53 11 1MB
HƯỚNG DẪN GIAO TIẾP
RƠLE SIMENS I. Giới thiệu rơle Siemens: 1. Rơ le bảo vệ Version 4: a. Rơ le bảo vệ khoảng cách 7SA612: - Mặt trước:
- Các phím chức năng: + Phím [.]: Lựa chọn dấu thập phân. + Phím [+/-]: Thay đổi dấu +/-. + Phím [], []: Vào các trình đơn chính của rơle. + Phím [], []: Vào các trình đơn phụ của rơle. + Phím [ENTER]: Xác nhận. + Phím [ESC]: Bỏ qua giá trị cài đặt không mong muốn hoặc thoát ra khỏi các trình đơn. + Phím [MENU]: Trở về màn hình trình đơn chính của rơle. + Phím [LED]: Kiểm tra các đèn Led đồng thời dùng để Reset các tín hiệu Led và các tín hiệu đầu ra Output. + Các phím [ F1F4]: Là các phím tắt truy cập vào các trình đơn. Ví dụ: + Phím [F1]: Đến trình đơn phụ ghi dữ liệu dò sự cố. + Phím [F2]: Đến trình đơn phụ ghi giá trị đo lường. + Phím [F3]: Đến trình đơn phụ ghi dữ liệu sự cố cắt mới nhất. + Phím [F4]: Không sử dụng. 2. Rơ le version 3: a. Rơ le 7sj512:
- Mặt trước: - Các phím chức năng: b. Rơ le 7sj600: 3. Rơ le Version 2: II. Giới thiệu phần mềm Digsi V4.5: 1. Chức năng của phần mềm: Digsi V4.5 là phần mềm dùng để cài đặt các tham số và làm việc với các thiết bị bảo vệ của Siemens thông qua máy tính. 2. Yêu cầu cấu hình máy tính để cài đặt phần mềm: Để cài được phần mềm thì yêu cầu tối thiểu về máy tính phải như sau: - Bộ vi xử lý 133MHz, tốt nhất là 233 MHz trở lên. - Ổ cứng 200MB, Ram 48MB trở lên. - Card màn hình 01MB trở lên. - Hệ điều hành Win 98, cài Internet Explorer 6.0 trở lên. - Phải có cổng COM để giao diện tại chỗ hoặc Modem để giao diện từ xa. 3. Cách cài đặt phần mềm giao diện rơle: - Phải có đĩa phần mềm Digsi 4.5. - Máy tính phải có ổ CD Room. - Đưa đĩa vào ổ CD Room. - Từ màn hình Desktop biểu tượng My Computer ổ đỉa CD thư mục Digsi Setup. Lúc này tiến hành cài đặt theo hướng dẫn. - Sau khi cài đặt xong tiến hành khởi động lại máy tính trước khi khởi động phần mềm Digsi 4.5. 4. Dây kết nối: - Dây giao diện phải là dây chuyên dùng, có vỏ bọc chống nhiễu, dây không được quá dài để tránh hư hỏng cổng giao diện rơle hay của máy tính (thường dài không quá 15m cho chuẩn kết nối RS 232). - Sơ đồ nối dây giao diện 9 chân như sau: Computer 9- cont. socket 1 2 3 5
Digital prot. device 9- cont. plug 1 3 2 5
RxD TxD GND Screen Các chân còn lại không nối. - Sơ đồ nối dây giao diện 25 chân như sau: Computer Digital prot. Device 9- cont. socket 25- cont. plug 1 1 2 RxD 3 3 TxD 2 5 GND 7 Các chân còn lại không nối.
III. Làm việc với phần mềm: Tạo mới thư mục để lưu dữ liệu rơ le thống nhất toàn TTĐ ĐăkLăk như sau: D:\DU LIEU ROLE\SETTING (EVENT, EXPORT FILE). Tạo mới thư mục để lưu dữ liệu học tập thống nhất toàn TTĐ ĐăkLăk như sau: D:\DU LIEU HOC TAP\ SETTING (EVENT, EXPORT FILE). 1. Khởi động phần mềm giao diện: Từ màn hình Desktop biểu tượng DIGSI 4.5 hoặc từ màn hình Desktop menu Start Programs DIGSI 4.5 DIGSI 4.5
Hình 1: Khởi động chương trình Digsi 4.5 Lúc này màn hình giao diện tiếp theo như hình 2.
Hình 2: Màn hình chính giao diện với Rơle Siemens. 2. Tạo mới một file rơle: - Từ màn hình giao diện chính File New (hoặc Ctrl + N) hình 3.
Hình 3: Màn hình khai báo tên xuất tuyến hoặc tên thiết bị cần giao diện. - Bấm chuột vào tab User Projects, lúc này ta khai báo các thông tin sau: + Mục Name: gõ tên xuất tuyến hoặc tên thiết bị mà rơle bảo vệ (XT 171 hoặc MBA T1…). VD: XT 171. + Mục Type: chọn Project. + Mục Storage location (path): chọn đường dẫn để lưu dữ liệu rơle. Quy định đường dẫn phải lưu là D:\Dữ liệu rơle\Setting.
- Lúc này giao diện tiếp theo của chương trình như hình 4.
Hình 4: Màn hình khai báo tên rơle cần giao diện. - Đổi tên thư mục Folder thành tên ký hiệu chức năng của rơle bảo vệ, ví dụ F21. - Nhấp đúp chuột vào thư mục F21. Màn hình giao diện tiếp theo của chương trình xuất hiện như sau:
Hình 5: Đổi tên thư mục foder thành tên ký hiệu chức năng của rơle bảo vệ. 3. Kết nối rơle với máy tính: Nối dây giao diện giữa máy tính và rơle. Yêu cầu bắt chặt các con vít liên kết giữa giắc cắm và rơle. Kết nối lần đầu tiên để lấy dữ liệu:
- Trên thanh Menu bar chọn Device Device Digsi – Plus Play (chỉ thực hiện kết nối với rơle theo đường này lần đầu tiên duy nhất để lấy dữ liệu từ rơle khi tạo mới một file rơle). Màn hình giao diện tiếp theo của chương trình xuất hiện như hình 6.
Hình 6: Màn hình chọn kiểu giao diện với rơle. - Trong mục Type ta chọn SIPROTEC tương ứng Version của rơle cần kết nối, bấm OK. Kết nối với rơ le khi đã mở file rơle trong máy tính: Mở và nhấp đúp file rơle cần làm việc. Cả 2 trưòng hợp trên đều đi đến màn hình giao diện như hình 7.
Hình 7: Màn hình chọn cổng và kiểu bit truyền và nhận dữ liệu.
- Mục Connection type chọn Direct (kết nối trực tiếp rơle và máy tính không qua thiết bị trung gian). - Mục PC interface chọn cổng Com đang dùng để kết nối với rơle của máy tính. - Mục Frame chọn 8E (even) 1. - Bấm OK. - Màn hình giao diện tiếp theo của chương trình như hình 8.
Hình 8: Máy tính đang kết nối với rơle. - Sau khi máy tính đã kết nối được với rơle, màn hình giao diện tiếp theo của chương trình như hình 9.
Hình 9: Màn hình sau khi đã kết nối được với rơle.
- Trên thanh menu trạng thái hiển thị thông tin kết nối hiện hành và chỉ rằng đang làm việc trực tiếp với rơle (chử ONLINE trên nền sáng xanh). 4. Lưu cấu hình - Thông tin từ rơle vào máy tính: Trên thanh Menu bar File Save (hoặc tổ hợp phím Ctrl + S) Lúc này sẽ xuất hiện hộp thoại hỏi có chấp nhận lưu toàn bộ các thông tin đang được xử lý hay không, chọn YES. Toàn bộ dữ liệu trong rơle sẽ được lưu về máy tính. Màn hình giao diện sau khi lưu xong như hình 10.
Hình 10: Màn hình sau khi lưu xong toàn bộ dữ liệu có trong rơle. Lưu ý: nếu có xuất hiện hộp thoại yêu cầu đặt tên rơle trong quá trình lưu thì sau khi chọn đúng đường dẩn qui định, đặt tên rơle thống nhất như sau: Tên xuất tuyến - tên chức năng của rơle - loại rơle – ngày tháng năm. Ví dụ: XT171-F21-7SA611-16_ 04_ 05. 5. Đóng kết nối: Sau khi tải dữ liệu xong, để đảm bảo an toàn cho rơle cần đóng kết nối hoặc khi không muốn làm việc với rơle nữa hoặc trước khi thoát khỏi chương trình cần phải đóng kết nối trước, ta tiến hành: - Trên thanh Menu bar chọn Device Switch On/ Off - line. - Màn hình giao diện như hình 11.
Hình 11: Màn hình sau khi đóng kết nối. Thanh trạng thái có chử OFFLINE trên nền sáng xanh. Luôn luôn thực hiện đúng thao tác trên để đóng kết nối mà không được đóng kết nối bằng cách nhấp vào dấu X góc trên - phải màn hình hoặc dùng lệnh Close hay Exit. 6. Mở file rơle đã được lưu trong máy tính: Muốn mở file rơle trong máy tính ta tiến hành: - Khởi động phần mềm Digsi 4.5. - Từ thanh Menu bar File Open. - Màn hình hình giao diện như hình 12.
Hình 12: Màn hình chọn ngăn xuất tuyến muốn làm việc. - Vào tab Browse, chọn đường dẩn đến ngăn xuất tuyến muốn làm việc, chọn OK.
+ Màn hình giao diện như hình 13.
Hình 13: Màn hình chọn rơle thuộc ngăn xuất tuyến muốn làm việc. + Chọn thiết bị bảo vệ và nhấp đúp tên rơle để mở dữ liệu. Ví dụ chọn F21. + Màn hình giao diện như hình 14.
Nhấp đúp chuột vào đây để xem dữ liệu rơle
Hình 14: Màn hình mở file dữ liệu muốn xem. Sau khi chọn rơle muốn làm việc sẽ xuất hiện hộp thoại như hình 15:
Hình 15: Màn hình lựa chọn làm việc với file rơle trong máy tính (Offline) hay kết nối với rơle (Direct). + Trong mục Connection type chọn Offline để làm việc với file rơle đã được lưu trong máy tính. + Bấm OK. + Lúc này File rơle đã được lưu trong máy tính được mở và màn hình như hình 16.
Hình 16: Màn hình sau khi máy tính mở File dữ liệu muốn xem. IV. Cách kiểm tra - cài đặt thông số: Sau khi mở file rơle, thực hiện kiểm tra – cài đặt thông số như sau: Chọn Setting, màn hình giao diện tiếp theo của chương trình như hình 17.
Hình 17: Màn hình làm việc khi kiểm tra - cài đặt thông số cho rơle. Trong cửa sổ Select function chọn chức năng cần kiểm tra, chỉnh định. Thực hiện kiểm tra hay thay đổi giá trtheo phiếu chỉnh định rơle hay theo cấu hình mẩuthay đổi, chọn OK để chấp nhận giá trị mới hoặc Cancel để huỷ bó các thay đổi. Mục Device Configuration:
Hình 19: Màn hình cài đặt cấu hình thiết bị (Device Configuration) - Sau khi cài đặt xong ta bấm OK. * Mục Masking I/O (Configuration Matrix): Để khai báo các đầu vào (INPUT) và đầu ra (OUTPUT) của rơle, cài đặt chức năng các chỉ thị Led ... Lưu ý: Mục này trong vận hành không được thay đổi.
* Mục Power System Data 1: Để cài đặt dữ liệu hệ thống như CT, VT, tần số hệ thống. - Địa chỉ mục này từ 0201 đến 0242. - Màn hình giao diện như hình 20. Lưu ý: Phải nhấp chuột vào biểu tượng Display additional settings để kích hoạt các địa chỉ có chữ A đằng sau. Ví dụ: địa chỉ 0214A, những địa chỉ này không cài đặt được bằng tay.
Hình 20: Màn hình khai báo dữ liệu hệ thống1(Power System Data1) - Bấm chuột vàp tab Transformer để khai báo giá trị định mức của biến dòng và biến điện áp. - Bấm chuột vàp tab Power system để khai báo tần số, pha làm việc. - Bấm chuột vàp tab Breaker để khai báo thời gian đóng cắt của máy cắt. - Xong bấm OK. * Mục Setting Group A: Để cài đặt Power System Data 2 và giá trị của từng chức năng mà ta đã chọn trong mục Device Configuration. - Màn hình giao diện như hình 21.
Hình 21: Màn hình cài đặt nhóm A(Setting Group A) Nhấp đúp chuột vào địa chỉ 0011 (Power System Data2). Địa chỉ mục này từ 1103 đến 1152. Màn hình giao diện như hình 22. - Nhấp chuột vào tab Power System. Ở đây ta khai báo dòng, áp, góc lệch pha giữa dòng và áp, chiều dài đường dây. - Nhấp chuột vào tab: Line status. Ở đây ta khai báo các trạng thái đầu ra của rơle như: đóng máy cắt bằng tay. - Xong bấm OK.
Hình 22: Màn hình khai báo dữ liệu hệ thống 2(Power System Data2) Nhấp đôi chuột vào địa chỉ 0012 (21 Distance Protection, general settings). Địa chỉ mục này từ 1201 đến 1357. Màn hình như hình 23.
Hình 23: Màn hình khai báo dữ liệu chung của bảo vệ khoảng cách - Nhấp chuột vào tab: General để kích hoạt chức năng F21 và cài đặt các thông số khác. - Nhấp chuột vào tab: Ground faults để cài đặt các giá trị dòng áp thứ tự không (3Io, 3Uo). - Nhấp chuột vào tab: Time Delays để khai báo sự khác biệt về thời gian giữa tín hiệu điều khiển và tín hiệu thao tác. - Xong bấm OK. Nhấp đôi chuột vào địa chỉ 0013 (21 Distance Zones). Màn hình giao diện như hình 24. - Nhấn tab Zone Z1 để khai báo dữ liệu của vùng 1. Chức năng vùng 1 là càng cắt nhanh càng tốt các sự cố bên trong đường dây được bảo vệ, do đó thời gian đặt trễ của vùng 1 thường đặt 0s. Cần phân biệt thời gian đặt trễ cho rơle với thời gian cắt thực tế. Địa chỉ tab này từ 1301 đến 1307. - Nhấn tab: Zone Z1B- extend để khai báo dữ liệu của vùng 1 mở rộng. Đối với các bảo vệ khoảng cách cần có tốc độ thao tác cao dùng đường truyền thông tin liên lạc như PLC, cáp quang. Việc sửa chữa đường truyền theo định kỳ cũng không ảnh hưởng lắm đến sự làm việc của bảo vệ, nếu ta tạm thời chuyển sang dùng sơ đồ vùng 1 mở rộng. Sơ đồ này thường làm việc với chức năng tự đóng lặp của rơle khoảng cách của bảo vệ chính hay rơle quá dòng của bảo vệ dự phòng hay rơle tự đóng lăp độc lập.
Địa chỉ tab này từ 1351 đến 1357. - Nhấn tab Zone Z2 để khai báo dữ liệu của vùng 2. Chức năng của vùng 2 là bảo vệ cuối đường dây ngoài khu vực vùng 1 của rơle với yêu cầu bắt buộc là nó phải bao trùm hoàn toàn thanh cái của trạm kia sao cho tất cả các sự cố xảy ra trong đường dây được bảo vệ phải nằm trong vùng 2 này, ngoài ra nó có thể làm nhiệm vụ dự phòng một phần cho bảo vệ vùng 1 của rơle trạm kia. Thời gian tác động của vùng 2 thường 0,5s. Địa chỉ tab này từ 1311 đến 1316. - Nhấn tab Zone Z3 để khai báo dữ liệu của vùng 3. Địa chỉ tab này từ 1321 đến 1325. - Nhấn tab Zone Z4 để khai báo dữ liệu của vùng 4. Địa chỉ tab này từ 1331 đến 1335. - Nhấn tab Zone Z5 để khai báo dữ liệu của vùng 5. Địa chỉ tab này từ 1341 đến 1346. - Xong bấm OK.
Hình 24: Màn hình khai báo dữ liệu riêng cho từng vùng bảo vệ khoảng cách. Nhấp đôi chuột vào địa chỉ 0020 (68 Fower Swing detection.). - Đây là địa chỉ khai báo để rơle nhận biết có giao động công suất trên lưới. Địa chỉ mục này từ 2002 đến 2007. Màn hình giao diện như hình 25. - Xong nhấn OK.
Hình 25: Màn hình khai báo dữ liệu dò dao động công suất. Nhấp đôi chuột vào địa chỉ 0029 (Measurement Supervision): để kích hoạt chức năng giám sát dòng đo lường. Màn hình giao diện như hình 26.
Hình 26: Màn hình khai báo giám sát dòng đo lường, giám sát VT mcb. - Nhấn tab Blance/Summ để chọn chức năng giám sát đo lường và cài đặt ngưỡng giám sát. Địa chỉ tab này từ 2901 đến 2909. - Nhấn tab Means.Volt.Fail để chọn chức năng giám sát cầu chì bảo vệ rơle Địa chỉ tab này từ 2910 đến 2916.
- Nhấn tab VT mcb để khai báo thời gian mà rơre nhận biết được từ khi nhảy VT mcb. - Xong nhấn OK. Nhấp đôi chuột vào địa chỉ 0031 (50N/51N Ground Overcurrent): để kích hoạt chức năng quá dòng chạm đất. Địa chỉ tab này từ 3101 đến 3173. Màn hình giao diện như hình 27.
Hình 27: Màn hình khai báo chức năng 50N /51N. - Nhấn tab General để chọn chức năng 50N/51N. - Nhấn tab 50N-1 để khai báo chiều hoạt động của chức năng 50N-1. - Nhấn tab 50N-2 để khai báo chiều hoạt động của chức năng 50N-2. - Nhấn tab 50N-3 để khai báo chiều hoạt động của chức năng 50N-3. - Nhấn tab 50N-4 Def.Time để khai báo chiều hoạt động của chức năng 50N-4. - Nhấn tab Direction để khai báo các góc ALPHA, BETA - Xong nhấn OK. Nhấp đôi chuột vào địa chỉ 0034 (79 Auto Reclosing): để kích hoạt chức năng tự đóng đóng lập lại. Hiện nay trong vận hành chỉ cho phép đóng lập lại 01 lần, sau đó tự khóa khi bị cắt ra lần 2. Địa chỉ tab này từ 3401 đến 3460, màn hình giao diện như hình 28.
Hình 28: Màn hình khai báo chức năng đóng lặp lại (F79). - Nhấn tab General để chọn chức năng đóng lặp lại. - Nhấn tab 1st AR-cyle để chọn chức năng khởi động AR. - Nhấn tab 3pTRIP/DLC/RDT để chọn chế độ kiểm tra điện áp đường dây. - Nhấn tab Start AR with để chọn loại bảo vệ tác động được đi đóng lặp lại. - Xong nhấn OK. Nhấp đôi chuột vào địa chỉ 0035 (25 Synchronism and Voltage Chek): để kích hoạt chức năng kiểm tra hòa đồng bộ. Màn hình giao diện như hình 29.
Hình 29: Màn hình khai báo kiểm tra điều kiện hòa. - Nhấn tab General để chọn chức năng kiểm tra hòa. Địa chỉ tab này từ 3501 đến 3509.
- Nhấn tab With AR để chọn điều kiện kiểm tra hòa trước khi đóng lặp. Địa chỉ tab này từ 3510 đến 3519. - Nhấn tab Main.close+CNTRL để chọn chức năng kiểm tra điều kiện khi đóng bằng tay. Địa chỉ tab này từ 3530 đến 3539. - Xong nhấn OK. Nhấp đúp chuột vào địa chỉ 0038 (Fault Locator): chọn chức năng định dạng sự cố. Địa chỉ mục này từ 3802 đến 3806. Màn hình giao diện như hình 30.
Hình 30: Màn hình khai báo định dạng sự cố. * Mục Oscillographic: định dạng sóng sự cố, xác định loại sự cố được ghi. Địa chỉ tab này từ 0402A đến 0415, màn hình giao diện như hình 31. Xong Nhấn OK.
Hình 31: Màn hình khai báo ghi biểu đồ sự cố. * Mục General Device Setting: để chọn sự cố xuất tín hiệu Led. Địa chỉ tab này từ 0610 đến 0640. Màn hình giao diện như hình 32. Xong Nhấn OK.
Hình 32: Màn hình khai báo loại sự cố để xuất tín hiệu Led. * Mục Time Synchronization: Để định dạng thời gian. Lưu ý: Mục này không nên thay đổi. Màn hình giao diện như hình 33. Xong Nhấn OK.
Hình 33: Màn hình định dạng thời gian. * Mục Serial Ports: để cài đặt tốc độ truyền. Màn hình giao diện như hình 34. Lưu ý: Mục này không nên thay đổi. - Nhấn chuột vào tab Operator interface. - Trong mục Baud rate Chọn 19200, còn lại giữ nguyên giá trị mặc định - Xong Nhấn OK.
Hình 34: Màn hình khai báo tốc độ truyền. * Mục Passwoods: để chọn mục, phần nào khi làm việc với rơle phải khai báo mật khẩu hoặc đặt lại mật khẩu. Lưu ý: Mục này tuyệt đối không thay đổi. Màn hình giao diện như hình 35.
Hình 35: Màn hình thay đổi mật khẩu. * Mục Language: để chọn ngôn ngữ sử dụng trong chương trình. Màn hình giao diện như hình 36.
Hình 36: Màn hình chọn ngôn ngữ sử dụng. 8. Lưu thông số cài đặt vào rơle: Sau khi cài đặt xong thông số (làm việc Online) trên thanh Menu bar chọn Device, chọn mục DIGSI Device. Lúc này toàn bộ thông số đã thay đổi sẽ được đẩy từ máy tính vào rơle. 9. Lấy thông tin sự cố:
a. LAY SU CO BANG TAY: CHI RO CAC THONG TIN MA TRUC CA PHAI LAY BANG TAY KHI CO BAT THUONG HAY SU CO THAO TAC LAY THONG TIN SU CO BANG TAY Khi có sự cố tác động đi cắt máy cắt HOAC BAO TIN HIEU, ca trực tiến hành giao diện với rơle để lấy dữ liệu sự cố bằng cách: a. Thông tin sự cố: CAC THONG TIN PHAI LAY BANG MAY TINH BAO GOM: -BAN TIN DANG TEXT Annunciation EVENT LOG: BAN TIN CAC SU KIEN NHU:…. TRIP LOG: BAN TIN SU CO LIEN QUAN DEN VIEC CAT(TRIP)… -BAN TIN SU CO DANG SONG TUONG TU (ANA LOG) VA SO (DIGITAL) (CHI CO SU CO DI CAT MOI CO BAN TIN DANG NAY) MO FILE ROLE . THUC HIEN KET NOI. Sau khi máy tính đã được kết nối với rơle, nhấp đúp chuột vào mục Annunciation để xem thông tin sự cố dạng Text. Sau đó tiếp tục nhấp đúp chuột vào mục Trip Log. Màn hình giao diện như hình 37.
Hình 37: Màn hình lưu lại các sự cố đã xảy ra. Nhấp đúp chuột vào sự cố mới nhất (nằm trên cùng) lúc này xuất hiện toàn bộ các thông số sự cố mà rơle ghi nhận được như hình 38.
Hình 38: Màn hình dữ liệu của một sự cố. Nếu muốn xem các thông tin sự cố tiếp theo ta làm tương tự như trên. LUU Y LA DOI VOI ROLE VERSION V4 TRO LEN THI KHI CHON LUUSAVE THI TOAN BO SETTING VA THONG TIN SU KIEN-SU CO SE DUOC LUU TOAN BO VAO MAY TINH DOI VOI ROLE V3, V3 THI CHI CO SETTING LQA DUOC LUU KHI SAVE CON THONG TIN SU KIEN- SU CO CHI DUOC LUU TUNG NOI DUNG MOT NEU DUOC CHON. b. Biểu đồ ghi sự cố: có thể xem bằng Comtrad Viewer hoặc Sigra 4.0 HIEN TAI DUNG COM TRAD VIEWER Để xem biểu đồ ghi sự cố ta tiến hành như sau: - Nhấp đúp chuột vào mục Oscillographic Records. - Trong phần Select function nhấp đúp chuột vào Oscillographic Fault Records. - Lúc này màn hình giao diện như hình 39.
Hình 39: Màn hình dữ liệu sự cố bằng giản đồ. - Nhấp đúp chuột vào sự cố mới nhất (phía trên cùng) để xem. XEM B - NGAY THANH DE XAC DINH SU CO CAN XEM! - Màn hình xuất hiện như hình 40.
Hình 40: Giản đổ sóng dòng và áp lúc sự cố. VI. In cấu hình - in bản tin sự cố: 1.IN CAU HINH: 2. IN BAN TIN SU CO:
a.IN BAN TIN DANG TEXT: b.IN BAN TIN DANG SONG: Muốn in cấu hình hoặc in bản tin sự cố ta chọn mục cần in, trên thanh Menu bar chọn File Print. Ví dụ: muốn in bản tin sự cố: + Màn hình giao diện như hình 38. + Trên thanh menu bar chọn File Print. VII. Giao diện bằng tay: Các mục không cài đặt được bằng tay: - Device Configuration. - Masking I/O (Configuration Matrix) - Power System Data 1. 1. PASSWORD TRUY CAP RO LE: PASSWORD mặc định của rơle là: 000000 2. Đặt các thông số bảo vệ:DANH CHO TRUONG TRAM-KY THUAT VIEN a. Lựa chọn nhóm thông số:KHONG QUAN TAM-CHI QUAN TAM CAC THONG SO CO TRONG PHIEU CHINH DINH ROLE Rơle có 4 nhóm thông số đặt là Group A, Group B, Group C, Group D. Có thể thay đổi chuyển nhóm bằng máy tính, bằng bàn phím hỗ trợ hoặc Input. Để chọn chức năng này thì yêu cầu ở địa chỉ 0103 trong Device Configuration phải chọn là Enabled. Sau đó trong mục Setting chọn Changer Group rồi thay đổi chuyển nhóm ở địa chỉ 0302. Nếu không sử dụng chức năng này thì ở địa chỉ 0103 chọn Disabled. Lưu ý: trong vận hành tuyệt đối không được chuyển nhóm cài đặt thông số. b. Cài đặt giá trị (SETTING):CHI RO CAY MENU! Từ màn hình mặc định của rơle: - Bấm phím [MENU] để đến trình đơn chính của rơle. - Dùng phím [] hoặc [] để chọn trình đơn chính Settings. - Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. DE LAM GI ! - Chọn trình đơn phụ muốn đặt thông số bằng phím [] hoặc []. - Bấm phím [] hoặc phím [ENTER] chọn địa chỉ hoặc khối địa chỉ cài đặt. Nếu là khối địa chỉ thì dùng phím [] hoặc [] để chọn địa chỉ cần đặt rồi bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. - Rơle hỏi mật khẩu ta bấm 000000 - Nhập giá trị cần đặt bằng các phím số hoặc dùng phím [], [] DE lựa chọn thông số cần đặt DA CO SAN!. Ví dụ 1: cài đặt giá trị của địa chỉ 1202 (Phase current threshold for dis.meas) + Từ màn hình mặc định của rơle bấm phím [MENU]. + Dùng phím [] hoặc [] để di chọn trình đơn chính Settings. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Chọn trình đơn phụ Settings group A. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Dùng phím [] hoặc [] để chọn địa chỉ 0012.
+ Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Dùng phím [] hoặc [] để chọn địa chỉ 1202. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Lúc này rơle sẽ hỏi Password, ta nhập 000000. + Bấm phím [ENTER]. + Màn hình hiển thị giá trị chỉnh định hiện tại, muốn thay đổi ta nhập giá trị mới. + Xong bấm phím [ENTER]. + Lúc này màn hình hiển thị giá trị vừa cài đặt xong. + Nếu không thay đổi nữa ta thoát ra bằng phím [ENTER]. + Lúc này màn hình rơle hiển thị 3 mục: Yes - No - Escape và con trỏ đang ở mục Yes. Nếu lưu ta bấm phím [ENTER], không lưu dùng phím [] để chọn mục No rồi bấm phím [ENTER], muốn thay đổi lại giá trị vừa chỉnh định dùng phím [] để chọn mục Escape rồi bấm phím [ENTER] lúc này màn hình sẽ trở về màn hình địa chỉ 1202. B. Chỉnh định thời gian. + Từ màn hình mặc định của rơle bấm phím [MENU]. + Dùng phím [] hoặc [] để di chọn trình đơn chính Settings. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Chọn trình đơn phụ Setup/Extras. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Dùng phím [] hoặc [] để chọn khối địa chỉ Date/Time. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Lúc này màn hình hiển thị ngày tháng năm và thời gian. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Lúc này rơle sẽ hỏi Password, ta nhập 000000. + Nhập thời gian muốn thay đổi. + Bấm phím [ENTER]. + Lúc này màn hình hiển thị giá trị vừa cài đặt xong. + Cũng có thể sử dụng tiện ích Diff Time (đồng bộ thời gian thực): trong tiện ích này chỉ cần nhập giá trị thay đổi theo mong muốn, chọn phím [+/-] nếu trừ vào giá trị hiện hữu của đồng hồ thời gian, mặc định là tăng thêm. c. Kiểm tra giá trị cài đặt: Từ màn hình mặc định của rơle hoặc từ màn hình khác ta bấm phím [ESC] để trở về màn hình mặc định: 1/ Bấm phím [MENU] 2/ Dùng phím [] hoặc [] để di chuyển xuống trình đơn chính Settings. 3/ Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. 4/ Chọn trình đơn phụ muốn đặt thông số bằng phím [] hoặc []. 5/ Bấm phím [] hoặc phím [ENTER] chọn địa chỉ hoặc khối địa chỉ cài đặt. Nếu là khối địa chỉ thì dùng phím [] hoặc [] để chọn địa chỉ cần đặt rồi bấm phím [] hoặc phín [ENTER]. 6/ Nhìn trên màn hình kiểm tra xem thông số cài đặt có đúng với thông số trong phiếu chỉnh định rơle không.
Ví dụ: Xem giá trị cài đặt của địa chỉ 1202 (Phase current threshold for dis.meas) + Từ màn hình mặc định của rơle bấm phím [MENU]. + Dùng phím [] để di chuyển xuống trình đơn chính Settings. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Chọn trình đơn phụ Settings group A. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Dùng phím [] để chọn địa chỉ 0012. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Dùng phím [] để chọn địa chỉ 1202. + Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. + Lúc này rơle sẽ hỏi Password, ta nhập 000000 + Bấm phím [ENTER]. + Màn hình hiển thị giá trị cài đặt hiện tại. + Xem xong bấm phím [ESC] để thoát. d. Xem chức năng các LED – INPUT - OUTPUT: (không chỉnh định bằng tay được). 1/ Bấm phím [MENU] 2/ Dùng phím [] để di chuyển xuống trình đơn chính Settings. 3/ Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. 4/ DUNG PHIM…Chọn trình đơn phụ Masking (I/O). 5/ Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. 6/ Dùng phím [] để di chuyển và chọn mục Led. 7/ Dùng phím [] để chọn Led 1 - 14. Muốn xem nội dung Led nào thì đứng ở Led đó rồi bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. Xem xong Led nào thì bấm phím [ESC] để thoát và chọn Led khác để xem. 3. Lấy thông tin sự cố: a. Xem thông tin sự cố mới nhất (Last Fault): có 2 cách. Cách 1: Từ màn hình bất kỳ của rơle. - Bấm phím [F3] để tới trình đơn phụ Last Fault. - Dùng phím [] để xem thông tin sự cố. Cách 2: Từ màn hình mặc định hoặc màn hình bất kỳ ta bấm phím [ESC] để trở về màn hình mặt định của rơle. - Bấm phím [MENU]. - Chọn trình đơn chính Annunication. - Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. - Chọn trình đơn phụ Trip Log. - Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. - Chọn địa chỉ Last Fault. - Bấm phím [] hoặc phím [ENTER] để xem thông tin sự cố. b. Xem thông tin sự cố những lần trước: Từ màn hình mặc định hoặc màn hình bất kỳ ta bấm phím [ESC] để trở về màn hình mặt định của rơle. - Bấm phím [MENU].
- Chọn trình đơn chính Annunication. - Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. - Chọn trình đơn phụ Trip Log. - Bấm phím [] hoặc phím [ENTER]. - Chọn địa chỉ sự cố muốn xem. - Bấm phím [] hoặc phím [ENTER] để xem thông tin sự cố. 4. Phân tích thông tin sự cố: Để báo cáo sự cố chính xác thông tin sự cố cho A3, B03 và các cấp Lãnh đạo cần chú ý một vài thông tin sự cố sau:THONG TIN LAY BANG TAY HAY BANG MAY TINH Stt
Dữ liệu sự cố
Giá trị tác động
Diễn giải
1
21 Pickup AG
2
Primary fautl Current Ia
1.55kA
Phần tử khoảng cách xác định có sự cố pha A với đất Dòng sự cố pha A
3
Primary fautl Current Ib
0.15kA
Dòng sự cố pha B
4
Primary fautl Current Ic
0.26kA
Dòng sự cố pha C
ON
Flt locator: Distance fault 4.5 km Khoảng cách tới điểm sự cố. 79: Auto Reclose is not Chức năng AR bị khoá do 6 ON ready không thỏa các điều kiện logic. 7 Relay Difinitive Trip ON Rơle xác lập lệnh cắt máy cắt Dựa vào các thông tin trên ta có thể đánh giá sơ bộ về sự cố như sau: đường dây bị sự cố ngắn mạch pha A với đất, điểm sự cố cách trạm 4.5km, rơle không xuất lệnh đi đóng lặp lại. 5
VIII. Kiểm tra rơle trong vận hành: Trong vận hành trực ca phải luôn kiểm tra sự làm việc của rơle cụ thể: - Nguồn nuôi cho rơle có ổn định không. - Các tín hiệu đèn Led trên rơle có tương ứng với trạng thái làm việc của thiết bị không. - Thời gian trong rơle có chênh lệch với thời gian thực tế không (cho phép chênh lệch 1 phút GIUA CAC ROLE VA VOI THUC TE). - Các giá trị đo lường trong rơle có đúng với các giá trị đo lường trên tủ điều khiển không. - Khi phát hiện thấy rơle làm việc không bình thường như: tín hiệu đèn Led trên rơle không tương ứng với trạng thái làm việc của thiết bị, không có dòng áp đưa vào rơle, có đèn báo tín hiệu hư hỏng rơle thì trực ca nhanh chóng báo cáo tình hình theo quy trình vận hành trang bị bảo vệ rơle và tự động của Công ty Truyền tải điện 3. Sau đó ghi vào sổ nhật ký vận hành tình trạng hư hỏng và cách xử lý.
IX. Gửi file sự cố THEO DUONG THU DIEN TU: CAP CAN BAO CAO: CAC DIA CHI THU DIEN TU: - Từ màn hình Desktop CHON biểu tượng kết nối với Vnn 1269. + Trong mục User name: ta đánh vnn 1269. + Trong mục Password: ta đánh vnn1269 (chữ thường) + Bấm phím OK. - Sau khi máy tính đã kết nối được với mạng vnn 1269 thì tiếp tục nhấp đúp chuột vào biểu tượng VPN để máy tính kết nối với mạng của Công ty. + Mục User name: GO e48.ptc3. + Mục Password: bỏ trống. + Kiểm tra trong mục VPN Server phải là dòng 203.162.29.203 O DAU! + Bấm phím OK. - Sau khi máy tính đã kết nối được với mạng VPN thì nhấp đúp chuột vào biểu tượng Internet Explorer. - Trên dòng địa chỉ của trang Web ta đánh địa chỉ http://www.ptc3.evn.com.vn/, bấm phím Enter. - Sau khi máy tính kết nối được với trang chủ của Công ty, ta chọn mục "Thư điện tử" như hình 41.
Chọn mục thư điện tử để gửi thư
Hình 41: Màn hình chọn mục gửi thư điện tử. - Tiếp theo màn hình xuất hiện như hình 42.
Hình 42: Màn hình khai báo địa chỉ người gửi thư điện tử. - Trong mục Log on: GO e48.ptc3 (chử thường) - Nhấn phím OK. - Tiếp theo màn hình như hình 43.
Hình 43: Màn hình khai báo mật khẩu gửi thư điện tử. - Trong mục User name: GO e48.ptc3. - Trong mục Password: bỏ trống. - Nhấn phím OK. - Lúc này màn hình hiển thị danh sách thư điện tử gửi cho trạm. - Màn hình giao diện như hình 44.
Nhấp đúp chuột vào đây để tiến hành gửi thư
Hình 44: Màn hình hiển thị thư điện tử gửi cho trạm. - Từ màn hình giao diện như hình 44, ta nhấp đúp chuột vào biểu tượng Compose new mail message. - Màn hình xuất hiện như hình 45.
Hình 45: Màn hình khai báo địa chỉ người nhận thư. - Từ màn hình 45. - O TAP MESSAGE: + Mục To ta đánh p4.ptc3 , B03! + Mục Cc ta đánh d5.ptc3
+ Mục Subject ta đánh chủ đề của thư muốn gửi. Ví dụ: dữ liệu sự cố…. trạm e48 ngày / tháng /năm + Bấm chuột vào tab Attachments. - Màn hình xuất hiện như hình 46.
Tên file và dung lượng file sẽ hiện lên ở đây
Hình 46: Màn hình chọn đường dẫn lưu File sự cố muốn gửi. - Nhấp chuột vào mục Browse rồi chọn đường dẫn mà ta đã lưu File sự cố. - Sau khi chọn xong bấm chuột vào mục Add Attachments Now. - Lúc này máy tính sẽ gửi thư đi, chờ cho đến khi trên hình 46 xuất hiện tên file và dung lượng file ta gửi, xong ta bấm vào biểu tượng Send. Lúc này ta hoàn thành xong việc gửi thư cho Phòng Kỹ thuật trạm Công ty. DOI VOI ROLE SIEMENS THI DUNG EXPORT FILE DE GUI (NOI GUI) VA IN PORT FILE DE XEM(NOI NHAN) MA KHONG DUNG CACH SAU! )Lưu ý: trước tiên muốn gửi file thông tin đi ta phải nén lại bằng cách: - Đứng ở thư mục chứa file sự cố. - Nhấn chuột phải vào thư mục mà ta muốn gửi. - Nén lại bằng cách chọn mục Add "(tên thư mục).rad" - Máy tính sẽ nén thư mục thanh một tập tin. - CHUA THAY SO SANH FLIE - GUI FILE VAO ROLE. - EXPORT-IMPORT.