TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM [PDF]

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 1.1 Khái n

3 0 1MB

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Tính tất yếu và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam 1.1 Khái niệm Đảng Cộng sản

Đảng Cộng sản: - Là chính đảng của giai cấp công nhân.  - Là đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu, lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân - Bao gồm những bộ phận tiên tiến của giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động. - Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động - Lấy nguyên tắc tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản của mình. (tui rcm làm theo dạng mind map) => Đảng Cộng sản mang bản chất giai cấp công nhân, không tách rời với giai cấp công nhân, nhân dân lao động. 1.2 Tính tất yếu ra đời Đảng Cộng sản: - Sự thâm nhập của chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân dẫn đến sự hình thành chính đảng của giai cấp công nhân. V. I. Lênin chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân. (tui rcm phần “V.I.Leenin chỉ ra rằng….pt công nhân” như sau nha)

Đảng Cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.

- Trong mỗi nước, sự kết hợp ấy là sản phẩm của lịch sử lại được thực hiện bằng những con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (năm 1927), Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng trước hết phải có “đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”. 

-> Bác đã vận dụng sáng tạo và phát triển lý luận của V.I.Lênin vào điều kiện tình hình của Việt Nam. Bác Hồ cũng đưa ra nhận định: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

=> So với với học thuyết Mác - Lênin thì Bác Hồ đã đưa thêm vào yếu tố thứ ba nữa, đó là phong trào yêu nước. Điều này phù hợp với thực tiễn của Cách mạng Việt Nam khi hầu hết các giai cấp và tầng lớp trong xã hội đều có mâu thuẫn với chủ nghĩa thực dân và tay sai. Nên phong trào công nhân và phong trào yêu nước hòa với nhau cùng đấu tranh cho mục tiêu chung của dân tộc  - Đảng Cộng sản ra đời đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của phong trào công nhân *Tính tất yếu: Đảng ra đời là một tất yếu khách quan của QCND, mong muốn có Đảng ra đời để vận động, tổ chức, lãnh đạo. 1.3 Vai trò của Đảng Cộng sản: Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định trước tiên trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. - Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo cho giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. - Với một Đảng Cộng sản chân chính thì sự lãnh đạo của Đảng chính là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đảng với giai cấp là thống nhất, nhưng Đảng có trình độ lý luận và tổ chức cao nhất để lãnh đạo giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân *Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan, đáp ứng yêu cầu lịch sử của cách mạng. Thực tiễn đã khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. 2. Đảng phải trong sạch, vững mạnh 2.1 Đảng là đạo đức, là văn minh - Đạo đức là gì? Văn minh là gì? Đạo đức là các quy tắc, chuẩn mực dùng điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ giữa người với người trong hoạt động sống. Đạo đức cách mạng bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực phản ánh bản chất

của Đảng, có tác dụng điều chỉnh hoạt động trong toàn Đảng và mỗi đảng viên, có tính lan tỏa, định hướng đạo đức xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, lý tưởng cao đẹp đã đề ra. Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Văn minh trong Đảng là trình độ lãnh đạo, quản lý của một chính đảng, một nhà nước, rộng hơn là các chủ thể quản trị quốc gia, mà thước đo được đánh giá ở tính ưu việt, tiến bộ, vượt qua cái thoái bộ, lạc hậu. - “Đảng là đạo đức, là văn minh” Khẳng định “đảng là đạo đức, là văn minh” được chủ tịch Hồ Chí Minh nói nhân dịp 30 năm ngày thành lập Đảng. Trong đó Người coi đạo đức chính là gốc, là nền tảng con người Cách mạng, là tư cách số 1 của một Đảng cầm quyền. Đạo đức đó được thể hiện qua ba đặc điểm sau:

Ngày 5/1/1960, tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/1960) + Thứ nhất, mục đích của Đảng là lãnh đạo nhân dân ta đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, xã hội, giai cấp, con người. + Thứ hai, Đảng phải luôn trung thành với lợi ích của dân tộc, với mục đích đã định và không có mục đích riêng nào. + Thứ ba, đội ngũ cán bộ, đảng viên phải luôn thấm nhuần đạo đức Cách mạng. => Để Đảng trở thành đạo đức, là văn minh thì trước hết cán bộ, đảng viên phải là những người có đạo đức, nghĩa là phải có: lòng nhân ái, bao dung; trung với nước, hiếu với dân; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư… những người mà: “Giàu sang không thể quyến rũ, Nghèo khó không thể chuyển lay, Uy lực không thể khuất phục”. - Xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trở thành Đảng đạo đức, đảng văn minh, đảng cách mạng chân chính theo tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện qua các nội dung sau: (tui rcm làm sơ đồ + kèm theo hình minh họa) + Một là, Đảng văn minh là một Đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ và danh dự của dân tộc.

+ Hai là, Đảng ra đời là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh tiến bộ của dân tộc và của nhân loại. + Ba là, Đảng phải luôn luôn trong sạch, vững mạnh, làm tròn sứ mệnh lịch sử do nhân dân, dân tộc giao phó, phải luôn chú ý đề phòng, khắc phục những tiêu cực trong Đảng. + Bốn là, Xây dựng Đảng văn minh còn thể hiện trong giai đoạn cầm quyền, Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, không đứng trên, đứng ngoài dân tộc. + Năm là, Đảng văn minh còn thể hiện ở chỗ đội ngũ đảng viên, từ những đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, nhất là những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cho đến đảng viên không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải là những chiến sĩ tiên phong, gương mẫu trong công tác và cuộc sống hằng ngày. + Sáu là, Đảng văn minh phải là Đảng có quan hệ quốc tế trong sáng, hoạt động không những vì lợi ích dân tộc Việt Nam mà còn vì độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác; vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển của các dân tộc trên thế giới   - Nếu Đảng không trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, đảng viên thoái hoá, biến chất thì mọi thành quả của cách mạng Việt Nam sẽ bị tiêu tan đúng như cái lôgíc tất yếu mà Hồ Chí Minh đã cảnh báo: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”. Như vậy, xây dựng Đảng để cho Đảng xứng đáng là Đảng đạo đức, văn minh là một nội dung đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam, là bước phát triển sáng tạo của Người so với lý luận của V.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. 2.2 Những nguyên tắc trong hoạt động của Đảng 1. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng - Chủ nghĩa Mác-Lênin được Hồ Chí Minh coi là “cái cốt” của Đảng, một Đảng mà không có chủ nghĩa giống như “người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam” - Bác còn cho rằng không những hiểu được chủ nghĩa ấy mà còn phải biết vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, tránh giáo điều, rập khuôn. 2. Tập trung dân chủ - Theo Hồ Chí Minh, đây là nguyên tắc cốt lõi trong tổ chức và hoạt động của Đảng, tuy nhiên tập trung phải trên nền tảng của dân chủ, dân chủ phải đi đến tập trung. - Tập trung dân chủ theo Hồ Chí Minh là phải làm cho tất cả Đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình, khơi dậy tinh thần trách nhiệm và tính tích cực, chủ động của đảng viên, khi đã bày tỏ ý kiến rồi thì đi đến tập trung, tức là thống nhất trong ý chí và hành động, như vậy mới tạo ra sức mạnh. - Điều kiện tiên quyết để thực hiện nguyên tắc này là Đảng phải thực sự trong sạch, vững mạnh. - Tập thể lãnh đạo là dân chủ, cá nhân phụ trách là tập trung, trong việc thực hiện nguyên tắc này cần tránh: Thứ nhất, độc đoán, chuyên quyền, coi thường tập thể. Thứ hai, dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, không dám quyết đoán. Do đó, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách phải luôn đi đôi với nhau. 3. Tự phê bình và phê bình - Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng.

- Tự phê bình và phê bình phải trung thực, kiên quyết, đúng người, đúng việc, phải có văn hóa và tình đồng chí yêu thương lẫn nhau và phải được tiến hành thường xuyên như công việc rửa mặt hàng ngày. 4. Kỷ luật nghiêm minh, tự giác - Mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Nghiêm minh là nguyên tắc thuộc về tổ chức Đảng. - Tự giác thuộc về mỗi cán bộ, đảng viên đối với Đảng - một tổ chức của những người tự nguyện đứng trong một hàng ngũ để cùng chiến đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: “Kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng”. - Một khi đã vào Đảng thì phải theo tư tưởng của Đảng. Đảng đã chỉ thị, nghị quyết là phải làm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Đảng phải giữ kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. Kỷ luật này là tư tưởng phải nhất trí, hành động phải nhất trí”. Ví dụ: Ngày 9/5/2018, Hội nghị Trung ương 7 (khóa XII) đã xem xét và quyết định kỷ luật ông Đinh La Thăng - lúc đó là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng. Do ông đã Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN, Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam PVC" và gây thiệt hại 800 tỷ đồng tại PVN.

Ông Đinh La Thăng - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương, bị khai trừ khỏi Đảng. 5. Thường xuyên tự chỉnh đốn - Là yêu cầu khách quan để Đảng có đủ sức để lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng, thì luôn có những mục tiêu, nhiệm vụ, thử thách khác nhau. Nhất là trong giai đoạn Đảng cầm quyền, xây dựng chỉnh đốn Đảng chính là yếu tố cấp thiết bởi quyền lực thì luôn có tính 2 mặt.  - Người còn căn dặn việc chỉnh đốn của Đảng là việc cần làm trước tiên sau khi cuộc kháng chiến Mỹ giành thắng lợi nhằm giúp cho mỗi đảng viên cũng như toàn Đảng ra sức làm tròn nhiệm vụ, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. - Xây dựng chỉnh đốn đảng theo Hồ Chí Minh là chọn được những người hăng hái, trung thành, loại bỏ những phần tử cổ hủ hóa, biến chất trong Đảng. 6. Đoàn kết thống nhất trong Đảng - Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết là truyền thống quý báu của Đảng và toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng chính là điều kiện để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. - Đoàn kết trước tiên phải trong cấp ủy, cán bộ chủ chốt, đoàn kết trên nền tảng của nghĩa Mác - Lênin, trên cơ sở chủ trương, nghị quyết cương lĩnh… của Đảng. - Đoàn kết là nhân tố để Đảng ta lãnh đạo nhân dân đấu tranh đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vì vậy, việc giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng được Bác ví như “giữ gìn con ngươi trong mắt mình”. 7. Liên hệ mật thiết với nhân dân - Mục đích ra đời và hoạt động của Đảng là để làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng. Ngoài lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, Đảng không có lợi ích nào khác. - Đảng được sinh ra trong lòng dân tộc, được nhân dân cưu mang, giúp đỡ mà tồn tại phát triển. Đảng với dân như là cá với nước. Gắn bó mật thiết với nhân dân Đảng mới có lực lượng. Bài học thực tiễn của cách mạng Việt Nam là khi Đảng có dân là có tất cả.

- Nhân dân yêu quý mới gọi Đảng là Đảng ta; đồng thời đặt yêu cầu cao với cán bộ, đảng viên của Đảng, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Vì vậy, đảng viên không được “vác mặt làm quan cách mạng” xâm phạm chủ quyền của nhân dân, không được ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau mà phải bằng công tác hằng ngày, gần dân, học dân, tin dân để dân yêu, dân kính, dân phục, dân tin. - Việc gắn bó với nhân dân yêu cầu Đảng phải thực hiện thường xuyên có mối liên hệ trực tiếp với nhân dân ở trong tất cả các cấp, các ngành. Đảng phải luôn luôn xuất phát từ lợi ích chính đáng của nhân dân để phấn đấu. Tuy nhiên, học dân, lắng nghe ý kiến của dân nhưng không được “theo đuôi quần chúng”. 8. Đoàn kết quốc tế Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, xây dựng tình đoàn kết hữu nghị hợp tác, thống nhất cùng phát triển với các dân tộc và giai cấp vô sản dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin.  Về cái tình: hợp tác dựa trên những nguyên tắc cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin: Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng: Định nghĩa: Quyền bình đẳng các dân tộc được cho là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Bất kể dân tộc nào cũng đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau, không riêng rẽ một dân tộc nào được hưởng đặc quyền về các mặt: Kinh tế, xã hội chính trị, văn hóa-xã hội,... Phạm vi quốc gia: Một quốc gia có thể có rất nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được nhà nước bảo vệ bằng pháp luật; đề ra những chính sách phù hợp để khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tạo nên sự hài hòa giữa các dân tộc. Phạm vi quốc tế: Quyền bình đẳng dân tộc phải đi đôi với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bá quyền của các cường quốc; đồng thời chống sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển so với các nước đang lạc hậu, chậm phát triển về kinh tế để đạt được sự bình đẳng giữa các quốc gia-dân tộc trên phạm vi quốc tế. Các dân tộc được quyền tự quyết: Là quyền làm chủ của mỗi dân tộc nhưng cơ bản và trước hết là các dân tộc có thể tự mình đưa ra quyết định đến con đường phát triển của dân tộc không chịu lệ thuộc, cưỡng bức của các dân tộc khác Quyền tự quyết của các dân tộc gồm: tự do phân tích, hình thành cộng đồng quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích chính đáng dân tộc; quyền liên hiệp các dân tộc trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng các dân tộc Liên hiệp công nhân các dân tộc Trong cương lĩnh dân tộc của V.I. Lê nin; thể hiện bản chất quốc tế của giai cấp công nhân và phản ánh các mối quan hệ chặt chẽ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp; đồng thời phản ánh tính thống nhất biện chứng giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng Liên hiệp công nhân các dân tộc là quan điểm có tính nguyên tắc để giải quyết các vấn đề dân tộc trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; quan điểm có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với việc giải quyết các vấn đề thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc và tự quyết của dân tộc Về cái lý: thông cảm, tôn trọng lẫn nhau dựa trên tinh thần của những quốc gia có chung lý tưởng, mục tiêu đấu tranh. Lợi ích của mỗi quốc gia, dân tộc, đảng đều phải được tôn trọng, song những lợi ích đó không được gây ra tổn hại đối với các lợi ích chung cũng như các lợi ích của đảng, quốc gia, dân tộc khác   Dựa trên nguyên tắc độc lập tự chủ: Đoàn kết quốc tế chính là tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các quốc gia khác để nhằm gia tăng tiềm lực của quốc gia, tạo sức mạnh tiến đến thắng lợi theo nhiệm vụ cách mạng đã đề ra.

Cụ chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: Tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính”, “Muốn người ta giúp cho thì trước mình phải tự giúp mình đã” —> Nếu muốn có sự đồng tình ủng hộ đến từ quốc tế thì Đảng ta phải có đường lối độc lập, tự chủ đúng đắn 2.3 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là gốc công việc, muôn việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay kém. Một cán bộ tốt theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Phải tuyệt đối trung thành với Đảng: + Phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng. + Phải luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng.

Hình ảnh tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị tại Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương. + Phải luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

Một lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới ở Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương. + Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân:

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng quà cho gia đình chính sách và người có công của xã Vĩnh Tế.

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà cho công nhân của Công ty Than Đèo Nai + Phải luôn luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo: + Luôn có tinh thần phòng, chống những tiêu cực đặc biệt là tham ô lãng phí, quan liêu, bởi đó là giặc nội xâm, giặc ở trong lòng, nó phá hoại Đảng từ bên trong phá ra, là bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài.

-

“Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng” Đảng phải hiểu, đánh giá đúng cán bộ, huấn luyện cán bộ, sắp xếp, sử dụng, đề bạt cán bộ cho đúng với năng lực, chuyên môn, sở trường, kết hợp cán bộ cấp trên và địa phương, trẻ và cũ

-

Phòng chống các tiêu cực của cán bộ và trong công tác cán bộ, thường xuyên kiểm tra giúp đỡ cán bộ. Hồ Chí Minh sớm chỉ ra những tiêu cực của cán bộ, đảng viên và đề ra các giải pháp khắc phục như: Ra sức sửa chữa sai lầm; ghi sâu chữ công bình, chính trực vào lòng; không che giấu khuyết điểm, không sợ phê bình; nghiêm khắc và độ lượng; kỷ luật và khoan hòa; phòng đi đôi với chống; xử lý ba mối quan hệ trên cơ sở có lý, có tình; bao dung nhưng đúng người, đúng tội.

Ngày 19-05-2018, thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. (Nghị quyết số 26NQ/TW)