11 0 240KB
Những Dự Ngôn Của Đức Phật Biên soạn: Sư Tuệ Tường Biên tập: Minh Quân
Ngày 2 Tháng 11 Năm 2024
1/28
Mục Lục
Mục Lục.......................................................................................................................................................2 DỰ NGÔN CỦA ĐỨC PHẬT VỀ TUỔI THỌ NHÂN LOẠI VÀ VỊ PHẬT TƯƠNG LAI...........................................3 B̳Ấ̳T̳ ̳T̳H̳I̳Ệ̳N̳ ̳T̳Ư̳ Ớ̳N̳ G̳ ̳H̳A̳Y̳ ̳D̳Ấ̳U̳ ̳H̳I̳Ệ̳U̳ ̳C̳Ủ̳A̳ ̳N̳G̳À̳Y̳ ̳T̳Ậ̳N̳ ̳T̳H̳Ế̳?̳...........................................................................6 BA SỰ BIẾN MẤT CỦA GIÁO PHÁP? Pāli Canon,Tipitaka..............................................................................8 NGUYÊN NHÂN DIỆU PHÁP BIẾN MẤT VÀ TƯỢNG PHÁP(GIẢ MẠO CHÁNH PHÁP) XUẤT HIỆN?................9 ĐỨC PHẬT DỰ NGÔN VỀ TƯƠNG LAI?......................................................................................................10 ĐỨC PHẬT DỰ NGÔN VỀ NHỮNG HIỂM HỌA TƯƠNG LAI?.......................................................................11 ĐỨC PHẬT DỰ NGÔN VỀ NHỮNG HIỂM HỌA TƯƠNG LAI?.......................................................................12 Đức Phật Dự Ngôn Về Những Hiểm Họa Tương Lai................................................................................12 Thậm chí chính Đức Phật đã dạy trong Tayo Dhamma Sutta, Aṅguttara-nikāya, rằng nếu không phải do tham, sân và si, thì thậm chí chính Đức Phật cũng đã không xuất hiện trên thế gian này.........................13 NẾU NHỮNG VỊ TỶ KHEO NÀY SỐNG CHƠN CHÁNH, THỜI ĐỜI NÀY KHÔNG VẮNG NHỮNG VỊ A-la-hán...............................................................................................................................................13 KHỞI THỦY VÀ TẬN CÙNG CỦA THẾ GIAN?...............................................................................................15 NHỮNG THẮC MẮC CỦA VUA TRỜI ĐẾ-THÍCH?.........................................................................................16 NGUYÊN NHÂN VÀ LÝ DO GIÁO PHÁP KHÔNG TIẾP TỤC DÀI LÂU SAU KHI ĐỨC PHẬT NHẬP NÍP BÀN?.. .18 THẾ TÔN GIẢNG VỀ SỰ HOẠI DIỆT CỦA QUẢ ĐẤT BỞI LỬA TỪ 7 MẶT TRỜI XUẤT HIỆN...........................18 CÁC TỲ KHƯU, NHỮNG TỲ KHƯU SẼ THÀNH TRONG TƯƠNG LAI?............................................................20 ĐỨC PHẬT TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀO VỀ VIỆC CÚNG VÁI CẦU NGUYỆN (HỒI HƯỚNG) CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT?.....................................................................................................................................................21 Đế-thích (Sakka) sau đó hỏi Phật về nguyên nhân của thích và ghét? Đức Phật nói rằng nguyên nhân của thích và ghét là dục....................................................................................................................................23 Sự thực thì hầu hết mọi người chấp nhận những giáo pháp nào phù hợp với khuynh hướng của họ?....24 Giáo Pháp của Phật chỉ dành cho những ai?..............................................................................................25 Khi nào DIỆU PHÁP biến mất?...................................................................................................................26 VÌ SAO DÂN SỐ SUY GIẢM, NHỮNG LÀNG MẠC THÀNH THỊ ĐÃ BIẾN MẤT?.............................................27
2/28
DỰ NGÔN CỦA ĐỨC PHẬT VỀ TUỔI THỌ NHÂN LOẠI VÀ VỊ PHẬT TƯƠNG LAI
Trình bày sự diễn diến của người ở Nam Thiệm bộ châu trong giai đoạn thọ mạng giảm xuống còn 10 năm và rồi tăng lên đến A-tăng-kỳ năm. Như đã được nói ở phần trước rằng thọ mạng của nhân loại ở Nam Thiệm bộ châu này sẽ dần dần giảm từ 100 năm theo tuần tự xuống cho đến tuổi thọ chỉ còn 10 năm.
Tiếp sau đây sẽ giải rộng chi tiết như vầy: Khi nhân loại có tuổi thọ xác định là 10 năm thì khi ấy tất cả vật thực nào có mùi vị tốt đẹp sẽ biến mất, hạt thức ăn dành cho chim sẻ là vật thực có giá trị dinh dưỡng cao và tốt nhất vào thời điểm ấy, khi con gái được sanh ra đến lúc được 5 tuổi thì cũng có chồng và có con được, trong thời điểm ấy không có cách làm phước thiện chi cả, dù chỉ là cách gọi phước hay thiện cũng không có, bởi vì không ai biết đến phước thiện là như thế nào mà giai đoạn ấy chỉ có 10 nghiệp bất thiện bao phủ trong cơ tánh của hầu hết tất cả chúng sanh, không có những pháp hộ trì thế gian (lokapāladhamma) là tàm và úy, cuộc sống diễn ra như những loài bàng sanh, không biết đến đây là cha, đây là mẹ, đây là anh chị em con cháu. Việc làm phi pháp trong việc tà dâm như là cha với con gái, mẹ với con trai, anh với em v.v… Trong giai đoạn ấy mọi người sẽ có sự thù hận hành hạ lẫn nhau, cha mẹ nghĩ là sẽ giết con cái, con cái cũng nghĩ là sẽ giết cha mẹ, anh giết em, em giết anh v.v… Những đại nạn sẽ xảy ra đến chúng sanh trong thời ấy, nghĩa là khi nào cơ tánh của tất cả chúng sanh đầy những pháp bất thiện như tham, sân, si thì những đại nạn như là nạn đói (dubbhikkhantarakappa), chiến tranh (satthantarakappa), dịch bệnh hoành hành (rogagantarakappa), 3 đại nạn này sẽ phát sanh lên cho chúng sanh ở thời điểm ấy. Nhưng trong thời điểm tuổi thọ xác định là 10 năm, hẳn là pháp bất thiện ‘sân’ hiện bày nhiều nhất, thì khi ấy nạn chiến tranh sẽ phát sanh, tất cả nhân loại sẽ đại loạn, phát sanh những cuộc chiến lẫn nhau, sẽ lấy bất cứ vật dụng gì cho dù đó là một chiếc lá cây lá cỏ, đều sẽ trở thành vũ khí và mọi người sẽ giết nhau bằng những vũ khí ấy, đưa đến sự chết nhiều vô số kể.
Đại nạn chiến tranh phát sanh trong vòng 7 ngày, những người có trí/ tuệ dự trữ lương thực đủ dùng nuôi mạng trong 7 ngày ấy, rồi đi trốn và trú ẩn trong những nơi thung lũng không người hay hang động nào đó thì sẽ thoát khỏi đại nạn nguy hiểm này được. Ngoài ra đó đều chết cả thảy, mặt đất tràn ngập máu me, thây ma xác chết vung vãi khắp nơi thật là đáng sợ. Khi dứt 7 ngày, tất cả những người đang ẩn náu thấy rằng mọi việc đều im lặng không có tiếng người thì dẫn nhau ra khỏi nơi trú ẩn của mình, khi thấy
3/28
nhau như vậy thì có sự thương cảm yêu mến nhau rất nhiều, ôm nhau khóc lóc rồi đề nghị với nhau rằng: “Tất cả thân quyến anh em của chúng ta đều đã chết cũng bởi do pháp bất thiện nặng nề là nguyên nhân, tất cả chúng ta vẫn còn sống đây, vậy thì chúng ta hãy cùng nhau làm việc thiện”, khi bàn bạc với nhau như thế rồi, từ đó mọi người cũng từ bỏ việc sát sanh.
Khi tất cả mọi người tu tiến pháp thiện, tức đã từ bỏ việc sát hại sanh mạng chúng sanh thì con cháu của nhóm người này có tuổi thọ tăng trưởng lên gấp đôi từ 10 năm lên 20 năm và con cháu của nhóm người này đề nghị với nhau tiếp tục giữ gìn pháp thiện tuần tự bằng cách thỏa thuận rằng tất cả mọi người sẽ từ bỏ trộm cắp, tà dâm, nói dối, từ bỏ cách nói chia rẽ, nói lời ác, nói lời nhảm nhí không lợi ích, chúng ta sẽ từ bỏ sự thích thú khao khát tài sản của người khác mà không đúng pháp (abhijjhāvisamalobha), sẽ từ bỏ sự thù hận ganh ghét nhau (byāpāda), từ bỏ sự chấp sai hiểu sai pháp của bậc trí (micchādiṭṭhi), chúng ta sẽ thọ trì mười thiện nghiệp, nương vào đó làm việc lành chúng ta sẽ từ bỏ ba phần pháp bất thiện là sự thèm muốn trong tư cách tà dâm, sự hân hoan trong vật dụng tiêu dùng không đúng pháp, sự thấy sai ấy là pháp tà, cung kính bậc trưởng thượng, cao tuổi trong thân tộc. Khi cùng nhau nghĩ như thế, mọi người tu tiến pháp thiện càng nhiều bởi những phần trên. Bởi nguyên nhân thọ trì những pháp thiện ấy, con cháu của những người có tuổi thọ 10 năm cũng có tuổi thọ dài đến 40 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 40 năm cũng có tuổi thọ dài đến 80 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 80 năm cũng có tuổi thọ dài đến 160 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 160 năm cũng có tuổi thọ dài đến 320 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 320 năm cũng có tuổi thọ dài đến 640 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 640 năm cũng có tuổi thọ đến 2000 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 2000 năm cũng có tuổi thọ đến 4000 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 4000 năm cũng có tuổi thọ đến 8000 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 8000 năm cũng có tuổi thọ đến 20.000 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 20.000 năm cũng có tuổi thọ đến 40.000 năm, con cháu của những người có tuổi thọ 40.000 năm cũng có tuổi thọ đến 80.000 năm. Trong thời điểm nhân loại có tuổi thọ 80.000 năm, con gái đến 500 tuổi là thích hợp để có chồng và bệnh tật sẽ phát sanh cho người ‘nhân loại’ ấy chỉ có 3 là sự đói, sự buồn chán, sự già. Tiếp sau đó tuổi thọ của nhân loại dần dần tăng lên theo tuần tự cho đến Atăng-kỳ năm.
[Trình bày thời điểm Bồ-tát Metteyya sanh trong cõi Nhân loại] Khi tất cả nhân loại có tuổi thọ tăng đến A-tăng-kỳ, sự cảm nhận để biết sự già, sự bệnh, sự chết dần biến mất bởi vì có tuổi thọ quá lâu làm cho phát sanh sự dể duôi, khi đã có sự dể duôi
4/28
thì các loại tà kiến và ngã mạn cũng phát sanh, khi đã phát sanh tà kiến và ngã mạn thì các loại phiền não và nghiệp bất thiện cũng tuần tự phát sanh, khi các loại phiền não và nghiệp bất thiện phát sanh như thế thì tuổi thọ của nhân loại dần dần suy giảm từ A-tăng-kỳ năm xuống theo tuần tự cho đến còn lại 80.000 năm, chính trong thời khắc này thì Bồ-tát Metteyya sẽ sanh ra trong cõi Nhân loại, như Phật ngôn trình bày lại trong Cakkavattisutta của Suttantapaṭikavagga như vầy: “Asītivassasahassāyukesu bhikkhave manussesu metteyyo nāma bhagavā loke uppajjissati”. Dịch nghĩa là: Này chư Bhikkhu, trong thời người ‘nhân loại’ có tuổi thọ 80.000 năm, có một vị Chánh đẳng Chánh giác tên gọi Metteyya là vị đại phước sẽ xuất hiện trên thế gian. SADDHAMMA JOTIKA DHAMMĀCARIYA Abhidhammattha-saṅgaha
5/28
B̳ Ấ̳T̳ ̳T̳ H̳ I̳ Ệ̳N̳ ̳T̳ Ư̳ Ớ̳N̳ G̳ ̳H̳ A̳ Y̳ ̳D̳ Ấ̳U̳ ̳H̳ I̳ Ệ̳U̳ ̳C̳ Ủ̳ A̳ ̳N̳ G̳ À̳ Y̳ ̳T̳ Ậ̳N̳ ̳T̳ H̳ Ế̳?̳ Năm Âm Thanh Thông Báo Vang Động (Kolāhala) Kolāhala nghĩa là âm thanh vang rền chấn động có 5 trường hợp là:
Kappakolāhala : Âm thanh thông báo vang rền rằng, kể từ nay trở đi thêm 10.000 năm nữa thì thế giới sẽ bị diệt.
Buddhakolāhala : Âm thanh thông báo vang rền rằng, kể từ nay trở đi thêm 1000 năm nữa sẽ có Đức Phật xuất hiện trong thế gian.
Cakkavattikolāhala: Âm thanh thông báo vang rền rằng, kể từ nay trở đi thêm 100 năm nữa sẽ có vua Chuyển luân vương ra đời.
Maṅgalakolāhala : Âm thanh thông báo vang rền rằng, kể từ nay trở đi trong khoảng 12 năm nữa, Đức Phật sẽ thuyết giảng 38 pháp hạnh phúc.
Moneyyakolāhala : Âm thanh thông báo vang rền rằng, kể từ nay trở đi trong khoảng thời gian 7 năm nữa sẽ có người thực hành tịnh hạnh ra đời. - Sự việc diễn tiến như vậy cũng bởi vì khi thế giới sắp hoại ấy, theo tính chất thường lệ của thế giới đã tác động đến tâm, nhắc nhở cho chư Thiên dục giới có tên là Lokabyuhadeva biết rằng thêm 100.000 năm nữa thì thế giới bị băng hoại, chư Thiên ấy cùng nhau khóc lóc ỉ oi, xõa tóc, mặc y phục đỏ, mặt mày ủ rũ thiểu não, đưa tay lên chùi hai mắt ướt đẫm lệ, thân thể tiều tụy đáng thương cùng nhau đi khắp nơi trong cõi Nhân loại, báo tin rằng: “Này các bạn! Tất cả chúng ta đều sẽ gặp phải thảm họa hủy diệt, kể từ hôm nay trở đi thêm 100.000 năm nữa, sẽ phát sanh kiếp hoại, thế giới sẽ bị hủy diệt, đại dương, đất, đá, núi, vũ trụ cùng núi Sineru đều bị lửa đốt cháy thiêu hủy trở thành hoang trống khắp đến cõi Phạm thiên Sơ thiền. Do vậy các bạn chớ nên dể duôi (dễ ngươi quên mình) nữa, hãy cùng nhau tu tiến bốn phạm trú (như là Từ, Bi, Hỷ, Xả) và hãy phụng dưỡng cha mẹ, cung kỉnh bậc trưởng thượng trong gia đình cho tốt đẹp”. - Cách thông báo của chư Thiên Lokabyuha này 100 năm lại xuống thông báo một lần, chư Thiên Lokabyuha xuống nhắc nhở cảnh tỉnh cho chúng sanh biết như thế, bởi vì rằng bản chất tự nhiên nhắc nhở khiến chư Thiên này biết được rằng sẽ xuất hiện sự hoại diệt thế giới.Một số thầy giáo thọ nói rằng chư Thiên biết được kiếp hoại sắp xuất hiện vì thấy nhiều bất thiện tướng phát sanh. Hay có trường hợp khác nói rằng các vị Phạm thiên thành tựu thiền chứng biết trước sự việc sẽ phát sanh trong tương lai, nên nhắc bảo chư Thiên xuống báo tin như thế. 6/28
- Trong thời điểm ấy, tất cả chư Thiên và nhân loại khi được nghe chư Thiên Lokabyuha thông báo như thế, mọi người đều phát sanh sự động tâm, kinh cảm và có sự thương yêu lẫn nhau, cùng nhau thực hành thiện sự, tu tiến tâm từ, bi, hỷ, xả. Bởi mãnh lực của sự tu tiến bốn pháp phạm trú, nên khi dứt mạng sống thì được sanh lên cõi Trời, rồi tu tiến đề mục biến xứ gió cho đến đạt được thiền chứng, những vị này khi dứt mạng sống ở cõi trời Dục giới thì được sanh về Phạm thiên giới. - Còn các chúng sanh địa ngục, bàng sanh, ngạ quỷ, Asura có ác nghiệp nhẹ thì được sanh lên cõi Trời do mãnh lực của nghiệp thiện mà họ đã tạo trong thời quá khứ, Bởi vì tất cả chúng sanh
luân
chuyển
trong
vòng
luân
hồi
đều
có
‘hậu
báo
nghiệp’
thiện
(kusalaaparāpariyavedanīyakamma). Do đó, bởi chính mãnh lực của ‘hậu báo nghiệp’ thiện này, làm cho những chúng sanh có nghiệp bất thiện nhẹ được sanh lên cõi Trời. Khi đã sanh lên cõi Trời thì tu tiến thiền định cho đến chứng thiền được sanh về Phạm thiên giới cả thảy. -
Còn
những
chúng
sanh
có
nghiệp
nặng,
như
nghiệp
tà
kiến
nhất
định
(Niyatamicchādiṭṭhikamma), khi thế giới sắp hoại, họ dứt sanh mạng ở khổ cảnh tại nơi thế giới bị hoại diệt và tái tục vào khổ cảnh ở các vũ trụ khác không bị kiếp hoại. SADDHAMMA JOTIKA DHAMMĀCARIYA Abhidhammattha-saṅgaha
7/28
BA SỰ BIẾN MẤT CỦA GIÁO PHÁP? Pāli Canon,Tipitaka "Thưa ngài Nāgasena, điều ngài nói là: ‘Sự biến mất của Chánh Pháp,’ sự biến mất của Chánh Pháp ấy là gì?” “Tâu đại vương, đây là ba sự biến mất của Giáo Pháp. Ba điều gì? 1. Sự biến mất của việc chứng đắc, 2. Sự biến mất của việc thực hành, 3. Sự biến mất của tướng mạo. a. Tâu đại vương, khi việc chứng đắc bị biến mất, thì ngay cả đối với những người thực hành tốt đẹp cũng không có sự lãnh hội Giáo Pháp. b. Khi việc thực hành bị biến mất, thì điều học và sự quy định bị biến mất, chỉ còn tướng mạo tồn tại. c. Khi tướng mạo bị biến mất, thì có sự đứt đoạn của truyền thống. Tâu đại vương, đây là ba sự biến mất của Giáo Pháp.” “Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi thâm sâu đã khéo được giảng giải, đã được làm rõ, nút thắt đã được mở ra, lời tuyên thuyết của ngoại đạo đã bị hư hoại, đã bị đổ vỡ, đã được làm cho không còn hào quang, ngài đã tiến đến vị thế cao quý nhất trong số các vị có đồ chúng.” 7. CÂU HỎI VỀ SỰ BIẾN MẤT CỦA CHÁNH PHÁP MILINDA VẤN ĐẠO TAMTANGPALIVIET.NET
8/28
NGUYÊN NHÂN DIỆU PHÁP BIẾN MẤT VÀ TƯỢNG PHÁP(GIẢ MẠO CHÁNH PHÁP) XUẤT HIỆN? Này Kassapa, diệu pháp không biến mất cho đến khi nào tượng pháp không hiện ra ở đời. Và Kassapa khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời diệu pháp biến mất. Ví như, này Kassapa, vàng (thật) không biến mất khi nào vàng giả chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào vàng giả hiện ra ở đời, thời vàng (thật) biến mất. Cũng vậy, này Kassapa, diệu pháp không biến mất, khi nào tượng pháp chưa hiện ra ở đời. Và này Kassapa, khi nào tượng pháp hiện ra ở đời, thời diệu pháp biến mất. Này Kassapa, địa giới không làm diệu pháp biến mất, thủy giới… hỏa giới… phong giới không làm diệu pháp biến mất. Ở đây, khi nào các người NGU có mặt, chính họ làm diệu pháp biến mất. Ví như, này Kassapa, chiếc thuyền bị chìm vì chở quá nặng. Không phải vì vậy, này Kassapa, diệu pháp bị biến mất. Này Kassapa, có năm thối pháp khiến cho diệu pháp bị hỗn loạn và biến mất. Thế nào là năm? Ở đây, này Kassapa, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ: 1. sống không tôn kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, 2. sống không tôn kính, không tùy thuận Chánh pháp, 3. sống không tôn kính, không tùy thuận chúng Tăng, 4. sống không tôn kính, không tùy thuận học giới, 5. sống không tôn kính, không tùy thuận đối với Thiền định. SN 16.13
9/28
ĐỨC PHẬT DỰ NGÔN VỀ TƯƠNG LAI? “Cũng giống như vậy, này các Tỳ kheo, các Tỳ kheo trong thời tương lai cũng giống như vậy. 1. Khi những bài thuyết giảng (kinh) được nói bởi Như Lai là sâu sắc, sâu sắc về ý nghĩa, siêu thế, liên hệ đến tánh-không, đang được tụng giảng, thì họ sẽ, *không muốn lắng nghe chúng, *không lóng tai nghe chúng, *và cũng không ứng dụng vào tâm để hiểu chúng; *và họ không cho rằng những giáo lý đó nên cần được học-hiểu và nắm-vững. 2. Nhưng khi những bài thuyết giảng chỉ là những bài thơ ca của các thi sĩ, với câu chữ mỹ miều, được sáng tạo bởi người những người ngoài đạo, được nói ra bởi những đệ tử [của họ], đang được ngâm đọc, *thì họ lại muốn lắng nghe chúng, *lóng tai nghe chúng, *và ứng dụng tâm để hiểu chúng, *và họ cho rằng những giáo lý đó mới cần được học-hiểu và nắm vững. Theo cách như vậy, này các Tỳ kheo, thì những bài thuyết giảng được nói bởi Như Lai là sâu sắc, sâu sắc về ý nghĩa, siêu thế, liên hệ đến tính-không, sẽ dần dà biến mất (giống như cái mặt trống làng biến mất, chỉ còn lại mớ chốt vô dụng). “Do vậy, này các Tỳ kheo, các thầy nên tu tập bản thân như vầy: ‘Khi những bài thuyết giảng được nói bởi Như Lai là sâu sắc, sâu sắc về ý nghĩa, siêu thế, liên hệ đến tánh-không, đang được tụng giảng thì chúng ta sẽ luôn lắng nghe chúng, lóng tai nghe chúng, và ứng dụng tâm để hiểu chúng; và chúng ta sẽ cho rằng những giáo lý đó mới cần được học-hiểu và nắmvững.’ Như vậy các thầy nên tu tập bản thân.” SN 20:07 P/S: 1 suññatappaṭisaṁyuttā
10/28
ĐỨC PHẬT DỰ NGÔN VỀ NHỮNG HIỂM HỌA TƯƠNG LAI? “Trong tương lai, sẽ có những Tỳ kheo không tu thành về thân, giới-hạnh, tâm, và trí-tuệ. 1. Họ thụ giới cho những người khác nhưng họ không thể huấn luyện những người khác. Rồi đến lượt họ sẽ lại thụ giới cho những người khác [sau họ], và rồi họ cũng không thể huấn luyện những người khác. 2. Họ ban cho những người khác sự nương dựa vào họ (tức họ làm y chỉ sư cho những người khác) nhưng họ không thể huấn luyện những người khác. 3. Trong khi tham gia vào cuộc đàm đạo nói về Giáo Pháp, trong nhiều câu hỏi và câu trả lời, họ sẽ rơi vào Giáo Pháp tối tăm (hắc pháp) nhưng sẽ không nhận thấy điều đó. 4. (a) khi những bài thuyết giảng (kinh) được nói bởi Như Lai là sâu sắc, sâu sắc về ý nghĩa, vượt trên (xuất) thế gian, liên hệ đến tính-không, đang được tụng giảng, thì họ sẽ không muốn lắng nghe chúng, không lóng tai nghe chúng, và cũng không áp dụng tâm để hiểu chúng; và họ không cho rằng những giáo lý đó nên cần được học hiểu và nắm vững. (b) Nhưng khi những bài thuyết giảng chỉ là những bài thi ca của các thi sĩ, với câu chữ mỹ miều, được sáng tạo bởi người những người ngoài đạo, được nói ra bởi đệ tử [của họ], đang được ngâm đọc, thì họ lại muốn lắng nghe chúng, lóng tai nghe chúng, và áp dụng tâm để hiểu chúng, và họ cho rằng những giáo lý đó mới cần được học hiểu và nắm vững. 5. Những Tỳ kheo trưởng lão—không tu thành về thân, giới-hạnh, tâm, và trí-tuệ—những Tỳ kheo trưởng lão sống xa hoa (thụ hưởng) và lơi lỏng, những người lãnh đạo (thượng tọa) thì tụt lùi (không tu tiến), dẹp bỏ bổn phận sống tách-ly lánh trần; họ không phát khởi sự nỗ-lực (tinh tấn) để đạt tới những điều chưa đạt được, để thành tựu những điều chưa thành tựu được, để chứng ngộ những điều chưa chứng ngộ được. Những người kế tục sau đó noi gương làm theo họ. Vậy đó, này các Tỳ kheo, do có sự suy đồi về Giáo Pháp nên có sự suy đồi về giới luật, và do có sự suy đồi về giới luật nên có sự suy đồi về Giáo Pháp. Đây là năm hiểm-họa chưa khởi sinh sẽ khởi sinh trong tương lai. Các thầy nên nhận ra và cố gắng trừ bỏ nó. “Này các Tỳ kheo, đây là năm hiểm-họa tương lai chưa khởi sinh sẽ khởi sinh trong tương lai. Các thầy nên nhận ra và cố gắng trừ bỏ chúng.” AN 5.79 A.III.106
11/28
ĐỨC PHẬT DỰ NGÔN VỀ NHỮNG HIỂM HỌA TƯƠNG LAI? [5] *‘Giờ Tăng Đoàn đang sống một cách an ổn—trong sự hòa hảo, một cách hòa đồng, không có tranh chấp, cùng chung một giọng nói [sự tụng niệm]. *Nhưng sẽ đến thời lúc có sự chia rẽ trong Tăng Đoàn. Trong thời lúc có sự chia rẽ trong Tăng Đoàn, không dễ gì chú-tâm đến giáo lý của Phật; không dễ gì lánh về nơi trú-ở xa lánh trong rừng núi. Trước khi cái tình trạng không đáng ước, không muốn có và khó chịu đó xảy đến với ta, ta nên mau chóng phát khởi sự nỗ-lực (tinh tấn) để đạt tới điều chưa đạt tới, để thành tựu điều chưa được thành tựu, để chứng ngộ điều chưa được chứng ngộ. Nhờ vậy đến lúc ta ở trong tình trạng (bị chia rẽ) đó, ta sẽ sống được thư thái, cho dù có sự chia rẽ trong Tăng Đoàn.’ Đây là hiểm-họa tương lai thứ năm, suy xét về nó cũng đủ cho một Tỳ kheo sống tu trong rừng sống chuyên chú, nhiệt thành, và kiên định … để chứng ngộ điều chưa được chứng ngộ. AN 5.78
Đức Phật Dự Ngôn Về Những Hiểm Họa Tương Lai [1] ‘Ta giờ đang trẻ, là người trẻ còn chân tóc đen được phú cho hạnh phúc của tuổi trẻ, đang trong thời thanh xuân của cuộc đời. Nhưng sẽ đến lúc tuổi già cũng tấn công thân thể này. Rồi khi bị già, bị khuất phục bởi sự già yếu, lúc đó không dễ gì chú-tâm [tác ý, chuyên chú] đến giáo lý của Phật; không dễ gì lánh về nơi trú-ở xa lánh trong rừng núi. Trước khi cái tình trạng không đáng ước, không muốn có và khó chịu đó xảy đến với ta, ta nên mau chóng phát khởi sự nỗ-lực (tinh tấn) để đạt tới điều chưa đạt tới, để thành tựu điều chưa được thành tựu, để chứng ngộ điều chưa được chứng ngộ. Nhờ vậy đến lúc ta ở trong tình trạng (già) đó, ta sẽ sống được thư thái, cho dù ta bị già yếu.’ Đây là hiểm-họa tương lai thứ nhất, suy xét về nó cũng đủ cho một Tỳ kheo sống chuyên chú, nhiệt thành, và kiên định … để chứng ngộ điều chưa được chứng ngộ. AN 5.78
12/28
Thậm chí chính Đức Phật đã dạy trong Tayo Dhamma Sutta, Aṅguttara-nikāya, rằng nếu không phải do tham, sân và si, thì thậm chí chính Đức Phật cũng đã không xuất hiện trên thế gian này. AN 10.76 (I) (1) “Này các Tỳ kheo, nếu ba điều này không được thấy có trong thế gian, thì Như Lai, bậc A-lahán, bậc Toàn Giác đã không khởi sinh trong thế gian, và Giáo Pháp và giới luật được tuyên thuyết bởi bậc ấy sẽ không soi sáng trong thế gian. Ba đó là gì? Sinh, già, và chết. Nếu ba điều này không được thấy có trong thế gian, thì Như Lai, bậc A-la-hán, bậc Toàn Giác không khởi sinh trong thế gian, và Giáo Pháp và giới luật được tuyên thuyết bởi bậc ấy không soi sáng trong thế gian. Nhưng bởi vì ba điều này được thấy có trong thế gian, nên Như Lai, bậc A-la-hán, bậc Toàn Giác khởi sinh trong thế gian, và Giáo Pháp và giới luật được tuyên thuyết bởi bậc ấy soi sáng trong thế gian. (2) “Chưa trừ bỏ ba điều này, một người là không khả năng trừ bỏ sinh, già, chết. Ba đó là gì? Tham, sân, si. Chưa trừ bỏ ba điều này, thì một người là không khả năng trừ bỏ sinh, già, chết. DUYÊN HỆ TRONG ĐỜI SỐNG BÌNH NHẬT U Hla Myint
NẾU NHỮNG VỊ TỶ KHEO NÀY SỐNG CHƠN CHÁNH, THỜI ĐỜI NÀY KHÔNG VẮNG NHỮNG VỊ A-la-hán —Này Subhadda, trong pháp luật nào không có Bát Thánh đạo, thời ở đây không có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng không có đệ nhị Sa-môn, cũng không có đệ tam Sa-môn, cũng không có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda trong pháp luật nào có Bát Thánh đạo, thời ở đây có đệ nhất Sa-môn, cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, ở đấy cũng có đệ tứ Sa-môn. Này Subhadda, chính trong pháp luật này có Bát Thánh Ðạo, thời này Subhadda, ở đây có đệ nhất Sa-môn, ở đây cũng có đệ nhị Sa-môn, cũng có đệ tam Sa-môn, cũng có đệ tứ Sa-môn.
13/28
Những hệ thống ngoại đạo khác đều không có những Sa-môn. Này Subhadda, nếu những vị Tỷ-kheo này sống chơn chánh, thời đời này không vắng những vị A-la-hán. DN 16
14/28
KHỞI THỦY VÀ TẬN CÙNG CỦA THẾ GIAN? Vào một thuở nọ, có một ẩn sĩ thể hiện thần thông để cố gắng đến được nơi tận cùng của vũ trụ. Ông ta có thể bay xuyên suốt vũ trụ với tốc độ của mũi tên xuyên qua cái bóng của cây thốt nốt. Ông ta đã di chuyển ở tốc độ siêu phàm như vậy hết cả cuộc đời của mình. Tuy nhiên, ông đã không bao giờ đến được nơi tận cùng của vũ trụ. Sau khi chết, ông ta đã tái sanh làm một thiên nhân có thần lực tên là Rohitassa. Một ngày nọ, vị thiên nhân này đã viếng thăm Đức Phật và bạch hỏi rằng: “Nơi tận cùng của thế giới là ở đâu và làm sao chúng ta có thể đến đó được?” Đức Phật đã ban cho ông một câu trả lời có tính cách khai sáng như sau: “Ta nói rằng, trong chính cái thân xác tri giác và tỉnh thức dài một trượng này có cả thế giới, nguồn gốc của thế giới và sự tận cùng của thế giới.” (Aṅguttara-1, 356) Như được đề cập đến ở trên, chính sự dính mắc hay tham ái khiến cho chúng ta tục sinh, lão hóa và chết đi hết kiếp này đến kiếp khác. Chính vòng luân hồi liên tục này (saṃsāra) là thế gian (loka). Chúng ta có thể đạt đến sự kết thúc của nó (tức là Níp-bàn (Nibbāna)) khi chúng ta hoàn toàn giác ngộ, tức là không còn chỗ cho tham ái và tục sinh. Tuy nhiên, nó không phải là sự hủy diệt của bất kỳ một cá nhân nào. Nó cũng không phải là một dạng tái sanh đặc biệt vào một cõi thiên giới, nơi mà hạnh phúc vĩnh cửu tồn tại như được đề xướng hay được chủ trương bởi một vài chủ thuyết. Trong thực tế, nó chỉ giống như là thức dậy từ một giấc mơ. Mọi thứ tốt hay xấu, an lạc hay bất toại nguyện trong một giấc mơ sẽ trở thành chẳng là gì cả một khi chúng ta thức giấc. Níp-bàn (Nibbāna) là sự thức dậy khỏi một cảm giác mê mờ hay lầm lạc như vậy về cuộc sống. U Hla Myint DUYÊN HỆ TRONG ĐỜI SỐNG BÌNH NHẬT
15/28
NHỮNG THẮC MẮC CỦA VUA TRỜI ĐẾ-THÍCH? Đức Phật giải đáp những thắc mắc của Thiên Chủ SAKKA: 1. Do kiết sử nào, chúng sanh đã phải sống trong hận thù, với thù nghịch, với ác ý đả thương lẫn nhau? - Tật đố và xan tham là hai nguyên nhân chánh yếu. 2. Do nhân duyên nào khởi sanh tật đố và xan tham? - Do ưa và ghét làm nhân duyên, làm tập khởi, làm sanh khởi, và làm cho hiện hữu. Và ngược lại, ưa ghét không hiện hữu, tật đố và xan tham cũng không hiện hữu. 3. Do nhân duyên nào khởi sanh ưa và ghét? - Do dục làm nhân duyên, làm tập khởi, làm sanh khởi, và làm cho hiện hữu. Và ngược lại, dục không hiện hữu, ưa ghét cũng không hiện hữu. 4. Do nhân duyên nào khởi sanh dục? - Do tầm (tìm kiếm) làm nhân duyên, làm tập khởi, tầm khiến dục sanh, và tầm khiến dục hiện hữu. Và ngược lại, tầm không hiện hữu, mà dục cũng không hiện hữu. 5. Do nhân duyên nào khởi sanh tầm? - Do các loại vọng tưởng làm nhân duyên, làm tập khởi, làm sanh khởi, và làm cho hiện hữu. Do các loại vọng tưởng hiện hữu, tầm hiện hữu. Do các loại vọng tưởng không hiện hữu, tầm không hiện hữu. 6. Phải thành tựu con đường nào thích hợp và hướng dẫn diệt trừ các loại vọng tưởng? - Có hai loại: Một loại nên thân cận và một loại không nên thân cận. - Phải biết nên thân cận với Hỷ, Ưu, Xả, làm cho Thiện Pháp tăng trưởng, và phải biết không nên thân cận với Hỷ, Ưu, Xả làm cho Bất Thiện Pháp tăng trưởng. - Với Hỷ, Ưu, Xả câu hữu với Tầm và câu hữu với Tứ. Và với Hỷ, Ưu, Xả không câu hữu với Tầm và không câu hữu với Tứ. Các loại Hỷ, Ưu, Xả không câu hữu với Tầm và không câu hữu với Tứ, là thù thắng hơn. 7. Vị tỳ khưu phải làm như thế nào để thành tựu về biệt giải thoát luật nghi? - Có hai loại: Một loại nên thân cận và một loại không nên thân cận. - Phải biết nên thân cận với Thân Hành, Ngữ Hành, và Tầm Cầu, làm cho Thiện Pháp tăng trưởng, và phải biết không nên thân cận với Thân Hành, Ngữ Hành, và Tầm Cầu, làm cho Bất Thiện Pháp tăng trưởng. 8. Vị tỳ khưu phải làm như thế nào để thành tựu hộ trì các căn? - Có hai loại: Một loại nên thân cận và một loại nên tránh xa.
16/28
- Phải biết nên thân cận các loại Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp làm cho Thiện Pháp tăng trưởng, và phải biết nên tránh xa các loại Sắc, Thinh, Khí, Vị, Xúc, Pháp làm cho Bất Thiện Pháp tăng trưởng. 9. Có phải tất cả Sa Môn, Bà La Môn đều đồng một tư tưởng, đồng một giới hạnh, đồng một mong cầu, đồng một chí hướng? - Không có thể có được như vậy. - Vì thế gian này gồm có nhiều loại giới, nhiều giới sai biệt. - Các loài hữu tình thường nhiên thiên chấp một loại giới nào, và khi đã thiên chấp thì trở thành kiên trì cố thủ với định kiến: “Đây là sự thật, ngoài ra toàn là si mê.” - Do đó, tất cả Sa Môn, Bà La Môn không đồng một tư tưởng, không đồng một giới hạnh, không đồng một mong cầu, và không đồng một chí hướng. 10. Vì sao tất cả Sa Môn, Bà La Môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích? - Chỉ những vị Sa Môn, Bà La Môn nào đã giải thoát tham ái, thì mới đồng một cứu cánh, đồng một an ổn, đồng một phạm hạnh, đồng một mục đích. - Do đó, tất cả Sa Môn, Bà La Môn không đồng một cứu cánh, không đồng một an ổn, không đồng một phạm hạnh, không đồng một mục đích? DN 21
17/28
NGUYÊN NHÂN VÀ LÝ DO GIÁO PHÁP KHÔNG TIẾP TỤC DÀI LÂU SAU KHI ĐỨC PHẬT NHẬP NÍP BÀN? - Thưa Thế Tôn, cái gì là nguyên nhân và lý do Giáo Pháp tốt lành không tiếp tục dài lâu sau khi một Như Lai bát-niết-bàn? (1) Ở đây, này Kimbila, sau khi một Như Lai bát-niết-bàn [chứng ngộ Niết-bàn cuối cùng], những Tỳ kheo, những Tỳ kheo ni, đệ tử tại gia nam, và đệ tử tại gia nữ sống không có sự tôn trọng và tôn kính đối với Vị Thầy. (2) Họ sống không có sự tôn trọng và tôn kính đối với Giáo Pháp. (3) Họ sống không có sự tôn trọng và tôn kính đối với Tăng Đoàn. (4) Họ sống không có sự tôn trọng và tôn kính đối với sự tu-tập. (5) Họ sống không có sự tôn trọng và tôn kính đối với sự định-tâm (thiền định). (6) Họ sống không có sự tôn trọng và tôn kính đối với sự chuyên-chú. (7) Họ sống không có sự tôn trọng và tôn kính đối với sự hiếu-khách (tiếp đón và giúp đỡ những đồng đạo đến ở). Đây là nguyên nhân và lý do Giáo Pháp tốt lành không tiếp tục dài lâu sau khi một Như Lai bát-niết-bàn. AN 7.59
THẾ TÔN GIẢNG VỀ SỰ HOẠI DIỆT CỦA QUẢ ĐẤT BỞI LỬA TỪ 7 MẶT TRỜI XUẤT HIỆN... Này các Tỷ-kheo, khi mặt trời thứ bảy hiện ra, trái đất lớn này và núi chứa Sineru bốc cháy, rực cháy, trở thành một màn lửa. Và khi quả đất lớn này và núi chúa Sineru cháy đỏ lên, cháy rực lên ngọn lửa do gió thổi bốc cao đến Phạm thiên giới. Các chóp ngọn của núi Sineru, cao đến một, hai, ba, bốn, năm trăm do tuần, khi bị cháy đỏ lên, cháy rực lên, bị cả khối lửa to lớn phá hoại và chinh phục, liền sụp đổ xuống. Sau khi quả đất lớn và núi Sineru bị cháy đỏ lên, cháy rực lên, không tìm thấy tro và lọ đen. Ví như, này các Tỷ-kheo, khi bơ và dầu được cháy đỏ, được cháy rực lên, không tìm thấy tro và lọ đen.
18/28
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi quả đất lớn này và núi chứa Sineru bị cháy đỏ lên, cháy rực lên, không tìm thấy tro và lọ đen. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các hành là vô thường. Này các Tỷ-kheo, các hành là không kiên cố. Này các Tỷ-kheo, các hành là không an ổn. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là vừa đủ để nhàm chán, là vừa đủ để ly tham, là vừa đủ để giải thoát đối với tất cả hành. Ở đây, này các Tỷ-kheo, ai là người có thể nghĩ rằng, ai là người có thể tin rằng: “Quả đất này và núi chứa Sineru sẽ bị đốt cháy, sẽ bị hủy hoại, sẽ không còn tồn tại nữa”, trừ những người đã được chứng kiến. AN 7.66
19/28
CÁC TỲ KHƯU, NHỮNG TỲ KHƯU SẼ THÀNH TRONG TƯƠNG LAI?
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, những Tỷ-kheo sẽ thành trong tương lai. Những bài kinh nào do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, họ sẽ không nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ không lóng tai; họ sẽ không an trú chánh tri tâm, và họ sẽ không nghĩ rằng các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải thấu đáo. Còn những bài kinh nào do các thi sĩ làm, những bài thơ với những danh từ hoa mỹ, với những câu văn hoa mỹ, thuộc ngoại điển, do các đệ tử thuyết giảng, họ sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; họ sẽ lóng tai; họ sẽ an trú chánh tri tâm và họ sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các kinh do Như Lai thuyết, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không sẽ đi đến tiêu diệt. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập như sau: “Những bài kinh nào do Như Lai thuyết giảng, thâm sâu, nghĩa lý thâm diệu, xuất thế gian, liên hệ đến không, chúng tôi sẽ nghe khi các kinh ấy được thuyết giảng; chúng tôi sẽ lóng tai; chúng tôi sẽ an trú chánh tri tâm. Và chúng tôi sẽ nghĩ rằng, các pháp ấy cần phải học thuộc lòng, cần phải học thấu đáo”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập. S.ii,266
20/28
ĐỨC PHẬT TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀO VỀ VIỆC CÚNG VÁI CẦU NGUYỆN (HỒI HƯỚNG) CHO NGƯỜI ĐÃ KHUẤT? 6. Người Ðất Phương Tây hay Người Ðã Chết Một thời Thế Tôn trú ở Nàlandà, tại rừng Pàvàrikamba. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.Ngồi xuống một bên, thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn: —Bạch Thế Tôn, các vị Bà-la-môn trú đất phương Tây, mang theo bình nước, đeo vòng hoa huệ (sevàla), nhờ nước được thanh tịnh. Những người thờ lửa, khi một người đã chết, đã mệnh chung, họ nhắc bổng và mang vị ấy ra ngoài (uyyàpenti), kêu tên vị ấy lên, và dẫn vị ấy vào Thiên giới. Còn Thế Tôn, bạch Thế Tôn, là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Thế Tôn có thể làm như thế nào cho toàn thể thế giới, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này? —Vậy, này Thôn trưởng, ở đây, Ta sẽ hỏi Ông. Nếu Ông kham nhẫn hãy trả lời: Này Thôn trưởng, Ông nghĩ thế nào? Ở đây, một người sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: “Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này!” Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, người ấy do nhân cầu khẩn của đại quần chúng ấy, hay do nhân tán dương, hay do nhân chấp tay đi cùng khắp, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này? —Thưa không, bạch Thế Tôn. —Ví như, này Thôn trưởng, có người lấy một tảng đá lớn ném xuống một hồ nước sâu. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: “Hãy đứng lên, tảng đá lớn! Hãy nổi lên, tảng đá lớn! Hãy trôi vào bờ, này tảng đá lớn!” Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, tảng đá lớn ấy do nhân cầu khẩn của đại quần chúng ấy, hay do nhân tán dương, hay do nhân chấp tay đi cùng khắp, có thể trồi lên, hay nổi lên, hay trôi dạt vào bờ không? —Thưa không, bạch Thế Tôn. —Cũng vậy, này Thôn trưởng, người nào sát sanh, lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận, theo tà kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: “Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này!” Nhưng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng? Ở đây, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù 21/28
phiếm, không có tham, không có sân hận, có chánh tri kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói rằng: “Mong người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!” Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, người ấy do nhân cầu khẩn của quần chúng đông đảo ấy, hay do nhân tán dương, hay do nhân chấp tay đi cùng khắp, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục không? —Thưa không, bạch Thế Tôn. —Ví như, này Thôn trưởng, có người nhận chìm một ghè sữa đông (sappi) hay một ghè dầu vào trong một hồ nước sâu rồi đập bể ghè ấy. Ở đây, ghè ấy trở thành từng miếng vụn, hay từng mảnh vụn và chìm xuống nước. Còn sữa đông hay dầu thời nổi lên trên. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói: “Hãy chìm xuống, này sữa đông và dầu! Hãy chìm sâu xuống, này sữa đông và dầu. Hãy chìm xuống tận đáy, này sữa đông và dầu!”. Ông nghĩ thế nào, này Thôn trưởng, sữa đông ấy, dầu ấy, có do nhân cầu khẩn của đám quần chúng đông đảo ấy, do nhân tán dương, do nhân chấp tay đi cùng khắp của quần chúng đông đảo ấy nên bị chìm xuống, hay chìm sâu xuống, hay đi xuống tận đáy không? —Thưa không, bạch Thế Tôn. —Cũng vậy, này Thôn trưởng, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ sống tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham, không có sân, theo chánh tri kiến. Rồi một quần chúng đông đảo, tụ tập, tụ họp lại, cầu khẩn, tán dương, chấp tay đi cùng khắp và nói: “Mong rằng người này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục!” Nhưng người ấy sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Khi nghe nói vậy, thôn trưởng Asibandhakaputta bạch Thế Tôn: —Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Thật là vi diệu, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Bạch Thế Tôn, con nay xin quy y Phật, Pháp và chúng Tăng. Mong Thế Tôn nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ nay trở đi cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng! S.iv,311
22/28
Đế-thích (Sakka) sau đó hỏi Phật về nguyên nhân của thích và ghét? Đức Phật nói rằng nguyên nhân của thích và ghét là dục.
Dục (chanda) Đức Phật đề cập ở đây không phải là dục thiện mà là dục kết hợp với lạc và ái hay nói khác hơn đó là Ái Dục (taṇhā chanda). Dục — chanda có 5 loại: (1) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn trong việc tìm kiếm các dục trần. Loại dục này là lực đẩy nằm đằng sau mọi hoạt động của người đàn ông trong mỗi kiếp sống. (2) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn trong việc giành được các dục trần. Khi một ước muốn thành tựu, ước muốn khác liền sanh và vì vậy, theo cách này ước muốn giành được các dục trần không bao giờ đi đến chấm dứt. Thảo nào ngay cả những người giàu có bạc tỷ vẫn khao khát có được của cải và tiền bạc nhiều hơn nữa thay vì biết đủ với những gì mình có. (3) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn trong việc thọ hưởng những dục trần và những của cải vật chất. Những người thích phim ảnh, ca nhạc,… không bao giờ biết chán trong việc hưởng thụ chúng. (4) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn trong việc tích chứa vàng, bạc, … hay tích trữ tiền bạc bằng bất cứ hình nào để sử dụng khi cần thiết trong tương lai. (5) dục hay ước muốn không thể thỏa mãn của một số người muốn chia xẻ hay phân phát tiền bạc cho những người theo mình hay cho những người làm công cho mình. Năm loại dục này làm phát sanh thích và ghét. Các đối tượng và chúng sanh giúp hoàn thành ước muốn hay dục thì khiến cho thích sanh khởi trong khi các đối tượng và chúng sanh cản trở ước muốn ấy khiến ghét phát sanh. Kế đó Đế thích (Sakka) hỏi Đức Phật về nguồn gốc của thích? MAHASI SAYADAW GIẢNG GIẢI KINH THỪA TỰ PHÁP
23/28
Sự thực thì hầu hết mọi người chấp nhận những giáo pháp nào phù hợp với khuynh hướng của họ?
Bài pháp của Đức Phật làm cho Đế-thích (Sakka) rất hài lòng. Trước khi đi đến gặp Đức Phật, Đế-thích đã gặp các bậc thánh tự xưng khác và tìm hiểu về giáo lý của họ. Lúc đó ông thấy rằng họ chấp giữ những quan điểm rất khác nhau. Giờ đây khi ông đã đắc đạo quả nhập lưu sau khi nghe những lời dạy của Đức Phật, ông biết và thấy được Chân Diệu Pháp và vì vậy ông cũng biết và thấy được Chân Phật và Chân Tăng. Mọi hoài nghi của ông bây giờ đã tiêu tan. Mặc dù ông không nói điều ấy cho Đức Phật một cách dứt khoát nhưng nó đã được ngầm ý trong câu hỏi của ông cho Đức Phật. “Bạch Đức Thế Tôn, có phải tất cả những người tự gọi mình là Sa-môn bà-la-môn (samaṇabrahmaṇas) đều có chung những quan điểm? Có phải họ cùng sống chung một đời phạm hạnh? Có phải họ có cùng một mong cầu hay có chùng cùng một mục đích?” Tất nhiên Sakka đã biết câu trả lời cho những câu hỏi này. Ông hỏi chúng chỉ như một sự mở đầu cho câu hỏi của ông về những điều khác biệt của họ mà thôi. Đức Phật đã trả lời câu hỏi thứ hai của ông như sau: “Này Sakka! Trong thế gian này con người không có cùng một loại tính khí. Hay nói khác hơn tính khí của con người rất khác nhau. Họ suy nghĩ sai lầm và chấp chặt vào những quan điểm nào hợp với tính khí của họ một cách ám ảnh. Họ khăng khăng rằng chỉ những quan điểm của họ là đúng và tất cả những quan điểm khác đều sai. Do sự cố chấp này mà những bậc thánh tự xưng ấy có những quan điểm khác nhau. Họ đưa ra những hệ thống giá trị đạo đức khác nhau, họ có những mong cầu khác nhau và những mục đích khác nhau trong cuộc sống.” MAHASI SAYADAW GIẢNG GIẢI KINH ĐẾ THÍCH VẤN ĐẠO
24/28
Giáo Pháp của Phật chỉ dành cho những ai?
1. Appicchassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo mahicchassa: Pháp này để cho người ít dục, pháp này không phải để cho người nhiều dục. 2. Santuṭṭhassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo asantuṭṭhassa: Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ. 3. Pavivittassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo saṅgaṇikārāmassa: Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng. 4. Āraddhavīriyassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo kusītassa: Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác. 5. Upaṭṭhitassatissāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo muṭṭhassatissa: Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm. 6. Samāhitassāyaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo asamāhitassa: Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định. 7. Paññavato ayaṃ dhammo, nāyaṃ dhammo duppaññassa: Pháp này để cho người có trí tuệ, pháp này không phải để cho người ác tuệ. 8. Nippapañcārāmassāyaṃ dhammo nippapañcaratino, nāyaṃ dhammo papañcārāmassa papañcaratino: Pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, Pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận. (Aṅguttaranikāyo Aṭṭhakanipātapāḷi, 62-66)
25/28
Khi nào DIỆU PHÁP biến mất?
Đức Phật nói cho ngài Kassapa như sau: địa giới, thủy giới... hỏa giới... phong giới không làm diệu pháp biến mất. khi nào các người ngu có mặt, chính họ làm diệu pháp biến mất. “Na kho, kassapa, pathavīdhātu..., na āpodhātu....., na tejodhātu...., na vāyodhātu saddhammaṃ antaradhāpeti; atha kho idheva te uppajjanti moghapurisā ye imaṃ saddhammaṃ antaradhāpenti”. Khi nào các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không tôn kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư, Chánh pháp, Chúng Tăng, Học Giới, Thiền định. Này Kassapa, chính những thối pháp này đưa đến sự hỗn loạn, sự biến mất của diệu pháp. “Idha, kassapa, bhikkhū bhikkhuniyo upāsakā upāsikāyo satthari agāravā viharanti appatissā, dhamme..., saṅghe..., sikkhāya... samādhismiṃ agāravā viharanti appatissā – ime kho, kassapa, pañca okkamaniyā dhammā saddhammassa sammosāya antaradhānāya saṃvattanti”. Sampayuttanikāya Nidānavagga Pāḷi; 423 TẠI SAO KHI THẾ TÔN THUYẾT PHÁP LẠI KHÔNG CHĂM CHÚ NGHE? Bạch Ngài! Pháp của Ngài thuyết banh da xẻ thịt, thấu tận xương tủy. Tại sao trong khi Ngài thuyết pháp, mấy ông nầy lại không chăm chú nghe? - Nầy Ānanda! Ngươi ngỡ rằng Pháp Như Lai thuyết là dễ nghe lắm sao? Dễ lãnh hội lắm sao? - Bạch Ngài! Ngài cho rằng Pháp ấy khó lãnh hội lắm sao? - Thật như vậy, nầy Ānanda. - Tại sao vậy? Bạch Ngài. - Nầy Ānanda! Những chúng sanh nầy đã trải qua vô số trăm ngàn kiếp trái đất, chưa từng nghe tiếng Đức Phật, Đức Pháp, Đức Tăng, cho nên bây giờ không thể nghe được Pháp của ta thuyết đây. Trong vòng luân hồi vô thủy, những chúng sanh nầy chỉ thường nghe ngôn ngữ của cầm thú
26/28
dưới mọi hình thức, bởi vậy họ quen la cà tại những nơi mà người ta ăn uống vui chơi, ca hát, nhảy múa. Họ không thể nào nghe Pháp được. - Bạch Ngài! Tại cớ nào mà họ không thể nghe Pháp được? - Nầy Ānanda! Không thể nghe Pháp được tại vì tham (Rāga), tại vì sân (Dosa), tại vì si (Moha). DhpA 251
VÌ SAO DÂN SỐ SUY GIẢM, NHỮNG LÀNG MẠC THÀNH THỊ ĐÃ BIẾN MẤT?
“Thầy Cồ-đàm, tôi nghe những bà-la-môn trưởng lão, họ là những người già cả, đã gánh nặng năm tháng, là bậc thầy của những vị thầy, đã nói rằng: ‘Trong thời quá khứ thế gian này đông nghẹt dân chúng, gần như không có khoảng trống giữa họ. Những làng mạc, những thành thị, và những kinh thành san sát nhau đến nỗi những con gà có thể bay qua bay lại giữa chúng (các nơi đó).’ Thầy Cồ-đàm, tại sao trong thời hiện tại dân số giảm đi, sự giảm sút nhìn thấy rõ, và những làng mạc, phố thị, thành thị, quận thị đã biến mất?” “Này bà-la-môn, thời bây giờ người ta bị a- kích thích bởi tham-dục trái pháp, b- bị chinh phục bởi tham-lam bất chính, c- bị hành khổ bởi Giáo Pháp sai lạc (tà pháp).
27/28
(1) Hệ quả là, họ cầm vũ khí và chém giết lẫn nhau. Nên nhiều người chết... (2) “Lại nữa, Khi điều này xảy ra, trời không mưa đủ. Hệ quả là, nạn đói xảy ra, lúa gạo khan hiếm; mùa màng bị tàn phá (bởi sâu bọ) và biến thành rơm rạ. Nên nhiều người chết. (3) “Lại nữa, Khi điều này xảy ra, những quỷ dạ-xoa (yakkha) chúa đã thả những ác quỷ dạ-xoa dã man ra đường. Nên nhiều người chết. Đây là một lý do tại sao trong thời hiện tại dân số giảm đi, sự giảm sút nhìn thấy rõ, và những làng mạc, phố thị, thành thị, quận thị đã biến mất.” AN 3.56
28/28