34 0 3MB
Giới thiệu: Tuyển tập Ebook: Price action – Hành động giá chuyên sâu rất phù hợp cho những trader muốn nghiên cứu về phương pháp giao dịch hành động giá. Tuyển tập này được Mod Nhật Hoài biên soạn và bổ sung dựa trên nguồn gốc là Tradingsetupsreview, sẽ đưa bạn đọc tiếp cận những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về phương pháp giao dịch này.
Tuyển tập gồm 5 quyển: Tập 1: Price Action cho người mới bắt đầu Tập 2: Các công cụ mà Price Action tận dụng Tập 3: Các mẹo và kỹ thuật vận dụng Price Action để giao dịch Tập 4: Các quy tắc của một Price Action Trader Tập 5: Các chiến lược giao dịch Price Action (Kèm phụ lục)
MỤC LỤC 10 quy tắc bất di bất dịch của một Price Action Trader ..................................................................................... 5 Hãy phân tích giá đầu tiên .............................................................................................................................. 5 Đừng cố gắng bỏ toàn bộ indicator ................................................................................................................ 6 Giữ chart sạch sẽ và đơn giản ........................................................................................................................ 6 Đừng quan tâm tới những cái tên mỹ miều của mô hình .............................................................................. 8 Không giao dịch các thị trường thanh khoản thấp ......................................................................................... 8 Phải tôn trọng xu hướng hiện tại ................................................................................................................... 9 Phải tôn trọng các hỗ trợ và kháng cự ........................................................................................................... 9 Chỉ được vào lệnh khi xuất hiện setup ......................................................................................................... 10 Sự thấu hiểu market đang trade .................................................................................................................. 11 Hãy có riêng cho mình một quan điểm ........................................................................................................ 12 6 quan niệm sai lầm về Price Action............................................................................................................... 13 Price Action là con đường duy nhất để trading thành công ........................................................................ 13 Price Action rất khó học, nhưng học được rồi thì dễ áp dụng ..................................................................... 14 Price Action là tất cả thứ cần thiết để trade ................................................................................................ 14 Price Action là chỉ báo sớm duy nhất ........................................................................................................... 15 Price Action là phương pháp có xác suất cao............................................................................................... 16 Price Action chỉ là về mô hình nến ............................................................................................................... 16 Chiến lược Price Action Re-Entry (vào lệnh lần 2)........................................................................................... 18 Re-Entry là gì? ............................................................................................................................................... 18 Chiến lược Price Action Re-Entry ................................................................................................................. 19 Ví dụ chiến lược Price Action Re-Entry ......................................................................................................... 20 Điểm yếu của Price Action Re-Entry ............................................................................................................. 21 3 quy tắc tối quan trọng khi Day Trade bằng Price Action ............................................................................... 22 Tránh vào lệnh tại các vùng giằng co............................................................................................................ 22 Sử dụng các nến nhỏ để xác định rủi ro ....................................................................................................... 23 Không bao giờ đi ngược lại động lực giá ...................................................................................................... 24 Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp .................................................................................... 26 Các loại lệnh thường dùng ........................................................................................................................... 26 Sử dụng đúng loại lệnh trong các trường hợp ............................................................................................. 27 Cách Price Action Trader ghi nhật ký giao dịch ............................................................................................... 30
Ghi lại hành động giá .................................................................................................................................... 30 Ghi lại trực giác của bản thân trước mỗi trade ............................................................................................ 32 Khung thời gian nào là tốt nhất để trade Price Action? .................................................................................. 34 Bạn ưa thích độ biến động bao nhiêu? ........................................................................................................ 34 Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho trading? ...................................................................................... 35 Tốc độ phân tích Price Action của bạn? ....................................................................................................... 35 Độ cứng về tâm lý của bạn? ......................................................................................................................... 36
10 quy tắc bất di bất dịch của một Price Action Trader Chúng ta đã đi qua toàn bộ nội dung của tập 3, và bây giờ bước qua phần 4. Ở phần này, chúng ta sẽ tập trung hơn vào các kỹ năng của 1 Price Action Trader, từ thiết lập setup vào lệnh đến ghi chép nhật ký giao dịch. Mình tin rằng phần này cũng sẽ hữu ích đối với các anh em trading theo phương pháp khác Price Action, vì nó liên quan đến con người nhiều hơn là market.
Hãy phân tích giá đầu tiên Nhìn vào biểu đồ, anh em hãy nhìn vào giá đầu tiên và trả lời câu hỏi, giá đang làm gì?
Nhìn vào giá trước. Phân tích giá trước. Trước khi anh em liếc mắt vào đường trung bình yêu thích của anh em. Hay nhìn vào cái bollinger bands chẳng hạn. Anh em phải tìm nền tảng thông tin ban đầu dựa vào giá, từ đó có riêng cho mình 1 cái bias, rồi mới nên phân tích indicator. Cũng vì không muốn các thông tin từ indicator làm ảnh hưởng tới bias về market của mình, nên hiện tại mình đã xoá toàn bộ indicator trên chart, chỉ giữ lại giá và volume. Việc này làm cho khả năng nhận định và đọc giá của mình chính xác hơn, ít bị chủ quan cảm tính hơn. Nếu anh em có 1 cái indicator yêu thích nào đó, đừng bỏ nó đi, chỉ đảm bảo là hãy nhìn vào giá đầu tiên mà thôi.
Đừng cố gắng bỏ toàn bộ indicator Price Action Trader không phủ nhận công dụng của các indicator và không cho rằng toàn bộ indicator là vô dụng. Họ sẽ thoải mái giữ lại 1 hay 1 vài indicator giúp ích cho việc nhận định và vào lệnh của họ, trong khi vẫn đảm bảo khả năng phân tích hành động giá.
Trước khi bỏ 1 indicator, anh em hãy tự hỏi:
Tại sao mình xài indicator này? Xài nó có gì lợi hơn là chỉ phân tích giá? Giá trị của nó đối với việc nhận định market là gì?
Nếu thấy nó vẫn còn hữu dụng, hãy sử dụng nó. Đừng để cái mác Price Action Trader làm ảnh hưởng đến sự thoải mái của anh em trong phân tích với 1 indicator nào đó.
Giữ chart sạch sẽ và đơn giản Mục tiêu của chúng ta là luôn giữ cho hành động giá nổi bật nhất có thể, nên đừng làm rối nó với các indicator thế này:
Hay các đường trendline như thế này:
Bất kể là anh em vẽ bao nhiêu đường hay thêm bao nhiêu indicator lên chart, anh em chỉ có 2 con mắt và 1 bộ não. Nó sẽ không giúp việc phân tích của anh em tốt hơn đâu. Thay vào đó, hãy giữ chart sạch sẽ và dễ thấy được giá nhất. Và dành năng lượng cho việc lên kế hoạch vào lệnh, kiểm soát tâm lý và gồng lời nếu có.
Đừng quan tâm tới những cái tên mỹ miều của mô hình “Nó có phải là pin bar không? À không nó là bullish engulfing.” “Cái này chắc là coiling inside bar, mà không chắc nữa.” Anh em đang cố gắng ghi nhớ những cái tên này? Nghe chúng rất mỹ miều và có vẻ như việc thuộc lòng chúng sẽ mang đến lợi nhuận cho anh em. Nhưng không, cái tên không có giá trị gì, và ngay cả mẫu hình cũng không có giá trị gì nếu nó xuất hiện ngược xu hướng và tại các vị trí ngẫu nhiên trên chart. Đừng quan tâm tới việc cây nến đó tên gì, hãy tập trung vào ý nghĩa của nó, điều mà nó muốn nói. Lực mua, lực bán, biến động giá, phe nào đang thắng thế. Đừng cố gắng tìm các pin bar, thay vào đó hãy tìm lực mua, lực bán, sự từ chối tăng, từ chối giảm.
“Cái tên là gì? Bất kể bạn gọi 1 bông hồng bằng 1 cái tên khác, nó vẫn ngọt ngào như thường.” - William Shakespeare.
Không giao dịch các thị trường thanh khoản thấp Thị trường thanh khoản càng cao, Price Action càng phát huy tác dụng. Các đồng coin hay cổ phiếu thanh khoản thấp có các hành động giá cực kỳ ngẫu nhiên mà chẳng ai phân tích nổi. Ngoài ra, Price Action còn phát huy tác dụng trên các khung thời gian cao hơn. Do đó trade khung càng cao thì càng tốt, lý tưởng nhất là D1.
Phải tôn trọng xu hướng hiện tại Xu hướng chính là thứ quyết định Price Action của anh em có chính xác và kiếm được tiền hay không. Nhiều Trader đã thử phân tích và trade bằng Price Action, nhưng nhiều lần thất bại và kết luận rằng Price Action là vô dụng. Đó là do họ quá tập trung vào các setup hay mẫu hình Price Action, như pin bar, inside bar, fakey, mà quên mất Xu hướng chính là thứ quyết định các mẫu hình đó có tác dụng hay không. Lợi thế của Price Action trading đến từ nhận định về Xu hướng của anh em, còn các setup chỉ là dấu hiệu để ta vào lệnh và đặt stop loss mà thôi. Như trong chart dưới, anh em có thể thấy các setup bullish thất bại rất dễ dàng, bởi vì Xu hướng chính là giảm:
Phải biết tôn trọng xu hướng, mới tính đến chuyện trade và kiếm tiền bằng Price Action.
Phải tôn trọng các hỗ trợ và kháng cự Các Price Action Trader coi hỗ trợ kháng cự như thánh, chỉ sau xu hướng.
Vì xu hướng có thể bị chặn đứng và đảo chiều bởi 1 hỗ trợ hay kháng cự mạnh. Hỗ trợ kháng cự là các vị trí mà bò sẽ mua nhiều hơn, gấu sẽ bán mạnh hơn, hăng hơn. Như vậy khả năng giá đảo chiều khi chạm các vùng này là rất cao. hỗ trợ kháng cự là thứ tăng thêm lợi thế cho mỗi lệnh của Trader.
Một lần nữa, khi cân nhắc vào lệnh bởi các setup Price Action, Trader cần phải xác định xem setup đó xuất hiện tại VỊ TRÍ nào trên chart. Một setup pin bar xuất hiện tại 1 vị trí ngẫu nhiên không quan trọng thường sẽ không có ý nghĩa. Nhưng nếu nó xuất hiện tại 1 hỗ trợ mạnh, nó thành 1 setup buy đẹp.
Chỉ được vào lệnh khi xuất hiện setup Đây là điểm mấu chốt của Price Action trading. Price Action Trader không bao giờ vào lệnh khi không thấy 1 setup quen thuộc đối với anh ta, bất kể xu hướng có ủng hộ, vùng vào lệnh là 1 vùng quan trọng như thế nào đi chăng nữa. Việc phân tích xu hướng và các vùng tiềm năng đã cho Trader 1 phần lợi thế so với những tay chơi khác rồi. Tuy nhiên các setup - mẫu hình Price Action, mới chính là thứ tạo ra độ bá đạo của Price Action Trader. Các setup như pin bar, inside bar, fakey, pin bar-inside bar combo chính là tín hiệu bật đèn xanh cho Trader vào lệnh. Vì sao? Vì các setup này có 2 nhiệm vụ: xác định thời điểm (timing) vào lệnh và kiểm soát rủi ro.
Khi các setup này xuất hiện, Trader biết rằng giá sẽ có khả năng cao là đi đúng ý mình, như vậy là đủ điều kiện đặt lệnh. Chúng cũng xác định chính xác rủi ro mà mỗi lệnh phải chịu. Và thường lượng rủi ro này cực kỳ nhỏ so với số lợi nhuận có thể đạt được. Price Action Trading lợi hại ở chỗ đó.
Như ví dụ trên, anh em có thể thấy 1 setup pin bar rất đẹp xuất hiện tại ngay kháng cự trong xu hướng giảm, như vậy ta đã đủ điều kiện để sell. Lệnh sell stop được đặt tại mũi pin bar với stop loss trên đuôi pin bar 1 chút, cực kỳ chặt chẽ và đem lại lợi nhuận lớn. Sự lợi hại của Price Action Trading là nó vừa có xác suất thắng cao, vừa có thể đạt được risk:reward cao. Rõ ràng ít có phương pháp nào đạt được cả 2 mục tiêu này.
Sự thấu hiểu market đang trade Price Action không phải thánh. Nó không thể áp dụng 1 cách máy móc trên tất cả mọi market. Thực ra nó rất nghệ thuật và phụ thuộc vào người sử dụng nó là chính. Bạn có hiểu được market đang trade hay không? Bạn có biết độ biến động của nó bao nhiêu không? Các mẫu hình Price Action có hiệu quả trên market đó không? Tất cả những điều này góp phần quan trọng vào sự thành công của Price Action Trading, mà chỉ có thể biết được khi người Trader thấu hiểu market mà anh ta đang trade.
Hãy có riêng cho mình một quan điểm Các Price Action Trader sống được lâu trên market đều cực kỳ độc lập. Họ ít khi trade Theo kèo của người khác. Khi đọc phân tích của người khác, đầu óc chúng ta vừa đồng ý, vừa phản kháng. Rồi cuối cùng thành phân vân và bối rối.
Phân tích của Nial Fuller Nên đọc phân tích của những tiền bối về Price Action Trading để học hỏi cách phân tích của họ. Và chỉ nên chọn 1 người để đọc. Mỗi tuần mình đều đọc bài phân tích Price Action của Nial Fuller để học cách cảm nhận market của anh, nhưng mình vẫn giữ quan điểm của mình.
6 quan niệm sai lầm về Price Action Có rất nhiều Trader có những quan niệm sai lầm về Price Action Trading, tệ hại nhất là lợi dụng nó để trục lợi, lùa gà những Trader mới. Trong bài viết này, mình sẽ ghi lại những quan niệm sai lầm về Price Action Trading, mà tất cả những Price Action Trader phải bỏ đi các suy nghĩ này mới thấy được Price Action đẹp đẽ như thế nào.
Price Action là con đường duy nhất để trading thành công Nhiều Trader khẳng định rằng Price Action là con đường duy nhất để thành công trong trading. Đây chỉ là những kẻ chỉ biết khoe môi múa mép để lùa gà. Thật ra Price Action chỉ là 1 trong nhiều phương pháp giao dịch có xác suất cao, và cũng như nhiều phương pháp khác, nó cũng có lúc sai và gây thua lỗ.
Có rất nhiều phương pháp giao dịch rất hay mà hàng triệu Trader trên thế giới đang sử dụng và kiếm lợi nhuận hàng ngày, bao gồm phân tích cơ bản, indicator, Ichimoku, mô hình giá cổ điển, giao dịch định lượng (quantitative trading). Price Action trading chỉ là 1 trong số đó, và chưa ai dám khẳng định nó có hiệu quả cao hơn, hay cao nhất, so với các phương pháp khác. Vấn đề ở đây là phương pháp nào phù hợp với cá tính và phong cách giao dịch của anh em. Nếu tìm chưa ra, hãy cứ đi tìm và thử nghiệm bằng tài khoản demo. Hãy giao dịch với bất kỳ phương pháp nào mà anh em cảm thấy thoải mái, đừng ép buộc bản thân phải học Price Action khi nó không hợp.
Price Action rất khó học, nhưng học được rồi thì dễ áp dụng Ngược lại anh em ạ, Price Action và các khái niệm của nó cực kỳ dễ học. Anh em nếu đã đọc serie Price Action chuyên sâu của mình từ bài đầu tiên tới bài này thì cũng đã nắm các khái niệm cơ bản đủ dùng trong phân tích rồi. Cái khó ở đây là ứng dụng Price Action để kiếm được lợi nhuận.
Price Action là 1 công cụ rất đơn giản. Nhưng công cụ càng đơn giản thì cần người sử dụng có trình độ cao. Anh em thử nghĩ giữa 1 con dao phay với 1 cái máy làm sushi xịn sò, cái nào dễ sử dụng để làm sushi hơn? Rõ ràng là con dao cần 1 đầu bếp làm sushi trình độ cao, còn cái máy thì ai cũng bấm nút được. Khi đã nắm các kiến thức về Price Action, anh em cần rèn luyện chính bản thân mình để sử dụng được nó. Price Action rất dễ học, nhưng lại khó để kiếm được lợi nhuận từ nó, nếu người sử dụng nó chưa đủ trình độ.
Price Action là tất cả thứ cần thiết để trade Price Action chỉ là 1 cách để hiểu thị trường. Để kiếm tiền từ thị trường 1 cách đều đặn, anh em cần hiểu nhiều hơn. Anh em cần phải hiểu bản thân mình, tức là phải biết về tâm lý giao dịch. Anh em cần phải hiểu về rủi ro. Tức là phải biết quản lý vốn, làm sao để tài khoản tăng dần đều theo thời gian.
Cuối cùng, anh em phải biết cách kết hợp mọi thứ lại: sử dụng Price Action để phân tích thị trường và vào lệnh, vận dụng quản lý vốn để vào lệnh khối lượng hợp lý, và xài tâm lý giao dịch để quản lý lệnh từ lúc mở ra đến đóng lệnh. Rồi sau mỗi lệnh, anh em còn phải ghi nó lại vào nhật ký để rút ra được cho mình điều gì đó. Mỗi lệnh là 1 bài học, đừng để nó tuột khỏi tay anh em.
Price Action là chỉ báo sớm duy nhất Price Action, Theo đúng nghĩa đen, là 1 chỉ báo HIỆN TẠI và QUÁ KHỨ. Nó khá là chuẩn xác, nhưng nó không bao giờ dẫn dắt thị trường. Thị trường tạo nên từ giá. Giá chính là thị trường. Làm sao thị trường tự nó dẫn dắt nó được? Giá không dẫn dắt thị trường, nhưng nó cho chúng ta cập nhật sát nhất với những gì đang diễn ra trên thị trường. Chúng ta học Price Action, tức là học về những hành vi của giá.
Price Action là phương pháp có xác suất cao Cái này chỉ đúng một phần. Xác suất cao hay không còn phụ thuộc vào cách anh em dùng nó để trade như thế nào nữa. Price Action có thể có xác suất rất cao nếu anh em vào lệnh thuận xu hướng sau 1 đoạn pull back; xác suất đó sẽ giảm đi nếu anh em đánh đảo chiều. Price Action có xác suất thấp nhất khi lệnh được vào 1 cách ngẫu nhiên theo setup, không cân nhắc các yếu tố khác.
Price Action chỉ là về mô hình nến Mô hình nến rất hiệu quả. Các setup Price Action đúng là các mô hình nến. Nhưng còn nhiều hơn thế.
Price Action là học cách nhận biết khi nào 1 mô hình nến có hiệu quả và khi nào nó không hiệu quả. Việc này cần kinh nghiệm và sự quen thuộc nhất định với Price Action Trading. Price Action đẹp là vì nó vẫn có nhược điểm, vì nó không hề hoàn hảo. Price Action đẹp là vì nó phụ thuộc phần lớn vào người sử dụng.
Chiến lược Price Action Re-Entry (vào lệnh lần 2) Re-Entry trading là 1 chiến lược xác suất cao trong Price Action. Nó là 1 khái niệm đơn giản nhưng lại rất mạnh mẽ, và có thể áp dụng được trên mọi thị trường.
Re-Entry là gì? Trước khi vào chiến lược thì anh em thử xem tình huống sau có quen thuộc hay không:
1. Sau khi phân tích thị trường kỹ càng, anh em đặt lệnh trade setup pin bar trên cặp EURUSD 2. Theo quy tắc vào lệnh cơ bản thì anh em đặt stop loss ngay dưới đáy của pin bar 3. Không lâu sau đó lệnh của anh em dính stop loss 4. Ngay lập tức giá bật ngược trở lên và tăng đúng dự định của anh em. Tức vcl Liệu trong trường hợp đó, anh em có dám vào lệnh lại không, ngay khi thấy lệnh pin bar đẹp của mình vừa bị stop out? Anh em thấy mình chẳng có lỗi gì cả, lỗi là tại xui xẻo hay bữa đó quên cúng Bà mà thôi. Trong các trường hợp như thế này, ý tưởng là ta sẽ bỏ qua cơ hội vào lệnh đầu tiên và chỉ vào khi giá Re-Entry, tức là test lại vùng đó 1 lần nữa. Như vậy xác suất thắng lệnh của ta sẽ cao hơn rất nhiều.
Một chiến lược Re-Entry sẽ bao gồm các bước cơ bản sau: 1. Tìm 1 trading setup Theo Price Action mà anh em yêu thích. Đó có thể là pin bar, inside bar, fakey hay bất kỳ setup nào khác mà anh em thấy đáng trade 2. Đừng vào lệnh tại setup đầu tiên này 3. Đợi cho những Trader vào lệnh trước bị stop out đã 4. Vào ngay khi market đảo chiều và đi đúng hướng của setup ban đầu Khi các Trader bị stop out sau khi vào lệnh theo setup đầu tiên, họ sẽ tìm kiếm cơ hội vào lệnh lại, cộng thêm các Trader khác chưa có cơ hội vào lệnh đầu tiên. Các yếu tố này sẽ tạo ra động lực cho giá đi đúng hướng theo setup ban đầu.
Chiến lược Price Action Re-Entry Trong chiến lược này, mình sẽ sử dụng pin bar là setup đầu tiên, anh em có thể thay nó bằng nhiều setup khác nhau mà thấy thoải mái khi vào lệnh. Chiến lược Re-Entry quy tắc vào lệnh Buy: 1. Xác định các setup pin bar tại vị trí đẹp và hợp với xu hướng (bullish pin bar trong xu hướng tăng) 2. Nến tiếp Theo phải vượt lên trên đỉnh của pin bar này 3. Nến tiếp Theo nữa phải vượt xuống dưới đáy pin bar đầu tiên, nhưng không quá xa 4. Buy khi giá vượt qua 1 cây nến tăng bất kỳ. Tức là nếu cây nến hiện tại là nến tăng khi nó đóng cửa thì đặt lệnh buy stop trên đỉnh của nó 1 chút, ngược lại nếu nến hiện tại là nến giảm thì đợi cho tới khi 1 cây nến tăng xuất hiện và đặt buy stop trên đỉnh của cây nến đó Chiến lược Re-Entry quy tắc vào lệnh Sell: 1. 2. 3. 4.
Xác định bearish pin bar trong xu hướng giảm tại các vị trí đẹp (kháng cự) Nến tiếp Theo phải vượt xuống dưới đáy của pin bar này Nến tiếp Theo nữa phải vượt lên trên đỉnh pin bar đầu tiên, nhưng không quá xa Sell khi giá vượt qua 1 cây nến giảm bất kỳ. Quy tắc tương tự bên trên nhưng làm ngược lại
Chiến lược Re-Entry giải thích: 1. 2. 3. 4.
Setup đầu tiên (không vào setup này) Setup đầu tiên được kích hoạt Setup đầu tiên bị dính dừng lỗ Xác nhận rằng setup đầu tiên chỉ là báo động giả (lúc này ta Re-Entry)
Ví dụ chiến lược Price Action Re-Entry Trong các ví dụ dưới đây ta dùng đường EMA 20 kết hợp với setup pin bar làm tín hiệu vào lệnh Price Action Re-Entry lệnh thắng: biểu đồ EURUSD 30 phút:
1. Bullish pin bar setup xuất hiện tại EMA 20, cho thấy sự từ chối giảm của đường EMA rất tốt. Đây là 1 setup đẹp trong Price Action, nhưng do chúng ta đang theo chiến lược Price Action Re-Entry nên ta sẽ không vào setup này. 2. Setup này được kích hoạt khi giá vượt lên trên pin bar đầu tiên 3. Tiếp Theo, giá rớt xuống và kích hoạt stop loss của setup pin bar đầu tiên khiến cho các trader Theo setup này bị stop out 4. Giá hồi phục nhanh chóng và hình thành 1 bullish pin bar thứ 2, đây chính là cơ hội vào lệnh của chúng ta. Đặt buy stop trên đỉnh của pin bar này Anh em thấy giá tăng lên ngay lập tức khi phá vỡ pin bar thứ 2. Price Action Re-Entry lệnh thua: JPYUSD H1:
1. Bullish pin bar chạm bật đường EMA. Đây chính là setup đầu tiên. 2. Pin bar này bị kích hoạt và vài trader đã buy với stop loss dưới đáy Pin bar 3. Giá vọt lên theo đúng pin bar. Như vậy setup đầu tiên này đã thành công, nhưng lúc này ta vẫn chưa vào lệnh 4. Nến xanh ta đang chờ đợi xuất hiện, buy stop tại đỉnh nến xanh này 5. Tuy nhiên giá không tăng lên như mong đợi, đó là vì động lực tăng từ pin bar đầu tiên đã xuất hiện và kết thúc Tuy nhiên nếu tinh ý 1 chút, anh em có thể phát hiện lần Re-Entry trong lệnh thua này xuất hiện BÊN DƯỚI đường EMA, như vậy đó là 1 dấu hiệu cho thấy động lực tăng không còn nữa. Còn trong ví dụ đầu tiên, nến Re-Entry vẫn NẰM TRÊN đường EMA. Như vậy đường EMA có tác dụng lọc ra setup đẹp rất tốt. Còn thêm 1 dấu hiệu nữa, đó là tam giác cân trong ví dụ 2 sau khi phá lên đã chạm tới mục tiêu của nó, như vậy market không còn lý do gì để tăng thêm nữa, cộng thêm lực chốt lời từ các trader đã vào lệnh trước làm cho động lực tăng mất dần và không còn nữa.
Điểm yếu của Price Action Re-Entry Điểm yếu của chiến lược này là ta có khá ít các cơ hội vào lệnh nếu tuân thủ 1 cách chặt chẽ, và anh em sẽ gặp nhiều trường hợp tiếc nuối khi giá không hề tạo cơ hội vào lệnh thứ 2 mà đi theo setup đầu tiên luôn. Nhưng đó là sự hy sinh cần thiết để anh em có lợi thế cao hơn trên thị trường.
3 quy tắc tối quan trọng khi Day Trade bằng Price Action Price Action có khả năng phát huy tác dụng rất tốt ngay cả khi anh em day trade, tức là kiếm lời dựa trên biến động giá trong ngày. Điều này là bởi vì nếu anh em day trade, việc xác định thời điểm (timing) là cực kỳ quan trọng. Timing tốt sẽ quyết định anh em có lợi nhuận hay không. Tiếp theo đây mình sẽ ghi lại 3 quy tắc tối thượng buộc phải tuân theo nếu anh em vận dụng Price Action để Day Trade. Chúng sẽ giúp anh em tránh các thua lỗ không đáng có.
Tránh vào lệnh tại các vùng giằng co Tránh vào lệnh khi market đang trong trạng thái giằng co, tích luỹ chưa xác định được xu hướng rõ ràng. Các vùng giằng co hầu như không cung cấp setup nào đáng vào lệnh với tỷ lệ lời lỗ hấp dẫn. Nếu day trade, nhiều anh em thường dễ nôn nóng vào lệnh, và cảm xúc này sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu market đang đi trong 1 đoạn giá giằng co. Lưu ý là mình đang nói tới việc tránh vào lệnh TRONG KHI giá đang giằng co nhé anh em, việc này khác với việc tận dụng các vùng giằng co trong giao dịch Price Action. Mình đã có bài viết về cách tận dụng các vùng giằng co rồi, thực ra chúng khá là hữu ích Một lưu ý nữa là chúng ta đang nói tới day trade chứ không phải scalping. Các vùng giá giằng co có thể là cơ hội kiếm lời tốt cho các anh em scalper chỉ ăn vài pip rồi thoát, còn nếu day trade thì ta vẫn dựa vào xu hướng để kiếm lời là chính. Vậy làm sao để biết khi nào market đang giằng co mà tránh? Mỗi phiên giao dịch đều có độ biến động khác nhau. Market thường có sóng chạy lớn tại vài thời điểm trong ngày và thường biến động ngắn trong thời gian còn lại. Khi market biến động ít, anh em có thể coi đó là giằng co. Có thể dùng ATR (average true range) để xác định mức độ biến động này. Phần lớn các trường hợp giằng co có thể được xác định bằng mắt thường, thể hiện qua các cây nến nhỏ, bị nhốt trong 1 mẫu hình hay hộp tích luỹ nào đó.
Ví dụ chart trên là ES 10 phút: 1. Phiên bắt đầu với các sóng kéo dài 2. Tới giữa ngày, market bắt đầu giằng co với các đoạn nến ngắn và nhỏ. Như vậy không nên kiếm kèo lúc này 3. Market breakout ra khỏi vùng giằng co, như vậy có thể buy khi có setup 4. Giá tiếp tục tăng mà không bị giằng co
Sử dụng các nến nhỏ để xác định rủi ro Các nến nhỏ có thể là cơ hội kiếm lợi nhuận lớn với rủi ro cực kỳ thấp. Các setup dựa trên nến nhỏ có thể đem lại lợi nhuận tới 5R. Có 1 ngoại lệ quan trọng với mục này: đó là không trade các setup nến nhỏ trong 1 đoạn giá giằng co. Nôm na anh em chỉ được vào các setup nến nhỏ khi giá đã thoát ra hẳn 1 vùng tích luỹ nào đó, hoặc giá đang nằm trong 1 sóng swing điều chỉnh: Ví dụ setup NR7:
1. Phiên bắt đầu với 1 đoạn giằng co nhỏ, đây không phải lúc để vào lệnh 2. Market thoát ra khỏi đoạn giằng co 3. Setup NR7 xuất hiện. NR7 là narrow bar 7, cây nến có độ dài nhỏ hơn 6 cây nến trước nó. Đây là 1 setup đẹp trong price action 4. Đặt stop loss tại đỉnh NR7 với lệnh sell stop tại đáy, setup này có RR cực tốt
Không bao giờ đi ngược lại động lực giá Một trong những sai lầm lớn nhất của 1 day trader là trade ngược lại xu hướng trong ngày. xu hướng trong ngày bắt đầu gần 1 điểm cực của phiên và kết thúc gần điểm cực còn lại của phiên. xu hướng tăng trong ngày mở gần đáy của nó và đóng gần đỉnh, ngược lại với xu hướng giảm. Sell trong 1 phiên đang tăng là chiến lược tệ hại nhất. Nhiều trader cho rằng cuối cùng giá cũng phải giảm, họ chỉ cần chờ cho tới lúc đó. Thường họ làm vậy là vì: 1) họ không chấp nhận rằng họ đã sai, nên cứ tiếp tục sai tiếp. 2) họ bị hấp dẫn bởi khả năng sell trúng đỉnh của phiên đó, như vậy có thể cứu được các lệnh lỗ trước đó. Nhưng rất tiếc khả năng này cực kỳ thấp. Để tránh các sai lầm kiểu đó, hãy nhìn vào động lực giá (momentum).
Chart trên cho thấy 1 xu hướng tăng trong ngày 1. Nến vượt lên đỉnh nến trước với động lực tốt 2. Các nến giảm nhỏ và yếu, cho thấy động lực giảm hầu như không có 3. Nến giảm lớn nhất trong phiên không thể vượt nổi swing low, như vậy động lực rõ ràng là tăng Đó là các dấu hiệu của động lực tăng, chúng rất dễ thấy với các Price Action trader nhiều kinh nghiệm. Nên nhớ đừng trade ngược động lực giá.
Vào lệnh như một Price Action Trader chuyên nghiệp Tưởng tượng market vừa hình thành 1 pin bar tại 1 vùng hỗ trợ. Bạn đánh giá xu hướng thị trường là tăng và quyết định vào lệnh. Bạn sẽ vào lệnh bằng 1. 2. 3. 4.
Lệnh thị trường (market) Lệnh stop Lệnh giới hạn (limit) Có sự khác biệt gì không?
Price Action Trader không chỉ biết về các mẫu hình Price Action, anh ta còn phải biết vào lệnh với các mẫu hình đó sao cho đúng.
Các loại lệnh thường dùng Phần lớn các broker và nền tảng giao dịch đều cung cấp 3 loại lệnh phổ biến: lệnh stop, lệnh market, và lệnh limit. Nếu anh em muốn trade Price Action hiệu quả, phải phân biệt kỹ các loại lệnh này. Lệnh market: Lệnh market (thị trường) sẽ được khớp ngay lập tức, nhưng bạn sẽ không xác định được trước chính xác là lệnh sẽ được khớp tại giá nào. Khớp lệnh là chắc chắn, nhưng giá thì không chắc. Thường lệnh này sẽ có spread cao hơn do bạn đang lấy đi thanh khoản thay vì tạo ra thanh khoản.
Lệnh limit: Lệnh buy limit sẽ được đặt với giá thấp hơi giá market hiện tại, ngược lại lệnh sell limit sẽ được đặt với giá cao hơn giá market hiện tại. Nếu market chạy lên khớp với lệnh limit sell, thì lệnh sẽ được khớp; tương tự nếu giá chạy xuống đi qua lệnh limit buy thì lệnh cũng sẽ được khớp. Với lệnh limit, bạn biết chính xác lệnh sẽ được khớp tại giá nào (nếu có khớp), nhưng bạn không chắc rằng lệnh đó có được khớp hay không. Lệnh stop: Lệnh buy stop được đặt tại giá cao hơn giá market hiện tại. Lệnh sell stop được đặt tại giá thấp hơn giá market hiện tại. Khi giá chạm vào các lệnh stop được đặt sẵn, lệnh stop đó sẽ trở thành 1 lệnh market và được khớp ngay lập tức. Như vậy chúng ta cũng không chắc chắn được giá sẽ khớp lệnh tại mức nào, tuy nhiên chênh lệch sẽ không nhiều so với giá kỳ vọng khớp.
Sử dụng đúng loại lệnh trong các trường hợp Lệnh stop dành cho trade break out và lệnh limit dùng để trade đảo chiều (hay còn gọi là pull back - hồi lại). Break out trade với lệnh stop: Nếu bạn cho rằng giá sẽ đi tiếp cùng hướng sau khi phá vỡ 1 mức giá nào đó thì hãy dùng lệnh stop. Ví dụ 1 setup vào lệnh với lệnh stop:
1. Setup bearish inside bar. Ta kỳ vọng giá sẽ rơi xuống sâu hơn sau khi phá vỡ xuống inside bar này 2. Do đó ta đặt lệnh sell stop ngay dưới đáy của inside bar 3. Lệnh sell stop được kích hoạt và giá tiếp tục rơi sau khi phá inside bar Tức là ta đang nương nhờ vào động lực phá vỡ của market để kiếm lợi nhuận. Lệnh stop cực kỳ phù hợp với các setup mang tính tích luỹ như inside bar, hay các mô hình giá thể hiện sự tích luỹ. Lệnh stop có lợi thế là sự xác nhận và tránh bỏ lỡ các cú phá vỡ tiềm năng đem lại lợi nhuận. Gần như chắc chắn lệnh sẽ được kích hoạt khi có phá vỡ. Lệnh stop chỉ được kích hoạt khi có sự bùng nổ của giá, do đó ta đã đạt được mục đích là vào lệnh ngay khi market có sự bùng nổ, tức là có sự xác nhận. Nếu sự xác nhận không xảy ra, lệnh của ta sẽ không được khớp. Lệnh stop là cách hiệu quả nhất để trade breakout. Nếu ta đợi cho sự phá vỡ xảy ra rồi mới vào lệnh bằng tay, khả năng bị trượt giá (slippage) là rất cao. Ngược lại khi đặt lệnh stop, lệnh sẽ tự biến thành lệnh market và được khớp ngay lập tức khi có break out. Do đó khi trade các mẫu hình price action thể hiện sự tích luỹ, như inside bar, fakey (inside bar false breakout), coiling inside bar, hộp Darvas, các mô hình giá, vv. thì nên sử dụng lệnh stop. Pull back trade với lệnh limit:
Nếu bạn cho rằng giá sẽ đảo chiều sau khi chạm vào 1 mức giá nhất định, hãy dùng lệnh limit. Ví dụ:
1. Giá đi không xác định kể từ khi phiên bắt đầu 2. Với kỳ vọng giá sẽ đảo chiều sau khi phá vỡ lên, ta đặt sell limit phía trên đỉnh của phiên 3. Giá đảo chiều sau khi phá lên Sử dụng limit order cần kinh nghiệm và sự quen thuộc nhất định với market, vì về bản chất bạn đang kỳ vọng giá sẽ đảo chiều khi chạm vào 1 mức nào đó, như vậy nó là giao dịch đảo chiều, và luôn luôn rủi ro hơn là giao dịch tiếp diễn. Tuy nhiên nếu giao dịch thuần thục, lệnh limit cho lợi thế rất lớn về vị trí vào lệnh, người đặt lệnh limit có thể hạn chế tới mức thấp nhất rủi ro cho lệnh đó, từ đó đạt được tỷ lệ lời lỗ tối ưu nhất. Như vậy limit order nên được dùng với các setup hình thành khi market đang yên lặng, và có khả năng đảo chiều cao, như pin bar hay các long tailed bar (nến đuôi dài). Mình vẫn dùng lệnh stop với pin bar do mình muốn chắc chắn có sự phá vỡ mới vào lệnh, nhưng phải hy sinh tỷ lệ lời lỗ.
Cách Price Action Trader ghi nhật ký giao dịch Ai cũng biết ghi lại nhật ký giao dịch là quan trọng để tăng kỹ năng trading, nhưng chi tiết cách ghi thế nào thì chưa chắc ai cũng biết. Đương nhiên mỗi người sẽ có 1 cách ghi nhật ký giao dịch khác nhau, không có 1 quy chuẩn nào chung cả. Có người thấy lịch sử của sàn là đủ, có người ghi lại nguyên nhân ra vào mỗi lệnh, có người ghi lại cảm xúc lúc vào lệnh. Nhưng có những thứ bắt buộc phải có trong nhật ký của các trader lấy Price Action làm phương pháp chính, vì nếu thiếu chúng thì họ khó mà tiến bộ được. Đó là Hành Động Giá, và Trực Giác.
Ghi lại hành động giá Price Action Trader có được lợi thế trading từ chuyển động của giá. Như vậy muốn trở thành 1 Price Action Trader giỏi hơn, ta phải ghi lại các chuyển động của giá trong nhật ký.
Chuyển động giá ở đây không chỉ đơn giản là điểm vào, điểm thoát, lời lỗ, mà là các phân tích về hành động giá của riêng anh em. Hãy ghi ra bằng lời văn các phân tích trong đầu của anh em. Phân tích hành động giá không chỉ là 1 cây pin bar, 1 setup inside bar. Nó là lời văn diễn tả lại hành động của giá thời điểm đó, bất kể việc anh em có quyết định vào lệnh hay không. Giống
như bài phân tích trade coin của mình hàng ngày vậy. Kèm thêm cái chart nữa là đẹp luôn. Kiểu như vầy, ngắn gọn thôi không cần dài dòng:
cụm nến đóng khung 2 - reversal bar, kết thúc sóng điều chỉnh, chuẩn bị sóng tăng tiếp theo. Cụm nến cuối - multiple inside bar, market chuẩn bị tiếp diễn tăng, buy cú break của inside bar. Sau đó kèm thêm cái chart kết quả của phân tích xem có đúng không. Anh em có thể thấy tuy ngắn nhưng đoạn trích trên đã diễn giải lại hành động giá bao gồm các cấu trúc giá, mẫu hình, và thông qua nó anh em thấy được hành động giá hiện tại và kỳ vọng của anh em về chúng. Viết nhật ký kiểu này có 2 lợi ích quan trọng: 1) qua thời gian, những lời nhận định này sẽ trở thành nền tảng cho các quy tắc trading của anh em, những quy tắc thực sự chi tiết và không hề chung chung. Ví dụ cặp EURUSD sau khi hình thành pin bar thì nên sell ngay không nên chờ pull back, hay GBPUSD gặp doji là buy được rồi, vv. Những quy tắc này không thể có được nếu anh em không tự rút ra cho mình. 2) ghi nhật ký giúp anh em không bị mắc kẹt với các phân tích trong quá khứ, tức là chỉ nhận ra vấn đề sau khi nó đã xảy ra. Ví dụ anh em chỉ phát hiện cây pin bar sau khi giá đã phá vỡ xuống và chạy 1 đoạn xa, rồi tiếc hùi hụi phải chi mình nhận ra sớm hơn. Anh em sẽ không bị rơi vào cái bẫy tâm lý của việc nhìn vào chart quá khứ và tự ảo tưởng về khả năng phân tích của mình.
Nếu anh em đã thành thục kỹ năng phân tích Price Action, những cái chart và phân tích của anh em trong nhật ký sẽ làm chứng. Với quyển nhật ký này, anh em sẽ cực kỳ tự tin khi vào lệnh trong tương lai.
Ghi lại trực giác của bản thân trước mỗi trade Price Action mang tính nghệ thuật rất cao, vì quyết định buy sell do chính Trader đặt ra, không phải nhờ vào tín hiệu máy móc nào cả. Do đó Trực Giác đóng vai trò quan trọng trước mỗi quyết định. Nếu anh em trade có trực giác, anh em ra quyết định không phụ thuộc hoàn toàn vào các quy tắc trong hệ thống. Hoặc đơn giản là các quy tắc của anh em không chi tiết và chặt chẽ. Anh em tạo được 1 trực giác qua thời gian giao dịch, và đôi khi ra quyết định mà không cần lý do gì, chỉ bởi vì “tôi cảm thấy như vậy”. Vấn đề bắt đầu từ đây, khi anh em vận dụng trực giác, liệu nó chính xác hay là sai? Anh em cho nó là trực giác hay đó chỉ là cái cớ cho việc không tuân theo quy tắc?
Giải quyết vấn đề này bằng cách ghi lại Trực Giác cho mỗi trade xem sao. Với mỗi trade, ghi lại là trade đó hoàn toàn tuân theo quy tắc trong hệ thống, hay là nó đã bị anh em vận dụng trực giác khiến anh em bẻ cong quy tắc 1 chút, có thể gắn nhãn cho mỗi trade là Trực Giác, hoặc Hệ Thống. Nhớ là ghi trước khi cái trade có kết quả nhé.
Sau khi được tầm vài chục lệnh, thử xem lại các trade mang tính Trực Giác đó có đem lại lợi nhuận cho anh em không, hay chỉ đem lại thua lỗ. Từ đó quyết định có sử dụng tới Trực Giác cho các trade tiếp theo hay không. Price Action Trader ghi nhật ký như vậy đó anh em.
Khung thời gian nào là tốt nhất để trade Price Action? Một trong các câu hỏi phổ biến nhất của những Trader học Price Action là khung thời gian nào là tốt nhất. Thực ra không hề có khung thời gian tốt nhất cho tất cả mọi người, cũng như không có phương pháp nào là phù hợp với mọi Trader. Anh em cần phải tự trả lời vài câu hỏi để xác định khung thời gian phù hợp nhất với bản thân mình.
Bạn ưa thích độ biến động bao nhiêu? Price Action Trader thường vào lệnh dựa trên các mẫu hình và setup nến, với stop loss đặt tại đầu còn lại của setup đó. Như vậy dễ hiểu rằng setup trên các khung thời gian lớn thì có độ biến động lớn, kéo dài từ 100 tới vài trăm pip, ngược lại các setup trên khung thời gian nhỏ thì độ biến động nhỏ, thường từ vài đến vài chục pip. Bảng dưới đây là thống kê ngẫu nhiên của đường ATR 233 cho các khung thời gian khác nhau của cặp EURUSD:
Tuy nhiên, có 1 điều quan trọng cần lưu ý là anh em hoàn toàn có thể trade các khung thời gian lớn mà không cần tài khoản quá lớn. Ở đây bất kể là biến động vài pip hay vài trăm pip, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh khối lượng giao dịch sao cho số tiền rủi ro trên mỗi trade nằm ở mức hợp lý và có thể chịu đựng được. Nếu anh em thích trade trên D1 nhưng chỉ có tài khoản nhỏ (dưới 1000 USD), hãy mở tài khoản cent với lựa chọn mini lot thay vì standard lot.
Bạn có thể dành bao nhiêu thời gian cho trading? Khung thời gian càng nhỏ cần càng nhiều thời gian quan sát biểu đồ và quản lý lệnh. Dưới đây là bảng thống kê sơ bộ: Khung thời gian Cam kết dành thời gian cho trading Dưới 30 phút
Cả ngày, hoặc suốt thời gian vào lệnh
Trên 30 phút
Vài lần trong ngày
Ngày
Một lần mỗi ngày
Tuần
Một lần mỗi tuần
Hãy xem lại thời gian biểu làm việc của anh em mỗi ngày và xác định thời gian anh em có thể dành cho trading, rồi lựa chọn.
Tốc độ phân tích Price Action của bạn? Bạn có thể nhìn vào các cây nến trong quá khứ và phân tích cực nhanh, setup này nọ. Nhưng nếu các cây nến đang hình thành với tốc độ 15 phút 1 cây thì bạn có hiểu và phân tích chúng kịp không? Khung thời gian càng thấp càng yêu cầu khả năng phân tích price action nhanh nhạy. Tốc độ phân tích này còn bao gồm khả năng nhận diện các setup Price Action và xác định chính xác điểm vào, stop loss. Nếu bạn cảm thấy mình chỉ có thể phân tích được thoải mái khi có nhiều thời gian, hãy trade các khung từ H4 trở lên. Về cơ bản, các khung thời gian thấp mang áp lực rất lớn, vì anh em vừa phải theo dõi market, xác định xu hướng, xác định setup và vào lệnh. Đôi khi chưa kịp làm xong quy trình trên thì market đã chạy mất rồi.
Nếu bạn thường xuyên phân tích bị sai, thì khung thời gian đó đang quá nhanh đối với bạn; Nếu bạn thường xuyên bỏ lỡ các setup vào lệnh do phân vân, hãy chọn khung thời gian thấp hơn; Nếu thấy tự tin vào khả năng và tốc độ phân tích vào lệnh của mình, thì chọn khung thấp hơn.
Lời khuyên ở đây là nếu bạn mới bắt đầu học phân tích Price Action, hãy chọn khung D1. Nó đủ chậm để bạn nhận ra được xu hướng chính và các setup vào lệnh, cũng không yêu cầu xem chart quá nhiều lần trong ngày.
Độ cứng về tâm lý của bạn? Trade trên các khung thời gian thấp cực kỳ căng thẳng và đầy áp lực, do đó yêu cầu những Trader rất cứng về tâm lý. Ngược lại, các khung cao như H4 và D1 thì thoải mái hơn do tốc độ chậm. Day trading thực sự không phải là món dành cho các Trader mới đặt chân vào market, vì các khung thấp chứa đựng nhiều biến động giá nhiễu (noise), bạn phải đủ kinh nghiệm để phân biệt các biến động nhiễu này với các hành động giá có ý nghĩa.
Một lần nữa, nếu bạn mới học Price Action, hãy bắt đầu với D1. Các setup trên D1 có độ chính xác cực kỳ cao do đã loại bỏ toàn bộ biến động nhiễu, và mỗi cây nến đã chứa đựng toàn bộ biến động của 1 ngày giao dịch. Với mình, mình chọn khung D1 do các setup ưa thích của mình hoạt động tốt nhất trên D1, và
D1 làm cho việc trading của mình chiếm rất ít thời gian, ít căng thẳng mà vẫn hiệu quả. Còn anh em thì sao, khung ưa thích của anh em là gì? Happy Tradings!
--------------------------------------------------------BẠN MUỐN CẬP NHẬT THÊM KIẾN THỨC TRADING? HÃY TRUY CẬP VÀO: