Week 7 - Instructions For Outside-Of-Class Pratice - CVP Analysis [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Chủ đề “Phân tích mối quan hệ Chi Phí – Khối lượng – Lợi nhuận” Bài 6.1: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: 1. Có tài liệu chi phí của 2 công ty A và B như sau: Công ty A

Công ty B

Tổng biến phí

320.000.000 580.000.000

Tổng định phí

640.000.000 380.000.000

Nhận xét nào sau đây về hai công ty A và B là đúng ? a. Công ty A có độ rủi ro kinh doanh cao hơn công ty B b. Công ty A có tỷ lệ số dư an toàn và điểm hòa vốn cao hơn công ty B c. Công ty A có mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào cao hơn công ty B d. Lợi nhuận của công ty A ít nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu, sản lượng bán trong khi công ty B ngược lại 2. Trong phạm vi phù hợp, khi mức tiêu thụ đã vượt quá điểm hòa vốn, nếu số dư đảm phí tăng, lợi nhuận hoạt động kinh doanh sẽ: a. Giảm bằng đúng mức tăng của số dư đảm phí b. Tăng bằng đúng mức tăng của doanh thu so với doanh thu hòa vốn c. Tăng bằng đúng mức tăng của số dư đảm phí d. Không đổi 3. Khi các yếu tố khác không đổi, doanh nghiệp đang có lợi nhuận, nếu sản lượng tiêu thụ tăng thì: a. Lợi nhuận giảm, đòn bẩy hoạt động tăng b. Lợi nhuận giảm, đòn bẩy hoạt động giảm c. Lợi nhuận tăng, đòn bẩy hoạt động tăng d. Lợi nhuận tăng, đòn bẩy hoạt động giảm 4. Mức doanh thu K đồng, có độ lớn đòn bẩy hoạt động là y (y > 0) thì: a. Sản lượng tiêu thụ giảm 1%, giá bán không đổi thì lợi nhuận giảm y % b. Doanh thu tăng 1% thì lợi nhuận mới là [K × ( 1+ y %)] đồng c. Doanh thu tăng 1 đồng thì lãi tăng y đồng d. Câu a và b đều đúng 5. Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không tăng nhanh, khi: a. Định phí chiếm tỷ trọng nhỏ hơn biến phí b. Định phí chiếm tỷ trọng lớn hơn biến phí c. Định phí chiếm tỷ trọng tương đương biến phí d. Cả ba câu a, b, c đều sai 6. Công ty AC chỉ kinh doanh hai loại sản phẩm A và C. Giá bán và biến phí mỗi sản phẩm A là 30 và 7,5. Giá bán và biến phí mỗi sản phẩm C là 360 và 162. Tổng định phí trong năm 20x7 của AC là 300.000. Trong năm 20x7, tỷ trọng doanh thu tiêu thụ của sản phẩm A là 25%. Vậy sản lượng tiêu thụ hòa vốn trong năm 20x7 của sản phẩm A, sản phẩm C là: Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 1

a. A: 4.167 - C: 1.042 b. A: 3.333 - C: 1.111 c. A: 2.000 - C: 667 d. A: 2.667 - C: 1.212 7. Trong năm 2007, công ty K kinh doanh một loại sản phẩm F với tổng định phí là 460.000 ng.đ, tỷ lệ biến phí trên doanh thu là 60%. Năm 2008, giá bán, chi phí không thay đổi so với năm 2007, công ty K phải đạt được doanh thu tiêu thụ là bao nhiêu để có được lợi nhuận mong muốn năm 2008 là 260.000 ng.đ ? a. 1.200.000 ng.đ b. 1.000.000 ng.đ c. 1.800.000 ng.đ d. Tất cả đều sai 8. Trong năm 20x8, tổng biến phí của công ty H là 180.000, chiếm tỷ lệ 60% trong tổng doanh thu, tỷ lệ số dư an toàn là 30%. Năm 20x9, các yếu tố giá bán, chi phí không thay đổi, công ty H cần phải đạt được doanh thu tiêu thụ là bao nhiêu để có được lợi nhuận năm 20x9 là 190.000 ngàn đồng ? a. 685.000 ngàn đồng b. 457.000 ngàn đồng c. 527.000 ngàn đồng d. Tất cả đều sai 9. Công ty M có tài liệu trong tháng như sau: Giá bán mỗi sản phẩm:

40 ng.đ

Biến phí mỗi sản phẩm:

28 ng.đ

Định phí sản xuất chung:

100.000 ng.đ

Định phí bán hàng, quản lý:

90.000 ng.đ

Trong tháng đã bán được 15.000 sp, có khách hàng nước ngoài đặt mua 5.000 sp, công ty đáp ứng được và không có hoa hồng nên biến phí mỗi sản phẩm giảm 4. Nếu muốn lợi nhuận chung trong tháng là 20.000 thì giá bán mỗi sản phẩm của đơn đặt hàng này là: (ngàn đồng) a. 26 b. 28 c. 30 d. Tất cả đều sai 10. Doanh thu của công ty E năm 20x8 đạt 80 tỷ đồng, năm 20x9 tăng lên 100 tỷ đồng, lợi nhuận của công ty năm 20x9 tăng 50% so với năm 20x8. Độ lớn đòn bẩy hoạt động năm 20x8 của công ty E là: a. 1,25 b. 2 c. 20 d. Không xác định được

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 2

Bài 6.2: Hãy điền các số liệu cần thiết vào dấu chấm hỏi (?). Các tình huống độc lập với nhau. a. Giả sử chỉ có một loại sản phẩm được kinh doanh trong mỗi tình huống sau: Tình huống

Sản lượng tiêu thụ

Doanh thu

Biến phí

Số dư đảm phí đơn vị

Định phí

Lợi nhuận Lãi / (Lỗ)

1

9.000

270.000

162.000

?

90.000

?

2

?

350.000

?

15

170.000

40.000

3

20.000

?

280.000

6

?

35.000

4

5.000

160.000

?

?

82.000

(12.000)

b. Giả sử có nhiều loại sản phẩm được kinh doanh trong mỗi tình huống sau: Tình huống

Doanh thu

Biến phí

Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân

Định phí

Lợi nhuận Lãi / (Lỗ)

5

450.000

?

40

?

65.000

6

200.000

130.000

?

60.000

?

7

?

?

80

470.000

90.000

8

300.000

90.000

?

?

(15.000)

Bài 6.3: Công ty X sản xuất kinh doanh sản phẩm A, năng lực sản xuất tối đa là 80.000 sản phẩm. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20x7 của công ty A tại mức sản xuất và tiêu thụ 60.000 sản phẩm A như sau: Đơn vị tính: 1.000 đồng Doanh thu

7.200.000

Giá vốn hàng bán

4.770.000

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

1.320.000

Chi phí nhân công trực tiếp

1.200.000

Chi phí sản xuất chung

2.250.000

Lãi gộp

2.430.000

Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp

1.875.000

Lợi nhuận

555.000

Biết rằng: -

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp là biến phí. Chi phí sản xuất chung và chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp là chi phí hỗn hợp.

-

Trong chi phí sản xuất chung, phần biến phí chiếm tỷ trọng 40%.

-

Chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp gồm có các biến phí như sau: hoa hồng bán hàng 5% trên giá bán, biến phí vận chuyển: 4.000 đồng/ sản phẩm, biến phí quản lý: 5.000 đồng/ sản phẩm.

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 3

Yêu cầu: 1. - Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí năm 20x7. - Xác định sản lượng và doanh thu tại điểm hòa vốn. - Vẽ đồ thị minh họa. 2. Công ty dự kiến tăng chi phí quảng cáo, vậy phải tăng chi phí quảng cáo là bao nhiêu để đạt tỷ suất lợi nhuận doanh thu là 8%, trên doanh thu của 65.000 sản phẩm. 3. Công ty đưa ra 2 phương án: -

Phương án 1: Giảm giá bán 10%, công ty sẽ tận dụng 90% năng lực sản xuất.

-

Phương án 2: Thực hiện biện pháp bán 1 sản phẩm tặng món quà trị giá 1.000 đồng, đồng thời tăng chi phí quảng cáo 120.000.000 đồng, theo kinh nghiệm sản lượng bán ra tăng 30%.

Công ty X nên chọn phương án nào ? 4. Tính độ lớn của đòn bẩy hoạt động, nêu ý nghĩa. Vận dụng ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động, cho biết nếu doanh thu tăng 10% thì lợi nhuận tăng bao nhiêu ? 5. Giám đốc công ty X dự kiến sử dụng nguyên liệu cao cấp để sản xuất sản phẩm, điều này làm cho chi phí nguyên liệu tăng 4.000 đồng/ sản phẩm. Phương án này có thực hiện được không khi công ty đề ra mục tiêu lợi nhuận là 1.415.000.000 đồng ? 6. Công ty X đã bán được 45.000 sản phẩm, nhưng có khách hàng yêu cầu mua thêm 10.000 sản phẩm nhưng giá bán phải giảm ít nhất 10% và ra các điều kiện sau: -

Chất lượng sản phẩm phải được nâng cao hơn trước để đạt yêu cầu này, do đó, chi phí nguyên liệu tăng thêm 1.000 đồng/ sản phẩm.

-

Công ty không phải tốn chi phí hoa hồng bán hàng.

Mục tiêu của công ty khi bán 55.000 sản phẩm là thu được lợi nhuận 550.000.000 đồng. Giá bán thấp nhất trong trường hợp này là bao nhiêu, hợp đồng này có được ký kết không ?

Bài 6.4: Công ty F chỉ sản xuất hai loại sản phẩm A, B, có tài liệu như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Sản phẩm A

Sản phẩm B

Giá bán một sản phẩm:

600

400

Biến phí đơn vị:

360

160

Biến phí bán hàng và quản lý 1 sản phẩm:

120

60

Tổng định phí sản xuất, tiêu thụ, quản lý trong 1 năm của công ty F là 5.760.000 Yêu cầu: 1. Giả sử, trong năm 20x8, công ty F dự kiến thực hiện kết cấu hàng bán với tỷ trọng doanh thu của sản phẩm A là 60%, sản phẩm B là 40%. Hãy xác định sản lượng tiêu thụ hòa vốn của từng loại sản phẩm theo tình hình tiêu thụ dự kiến trong năm 20x8. 2. Nếu công ty F muốn tăng số dư an toàn để hạn chế rủi ro trong kinh doanh thì công ty F nên tăng doanh thu tiêu thụ của sản phẩm nào ? Tại sao ? 3. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí, biết rằng sản lượng tiêu thụ trong năm là 20.000 sản phẩm A và 35.000 sản phẩm B. 4. Nếu tổng doanh thu của công ty vẫn duy trì như khi tiêu thụ 20.000 sản phẩm A và 35.000 sản phẩm B, giá bán và chi phí không đổi, nhưng kết cấu sản phẩm tiêu thụ được thay đổi như sau: tỷ trọng tiêu thụ của sản phẩm A là 60% và tỷ trọng tiêu thụ của sản phẩm B là Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 4

40%; hãy dự đoán lợi nhuận của công ty F sẽ tăng hay giảm ? Giải thích ? (Chỉ giải thích mà không tính toán).

Bài 6.5: Công ty G chỉ sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm A. Trong năm 20x6, kế toán quản trị công ty G đã thu thập được các thông tin sau: Tình hình tiêu thụ: Đầu năm 20x6, công ty G dự kiến sản xuất và tiêu thụ 40.000 sản phẩm A với giá bán là 120.000 đồng/ sản phẩm. Cuối năm 20x6, sau khi phân tích tình hình tiêu thụ trong năm 20x6 so với mức dự kiến đầu năm, cho thấy: biến động sản lượng tiêu thụ là biến động tốt 1.200.000.000 đồng, còn ảnh hưởng từ nhân tố giá bán là biến động không tốt 1.000.000.000 đồng. Tập hợp chi phí (tính cho sản lượng tiêu thụ thực tế trong năm 20x6): 

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :

750.000.000 đồng



Chi phí nhân công trực tiếp :



Biến phí bán hàng và quản lý :

500.000.000 đồng



Định phí bán hàng và quản lý :

300.000.000 đồng



Chi phí sản xuất chung phát sinh năm 20x6 là 700.000.000 đồng định phí và 500.000.000 đồng biến phí.

1.250.000.000 đồng

Yêu cầu: 1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm 20x6 theo phương pháp trực tiếp (bao gồm cả 3 cột: tổng số, đơn vị và tỷ lệ). 2. Năm 20x7, công ty G xây dựng chiến lược tăng khả năng tiêu thụ như sau: “Hoa hồng khuyến khích tiêu thụ là 5% trên giá bán được áp dụng cho những sản phẩm tiêu thụ vượt quá sản lượng hòa vốn từ 1 đến 20.000 sản phẩm, là 10% trên giá bán được áp dụng cho những sản phẩm tiêu thụ vượt quá sản lượng hòa vốn từ 20.001 đến 40.000 sản phẩm.” Với các yếu tố khác không thay đổi so với năm 20x6, xác định sản lượng và doanh thu năm 20x7 để đạt mức lợi nhuận 1.150.000.000 đồng. 3. Nếu trong năm 20x6 ngoài khối lượng bán đã biết, công ty còn có khả năng bán sỉ lô hàng 2.000 sản phẩm (công ty có thể đáp ứng được) thì công ty nên định giá bán sản phẩm cho lô hàng này là bao nhiêu để có lợi nhuận chung trong năm 20x6 là 1.025.000.000 đồng ? Thương vụ có thực hiện được không, biết rằng nếu bán lô hàng này, công ty phải tốn thêm chi phí bao bì là 8.000 đồng/ sản phẩm và khách hàng yêu cầu giá bán phải giảm ít nhất là 15% so với giá bán hiện tại ?

Bài 6.6: Công ty Ojitex sản xuất ba loại sản phẩm A, B và C, có thông tin về mỗi sản phẩm như sau: - Sản phẩm A: Quý

Doanh thu (1.000 đồng)

Lợi nhuận (Lỗ) (1.000 đồng)

I

40.000

(3.000)

II

100.000

33.000

III

125.000

48.000

IV

95.000

30.000

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 5

- Sản phẩm B: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm là 7.500 sản phẩm Biến phí (chưa kể hoa hồng, chi phí bao bì đóng gói) là: 127.200.000 đồng Hoa hồng bán hàng là 5% trên giá bán Chi phí bao bì, đóng gói là 640 đồng/ sản phẩm Tỷ lệ số dư đảm phí của sản phẩm B là 40% - Sản phẩm C: Tổng biến phí chiếm 80% doanh thu. Một số thông tin khác như sau: Tỷ trọng doanh thu

Sản phẩm A

Sản phẩm B

Sản phẩm C

30%

20%

50%

Tổng định phí trong năm của ba loại sản phẩm là 360.000.000 đồng Yêu cầu: 1. Tính giá bán sản phẩm B. 2. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí. 3. Tính doanh thu hòa vốn chung và của từng loại sản phẩm. 4. Giả sử tổng doanh thu không đổi, nhưng thay đổi kết cấu hàng bán với tỷ trọng doanh thu sản phẩm A là 50%, sản phẩm B là 30% và sản phẩm C là 20%. Tính lại doanh thu hòa vốn của từng loại sản phẩm. Muốn tăng lợi nhuận nên tăng doanh thu của sản phẩm nào? Tại sao ? 5. Giả sử công ty muốn giảm vốn, lợi nhuận chỉ cần đạt 57.600.000 đồng tương ứng với tổng sản lượng tiêu thụ của ba loại sản phẩm A, B và C là 23.960 sản phẩm, thì sản lượng tiêu thụ từng sản phẩm là bao nhiêu để tổng doanh thu không đổi. Cho biết giá bán của sản phẩm A là 50 ngàn đồng, giá bán của C là 60 ngàn đồng.

Bài 6.7: Công ty PV có tài liệu tháng 3 như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) -

Số lượng sản phẩm sản xuất:

20.000 sản phẩm

-

Công suất bình thường:

22.000 sản phẩm

-

Số lượng sản phẩm tiêu thụ:

20.000 sản phẩm

-

Giá bán 1 sản phẩm:

80

-

Biến phí 1 sản phẩm, gồm có:

-

o

Hoa hồng bán hàng

4% giá bán

o

Biến phí sản xuất

48,8

Tổng định phí 1 tháng, gồm có: o

Định phí sản xuất chung:

280.000

o

Định phí bán hàng, quản lý:

142.000

o

Định phí lãi tiền vay:

30.000

Yêu cầu: 1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 3 theo kế toán tài chính và kế toán quản trị. Giải thích sự khác biệt về lợi nhuận giữa hai báo cáo (nếu có)

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 6

2. Giả sử nếu tăng chi phí quảng cáo 80.000, hoa hồng không có, thì doanh thu có thể tăng thêm 190.000 (vừa thay đổi giá bán và sản lượng tiêu thụ). Muốn đạt lợi nhuận 160.000 thì giá bán mỗi sản phẩm là bao nhiêu ? 3. Giả sử nếu giảm giá bán 10% thì sản lượng tiêu thụ tăng sẽ 20%. Muốn đạt lợi nhuận 160.000 thì biến phí sản xuất mỗi sản phẩm là bao nhiêu ? 4. Bộ phận kinh doanh đề nghị thay đổi bao bì mới để tăng sản lượng tiêu thụ. Bao bì mới làm cho chi phí sản xuất mỗi sản phẩm tăng 4. Cuối tháng lợi nhuận thu được 100.000. Vậy sản lượng tiêu thụ tăng lên bao nhiêu ? 5. Giả sử đã tiêu thụ 20.000 sản phẩm, có khách hàng đặt mua 1.000 sản phẩm, công ty đáp ứng được, vẫn có hoa hồng 4% giá bán. Nếu muốn lợi nhuận tổng cộng trong tháng là 158.400 thì giá bán mỗi sản phẩm của đơn hàng này là bao nhiêu ? 6. Công ty dự tính cải tiến lại bao bì làm cho chi phí sản xuất tăng thêm 1.200 đồng/ sản phẩm. Với bao bì mới, chuyên gia Marketing của công ty phân tích nếu không bỏ ra chi phí hoa hồng bán hàng nhưng đổi lại cứ mỗi 1.000 đồng đơn giá bán giảm đi thì công ty có thể tăng lượng bán thêm 500 sản phẩm. Hãy cho biết số lượng sản phẩm, đơn giá bán là bao nhiêu để công ty có thể tối đa hóa được lợi nhuận.

Bài 6.8: Công ty FV sản xuất hai loại sản phẩm C và D, có tài liệu trong tháng 10/ 20x9 như sau: Kết cấu chi phí

Biến phí: 80%

Định phí: 20%

Kết cấu hàng bán

Sản phẩm C: 25%

Sản phẩm D: 75%

Tỷ lệ biến phí trên doanh thu

Sản phẩm C: 70%

Sản phẩm D: 50%

Trong tháng 10/ 20x9, công ty FV đạt được tổng doanh thu là 800.000.000 đồng, tương ứng với tổng chi phí là 550.000.000 đồng. Yêu cầu: 1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của tháng 10/ 20x9 theo phương pháp trực tiếp, xác định tỷ lệ số dư an toàn. 2. Muốn kinh doanh có lãi cao hơn (nếu tổng doanh thu không thay đổi), tăng sản lượng tiêu thụ sản phẩm nào ? Tại sao ? 3. Người quản lý dự kiến, nếu tăng thêm chi phí quảng cáo 50.000.000 đồng, thì doanh thu sản phẩm C có thể tăng thêm 100.000.000 đồng do tăng sản lượng tiêu thụ (giá bán không đổi), doanh thu sản phẩm D có thể tăng thêm 120.000.000 đồng do tăng giá bán (sản lượng tiêu thụ không đổi). Vậy lợi nhuận tăng thêm bao nhiêu ? 4. Giả sử muốn giảm vốn, lợi nhuận đạt 160.000.000 đồng thì kết cấu hàng bán của từng sản phẩm là bao nhiêu để tổng doanh thu không thay đổi ? Tính doanh thu hòa vốn. 5. Giả sử sản phẩm C tiêu thụ không đổi, muốn đạt lợi nhuận 315.000.000 đồng thì doanh thu sản phẩm D là bao nhiêu ? 6. Giả sử tổng doanh thu giảm 20.000.000 đồng, số lượng tiêu thụ từng sản phẩm là bao nhiêu để lợi nhuận không đổi ? Giá bán sản phẩm C là 40.000 đồng và D là 100.000 đồng.

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 7

Bài 6.9: Sau khi bị sa thải do khai khống chi phí vận chuyển, nhân viên bị sa thải đã bất bình phản ứng lại bằng hành động xâm nhập vào hệ thống máy tính của công ty và phá hủy một vài tập tin dữ liệu quan trọng. Trong các tập tin bị phá hủy, có một báo cáo phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty PUTREX mà bạn mới vừa hoàn thành, chuẩn bị gửi mail cho trưởng phòng. Báo cáo này rất cần thiết cho buổi họp lập kế hoạch tiêu thụ vào ngày hôm sau. Những dấu hỏi là những chỗ dữ liệu đã bị xóa. CÔNG TY PUTREX Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán cho tháng 8 năm 2006 Đơn vị: 1.000 đồng Tổng số

Đơn vị

Tỷ lệ

Doanh thu (90.000 sản phẩm)

?

?

?

Biến phí

?

?

?

Số dư đảm phí

?

?

?

Định phí

?

Lợi nhuận hoạt động

243,000 CÔNG TY PUTREX

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thực tế của tháng 7 năm 2006 Đơn vị: 1.000 đồng Tổng số

Đơn vị

Tỷ lệ

Doanh thu (? sản phẩm)

?

?

100%

Biến phí

?

?

?

Số dư đảm phí

?

?

?

Định phí

?

Lợi nhuận hoạt động

?

Độ lớn đòn bẩy hoạt động

?

Điểm hòa vốn: Sản lượng hòa vốn

?

Doanh thu hòa vốn

1.012.500

Số dư an toàn: Số dư an toàn Tỷ lệ số dư an toàn

? 25%

Bạn nhớ lại lợi nhuận hoạt động trong tháng 7 là 135.000.000 đồng, doanh thu tiêu thụ dự toán trong tháng 8 được lập với hy vọng sản lượng tiêu thụ tháng 8 cao hơn tháng 7 là 20%. Tất cả các yếu tố khác như giá bán, định phí, biến phí đơn vị trong báo cáo tháng 8 không khác báo cáo của tháng 7. Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 8

Yêu cầu: 1. Hãy điền đầy đủ tất cả các số liệu vào những dấu (?) của cả hai báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 7 và tháng 8. 2. Bạn vừa mới nhận được một thông tin từ phòng mua hàng là có thể chi phí nguyên vật liệu sẽ tăng 900 đồng một sản phẩm từ tháng 8. Giả định nếu tình trạng này xảy ra, giá bán và các yếu tố khác không đổi, công ty phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để có thể đạt được mức lợi nhuận hoạt động bằng 15% doanh thu.

Bài 6.10: Công ty L sản xuất sản phẩm K gồm 2 loại: loại thường và loại tốt. Sản phẩm K loại thường có giá bán là 65.000 đồng, còn loại tốt được bán với giá 80.000 đồng. Biến phí đơn vị sản phẩm mỗi loại như sau: Loại thường Biến phí sản xuất

Loại Tốt

18.200

34.400

7.800

9.600

Hoa hồng bán hàng (12% giá bán) Định phí hàng tháng như sau: Sản xuất

215.000.000 đồng

Quảng cáo

100.000.000 đồng

Bảo hiểm

123.000.000 đồng

Lương quản lý

1

47.000.000 đồng

Người bán hàng được trả hoa hồng cho mỗi sản phẩm bán ra để khuyến khích họ cố gắng bán được nhiều sản phẩm hơn. Tuy nhiên, giám đốc tài chính xem xét khoản tiền hoa hồng này một cách cẩn thận và thấy rằng nó đã tăng nhanh hơn năm trước. Vì vậy, giám đốc tài chính ngạc nhiên thấy rằng, mặc dù doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận của tháng hiện tại, tháng 7 giảm hơn so với tháng trước. Số lượng sản phẩm K bán ra của 2 tháng như sau: Loại thường

Loại Tốt

Tổng

Tháng 6

9.000

3.000

12.000

Tháng 7

4.000

8.000

12.000

Yêu cầu: 1. Hãy giải thích vì sao lợi nhuận tháng 7 thấp hơn tháng 6 mặc dù tổng số lượng sản phẩm K tiêu thụ ở hai tháng là như nhau. 2. Giám đốc tài chính nên thay đổi hoa hồng bán hàng như thế nào để kết cấu hàng bán khả quan hơn. 3. Với số liệu của tháng 6, tính doanh thu hòa vốn trong tháng. 4. Điểm hòa vốn ở tháng 7 tăng lên hay giảm xuống so với tháng 6 ? Hãy giải thích mà không tính toán điểm hòa vốn tháng 7.

Bài 6.11: Công ty dịch vụ sửa chữa Ree có tài liệu trong năm 20x8 như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) - Tiền lương công nhân sửa chữa (trả lương theo giờ công sửa chữa):

900.000

- Tiền lương nhân viên quản lý (trả lương cố định hàng tháng):

144.000

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 9

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, trợ cấp nghỉ việc: 20% tiền lương - Chi phí dịch vụ mua ngoài (không thay đổi theo giờ công sửa chữa):

160.000

- Chi phí khấu hao tài sản cố định:

100.200

- Chi phí công cụ, dụng cụ (định phí):

100.000

- Chi phí mua bảo hiểm:

180.000

- Đơn giá một giờ công sửa chữa:

123.070

- Có 15 công nhân thực hiện sửa chữa mỗi ngày 8 giờ, làm việc 300 ngày một năm

.

Yêu cầu: 1. Xác định số dư an toàn của công ty Ree trong năm 20x8. 2. Nếu trong năm 20x8, công ty mong muốn đạt lợi nhuận là 1.000.700.000 đồng thì giá một giờ công sửa chữa là bao nhiêu ?

Bài 6.12: Công ty cung ứng bán buôn S ký hợp đồng với một số đại lý bán hàng độc lập để bán sản phẩm của công ty. Những đại lý này hiện nhận một khoản hoa hồng bán hàng bằng 20% doanh thu, nhưng họ đang yêu cầu năm nay (20x9) tăng lên bằng 25% doanh thu thực hiện trong năm. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán của năm 20x9 trước khi được biết yêu cầu tăng hoa hồng bán hàng của các đại lý như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Doanh thu

10.000.000

Giá vốn hàng bán (Biến phí)

6.000.000

Lợi nhuận gộp

4.000.000

Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp

2.100.000

-

Hoa hồng bán hàng

-

Các chi phí khác (định phí)

Lợi nhuận trước thuế

2.000.000 100.000 1.900.000

Công ty S đang nghiên cứu phương án thuê nhân viên bán hàng thay cho hệ thống đại lý bán hàng. Công ty cần thuê ba nhân viên với mức lương ước tính hàng năm là 30.000.000 đồng/ người, cộng hoa hồng bán hàng là 5% doanh số bán. Ngoài ra, cần phải thuê một người quản lý với mức lương cố định hàng năm là 160.000.000 đồng. Các khoản chi phí khác vẫn giữ nguyên như đã ước tính trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán năm 20x9. Yêu cầu: 1. Hãy tính doanh thu hòa vốn của công ty S trong trường hợp: tỷ lệ hoa hồng đại lý vẫn giữ nguyên như cũ; tỷ lệ hoa hồng đại lý tăng lên 25%; công ty có lực lượng bán hàng riêng. 2. Hãy tính mức doanh thu cần thiết của năm 20x9 để tạo ra mức lãi thuần bằng với mức lãi thuần trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự toán nếu công ty chấp nhận đề nghị của các đại lý bán hàng độc lập là tăng hoa hồng bán hàng lên 25% doanh thu. 3. Hãy tính mức doanh thu cần thiết của năm 20x9 sẽ tạo ra mức lãi thuần như nhau trong năm 20x9 bất chấp công ty S tự thuê nhân viên bán hàng hay tiếp tục sử dụng các đại lý bán hàng độc lập và trả họ hoa hồng bán hàng là 25% doanh thu.

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 10

Bài 6.13: Công ty G hiện có doanh thu hòa vốn là 900.000.000 đồng, định phí là 540.000.000 đồng, trong các phương án kinh doanh sau, phương án nào có điểm hòa vốn thấp nhất, giải thích ? - Phương án 1: Tăng giá bán 8%, giảm biến phí 5%, giảm định phí 5% - Phương án 2: Tăng giá bán 10%, giảm biến phí 5% - Phương án 3: Tăng giá bán 5%, tăng biến phí 8%, tăng định phí 10% - Phương án 4: Giảm giá bán 5%, giảm biến phí 10%

Bài 6.14: Công ty Namtex có tài liệu tiêu thụ 20.000 sản phẩm năm 20x5 như sau: (đvt: 1.000 đồng) Số tiền Doanh thu Giá vốn hàng bán

1.200.000 900.000

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

400.000

Chi phí nhân công trực tiếp

200.000

Chi phí sản xuất chung

300.000

Lợi nhuận gộp

300.000

Chi phí bán hàng

260.000

Chi phí quản lý doanh nghiệp

110.000

Chi phí tài chính (lãi tiền vay)

30.000

Lợi nhuận trước thuế

(100.000)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp hao phí tính cho sản phẩm. Chi phí sản xuất chung phần hao phí tính theo sản phẩm là 6 / sản phẩm, phần còn lại là chi phí khấu hao nhà cửa, máy sản xuất, sửa chữa máy sản xuất. Chi phí bán hàng gồm hoa hồng 5% tính trên giá bán, chi phí nhân viên bán hàng 10% giá bán, phần còn lại là chi phí khấu hao nhà và máy bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm chi phí điện thoại, tiền lương trả theo thời gian, khấu hao. Chi phí lãi tiền vay không đổi theo doanh thu. Dự án thành lập công ty có năng lực tối đa 60.000 sản phẩm. Yêu cầu: 1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp, xác định số dư an toàn 2. Tính độ lớn đòn bẩy hoạt động, muốn giảm lỗ 60.000, hãy ứng dụng độ lớn đòn bẩy hoạt động để xác định cần bán tăng thêm bao nhiêu sản phẩm ? 3. Giả sử đã tiêu thụ 30.000 sản phẩm, có khách hàng đặt mua 1.000 sản phẩm, công ty đáp ứng được, chỉ có chi phí hoa hồng bán hàng 5% giá bán. Nếu muốn lợi nhuận tổng cộng cho 31.000 sản phẩm là 69.100, thì giá bán mỗi sản phẩm của đơn hàng này là bao nhiêu ?

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 11

4. Giả sử đã tiêu thụ 20.000 sản phẩm, có khách hàng đề nghị mua 2.000 sản phẩm, không hoa hồng, công ty đáp ứng được, người quản lý muốn sau khi bán thêm thì hòa vốn. Vậy giá bán mỗi sản phẩm này là bao nhiêu ? 5. Giả sử công ty muốn đạt lợi nhuận sau thuế là 43.200 thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm ? Thuế suất thuế thu nhập là 28%. 6. Giả sử công ty muốn đạt lợi nhuận trước thuế là 284.000, giá bán, biến phí và định phí không đổi, ứng dụng độ lớn đòn bẩy hoạt động ở mức tiêu thụ 40.000 sản phẩm để xác định phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm ?

Bài 6.15: Công ty E sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm P và M, với các thông tin như sau: Sản phẩm P Giá bán

Sản phẩm M

150

1.000 đ/ sp

150

1.000 đ/ sp

Biến phí sản xuất

72

1.000 đ/ sp

87

1.000 đ/ sp

Biến phí ngoài sản xuất

15

1.000 đ/ sp

15

1.000 đ/ sp

Định mức sản xuất 1 ngày

500

sản phẩm

300

sản phẩm

Công suất hoạt động bình thường

240

ngày

240

ngày

Công suất hoạt động tối đa

300

ngày

300

ngày

Tổng định phí công ty E là 6.885.000.000 đồng phục vụ mức công suất hoạt động tối đa 300 ngày làm việc một năm. Nếu số ngày làm việc vượt quá 240 ngày, biến phí sản xuất tăng thêm 3.000 đồng/ sản phẩm P và tăng thêm 7.500 đồng/ sản phẩm M cho những sản phẩm sản xuất vượt mức công suất hoạt động bình thường. Năm 201x, ban giám đốc dự toán sản xuất, tiêu thụ sản phẩm P ở mức hoạt động là 500 sản phẩm/ ngày × 240 ngày làm việc và sản phẩm M ở mức hoạt động 300 sản phẩm/ ngày × 300 ngày làm việc. Yêu cầu: 1. Xác định doanh thu hòa vốn và số dư an toàn của công ty E tại mức công suất hoạt động bình thường. 2. Lập dự toán kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp trực tiếp cho năm 20x1. 3. Với thị phần của công ty E trên thị trường là 210.000 sản phẩm cho cả hai loại sản phẩm P và M, giám đốc công ty E nên phân bổ sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm P, bao nhiêu sản phẩm M để đạt lợi nhuận tối đa ?

Bài 6.16: Công ty Z có tỷ lệ số dư an toàn trong tháng là 25%. Tổng biến phí là 500.000.000 đồng, chiếm tỷ lệ 40% trong tổng doanh thu. Yêu cầu: Nếu công ty Z quyết định tháng tới tăng thêm chi phí quảng cáo là 100.000.000 đồng, sẽ có thể tăng giá bán 20% nhưng sản lượng tiêu thụ lại giảm đi 5%. Lúc này, tỷ lệ số dư an toàn tháng tới của công ty Z là bao nhiêu ?

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 12

Bài 6.17: Công ty thương mại AZ có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong tháng 3, 4 như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Tháng 3

Tháng 4

Doanh thu

200.000

222.000

Biến phí

130.000

154.200

Số dư đảm phí

70.000

67.800

Định phí

39.200

39.200

Lợi nhuận

30.800

28.600

Được biết giá bán sản phẩm thay đổi hàng tháng, trong khi đó, giá mua hàng không đổi là 11/ sản phẩm. Trong biến phí có hoa hồng bán hàng là 10% trên giá bán. Định phí không thay đổi qua tất cả các tháng. Yêu cầu: (Các yêu cầu độc lập với nhau) 1. Hãy xác định giá bán của tháng 3 và tháng 4. 2. Trong tháng 5, công ty dự định bán với giá 20 ngàn đồng/ sản phẩm. Ngoài hoa hồng bán hàng 10%, công ty sẽ thưởng thêm 2% hoa hồng bán hàng trên giá bán đối với những sản phẩm bán ra vượt trên mức hòa vốn. Vậy công ty phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm trong tháng 5 để đạt được mức lợi nhuận mong muốn là 35.640 ngàn đồng ? 3. Giả sử, trong tháng 5, công ty AZ đạt được tỷ lệ số dư đảm phí là 30%. Do ban quản trị dự đoán điều kiện kinh doanh thuận lợi trong tháng 6 nên công ty quyết tăng giá bán lên 5% so với tháng 5 và giảm 10% biến phí mỗi sản phẩm so với tháng 5. Để đạt lợi nhuận tháng 6 là 50.000 ngàn đồng thì doanh thu tiêu thụ tháng 6 của công ty AZ phải là bao nhiêu ?

Bài 6.18: Có tài liệu liên quan đến sản phẩm X của công ty T tại mức chi phí tối thiểu và tối đa như sau: Chi phí (đồng)

20.000 sản phẩm

60.000 sản phẩm

CP nguyên vật liệu trực tiếp

60.000.000

180.000.000

CP nhân công trực tiếp

40.000.000

120.000.000

CP sản xuất chung

66.000.000

98.000.000

CP bán hàng và quản lý doanh nghiệp

84.000.000

132.000.000

Biết rằng: Đơn giá bán là 12.000 đồng/ sản phẩm, trong chi phí bán hàng có hoa hồng bán hàng là 1% tính trên giá bán. Số lượng sản phẩm tiêu thụ là 30.000 sản phẩm. Yêu cầu: (Các yêu cầu độc lập với nhau) 1. Hãy vận dụng ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí để dự báo mức tăng lợi nhuận của sản phẩm X khi doanh thu tăng 120.000.000 đồng do sản lượng tiêu thụ tăng và mức định phí còn chưa bù đắp được là 50.000.000 đồng. 2. Để đạt tỷ lệ số dư an toàn là 45% thì công ty phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm X ? 3. Giả sử công ty tăng chi phí quảng cáo 20.000.000 đồng, chi trả hoa hồng bán hàng 2% giá bán thì sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng 25%. Công ty muốn đạt mức lợi nhuận là 45.650.000 đồng thì giá bán mỗi sản phẩm là bao nhiêu ? Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 13

4. Giả sử công ty chỉ tiêu thụ được 20.000 sản phẩm, có khách hàng đề nghị mua thêm 2.000 sản phẩm, công ty đáp ứng được, người quản lý muốn sau khi bán thêm thì đạt được lợi nhuận là 5.940.000 đồng. Vậy giá bán mỗi sản phẩm của đơn đặt hàng này là bao nhiêu ? 5. Để mang lại lợi nhuận cao hơn hiện tại, công ty đang nghiên cứu hai phương án kinh doanh như sau: -

Phương án 1: Giảm giá bán 5% thì khối lượng bán tăng 60%.

-

Phương án 2: Thực hiện biện pháp bán 1 sản phẩm tăng một món quà trị giá 1.000 đồng/ sản phẩm, đồng thời tăng chi phí quảng cáo thêm 80.000.000 đồng thì khối lượng bán đạt đến năng lực sản xuất tối đa.

Công ty nên lựa chọn phương án kinh doanh nào ?

Bài 6.19: Có báo cáo tóm tắt kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của công ty M kinh doanh một loại sản phẩm như sau: Đơn vị tính: 1.000 đồng Doanh thu (80.000 sản phẩm)

1.600.000

Giá vốn hàng bán: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

320.000

Chi phí nhân công trực tiếp

400.000

Chi phí sản xuất chung

240.000

960.000

Lãi gộp

640.000

Chi phí bán hàng và quản lý: Chi phí bán hàng

248.000

Chi phí quản lý

292.000

540.000

Lãi thuần Biết rằng:

100.000

Biến phí sản xuất chung: 2.000 đồng/ sản phẩm, hoa hồng bán hàng: 3% doanh thu Chi phí bao bì: 1.000 đồng/ sản phẩm, biến phí quản lý: 400 đồng/ sản phẩm

Yêu cầu: Nếu doanh nghiệp muốn đạt lợi nhuận thuần trong năm là 310.000.000 đồng thì phải bán được bao nhiêu sản phẩm, biết rằng nếu mức tiêu thụ trên 100.000 sản phẩm thì doanh nghiệp phải tốn thêm tiền chuyên chở là 35.000.000 đồng/ năm.

Bài 6.20: Công ty A sản xuất 5 loại sản phẩm trong một nhà máy. Thông tin dự toán cho hoạt động trong năm tới của công ty A như sau: Sản phẩm

A

B

C

D

E

Đơn giá bán 1 sản phẩm (USD)

40

15

40

30

20

Tổng doanh thu (1.000 USD)

400

180

1.400

900

200

Tỷ lệ số dư đảm phí

45%

30%

25%

20%

-10%

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 14

Tổng định phí của công ty A là USD300.000 Đồ thị biểu hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận của công ty A như sau: Lãi/ lỗ (đvt: 1.000 USD) 500 400 300 200 X

100 0

500

-100

1.000

1.500

2.000

2.500

3.000

3.500

-200 -300 -400

Doanh thu (đvt: 1.000 USD)

Giám đốc bộ phận Marketing cho biết là A và E là hai sản phẩm có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, sẽ không có doanh thu sản phẩm A nếu không bán sản phẩm E, ngược lại sẽ không có doanh thu sản phẩm E nếu không kinh doanh sản phẩm A. Yêu cầu: 1. Trình bày hai nguyên nhân để giải thích tại sao đồ thị trên không mang đến những thông tin hữu ích cho nhà quản trị. 2. Giải thích ý nghĩa của vị trí X trên đồ thị bên trên. 3. Xác định doanh thu hòa vốn của công ty A. Vẽ lại đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu – lợi nhuận, điểm hòa vốn.

Bài 6.21: Hãng hàng không XYZ vận hành 35 chuyến bay khứ hồi chặng TP.HCM – Hà Nội mỗi tuần. Hãng này tính giá 2 triệu đồng cho mỗi chặng một chiều cho mỗi hành khách. Máy bay của hãng có thể phục vụ tối đa 150 khách hàng cho 1 lần bay. Tiền xăng và các chi phí liên quan đến 1 chuyến bay là 50 triệu đồng. Chi phí bữa ăn là 50 ngàn đồng/ khách/ chuyến. Chi phí phi hành đoàn, phục vụ dưới mặt đất, quảng cáo, và các chi phí quản lý khác cho chặng TP.HCM – Hà Nội vào khoảng 4.690 triệu đồng/ tuần. Yêu cầu: 1. Giả sử hãng XYZ vận hành 70 chuyến bay (35 chuyến bay khứ hồi)/ tuần, mỗi chuyến bay trung bình phải chuyên chở bao nhiêu khách hàng thì hãng mới có thể hòa vốn? 2. Nếu tỷ lệ chiếm chỗ là 60% cho tất cả các chuyến bay (40% ghế trống), hãng XYZ phải vận hành bao nhiêu chuyến bay mỗi tuần để đạt lợi nhuận mỗi tuần là 4.436 triệu đồng?

Bài 6.22: Công ty A&C sản xuất và tiêu thụ 70.000 sản phẩm A và 140.000 sản phẩm C năm 20x8, với các thông tin như sau: (đvt: 1.000 đồng)

Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 15

Sản phẩm A

Sản phẩm C

Giá bán một sản phẩm

15

22,5

Biến phí sản xuất

8

9,5

Định phí sản xuất

70.000

210.000

Toàn bộ chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp cho sản phẩm A và C là định phí 1.040.000/ năm. Do áp lực cạnh tranh sản phẩm C, công ty A&C quyết định bắt đầu thay đổi giá bán sản phẩm A, C từ ngày 1/1/20x9 và tăng thêm chi phí quảng cáo 54.000 cho năm 20x9. Tỷ lệ số dư đảm phí trong năm 20x9 của sản phẩm A là 48% và của sản phẩm C là 55,5%. Ban quản trị cũng ước tính là kết cấu hàng bán, định phí sản xuất năm 20x9 không thay đổi so với năm 20x8. Yêu cầu: 1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho năm 20x8 theo phương pháp trực tiếp. 2. Xác định doanh thu hòa vốn của sản phẩm A và sản phẩm C trong năm 20x8. 3. Xác định tổng doanh thu năm 20x9 của công ty A&C để đạt được tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu là 25%.

Bài 6.23: Công ty X sản xuất và tiêu thụ hai loại sản phẩm A và B. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của sản phẩm A và B trong tháng 10/20x7 như sau: (đvt: 1.000 đồng) Chỉ tiêu

Công ty

Sản phẩm A

Sản phẩm B

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Doanh thu

100.000

100

60.000

100

40.000

100

Biến phí

40.000

40

30.000

50

10.000

25

Số dư đảm phí

60.000

60

30.000

50

30.000

75

Định phí

35.000

Lợi nhuận

25.000

Yêu cầu: 1. Xác định doanh thu hòa vốn của sản phẩm A, B và của toàn công ty. Để đạt lợi nhuận là 48.000.000 đồng thì doanh thu của công ty là bao nhiêu ? 2. Tính độ lớn của đòn bẩy hoạt động của công ty. Nếu dự kiến doanh thu của công ty tháng 11 tăng 25% so với tháng 10, thì lợi nhuận tháng 11 của công ty tăng bao nhiêu so với tháng 10 ? 3. Giả định doanh thu của công ty không đổi, để lợi nhuận đạt được là 30.000.000 đồng thì công ty phải thay đổi kết cấu hàng bán như thế nào ? Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo hình thức số dư đảm phí cho trường hợp này. 4. Với báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập theo yêu cầu 3. Giả sử doanh thu của sản phẩm A tăng 20%, doanh thu của sản phẩm B tăng 15% thì lợi nhuận của công ty là bao nhiêu ? 5. Để tăng lợi nhuận cho kỳ tới, công ty đưa ra hai phương án sau: a. Tăng chi phí quảng cáo 3.000.000 đồng, dự kiến doanh thu công ty tăng 10%. Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 16

b. Sử dụng nguyên liệu cao cấp để sản xuất sản phẩm A và B làm tỷ lệ biến phí trên doanh thu của sản phẩm A và B đều tăng 3%, đồng thời do chất lượng sản phẩm nâng cao nên số lượng sản phẩm tiêu thụ của 2 loại sản phẩm đều tăng 25%. Công ty nên chọn phương án nào ?

Bài 6.24: Công ty C lập kế hoạch sản xuất sản phẩm mới M, đang lựa chọn áp dụng công nghệ tự động hóa hoặc sử dụng lao động trực tiếp. Giá bán và thị phần của sản phẩm M trên thị trường sẽ không bị ảnh hưởng cho dù sử dụng công nghệ sản xuất nào. Chi phí sản xuất kinh doanh sản phẩm M ước tính như sau: (đơn vị tính: 1.000 đồng) Tự động hóa

Lao động trực tiếp

14

17,6

2.440.000

1.320.000

2

2

500.000

500.000

Biến phí sản xuất một sản phẩm Tổng định phí sản xuất/ năm Biến phí ngoài sản xuất một sản phẩm Tổng định phí ngoài sản xuất/ năm Yêu cầu:

1. Nếu bộ phận kinh doanh khảo sát với giá bán 30/ sản phẩm sẽ tiêu thụ được 250.000 sản phẩm M, xác định sản lượng hòa vốn và đòn bẩy hoạt động trong mỗi quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất. 2. Giả sử công ty C quyết định lựa chọn công nghệ sản xuất tự động hóa và mong muốn đạt lợi nhuận là 560.000/ năm tại mức sản lượng tiêu thụ dự kiến là 250.000 sản phẩm M, xác định giá bán sản phẩm M. 3. Với giá bán 30/ sản phẩm, xác định mức sản lượng tiêu thụ thấp nhất để phương án sản xuất tự động hóa có lợi nhuận cao hơn phương án sản xuất bằng lao động trực tiếp ?

Bài 6.25: Có tài liệu về tình hình kinh doanh của công ty Z trước khi có sự thay đổi về giá bán sản phẩm: Sản phẩm A

Sản phẩm B

Doanh thu (đvt: 1.000 đồng)

800.000

200.000

Biến phí (đvt: 1.000 đồng)

500.000

120.000

Tổng định phí của công ty Z là 258.400.000 đồng. Công ty Z ước tính sự thay đổi đơn giá bán dẫn đến sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ như sau: -

Sản phẩm A: sản lượng tiêu thụ không thay đổi nếu đơn giá bán giảm 10%.

-

Sản phẩm B: sản lượng tiêu thụ tăng 15% nếu đơn giá bán giảm 6%.

Yêu cầu: 1. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo số dư đảm phí và tính doanh thu hòa vốn của công ty Z trước khi có bất kỳ sự thay đổi về giá bán. 2. Nếu đơn giá bán của sản phẩm A và B đều thay đổi theo như dự đoán của công ty Z thì lợi nhuận công ty Z tăng (giảm) bao nhiêu so với trước khi có sự thay đổi về đơn giá bán ? --- HẾT--Copyright @ MBA, MPAcc Trịnh Hiệp Thiện, ACMA, CGMA

Trang 17