32 0 271KB
Trường THPT Trưng Vương – Tổ Hoá Học
BÀI TẬP HIDROCACBON NO
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN Vấn đề 1. ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP 1. Viết công thức cấu tạo của các ankan sau: pentan, 2-metylbutan, isobutan. Các chất trên còn có tên gọi nào khác không? 2. Viết công thức cấu tạo thu gọn của: a) isopentan. b) neopentan. c) hexan.
d) 2,3-dimetylbutan.
e) 3-etyl-2-metylheptan.
f) 3,3-dimetylpentan.
g) 4-etyl-2,3,3-trimetylheptan.
h) 3,5-dietyl-2,2,3-trimetyloctan.
3. Gọi tên IUPAC của các ankan có công thức sau đây: a) (CH3)2CH─CH2─C(CH3)3 b) CH3─CH2─CH(CH3)─CH(CH3)─[CH2]4─CH(CH3)2. 4. Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên IUPAC các ankan có công thức phân tử sau: a) C4H10. b) C5H12. c) C6H14.
Vấn đề 2. VIẾT PHƯƠNG TRÌNH PHẢN ỨNG 5. Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau: a) Propan tác dụng với clo (theo tỉ lệ mol 1:1) khi chiếu sáng. b) Tách một phân tử hidro từ propan. c) Đốt cháy hexan. 6. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi etan tác dụng với a) clo (chiếu sáng, theo tỉ lệ mol 1:1). b) tách hidro tạo thành etilen. c) khi đốt với oxi ở nhiệt độ cao. 7. Ankan Y mạch không nhánh có công thức đơn giản nhất là C2H5. a) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên chất Y. b) Viết phương trình hoá học phản ứng của Y với clo khi chiếu sáng, chỉ rõ sản phấm chính của phản ứng.
Vấn đề 3. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HỖN HỢP 8. Đốt cháy hoàn toàn 3,36 lít hỗn hợp khí A gồm metan và etan thu được 4,48 lít khí cacbonic. Các thể tích được đo ở đktc. Tính thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp A. 9. Một loại xăng là hỗn hợp của các ankan có công thức phân tử là C7H16 và C8H18. Để đốt cháy hoàn toàn 6,95 gam xăng đó phải dùng vừa hết 17,08 lít O2 (lấy ở đktc). Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong loại xăng đó. 10. Đốt cháy hoàn toàn 3,14 gam hỗn hợp gồm heptan và octan người ta thu được 4,928 lít CO2 (đktc). Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ankan mang đốt.
1
Trường THPT Trưng Vương – Tổ Hoá Học
Vấn đề 4. XÁC ĐỊNH CTPT, CTCT 11. Xác định công thức phân tử của các chất hữu cơ sau: a) Đốt cháy hoàn toàn 1,45 gam hidrocacbon no X thu được 2,24 lít CO2 (đktc). b) Đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam một ankan (Y) thu được 2,7 gam nước. c) Đốt cháy hoàn toàn một parafin (A) thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 6,84 gam nước. 12. Để đốt cháy hoàn toàn 1,45 gam một ankan phải dùng vừa hết 3,64 lít O2 (đktc). a) Xác định công thức phân tử của ankan đó. b) Viết công thức các đồng phân ứng với công thức phân tử đó. 13. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,8 gam một ankan, người ta thấy trong sản phẩm tạo thành khối lượng CO2 nhiều hơn khối lượng H2O là 2,8 gam. a) Xác định công thức phân tử của ankan mang đốt. b) Viết công thức các đồng phân ứng với công thức phân tử đó. 14. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1:1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất. Xác định tên của X.
Vấn đề 5. TOÁN SỬ DỤNG SỐ CACBON TRUNG BÌNH 15. Hỗn hợp M chứa hai ankan kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Để đốt cháy hoàn toàn 22,2 gam M cần dùng vừa hết 54,88 lít O2 (lấy ở đktc). Xác định công thức phân tử và phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp. 16. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hãy xác định hai hidrocacbon trong X. 17. Hỗn hợp M ở thể lỏng, chứa hai ankan. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M cần dùng vừa hết 63,28 lít không khí (đktc). Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 36 gam chất kết tủa. a) Tính khối lượng hỗn hợp M biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí. b) Xác định công thức phân tử và phần trăm khối lượng của từng chất trong hỗn hợp M nếu biết thêm rằng hai ankan khác nhau 1 nguyên tử cacbon.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Câu 1. Công thức cấu tạo A. Neopentan. B. 21,1-dimetylbutan. Câu 2. 2,5-dimetylhexan có công thức cấu tạo
A. C. Câu 3. Hợp chất
ứng với tên gọi nào sau đây? metylpentan. C. Isobutan.
. .
B.
.
D. . tạo được bao nhiêu gốc ankyl?
A. Năm gốc. B. Hai gốc. C. Ba gốc. D. Bốn gốc. Câu 4. Các hidrocacbon no được dùng làm nhiên liệu là do nguyên nhân nào sau đây? A. Hidrocacbon no có phản ứng thế. 2
D.
Trường THPT Trưng Vương – Tổ Hoá Học
B. Hidrocacbon no có nhiều trong tự nhiên. C. Hidrocacbon no là chất nhẹ hơn nước. D. Hidrocacbon no cháy tỏa nhiều nhiệt và có nhiều trong tự nhiên. Câu 5. Kết luận nào sau đây là không đúng? A. Hidrocacbon no là hidrocacbon trong phân tử chỉ có liên kết đơn. B. Ankan là hidrocacbon no mạch cacbon không vòng. C. Những hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tố cacbon và hidro là hidrocacbon no. D. Ankan có đồng phân mạch cacbon. Câu 6. Nhận xét nào sau đây là sai? A. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng của các ankan tăng dần theo chiều tăng phân tử khối. B. Các ankan không tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. C. Các ankan có khả năng phản ứng cao. D. Các ankan đều nhẹ hơn nước. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các ankan là những chất tan tốt trong nước. B. Các ankan đều có khối lượng riêng lớn hơn 1g/ml. C. Ankan có đồng phân mạch cacbon. D. Có 4 ankan đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H10. Câu 8. Ankan X công thức phân tử là C5H12 khi tác dụng với clo tạo được 4 dẫn xuất monoclo. Tên của X là A. pentan. B. isopentan. C. neopentan. D. 2,2-dimetylpropan. (CH3)2CHCH2CH3 + Cl2 als−−−→−HCl→-HClalsCH2Cl-CH(CH3)-CH2-CH3 + (CH3)C(Cl)-CH2-CH3 + (CH3)2CH-CHCl-CH3 + (CH3)2CH-CH2-CH2Cl
Câu 9. Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào sai? A. Tất cả các ankan đều có công thức phân tử CnH2n + 2. B. Tất cả các chất có công thức phân tử CnH2n + 2 đều là ankan. C. Tất cả các ankan đều có liên kết đơn trong phân tử. D. Tất cả các chất chỉ có liên kết đơn trong phân tử đều là ankan. Câu 10. Chất có tên là gì?
A. 3-isopropylpentan. C. 3-etyl-2-metylpentan.
B. 2-metyl-3-etylpentan. D. 3-etyl-4-metylpentan.
Câu 11. Cho công thức:
A. 3-isopropyl-5,5-dimetylhexan. B. 3-etyl-2,5,5-trimetylhexan. C. 2,2-dimetyl-4-isopropylhexan. D. 4-etyl-2,2,5-trimetylhexan. Câu 12. Tổng số liên kết cộng hóa trị trong một phân tử C3H8 là A. 11. B. 10. C. 3. D. 8. Câu 13. Hai chất 2-metylpropan và butan khác nhau về A. công thức cấu tạo. B. công thức phân tử. C. số nguyên tử cacbon. D. số liên kết cộng hóa trị. 3
Trường THPT Trưng Vương – Tổ Hoá Học
Câu 14. Trong các chất dưới đây, chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là A. Butan. B. Etan. C. Metan. D. Propan. Câu 15. Hidrocacbon no là những hidrocacbon trong phân tử A. chỉ có liên kết đơn. B. chỉ có liên kết đôi. C. chỉ có vòng no. D. có ít nhất một liê kết đôi. Câu 16. Hãy chọn câu đúng trong các câu sau: A. Hidrocacbon no là hidrocacbon không có phản ứng cộng thêm hidro. B. Hidrocacbon no là hidrocacbon có công thức phân tử CnH2n+2. C. Hidrocacbon không no là hidrocacbon có phản ứng cộng với hidro. D. Hidrocacbon no là hidrocacbon mà trong phân tử chỉ có liên kết đơn. Câu 17. Trong phòng thí nghiệm có thể điều chế metan bằng cách nào sau đây? A. Nung natri axetat với vôi tôi xút. B. Crackinh butan. C. Thủy phân nhôm cacbua trong môi trường axit. D. Từ cacbon và hidro. CH3COONa (rắn) + NaOH (rắn) →to CaO CH4 + Na2CO3.
Câu 18. Cho isopentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1:1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 19. Khi cho isopentan tác dụng với brom theo tỉ lệ mol 1:1, sản phẩm chính thu được là A. 2-brom-2-metylbutan. B. 1-brom-2-metylbutan. C. 2-brom-3-metylbutan. D. 2,3-dibrompentan. CH3-CH(CH3)-CH2-CH3 + Br2 →spc1:1 CH3-CBr(CH3)-CH2-CH3 + HBr
Câu 20. Các ankan không tham gia loại phản ứng nào? A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy. Câu 21. Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n + 1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng của A. ankan. B. ankin. C. ankađien. D. anken.
4