31 0 204KB
BỘ CÂU HỎI VỀ THẨM ĐỊNH GPP Đoàn kiểm tra hay hỏi Dược sĩ phụ trách (DSĐH) tuy nhiên cũng có thể hỏi bất kỳ nhân viên nào trong nhà thuốc, nên mọi người cũng phải xem qua nhé! Câu 01: Thực hành tốt bán lẻ thuốc (GPP) là gì? Mục đích? Là bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc Nhằm đảm bảo cung ứng, bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc và khuyến khích việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả. Câu 02: Căn cứ thực hiện GPP? Thông tư 02/2018/TT-BYT ngày 22.01.2018 quy định về thực hành tốt bán lẻ thuốc Câu 03: Căn cứ chấm điểm GPP? Dựa trên CHECKLIST gồm 9 mục kèm theo TT 02 Câu 04: Người đứng đầu nhà thuốc là ai? Dược sĩ đại học – có chứng chỉ hành nghề Câu 05: Hãy cho biết về diện tích, nhiệt độ và độ ẩm cần có theo chuẩn GPP của nhà thuốc? - Diện tích: tối thiểu 10m2 - Nhiệt độ: không quá 30 độ C - Độ ẩm: không quá 75% (Nếu độ ẩm vượt quá mức quy định phải tiến hành giảm độ ẩm bằng cách thông gió, chất hút ẩm…) Câu 06: Hãy cho biết cách ghi nhãn đối với bao bì ra lẻ đối với thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn theo chuẩn GPP? THUỐC KÊ ĐƠN (Rx) THUỐC KHÔNG KÊ ĐƠN (OTC) Tên thuốc Tên thuốc Dạng bào chế Dạng bào chế Nồng độ /Hàm lượng Nồng độ /Hàm lượng Liều dùng Cách dùng Số lần dùng /ngày Câu 07: Hồ sơ nhân viên gồm những gì? - Hợp đồng lao động - Bằng cấp chuyên môn - Giấy khám sức khỏe - Sơ yếu lý lịch - Các chứng chỉ đào tạo Câu 08: Các SOP cần thiết đối với nhà thuốc chuẩn GPP - SOP về mua thuốc và kiểm tra chất lượng (*) - SOP về bán thuốc kê đơn (*) - SOP về bán thuốc không kê đơn (*) - SOP về giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi (*)
- SOP về bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc (*) - SOP về đào tạo nhân viên nhà thuốc - SOP về vệ sinh nhà thuốc - SOP về quy trình ghi chép nhiệt độ, độ ẩm - SOP về sắp xếp trình bày - SOP về theo dõi tác dụng phụ của thuốc (*): Bắt buộc Câu 09: Hồ sơ sổ sách liên quan đến thuốc được lưu trữ bao lâu? Lưu trữ 1 năm sau khi thuốc hết hạn dùng Câu 10: Hồ sơ của 1 nhà cung cấp uy tín tối thiểu cần những gì? Bản sao GCN đủ điều kiện kinh doanh thuốc - Có danh mục mặt hàng cung ứng - Có danh mục các nhà cung cấp uy tín Câu 11: Phân biệt thuốc kê đơn và không kê đơn? Thuốc kê đơn: Theo hướng dẫn số 1571/BYT-KCB (Danh mục 30 thuốc kê đơn) Thuốc không kê đơn: Theo thông tư 07/2017/TT-BYT ngày 03.05.2017 danh mục thuốc không kê đơn (Có 243 hoạt chất) Câu 12: Trong nhóm thuốc kê đơn cần lưu ý gì? - Nhóm NSAID kê đơn trừ Aspirin 325mg với chỉ định giảm đau hạ sốt kháng viêm thì không kê đơn (nhưng với Aspirin 81mg với chỉ định chống huyết khối phải kê đơn) Nhóm thuốc nội tiết tố kê đơn trừ thuốc tránh thai không kê đơn Vaccin và sinh phẩm y tế kê đơn trừ men vi sinh không kê đơn Câu 13: Trong danh mục thuốc không kê đơn cần lưu ý gì? - Một số phối hợp với Pseudoephedrin, Ephedrin, Codein… phải kê trong sổ theo dõi - Một số thuốc giới hạn ngày sử dụng (Omeprazol ≤14 ngày, Ranitidin ≤15 ngày…) Câu 14: Đơn thuốc hợp lệ khi nào? - Đơn thuốc đúng mẫu Thông tư - Ghi đầy đủ nội dung đơn thuốc (Tên – Địa chỉ – Chẩn đoán – Tên thuốc – Dạng bào chế – Nồng độ/Hàm lượng – Số lượng – Cách dùng… Ký và ghi rõ họ tên người kê đơn) - Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi thì ghi số tháng tuổi và họ tên cha hoặc mẹ - Đơn thuốc được kê chưa quá 5 ngày Câu 15: Nếu gặp đơn thuốc không hợp lệ thì phải làm sao? - Hỏi lại người kê đơn (liên hệ trực tiếp với người kê đơn hoặc nói bệnh nhân trở lại nơi đã khám để sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ)
- Thông báo cho bệnh nhân biết - Từ chối bán Câu 16: Ai là người trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn? Dược sĩ đại học Câu 17: Ai là người có quyền thay thế thuốc trong đơn thuốc? Điều kiện thay thế là gì? Dược sĩ đại học Thay thế thuốc cùng hoạt chất, dạng bào chế, nồng độ hàm lượng, đường dùng… và phải được sự – đồng ý của người mua Câu 18: Hướng dẫn sử dụng thuốc như thế nào? Hướng dẫn bằng lời nói sau đó ghi vào nhãn của bao bì thuốc cho người mua Khi bán cần hỏi các thông tin về triệu chứng bệnh và trạng thái người dùng để tránh rủi ro khi dùng – thuốc Câu 19: Cần tư vấn và thông báo gì cho người mua thuốc? Lựa chọn thuốc phù hợp (nhu cầu và chi phí…) Các thông tin về thuốc, tác dụng phụ, tương tác… Các trường hợp cần chẩn đoán của thầy thuốc mới dùng thuốc Những trường hợp không cần sử dụng thuốc Câu 20: Khi giao thuốc cho khách phải đối chiếu các thông tin gì? Nhãn thuốc – Chủng loại thuốc – Số lượng thuốc – Hạn dùng – Chất lượng thuốc bằng cảm quan Câu 21: Làm thế nào để phân biệt thuốc và các sản phẩm không phải là thuốc? Dựa vào số đăng ký lưu hành sản phẩm: Thuốc: VN-….. or VD-….. Thực phẩm chức năng: ATTP-….. hoặc CNTC-….. hoặc ghi rõ Thực phẩm chức năng trên sản phẩm Mỹ phẩm: CBMP-….. Câu 22: Thực phẩm chức năng được kê toa như thế nào? Không được kê TPCN trong đơn thuốc Câu 23: Đơn thuốc có thời hạn bao lâu? 5 ngày kể từ ngày kê đơn Câu 24: Mục đích của nhãn thuốc? Để tránh nhầm lẫn và biết được các thông tin cần thiết như tên thuốc, dạng bào chế, nồng độ /hàm lượng, cách dùng, liều dùng khi thuốc không còn trong bao bì chính ban đầu Câu 25: Mục đích của bao bì kín dùng để làm gì? Bảo quản thuốc khỏi bị hư , nhiễm khuẩn khi thuốc không còn nguyên bao bì như ban đầu. Câu 26: Cách sắp xếp thuốc như thế nào? Theo khu vực: Kê đơn – Không kê đơn – Thực phẩm chức năng…
Theo tác dụng Dược lý và điều kiện bảo quản ghi trên nhãn Sắp xếp gọn gàng, dễ lấy tránh nhầm lẫn FIFO (Thuốc nhập trước xuất trước), FEFO (Thuốc hạn dùng ngắn xuất trước) Câu 27: Nhiệt độ thuốc bảo quản lạnh, mát? Lạnh (2-8 độ) – Mát (8-15 độ) Câu 28: Tủ ra lẻ thuốc dùng để làm gì? Ra lẻ thuốc trong chai lọ đảm bảo thuốc hợp vệ sinh khi không còn nguyên trong chai lọ ban đầu Câu 29: Khi nhập thuốc cần kiểm tra gì? - Hạn dùng - Thuốc còn nguyên vẹn trong bao bì gốc của nhà sản xuất - Các thông tin trên nhãn thuốc - Kiểm soát chất lượng bằng cảm quan Câu 30: Thuốc cận hàng dùng là như thế nào? Có hạn dùng ≤ 6 tháng (Phải kiểm soát và ghi sổ hàng tháng) Câu 31: Bao nhiêu lâu kiểm tra chất lượng thuốc 1 lần? Kiểm tra như thế nào? - Kiểm tra đột xuất và định kỳ ít nhất 3 tháng 1 lần - Kiểm tra 100% thuốc có tại nhà thuốc, chú ý: + Các thuốc cận hạn + Thuốc dễ biến đổi chất lượng: Vitamin C, Aspirin, Thuốc nhỏ mắt, Dịch truyền… Câu 32: Cách xử lý với bệnh nhân dị ứng thuốc? Ngừng ngay thuốc đang sử dụng Chuyển đến cơ sở y tế phù hợp để xử lý Phối hợp với y tế địa phương làm báo cáo có hại của thuốc Câu 33: Giải quyết đối với thuốc bị khiếu nại hoặc phải thu hồi Tiếp nhận và lưu thông tin hoặc lưu các thông báo Thu hồi và lập hồ sơ thu hồi, kiểm kê Thông báo thu hồi cho khách hàng (đối với thuốc phải kê đơn) Trả lại nơi mua hoặc hủy đúng quy định Báo cáo các cấp Lưu trữ vào sổ theo dõi Câu 34: Khi phát hiện có thuốc khiếu nại hoặc thu hồi tại cơ sở ta phải làm gì? Cho thuốc vào ngăn “chờ xử lý” , báo cho công ty hoặc nhà cung cấp thuốc để thu hồi, báo cho phòng y tế biết để nắm tình hình có thuốc bị thu hồi trên địa bàn Câu 35: Tủ biệt trữ dùng để làm gì? Để các thuốc hư hỏng vỡ, thuốc thu hồi, thuốc hết hạn dùng… và chờ quyết định xử lý Câu 36: Xử lý như thế nào đối với thuốc trong tủ biệt trữ? Nếu lỗi do nhà phân phối thì trả nhà phân phối
Gửi thuốc về cơ quan quản lý nhà nước để xử lý tập trung Hủy thuốc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước (trả lại nhà cung cấp hủy, không được tự ý hủy) Câu 37: Nhà thuốc có được bán thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất hay không? Được bán khi đảm bảo tất cả các điều kiện sau: Nhà thuốc đạt chuẩn GPP Phải đăng ký Sở Y tế và được cấp phép Bán đúng hàm lượng cho phép Có sổ theo dõi đúng quy định Câu 38: Cho biết mẫu sổ theo dõi thông tin khách hàng mua thuốc thành phẩm dạng phối hợp có chứa hoạt chất gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất? Mẫu số 07 Thông tư 19/2017/TT-BYT Câu 39: Nắm rõ quy trình trong 5 SOP căn bản tại nhà thuốc của mình? (hay hỏi) SOP về mua thuốc và kiểm tra chất lượng SOP về bán thuốc kê đơn SOP về bán thuốc không kê đơn SOP về giải quyết với thuốc bị khiếu nại hoặc thu hồi SOP về bảo quản và theo dõi chất lượng thuốc .... (Theo Thông tư 02/2018/TT-BYT ngày 22.01.2018 “ Quy định về Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc)
MỘT SỐ LIỀU THUỐC CÓ GIÁ ỔN DÀNH CHO QUẦY THUỐC *Phía dưới đây là các biệt dược mà Ad hay sử dụng và cũng hay setup cho các nhà thuốc mình quản lý. Anh chị có thể tham khảo nhé*. 1. LIỀU VIÊM DẠ DÀY Anh chị dùng một số biệt dược sau : Drotaverin : Anh chị dùng hàng của Phú Yên là hiệu quả nha Alverin : Anh chị có thể dùng hàng của Imex hoặc dùng Spasmaverin giá cũng bình thường nha Omeprazol thường là dùng hàng của Brawn hoặc Ometul. Mepraz thì hơi đắc, khó bỏ vào liều. Esomeprazol : Nếu có dùng thì anh chị dùng hàng của Esomeprazol HV. Nói chung Eso thì giá sẽ cao hơn Ome chút. Antacid thì anh chị có thể dùng Maalox, KremilS… Domperidol : Anh chị có thể dùng hàng liên doanh hoặc hàng của Stada, hàng của Mekophar LIỀU tham khảo nè: 1. Pymenospain 2. Omeprazol 20mg Brawn 3. Kremil S Liều này này anh chị có thể cho 2 lần/ngày, tính tiền tuỳ vào vị trí mở nhà thuốc nhé. Ở liều bên trên các bạn có thể dùng Ometul cũng được, giá cũng sẽ ngang với Omeprazol của Brawn. 2. Liều viêm khớp Anh chị dùng các biệt dược sau : Paracetamol anh chị dùng của Sanofi hoặc Sandoz hén, giá cũng thường thôi. Một số hàng khác như imex hay Stella cũng dùng được nè. Prednisolon : Lưu ý khi sử dụng nha, anh chị xài hàng stella hoặc hàng hoặc hàng của boston. Methylprednisolon : anh chị xài hàng của An Thiên, hàng của Agimexphar cũng được nha, hoặc hàng Phú Yên ( Menison ) giá cao hơn 2 mặt hàng trên. Meloxicam : Dùng hàng của Stada, hàng của Brawn Mephenesin : Xài hàng của Boston hoặc hàng của Glomed Vitamin 3b : Xài của Stella hoặc Mekophar. Liều tham khảo : Dành cho người không đau dạ dày 1. Paracetamol choay 2. Meloxicam 7.5mg Brawn 3. Mephenesin 500mg Glomed 4. Vitamin 3b Mekophar Liều 2: Dành cho người không đau dạ dày
1. Partamol 500mg 2. Prednisolon 5mg 3. Mephenesin 4. Scaneuron Nếu khách hàng có đau dạ dày thì không dùng Prednisolon, anh chị có thể dùng Meloxicam, sau đó kèm vào 1 viên ometul trước khi ăn 30 phút, sau đó ăn no và uống liều có giảm đau và kháng viêm. Có thể tư vấn khách hàng bổ sung Glucosamin dài hạn. 3. LIỀU ĐAU ĐẦU – CHÓNG MẶT Anh chị có thể sử dụng các biệt dược Cinnarizin : Xài hàng của Phú Yên hoặc của SPM Flunarizin : Xài hàng của Hàn quốc ( Sarariz, Serapid ) Paracetamol xài mẫu như các liều bên trên Gingko Biloba : Xài hàng của Thanh Hằng, hoặc Q10. Acetyl leucin : Xài hàng của Thành Nam, hoặc Savi Liều tham khảo: 1. Partamol 500mg 2. Sarariz sáng 3. Gingko biloba 120mg Hoặc 1. Serapid 2. Paracetamok choay 3. Gingko Biloba 360mg Phía trên là các biệt dược mà nhà thuốc mình hay dùng, chi phí của các thuốc không cao nhưng hàng là chất lượng. Sử dụng các thuốc trên vừa có lợi nhuận cho nhà thuốc vừa tiết kiệm chi phí cho khách hàng. *Anh chị tham khảo nhé*.
MỘT SỐ HƯỚNG DẪN NHẬP HÀNG Như các bạn đã biết, Hiệu Thuốc Tây mới mở để nhập được hàng không phải quá khó. ( Cũng không dễ gì để lựa chọn được nguồn hàng chất lượng để đạt hiệu quả điều trị ). Để làm được việc này, chúng ta cần có kinh nghiệm thực tế làm việc tại Nhà Thuốc để nắm bắt được : Chất lượng thuốc ra sao, phản hồi của khách hàng, hàng đó thuộc công ty hay đại lý nào phân phối, hay qua trình dược viên. ... Trước khi mở quầy, các bạn phải có lưu thông tin liên lạc của các nhà cung cấp hoặc phân phối hàng hoá trên địa bàn : Ví dụ như số điện thoại của đại lý, số điện thoại của quản lý khu vực, trình dược viên, số điện thoại liên lạc với công ty. ( Có thể các bạn lên tra google tham khảo thêm : Tên Công Ty, và vào trang chủ sẽ có số điện thoại chính, tìm hiểu địa chỉ và các sản phẩm của công ty đó mà mình muốn tìm ) Bạn cần định hướng rõ ràng ( Nhà Thuốc mình muốn xác nhập vào công ty thuộc hệ thống nhà nước hay Nhà Thuốc tư nhân ), nguồn hàng mình sẽ lấy ở đâu : - Thuốc nhập của toàn bộ hãng, có hoá đơn và nguồn gốc. ( Giá cả có thể cao hơn một chút ) - Hay các bạn ra chợ lựa thuốc và đóng hàng. ( Nếu bạn có khả năng phân biệt được thuốc thật và thuốc kém chất lượng. Vì ở chợ thuốc rất nhiều nguồn hàng khác nhau, đa dạng hoá sản phẩm ). Giá rẻ có, cao cũng có. Các hàng hoá thông dụng tại Nhà Thuốc : -Bạn trước khi nhập hàng, hàng hoá cho Nhà Thuốc rất nhiều nếu kể tên. Vì vậy, phải làm như nào mà không bị thiếu sót quá nhiều thuốc trong khâu nhập hàng ban đầu : Bạn có thể ghạch ra giấy giúp mình những ý chính như sau : Nhập theo nhóm thuốc điều trị hoặc nhóm bệnh chính, rồi liệt kê tên thuốc : - Nhóm bổ não : Ví dụ : Thuốc : Citicolin 500mg, gliatilin viên uống, hoạt huyết CM3, Hoạt huyết thông mạch, hoạt huyết nhất nhất, HHDN TPC, tanakan... -Nhóm rối loạn tiền đình ( Chóng mặt, hoa mắt ) : Flunarizin, betasecr , piracetam, tanganil... - Nhóm thuốc cho mắt : Nhỏ mắt và uống dưỡng mắt .... - Nhóm Thuốc răng miệng : Xịt thơm miệng, sâu răng, đau răng, viêm nha chu... -Nhóm thuốc tai mũi họng : .... - Các loại thuốc giảm ho, bổ phế, long đờm : .... - Nhóm thuốc dạ dày, thực quản : ... -Thuốc đại tràng: Nhuận tràng, cầm tiêu chảy, phân nhão ... -Thuốc trĩ : Bôi uống, đặt...
- Thuốc ổn định áp huyết : ... - Nhóm tim mạch : .. -Nhóm tiểu đường : ... - Nhóm mỡ máu :... -Nhóm bổ gan :.... -Nhóm thuốc gout: .... -Nhóm kháng sinh: ... -Nhóm hạ sốt, giảm đau :... -Nhóm thuốc cơ xương khớp : ... - Nhóm thuốc bôi ngoài da : ... - Nhóm thuốc nội tiết cho nữ : ... - Nhóm thuốc tránh thai : -Nhóm thuốc cho đàn ông : .... - Nhóm thuốc bôi ngoài da : ... - Nhóm thuốc tiêm : - Các loại thuốc bổ, tăng sức đề kháng : .... - Các loại dầu gió, cao dán, cao xoa bóp.... - Các loại dưỡng da, giảm thâm nám, làm đẹp. - Các vật tư y tế : Bao cao su, bông băng gạc, test thử rụng trứng, thử thai, cồn, thử ma tuý. - ..... Nếu làm theo cách trên : Bạn không bị thiếu sót hàng hoá. Các bạn có mối quan hệ, nên xin danh mục hàng hoá. Hoặc có danh mục của các công ty, hoặc cập nhật trên phần mềm có sẵn. Liên lạc với trình dược viên quen, nhờ giới thiệu hàng điểm đến với mình. Khi nhập mới mở mà nhập hàng: Các bạn đừng có ham lấy theo chương trình, nên cân nhắc theo mùa ( Dạo này bệnh nào có nguy cơ tăng, bệnh gì giảm đi ), hàng gì nên lấy nhiều - hàng nào lấy ít. Mỗi loại 2-5 hộp bán thí điểm, chứ đừng ôm hàng, đến lúc bạn xoay sở sẽ rất khó đó. Nếu vừa Ế vừa nhiều hàng tồn khó đẩy được hàng đi. Sau này các bạn đi vào hoạt động ổn định, sẽ dễ lọc và chọn được hàng hoá phù hợp cho mình hơn. Vì vậy cần cân nhắc phần này. Cách xem hàng hoá : Các bạn xem mẫu là một phần, dạng bào chế. Nhất là thực phẩm chức năng, cần phải nhớ về công dụng dược liệu, hàm lượng thành phần sản phẩm đó vừa đủ cho trong 1 viên, hay là 2 viên, hoặc 3 viên.
(
NHỮNG LƯU Ý KHI BÁN THUỐC Chắc ai đó đang rất cần thông tin này, cùng nhắc lại một chút kiến thức nhé
) Antiacid : (Photphalugel, yumangel, kremils, gaviscon) Uống lúc đói hoặc sau ăn 1h và không uống chung một số thuốc bao tan trong ruột. ( Do thuốc bao tan trong ruột cần ph cao ph>6. Nên khi uống cùng với antacid thì độ ph tăng lên tại dạ dày và bao phủ niêm mạc ruột giảm hấp thu tại ruột ) PPI uống điều trị viêm loét thì uống ngày 2 lần. Lúc sáng sớm và trước khi đi ngủ. Nếu uống phòng ngừa viêm loét do thuốc hoặc đang có dấu hiệu về dạ dày thì uống 1 lần vào buổi sáng trước ăn. Men vi sinh thi uống trước khi ăn khoảng 15 phút và cách xa kháng sinh. Men tiêu hóa thi uống sau khi ăn xong trong các trường hợp đầy bụng khó tiêu hay xì hơi, nổ bom nguyên tử. Thuốc điều trị huyết áp uống vào lúc sáng sớm để duy trì huyết ap cho cả ngày. Chiều tối tăng đột ngột có thể cho uống thêm lần nữa. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu uống trước khi đi ngủ. Buổi tối là lúc tăng tổng hợp cholesterrol. Tetracyclin không dùng cho trẻ nhỏ dưới 8 tuổi ( Gây vàng răng ). Cloramphenicol không dùng cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi gây hội chứng xám Thuốc tránh thai không uống chung với kháng sinh. Khi dùng các thuốc corticoid dạng xịt họng nhớ súc họng lại nước muối sau khi xịt. Thuốc điều trị rối loạn lipid máu nhóm statin không uống cùng các thuốc PPI tăng nguy cơ tác dụng phụ tổn thương gan của statin. Không bôi corticoid vào vết thương hở làm lâu lành và dễ nhiễm khuẩn và nấm. Thuốc điều trị huyết áp hạn chế uống chung các nhóm nsaid. Người tiểu đường và cao Huyết áp hạn chế uống corticoid. Corticoid làm tăng đường huyết và tăng huyết áp với người đang mắc 2 bệnh đó. Khi sổ mũi trắng thánh dòng không uống các chất tăng tiết dịch như Terpin và Acetyl làm tăng tình trạng sổ mũi. Người bị hen chống chỉ định với Acetyl và Terpin tăng tiết dịch làm tắt nghẽn đường hô hấp. Thuốc nhỏ mắt có thể nhỏ tai và nhỏ mũi, nhưng thuốc nhỏ mũi và nhỏ tai không nhỏ mắt. Hạn chế uống kháng sinh chung các vitamin, đặc biệt nhóm betactam. Tetracyclin không uống chung với Fe va Al làm giảm sự hấp thu . Canxi không uống chung Tetracyclin và nhóm Quinolon.
Nsaid cox-1 : ibuprofen, diclofenac, piroxicam, uống sau ăn. Riêng meloxicam nó ức chế cả cox-1 và cox-2 nên tốt nhất là uống sau ăn. Nsaid cox 2 : Celecoxid , etoricoxid uống lúc nào cũng được. Motilium-M uống trước khi ăn 30p tăng tác dụng co bóp dạ dày tống thức ăn xuống và thuốc kịp thời có tác dụng chống nôn. Hạn chế phối hợp nhiều Nsaid chung với nhau tăng độc tính lên thận và tăng dị ứng thuốc Ho đờm không phối hợp nhiều thuốc cùng cơ chế (acetylcystein + terpin). _________________________________________ Note: Các bạn biết thêm trường hợp nào bổ sung thêm dưới bình luận. Cứ đọc qua đọc lại để nhớ ! TƯ VẤN BỆNH VÀ HƯỚNG ĐIỀU TRỊ THAM KHẢO Đặt ra trường hợp : Bệnh nhân đến Nhà Thuốc với triệu chứng ho nhẹ, rát họng có đờm mắc ở cổ, bị tái phát nhiều lần đã uống kháng sinh + chống viêm + giảm ho nhiều lần. Mà không khỏi ? ( Hoặc bệnh không thuyên giảm ) Trả lời : 1 . Khai thác thông tin chi tiết : -Nên khai thác thông tin trực tiếp từ bệnh nhân : + Bệnh nhân bị như vậy đã lâu chưa ? +Ở nhà đã uống thuốc điều trị gì không ? +Ho nhiều không ? -Cho mình hỏi thêm chút là : Sáng dậy đánh răng có cảm thấy ghê cổ hoặc buồn nôn không ? Khạc dịch đờm ra là thấy dễ chịu hoặc hết ho luôn đúng không ? Có cảm giác ợ hơi, ợ chua hoặc nóng rát ở dạ dày và thực quản hay không ? Từ trước tới giờ đi khám nội soi dạ dày thực quản bao giờ chưa ? { Nếu có các triệu chứng này, có thể xác định bệnh nhân mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản : Do acid dịch vị trào ngược gây nên tình trạng viêm họng, bệnh để lâu nên dịch nhầy tích đọng lại và mắc ở cổ họng ( Đờm ) dẫn đến phản xạ ho tự nhiên, nhằm tống dị vật ra khỏi đường hô hấp. Bệnh không điều trị dẫn tới hậu quả như : Viêm họng, viêm amidal, nặng thì viêm loét thực quản, ung thư thực quản }. 2 . Hướng điều trị : Dùng theo phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản kết hợp với điều trị phần họng ( Không nên dùng corticoid hoặc alpha để an toàn cho dạ dày ). Thì mới khỏi dứt điểm ở phần bên trên.
Hoặc thăm khám ở bệnh viện : Họng, nội soi dạ dày - thực quản để được chính xác nhất. 3 . Dưỡng và phòng bệnh : Hạn chế dùng bia rượu, có gas , đồ ăn - uống chua cay nóng. Không ăn quá no, không dùng đồ lạnh khi đói. Hạn chế tâm lý căng thẳng, không suy nghĩ nhiều, hạn chế thức khuya. Kiên trì dùng thuốc , thấy hiện tượng lạ hãy liên lạc lại cho cán bộ - nhân viên chăm sóc sức khoẻ *** Thông tin tham khảo **** TẤT TẦN TẬT VỀ THUỐC TRÁNH THAI Thuốc tránh thai hàng ngày dạng phối hợp (cho người bình thường) ❃Thành phần: estrogen (ethinylestradiol, mestranol…) và progesterone (hàm lượng estrogen của các viên trong một vỉ gần như tương đương nhau nhưng hàm lượng progesterone sẽ không giống nhau giữa các viên) ❃Cơ chế tác dụng: + Cơ chế trung ương (điều hòa ngược): khi dùng thuốc, nồng độ hormon trong máu cao hơn nồng độ sinh lý, gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên dẫn đến giảm tiết FSH và LH, từ đó dẫn đến ức chế phóng noãn, các nang trứng kém phát triển. + Cơ chế ngoại vi: thuốc làm thay đổi dịch nhầy cổ tử cung làm cho tinh trùng ko di chuyển được đồng thời làm nội mạc tử cung kém phát triển, không làm tổ được. ❃Có 2 loại: vỉ 21 viên và vì 28 viên (21 viên tránh thai và 7 viên sắt) ❃Cách dùng: + Loại 21 viên: Bắt đầu uống 1 viên vào ngày thứ nhất của thời kỳ kinh nguyệt, và uống vào các ngày sau đó, mỗi ngày một viên, và uống vào 1 giờ nhất định. Bạn nên uống vào thời điểm sau khi ăn tối là tốt nhất. Thực hiện uống đúng với mũi tên chỉ dẫn trên vỉ thuốc. Uống hết vỉ này mới chuyển sang vỉ khác, 2 vỉ uống cách nhau 7 ngày. + Loại 28 viên: Bắt đầu uống 1 viên vào ngày thứ nhất của chu kỳ kinh nguyệt, và uống vào các ngày sau đó cho đến khi hết vỉ, mỗi ngày uống 1 viên vào một giờ cố định. Uống hết vỉ này thì chuyển sang vỉ khác dùng, không cần ngừng 7 ngày. Uống đến khi nào không có ý định tránh thai nữa. Lưu ý: + Nếu bạn quên 1 viên trong ngày hôm nay, thì sẽ uống bù vào ngày tiếp theo. Nếu bạn quên liên tiếp 2 ngày thì sẽ được uống bù trải đều vào 2 ngày sau đó. Nhưng nếu bạn quên uống 3 ngày, bạn hãy ngưng sử dụng vỉ thuốc đó luôn và thay nó bằng vỉ mới. + Mỗi ngày chỉ uống tối đa 2 viên.
+ Nếu quên uống 1 viên thì tạm thời ngưng quan hệ trong vòng 2 ngày để đảm bảo an toàn nhất. + Thuốc tránh thai hàng ngày chỉ phát huy tác dụng vào ngày thứ 8 của vỉ thuốc, nên trong 7 ngày đầu uống thuốc, bạn vẫn nên sử dụng cả bao cao su để ngăn ngừa thai tốt nhất. + Nếu bạn uống thuốc bị chậm từ 3 tiếng trở lên so với giờ uống của ngày hôm qua, bạn cũng cần đến các biện pháp tránh thai an toàn trong vòng 2 ngày. Hiệu quả tránh thai: 99% Các Biệt dược phổ biến: REGULON, MARVELON, MERCILON, DIANE 35, DROSPERIN, YAZ… Đối tượng không dùng thuốc tránh thai hàng ngày: + Ung thư vú, tử cung + Tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn về máu. + Phụ nữ trên 40 tuổi. Thuốc tránh thai hàng ngày một thành phần (cho người cho con bú) ❃Thành phần: progesterone (norgestrel, levonorgestrel…) Cơ chế tác dụng: làm sánh đặc dịch nhầy ở cổ tử cung gây trở ngại cho sự di chuyển của tinh trùng và làm nội mạc tử cung kém phát triển do đó ngăn ngừa sự thụ thai. Có 2 loại: vỉ 21 viên và vỉ 28 viên (21 viên tránh thai và 7 viên sắt) ❃ Cách dùng: tương tự thuốc tránh thai phối hợp ❃ Lưu ý: + Nếu quên uống thuốc quá 12h thì nên dụng biện pháp tránh thai khác đồng thời vẫn tiếp tục uống thuốc như bình thường. + Hiệu quả tránh thai thấp hơn dạng phối hợp nhưng không ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra, do đó chỉ nên dùng trong 6 tháng đầu cho con bú, sau đó chuyển sang tránh thai hàng ngày thông thường mới có hiệu quả tránh thai cao. + Thuốc chỉ có tác dụng sau khi dùng thuốc 15 ngày liên tục và đều đặn. + Ít tác dụng phụ do chỉ có một thành phần ❃Biệt dược phổ biến: EMBEVIN Thuốc tránh thai khẩn cấp ❃Thành phần: Progesterone hàm lượng cao ❃Cơ chế: làm sánh đặc dịch nhầy ở cổ tử cung gây trở ngại cho sự di chuyển của tinh trùng và làm nội mạc tử cung kém phát triển do đó ngăn ngừa sự thụ thai. ❃Có 2 loại: 1 viên và 2 viên ❃Cách dùng: + Loại 1 viên: dùng càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi có quan hệ tình dục không được bảo vệ.
+ Loại 2 viên: viên đầu tiên dùng trong vòng 72h, viên thứ 2 dùng cách viên đầu tiên 12h. ❃Lưu ý: + Viên thuốc tránh thai khẩn cấp được uống càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 72 giờ (3 ngày) sau khi có quan hệ tình dục không được bảo vệ. Đến ngày thứ 5 sau khi có quan hệ tình dục vẫn có thể sử dụng viên thuốc tránh thai khẩn cấp nhưng theo nguyên tắc nếu uống càng sớm thì hiệu lực tác dụng của thuốc sẽ càng cao. Thông thường uống thuốc trong 24 giờ đầu hiệu quả tránh thai lên tới 95%, nếu uống thuốc sau 24-48 giờ hiệu quả 85% và sau 49-72 giờ hiệu quả chỉ còn 58%. + Rất nhiều phụ nữ bị nôn sau khi dùng thuốc. Nếu sau khi uống thuốc mà bị nôn, cần phải uống bù liều khác, nhưng sau khi uống thuốc khoảng 2 giờ mới bị nôn thì không cần uống bù nữa. + Không nên sử dụng như một liệu pháp tránh thai thường xuyên (không dùng quá 2 lần/ tháng) vì càng dùng nhiều hiệu quả tránh thai càng giảm ❃Biệt dược phổ biến: POSTINOR-1, POSTINOR-2, MIFESTAD… -------------------------BỆNH CHÂN - TAY - MIỆNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT Bệnh tay – chân – miệng thường có thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày với các triệu chứng: – Sốt kéo dài 24 – 48 giờ, đi kèm với chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên bị đau họng. – Sau khi sốt 1 – 2 ngày thì xuất hiện đau trong miệng, có đốm đỏ như phỏng rộp và trở thành vết loét. Vết loét thường nằm trên lưỡi, nướu răng (lợi) hay niêm mạc má. – Phát ban trên da, trong 1 – 2 ngày không thấy ngứa, chỉ thấy những đốm màu đỏ nổi lên, có khi rộp da. Các nốt phát ban thường nằm trong lòng bàn tay, lòng bàn chân; có thể xuất hiện trên mông hoặc cơ quan sinh dục. – Đôi khi, do các bé còn quá nhỏ nên các triệu chứng biểu hiện không rõ, có thể chỉ bị phát ban hoặc loét miệng hoặc sốt (không cùng lúc) nên rất dễ bị nhầm sang các bệnh khác như cảm cúm. Vì vậy, bố mẹ cần theo dõi con thật kỹ khi thấy con sốt và chán ăn.Hiện nay bệnh này chưa có vắc xin phòng, vì vậy các mẹ cần hết sức lưu ý trong việc giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh bằng việc thực hiện một cách nghiêm túc những điều sau: – Luôn lau dọn nhà cửa sạch sẽ, lựa chọn nơi an toàn cho con chơi và học. – Chú ý rửa tay thường xuyên với xà bông trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống cho bé và sau khi sử dụng nhà vệ sinh hay thay tã, quần cho trẻ.
– Luôn thực hiện vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống sôi, rửa sạch sẽ các vật dụng ăn uống trước khi sử dụng. Với các bé sơ sinh, nên tráng nước sôi mọi vật dụng trước khi cho con ăn. – Không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút các vật dụng như đồ chơi, thìa, muỗng, bát đĩa đựng đồ ăn không vệ sinh. – Tránh cho con tiếp xúc với trẻ em hay bệnh nhân bị bệnh. Nhiều người lớn thường thể hiện tình yêu với trẻ hay dạy trẻ cách thể hiện tình yêu bằng cách thơm má, hôn người lạ. Điều này là rất không nên vì cách tiếp xúc này chính là một phần nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm cho trẻ một cách nhanh chóng. – Làm sạch môi trường và các vật dụng (bao gồm cả đồ chơi của con). Nếu nghi ngờ có sự tiếp xúc với mầm bệnh, các bố mẹ cần tẩy trùng đồ vật bằng các chất tẩy rửa một cách thận trọng. – Chú ý xử lý rác thải vệ sinh của con đúng cách và đảm bảo an toàn. Chân – tay – miệng là bệnh do nhiều loại virus gây nên và không có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng bệnh ở các bé, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, bố mẹ nên lập tức đưa con tới các trung tâm y tế để kiểm tra. Sau khi đã chắc chắn là con bị chân – tay – miệng, các mẹ có thể theo tư vấn của bác sĩ để điều trị hoặc làm theo các bước sau đây: – Giảm sốt cho con: Bố mẹ có thể tùy vào tình trạng của con để làm theo cách truyền thống là lau mát, đắp khăn hay miếng giảm sốt hoặc cho con dùng thuốc giảm sốt. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giảm sốt tại nhà với thành phần lành tính như Hapacol dang gói sủi bọt hương camdễ uống dành cho trẻ em. – Hạn chế các tổn thương ở niêm mạc miệng, giảm đau cho con: Dùng nước muối súc miệng cho con thường xuyên Dùng các thuốc giảm đau, sát trùng niêm mạc miệng. Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu như cháo loãng, sữa… -Vệ sinh da tránh bội nhiễm vi khuẩn: Tắm cho trẻ với các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè, lá chân vịt… (Nước tắm nên đun sôi để nguội, không nên pha thêm nước lã ) Dùng dung dịch sát khuẩn, bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm : Xanh methylen, Gel Su Bạc. Dùng thêm các thuốc tăng sức đề kháng : Anaferol, Kẽm, thymomodulin... Tránh gió, hạn chế ăn ngọt. Chỉ nên dùng hoa quả như : Cam , chanh ,bưởi , bơ. Cho trẻ uống nước thường xuyên.
TẮT TIẾNG ( VOLUM BỊ CHÁY ) DO VIÊM THANH QUẢN +) Bệnh có thể tự khỏi sau 7- 10 ngày nếu như : Hạn chế nói chuyện , không gào thét lớn tiếng, không nên hát karaoke. +) Không nên : uống rượu bia , hút thuốc lá, đồ ăn cay nóng, cá tôm , da gà, nước đá lạnh... -Hãy khắc phục bằng cách : Diễn tả bằng hành động , nhắn tin, viết ra giấy với những ý định muốn nói. Cách điều trị tham khảo : +) Dùng Nước muối Natri Clorid 0,9 súc miệng hàng ngày, hoặc Betadin súc họng, hoặc xịt họng thảo dược. +) Ngậm : Viên ngậm Star của OPV, La Hán Quả, Cao khô lá thường xuân ... +) Uống novothym, hoặc tiêu khiết thanh... để hỗ trợ khàn tiếng. +) Nếu ho nhiều, có đờm : cho uống thuốc long đờm hoặc giảm ho. +) Ngứa cổ : Dùng kháng histamin : Clorpheniramin, loratadin,desloratadin, fexofenadin... +)Nếu có viêm và đau họng : Uống 5 -7 ngày kháng sinh (Tuỳ thuộc vào mức độ bệnh và đối tượng khác nhau) Kết hợp thêm Alphachymotripsin. +)Thymomodulin để tăng sức đề kháng đường hô hấp. Lưu ý : Các thuốc trên nên dùng cách nhau và thời gian dùng cân nhắc cho hợp lý. Tránh dùng đồng thời , hạn chế “Dương Đông kích Tây” BÀI CÚNG XIN LỘC NGÀI THẦN TÀI THỔ ĐỊA TẠI NHÀ THUỐC “( Ba lạy ) CON NIỆM NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hôm nay là ngày 01 tháng... ( Hoặc ngày rằm tháng...) năm ..( Canh Tý) Con tên là..., sinh ngày tháng năm ... Nhà Thuốc ... ở tại... Con thành tâm dâng lên Ngài Thần tài Và Thổ Địa : Hoa thơm , quả ngọt, bánh ngon, kẹo dẻo... mong các Quan, các Ngài thương xót dân lành: - Khách đến mua thuốc : Bệnh nhẹ thì bệnh tiêu tan, bệnh nặng thì bệnh mau khỏi, dịch bệnh được đẩy lùi để đời sống của chúng con được yên vui và khoẻ mạnh.
-Con mong ngài hãy phù hộ độ trì cho bản thân con có sức khoẻ thật tốt để phục vụ cho nhân dân. -Con cầu cho quả lễ hôm nay thành công tốt đẹp ( Ba lạy ) Niệm Nam Mô A Di Đà Phật là đứng dậy” CÂU HỎI ? VÀ ÔN LẠI KIẾN THỨC 1. Đối với bệnh nhân Nhi mà bị viêm Amydal, viêm họng, đau rát họng Kèm theo triệu chứng nôn hoặc buồn nôn. Muốn uống Domperidon hỗn dịch để không bị nôn ra thuốc hay nôn ra thức ăn thì dùng như thế nào để đạt hiệu quả? Trả lời : Hỗn dịch Domperidon cần lắc đều trước khi sử dụng, nếu cho dùng trong trường hợp trẻ bị trào ngược, nôn trớ do nhiều đờm hoặc do rối loạn đường tiêu hoá : -Ta cần cho uống Domperidon trước khi ăn hoặc trước khi uống các thuốc khác khoảng 30 phút để tránh bị nôn ra thuốc hay là trào thức ăn ra bên ngoài. 2. Đối với trẻ em bị nấm lưỡi trắng mà cần phải dùng đến thuốc Daktarin thì tư vấn dùng như thế nào sao cho hợp lý ? Dùng cho trẻ từ mấy tháng trở lên? Trả lời : Trong trường hợp nấm lưỡi trắng ở trẻ nhũ nhi mà cần phải dùng đến thuốc Daktarin để điều trị. -Sau khi rửa tay sạch, đeo gạc rơ lưỡi : Bóp một lượng thuốc Daktarin (Tuỳ theo diện tích nấm và độ tuổi -cân nhắc lượng thuốc sao cho hợp lý ) Cho vào thìa dụng cụ, lấy ngón tay đánh đều cho lượng gel hoà quện và đều. -Bôi lên vùng mắc bệnh của trẻ ngày 2-3 lần. (Nên cho bé ăn sữa trước khi bôi thuốc, sau khi bôi khoảng 60 phút mới cho bé ăn. Để thuốc bám lâu và phát huy được tác dụng ) -Thuốc có thể nuốt , không ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé. -Nên sử dụng cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. 3. Trẻ trong khoảng thời gian nào được gọi là trẻ sơ sinh ? Thuốc nhỏ mắt Argyrol có dùng được cho trẻ sơ sinh không ? Trả lời : -Trẻ sơ sinh là : Từ khi sinh ra đến 28 ngày tuổi. -Dung dịch thuốc Argyrol có màu nâu đen. -Nhỏ được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. -Phòng và điều trị đau mắt nhẹ - tèm nhèm,chảy dử, ngứa mắt ở trẻ. -An toàn và hiệu quả. 4. Thuốc lợi tiểu dùng vào thời điểm nào trong ngày? Nếu đối với thuốc lợi tiểu làm mất lượng muối trong cơ thể, thì bù muối Kaliorid vào thời điểm nào trong ngày? Nếu không bổ sung muối thì sau này có thể gây ra hiện tượng gì?
Trả lời : -Thuốc lợi tiểu nên dùng vào buổi sáng khoảng 7-8 h sáng. Không nên dùng vào buổi chiều hoặc tối vì bệnh nhân sẽ chạy ra chạy vào gây mất giấc ngủ. -Một số thuốc lợi tiểu gây mất lượng muối trong cơ thể. Chúng ta cần bù muối kaliorid vào buổi chiều khoảng 14-15h, để cung cấp lượng muối của cơ thể và tế bào. (Không nên uống vào buổi sáng , vì thuốc lợi tiểu còn tác dụng.Nên có bù muối vào buổi sáng, coi như bù cũng lãng phí ) -Nếu trong trường hợp uống thuốc lợi tiểu thường xuyên và lâu dài mà không bù muối : Bệnh nhân sẽ mắc bệnh Chuột Rút - Co cứng cơ, có thể khó đi lại hơn do cơ thể bị mất quá nhiều lượng muối. 5. Đối với phụ nữ trong thời kì mang thai bị suy giãn tĩnh mạch chi cần khắc phục bệnh như thế nào ? Trả lời : Đối với phụ nữ mang bầu mà bị suy giãn tĩnh mạch chi cần khắc phục : -Chúng ta có thể tham khảo dùng băng thun để quấn cố định lại. -Hạn chế vận động mạnh, nên đi lại nhẹ nhàng, xoa bóp nhẹ trước khi đi ngủ và khi thức giấc khoảng 30 phút. -Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu. ( Bệnh sẽ tiến triển hơn ) -Ngâm chân bằng nước ấm 15-30 phút trước khi ngủ. -Bổ sung vitamin C tự nhiên : Nước cam , nước chanh ... MỘT SỐ CÂU HỎI BÊN LỀ ? HÃY CÙNG THAM KHẢO TRẢ LỜI NHÉ !!! 1.Methylprednisolon dùng mấy lần trên ngày ? Dùng vào thời điểm nào trong ngày ? Tại sao ? Trả Lời : Cortisol trong máu tăng từ 4 giờ sáng, đạt mức cao nhất lúc 8 giờ sáng, sau đó giảm dần, đến 12 giờ đêm là thấp nhất, sau đó tăng trở lại khoảng từ 4h sáng hôm sau.Vậy tuyến thượng thận “ngủ” về đêm. Nếu uống thuốc vào chiều tối, tuyến thượng thận bị ức chế suốt ngày, nếu tình trạng này kéo dài nhiều ngày sẽ gây suy teo vỏ thượng thận. Vì vậy để tránh suy vỏ thượng thận khi sử dụng GC kéo dài chỉ nên uống vào buổi sáng hoặc uống thuốc cách ngày. Do đó thời điểm thích hợp nhất để uống thuốc là sau ăn sáng (7-8h sáng) -Không ngưng thuốc đột ngột, nên giảm liều từ từ dần dần. 2.Thuốc tẩy giun, trị ấu trùng giun uống vào buổi sáng hay buổi tối để đạt hiệu quả ?
Dùng trước ăn hay sau ăn ? Có cần nhịn đói hay không ? Có nên ăn ngọt vào lúc uống thuốc không ? Trả lời : -Thuốc tẩy giun thông thường dùng vào buổi tối trước khi đi ngủ 60 phút. -Không nên nhịn quá đói, vẫn ăn uống bình thường . -Uống thuốc với nhiều nước, hạn chế ăn ngọt và không nên uống rượu- bia trong buổi tối uống thuốc Tẩy giun. ( Ngày hôm sau ,ăn ngọt và uống rượu bia bình thường ) Vì ăn ngọt lúc này, sẽ được coi như là thức ăn của giun khiến thuốc điều trị không phát huy tối đa tác dụng. Rượu bia gây tương tác bất lợi. -Nên uống thuốc định kì 6 tháng / lần. 3 . Đối với giun kim : Buổi tối Bệnh nhân đi ngủ, tại sao lại ngứa hay khó chịu ở Hậu môn? Ban ngày chúng đi đâu ? Trả lời : Giun kim nhỏ và có màu trắng như đầu sợi chỉ. -Ban đêm ,khi BN ngủ là điều kiện thuận lợi : Chúng ra Hậu môn nghí ngoáy và sinh sôi nảy nở ( đẻ trứng ở trong hậu môn ) sẽ khiến chúng ta cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. -Ban ngày chúng bám vào thành ruột kí sinh để lấy đi chất dinh dưỡng. (Chúng kí sinh lấy chất dinh dưỡng của chúng ta, đêm thì làm ngứa ngáy mất ngủ. Nếu để lâu sẽ bị suy nhược cơ thể ) 4. Men vi sinh và men tiêu hoá dùng trước hay là sau khi ăn ? Vào thời điểm nào ? Trả lời : -Men vi sinh : Điều trị phân sống hoặc tiêu chảy, phân nát ,phân nhão .... Nên dùng trước bữa ăn khoảng 15-30 phút. Có thể sử dụng dài ngày. -Men tiêu hoá : Hỗ trợ táo bón, khó tiêu ,đầy bụng , đầy hơi.. Nên dùng sau ăn khoảng 60 phút. Ngưng dùng hoặc cách ngày sau khi các triệu chứng bệnh không còn. 5. Tiểu đường là tăng nồng độ gì trong máu ? Chỉ số bao nhiêu là có nguy cơ mắc bệnh ? Nên test thử chỉ số đường huyết vào lúc nào trong ngày? No hay đói Trả lời : Tiểu đường : -Là tăng nồng độ glucose trong máu. -Chỉ số đường trong máu : Bình thường 7mmol/l
-Nên test thử đường huyết vào buổi sáng chưa ăn gì ( lúc đói : Khoảng 7-8h sáng ) Để có chỉ số đo chính xác. 6.Bệnh vảy nến có chữa khỏi được dứt điểm hay không ? Trả lời : Bệnh vảy nến là bệnh tự miễn. Nên khó điều trị khỏi dứt điểm 100% Tuỳ theo cơ địa mỗi người : Bệnh đỡ khoảng 60-90% -Khuyên bệnh nhân hạn chế : uống rượu bia, đồ ăn tái sống ,đồ ăn tanh để bệnh được thuyên giảm . -Tắm rửa :Không nên dùng các chất tẩy như xà phòng.Dùng các loại lá tắm thảo dược. -Không nên gãi để tránh tổn thương bề mặt da. -Uống thêm một số loại vitamin để tái tạo làn da mới.
Những Nhóm Thuốc Nhà Thuốc, Quầy Thuốc Cần Có. 1.Giảm đau hạ sốt : paracetamol 500-650mg, Paracetamol 250 mg, 325 mg,... 2. Kháng viêm : +Nsaid : Aspirin, diclofenac, piroxicam, Ibuprofen, meloxicam, Celecoxid, Etorricoxid +Corticoid : Prednisolon, methylprednisolon, Dexamethasone, betamethasone +Alphachymotripsin : alpha choay( chống sưng nề) 3. Kháng histamin 1 : Clopheniramin, Citirizin, Loratadine, fexofenadine 4. Nhóm giảm co thắt: Alverin, No-spa, Spamavarin, Buscopan, drotaverine 5. Kháng virus : Aciclovir 200mg-400mg-800mg 6. Thuốc Ho và Long đờm : Acetylcyctein, Bromhexin, Ambroxol, Terpin Codein, Dextromethorphan... 7.Nhóm dạ dày : Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol, Rabeprazol, Esomeprazol, 8. Nhóm kháng h2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine 9. Nhóm antacid: Photphalugel, Antacil, Yumagel, Gaviscon, Maalox 10. Nhóm tiêu hóa : Men vi sinh : enterogemina, Probio, Lactomin Men tiêu hóa : Air-X , Neopeptine, PepZiz Motilium-M 11. Nhóm trị tiêu chảy : Hidrasec, Smecta, loperamid 12. Kháng sinh : +Betalactam : Amoxcillin, Ampicillin, Cephalexin, Cefuroxim, Cefixim, Cepodoxim, cefdinir. +Macrolid : Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin, Spiramycin, Roxithromycin +Tetracyclin : Tetracyclin, Doxycyclin +Quinolon : Ciprofloxacin, Levofloxacin +Cloramphenicol +Nhóm kháng sinh kỵ khí : Metrodinazol, Tinidazol +dạng phối hợp: rodogyl,.. 13. Nhóm trị rong kinh: Orgamantril, Primolut-N 14. Nhóm huyết áp tim mạch :Amlodpin, Nifedipin, Captoril, Losarstan, Nitromin, Concor, Conversyl, Bisoprolol, Vastarel MR 15. Nhóm điều trị mỡ máu: Rosuvastatin, Atorvastatin 16. Nhóm tiểu đường:
Metformin : Gluco phage Sulfonylurea : Diamicron 17. Nhóm hormon : Tránh thai: Marvelon, Mercilon, Rigevidon, Regulon, Newchoi, Dian 35, Newlevo ( ngừa cho con bú ) 18. Nhóm kháng nấm : Griseofulvin, Nystatin, Itraconazol, Fluconazol 19. Nhóm vitamin – khoáng chất : B1, B6, 3B : noubiron C : 100mg, 500mg Rotun-C, PP 500mg Zn : Fanzincol Fe : Obimin, Ferrovit Canxi : Sandoz, Calcium Corbiere E : Ecap Nhật bản 400 , Enat 400, 20. Nhóm trị cảm đau nhức thông thường: Decolgen, Tiffy, Alaxan 21. Nhóm tri táo bón : Duphalac, Bisacodyl, Sorbitol 22. Nhóm trị tuần hoàn máu não , chóng mặt: Betaserc, Cinarizin, Flunarizin, Tanakan, Piracitam, Ginkobiola, Meken, Hoạt huyết dưỡng não 23. Nhóm thuốc Gan: Bar, Boganic, Tonka 24. Nhóm trị sỏi thận: Rowatinex, Kim tiền thảo, bài thạch,.. 25. Nhóm trị suy giản tĩnh mạch, trĩ : Daflon. 26. Nhóm trị giun : Fugacar, Benda, Zentel 27. Nhóm thuốc bổ tổng hợp: Pharmaton, Hometamin 28. Nhóm thuốc nhỏ mắt: Nacl 0,9%, Osla, Vrhoto, Refresh , nước mắt nhân tạo, Tobradex - tobrex, Neodex, Dexacol, Ciprofloxacin 0,3%, Tetracyclin tra mắt, 29. Nhóm thuốc bôi lỡ miệng: Mouthpast, Darktarin 30.Các typ bôi ngoài da: Dipolag-G, Silkron, Gentrison, Dibetalic, Tomax, Kedermfa, Aciclovir, Kentax, Dermovate, Flucinar, Hitten, Erythromycin & nghệ 31. Nhóm xịt ;Ventoline, seritide 32. Nhóm thuốc đặt: Neotergynan, Canesten, Polygynax 33. Nhóm vật tư y tế : Bông – băng – gạt, Oxy-gia, Cồn 70-90, , Povidine, Bao cao su, Băng cá nhân, Băng thun, Que thử thai, Bình sữa, Đo nhiệt độ, Que thử thai, 34 Nhóm dầu : Dầu nóng trường sơn, Dầu nóng mặt trời, Dầu khuynh diệp, Dầu gió trường sơn, Cao xoa bạch hổ, Cao xoa cup vàng, , Dầu nóng mặt trời, Dầu ông già, Dầu singapor, Dầu phật Linh 35. Nhóm dán – bôi giảm đau: Salonpas, Dán con cọp, Ecosip, Voltaren 36. Các loại siro trị ho: Astex, Propan, Ho Bảo Thanh, Pectol, Bổ phế Nam Hà, Bisolvon, Atussin 37. Nhóm nước rửa phụ khoa: Dạ hương, Lactacyd, Phytogyno, Gynofar 38. Nhóm thực phẩm chức năng: Bio-acimin, Tràng Phục linh, Bảo Xuân, Giải Độc gan tuệ Linh, Viên Vai gáy, Rocket, Thiên môn bổ phổi, Xuân nữ bổ huyết cao, Sâm alipas, angela, Otiv, Jex,
39. Nhóm trị sẹo: Dermatix, 40. Nhóm điều trị tiền liệt tuyến: xatral. 41. Tăng đề kháng trẻ: immugold kid, bibi kid,.. 42. Tăng tuần hoàn não: Ginko omega, synappo,..