bài tập topic 1 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

CHỦ ĐỀ 1: KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT BT 1.1 (Các đặc điểm chất lượng của thông tin hữu ích) Kế toán công ty Lee đang thực hiện rà soát lại các nghiệp vụ đã ghi nhận để xem xét có đáp ứng các đặc điểm chất lượng thông tin hữu ích quy định trong khuôn mẫu lý thuyết kế toán. Trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2020, kế toán công ty Lee đã ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế như sau: (1) Lee đã bán một tài sản cố định và thuê lại tài sản đó cho đến hết thời gian sử dụng còn lại của tài sản. Vì vậy, kế toán đã ghi nhận đây là một khoản nợ phải trả. (2) Các tài sản công ty đang được đánh giá theo mô hình giá gốc và Báo cáo kết quả hoạt động cho thấy một số cửa hàng đang hoạt động kinh doanh trong tình trạng lỗ. Tuy nhiên, các tài sản trong nhiều cửa hàng rất có khả năng tăng giá trị trong tương lai và thu nhập từ đánh giá tăng tài sản lớn hơn khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh, do đó kế toán quyết định chuyển sang mô hình đánh giá lại. (3) Trong năm 2019, công ty Lee sử dụng phương pháp FIFO để tính giá hàng tồn kho. Sang năm 2020, kế toán đã thay đổi sang phương pháp bình quân gia quyền. Do đó, kế toán đã quyết định điều chỉnh lại số dư đầu kỳ hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Bài làm 1. Cho biết kế toán ghi nhận nghiệp vụ (1), (2), (3) dựa vào đặc điểm chất lượng nào theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán? - Nghiệp vụ (1) ghi nhận dựa vào đặc điểm “Trình bày hợp lý”. Vì cách xử lý này khớp với những gì tồn tại hoặc đã xảy ra, thông tin này được kế toán công ty Lê trình bày đầy đủ, trung lập và không có sai sót, đảm bảo được thông tin sẽ cung cấp được trình bày hợp lý trung thực, thích hợp cho người sử dụng. - Nghiệp vụ (2) ghi nhận dựa vào đặc điểm “Tính thích hợp”. Vì các tài sản trong nhiều cửa hàng rất có khả năng tăng giá trị trong tương lai và thu nhập từ đánh giá tăng tài sản lớn hơn khoản lỗ trong hoạt động kinh doanh, ở đây ta có sự xuất hiện của giá trị dự đoán, một trong những thành phần của đặc điểm chất lượng “Tính thích hợp”. Từ đó, sẽ hình thành kỳ vọng của những người sử dụng, giúp người sử dụng đưa ra quyết định phù hợp. - Nghiệp vụ (3) ghi nhận dựa vào đặc điểm “Có thể so sánh được”. Vì khi kế toán đổi phương pháp đo lường hàng tồn kho từ phương pháp FIFO sang bình quân gia quyền, điều này buộc kế toán phải điều chỉnh lại số dư đầu kỳ hàng tồn kho cho phù hợp, có thể giúp doanh nghiệp so sánh thông tin trên báo cáo tài chính giữa các kỳ với nhau, đảm bảo thông tin được rõ ràng, cụ thể và hợp lý cho người sử dụng. 2. Do nhiều cửa hàng đang hoạt động kinh doanh lỗ nên Lee nghi ngờ về giả định hoạt động liên tục của công ty tại ngày 31/12/2020. Vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán, cho biết kế toán công ty nên làm gì tại thời điểm lập báo cáo tài chính niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2020 - Theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán, kế toán công ty Lee nên tiến hành đánh giá lại tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không đáp ứng được giả định hoạt động liên tục, và đồng thời công ty cũng nên lập Báo cáo tài chính trên một cơ sở khác và giải thích lý do rõ ràng tại sao lại áp dụng cơ sở này. Từ đó, đảm bảo cung cấp thông tin cho người sử dụng một cách hợp lý, thích hợp và trung thực.

BT 1.2 (Các yếu tố của báo cáo tài chính) Công ty Sunny đang chuẩn bị lập báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 30/09/2020 và có 2 nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (1) Vào ngày 1/9/2020, Công ty Sunny bán công nợ phải thu khách hàng 2 tỷ đồng cho công ty tài chính Finease. Lúc này, Sunny lập tức nhận được từ Finease bằng chuyển khoản ngân hàng 1,8 tỷ đồng. Công ty Sunny đã ghi giảm phải thu khách hàng 1,8 tỷ đồng và tăng chi phí quản lý doanh nghiệp 200 triệu đồng. Theo điều khoản hợp đồng mua bán công nợ, Finease sẽ tính phí quản lý mỗi tháng 10 triệu đồng và lãi suất 2%/ tháng đối với khoản phải thu Sunny đã bán cho Finease tương ứng phần Finease chưa thu nợ được. Ngoài ra, Sunny có nghĩa vụ hoàn lại tiền cho các khoản phải thu mà Finease không thu nợ được sau 6 tháng. Tại ngày 30/9/2020, trong toàn bộ số dư phải thu khách hàng 2 tỷ đồng, không có khách hàng nào đến hạn thanh toán hoặc đã thanh toán trong tháng 9. (2) Vào ngày 1/10/2019, công ty Sunny đã bán hàng hoá cho công ty Cashflow với giá bán là 10 tỷ đồng, giá vốn của lô hàng này là 6 tỷ đồng. Giá trị hợp lý của lô hàng hoá này trên thị trường là 12 tỷ đồng. Công ty Sunny đã nhận tiền bằng chuyển khoản ngân hàng của công ty Cashflow 10 tỷ đồng và ghi nhận số tiền này vào doanh thu bán hàng. Hàng hoá có giá trị sử dụng còn lại trên bao bì là 4 năm, vẫn được giữ lại trong kho của Sunny và thoả thuận bàn giao cho Cashflow sau 2 năm. Theo điều khoản hợp đồng mua bán hàng hoá giữa Sunny và Cashflow, công ty Sunny có quyền mua lại số hàng này bất kỳ thời điểm nào trong vòng 2 năm với giá mua là 10 tỷ đồng cộng thêm lãi kép 10%/ năm tính từ ngày 1/10/2019. Hiện tại, Sunny phải thanh toán chi phí lưu kho cho lô hàng này 60 triệu đồng mỗi năm nên Sunny đã ghi nhận khoản chi này vào tài khoản phải thu khách hàng liên quan đến công ty Cashflow. Nếu sau 2 năm, công ty Sunny không mua lại lô hàng này thì toàn bộ chi phí lưu kho trong 2 năm sẽ được công ty Cashflow thanh toán lại vào ngày 30/9/2021. Bài làm Vận dụng khuôn mẫu mẫu lý thuyết kế toán để đánh giá việc ghi nhận kế toán của công ty Sunny đối với nghiệp vụ (1) và (2) khi lập báo cáo tài chính kết thúc ngày 30/9/2020. Ở nghiệp vụ (1) và (2) việc ghi nhận kế toán của công ty Sunny xử lý còn một vài điểm không hợp lý, ta sẽ sửa lại như sau:  Nghiệp vụ (1): - “Công ty Sunny đã ghi giảm phải thu khách hàng 1,8 tỷ đồng và tăng chi phí quản lý doanh nghiệp 200 triệu đồng”: lúc này, tiền tăng 1,8 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 200 triệu đồng làm VCSH giảm 200 triệu đồng => Phải thu khách hàng phải giảm 2 tỷ đồng để đáp ứng điều kiện cân bằng của phương trình kế toán. - “Theo điều khoản hợp đồng mua bán công nợ, Finease sẽ tính phí quản lý mỗi tháng 10 triệu đồng và lãi suất 2%/ tháng đối với khoản phải thu Sunny đã bán cho Finease tương ứng phần Finease chưa thu nợ được” + Phí quản lý mỗi tháng 10 triệu đồng: ghi tăng chi phí 10 triệu đồng, tăng nợ phải trả 10 triệu đồng. + Lãi suất 2%/ tháng đối với khoản phải thu Sunny đã bán cho Finease tương ứng phần Finease chưa thu nợ được: ghi tăng chi phí 40 triệu đồng (2%x 2tỷ đồng), tăng nợ phải trả 40 triệu đồng.  Nghiệp vụ (2): - “Công ty Sunny đã nhận tiền bằng chuyển khoản ngân hàng của công ty Cashflow 10 tỷ đồng và ghi nhận số tiền này vào doanh thu bán hàng”: Vì chưa có sự chuyển giao hàng hóa giữa hai công ty nên chưa có sự kiện kinh tế nào phát sinh nên Công ty Sunny không

-

ghi nhận doanh thu trong tình huống này mà phải ghi giảm Phải thu khách hàng (đây là một khoản nợ phải trả khách hàng) “Hiện tại, Sunny phải thanh toán chi phí lưu kho cho lô hàng này 60 triệu đồng mỗi năm nên Sunny đã ghi nhận khoản chi này vào tài khoản phải thu khách hàng liên quan đến công ty Cashflow”: Chi phí lưu kho không được ghi nhận vào tài khoản phải thu khách hàng vì hàng hóa vẫn chưa được bàn giao cho công ty Cashflow và còn trong kho của công ty Sunny nên nó là chi phí do công ty Sunny chịu.

BT 1.3 (Các yếu tố của báo cáo tài chính) Một công ty hàng không Fun Air đã đặt mua một phi cơ từ công ty chế tạo máy bay theo hợp đồng không huỷ ngang với mức giá cố định, chuyển giao máy bay sau 30 tháng và thanh toán một lần tại ngày bàn giao máy bay. Bài làm 1. Theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán, công ty Fun Air có nên ghi nhận một tài sản hay một khoản nợ phải trả tại ngày ký hợp đồng đặt mua máy bay? - Theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán, công ty Fun Air không ghi nhận một tài sản hay một khoản nợ phải trả tại ngày ký hợp đồng đặt mua máy bay. Vì chưa có một sự kiện kinh tế nào được phát sinh ngay tại thời điểm đó, và cũng chưa có sự chuyển gia tài sản giữa hai công ty. Kế toán chỉ ghi nhận khi giao dịch mua hàng được thực hiện và được chuyển giao quyền kiểm soát cũng như rủi ro cho chính người mua. 2. Một năm sau đó, giá trị của loại máy bay này trên thị trường tăng 5%, nhưng công ty Fun Air đã cố định mức giá mua trong hợp đồng với công ty chế tạo. Lúc này, công ty Fun Air có nên ghi nhận là tài sản hay khoản thu nhập tại thời điểm giá trị máy bay được đánh giá tăng hay không? Ngược lại, nếu giá trị của loại máy bay này trên thị trường giảm 5%, công ty Fun Air có nên ghi nhận một khoản nợ phải trả hay khoản lỗ tại thời điểm giá trị máy bay được đánh giá giảm. - Vì một năm sau, vẫn chưa có sự chuyển giao máy bay giữa hai công ty (trong hợp đồng thì sẽ chuyển giao máy bay sau 30 tháng) nên chưa có sự kiện kinh tế phát sinh. Công ty Fun Air cũng không nên ghi nhận trong tình huống này. - Trong trường hợp, nếu sau thời gian 30 tháng đó, khi mà hợp đồng được thực thi, giao dịch diễn ra thì khi đó với giá cố định dã có trên hợp đồng, nếu giá trị thị trường của máy bay có tăng hay giảm thì công ty Fun Air sẽ ghi nhận tương ứng khoản thu nhập hoặc khoản lỗ. BT 1.4 (Các yếu tố của báo cáo tài chính) Công ty mỹ phẩm Lampeter có các tình huống sau đây: 1.Công ty đã chi 2,2 tỷ đồng trong năm nay cho một dự án nghiên cứu một loạt các mỹ phẩm mới dành cho nam giới. Hiện tại còn quá sớm để ban quản trị công ty dự đoán được dự án nghiên cứu này có thành công về mặt thương mại không. 2.Vào tháng 11 trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/20, công ty Lamprter phát hiện một nhân viên nghỉ việc đã đánh cắp tiền mặt 20 triệu đồng khi làm việc tại một cửa hàng bán mỹ phẩm. 3.Nhận được đơn khiếu nại của khách hàng yêu cầu công ty Lampter bồi thường thiệt hại do tiêu dùng sản phẩm chất lượng kém của công ty. Tuy nhiên, luật sư cho biết công ty Lampeter có 60% khả năng thắng vụ việc này. Bài làm

Vận dụng khuôn mẫu mẫu lý thuyết kế toán để giải thích nên xử lý kế toán cho các tình huống 1, 2, 3 như thế nào? Tình huống 1: - Ghi nhận: tăng chi phí, không ghi nhận khoảng tăng tài sản vì chưa biết chắc là dự án sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Vì theo như khuôn mẫu lý thuyết kế toán, một tài sản được ghi nhận nếu đáp ứng được định nghĩa về tài sản, trong trường hợp này, dự án đáp ứng những định nghĩa của tài sản. Nhưng nếu ghi nhận là một tài sản thì nó phải đpá ứng được khả năng mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai và được đo lường một cách đáng tin cậy. Nhưng ở đây vẫn chưa dự đoán được dự án nghiên cứu này có mang lại lợi ích kinh tế hay không nên không ghi nhận là tài sản, mà chỉ ghi nhận là chi phí. - Đo lường: 2,2 tỷ đồng - Trình bày: Ảnh hưởng của sự thay đổi lên báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Tiền mặt: giảm 2,2 tỷ đồng

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi phí: tăng 2,2 tỷ đồng =>Lợi nhuận: giảm 2,2 tỷ đồng

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu Vốn CSH: giảm 2,2 tỷ đồng

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chi tiền mặt 2,2 tỷ đồng

- Công bố: phân loại là chi phí, thuyết minh rõ ràng trên thuyết minh Báo cáo tài chính. Tình huống 2: - Ghi nhận: lúc đầu ghi nhận là khoản phải thu vì chưa xác định được là nhân viên đó sẽ trả tiền mặt lại cho công ty hay chưa, nếu xác định được là nhân viên đó sẽ không trả luôn thì ghi nhận vào chi phí. - Đo lường: 20 triệu đồng - Trình bày: Ảnh hưởng của sự thay đổi lên báo cáo tài chính a. Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

-Tiền mặt: giảm 20 triệu đồng -Khoản phải thu: tăng 20 triệu đồng

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chi tiền mặt 20 triệu đồng

b. Bảng cân đối kế toán Tiền mặt: giảm 20 triệu đồng

-

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi phí: tăng 20 triệu đồng =>Lợi nhuận: giảm 20 triệu đồng

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu Vốn CSH: giảm 20 triệu đồng

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Chi tiền mặt 20 triệu đồng

Công bố: a. Phân loại là khoản phải thu, thuyết minh rõ ràng trên thuyết minh báo cáo tài chính. b. Phân loại là chi phí, thuyết minh rõ ràng trên thuyết minh báo cáo tài chính. Tình huống 3: Vận dụng khuôn mẫu lý thuyết kế toán, kế toán không ghi nhận, đo lường, trình bày kế toán cho tình huống này. Tuy nhiên, để mang tính trong yếu, việc kiện tụng này cần phải được công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính.

BT 1.5 (Các yếu tố của báo cáo tài chính) Chuẩn mực kế toán quốc tế 02 về hàng tồn kho cho phép các công ty sản xuất kim loại vàng, bạc được phép đo lường giá trị hàng tồn kho theo giá bán mặc dù hàng tồn kho vẫn chưa được bán, đồng nghĩa lợi nhuận được ghi nhận tại thời điểm sản xuất. Trong khi, các ngành sản xuất thông thường khác, lợi nhuận chỉ được ghi nhận khi hàng tồn kho được bán cho khách hàng. Bài làm Vận dụng khuôn mẫu mẫu lý thuyết kế toán để giải thích tại sao chuẩn mực kế toán quốc tế 02 cho phép ghi nhận kế toán như miêu tả trên. - Vì khuôn mẫu lý thuyết kế toán là khuôn mẫu được ban hàng để các chuẩn mực kế toán dựa trên đó mà đưa ra những hướng đi, luật lệ, kế toán cũng như người sử dụng phải tuân theo các chuẩn mực nên giúp trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính được trung thực và hợp lý. Khuôn mẫu lý thuyết kế toán không vượt quyền của các chuẩn mực kế toán nên trong thực tiễn, thông thường nếu có mâu thuẫn giữa chuẩn mực và khuôn mẫu pháp lý, ta sẽ xử lý theo cac chuẩn mực cụ thể được đưa ra. - Chuẩn mực kế toán quốc tế 02 chi phép ghi nhận như trên vì có tính thích hợp và trình bày hợp lý những gì kim loại vàng và bạc đại diện. Kim loại vàng và bạc được xếp vào tương đương tiền, giá trị cần được đo lường để thể hiện tính thanh khoản của dòng tiền. - Nếu xét thị trường vàng bạc thì nó không giống so với những dạng thị trường khác, đây là một dạng thị trường thanh khoản luôn sẵn sàng, sẵn có với chi phí giao dịch thấp, nỗ lực bán thấp, giá bán niêm yết, thanh toán bằng tiền dễ dàng. Theo khuôn mẫu lý thuyết kế toán thì điều kiện ghi nhận một tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí nếu nó đáp ứng được những định nghĩa được đề ra như có khả năng sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai và được đo lường một cách đáng tin cậy. Vì vậy, dựa vào bản chất của thị trường vàng bạc, việc ghi nhận lợi nhuận ngay tại thời điểm sản xuất là hợp lý. BT 1.6 (Các mô hình đo lường) Doanh nghiệp sở hữu một tài sản cố định đã mua cách đây 4 năm với giá mua là 100.000 triệu đồng, khấu hao luỹ kế tại thời điểm hiện tại là 40.000 triệu đồng. Tài sản này có thể bán cho một doanh nghiệp sản xuất khác với giá bán là 50.000 triệu đồng và chi phí giao dịch 500 triệu đồng. Nếu công ty mua một tài sản mới tương đương trên thị trường để thay thế tài sản hiện tại, chi phí mua tài sản mới là 110.000 triệu đồng. Dòng tiền ước tính thu về từ tài sản hiện tại trong 2 năm kế tiếp là 25.000 triệu đồng/ năm và 20.000 triệu đồng mỗi năm trong 4 năm kế tiếp nữa cho đến khi hết thời gian sử dụng của tài sản. Chi phí sử dụng vốn bình quân là 10%. Bài làm Tính toán giá trị của tài sản hiện tại theo 4 mô hình đo lường: giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện, giá hiện hành và hiện giá - Mô hình đo lường giá gốc: Giá trị tài sản hiện tại = 100.000 triệu đồng Giá trị khấu hao lũy kế = 40.000 triệu đồng Giá trị ghi sổ = 100.000 – 40.000 = 60.000 triệu đồng - Mô hình đo lường giá trị thuần có thể thực hiện: Giá trị tài sản hiện tại = Số tiền thu được khi bán – Chi phí liên quan đến quá trình bán = 50.000 – 500 = 49.500 triệu đồng - Mô hình đo lường giá hiện hành: Giá trị tài sản hiện tại = 50.000 triệu đồng

-

Mô hình đo lường hiện giá: Giá trị tài sản hiện tại = 25.000 25.000 20.000 20.000 20.000 20.000 + + + + + = 95.782,9 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 đồ𝑛𝑔 1,1 1,12 1,13 1,14 1,15 1,16

BT 1.7. (Bảo toàn vốn - Capital maintenance) Doanh nghiệp A bắt đầu kinh doanh vào ngày 1/1/x1 với vốn chủ sở hữu ban đầu là 2.000 triệu đồng, được sử dụng để mua 200 sản phẩm với giá mua là 10 triệu đồng/ sản phẩm. Vào ngày 31/12/x1, 200 sản phẩm này được bán ra bên ngoài với giá bán 2.200 triệu đồng. Trong năm x1, giá mua sản phẩm này đã tăng lên 10,75 triệu đồng/ sản phẩm và chỉ số giá tăng 5%. Bài làm Xác định lợi nhuận của doanh nghiệp theo 3 khái niệm bảo toàn vốn: bảo toàn vốn vật chất, bảo toàn vốn tài chính về mặt tiền tệ danh nghĩa và bảo toàn vốn theo sức mua không đổi. Đơn vị tính: triệu đồng Bảo tồn vốn tài chính Bảo tồn vốn vật Các khái niệm bảo tồn vốn Về mặt tiền tệ Theo sức mua chất danh nghĩa không đổi 2.200 2.200 2.200 Doanh thu (1) 200*10,75 = 2.150 200*10 = 2.000 200*10=2.000 Giá vốn hàng bán (2) 50 200 200 Lợi nhuận hoạt động(3)=(1)-(2) Điều chỉnh lạm phát và số vốn 0 0 2.000*5%=100 đầu kỳ (4) 50 200 100 Tổng lợi nhuận (3) – (4)