36 0 68KB
+ Đồ thị công: Tung độ phản ánh các giá trị áp suất trong xilanh. Hoành độ là vị trí đỉnh piston phản ánh thể tích của xilanh (đồ thi P-V). Vì vậy tại thời điểm thể tích xilanh ứng với vị trí đỉnh piston ta có thể xác định được giá trị áp suất trong xilanh. Qua đồ thị công có thể tính toán các chu trình nhiệt (hiệu suất nhiệt của chu trình) biết được sự thay đổi của lực khí thể trong 1 chu trình làm việc. Biểu diễn quá trình làm việc (chu trình công tác) của động cơ. 4 kỳ hoặc 2 kỳ, nạp nén cháy giãn nỡ thải. Xác định công có ích và công tổn thất. + Mục đích xác định các điểm đặc biệt (mở sớm đóng muộn) Đối với động cơ sử dụng hệ thống phối khí thông minh thì góc mở sớm đóng muộn theo chế độ tải cho phù hợp. Tương tự với các đồ thị có hoành độ là góc : tại thời điểm góc quay của trục khuỷu ta có thể xác định được giá trị tương ứng ở trục tung. + OO’ Theo lý thuyết tính toán chuyển vị của piston xác định theo điểm O nhưng thực tế có sai lệch (chốt piston và đầu nhỏ thanh truyền, đầu to và chốt khuỷu…) nên theo tính toán của GS Brick ta sử dụng điểm O’ + Đồ thị Brick Thông qua đồ thị Brick để xác định các điểm đặc biệt trên đồ thị công tương ứng với góc quay trục khuỷu. Thông qua đồ thị Brick có thể xây dựng được đồ thị chuyển vị của piston + Đồ thị chuyển vị x Thể hiện mối quan hệ giữa chuyển vị piston so với ĐCT ứng với quay của trục khuỷu NGUYEN Đà Nẵng, tháng 12 năm 2016
+ Đồ thị vận tốc Nhằm xác định vận tốc và chuyển vị x của piston từ đó xác định được Vmax tại vị trí chuyển vị x ứng với góc quay của trục khuỷu. Xác định vận tốc lớn nhất ứng với khoảng chuyển vị x và thông qua đó xác định được vị trí làm việc xilanh và piston có Vmax lớn nhất -> mài mòn lớn nhất + Đồ thị gia tốc Người ta xây dựng đồ thị gia tốc (của các khối lượng ch động tịnh tiến) nhằm mục xây dựng đồ thị lực quán tính – Pj + Đồ thị -Pj Vẽ đồ thị -Pj trên đồ thị công nhằm mục đích để tiện lợi cho quá trình vẽ khai triển P1 = Pkt + Pj Đồ thị -Pj là 1 đồ thị đồng dạng đồ thị gia tốc nên vẽ trên đồ thị công là đồ thị -Pj để thuận tiện cho việc vẽ đồ thị -Pj và kiểm tra độ chính xác + Đồ thị khai triển Xây dựng mối quan hệ giữa lực khí thế, lực quán tính theo góc quay của trục khuỷu từ đó xác định hợp lực P1 để tiến hành tính toán xây dựng các đồ thị tiếp theo + Đồ thị T N Z ứng với mỗi góc quay của trục khuỷu ta sẽ biết được sự biến thiên của T N Z ứng với từng vị trí của khuỷu trục cùng với đồ thị tổng T giúp xác định khuỷu nguy hiểm ( trong 3 trường hợp Tổng T max, Z max, T max) để tính toán thiết kế trục khuỷu để có thể xây dựng các đồ thị tiếp theo
NGUYEN Đà Nẵng, tháng 12 năm 2016
+ Đồ thị Tổng T Xác định khuỷu nguy hiểm để tính toán trục khuỷu Từ đồ thị tổng T ta tính được công dư trong 1 chu trình làm việc của động cơ để tính toán khối lượng cần thiết của bánh đà từ đó tính toán các kích thước của bánh đà + Đồ thị phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu và đồ thị mài mòn: Dùng để đánh giá trạng thái chịu lực và trạng thái hao mòn của các chi tiết trong tktt + Đồ thị phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu: Xác định lực tác dụng trên chốt ở mỗi vị trí của trục khuỷu [xác định lực phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu tại thời điểm tức thời (góc tức thời của trục khuỷu tại góc quay nào đó)] Qua đó để khai triển đồ thị Q- Xây dựng được đồ thị phụ tải trên đầu to thanh truyền và các đồ thị mài mòn trên chốt khuỷu cũng như đầu to thanh truyền từ đó biết được khu vực chịu tải bé nhất trên chốt khuỷu để khoan lỗ dầu bôi trơn trên chốt khuỷu được tối ưu nhất + Đồ thị phụ tải tác dụng lên đầu to thanh truyền: chốt khuỷu và đầu to thanh truyền lắp vào nhau nên phản lực ngược chiều nhau vì vậy khi xác định phụ tải tác dụng lên đầu to thanh truyền cần phải xoay giấy mờ để vẽ. Đầu to thanh truyền và chốt khuỷu khi làm việc xoay tương đối 1 góc Beta vì vậy khi xác định phụ tải tác dụng lên đầu to thanh truyền cần phải cộng thêm góc Beta. Ta có: Anpha + Beta + Đồ thị khai triển Q + Đồ thị mài mòn: để xác định quy luật mài mòn của chốt khuỷu. Nhưng chỉ xem xét về mặt lý thuyết (giả thuyết phạm vi tác dụng 120o). Ngoài ra quy luật mài NGUYEN Đà Nẵng, tháng 12 năm 2016
mòn còn ảnh hưởng bởi 1 số yếu tố: chất lượng dầu bôi trơn, vật liệu chế tạo, gia công … Xác định phụ tải tác dụng lên chốt khuỷu tại thời điểm góc quay của trục khuỷu từ đó xác định vị trí chịu tải bé nhất của chốt khuỷu tại đó khoan các lỗ dầu. Câu 2: Đồ thị mài mòn, mục đích, ý nghĩa (vị trí khoan lỗ dầu) Câu 3: Đoạn biểu diễn giá trị vận tốc (ĐTVT) khi ở góc quay 80o Câu 4: Công đồ thị tại điểm thầy chỉ là công gì? Câu 5: Mục đích ý nghĩa của đồ thị tổng T Câu 6: Khi nào vận tốc đạt cực đại Câu 7: Xác định T trung bình để làm gì Câu 8: Trong máy chi tiết nào điều chỉnh mô men Câu 9: Quá trình nào dài nhất, ngắn nhất trong đồ thị công, ý nghĩa đồ thị công Câu 10: Lực T là lực gì, lực có ích? Tác dụng lên đâu ? Câu 11: Ý nghĩa của đồ thị Brick, từ đồ thị Brick có thể triển khai ra…? Bảo vệ đồ án động cơ có mấy câu hỏi: - Trên đồ thị vẽ tay: * Xác định gia tốc lớn nhất trên đồ thị gia tốc hình vẽ ( chú ý vân tốc = 0 thì gia tốc lớn nhất) * Đồ thị mài mòn biểu diễn gì? ( đồ thị mài mòn biểu diễn áp lực, cũng là độ mài mòn theo giả thiết, độ mài mòn tỉ lệ thuận vs lực tác dụng lên nó) * cách xác định đồ thị T-N-Z? ( phải nói từ đồ thị công đến P1 rồi qua TNZ). * tại sao gia tốc và lực quán tính lại biểu diễn ngược nhau? * Trên đồ thị Brick các góc ứng vs đánh lửa sớm, mở sớm đóng muộn của xupap nạp thải phải chính xác và nắm rõ để làm gì? * Đồ thị tổng T để làm gì? Cách xác định đồ thị tổng T? ( Phải nói cách xác định từ dồ thị công lại)? * Đoạn Pro trên đồ thị lực tác dụng lên chốt khuỷu là gì? Tại sao lại có đoạn đó? * Tổng Qmin ứng vs đoạn nào? * Cách xoay để vẽ đồ thị lực tác dụng lên đầu to thanh truyền? * Cách xác định vẽ đồ thị mài mòn chốt khuỷu? Nói chung phải hiểu hết ý nghĩa các đồ thị và cách vẽ. Bên bản vẽ sơ đồ hệ thống và các chi tiết: Các câu hỏi về nguyên lí hoạt động của hệ thống. các tên gọi của các chi tiết quan trọng. Nguyên lý tác dụng của chi tiết đó.
NGUYEN Đà Nẵng, tháng 12 năm 2016