2017 - Tinh Toan Chenh Lech & Quy Doi 0 Hai Do & 0 Luc Dia (Combined) [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

TÍNH TOÁN QUY ĐỘ SÂU HẢI ĐỒ VỀ CAO ĐỘ QUỐC GIA Nguyễn Xuân Hiển (1), Trần Quang Tiến (2), Phan Thanh Tùng (1), Bùi Đức Sơn (1), Nguyễn Thị Thanh (1) (1). Viện Khí tượng Thủy văn, (2). Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Thủy văn biển Tóm tắt: Sóng thần là một trong những hiện tượng tự nhiên có thể gây ra những thảm họa khủng khiếp cho nhân loại. Theo nhiều nhà nghiên cứu, khả năng xảy ra sóng thần trên bờ biển Việt Nam là có cơ sở. Vì vậy, việc tính toán lan truyền sóng thần và xây dựng bản đồ nguy cơ cảnh báo sóng thần cho bờ biển Việt Nam là quan trọng và cần thiết. Báo cáo này đã sử dụng kết quả đo mực nước các trạm nghiệm triều của Hải quân Việt Nam để tính toán quy chuẩn độ sâu của các mảnh hải đồ theo cùng một cao độ. Trên cơ sở đó, số liệu đo đạc địa hình đáy biển của Hải quân Việt Nam sẽ được quy chuẩn về cao độ quốc gia phục vụ cho công tác tính toán lan truyền sóng thần ở ngoài khơi và vùng ven bờ một cách chính xác nhất. 1. Giới thiệu chung Sóng thần là một loạt các đợt sóng được hình thành khi một khối lượng nước lớn bị chuyển dịch nhanh chóng trên một quy mô lớn. Các trận động đất, các dịch chuyển địa chất lớn bên trên hay bên dưới mặt nước, núi lửa phun trào, trượt lở đất và những vụ va chạm thiên thạch đều là nguyên nhân có khả năng gây ra sóng thần. Những hậu quả của sóng thần có thể ở mức không nhận ra được tới mức gây thiệt hại to lớn. Lịch sử thế giới đã ghi nhận được những trận sóng thần có sức tàn phá khủng khiếp. Gần đây nhất, một trận động đất có cường độ 9,0 độ rích te đã gây ra sóng thần có độ cao hơn 12m vào ngày 26 tháng 12 năm 2004 xảy ra ngoài khơi đảo Sumatra, Indonesia, đã làm hơn 283.000 người ở các nước Inđônêxia, Srilanka và Thái Lan và làm cho hơn 1.100.000 người mất nhà cửa. Nước ta nằm trong vùng Biển Đông được che chắn bởi các quốc đảo hay bán đảo như Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan. Bởi vậy, những cơn sóng thần từ ngoài khơi Thái Bình Dương rất khó xâm nhập và nếu có cũng không gây thiệt hại đáng kể đến vùng biển nước ta. Sóng thần có khả năng gây ảnh hưởng tới nước ta chỉ là các cơn sóng gây ra bởi những trận động đất hay núi lở ngay trong vùng Biển Đông. Theo nhiều nhà nghiên cứu, vì nước ta nằm trong dải có động đất yếu nên khả năng xảy ra sóng thần do động đất gần bờ là rất nhỏ. Tuy nhiên, dải đảo che phía ngoài Biển Đông như Philippines và Indonesia nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương là vùng rất hay xảy ra động đất (với tần suất động đất mạnh khoảng 10 năm xảy ra một lần) nên khả năng xảy ra một trận động đất có kèm sóng thần tại vùng Biển Đông ở khu vực trên là rất dễ xảy ra. Theo số liệu của Cơ quan điều tra địa chất Hoa Kỳ (USGS), ở vùng Biển Đông ngay sát bờ phía Philippines, trung bình mỗi năm xảy ra hơn 7 trận động đất với cường độ từ 5 độ Richter trở lên. Rất nhiều trận động đất xảy ra ở đây có độ sâu chấn tâm nhỏ hơn 30km, điều kiện rất thuận lợi để tạo ra sóng thần. Theo tính toán của các tác giả Vũ Thanh Ca và Trần Thục (4) bằng mô hình số trị, nếu động đất có độ lớn 9.0 độ Richter xảy ra ở vùng phía tây Philippines, sóng thần sẽ mất khoảng 1 giờ để tới các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của ta, 2 giờ để tới vùng bờ biển từ Quảng Nam tới Phan Rang. Độ cao sóng thần ven các đảo và một số vùng ven bờ có thể lớn hơn 5m. Do vậy, cần phải xây dựng các bản đồ cảnh

báo nguy cơ sóng thần tại vùng bờ biển nước ta như một trong các biện pháp giảm nhẹ thiên tai do sóng thần tạo ra. Một trong những bước quan trọng để xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần là thu thập các bản đồ địa hình đáy biển và vùng bờ phục vụ thiết lập trường số liệu độ sâu và độ cao dùng trong mô hình tính sóng thần lan truyền trên biển và sóng leo gây ngập lụt ven bờ. Tuy nhiên, trong khi bản đồ địa hình trên cạn đã được đo đạc và quy chuẩn về cùng một cao độ quốc gia thì vì nhiều lý do khác nhau, bản đồ địa hình đáy biển vẫn chưa được hoàn thành. Thực tế thì đã có những dự án và đề tài nghiên cứu, đo đạc địa hình đáy biển và đưa về cao độ quốc gia, nhưng đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào được công bố và khẳng định tính chính xác của các bản đồ địa hình đáy biển. Từ năm 1991 đến nay, Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ của Hải quân Việt Nam đã thực hiện đo đạc địa hình khu vực biển Đông một cách toàn diện và trên quy mô lớn với rất nhiều các mảnh hải đồ khác nhau, cả ở ngoài khơi, hải đảo và vùng bờ. Báo cáo này sử dụng kết quả đo mực nước các trạm nghiệm triều của Hải quân Việt Nam thực hiện từ năm 1991 đến nay để tính toán quy chuẩn độ sâu của các mảnh hải đồ theo cùng một cao độ. Trên cơ sở đó, số liệu đo đạc địa hình đáy biển của Hải quân Việt Nam sẽ được quy chuẩn về cùng cao độ quốc gia. 2. Phương pháp quy độ sâu về cao độ quốc gia Trong báo cáo này, phương pháp quy tọa độ và hệ cao độ của các hải đồ về hệ quy chiếu quốc gia được thực hiện bằng cách tính toán mực nước triều thấp nhất có thể xảy ra trong nhiều năm (số “0” hải đồ quy ước) tại các mảnh hải đồ thông qua các trạm nghiệm triều. Số “0” hải đồ tại các trạm phụ này sẽ được quy về theo số “0” hải đồ quốc gia tại Hòn Dấu. Phương pháp này được tiến hành theo các bước sau:  Phân tích điều hòa thủy triều;  Xác định mực nước trung bình nhiều năm tại trạm phụ (hay còn gọi là các trạm nghiệm triều) nằm trong các mảnh hải đồ;  Xác định số “0” độ sâu lý thuyết (“0” hải đồ) tại các trạm phụ;  Quy mực nước về “0” hải đồ quy ước;  Quy các độ cao quy ước về hệ độ cao nhà nước. a. Phân tích điều hòa thủy triều Nghiên cứu này sử dụng phần mềm TIDE của Viện Hải dương học Canada để phân tích điều hòa thủy triều. Phần mềm này sử dụng nguồn số liệu đầu vào là mực nước từng giờ, cho phép phân tích chuỗi số liệu dài bất kỳ chấp nhận sự khuyết thiếu của số liệu và số sóng tối đa có thể tính được là 149 sóng. b. Xác định mực nước trung bình nhiều năm tại trạm phụ Để xác định mực nước trung bình nhiều năm tại trạm phụ, trước hết cần xác định hàm tương quan mực nước giữa trạm chính (trạm cố định, được đo liên tục nhiều năm) và trạm phụ (được đo đạc tức thời khi khảo sát địa hình). Yêu cầu của phương pháp này là trạm chính và trạm phụ phải có cùng tính chất triều và hai chuỗi số liệu có chỉ số tương quan tốt r  0.85 . c. Xác định số “0” độ sâu lý thuyết tại trạm phụ Trong nghiên cứu này, phương pháp xác định độ sâu lý thuyết Vlađimirsky của Hải quân Nga được sử dụng. Theo đó, mực nước lý thuyết thấp nhất được chấp nhận làm số “0” độ sâu ở các mảnh hải đồ có các trạm nghiệm triều. Mực nước này được tính bằng cách lấy độ cao mực trung bình trừ đi giá trị cực đại có thể có của biên độ triều xuống theo các điều kiện thiên văn. Giá trị này được xác định bằng cách phân

tích biên độ triều trong chuỗi mực nước triều nhiều năm (18 năm) dự tính theo các hằng số điều hoà. Đầu vào để tính toán của phương pháp mực nước trung bình và hằng số điều hoà thuỷ triều của 11 sóng: sóng bán nhật triều chính M2, S2, N2, K2; sóng nhật triều chính K1, O1, P1, Q1; sóng nước nông M4, MS4, M6. d. Quy mực nước về “0” hải đồ quy ước Để quy các độ cao quy ước về hệ độ cao nhà nước, số liệu mực nước tại trạm nghiệm triều phải được đưa về “0” hải đồ quy ước như sau: H"CD = H''0 tr - H0 CD H"CD - mực nước quan trắc tại trạm phụ đã quy về "0" hải đồ H''0 tr - mực nước quan trắc được tại trạm phụ (trên "0" trạm) H0 CD - Độ cao của "0" hải đồ quy ước trên "0" trạm (tính toán ở bước c.) e. Quy các độ cao quy ước về hệ độ cao nhà nước Hiện nay, trên mạng lưới các trạm hải văn cơ bản hầu hết sử dụng "0" hải đồ quy ước làm "0" trạm. Để quy các "0" trạm ("0" hải đồ quy ước) về hệ cao độ nhà nước (tức là "0" hải đồ nhà nước hay còn gọi là "0" tuyệt đối được xác định bằng "0" hải đồ quy ước tại trạm Hòn Dấu) thì dẫn nối bằng đo đạc là chính xác nhất. Tuy nhiên trong thực tế, chúng ta chưa thể thực hiện được vì lý do kinh phí. Nhưng với yêu cầu độ chính xác vừa phải của bài toán đặt ra, thì chúng ta có thể dùng phương pháp tính dưới đây để quy "0" hải đồ quy ước về "0" hải đồ tuyệt đối. Bản chất của phương pháp này như sau: - Coi mực nước trung bình nhiều năm tại trạm chính và trạm phụ cùng một mức; - Trạm chính và trạm phụ phải có cùng tính chất triều; - Hệ số tương quan mực nước giữa hai trạm r >= 0.85; - Biểu diễn trên trục tọa độ Đề các, với trục Ox là mực nước tại trạm chính, trục Oy là mực nước tại trạm phụ. Đường thẳng y = Kx + C cắt trục tung tại một vị trí nào đó thì tọa độ y1 (= C) này chính là gia số cần tìm để quy "0" trạm của trạm phụ về "0" trạm của trạm chính. 2. Kết quả tính toán Nghiên cứu này sử dụng kết quả đo đạc mực nước tại các trạm nghiệm triều của Đoàn đo đạc và biên vẽ bản đồ của Hải quân Việt Nam thực hiện từ năm 1991 đến nay. Trong khu vực biển Đông, có tất cả 56 trạm nghiệm triều được đo và được đưa ra chi tiết như trong hình 1 dưới đây. Để tính toán quy “0” hải đồ tại khu vực này về “0” hải đồ quốc gia, đơn giản nhất là quy trực tiếp “0” hải đồ quy ước tại các trạm nghiệm triều theo trạm hải văn Hòn Dấu. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ được sử dụng cho một số trạm ở khu vực Vịnh Bắc Bộ, nơi có cùng tính chất nhật triều đều như trạm Hòn Dấu. Với các trạm nghiệm triều tại các khu vực khác nằm cách xa trạm Hòn Dấu, các trạm hải văn ven bờ trong khu vực có cùng tính chất triều sẽ được lựa chọn để tính toán quy chuẩn. Hiện nay, các trạm hải văn vẫn chưa được đưa về cùng cao độ với hệ cao độ quốc gia (trừ trạm Hòn Dấu). Vì vậy, để quy cao độ tại các trạm hải văn về cao độ quốc gia, chuyên đề này sử dụng số liệu mực nước tại các trạm thủy văn ven biển (đã được quy chuẩn theo cao độ quốc gia từ năm 1996). Các trạm thủy văn ven biển này phải được đảm bảo là chịu chi phối gần như hoàn toàn bởi chế độ thủy triều. Số liệu mực nước giờ tại các trạm thủy văn ven biển được lựa chọn lấy ba tháng thấp nhất trong mùa kiệt để đảm bảo mực nước không bị ảnh hưởng bởi mực nước sông từ

thượng nguồn. Số liệu mực nước được lấy liên tục trong 10 năm từ năm 1995 đến năm 2004 và các trạm hải văn cũng được lấy tương ứng.

Hình 1. Vị trí các trạm nghiệm triều trên biển Đông Bảng 1 dưới đây đưa ra danh sách các trạm hải văn và các trạm thủy văn ven biển dùng để tính toán, tính chất triều, hệ số tương quan giữa hai trạm và kết quả quy chuẩn cao độ từ các trạm hải văn theo cao độ quốc gia. Bảng 1. Kết quả tính toán quy chuẩn các trạm hải văn

ST Trạm hải T văn

Trạm thủy văn

Tính chất triều

Cồn Cỏ Sơn Trà Quy Nhơn Phú Quý DK17 Vũng Tàu Côn Đảo

Cửa Việt Hội An Phú Lâm Phú Lâm Phú Lâm Vàm Kênh Mỹ

1 2 3 4 5 5 7

BNTKĐ BNTKĐ NTKĐ

Hệ số tương quan 0.92 0.87 0.85

Chênh cao số “0” độ sâu trạm hải văn so với “0” hải đồ 104.89 93.44

NTKĐ NTKĐ BNTKĐ

0.91 0.85 0.85

-29.61 13.14

BNTKĐ

0.85

-64.81

33.52

-87.66

8 9

Thành Thổ Chu Sông Đốc Phú Quốc Rạch Giá

NTĐ NTĐ

0.80 0.81

116.77 93.22

Ghi chú: NTĐ: Nhật triều đều, NTKĐ: Nhật triều không đều, BNTKĐ: Bán nhật triều không đều

Phần mềm TIDE được sử dụng để phân tích điều hòa từ các chuỗi số liệu của các trạm nghiệm triều. Tùy theo chuỗi số liệu quan trắc tại các trạm nghiệm triều mà số lượng sóng điều hòa được phân tích. Trong kết quả phân tích điều hòa được đưa ra trong bảng 2 dưới đây chỉ đưa ra kết quả phân tích của 4 sóng chính M2, S2, K2 và O1 cũng như chỉ số phân loại triều của mỗii trạm nghiệm triều. Bảng 2. Kết quả phân tích điều hòa tại các trạm nghiệm triều

M2

T T

Tên trạm

1 2 3

Đảo Cô tô Đồ Sơn Diêm Điền Bạch Long Vĩ Cửa Ba Lạt Lạch Trường Cửa Hội Cửa Gianh Cửa Việt Thuận An Chân Mây An Hoà Cù lao chàm Sa Kỳ Cổ luỹ Sa Huỳnh An Quang Thị Nại Sông Cầu Vũng Rô Hòn Khói Nha Trang Bình Ba Ninh Chữ Cà Ná Phan Rí

4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26

S2 G (độ) 225.0 45.0 45.0

K1 H (cm) 59.6 73.5 46.3

H (cm) 8.2 4.5 7.0

G (độ) 107.0 50.6 87.4

H (cm) 7.7 5.2 6.7

8.9

95.9

6.3

45.0 54.1 93.3 53.0

14.1 15.3 25.4 21.3 18.6 13.5 18.1 17.7 17.4 17.6 16.6 15.8 12.0 17.8 17.6 19.0 15.3 16.9 19.5 13.6 21.1 26.4

31.6 282.8 18.0 9.4 344.3 343.5 327.0 162.4 333.1 286.1 293.1 292.1 306.3 287.0 285.3 285.8 300.3 297.5 292.5 314.7 305.8 323.5

4.9 6.9 0.2 6.3 5.9 1.5 5.6 6.3 5.1 6.6 5.9 7.3 5.5 7.0 7.0 7.6 10.6 6.8 7.1 6.7 9.0 8.4

45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 225.0 225.0 45.0 225.0 225.0 225.0 225.0 225.0 225.0 225.0 225.0 339.5 225.0 45.0 225.0 45.0

55.5 40.9 43.1 21.2 3.5 1.9 11.2 28.3 37.1 30.0 29.9 30.7 30.3 33.5 34.8 34.9 39.7 34.2 35.9 33.0 37.0 44.1

G (độ) 59.6 87.6 253.8

98.7 157.2 107.3 112.4 130.5 262.5 272.4 41.3 225.1 290.8 299.5 299.5 316.0 297.0 297.3 298.1 301.4 302.1 296.1 312.3 301.0 297.8

Chỉ số G (độ) triều 37.0 14.4 22.1 31.1 251.5 13.9

O1 H (cm) 59.0 67.2 51.2

66.8 71.1 52.5 29.7 14.9 2.9 2.4 22.1 17.8 24.6 25.0 24.0 25.3 28.4 28.7 28.5 27.6 27.4 29.0 27.6 30.5 32.6

8.3

12.0

29.5 200.1 34.8 39.0 39.1 53.2 193.9 6.4 338.1 246.4 248.8 245.2 266.2 248.5 247.0 250.4 260.5 250.8 246.2 261.4 244.9 248.3

8.7 7.3 3.8 2.4 1.0 0.3 0.8 2.8 3.2 3.1 3.3 3.5 4.6 3.5 3.6 3.3 4.4 3.6 3.3 4.4 3.2 2.9

27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

Mũi Né Phú Quý Hàm Tân Cần Giờ Ba Tri Cổ Chiên Côn Đảo Định An Nhà Mát Gành Hào Bồ Đề Hòn Khoai Thổ Chu Sông Đốc Nam Du Hòn Sơn Hòn Heo Hòn Tre Phú Quốc An Bang Tóc Tần Trường Sa Đảo Núi Lê

28.9 12.7 42.6 85.9 70.3 81.0 65.9 84.7 65.2 96.1 65.3 44.6 2.6 11.2 8.2 10.8 10.9 7.3 5.7 18.8 19.9 18.4 18.9

337.9 2.4 2.5 46.2 65.9 60.2 67.6 77.7 72.3 79.7 89.3 91.7 4.3 99.5 84.2 88.5 87.4 97.0 33.8 301.3 289.5 300.9 289.0

9.8 8.1 16.7 35.0 26.3 31.3 18.6 32.2 8.4 23.5 24.4 15.7 1.2 1.7 3.9 5.3 1.5 1.6 1.9 6.7 7.0 6.5 8.8

45.0 225.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 45.0 225.0 225.0 225.0 225.0

42.5 26.8 48.0 58.4 52.0 55.2 52.9 58.6 39.8 59.8 59.6 51.7 10.6 23.5 18.6 21.2 21.3 20.5 17.0 35.6 33.0 38.5 36.7

299.4 272.0 300.9 317.9 332.1 325.8 144.8 339.6 340.5 337.8 348.3 348.2 66.7 29.8 56.2 53.0 65.3 53.5 69.3 302.6 302.1 300.9 304.7

32.5 2.7 35.0 43.7 37.5 41.6 33.1 39.4 19.8 41.9 33.8 35.7 7.6 11.8 12.0 13.0 13.4 16.2 11.8 32.2 29.8 31.7 28.1

253.1 103.2 252.8 264.3 273.2 271.2 101.9 279.2 293.6 294.8 290.7 305.4 40.4 350.3 28.7 26.1 36.5 24.0 40.5 246.5 252.0 246.9 250.2

2.6 2.3 1.9 1.2 1.3 1.2 1.3 1.2 0.9 1.1 1.4 2.0 7.0 3.1 3.7 3.2 3.2 5.0 5.0 3.6 3.1 3.8 3.4

Bảng 2 đưa ra kết quả tính toán các giá trị hằng số điều hòa của các sóng M2, S2, O1, K1 và chỉ số phân loại triều theo tiêu chuẩn Valdesktoc. Các chỉ số phân loại triều tại các trạm nghiệm triều đều trùng với các nghiên cứu về thủy triều trước đây. Các trạm nghiệm triều tại khu vực Vịnh Bắc Bộ có chỉ số triều lớn hơn 4 mang tính chất nhật triều đều điển hình. Trong khi đó, các trạm nghiệm triều khu vực Nghệ An đến Quảng Bình và từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có chỉ số triều trong phạm vi từ 2 đến 4 mang tính chất nhật triều không đều. Các trạm còn lại có chỉ số triều từ 0.5 đến 2 mang tính chất bán nhật triều không đều. Dựa vào tính chất thủy triều, các trạm nghiệm triều sẽ được lựa chọn với các trạm thủy văn trong cùng khu vực có cùng tính chất triều. Các chuỗi số liệu tại các trạm hải văn được lấy tương ứng với các trạm nghiệm triều. Thực hiện các bước tính toán quy chuẩn tiếp theo được nêu ở trên như tính tương quan giữa các trạm, quy mực nước trạm nghiệm triều theo số “0” trạm quy ước và quy các số “0” trạm theo số “0” độ sâu tại các trạm hải văn. Cuối cùng, chúng ta có kết quả quy chuẩn hệ cao độ tại khu vực theo số “0” hải đồ và số “0” lục địa. Bảng 3 đưa ra danh sách các trạm nghiệm triều và các trạm hải văn được dùng để tính toán tương ứng, hệ số tương quan giữa số liệu mực nước hai trạm và kết quả tính toán quy chuẩn. Bảng 3. Kết quả tính chênh cao giữa trạm nghiệm triều với các cao độ quốc gia

0.99 0.93 0.94

Chênh với "0" hải đồ (cm) -22.6 -3.6 1.4

Chênh với "0" lục địa (cm) -208.6 -189.6 -184.6

Hòn Dấu

0.81

-2.7

-188.7

Hòn Dấu Hòn Dấu Hòn Dấu Cồn Cỏ Cồn Cỏ Cồn Cỏ Sơn Trà Sơn Trà Sơn Trà Sơn Trà Sơn Trà Quy Nhơn Quy Nhơn Quy Nhơn Quy Nhơn Quy Nhơn Quy Nhơn Quy Nhơn Phú Quý Phú Quý Phú Quý Phú Quý Phú Quý Phú Quý Vũng Tàu Vũng Tàu Vũng Tàu Vũng Tàu Côn Đảo Côn Đảo Côn Đảo

0.79 0.94 0.93 0.85 0.83 0.91 0.78 0.9 0.96 0.86 0.9 0.85 0.91 0.99 0.93 0.93 0.99 0.99 0.99 0.95 0.89 0.94 0.94 0.91 0.97 0.93 0.98 0.94 0.91 0.92 0.92

1.0 1.7 14.6 80.3 124.1 124.7 111.6 70.4 77.4 63.9 59.5 51.3 37.3 25.7 22.1 47.3 53.9 58.6 54.6 53.5 46.0 25.9 -17.3 -20.5 -61.9 -62.9 -65.5 -66.0 -64.8 -106.2 -88.2

-185.0 -184.3 -171.4 -105.7 -61.9 -61.3 -74.4 -115.6 -108.6 -122.1 -126.5 -134.7 -148.7 -160.3 -163.9 -138.7 -132.1 -127.4 -131.4 -132.5 -140.0 -160.1 -203.3 -206.5 -247.9 -248.9 -251.5 -252.0 -250.8 -292.2 -274.2

Trạm STT nghiệm triều

Trạm hải văn

Tương quan

Đảo Cô tô Đồ Sơn Diêm Điền Bạch Long Vĩ Cửa Ba Lạt Lạch Trường Cửa Hội Cửa Gianh Cửa Việt Thuận An Chân Mây An Hoà Cù lao chàm Sa Kỳ Cổ luỹ Sa Huỳnh An Quang Thị Nại Sông Cầu Vũng Rô Hòn Khói Nha Trang Bình Ba Ninh Chữ Cà Ná Phan Rí Mũi Né Phú Quý Hàm Tân Cần Giờ Ba Tri Cổ Chiên Côn Đảo Định An Nhà Mát

Hòn Dấu Hòn Dấu Hòn Dấu

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35

36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49

Gành Hào Bồ Đề Hòn Khoai Thổ Chu Sông Đốc Nam Du Hòn Sơn Hòn Heo Hòn Tre Phú Quốc An Bang Tóc Tần Trường Sa Đảo Núi Lê

Côn Đảo Côn Đảo Côn Đảo Phú Quốc Phú Quốc Phú Quốc Phú Quốc Phú Quốc Phú Quốc Phú Quốc DK17 DK17 DK17 DK17

0.89 0.99 0.99 0.85 0.92 0.94 0.93 0.85 0.93 0.91 0.96 0.98 0.96 0.98

-85.2 -54.6 11.8 85.4 85.4 100.3 105.5 114.0 108.6 93.7 65.7 66.8 67.8 69.8

-271.2 -240.6 -174.2 -100.6 -100.6 -85.7 -80.5 -72.0 -77.4 -92.3 -120.4 -119.2 -118.3 -116.3

4. Kết luận Để xây dựng hệ thống cảnh báo sóng thần, việc thu thập các bản đồ địa hình đáy biển và vùng bờ phục vụ thiết lập trường số liệu độ sâu và độ cao dùng trong mô hình tính sóng thần lan truyền trên biển và sóng leo gây ngập lụt ven bờ là rất quan trọng và cần thiết. Hiện nay, khi đo đạc các bản đồ địa hình đáy biển, người ta thường sử dụng các mốc hải đồ là số "0" hải đồ quy ước tại các trạm quan trắc mực nước trong khu vực. Để quy các "0" trạm về hệ cao độ nhà nước thì dẫn nối bằng cao độ là chính xác nhất. Tuy nhiên, trong thực tế thì nhiều trường hợp không thể thực hiện vì lý do kinh phí. Với yêu cầu độ chính xác vừa phải của bài toán đặt ra thì có thể dùng phương pháp trong báo cáo này để quy "0" hải đồ quy ước về cao độ quốc gia. Tài liệu tham khảo: 1. Cao Đình Triều, 1999, Trường Địa Vật lý và đặc trưng cấu trúc thạch quyển lãnh thổ Việt Nam 2. Nguyễn Ngọc Thụy, 1983, Thủy triều các vùng ven biển Việt Nam. 3. Nguyễn Ngọc Thuỷ, 2005, Khả năng xảy ra sóng thần ở ven biển và hải đảo Việt Nam. Tạp chí các khoa học về trái đất. 4. Phạm Văn Huấn, 1994, Dao động tự do và dao động mùa của mực nước biển Đông. 5. Vũ Thanh Ca, Trần Thục, 2005, Đánh giá khả năng xảy ra sóng thần ở Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo khoa học Việt Mỹ 2005. 6. Trang web http://www.usgs.gov