40 1 1MB
PHẦN A: THÔNG TIN GIẢI ĐẤU Hanoi Debate Tournament 2021 là một giải đấu tranh biện thường niên được tổ chức ở Hà Nội bởi CLB Tranh biện Puzzles Ams, thuộc trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam với 2 ngôn ngữ chính là tiếng Việt và tiếng Anh theo luật World Schools Debating Championship (WSDC) - luật thi đấu rất hay được sử dụng ở các cuộc thi tranh biện dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trên toàn thế giới. I. Thông tin cơ bản 1. Thời gian: 17, 18 và 19/4 (Chung kết) 2. Địa điểm: - Ngày 17 & 18/4: Trường Tiểu học, THCS & THPT Vinschool Ocean Park, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội. - Ngày 19/4: Nhà Văn hoá Mỹ Đình 2, Nguyễn Hoàng, Nam Từ Liêm, Hà Nội. 3. Thông tin liên lạc:
BAN TỔ CHỨC
Họ tên
Chức vụ
Phạm Trần Nhật Hà
Trưởng Ban Tổ chức 0986847728
Lê Khánh Linh
Phó Ban Tổ chức
Nguyễn Thanh Bình
Trưởng Ban Hậu cần 0363163669
Trần Lê Lam Vy
Trưởng Ban Truyền 0981831804 thông
BAN CHUYÊN Phan Mỹ Linh MÔN
0966638976
Trưởng Ban Chuyên 0902111905 môn bảng Việt
Nguyễn Minh Hoàng
Phó Ban Chuyên 0354497624 môn Bảng Việt
Nguyễn Hà Phương
Phó Ban Chuyên 0358715023 môn Bảng Việt
TABULATIONS Ngô Minh Kiên
BAN GIÁM SÁT
Số điện thoại
Tabmaster
0915302170
Lê Minh Tú
Equity Officer
0969645602
Trần Xuân Thắng
Equity Officer
0949731097
*Tab: hệ cơ sở dữ liệu thông tin về giải đấu (bao gồm tất cả thông tin về giải đấu) trên mạng internet
4. Lịch trình:
NGÀY 1
NGÀY 2
13h - 13h30
Check in
13h30 - 14h
Lễ khai mạc/Opening Ceremony
14h - 16h30
Round 1 (Vòng bảng)
16h30 - 16h45
Teabreak
16h45 - 19h15
Round 2 (Vòng bảng)
19h15 - 19h30
Teabreak
19h30 - 21h
Trận 3 (Silent - Vòng bảng)
8h - 8h30
Check in
8h30 - 10h45
Round 4 (Vòng bảng)
10h45 - 11h
Teabreak
11h - 13h15
Round 5 (Vòng bảng)
13h15 - 15h45
Nghỉ trưa/Lunch Break + Break Announcement
15h45 - 17h45
Tứ kết/Quarterfinal Bán kết Junior/Junior Semifinal (English Division)
17h45 - 18h
Teabreak
18h - 20h
Bán kết/Semifinal Chung kết Junior/Junior Grand Final (English Division)
17h30 - 18h
Check in
18h - 19h30
Chung kết Bảng Việt/Grand Final - Viet Division
19h30 - 20h30
Chung kết Bảng Anh/Grand Final English Division
21h - 22h
Lễ Bế mạc & Trao giải - Closing Ceremony & Awards
NGÀY 3
* Các vòng đấu diễn ra song song ở hai bảng Anh và bảng Việt. Trước mỗi trận vòng loại trực tiếp sẽ điểm danh đội thi và các giám khảo, yêu cầu các thí sinh lưu ý có mặt đúng giờ.
II. Nội quy giải đấu *Nguyên tắc: - Tất cả thí sinh cảm thấy được chào đón và đối xử công bằng với sự tôn trọng. - Tất cả hành vi vi phạm quy định và khiếu nại từ thí sinh tham gia đều phải được giải quyết. - Tất cả thí sinh có quyền khiếu nại (ẩn danh hoặc không) về bất cứ đối tượng nào có hành vi quấy rối, vi phạm quy định trong bộ luật. - Ban Tổ Chức có trách nhiệm cùng thảo luận trong việc đưa ra giải pháp đối với những lời khiếu nại. *Mục đích: - Bảo vệ tất cả thí sinh tham dự giải đấu. - Tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết xung đột. * Chúng tôi sẽ giải quyết dựa trên mức độ ảnh hưởng của lời nói, hành động của bạn đối với người khác thay vì mục đích mà bạn đưa ra.
-
-
1. Ban Giám sát 1.1. Vai trò Bảo đảm sự an toàn và sự thoải mái của những người tham gia giải đấu. Giải thích vai trò của bộ luật, trả lời câu hỏi liên quan đến bộ luật và bảo đảm tất cả thí sinh hiểu quy trình đưa ra lời khiếu nại. Hỗ trợ những cá nhân muốn khiếu nại. Trong trường hợp có tranh chấp, nếu cả người khiếu nại và người bị cáo buộc đồng ý, Ban Giám sát giải đấu sẽ có mặt với tư cách là người hoà giải. 1.2. Phạm vi Người tham gia (bao gồm nhưng không giới hạn): Người tranh biện, trọng tài, thành viên Ban tổ chức, huấn luyện viên, quan sát viên,... Xuyên suốt thời gian diễn ra giải đấu Xuyên suốt các trận đấu tranh biện Xuyên suốt khoảng thời gian giữa các trận đấu tranh biện, bao gồm giờ ăn và giờ nghỉ Xuyên suốt bất kì sự kiện chính thức/không chính thức của giải đấu
*Bộ luật này áp dụng đối với những hành vi trực tiếp trong giải đấu và gián tiếp qua mạng xã hội (Facebook, Instagram, blog, v.v.)
2. Quy định và hình thức giám sát Mức độ
Hành vi
Mức độ xử phạt
Mức độ 1 - Sử dụng những lời nói mang tính chất xúc phạm đối phương, liên quan đến (bao gồm nhưng không giới hạn): + Độ tuổi + Giới tính + Xu hướng tính dục + Bệnh truyền nhiễm + Màu da, chủng tộc + Tôn giáo + Dân tộc - Có thái độ, hành vi phân biệt đối xử đối với người tham gia giải tranh biện dựa vào những đặc điểm, yếu tố nêu trên. - Chỉ trích, xúc phạm thí sinh dựa trên nội dung bài nói thay vì đưa ra ý kiến có tính xây dựng (đối với giám khảo). - Nếu hành vi được lặp lại liên tục trong một thời gian ngắn sẽ được coi là hành vi vi phạm mức độ 2.
1. Nhắc nhở 2. Xin lỗi và hoà giải 3. Mâu thuẫn giữa 1 tranh biện viên hoặc 1 đội với giám khảo, mâu thuẫn này có thể được ghi lại tới Tab Team để tránh việc các bên liên quan sẽ không gặp lại nhau trong các trận đấu hay bất kì giải tranh biện nào trong tương lai.
Mức độ 2 - Lặp lại hành vi ở mức độ 1 sau khi đã trải qua quá trình nhắc nhở và hoà giải - Gian lận dưới bất kì hình thức nào (sử dụng Internet, hỏi bạn bè, huấn luyện viên, v.v.) - Hành vi trên mạng xã hội: + Sử dụng mạng xã hội như kênh liên lạc để trao đổi về kiến nghị với huấn luyện viên, bạn bè,v.v. + Lăng mạ, bắt nạt mà nhắm vào một/một nhóm đối tượng cụ thể (bao gồm việc nêu cụ thể họ tên, tên giải đấu) - Bắt nạt + Cố ý trêu chọc + Bài xích, cô lập + Dọa nạt; Đe dọa + Rình rập + Bắt nạt qua các Phương tiện truyền thông, điện tử + Theo dõi qua các Phương tiện điện tử + Sỉ nhục trước đám đông
1. Họp với Ban Giám sát để tiến hành điều tra và quyết định hình thức xử phạt 2. Một số hình thức xử phạt được sử dụng: - Truất quyền thi đấu/chấm 1 trận tranh biện - Truất thứ hạng, danh hiệu của thí sinh/trọng tài (nếu có) - Theo nội quy của địa điểm tổ chức và pháp luật Việt Nam
Mức độ 3 - Lặp lại hành vi ở hai mức độ trên dù đã được nhắc nhở, cảnh cáo hoặc bị xử phạt - Tung tin đồn, bắt nạt, quấy rối, thiếu tôn trọng nghiêm trọng bằng chân tay, lời nói hay bao gồm bất kỳ hình thức nào sử dụng mạng internet và các thiết bị công nghệ - Giả mạo, giả danh, nói dối gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo bất kỳ ai - Livestream các trận đấu mà chưa được sự đồng ý của các thí sinh có mặt trong phòng thi - Tấn công/quấy rối/quấy rối tình dục - Trộm cắp hay sở hữu đồ vật bị đánh cắp - Sử dụng, bị bắt gặp có trong tay, cố gắng mua hay sở hữu ma tuý, chất gây nghiện, chất kích thích (bao gồm thuốc dưới bất kì hình thức nào – bao gồm tàn thuốc, chứng cứ cho thấy đã từng hút thuốc – (nước bọt, mẩu thuốc lá), đồ có cồn hay các vật phẩm trái phép khác - Là người khởi xướng, đứng đầu, làm chủ, tổ chức, rủ rê, lôi kéo một người hoặc nhiều người khác làm sai, vi phạm quy định kỷ luật của nhà trường, của xã hội hoặc tham gia một tổ chức phạm pháp. - Kì thị tôn giáo, chủng tộc - Bạo lực về mặt thể chất - Phá hoại trang thiết bị, cơ sở vật chất của địa điểm tổ chức
1. Họp với Ban Giám sát để tiến hành điều tra và quyết định hình thức xử phạt 2. Yêu cầu BTC truất quyền dự thi ngay lập tức 3. Yêu cầu BTC Truất quyền dự thi trong tất cả hoạt động, sự kiện do Puzzles Ams tổ chức trong tương lai (Nếu cần thiết) 4. Báo cáo cơ quan thẩm quyền (Nếu cần thiết)
*Tất cả hành vi vi phạm nội quy của địa điểm tổ chức và pháp luật Việt Nam sẽ được báo cáo với cơ quan có thẩm quyền 3. Các yếu tố được đưa vào cân nhắc - Trong một vài trường hợp, một số điều kiện nhất định sẽ được đưa vào xem xét: + Khả năng tranh biện/chấm tranh biện + Các mối quan hệ: ● Trong phạm vi các trận tranh biện, các mối quan hệ cá nhân có thể được mang ra chất vấn để đảm bảo tính hợp lệ. ● Bên ngoài các trận đấu, tất cả những điều trên được bảo vệ bởi hội đồng quản sinh, các vấn đề như nói xấu, lăng mạ, bắt nạt, quấy rối căn cứ trên những mối quan hệ này đều được coi là sự xâm phạm nghiêm trọng và được xử lí như các điều đã được quy định. ● Hành động bắt nạt bất kì một thí sinh nào đã đồng ý với những nội quy đã được quy định hoặc bất kì hành động bắt nạt, quấy rối các thí sinh khác sẽ ngay lập tức được coi như xâm phạm nội quy giải đấu.
4. Khiếu nại và giải quyết ● Đưa ra lời khiếu nại - Khi một thí sinh cảm thấy có sự vi phạm về quy định - Khiếu nại điều đó với một thành viên của ban giám sát thí sinh - Khiếu nại có thể được tiến hành dưới 2 dạng: + Khiếu nại thông thường: đề cập đến các vấn đề, không yêu cầu phản hồi theo quy trình như hoà giải. Có thể được thực hiện trực tiếp hoặc thư ẩn danh qua hòm thư khiếu nại được đặt tại khu vực của ban giám sát. + Khiếu nại theo quy trình: yêu cầu phản hồi đúng quy trình. Phải được thực hiện dưới hình thức viết và gửi khiếu nại thông qua email/số điện thoại của thành viên ban giám sát giải đấu: *Các biện pháp hoà giải hoặc hành động kỷ luật sẽ chỉ được tiến hành khi một đề nghị được viết và gửi theo quy trình kèm yêu cầu giải trình lí do chi tiết. ● Quy trình giải quyết - Nói chuyện trực tiếp với người đưa ra kiến nghị - Nói chuyện trực tiếp với người xúc phạm tới thí sinh - Nói chuyện với bất kì thí sinh nào cần thiết dựa theo từng hoàn cảnh *Dựa vào điều tra, ban quản lí thí sinh và ban giám sát sẽ xác định liệu có hay không sự vi phạm liên quan đến nội quy của giải đấu. ● Quy trình xử lí Một khi xác định có sự vi phạm nội quy, ban quản lí thí sinh có thể tiến hành bất kì hoặc tất cả những điều dưới đây, tuỳ theo nguyện vọng của người đưa ra kiến nghị: - Giải thích cho người đó về kiến nghị và trao đổi trực tiếp về lí do tại sao hành động được thực hiện lại không phù hợp. - Đưa ra lời cảnh cáo đối với thí sinh vi phạm. - Yêu cầu thí sinh vi phạm đưa ra lời xin lỗi. - Đưa các cá nhân liên quan đến phòng hoà giải. *Mâu thuẫn giữa 1 tranh biện viên hoặc 1 đội với giám khảo, mâu thuẫn này có thể được ghi lại tới Tab Team để tránh việc các bên liên quan sẽ không gặp lại nhau trong các trận đấu hay bất kì giải tranh biện nào trong tương lai.
5. Một số nội quy khác 1. Giải đấu sẽ diễn ra từ 17/4/2021 - 19/04/2021. Các thí sinh sẽ phải có mặt tại địa điểm thi đấu trước trận đấu 30 phút và trước mỗi hiệp đấu 15 phút. Thí sinh đến muộn sẽ không được bù giờ. 2. Tất cả các thí sinh và quan sát tham dự chương trình phải xuất trình hộ chiếu / giấy khai sinh / thẻ sinh viên / thẻ căn cước công dân. Trong suốt thời gian tham dự chương trình, thí sinh và quan sát viên phải đeo thẻ tham dự. 3. Tất cả các thí sinh và quan sát viên phải tự chịu trách nhiệm về đồ đạc của mình. Ban Tổ chức sẽ không chịu trách nhiệm nếu có trường hợp thất lạc. 4. Nếu thí sinh gặp bất kỳ rắc rối nào, hãy trao đổi với Ban tổ chức, không tự ý rời khỏi địa điểm. Người dự thi không được phép rời khỏi địa điểm mà không thông báo cho Ban tổ chức. 5. Các đội phải tham dự ít nhất 4 trong số các hiệp đấu; nếu đội nào tham dự ít hơn 4/5 vòng đấu sẽ bị tước cơ hội lọt vào vòng tứ kết. 6. Các đội sẽ phải kiểm tra lịch trình của giải đấu và thay đổi thí sinh (nếu cần) với Ban tổ chức trước Thứ Bảy (17/4/2021). Tất cả nhân sự hoặc lịch trình thay đổi sau đó sẽ không được phép. 7. Các phòng tranh luận phải được chuẩn bị trước khi vòng đấu bắt đầu. Một người chỉ được phép ra vào phòng nếu không có ai phát biểu. 8. Tất cả điện thoại phải tắt hoặc chuyển sang chế độ im lặng trong khi tranh luận. 9. Người dự thi phải tự chuẩn bị ghi chú và các vật dụng khác. 10. Không vứt rác rưởi; phân loại và ném chúng vào đúng nơi quy định. Chú ý giữ gìn cơ sở vật chất tại địa điểm thi đấu. Nếu thí sinh vi phạm nội quy, họ sẽ phải chịu mọi trách nhiệm. 11. Mặc quần áo lịch sự, không có những lời lẽ xúc phạm, không ăn mặc hở hang (quần đùi, áo ba lỗ, áo trong suốt, ...) 12. Ban Tổ chức có toàn quyền sử dụng hình ảnh của các thí sinh trong suốt thời gian diễn ra giải đấu. 13. Người dự thi bỏ cuộc sẽ không được hoàn trả phí thi đấu. 14. Thí sinh được phép quay phim, ghi hình các cuộc tranh luận với điều kiện không trực tiếp sử dụng thiết bị cho mục đích cá nhân và tất cả những người trong phòng thi đấu phải đồng ý với những hành động đó. 15. Người dự thi không được phép mang đồ ăn thức uống vào phòng học hoặc mang các phương tiện ra ngoài lớp học.
III. Luật thi đấu: World Schools Debating Championship (WSDC) GLOSSARY Core Adjudicators Panel (CAP): Adjudicator: Independent Adjudicator: :Adjudication Test POI (Point of information): Debater: Ballot: Match-up: Veto: Prepare (prep): Oral adjudication: Personal feedback: Break: Break announcement: Margin: Feedback: Conflict:
Ban Chuyên môn Trọng tài Trọng tài độc lập Bài đánh giá năng lực trọng tài Chất vấn Thí sinh đội tranh biện Phiếu bầu kết quả Danh sách xếp đội thi đấu Quyền phủ quyết Chuẩn bị thi đấu Tuyên bố và giải thích kết quả Nhận xét cá nhân Các đội được vào vòng loại trực tiếp Công bố các đội được vào vòng loại trực tiếp Khoảng cách số điểm thắng trung bình Phiếu đánh giá trọng tài Xung đột (giữa đội-đội, trọng tài-đội)
1. Thông tin chung 1.1. Thành phần trận tranh biện: - Giám khảo - 2 đội thi đấu, mỗi đội gồm 3-5 thành viên 2 đội đấu gồm đội Ủng hộ (Proposition) và đội Phản đối (Opposition). 2 đội sẽ cùng nhau tranh biện về 1 kiến nghị (Motion) do Ban Tổ chức cung cấp - 1 người bấm giờ 1.2. Thời gian cho các phiên trình bày: - Thời gian cho 3 lượt nói đầu: 8 phút - thời gian bù giờ tối đa cho phép: 30s - Thời gian Phản hồi: 4 phút 1.3. Thứ tự và vai trò lượt nói (vẽ mũi tên P1->O1->P2->O2->P3->O3->RS1->RS2) ỦNG HỘ (PROPOSITION)
PHẢN ĐỐI (OPPOSITION)
Người 1: P1 - Trình bày giới hạn và định nghĩa cho kiến nghị. - Trình bày luận điểm của đội Ủng hộ
Người 1: O1 - Chấp nhận hoặc phản đối định nghĩa của đội Ủng hộ. (Nếu phản đối phải nêu giải thích)
- Phản biện luận điểm của đội Ủng hộ. - Trình bày luận điểm đội Phản đối Người 2: P2 - Chấp nhận hoặc phản đối (nếu có) định nghĩa mới của đội Phản đối. Nếu phản đối phải nêu giải thích. - Phản biện luận điểm của đội Phản đối. - Phát triển luận điểm của đội Ủng hộ. - Có thể nêu luận điểm mới.
Người 2: O2 - Phản biện luận điểm của đội Ủng hộ. - Phát triển luận điểm của đội Phản đối. - Có thể đưa luận điểm mới.
Người 3: P3 - Phản biện luận điểm của đội Phản đối. - Củng cố luận điểm của đội Ủng hộ bằng cách đưa thêm giải thích và dẫn chứng. - Tổng kết trận đấu và chứng minh đội Ủng hộ giành chiến thắng. - Được phép (không khuyến khích) đưa ra ý mới.
Người 3: O3 - Phản biện luận điểm của đội Ủng hộ. - Củng cố luận điểm của đội Phản đối bằng cách đưa thêm giải thích và dẫn chứng. - Tổng kết trận đấu và chứng minh đội Phản đối giành chiến thắng. - KHÔNG ĐƯỢC đưa ra ý mới.
Reply Speech (2) -
(1) Reply Speech
Đánh giá trận tranh biện một cách thiên vị cho đội mình KHÔNG ĐƯỢC đưa luận điểm, phản biện hay ý mới.
1.4. Luật IRON MAN Hanoi Debate Tournament 2021 sử dụng bộ luật WSDC làm bộ luật chính thức, yêu cầu mỗi đội gồm 03-05 thành viên. Tất cả các thành viên tham gia trực tiếp trong trận tranh biện đều phải có mặt đúng giờ cho vòng thi đấu. Trong trường hợp sau khi công bố kiến nghị mà đội vẫn thiếu 01 hoặc 02 thành viên, các thành viên còn lại phải báo cho Ban Chuyên môn ngay lập tức (trực tiếp/qua tin nhắn/qua thành viên BTC) và bắt buộc phải sử dụng Iron Man . Luật Iron Man được mô tả như sau: 1. Không có giới hạn về số lượng các trận các đội được đấu thiếu thành viên. Tuy nhiên, để có thể đủ điều kiện vào vòng loại trực tiếp, các đội chỉ được đấu thiếu người tối đa 02 trận. 2. Thành viên vắng mặt sẽ tự động nhận điểm 60 - điểm thấp nhất trong thang điểm nói của thí sinh 3. Thành viên trình bày nhiều hơn 01 lượt nói có quyền lấy điểm số cao nhất trong các lượt nói của mình
2. Dành cho thí sinh đội tranh biện (Debaters) 2.1. Chất vấn (Point of Information - POI) Một đội tại thời điểm không có thành viên đang thực hiện bài nói có quyền chất vấn thành viên đang thực hiện bài nói của đội đối diện với số lượng tùy ý. Để có thể chất vấn, người chất vấn nên đứng dậy, giơ tay và nói “Xin chất vấn”. Người chất vấn không được thực hiện chất vấn cho đến khi người đang thực hiện bài nói cho họ quyền được chất vấn. Người chất vấn nên tỏ ra lịch sự và không nên ngắt lời người đang thực hiện phần nói của mình. Lời chất vấn nên ngắn gọn, rõ ràng và nếu người đang thực hiện bài nói yêu cầu người chất vấn ngồi xuống và ngừng chất vấn thì họ phải thực hiện theo. Người đang thực hiện bài nói có quyền được chọn người chất vấn và thời điểm chất vấn. Nếu bạn được đề nghị chất vấn nhưng không muốn nhận thì bạn có thể nói “Không, cảm ơn”, “Không phải lúc này”, “Tôi sẽ nhận sau”,... Lời chất vấn có thể ở dưới dạng một câu hỏi, một quan điểm, một luận điểm, một phản biện… Thí sinh tranh biện chỉ có thể được đưa chất vấn giữa phút thứ nhất và phút thứ 7 trong 06 lượt nói đầu (chất vấn không được đưa ở lượt phản hồi) và kéo dài trong tối đa 15 giây. Trong trường hợp chất vấn kéo dài quá 15 giây, trọng tài có quyền yêu cầu người đưa chất vấn dừng lại và thí sinh tiếp tục trình bày bài nói của mình. 2.2. Luận điểm Kết cấu Một luận điểm thường có 04 phần: C-R-E-T ●
Claim - Tên luận điểm: Một nhận định ngắn gọn, súc tích về trọng tâm của luận điểm. Tên luận điểm nên được trình bày mạch lạc, dễ hiểu.
●
Reasoning - Lí lẽ: Đây là phần thí sinh sẽ phải giải thích cụ thể, chi tiết, hợp lí tư tưởng hay nhận định trọng tâm của luận điểm bằng cách phát triển tiền đề và diễn giải các trường hợp có liên quan.
●
Evidence - Dẫn chứng: Đây là phần thí sinh sẽ trình bày các ví dụ, dẫn chứng cụ thể để ủng hộ cho quan điểm của mình, thuyết phục trọng tài rằng những gì mình nói là có thật trong thực tế. Dẫn chứng có thể ở dưới dạng số liệu, nghiên cứu hay lời trích dẫn. Tuy nhiên, thay vì chỉ đề cập, thí sinh tranh biện cần phân tích cụ thể tính liên quan và ảnh hưởng của dẫn chứng đặt trong phạm vi luận điểm của mình.
●
Tie-back: Đây là phần thí sinh sẽ giải thích tại sao luận điểm trên củng cố được cho quan điểm chung của đội mình. Đồng thời, thí sinh tranh biện cũng nên chứng minh tính quan trọng của luận điểm của mình trong phạm vi kiến nghị đã cho.
Yếu tố tạo nên luận điểm mạnh: ● Tính liên quan (Relevance): Một luận điểm được coi là có liên quan nếu nó chứng minh hay bảo vệ được cho lập trường của một đội. Nó cần trả lời được cho câu hỏi “Vậy thì sao?”. Nếu câu trả lời dẫn trở lại về tới lập trường của đội thì đó được coi là một luận điểm có tính liên quan.
● Tính đúng đắn (Trueness): Thí sinh tranh biện cần giải thích cụ thể quan điểm của mình bằng cách trả lời liên tục các câu hỏi “Như thế nào?”, “Tại sao?”, “Thì sao?” và giải quyết mọi trường hợp có thể xảy ra nội trong phạm vi luận điểm của mình (Even if - Kể cả khi trường hợp xấu nhất xảy ra). ● Tính quan trọng (Significance): Để khiến cho luận điểm trở nên có sức thuyết phục hơn thì bên cạnh việc chứng minh tính liên quan và tính đúng đắn, thí sinh tranh biện cần trình bày lý do tại sao luận điểm của mình lại quan trọng trong phạm vi kiến nghị cho trước.
2.3. Phản biện Phản biện là sự bác bỏ các quan điểm của đối phương Phản biện luận điểm: ● Thứ nhất: cần phải nắm được mạch lập luận của luận điểm và vấn đề chính mà luận điểm muốn bàn đến, từ đó kiểm tra (1) tính liên quan và (2) tầm quan trọng của luận điểm. ● Thứ hai, cần phải kiểm tra tính đúng đắn và tính logic của luận điểm đó. ● Thứ ba, kể cả khi luận điểm của đội bạn có phần đúng, cần chứng minh tại sao thế giới mà đội mình xây dựng được vẫn mang lại nhiều lợi ích hơn hay tạo ra ít tác hại hơn thế giới của đội đối phương. ● Cuối cùng, cần rút ra kết quả của đội mình đạt được và chứng minh rằng kết quả này là (1) duy nhất - chỉ có đội mình mới có thể mang lại và (2) quan trọng hơn rất nhiều so với những giá trị cốt lõi trong luận điểm của đội đối phương. Trình bày phản biện: ● Nêu ra ngắn gọn luận điểm sắp được phản biện ● Giải thích cụ thể tại sao luận điểm đó lại sai. Chú ý áp dụng tầng phản biện thứ 2 Kể cả khi luận điểm đó có phần đúng, tại sao thế giới mà đội mình xây dựng được vẫn mang lại nhiều lợi ích hơn hay tạo ra ít tác hại hơn thế giới của đội đối phương. ● Chứng minh tại sao luận điểm đó đã làm yếu đi hệ thống luận điểm của đội bạn hay làm mạnh thêm hệ thống luận điểm của đội mình. *Có cần phản biện lần lượt từng luận điểm của đối phương không? Không. Thí sinh tranh biện chỉ cần phản biện lại những luận điểm mà mình phản đối. Đôi khi sẽ có những luận điểm của đội đối phương không có xung đột với quan điểm của đội mình. Đồng thời, thí sinh tranh biện cũng cần phải biết nhóm lại các luận điểm của đội đối phương để tránh việc phản biện lặt nhặt từng ý.
3. Dành cho trọng tài (Adjudicators) 3.1. Thuật ngữ cho trọng tài ● “Một người lý trí thông thường” (Average reasonable person) Đây là quan điểm mà mỗi trọng tài cần có khi đánh giá một trận tranh biện. Về cơ bản, một người lý trí thông thường là một công dân có nhận thức căn bản về xã hội, nhưng không có kiến thức chuyên môn về bất cứ ngành gì. Có thể hiểu một người lý trí thông thường sẽ có những đặc điểm sau - Đánh giá một cách logic điều gì là đáng tin dựa vào những thông tin và lập luận do các đội đưa ra - Không có nghĩa là họ sẽ tin tất cả những gì các đội trình bày - Họ thường xuyên đọc báo (trang nhất và tiêu đề các chuyên mục về tin tức thế giới của các tờ báo quốc tế lớn như BBC, New York Times…), nhưng không ghi nhớ những điều này. Tức là họ có thể biết tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhưng không hiểu rõ về quy trình bầu cử. - Được coi là không đến từ một nơi nào cụ thể, thí sinh cần phải giải thích rõ mọi dẫn chứng vì không thể chắc chắn rằng trọng tài sẽ hiểu bối cảnh về dẫn chứng mình đang nói. ● Mỗi trận tranh biện được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí: Nội dung (Content – 40%), Phong cách (Style – 40%) và Chiến thuật (Strategy – 20%) 3.2. Đánh giá nội dung Nội dung trong tranh biện bao gồm 3 yếu tố: - Định nghĩa (Definition): định nghĩa các từ khóa chính, bối cảnh của trận tranh biện (set up of the case), nghĩa vụ chứng minh của mỗi phe (burden of proof).... - Hệ thống luận điểm (Arguments): Luận điểm (Claim), lập luận (explanation), phép so sánh (analogy), ví dụ (examples), dẫn chứng (evidence)… - Hệ thống phản biện (Rebuttals): Ý phản biện chính (key rebutting statement), lập luận (explanation), phép so sánh (analogy), ví dụ (examples), dẫn chứng (evidence)… Trọng tài cần phải xem xét tất cả những yếu tố này về nội dung và cho điểm debater một cách hợp lý.
·
Lập luận: Mỗi luận điểm (argument) sẽ có một luận đề cơ bản (claim/statement). Và sau đó sẽ phải có phân tích và lý lẽ giải thích tại sao luận đề cơ bản đó lại đúng. Những dẫn chứng (evidence) có thể được đưa ra để chứng minh cho lập luận. Một luận điểm thường được kết thúc bằng việc chỉ ra tại sao luận điểm đó chứng minh được nghĩa vụ chứng minh (burden of proof) của mỗi phe. Trọng tài nên đánh giá xem các luận điểm có được phân tích đủ để đạt những tiêu chí trên hay không. Những câu hỏi mà mỗi trọng tài thường đặt ra là: Debater đó có bỏ qua nghĩa vụ chứng minh của mình không? Những luận điểm của người đó có đủ để chứng
·
·
minh quan điểm của họ không? Họ có cho thấy rằng họ có sự thấu hiểu sâu sắc về các vấn đề chính và liên kết được các ý nhỏ về ý chính hay không?.... Trọng tài cần đánh giá được độ mạnh của một luận điểm, bất kể đội đối phương có phản biện hay không. Một luận điểm yếu thì sẽ vẫn là một luận điểm yếu, bất kể đội đối phương có chỉ ra được điểm yếu hay không. Tuy nhiên, nếu một luận điểm quan trọng của một đội mà lại yếu, thì đội đối phương có trách nhiệm phải chỉ ra được điều đó. Đội đối phương thậm chí không bao giờ được phép để đội này có ưu thế từ một luận điểm yếu như vậy. Nếu đội đối phương chỉ ra rằng luận điểm này yếu, đội này có cơ hội để củng cố lại luận điểm của mình, nhưng nếu để đến lượt trọng tài mới chỉ ra, thì họ không còn cơ hội để củng cố nữa. Vậy nên trọng tài nên nhìn nhận một luận điểm yếu chỉ khi nó không đủ thuyết phục với một người lý trí thông thường. Các trọng tài, đồng thời, cũng có thể trừ điểm đội đối phương nếu không chỉ ra được điểm yếu của đội này. Phản biện: Phản biện cũng tương tự như lập luận. Việc xây dựng lập luận nhằm chứng minh một tiên đề là đúng, trong khi phản biện sẽ phản chứng sự hợp lý của lập luận hay luận điểm này. Vậy nên một điểm phản biện cũng cần có một tiên đề, lý lẽ, phân tích và dẫn chứng chứng minh. Một đội không bắt buộc phải phản biện tất cả và từng ý một của đội đối phương. Thay vào đó, họ nên tập trung phản biện những luận điểm căn bản của hệ thống lập luận và phản đối các đề xuất (nếu có). ● Lưu ý: Trọng tài cần quan tâm tới sự thống nhất của hệ thống luận điểm. Về cơ bản, nếu có mâu thuẫn trong hệ thống luận điểm của một đội (giữa các thành viên) thì sẽ không có sự thống nhất; đặc biệt là khi bị đối phương chỉ ra. - Nếu đội đối phương không chỉ ra được mâu thuẫn này, trọng tài sẽ chỉ ghi nhận ý được đưa ra trước, và ý sau sẽ không được công nhận. (Nếu ý trước đã bất hợp lý, thì ý trước sẽ không được ghi nhận) - Có sự khác biệt giữa các TUYÊN BỐ mâu thuẫn và LUẬN ĐIỂM mâu thuẫn. Mâu thuẫn sẽ là vấn đề lớn nếu những luận điểm đó được giải thích kỹ càng. Trọng tài nên bỏ qua những trường hợp các đội bị nhầm lẫn về ngôn ngữ. 3.3. Đánh giá trình bày Việc đánh giá phong cách là một điều mang tính chủ quan. Một vài trọng tài sẽ ấn tượng với những người có phong cách nói “đao to búa lớn”, trong khi nhiều người lại ấn tượng với phong cách bình tĩnh. Một điều quan trọng mà các trọng tài cần nhớ đó là không có một tiêu chuẩn thế nào là phong cách tốt nhất cả. Không hề có sự khác biệt giữa một debater mạnh mẽ và một debater rất nhẹ nhàng nếu cả hai đều có khả năng thuyết phục và tạo được ấn tượng với trọng tài. Tuy nhiên, có một giới hạn nhất định về thế nào là một phong cách “chấp nhận được”. Nếu một debater quá hung hăng hay quá rụt rè sẽ không thể có điểm cao. Trang phục không phải là một yếu tố về phong cách (khác với suy nghĩ của nhiều trọng tài có tính truyền thống!). Debater không nên có những lời lẽ mang tính phân biệt chủng tộc, phân biệt giới hay mang tính xúc phạm tới
·
·
người khác, hay hạ thấp tư cách của các debater khác trong trận đấu. Đó cũng là những biểu hiện của một phong cách tồi. Những câu hỏi quan trọng để chấm điểm phong cách, thường là: “bài nói này có đủ thuyết phục không?”,”người nói này có đủ khả năng thu hút sự chú ý của khán giả không?”, “bài nói này có đủ rõ ràng không?”… 3.4. Đánh giá chiến thuật Bố cục hệ thống luận điểm Để đánh giá phương thức trình bày, trọng tài nên xem xét đến bố cục bài nói của cả đội có đủ hiệu quả để chứng minh hệ thống luận điểm của mình không. Trọng tài cũng nên xem xét tới sự tiếp nối các luận điểm qua bài nói của từng người, sự thống nhất giữa các bài nói (không có mâu thuẫn), sự củng cố các luận điểm của cả đội, sự tách biệt rõ ràng giữa các luận điểm. Có nhiều đội, kể cả những đội rất xuất sắc, lại đưa ra những luận điểm mạnh nhất muộn hơn trong trận tranh biện. Những luận điểm này chỉ được nhắc đến qua trong các bài nói đầu và chỉ được phân tích kỹ hơn ở bài nói của người nói thứ ba. Một số đội còn coi đây là một chiến lược. Nhưng đây là một cách chơi không đẹp để thắng một trận tranh biện. Trọng tài phải vô cùng cẩn thận với những trường hợp này. Những luận điểm mạnh của đội Ủng hộ chỉ còn có thể bị phản biện ở lượt thứ 3 của đội phản đối. Và đây là một điều không thể chấp nhận được. Trọng tài chỉ có thể trừ điểm chiến thuật của đội trong trường hợp này. Tuy nhiên trong các bài nói trước đó, điểm nội dung của đội này cũng sẽ bị trừ vì đã không giải thích kỹ các luận điểm trong bài nói của mình. Một chiến lược tốt trong tranh biện đó là đưa những luận điểm mạnh nhất lên ngay từ đầu, thậm chí không để đến lượt thứ hai mới nói ra. Tương tự, đội phản đối cũng đưa ra các luận điểm mạnh nhất ngay từ lượt nói đầu tiên. Những xung đột chính của trận tranh biện nên xuất hiện từ ngay đầu trận. Bố cục bài nói cá nhân Một bài nói tiêu chuẩn của mỗi cá nhân cần có những yếu tố sau ● Định nghĩa/chủ đề/nghĩa vụ chứng minh/tổng quan về bài nói ● Hệ thống phản biện: Các ý phản biện luận điểm của đội đối phương & phản hồi lại những phản biện của đội đối phương ● Trình bày hệ thống luận điểm và kết luận bài nói. Nhìn chung tất cả các bài nói nên bao gồm đủ những yếu tố này. Tuy nhiên, đối với một số bài nói nhất định sẽ có những yếu tố khác. Ví dụ như người nói 1 của đội Ủng hội cần dành một khoảng thời gian tương đối (từ 2 đến 3 phút) để đưa ra định nghĩa và bối cảnh; nhưng những người nói khác không cần dành nhiều thời gian đến vậy cho định nghĩa, trừ khi định nghĩa bị phản đối. Tương tự, người nói thứ 3 sẽ không được đưa ra luận điểm mới và phải dành một khoảng thời gian tương đối để phản biện. Người nói lượt phản hồi sẽ so sánh cả trận đấu và chứng minh luận điểm của đội mình mạnh hơn đội còn lại. Bố cục bài nói cá nhân nên được đánh giá theo mức độ hoàn thành vai trò lượt nói của người đó. Trọng tài cũng nên xem xét việc phân bổ thời gian các phần trong bài nói.
Phản hồi của các đội đối với những vấn đề chính Một trận tranh biện thường sẽ không diễn ra như kỳ vọng của các đội trước khi bắt đầu trận tranh biện. Mỗi trận tranh biện sẽ có một số vấn đề nhất định trở thành tâm điểm và có những vấn đề tưởng chừng như sẽ gây tranh cãi thì lại trở thành không liên quan hay không được bàn tới. Đôi khi, một số đội bỏ qua một vài luận điểm nhất định và đội bên kia có dành thời gian để chứng minh những luận điểm đó thì cũng không để làm gì. Debater nên nhận thức được những tiến trình này và đưa ra phản hồi với những vấn đề chính của trận tranh biện đó bị coi là thiếu phản hồi và sẽ bị trừ điểm chiến thuật, mặc dù người đó có phản biện những ý nhỏ hơn của đội đối phương. Cũng có thể rằng debater đó hiểu và trình bày rất tốt về vấn đề, nhưng lại không phản biện được những phản hồi của đối phương. Trong trường hợp này, người đó có thể có điểm cao hơn về chiến thuật nhưng lại có điểm thấp hơn về nội dung vì chưa có những lập luận hay phản hồi thuyết phục 3.5. Chấm điểm cá nhân thí sinh Tiêu chí
Mức điểm
Exceptional (Xuất chúng)
80
Excellent (Xuất sắc)
76 - 79
Extremely Good (Vô cùng tốt)
74 - 75
Very Good (Rất tốt)
71 - 73
Good (Tốt)
70
Satisfactory (Đạt yêu cầu)
67 - 69
Competent (Tạm được)
65 - 66
Pass (Chấp nhận được)
61 - 64
Improvement Needed (Cần chú ý)
60
IV. Tiến trình giải đấu (*) Vào ngày 17/4, tất cả thí sinh và trọng tài phải có mặt muộn nhất là 13:30 tại hội trường. Thành viên Ban tổ chức sẽ tổ chức check-in và phát thẻ thi đấu cho thí sinh và trọng tài. Đề nghị tất cả các thí sinh và trọng tài giữ thẻ thi đấu của mình trong suốt quá trình diễn ra giải đấu. (**) đấu.
Sau lần điểm danh đầu tiên, BTC sẽ tiến hành Lễ khai mạc và tóm tắt nội quy giải
(***) Kết quả bài Đánh giá năng lực trọng tài (Adjudication Test) của tất cả các trọng tài sẽ được thông báo. Ban Chuyên môn sẽ giải thích kết quả trận đấu được sử dụng trong bài Đánh giá. Các trọng tài sẽ được chia theo 3 nhóm: Chair, Panelist và Trainee. 1. Khi đến Hội trường, các đội thi đấu và trọng tài sẽ được nhận thẻ tên. Trên thẻ tên sẽ có barcode để check in tại bàn của BTC (10 máy tính xung quanh khu vực thi đấu, các thí sinh phải check-in độc lập). 2. Sau khi xác nhận các đội đã có mặt đầy đủ, Ban Chuyên môn sẽ công bố sắp xếp trận đấu (phòng, phe, đối thủ, trọng tài) cho vòng đấu đó a. Trong trường hợp có xung đột giữa các đội hoặc với trọng tài các phòng đã được xếp, các đội/trọng tài cần phải báo cáo với Ban Chuyên môn 1 tuần trước khi giải đấu diễn ra. b. Số phiếu bầu kết quả trong một phòng sẽ luôn là số lẻ (1,3,5…) 3. Ban Chuyên môn sẽ bắt đầu công bố các kiến nghị và các đội sẽ có 30 phút để trở về phòng để thảo luận. Đội Ủng hộ chuẩn bị trong phòng. Đội Phản đối chuẩn bị bên ngoài phòng tuy nhiên không được cách xa phòng đấu. 4. Sau 30 phút, các đội sẽ tập trung về phòng đấu. Chair sẽ thực hiện các quy trình như sau: Chair giới thiệu cá nhân và Tổ trọng tài a. Mỗi người giới thiệu tên, bắt đầu từ Chair tới Panelist và Trainee, hai đội tranh biện bắt đầu từ người nói số 1 của đội Ủng hộ và kết thúc ở lượt phản hồi của đội Ủng hộ. b. Nếu thí sinh/quan sát viên/BTC muốn ghi hình trận đấu, phải có sự đồng thuận của tất cả thí sinh/trọng tài trong phòng đấu. c. Chủ toạ yêu cầu các thí sinh đội tranh biện lần lượt trình bày bài nói của mình. d. Khi trận đấu kết thúc, hai đội bắt tay và cảm ơn. Các thí sinh đội tranh biện và quan sát viên phải rời khỏi phòng. e. Tổ trọng tài có tối đa 10 phút để đưa ra quyết định kết quả trận đấu và thảo luận. Phải nộp kết quả muộn nhất 10 phút sau khi trận đấu kết thúc. - Mỗi trọng tài sẽ đưa ra kết quả và điểm số độc lập với nhau. Sau đó Chair sẽ nhập điểm theo đường dẫn đã được gửi trước qua email (1 ngày trước khi thi đấu), tiếp đến là Panelist (trên cùng một thiết bị điện tử). Trainee sẽ không nhập kết quả và điểm.
Trong tổ trọng tài sẽ chỉ có một người tuyên bố và giải thích kết quả cho thí sinh. + Trường hợp 1: Chair thuộc về nhóm đa số: Chair sẽ là người tuyên bố và giải thích kết quả cho thí sinh. + Trường hợp 2: Chair thuộc về nhóm thiểu số: một trong hai Panelist sẽ là người tuyên bố và giải thích kết quả cho thí sinh. + Trong trường hợp Panelist không phải là người tuyên bố kết quả, Panelist sẽ được Chair chấm điểm đánh giá. + Trainee sẽ không được tuyên bố và giải thích kết quả. - Panelist & Trainee sẽ giải thích quyết định kết quả trận đấu của mình cho Chair/Panelist. - Chair (hoặc Panelist nếu phòng không có Chair) sẽ chấm điểm đánh giá cho Panelist & Trainee. - Panelist sẽ chấm điểm đánh giá cho Chair. - Trainee sẽ không chấm điểm cho Chair/Panelist. f. Chair hoặc Panelist gọi các đội cũng như quan sát viên vào phòng. Mỗi phòng có tối đa 15 phút để tuyên bố và giải thích kết quả trận đấu. Sau đó các đội và trọng tài trở về Hội trường chính. Tất cả các đội được khuyến khích tiếp cận Tổ trọng tài để xin các nhận xét cá nhân. Các đội nên phân chia thời gian hợp lí để cả hai đội đều có cơ hội lắng nghe nhận xét. Đối với quan sát viên, các bạn có thể tiếp cận các trọng tài để hỏi về trận đấu, tuy nhiên các bạn nên ưu tiên cơ hội xin nhận xét của trọng tài cho các đội thi đấu. g. Sau khi lắng nghe giải thích kết quả trận đấu và nhận xét từ trọng tài, các đội điền Phiếu đánh giá trọng tài (cho trọng tài tuyên bố và giải thích kết quả trận đấu) thông qua đường dẫn đã được gửi trước qua email (1 ngày trước khi thi đấu). ● Lưu ý: Các thí sinh tranh biện có trách nhiệm chấm điểm cho trọng tài giải thích kết quả của trận đấu. Nếu một trọng tài không thể giải thích kết quả một cách rõ ràng, thí sinh tranh biện không nên cho họ điểm cao và ngược lại. ● BTC nghiêm cấm các hành vi cho điểm đánh giá trọng tài dựa trên các mối quan hệ cá nhân hay các đặc điểm cá nhân. ● Lưu ý: Bảng tiêu chí đánh giá mang tính chất tương đối, bạn có thể dựa vào bảng tiêu chí này để tham khảo và chấm điểm cho trọng tài theo mức điểm bạn cho là hợp lý nhất. ● BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CHẤM ĐIỂM TRỌNG TÀI -
Mức điểm
Đánh giá về trọng tài
1-4
Người trọng tài này xứng đáng làm Trainee ● Độ chính xác: Trọng tài này đưa ra kết quả thắng thua không hợp lý, hiểu không chính xác về các vấn đề trong trận tranh biện, không ghi lại được và không đánh giá được các xung đột quan trọng.
● Phần giải thích: Không giải thích được kết quả của của mình, giải thích không rõ ràng, rắc rối; sử dụng kiến thức cá nhân hoặc quan điểm cá nhân để đánh giá trận đấu, không so sánh được hệ thống luận điểm của 2 đội, đánh giá trận đấu dựa trên các vấn đề không liên quan tới trận đấu. ● Phần thảo luận: Không chắc chắn về quyết định của mình, không có khả năng điều phối cuộc thảo luận, chưa đủ khả năng nhận xét cho thí sinh về kết quả trận đấu. 4-6
Người trọng tài này xứng đáng làm Panelist ● Độ chính xác: Có thể xác định được kết quả trận đấu một cách hợp lý nhưng chưa chắc chắn lắm, chưa đánh giá được triệt để các vấn đề của trận đấu ● Phần giải thích: Có cố gắng trong việc giải thích kết quả trận đấu, giải thích được các xung đột chính; nhưng còn khó khăn trong việc so sánh giữa các đội, có thể còn bị ảnh hưởng bởi kiến thức hoặc quan điểm cá nhân. ● Phần thảo luận: Đưa ra được một số góp ý có ích cho trận tranh biện, có thể điều phối cuộc thảo luận; có nhận xét và giải thích hợp lý nhưng chưa hoàn toàn thuyết phục.
6-7
Người trọng tài này xứng đáng làm Chair vòng bảng ● Độ chính xác: Có kết quả hợp lý, nhưng có thể chưa giải thích được rõ các trường hợp kết quả suýt soát; có thể so sánh được các đội với nhau ● Phần giải thích: Phần giải thích tương đối thuyết phục, phân tích được trận tranh biện, chỉ ra được các tiêu chí đánh giá mỗi trận. ● Phần thảo luận: Đưa ra những nhận xét hợp lý, có thể chưa hoàn chỉnh lắm, có thể nhận xét và giải thích đủ thuyết phục với thí sinh
7-8
Người trọng tài này xứng đáng đi tiếp vào chấm các vòng loại trực tiếp ● Độ chính xác: Có kết quả chấm trận tranh biện chính xác, giải thích được cả những trường hợp kết quả suýt soát; so sánh được các đội với nhau ● Phần giải thích: Phần giải thích rất thuyết phục, phân tích được trận đấu, không bị ảnh hưởng bởi kiến thức hay quan điểm cá nhân, chỉ ra được các tiêu chí đánh giá mỗi trận ● Phần thảo luận: Đưa ra những nhận xét quan trọng, có thể điều phối được cuộc thảo luận
8-9
Người trọng tài này xứng đáng chấm trận Tứ kết ● Độ chính xác: Kết quả rất chính xác, giải thích được các trường hợp kết quả suýt soát; so sánh được rõ ràng hệ thống luận điểm của các đội ● Phần giải thích: Phần giải thích vô cùng thuyết phục, phân tích sâu được các xung đột trong trận đấu, chỉ ra được cách đánh giá trận đấu theo tiêu chí đánh giá mỗi trận ● Phần thảo luận: Đưa ra nhiều nhận xét quan trọng, điều phối tốt cuộc thảo luận
9 - 10:
Người trọng tài này xứng đáng chấm trận Chung kết ● Độ chính xác: Kết quả vô cùng chính xác, giải thích được rõ ràng kết quả trận đấu, đánh giá và so sánh được kỹ lưỡng giữa hai đội ● Phần giải thích: Vô cùng thuyết phục, phân tích được trận tranh biện một cách hoàn hảo và sâu sắc, chỉ ra được cách đánh giá trận đấu theo tiêu chí đánh giá của trận. ● Phần thảo luận: Đưa ra những nhận xét quan trọng nhất về trận đấu, điều phối tốt cuộc thảo luận, và đưa ra được những góp ý cho các đội để cải thiện.
7. Các đội đi tiếp vào vòng loại trực tiếp (Breaking teams) Sau 5 vòng đấu, 8 đội có số điểm cao nhất của mỗi bảng sẽ được đi tiếp vào vòng Tứ kết (Quarterfinals). Các đội lần lượt được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên như sau: 1. Số trận thắng 2. Tổng số điểm nói của đội 3. Khoảng cách với số điểm thắng trung bình (margin) 8. Các trọng tài đi tiếp vào vòng loại trực tiếp (Breaking adjudicators) Ngoại trừ 6 thành viên Ban Chuyên môn, các trọng tài có số điểm cao nhất sẽ được đi tiếp để chấm các vòng loại trực tiếp. 9. Các bữa ăn (Gồm bữa trưa và đồ ăn nhẹ) sẽ được cung cấp giữa các trận đấu tại Hội trường chính. BTC đề nghị tất cả thí sinh giữ gìn vệ sinh khu vực hội trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
PHẦN B. CHUẨN BỊ CHO THÍ SINH Thí sinh được khuyến khích chuẩn bị những vật dụng sau để đảm bảo có thể tham gia giải đấu: Trang phục phù hợp ● Đồng hồ bấm giờ (trên điện thoại; có thể sử dụng ứng dụng “Debate Keeper” trên Android) ● Sổ tay giải đấu (bản điện tử hoặc bản in) ● Tài liệu in (thí sinh không được phép sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian chuẩn bị thi đấu, vì vậy thí sinh hãy mang tất cả các tài liệu in mình thấy cần thiết) ● Sổ (để ghi lại những nhận xét của trọng tài và lưu ý sau mỗi trận đấu) ● Giấy A4 trắng (để ghi chép chuẩn bị và sử dụng trong trận đấu) ● Bút, bút đánh dấu, bút chì, tẩy… (sử dụng nhiều màu khác nhau để đánh dấu các phần bài nói của mình hoặc đối thủ) ● Giấy nhớ (để trao đổi với đồng đội) ● Bình nước (chuẩn bị sẵn khi khát nước. BTC sẽ không cung cấp cốc nhựa/cốc giấy cho thí sinh) Và đừng quên chăm sóc sức khỏe của bản thân bạn thật tốt. Tranh biện sẽ tiêu tốn của bạn rất nhiều năng lượng để suy nghĩ, trình bày, thảo luận… ●
*Tài liệu tham khảo ● World Schools Debating Championship Charter ● Training materials of UADC ● Training materials of De La Salle Debate Society - Philippines ● IIUM’s Guide to Debate Adjudication - Malaysia ● Guidebook DAV Debate Open 2017 ● Japan BP Adjudication Briefing 2018 ● Chair Score Scale - EUDC Athens 2019