06 THAOLUAN01 Hopdong-2 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

KHOA QUẢN TRỊ LỚP QUẢN TRỊ - LUẬT 44B.2

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

NGHĨA VỤ Bộ môn: Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Giảng viên: Đặng Thái Bình STT

Thành viên

MSSV

1

Lê Bảo Trân

1953401020246

2

Đào Duy Tiến

1953401020236

3

Trần Quang Tiến

1953401020237

4

Phan Minh Toàn

1953401020238

5

Nguyễn Võ Nhã Trúc

1953401020267

6

Nguyễn Tấn Trực

1953401020268

7

Hoàng Thị Mỹ Uyên

1953401020280

8

Ngô Thị Thảo Vy

1953401020291

Nhóm: 06 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 03 năm 2021

MỤC LỤ C VẤN ĐỀ 01: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN.................1 Tình huống 01:..........................................................................................................1 1.1.

Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?.....................................1

1.2.

Vì sao công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ?..............1

1.3. Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền.”.................................................................................1 1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “Thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện...............................................................2 1.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “Thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời..................................................................................................3 VẤN ĐỀ 02: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN) .................................................................................................................................. 2 Tình huống:...............................................................................................................2 Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 15/2018/DS-GĐT ngày 15 tháng 03 năm 2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội....................................................................2 2.1.

Thông tư trên cho phép tính lại khoản giá trị tiền phải thanh toán như..........2

2.2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoàn tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.................................................3 2.3. Thông tư trên có điều chinh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyên nhưởng bất động sản như trong tình huống thứ hai không? Vì sao?..........................4 2.4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GDT, nếu giá trị nhà đất dược xác định là 1.697.760.000d như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ the là bao nhiêu? Vì sao?....................................................................................................4 2.5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)?..................................................................................................4 VẤN ĐỀ 03: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN..................6

Tóm tắt bản án số 148/2007/DS-ST:.........................................................................6 3.1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?..................................................................................6 3.2. Tú?

Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà ....................................................................................................................... 7

3.3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã chuyển giao cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?.......................................................................7 3.4.

Suy nghĩ của anh (chị) về đánh giá trên của Tòa án?.....................................7

3.5. Nhìn từ góc đô ̣ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiê ̣m đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiê ̣n nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết......................8 3.6. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án có theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiê ̣m đối với người có quyền?................................................8 3.7. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người có nghĩa vụ ban đầu và người có quyền?......................................................................................8 3.8.

Suy nghĩ của anh (chị) về hướng giải quyết trên của Tòa án?.......................9

3.9. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.....................................................................9

1

VẤN ĐỀ 01: THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KHÔNG CÓ ỦY QUYỀN Tình huống 01: Chủ đầu tư A lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng một công trình công cộng. Khi triển khai, B đã ký hợp đồng với nhà thầu C mà không nêu rõ trong hợp đồng B đại diện A và cũng không có ủy quyền của A trong khi đó, theo quy định, B không được tự ý ký hợp đồng với C vì đây là công việc của chủ đầu tư A (thực tế Ban quản lí dự án B không có nhiều tài sản để thanh toán cho C). 1.1.

Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?

Căn cứ theo Điều 574 BLDS 2015, “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.” 1.2.

Vì sao công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 275 BLDS 2015. Theo đó, công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.

Công việc không có ủy quyền xuất phát từ sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Về bản chất, khi một người không có nghĩa vụ phải thực hiện công việc của người khác mà họ tự nguyện thực hiện thì quan hệ nghĩa vụ phát sinh giữa người có công việc và người thực hiện công việc. Cả hai bên đều có quyền và nghĩa vụ tương xứng với nhau. VD: Bà X và bà Y là hàng xóm của nhau. Do có việc phải đi vắng, bà X vắng nhà 02 tuần. Trong thời gian bà X đi vắng có một gói bưu kiện gửi tới nhà bà X nên bà Y ra nhận dùm. Từ đó, phát sinh nghĩa vụ của bà Y là bảo quản gói bưu kiện thật cẩn thận để giao lại nguyên vẹn gói hàng cho bà X và phải thông báo cho bà X về việc này nếu có khả năng liên lạc. 1.3. Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền.”

Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền.” Thứ nhất, về chủ thể: - BLDS 2005 quy định: Chủ thể người có công việc được thực hiện chỉ có cá nhân. - BLDS 2015 quy định: Chủ thể người có công việc được thực hiện bao gồm cả cá nhân và pháp nhân (mở rộng phạm vi chủ thể). Thứ hai, về mục đích thực hiện: - BLDS 2005 quy định: “Hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện” (hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện, không có mục đích khác, dẫn đến cách hiểu người có nghĩa vụ không được quyền có lợi ích gì sau khi thực hiện nghĩa vụ). - BLDS 2015 quy định: “Thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực hiện”. BLDS 2015 đã bỏ cụm từ “hoàn toàn”. Cho nên, lúc này người thực hiện công việc không có ủy quyền có thể vì lợi ích của người có công việc được thực hiện nhưng cũng có thể vì mục đích khác tuy nhiên không được làm trái pháp luật và trái với lợi ích của người có công việc được thực hiện (mở rộng động cơ thực hiện). 1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “Thực hiện công việc không có ủy quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện. Căn cứ pháp lý: Điều 574 BLDS 2015. Thứ nhất, điều kiện đối với người có công việc được thực hiện: -

Không biết hoặc biết nhưng không phản đối. Thứ hai, điều kiện đối với người thực hiện công việc:

-

Tự nguyện. Vì lợi ích của người có công việc được thực hiện.

Thứ ba, quan hệ giữa người có công việc được thực hiện và người thực hiện công việc: -

Không có thoả thuận.

3

- Không có nghĩa vụ. 1.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “Thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời. Cơ sở pháp lý: Điều 574, Điều 576 BLDS 2015. Khi B ký hợp đồng với nhà thầu C mà không nêu rõ trong hợp đồng là B đại diện A và cũng không có ủy quyền của A để thực hiện công việc của chủ đầu tư A. Lúc này B hoàn toàn tự nguyện và vì lợi ích công việc của A, còn A thì không biết hoặc biết nhưng không phản đối sự việc này, giữa A và B cũng không có thỏa thuận hoặc nghĩa vụ ràng buộc nào khác thì tình huống này thuộc trường hợp “Thực hiện công việc không có ủy quyền” được quy định trong BLDS 2015. Tuy nhiên, căn cứ Điều 576 BLDS 2015. Theo đó, người có công việc được thực hiện phải “…thanh toán các chi phí hợp lý mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc…”. Do đó, C không có quyền yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “Thực hiện công việc không có ủy quyền” vì người thực hiện công việc không có ủy quyền lúc này là B, cho nên chỉ có B mới có thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định này.

VẤN ĐỀ 02: THỰC HIỆN NGHĨA VỤ (THANH TOÁN MỘT KHOẢN TIỀN) Tình huống: Ngày 15/11/1973, ông Quới cho bà Cô thuê nhà và nhận tiền thế chân của bà Cô 50.000đ. Nay, ông Quới yêu cầu bà Cô trả nhà. Bà Cô đồng ý trả nhà và yêu cầu ông Quới hoàn trả tiền thế chân theo giá trị hiện hành. (Lưu ý: giá gạo trung bình vào năm 1973 là 137đ/kg và giá gạo trung bình hiện nay theo Sở Tài chính Tp.HCM là 15.000đ/kg). Tóm tắt Quyết định giám đốc thẩm số 15/2018/DS-GĐT1 ngày 15 tháng 03 năm 2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Các bên chủ thể tranh chấp gồm nguyên đơn là cụ Ngô Quang Bảng và bị đơn là bà Mai Hương trong Vụ việc “Tranh chấp nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng chuyển nhượng nhà về quyền sử dụng đất”. Cụ Bảng chuyển nhượng nhà, đất trên cho vợ chồng bà Mai Hương, ông Hoàng Văn Thịnh, nhưng bà Hương chưa thanh toán hết tiền nhận chuyển nhượng nhà, đất cho cụ Bảng. Sau đó, bà Hương đã chuyển nhượng toàn bộ nhà, đất trên cho vợ chồng ông Chinh, bà Sáu. Tại giấy biên nhận sau đó, bà Hương trả tiếp 1.000.000 đồng cho cụ Bảng, hẹn hết quý II sẽ thanh toán phần còn lại. Nhưng đến lúc nguyên đơn khởi kiện bà vẫn chưa trả. Theo đó, ông Bảng yêu cầu bà Hương phải trả lại số tiền còn thiếu tương đương 1/5 giá trị nhà lúc định giá. Tại bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án đều theo hướng bà Hương trả khoản tiền 2.710.000 đồng. Với 1.000.000 là nợ gốc và 1.710.000 đồng tiền lãi. Tại Quyết định giám đốc thẩm, Tòa án hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 38/2015/DS-PT và Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2015/DS-ST. Giao hồ sơ về để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm. 2.1. Thông tư trên cho phép tính lại khoản giá trị tiền phải thanh toán như thế nào? Qua trung gian là tài sản gì? Theo Điểm a, b Điều 1 Mục I Thông tư 01/TTLT trên thì việc tính lại khoản giá trị tiền phải thanh toán được tính như sau: 1

Từ đây về sau gọi tắt là Quyết định số 15/2018/DS-GĐT.

5

Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày 01/07/1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì quy đổi các khoản tiền đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương, tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán và chịu án phí theo số tiền đó. Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có tăng nhưng ở mức dưới 20%, thi Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy định tại Khoản 2 Điều 313 Bộ luật dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc tính lại khoản giá trị tiền phải trả qua trung gian là gạo. 2.2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. Căn cứ pháp lý: Thông tư 01/TTLT ngày 19/6/1997 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản. Trong tình huống này, thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa ông Qưới và bà Cô trước ngày 1/7/1997. Bên cạnh đó, trong thời gian gây ra thiệt hại và phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm giá gạo đã tăng quá 20%. Do đó, ta quy đổi khoản tiền thế chân 50.000đ ra gạo với giá trị tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ: 50.000 : 137 =365 kg. Chúng ta tính 365 kg gạo thành tiền theo giá tại thời điểm bà Cô yêu cầu ông Qưới hoàn lại tiền thế chân: 365 × 15000= 5.475.000đ. Vậy ông Quới phải trả cho bà Cô khoản tiền là 5.475.000đ.

2.3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhưng bất động sản như trong tình huống thứ hai không? Vì sao? Thông tư 01/TTLT ngày 19/06/1997 không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản trong tình huống trên. Thông tư trên điều chỉnh nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền, vàng (là các khoản tiền, tiền hoàn trả, tiền công, tiền lương, tiền truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính) và nghĩa vụ tài sản là hiện vật, chứ không nêu về việc điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển nhượng bất động sản. 2.4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GDT, nếu giá trị nhà đất được xác định là 1.697.760.000d như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm, thì theo Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng cụ thể là bao nhiêu? Vì sao? Trả lời: Căn cứ tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị Quyết số 02/2004/NQ-HĐTP2 thì bà Hương thanh toán có cụ Bảng số tiền nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá hiện tại. Vì đề nêu điều kiện hơi mâu thuẫn nên nhóm em sẽ chia ra 2 trường hợp: - Thứ nhất, giá trị nhà, đất được xác định là 1.697.000 đ (theo câu hỏi): thì bà Hương phải thanh toán khoản tiền bằng 1.697.000 đ x 1/5. - Thứ hai, giá trị 1/5 nhà, đất bằng khoản tiền 1.697.000 đ (theo định giá tại thời điểm sơ thẩm) thì khoản tiền bà Hương phải trả bằng khoản tiền này. 2.5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa? Nêu một tiền lệ (nếu có)? Hướng như trên Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội là chưa có tiền lệ. .

2

Tại điểm b2 quy định: “…Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ thẩm…”

7

VẤN ĐỀ 03: CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN Tóm tắt Bản án sơ thẩm số 148/2007/DS-ST ngày 26 tháng 9 năm 2007 của Tòa án nhân dân Thị xã Châu Đốc. Nguyên đơn trong vụ án là bà Tú khởi kiện bị đơn là bà Phượng với bà Ngọc về vụ việc tranh chấp hợp đồng vay tài sản. Bà Tú cho bà Phượng vay từ tiền vay ngân hàng. Theo biên nhận thì bà Phương là người nhận số tiền vay. Bà Phượng cho rằng bà chỉ giới thiệu bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh vay tiền của bà Tú nhưng lại không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền với bà Tú. Xét hợp đồng tiền giữa bà Phượng và bà Tú thì bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Tuy nhiên bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh. Trong đó chỉ yêu cầu Tòa xem xét khoản vay đã chuyển nhượng cho bà Ngọc. Tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn và quyết định chuyển giao nghĩa vụ thanh toán nợ, lãi suất và lãi từ khoản vay ngân hàng từ bà Phượng sang bà Ngọc và yêu cầu bà Ngọc có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú. 3.1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận? Chuyển giao quyền yêu cầu

Giống

Chuyển giao nghĩa vụ dân sự

Hình thức thực hiện: bằng văn bản hoặc bằng lời nói trừ trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao phải được lập thành văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký, xin phép thì mới tuân thực hiện theo quy định đó; Không chuyển giao quyền, nghĩa vụ gắn với nhân thân.

Khác

Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ;

 Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự bắt buộc phải có sự đồng ý của bên có quyền;

Sau khi chuyển giao nghĩa vụ Người chuyển giao quyền yêu thì BPBĐ chấm dứt, trừ trường

cầu phải báo cáo bằng văn bản hợp có thỏa thuận khác; cho bên có nghĩa vụ về việc Trách nhiệm của người có chuyển giao quyền yêu cầu; nghĩa vụ ban đầu về việc thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ không được quy định rõ; Người có nghĩa vụ dân sự không phải báo cáo bằng văn bản cho bên có quyền về việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự. 3.2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú? Đoạn 02 và đoạn 03 phần Xét thấy của bản án có ghi nhận: “Theo lời khai của bà Tú thì chính bà Phượng yêu cầu cho Phượng vay tiền để kinh doanh […] bà Phượng có làm đơn nhận tiền với bà Tú.” “Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực tiếp nhận tiền của bà Tú […] Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền của bà Tú. Cũng theo lời khai của bà Phượng, tháng 4/2014 do bà Loan, ông Thạnh, bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả Ngân Hàng nên bà Phượng cùng bà Tú vay nóng bên ngoài để trả Ngân Hàng. Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.” 3.3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã chuyển giao cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh? Đoạn 04 phần Xét thấy của bản án có ghi nhận: Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 150.000.000đ vào ngày 12.5.2005. Kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc. bà Loan, ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt. 3.4.

Suy nghĩ của anh (chị) về đánh giá trên của Tòa án? Theo nhóm em, đánh giá trên của Tòa án là hoàn toàn hợp lý.

9

Theo tinh thần của BLDS 2015, Tòa án xác định nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển giao sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là có căn cứ. Bởi lẽ, theo Điều 370 BLDS 2015 thì bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý và người thế nghĩa vụ sẽ trở thành bên có nghĩa vụ. Trong trường hợp này, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ vào ngày 12/5/2005.  Điều đó thể hiện người có quyền là bà Tú đã đồng ý với việc chuyển giao này. Khi đã chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận, người có nghĩa vụ ban đầu là bà Phượng sẽ được giải phóng hoàn toàn, không phải chịu trách nhiệm liên đới. Thay vào đó bà Ngọc, bà Loan và ông Thanh sẽ trở thành người thay thế nghĩa vụ, có trách nhiệm trả số nợ còn thiếu cho bà Tú. 3.5. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiê ̣m đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiê ̣n nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết. Nhìn từ góc đô ̣ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiê ̣m đối với người có quyền khi người thế ngĩa vụ không thực hiê ̣n nghĩa vụ được chuyển giao. Quan điểm của tác giả Đỗ Văn Đại về vấn đề này là: Khi có chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiê ̣m với người có quyền nên người có quyền không thể yêu cầu người có nghĩa vụ ban đầu thực hiê ̣n nghĩa vụ khi người thế nghĩa vụ không thực hiê ̣n nghĩa vụ được chuyển giao. Nếu có nghĩa vụ chuyển giao theo pháp luật mà khi chuyển giao người có nghĩa vụ ban đầu chết hay chấm dứt (như do sáp nhập hay hợp nhất) thì hiển nhiên người có quyền cũng sẽ không thể yêu cầu người có nghĩa vụ ban đầu thực hiê ̣n nghĩa vụ. 3.6. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án có theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiê ̣m đối với người có quyền? Đoạn 04 từ dưới lên thuộc phần Xét thấy của bản án cho thấy Tòa án có theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiê ̣m đối với người có quyền là: “Viê ̣c của bà Tú giữ chứng minh Hải quan của bà Phượng theo thỏa thuận. Phía bà

Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú, buộc bà Tú hoàn trả lại cho bà Phượng giấy chứng minh Hải quan”. 3.7. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người có nghĩa vụ ban đầu và người có quyền? Thực tế cho thấy quy định trong các hệ thống luật tương đối khác nhau. Ở châu Âu, một số nước quy định người có nghĩa vụ ban đầu được giải phóng hoàn toàn nhưng một số nước lại quy định ngược lại theo hướng người đó có nghĩa vụ bổ sung. Tuy nhiên, theo Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng về việc chuyển giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu (Điều 12:101): “người có nghĩa vụ ban đầu không còn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của họ” và Bộ nguyên tắc Unidroit (Điều 9.2.5): “Người có quyền có thể giải phóng nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban đầu.”   3.8.

Suy nghĩ của anh (chị) về hướng giải quyết trên của Tòa án?

Theo nhóm em, hướng giải quyết trên của Tòa án là hợp lý, phù hợp với tinh thần của BLDS 2015. Theo đó Khoản 2, Điều 370 quy định: “Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”. Nếu cho rằng người có nghĩa vụ ban đầu vẫn có trách nhiệm đối với người có quyền thì chúng ta sẽ không thấy sự khác nhau giữa chuyển giao nghĩa vụ được quy định tại Điều 370 BLDS với thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba Điều 286 BLDS, theo đó “khi được bên có quyền đồng ý, bên có nghĩa vụ có thể ủy quyền cho người thứ ba thay mình thực hiện nghĩa vụ dân sự nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm với bên có quyền, nếu người thứ ba không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự”. Do vậy để chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba cần xác định rõ chuyển giao nghĩa vụ giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi có thỏa thuận khác. Ở đây, người có nghĩa vụ ban đầu là bà Phượng đã không còn nghĩa vụ khi việc chuyển giao nghĩa vụ có giá trị pháp lý.

11

3.9. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời. Khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh chấm dứt theo quy định tai Điều 371 BLDS 2015: “Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, nếu không có thoả thuận khác”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: 1. 2. 3. 4. 5.

Bộ luật Dân sự: 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005 của Quốc Hội. Bộ luật Dân sự: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 của Quốc Hội. Thông tư 01/TTLT ngày 19/06/1997. Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại Quốc tế 2004. Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng PECL 2002.

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT: Giáo trình: 1. Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp dồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Chương 1; 2. Lê Minh Hùng, Sách tình huống Pháp luật hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017, Vấn đề 1; 3. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia TP. HCM 2007, tr. 278 và 279; tr. 511 và 512; 4. Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba), Bản án số 9-11; Bản án số 52-55; Bản án số 100-103. Các văn bản khác:

1. Quyết định 741/2011/DS-GĐT ngày 26-9-2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.