29 0 138KB
TỔNG HỢP ASPIRIN 1. Trong bài tổng hợp Aspirin, hãy nêu các điều kiện về nhiệt độ, xúc tác, thời gian, dụng cụ để phản ứng xảy ra? Bếp cách thuỷ 70 độ C- giữ suốt quá trình tổng hợp 2. Trong bài tổng hợp Aspirin, kể các chất có thể có sau phản ứng ester hoá nếu phản ứng xảy ra hoàn toàn? Aspirin và acid acetic 3. Trong bài tổng hợp Aspirin, giai đoạn Aspirin thô trở lại erlen ( giai đoạn 4) hiện tượng gì xảy ra sau khi cho thêm nươc nóng 60 độ C vào dung dịch cồn của Aspirin Do thay đổi dung môi đột ngột hỗn hợp sẽ bị đục do xuất hiện tủa 4. Trong bài tổng hợp Aspirin, vai trò của H2SO4 đậm đặc là gì? Cung cấp H+ xúc tác cho phản ứng. Đồng thời là chất háo nước, được dùng cho phản ứng trong môi trường khan nước. 5. Trong bài tổng hợp Aspirin, giai đoạn lọc nóng ( giai đoạn 5) để loại các tạp gì? Để loại các tạp tan trong nước như: (CH3CO)2O dư, H2SO4, CH3COOH. 6. Trong bài tổng hợp Aspirin, giai đoạn rửa Aspirin ( giai đoạn 6) với nước lạnh tới khi nào? Tới khi nước rửa không được cho màu tím tức khắc với dung dịch FeCl3 7. Trong bài tổng hợp Aspirin, giai đoạn rửa Aspirin (giai đoạn 6) với nước cất lạnh, tạp gì có thể có làm cho dung dịch FeCl3 chuyển sang tím? Còn dư Acid salicylic 8. Trong bài tổng hợp Aspirin, giai đoạn lọc nóng có yêu cầu gì về theo tác? Phễu và giấy lọc được tráng trước bằng nước sôi.
9. Tính khối lượng Aspirin tạo thành nếu hiệu suất phản ứng là 70%. Biết M Aspirin= 180, M acid salicylic=138, m acid salicylic=2,5g, anhydride acetic dư. Giải Khối lượng acid salicylic =2,5g Số mol acid salicylic tương ứng =0,01mol Khối lượng aspirin theo lt= 0,01.180=1,8g Khối lượng aspirin thực tế thu được: 70% = (x/1,8).100% -> x= 1,26g 10. Trong bài tổng hợp Aspirin nguyên liệu để tổng hợp aspirin là gì? Acid salicylic OHC6H5COOH Anhydric acetic (CH3CO)2O H2SO4 đậm đặc Ethanol tuyệt đối
Câu hỏi trong bài: Câu 1:Giải thích cơ chế phản ứng tổng hợp? Quá trình acetyl hóa Acid Salicylic bằng Anhydric Acetic với sự hiện diện của H2SO4 đậm đặc. Ester hoá Acid Salicylic bằng Anhydric Acetic Tạo thành các tác nhân ái điện tử Pt pứ: OHC6H5COOH (acid salysilic)+ (CH3CO)2O (Anhydric acetic) –> OCOCH3C6H5COOH (aspirin) (acid 2-acetoxybenzoic) + CH3COOH (acid acetic) Câu 2: Có thể thay thế Anhydrid acetic bằng Acid acetic được không? Tại sao? Ko thể, Do hoạt tính nhóm -OH của acid salicylic gắn với nhân thơm yếu hơn -OH của alcol, nên ta dùng anhydrid acetic là tác nhân ái điện tử mạnh hơn acid acetic.
Câu 3: Tại sao phải giữ nhiệt độ bếp cách thủy ở 70OC ? Vì ở nhiệt cao hơn sẽ xảy ra phản ứng ester hoá giữa 2 phân tử acid salycilic tạo ra sp phụ làm giảm hiệu suất. Ở nhiệt thấp hơn pứ xảy ra k hoàn toàn, hiệu suất thấp. Câu 4 :Giải thích hiện tượng: Hỗn hợp thoáng đục sẽ trong lại ngay (giai đoạn 5)? Aspirin tan trong cồn, k tan trong nước nên khi cho nước vào hỗn hợp do thay đổi dung môi đột ngột hỗn hợp sẽ bị đục do xuất hiện tủa. khi khuấy đều cồn phân bố đều vào nước làm tủa tan nên hỗn hợp thoáng đục sẽ trong lại ngay. Câu 5: Giải thích: “Nước rửa không được cho màu tím tức khắc với dung dịch FeCl3” Đây là bước thử dịch lọc với FeCl3 để xem xét sự có mặt của tạp acid salycilic. Nếu dịch lọc tím tức khắc với FeCl3 tức là trong dịch lọc còn acid salycilic, phải tiếp tục rửa tủa bằng nước cất lạnh để loại tạp. Nếu dịch lohc hết tím tức khắc với FeCl3 tức là trong dịch lọc k cos acid salycilic, tủa đã sạch tạp có thể dừng rửa tủa, màu tím nhạt của dịch lọc xuất hiện một lúc lâu sau đó là do sp Aspirin thuỷ phân cho ra trở lại acid Salicylic.
CÂU 1: Có thể thay thế (CH3CO)2O bằng CH3COOH hay không? Hãy nêu 1 số tác nhân acyl hóa khác và cho biết ưu nhược điểm của tác nhân khác so với anhydrid acetic? Không thể thay thế bằng acid acetic. Vì OH phenol có hoạt tính yêu, khó tham gia phản ứng este hóa với acid acetic. Nhưng với tác nhận andyrdrid acetic đã được tăng hoạt thì có thể xảy ra phản ứng dễ hơn. 1 số tác nhân acyl khác như: Halid acid: CH3COX ( X= Cl, Br, I) Ketene: CH2=C=O Ưu điểm của anhydride acetic: thể lỏng, bền ở nhiệt độ thường, điều kiện phản ứng không quá khô khan.
Câu 2: Tại sao tất cả dụng cụ và nguyên liệu liên quan đến việc thực hiện phản ứng phải khô? Vì anhydride acetic rất dễ bị thủy phân tạo acid acetic: (CH3CO)2O + H2O → 2CH3COOH -> làm giảm lượng anhydric acetic
Câu 3: Cho biết điều kiện cần và đủ của một dung môi có thể dùng để tinh chế sản phẩm rắn bằng phương pháp kết tinh lại? Trong trường hợp Aspirin tại sao phải dùng hỗn hợp cồn nước? Điều kiện cần và đủ: Hòa tan được chất rắn và không làm chất rắn bị thủy phân Trong trường họp của Aspirin, vì ít tan trong nước nên dùng cồn là dung môi trung gian để hòa tan.
Câu 4: Cho biết tên của phương pháp tinh chế? Có thể dùng phương pháp nào khác? Phương pháp được sử dụng: kết tinh lại Phương pháp khác: sắc ký cột với dung môi thích hợp.
Câu 5: Thêm 35 ml nước cất để làm gì? Để hòa tan acid sulfuric và acid acetic, aspirin tạo thành không tan, vì thế khi lọc có thể loại bỏ 2 acid ban đầu.
Câu 6. Vì sao phải rửa với nước cất lạnh? Để loại tạp là acid salicylic. Khi nước lọc không cho màu tím tức khắc với FeCl3 nghĩa là không còn OH phenol tạo phức với FeCl3, nghĩa là không còn acid salicylic.
Câu 7: Nêu phương pháp theo dõi phản ứng và cách thực hiện? Săc ký lớp mỏng. Chấm 2 vết: 1 vết nguyên liệu là acid salicylic và 1 vết trong bình phản ứng. Khi vết nguyên liệu hết thì xem như phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 8: Vai trò của aspirin? Aspirin nằm trong nhóm thuốc nào? Giảm đau-Kháng viêm-Hạ sốt; ngừa huyết khối ở liều thấp. Nhóm thuốc NSAID( Vd: Paracetamol: Giảm đau-Kháng viêm)
KIỂM ĐỊNH ASPIRIN Câu hỏi trong bài: 1. Nêu 5 biệt dược chứa Aspirin Aspirin 81, Aspirin pH8, Ogrel Plus-162, cồn thuốc A.S.A, Poldan Mig 2. Đề nghị phương pháp khác định lượng aspirrin (dựa vào nhóm ester).
Pp chuẩn độ NaOH Pp dùng máy quang phổ 3. Định lượng chế phẩm dựa trên nhóm acid và dựa theo nhóm ester, phương pháp nào cho kết quả chính xác hơn? Tại sao? 4. Tại sao phải kiểm giới hạn acid salicylic tự do? Vì: -Acid salycilic là ng liệu điều chế aspirin nên có thể còn lại một lượng dư trong chế phẩm. - trog quá trình bảo quản nếu gặp đk về nhiệt, dộ ẩm aspirin sẽ bị thuỷ phân tạo thành acid Salycilic. - acid salycilic có độc tính cao gây nguy hiểm cho ng sử dụng.
- Do đó là một trong những nguyên liệu để tổng hợp aspirin. - Do aspirin có nhóm chức ester không bền cho nên trong quá trình bảo quản dưới tác dụng của nhiệt và ẩm thì bị phân hủy thành aspirin và acid acetic. - Là một chất độc. Có tác dụng dược lí không mong muốn. 5. Trong khi thử giới hạn acid salicylic: - a)Pha dung dịch acid salicylic sau khi pha dung dịch thử có ảnh hưởng gì đến kết quả thử nghiệm, giải thích? – b)Tại sao phải dùng nước cất lạnh? - c)Tại sao phải dùng ethanol 96o? a): Nên pha chuẩn trước do aspirin có nối ester không bền nên trong
dung dịch nó có thể thủy phân tạo acid salicylic làm sai kết quả.
Câu hỏi vấn đáp 1. Tên chung của Aspirin là gì? Ngoài tên gọi aspirin có thể gọi thế nào? Tên chung: Acid acetylsalicylic.
Ngoài: acid 2-acteoxybenzoic, 2-acetyloxybenzoic acid, 2(acetyloxy)benzoic acid, acetylsalicylate, acetylsalicylic acid, Oacetylsalicylic acid 2. Thí nghiệm A trong định tính aspirin. Sp thu được khi dùng NaOH 10% trong pứ là gì? Muối ONaC6H5COONa + CH3OH + H2O 3. Thí nghiệm A trong định tính aspirin. Mục đích dùng H2SO4 là gì? Acid hoá môi trường và tạo tủa dạng tinh thể Acid salicylic. 4. Trộn 0,1 g chế phẩm với 0,5 g calci hydroxyd (TT). Đun nóng hỗn hợp và cho khói tạo thành tiếp xúc với giấy lọc tẩm sẵn 0,05 ml dung dịch nitrobenzaldehyd (TT. Làm ẩm tờ giấy lọc với dung dịch acid hydrocloric loãng, màu sẽ chuyển thành xanh lam. Phản ứng phát hiện phần cấu trúc nào của aspirin?
Đun với Ca(OH)2 tạo muối Calci acetat sau đó tạo aceton. aceton phản ứng với orthonitrobenzandehyd tạo thành hợp chất indigo 5. Nêu các tạp chất cần kiểm trong phần thử tinh khiết aspirin trong bài thực tập? Giới hạn clorid, sulfat, acid salycilic tự do. 6. Giai đoạn pha dung dịch A trong thử tinh khiết tạp clorid của aspirin. Đun sôi 2 gam chế phẩm với 50ml nước cất trong 5’, để nguội, lọc vào bình định mức 50ml, thêm nước vừa đủ. Sử dụng lọc xếp nếp quạt chữ V hay k xếp nếp. tại sao?
7. Giai đoạn thử tinh khiết tạp clorid của aspirin.
Ống chuẩn: cho 10 ml dung dịch chuẩn clorid 5 ppm (10 ml chứa 0,05 mg clorid) thêm nước cất vừa đủ 16 ml. Cho vào mỗi ống 0,5 ml HNO 30%, 0,5 ml dung dịch AgNO 2%, lắc đều. Sau 5 phút, ống chuẩn có đuc không? Tại sao? 8. Giai đoạn thử tinh khiết tạp acid salicylic của aspirin. Màu sắc thu được màu gì? Tại sao? Thu được màu TÍM. Vì acid salicylic tạo phưc chelat tím vơi FeCl3. 9. Trong định lượng aspirin, tại sao phải sử dụng ethanol 96%? Dùng để loại bỏ tạp acid salicylic 10. Tại sao chuẩn độ aspirin bằng phương pháp acid base phải thực hiện trong môi trường lạnh ( thau đá) trong bài thực tập? 11. Hãy cho biết định lượng aspirin ngoài chuẩn độ thể tích còn có thể dùng phương pháp nào không? Giải thích? 12. . Giai đoạn thử tinh khiết tạp clorid của aspirin Ống thử: cho 8,3 ml dung dịch A, thêm nước cất vừa đủ 16 ml. Ống chuẩn: cho 10 ml dung dịch chuẩn clorid 5 ppm (10 ml chứa 0,05 mg clorid) thêm nước cất vừa đủ 16 ml. Cho vào mỗi ống 0,5 ml HNO 30%, 0,5 ml dung dịch AgNO 2%, lắc đều. Sau 5 phút, nêu cách so sánh 2 ống? pp so độ đục dưới tác dụng của AgNO3 So sánh độ đục của 2 ống: ống thử không được đục hơn ống chuẩn.
CÂu hỏi đầu giờ: Dựa vào cấu trúc đề nghị các phương pháp định lượng aspirin? Nêu tá lả ra thấy viết càng nhiều điểm càng cao. hihi Câu 1:Mô tả sơ lược 2 phản ứng định tính A,B. Giải thích sơ sơ hiện tượng đó là cái gì
A.Dễ. Nói chung là tạo phức với Fe B. Đun với Ca(OH)2 tạo muối Calci acetat sau đó tạo aceton. aceton phản ứng với orthonitrobenzandehyd tạo thành hợp chất indigo. Search google phản ứng Baeyer-Drewson indigo reaction sẽ rõ. Câu 2: Phương pháp kiểm giới hạn clorid và sulfat, salicylic tự do? Clorid, Sulfat: pp so độ đục dưới tác dụng của AgNO3 hay BaCl Acid salicylic là phương pháp so màu dưới tác dụng của Fe 3+ Câu 3:Vai trò của HNO3 trong kiểm giới hạn Clorid? Tại sao lại chọn HNO3 mà không chọn acid khác? Muối AgCl không tan và bền trong môi trường acid. Câu 4: Khi pha thử và chuẩn trong kiểm salicylic tự do nên pha cái gì trước cái gì sau vì sao? Nên pha chuẩn trước do aspirin có nối ester không bền nên trong dung dịch nó có thể thủy phân tạo acid salicylic làm sai kết quả. Câu 5: Tại sao phải kiểm tạp acid salicylic. - Do đó là một trong những nguyên liệu để tổng hợp aspirin. - Do aspirin có nhóm chức ester không bền cho nên trong quá trình bảo quản dưới tác dụng của nhiệt và ẩm thì bị phân hủy thành aspirin và acid acetic. - Là một chất độc. Có tác dụng dược lí không mong muốn. Chúng ta không kiểm tạp acid acetic vì: - Tương đối ít độc. - Trong quá trình tổng hợp do acid acetic tan tốt trong nước dễ bay hơi nên ta đã loại bỏ được gần như hoàn toàn acid acetic, vì vậy acid acetic có trong chế phẩm chủ yếu là do aspirin bị thủy phân cho nên chỉ cần kiểm acid salicylic nếu salicylic đạt thì mặc nhiên acid acetic ũng đạt.
Câu 6: Tại sao lại phải trung tính hóa alcol. - Do alcol lẫn acid trong quá trình sản xuất. Đó có thể là acid nào? acid acetic, H2SO4. Có lẫn những acid trên là do đâu? Do trong công nghiệp cồn được sản xuất chủ yếu từ hợp nước etilen xúc tác trong môi trường acid vô cơ (H2SO4 đđ) cho nên lẫn các acid này. Hơn nữa cồn bị oxi hóa bởi các tác nhân khác nhau có thể tạo acid acetic.