TPQT B1 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

19. Phân biệt phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế với các ngành Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình -

Phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là: o Xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài o Xác định pháp luật áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài o Công nhận và cho thi hành án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của trọng tài nước ngoài

-

Trong khi đó, phạm vi điều chỉnh của Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động và Luật Hôn nhân và gia đình quy định chủ yếu về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật tương ứng được xác định trong VBQPPL của hệ thống pháp luật quốc gia. Từ đó, có thể thấy phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế chỉ gói gọn trong 3 nhiệm vụ được nêu trên và sau khi đã hoàn thành thì việc giải quyết các nội dung cụ thể sẽ do hệ thống pháp luật mà quy phạm xung đột dẫn chiếu đến điều chỉnh, Tư pháp quốc tế không can thiệp vào quá trình này. Như vậy, phạm vi điều chỉnh không tương đương nhau.

-

Có thể kể đến phạm vi của các ngành Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình như sau: o Luật Dân sự (Điều 1 BLDS 2015): Phạm vi điều chỉnh của bộ luật dân sự là địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự) o Luật Thương mại (Điều 1 Luật Thương mại 2005): 1. Hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này

hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng Luật này. 3. Hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp bên thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó chọn áp dụng Luật này. o Luật lao động (Điều 1 Bộ luật Lao động 2019): Quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. o Luật Hôn nhân và gia đình (Điều 1 Luật Hôn nhân và gia đình 2014): Các vấn đề pháp lý mà LHNGĐ điều chỉnh là chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình. 20. Trình bày mối quan hệ giữa Tư pháp quốc tế với các ngành luật khác như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình Tư pháp quốc tế là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng và có yếu tố nước ngoài. Do đó Tư pháp quốc tế trong mối quan hệ rất chặt chẽ và không thể tách rời với các ngành luật khác như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình khi đều được xây dựng trên nền tảng chung là pháp luật quốc gia. -

Về chủ thể của Tư pháp quốc tế thì trước hết phải là chủ thể của các ngành luật trong nước, và có thêm yếu tố nước ngoài.

-

Các vấn đề mà Tư pháp quốc tế điều chỉnh bao gồm thẩm quyền của Toà án quốc gia; pháp luật áp dụng; uỷ thác tư pháp, công nhân và cho thi hành. Tuy nhiên các

ngành luật khác cụ thể là Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia đình thì không điều chỉnh những vấn đề nêu trên. Vì luật quốc gia là nguồn của tư pháp quốc tế cho nên TPQT ở Việt Nam không được thể hiện trong một văn bản pháp quy thống nhất như BLDS, BLLĐ hay các bộ luật, luật khác mà được xây dựng rải rác trong nhiều VBPL khác nhau như BLDS 2015, BLLĐ 2019, BLTTDS 2015, Luật HNGĐ 2014,…Vì vậy, các quy phạm của tư pháp quốc tế được quy định là một phần hoặc chỉ là một điều luật trong các VBQPPL khác nhau. Các nguồn luật quốc tế như điều ước quốc tế, tập quán quốc tế cũng được áp dụng điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trên cơ sở các quy định của Tư pháp quốc tế. Tư pháp quốc tế là một ngành luật đặc biệt trong hệ thống pháp luật quốc gia, Tư pháp quốc tế có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với các ngành thuộc “luật tư” của mỗi quốc gia trong việc điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Bởi lẽ, các quy phạm thực chất trong ngành luật tư sẽ đc áp dụng trong điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khi đc quy phạm xung đột của Tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến hoặc khi được các bên thỏa thuận lựa chọn trên cơ sở các quy định của Tư pháp quốc tế. 21. Ngoài tên gọi Tư pháp quốc tế, các quốc gia trên thế giới còn sử dụng tên gọi nào khác để chỉ ngành luật này? Nêu ý nghĩa của các tên gọi đó. Bên cạnh tên gọi “Tư pháp quốc tế”, các quốc gia trên thế giới còn sử dụng rất nhiều thuật ngữ để để mô tả ngành luật này, sau đây là những thuật ngữ phổ biến ở các nước: -

Tư pháp quốc tế “Private International Law”: Thuật ngữ được sử dụng nhiều tại các nước Châu Âu và nhiều nước khác như VN, Trung Quốc, Mông Cổ,… sử dụng thuật ngữ TPQT. Thuật ngữ tư pháp quốc tế được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1834 trong tác phẩm “Bình luận về xung đột pháp luật” của một thẩm phán tòa án tối cao của Hoa Kỳ. Sau đó thuật ngữ này được sử dụng phổ biến tại châu Âu, ngay khi xuất hiện thuật ngữ tư pháp quốc tế đã gây ra nhiều tranh cãi vì thuật ngữ này chưa thực sự chính xác và không thể hiện một cách đầy đủ tính chất và nội dung của ngành Luật này.

Nhược điểm: Tên gọi “international” dễ gây nhầm lẫn là một bộ phận của ngành luật quốc tế; chưa thể hiện được vấn đề trọng tâm của ngành luật -

Luật xung đột “Conflicts of Law”: Các quốc gia như Hoa Kỳ, Anh, Singapore, Australia, Canada sử dụng thuật ngữ này. Thuật ngữ Luật xung đột được ra đời trước và trong một thời gian dài tư pháp quốc tế được nghiên cứu dưới góc độ của Luật xung đột. Gọi là luật xung đột vì vấn đề trọng tâm được nghiên cứu ở đây là vấn đề lựa chọn hệ thống pháp luật thích hợp để áp dụng nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Ưu điểm: Nêu bật được vấn đề trọng tâm Khuyết điểm: Không chỉ giải quyết về vấn đề xung đột nên chưa thể hiện đầy đủ các nhiệm vụ của ngành luật

-

Quốc tế tư pháp: Nhìn chung tên gọi này khá giống với “Tư pháp quốc tế”, nhưng nó cũng phản ánh cách nhìn khác nhau của các học giả đối với bộ môn luật Tư pháp quốc tế. Sự khác nhau này đại đa phần là do thói quen sử dụng về cho sự phiên dịch từ tiếng này sang tiếng khác.

Có thể thấy, ngày nay trong khoa học tư pháp quốc tế vẫn còn rất nhiều quan điểm khác nhau trong cách sử dụng tên gọi cho ngành luật này. Ngoài ra còn có những nước vẫn sử dụng thuật ngữ Luật xung đột để diễn tả ngành luật này, nhưng ngay cả ở những nước sử dụng chính thức thuật ngữ Luật xung đột thì vẫn có một số tác giả ủng hộ cho việc sử dụng thuật ngữ “Tư pháp quốc tế”. 22. Phân biệt nguyên tắc đối xử quốc gia và nguyên tắc tối huệ quốc

Khái niệm

Nguyên tắc đối xử quốc gia Nguyên tắc tối huệ quốc (Most (National Treatment) favoured nation) Nguyên tắc yêu cầu các quốc gia Nguyên tắc này yêu cầu nếu một thực hiện những biện pháp nhằm nước dành cho một nước thành đảm bảo cho sản phẩm nước ngoài viên một sự đối xử ưu đãi nào đó và cả nhà cung cấp những sản thì nước này cũng sẽ phải dành sự phẩm đó được đối xử trên thị ưu đãi đó cho tất cả các nước thành trường nội địa không kém ưu đãi viên khác.

hơn các sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa. - Điều III Hiệp định chung về thuế - Điều I Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT)

quan và thương mại (GATT)

- Điều XVIII Hiệp định chung về - Điều II Hiệp định chung về Cơ sở pháp lý

Thương mại và dịch vụ (GATS)

Thương mại và dịch vụ (GATS)

- Điều III Hiệp định về các khía - Điều IV Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)

trí tuệ (TRIPS)

Đảm bảo cơ hội cạnh tranh bình Nguyên tắc tối huệ quốc nhằm đẳng giữa hàng nội địa và hàng đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhập khẩu, thúc đẩy giao thương quốc gia, nghiêm cấm phân biệt buôn bán giữa các nước Mục đích

đối xử giữa các quốc gia thành viên. Trong hệ thống thương mại đa phương, nguyên tắc này tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các thành viên khi cùng vào thị trường của một thành viên nào đó.

23. Trình bày khái niệm, phân nhóm người nước ngoài. Ý nghĩa của việc phân nhóm người nuớc ngoài - Khái niệm: Theo khoản 1 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2019 thì người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 3 Luật này thì giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là

loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Liên hợp quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (gọi chung là hộ chiếu) - Phân nhóm: o Người nước ngoài được chia thành người nước ngoài thường trú và người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam. o Người không quốc tịch được chia thành người không quốc tịch trong thời gian tạm thời và người không quốc tịch trong thời gian dài. - Ý nghĩa của việc phân nhóm: Xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi nhóm người nước ngoài trong các lĩnh vực của xã hội dựa trên quy định của pháp luật Việt Nam khi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. 24. Anh (chị) trình bày mục đích của việc xác định quốc tịch của pháp nhân - Quốc tịch của pháp nhân được xác định là quốc gia nơi pháp nhân thành lập theo pháp luật của quốc gia đó hoặc nơi đặt trụ sở, tập trung các hoạt động của pháp nhân đó. - Theo Điều 80 BLDS 2015, pháp nhân Việt Nam là những pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. pháp nhân được thành lập tại Việt Nam hoặc thành lập tại quốc gia khác và lựa chọn pháp luật áp dụng để thành lập (nếu quốc gia sở tại không cấm) thì đều mang quốc tịch Việt Nam. Khi mang quốc tịch Việt Nam, pháp nhân sẽ có các quyền, nghĩa vụ pháp luật tương ứng theo quy định tại các văn bản pháp luật Việt Nam. Việc xác định quốc tịch của pháp nhân có ý nghĩa trong việc xác định pháp luật áp dụng để điều chỉnh các hoạt động của pháp nhân đó. - Làm rõ được quy chế pháp lý giữa pháp nhân nước ngoài và pháp nhân trong nước: Nếu là pháp nhân VN thì áp dụng pháp luật VN, nếu là pháp nhân nước ngoài thì áp dụng những quy định dành cho quan hệ có yếu tố nước ngoài để điều chỉnh những vấn đề liên quan đến pháp nhân, xác định cơ quan giải quyết tranh chấp - Làm rõ được quy chế pháp lý giữa pháp nhân nước ngoài này với pháp nhân nước ngoài kia: Xác định chính sách, chế độ dành cho pháp nhân từng nước ở các mức độ khác nhau, nhóm quốc gia này sẽ khác với nhóm quốc gia kia

25. Trình bày nội dung các quyền miễn trừ của quốc gia -

Miễn trừ xét xử: Nếu không được sự đồng ý của quốc gia thì không toà án của nước nào được quyền thụ lý và giải quyết một vụ việc quốc gia là bị đơn; ngay cả trong trường hợp quốc gia đồng ý để một quốc gia khá xem xét vụ việc liên quan đến quốc gia là bị đơn sẽ không đồng nghĩa với việc quốc gia bị đơn phải chấp nhận phán quyết của Toà án đối với vụ việc đó

-

Miễn trừ biện pháp đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện: Trường hợp nếu quốc gia đồng ý để toà án nước ngoài thụ lý giải quyết một vụ tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia thì toà án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng toà án không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Toà án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu quốc gia cho phép.

-

Miễn trừ cưỡng chế thi hành án: Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một toà án giải quyết tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên thua kiện thì bản án của toà án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành. Toà án không thể thi hành các biện pháp cưỡng chế quốc gia thi hành bản án đó.

-

Miễn trừ tài sản thuộc sở hữu của quốc gia: Tài sản của quốc gia là bất khả xâm phạm dù tài sản đó đang ở đâu hoặc trong điều kiện nào. Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không có ai có quyền thi hành bất cứ biện pháp cưỡng chế nào như chiếm giữ, tịch thu, bán đấu giá…đối với tài sản của quốc gia.

26. Trình bày các quan điểm về quyền miễn trừ của quốc gia. Theo quan điểm cá nhân, anh (chị) ủng hộ quan điểm nào? Vì sao? - Quan điểm cho rằng quyền miễn trừ của quốc gia là tuyệt đối, đồng nghĩa với việc quốc gia phải được hưởng quyền này trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự mà quốc gia tham gia và trong bất kỳ trường hợp nào, xuất phát từ bản chất chủ quyền quốc gia là tuyệt đối và bất khả xâm phạm.

- Quan điểm cho rằng quyền miễn trừ của quốc gia là tương đối. Quốc gia khi tham gia vào các quan hệ dân sự quốc tế sẽ được hưởng quyền miễn trừ về tài phán và quyền miễn trừ về tài sản trong tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự. Tuy nhiên, vẫn ghi nhận trường hợp quốc gia sẽ không được hưởng quyền này mà phải tham gia với tư cách một chủ thể dân sự như các chủ thể thông thường khác. Công ước của Liên hợp quốc về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia cũng dành nhiều điều khoản quy định về các trường hợp quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ trong các lĩnh vực giao dịch thương mại, hợp đồng lao động, thiệt hại về người và tài sản,… - Theo quan điểm cá nhân, nhóm ủng hộ quan điểm cho rằng quyền miễn trừ của quốc gia là tương đối.