De Thi Da Su Dung [PDF]

  • Author / Uploaded
  • annnn
  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN Học kỳ II, Năm học 2016 – 2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN CƠ SỞ - CƠ BẢN

Môn thi: Logic học và PPHT, NCKH - Thời gian: 75 phút, Mã lớp: 204 Sinh viên không được sử dụng tài liệu, nộp lại đề thi Mã đề : 01 PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) 1. “Không được thay đổi tư tưởng một cách tùy tiện, vô căn cứ” là yêu cầu của qui luật nào? a. Qui luật đồng nhất c. Qui luật triệt tam

b. Qui luật không mâu thuẫn d. Qui luật lý do đầy đủ

2. Cho suy luận: “Nếu bạn học tập tốt (p) và rèn luyện tốt (q) thì bạn sẽ được học bổng (r). Bạn không được học bổng. Vậy, bạn đã rèn luyện không tốt hoặc học tập không tốt.”. Công thức của suy luận này là gì và đúng hay sai? a. [( p  q  r )  r ]  ( p  q ) Sai b. [( p  q  r )  r ]  ( p  q ) Đúng c. [( p  q  r )  r ]  ( p  q ) Sai [( p  q  r )  r ]  ( p  q ) d. Đúng

3. “Giám đốc công ty A tham ô. Ông ấy không phải là giám đốc công ty A. Vậy ông ấy không tham ô”. Suy luận trên là đúng hay sai? Vì sao? a. Đúng, vì hợp các quy tắc suy luận b. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề nhưng chu diên trong kết luận c. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề d. Sai, vì cả hai tiền đề là phán đoán đơn nhất

4. Suy luận theo công thức nào sau đây là không hợp logic? a. [( a  b  c )  c ]  ( a  b ) b. [( a  b  c )  ( a  b )]  c c. [( a  b  c )  c ]  ( a  b ) d. [( a  b  c )  ( a  b )]  c

5. Thu hẹp khái niệm là thao tác logic nhằm để làm gì? a. b. c. d.

Chuyển khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn Chuyển khái niệm có ngoại diên hẹp sang khái niệm có ngoại diên rộng hơn Chuyển khái niệm có nội hàm rộng sang khái niệm có nội hàm hẹp hơn Chuyển khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có nội hàm hẹp hơn

6. Quan sát một vấn đề thấy có xuất hiện những trường hợp sau đây, từ đó rút ra kết luận nào đáng tin cậy nhất? Trường hợp 1, gồm các sự kiện a, b, c, d, thấy có hiện tượng Y xuất hiện Trường hợp 2, gồm các sự kiện e, f, a, g, thấy có hiện tượng Y xuất hiện Trường hợp 3, gồm các sự kiện a, m, h, k, cũng có hiện tượng Y xuất hiện 1/4

a. b. c. d.

Vậy, sự kiện b là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng Y Vậy, sự kiện c là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng Y Vậy, sự kiện a là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng Y Vậy, sự kiện f là nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng Y

7. Trên hình vuông logic, các phán đoán còn lại có giá trị như thế nào khi biết phán đoán A có giá trị đúng? a. I đúng, E và O đều sai c. E sai, I và O đúng

b. E sai, I và O không xác định d. Tất cả các phán đoán còn lại đều sai

8. Từ 2 tiền đề đúng MaP và MaS, kết luận đúng là gì? a. b. c. d.

SaP SiP Sop Không thể rút ra kết luận

9. Có mệnh đề: “Không có tư duy logic nhạy bén thì không thể là nhà kinh doanh giỏi” Từ đây có người suy ra: a. Nếu là nhà kinh doanh giỏi, thì phải có tư duy logic nhạy bén. b. Nếu có tư duy logic nhạy bén thì sẽ là nhà kinh doanh giỏi. c. Không là nhà kinh doanh giỏi thì không cần tư duy logic nhạy bén. d. Không thể chuyện có tư duy logic nhạy bén mà lại không phải là nhà kinh doanh giỏi. 10. Định nghĩa nào sau đây hợp lý nhất a. Số nguyên tố là số chia hết cho 1 và chính nó. b. Số nguyên tố là số lẻ và chỉ chia hết cho 1 và chính nó c. Số nguyên tố là số tự nhiên chia hết cho 1 và chính nó d. Số nguyên tố là số chỉ chia hết cho 1 và chính nó 11. Biết tam đoạn luận có trung từ là vị từ trong cả hai tiền đề. Vậy, tam đoạn luận đó thuộc loại hình nào? a. Loại hình I c. Loại hình III

b. Loại hình II d. Loại hình IV

12. Trong trò chơi đoán màu, kết quả các lần đoán trước như sau: Vàng Vàng Nâu Đỏ YY Tím Đỏ Vàng Nâu XY Xanh Xanh Vàng Vàng Y Nâu Vàng Xanh Nâu XX Nâu Vàng Đỏ Cam YYY Vậỵ kết quả chính xác phải là những viên bi nào? a. Chưa đủ thông tin để xác định b. Đỏ ở vị trí thứ 2

c. Cam ở vị trí đầu tiên

tiên d. Nâu ở vị trí cuối cùng

e. Tất cả đáp án đều sai

13. Căn cứ vào các quy tắc chung, hãy xác định xem kiểu tam đoạn luận nào sau đây không thể đúng trong bất kỳ loại hình nào? a. EIO b. AAI c. OAA d. OAO 14. Từ tiền đề: Mọi S là P, có thể rút ra kết luận nào? a. Mọi P là S b. Một số P là S 2/4

c. Một số S không là P d. Mọi S không là P 15. Suy luận theo công thức nào sau đây là hợp logic? a. [( a  b )  ( a  b )] ⇒ b b. [( a  b  c )  c ]  ( a  b ) c. [( a  b )  a ]  b d. [( a  b  c )  ( a  b )  ( b  c )] ⇒ c 16. Từ tiền đề: Một số S không là P, có thể rút ra kết luận nào? a. Một số S là P b. Một số P không là S c. Không phải mọi S không là P d. Không phải mọi S là P

17. Trong trò chơi đoán màu, kết quả các lần đoán trước như sau: Nâu Cam Tím Đỏ Xanh Vàng Cam Nâu Đỏ Xanh Tím Nâu Cam Nâu Xanh Tím a. Chưa đủ thông tin để xác định

XXY YY XY YYY b. Có các màu: tím, cam, đỏ

c. Có các màu: tím, cam, nâu

d. Có hai bi màu nâu

e. Không lựa chọn nào đúng

18. Từ 2 tiền đề PeM và SoM có thể rút ra kết luận đúng là gì? a. SeP b. SoP c. Không thể rút ra được kết luận d. SiP 19. Kiểu tam đoạn luận nào sau đây đúng với loại hình III? a. IAO b. OAE c. IEI d. EAO 20. Kiểu tam đoạn luận AIO, (biết trung từ là vị từ trong cả hai tiền đề) là suy luận đúng hay sai? Vì sao? a. Sai, vì đại tiền đề là phán đoán toàn thể mà kết luận là phán đoán bộ phận b. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề c. Đúng, vì hợp các quy tắc chung của tam đoạn luận d. Sai, vì tiểu tiền đề là phán đoán khẳng định mà kết luận là phán đoán phủ định

PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: (1đ): Theo anh (chị), sinh viên làm thế nào để có thể “tự học” tốt? Phát biểu cảm nghĩ của mình về sự “tự học” của Sinh viên Đại học Ngoại thương CS2 hiện nay.

3/4

Câu 2: (2đ): Nếu phải làm một nghiên cứu lúc này, em sẽ nghiên cứu vấn đề gì? Hãy đặt một tên đề tài nghiên cứu và cho biết lý do tại sao em lại muốn nghiên cứu đề tài đó? Câu 3 :(1đ) – Làm bài trên phiếu trả lời : Hãy hoàn thành ô số sao cho ở chín hàng ngang, chín cột dọc và chín phần 3*3 đều có các con số từ 1 đến 9 (xuất hiện một lần).

3 2

4

4

8 5

7 6

2 4 9

3

4

9

7

3

5

2

4 1

9 2

6 8

7 6

4

2

6 3

HẾT./.

TRƯỞNG BỘ MÔN DUYỆT

GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

ThS Nguyễn Trần Sỹ

ThS Lê Thị Xuân Sang

4/4