6 mà 2 đấy, chỉ làm âm 6 dùng nửa, bèn hợp 9 theo 4 của quẻ biến mỗi 1; 6 thêm 3 làm 9, 4 theo 6 đều thêm 3 vào thì được 4 x 9 làm 36, 3 này là nửa của 6, 6 gồm 3 làm 9. Số Khôn sao 1 lại không như vậy ? Khôn dùng 6 vị làm Càn, gồm biến thể trên về vị thứ, trừ hào Sơ và hào Thượng, chỉ còn 24 thẻ, không phải 9 là khá nói vậy. Lấy thể trên dưới 2 quẻ chính biến mà nói, hào đều 3 âm 3 dương, ngôi vị Sơ- 3-5 là của dương, ngôi vị 2-4-Thượng là của âm. Phàm làm 6 hào 6 vạch, thì hào 5 hào 6 là Trời, hào Sơ hào 2 là Đất, hào 3-4 là Người, nói quẻ 3 vạch thì hào 3 hào 6 là Trời, hào Sơ hào 4 là Đất, hào 2-5 là Người, đều gồm 3 tài mà đôi đấy, cho nên đều 2 vậy. Tóm mà nói, trong âm dương 2 nghi đủ 3 tài, Trời-Đất-Người đều có đủ ở trong âm dương. Trời-Đất-Người đều đủ 3 tài, đủ 2 nghi âm dương đều có ở trong Trời-Đất-Người vậy. Rằng 2 quẻ âm dương đều 3, đôi mà ỷ (dựa) 3, rằng 6 hào, Trời-Đất-Người đều 2, tham (sen) mà ỷ đôi. Rằng âm dương đều có Trời-Đất-Người, đôi mà ỷ 3. Rằng Trời-Đất-Người đều có âm dương, 3 mà ỷ đôi, đó là thuyết tham lưỡng ỷ số vậy. Xét quẻ 6 vạch, thì vị trí hào 1-3-5 là trên Trời, vị trí hào 2-4-6 là dưới Đất, như vậy Trời-Đất đều gồm 3. Người có đủ ở Trời-Đất, bèn gồm 4 khi bỏ hào Sơ và hào Thượng, trong đó hào 3-5 nửa hợp Trời, hào 2-4 nửa hợp Đất. Có thể nghĩ Người ở trong khoảng Trời-Đất theo để mà lập cùng Trời-Đất vậy. Nói về “hào số”, thì “dương thất chi tĩnh thủy vô Khảm”, “dương thất” chỉ hào Dương trong quẻ Khảm vì là số 7, số 7 là số Thiếu dương, là số khởi đầu dương số. “Dương cửu chi động thủy vô Chấn”, dương cửu là hào Dương trong quẻ Chấn vì là số 9, số 9 là số Dương thịnh tới cực. “âm bát chi tĩnh thủy vô Ly”, âm bát chỉ hào âm trong quẻ Ly vì là số 8, là số Thiếu âm, là khởi đầu của số âm. “âm lục chi tĩnh thủy vô Đoài”, âm lục là số chỉ vào hào âm quẻ Đoài, là số 6 là tinh túy của âm, là số cực âm. Dương số 1 dưới diễn đấy mà 10 là loại 10 Can. âm số 2 diễn đấy mà 12 là loại 12 Chi. 10 Can là Trời vậy, 12 Chi là Trời-Đất vậy, Can-Chi sánh Trời-Đất đều dùng vậy. Cán có nghĩa là Cán (thân cây) là dương vậy.Chi có nghĩa là cành, là âm vậy. (Một thân cây gọi là dương, nhiều cành tán gọi âm). Can 10 Chi 12 đó là trong số dương có âm, trong số âm có dương vậy. 1, 10, 100, ngàn, vạn, ức,… làm Cơ (lẻ), số Trời vậy. 2, 12, 20, 12 trăm, 20 vạn, 12 ức, … làm chẵn, số Đất vậy. Thi 4 tiến đấy thời trăm, quẻ 4 tiến đấy thời trăm 20 (120). Trăm thời 10, trăm 20 thời 12 vậy. Số dương 1, số âm 2, 10 Can thời 1 diễn mà 10, Giáp đến Quý là loài tuần ngày vậy. 12 Chi thời 2 diễn mà 12, Tý đến Hợi là loại 12 tháng vậy. 10 đôi theo 5, 12 gấp bội theo 6, Can làm Trời, Chi làm Đất, mặt Trời thì Sao là dương sánh Can, mặt Trăng thì Thần là âm sánh Chi, Trời-Đất

đều dùng vậy. 10 số Can thì Giáp-Bính-Mậu-Canh-Nhâm là 5 Can dương, Ất-đinh-Kỷ-Tân-Quý là 5 Can âm, đó là trong số dương có âm. 12 số Chi thì Tý-Dần-Thìn-Ngọ-Thân-Tuất là 6 Chi dương, Sửu-Mão-Tị-Mùi-Dậu-Hợi là 6 Chi âm, đó là trong số âm có dương. Tới Can-Chi mà Trời-Đất dùng 5-6 số giữa lập dùng số thấy vậy. Do vậy mà có thể diễn tới vô cùng, biết 1 diễn mà 10, 10 diễn mà 100, càng diễn tới vô cùng thì vẫn không lìa 10, số 1 và số 10 lần lượt tích lũy, vốn số trời mà lẻ vậy. 2 diễn mà 12, 12 diễn mà 120, càng diễn tới vô cùng đều dùng gồm 2, đều chẳng lìa 1 với 12 lần lượt tăng thêm, vốn số Đất mà chẵn vậy. Số Trời 25, Thi 4 tiến được số Trời là 100, số Đất 30 thẻ, Thi 4 tiến số Đất là 120. Như vậy, 100 coi là 10, 120 coi là 12, diễn ra đấy càng nhiều, giữ lấy đấy thì càng buộc lại vậy. Số 50 chia đấy thời làm 5 theo 10, khi tham dùng lưỡng đấy thời làm 6, đôi Đất lại lưỡng đấy làm 4, đó là Trời-Đất chia số Thái cực vậy. Khí này là nhà của Thần vậy. Thể ứng là nhà của Khí vậy. Khí lấy 6 biến, Thể lấy 4 chia, Thể 4 mà biến 6, bao gồm thời cùng Khí vậy. Khí biết tất là 6, cho nên là 360 vậy. 5 là nửa 10; 10 là gấp của 5, thông 5 cùng 10, 10 mà 5 cùng 5, không gì chẳng phải 10, phương Chi 1 với 9, 2 với 8, 3 với 7, 4 với 6, có 1 chẳng hợp làm 10 sao ? Như lưỡng theo tham Trời thì làm 6, lưỡng theo lưỡng Đất thì làm 4, hợp Trời cùng Đất theo đôi số, đều lấy động-tĩnh chia Thái cực dùng thành số. Thái cực rỗng ở giữa. 50 tức theo số vậy. Rỗng 1 không dùng, theo diệu mà dùng như vậy là rất mực vậy. Khi nói dùng 6 với 4, lại gồm dùng nghĩa với Thể. Khí dương làm Trời là nhà của Thần, mà Thần là Khí linh diệu nơi biến hóa. Thể âm làm Đất, lại là nhà của Khí vậy, Khí làm Thể nơi chỗ lưu động đầy đủ vậy. Khí tuy là nhà của Thần, khi biến lấy 6, 6 gấp Thiên tham, Càn vận 6, 6 mà biến vòng khắp. Thể tuy là nhà của Khí, theo chia lấy 4, 4 gấp Địa lưỡng, Khôn chứa 4, 4 mà chịu thành vậy. Cho nên, 6 Khí Trời lấy thần diệu muôn vật mà buổi trăng ứng đấy 4 Thể. Đất lấy Khí hợp, tiếp Trời mà vật tượng nhân đất, xét đấy. Lấy Thể cùng Khí gồm vậy, nên Khí biến, tóm lấy 6 vòng khắp, 6 nhân theo 6 mà 1, 10, 100, 1000 đấy, tuy trải 360 vận còn như 360 ngày vậy. Trời 6 Đất 4. Trời lấy “khí” làm “chất”, lấy “thần” làm “thần”. Đất lấy “chất” làm “chất”, lấy “khí” làm “thần”, duy Người có đủ gồm muôn vật mà làm muôn Vật dùng thông, nhe tiếng chim muông lấy theo loài mà điều bầy đều theo 1, chẳng gì chẳng hay đó là Người vậy. Suy đến việc khác cũng chẳng việc gì chẳng thế, duy Người được Trời Đất giao cho để chịu mệnh, còn tất cả các loài khác thì không vậy. Đời người thực nói là rất quý vậy. Trời Đất cùng theo quý mà không tự quý là trái với lẽ của Trời Đất, sự chẳng lành chẳng gì to bằng vậy. Lại nhân đồ tròn 6 theo 4 mà nói, Trời gấp “tham” mà 6, Đất gấp “lưỡng mà 4. “Khí” lấy 6 biến, tuy là nhà của “thần”, Trời nổi lên trên mà “khí” chuyển làm “chất”, “thần” ứng vi diệu theo để dụng nên lấy “thần” làm “thần”, chết ở trong mà “thần” lấy làm thiêng đó vậy. Thể lấy 4 phần, là nhà của “khí”, Đất ngưng đọng xuống dưới mà “chất lấy làm “chất”, “khí” lưu hành theo để biến hóa, nên lấy “khí” làm “thần”. Do đó, “chất” lấy làm thực, “khí” lấy làm hư vậy. Càn tư thủy, nên “thần” dụng “thần”, Khôn tư sinh nên “khí” dụng “thần”. Cho nên loài Vật có vạn Trời vạn Đất, mà “thần khí” trọn vẹn duy chỉ có loài người. Vậy Xuân mà loài Người thiêng, tiếng thú đều hay 1, mà Người không gì không hay biết, mọi việc khác đều thế. Ở loài khác, khi gốc ở Trời mà chia bẩm thụ ở mặt Trời dương thì ở âm thường chẳng đủ. Còn khi gốc ở Đất mà chia bẩm thụ bên trong âm thì ở dương thường chẳng đủ vậy. Người thì hợp Trời Đất, mặt Trời dương mặt Trăng âm cùng giao nhau biến hóa, mà gồm được lấy làm dùng, cho nên 1 hay “không” theo

chẳng hay, coi loài khác dùng sinh quý như thế nào đây. Trời Đất sinh Người, cùng lấy rất quý, chẳng tự quý mà cam hạ xuống cùng với Vật, đó là trái với lý sinh, há chẳng phải bất tường dùng to lớn du ! Cho nên, quân tử dẫm lên “tình”, trở lại “tính” dùng làm quý vậy. âm không 1, dương không 10, dương không 10 cho nên không đủ ở sau, âm không 1 cho nên không đủ ở đầu. Trời khởi ở số “1” trước tiên, Đất bắt đầu khởi ở số “2” làm đầu, cho nên âm không có số “1”. Số Đất sau cùng là 10, số Trời sau cùng là 9, cho nên dương không có 10, không 10 thì 1, 3, 5, 7, 9 là số không đủ ở sau, không “1” thì 2, 4, 6, 8, 10 là số chẳng đủ ở đầu. Việt Châu bàn: trước không nói 1, còn lấy đấy để làm “thể”, sau không nói 10, dấu đi lấy đấy để làm “dụng”. 10 dùng sau cũng như 1 dùng theo trước, như đồ quẻ Phục thì 1 dùng trước cũng như 10 theo sau ở đồ quẻ Khôn vậy, trước sau dùng hội Trinh nguyên cùng giao, theo 1 động 1 tĩnh mà dùng ở khoảng giữa. Điều này như ở ngoài ý gốc, sẽ sinh giải vậy. Tham hàng ngũ lấy biến, lẫn đầu theo số mà Trời Đất xung nhau, ngày đêm giao nhau. Số “1” này là số đầu mà chẳng phải số vậy, cho nên 2 với 2 mà làm 4, 3 với 3 làm 9, 4 với 4 làm 16, 5 với 5 làm 25, 6 với 6 làm 36, 7 với 7 làm 49 đó là đều dùng theo biến. Số đại diễn là gốc của toán pháp sao ? Lấy tóm số dùng khai triển lên chẳng qua ở vuông tròn cong thẳng vậy, số trừ là số tiêu vậy. Toán pháp dẫu nhiều chẳng qua dùng ở đây vậy. Bầy Hà đồ số Trời Đất mà tỏ rõ sen hàng lấy biến, lẫn lộn hợp cả theo ganh đua để mà dùng. Số trời đất với số cùng xung nhằm ngày đêm cùng biến, cùng giao nhau. Xung ấy là trước sau biến mà khẩn tiếp. Giao ấy là kia với đây hợp mà cùng đắp đổi nhân lên. “Tham” thì trời 1 đất 2 liền hợp, hàng ngũ thì 1-4 hay 2-3 dùng đắp đổi gồm tính, bởi thế mà “tham” nhân hàng ngũ nhân lên làm lẫn lộn làm hợp cả lại, số “không” chẳng cùng cực, biến “không” chẳng thông, theo mà chẳng biến ấy là “1” vậy, “1” làm số dùng đầu là lấy số sinh tóm số, mà chẳng phải khá lấy số mệnh vậy. Cho nên một vật chẳng rằng số vật 1, 1 như 1 vậy. Từ 1, 1 trở lên 2, 2 rồi 3, 3 rồi 4, 4 rồi 5, 5 rồi 6, 6 rồi 7, 7 nhân mà nhân lên đấy, làm 4, làm 9, làm 16, làm 25, làm 36, làm 49, chẳng phải số dùng chửa theo biến vậy. Phàm cất lên Trời 25 số, Càn số sách là 36, đại diễn dùng 49 số, quẻ 64 số, Tỉnh Nguyên phạm 81 số, đều tùy sở dụng dùng biến, mà lần lượt đủ vòng khắp vậy. Bèn biết 1 chẳng biến, là thể tóm dương vậy, sau 1 trở lên đều biến, dùng để hợp với âm vậy. Đại diễn rằng 1 phân, đôi treo 1 đếm 4 về lẻ, hợp đốt ngón tay mà dùng 49 thẻ, biến hóa suy Trời theo tức là gốc toán pháp vậy. Lấy vuông tròn vòng kính (lối tắt) vẹo, thẳng, câu, huyền, toán phép nhiều ít, số chẳng qua ấy. Theo nhân lên thời sinh, trừ thời tiêu, số thực có phép, coi đấy làm dùng, bỏ đây thời biệt, không bởi đâu toán vậy. Dương tôn mà thần, tôn cho nên soi được vật, thần cho nên dấu được cách dùng. Lấy đạo sinh Trời Đất muôn vật, mà không tụ thấy. Trời Đất muôn vật cũng lấy phép dùng đạo, dương là đạo chưng dùng, âm là đạo chưng thế. Dương dùng âm, âm dùng dương. Khi lấy dương làm dùng thời tôn âm, lấy âm làm dùng thời tôn dương. Trời dương thể tròn rất tôn mà nhà ở thần, vì tối đất thấp mà nhà ở khí đó vậy. Khi tôn như vậy thì vật đều bị sai khiến. Càn sai khiến Khôn cùng với 6 Tý, mà mặt Trời sai khiến chẳng cùng Tinh Thần, khi Thần vậy dấu dùng, Khôn cùng 6 Tý dấu cách dùng ở Càn, Nguyệt cùng Tinh Thần dấu cách dùng ở nhất Nhật đó vậy. Sai khiến vật mà các loài ứng theo, theo rõ rệt điều

nhân đợi nói. Dẫu như dùng thời về theo ở đạo Thái cực, trời đất muôn vật, đều gốc ở đạo sinh ra, mà dấu cách dùng mà chẳng tự thấy, đó là nhà ở thần diệu mà cấp ngàn vạn vậy. Bèn biết dấu cách dùng là cái gốc sai khiến vật. Trời Đất dùng to, muôn vật dùng yên, phạm vi khúc thành, ít chẳng phải lấy phép ở đạo vậy. Đạo cùng làm cách dùng dương đạo 1 mà thôi. Tự theo chia mà nói, âm làm Thể mà dương làm Dụng, mà lần lượt dùng giao tôn âm Dương, Nguyên hợp Chấn đến Đoài đều dùng Dương, âm trên Trời tôn âm, từ Tốn đến Cấn đều dùng âm, trên Dương thời tôn Dương. âm vốn thấp mà sai khiến ở Dương, ở dấu cách dùng, thời có lý tôn âm. Dương vốn tôn mà sai khiến ở âm, tuy Dương ở dấu cách dùng, thời càng thấy thực lý tôn Dương. Cho nên sai khiến vật lấy dùng âm vậy, dấu cách dùng là để tôn Dương vậy. âm ngõ hầu ở Đạo, đó là lấy cảnh hướng tới Đạo, 6 biến mà thành 36, 8 biến mà thành 64, 12 biến mà thành 384 cũng như 49 biến mà thành 384 vậy. Đạo hợp âm Dương mà Dương rõ rệt còn âm lại dấu, dấu mà chẳng thấy Đạo không khá trỏ, song âm tĩnh lấy thai, Dương dùng động âm thể lấy ý kín Dương chưng dùng, theo ngõ hầu ở Đạo vậy. Cũng rõ rệt vậy, cho nên Đại diễn lấy số chẳng dùng bỏ dùng, cảnh huống đấy, phương cho dùng Đạo vậy. Tới Thi sách quái biến mà nói, Đạo tức là số mà còn, theo 6 biến, 7 biến, 8 biến, 12 biến, 49 biến, 64 biến, biến với biến nhận lên nhau không chẳng phải Đạo càng biến mà càng có, bèn lấy thành 36, 47, 64, mà số đếm thì Càn sách gồm cả quái số, hào số, không gì chẳng đủ vậy. Ấy lại số với số cùng chức, cùng lấy cảnh huống Đạo dùng, càng diễn mà càng vô cùng vậy, mà gốc ở theo Đạo dùng theo khắp biến ấy, dương làm chưng dùng đều có chẳng biến ấy, âm làm chưng thể vậy. Cho nên âm ngõ hầu theo Đạo vậy. Dương chẳng thể đứng một mình, tất được âm mà sau đứng. Cho nên Dương lấy âm làm nền. âm chẳng thể tự thấy, hẳn đợi Dương mà sau thấy, cho nên âm lấy Dương làm sướng, Dương biết theo đầu hướng theo tới thành, âm bắt chước phép ở Dương mà trọn theo công lao. Độc Dương chẳng đứng, lấy âm làm nền, âm một mình chẳng thấy, đợi Dương bèn sướng, lẻ chẵn cùng dựa nhau, thể dụng cùng nên nhau. Cho nên, Càn biết trước mà hướng Khôn dùng thành, là được âm vậy. Khôn bắt chước mà trọn công lao Càn, là âm theo Dương vậy. Xem Trời từ Lâm trở lên, xem Đất từ Độn trở xuống theo tượng, nên du ! Trời lấy Thái biến Tỉnh, Đất lấy Tỉnh biến Thái, theo sướng dùng tượng du ! Dương hay biết mà âm chẳng hay biết, Dương hay thấy mà âm chẳng hay thấy. Hay biết hay thấy ấy có làm cho nên tính dương “có” mà tính âm “không”. Dương có theo chẳng lệch, mà Am không theo cũng chẳng lệch. Dương có đi mà âm thường ở, “không” chẳng lệch mà thường ở ấy làm thực, cho nên thể của Dương thường hư mà thể của âm thường thực vậy. Tính Dương sáng, tính âm mờ. Sáng thì hay biết, hay thấy mà rõ rệt cách dùng, rõ rệt “có”. Mờ thì chẳng hay biết, hay thấy, mà dấu cách dùng “không”. Cho nên rõ nhân là Dương, mà dấu cách dùng là âm. Nhưng Dương lấy biết làm trước, âm lấy tác thành làm trước, lấy mờ dùng thành mà chửa xét theo thành, cho nên có theo cũng chẳng lệch, thành lấy hết mà dùng trước, mà đã thâu tóm theo trước, cho nên không theo chẳng lệch Dương tạo ra “có” mà mới, mới mà ráo đi cũ, thời “có” bỏ đi vậy. âm giữ “không” mà cũ, cũ mà ngậm mới, thời thường ở vậy. Vì dùng làm thể ở, Dương động mà làm khách, âm tĩnh mà làm chủ. Thực rằng ấy, nhà khí lấy thể thấy làm hư mà thể thực làm thuộc vậy. Theo “không” chẳng lệch mà thường ở ấy phải du ! Hư rằng

ấy, nhà thần lấy khí thấy làm thực, mà thực lại hư vậy, theo “có” chẳng lệch, mà “có” đi ấy phải du ! Nếu Thần thời Nhật Nguyệt Tinh dùng theo trải, “không” theo chẳng lệch, mà thường Tinh lấy ở Nhật Nguyệt Tinh tượng “có” mà thể hư, Thần thời tượng “không” mà thể thực, song Nguyệt cũng thể âm, mà cùng với Nhật Tinh đồng ấy là đồng ở Trời chưng dùng mà Thần thời chẳng dùng chưng thể, cho nên chuyên nói tới Thần vậy. Khí biến mà Hình hóa, Hình có thể chia, mà Thần không thể chia. Dương sinh âm cho nên Thủy thành trước. âm sinh Dương cho nên Hỏa thành sau, âm Dương cùng sinh vậy, thế Tinh cùng đợi vậy. Ấy lấy Dương đi thời âm kiệt (hết), âm hết thời Dương diệt. âm đối Dương làm 2, song Dương đến lại thời sống, Dương đi thời chết. Trời Đất muôn vật sống chết chủ ở Dương thời về đấy dùng 1 vậy. Nói về biến hóa, thì có chia Khí với Hình, Khí dương thuộc Trời, biến là Khí thuộc Trời, lấy vật theo biến. Hình âm thuộc Đất, hóa là Hình thuộc Đất, lấy vật để hóa. Cho nên, Nhật Nguyệt Tinh Thần thành tượng ở Trời, đó là đều ứng với Khí dùng biến. Thủy Hỏa Thổ Thạch thành chất ở Đất, đó là đều theo Hình dùng hóa. ông Việt Châu lấy thượng quái biến thuộc về Khí, còn hạ quái biến thì thuộc về Hình. Biết lại 1 thấy vậy. Song Khí ấy là nhà Thần, Khí biến thành Hình mà Thần đủ vậy. Hình thì có thể phân chia, như Ngũ hành đều thành mà Hình có thể phân chia mà gọi đấy. Thần thì chu lưu mà không thể phân chia, cũng như Ngũ hành chưa thành Hình trở về trước, cùng thành Hình trở về sau, không gì không phải 1 Khí ấy gây nên đi quanh ở trong, thần diệu mà chẳng phải bởi đâu phân chia ra vậy. Kia 1 lấy 4 biến, Hình phân chia mà Thần hợp, theo khá biết vậy. Thử xem Thủy Hỏa đã thành, cái nào trước cái nào sau, bèn lấy cái cớ âm Dương đợi nhau, Dương sinh ở âm, trước thành là Thủy, âm sinh ở Dương, sau thành là Hỏa. Thủy dùng sinh lấy ở Trời 1, Hỏa dùng sinh lấy ở Đất 2, Thủy đã thành lấy ở Đất 6, Hỏa đã thành lấy ở Trời 7. Như vậy, 1 với 2, 6 với 7 mà trước hay sau chẳng đợi phải nói, bèn biết âm làm Thể, Dương làm Tính, âm cũng sinh Dương, Thể đợi Tính, Tính cũng đợi Thể, cả đôi chẳng thể thiếu nhau. Nếu Dương đi là có Thể mà không có Tính, theo đó mà xét, âm lấy kiệt mà âm hết, nếu âm hết là có Tính mà không có Thể, Thể xét vậy Dương lấy diệt, ấy cho nên động tĩnh đổi gốc sinh thành Đạo để dùng, hết thảy đều đầy đủ ở số vậy. Đạo để dùng nói rằng: âm Dương đều 1 vậy, lấy âm đối Dương thì làm 2, mà sở chủ duy nhất Dương, Dương tôn mà Thần lấy để sai khiến âm đó vậy. Cho nên, Dương lại (đến) Phục, muôn vật quay về sinh, Dương đi hết thì muôn vật tới chết, hợp Trời Đất là hợp sinh với thành, muôn vật biến và hóa, theo sống và chết đều là 1 chủ ở Dương đến hay đi, dẫu có 2 mà quy về ở 1 đó vậy. Trong Dương là dương Nhật vậy, trong Dương là âm Nguyệt vậy, trong âm là dương Tinh vậy, trong âm là âm Thần vậy, trong Nhu là nhu Thủy vậy, trong Nhu là cương Hỏa vậy, trong Cương là nhu Thổ vậy, trong Cương là cương Thạch vậy. ôi, 4 tượng ấy nếu lẫn lộn với nhau mà dùng đấy, Nhật Nguyệt là âm Dương của Trời, Thủy Hỏa là âm Dương của Đất, Tinh Thần là Cương Nhu của Trời, Thổ Thạch là Cương Nhu của Đất. Trăng ban ngày khó thấy, nên làm âm ở trong Dương, Tinh ban đêm khó thấy, nên làm Dương ở trong âm. Mặt Trời thấy ở ban ngày, mặt Trăng thấy ở ban đêm, mà nửa chẳng thấy là sao vậy ? Tinh (sao) nửa thấy ở đêm, là bậc sang hèn vậy. Mặt Trời theo bầu Trời mà chuyển, mặt Trăng theo mặt Trời mà đi, Tinh (sao) theo mặt Trăng mà thấy. Cho nên, Tinh (sao) bắt chước mặt Trăng, mặt Trăng bắt chước mặt Trời, mặt Trời bắt chước Trời. Trời nửa sáng nửa tối, mặt Trời nửa đầy nửa thiếu, mặt Trăng nửa đầy nửa khuyết, Tinh (sao) nửa động nửa tĩnh, đó là ý nghĩa âm Dương vậy. Trong Dương có âm, trong âm có Dương, đó là đạo Trời vậy. Trong Dương dùng mặt Trời dương là đạo nắng đó vậy, trong

Dương dùng âm vậy, lấy theo Dương dùng loại, cho nên thấy nắng ở ngày. Trong âm dùng Dương là Tinh (sao) vậy, sở dĩ hay thấy ở đêm, trong âm dùng âm là Thần vậy. Trời Đất vậy, Thần số 12 (1 với 2) Nhật Nguyệt giao hợp, rằng là thần thần, Thể Trời đó vậy, Thể của Trời là Khí không có Vật đó vậy, Tinh làm mặt Trời theo, Thần làm mặt Trăng theo. Trong Thiên, Thái dương làm mặt Trời, đó là Dương trong Dương, Thái âm làm mặt Trăng nên làm âm trong âm, Thiếu dương làm Tinh đó là Dương trong âm, Thiếu âm làm Thần đó là âm trong Dương. Càn Đoài đều 4 tượng dùng Thái dương, Càn 1 Đoài 2 mà Đoài làm mặt Trăng, là âm đẹp ở trong Dương, lấy chia ở ngang cắt nửa trên Thiên dương, cho nên Đoài làm âm ở trong Dương Càn. Ly 3 Chấn 4 tượng dùng Thiếu âm, mà Chấn làm Thần, là âm ẩn ở trong âm, lại chia ở ngang cắt nửa ở dưới Địa âm, cho nên Chấn làm âm ở trong âm Ly. Đến Khôn Cấn cúng làm 4 tượng dùng Thái âm, ở Đất nói rằng Thái nhu mà Khôn 8 Cấn 7, lại chia cương với nhu làm Thủy làm Hỏa giống như Càn Đoài vậy. Khảm Tốn đồng làm 4 tượng dùng Thiếu dương, ở Đất nói rằng Thiếu cương là Khảm 6 Tốn 5, trong cương lại chia cương với nhu làm Thổ làm Thạch, giống như Ly Chấn vậy. Tuy Dương dùng nội Thiên có khác đôi chút, mà theo bên trong mà biệt bạch gãy gọn vậy. Cho nên suy ra nói 4 tượng chưng dùng, lại như có lẫn lộn dùng biến Càn mặt Trời, Đoài mặt Trăng thuộc Trời, trong Dương dùng Dương, cùng với âm là Khôn thủy Cấn hỏa, lấy Đất theo Trời, thì cũng thuộc Đất. Trong âm dùng Dương, trong âm có Ly làm Tinh, Chấn làm Thần đều thuộc Hỏa, trong Dương dùng dương Cương mà âm Nhu, Khảm làm thổ Tốn làm thạch, đó là lấy Trời coi Đất, thì tự thuộc Đất. Trong âm dùng dương Cương mà Nhu âm, đó là đạo lập nên Trời, nói rằng âm với Dương mà Cương với Nhu đã đủ. Đạo lập nên Đất nói rằng Nhu với Cương mà âm với Dương đều còn, cho nên có thể nói rằng giao cùng lẫn mà hợp lẫn lộn với nhau, không có gì khác là trong Trời có Đất, trong Đất có Trời. Lại suy cho tỏ tường, ngày là Dương, mà mặt Trăng cũng có thể thấy, đó là âm đẹp ở trong Dương. Đêm là âm, mà Tinh có khi mới thấy có khi không thấy, đó là Dương thấy ở trong âm. Duy Trời ngày Dương đêm âm thì lúc nào cũng vậy, không lúc nào chẳng thấy như vậy, mặt Trời thì thấy ở ngày, mặt Trăng thì thấy ở đêm, nửa chẳng thấy này thì theo Tháng dùng Sóc (1), Vọng (15), Hối (30), Huyền (8 và 25), đầy với chẳng thường, mà Tinh dùng thấy ở ban đêm, cũng nửa thấy ẩn lặn. Thần mà thấy ở ban ngày là quý, nửa thấy mà theo về đêm là tiện (hèn). Theo Dương tôn âm sai khiến, cũng như thứ bậc vua tôi đó sao ? Hay nửa thấy, lại chẳng những Nguyệt Tinh là thể, Nhật dùng chuyển theo Trời, Nguyệt dùng đi theo Nhật, Tinh dùng thấy theo Nguyệt, cho nên Tinh dùng nửa mà thấy về đêm, lấy theo bắt chước Nguyệt mà Nguyệt phần nửa chẳng thấy ở đêm, theo lúc đầu thì chẳng phải bắt chước theo Nhật với Trời. Trời dùng sáng tối làm hai phần nửa, mà đầy với cùng với mỗi phần nửa. Tinh theo Nguyệt bắt chước mà động tĩnh cũng theo phần nửa, âm dương theo nhau nghĩa vốn như thế. Cho nên đạo Trời âm dương thay đổi nhau đều dấu cái gốc, cùng giao nhau cùng làm “có”. Nhật Dương trong Dương đạo làm nắng, mà Nguyệt thì âm trong Dương mà chẳng nói rét, lấy theo loài Dương mà hay thấy ở ngày. Còn Tinh là Dương trong âm chỉ thấy về đêm. Thần thì âm trong âm mà làm Trời dùng Đất, xưa nói rằng: chỗ không Tinh thì đều là Thần, cũng như nơi không Thạch thì đều là Đất. Số Thần gồm 12 mà bảo rằng là nơi Nhật Nguyệt giao hợp. Vì Thần là Thể của Trời, theo đầy khắp đều Khí, mà không có vật tượng trưng có thể chỉ ra được, lấy phụ ở Nhật Nguyệt dùng theo, thì Tinh làm Nhật theo, chia Dương sáng mà có thể thấy, Thần làm Nguyệt theo, theo âm tối nên chẳng dễ thấy. Cho nên Nhật Tinh chép lấy 10 Cán (phần thân cây, Can vậy) Nguyệt Thần chép lấy 12 Cành (Chi vậy), chính theo để dùng mà chia đều thâu tóm ở đây vậy. Trời lấy cương làm đức nên nhu chẳng thấy. Đất lấy nhu làm Thể nên cương chẳng sinh. Đó là

do lấy Chấn của Trời dùng làm âm, lấy Tốn của Đất mà dùng làm Dương. Đất thuộc âm, khi có Dương mà âm bắt chước theo, bởi vậy rất âm đó là Thần vậy, rất Dương đó là Nhật vậy. Bắt đầu khởi ở dùng Trời, mà Đất theo thì chỉ có Thủy Hỏa mà thôi, đó là lấy trên Đất thì đều là Vật có Chất vậy, âm phục Dương mà Hình Chất sinh, Dương phục âm mà Tính Tình sinh. Dương sinh âm, âm sinh Dương, Dương khắc âm, âm khắc Dương. Dương khi dùng chẳng khá phục âm mà chẳng thấy ở Đất, âm khi dùng chẳng khá khắc Dương mà chẳng thấy ở Trời. Phục Dương dùng Đất thì Thể tất nhu, đó là do sợ Dương mà làm Dương theo dùng. Phục Dương dùng Trời thì Thể tất cương, đó là do chống đối Dương mà làm âm theo dùng. Cho nên, Thủy Hỏa động mà theo Dương, Thổ Thạch tĩnh mà theo âm. Nhật ở chung thủy thì sinh (có đầu có cuối), khi lìa xa thì chết, giao với không giao bởi dùng, rằng nói vậy. Chấn làm Thần của Trời, mà sao không thấy, đức Trời cương mà nhu lấy phục vậy, do bởi phục nhu cho nên chẳng thấy. Tốn làm đá đất chẳng sinh ấy, thể đất nhu mà cương lấy nhắc nhở vậy. Khắc thì chẳng thể sinh, Chấn dương mà âm hào nhiều, Tốn âm mà hào dương nhiều. Đất sinh âm mà âm bắt chước dương, bắt chước dương để làm tôn dương thành tượng, dùng để nói rằng Càn dương để cho âm bắt chước theo đấy, bắt chước theo phép dùng đó là Khôn, cho nên rất mực âm chẳng bằng thần, rất mực dương chẳng bằng nhiệt. Chấn đến dùng Càn là đức ở số Trời, như Đất thì Khôn làm Thủy, Cấn làm Hỏa, đó là bắt chước theo Trời dùng Nhật và Thần mà thôi. Phàm đã là tôn dương mà sai khiến vật, đó đều bởi âm (thấp) mà dùng làm chưng dụng vậy. Khi lấy bầy ra ở trên Đất như Thủy Hỏa Thổ Thạch, thì mọi vật chẳng gì chẳng thành chất, nguyên theo hình chất bàn về sinh, thì trong âm phục (nép) dương sẽ suy theo Tính Tình cũng dùng sinh, khi dương phục âm, lại lần lượt thay nhau làm gốc rễ dương bèn sinh âm, ví như Ly dùng dương tiêu, Khảm dùng âm sinh đó vậy. âm cũng sinh dương, như Khảm dùng âm tiêu thì Ly dùng dương sinh, ngày theo cùng với sinh, biết theo cùng khắc. Đây sinh kia, là âm dương loại vậy. Cho nên Đất âm bắt chước theo Trời cách dùng, cốt do xem ở cách dùng là phục với khắc vậy. Dương có thể rễ phục mà cũng chẳng dễ phục, như Khảm một hào dương có thể phục, trên Tốn hai hào dương thì chẳng dễ phục, chẳng dễ phục thời chẳng thấy ở Đất, cho nên Đất Hỏa thường thấy ngấm ở Thạch. âm có thể dễ khắc mà cũng chẳng dễ khắc, như Ly một hào âm có thể dễ khắc, trên Chấn hai hào âm thì lại chẳng dễ khắc, chẳng dễ khắc này chẳng thấy ở Trời, cho nên Thần của Trời thường thấy hợp ở Nguyệt. Khi bàn về dương phục, lại có ít có nhiều, như Khôn có 12 hào dương và 36 hào âm (Khôn, Bác, Tỷ, Quan, Bĩ, Tụy, Tấn, Dự), Cấn có 20 hào dương và 28 hào âm (Khiêm, Cấn, Khiển, Tiệm, Độn, Hàm, Lữ, Tiểu quá), đây là dương phục ít, đó là âm theo thể của nhu mà sợ dương, bèn làm dương theo dùng, Khảm có 20 hào dương và 28 hào âm, Tốn có 28 hào dương và 20 hào âm, đây là dương phục nhiều, đó là âm theo thể của cương mà chống dương, bèn làm âm theo dùng. Cho nên Khôn Thủy và Cấn Hỏa, thì Tính của Hỏa cương mà Thể lại nhu, cùng với Thủy đều động chẳng tĩnh nên đều theo dương, đó là vì còn biết sợ dương vậy, Khảm Thổ với Tốn Thạch thì Tính nhu mà Thể lại cương, Thổ với Thạch đều tĩnh mà không động nên đều theo âm, vì chống đối với dương vậy. Qua đây, biết âm bắt chước theo dương cũng còn dương dùng cách phục để làm đứt vậy. Nhật Càn giữa Nam cung Ngọ, Thủy Khôn giữa Bắc cung Tý, Nhật mà ở Thủy cung Tý đó là Càn giao với Khôn, đây là dương lại đến, là quẻ Phục rồi quẻ Lâm quẻ Thái, muôn vật bèn theo sinh. Nhật mà ở Hỏa giao với Khôn cung Ngọ, thì Nhật với Thủy xa lìa, đây là dương lại đi, là quẻ Cấu rồi Độn rồi Bĩ, muôn vật thì 9 phần chết. Theo đây bảo rằng, Nhật ở Nam cung Ngọ thì muôn vật bắt đầu chất biến đổi đó vậy, cho nên Nhật Thủy ở trên thì giao nhau mà chẳng nên lìa vậy. Dương ở trong Dương thì không dễ mà biến, là Càn vậy, nên một năm chỉ cất lên 12 tháng. âm ở

trong âm cũng chẳng dễ biến, là Chấn vậy, nên một ngày dùng chỉ có 12 giờ thôi vậy. Đoài là âm ở trong Dương là Thái dương, Ly là Dương ở trong âm là Thiếu âm, đều có thể biến, nên số ngày trong tháng có thể không đồng đều vậy. Lấy số âm thì lấy 12 để khởi, lấy số dương thì lấy 30 để khởi, mà thường còn 2 và 6 vậy. Cất lên Năm thấy Tháng, cất lên Tháng thấy Ngày, cất lên Ngày thấy Giờ, đó là dương thâu tóm âm vậy, đó là Trời có 4 biến ngậm Đất có 4 biến, Nhật dùng biến ngậm Nguyệt và Tinh Thần dùng biến vậy. Kinh Dịch dùng sinh số 129600, chia ra làm 4320 Thế, đó là số to tiêu trưởng diễn ra làm 30 năm dùng Thần số, tức là theo số vậy. Một năm có 360 ngày, chia ra có 4320 Thần, lấy 30 nhân lên đấy được theo số vậy. Phàm Giáp Tý và Giáp Ngọ làm đầu của Thế, đây là số làm kinh Thế, như Can ngày Giáp tháng Tý, đó là Tinh Giáp Thần Tý, lại nói rằng: đó là số kinh Thế mà Nhật Giáp Nguyệt Tý, Tinh Giáp Thần Tý cũng theo đấy vậy. Vốn chỉ có 1 khí, khi sinh thì làm Dương, khi tiêu thì làm âm, cho nên 2 đó mà lại chỉ 1 mà thôi, 4 đó mà chỉ 2 mà thôi, 6 đó mà chỉ 3 mà thôi, 8 đó mà chỉ 4 mà thôi. Đây chỉ nói về Trời mà chẳng nói về Đất, cũng như chỉ nói về Vua mà không nói về bề tôi, nói Cha mà không nói về Con, nói Chồng mà không nói về Vợ. Song Trời có được Đất thì muôn vật mới có sinh, Vua có được bề tôi thì muôn giáo hóa mới được thi hành, Chồng được Vợ, Cha được Con thì đạo nhà mới thành. Cho nên, có 1 thì tất có 2, có 2 thì tất có 4, có 3 thì tất có 6, có 4 thì tất có 8, Nhật-Nguyệt-Tinh-Thần cộng vào làm Trời, Thủy-Hỏa-Thổ-Thạch gộp vào làm Đất, tai-mắtmũi-mồm hợp làm cái đầu, tủy-máu-xương-thịt cộng làm thân, đó là 5 dùng số vậy. âm Dương có khí có tượng, khí thuộc “không” mà chẳng dễ thấy, tượng thuộc “có” mà chẳng dễ biến, lấy 4 quẻ tượng của Trời mà nói thì Càn là dương ở trong dương, đó là thuần dương, là lẻ đó vậy. Lấy năm để dùng 1 tượng của Trời là quẻ Càn, khi cất lên 12 tháng thì có thể biết về 1 năm. Chấn là âm ở trong âm, là chẵn vậy, Nhật dùng 1 tượng này, chẳng khá khi cất lên 12 Giờ mà có thể thấy được. Đó là rất chuẩn mực của tượng khi dùng to hay nhỏ, ở đây cũng chẳng dễ biến đó vậy. Theo nhau mà chẳng khó biến ấy, thì khi nói về Năm phải kể tới Tháng, nói về Ngày thì phải kể tới Giờ. Ngoài số dùng là 12 ra, dẫu Năm có sai đầy hay rỗng theo Phân, mà cũng chẳng lấy biến theo số thường vậy. Quẻ Đoài và Ly đều 2 lẻ 1 chẵn, Đoài thì làm âm ở trong dương, đó là Tháng (Nguyệt) dùng theo số của Ngày vậy. Ly thì làm dương ở trong âm, là Tinh dùng theo Tháng, đều có thể biến, rằng nói vậy. Năm lấy Tháng để chép, mà Tháng thì được chia làm 12 tháng, Ngày thì lấy Sao, Tinh tú để chép, mà Ngày được chia theo số là 30 ngày, có thể phân chia thì có thể biến, lấy số âm theo Chi của Tháng, tức là lấy theo 12 phần khởi từ Tý đến Hợi là đủ khắp vòng. Số dương theo Can của Ngày, tức là lấy theo 30 phần khởi từ Giáp Tý đến Quý Tị thì cũng đủ một nửa của khắp vòng vậy. Như vậy, thì 12 làm số của 1 Nguyên, cũng là số của Hội, còn 30 là số của 1 Hội dùng số của Vận đó vậy, mà Vận dùng số của 12 Thế, thế dùng 30 năm, cũng tức là còn ở ấy vậy. Nói rằng thường còn 2 và 6, tức là 12, nói rằng số đương lấy số 30 thì thường còn số âm là 12, hoặc lấy số âm là 30 thì số dương thường còn là trong 12, đó tức là Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần lấy theo để suy ra Nguyên, Hội, Vận, Thế, thông qua đây có thể nhận biết vậy. Cho nên, cất lên Năm thì có thể thấy được số của Tháng, cũng như cất lên Nguyên thì thấy được Hội; cất lên Tháng thì có thể thấy được số của Ngày, cũng như cất lên Hội thì thấy được Vận; cất lên Ngày thì có thể thấy được số của Giờ, cũng như cất lên Vận thì thấy được Thế. Tất cả đều lấy số dương 30 thâu tóm số âm 12 mà thấy được vậy. Khi dương thâu tóm âm, thì Trời bèn ngậm Đất, gồm Thủy-Hỏa-Thổ-Thạch là 4 biến của Đất, tương đương với 4 biến của Trời là Nhật-Nguyệt-TinhThần. Trong 4 biến của Trời lại quy về ở Nhật (thâu tóm về), Nhật 1 biến mà ngậm 2, mọi biến thông để đầy đủ thì 1 quẻ biến thành 4 quẻ, bỏ hào Sơ, lấy giao biến hào Thượng, trong hào

dương thâu tóm hào âm thì có thể thấy vậy. Bởi đó để suy 64 quẻ biến thành 256 quẻ, đều là dùng cái lý 1 ngậm 4. Cũng là nói lấy số sinh của Dịch 1, 2, 3, 4, 5 đó vậy. Lấy số 1 làm số của Nguyên, 2 làm số của Hội, 3 làm số của Vận, 4 làm số của Thế, tương đương với số 129600. Lấy số 4320 mà kể là số thâu tóm của Thế về 1 Nguyên thẻ số lẻ, thì bỏ số 5 lại dùng 1 là ý đó vậy. Phàm chứa âm dương tiêu trưởng số lớn mà diễn 30 năm làm 1 Thế, số của Thần cũng là số này vậy. ôi, 6 tháng làm 1 biến, có thể làm 1 năm tiêu trưởng của số nhỏ, 6 Hội 1 biến tương đương với 1 Nguyên khi tiêu trưởng số lớn, lấy số nhỏ để thấy được số lớn, theo số lần 1 Thế được số năm 1 Nguyên, còn khi lấy số lớn để thấy được số nhỏ thì số năm 1 Nguyên, tức là số Thần của 1 Thế đó vậy. Suy theo số mà diễn ra, từ 1 năm khởi, 1 năm có 360 ngày, 1 ngày có 12 giờ, thì số giờ của 1 năm là 4320, 30 năm làm 1 Thế, lấy 30 x 4320 = 10800 giờ, đó là 30 năm theo 360 ngày, 30 x 4320 = 129600, đó là 30 năm theo 4320 giờ của 1 năm, Thần tức là Thế vậy, là Giờ đó vậy. Nếu chia mỗi 10 năm làm 4320 giờ, mà Thế thì lấy số 30 tương ứng với Giáp Tý Giáp Ngọ làm khởi đầu. Giáp Tý thì Đông chí dương đến được quẻ Phục, Giáp Ngọ thì Hạ chí âm đến được quẻ Cấu, mà đến Quý Hợi thì 6 âm cùng cực, Quý Tị thì 6 dương cùng cực, đều tương đương với 30 năm. Theo đồ số kinh Thế (kinh Giờ) thì Nhật theo Giáp, Nguyệt theo Tý, Tinh theo Giáp còn Thần theo Tý, có nghĩa là Nhật và Tinh thì theo dương Can, Nguyệt và Thần thì theo âm Chi, thay đổi nhau theo thứ bậc, Nhật Giáp dùng 1, thì biết rằng 1 là số đứng đầu của Đạo, Nhật làm rường cột cho Vua, mà còn theo đều phép của bầy Tôi vậy. Càn thâu tóm Khôn với 6 Tý, Nhật thâu tóm Nguyệt, Tinh, Thần vốn chỉ làm 1 khí mà thôi, mà lần lượt sinh từ quẻ Phục đến quẻ thuần Càn, sinh này là dương đó vậy, từ quẻ Cấu đến quẻ thuần Khôn mà lần lượt tiêu, tiêu này là do âm đó vậy. Dương sinh thì vật mở, âm tiêu thì vật đóng, nên âm dương là 2 kỳ thực chỉ là 1 khí dùng làm biến đổi vạn vật vậy. Thái Thiếu gồm 4, vốn là 2 khí dùng để chia, nên hào thì có 6 hào mà cũng không lìa ở 3 vạch, quẻ thì có 8 cũng chỉ trong có 4 biến. Xét đấy, thâu tóm làm 1, 1 này làm dương, là Trời vậy, là Vua, là Cha, là Chồng, nói rằng dùng làm cương (rường) theo ra thì là âm Đất vậy, tôi vậy, vợ vậy, con vậy, có thể nói rằng dùng làm kỷ (phép) âm thâu tóm dùng dương, nói cương mà chẳng nói kỷ là khá vậy. Cho nên Nguyệt Tinh đều tóm dùng theo Nhật, đó là dương vốn tôn vậy. Song dương vốn chẳng vần chuyển một mình, tất có được âm để sánh đôi, như Trời, như Vua, như Chồng, như Cha, tất sẽ có Đất, có bề tôi, có vợ, có con, để hợp mà sinh muôn vật mà thành Đạo của Trời Đất, đạo vua tôi, đạo cha con đạo nhà vậy. Nên có 1, 2, 3, 4 thì có 2, 4, 6, 8 theo nhau cùng sánh đôi, cùng diễn ấy thế vậy. Số 5 là sinh số tới cực ở giữa để mà tóm theo 1 chẳng dùng, mà biến 1 duy thì chỉ có 4 biến theo vậy. Cho nên, Nhật-Nguyệt-Tinh-Thần hợp làm 1 Trời, Thủy-Hỏa-ThổThạch hợp làm Đất, tai-mắt-mũi-môm hợp làm 1 đầu, tủy-máu-thịt-xương hợp làm 1 thân, đều 4 cộng mà thành số 5 vậy, nhưng vẫn tóm theo 1 mà thôi. Dịch có 64 quẻ 384 hào, đều từ ở trong đồ hết, mà Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần thay nhau đắp đổi trái phải ở Trời, lẫn lộn giao qua lại, điều lý rành rành, tự nhiên thành tượng dọc dùng văn (vẻ sáng) là văn của Trời thấy đó vậy. Theo tới số sinh mà nói, Càn lấy 1 làm đầu đứng trước, dùng làm gốc của Trời. Theo tới số thành mà nói, Khôn lấy 2 làm thành, làm hình dùng gốc ở Đất. Từ Phục cho tới quẻ Càn dương sinh dùng thành, từ Cấu đến Khôn, thì thành trở lại dùng sinh. Phàm theo tiến đổi không phương, không gì chẳng phải Đạo cư ngụ ở trong, Đạo ấy là tông tổ Trời Đất muôn vật, ở Trời Đất sinh ra vật, thì vật dùng vạn đấy mà thôi, ở Đạo sinh Trời Đất, cũng ở muôn vật, vật dùng vạn đấy mà thôi. ôi, Đạo ấy là gì ? Thái cực vậy. Dịch có Thái cực vốn dĩ đã thâu tóm Trời Đất muôn vật theo ở trong vậy.

Trở lên là Hà đồ Trời Đất toàn số thiên thứ nhất, lấy tiết đầu làm cương lĩnh, các tiết theo sau để phát minh nghĩa của tiết đầu. Tóm bàn theo số 1 mà 2, 2 mà 4, 4 mà 8, 8 mà 16, 16 mà 32, 32 mà 64 là Đạo sinh Trời, Trời sinh Đất, Đất sinh muôn vật, là Thái cực 1 âm dương vậy. Theo ngược, 64 mà 32, 32 mà 16, 16 mà 8, 8 mà 4, 4 mà 2, 2 mà 1 là muôn vật về Đất, Đất về Trời, Trời về Đạo, âm dương 1 Thái cực đó vậy, thấy Hoàng cực tóm ở 1 Nguyên, kinh Thế xem vật, đủ ở đây vậy. TIêN THIêN TƯỢNG SỐ Trời Đất định ngôi, tỏ rõ Phục Hy làm 8 quẻ, 8 quẻ tỏ rõ giao lẫn lộn nhau mà thành 64 quẻ. Số đi qua là thuận (số vãng), là số thuận Trời mà đi quay theo bên tả (trái), thì đều là quẻ đã sinh, đó là số vãng vậy. Biết lại đó là ngược (tri lại), như ngược Trời mà đi, đều là quẻ chưa sinh, cho nên nói ràng “tri lai” vậy. ôi, Dịch từ ngược mà thành vậy, nói thẳng giải ý đồ, như ngược mà biết 4 mùa vậy. Theo thuận số Trời quay bên Trái (tả) mà tiến thì được quẻ đã sinh, đều nói rằng “số vãng” (số đi). Theo ngược Trời đi bên phải (hữu) tiến mà được quẻ chư sinh, đều nói rằng “tri lai” (biết lại). Duy có định ngôi thì chẳng thay đổi, rằng thông khí, rằng chẳng cũng tìm nhau, rằng lẫn lộn nhau, đều Dịch nói ngược lại vậy. Ngược thì “biết lại”, dùng lấy ngược lại để biết 4 mùa. Chấn sơ là Đông chí, Ly Đoài trung là Xuân phân, Càn cuối giao là Hạ chí, đây là dương Nhật tiến mà thứ tự thuận sinh. Dịch mà Hạ chí, dương bèn đi ngược bên phải trong âm mà tiêu dần đó vậy, Tốn sơ là Hạ chí, Khảm Cấn trung là Thu phân, Khôn cuối giao là Đông chí, âm Nhật tiến mà thứ tự thuận sinh, Dịch mà sau Đông chí âm bèn đi ngược bên trái trong dương mà cũng tiêu đó vậy. Qua lại đẩy nhau, tiêu trưởng nhân lên với nhau, 4 mùa vòng quanh, số âm dương thuận ngược, theo đó mà có thể hiểu biết vậy. Làm Trời rất trơn, tựa như lấy Trời đi bên trái đi bên phải, lấy cảnh huống thuận - nghịch, mà đều dùng chữ “nhược” (nếu như) mà suy nghĩ, chưa thể chấp nê, sau nói rằng: dương đi trong dương, âm đi trong âm, số đi đều thuận. Dương đi trong âm, âm đi trong dương, số đi đều nghịch. Thái cực động tĩnh chia, 2 nghi lập, là 1 chia 2 vậy. Dương trên giao với âm, âm dưới giao với dương, 4 tượng sinh vậy, Dương giao với âm, âm giao với Dương mà 4 tượng Trời sinh vậy, cương giao với nhu, nhu giao với cương, mà Đất sinh dùng 4 tượng vậy. 8 quẻ lẫn lộn giao nhau mà muôn vật sinh, chia âm chia dương, thay đổi dùng nhu cương, cho nên Dịch có “ngôi” mà thành dùng đó vậy. 10 chia làm 100, 100 chia làm 1000, ngàn chia làm vạn, nha gốc có thân, thân có cành, cành có lá, càng to thì càng nhỏ, càng bé thì càng nhiều, hợp dùng làm 1, diễn ra ấy làm vạn. Cho nên Càn lấy chia đấy, Khôn lấy hợp đấy, Chấn lấy làm trưởng đấy, Tốn lấy làm tiêu đấy. Trưởng thì chia, chia thì tiêu, tiêu thì hợp, là 4 chia 8 vậy. Gốc mà thân, thân mà cành, cành mà lá, đều lấy chia mà có, hợp mà tóm. Lấy 1 càng to thì số theo càng nhỏ, diễn mà chia đấy lấy vạn, càng ít theo số càng nhiều. Diễn mà càng nhiều, là theo ở dương mở, Càn thì chia, là ở dùng ngôi Vua đó vậy, cho nên Càn lấy chia dùng hợp mà càng to, theo ở âm dùng Khôn hợp hấp thụ dùng dấu, nên Khôn lấy hấp. Theo mở mà bầy ra ở nghi bên trái, bắt đầu từ Chấn, mà Nhật rải đều ở trưởng, nên Chấn lấy theo trưởng. Theo hấp mà bầy ra ở nghi bên phải, theo Tốn, mà Nhật theo về ở tiêu, nên Tốn lấy theo tiêu. Lớn còn gốc lớn mà cành lấy chia, lại cành lớn thì lá lấy chia. Phục mà đến Càn, càng lớn thì càng chia, do đó Càn là

cùng cực số chia vậy, cho nên Nhật lớn thì chia, kịp đến số chia cùng cực, Càn chuyển Cấu, thì tiệm tiêu vậy. Tiêu thì lá tiêu mà cành lấy hấp, cành tiêu mà thân cây lấy hấp, từ Cấu đến Khôn, càng tiêu càng hấp, Khôn là cùng cực của số hấp. Cho nên nói tiêu thì hấp, khi đến số hấp cùng cực thì lại lớn, do đó Ly Đoài lớn để chia, đi theo bởi đang trong cảnh tiến, Khảm Cấn tiêu để hấp, theo bởi đang ở vào cảnh về. Càn Khôn định ngôi, Chấn Tốn mới 1 giao, Đoài Ly Khảm Cấn lại giao. Cho nên Chấn dương hãy còn ít mà âm vẫn nhiều, Tốn âm ít mà dương hãy còn nhiều, Đoài Ly dương dần nhiều, Khảm Cấn âm dần nhiều, ấy lấy Thần với hỏa mà chẳng thấy đó vậy. Càn Nam sáng, Khôn Bắc tối, Trời Đất định ngôi, khi chưa giao âm dương, trên dưới chia vậy. 1 giao gồm Chấn Tốn là mới giao, Đoài Ly Khảm Cấn lại giao, là giao ở giữa và giao ở cuối. Chấn là Càn dương mới giao với Khôn âm, nên dương ít mà âm còn nhiều, Đoài với Ly thì dương dần nhiều. Tốn là Khôn âm trên giao với Càn dương, âm ít mà dương còn nhiều, Khảm với Cấn thì âm dần nhiều, Chấn làm thiên thần, Cấn làm địa hỏa, cả hai đều dương ít mà âm hãy còn nhiều khắc, cho nên Thần thường ẩn mà Hỏa ít âm nhiều chẳng thấy vậy. Ấy từ ích trở xuống đến Dự, sở dĩ là không, vô số đó vậy. Trước Vô cực, âm hợp dương, sau Vô cực thì có tượng dương chia âm, âm làm mẹ dương, dương làm cha âm, cho nên mẹ dựng con trai trưởng mà làm Phục, cha sinh gái trưởng làm Cấu, ấy lấy dương khởi từ Phục, âm khởi từ Cấu vậy. Trước nói 4 thì có thể, còn 1 thì không có thể, Trời dùng 4 biến đầy đủ mà 1 lui ở 5, Đất 4 biến đủ là 1 thì lui ở 10, đó là “có” “không” dùng tới cùng cực. Cho nên cơ cực nói rằng dựng mới mà “có” “không” vô cực, đó là Nhật hóa mà “không” vậy. Nói rằng, trước Vô cực vô thoán khá nghĩ thuần dùng âm hấp mà ngậm gốc dương, lấy âm làm mẹ dương mà nghẽn trai trưởng ở trong bụng, dương bèn theo bởi dấy lên từ Phục. Theo dùng dương mở mà chia cành dương, lại là dương làm cha âm mà sinh gái trưởng lúc ban đầu, âm bèn theo bởi khởi ở Cấu. Từ Tốn tiêu mà đến Khôn hấp, tĩnh ngậm dùng cực gốc Trời để sinh, từ Chấn trưởng mà đến Càn chia, động mở dùng cực hang nguyệt để ẩn núp, bèn biết ngàn biến vạn hóa linh diệu trong khoảng 1 động 1 tĩnh. Ly ở Trời mà đương đêm, nên trong dương có âm. Khảm ở Đất mà đương ngày, nên trong âm có dương đó vậy. Chấn mới giao âm mà dương sinh. Tốn mới tiêu dương mà âm sinh. Đoài dương trưởng, Cấn âm trưởng. Chấn Đoài ở Trời thì dùng âm, Tốn Cấn ở Đất thì dùng dương. Trời lấy mới sinh mà nói, thì âm trên dương dưới, đó là nghĩa giao thái. Đất lấy đã thành mà nói đấy, cho nên dương trên mà âm dưới, ngôi tôn ti vậy. Dương lấy âm làm “thể”, âm lấy Dương làm “tính”, động là “tính” vậy, tĩnh là “thể” vậy. Tại Thiên thì dương động mà âm tĩnh, tại Địa thì dương tĩnh mà âm động. Hết tập 7

HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 15:40, 20/05/10 gửi bởi Hà Uyên [size=175]HOÀNG CỰC KINH THẾ Quyển 8 - Hạ [/size] Chính âm luật số đi đến 7 mà thôi. Mặt Trời lấy ngày Hạ chí mọc, ra mà ở Dần, vào mà ở Tuất. Đối với ba giờ Hợi Tý Sửu, thì mặt Trời ở vào Đất, mà mắt thường không nhìn thấy nó. Đây là 3 số chẳng đi, lấy 3 số này ví với 3 giờ mặt Trời ở vào Đất. Do vậy, số Sinh ra vật cũng như thế, chẳng phải ở số chẳng đi, có số mà do không nhìn thấy đó vậy. Pháp vận mở khép, đấy là luật "Trời trong Đất đục". Trước mở sau mở đấy là mùa Xuân, thuần mở là mùa Hạ, trước mở mà sau đóng là mùa Thu, mùa Đông thì mở mà không có tiếng. Phương Đông làm tiếng cho mùa Xuân, dương làm tiếng cho mùa Hạ. Đó, cái mà thấy lấy làm vận cho cái của nó vậy, ngậm hơn là tiếng mùa Đông vậy. Dương chủ mở để ra, âm chủ khép để vào. Thanh và âm xướng họa cùng muôn vật số thông, cử lấy chính âm mà theo ở bên trong của nó, cử luật số lấy ở bên trong của nó. Thanh dương thuộc Trời, trời 10 can, phàm 10 thanh dương theo thanh đó vậy, chỉ đi đến 7 mà thôi, còn 3 số sau của nó, thì không thanh không chữ. Tiếng âm vậy, thuộc Đất vậy, Đất 12 chi, gồm 12 tiếng âm, âm lẻ theo tiếng âm, như hoa Hắc hương phương Đông, cũng như ở loài chạy, cũng chỉ đến 9 mà thôi, còn 3 số sau của nó cũng không âm không tự vậy. Cất thanh thấy âm, dưới nó mặt Trời ra Dần vào Tuất, lấy 10 can tiếp 12 chi, bắt đầu từ Giáp Dần đến cuối là Nhâm Tuất, cũng là đến 9 mà thôi. Còn lại 3 số trời Quý Hơi- Giáp Tý- Ất Sửu, thì như thôi chẳng đi. Từ Dần đến Tuất (trinh) làm 9, mà mặt Trời thôi ở 7, là số trời tiếp đất. Mỗi 10 bỏ 3, nói 7 đất theo trời đó vậy - 3 giờ của nó, mặt trời vào dưới đất, vật tượng ảm đạm, mắt không thấy, tai không nghe, chẳng phải tiêu thanh, tiếng gió im lặng, ở 3 giờ cuối đó sao. ...Còn tiếp... TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 16:50, 20/05/10 gửi bởi Hà Uyên Ở ngoài 9 âm thì 3 số chẳng đi, ở ngoài 7 thanh thì chỉ 2 số mà thồi (?). Ví như 3 giờ này, mặt Trời chưa định giờ Hợi Tý Sửu tiếp ở Can nào, mà chỉ nói tới Địa chi. Cho nên, Trời lại theo Đất vậy. Ôi, số sinh vật 256 của 104 ngày của nó, vật chẳng hay sinh, cũng như mặt Trời có 3 giờ chẳng đi vậy. Cũng chẳng phải chẳng đi, số có mà coi như chẳng thấy, chính âm luật số Trời 4 thanh dùng 7, nhật-nguyệt-tinh-thần đều như thế, 160 mà trừ 48 được 112. Đất 4 âm dùng số Hỏa Thổ 12, tháng 9, thạch 42, mà trừ 40 thì còn 152, hợp đấy làm 264, thêm vào số thể 8 ở dụng số 256 vậy.

Xét luật số Sinh ra vật có thể biết vậy, phép nói về ý vận đấy, âm có mở khép, thanh có Đạo ở trong, mở ấy âm ở dương (rõ rệt lên) 1 thì 3 đương đấy. Khép ấy, âm ở ức chế 2 thì 4 đương đấy. Âm vốn Đất mà sao lấy theo luật Trời ?, Đó là cùng họa thanh theo Trời đó vậy. Bên trong, thì thanh ở nhẹ mà đương 1 đấy, khi ở đục thì thanh ở nặng 2 mà 4 đương đấy, thanh vốn ở Trời mà lấy theo "Lã" ở Đất, cũng xướng tiếng âm theo Đất đó vậy. Cho nên, ngay ở thanh, khi mở phát ra, ứng cho Xuân Hạ, khi thu đóng lại thì ứng ở Thu Đông. Trước đóng sau mở làm mùa Xuân, đến Hạ thời thuần mở vậy. Trước mở sau đóng, làm mùa Thu, đến Đông thời đóng mà không thanh vậy. Một thanh phương Đông thuộc mùa Xuân, bảy thanh dương thuộc mùa Hạ, dẫn thanh phương Đông lấy đức đỏ, chẳng phải trước đóng sau mở đó sao. (Nghĩa: trước khi đến nơi thì vẫn đóng, mà khi đến nới thời lại mở - trước khi ra thời vẫn mở, ra tới nơi thì lại đóng) ...còn tiếp... TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 22:44, 20/05/10 gửi bởi Hà Uyên Thanh dương lấy tia – sáng đẹp dẫn, chẳng phải là thuần mở mà chẳng đóng đó sao ? Lấy cử lên 2 chữ mà biết vận làm như vậy là rất mực thước. Nếu ngậm hòn Trời đóng mà như không, lấy cái của nó mà làm thanh cho mùa Đông đó sao ? Mà mùa Thu thì trước mở sau đóng, theo loại của nó mà tìm. Xét mùa Đông ở 1 chữ, lấy đều tông để dẫn, đóng mà không thanh, thì cũng như thanh phương Đông ở khi trước đóng sau mở ấy, nguyên là đồng một phép vận, 1 phương Đông, 2 mùa Đông, gần mà phụ nhau. Đông chí Xuân phân, trời nguyên (đầu), vật nguyên (đầu) ứng quẻ mà dấy lên khí ở 2 nguyên, vì cũng gần mà cùng nhau làm thở hít vậy, là rất mực thước. Tóm lại, dương mở âm khép, chủ ở ra vào, mở mà ra thì mở phát ra làm Xuân làm Hạ, xướng vậy mà thanh đấy, bên trong thì lấy mà họa theo. Khép mà vào thì thâu đóng làm Thu làm Đông, xướng vậy mà thanh đấy, đục đấy mà lấy để làm họa theo. Gồm lại đều coi đồ ở khi bắt đầu lại, mà sau 2 chí Đông Hạ, lấy tỏ rõ như đấy vậy. Âm Dương sinh mà chia 2 nghi, 2 nghi giao mà sinh 4 tượng, 4 tượng giao mà sinh 8 quẻ, 8 quẻ giao mà sinh muôn vật. Cho nên 2 nghi sinh trời đất ở Loài, 4 tượng sinh trời đất ở Thể, 4 tượng sinh mặt Trời Trăng ở loài, 8 quẻ định mặt Trời Trăng ở Thể, 8 quẻ sinh muôn vật theo ở loài. Quẻ trùng định âm dương của Thể, căn cứ theo ở loài mà sinh theo thứ tự. Thể này là để tượng trưng khi giao, suy theo loài thì tất xem ở gốc sinh, xem cái Thể tất bởi ở tượng, khi cái sinh thời chưa lại, thì theo đấy mà suy ngược tượng của thời đã thành, như vậy là nói thuận xem đấy. Cho nên mặt Trời mặt Trăng đều cùng 1 loài, đều ra đồng cung mà lại có cái khác biệt. Cớ cái khác biệt nhưng vẫn đồng một tượng, suy từ đây để hay lấy trước vật, lấy trên vật thay Trời mà biến thì như Đất ứng với vật, thì thời âm biến mà ứng với dương, vật thời dương biến mà ứng với âm, cho nên mùa (thì) có thể ngược mà biết, vật đáng thuận thì nên lấy dương trước mà âm theo sau, âm ngược mà dượng thuận, có biến tất phải có ứng. Cho nên, biến ở trong thì ứng ở ngoài,

biến ở ngoài thì ứng ở trong, biến ở dưới thì ứng ở trên, biến ở trên thì ứng ở dưới. Trời biến thì mặt Trời ứng theo, cho nên cái biến này theo Trời mà ứng đấy. Đây là theo phép của mặt Trời. Lấy Nhật (mặt trời) ghi chép ở Tinh, lấy Nguyệt hội ở Thần, thủy sinh ở thổ, hỏa núp ở thạch, bay ấy đậu vậy, đi ấy nương ở cổ, tim phổi cùng liền nhau, gan mật cùng thuộc nhau, không gì khác, đạo biến ứng là ở đây vậy. Thái cực ở động tĩnh sinh âm dương, vốn 1 khí mà chia 2 tượng giao mà sinh 4 tượng, lại giao mà sinh 8 quẻ, lại giao mà sinh muôn vật. Cho nên Trời với Đất phân loài theo âm dương, 2 loài rằng: sinh âm dương cứng mềm, thể chia Thái Thiếu, 4 tượng lấy định: mặt Trời dương, mặt Trăng âm cùng làm một loài. Gốc 4 tượng sinh mặt Trời có vào có ra để chia ngày và đêm. Sinh mặt Trăng có đầy có vơi để phân chia hối sóc. 8 quẻ trời đất thì 4 quẻ phân chia bay chạy cỏ cây, mà có tính tình hình thể đều ở cái khác nhau, sinh vật theo ở loài, cũng gốc từ 8 quẻ, 8 mà chồng lên nhau gồm 64, biến hóa khác thể thì đều bởi quẻ chồng lên quyết định. Sinh loài lấy theo thứ tự, trời đất vốn hai dạng sinh, nhật nguyệt vốn 4 tượng sinh, muôn vật vốn 8 quẻ sinh. Quẻ vốn là tượng, tượng vốn là hình tượng, khi sinh vốn suy theo loài ở vị lai (chưa đến), bởi vậy mà suy ngược lại đấy, đã sớm thấy cái số của nó sinh ngược như thế. Thể lấy tượng để giao, 4 tượng đã đặt ra mà đất với trời giao, 8 quẻ đã dựng lên mà Trăng với mặt Trời giao, quẻ chồng lên nhau đã nhận, mà muôn vật đều cùng giao. Giao thì có tượng, có tượng thì có thể, bởi tượng xem ở thể đã thành nên nói thuận mà xem đấy, nhận được mệnh bởi cái sở giao của nó cũng như vậy. Cho nên lần tới lấy xem mặt Trời mặt Trăng vốn làm 1 loài, đồng ra 4 tượng, mà mặt Trời là Thái dương, tương đương ngôi Càn, mặt Trăng là Thái âm, tương đương ngôi Đoài, cái mà khác thời của nó cũng từ đây, mà cùng suy ánh sáng sinh ngày và đêm theo tượng của nó, thời lại chưa thường, mà chẳng đồng suy theo cái thời khác nhau của nó, để mà lấy ngược lại khi biết loài của muôn vật, đều thuận xem cái thể của muôn vật, mà trời đất sinh vật ở số lại ẩn trốn số của nó, vậy thay !. Đến lấy 1 hội mà biến 1 tháng, 12 hội mà biến 1 năm, ngày xem mặt Trời mà biết 4 mùa thay đổi, mà biết 4 mùa ở biến, đêm xem Trăng mà biết 6 hậu ở hóa. Việt Châu bàn: đồng ra mà lại có khác nhau, nhưng tượng thì lại đồng, ý càng tinh mà thật đáng suy nghĩ. Trời quay bên tả, mặt Trời quay bên hữu, tiến lui 366 thì đến chỗ biến, nhân từ đây mà suy: 1 vòng năm gồm 4 biến. Trời đi khởi từ Phục mà tiến tới Ly (khởi Phục ở ngôi 1, tiến 12 quẻ gồm: Di, Truân, Ích, Chấn, Phệ hạp, Tùy, Vô vọng, Minh di, Bí, Ký tế, Gia nhân, Phong; tới Ly là quẻ thứ 13, đầu cuối gồm 14 quẻ), mặt Trời đi khởi từ Bác mà lui tới Khảm (khởi Bác ngôi 1, mà lui 16 quẻ, tới Khảm là quẻ thứ 17, đầu cuối gồm 18 quẻ), thì bèn 1 biến, đất ứng đấy mà lấy vật hòa vậy mà sinh. Trời tiến mà tới Càn, thì mặt Trời lui cũng đến Càn, thì bèn hai lần biến, đất ứng đấy vật chựu lấy, khen vậy mà lớn. Trời tiến mà tới Khảm thì mặt Trời lui mà đến Ly, thì bèn 3 biến, ứng đất đấy mà vật lấy chựu, đích xác vậy mà thành. Trời tiến đến Khôn thì mặt Trời cũng lui đến Khôn, thì bèn 4 biến, đất ứng đấy mà vật lấy làm tan tác vật tiêu. Thánh đức nói: “Trời nói gì đâu, bốn mùa (thì) đi vậy, trăm vật sinh vậy”. Đi bèn biến, sinh bèn trưởng (lớn) mà thành, thành mà tiêu, Vật ứng với Mùa thì tương đương với Đất ứng với Trời.

Lấy mùa (thì) mà nói, bên hữu âm biến thì bên tả dương ứng theo. Lấy vật mà nói, khí dương biến thì hình âm ứng theo. Cho nên, lấy mùa (thì) để suy ngược lại là đúng vậy, Xuân mà biết Thu, Hạ mà biết Đông. Vật tất xem thuận, Nếu không phải cất dấu thì chẳng thể sinh, chẳng phải trưởng thành, lấy Đất ứng với Vật, dương thời rước đấy, âm thời theo đấy, sinh trưởng ở dương, rước mùa (thì) mà dấy lên thâu tóm để thành ở âm, tùy theo mùa (thì) mà mất vậy. Trời làm biến mùa, âm thời ngược đấy, dương thời thuân đấy. Thu Đông làm âm ngược cất dấu cách dùng của nó, Xuân Hạ làm dương thuận mà ra cái khí của nó. Phàm có biến tất có ứng, ứng ở bên ngoài. Biến ở thời ứng ở trong, như hào 4 ứng thời hào Sơ biến, hào 2 ứng thời hào 5 biến theo ở từng loài. Đồ xét Trời gồm 4 quẻ trong, Đất gồm 4 quẻ ngoài. Trong mà có tính tình hình thể ở biến, ngoài có bay chạy cỏ cây ở ứng. Ngoài mà bay chạy cỏ cây ở biến, thời trong tính tình hình thể ở ứng. Cho nên, dưới biến trên ứng, trên biến dưới ứng, Đoài Càn Tốn Khảm trên, Cấn Khôn Chấn Ly dưới (2156 trên, 7843 dưới), ngày đêm mưa gió biến ở dưới, nắng rét sương sấm ứng ở trên, nắng rét sướng sấm biến ở trên, ngày đêm mưa gió ứng ở dưới. Trời ứng thì mặt Trời biến, cho nên mặt Trời cũng ở Trời mà cùng biến. Xem ở tả hữu chia hàng, cùng tả hữu giao hàng, mà Trời với mặt Trời ở cùng biến ứng có thể biết được như vậy. Cho nên, biến ấy theo Trời , thời ứng đấy bắt chước ở mặt Trời, mặt Trời đi ở sao chép từ ở Sao, Trăng đi ở họp ở Thần, âm dương đều theo loài của nó. Càn Đoài Ly Chấn đều chuyên bên hữu, lấy phép theo mặt Trời vậy. Đến Khôn, nước vậy mà sinh ở Khảm thổ Cấn hoả, mà núp ở Tốn thạch, rắn mềm đều theo loài của nó, cái mà bèn quay bên tả theo Trời đó sao ? Đến ở loài bay ấy đậu nhờ ở cây, loài chạy ấy nương nhờ ở cỏ. Khôn Cấn biến ở dưới, Tốn Khảm ứng ở trên. Xem vật mà đáng để nghiệm, tim với phổi ở liền kề nhau, gan với mật cùng lệ thuộc nhau. Càn Đoài ứng ở trong, Chấn Ly ứng ở ngoài, tức thân mình có thể biết, gồm ấy đều là đạo ứng biến. Người, Vật, Trời, Đất cùng đồng 1 tính tình hình thể thanh âm, phản thiết (đêm âm hai chữ hợp với nhau, rồi đọc tắt đi để biết âm chữ khác - nội suy), không gì chẳng phải là ở đấy vậy.

Được khí Trời thì động, được khí Đất thì tĩnh. Dương ở loài của nó thời tròn, mà thành hình thời vuông. Âm ở loài của nó thời vuông, mà khi thành hình thì lại tròn. Loài nào thuộc về ở Trời thời gốc thân ở trên, loài nào thuộc về ở Đất thời gốc thân ở dưới, cho nên biến cùng ứng với nhau, thường phân đối vậy. (ứng biến cùng nhau, lệ thường phân đối) Thực vật vốn tĩnh, Xuân Hạ phát sinh, được dương khí của Trời mà động, tới Thu Đông thời lá rụng, được âm khí của Đất mà tĩnh vậy. Động vật thời ban sớm được khí trời động, ban đêm được khí đất tĩnh. Trên biến dưới ứng, cho nên ở loài thuộc dương tượng theo Trời mà tròn, thành hình của nó thời theo tượng của Đất mà vuông. Dưới biến trên ứng, ở loài thuộc âm tượng theo Đất mà vuông, thành hình của nó thời theo tượng Trời mà tròn. Động vật đầu ở trên vốn tượng Trời gốc thân ở trên thuộc loài của nó. Thực vật gốc thân ở dưới, vốn tượng Đất gốc thân dưới thuộc loài của nó. Càn Đoài Tốn Khảm ở trên, Khôn Cấn Chấn Ly ở dưới, đó là các quẻ đối phản, quẻ này biến thì quẻ kia ứng, khí giao là cố nhiên, tả hữu cũng xem như thế. Dương giao ở âm mà sinh loài móng chân sừng vậy. Cứng giao với mềm mà sinh loài gốc rễ vậy. Âm giao với dương mà sinh loài lông cánh vậy, mềm giao với cứng mà sinh loài cánh thân cây vậy. Trời giao với Đất, Đất giao với Trời, cho nên có lông vũ mà để chạy, có chân mà để bay, trong cỏ có cây, trong cây có cỏ, đều lấy theo loại mà suy, thời sinh loài vật chẳng thể quá ở đây.

Chạy ấy tiện ở dưới, bay ấy lợi ở trên, theo loại của nó vậy. Trời dương giao đất âm sinh loài có đề (móng chân loài thú) sứng mà không có cánh, theo ở phân loại chạy mà chẳng bay, đều âm làm chủ ở bên trong. Đất cương giao với đất nhu, sinh loài có gốc rễ, mà chẳng hay lớn làm cành thân cây, cỏ mà chẳng phải cây, thì đều nhu làm chủ ở bên trong. Đất âm giao trời dương, sinh loài có lông cánh mà không sinh loài có đề giác (sừng), theo ở phân loại thì bay mà chẳng chạy, đều dương làm chủ ở bên trong. Đất nhu mà giao với đất cương, có cành thân mà chẳng hay làm nhỏ gốc rễ, theo phân loại cành thân thì gốc rễ chẳng nhỏ, đều dương làm chủ ở bên trong. Bay chạy lấy theo sinh cương nhu ở trong đất vậy, cỏ cậy lấy sinh, ấy chính của nó vậy, mà lại có biến vậy. Trời ở âm dương giao, Đất ở cương nhu giao. Trời ở giao âm dương, loài lông vũ ấy bay mà gồm thêm cả chạy, chân ấy chạy mà gồm thêm cả bay, rễ cỏ mà lại cành thân làm cây, thân cậy mà lại gồm gốc rễ làm cỏ. Do loại ấy mà suy ở loài chạy, ở loài lông vũ mao sâu tựa cỏ, sương dài tựa cậy, bay ở lông vũ, yểu tựa cỏ, cánh cứng tựa cây, cỏ ở loài bò dài tựa chạy, cỏ ở loài nối kín tựa bay, cây ở gốc (vuông thẻ tựa chạy), cây ở rễ mạnh tựa bay. Ngàn đối ngàn biến, chẳng phải 1 loài, mà loài chạy ấy bèn ở dưới, loài bay ấy bèn ở trên, đều theo gốc loại của nó ở trời đất mà thôi. Động vật từ đầu sinh, thực vật từ rễ sinh. Từ đầu thì sinh mệnh ở đầu, từ rễ thì sinh mệnh ở rễ. Người cư ngụ hình ở loài chạy, sao vậy ? Đất ở con lớn vậy. Thể tất giao mà sinh sau, cho nên dương cùng cương giao mà sinh tim phổi, âm cùng nhu giao mà sinh gan mật, nhu cùng âm giao mà sinh quả cật cùng bàng quang, cương cùng dương giao mà sinh lá lách dạ dày. Tim lại sinh mắt, mật sinh tai, lá lách sinh mũi, quả cật sinh mồm, phổi sinh xương, gan sinh thịt, dạ dày sinh tủy, bàng quang sinh huyết. Cho nên, Càn làm Tim, Đoài làm lá lách, Ly làm mật, Chấn làm thận, Khôn làm huyết, Cấn làm thịt, Khảm làm tủy, Tốn làm xương, Thái làm mắt, Trung phu làm mũi, Ký tế làm tai, Di làm mồm, Đại quá làm phổi, Vị tế làm dạ dày, Tiểu quá làm gan, Bĩ làm bàng quang. Trời đất có 8 tượng, người có 16 tượng, sao vậy ? Hợp trời đất mà sinh người, hợp cha mẹ mà sinh con, cho nên có 16 tượng vậy. Tim ở phổi, mật ở gan, sao vậy ? Nói tính ấy tất về ở trời, nói thể ấy tất về ở đất, trong đất có trời, trong đá có lửa, ấy lấy tim mật tương đương đấy vậy. Tim mật ở rũ đảo lên sao vậy ? Cỏ cấy đấy, thể đất vậy, người cùng cỏ cấy đều sinh phản lại, lấy đấy mà nói rũ đảo lên vậy. Chạy bay được sinh từ ở đầu, cho nên mồm ở đầu, khí theo mồm, đầu ở sở tại, tức là mệnh vậy. Cỏ cậy được sinh từ ở gốc, cho nên mệnh ở gốc, khí theo giáp (mai, như mai rùa) gốc ở sở tại, tức là mệnh vậy. Hình người cũng ngụ ở loại ấy. Vật ở động ấy, động ấy thuộc Chấn, cho nên đất ở con lớn. Phàm thể được sinh do ở giao, âm dương chẳng giao, máy sinh lấy nghỉ, vả lại không trời đất, cho nên sinh trời đất giao, giao thời tất đôi (chẵn), đôi mà giao vậy, thể bèn sinh vậy, Càn Tốn ở rất trên, dương cùng cương giao, duy có tim kịp phổi ở trên tạng phổi. Đoài Khảm thứ ở trên, âm cùng nhu giao, duy có gan với mật, ở tim phổi ở thứ. Khôn Chấn ở rất thấp, nhu với âm giao, quả cật với bàng quang ở dưới tạng phủ. Cấn Ly dưới nửa, cương với dương giao, duy có tỳ kịp vị, ở chỗ rất thấp ở trên. Tim thời sinh mắt, tim ở trên mắt cũng ở trên. Mật thời sinh tai, mật thứ tim, tai cũng thứ mắt. Lá lách thời sinh mũi, trên lá lách thời mũi cũng trên thận thời sinh mồm, thận dưới mồm cũng dưới. Phổi thời sinh xương, phổi trên xương cũng trên. Gan thời sinh thịt, gan thứ phổi, thịt cũng thứ xương. Vị sinh tủy, vị thứ bàng quang, tủy cũng thứ huyết,

bàng quang dưới mà huyết cũng dưới. Nên, Càn làm tâm, Càn mà trên, Khôn làm Thái thời làm mắt. Đoài làm tỳ, tỳ mà trên, Tốn làm Trung phu thời làm mũi. Ly làm đởm, Ly mà trên, Khảm làm Ký tế thời làm tai. Chấn làm thận, Chấn mà trên, Cấn làm Di thời làm mồm. Khôn làm huyết, Khôn mà trên, Càn làm Bĩ thời làm bàng quang. Cấn làm thịt, Cấn mà trên, Chấn làm Tiểu quá thời làm gan. Khảm làm tủy, Khảm mà trên, Ly làm Vị tế thời làm thận. Tốn làm xương, Tốn mà trên, Đoài làm Đại quá thời làm phổi. Việt Châu chú: Thái làm mắt, tức là Càn làm tim mà giao ấy vậy. Bĩ làm bàng quang, Khôn làm huyết, mà chẳng giao ấy vậy. Cấn làm thịt mà chẳng giao, chẳng phải Tiểu quá ở làm gan đó sao ? Đoài làm tỳ mà giao, chẳng phải Trung phu ở làm mũi đó sao ? Ký tế làm gan tức Ly làm mật mà giao ấy vậy. Vị tế làm thận, tức là Khảm làm tủy, mà chẳng giao ấy vậy. Tốn làm xương mà chẳng giao, thời tất lấy Đại quá mà làm phổi. Chấn làm thận mà giao, thời tất lấy Di làm mắt vậy. Giao ấy sở dĩ làm cách dùng, ấy cho nên tạng 4 đầu 4, Trời ở 4 quẻ chủ đấy, chẳng giao sở dĩ làm thể, ấy cho nên phủ 4 thân 4, Đất ở 4 quẻ chủ đấy. Hợp thời trời 4 đất 4, ở giao cùng chẳng giao mà 16 tượng đủ vậy. Cho nên ở trời đất đều 4, tượng của nó có 8, mà trong ngoài đều 8 tượng thời 16 tượng vậy. Người vốn hợp trời đất mà sinh, như cha mẹ hợp mà sinh con, cho nên người có 16 tượng vậy. Tim ở phổi, mật ở gan, tim mật làm tính, tất về ở trời, gan phổi làm thể, tất về ở đất. Thể ấy tính chứng ở nhà, tính ấy thể ở chủ, chủ ở nhà, tính dấu ở thể. Cho nên thể thời đất mà như đá, tính thời trời mà như lửa. Ở đấy, ấy trong đất có trời, trong đá có lửa, là lấy tim mât ở phổi gan, tượng ấy đấy vậy, thời tim mật bèn rũ lộn xuống dưới phổi gan. Nên xem ở cỏ cây vốn tượng đất, mà sinh thể đều đất, gốc sinh mà hướng lên trên, đó là phản sinh, gốc đất của nó bèn mà sinh, nhưng vẫn rủ xuóng dưới mà hướng xuống đất, bảo rằng vốn đất của nó gần dưới ấy vậy. Người cũng loại ấy, tim mật rủ ngược, tính về trời mà vốn vẫn chẳng lìa ở đất ấy sao ? Ôi, người chân đạp đất, đầu đội trời, mà vốn đất gần dưới, tim mật có thể thấy vậy. Mồm mắt ngang mà mũi tai dọc, sao vậy ? Thể hẳn giao vậy, nên khi động thì dọc mà phản ngang, ví như giồng trồng cây, nên ngang mà phản dọc, đều do cách gieo vậy. Mồm mắt thể ở động, mũi tai thể ở tĩnh. Động tượng, động vật, nên dọc mà phản lại ngang, tính tượng thực vật, nên ngang mà phản lại dọc. Vì vốn trời mà được như thế, thể giao ở đất, vốn đất mà tĩnh, thể giao ở trời chẳng giao chẳng sinh. Vậy, bẩm chựu trời đất ở sinh, đều theo loại lấy gieo mà thành thể vậy. Trời có 4 mùa, đất có 4 phương, người có 4 chi. Tất cả đều 4, bèn 4 mà 3 đấy thì 3 tháng, phương 3 loài, chi 3 tiết (đốt). Cho nên tức trỏ đốt ở 3 phân tích có thể lấy xem trời 4 của 3 làm 12 là 1 vòng vậy, tức lại cái vết bàn tay ở 4 phân tích, có thể lấy xét đấy, 4 của 2 đấy thời 8 mà sánh 4 phương, 4 mà 3 đấy thời 12 mà sinh 12 chân vậy. Lý trời đất đủ trong bàn tay. Tượng

trong bàn tay hợp ở trên đồ như trỏ bàn tay vậy. Vài lời nói bèn đủ cùng sửa trị. Động ấy thể ngang, thực (thực vật) ấy thể dọc, người nên ngang mà phản lại dọc vậy (người khi tĩnh thì ngang, mà khi động thì dọc). Bay ấy có cánh, chạy ấy có chân, hai chân là chỉ (chân ngón chân) (hai tay người là hai cánh vậy, hai chân là chỉ 2 là ngón chân là chân). Bay ấy ăn cây, chạy ấy ăn cỏ, người đều gồm đấy mà lại ăn bay chạy vậy, cho nên rất quý hơn muôn vật vậy. Gốc thân tóm ở tim, khí tóm ở thận, hình tóm ở đầu, hình khí giao mà thần giao ở trong đạo 3 tài vậy. Động vật bay chạy, thể giao mà ngang, thực vật cỏ cây, thể giao mà dọc. Người gửi ở loài động, nên theo cái ngang của nó, mà phản lại làm dọc, gồm hai thể 1 thân vậy, cho nên người ấy, âm dương cương nhu ở hợp vậy, khác ở các vật. Vật bay cần cánh, vật chạy cần chân, người thời tuy 2 động cũng như 2 cánh bay, 2 chân đi cũng như 2 chân chạy vậy. Bay ấy cái ăn của nó duy cây, chạy ấy cái ăn của nó duy cỏ, người ăn cả 2 lại gồm bay chạy, cho nên quý hơn vật. Song quý nhân vật, chẳng quý đuổi theo vật ấy, đuổi theo vật thời xuẩn mà hèn vậy. Người có hình, khí có thần, thần thời tim tóm đấy, khí thời thận tóm đấy, hình thời đầu tóm đấy, hình với khí giao hợp, mà thần cũng giao ở trong thần khí, thời thần làm ở sinh, thâu tóm cả trên dưới. Ôi, đầu trên thận dưới mà tim ở giữa, trời trên đất dưới mà người ở giữa, đó là 1 thân mà tượng trọn vẹn, đạo ba tài vậy. Bốn chi của người đều có mạch vậy, 1 mạch 3 bộ, 1 bộ 3 hậu, để ứng số trời vậy. Chi người có 4, cùng loại với trời 4 mùa, cùng loại với đất 4 phương, mà đều có mạch. 1 mạch chia 3 bộ trên giữa dưới. Ở mỗi bộ lại chia 3 hậu, tay chân đều 3 âm 3 dương, cộng làm 12 kinh lạc, 3 của 12 hợp số thẻ Càn để ứng với số trời, cho nên xem đồ số có thể thông ở sách thuốc. Tim cất dấu thần, thận cất dấu tinh, tỳ cất dấu hồn, mật cất dấu phách, vị chựu vật mà hóa, truyền khí ở phổi, truyền huyết ở gan, truyền nước gạo ở ruột, bàng quang vậy. Thần của Trời đậu ở mặt Trời, thần của Người phát ra ở mắt, ngủ thời đậu ở tim, thức thời đậu ở thận, tượng trời sở dĩ như vậy do bởi đạo ngày và đêm vậy. Thần ấy làm chủ tướng người, thứ đến ở Tỳ, Ngũ kỷ ở Thận, hậu của nó ở Gan, chính ngủ ở Tim. Ở Trời ngủ lớn ở mùa Hạ, thần của người còn ở Tim, khí hình thình thời hồn phách thịnh, khí hình suy thời hồn phách cũng theo mà suy. Hồn theo khí mà biến, phách theo hình mà sinh, cho nên hình còn ở thời phách còn, hình hóa thời phách tan. Tạng ấy Trời đi vậy, Phủ ấy Đất đi vậy. Trời Đất đều đi thời số sách làm 8 quẻ. Nước ở thận người làm tuyết, lửa ở thân người làm thịt, đởm với thận cùng âm, tâm với tỳ cùng dương, tâm chủ mắt, tỳ chủ mũi. Khí mũi mắt thấy đấy, lời nói ở mồm tai nghe đấy, lấy theo loại mà ứng vậy. Sách Tố vấn: phổi chủ da lông mao, tâm tỳ chủ mạch thịt, gan gân thận xương, trên mà dưới, ngoài mà trong vậy. Giao tức là dùng vậy.

Tạng ấy tức là tàng (dấu) vậy, tâm thận tỳ can dấu ở thần với tinh, hồn với phách vậy. Thần chủ ở mắt, sinh ở tâm, cho nên tâm dấu thần, tượng Thái dương, tinh lấy ở mồm, mồm sinh ở thận, cho nên thận dấu tinh, tượng Thái âm. Hồn thông ở mũi, mũi sinh ở tỳ, cho nên tỳ dấu hồn, tượng Thiếu dương. Phách phụ ở tai, tai sinh ở đởm, cho nên đởm dấu phách, tượng Thiếu âm. Đó, 4 tạng ấy ứng Trời ở 4 tượng, dấu Đất ở 4 thể, mà làm chủ người ở 4 Kinh. Duy danh giới vị trên dưới ở giữa, làm truyền đạo đón đưa ở phủ truyền khí ở phổi, truyền huyết ở gan, truyền thức ăn ở ruột non bàng quang, như ở Đất tiếp Trời đó vậy. Lấy thần nói đấy, thần của Trời đậu ở mặt Trời, mặt Trời mọc thời thần chiếu sáng 4 bề, mặt Trời lặn thời thần kép mà chiều. Thần người phát ở mắt, thần ở thức và ngủ, như mặt Trời ở mọc lặn. Thần đậu ở tâm biết soi lý vật, khi ngủ thần đậu ở thận, giữ hợp nguyên mệnh. Người và Trời cùng tượng 1 thức 1 ngủ ở cách chia, 1 ngày 1 đêm ở đạo vậy, ấy cái mà làm dương tôn thần mà sao ! Cho nên, hình khí của người lấy thần làm chủ khi thức, còn khi ngủ thì ở thận, thời ở ngủ kỹ mà hầu khi ngủ còn ở tỳ, đương đậu của nó ở thận, như mặt Trời ở chính Tý, trở lại mà Tý (tỳ), cái mà chính tây sao. Ở tâm cái chính của Thần là hầu thức, còn ở gan cái của nó đương đậu ở tâm, như mặt Trời ở chính Ngọ ra, mà gan của nó chính Mão sao ! Gan mật làm đởm, gan mật cung phụ cùng đậu, có thể vậy. Mùa Hạ, Trời ở thức lớn vậy, thần người cùng mặt Trời đều chính soi đương Ngọ thời còn ở tâm, cũng nhà Trời ở mùa Hạ vậy. Hồn phách người thịnh suy coi ở khí và hình, hầu ở biến theo khí, khí thịnh thì hồn thịnh, khí suy thì hồn theo đó mà suy. Phách ở sinh theo hình, hình thịnh thì phách thịnh, hình suy thì phách cũng theo mà suy, cho nên phách phụ thuộc vào hình, cùng còn hay cùng tan theo hình đó sao ! Phách theo ở hình cùng hóa mà thôi. Nghĩa tế bảo rằng: hồn ấy thần ở thịnh vậy, phách ấy quỷ ở thịnh vậy, ý đồng ấy tạng (tim, gan, tỳ, phổi, thận) lấy dẫn dương sánh giao ở Trời đi. Tâm tỳ thận đởm, Càn Đoài Ly Chấn, 4 quẻ chủ đấy. Phủ lấy cương nhu giao phối ở Đất đi, phế vị can bàng quang, Khôn Cấn Khảm Tốn, 4 quẻ chủ đấy, như Trời ở âm dương cùng Đất ở cương nhu, đắp đổi nhau sánh giao ở Trời Đất đều đi, bèn ứng 8 quẻ, Khôn làm nước thời ở thân người làm huyết, Cấn làm Hỏa thời ở thân người làm thịt, lấy lệ suy đấy: Tốn là đá xương, Khảm là thổ tủy, lại đáng biết vậy. Đởm cùng thêm Ly cùng Chấn, Thiếu dương Thiếu âm vậy. Ngôi dưới 4 quẻ đồng thời làm âm, tâm cùng tỳ, Càn cùng Đoài vậy, Thái dương Thái âm vậy. Ngôi trên 4 quẻ đồng thờilàm dương, tâm chủ mắt, tỳ chủ mũi, lệ đấy, thì đởm chủ tai, thận chủ mồm vậy. Đến khí ra ở mũi, mắt bàn thấy đấy, tỳ theo tâm, dương theo ở loại. Nói ra ở mồm, tai bèn nghe đấy, đởm theo thận, âm theo ở loài, lấy loài mà theo vậy. Tố vấn nói: phổi chủ da lông mao, tâm cùng tỳ chủ mạch cùng thịt, gan chủ gân, thận chủ xương, phổi trên thứ đến tim đấy, thận dưới thứ đến gan đấy. Ấy trên mà dưới, rằng da lông mao mạch ngoài thứ đấy, xương ở trong gân thứ đấy. Ấy ngoài mà trong, rằng trên cùng thứ trên, ở dương ở bộ mà tóm ở ngoài cái mà làm chủ nó, thời da lông mao mạch thịt, dưới cùng thứ dưới, ở âm ở bộ mà tóm ở trong, cai mà làm chủ nó, thời gân cùng xương vậy. Bèn tâm chủ huyết, dương chế ngự âm, thận chủ xương, âm giúp dương, lại cái giao của nó cùng làm chủ vậy. TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 12:06, 27/07/10 gửi bởi Hà Uyên

Giao thì lấy làm dùng, chẳng giao thì lấy làm Thể. Trời đất đều đi mà tạng phủ sánh, 4 tạng trời vậy, 4 phủ đất vậy. Trời ở âm dương, Đất ở cương nhu, gồm đi mà giao dùng, thời phủ tạng đều sánh vậy. Trời giao ở Đất, dương cùng cương gồm đều đi, thì tim cùng phổi sánh giao. Đất giao ở Trời, , như cùng âm đều đi, thận cùng bàng quang sánh giao, cương cùng dương đều đi thì tỳ cùng vị sánh giao, bên ngoài thân lấy 4 mà sánh giao, ấy lấy 8 tượng đủ vậy. Mắt mồm lồi mà ra, tai mũi có lỗ lõm mà vào, khiếu ấy dùng để tiếng, để ngửi khí. Lời ấy coi sắc khác biệt mùi. Vật thời hay đóng đấy, 4 cái ấy, dẫu tượng ở 1, mà đầy đủ thực ở 4. Lồi (đột) mà ra, lõm (khiếu) mà vào, tai lấy chựu tiếng, mũi lấy ngửi khí, khiếu (lỗ) ấy vào vậy. Mắt lấy xem sắc, mồm lấy phân biệt mùi vị, đột (lồi) ấy ra vậy. 2 lỗ 2 lồi, 1 tượng mà thực đủ 4, 1 mà 4 đủ vật ngoài hoặc hay đóng đấy, mà vốn tượng thì đôi ngậm đấy, thời bảo rằng, người có 16 tượng ấy, đủ của nó vậy. Muôn vật đều có thái cực, tượng hình đôi, 4 tượng 8 quẻ ở thứ, cũng ví như: có xưa nay ở tượng. Tượng có hình thì có thể. Thể ấy, chia tách ở hình mà thôi. Có tính thì có tình, tình ấy chia tách ở tính mà thôi. Lửa lấy tính làm chủ, thể thứ đấy. Nước lấy thể làm chủ, tính thứ đấy. Quẻ đều có tính có thể, song đều chẳng lìa cửa Càn Khôn, như muôn vật chựu tính ở Trời, mà đều làm tính của nó vậy. Ở người thời làm tính người, ở cầm thú thời làm tính cầm thú, cỏ cây thời làm tính cỏ cây. (đặc tính) Bàn thông muôn vật làm sinh làm thành, muôn loài đều sinh ở nhất nguyên, ở Thái cực. Chia âm dương ở 2 hình tượng, giao mà thành Thái Thiếu ở 4 tượng, diễn mà thành trinh (chính đính), hối (hối hận) ở 8 quẻ, mà thứ bậc ở 1 sinh 2, ở 2 sinh 4, ở 4 gấp mà thành 8. Đương sinh mà thành thì làm “nay”, đã thành mà nát thì làm “xưa”. “Nay – Xưa” thay đổi chuyển vần, sinh thành thứ tự, vật đều có đấy. Cho nên, tách ở hình mà làm Thể, có hình ở 2 thì có Thể ở 4. Chia ở tính mà làm tình, có tính ở 2 thì có tình ở 4, đây là mối lớn của nó vậy. Cấn làm lửa, lửa thì chủ ở tính mà thể làm thứ. Khôn làm nước, nước thì sinh ở thổ (thổ chứa nước ở trong lòng), mà tính làm thứ. 64 quẻ nguyên hanh lợi trinh, lệch hay toàn đều đủ ở 1 tính âm dương, cương nhu, già trẻ, đều thành 1 thể. Tính và Thể đều ra ở Càn Khôn. Khôn bẩm Cấn ở dương mà âm cũng phù vào dương ở bởi cái thành của nó, bẩm nhu ở Khôn mà cương cũng ngụ ở nhu, ở thể tự lập của nó, ấy làm mà chẳng lìa cửa Càn Khôn. Song, Tính nhờ ở Thể mà Càn thâu tóm ở Khôn. Lấy tới Tính mà bàn muôn vật tính mà đều chựu ở Trời, chẳng phải chẳng động Càn 1 mà ra mà vào cùng chựu muôn cỏ cây, thời đều làm tính của nó vậy. Ôi, Càn mở Khôn đóng, Chấn ra Tốn đều đồng bẩm, mà lối lệch toàn chựu theo chia thiêng liêng mà ngu xuẩn. Cửa Càn Khôn lớn vậy. Phát ra ở tính thì hiện ra, bộc lộ ra ở tình, phát ra ở tình thì hiện ra ở sắc. Lấy theo loại mà ứng đó vậy. TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 12:08, 27/07/10 gửi bởi Hà Uyên Tính, tình, hình, thể phát ra, sánh với Càn Đoài Ly Chấn. Thanh, sắc, hơi, mùi của nó cũng đều theo loại mà chia, thuộc ở Khôn Cấn Khảm Tốn mà phát hiện ở đôi. Nghĩa chủ ở chia mà liền phát ra, bộc lộ ra, gốc tính ở trong là cái mà thấy động ở ngoài rõ rệt, nhỏ mà thấy rõ, (chia cắt lát càng nhỏ thì càng rõ, càng chính xác tin cậy), cho nên tính phát ra thì thấy hình hiện sắc, tính ở tình gốc ở Càn, từ bên trong phát ra ấy, sắc được giao ở Khôn Càn, theo bên ngoài cái mà thấy lấy hình, thể, mùi, hơi cũng đều lấy theo loại để ứng, cho nên phát ra bởi dương, ứng với cái thấy

bởi âm, phát vậy - gốc ở âm mà dương động, thấy vậy - ứng ở dương mà âm rõ rệt. Chẳng phải ở dương phát ra mà âm không theo thấy vậy. Hoặc bảo rằng thấy sắc tính tình ở suốt ở hình thể vậy. Loại cũng ứng theo nhau. Nước gặp rét thời hết, nước gặp lửa thì cũng hết, theo cái thấy của nó vậy. Càn nóng Đoài rét, Khôn nước Cấn lửa. Rét vì ở trời âm, lửa vì ở đất cương. Nước ở đất làm nhu giao với trời âm, thì rét kết mà khí của nó chẳng bị giệt. Như lấy đất nhu ở nước, gặp đất cương ở lửa, thì cùng loại mà lại sợ nhau, thắng thì thể sẽ hết. Cho nên, lửa gặp nước thì sẽ tắt, nước cũng gặp lửa mà ra uy ra oai, theo ở cái sở thắng của nó vậy. Duy có rét kết mà thành băng, gặp lửa sáng rực làm tiêu tan, như vậy lửa vẫn thù nước, chưa thường làm công chẳng lớn vậy. Lửa ở trời là lửa không có thể vậy. Lửa ở đất là lửa có thể vậy. Lửa không có thể nhân theo vật để làm cái thể. Lửa ở vàng đá nóng hơn lửa ở cỏ cấy, nhân theo vật mà nó đương nhiên như thế. Càn là mặt Trời là lửa, như vậy lửa của mặt Trời cũng là “lửa không có thể”. Cấn làm lửa ở đất, lửa của đất là “lửa có thể”. Lửa “lửa không có thể” của mặt Trời, nhân theo vật để lấy làm thể cho mình, vàng đá cỏ cây đều là vật vậy, mà đều được tính lửa của mặt Trời, lấy thành thể của nó. Lấy “lửa không có thể” ấy hợp với thể ở “lửa có thể”, mà lửa có thể ấy, lấy cái thể của mình, để chia với lửa không có thể. Chẳng phải lửa có thể ấy lấy để chia, mà bởi nhân theo vật đã biết thể lửa vàng đá bởi nóng hơn lửa cỏ cây, lấy làm căn cứ để phân chia theo lửa có thể của nó vậy. Việt Châu chú: loại Dương lấy lửa trong mặt trời, nhân theo vật mà làm, mà phát huy tác dụng, theo đấy cũng lấy Cấn tiếp Càn như thế mà làm, xem vậy. Có suối nước ấm nóng mà không có lửa lạnh, âm hay theo dương mà dương chẳng hay theo âm vậy. Lửa sinh ở thấp ẩm, nước sinh ở khô ráo. Nước chảy hướng tới nơi thấp ẩm, lửa hướng tới nơi khô ráo, vật theo loài của nó, cố nhiên mà suy, thì cái cùng cực của nó phản lại cái sinh ra nó ở lý lẽ mà thôi, thời lửa sinh phản lại ẩm thấp, nước sinh phản lại khô ráo. Cho nên, mặt Trời đến mùa Hạ, đất vôi đương nặng ẩm thấp sinh ở nóng vậy, mặt Trời đến mùa Đông, mà đất vôi thường nhẹ khô sinh ở rét vậy. Dương được âm mà làm mưa, âm được dương mà làm gió, cương được nhu mà làm mây, nhu được cương mà làm sấm. Không có âm thì không hay có mưa, không có dương thì không hay có sấm. Mưa là nhu vậy thuộc âm, âm chẳng tự hay độc lập nên đợi dương mà sau mới dấy lên, sấm là cương vậy thuộc thể, thể chẳng hay tự dùng, ắt phải đợi dương mà sau mới phát ra. Mây đến với nước, lửa, đất, đá, mỗi loại có khác nhau, loại khác cũng như vậy. Mưa gió mây sấm đều 4 loài tượng ứng, mà mưa là dương được âm, gió thì âm trước dương, mây là cương thắng được nhu, sấm là nhu thắng được cương. Dương thái quá không có âm, thì chẳng hay làm mưa, âm nặng thái quá không dương thì chẳng hay làm sấm (chẳng sinh nổi sấm). Song, mưa thuộc nhu Khôn âm, tất đợi Càn dương, tới hợp mà mưa bèn ứng. Đó, âm chẳng tự độc lập mà đợi đương thì gió mới nổi lên, đáng biết vậy. Sấm Tốn cương thuộc thể Chấn, tất đợi Chấn dương động mà sấm bèn phát lên, chia lấy Sấm đương Tốn cương làm thể mà chẳng giao ở Chấn, thời cũng chẳng hay tự cùng. Tóm đấy quẻ Trời làm dương, âm chẳng phải dương chẳng hay động vậy. Đến như ở mây đều theo loại, đất đều có nước lửa đất đá ở khác. Nước mây đen, lửa mây đỏ, đất mây vàng, đá mây trắng, lấy sắc mà tỏ rõ vậy. Khác như nước mưa dầm, lửa mưa sương, đất mưa bùn lầy, đá mưa đá, đây là lấy theo chất để chia vậy. Nước gió mát, lửa gió nóng, đất gió hòa, đá gió rữ, đây là lấy theo khí để phân biệt vậy. Nước sấm mây, lửa sấm sợ hãi, đất sấm liền, đá sấm sét, lấy theo tiếng bàn vậy. Sương phụ vào mưa, đáng 2 đáng 1, ấy đều đủ 4 tượng mà ứng chẳng đồng vậy. Sáng thời có mặt Trời, Trăng tối thời có quỷ thần. Trăng ấy là bóng mặt Trời, tình ấy là bóng của tính vậy. Tâm tính mà đởm tình, tính thần mà tình quỷ. Đèn ở sáng tối ở cõi, nhật nguyệt ở tượng

vậy. Tinh (sao) ở rất nhỏ như cát bụi vậy, rơi xuống mà làm gò đấy. Nhật nguyệt hợp nhau ở sáng, nhật dương mà nguyệt âm. Quỷ thần đồng u (tối) quỷ âm mà thần dương. Nguyệt sáng tỏ phụ thuộc ở theo Nhật, Nguyệt như bóng của Nhật vậy. Tình ở hiện ra do bởi tính, tình như bóng ở tính vậy. Bóng giống hình, nguyệt giống nhật, tình giống tính, thể tâm rỗng thông mà ngậm tính, đởm đậu khí huyết mà sinh tình, tính dương mà làm thần, tình âm mà làm quỷ. Lửa đất làm đền của nó ở cõi có sáng tối (mờ). Sáng tượng Nhật chiếu, mà tượng Nguyệt có Huyền (cung) hối (ngày 30). Tinh (sao) thuộc Ly của nó nhỏ như cát bụi, lấp lánh trắng nhỏ mà thôi, cao mà đẹp ở Trời cho nên thấy nhỏ, rơi xuống thời thành hình gò đấy, dưới mà phụ vào đất bèn thấy của nó to vậy. Vậy thời ở đất không thể thành hình, ở trời thì tinh thuộc Ly tượng to nhỏ có thể biết như thế xem vậy. Có sấm thì có chớp, có chớp thì có gió. Mưa sinh ở nước, sương sinh ở đất, sấm sinh ở đá, sét sinh ở lửa. Chớp với gió cùng làm cực dương, cho nên có chớp ắt có gió, mây đi mưa rơi chớp phát sấm vậy, cũng đều theo loại của nó vậy. Thổi, phun, hà hơi, thở hơi, gió, mưa, sấm, mây mù, nói cùng loài vậy. Cây ở rắn, chẳng phải sấm chẳng hay chấn động. Cỏ ở mềm, chẳng phải sương chẳng hay thấm nhuần, cấy ấy là con ở sao, lấy quẻ thực tượng vậy. Sấm chớp gió theo thời đều có, vì mưa sinh ở nước thuộc Khôn, sương sinh ở đất thuộc Khảm, sấm sinh ở đá thuộc Tốn, sét sinh ở lửa thuộc Cấn. Sấm với gió đều thuộc Cấn lửa, ở ngôi cương to lớn dương cùng cực. Cho nên, chớp theo sấm mà gió tức theo chớp, có thời đều có vậy, mây đi thời mưa xuống, chớp phát ra thời sấm vậy, đều lấy theo loại mà có ấy vậy. Thổi mà gió, phun mà mưa, thở mà mây, hơi thở mà sương mù, hò mà sấm, trời và người đều 1 khí, thành tượng cùng loại như thế. Sấm dậy cây rắn bền, sương nhuần cỏ mềm. Tốn sấm của nó lấy hợp cây, Khảm đất của nó lấy hợp cỏ. Song ở cây khí bẩm ở đá, mà đá theo tượng thì sánh ở sao, cho nên nói cây ấy là sao ở con, bảo rằng quẻ của nó thực lìa Ly, tuy vậy tượng là sao nhiều vậy. Loài cỏ nhỏ vào ở Khôn, lá là âm hoa quả là dương, cành lá mềm mà gốc thân bền vậy. Rất nhỏ như loài cỏ không lấy tới cùng số của nó. Khôn dương số cùng cực vậy, cho nên lấy vào ở khí chia âm dương. Cây thì lá là âm mà hoa quả là dương. Chất chia cương nhu, cành lá ở cây nhu nhuyễn, mà gốc thân cứng rắn vậy. Người xương lớn mà thể nhiều, cây thân lớn mà cành lá nhiều, ứng số trời đất vậy. Cây kết quẻ mà làm hạt giống, lại trên cây ấy mà kết quả, vốn chẳng phải cây cũ vậy, cây ấy thần ở chẳng 2, đó thực là cái lẽ sinh sinh vậy. Xương người như thân cây, thể như cành lá vậy, xương thân cây đều lớn, cành và lá đều nhiều, đều ứng số trời đất. Trời dương tóm 1 mà lớn, đất âm chia 1 mà nhiều. Nhỏ vậy lỗ sinh mà lại sinh, bởi ở thần chỉ 1 chẳng 2, vậy nên cây kết quả mà rời giống đấy, đều thành cây ấy mà quả kết vẫn như vậy. Cũ ấy là cho đi hình khí, mới ấy là còn hình khí, con giống hình khí cha càng đều hun đúc hóa thuần hậu không chẳng phải đến 1, tức là cây mà sinh sinh chẳng hai, thần của nó lý của nó thấy vậy. Thần ấy khí dương tóm nhờ ở vật vậy. Vật ở trong cõi đất liền, ở trong nước ấy tất đủ như hình tượng vậy. Đất liền nhiều chạy, nước nhiều bay ấy, gieo vậy. Cho nên, lớn ở đất lửa ấy tất nhỏ ở nước, lớn ở nước tất nhỏ ở đất liền vậy. Chia vật nước liền đất, đất liền là dương, nước là âm, hình thì theo dương, bóng thì theo âm. Cho nên, hình vật ở đất liền tất đủ ở trong nước, Âm ứng Dương như bóng ứng tượng vậy. Dương là cha ở Âm, đất liền thời nhiều chạy, âm gieo ở dương nước thời nhiều bay. Vật ở nước đất liền đều có cái lớn của nó đắp đổi mà thấy nhỏ. Âm dương phản lại loài, cũng là cái lý thay nhau ở ra mà khó cùng ấy vậy. Lấy lông mao hổ báo như cỏ, lông vũ loài chim cắt như cây vậy. Cành thân cây là cái thành của đất đá vậy. Sở dĩ chẳng đổi lá hoa nước lửa ở cái thành của nó, cho nên biến mà đổi vậy. Cá ấy là họ ở dưới nước vậy, do mát mà rét. Sâu bọ ấy là họ của gió vậy, do ấm mà nóng, đều ứng khí

trời đất sinh, lấy theo tụ hợp vậy. Cỏ núp đấy, lông thú như mầm cỏ, chim đậu ở rừng, lông như lá rừng, khiến loài như thế vậy, theo loài họp mà cảm thế vậy. Cây ở dưới nước như loài san hô, hoa ở đá như diêm tiêu ấy vậy. Vật dưới nước không khác vật trên đất liền, đều mang tính rét nóng. đại khái thì đất liền làm âm trong dương, mà nước thì làm dương trong âm. Vật ở nước hay đất liền không khác, theo rét nóng mà tính chẳng đồng. Ngựa trâu đều là loài âm, chia nhỏ ra, thì ngựa làm dương, trâu làm âm trong âm, nên ngựa chủ Càn, trâu chủ ở Khôn. Loài bay mừng có gió mà nhanh ở trên, loài chạy mừng ở đất mà lợi ở dưới. Loài tằm năm nay là con ngài mà sinh con, đến năm sau con của nó lại sinh sinh ra tằm. Rau cải là loài cỏ, ở năm nay thì gốc mạ lớn, đến sang năm thời mạ mà hết con. Chỗ tạo hóa tỏ rõ cất dấu cách dùng, muôn loài vật lớn nhỏ đều vậy. Ở nước ấy chẳng nhắm mắt, ở gió ấy thời nhắm mắt. Loài chạy lông my trên dưới liền lông my trên dưới, loài bay lông my dưới tiếp lông my trên, là do lửa thì nóng trên nên my dưới tiếp my trên vậy. Loài sai khiến thế vậy. Đó cũng là cách vật cùng lý ở từ cái nhỏ vậy. Loại gió loại nước, lớn nhỏ phản nhau. Gió nước các loài, động vật thực vật đều ở vật, cái lớn nhỏ của nó đều phản nhau. Gió ví như chim sâu bọ ở thể nhỏ, nước ví như thuồng luồng ở thể lớn, động ấy có thể như san hô trong nước quý nặng, mà chẳng lớn như cây thông xứ. Cây thông xứ cũng trong gió thường trồng, mà lại chẳng nhỏ bằng san hô, thời trong thấy từ giống nảy mầm mà to nhỏ phản nhau cùng theo hình to nhỏ, cái phản nhau của nó cốt yếu là phân loại thế vậy. Ở nước mà có vẩy, loài bay vậy, loài rùa, dái cá ở loài chạy vậy.Thuồng luồng ở nước có họ với loài có vẩy vậy, bèn hay bay, rùa cũng loài vật nước bèn hay chạy. phàm làm vẩy lông mao, loài ở nước cũng có phân chia vậy. Bay ở chạy là loài gà le ấy vậy, chạy ở bay, long mã thuộc ở loài ấy vậy. Gà bay ở chạy, long mã chạy ở bay, loài của nó đều chửng 1. Họ nước lấy âm làm sinh (hoặc lầm chữ: chủ), thì dương làm thứ. Loài trên đất liền, lấy dương làm sinh (hay lấy dương làm chủ), thì âm làm thứ. Cho nên, loài nước ra khỏi nước thời chết, loài gió mà vào nước thời chết, cũng có loại ra vào ở cả dưới nước và ở trên đất liền như loài rùa, ba ba, le le ấy vậy. Họ loài dưới nước chủ âm, dương bèn làm thứ. Họ trên đất liền chủ dương, thì âm bèn làm thứ. Nên loài dưới nước sinh ra không có nước thời chẳng sống. Đất liền sinh loài gió mà vào nước cũng chẳng sống. Cũng có loài ra khỏi nước mà sống ví như rùa, ba ba, có loài vào nước mà sống như ngan, le le. Đại khái là tượng dương trong âm, âm trong dương, đều lấy theo loại để tỏ rõ như thế. Rồng hay lớn hay nhỏ, song cũng có thể chế, chựu chế từ khí âm dương, được thì thời hay biến hóa, biến biến thì lại chẳng hay vậy. Rồng làm thần cho muôn vật, cái thể của nó hay biến hóa, hoá ở dương mà biến ở âm thì hay lớn, biến ở dương mà hóa ở âm thì hay nhỏ. Lớn mà bay, nhỏ mà núp, ai hay chế tác đấy ! Song cũng chựu chế ở khí âm dương, vì chựu khí dương, thì lên đấy mà lớn bay. Còn khi chựu ở khí âm, thì xuống đấy mà nhỏ núp vậy. Đấy đều được thời mà hay biến hóa, mà cái biến của nó ở âm dương làm, chẳng trọn ở hay biến, thời 1 nguyên ở Càn tóm đấy vậy. Mặt Trời làm tim, Trăng làm đởm, Đoài làm tỳ, thần (vì sao) làm thận, là tạng vậy. Đá làm phổi, đất làm gan, lửa làm vị, nước làm bàng quang, là phủ vậy. Tâm đởm tỳ thận chia thuộc nhật nguyệt tinh thần, rằng đều ở tạng dương. Phổi gan dạ dày bàng quang chia thuộc đá đất lửa nước, rằng đều ở phủ âm. Nhưng trước có Đoài làm tỳ, Ly làm đởm ở thuyết, hoặc 2 chữ khắc nhầm, hay là nguyệt tinh theo nhau, mà có thể thuộc về đắp đổi vậy, loại ở gần lấy ở thân mình theo loài vậy.

Mặt Trời vào trong Đất là gây tinh tượng vậy. Mặt Trời, Trời dương vào ở trong Đất là dương giao với âm, có trai gái gây tinh tượng, thuật chẳng phải dùng tình dục cảm nhau mà thế. Nước thủy triều ở biển ấy là Đất thở hút vậy. Thở ra hút vào này lấy ứng với Trăng, đấy là theo loại của nó vậy. Khí bởi mồm ra vào thời thở, từ mũi ra vào thời hút. Nước thủy triều ở biển, khí ở đất đi ra vào ở thủy thổ, cùng với người thở hút đồng nhau, tức bảo đất có thở hút, đúng vậy. Sở dĩ ứng tháng ở hối, sóc, huyền, vọng mà tiêu trưởng, thời lấy đất ở thái nhu theo trời ở thái âm loại vậy. Cho nên Trăng sáng ở Mão Dậu, nước thủy triều ứng Đông Tây, Trăng sáng ở Tý Ngọ, nước thủy triều ứng ở Nam Bắc. Mùa Xuân dương được quyền cho nên nhiều hạn hán, mùa Thu âm được quyền cho nên nhiều mưa. Làm mưa làm hạn, thì xem ở âm dương được quyền mà thôi, Dương được quyền làm hạn, Âm được quyền làm mưa, chẳng có hết vậy, hoặc cái biến của nó sao ? Thân đất vậy gốc ở tình, sở dĩ hay động là vì khí huyết sai khiến như thế. Thân người vốn tính như đất, khí ở dương huyết ở âm vận động, mà khiến cho tính ấy động vậy. Lấy vật xem vật là tính vậy, lấy ta xem vật là tình vậy. Tính công mà minh, tình lệch mà tối. Người được khí trung hòa thời cứng mềm đều. Dương nhiều thì lệch. Trí người mạnh thì trí vật yếu. Hoàng cực lấy xem vật vậy, tức là vốn vật ở lý. Xem ở cái gốc của vật, thì cái xem này, chẳng phải ở ta, nên vật ở tính vậy. Nếu bởi ý ta xem ở vật, thời cái xem này, chẳng phải là vật nữa, ta ở tình vậy. Tính bèn công, công bèn minh, tình bèn lệch, lệch đến mờ. Ôi, ở người bẩm có cương nhu mà đều thì được khí trung hòa, âm dương không thiên lệch. Âm dương chẳng đều, thời hoặc dương nhiều hoặc âm nhiều, cương nhu mới lệch mà chẳng ở giữa, lúc này mà lấy xem vật, sẽ trái vật ở chính, tới chính ta ở lệch, chẳng những thấy trí thấy nhân, chẳng đường lối mà mặc lệch khoe sáng, sợ còn nhiều phản lại vị trí người mạnh ra ở giữa trời công minh. Ra ở lệch, thì tự lấy mà làm sáng, mà hại cho tính ở vật. Vật trí yếu vốn không dùng trí mạnh, có thể vậy. Người được quý là bởi muôn loài tự thân tự trọng, mà được ở cái quý của muôn loài, sở dĩ như vậy do bởi hay dùng ở muôn loài. Người được quý sẽ bẩm ở cái thể của nó, hay tự trọng mà chẳng đuổi theo vật, được bản nhiên ở thể quý mà sung đầy đương nhiên có cách dùng lớn, cho nên người lấy số của muôn vật, muôn loài làm việc quý ở cách dùng, người đủ tính ở muôn vật vậy. Tính muôn vật đều đủ ở ta, lấy âm dương cương nhu chung loài hoàn toàn xem ở ta làm. Thần của người thời là thần của Trời Đất, người ở tự dõi, sỡ dĩ dõi theo trời đất, có thể chẳng răn vậy thay. Người bẩm thụ Trời Đất mà sinh ra, thần của người là thần của Trời Đất do bởi tự ở trong mỗi người, cũng là ở trong Trời Đất. Tự dối tức là dối Trời Đất, cho nên đáng răn đấy. Thần không có nơi ở, mà không nơi nào chẳng ở. Đến như người với thần lòng thông nhau, gốc của nó lấy theo ở 1 vậy. Đạo với 1, thần ở gọi tên mà gượng vậy, lấy thần làm thần, lời nói rất phải vậy. TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 12:10, 27/07/10 gửi bởi Hà Uyên Tự nhiên muôn vật kỳ diệu, thần vậy, thần không chuyên chú ở một chỗ nào, mà không chỗ nào chẳng ở. Đời xưa, ở người rất mực, tức lòng ta thông ở lòng người khác, vật khác. Lấy ta cùng người cùng vật đều gốc ở Trời Đất sinh lấy làm thần diệu, thông làm 1 loại. Cho nên, lấy 1

phương hướng, rằng Đạo với 1, tức đều là Thần. Không thể gọi tên mà gượng lấy cách dùng ở tên vậy, chẳng mượn ở tên gượng ép, tức là tâm không nơi ở, mà không nơi nào chẳng ở, thần thông rất mực, bảo rằng là thần, rằng cái mà lời nói của người rất mực sao ? Lời nói của thần ở Dịch rất mực vậy. Phàm xét việc tới cùng cực, hầu 10 ở 7 thời đáng thôi vậy. Do bởi ngày Hạ chí chỉ ở 60, gồm đấy lấy sớm chiều mà chia, có thể tỏ rõ sắc vậy, ngõ hầu 10 ở 7 vậy. Dịch nói: tri cơ thần của nó sao ! Cơ ấy là việc làm thấy ở mối mà ngõ hầu ở cùng cực của nó ấy vậy. Đại ước việc không đủ 10, hầu 7 thừa 3, thì đáng thôi vậy. Vì số Trời Đất chẳng thể quá 7, một ngày đêm 100 khắc, ngày Hạ chí ban ngày được 60, còn chưa đầy 7 phân. Nếu lấy sớm chiều đáng lấy làm tỏ rõ sắc, đều hai khắc rưỡi thêm đấy, cũng chỉ được 65, ngõ hầu 10 phân ở 7. Trời Đất còn chẳng quá cùng cực, huống hồ việc người làm, cái mà đáng chẳng biết thôi sao ! Cho nên biết cơ ấy là thần, biết cái thôi của nó mà chẳng gượng cầu cùng cực, thời ngõ hầu vậy. Thanh âm sướng họa ở muôn vật, gốc thông số ở Âm Dương Nghi Tượng, theo ở Trời Đất biến ứng, mà đều suy rõ loài của nó, gần mà ở thân mình, xa mà ở vật, cúi ngửa trên trời dưới đất, lớn nhỏ ẩn rõ, không gì chẳng cất lên hết khái niệm (đại khái) của nó. Cốt yếu lớn tức ở chính âm, thôi đi ở 7, cho nên biết trời đất ở số dùng. Ôi, ở người sự cơ không gì chẳng lấy 10 ở 7 phân mà thôi, tức biết cơ là biết thần của nó, cũng chỉ biết đến thế mà nên thôi, ý lớn 1 thiêng đấy. Nếu lấy luật lã xướng họa thông số suy đấy, thanh (tiếng) trời 10 để lấy cán (thân) lệch xướng. Âm (tiếng) đất 12 đồ, lấy chi (cành) họa. Bắt đầu ở 1 vạn 7024, lấy đấy tự nhân lên, được 28981 vạn 6576, đó là động thực (trồng) thông số mà dùng đấy, thì lấy 256 quẻ ấy vậy. Bởi đấy mà thông ở người với vật, âm dương cương nhu, đều tự giao mà làm vật, đắp đổi giao nhau làm người, làm động vật được Trời chẳng gồm Đất. Thực vật được Đất chẳng gần Trời, đều lệch mà chẳng toàn. Người làm âm dương cương nhu ở hội khí, gồm Nhật Nguyệt Tinh Thần, chất gồm Thủy Hỏa Thổ Thạch, giao mà lại giao tượng, bèn 16 của nó giao, làm quý hơn vật vậy. Cho nên tiếng vật con Trĩ càng kêu trúng Dốc, chẳng trúng Thương, cổ Trâu kêu chẳng trúng Thương chẳng trúng Vũ, thời người cả 5 tiếng đều trúng, cho nên toàn vậy. Duy có giao ấy làm xướng họa, không gì chẳng tròn. Song, người có toàn ở Thể, mà cũng không toàn ở dụng. Vật chẳng quá 7 bậc, đến người mà thôi. Người chẳng quá 7 bậc, đến thánh mà thôi. Ngày chẳng quá 7 phân, đến mặt Trời lặn mà thôi. thanh chẳng quá 7 luật, đến chẳng đi mà thôi. Sự cơ 10 ở 7 mà thôi, gượng mà quá đấy, mất trung chính, là bệnh vậy. Thế cho nên Thông số nói: làm thời thông, chẳng thông thời chẳng làm. Dịch nói: loài lấy ở thông, 7 ngày ở Phục. Có thể nghĩ vậy. Khuyết nghi - thiếu ngờ. Càn 48, Đoài 30, Ly 24, Chấn 10, Khôn 12, Cấn 20, Khảm 36, Tốn 40. Càn với Khôn, 48 cùng 12 cộng 60. Ly với Khảm, 24 cùng 36 cộng 64. Quẻ 4 chính ở hợp, mà số có đầy vơi hoặc nó phải thế vậy. Đoài với Cấn, 30 cùng 20 cộng 50. Chấn với Tốn, 10 cùng 50 cộng 50. Quẻ 4 duy ở giao mà số có đầy với hoặc nó phải như thế sao ! 5 và 6 ở giữa Trời Đất hợp ở chính là 50 đấy. 10 của 6, duy có 50 ngày là 10 của 5 vậy, ấy là đoán phỏng nên để khuyết nghi. Đoài, Ly, Tốn nên nghĩ lại đấy. 1 sai khiến 12 lấy sinh 3, 3 boe 1 của nó thời 2 vậy. 3 trước9, 9 bỏ 1 của nó thời 8 vậy. 9 bỏ 3 của nó thời 6 vậy. Cho nên, 1 sai khiến 3, 3 lại sai khiến 2 vậy. 3 sai khiến 9, 9 lại sai khiến 8 với 6 vậy. Lấy 2 sinh 4, 8 sinh 16, 6 sinh 12 vậy. 3 gồm 1 thời là 4, 9 gồm 3 thời là 12, 12 gồm 4 thời là 16. Cho nên 4 lấy 1 làm gốc, 3 làm dùng. 12 lấy 3 làm gốc, 9 làm dùng. 16 lấy 4 làm gốc 12 làm dùng. Dịch là sai khiến mà dùng ấy vậy. Tiến mà dùng mà làm trước đấy vậy. Chẳng dùng thời bỏ đấy. 1 dùng 2 bèn sinh 3. 3 chẳng dùng thời bỏ đấy. 1 dùng 2 bèn sinh 3, 3 chẳng dùng 1 bèn bỏ đấy

vẫn làm 2. 9 thì lấy 3 làm trước, 3 của 3 làm 9, 9 bỏ 1 chẳng dùng là 8, 9 bỏ 3 chẳng dùng còn 6 vậy. Lấy Thể trời đất đều 4, bỏ ý dùng 3, thời lấy cái chẳng dùng là 1 ấy mà sai khiến 3 cái đương dùng ấy. Dùng ở 3 ở giữa, đều lấy không thay đổi 3 của nó sai khiến 2 đó sao. 1 năm 4 mùa, 3 mùa gồm 9 tháng, 3 của nó sai khiến 9 đó sao. Ở 9 tháng bỏ đương mùa chưa hết thời được 8 đó sao, cái mà lại lấy 9 sai khiến 8 cùng 6 đó sao ? Vả lại, 8 là số quẻ, 6 là số hào. Ở 3 mà sai khiến ở giữa quẻ thời 8, hào thời 6, bào rằng sai khiến 8 cùng 6, tin chẳng hư vậy. Lấy 3 sai khiến 2, 3 sinh làm 4 gồm 2 thái 2 thiếu. 9 sai khiến 8 cùng 6 vậy, 8 sinh 16 tức là 16 quẻ sinh ở việc rằng vậy. 6 sinh 12 tức Càn Khôn Khảm Ly 4 chính, gồm Di, Trung phu, Đại quá, Tiểu quá, lại gồm Đoài, Chấn, Thái, Ký tế đó vậy, gồm lại làm số chung, mà lần lượt sinh ấy vậy. Vậy thời, 3 với 1 gồm làm 4, 9 với 3 gồm làm 12, 12 với 4 gồm làm 16. Cho nên 4 lấy chẳng dùng ở 1 làm gốc, mà dùng đấy ở 3. 12 lấy 4 bỏ 1 ở 3 làm gốc mà dùng ấy đấy 9. 16 cũng lấy 4 bỏ 1 ở 3 làm gốc mà dùng đấy ấy 12. Vậy, cái mà dùng của nó cùng chẳng dùng ở số đầu lấy ở trước. Lấy vẫn số trước của nó mà biến chút ít vậy. TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 12:12, 27/07/10 gửi bởi Hà Uyên Lại nghĩ đấy ! 1 Lấy tròn 1 biến thời sinh 6, bỏ 1 thì còn 5. 2 biến thời sinh 12, bỏ 2 thì còn 10. 3 biến thời sinh 18, bỏ 3 còn 15. 4 biến thời sinh 24, bỏ 4 còn 20. 5 biến thời sinh 30, bỏ 5 còn 25. 6 biến thời sinh 36, bỏ 6 còn 30. … , Ấy lấy còn đấy thời 6, 6 bỏ đấy thì 5 còn 1 vậy. 4 thời 3 mà còn 1 vậy. 3 thời 2 mà còn 1 vậy. 2 thời 1 mà còn 1 vậy. Cho nên, 1 sinh 2, bỏ 1 thì còn 1 vậy, 2 sinh 3 bỏ 1 còn 2 vậy. 3 sinh 4 bỏ 1 còn 3 vậy. 4 sinh 5 bỏ 1 lấy 4 làm gốc, 6 bỏ 1 lấy 5 làm gốc, 7 bỏ 1 lấy 6 làm gốc. Đây dường như đại khái lấy số tròn mà rõ cái biến của nó vậy. Đường kính tròn 1 vòng, 3 kính 1 biến, gấp lấy sinh 6 hào ở biến, sở dĩ vì trong 3 ngoài 3 mà lấy làm 6 đấy vậy. Vì tròn tượng Trời 1 vận biến sinh 6 thời 6 dương theo 1 dương, lần lượt sinh mà gồm khắp 6 tháng, bỏ 1 dùng 5, ước đấy 1 tháng đều 6 ấy 5 ngày, gồm thực co rút số 36 làm 36 bỏ 6 vậy, 2 biến thời 6 sinh 12, 6 âm theo 1 âm lần lượt sinh mà Khôn cùng khắp 6 tháng trước gồm làm 12, khắp 1 năm đó vậy. Bỏ 2 thời còn 1, hai lần bỏ 1 như vậy thời còn 5, bèn làm 10. Lại co rút số 72 làm 66 bỏ 4, hai lần đấy làm 12 bỏ 2 vậy, 3 biến làm 2 thời 6 sinh 18, 4 biến thời 4 biến sinh 24 vậy. 5 biến thời 5 biến sinh 30 vậy. 6 biến thời 6 biến sinh 36 vậy. Mỗi 6 bỏ 1, thì lần lượt mà bớt, mà 64 – 6 = 58 chỉ 15, 24 chỉ 20, 30 chỉ 25, 36 chỉ 30 vậy. Sinh chẳng lìa 6, bỏ chẳng lìa 5, sinh nửa bỏ đi nửa chẳng lìa 6 x 2 = 12, 5 x 2 = 10. Ống lấy cất lên vận Trời ở số tròn 360 còn đấy thời 6. 6 của 6 làm 36, 6 của 60 làm 360 vậy. Bỏ đi thời 5, 5. 36 bỏ đi 1 thời 5 x 6 = 30. 360 bỏ 1 thời 60 x 5 = 300 vậy. 5 thời ở trên 4, 6 mà còn 4. 6 tức là 4 mà còn 1. Rằng ấy Càn Khôn đều 1, 1 đều biến 4, Càn thì có: Thái dương Càn, Thái âm Đoài, Thiếu dương Ly, Thiếu âm Chấn ở 4 Thể. Khôn thì có Thái nhu Khôn, Thái cương Cấn, Thiếu nhu Khảm, Thiếu cương Tốn đều là 4 Thể, trừ gốc sinh đều ở 1 thời làm 4, còn thêm gốc sinh đều ở 1 thời làm 5. Cho nên số Trời có 5, số Đất có 5, đều 4 mà còn 1 ở số vậy. Song âm dương cương nhu đều chia 4 thể, 4 thể dùng chỉ 3, hay nói 3 gồm 4 bỏ 1 của nó, hay nói 4 thời gồm bỏ 1 của nó ở 3. Cho nên rằng, 4 thời 3 mà còn 1 vậy. 2 vậy ấy là 1 ở đối 1. 1 thời lẻ 2 thời chẵn, âm chẵn ở dương, nhu chẵn ở cương. 1 dương mà còn 1 âm, 1 cương mà còn 1 nhu, thời được chẵn làm 2, 2 của nó 1 vậy. Nên, 2 thời 1 mà còn 1 vậy, ấy thời một Trời ở 1, 1 nhân lên 1 bèn sinh 2, 2 bỏ 1 thời còn 1. Rằng trước 1 sinh 2 làm Quái

dương ở số 12, cái mà Nguyên tóm Hội đó sao ! bỏ thời vận về 1 Nguyên mà thôi. Mặt Trăng (mặt trong) khởi ở 2, 1 nhân lên 2 bèn sinh 3, 3 bỏ 1 thời lại 2, lấy ở trước 1 sinh 2 lệ đấy, 3 của 12 đương 36 số, Hội của nó tóm Vận đó sao ! bỏ 1 thời lại về 3 Hội mà thôi. Tính khởi ở 3, 1 nhân lên 3 thời sinh 4, 4 bỏ 1 thời lại 3, lấy ở trước 2 sinh 3 lệ đấy. 4 của 36 đương 144, Vận tóm Thế đó sao, bỏ 1 thời lại về 3 vận mà thôi. Thần khởi ở 4, 1 nhân lên 4 thời sinh 5, 5 bỏ 1 thời lại 4, lấy sô Trời có 5, số Đất có 5. 1 mà biến 4 còn 1, 5 vậy, bỏ 1, 4 vậy. Trước rằng chẳng dùng ở 1, bọc ở trong 4, và thể ở 1 đứng ở 4 ngoài của nó lại tóm hội, vận, thế, số mà về 1 nguyên đó sao ! Thế cho nên lần lượt sinh đấy, gốc vậy 2, 3, 4, 5, 6 theo 1, 2, 3, 4, 5 mà sinh mà gốc bèn 1, 1 thấy vậy. Cuối rằng 6 lấy 3 làm gốc, vì tức là tròn 1 biến sinh 6, bỏ 1 thời 5 mà suy đấy vậy. Trở lên đều Ngoại thiên tản mát nói ở thấy, nghĩ lại đấy tự được vậy. Nghĩ lại đấy ! 2 Lấy Vuông thì 1 biến làm 4, 4 sinh 8, gồm làm 12. 8 sinh 12 gồm làm 20. 12 sinh 16 gồm làm 28. 16 sinh 20 gồm làm 36. 1 sinh 3 gồm làm 4 vậy. 12 sinh 20 gồm làm 32 vậy, 28 sinh 36 gồm làm 64 vậy. Đây đại khái lại tới số vuông mà tường cái biến của nó. Đường kính (tất) vuông 1 vây 4, chia tách dùng nửa thời còn 2, gấp 2 bèn biến làm 4. Quẻ Thái Thiếu trời đất gồm 4 tượng ấy vậy, hợp trời có 4 đất có 4 làm 8, 1 vị tám quẻ, 4 đều sinh 8, 8 mà gồm 4 bèn làm 12, 60 quẻ sách (thẻ) Càn đương 36 hào dương, Khôn đương 12 hào dương, mà 12 lại tức là số hội 8 sinh 12, số của nó đó sao ! 12 gồm 8 làm 20. Một vị 8 quẻ, xét hào dương, thì Chấn, Khảm, Cấn số thẻ dương đương 20, (trong đó số thẻ dương quẻ nội là 8, số thẻ dương quẻ ngoại là 12). Tương tự Tốn, Ly, Đoài số thẻ dương tương đương 28 (số hào dương 8 quẻ nội là 16, số hào dương 8 quẻ ngoại là 12, gộp lại là 28), 12 gồm 4 bèn sinh 16, 16 đương 2 vị 8 quẻ trùng số, lại đương trời đất 4 quẻ biến số gồm 12 làm 28 của nó, tức là trước nói rằng Tốn, Ly, Đoài ở thẻ dương 28, 16 gồm 4 bèn sinh 20, 20 đương quẻ ở số thấy trên, bèn lại gồm 16 làm 36, thời Càn ở số thẻ dương vậy, bèn biêt 4 là ở số sinh, 1 và 3 là ở số gồm ấy vậy, Đoài, Ly, Chấn ở số gồm của Khôn đấy vậy. Quẻ bình phần đều 32, 32 ở số sinh 12 cùng 12 ở số gồm vậy, 12 với 12 ở số gồm ấy là Chấn, Khảm, Cấn ở số gồm Khôn ấy vậy. Cả toàn quẻ số 64, 64 ở số sinh của nó là 28, cùng ở số gồm là 36 ấy vậy. 28 cùng số gồm là 36 ấy là Đoài, Ly, Tốn ở gồm Càn ấy vậy. Trở lên cũng đều là thuyết Ngoại thiên thấy trước. Xét cỏ thi tròn, quẻ vuông, số tròn vốn thẻ thi ở biến 1 sinh 6 lấy 1 làm gốc, 6 biến mà 36 theo dương sinh vậy. Số vuông vốn hai quẻ ở biến, 4 gồm 8 làm 12, lấy 4 làm gốc, 4 biến cũng làm 36, theo âm sinh vậy. Nói nghĩ lại đấy, lấy hợp người nghĩ, có thể vậy.

Lại nghĩ đấy ! 3 Tính chẳng có thể chẳng thành, thể chẳng có tính chẳng sinh. Dương lấy âm làm thể, âm lấy dương làm tính, động là tính, tính là thể vậy. Ở Trời thời dương động mà âm tĩnh, ở Đất thời dương tĩnh mà âm động. Tính được thể mà làm tính, thể theo tính mà động. Đấy là lấy Dương thì thư thả mà Âm thì nhanh vậy. Tính tình hình thể chia sánh với 4 quẻ, mà tính thì thâu tóm tình, thể thì hợp với hình, bèn chia tính dương mà thể âm. Cho nên, tính và thể cùng nên ở, rằng tính, chẳng phải thể mà ở thành, vậy ở đâu ? Sinh rằng ở thể, chẳng phải tính mà sinh đứng ở đâu ? Nào dương 4 quẻ thể ở âm, âm 4 quẻ thể lại theo dương. Vì tính chủ ở động, thể chủ ở tĩnh. Ở Trời, động thuộc Dương, tĩnh thuộc Âm, ngược lại ở Đất thì Dương lại tĩnh mà Âm lại động.

Tính thuộc dương vốn động vậy, được thể ở âm mà tĩnh, tĩnh bèn ưa tính ở yên mà chẳng nảy nóng, động đánh tính ở bản nhiên. Thể âm vốn tĩnh, tĩnh ở dương mà phải động theo, động cũng tin ở thể ở lành mà chẳng mất cái chính ở thể vốn tĩnh ở cố nhiên, ấy cho nên thể thư thả mà chủ ở tính ở dương, thời tôn mà làm thần ấy ở sai khiến vật mà chẳng thôi ở sai khiến ở vật vậy. Cho nên thư thả, như ở thể chủ ở âm, hoặc trái ở tính ở dương lại nóng nảy mà kíp nhanh có gì ở thư thả vậy. Tính như Nhật ở Trời, thể như Thần ở Trời, nhật đường đi theo quỹ đạo, mà chẳng lìa chỗ thần tượng trời cũng thư thả. Nếu chỗ thần dẫu có đủ, mà nhật dương ở mất độ, mà hối (tới) thực (bị ăn) cũng chẳng nhanh hơn của nó. Vậy thời tính và thể cùng nên mà chủ ở tính bèn dương vậy. Lại tỏ rõ đấy ! 4 Trời vành vạnh (hồn hồn) ở trên mà chẳng có thể lường, cho nên Đẩu - số để xem Trời vậy. Dẫu như ở dựng của nó là Trời ở đi vậy. Khôi dựng ở Tý, Thuộc dựng ở Dần, Tinh lấy Dần làm ngày vậy. Dẫu có 7 tinh, ấy lấy ngày chẳng quá 7 phân vậy. Trời hồn khó lường, xem Đẩu số để có thể biết về trời. Đẩu dựng là theo Trời để ấy vậy. Đẩu có Khôi Thược, Khôi 4 Thược 3, tinh của nó đương tinh kỷ ở vị Sửu, Khôi của Đẩu đương ở bên hữu của Sửu làm kiến (dựng), mà đương Tý. Thược của Đẩu đương ở bên tả của Sửu làm kiến mà đương Dần. Tý như nửa đêm, đến Dần thời vào đầu ban ngày, tạo sáng nhiều Nhật mọc ở Mão, Mão làm đầu ban ngày, Dần đương còn tấc đất tạo sáng đương còn ít, nhưng lấy Giờ (thì) mà xem thời Dần đã phân vòng ban ngày vậy. Cho nên, mở vật ở giữa Dần mà đóng vật ở trước Tuất. Rằng, cái mà dùng 7 của nó thế vậy. Đẩu hợp Khôi Thược 4 và 3 gồm 7 tinh, là phần ban ngày, xem ở Đẩu lấy 1 tinh tương đương 1 phần cũng chẳng quá 7 phần. 7 phần ấy là Bí Cấn trở lên ở số quẻ vậy (dưới còn 18 quẻ). Trước đã tỏ tường, mà lại thêm ở Đẩu cũng tỏ tường đấy, chẳng ngờ nữa vậy. Thái cực 1 vậy, chẳng động sinh 2, thời 2 làm thần vậy. Thần sinh số, số sinh tượng, tượng sinh khí (đồ vật). Giữa khoảng 1 động 1 tĩnh làm Thái cực. Người vốn biết động mà sinh dương, tĩnh mà sinh âm, làm ở 2 mà chẳng biết tĩnh mà tiếp động, cũng như chẳng thấy động ở giữa. Đấy 1 mà phỏng 2 cột ở cùng cực vậy. Đó là bất động sinh 2, trời đất đương Khôn Phục ở giao, giữa lấy làm cùng cực, dẫu có túi đi sinh cùng cực, tóm cái số biến hóa sinh thành, hồn nhiên cái tượng âm dương cương nhu, ngụ cái khí cụ Càn Khôn 6 Tý. Cho nên 2 thời làm Thần vậy, mà số bởi Thần sinh, tượng bởi số sinh, khí cụ bởi tượng sinh, số - tượng – khí đềi sinh ở Thần, Thần sinh ở bất động, ở 1 mà bọc 2, ấy cái mà làm Thái cực đó sao ! Ấy cái mà làm giữa 1 động 1 tĩnh đó sao ! 1 và 8 làm 9 cắt làm 7, 8 cắt vá làm 6, 16 cắt vá làm 12, 24 cắt vá làm 18, 32 cắt vá làm 24, 40 cắt vá làm 32, 48 cắt vá làm 36, 56 cắt vá làm 42, 64 cắt vá làm 48. 1 chia làm 4, 8 chia làm 32, 26 chia làm 64, lấy đến 96 chia làm 384 vậy. Càn 1 Khôn 8 số 9 vậy. 6 Tý đổi số đều 9 thâu tóm đấy. Cắt vá làm 7 thời 9 bỏ 2 dùng số quẻ Trời đều 3 mà Tỉnh trước sau của nó ở nửa thời 7 vậy. Thể số trời đất đều 4, hợp mà làm 8, 4 của nó dùng 3 thời cắt ấy 2 (cắt ở 8), cho nên còn dùng ở 6 vậy. Tới đồ vuông tròn đều 4 chia ở làm 16, là 4 của nó 4, 4 đều dùng chỉ 3 cắt 1 của nó, thể 4 thời còn 12 vậy. Gồm đôi của 12 làm 24, làm 4 của 6 đấy mà đều cắt 4 ở 1, bỏ 6 thời làm 18 vậy. Nhặt cỏ thi thời làm 18 biến, lại đôi 18 của nó làm 32, ấy 4 của 8 đấy đều 4 cắt ở 1, bỏ 8 thì còn 24 vậy. Trời đi gồm 24 khí, tiến mà 40, 10 của 4 vậy, cắt bỏ 4 ở 1, thời 30 đương giờ ở số chia, tháng ở số ngày, vận ở số thể. Lại thêm 2 lần gồm 12 của nó làm 48, mỗi 4 bỏ 1 bèn cắt 12 gồm còn 36, tương đương Càn 4 x 9, Khôn 6 x 6 ở số thẻ. Lại thêm 2, 4 gồm 14 của nó 4 làm 16, mỗi 4 bỏ 1 bèn cắt 14 làm 42. Lại thêm 24 gồm làm 4 ấy 16, tức là số 8, 8 đương 64, mỗi 4 bỏ 1 bèn cắt còn 48. 48 này là số thẻ có trừ treo

1 ở dùng số quẻ đương 1 vị 8 quẻ ở số hào vậy. Bèn biết Càn Khôn đều 1 mà chia 4 vị, đều 8 mà chia 32, 8 vị đều 8 mà chia 64. 64 là tả hữu ở 4 x 8 ở hợp số, lại đều chia 4, 4 ở tả hữu thời 3 của nó 32 mà làm 96, lại 4 của nó chia đấy bèn làm 384 vậy. Trước cắt vuông làm đồ, sở dĩ vận đi ấy nhiều phương, cắt đấychẳng lìa ở 4 vậy. Trở lên 11 thiên đều đại lược nói thêm trước của nó đủ suy ở số, mà muốn người lại nghĩ đây lại tỏ tường đấy vậy. Này trở làm cái mà Thiệu Tử tự ngờ, vậy thời nhỏ bầy ở trước, cái mà còn nghĩa ngờ sao ! Khuyết nghi rằng, ấy là bảo kẻ học sau, nếu ngờ hãy để thiếu đấy mà tường nghĩ thì được ý của nó vậy. Tâm làm Thái cực, lòng người nên như nước đúng thời định, định thời tĩnh, tĩnh thời sáng. Thái cực làm gốc động tĩnh, ở Trời làm lòng cho lòng Trời, ở người đó là lòng của Đạo, nên: tâm làm Thái cực mà mọi muôn việc theo ở vận chuyển vận của nó. Cho nên, lòng người chẳng có thể rối bời lẫn lộn, nên như nước đứng trong suốt ngậm rỗng, thời bàn thể của Thái cực chủ ở 1, khi chỉ có thể định, định thời không bị vật dục bên ngoài dẫn dụ, lấy Càn làm tượng sinh ở trong lòng, chẳng nên gượng làm đợi bị chế mà tự tĩnh. Nước đứng lặng hay soi, lòng tĩnh bàn sáng, chẳng bị vật chiếm, thượng cùng đạo họp, thời khi xem vật thì đều thấy vậy. Học Tiên thiên chủ ở thành thực, rất thành thì có thể lấy để thông thần minh, chẳng thành thì chẳng có thể lấy được Đạo, chẳng có thể trởi lại với 1. Dịch nói Tiên thiên mà Trời chẳng trái, học Trời tức là học Thánh vậy. Học Tiên thiên cốt yếu nhất là chủ ở thành thực, lấy cái trung tín của nó để tiến đức, sửa lời lập cái thành thực của nó, lấy cái nghiệp của nó mà không lúc nào chẳng sở, thời không lúc nào chẳng thành thực. Thành thực rất mực, đấy là chí khí như Thần, Trời và Người thông suốt mà không gì chẳng sáng. Cho nên thông được với thần minh, thông ở sự thành cái 1, Đạo được ở rất mực, được ở cái thành thực của nó mà sáng, không thời lòng nhiều lỗi lầm mà bị vật che lấp, ở Đạo bởi đâu mà được vậy. Tư tính được ở Trời, học vấn được ở người, tư tính bởi từ trong mà ra, học vấn bởi từ ngoài mà vào. Tự thành thực sáng suốt là tính, tự sáng suốt sự thành là họa vậy. Tư tính gốc ở Trời, học vấn gốc ở người (cái hướng tới là gốc). Trời từ trong mà ra, thì sự thành chẳng gì chẳng thực, sáng không gì chẳng soi tới, tính mà được ở Trời là như thế. Người bởi từ ở người mà vào, trước sáng ở thiện mà thành ở tâm, dẫn tới thành ở thân, cái học được ở người là như thế vậy. Cái học của Quân tử để nhuận thân mà làm gốc, việc trị người ứng vật đều là nhuận của nó vậy. Cái học chí cái lý, chẳng rất thành thực chẳng đến. Tính mệnh có được chí lý, là thành thực rất mực, bèn hay hết tính mà đến mệnh. Thành thực mà chưa có đến, thời tính chẳng hết thì mệnh làm sao mà đến tới. Cho nên cái học chí lý, chỉ có chí thành là hay đến được. Thành ấy là chí lý ở đủ, không mối không phương đó vậy. Thành mà không lỗi, Đạo trời ở ta, nối thiện nên tính, lấy thành thực làm chủ đấy. Cho nên thành thực làm tính ở đủ, muốn tìm mối của nó cũng không mối mà tìm, muốn trỏ cái phương của nó cũng không có thể xét hết, đấy là chẳng nghĩ tới mà là tự Thần tới. Hay nói lẽ Trời động ấy, tạo hóa ở ta vậy, được là Trời ấy, chẳng những nhuận thân, chẳng những nhuận tâm, đến cả tính mệnh cũng nhuận. Noi theo lý thời làm thường, ngoài lý thời làm lạ vậy. Thân tâm tính mệnh, 1 xuất là Trời, là Trời ấy là tạo hóa tự nhiên ở máy móc vậy. Động có thể noi theo, tạo hóa ở tay vậy. Nhuận ở thân tâm, thể to lòng rộng, cũng nhuận tính mệnh đều chính, giữ hợp lý rất dung thường, noi theo đấy bèn quý, như trở ngại là ở Trời, ấy là trái thường mà là lại vậy. Người tất có đức khí, mừng giận mà sau đều chẳng trái. Làm Khanh Tướng, làm thất phu, lấy

đến học vấn hơn thiên hạ, cũng coi như không có vậy. Mừng giận chẳng trái, đức khí đôn hậu, là chứng thanh thản, khoan khoái, rộng to, thời chựu được lớn vậy. Bèn hay chẳng dâm, chẳng rối, chẳng kiêu, chẳng bủn xỉn, sang hèn chẳng khen, chẳng bực trong lòng, Đại nhân vậy sao ! Xét cái chiều hướng về của nó, không muốn. Lấy vật mừng vật, lấy vật bi thương vật, đấy là phát ra cái trung tiết vậy. Bi hay mừng chẳng lấy ta nhân ở vật ứng vật, chưa phát ra không đón rước, quá tức là hóa, nói rằng phát ra đều trúng tiết. Tiết ấy đồ sộ ở lòng ta, đều là bậc hạn lý vật. Trúng đấy làm thời khó, gốc ở tĩnh, chính là xuất Đạo ở hòa, công ở răn cẩn thận. Trung dung chẳng phải lý Trời xuống Đất ra đo vật, là cái đo lường bên ngoài của tình, chỉ bởi làm an cái của nó là được vậy. Trung dung ở Đạo cùng với phép tắc Trời Đất, mà chẳng phải Trời xuống Đất ra, chẳng qua là ở vật hình người đo Đạo chẳng sai đi, lòng ta ở yêu cái của nó, tức là người cùng vật ở cái nhuận của nó. Trời cùng Đất ở cái tin nó, thời làm được vậy. Phép Trung dung tự trong ấy Trời vậy, tự ngoài ấy người vậy, học chẳng đến nơi Trời Người, chẳng đủ gọi là học. Trung dung cùng Trời Người gặp nhau, làm yên, làm khuyên, đạo pháp nguyên hợp, từ trong mà ngoài, thành thực thời sáng vậy. Trời làm ở vậy, cho nên rằng ở tính từ ngoài mà trong sáng thời thành thực vậy, người ở làm vậy, cho nên gọi là giáo, cớ là khuyên hầu mà yên, hết người có thể lấy hợp Trời, mà người cùng Trời gặp, học chẳng như thế, sao bảo được là học ! Thái cực là Đạo ở cùng cực, Thái nguyên là Đạo ở đầu, Thái tố là sắc ở gốc, Thái nhất là số ở bắt đầu, Thái sơ là việc ở mới đầu. Cái mà công thành cùng 1 vậy. TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 12:14, 27/07/10 gửi bởi Hà Uyên Dịch nói Thái cực, là bảo Đạo lập Trời, lập Đất, lập Người, đều bởi từ đó mà ra, đấy 2 dạng chưa chia, 1 nguyên chuyên vận một mình ở máy móc vậy. Cho nên rằng: là Đạo: chuyên một vận ở cùng cực. Dương nói Thái nguyên cũng 3 tài gốc ở Đạo, suy vượng số ở 3 phương chưa phán ở trước, cực làm ý kín đầu tiên, cho nên rằng Đạo ở đầu. Hoặc nói Thái tố lấy xanh đỏ vàng đen trắng 5 sắc đều gốc ở tố, tức là trời đều đất vàng, sác chẳng lìa tố (trắng nõn), nên rằng gốc sắc. Hoặc nói Thái nhất là lấy số 10, 100, 1000 nhiều ít đều bắt đầu ở 1, tức là trời tham (ba) đất lưỡng (đôi), số chẳng lìa 1, cho nên rằng bắt đầu ở số là 1. Hoặc nói Thái sơ gồm thành, hỏng, được, mất, …, sự vật phát ra ở đầu mối, đều từ cái sơ khởi ban sơ, tức là nghìn biến muôn hóa, việc chẳng lìa ban sơ. Xét đấy đều theo cái thấy của nó mà gọi tên, tên của nó dẫu có khác, mà ý tứ thời đều cùng, kịp đến cuối cùng thành công đều 1. Việc thiên hạ đều lấy Đạo đến (suy cùng cực), thì mừng lo chẳng hay đến vậy. Lòng mỗi người, nhiều mừng lo không đầu mối. Mừng lo tiếp xúc với vật mà đến ở lòng người, bởi cái sức Đạo nông vậy. Thấy Đạo chẳng sáng, tin ở Đạo chẳng dốc sức, việc làm chẳng lấy Đạo, thời thà tĩnh mà suy lấy cùng cực. Vậy nên, chẳng khỏi sai khiến ở vật. Duy có hay thấy, hay biết là ở tâm, tức là Đạo, thiên hạ không việc gì làm ngoài Đạo. Việc làm lấy Đạo suy cùng cực, dù việc ở mừng lo gì đi nữa, hay bởi bên ngoài sai khiến bên trong đó sao ! Bát canh ăn lúc đầu, để có thể hòa vị. Riệu uống lúc đầu, vị có thể nhạt. Đấy, tạo hóa cũng có thể hòa có thể nhạt vậy. Bát canh khởi đầu, riệu uống lúc khởi đầu, vốn chẳng hòa chẳng nhạt, mùi vị bởi sinh dần nhiều ra. Tạo hóa lúc ban sơ, cũng như bát lúc đầu, cũng như nguyên tửu, vốn

chưa có hòa, có thể theo mà hòa, vốn chưa có nhạt có thể theo mà nhạt. Thiệu ta, ngày Đông chí nửa giờ Tý, cũng lấy từ nguyên tửu để mà so sánh đấy, từ Phục trải 15 quẻ tới số 16 quẻ Lâm, trải 23 quẻ tới vị số 24 quẻ Thái, trải qua 30 quẻ tới vị số 31 quẻ Càn, thời canh càng tốt riệu càng ngon, đã hòa cái nhạt. Từ Cấu đến Khôn, lại dần dần trở lại gốc vậy. Chẳng ta và vật thời hay vật với vật. Thánh nhân lợi ở vật mà không tạ. Vật chẳng to là chẳng lấy ta cưỡng vật, hay vật với vật thời nhân có vật phó cho vật vậy. Cho nên, Thánh nhân nhân có vật mà lợi đấy, với ở ta thời không thấy cái 1. Ôi, trời chẳng tự trời, gồm vật làm trời, đất chẳng tự đất, gồm vật làm đất, thánh nhân chẳng tự làm thánh, đồng với vật bèn làm thánh, ấy đều không có ta mà thôi. Mặc ý ta thời là tình, tình thì hay che lấp, che lấp thời tối vậy. Nhân có vật thời là tính, tính thì thần với thần thời tối. Nhân có vật thì là tính, tính thì thần với thần thời sáng. Dẫu trời dẫu đất, chẳng đi mà đến, chẳng bị âm dương của nó bức bách, ấy là thần vậy. Mặc ý ta thì yêu gét bộc lộ ra ở tình, nhân có vật mà bình thì do ở tính mà ra. Tình thì che lấp bởi sự riêng tư của ta, mà tối thì chẳng hay xem được vật để thấy tỏ rõ cái lý của nó. Tính thì thần không ở ta, mà ở trời lấy sáng, bèn hay loại vật mà thuận ở cái nên hay không nên của nó. Thần vậy, ấy là ngầm vận chuyển trời đất tạo hóa ở trong tính, chẳng đợi cho vận tự suy đi, tự không gì là chẳng đến, mà chẳng phải âm dương lệch lẻ ở khí, cái mà hay bức bách dấy lên đấy, lấy đấy để soi sáng bèn chọn cái Đạo đến vậy. Khí thời nuôi tính, tính thời tiếp khí, cho nên khí còn thời tính còn, tính động thời khí động vậy. Tính tức là lý vậy mà khí tiếp đấy, nuôi tính lấy theo nghĩa như cùng sai khiến, suy cùng cách nuôi vậy. Tính thời tiếp khí, tiếp khí lấy theo nghĩa như tiếp cương tiếp nhu đó vậy. Cho nên, tính lấy ở khí khi đang còn, khí trong đương thời thì tính hiện, khí ấm thời tính hòa. Mạnh Tử nói: “khí sáng sớm cùng với khí ban đêm chẳng lấy để đủ, vẫn còn đầy. Chính khí còn, nuôi tính còn đấy, đã vậy khí lấy theo tính của động. Tính khoan hòa thì khí thư thái, tính nghiêm thời khí nghiêm chỉnh. Chí là tướng của khí vậy, cùng với nhất chí (1 chí) thời khí động, cũng tức là tính mà động thời do khí động ở ý vậy”. Sén cắt, đấy là tài sức vậy, sáng tỏ đấy là trí thức vậy, khoan hồng (rộng rãi) đấy là đức khí vậy. Ba thứ này chẳng có thể bỏ 1, ở 3 thứ này gốc ngọn gồm đủ mà chẳng có thể thiếu, song tất lấy đức khí mà làm chủ. Tổ chức trời đất rằng ở Trời, xa cất lên hẳn đến rằng ở chí, gồm bao bọc cái dụng rằng ở lượng. Tượng chuẩn nói Quân tử lấy sinh luân (tổ chức). Bấy giờ trời đất mờ mịt, cái mà mở mang đều giúp đỡ ấy rằng tài Thánh nhân, kẻ sỹ chẳng có thể chẳng rộng đường quyết chí, họa ở xa cất lên mà chắc chắn sẽ đến, rằng có chí quả quyết chí chung đến vậy. Cỏ hoang chẳng dỗi để rét (lao nhọc), có đức bao dung thì mới có thể lớn, rằng có lượng rộng vậy ở rất mực vậy. Người thiện hay ác hiện ra ở lời nói, phát ra thông qua việc làm, mới gặp người mà biết đấy. Song, mầm nảy ở trong lòng, bộc phát ra ở sự tư lự, quỷ thần đã được mà biết đấy vậy. Đó, người Quân tử lấy làm cẩn thận cho mình lúc ở một mình vậy. Người thấy lúc hiện rõ, quẻ thần thấy lúc còn nhỏ, thiện ác phát hình ra ở lời nói việc làm là lúc đã hiện rõ, thiện ác nảy mầm ở trong lòng, ở sự nghĩ ngợi là lúc vi nhỏ. Người quần tử cẩn thận lúc ở một mình, chẳng giả thác ở lúc hiện rõ, chẳng thể dối ở lúc vi nhỏ. Thiệu ta nghĩ ngợi chưa dấy lên, nên quỷ thần chẳng hay biết, chẳng bởi ta còn bởi ai. Cẩn thận rất mực vậy. Đúng lúc rồi mới nói, đó là ứng biến mà nói, nói ra vì chẳng bởi ở ta nữa vậy. Trời đúng thì tạo cho muôn vật sự sống, chẳng nói mà tin. Người ứng biến phát ra ở lời nói, phát ra tất phải đúng lúc, đó là lời nói chẳng phải ở ta, cũng như trời chẳng nói mà 4 mùa vẫn đi, vật sinh ở ý vậy. Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã, hợp lại mà nói thời là 1 chia ra mà nói đấy thời 2, hợp mà nói đấy

thời 2 chia mà nói đấy thời 4. Dẫu như ở có ý, thành ở có ta, có ý rồi sau mới có tất (hẳn), tất sinh ở ý, có cố (bền) rồi sau có ta, ta sinh ra ở bền (cố). Ý có tâm, tất hẹn trước, bền vững chẳng hóa nổi, ta có rồi vậy. Ý, tất, cố, ngã, hợp mà làm 1, cũng cùng gốc mà sinh, chia mà 2 gốc liền lối ra lối vào vậy. Hợp mà 2, hợp tất ở 1 ý mà ở trước việc, hợp ta ở cố (bền) cho nên 1 lại ở sau việc. Chia mà 4 thì bởi từ ý sinh tất (hẳn), bởi từ tất sinh cố, bởi từ số sinh ngã, mà gốc ở 1 có ở riêng ta, quang nhau làm sinh ấy lấy 4 vậy. Cho nên, ở lúc khởi đầu, ý thành ở ngã, cố thời đều có tâm ở lụy vậy, ngã hơn ý không mờ thì đều không, đó là đức ở thuận vậy. Thánh nhân ở vật không để có tâm, hện cái gì ở trước, tùy ở vật mà hóa, chẳng biết có thể theo cùng với Trời để mà động không vậy ! Cái học chí cái lý, chẳng phải rất thành thực thời chẳng thể đến. Cái học lý của vật, hoặc chẳng thông cái lý của nó, do bởi chẳng có thể lấy cái thấy gượng làm thông vì bởi có ta, có 3 thì mất cái lý của vật mà lẫn vào với cái thuật (chước) vậy. Tư lự suy nghĩ hóa trước, quỷ thần chẳng nhìn thấy. Chí Đạo, đạo rất mực thuận lặng, Tiên thiên chẳng trái, đó là cái học chí cái lý du ! Ôi, chí cái lý thì hẳn chí phải thành, dẫn tới chí của nó rất mực. Nếu phiếm xem cái lý của vật, phần nhiều khó thông cái lý của nó, còn như gượng gạo thăm dò để tìm cái mà thông, lại là của cái có ta tự ý, ở cái riêng của ta, mất lý lẫn vào thuật. Cho nên, học phải tinh thực suất thông mới làm tự đắc, tự đắc rất mực, ngõ hầu ở thần. Tâm 1 mà chẳng chia thì hay ứng muôn vật, đó quân tử sở dĩ lòng rỗng mà chẳng động vậy. Tâm hay thuận nhất, thần minh chẳng thể chia, chẳng bởi chướng ngại ở một vật, bèn cảm ứng ở muôn vật. Cho nên, Hư công thuận ứng ấy là quân tử chủ tĩnh ở tâm học vậy. Chẳng phải chế mà chẳng động, mà tự không động càng ở rối nhiễu vậy. Việc không cứ lớn nhỏ, đều có Đạo ở trong, nên hay yên phận ở Đạo, chẳng hay yên phận thời là không Đạo. Làm việc ở cân nhắc, nhất thiết theo ở Đạo, Đạo ở ngoài bản phận mà không sai lấy một sợi tóc, hay yên với phận của mình, thời theo được với gốc của nó. Cho nên cái đi lớn là ở cùng cực, tính phân định của nó, quân tử lấy làm quý vậy. Đổi chỗ mà ở thời không có ta vậy ! Chỉ có một mình ta, chẳng gặp cái nhất của ta, bởi tùy ở cái chế của nó, nhân theo thì (mùa) mà đổi, khó lấy nhân tử, có thể lấy Vũ Tắc, trong ta không ta, hoãn gì gấp gì, tính của nó phân định, bèn không tổn ích. Lời nói phát ra thực thành thật, thì lòng chẳng nhọc mà dỗi, người theo lâu mà tin đấy. Làm sự dối trá, muốn để dối người, người với ta như 1, lâu hẳn sẽ lộ, chỉ đến bại mà thôi. Người quý bởi có đức, tài thì còn đấy vậy, tài chẳng có thể cậy, cậy tài là bại, đức chẳng có thể thiếu. Quân tử tài cũng hơn người, lấy đức làm chủ mà thôi. Mặt Trời mặt Trăng sự có dài lâu mà thôi, người còn ở xa mà chẳng thấy cái gần của nó. Trinh quán, trinh minh ấy rằng dài lâu, trời đất chẳng nát, mặt trời trăng chẳng hủ. Lập đức, lời nói, công ngàn đời làm thọ, không bờ còn xa, thấy gần có gì ? Ở đồng ruộng thì làm việc của đồng ruộng, nơi miếu đường việc làm ở miếu đường, không đâu không vào mà chẳng tự đắc. Ở âm tìm chí, đồng ruộng vừa đấy, dựng nghĩa suốt Đạo thấy nơi miếu đường. Một mình lấy thiện làm vui, biết để giúp người, không đâu không vào, cái mà lấy thể dụng một gốc, ra ở một chí ở thánh nhân vậy. Trí số hoặc hay thi hành ở một sớm, vì có lúc mà cùng hết, chỉ thành thực rất mực cùng với trời đất đồng lâu. Trời đất không, thời chí thành đáng thôi. Nếu trời đất chẳng hay không, thì chí thành cũng chẳng hay thôi vậy. Trí số nhỏ vậy, chẳng thể 1 sớm 1 chiều mà cùng hết. Chí thành không Càn, thì chẳng dùng trí số với trời đất cùng xưa nay. Trời đất không thôi, chí thành sao lại thôi. Trong nhà làm xe, thiên hạ có thể đi, bánh xe hợp cho nên vậy. Nếu thuận nghĩa lý, hợp nhân tình, thời mặt Trời Trăng của nó soi đến có thể đi vậy. Việc làm noi theo nghĩa lý, xe làm noi

theo độ số, lấy đi ra hợp bánh xe. Nghĩa lý nếu thuận, nhân tình lấy tin, phàm chỗ mặt Trời Trăng chiếu tới, đều là lòng nghĩa lý đáng đi vậy. Thu trí thiên hạ làm trí mình, thu điều thiện thiên hạ làm điều thiện mình thời rộng vậy. Tự dùng thời nhỏ. Trí lớn thu mọi trí, thiện lớn thu mọi thiện, dùng người thời rộng rãi, tự dùng thời nhỏ, ấy cho nên vạt áo rộng lớn, thiên hạ gồm chựu. Chí ở Đạo ấy, tóm mà nói đấy. Chí ấy lòng ở kín. Đức ấy được ở mình có hình, cho nên có thể giữ chủ đức ở nhân, cho nên rằng y (nương). Tóm nói đấy rằng chí ở Đạo, lòng với Đạo vào vững kín, chẳng thể có nhất đi được rằng ở chí. Có được ở mình mà ở số của nó, tượng của nó, Mùi của nó, thần của nó, đều thấy có hình có thể căn cứ ấy rằng căn cứ ở đức. Nhân vậy ấy, đạo chở du ! Cái mà cất dấu ở cách dùng để mà ra đức, ở cái muốn của nó nhân mà vào, ở tình sáng mạnh bền ở sức, mà đầy đủ hoàn toàn hồn hậu thuần tuý, rằng ở thời đức chủ ở nhân, nương nhau cùng hóa, mà đều chẳng thấy chứng cứ ở nhau, ấy là trên vậy. Nhan Hồi không lỗi thứ hai, Khổng Tử nói rằng: “có điều bất thiện, chưa thường chẳng biết, biết đấy chưa thường lại làm như thế” Đó một mà chẳng hai vậy. Hàn Du lấy làm hầu phát ra ở lòng bàn tay dứt đi, ấy là lỗi cùng Nhan Hồi vậy. Lỗi với phải làm ý riêng vậy, hya đến ở Đạo vậy thay. Hoặc nói cùng chẳng thiện cũng hơn cùng ác du ! Thánh nhân thời chẳng như thế lòng riêng lỗi cùng thiện ác đồng vậy. Nhan Hồi chẳng lỗi lầm thứ hai rằng 1 mà chẳng hai lần. Khổng Tử sáng tỏ ở hòa Phục Sơ 9, cho Nhan thị ấy là sáng vậy. Hàn Dũ bảo hầu phát ra ở lòng, ấy còn chưa thấy lỗi bèn hay dứt đi. Đã không lỗi đợi lại lỗi, ấy suy cùng làm ra chuộng ở ý riêng. Học giả nên giữ riêng thấy vậy, hay đến với Đạo dẫu rằng cùng thiện hơn cùng ác. Thánh nhân không riêng, thiện ác đều chỉ như cách chia của nó, lấy cùng đấy mà chẳng lỗi cùng vậy. Làm học nuôi lòng lo ở chẳng bởi thẳng Đạo, bở lợi dục. Bởi thẳng với Đạo dùng rất thành thực, thời không gì chẳng thông. Trời đất ở Đạo thẳng mà thôi, nên lấy thẳng mà tìm đấy. Như tìm trí số bởi lối tắt lấy tìm đấy, ắt là khuất trời đất mà theo nhân dục, cũng chẳng đáng vậy. Cái cốt yếu học làm nuôi lòng là ở bỏ lợi dục, muốn bỏ lợi dục nên bởi đường thẳng. Cho nên học giả lo, chẳng hay có phải bỏ lợi dục, bởi đường thẳng không vậy. Nếu hay biết tâm thể vốn thẳng mà không dục, tất muốn nói cái thể vốn thẳng, chẳng lấy vật dục quấy rối, do bởi cái hình của nó tư lự thấy ở việc vô vi đấy, chẳng thông thần minh mà về nguyên thiện đó của nó, cùng ấy là đức trời không càn lỗi ở thành. Nhất thiết trí riêng số nhỏ, nhân tiện lấy nhanh ở làm đều chẳng dùng của nó. Hầu máy móc tiêu biến hóa mà tư lự nảy mầm ở gốc dứt động tĩnh, rằng chính mà làm thời lòng ở rộng dãi yên ổn, vì thẳng vốn Đạo trời đất, học làm nuôi tâm, nên lấy và tìm ở đấy mà thôi. Bỏ mà dùng trí số, bởi lối tắt để tìm, khuất trời đất theo nhân dục, đó là ứng tâm thể, không đáng ở cái học nuôi tâm ít lòng dục ham muốn vậy. Việc không cứ lớn nhỏ, đều có lý trời người, sửa thân người, gặp hay chẳng gặp ở trời. Được mất chẳng động lòng, cái mà lấy thuận theo trời vậy. Làm hiểm cầu ở may, đấy là trái với trời. Tìm đấy ấy ở người, được hay không là ở trời, gượng lấy hẳn được, ấy trái lẽ trời, trái là tai vạ trời ắt đến. Việc không cứ lớn nhỏ là có trời người, người chủ ở sửa theo trời khi gặp, chẳng lấy được mất làm động lòng, bình dị ở đợi mệnh. Nếu bởi lối tắt làm hiếm cầu may, trái trời lắm vậy. Thuận trời ấy sức người mà trời ứng, trái trời ấy gượng tìm mà tai vạ đến vậy. Nhan tử chẳng rời giận, chẳng hai lần lỗi, rồi giận hai lần lỗi đều là tình, mà chẳng phải tính. Chẳng đến ở tính mệnh, chẳng đủ bảo là hiếu (muốn thích) học. Giận với lỗi đều ở tình của nó phát ra, dân mà rời thời chẳng trúng tiết, lỗi mà lại vẫn cứ làm, thời biết mà lại làm, cái mà tình làm mất cái chính (ngay thẳng), lại lấy uốn nắn lại tính mà giết hại đấy vậy. Cho nên, người thường tình trái tính, đại hiền tính chế tình. Tình trái tính cho nên rời và lần thứ hai, tính chế tình nên chẳng rời chẳng thứ hai. Biết Dịch ấy bất tất dẫn dùng giảng giải, mới là biết Dịch. Mạnh Tử làm sách, chưa từng kịp đến

trong sách Dịch, mà Đạo dịch của nó còn vậy. Song người như vậy ít thấy. Người hay dùng Dịch ấy là biết Dịch, như ông Mạnh Tử đáng bảo là khéo dùng Dịch ấy vậy. Biết Dịch là ở hay dùng, dẫn suông giảng giải, sao là biết vậy. Mạnh Tử làm sách chẳng kịp đến Dịch, mà Đạo dịch còn ở trong, cho nên khéo làm dùng Dịch. Hỏi chỗ ông Mạnh Tử dùng Dịch, rằng xin học đức Khổng, tức là xin học Dịch vậy, Dịch ấy là Thánh ở thời vậy. Khác như thế vận lấy 500 năm làm trị loạn ở giao, mối Đạo lấy Nghiêu Thuấn đến Khổng làm nghe thấy ở hội, ấy đều chỉ ở Hoàng cực kinh thế, hay là Thiệu ta đem chí đến mong ông Mạnh du ! Dịch làm thành sách, hầu lấy thuận tính mệnh theo tự nhiên. Khổng Tử dứt 4 điều theo 1 lòng lấy suốt đến mệnh. Nhan Tử sửa lòng thường không thích học, Tử Cống chứa nhiều để làm họa, tức đọc để đi tìm Đạo, chẳng hay khi lòng mở chỉ thấy giết, ủy mình vào lý, chẳng chựu mệnh ấy vậy. Xuân Thu theo lý tự nhiên mà chẳng lập ý riêng, cho nên là sách tận tính vậy. Dịch thuận lẽ tính mệnh, theo ở tự nhiên. Khổng Tử đến mệnh cho nên không ý. Tất cả, ngã, theo lòng thuận phép mà suốt ở 1. 1 tức là Thái cực đại nguyên (gốc lớn), bởi chỗ lập mệnh của nó vậy. Nhan tử thời thích học, cho nên lòng chẳng trái điều nhân, thường mệnh không hay để yên, không cách ở Đạo, ôi học thánh mà ngõ hầu vậy. Tử Cống một mình chẳng chựu mệnh, chứa nhiều hay chống đối ông Nhan, học chuyên nhiều chứa Đạo lấy liệu chừng trúng: còn như dùng biết số. Cho nên chẳng hay mổ giết ý kiến riêng, uỷ mình dùng lý tính mệnh vậy, dứt trái tự nhiên. Khổng làm Xuân Thu theo lý, chẳng lập ý riêng, thuần dùng tự nhiên. Cho nên Xuân Thu bảo là sách tính mệnh, cùng Dịch đồng ý. Rõ rệt chứng nhân, dấu ở cách dùng. Khổng khéo dấu cách dùng của nó. Trời đất rõ rệt nhân mà dấu cách dùng, thánh nhân đồng đấy. Khổng dùng làm rõ rệt ở điều nhân, quá ấy hóa của nó, bỏ cách dấu, dấu cách dùng, cái mà còn lại ấy là thần. Ô Bá Di, ô Liễu hạ Huệ được thánh nhân ở một mối. Bá Di được thánh nhân ở trong sách. Liễu Hạ Huệ được thánh nhân ở hòa. Khổng thì lúc trong, lúc hòa, lúc làm, lúc thôi, cho nên được làm thành nhân ở thời. Di Huệ là thánh lệch, đều lấy 1 mối, hoặc trong hoặc hòa, đều đến rất mực của nó. Song chẳng hay dùng thì đều đi. Duy có Khổng là thánh ở Thời, gồm cả thành, hóa, theo, ở, làm, thôi, đều lấy ở Thời mà thôi. Thánh nhân khó ở chỗ chẳng mất nhân nghĩa trung tín, tức là sửa theo trời mà người theo ý ở đấy. Cốt yếu của nó ở tuyệt 4, bèn hay tập hợp nên, thánh nhân rất mực mà chẳng dễ nói. Người hẳn trong trọng, trong trọng thời ngoài khinh, khi trong khinh tất ngoài trọng, thích lợi thích danh, không gì là chẳng đến rất mực. Lý nghĩa là bên trong, lợi danh là bên ngoài, trong ngoài khinh trọng, thường làm hơn lẫn nhau, nếu lấy danh lợi làm thích, ngoài trọng trong khinh, chẳng đến của nó là cái gì vậy. TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 12:15, 27/07/10 gửi bởi Hà Uyên Lấy nghĩa làm trọng thời làm tượng bên trong, lấy lợi làm trọng thì làm tượng bên ngoài. Nghĩa và lợi hiện rõ ở xét trong ngoài, so sánh khinh trọng. Lấy nghĩa làm trọng, thì hay trọng bên trong mà ngoài đều khinh vậy. Nếu lấy lợi làm trọng, thì chỉ ngoài trọng mà trong lại khinh vậy. Nay chữa người, hay chữa ở bệnh tật, chẳng được gọi là lương y (thầy thuốc giỏi). Chữa người, cái mà chẳng hay chữa ấy, là lương y trong thiên hạ. Hay xử người cái mà chẳng hay xử ở việc, thời hay vì người cái mà chẳng hay làm ở việc vậy. Việc không khó, xử được lý của nó mà lòng không lệch cách dùng, là khéo xử ở đấy. Người ta lo tự đầy đủ, đầy đủ thời với thời vậy, ví như ô

Vũ chẳng tự mãn hạ (đầy đủ đối đãi) của nó mà lấy làm hiền, dẫu có học mà như chẳng đủ, chẳng đáng tới chỗ sâu để làm cao được. Học mà tự mãn, mãn thời thôi không chỗ tiến, khí cục nhỏ cho nên vậy. Vua Vũ là Đại thánh nhân chẳng tự mãn hạ, thiên hạ chẳng ai cùng tranh tài tranh công, cho nên hiền hơn ngàn đời. Kẻ học như có thừa cái thường mà cũng như chẳng đủ, như tới chỗ sâu làm cao, cao của nó là bao nhiêu, thời mãn thôi đấy, là lo bên trong đấy vậy. Phàm xử mất ở được và trước, thì cái được cũng chẳng đáng mừng. Như xử được ở mất ở trước, thì cái mất khó xử vậy, tất đến ở rơi rụng lúa. Mất ở cái đã được trước, coi cái mất mà lo ở cái đã được. Cho nên, cái đã được cũng chẳng lấy làm mừng được ở cái mất trước, khoe cái được với được thường hay quên mất, vậy nên mất Trời thì rời theo, mất cái cầm giữ thường khó xử vậy. Ba người đi cũng có thầy vậy, đều làm bạn với người hiền ở một làng, người hiền thiên hạ lấy làm chưa đủ, lại bàn đến chuộng người đời xưa không mấy hơn người đời nay. Người chẳng mãn thì đã tự thấy đủ, không ở chẳng đáng rộng cái ích. Làng, nước, thiên hạ đều làm bạn, còn như thấy chưa đủ, mà vẫn chuộng bàn người đời xưa, đến đấy thời còn gì hơn vậy. Người về dù có dụng tâm, ắt có cái được của nó, chỉ có khác nhiều ít, ở trí thức có nông sâu. Ăn no suốt ngày thời không dụng tâm của mình thì khó lắm vậy. Nếu hay dụng tâm, tùy họa tuy được, được có nhiều ít, lấy trí thức làm nông sâu, mà đã trăm đã ngàn, hay quả quyết ở Đạo thời chỉ có tâm hay dùng mà thôi. Thiên hạ nói kẻ đọc sách chẳng ít, hay đọc sách ấy ít, nếu được là trời thực vui, sách nào chẳng đáng đọc, chỗ cứng rắn nào chẳng đáng phá, lẽ nào chẳng đáng tinh. Nói hết thẩy đọc sách, thực đọc ấy không nhiều, đến được ở trong lòng cái lý của Trời thực vui, tự nhiên mà sinh vui, thời khó đọc ấy đọc, khó giải ấy giải, khó tinh ấy tinh, sao lại chẳng được cái của nó, ta thực vui vậy. Nay có người lên hai tầng đài, hai đài ấy bằng nhau, thì chẳng thấy cái cao của nó, một đài cao thì sau mới biết cái thấp kém của nó. Một nước, một nhà, một thân đều đồng nhau. Xét xử một thân, thì hay xử theo một nhà. Xét xử một nhà thì hay xử theo một nước. Xét xử một nước thì hay xử theo thiên hạ. Tâm làm gốc của thân, nhà làm gốc của nước, nước làm gốc thiên hạ. Tâm hay vận động thân, nếu chẳng muốn cái thân của nó hay làm sao ! Chia đài bằng nhau mà lên, thì chẳng thấy cao thấp. Đài có một cái cao, thấp kèm theo tự thấy. Một nước, một nhà, một thân khi xem xét, đều như đài có cao thấp, hay tự ở cái thấy. Song, đài có cao thấp, kẻ lên nhất bậc, từ một thân tới nhà, tới nước, hay tới thiên hạ, xét xử ấy tùy phân hay xét xử thời đồng nhau, đồng nhau cái của nó, là cái cùng một gốc của nó vậy. Bản tâm là mình, bản thân mình là nhà, cũng là nước, là thiên hạ, lần lượt cùng cấp bậc vậy. Duy có thân theo tâm vận động, nếu tâm chẳng muốn có, thì cái thân bởi đâu mà đi, tự thấy cao thấp đấy, tìm ở trong bản tâm mà ngõ hầu tự biết vậy. Tinh thần con người quý ở cách dấu ở khi dùng đấy, nếu kheo ở ngoài, thời cái bại hoại, chẳng thể ít có. Ví như dao sắc, vật tới thời cắt đấy, nếu cậy dao sắc mà đi tìm vật để cắt, thì dao và vật đều thương hại vậy. Cái cung vốn có mạnh yếu, nếu một cung mà hai người dương, thì kẻ có sức lấy cung làm yếu, kẻ không có sức lấy cung làm mạnh. Cho nên, kẻ có sức chẳng lấy ở sức mình, mà lấy cung làm yếu ; kẻ không có sức, chẳng đủ lấy ở sức mình, mà đành lấy cung làm cứng. Sao nghĩ chẳng nhiều vậy, một cái cung chẳng phải có cứng có yếu, do bởi sức hai người mạnh yếu chẳng đồng nhau đó thôi. Sức mạnh yếu có phân có chia, một cây cung làm sao phân chia, có sức bảo cung yếu, không có sức thì bảo cung mạnh, chẳng nghĩ tới sức mình có thừa hay chẳng đủ, mà nói yếu mạnh ở cung, sao lại vu cho cung mà tốt cho mình. Phàm xét việc như xét người với vật, với cung vậy.

TL: HOÀNG CỰC KINH THẾ - QUYỂN 8 - HẠ Đã gửi: 12:16, 27/07/10 gửi bởi Hà Uyên Nay có một bát cơm ở trước, hai người cùng nhìn quá thấy, nếu cùng nhường nhau thì đều được ăn, cùng cướp thời tranh nhau, chẳng những tranh mà thôi, hoặc chẳng được ăn, đó 2 người đều ấy đều là tình người, biết đấy ấy ít, biết đấy thời việc thiên hạ đều như thế vậy. Một bát cơm đương lúc hai người đói, nhường nhau thời hai người đều được ăn, cướp mà tranh nhau thời đều chẳng được ăn, tình người hết vậy, kẻ biết lại ít. Học lấy việc người làm lớn, kinh sách nay là việc người xưa vậy. Học chẳng phải nói suông, thực ở việc người, kinh điển chép việc người vậy. Chứng đời xưa tức là dậy đời nay vậy. Việc tất phải lượng sức, lượng sức cho nên hay lâu. Việc có thừa ở sức, sức thời chẳng kể xiết, sức thừa ở việc, việc không gì chẳng cất lên. Lượng sức thời hay lâu, chẳng lượng sức mà ngày tháng làm đấy, khó lâu dù tam vậy. Thuốc lành chẳng đáng lìa khỏi tay, lời nói thiện chẳng đáng lìa khỏi miệng. Thuốc lành lợi cho bệnh, lời nói lành lợi cho việc làm, đều chẳng nên khắc lìa, mà cần thiết ở miệng cũng như ở tay. Trời nghiệt ngã 10 ở 1 còn có thể trái. Người nghiệt ngã 10 ở 9 chẳng có thể trốn tránh. Trời làm nghiệt ngã còn có thể trái đấy ít, người làm nghiệt ngã chẳng có thể trốn tránh ấy nhiều. Không đức ấy trách người oán người, dễ đầy, đầy thời thôi vậy. Mệnh thời không đức mà tránh trông người. Khí nhỏ dễ đầy, thời thôi không biến bước. Con đường đi chẳng có thể chẳng rộng, rộng thời ít ngại. Đường rộng ít ngại, đi thời thản nhiên, độ lượng rộng cũng đồng, chơi vật phẳng lặng. Người học làm mất cái tự chủ, thời tưởng tượng quá lắm. Học chẳng đáng chẳng tự chủ trương. Tìm Đạo mà mồm tai làm trước theo người, sao có thể yên lặng để nhớ. Song, cũng chẳng thể quá tự chủ trương. Tìm Đạo mà theo tâm, gượng sức thăm tìm tòi, thời có gì là tự đắc. Tự đắc lặng nhớ ở học, hai sự đó chẳng mất, người học thường lo đấy, phàm vậy. Biết đấy mà làm biết đấy, chẳng biết mà làm chẳng biết, tính của Thánh nhân vậy. Nếu chẳng biết mà gượng biết, chẳng phải ở tình mà sao. Mất tính mà còn tình là chứng ở người thường vậy. Biết đấy chẳng biết, chớ dối mà chi, tính của Thánh không thực thời còn thế. Nếu chẳng biết gượng làm biết, thời dùng tình nhiều càn rỡ mà dối che quá vậy. Tính thời Thánh, tình thời người thường vậy. Kẻ có ngựa mượn người cưỡi, bỏ mình để theo người vậy. Vật công chẳng xin, thiện công cùng nhau. Bỏ mình theo người, sao người nhớ mến, ví như có ngựa cho người mượn cưỡi, tức có thể mong như vua Thuấn. Ai hay ra chẳng bởi cửa, cửa là Đạo vậy. Chẳng bởi đạo chưa có mà hay nên việc, chẳng bởi cái cửa ấy, là loại mở cái khe nhỏ vậy (Tốn). Ra hẳn bởi cửa, bỏ đạo sao nên việc, mở khe nhỏ chẳng bởi việc, giống vậy. Nghe nhiều chọn theo cái điều thiện của nó, thấy nhiều mà nhớ, nhớ cái riêng biệt. Dẫu như có thấy nhiều, tất có lấy riêng biệt đấy. Nghe thấy quý nhiều, chọn mà theo, biết nhớ mà riêng biệt, biết tìm ở cốt yếu, cho nên học giả chẳng quý suông nhiều. Học Đạo nhường thầy lấy điều nhân tiến người. Nhường người chẳng ai bằng thấy người, đương điều nhân chẳng nhường cất tiến ở người, Đạo hay ở mạnh. Lưu Huyền hỏi về “vô vi”, thưa rằng đúng thì sau mà nói, thời người chẳng chựu lời nói của nó. Vui mà sau cười, thời người chẳng chán cái cười của nó. Nghĩa mà sau lấy (sau nghĩa mà lấy), thời người chẳng chán cái lấy của nó, rằng cái mà “vô vi” vậy.

Vô vi không phải không làm, như đúng thì nói, không phải chẳng nói. Vui cười chẳng phải chẳng cười. Nghĩa lấy không phải chẳng lấy, cốt yếu ở không có thể chán mà thôi, không có thể chán thời hai lần quên ngựa. Cho nên, Thiệu ta nên dẫn sự đó, để đáp Lưu Huyền hỏi. Ví rằng có làm mà hai lần quên đấy thời như không làm. Vàng nên trăm lần rèn rồi sau tinh, người cũng như thế. Vàng ren mà tinh, học rèn mà đến, tài đức rèn mà to, mong đến bậc thánh bậc hiền, đều theo rèn được. Đạo dùng binh ắt đợi nhân dân giầu, kho đụn giầu, kho phủ đủ, danh chính binh mạnh, trời thì thuận, đất được lợi, rồi sau có thể cất lên làm. Nước chẳng bỏ việc binh, dùng đấy có Đạo, dân giầu mà kho phủ đầy đủ, binh sức đã mạnh, quân danh lại chính. Đã thuận, thì được lợi ở trời, được lợi ở đất, có thể bàn cất lên. Không thời chẳng đủ 1, chưa có thể khinh thường mà dùng vậy. Ô Bá Di vì nghĩa mà chẳng ăn thóc nhà Chu, đói rồi đến chết, cũng chỉ làm được đến điều nhân mà thôi. Tìm người được người, vì nghĩa xấu hổ ăn thóc nhà Chu, chựu để đói hơn là no, chựu để chết hiền hơn sống, Bá Di tìm gì khác vậy thay. Lão Tử biết sâu Dịch ở thế ấy vậy, năm ngàn lời, đại để làm sáng cái lý của vật, cùng lý cách vật, tức là lấy học Dịch, Thiệu ta đương đấy. Bon Trang Tuần học cũng xa rộng, mà mất ở lời biện bạc. Cái mà trước tán (làm sách), hoặc mất ở lời biện bạch. Thánh hiền chẳng muốn biện bạch, biện bạch thời chuộng nói suông. Trang Tử cùng Hụê Tử chơi ở bên bờ hào. Trang Tử nói cá du ra chơi thung dung, ấy là cá vui vậy, ấy hết tính mình, hay hết tính vật vậy. Chẳng phải cá thời còn thế. Thiên hạ ở vật đều như thế. Như Trang Tử đấy, rằng đáng thông theo vật, xem cá mà phân vật, khéo thông cái lý của vật vậy. Trang Chu hùng biện (biện bạch mạnh mẽ), ngàn năm có một người mà thôi. Như bảo đinh mổ trâu, rằng con nhện nhìn 4 phía, đấng Thánh xem ở nước Lỗ việc lương, nói rằng: nước đi Đạo không ở riêng. Đều lời nói chí cái lý vậy. Trang Tử hùng biện, một mình chia mà nói nhiều chí lý, lời nói mổ trâu nước đi, so sánh Đạo với Thần, ngàn năm không hại. Trang Tử làm ra Thiên đạo chích, làm sáng tỏ cái chí ác (rất ác) của nó. Dẫu có bậc chí thánh, cũng chẳng hay hóa được, là vì thượng trí với hạ ngu chẳng rời nhau vậy. Khổng Tử là bậc chí thánh, chẳng hay hóa được Đạo chích chí ác, thượng trí hạ ngu chẳng rời. Trang Tử chẳng phải nhờn đáng thánh, phát minh chí luận mà thôi. Một vị nho nước Lỗ, rằng Khổng Tử vậy (thấy ở Trang Tử). Trang Tử tề vật (một thiên sách Trang Tử), chưa khỏi ở so sánh lượng, so sánh lượng thời hay tranh chấp, hay tranh chấp thời chẳng bằng lòng, chẳng bằng lòng thời chẳng hoà. Tề vật luận, bằng vật ở cái chẳng bằng, này kia so sánh, chưa khỏi vật với vật tranh chấp nhau, hầu mất bình thản ôn hòa ở cái đến. Mạnh Tử bảo ở vật chẳng bằng, là tình của vật vậy. Đếm tình tìm bằng cách Mạnh thì lớn, tìm bằng cách Trang thì nhỏ. Trang Tử hào khí, như việc lương ở nước Lỗ, nói ở rất mực đấy. Nói việc Đạo chích không có thể nài nỷ được, dẫu có thánh nhân cũng chẳng như vậy sao, ngư phủ nói việc chẳng thể cưỡng, dẫu có thánh nhân cũng chẳng có thể cưỡng. Đó là nói về lý có làm hay không làm, thuận với lỳ thì không làm, cưỡng lại thì có làm. Trang Tử nói: anh bếp dẫu không trị bếp, Thi “*” Chúc chẳng vượt chén mâm mà thay đấy. Đó quân tử nghĩ ra chẳng phải ngôi của nó, ngôi không làm ở ý vậy. (Thi: là thần thi, khi xưa tế lễ, dùng 1 đứa trể ngồi lên ngai, để cho thần nương vào. Chúc: là bản chúc, người cầm bản chúc đối trước thần thi mà đọc) Thi Chúc chẳng vượt mâm để trị bào, nghĩ làm chẳng ra khỏi ngôi, mà muốn ngoài ngôi của nó

như không mà thôi. Lời nói Trang Tử cùng với đại Dịch Trung dung cùng phát minh. Tài quý phát ngôn như Bá Di, Bá Di hay nhường, mất nước được nhân tài, Văn Trang Tử nói: dễ vui ấy tất nhiều thương đau, tỏ ra kinh thường đấy tất cướp thích. Nói: thiên hạ đều tranh lợi bỏ nghĩa. Một mình ta ở đó sao. Thánh nói: bỏ cái tranh chấp của nó, lấy cái mà nó bỏ, chẳng cũng là quân tử du !. Loại như thế là nói lý nghĩa vậy. Tâm tích ở phán xét lâu, loại như thế, lời nói tạo hóa vậy. Dễ vui nhiều thương đau, làm ra khinh thường là thích cướp, cũng thôi lấy bỏ tranh chấp, khinh lợi quý nghĩa, nói vốn lý nghĩa cũng thông tạo hóa. Tích ở tâm phán xét lâu. Cách ngôn văn của Trang Tử, đáng chép vậy. Nói: “tài nan”, tài là khó, là bảo gì vậy ? Rằng tới việc lớn, rồi sau thấy tài khó vậy. Sao chỉ nói tài? Rằng tài ấy là chất lành của trời. Học giả cái mà lấy thành tài của mình vậy. Người xưa, có kẻ chẳng bởi học vấn mà nên công nghiệp vậy. Duy có cái mà không học, thì chưa hết cái tốt lành. Người mà không học, thời chẳng hay soi rõ lý. Lý mà soi không tỏ, thời hay cố chấp mà chẳng thông. Học để rộng tài, dẫu có việc lớn mà may mắn thành, trọn chẳng hết tốt lành. Người chẳng tới việc lớn, chẳng thấy tài khó. Tài chẳng thử đấy, tới việc lớn, thời đâu biết họa quý. Người có tài hơn người tất lấy cương mạnh, hay trúng cương, thời đủ lấy lập nghiệp. Ở vào lúc hoạn nạn, nếu dùng những cái khác, lại làm tà ác, đã có lòng dục, tất không cương mạnh được vậy. Tài hơn người tất cương, thằng trung hay cương sự nghiệp của nó bởi ở cách lập, hoạn nạn của nó bởi ở định nghĩa lý, chí khí định chẳng phải cậy khí huyết ấy ví vậy. Giả như nhiệm dùng khí huyết, chẳng phải đức trời ở cường, lại làm tà ác. Đức thánh nói: Trinh vậy, có lòng dục, dục tất không cương, cương tất không dục. Càn mạnh mẽ chẳng Thái, đáng lấy thấy cương vậy. Quân tử bảo rõ ở nghĩa là người hiền, tiểu nhân bảo rõ ở lợi mà thôi. Nghĩa lời đều quên cả, duy thánh nhân hay đấy. Quân tử sợ nghĩa mà chẳng làm cái của mình, tiểu nhân thực chẳng sợ. Thánh nhân thời động làm chẳng vượt qua phép tắc, nào nghĩa ở sợ du ! Bảo rõ nghĩa là người hiền, quân tử đoái sợ chính nghĩa, có chẳng làm của mình bảo rõ ở sâu, cho nên theo ở sức mà chẳng giám trái. Tiểu nhân chỉ biết có lợi, xu lợi hại nghĩa, thực không kiêng sợ, sợ gì vậy. Thánh nhân đều quên nghĩa lợi, động làm chẳng vượt qua khuôn phép, khuôn phép tức là cái nghĩa ở ngoài phương, tức là hợp thẳng ở giữa ở kính, trước chẳng phải sợ nghĩa tự chẳng vào, sợ kính của nó, thuận có thường, đáng lấy sợ nghĩa vậy. Việc thiên hạ bắt đầu quả ở trong, cồn như vụt ở khinh. BẮt đầu quá ở hậu, rồi như vụt ở bạc, huống chỉ bắt đầu lấy khinh, ắt bắt đầu lấy bạc ấy du ! Cho nên, mất ít ở trọng, mất nhiều ở khinh, mất ít ở hậu, mất nhiều ở bạc. Ấy quân tử lấy chẳng lo quá ở trọng, thường lo quá ở khinh, chẳng lo quá ở hậu, thường lo quá ở bạc. Học chẳng đến ở vui, chẳng đáng bảo là học. Biết chẳng như thích, thích chẳng như vui, học đến chỗ rất vui, thân tâm tính mệnh tự nhuận có của nó, chưa đến vui chẳng đáng bảo là học ở thành. Cái học ghi hỏi, chưa đủ lấy làm sự nghiệp. Thi thố ra làm sự nghiệp, bởi ở chứa cái học, học chẳng đến sâu, tự đắc mà siêng lấy ghi hỏi, thì chưa đủ để lập sự nghiệp. Văn đi từ xa, cũng như sự nghiệp muôn phần ở 1, chẳng phải lấy ký vấn chựu lấy vậy. Ở học chẳng thôi, cho nên Vương thông rằng suốt đời mà thôi. Học mà thì, thì tập, cùng Càn chẳng thôi. Lời nói của Vương Thông: “suốt đời mà thôi” cũng rộng, cũng cứng cỏi, chí kinh thế lâu xa vậy. Trở lên nói về Tâm học, Tiên thiên sáng chẳng trái tâm cùng Trời hợp, thành thực sáng tỏ đều đến, cái mà xem vật lấy tâm, cái mà kinh thế lấy tâm, học chẳng phải ký vấn, học thông xưa nay cất lên tin Dịch, Thư, Thi, Xuân thu, gồm Hoàng, Đế, Vương, Bá ở cách dùng, ban khắp theo nhân vật của nó. Cái mà làm tâm học, tức là đối đãi đi lại ở Thiên căn - Nguyệt quật, mà đủ 36

cứng ở Xuân, ở trong tâm vậy. Chuộng ở học xa tất Thiệu vậy. Đồ Tiên thiên vị quẻ Phục Hy. Đồ Hậu thiên vị quẻ Văn Vương. Đồ Lạc thư xét Ngũ hành sánh vị quẻ. THUYẾT VỀ L C THƯ SÁNH NGŨ HÀNH VỊ QUẺ Bí mật của Trời Đất, không ngày nào chẳng lộ trình ra manh mối của nó. Cho nên, sông Hà ra Đồ, vua Phục Hy vạch đấy thành quẻ; sông Lạc ra thư, vua Đại Vũ diễn mà làm Trù (loài). Việc chẳng phải nhất trí, mà là có đáng để thông. Hệ từ rằng: “sông Hà ra Đồ, sông Lạc ra thư, thánh nhân bắt chước đấy vậy”. Song, Dịch vốn là Thư, Hà đồ cùng với Hồng phạm tuyệt nhiên chẳng che lấp nhau, mà người đời sau bèn lấy đội 9 đạp 1 sánh với vị quẻ của Văn Vương, nhà Kỳ môn cũng noi ở đây, nhà Thanh điếu cũng noi ở đây, trộm rằng có ngờ vậy. Thường bàn vị quẻ Tiên thiên của Phục Hy, dường như nên dựng lấy xem, như Trời trên Đất thấp, mặt Trời đông Trăng tây, gió mưa ở Trời, núi rừng ở Đất, 1 dương từ Chấn mà lên trên, 1 âm từ Tốn mà xuống dưới, mặt Trời cùng Trăng chuyển vận đi ở 2 khoảng đấy vậy. Quẻ Hậu thiên Văn Vương dường như buông lộn xem, Ly nam ứng mùa Hạ, Khảm bắc ứng mùa Đông, Chấn mộc Xuân sinh, Đoài kim Thu đầy, cùng với Tiên thiên đều thành nghĩa của nó, đều hệ việc trong Hà đồ. Như muốn lấy Lạc thư sánh 8 quẻ, chẳng bằng lấy ngay số ở Lạc thư xét theo Ngũ hành để sánh đấy. Ngũ hành đều gồm âm dương, mà quẻ chỉ có 8 vị. Cái mà âm thủy thực gửi trong âm thổ, dương hỏa gửi ở trong dương thổ, phân tích quẻ Hậu thiên trong Hà đồ, thời 5 ở đông-bắc ấy là đất 6 âm thủy phụ ở Thái dương ở trong dương thổ. 10 ở tây-nam ấy là trời 7 dương hỏa phụ ở trong âm thổ. Nay lấy số Lạc thư sánh đấy, như 1 làm dương thủy, tượng Khảm đấy. 2 làm âm hỏa, tượng Ly đấy. 3 làm dương mộc, tượng Chấn đấy. 4 làm âm kim, tượng Đoài đấy. 5 là dương thổ, Cấn tượng đấy ; dương hỏa gửi đó vậy. Cho nên, Cấn ở 7, thì 6 làm âm thủy gửi vào Khôn. Khôn ở 6 thì 8 làm âm mộc, tượng Tốn đấy, 9 làm dương kim, Càn tượng đấy. Càn làm trời, thể thần dương, cho nên ở trên. Khảm làm thủy, đất chở thủy đấy, cho nên ở dưới. Mặt Trời âm, mưa nhuận, vốn ở trời vậy. Gió từ đất đấy, sấm từ đất phấn chấn, khí dương ở dần dần mà lên vậy. Lại sau 1 dương, cỏ cây nảy mầm, cũng bởi nhu mà cương vậy. Khôn làm đất ở dưới, núi thời phụ vào đất mà cao, cho nên Cấn ở trên đất. Từ Chấn mà tới Càn, mà Đoài, mà Ly, đều là dương nghi, tức là Tiên thiên ở Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, gốc ở trời ấy, thân ở trên vậy. Từ Cấn mà tới Khôn, mà Khảm, mà Tốn, đều là âm nghi, tức là Tiên thiên ở Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, gốc ở đất ấy, thân ở dưới vậy. Càn, Khảm, Cấn, Chấn, đến 4 quẻ dương ở 4 chính, cũng như sinh số Hậu thiên ở quẻ chính ngôi vậy. Đoài Khôn, Ly, Tốn, đều là quẻ âm ở 4 gốc, cũng như thành số Hậu thiên ở quẻ ở 4 gốc vậy. Tượng một thân người, Càn làm đầu ở trên, Khảm làm thận ở dưới. Trước thì Ly làm tâm ở trên Cấn dương thổ, Khôn âm thổ làm tỳ vị, sau thì Đoài làm phổi rất cao, Chấn làm gan ở dưới, Tốn đoạn dưới thời giữa đuổi vậy. Trong Ngũ hành duy có thủy hỏa chưa gửi ở vị thổ. Thận thủy của người do trong duỗi mà lên đến Nê hoàn, tâm hỏa xuống mà vào bụng mà Cấn Khôn 2 thổ gây lên ở trong, để thành nghĩa Ký tế, tức là đạo lập mệnh của nó du ! Xưa đến Cổ đương (cửa ải) tự vẽ 1 đồ, ở trên đồ diễn Tiên Hậu thiên từ rằng, chẳng phải lấn khí âm dương, tự dương mà trước có đồ ấy, nay ở ngoài Tiên Hậu thiên lại làm đồ ấy, cũng chẳng phải việc đổ soạn (việc nói phỏng) xuyên tạc vậy. Thực thấy Ngũ hành trong Lạc thư nên có tượng ấy, huống chi Dịch có nghĩa biến dịch, giao dịch, chính là chẳng hiềm giải riêng biệt mà thăm xét bèn vậy. Trên đây

đều bởi Hà đồ mà suy cái lý sở dĩ nhiên của nó. Thuyết Tiên thiên - Hậu thiên giải thích cùng Hà Lạc sánh vị quẻ Hà đồ là tượng âm dương ngũ hành đã phán quyết. Phục Hy cùng lý của nó ở trước Ngũ hành chưa phán quyết, chỉ có âm dương xô xát nhau mà thành 8 quẻ, đối Đẩu chia khắp phương vị của nó mà thành Ngũ hành, đấy lý của nó ở trước Hà đồ, cho nên gọi là Tiên thiên. Đến cái mà bảo rằng: vô cực mà thái cực ấy, vì âm dương đương khi lẫn lộn chưa chia, tức là tượng Thái cực, nếu suy cho đến nơi, trước chưa có âm dương, lý của nó tuy rất cùng cực, tượng của nó còn ở hư vô. Cho nên, rằng: Thái cực không cực. Đó là việc lúc hỗn độn. Kịp đến dương động mà nổi lên trên, âm tĩnh mà đọng xuống dưới, thời trời trong đất yên mà 2 nghi phán quyết vậy. Tinh của mọi dương mà đọng thành trời, tình của âm động mà làm mặt Trăng, thời 4 tượng trình vậy. Bởi đấy mà khí dương chảy sương ấy làm gió sấm, khí âm kết tụ ấy làm núi chằm, thời 8 quẻ định ngôi vậy. Phục Hy vạch quẻ mà sáng, lý của nó ở trong đồ, như đồ của Trung dung nói: rỗng đầy chở vật, cao sáng che vật, dài lâu thành vật ở ý. Đấy 8 quẻ một trời đất, trời đất 8 quẻ vậy, mà muốn có vật chẳng bằng ngậm sinh mang khí ở trong. Không gì chẳng đều có đủ 1 lý âm dương 5 hành, tức Dịch của nó bảo sách chước của 2 thiên, 1 vạn 520 ngàn đương số muôn vật đó vậy. Văn Vương gốc lấy Hà đồ mà đinh ngôi 8 quẻ. Hà đồ 1-6 làm thủy ở dưới, Văn Vương lấy 1 ở chính Bắc, lấy 6 ở Đông-Bắc mà phụ ở Cấn thể. Hà đồ 2 -7 làm hỏa ở trên, Văn Vương lấy 2 ở chính Nam, lấy 7 ở Tây-Nam gửi ở vị Khôn, cái mà lấy “âm thủy dương hoả”, gửi ở Cấn Khôn 2 thể ấy, vì 5 hành đều có âm dương, mà quẻ chỉ có 8 vị. Dịch nói: trời 1 đất 2, trời 3 đất 4, trời 5 đất 6, trời 7 đất 8, trời 9 đất 10. Thời 1, 2, 3, 4, 5 làm số sinh thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. 1 thủy phụ 5 thổ làm 6, 2 hoả phụ 5 thổ làm 7, 3 phụ 5 làm 8, 4 phụ 5 làm 9, 5 phụ 5 làm 10. Trong 5 hành, mộc, kim, thổ đều chở cái mộc (đồ binh) mà đi, cho nên thủy hỏa chỉ ở 2 quẻ Khảm Ly, thủy thuộc dương, Khảm làm dương thủy, hỏa thuộc âm, Ly làm âm hoả, theo cái thịnh của nó đấy, làm ra tượng của nó vậy. 6 làm âm thủy, 7 làm dương hoả, thời đều phụ ở vị thổ. Hà đồ 3-8 làm mộc ở bên tả, Văn Vương lấy 3 ở chính Đông, lấy 8 ở Đông-Nam. Hà đồ lấy 4-9 làm kim ở bên hữu, Văn Vương lấy 4 ở chính Tây, lấy 9 ở Tây-Bắc. Hà đồ 5-10 ở giữa, Văn Vương thời lấy Cấn ở Đông-Bắc, Khôn ở Tây-Nam, vì Cấn 5 dương thổ, đông-bắc dương địa, Khôn 10 âm thổ tây-nam âm địa đều theo loại của nó. Quẻ Văn Vương đã có ở sau Hà đồ, cho nên gọi là Hậu thiên. 8 quẻ của Phục Hy trời tôn đất thấp, mà trời đất cùng ngôi. 8 quẻ Văn Vương, mùa Xuân sinh mùa Thu kết quả, mà công cả 1 năm thành vậy. Dịch nói: Tiên thiên mà trời chẳng trái, Hậu thiên mà vâng thiên thì, vì như thế vậy. Đến Lạc thư tuy ra ở đời Hạ Vũ, cùng lý ở Hà đồ, chia đường mà rong ruổi, đều tượng trời đất tự nhiên trình lộ ra. Hà đồ tượng trời, Lạc thư tượng đất, chẳng phải do người tạo ra. Cho nên, đời lấy số Lạc thư phụ ở Văn Vương ngôi quẻ ấy, thời chẳng phải như vậy. Song, trải đời không truyền, Văn Vương đương chưa kịp thấy, nếu Hà đồ đã rõ rệt ở đời Văn Vương, lại đợi gì Vũ Vương năm thứ 13 hỏi ông Cơ Tử mà được đấy vậy thay ! Nay lấy số của nó sánh tượng quẻ, mà 1 làm Khảm ở dương thủy, 2 làm Ly ở âm hoả, 6 làm âm thủy, 7 làm dương hỏa, vẫn chia mà gửi ở vị thổ, cùng với Văn Vương Hậu thiên quái vị, cái mà gửi giao nhau thấy nghĩa. Tiên thánh chưa từng nói rõ, ngàn đời chẳng truyền ở cái huyền bí, duy có đợi người ở tự biết vậy. ……………………… Dịch kinh trên 30 quẻ, kinh dưới 34 quẻ, số dường như chẳng đều. Song kinh trên, Càn, Khôn, Di, Đại quá, Khảm, Ly cũng đắp đổi nhau 6 quẻ. Từ Truân, Mông đến Vô vọng, Đại súc cung nối nhau 12 quẻ, kể là 18 quẻ. Kinh dưới Trung phu, Tiểu quá cùng đắp đổi nhau 2 quẻ, từ Hàm,

Hằng đến Ký tế, Vị tế cùng nối nhau 16 quẻ, kể mà gồm cũng 18 quẻ. Tóm cộng làm 36 quẻ. Thiệu ta bảo, cái mà 36 của nó, cùng đều là Xuân vậy. Đấy lấy kinh nội cùng đắp đổi nhau 8 quẻ, đun đẩy đến lượt vẽ đồ tròn, thì trên dưới quẻ dương 8 đều ở trên, trên dưới quẻ âm 8 đều ở dưới, vì khí dương nhẹ trong mà bốc lên trên, chất âm nặng đục mà ngưng tụ ở dưới, nghĩa của nó vốn như thế vậy. Trên dưới phản đối số đều 9. Lấy nội kinh cùng đắp đổi 8 quẻ. Xét Phục Hy 8 quẻ, phương và vị vẽ đồ tròn. Song xét nguyên đồ quẻ trên Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, định vị quẻ dưới chuyển ngược thì Càn 1, Đoài 2, Khảm 3, Chấn 4, Tốn 5, Ly 6, Cấn 7, Khôn 8, có thể biết âm dương thuận ngược suy rời, mà Khảm Ly lấy hẳn giao nhau dùng làm, cái mà suy người thành Thánh theo nghĩa nhảy nhót như duy có chưa trải người trỏ pha vậy. Trên dưới phản đối nhau, số đều 9. Lạc Thư sánh quái vị đồ tròn (đồ xem sách in) Phục Hy đồ tròn, đồ ngày từ dưới đi lên, khí đất lên trên vậy. Lạc Thư sánh quẻ đồ vuông (sách in), Càn, Khảm, Tốn, Ly, Cấn, Chấn, Khôn, Đoài, 2 quẻ hợp tính đều 10 số. Nhu, Đỉnh, Tiểu quá, Cách, Lâm, Di, Gia nhân, Tụng mỗi quẻ đều 10 số. Đồ vuông của Phục Hy: Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Ly, Chấn, Tốn, hợp đều 9 số. Bĩ, Thái, Hàm, Tổn, Ký tế, Hằng, Ích, mỗi quẻ đều 9 số. Trời cùng mặt Trời hợp đồ, mặt Trăng hầu khí từ giữa khởi lên. Dịch đầu kinh trên là Càn, Khôn, đầu kinh dưới là Hàm, Hằng. Hệ từ nói: “Có trời đất sau có trai gái, có trai gái sau có vợ chồng. Vợ chồng chỉ Thiếu nam Thiếu nữ là được thì hôn nhân, cho nên Thiếu nam gặp Thiếu nữ mà thôi, Thiếu nữ gặp Thiếu nam mà đẹp lòng. Nam trước nữ là chính tình cảm, do nhỏ mà lớn mà Chấn Tốn, chồng sướng vợ theo, cầm giữ đạo nhà, tự hay lâu mà chủ thành. Nếu nữ trước đẹp lòng nam, thì là muốn động tình hơn là cảm tình, chẳng lấy chính ở nghĩa là tổn hại, hay phản lại Đạo của nó, thời Ích vậy. Ôi, Hằng khó làm lắm, Ích làm có thể lớn, mà đều có thể nối ở Đoài Cấn. Vì Đoài và Cấn ở thời 4 tượng mới chia, cùng với Càn Khôm một Thể. Kịp đến khi Càn biến ở trên làm Thiếu âm, Khôn biến ở trên làm Thiếu dương, mà trai giá phân chia vậy. Cho nên, vợ chồng lấy Cấn Đoài làm chủ, dẫu có Chấn Tốn chẳng hay trước đấy, vì nối đạo trời chưa sinh thành, mở nhân luân ở đầu việc đấy, chẳng thể là quẻ khác ở sách của nó nói vậy. Càn với Đoài là quẻ Thái dương, Ly Chấn là quẻ Thiếu âm, Tốn Khảm là quẻ Thiếu dương, Cấn với Khôn là quẻ Thái âm vậy. Tới hai nghi mà làm, thì Càn Đoài Ly Chấn làm dương, Tốn Khảm Cấn Khôn làm âm. Bàn tới 4 tượng thì: Càn Đoài Tốn Khảm làm dương, Cấn Chấn Ly Khôn làm âm. Bàn đến tới 8 quẻ thì: Càn làm Thái dương ở dương, tức Trời ở Thái dương. Đoài làm Thái dương ở âm, tức là Trời ở Thiếu âm. Ly làm Thiếu âm ở dương, lửa của Trời ở Thiếu dương. Chấn làm Thiếu âm ở âm, tức là Trời ở Thái âm. Tốn làm Thiếu dương ở dương, tức là Đất ở Thái cương. Khảm làm Thiếu dương ở âm, tức là Đất ở Thiếu nhu. Cấn làm Thái âm ở dương, tức là Đất ở Thiếu cương. Khôn làm Thái âm ở âm, tức là Đất ở Thái nhu. Cho nên, ngoài Càn Đoài vốn là Thái dương, Ly dẫu tuy làm Thiếu âm mà lại Trời ở Thiếu dương. Duy có Chấn là dương mà đã gần ở âm vậy. Ngoài Khôn Cấn vốn Thái âm, Khảm tuy làm Thiếu dương mà lại làm âm ở Đất ở Thiếu âm, duy có Tốn tuy là âm mà đã đi rảo ở dương vậy. Đại để Đạo trời đất, âm dương lần lượt làm gốc. Như quẻ của Văn Vương, Càn làm lão dương biến làm Thiếu âm vậy, Khôn là lão âm biến làm Thiếu dương vậy. Hậu thiên bát quái, 6 âm thủy gửi ở Cấn dương thổ vậy, 7 dương hỏa gửi ở Khôn âm thổ vậy, thì Chấn làm quẻ dương mà gần ở âm, Tốn làm quẻ âm mà đi rạo ở dương cũng nghĩa như thế. Cho

nên, Phục Hy 8 quẻ thứ tự, Chấn với Tôn cùng liền nhau. Hậu thiên Văn Vương, Chấn ở đông Tốn ở đông-nam cũng liền nhau, tức là lấy Lạc Thư so sánh Ngũ hành với quẻ, Chấn 3 Tốn 8 cùng liền nhau. Đó, như Càn với Khôn, Đạo ở thể ở 2 mối ấy cũng thành hẳn ở khiến đối đãi ở tượng, mà dương sinh chính âm ở vị, âm sinh chính dương ở vị, có thể biết âm dương cũng có thể cùng lìa nhau, vả bắt khiến khí âm vào ở trong dương khí, dương động ở trong âm, mới hay đấy Người hợp Trời, mà toàn lý biến tính, lấy đến ở mệnh đều chẳng ngoài đấy vậy. Hết Tập 8 TẠP KÝ CH

NHO THUYẾT

Chúc Thị nói: quẻ Càn Khôn là Đại phụ mẫu, quẻ đều đi bên hữu theo Thái dương. Quẻ Phục Cấu là Tiểu phụ mẫu, quẻ đều đi bên tả, bắt chước 4 mùa. Quẻ đi bên hữu đều 1 sinh 2, 2 sinh 4, 4 sinh 8, 8 sinh 16, 16 sinh 32, 32 sinh 64, đến chỗ trở lại sinh 17 quẻ mà lại hội số vô cực, tức là cái lý nguyên hết mà lại có nguyên vậy. Quẻ đi bên tả, từ 1 rồi 2, thứ tự nhân nhau vòng quanh không manh mối, tức là lý hết năm đổi năm mới vậy. Hai đường nghịch thuận đi khác nhau, số sai đến vạn vạn mà cùng cực, dương duỗi âm co vậy. Lại nói: Nguyên-Hội-Vận-Thế lấy Đại vận mà suy, cùng Giáp Kỷ trong (giữa) khởi ở Tý-Ngọ-Mão-Dậu, năm tháng ngày giờ lấy Tiểu vận mà suy, dương Giáp Kỷ mạnh (đầu) khởi ở Dân-Thân-Tị-Hợi. Lấy Hội kinh Vận đấy là dùng Hội làm Niên, dùng Vận làm Nguyệt, dùng Thế làm Nhật, dùng Niên làm Thời. Vua Nghiêu lên ngôi năm Giáp Thìn, thì lấy Hội Kỷ Tị làm nguyệt, Vận Quý Hợi làm Nhật, Thế Canh Thân làm Thời. Ở quẻ Bí hào 6-5 biến làm quẻ Ký tế. Vua Tống nghệ tổ mở ngôi năm Canh Thân, thì lấy Hội Canh Ngọ làm Nguyệt, Vận Nhâm Thân làm Nhật. Thế Kỷ Dậu làm Thời, đương hào Thượng quẻ Khốn, biến làm quẻ Sư tốn 4 năm, dân bèn khởi Khốn mà may cho thiên hạ vậy. Chúc thị lấy Năm-tháng-ngày-giờ bàn Mệnh, nguyên khí vận người lấy 120 năm làm chủ 8 chữ, khi mới sinh 15 ngày, trước Giáp-Kỷ mạnh là hào Thượng, Giáp-Kỷ quý (cuối) hào 4, Giáp-Kỷ trọng (giữa) hào 5. Khí giữa sinh 15 ngày sau Giáp-Kỷ mạnh 3 hào, Giáp-Kỷ quý 2 hào, GiápKỷ trọng hào Sơ, lấy sở trị (gặp) năm-tháng-ngày-giờ làm quẻ trước (Thái quái) Liêu Ứng Hoài nói: người, vật tiêu trưởng suy ở chỗ động mà xem, cát, hung, hối, lẫn là lời của quẻ Dịch chủ ở nguyên sơ sinh khắc cùng cơ biến quái hòa, nhân thì địa, biện âm tạnh, chia ngày đêm, hợp Can Chi để định cát hung. Nay bản số và xuất số của Dịch nhân, Dịch sinh gốc lẻ chẵn mà vạch Dịch, đó là bản số Dịch mà ra, nhân quái vị là đệ số, số ấy nhân Dịch mà sinh. Trong Dịch có số Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, trong số Dịch 1 là 6 Khảm 2 là 7 Ly 3 là Chấn 8 Tốn 4 Đoài 9 Càn 5 Cấn 10 Khôn, số sinh ra Khí quẻ là Thời hào là biến. Khí có thịnh suy thì có Bĩ Thái, hào có hiểm dễ, đều lấy sinh khắc chế hóa mà suy, ở trong có số cát mà đổi khốn, có số hung mà đổi cát, tất lấy địa bàn âm dương hợp lại là vinh, cương nhu trái nhau là nhục, cho nên lẽ tất nhờ ở chẵn, chẵn tất hợp với lẻ, Càn hết ở trong Ngọ, Khôn hết ở trong Tý, gốc nguồn quẻ Cấu Phục, Ly hết ở trong Mão, Khảm hết ở trong Dậu, dùng về nước lửa lại dương tiến vậy. Đến như 6 dương thịnh, thời đại quân tử hành quẻ Cấu là âm tiến vậy, đến như 6 âm thịnh tường vậy.Lại nói: lấy Hội kinh trên dùng treo 1 quẻ như lấy Nguyên kinh Hội, thứ tự chia 30 Vận, tiết Tiểu hàn khởi lên ở Thái Sơ cửu, đến 6-4 là Nhuận hào, vận thứ nhất là Dần 76, Mão 160, Thìn 136, Tị 166, Ngọ 196, Mùi 226, Thân 256, Dậu 286, dùng các

quẻ Thái Tổn 12 quẻ. Tiết Đông chí lấy ví làm Nhuận, đại vận thứ 30 trọn thành 315 Thế quẻ Minh Di. Trình Trực Phương bảo gốc số không ra khỏi ở Dịch, Hệ từ trời 1 đến Đất 10, sinh ra 2 là tự sinh 8 vậy, Trực phương do chia thêm 1 cùng với phép bội mà là 2, bèn chép 256 vị đồ bốn số dọc ngang 16 đại vị, tóm làm 1 đồ số khởi ở Đông-Nam. Thế bắt đầu ở số 1, thêm 1 là 2, lại thêm 1 là 3, lại thêm 1 là 4 từ tả sang hữu là Thế đến đấy, Thế đấy cực vận, cùng với từ trên xuống dưới, vận của Thế đều lấy 2 làm 1, thêm 1 thì 2 là 4, lại thêm 1 thì 2 là 6, lại thêm 1 thì 2 là 8. Rồi thứ đến bên hữu, Hội dùng Thế, Hội của Thế, lấy 3 làm 1, thêm 1 thì 3 làm 6, lại thêm 1 thì 3 làm 9, lại thêm 1 thì 3 làm 12, lại thêm 1 thì 3 làm15, rồi dọc ngàng mà đếm thời 1 thêm gấp đôi là 2, lại thêm gấp đôi là 4, 4 thêm gấp đôi là 8, 8 thêm gấp đôi là 16, từ ngang 1 tầng đến 16 tầng, dọc 1 hàng đến 16 hàng, trọn cùng ở Tây-Bắc, nguyên đấy, nguyên 256, chẳng gì đều như vậy cả. Minh đạo nói phép thêm gấp mặc nhiên hợp với Thiệu Ung, vì Hoàng Cực nhập môn, nghĩa thứ nhất vậy, đó nên thông số trừ đi, lấy cái ấy để phân biệt động vật (trồng trọt) thanh của Ký tế cũng lấy từ đây. Lại nói, Đại Tiểu vận của Thiệu Ung thấu truyền quẻ thanh âm luật lữ đều lấy treo 1 làm tựa, 256 quẻ khởi ở Thái hết ở Minh di, mỗi quẻ 6 hào cộng 1536 hào. Hào lại 4 làm dụng, gồm 1 Vần, 1 Thế, 1 năm, 1 tháng, 1 ngày, 1 giờ, đều được 4 hào, thời 360 năm thì được 1414 hào chia làm 24 khí, mỗi khí Nhuận tàng 4 hào, mà 1536 hào 256 quẻ làm 1 dụng vậy. Khởi lệ quẻ của Vận, Thế, Năm khởi ở Thái, còn Tháng và Ngày thì khởi ở Thăng, đó là trời đất người đều nghe mệnh ở động thực vậy. Mỗi vị 1 số khởi lên ấy là 100, 2 số khởi lên ấy là 216 vị, cộng làm 1 đồ. Chu Thị suy phép “giết 1” nói rằng: 284 là Thể số, 360 là Dụng số, Thể là Dụng của số. 270 mà Dụng của Dụng số mà chỉ đến 256 vậy TÍNH SỐ HOÀNG CỰC Hoàng cực kinh thế của Thiệu Khang Tiết riêng biệt một thuật chiêm nghiệm, khác với Biên đồ pháp của Lý Lân Châu Thiệu Tổ, chưa xét từ đâu ra, thật hay giả, tiết mà giữ lại, đợi đính chính. Học về Hoàng cực, chỉ lấy số để tìm quẻ mà thôi. Khi quẻ trên động, thời lấy số của hào động nhân 10 rồi nhân với số Nguyên sách, sau đó lấy quẻ nhân lẻ, tức là lấy số của quẻ động nhân với số Nguyên sách. Quẻ dưới động, thời lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm số sách quẻ, thêm số của quẻ trên quẻ dưới, thêm số hào động, mà số Tiên thiên thành vậy. Số thành thời có vạn, ngàn, trăm, mười, lẻ, thì bỏ số hàng vạn, chỉ lấy số nghìn, trăm, mười, lẻ, rồi phối với số Nguyên-Hội-Vận-Thế (năm-tháng-ngày-giờ) mà làm Tứ tượng, thời Ngũ hành sinh khắc, cát hung đoán vậy. Quẻ trên động, thì lấy động nhân 10, nhân ấy là nhân lên vậy. Lấy động ấy là lấy số của hào đang động của quẻ trên, nhân 10 ấy là lấy 10 nhân lên, như hào 4 động thì lấy 4x10=40 nhân lên, hào 5 động thì lấy 5x10=50 nhân lên, hào 6 động thì lấy 6x10=60 nhân lên. Nhân lên là sao vậy ? Là nhân số Sách của bản quái. Lấy quẻ ấy là lấy số quẻ của quẻ, nhân lẻ ấy là lấy số sách nhân lên đó vậy, như thượng quái Càn thì lấy 1 mà nhân lên, Đoài thì lấy số 2 mà nhân lên, Ly thì lấy

số 3 nhân lên. Số quẻ dùng là số của quẻ Tiên thiên: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8, nhân lên ấy cũng là nhân lên với số Sách của bản quái. Quẻ dưới động thời lấy số của quẻ nhân 10, số quẻ cũng như Càn thì lấy 10 nhân lên, Đoài thì lấy 20 nhân lên, Ly thì lấy 30 nhân lên, … nhân lên cũng là nhân với số Sách của bản quái. Lấy động nhân lẻ ấy là như Sơ động thì lấy 1 nhân lên, hào 2 động thì lấy số 2 nhân lên, hào 3 động thì lấy số 3 nhân lên,… Hai lần nhân lên rồi, xem được số bao nhiêu, rồi lại thêm số Sách, thêm số quẻ của quẻ trên và quẻ dưới, thêm số hào nào động, tóm tính mà kể đấy. Bỏ số hàng vạn không dùng, chỉ lấy nghìn, trăm, mười, lẻ để sánh với nguyên-hội-vận-thế, mà tượng trong thiên hạ định vậy. Lập số quẻ để biết rõ hơn như sau: Quẻ thuần Càn 6 hào dương, nguyên sách 216, quẻ tiên thiên số 1, ví như hào 5 động, đây là quẻ trên động, thời lấy động nhân 10, lấy 50 nhân lên nguyên sách 216 được 10800, ấy là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ, ấy thượng quái Càn, Càn số 1 x 216 = 216 nguyên sách làm số được, đó bảo là lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 10800 + 216 = 11016, sau đó lại thêm Càn sách 216, lại thêm trên dưới quẻ số 2, lại thêm số hào 5, tính gồm cả được 11016 + 216 + 2 + 5 = 11239 số, bỏ số hàng vạn không dùng, nên số được dùng là 1239, lấy sánh với số nguyênhội-vận-thế vậy. Lại như hào 2 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số của quẻ nhân 10, quẻ dưới cũng là quẻ Càn, Càn số 1, thời lấy 10 nhân lên, nguyên sách được 2160, đó bảo lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy thời lấy 2 nhân với nguyên sách của Càn 2 x 216 = 432, đó bảo là lấy động nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 2160 + 432 = 2592, lại thêm Càn sách 2592 + 216 = 2808, lại thêm trên dưới số quẻ 2, số hào 2 là 2808 + 2 + 2 = 2812, là số được vậy, lấy số này so sánh với nguyên-hội-vận-thế để đoán định vậy. Quẻ thuần Khôn 6 hào âm, nguyên sách 144, qủe Tiên thiên số 8, ví như hào Thượng động, ấy là quẻ trên động, thời lấy hào Thượng 6 số mà 10 nhân lên nguyên sách của Khôn 6 x 10 x 144 = 8640, đó bảo là lấy động nhân 10 vậy. Lấy quẻ nhân lẻ ấy, quẻ trên Khôn, Khôn số 8, lấy 8 nhân với nguyên sách của Khôn 8 x 144 = 1152, đó là bảo lấy quẻ nhân lẻ vậy. Hai số cộng được 8640 + 1152 = 9792, lại thêm Khôn sách 9792 + 144 = 9936, lại thêm trên dưới số quẻ 8 + 8 = 16, lại thêm số hào 6 được 9936 + 16 + 6 = 9958 là số Tiên thiên đã thành, dùng số này để phối với nguyên-hội-vận-thế. Lại ví như hào 3 động, đó là quẻ dưới động, thời lấy số 8 của quẻ dưới Khôn mà 10 nhân lên với nguyên sách 80 x 144 = 11520 ấy bảo là lấy quẻ nhân 10 vậy. Lấy động nhân lẻ ấy, thời lấy số hào 3 động nhân 3 x 144 = 432 ấy bảo lấy động nhân lẻ vậy. Hai số công 11520 + 432 = 11952, lại thêm số sách, số quẻ trên dưới, số hào động 11952+144+16+3= 12115, bỏ đi số hàng vạn, thì số được dùng là 2115 là số Tiên thiên đã thành của thuần Khôn hào 3 động vậy. Quẻ Tập Khảm có 2 hào dương, 4 hào âm, số nguyên sách là 168 = (24 x4) + (36 x 2), Tiên thiên số quẻ 6. Ví như hào 4 động, ấy là quẻ trên động, lấy 4 x 10 x 168 = 6720. Tiếp đến lấy quẻ nhân lẻ ta có 6 x 168 = 1008, hợp 2 số được 6720 + 1008 = 7728, lại thêm số sách, thêm số quẻ trên và dưới, thêm số hào động là 7728 + 168 + 6 + 6 + 4 = 7912 là số Tiên thiên đã thành của quẻ Tập Khảm hào 4 động vậy. Lại nữa, ví như hào Sơ động, lấy 6 x 10 x 168 = 10080, lấy quẻ nhân lẻ thì ta có 1 x 168 = 168, hợp hai số 10080 + 168 = 10248, lại thêm số sách, thêm số của quẻ

trên và dưới, thêm số hào động là 10248 + 168 + 6 + 6 +1 = 10429, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 0429, số của nghìn thiếu, tức là số của Nguyên thiếu, tương đương với số của Năm thiếu vậy. Quẻ Trạch Sơn Hàm, có 3 hào dương, 3 hào âm, có số nguyên sách là (24x3) + (36x3) = 180, quẻ trên Đoài có số là 2, quẻ dưới Sơn có số là 7, ví như hào 6 động, ấy là quẻ trên động, lấy 6 x 10 x 180 = 10800, lấy quẻ nhân lẻ 2 x 180 = 360, hợp hai số 10800 + 360 = 11160, thêm số sách 180, thêm số quẻ trên 2, thêm số quẻ dưới 7, thêm số hào động thì ta được 11160 + 180 + 2 + 7 + 6 = 11355, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số Tiên thiên đã thành của quẻ Hàm động hào 6 là 1355. Lại ví như hào Sơ động, ấy là quẻ dưới động, lấy quẻ nhân lẻ 7 x10 x 180 = 12600, lấy động nhân lẻ 1 x 180 = 180, hợp hai số 1260 + 180 = 12780, thêm số nguyên sách, thêm số quẻ trên dưới, thêm số hào động 17280+180+2+7+1= 12970, bỏ số hàng vạn không dùng, ta được số 2970, số này thiếu số “linh”, tức là thiếu số của “Thế” vậy. Lại có 1 thuyết nữa: Thần Quy Sách như sau : không dùng toàn sách của quẻ, chỉ dùng số động hào, lại Dương hào động chỉ lấy 36 toán, Âm hào động chỉ lấy 24 số. Quẻ trên động, lấy hào nhân lên 10, sau đó lấy quẻ nhân lẻ. Quẻ dưới động, lấy quẻ nhân 10, lấy hào động nhân lẻ, lại thêm cả số sách, số quẻ trên quẻ dưới, số hào động, mà đoán định, sự cũng thế, không khác vậy. Tìm số Nguyên sách của quẻ: xác định quẻ có bao nhiêu hào Dương, bao nhiêu hào Âm, tổng số hào dương nhân 36, tổng số hào âm nhân 24, hợp hai sô tổng âm dương, thì xác định được số Nguyên sách của quẻ. Dương lấy Âm làm “thể”, Âm lấy Dương làm “tính”, động là “tính” vậy, tĩnh là “thể” vậy. Tại Thiên thì dương động mà âm tĩnh, tại Địa thì dương tĩnh mà âm động.

BIỂU CHU KỲ THẦN SỐ QUẺ CÀN CUNG NHẤT NGUYÊN 1- Càn : 1 (Nguyên kinh Nguyên) 2- Quải : 12 (Nguyên kinh Hội) 1 x 12 3- Đ.hữu: 360 (Nguyên kinh Vận) 12 x 30 4- Đ.tráng: 4320 (Nguyên kinh Thế) 360 x 12 5- Tiểusúc : 129600 (Nguyên kinh Năm) 4320 x 30 6- Nhu: 15552000 (Nguyên kinh Tháng) 129600 x 12 7- Đ.súc: 46656000 (Nguyên kinh Ngày) 1555200 x 30 8- Thái: 559872000 (Nguyên kinh Giờ) 46656000 x 12

http://diendan.lyso.vn/dich-ly/page25.html http://tuvilyso.org/forum/topic/3370-hoang-cuc-kinh-the-tu-ngon/