23 0 146KB
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 VIỆN NGHIÊN CỨU SƯ PHẠM
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG KHÓA NVSP K6.24 LIÊN VIỆT
Chuyên đề: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Họ và tên: PHẠM KHẮC PHONG Ngày sinh: 24/03/1995 Nơi sinh: TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi SBD: 67
Đề bài: Trình bày hiểu biết của anh/chị về các cách tiếp cận trong phát triển chương trình. Xây dựng 01 đề cương học phần thuộc chương trình đào tạo của ngành học cụ thể (tự chọn) và chỉ ra cách tiếp cận của đề cương đó. Bài tập có độ dài từ 10 -15 trang A4. Bài làm: Các cách tiếp cận trong phát triển chương trình gồm có: 1. Cách tiếp cận nội dung Với quan niệm này, giáo dục là quá trình truyền thụ nội dung kiến thức. Đây là cách tiếp cận cổ điển trong xây dựng chương trình đào tạo, theo đó mục tiêu của đào tạo chính là nội dung kiến thức. Theo cách tiếp cận này, chương trình đào tạo không khác gì bản mục lục của sách giáo khoa. Phương pháp giảng dạy thích hợp với cách tiếp cận này phải nhằm mục tiêu truyền thụ nhiều kiến thức nhất. Việc đánh giá kết quả học tập sẽ gặp khó khăn vì mức độ nông sâu của kiến thức không được thể hiện rõ ràng. Với tốc độ phát triển khoa học và công nghệ như vũ bão, kiến thức gia tăng theo hàm mũ, chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng này sẽ bế tắc vì không thể truyền thụ đủ nội dung trong một thời gian hạn chế, và nội dung truyền thụ cũng nhanh chóng lạc hậu. 2. Cách tiếp cận mục tiêu Theo cách tiếp cận này, chương trình đào tạo phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo. Dựa trên mục tiêu đào tạo người lập chương trình mới quyết định được nội dung, phương pháp đào tạo cũng như cách đánh giá kết quả học tập. Mục tiêu đào tạo ở đây được thể hiện dưới dạng mục tiêu đầu ra: những thay đổi về hành vi của người học. Cách tiếp cận mục tiêu chú trọng đến sản phẩm đào tạo và coi đào tạo là quy trình để tạo nên các sản phẩm với các tiêu chuẩn định sẵn. Theo cách tiếp cận này, người ta quan tâm tới những thay đổi của người học sau khi kết thúc khóa học về hành vi trong các lĩnh vực nhận thức, kĩ năng, thái độ. Mục tiêu đào tạo phải được xây dựng rõ ràng sao cho có thể định lượng được và dùng nó làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo. Dựa vào mục tiêu đào tạo có thể đề ra kiến thức đào tạo, phương pháp giảng dạy cần để đạt được mục tiêu đề ra và phương pháp đánh giá thích hợp theo các mục tiêu đào tạo. Với cách tiếp cận mục tiêu, có
thể chuẩn hóa chuẩn hóa quy trình xây dựng chương trình đào tạo cũng như quy trình đào tạo theo một công nghệ nhất định. Chính vì vậy, chương trình đào tạo được xây dựng theo kiểu này còn được gọi là chương trình đào tạo kiểu công nghệ. Ưu điểm của việc xây dựng chương trình theo cách tiếp cận này là: - Mục tiêu đào tạo cụ thể và chi tiết, tạo thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả và chất lượng của chương trình đào tạo. - Người dạy và người học biết rõ cần phải dạy và học như thế nào để đạt được mục tiêu. - Cho phép xác định được các hình thức đánh giá kết quả học tập của người học. 3. Cách tiếp cận phát triển Triết Lí: Theo cách tiếp cận này, giáo dục phải phát triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người, làm cho họ làm chủ được những tình huống, đương đầu với những thách thức sẽ gặp phải trong cuộc đời một cách chủ động và sáng tạo. Giáo dục là quá trình tiếp diễn liên tục trong suốt cuộc đời. Do vậy nó không thể được đặc trưng bằng chỉ một mục đích cuối cùng nào. Chính vì vậy, chương trình đào tạo phải là một quá trình cần thực hiện sao cho có thể giúp người học phát triển tối đa tối đa các chất sẵn có, có thể đương đầu với những đòi hỏi của nghề nghiệp không ngừng thay đổi, với một thế giới không ngừng biến động. Sản phẩm của quá trình đào tạo phải đa dạng chứ không gò bó theo một khuôn mẫu đã định sẵn. Cách tiếp cận theo quá trình chú trọng đến việc dạy người học cách học hơn là chỉ chú trọng đến nội dung kiến thức. Cách tiếp cận phát triển gắn với quan niệm “người học là trung tâm”. Các bài được tổ chức dưới dạng các hoạt động khác nhau nhằm giúp học viên thu thập dần các thể nghiệm học tập thông qua việc giải quyết các tình huống, tạo cho sinh viên có cơ hội được thử thách trước những thách thức khác nhau. Trong khi theo cách tiếp cận mục tiêu, người ta quan tâm nhiều đến việc học sinh sau khi học có đạt được mục tiêu hay không mà không quan tâm nhiều đến quá trình đào tạo, thì theo cách tiếp cận phát triển, người ta quan tâm nhiều đến hoạt động của người dạy và người học trong quá trình. Người dạy phải hướng dẫn người học tìm kiếm và thu thập thông tin, gợi mở giải quyết vấn đề, tạo cho người học có điều kiện thực hành, tiếp xúc với thực tiễn, học cách phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Theo cách tiếp cận này, quá trình dạy học phải tạo hứng thú cho người học, người học phải chủ động tham gia vào quá trình dạy học; người học phải được hướng dẫn và thường xuyên có thông tin phản hồi từ người dạy; người học phải được cung cấp phương tiện và vật liệu hỗ trợ quá trình giáo dục; ngừoi học phải có nhiều cơ hội thực hành; người dạy phải sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau một cách phù hợp. 4. Cách tiếp cận phát triển năng lực người học: Theo cách tiếp cận này thì mục tiêu của chương trình đào tạo được cụ thể hóa bằng hệ thống năng lực: năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt. - Năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, tính toán. - Năng lực chuyên biệt: tương ứng với các năng lực của chuyên ngành được đào tạo. Đề cương học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học” ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ABC BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Khóa đào tạo: 2024 Tên môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học Số tín chỉ (số tiết): 3 (15 tiết lý thuyết, 60 tiết thực hành, 30 giờ tự học) Mã môn học: 24BA0009 Học kỳ: 1/2024 Môn học: Bắt buộc. 1. Thông tin giảng viên: 1.1. Giảng viên: - Họ và tên: Phạm Khắc Phong. - Chức danh, học hàm, học vị: Giảng viên, thạc sĩ. - Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa quản trị kinh doanh, trường đại học ABC. - Địa chỉ liên hệ: Quân Tân Bình, TP HCM. - Điện thoại, email: 09 1234 56789, [email protected]
2. Các môn học tiên quyết: - Thống kê trong kinh doanh. 3. Các môn học kế tiếp: - Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Mục tiêu chung: Học xong môn này, sinh viên đạt được: Kiến thức - Có kiến thức về nghiên cứu khoa học: hình thành được ý tưởng, vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và giả thuyết; hình thức và cấu trúc đề cương, luận văn khoa học. - Khả năng tư duy hệ thống các vấn đề, các giai đoạn tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học. - Cách thiết kế đề cương nghiên cứu. Kĩ năng - Thiết kế hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu. - Biết cách xử lý thống kê số liệu. - Phân tích và trình bày các kết quả nghiên cứu. Thái độ - Có ý thức trách nhiệm, khả năng tự nghiên cứu và nghiên cứu theo nhóm. - Có khả năng định hướng nghiên cứu. - Có khả năng quản lý, đánh giá hoạt động nghiên cứu. 4.2. Mục tiêu khác 5. Mục tiêu chi tiết và chuẩn đầu ra môn học 5.1. Mục tiêu môn học Mục tiêu môn học[HP2]
Mô tả
CĐR CTĐT phân bổ cho môn học
Kiến thức 1.
Có kiến thức về nghiên cứu khoa học: hình thành PLO1.3 được ý tưởng, vấn đề, mục tiêu, câu hỏi và giả
Mục tiêu môn học[HP2]
CĐR CTĐT phân bổ cho môn học
Mô tả thuyết; hình thức và cấu trúc đề cương, luận văn khoa học
1.
Khả năng tư duy hệ thống các vấn đề, các giai đoạn PLO1.3 tiến hành đề tài nghiên cứu khoa học
1.
Cách thiết kế đề cương nghiên cứu
PLO1.3
1.
Thiết kế hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu
PLO4, PLO7
1.
Biết cách xử lý thống kê số liệu
PLO4
1.
Phân tích và trình bày các kết quả nghiên cứu
PLO6
Kỹ năng
Mức tự chủ và trách nhiệm 1.
Có khả năng định hướng nghiên cứu
1.
Có ý thức trách nhiệm, khả năng tự nghiên cứu và PLO12 nghiên cứu theo nhóm
1.
Có khả năng quản lý, đánh giá hoạt động nghiên cứu PLO13
PLO10, PLO11
5.2. Chuẩn đầu ra môn học A. Chuẩn đầu ra môn học
Mục tiêu môn học
CO1
CO2
1.
Biết cách tìm hiểu vấn đề nghiên cứu một cách khoa học và có phương pháp.
1.
Phân tích được các giai đoạn nghiên cứu khi tiến hành một công trình nghiên cứu
1.
Áp dụng một cách hợp lý từng kiểu bố trí thí nghiệm và thống kê số liệu
CLO2.1
Xây dựng được đề cương nghiên cứu
CLO2.2
Thao tác được trên phần mềm để xử lý thống kê Excel, SPSS
A. Chuẩn đầu ra môn học
Mục tiêu môn học
1.
CLO2.3
Phân tích và trình bày được kết quả sau khi xử lý thống kê số liệu
CLO3.1
Chủ động định hướng nghiên cứu và xây dựng đề cương nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp một cách khoa học
CLO3.2
Chủ động tham gia tích cực vào việc trao đổi, ra quyết định trong nhóm
CLO3.3
Tính tự chủ, đạo đức khoa học, ý thức trách nhiệm khi thực hiện các bước thu thập, xử lý và phân tích số liệu khi nghiên cứu khoa học.
5.3 Học liệu [1]. Cooper, D. R. & Schindler, P. S., [2013] Business Research Methods (12 Edition). McGraw-Hill International Edition. [2]. Zikmund, W. G., Babin, B. J., Carr, J. C., & Griffin, M., [2013], Business Research Methods. 9th edition. Cengage Learning. [3]. Hair Jr, J. F., Hult, G. T. M., Ringle, C., & Sarstedt, M. [2016]. A Primer on Partial Least Squares Structural Equation Modeling (PLS-SEM). Sage Publications. 5.4 Phần mềm sử dụng SPSS 16. 6. Tóm tắt nội dung học phần Học phần phương pháp nghiên cứu khoa học là học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức chuyên ngành, cung cấp cho người học kiến thức căn bản về nghiên cứu khoa học, cách thu thập tài liệu, xây dựng đề cương và triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu, viết báo cáo và bài báo khoa học. 7. Yêu cầu đối với người dạy và người học 7.1 Yêu cầu đối với người dạy
- Nội dung, lịch trình giảng dạy, các quy định của học phần và của giảng viên phải được công khai cho sinh viên vào buổi học đầu tiên. Mọi thắc mắc hay đề xuất của sinh viên về quy định của học phần phải được giải đáp thỏa đáng. Sau khi đã công bố nội dung và thống nhất các quy định của học phần, giảng viên phải áp dụng nhất quán, không được thay đổi trong suốt quá trình giảng dạy học phần. - Trong trường hợp bất khả kháng phải thay đổi lịch trình giảng dạy, giảng viên phải thông báo trước cho sinh viên một khoảng thời gian hợp lý và sắp xếp lịch dạy bù đầy đủ. - Các thay đổi về học vụ, nội dung, các yêu cầu của học phần (đặc biệt là các nội dung có liên quan đến quyền lợi của sinh viên) đều phải báo cáo và được Ban chủ nhiệm Khoa thông qua trước khi bắt đầu giảng dạy. 8.2 Yêu cầu đối với người học 8.2.1. Quy định về tham dự lớp học - Các thắc mắc và đề xuất của sinh viên về các yêu cầu của môn học phải được đưa ra vào buổi học đầu tiên. Sau khi các yêu cầu của môn học và của giảng viên đã được công khai và đã được thống nhất, sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của môn học và của giảng viên đề ra trong suốt quá trình học tập. - Sinh viên có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi học. Nếu sinh viên vì lý do bất khả kháng hoặc hoàn cảnh đặc biệt (ví dụ bị bệnh,…) mà không thể tuân thủ các yêu cầu của môn học và của giảng viên đề ra thì phải có đơn xin phép và minh chứng để giảng viên xem xét các hình thức hỗ trợ. - Sinh viên phải chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp theo yêu cầu của giảng viên. - Các sinh viên học lại bị trùng giờ có thể liên hệ với giảng viên để có những sắp xếp phù hợp. 8.2.2. Quy định về hành vi lớp học - Học phần được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng người học và người dạy. Mọi hành vi làm ảnh hưởng đến quá trình dạy và học đều bị nghiêm cấm. - Sinh viên phải tuân thủ quy định của Trường về trang phục. - Sinh viên phải đi học đúng giờ quy định. Sinh viên đi trễ 15 phút sau khi bài giảng đã bắt đầu sẽ không được vào lớp.
- Tuyệt đối không làm ồn, gây ảnh hưởng đến người khác trong quá trình học. - Tuyệt đối không được ăn uống, nhai kẹo cao su, sử dụng các thiết bị như điện thoại, máy nghe nhạc trong giờ học. - Máy tính xách tay, máy tính bảng chỉ được thực hiện vào mục đích ghi chép bài giảng, tính toán phục vụ bài giảng, bài tập, tuyệt đối không dùng vào việc khác. 8.2.3. Quy định về học vụ - Các vấn đề liên quan đến xin bảo lưu điểm, khiếu nại điểm, chấm phúc tra, kỷ luật được thực hiện theo quy định của Trường. Sinh viên có thể tham vấn chuyên viên Khoa Công nghệ thông tin trong trường hợp không chắc chắn về thủ tục và mẫu biểu. - Giải đáp thắc mắc: sinh viên được khuyến khích gặp và thảo luận trực tiếp với giảng viên phụ trách môn học khi gặp khó khăn trong việc tham dự hay tiếp thu nội dung bài giảng. - Phản hồi của sinh viên về môn học: những phản hồi giúp cải tiến môn học luôn được khuyến khích. Trong quá trình học, sinh viên có các ý kiến đóng góp có thể trình bày trực tiếp với giảng viên hoặc gián tiếp thông qua đại diện của lớp. - Sinh viên phải là người trực tiếp thực hiện phần lớn các công việc được yêu cầu. Những hành vi như nhờ người khác làm hộ, sao chép bài (hoặc một phần bài) của người khác, hoặc không làm bài mà vẫn đứng tên trong tiểu luận nhóm, nếu bị phát hiện thì được xác định là không hoàn thành học phần và phải đăng ký học lại trong năm học kế tiếp. 9. Đánh giá môn học Thành phần đánh giá
Bài đánh giá
Thời điểm
CĐR môn học
Tỷ lệ %
6.1. Chuyên cần
Buổi 14
CLO3.2, CLO3.3
5%
6.2. Bài tập nhóm
Buổi 4
CLO1.1, CLO1.2
5%
Buổi 8
CLO2.1, CLO3.1, CLO3.2
10%
CLO2.2, CLO2.3
20%
Quá trình 6.3. Đề cương 6.4. Kiểm tra thực hành
Buổi 14
Thành phần đánh giá
Quá trình Cuối kỳ
Bài đánh giá
Thời điểm
CĐR môn học
Tỷ lệ %
6.1. Chuyên cần
Buổi 14
CLO3.2, CLO3.3
5%
6.2. Bài tập nhóm
Buổi 4
CLO1.1, CLO1.2
5%
Theo lịch bố trí 6.5. Kiểm tra của P. Khảo thí cuối kỳ
CLO1.2, CLO1.3, CLO3.3
Tổng cộng:
60% 100%
10. Kế hoạch giảng dạy Buổi học
Nội dung
Buổi (nội dung giảng dạy theo Phần, mục)
1
Chương 1. GiỚI thiỆu 1.1 NCKH trong lĩnh vực sinh học, CNSH 1.2. Quy trình nghiên cứu
Chuẩn Tài liệu Hoạt động đầu ra tham dạy và học môn khảo học Liệt kê các hoạt động dạy và học (ở lớp, ở nhà)
(Liệt kê mục tài liệu học tập và tham khảo)
Giảng viên:
CLO1.1 5.1.3, 5.2.2 + Thuyết trình , CLO1.2 + Tổ chức , thảo luận CLO3.2 nhóm Học viên: + Học ở lớp: 4,0 tiết + Học ở nhà: 8 tiết (xem bài)
2
Chương 1. GiỚI thiỆu (tiếp theo)
Giảng viên:
CLO1.1 5.1.3, 5.2.2 1.3. Đề cương nghiên cứu: vai trò và các phần + Thuyết trình , CLO1.2
Buổi học
Nội dung
chính Chương 2: ThiẾt kẾ nghiên cỨu 2.1. Ý tưởng, vấn đề nghiên cứu. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu 2.3. Câu hỏi và giả thuyết
3
Chuẩn Tài liệu Hoạt động đầu ra tham dạy và học môn khảo học + Tổ thảo nhóm
chức , luận CLO3.2
Học viên: + Học ở lớp: 4,0 tiết
2.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
+ Học ở nhà: 8 tiết (xem bài)
Chương 2: ThiẾt kẾ nghiên cỨu (tiếp theo)
Giảng viên:
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
CLO1.2 5.1.3, 5.2.2 + Thuyết trình , CLO3.2 + Tổ chức thảo luận nhóm Học viên: + Học ở lớp: 4,0 tiết + Học ở nhà: 8 tiết (xem bài)
4
Chương 3: Thu thẬp và xỬ lý thông tin, dỮ Giảng viên: CLO1.3 5.1.3, liỆu 5.2.2 + Thuyết trình 3.1. Thu thập thông tin thông qua phương phá + Tổ chức p phi thực nghiệm thảo luận 3.1.1. Phương pháp quan sát
nhóm
3.1.2. Phương pháp phỏng vấn
Học viên:
3.1.3. Phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi
+ Học ở lớp: 4,0 tiết
3.1.4. Thiết kế công cụ khảo sát, bảng câu hỏi.
+ Học ở nhà: 8 tiết (xem
Buổi học
Chuẩn Tài liệu Hoạt động đầu ra tham dạy và học môn khảo học
Nội dung
bài) 5
Giảng viên:
CLO1.3 5.1.1, 5.1.2, + Thuyết trình , CLO3.2 5.1.3, + Tổ chức Chương 3: Thu thẬp và xỬ lý thông tin, dỮ 5.2.2 thảo luận liỆu (tiếp theo) nhóm 3.2 Thu thập thông tin thông qua phương pháp Học viên: thực nghiệm – Các dạng thí nghiệm 3.2.1. Thí nghiệm một yếu tố 3.2.2. Thí nghiệm hai yếu tố 3.2.3. Quy hoạch thực nghiệm
+ Học ở lớp: 4,0 tiết + Học ở nhà: 8 tiết (xem bài)
6
Giảng viên:
CLO2.2 5.1.1, 5.2.3 + Thuyết trình , CLO2.3 + Tổ chức thực hiện các bài tập ứng dụng
Bài 1. XỬ lý và phân tích dỮ liỆu cỦa phép thỬ Chi-square (χ2) Học viên: 1.1. Thí nghiệm một yếu tố 1.2. Thí nghiệm hai yếu tố
+ Học ở phòng máy 5 tiết + Học ở nhà: 5 tiết (xem bài)
7
Bài 2. XỬ lý và phân tích dỮ liỆu cỦa phép Giảng viên: thỬ t (t-test)
CLO2.2 5.1.1, ,
Buổi học
Chuẩn Tài liệu Hoạt động đầu ra tham dạy và học môn khảo học
Nội dung
+ Thuyết trình CLO2.3 5.2.3
1. Phép thử t - So sánh cặp
+ Tổ chức thực hiện các bài tập ứng dụng
2.1.1. Các bước phân tích số liệu thô
2.1.2. Trình bày và phân tích kết quả thống kê
Học viên:
1. Phép thử t - So sánh độc lập 2.2.1. Các bước phân tích số liệu thô 2.2.2. Trình bày và phân tích kết quả thống kê
+ Học ở phòng máy 5 tiết + Học ở nhà: 5 tiết (xem bài)
8
Giảng viên:
CLO2.2 5.1.1, 5.1.2 + Thuyết trình , CLO2.3 + Tổ chức thực hiện các bài tập ứng Bài 3. XỬ lý và phân tích dỮ liỆu cỦA dụng thí nghiỆm mỘt yẾu tỐ thỂ thỨC hoàn toàn ngẪu nhiên Học viên: 3.1. Bố trí thí nghiệm + Học ở 3.2. Thống kê số liệu phòng máy 5 tiết + Học ở nhà: 5 tiết (xem bài)
9
Bài 4. XỬ lý và phân tích dỮ liỆu cỦA Giảng viên: CLO2.2 5.1.1, thí nghiỆm mỘt yẾu tỐ thỂ thỨC KhỐi hoàn + Thuyết trình , 5.1.2 toàn ngẪu nhiên CLO2.3
Buổi học
Chuẩn Tài liệu Hoạt động đầu ra tham dạy và học môn khảo học
Nội dung
+ Tổ chức thực hiện các bài tập ứng dụng 4.1. Bố trí thí nghiệm 5.2. Thống kê số liệu
Học viên: + Học ở phòng máy 5 tiết + Học ở nhà: 5 tiết (xem bài)
10
Giảng viên:
CLO2.2 5.1.1, 5.1.2 + Thuyết trình , CLO2.3 + Tổ chức Bài 5. XỬ lý và phân tích dỮ liỆu cỦa thực hiện các thí nghiỆm nhiỀu yẾu tỐ thỂ thỨc ThỪa sỐ bài tập ứng dụng 5.1. Bố trí thí nghiệm 5.2. Thống kê số liệu Học viên: Bài 6. XỬ lý và phân tích dỮ liỆu cỦa Học ở thí nghiỆm nhiỀu yẾu tỐ thỂ thỨc LÔ PHỤ + phòng máy 5 6.1. Bố trí thí nghiệm tiết 6.2. Thống kê số liệu + Học ở nhà: 5 tiết (xem bài)
11
Bài 7. QUY HOẠCH THỰC NGHIỆM
Giảng viên:
CLO2.2 5.1.1, 5.1.2 + Thuyết trình , CLO2.3 + Tổ chức
Buổi học
Chuẩn Tài liệu Hoạt động đầu ra tham dạy và học môn khảo học
Nội dung
thực hiện các bài tập ứng dụng Học viên: + Học ở phòng máy 5 tiết + Học ở nhà: 5 tiết (xem bài) 12
Bài 7. QUY HOẠCH THỰC NGHIỆM (tiếp Giảng viên: CLO2.2 5.2.1 theo) + Thuyết trình , CLO2.3 + Tổ chức thực hiện các bài tập ứng dụng Học viên: + Học ở phòng máy 5 tiết + Học ở nhà: 5 tiết (xem bài)
13
Chương 4: Phân tích kẾt quẢ và trình bày kẾt Giảng viên: CLO2.3 5.2.1 quẢ nghiên cỨu + Thuyết trình Trình bày kết quả nghiên cứu, luận văn tốt nghiệp, + Tổ bài báo khoa học. thảo
chức luận
Buổi học
Chuẩn Tài liệu Hoạt động đầu ra tham dạy và học môn khảo học
Nội dung
nhóm Học viên: + Học ở lớp: 4,0 tiết + Học ở nhà: 8 tiết (xem bài) 14
Thuyết trình đề cương nghiên cứu theo nhóm
Giảng viên:
CLO2.1 Tổ chức thực , hiện cho các CLO3.1 nhóm trình , bày đề cương CLO3.2 , nghiên cứu CLO3.3 Học viên: + Học ở lớp: 4 tiết + Học ở nhà: 4 tiết (làm việc nhóm)
11. Quy định chấm bài cuối khóa (Rubrics) Mục tiêu/ Chuẩn đầu ra
Tiêu chí đánh giá Không đạt (< 4 điểm)
Cuối môn học, học viên phải phân tích được các giai đoạn nghiên cứu khi tiến hành một công trình nghiên cứu. Phân tích và áp dụng hợp lý từng kiểu bố trí thí nghiệm trong trường hợp cụ thể
Không xác định được các nội dung chính cần có trong các giai đoạn nghiên cứu. Chọn sai kiểu bố trí thí nghiệm
Đậu
Xuất sắc
Trung bình
Khá
Giỏi
(4 -5,9 đ)
(6 -7,9 đ)
(8-9,5 đ)
Xác định được một Có đầy đủ các số nội dung chính phần chính cần có trong các giai đoạn khi tiến hành các nghiên cứu. Bố trí giai đoạn nghiên đúng 50% kiểu thí cứu. Áp dụng nghiệm cụ thể đúng hoàn toàn cách bố trí cho từng kiểu thí nghiệm cụ thể
Các nội dung chính trong nghiên cứu được xác định đầy đủ, phân tích tương đối rõ ràng các giai đoạn nghiên cứu. Phân tích được các điều kiện cần thiết để chọn đúng kiểu bố trí thí nghiệm cụ thể
(9,5-10 điểm) Các nội dung chính trong nghiên cứu được xác định rõ ràng, phân tích theo trình tự nghiên cứu một cách logic, có tính khoa học. Phân tích đầy đủ các yếu tố cần thiết để làm cơ sở áp dụng một cách chính xác từng kiểu thí nghiệm cụ thể.