39 0 707KB
Hướng dẫn sử dụng phần mềm in 3d Repetier Host Nâng cao Phần 1 hướng dẫn cơ bản làm thế nào in được khi mới bắt đầu tiếp xúc với máy in 3D. Phần nâng cao này sẽ cấu hình chi tiết hơn cũng như những công cụ trên phần mềm. II/ Công cụ đối tượng in VÀO LINK SAU ĐỂ TẢI PHẦN MỀM: https://www.repetier.com/download-now/ Các cài đặt đầu tiên:
Vào printer settings chọn port (tùy máy tính nhận port bao nhiêu để chọn đúng). Baud rate như hình.
Tiếp tục qua thanh printer shape thiết lập thông số như hình đối với máy có vùng hoạt động 300x300x300 mm.
Sau khi thiết lập xong nhấn “apply” và “ok”.
ĐỂ LOAD ĐỐI TƯỢNG NHẤP VÀO BIỂU TƯỢNG DẤU “ + “(định dạng file .stl). 1/ Copy objects : Copy nhiều đối tượng giống nhau Chức năng này cho phép copy nhiều đối tượng giống nhau cùng một lúc và tự động sắp xếp từ giữa đi ra ngoài. 2/ Autoposition : Tự động sắp xếp Khi bạn đưa nhiều đối tượng in 3D vào phần mềm, thì phần mềm sắp xếp một cách tự động và đưa từ giữa ra ngoài. 3/ Center Postion : Canh giữa đối tượng Tương tự như Autoposition nhưng phần mền sẽ chỉ đưa những đối tượng nào các bạn chọn đi vào giữa bàn in. 4/ Scale Objects : Chỉnh tỉ lệ đối tượng Chức năng này sẽ cho các bạn tăng hoặc giảm tỉ lệ những đối tượng cần in mà không cần vẽ lại hoặc scale trên phần mềm vẽ 3D. 5/ Scale Objects : Quay đối tượng in Đôi khi các bạn cần sắp xếp những đối tượng cho phù hợp hoặc cần quay cạnh của đối tượng. Thì chức năng này cho phép các bạn quay đối tượng được chọn qua trái, phải,trên, dưới hoặc một góc tùy ý (tính bằng độ)
II/ Điều khiển máy in thông qua máy tính Khi kết nối máy in với máy tính thông qua cổng USB, bạn có thể điều khiển trực tiếp trên máy tính mà không cần thông qua LCD. Ngoài ra trên phần mềm còn hiển thị rõ về nhiệt độ, thời gian in, lệnh in. Bạn cũng có thể gõ những lệnh gcode trực tiếp trên phần mềm để điều khiển máy in mà LCD không có chức năng này.
Nhấp vào “Connect” để kết nối với máy tính.
1/Trở về Home Biểu tượng ngôi nhà có chức năng đưa vị trí các truc X, Y, Z trở về vị trí 0. Khi click biểu tượng ngôi nhà X thì trục X sẽ chạy đến khi đụng công tắc hành trình (endstop), ngừng lại và phần mềm sẽ hiểu vị trí đó là 0. Tương tự cho trục Y, Z và tất cả. 2/ Di chuyển trục X, Y
Di chuyển các trục X,Y theo mm. Khi rê chuột vào mũi tên sẽ hiển thị 0.1 , 1, 10 hoặc 50mm. Bạn chọn số mm cần dịch chuyển trục theo hướng trái hoặc phải. 3/ Vô hiệu hóa động cơ bước Biểu tượng như nút nguồn dùng để vô hiệu hóa động cơ bước. Khi chúng ta click nút "trở về home" hoặc "di chuyển trục" thì motor sẽ giữ không cho phép chúng ta kéo bằng tay các trục. Để kéo bằng tay được thì phải click nút vô hiệu hóa động cơ bước. 4/ Mở quạt thổi nguội sợi nhựa Quạt thổi nguội sợi nhựa nằm ngay đầu phun, được mở tự động khi in đến lớp thứ 2. Quạt sẽ tự động điều chỉ mạnh hay yếu trong quá trình in. Nếu các bạn muốn quạt được đều chỉnh theo ý muốn thì các bạn chọn mục 4 này, độ mạnh yếu được tính theo % 5/ Nhiệt độ đầu phun Tắt hoặc mở nhiệt độ đầu phun, thay đổi giá trị nhiệt độ. 6/ Di chuyển trục Z Tương tự mục số 2 dùng di chuyển trục Z lên hoặc xuống 7/ Đùn nhựa Đùn nhựa chỉ hoạt động khi nhiệt độ đầu phun phải đạt từ 170 độ trở lên. Khi nhiệt độ chưa đạt thì đùn nhựa không hoạt động cho dù bạn có bấm vào nút này. Nút này dùng để kéo sợi nhựa vào hoặc ra của đầu phun.
speed:tốc độ in. infill density : là độ đặc của chi tiết. Nên chon chế độ “slice with cura engine” giúp in nhanh hơn. Tiếp theo vào “configuration” để cài đặt các thông số.
Cài đặt tốc độ in:
Cài đặt độ dày mỗi lớp in.
Thanh “structure”:
1/ Shell Thickness: Bề dày của viền Khi sử dụng kim phun 0.4 và trên cấu hình để 0.8 : tức là đường viền sẽ gồm 2 vòng, có độ dày là 0.8mm. 2/ Top/Bottom Thickness: Bề dày của lớp đáy và lớp trên cùng Độ dày của lớp đầu tiên hoặc lớp trên cùng sau khi hoàn thành đối tượng. Nếu cấu hình độ dày mỗi lớp là 0.3 và chúng ta cấu hình ở đây là 0.6 thì sẽ được phủ 2 lớp, mỗi lớp 0.3mm. 3/ Infill Pattern: Chế độ in đặc rỗng Ở đây có một vài lựa chọn Grid: chế độ in theo hình lưới Line: chế độ in theo xọc ngang Concentric Lines: 2 đường chéo nhau Automatic: tự động theo chế độ % 4/ Solid Top Infill và Solid Bottom Infill: cho phép phủ lớp trên cùng hoặc lớp đầu tiên 5/ Bên thanh “Filament”: Cài đặt các thông số như hình:
Sau khi cài đặt xonh nhấn “save” tiến hành “slice” bằng cách nhấp vào “slice with cura engine”. Sau khi máy slice xong xẽ xuất hiện
Máy sẽ tính cho ta thời gian in số mét nhựa in. Nếu đã kết nối với máy tính chỉ cần nhấn “print” máy sẽ hoạt động. Để in bằng thẻ chọn “save to file” hoặc “ save for sd print” vào một thư mục sau đó copy vào thẻ nhớ sử dụng. III. IN THÔNG QUA LCD VÀ THẺ NHỚ. Như đã nói ở trên sau khi lưu vào thẻ nhớ file ở điịnh dạng gcode, chỉ cần cấm thẻ vào khe cấm thẻ trên lcd vào làm theo các bước sau để in. 1.nhấn núm vặn để vào menu.(để chọn mục hãy nhấn núm vặn). 2. xoay núm điều khiển ngược chiều kim đồng hồ để đi đến các mục cần chọn. 3. xoay đến mục” print from sd” chọn vào . vào mục này chỉ cần chọn file gcde đã lưu là máy sẽ hoạt động theo các thông số đã cài đặt trên phầm mềm. IV. CÂN CHỈNH BÀN IN Cho trục z về home chèn vào giữa đầu in và mặt bàn in 1 tờ giấy a4.dưới bàn in có 4 núm vặn để cân chỉnh bàn ở 4 góc. Lần lượt dùng tay di chuyển đầu in đến 4 góc bàn in mỗi vị trí cần chỉnh sao cho khoảng cách giữa bàn in và đầu in vừa khít tờ giấy a4.Nếu khoảng cách này lớn thì vặn núm điều chỉnh cùng chiều kim đồng hồ để tăng độ cao mặt bàn lên và ngược lại nếu dầu in bị chạm mặt bàn thì vặn ngược lại để giảm độ cao mặt bàn. (máy của a e đã chỉnh bàn rồi, a xoay trục nào nhiêu thì vặn ngược lại tí là dc không cần cân lại bàn).