THANH TOÁN ĐIỆN TỬ [PDF]

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ I. Nhóm câu hỏi 1 1. Trình bày sự phát triển của các hình thái thanh toán. Cho ví dụ minh họa. Bài là

42 0 291KB

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

THANH TOÁN ĐIỆN TỬ I. Nhóm câu hỏi 1 1. Trình bày sự phát triển của các hình thái thanh toán. Cho ví dụ minh họa. Bài làm a) Hóa tệ: Thanh toán bằng hóa tệ là hình thái thanh toán lấy 1 hàng hóa làm vật trung gian, đóng vai trò là tiền tệ để trao đổi hàng hóa khác. Hàng hóa đóng vai trò tiền tệ phải thực sự có giá trị. Thanh toán bằng hóa tệ có hai loại: -

Thanh toán bằng hóa tệ phi kim: Mọi hàng hóa đều có thể đóng vai trò trung gian thanh toán:

răng cá voi ở đảo Fiji, gỗ đàn hương ở Hawaii, nô lệ ở Ailen, lụa Trung Quốc, gạo Philippines… Đây là hình thức thanh toán cổ xưa nhất, vật đóng vai trò tiền tệ có nhiều nhược điểm như: o Không đồng nhất, không dễ bị chia nhỏ hoặc hợp lại. o Khó bảo quan, vận chuyển. o Chỉ có giá trị trong 1 khu vực hoặc phạm vi hạn chế. -

Thanh toán bằng hóa tệ kim loại: Sử dụng kim loại quý: vàng, bạc, đồng để tiến hành thanh

toán. Trong thực tiễn lưu thông, chỉ có vàng là kim loại được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán, Bạc và đồng chỉ được sử dụng khi nào thiếu hụt vàng. b) Tiền giấy: -

Tiền giấy đầu tiên tồn tại dưới dạng các giấy chứng nhận do các NHTM phát hành, cho phép

những người nắm giữ giấy có thể đến ngân hàng phát hành để quy đổi ra một khối lượng khối lượng vàng, bạc được ghi rõ trên giấy. -

Dần dần các giấy chứng nhận được chuyển hóa thành các tờ tiền có in mệnh giá nhưng vẫn do

các NHTM phát hành, cho phép những người sở hữu các tờ tiền này có thể quy đổi ra hối lượng vàng bạc theo quy định của Ngân hàng phát hành. Do đó, tại một quốc gia có nhiều loại kiểu khác nhau do nhiều ngân hàng khác nhau phát hành. -

Chiến tranh thế giới 1, nhằm thắt chặt việc quản lý tiền giấy, chính phủ các quốc gia trên thế

giới đồng loạt nghiêm cấm các NHTM được phép phát hành tiền giấy. Từ đó, việc phát hành tiền giấy chỉ tập trung và được thực hiện bởi NHNN (NHTW). Đồng tiền giấy do NHTW phát hành ra trong thời kỳ này vẫn có khả năng quy đổi ngược ra vàng tùy theo luật lệ quy định của mỗi quốc gia. Tờ tiền này được gọi là tiền pháp định. -

Tuy nhiên trong quá trình lưu thông trao đổi tại nhiều quốc gia, đồng tiền này mất khả năng

quy đổi ra vàng (Pháp: 1720, 1848 – 1850, 1870 – 1875; Mỹ: 1862, 1863 – 1879). Sau chiến tranh 1

thế giới 2, duy nhất đồng đô la Mỹ còn khả năng đổi ra vàng. Đến 1971, bản thân chính phủ Mỹ nhận thấy nhiều quốc gia dự trữ đồng USD gây ra mất khối lượng lớn USD cho các nước khác, vì vậy Mỹ tuyên bố thả nổi đồng USD, chấm dứt khả năng quy đổi ra vàng. đồng tiền giấy chỉ mang giá trị danh nghĩa đại diện cho một lượng khối lượng vàng nhất định nhưng không thể quy đổi, chỉ còn lại dấu hiệu giá trị. c) Tiền điện tử -

Khi thương mại quốc tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển, thanh toán bằng tiền giấy bộc

lộ nhiều nhược điểm: nhiều chứng từ, thủ tục, dễ hư hỏng … Khi đó, tiền điện tử ra đời. Dòng tiền được quản lý theo tài khoản và được lưu trữ trong hệ thống máy tính của một tổ chức thì được gọi là tiền điện tử. Về mặt bản chất, tiền điện tử là một mặt biểu hiện của tiền giấy, chúng tồn tại song song với nhau và có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau. Với thiết bị phù hợp, từ dòng tiền giấy có thể chuyển đổi thành tiền điện tử và ngược lại. 2. Phân tích quá trình phát triển từ tiền giấy lên tiền điện tử. Giải thích tại sao khi tiền điện tử xuất hiện không hề phủ nhận sự tồn tại của tiền giấy cũng như các hình thái thanh toán trước đây. Bài làm a) Quá trình phát triển từ tiền giấy lên tiền điện tử Khi thanh toán quốc tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển thì thanh toán bằng tiền giấy dần bộc lộ những nhược điểm như: -

Thanh toán quốc tế bằng tiền giấy đòi hỏi xử lý nhiều chứng từ giấy có nhiều bên tham gia,

thủ tục thanh toán phức tạp làm ngăn cản, chậm hoặc mất cơ hội giao thương giữa các doanh nghiệp và cá nhân ở các quốc gia khác nhau. -

Đồng tiền thường chỉ có giá trị trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhất định, do đó bị giới hạn

về mặt không gian. -

Dễ hư hỏng, tiền thật, tiền giả, tiền thừa … Khi đó, tiền điện tử ra đời. Dòng tiền được quản lý theo tài khoản và được lưu trữ trong hệ

thống máy tính của một tổ chức thì được gọi là tiền điện tử. b) Giải thích Về mặt bản chất, tiền điện tử là một mặt biểu hiện của tiền giấy, chúng tồn tại song song với nhau và có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với nhau. Với thiết bị phù hợp, từ dòng tiền giấy có thể chuyển đổi thành tiền điện tử và ngược lại.

2

3. Trình bày hình thái hóa tệ. Phân tích các đặc điểm khiến cho vàng rất thích hợp để thực hiện chức năng phương tiện thanh toán, có thể thay thế thanh toán hóa tệ phi kim? Bài làm a) Hóa tệ: Bài 1 phần I b) Đặc điểm khiến vàng thay thế thanh toán hóa tệ phi kim: -

Vàng là hàng hóa hấp dẫn, được nhiều người yêu thích, màu sắc chói lóa thể hiện sự sang

trọng, xa xỉ. Do đó, khi thực hiện chức năng thanh toán, vàng dễ nhận được sự chấp nhận, đồng thuận của rất nhiều người, nhiều phạm vi. -

Vàng là kim loại không bị biến đổi về chất lượng và màu sắc dưới sự tác động của cơ học do

tính chất đồng nhất của nó. Vì vậy, vàng dễ chia nhỏ hay hợp lại hơn các kim loại khác. -

Vàng là kim loại tương đối trơ, do đó rất thích hợp làm kim loại cất trữ, để càng lâu càng giá

trị, không bị hao mòn. -

Vàng có giá trị tương đối ổn định, ít chịu ảnh hưởng bởi sự tăng lên của năng suất lao động

(khi năng suất lao động tăng lên, khối lượng vàng cũng không tăng lên do vàng là tài nguyên hữu hạn). 4. So sánh hóa tệ kim loại và tín tệ kim loại. Giải thích tại sao trong hình thái tín tệ kim loại vàng rất ít được đưa vào trong lưu thông mà đa phần là đồng, kẽm, sắt? Bài làm a) So sánh Giá trị

Vật trao đổi chủ yếu

Hóa tệ kim loại Giá trị thực của kim loại dùng trong trao đổi chính là giá trị của đồng tiền. Các kim loại thực sự quý, có giá trị (vàng, bạc, đồng)

Tín tệ kim loại Kim loại làm vật trao đổi chỉ có dấu hiệu giá trị, giá trị thực và giá trị ghi trên bề mặt đồng tiền không liên quan đến nhau. Các kim loại thông dụng như đồng, kẽm, sắt …

b) Giải thích: -

Trong tín tệ, kim loại quý như vàng rất ít được đưa vào trong lưu thông mà đa phần là đồng,

kẽm, sắt vì đây là những kim loại thông dụng, rẻ tiền, giúp tiết kiệm được lượng vàng, bạc của quốc gia, tiết kiệm thời gian, công sức chế tạo đồng thời giảm bớt sự căng thẳng do thiếu vàng làm phương tiện lưu thông khi nền kinh tế ngày càng phát triển.s 5. Trình bày sự phát triển của thanh toán điện tử qua các giai đoạn. Tại sao lại gắn sự phát triển của thanh toán điện tử với thẻ thanh toán? 3

Bài làm a) Sự phát triển của thanh toán điện tử b) Giải thích 6. Trình bày các khái niệm về thanh toán điện tử. Các yếu tố cấu thành trong thanh toán điện tử. Cho ví dụ minh họa. Bài làm a) Các khái niệm: -

Hiểu theo nguyên nghĩa của từ Electronic Payment được sử dụng để chỉ hoạt động thanh toán

tiền thông qua các thông điệp điện tử thay cho việc giao tay tiền mặt. -

Tiếp cận theo góc độ tài chính: Thanh toán điện tử là việc chuyển giao các phương tiện thanh

toán từ một bên sang 1 bên thông qua sử dụng các thiết bị điện tử. -

Tiếp cận dưới góc độ viễn thông: Thanh toán điện tử được hiểu là việc truyền tải các tông tin

về phương tiện thanh toán qua các mạng truyền thông hoặc qua các phương tiện điện tử khác. -

Tiếp cận dưới góc độ công nghệ thông tin: Thanh toán điện tử được hiểu là việc ứng dụng

thanh toán dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để xử lý các thông điệp điện tử, chứng từ điện tử giúp quá trình thanh toán diễn ra an toàn, hiệu quả. -

Tiếp cận dưới góc độ phương tiện sử dụng: Thanh toán điện tử là việc sử dụng các phương

tiện điện tử để thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán (ATM, thiết bị di động, máy tính cá nhân) -

Tiếp cận dưới góc độ tự động hóa: Thanh toán điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin

để tự động hóa các giao dịch tài chính và các kênh thông tin thanh toán. -

Tiếp cận dưới góc độ trực tuyến: Thanh toán điện tử được hiểu là việc chi trả cho các hoạt

động mua bán hàng hóa, dịch vụ trao đổi thông tin trực tiếp trên Internet cùng nhiều dịch vụ khác thông qua sử dụng các thiết bị điện tử. b) Các yếu tố cấu thành trong thanh toán điện tử

 Các bên tham gia thanh toán điện tử -

Người bán: là những người tự thành lập website, ứng dụng để bán hàng hóa dịch vụ của mình

hoặc bán thông qua các website trung gian như Shopee, Lazada … -

Người mua: là người tiêu dùng cá nhân hoặc các tổ chức, doanh nghiệp mua hàng.

4

-

Ngân hàng đóng vai trò là bên thứ 3 giúp cho các giao dịch thanh toán điện tử được xác thực

và xử lý chính xác, gồm ngân hàng người bán, ngân hàng người mua và ngân hàng trung gian. -

Các tổ chức phát hành phương tiện thanh toán cung cấp cho khách hàng các phương tiện

thanh toán điện tử được tạo ra theo các chuẩn chung để thanh toán cho các hàng háo, dịch vụ được mua bán (Visa, MasterCard, American Express …) -

PSP là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian, cung cấp cho các thương nhân và người

bán hàng trên Internet các dịch vụ chấp nhận các phương tiện thanh toán điện tử mà người mua sử dụng để tiến hành thanh toán trên hệ thống của những thương nhân và người bán hàng này. Một PSP đầy đủ có thể quản lý tất cả các kết nối kỹ thuật với các ngân hàng, các tổ chức thẻ và các mạng thanh toán. Điều này giúp cho các thương nhân và người bán hàng trên Internet tiết kiệm được chi phí và không bị phụ thuộc vào các tổ chức tài chính.  Thiết bị được sử dụng trong thanh toán điện tử: được hiểu là các thiết bị được sử dụng trong quá trình tiếp nhận, truyền tài và xử lý các thông tin về phương tiện thanh toán. -

Phương tiện thanh toán điện tử: là các phương tiện được khách hàng sử dụng để tiến hành

thanh toán, có thể do các tổ chức phát hành phương tiện thanh toán (Visa, MasterCard, Payoneer …) hoặc do 1 nhà cung cấp dịch vụ thanh toán trung gian PSP phát hành (Paypal, Ngân Lượng …). 7. Trình bày các bên tham gia trong thanh toán điện tử. Theo hiểu biết của anh (chị) hai khái niệm nhà cung cấp dịch vụ thanh toán (PSP) và cổng thanh toán (Payment gateway) là giống hay khác nhau? Giải thích? Bài làm a) Các bên tham gia: Bài 6 phần I b) Giải thích Hai khái niệm nhà cung cấp dịch vụ thanh toán và cổng thanh toán là khác nhau, vì: -

Cổng thanh toán là một ứng dụng dịch vụ ngăn ngừa những người và những dữ liệu không

hợp pháp, cung cấp khả năng bảo mật thông tin, xác thực và toàn vẹn dữ liệu đối với người dùng. Nói cách khác, cổng thanh toán không phải là một tổ chức, cá nhân mà là một ứng dụng dịch vụ. -

Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán PSP là tổ chức cung cấp cho các thương nhân và người bán

hàng trên Internet dịch vụ chấp nhận các phương tiện thanh toán điện tử mà người mua sử dụng để tiến hành thanh toán trên hệ thống của những thương nhân và người bán hàng này. Có thể nói, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán PSP là đơn vị cung cấp cổng thanh toán.

5

8. Trình bày các khái niệm của thanh toán điện tử? Khi tham gia vào một hệ thống thanh toán điện tử, PSP có nhiệm vụ gì? Lấy ví dụ và phân tích về một PSP tại Việt Nam. Bài làm a) Các khái niệm: Bài 6 phần I b) Nhiệm vụ của PSP: -

Khi tham gia vào một hệ thống thanh toán điện tử, PSP cung cấp cho các thương nhân và

người bán hàng trên Internet dịch vụ chấp nhận các phương tiện thanh toán điện tử mà người mua sử dụng để tiến hành thanh toán trên hệ thống của những thương nhân và người bán hàng này. PSP quản lý tất cả các kết nối kỹ thuật với các ngân hàng, các tổ chức thẻ và các mạng thanh toán, giúp cho thương nhân và người bán trên Internet tiết kiệm được chi phí (không phải mở thẻ tại tất cả các ngân hàng) và không bị phụ thuộc vào các tổ chức tài chính. -

Ví dụ: Công ty cổ phần Ngân Lượng là một PSP cung cấp giải pháp cổng thanh toán

nganluong.vn và ví điện tử Ngân Lượng. Với cổng thanh toán nganluong.vn, người bán chỉ cần một tài khoản tại một ngân hàng bất kỳ, kết nối với ví Ngân Lượng. Sau đó tích hợp cổng thanh toán Ngân Lượng vào website bán hàng của mình, khi đó, khách hàng có thể thanh toán bằng mọi hình thức, tiền sẽ được chuyển vào ví điện tử của người bán mà không cần mở tài khoản cùng ngân hàng với khách hàng. 9. Trình bày các khái niệm về thanh toán điện tử. Hãy nêu các hiểu biết của mình về thiết bị và phương tiện được sử dụng trong thanh toán điện tử. Bài làm a) Các khái niệm: Bài 6 phần I b) Hiểu biết về thiết bị và phương tiện sử dụng trong thanh toán điện tử: -

Thiết bị được sử dụng trong thanh toán điện tử được hiểu là tất cả các thiết bị được sử dụng

trong quá trình tiếp nhận, truyền tải và xử lý các thông tin về phương tiện thanh toán. -

Phương tiện thanh toán điện tử là các phương tiện được khách hàng sử dụng để tiến hành

thanh toán, có thể do các tổ chức phát hành thanh toán (Visa, MasterCard …) hoặc do một nhà cung cấp PSP (séc điện tử, ví điện tử …) cung cấp (Paypal, Ngân Lượng, Bảo Kim…). 10. Trình bày khái niệm nguyên nghĩa của thanh toán điện tử. Các cách phân loại của thanh toán điện tử. Cho ví dụ minh họa. Bài làm a) Khái niệm: Bài 6 phần I 6

b) Các cách phân loại: -

Phân loại theo thời gian thực: o Thanh toán trực tuyến: là thanh toán điện tử mang đầy đủ các đặc điểm của thanh toán điện tử, quá trình thanh toán không bị giới hạn bởi không gian và thời gian, được diễn ra theo thời gian thực: thanh toán bằng ví điện tử Ngân Lượng khi mua thẻ điện thoại. o Thanh toán ngoại tuyến: là thanh toán điện tử mà quá trình thanh toán vẫn bị phụ thuộc bởi khoảng cách không gian và do đó bị mất thời gian lãng phí. (Không được diễn ra theo thời gian thực): thanh toán tại máy ATM

-

Phân loại theo bản chất giao dịch: o Thanh toán trong TMĐT B2C: là thanh toán điện tử diễn ra giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến. Đây là loại hình thanh toán được sử dụng cho các giao dịch có giá trị vừa và nhỏ. Vì vậy, các phương tiện thanh toán điện tử được sử dụng phổ biến chủ yếu là thẻ thanh toán và ví điện tử. VD: Thanh toán bằng ví Airpay khi mua hàng trên ShopeeMall. o Thanh toán trong TMĐT B2B: là thanh toán điện tử diễn ra giữa các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hoặc với các tổ chức kinh doanh khác. Đây là loại hình thanh toán phù hợp với các giao dịch có khối lượng và giá trị lớn. Vì vậy, các phương tiện điện tử được sử dụng phổ biến là chuyển khoản điện tử và séc điện tử. VD: Giao dịch bằng séc điện tử giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng.

-

Phân loại theo cách thức tiếp nhận phương tiện thanh toán: o Thanh toán trên web/app: là thanh toán điện tử diễn ra độc lập trên 1 website hoặc 1 ứng dụng. Quá trình thanh toán chỉ yêu cầu người dùng khai báo các thông tin và phương tiện thanh toán mà không cần người dùng phải xuất trình một cách vật lý bất kỳ một phương tiện nào. VD: Thanh toán trực tuyến trên app Tiki bằng tài khoản ngân hàng. o Thanh toán trên các phương tiện điện tử: là thanh toán điện tử chủ yếu diễn ra trên các thiết bị điện tử như ATM hoặc POS. Quá trình thanh toán đòi hỏi người dùng xuất trình phương tiện thanh toán một cách vật lý và cho tiếp xúc với thiết bị (hữu tuyến hoặc vô tuyến). VD: Thanh toán bằng thẻ ngân hàng tại siêu thị, qua POS.

-

Phân loại theo các phương tiện thanh toán:

7

o Thẻ thanh toán: là phương tiện điện tử do các tổ chức tài chính phát hành cho phép chủ sở hữu thẻ có khả năng truy cập và tài khoản ngân hàng mặc định để sử dụng các hàng hóa, dịch vụ được mua bán. VD: Thẻ ngân hàng BIDV. o Ví điện tử là tài khoản điện tử kết nối liên thông với 1 tài khoản ngân hàng và thường được sử dụng trong thanh toán trực tuyến. VD: Ví điện tử Ngân lượng. o Vi thanh toán điện tử là loại hình thanh toán điện tử cho các giao dịch có giá trị nhỏ và rất nhỏ (từ 1 cent cho tới 10$) o Chuyển khoản điện tử là nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán giữa các chi nhánh của cùng một ngân hàng hoặc giữa các ngân hàng khác nhau. Trong cùng địa bàn, sau giao dịch chuyển khoản điện tử, tổng nguồn vốn của ngân hàng hoặc tổng nguồn vốn của cả hệ thống là không đổi, không có sự dịch chuyển của dòng tiền vật lý. o Séc điện tử là phương tiện thanh toán điện tử đầu tiên được kho bạ Mỹ lựa chọn cho các giao dịch có giá trị lớn. Séc điện tử là một phiên bản điện tử có giá trị pháp lý đại diện cho một tấm séc giấy, kết hợp được tính hiệu quả, nhanh chóng của các nghiệp vụ điện tử với các bước tiến hành của thanh toán séc giấy. 11. Trình bày các cách phân loại của thanh toán điện tử. Trong cách phân loại theo phương tiện thanh toán, tại Việt Nam, hình thức thanh toán nào được sử dụng phổ biến nhất? Tại sao? Bài làm a) Các cách phân loại: Bài 10 phần I b) Trong các cách phân loại theo phương tiện thanh toán, hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến nhất là thẻ thanh toán. Vì: -

Thẻ thanh toán ra đời gắn liền với sự phát triển của thanh toán điện tử, do đó, với một quốc

gia đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ về thương mại điện tử, thanh toán điện tử đang trong giai đoạn còn mới mẻ thì thẻ thanh toán chính là phương thức đầu tiên được tiếp cận, do đó, thẻ thanh toán có tính phổ biến hơn hẳn các hình thức khác. -

Đối với cơ sở hạ tầng mạng cũng như kiến thức cơ bản cần thiết của người dùng Việt Nam,

các hình thức thanh toán khác khá phức tạp, hoặc cần phải có mạng Internet trong suốt quá trình thanh toán, Trong khi đó, thanh toán bằng thẻ rất tiện dụng, các cây ATM có ở khắp mọi nơi, việc rút tiền rất nhanh chóng, quẹt thẻ tiện lợi, không đòi hỏi nhiều về điều kiện sử dụng, tiện lợi và nhanh chóng.

8

12. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa thanh toán điện tử thông thường và thanh toán trực tuyến. Cho ví dụ minh họa. Bài làm a) Giống -

Về phương tiện thanh toán: Đều không sử dụng các phương tiện thanh toán truyền thống (tiền

mặt, séc giấy …), sử dụng các phương tiện thanh toán hiện đại (thẻ thanh toán, mã QR…) -

Về môi trường hoạt động: thực hiện dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin với quy

trinh được tự động hóa (website TMĐT, cây ATM …), hoạt động trong môi trường có chuẩn chung về cơ sở hạ tầng pháp lý, cơ sở hạ tầng viễn thông và công nghệ thông tin, có các chuẩn chung về hệ thống bảo mật. b) Khác Tiêu chí Quy mô, phạm vi thanh toán

Thanh toán điện tử Thanh toán trực tuyến Tất cả các hoạt động Hoạt động thanh toán diễn ra trên thiết bị điện diễn ra trong thời gian tử (ATM, POS …), => thực, không bị ảnh phụ thuộc và khoảng hưởng bởi khoảng cách. cách giữa người dùng và (ngay trên website, app) địa điểm chấp nhận thanh toán.  Thanh toán trực tuyến là tập con của thanh toán điện tử nhưng ưu việt hơn, không chịu sự gò bó về không gian và thời gian. Xác thực giao dịch Yêu cầu xuất trình Chỉ cần khai báo thông phương tiện thanh toán tin về phương tiện thah một cách vật lý và cho toán mà không cần xuất tiếp xúc với thiết bị. trình. Thông tin về phương Thông tin về phương tiện thanh toán sẽ được tiện thanh toán được thiết bị tiếp nhận và PSP tiếp nhận và truyền truyền tải đến ngân hàng tải đến ngân hàng người người bán, sau đó từ mua để xác thực. ngân hàng người bán đến ngân hàng người mua để xác thực. Thanh toán theo thời Phải vượt qua khoảng Phá vỡ khoảng cách gian thực cách từ vị trí đang đứng không gian, thanh toán đến nơi có lắp đặt thiết 24/24 bị.  Diễn ra theo t/g thực  Không diễn ra theo t/g thực 9

13. Phân tích các lợi ích của thanh toán điện tử. Lợi ích nào có tác động tích cực nhất đối với thị trường thanh toán điện tử Việt Nam. Bài làm a) Các lợi ích của thanh toán điện tử (5) -

Không bị hạn chế về phạm vi không gian hay thời gian: các hoạt động thanh toán điện tử đều

được thực hiện dựa trên nền tảng công nghệ thông tin với quy trình được tự động hóa. Chính vì vậy, thanh toán điện tử có thể diễn ra liên tục 24h/ngày 7 ngày/tuần. Do đó, thanh toán điện tử không hề bị giới hạn bởi các rào cản về mặt thời gian, đặc biệt đối với thanh toán trực tuyến, người dùng có thể thực hiện thanh toán vào bất kỳ thời điểm nào, hoàn toàn không phụ thuộc vào khoảng cách giữa người dùng với người bán hoặc với địa điểm chấp nhận thanh toán. Vì vậy, quá trình thanh toán không bị giới hạn bởi khoảng cách không gian. -

Tiết kiệm thời gian, chi phí và đơn giản hóa quá trình thanh toán: đặc điểm khác biệt lớn nhất

giữa thanh toán điện tử và thanh toán trực tuyến là thanh toán điện tử được thực hiện thông qua các thiết bị điện tử với sự cố số hóa của dòng tiền giao dịch. Điều này giúp cho quá trình thanh toán trở nên minh bạch hơn, không phải lo lắng về vấn đề tiền thật, tiền giả, giảm thiểu được các rủi ro về nhầm lẫn, giảm thiểu được việc biên nhận giấy tờ và ký truyền thống và được thay thế bằng các phương pháp xác thực mới (PIN, OTP, token …). Chính vì vậy, thanh toán điện tử giúp các bên tham gia giao dịch tiết kiệm được thời gian, chi phí, đơn giản hóa quá trình thanh toán và tạo thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch. -

Tính an toàn cao khi mua sắm sản phẩm có giá trị lớn: Đối với thanh toán truyền thống, khi

mua sắm sản phẩm hàng hóa có giá trị lớn cũng đồng nghĩa với việc người mua phải mang theo khối lượng lớn tiền mặt. Điều này gây ra một loạt rủi ro như: bị cướp, bị móc túi, lấy trộm, đánh rơi, nhầm lẫn khi thanh toán. Với thanh toán điện tử, người dùng chỉ cần sử dụng phương tiện thanh toán điện tử để tiến hành thanh toán. Việc mang vác các phương tiện này rất nhỏ gọn, dễ dàng, không gây chú ý, đặc biệt khi thanh toán trực tuyến chỉ cần sử dụng thông tin về phương tiện thanh toán mà không phải mang theo. -

Mất phương tiện thanh toán nhưng tiền vẫn được giữ trong tài khoản: Trong thanh toán

truyền thống, mất phương tiện thanh toán cũng đồng nghĩa với việc mất tiền, còn đối với thanh toán điện tử, dù mất phương tiện thanh toán nhưng tiền vẫn được giữ an toàn trong tài khoản. -

Tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ và tận dụng hiệu quả đồng tiền giao dịch: Với thanh toán điện

tử, tiền thanh toán ngay lập tức được chuyển từ tài khoản ngân hàng người mua sang tài khoản ngân 10

hàng người bán. Chính vì vậy, gần như lập tức người bán có thể sử dụng số tiền này để mua sắm, tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này giúp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tiền tệ. Khi tiền thanh toán ngay lập tức được chuyển từ tài khoản ngân hàng người mua sang tài khoản ngân hàng người bán cũng đồng nghĩa với việc người bán sẽ được hưởng lãi suất của số tiền thanh toán này ngay lập tức, đây là sự tận dụng hiệu quả đồng tiền giao dịch. b) Lợi ích có tác động tích cực nhất: Tăng tốc độ chu chuyển tiền tệ và tận dụng hiệu quả đồng tiền giao dịch 14. Phân tích các hạn chế trong thanh toán điện tử. Hạn chế nào có ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường thanh toán điện tử tại Việt Nam. Bài làm a) Hạn chế trong thanh toán điện tử (4) -

Nguy cơ bị tiết lộ thông tin tài chính cá nhân: Bản chất của thanh toán điện tử đều sử dụng

thông tin của các phương tiện thanh toán.Càng ngày những kẻ tấn công càng tìm ra nhiều pp khác nhau để tấn công vào hành vi của người dùng khi thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử nhằm thu thập các thông tin trong quá trình thanh toán chẳng hạn như thông tin về thẻ thanh toán(mã số thẻ,số giá trị xác định thẻ,hiệu lực của thẻ thanh toán,số pin,mk truy cập hệ thống,tt về tk,tt cá nhân. Đây là 1 hạn chế cơ bản,tạo tâm lý hoang mang lo lắng nhất cho người dùng khi tham gia thanh toán điện tử (ngăn cản người dùng sử dụng ttđt) -

Kiến thức và khả năng thực hiện thanh toán an toàn của người dùng: Thể hiện ở 2 khía cạnh:

Một mặt, để có thể thực hiện thanh toán điện tử đòi hỏi người dùng phải có kiến thức và khả năng nhất định. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người dùng không thể thực hiện được thanh toán điện tử dù có thể họ sở hữu các phương tiện thanh toán điện tử. Mặt khác, ý thức của người dùng khi thực hiện thanh toán an toàn là chưa cao, số lượng người dùng biết sử dụng thiết bị bảo mật, mật khẩu giao dịch, đồng thời không giao dịch với các tổ chức, cá nhân không rõ danh tính trên Internet vẫn còn hạn chế. -

Tập quán tiêu dùng và thói quen thanh toán: Hầu hết người dùng đều có thói quen mua bán trao tay, giao dịch trực tiếp và thanh toán bằng tiền mặt. Tâm lý thích tiền mặt luôn luôn thường trực khiến cho phần lớn người dùng đều thích cầm tiền mặt hơn là để trong tài khoản. Chính vì vậy, số lượng người dùng thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử và số lượng các giao dịch thanh toán điện tử hiện nay vẫn còn rất hạn chế. 11

Bên cạnh đó có rất nhiều người muốn đi mua sắm để giảm stress hoặc tăng tình cảm gia đình thay vì ngồi nhà và mua sắm online. -

Khó kiểm soát chi tiêu: Đối với những người dùng mới tham gia vào hoạt động mua bán

thanh toán điện tử thường có tâm lý hào hứng thích trải nghiệm, từ đó dẫn tới việc tiến hành rất nhiều giao dịch mua bán thanh toán. Đối với những người dùng sử dụng thẻ tín dụng để tiến hành thanh toán, do được thanh toán trước và trả tiền sau nên nảy sinh tâm lý luôn nghĩ mình có tiền trong tài khoản, từ đó dẫn tới việc chi tiêu và tiến hành giao dịch thường xuyên. Tuy nhiên, đến cuối kỳ ngân hàng gửi sao kê, tổng số tiền khách hàng phải thanh toán được cộng dồn vượt quá khả năng chi trả cùng một lúc. b) Hạn chế có ảnh hưởng lớn nhất đối với thị trường thanh toán điện tử: Tập quán tiêu dùng và thói quen thanh toán 15. Trình bày khái niệm thẻ thanh toán. Các yêu cầu của hệ thống thẻ thanh toán thường gặp. Trong những yêu cầu trên, yêu cầu nào là quan trọng nhất, tại sao? Bài làm a) Khái niệm Thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, do ngân hàng phát hành thẻ cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc để rút tiền mặt ở các máy rút tiền tự động hay tại các ngân hàng đại lý trong phạm vi số dư của tài khoản tiền gửi hoặc hạn mức tín dụng được ký kết giữa ngân hàng phát hành thẻ và chủ thẻ. b) Yêu cầu của hệ thống thẻ thanh toán (11) -

Tính độc lập: với một hệ thống thanh toán phải đảm bảo tính độc lập tương đối, tránh bị phụ

thuộc quá nhiều vào các yếu tố của môi trường Internet và web. -

Tính liên kết: với hệ thống thanh toán thẻ cần phải đảm bảo được sự liên kết với một mạng

lưới rộng khắp các ngân hàng, các tổ chức thẻ và các mạng thanh toán. -

Tính an toàn và bảo mật: đối với một hệ thống thanh toán thẻ cần phải đảm bảo chống lại các

cuộc tấn công can thiệp từ bên ngoài vào hệ thống để đảm bảo tính an toàn, riêng tư của mỗi giao dịch và quyền kiểm soát với các thông tin tài chính cá nhân của người dùng. -

Tính ẩn danh: đối với một hệ thống thanh toán thẻ cần phải đảm bảo cho những người thực

hiện giao dịch thanh toán được ẩn danh. -

Tính chia hết: đối với một hệ thống thanh toán thẻ cần phải đảm bảo xử lý đa dạng các giao

dịch thanh toán khác nhau, đặc biệt là các giao dịch thanh toán có giá trị lẻ 12

-

Tính dễ sử dụng: đối với một hệ thống thanh toán thẻ cần phải đảm bảo quy trình thanh toán

được thiết kế với các bước đơn giản dễ sử dụng và thích hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau (KH có trình độ cao hay thấp đều thực hiện thao tác dễ dàng) -

Tính tiết kiệm và hiệu quả: đối với một hệ thống thanh toán thẻ cần đảm bảo chi phí cho vận

hành xử lý giao dịch thanh toán chỉ là con số rất nhỏ để tiết kiệm chi phí cho những người bán và người mua. -

Tính thông dụng: một hệ thống thanh toán thẻ cần đảm bảo được tính phổ biến và đại chúng,

tránh các rào cản của pháp luật, văn hóa và ngôn ngữ. -

Tính hoán đổi (chuyển đổi): với một hệ thống thanh toán thẻ cần đảm bảo được sự chuyển đổi

từ thẻ thanh toán sang các phương tiện thanh toán, đặc biệt là việc chuyển đổi tiền tệ,để gia tăng sự linh hoạt và tính thanh khoản(khả năng thực hiện thanh toán dễ dàng) của hệ thống. -

Tính linh hoạt: đối với một hệ thống thanh toán thẻ cần phải đảm bảo xử lý một cách linh hoạt

các giao dịch thanh toán khác nhau để tạo điều kiện cho những khách hàng không sử dụng thẻ thanh toán vẫn có thể tham gia thực hiện thanh toán. -

Tính co giãn: với một hệ thống thanh toán thẻ cần đảm bảo sự ổn định của tốc độ xử lý và tính

chính xác khi xử lý một giao dịch thanh toán lẫn khi số lượng các giao dịch thanh toán tăng lên một cách đột biến (khả năng đáp ứng một hay nhiều giao dịch cùng một lúc). c) Yêu cầu quan trọng nhất 16. Trình bày khái niệm thẻ thanh toán. So sánh công nghệ thẻ từ và thẻ thông minh? Bài làm a) Khái niệm: Câu 15 phần I b) So sánh: Thẻ từ Thẻ thông minh Có dải băng từ ở mặt sau thẻ để chứa Có một mặt vi xử lý gọi là chip ở mặt đựng tất cả các thông tin cần thiết. trước để mã hóa thông tin. Chỉ có thể đọc được bằng thiết bị phù Không bắt buộc tiếp xúc vật lý, có thể hợp, cần tiếp xúc vật lý kết nối thông qua sóng vô tuyến. Không cung cấp khả năng bảo mật, chỉ Cung cấp khả năng bảo mật thông tin, che giấu dưới dạng mã hóa. Có thể xóa, chỉ có thể đọc mà không thể sửa đổi, thay sửa hoặc chèn thêm thông tin lên các thế dữ liệu thông tin cũ trên thẻ.  Khó sửa đổi, thay thế, hoặc giả mạo dữ  Dễ bị đọc, thay thế, giả mạo liệu. 17. So sánh sự khác biệt giữa thanh toán thẻ trong thương mại điện tử và thanh toán thẻ trong thương mại truyền thống. 13

Bài làm -

Giống:

-

Khác: Thanh toán thẻ trong thương mại điện tử

Thanh toán thẻ trong thương mại truyền thống

18. Trình bày khái niệm của thẻ thanh toán. Nêu các rủi ro thường gặp trong thanh toán thẻ và các phòng tránh. Bài làm a) Khái niệm: câu 15 phần I b) Các rủi ro thường gặp và cách phòng tránh:

19. Theo anh (chị) thẻ thanh toán có những đặc điểm gì khiến nó trở thành phương tiện thanh toán điện tử phổ biến nhất hiện nay. – Câu 11 phần I 20. Trình bày khái niệm, phân loại và phân tích các đặc điểm của ví điện tử. Bài làm a) Khái niệm: Ví điện tử là một tài khoản điện tử được kết nối liên thông với một hệ thống tài khoản ngân hàng và được sử dụng trong thanh toán trực tuyến. b) Phân loại: -

Ví điện tử được lưu trữ trên máy chủ: là loại ví điện tử mà mỗi lần sử dụng đòi hỏi người

dùng phải truy cập trực tuyến vào ứng dụng hoặc website của nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử để tiến hành thanh toán. Toàn bộ quá trình giao dịch như: mua cái gì, vào thời gian nào, số tiền thanh toán là bao nhiêu… đều được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử để người dùng có thể truy cập và kiểm tra trực tiếp chi tiết của giao dịch. -

Ví điện tử được lưu trữ trên máy khách: là loại ví điện tử đòi hỏi người dùng phải cài đặt phần

mềm hoặc ứng dụng ví điện tử trên thiết bị cá nhân của mình, tuy nhiên quá trình sử dụng không đòi hỏi người dùng phải truy cập trực tuyến vào ứng dụng và toàn bộ lịch sử giao dịch như: mua cái gì, ở 14

đâu, vào thời gian nào…không được lưu trữ trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử mà được lưu trữ ngay trong chính ứng dụng hoặc phần mềm đã được cài đặt trên thiết bị của người dùng. c) Các đặc điểm của ví điện tử: -

Ví điện tử là một dịch vụ nhạy cảm về mặt tài chính, hoạt động giống như một ngân hàng trên

Internet, chính vì vậy, nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử phải chịu sự điều chỉnh của luật ngân hàng và các tổ chức tín dụng để tránh trường hợp nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử huy động vốn một cách trái phép thông qua việc giữ hộ các khoản thanh toán của cả người mua và người bán hoặc đánh mất gây hậu quả nghiêm trọng với xã hội. -

Cho phép chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ số tiền trong tài khoản ngân hàng sang tài khoản

ví điện tử và ngược lại. -

Sử dụng ví điện tử bao giờ cũng đòi hỏi phải được kết nối đến một cổng thanh toán trực

tuyến. -

Dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử đòi hỏi cả người mua và người bán đều phải thiết lập tài

khoản tại cùng một nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử. -

Dịch vụ thanh toán bằng ví điện tử cung cấp khả năng bảo vệ người dùng, đặc biệt là bảo vệ

người mua khỏi các nguy cơ lừa đảo trên mạng Internet. Vì vậy, hình thức thanh toán tạm giữ là hình thức thanh toán chủ đạo được các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử khuyến nghị sử dụng. 21. Trình bày quy trình thanh toán bằng ví điện tử của Ngân Lượng (có vẽ hình minh họa). Bài làm Để tiến hành giao dịch thanh toán bằng ví điện tử NGANLUONG.VN, người dùng cần thực hiện các công việc theo trình tự sau: -

Bước 1: Người dùng truy cập vào website Nganluong.vn, tiến hành đăng kí và tạo tài khoản.

-

Bước 2: Người dùng tiến hành nạp tiền vào tài khoản ví điện tử theo 2 cách: o Online: nạp thông qua Internet Banking và tài khoản thẻ. o Offline: Chuyển khoản từ ngân hàng truyền thống hoặc thẻ điện thoại.

-

Bước 3: Trên các website bán hàng hóa dịch vụ có tích hợp thanh toán với ví điện tử Ngân

lượng, người dùng lựa chọn sản phẩm và lựa chọn ví điện tử Ngân lượng để tiến hành thanh toán. -

Bước 4: Người dùng được chệch hướng truy cập từ website bán hàng hóa dịch vụ sang

website của Ngân lượng, người dùng sử dụng tài khoản đã đăng kí để tiến hành truy cập thông qua một kết nối an toàn để vào sử dụng các dịch vụ thanh toán của ví điện tử. 15

-

Bước 5: Ví điện tử Ngân lượng cho phép người dùng khi sử dụng số dư của tài khoản Ngân

lượng có 2 lựa chọn thanh toán: thanh toán ngay và thanh toán tạm giữ. Đối với thanh toán ngay, tiền thanh toán sẽ chuyển ngay lập tức từ tài khoản người mua sang tài khoản người bán và người bán có thể sử dụng số tiền này. Đối với thanh toán tạm giữ, nếu người dùng lựa chọn thanh toán tạm giữ, tiền thanh toán sẽ được Ngân Lượng tạm giữ, sau đó Ngân Lượng sẽ gửi thông báo tứi website bán hàng hoặc người bán để yêu cầu giao hàng, khi website bán hàng hoặc người bán giao hàng tới địa chỉ người mua yêu cầu, có 2 trường hợp xảy ra: o Trường hợp 1: Người mua nhận hàng và phê chuẩn giao dịch, tiền thanh toán Ngân Lượng tạm giữ sẽ được chuyển vào tài khoản Ngân Lượng của người bán và người bán có thể sử dụng được ngay. o Trường hợp 2: Nếu người mua có khiếu nại về giao dịch, ngân Lượng sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các bên. 22. Trình bày quy trình thanh toán bằng ví điện tử của Paypal (có vẽ hình minh họa). – tương tự Ngân Lượng. 23. Trình bày quy trình thanh toán của ví điện tử Ngân Lượng (bao gồm của quy trình thanh toán ngay và thanh toán tạm giữ). Nêu một vài tiện ích cho người mua khi sử dụng hình thức thanh toán này. Bài làm a) Quy trình thanh toán: câu 21 phần I b) Tiện ích cho người mua: 24. Trình bày khái niệm ví điện tử. Lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử bất kỳ, phân tích những ưu nhược điểm của loại ví điện tử này mang lại cho người dùng. Bài làm a) Khái niệm: câu 20 phần I b) Phân tích ưu, nhược điểm của Ngân Lượng:

II. Nhóm câu hỏi 2 1. Trình bày khái niệm và các đặc điểm cơ bản của vi thanh toán. Bài làm a) Khái niệm: Trong … web, vi thanh toán là 1 hình thức thanh toán điện tử đồng thời cũng là một khái niệm kinh doanh chỉ rõ cách thu tiền từ mỗi trang web được xem (các website bán hàng hóa, 16

dịch vụ giá trị nhỏ). Mỗi click, mỗi đường link hay bất cứ hàng hóa dịch vụ nào được bán trên web mà có giá trị hết sức nhỏ từ 1 cent cho tới dưới 10$ đều được gọi là vi thanh toán. b) Đặc điểm -

Hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán đều tìm cách mã hóa mỗi đường link, mỗi

click đều phải trả tiền bên trong các trang HTML. Khi khách hàng muốn truy cập vào nội dụng hoặc sử dụng hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ, việc mã hóa yêu cầu khách hàng phải tiến hành thanh toán trước khi quá trình sử dụng bắt đầu. -

Trên thực tế sử dụng, vi thanh toán điện tử có thể được tiến hành dựa trên cơ sở tài khoản

hoặc dựa trên cơ sở token. -

Đối với vi thanh toán dựa trên cơ sở token, người mua tiến hành mua token từ nhà cung cấp

dịch vụ vi thanh toán, sau đó sử dụng mã token để thanh toán cho người bán hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ. Khi người bán nhận được mã token của người mua sẽ tiến hành gửi mã tới nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán để kiểm tra và xác thực thanh toán. -

Đối với vi thanh toán dựa trên cơ sở tài khoản hoạt động giống một ví điện tử, đòi hỏi người

bán và người mua đều phải thiết lập tài khoản ở cùng một nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán. 2. Trình bày các đặc điểm kỹ thuật của vi thanh toán, phân tích và lấy ví dụ minh họa. Bài làm 3. Trình bày các đặc điểm phi kỹ thuật của vi thanh toán, phân tích và lấy ví dụ minh họa. Bài làm 4. Trình bày những hiểu biết của anh chị về các loại hình vi thanh toán dựa trên token? Phân tích và lấy ví dụ minh họa. Bài làm Vi thanh toán dựa trên cơ sở token là hình thức người mua tiến hành mua token từ nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán, sau đó sử dụng mã token để thanh toán cho người bán hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ. Khi người bán nhận được mã token của người mua sẽ tiến hành gửi mã tới nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán để kiểm tra và xác thực thanh toán. Vi thanh toán dựa trên cơ sở token có 4 loại:

17

-

Phone Billing: là loại hình vi thanh toán mà giá trị mỗi giao dịch được tính cộng vào hóa đơn

điện thoại của người dùng. Đối với loại hình vi thanh toán này, số điện thoại của người dùng là yêu cầu bắt buộc phải khai báo để người dùng có thể nhận được mã thanh toán. VD: tailieu.vn -

Vi thanh toán dựa trên tin nhắn SMS: là loại hình vi thanh toán đòi hỏi người dùng phải tiến

hành soạn tin nhắn theo mẫu và gửi đến tổng đài được yêu cầu để nhận mã thanh toán. VD: rongbay.com -

Vi thanh toán dựa trên đàm thoại (Voice pay): là loại hình vi thanh toán có quy trình tương tự

dựa trên tin nhắn SMS. Tuy nhiên, thay vì soạn tin nhắn theo mẫu, người dùng sẽ được yêu cầu thực hiện một cuộc gọi mất phí tới một tổng đài cho trước, làm theo hướng dẫn để nhận mã thanh toán. -

Vi thanh toán dựa trên thẻ trả trước (Prepaid Card): là loại hình vi thanh toán đòi hỏi người

dùng phải tiến hành mua thẻ để lấy mã số từ nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán, sau đó sử dụng mã số thẻ này để tiến hành thanh toán trên các website bán hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ. VD: 123doc.org, luanvan.net. 5. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về loại hình vi thanh toán dựa trên tài khoản? Phân tích và cho ví dụ minh họa. Bài làm Đối với vi thanh toán dựa trên cơ sở tài khoản hoạt động giống một ví điện tử, đòi hỏi người bán và người mua đều phải thiết lập tài khoản ở cùng một nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán. 6. Trình bày chi tiết quy trình vi thanh toán theo hình thức Phone billing. Bài làm -

Bước 1: Trên website bán hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ, khách hàng người mua lựa chọn sản

phẩm và bắt đầu tiến hành thanh toán. -

Bước 2: Khách hàng người mua sẽ được yêu cầu khai báo số điện thoại của mình để có thể

nhận được mã thanh toán từ nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán. -

Bước 3: Khi khách hàng khai báo xong số điện thoại, khách hàng người mua sẽ nhận được

một mã thanh toán bằng hai cách: tin nhắn hoặc gọi điện. -

Bước 4: Để hoàn tất giao dịch thanh toán trên website bán hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ, người

mua được website bán hàng yêu cầu nhập mã thanh toán đã nhận được vào ô xác thực thanh toán, sau đó sẽ có hai trường hợp xảy ra:

18

o Trường hợp 1: Nếu mã thanh toán hợp lệ, người mua sẽ nhận được thông báo thanh toán thành công và được sử dụng các hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ đã lựa chọn. o Trường hợp 2: Nếu mã thanh toán không hợp lệ, người mua sẽ được điều hướng tới một trang web thông báo lỗi. 7. Trình bày chi tiết quy trình vi thanh toán theo hình thức SMS. Bài làm -

Bước 1: Khách hàng người mua sử dụng điện thoại di động để soạn tin nhắn theo mẫu và gửi

đến một tổng đài được yêu cầu để nhận được mã thanh toán trên thiết bị di động. -

Bước 2: Trên website bán hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ, sau khi lựa chọn sản phẩm, người mua

được yêu cầu nhập vào mã thanh toán đã nhận được trên thiết bị di động vào ô xác thực thanh toán. -

Bước 3: Người mua nhập mã thanh toán vào ô xác thực. Mã thanh toán sẽ được gửi tới nhà

cung cấp dịch vụ vi thanh toán để kiểm tra tính hợp lệ. Khi đó sẽ có hai trường hợp: o Trường hợp 1: Nếu mã thanh toán hợp lệ, người mua sẽ nhận được thông báo thanh toán thành công và được sử dụng các hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ đã lựa chọn. o Trường hợp 2: Nếu mã thanh toán không hợp lệ, người mua sẽ được điều hướng tới một trang web thông báo lỗi. 8. Trình bày chi tiết quy trình vi thanh toán theo hình thức Voice pay. Bài làm -

Bước 1: Khách hàng người mua thực hiện cuộc gọi mất phí tới tổng đài đã yêu cầu và kèm

theo hướng dẫn để nhận được mã thanh toán. -

Bước 2: Trên website bán hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ, sau khi lựa chọn sản phẩm để hoàn tất

giao dịch thanh toán, người mua được yêu cầu nhập mã thanh toán đã nhận được vào ô xác thực. -

Bước 3: Mã thanh toán sẽ được gửi tới nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán để kiểm tra tính

hợp lệ, có hai trường hợp xảy ra: o Trường hợp 1: Nếu mã thanh toán hợp lệ, người mua sẽ nhận được thông báo thanh toán thành công và được sử dụng các hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ đã lựa chọn. o Trường hợp 2: Nếu mã thanh toán không hợp lệ, người mua sẽ được điều hướng tới một trang web thông báo lỗi. 9. Trình bày chi tiết quy trình vi thanh toán theo hình thức dựa trên tài khoản Paypal. Bài làm 19

-

Bước 1: Trên website eBay hoặc bất kỳ website bán hàng hóa dịch vụ có tích hợp thanh toán

với Paypal, sau khi lựa chọn sản phẩm, người mua lựa chọn Paypal để tiến hành thanh toán. -

Bước 2: Khi lựa chọn Paypal để tiến hành thanh toán, Paypal cho phép người mua có thể

thanh toán với thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, tài khoản ngân hàng hoặc sử dụng tài khoản Paypal. -

Bước 3: Tiền thanh toán sẽ được Paypal chuyển đảm bảo vào tài khoản Paypal của người bán.

-

Bước 4: Người bán có thể thực hiện chuyển đổi số tiền này sang tài khoản ngân hàng hoặc giữ

nó trong tài khoản Paypal nếu muốn. 10. Trình bày chi tiết quy trình vi thanh toán theo hình thức Prepaid card. Bài làm -

Bước 1: Khách hàng người mua tiến hành mua thẻ trả trước từ nhà cung cấp dịch vụ vi thanh

toán để lấy mã số thẻ. -

Bước 2: Trên các website bán hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ, người mua lựa chọn sản phẩm và

tiến hành thanh toán. -

Bước 3: Để hoàn tất giao dịch thanh toán, website bán hàng yêu cầu người mua nhập mã số

thẻ trả trước đã mua từ nhà cung cấp dịch vụ vi thanh toán. -

Bước 4: Mã số thẻ trả trước sẽ được website bán hàng gửi tới nhà cung cấp dịch vụ vi thanh

toán để kiểm tra và xác thực thanh toán, có hai trường hợp: o Trường hợp 1: Nếu mã thanh toán hợp lệ, người mua sẽ nhận được thông báo thanh toán thành công và được sử dụng các hàng hóa dịch vụ giá trị nhỏ đã lựa chọn. o Trường hợp 2: Nếu mã thanh toán không hợp lệ, người mua sẽ được điều hướng tới một trang web thông báo lỗi. 11. Trình bày những hiểu biết của anh chị về vi thanh toán? Theo anh chị khi ứng dụng loại hình vi thanh toán doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn và thuận lợi gì? Phân tích? Bài làm a) Hiểu biết: Câu 1 phần II b) Vận dụng: 12. Trình bày những hiểu biết của anh chị về mạng ACH. Bài làm -

Khái niệm: Là hệ thống lưu trữ chuyển tiếp và xử lý hàng loạt các giao dịch tài chính. Các

giao dịch được nhận trong ngày bởi các tài tổ chức tài chính, sau đó được lưu trữ, phân loại và xử lý theo chế độ hàng loạt. Thay vì gửi các khoản thanh toán riêng lẻ, hệ thống ACH tích lũy, sắp xếp và 20

phân loại các khoản thanh toán này theo đích đến để truyền đi trong một khoảng thời gian được xác định trước. Điều này giúp đạt được lợi thế theo quy mô. -

Chức năng: Hệ thống thanh toán bù trừ tự động ACH thực hiện hai chức năng: tín dụng ACH

và ghi nợ ACH. o Tín dụng ACH: được thực hiện khi hệ thống thực hiện một giao dịch tạo ra biến động tăng trong tài khoản của người nhận. Trong một giao dịch tín dụng ACH, dòng tiền được chuyển dịch từ tài khoản người khởi tạo sang tài khoản người nhận. o Ghi nợ ACH: khi thực hiện chức năng ghi nợ ACH, dòng tiền được chuyển hướng theo chiều ngược lại, ban đầu được tập trung từ tài khoản người nhận sau đó được chuyển vào tài khoản người khởi tạo. Điều này làm cho tài khoản người nhận phát sinh biến động giảm. -

Các bên tham gia ACH: o Người khởi tạo: có thể là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện một giao dịch ACH theo thỏa

thuận với người nhận. Tổ chức hoặc cá nhân này có thể trực tiếp thực hiện việc chuyển tiền đến hoặc từ tài khoản của người nhận và các đối tác. o Tổ chức tài chính lưu ký xuất xứ ODFI: (Ngân hàng của người khởi tạo) nhận các hướng dẫn thanh toán từ người khởi tạo và chuyển tiếp giao dịch tới nhà điều hành ACH. o Nhà điều hành ACH: có thể là tổ chức tư nhân hoặc thường được điều hành bởi ngân hàng nhà nước (NHTW) có nhiệm vụ nhận và chuyển tiếp các khoản thanh toán bù trừ tự động từ tổ chức tài chính ODFI. o Tổ chức tài chính lưu ký tiền nhận RDFI: (Ngân hàng của người nhận) có nhiệm vụ nhận các khoản thanh toán bù trừ tự động từ nhà điều hành ACH và đăng các mục thích hợp vào tài khoản của người nhận. o Người nhận: có thể là tổ chức hoặc cá nhân đã thực hiện ủy quyền cho người khởi tạo thực hiện một giao dịch ACH vào tài khoản của mình thông qua RDFI. -

Cách thức vận hành của ACH: o Bước 1: Người nhận ủy quyền cho người khởi tạo. o Bước 2: Người khởi tạo truyền tệp file dữ liệu thanh toán tới ODFI. o Bước 3: ODFI thực hiện phân loại, sắp xếp và chuyển tiếp tệp dữ liệu thanh toán tới

nhà điều hành ACH. o Bước 4: Nhà điều hành ACH thực hiện cân đối và chuyển khoản thanh toán bù trừ tới RDFI. 21

o Bước 5: RDFI làm cho các khoản thanh toán bù trừ tự động được trở nên sẵn sàng trong tài khoản người nhận và đăng các thông tin phù hợp vào tài khoản người nhận. 13. Trình bày khái niệm, chức năng và cách thức vận hành của mạng ACH – Câu 12 phần II 14. Trình bày những hiểu biết về các bên tham gia trong hệ thống ACH? Lấy ví dụ minh họa. – Câu 12 phần II 15. Thế nào là thế nào là chuyển khoản điện tử? So sánh giữa chuyển khoản điện tử cùng hệ thống và chuyển khoán điện tử khác hệ thống. Bài làm a) Khái niệm: Chuyển khoản điện tử là nghiệp vụ chuyển tiền thanh toán giữa các khách hàng khác nhau trong cùng địa bàn hoặc khác địa bàn thông qua mạng lưới máy tính của các ngân hàng. b) So sánh:

16. Trình bày khái niệm và các loại hình của chuyển khoản điện tử. – câu 15 phần II 17. Trình bày khái niệm và quy trình của chuyển khoản điện tử cùng hệ thống. Bài làm a) Khái niệm: Chuyển khoản điện tử trong cùng hệ thống là chuyển khoản điện tử được diễn ra giữa các khách hàng trong cùng một ngân hàng, nghĩa là các khách hàng này đều có tài khoản ở cùng một ngân hàng và hoạt động thanh toán được diễn ra giữa các tài khoản của ngân hàng đó. b) Quy trình: -

Bước 1: người gửi truy cập vào website của ngân hàng nơi người gửi mở tài khoản sau đó sử

dụng tài khoản đã được cấp phép để truy cập vào ngân hàng trực tuyến. -

Bước 2: trong giao diện của ngân hàng trực tuyến, người gửi thực hiện lệnh chuyển khoản

bằng cách khai báo các thông tin cần thiết trên mẫu đơn chuyển khoản được yêu cầu. -

Bước 3: máy chủ xử lý giao dịch của ngân hàng trực tuyến sẽ tiến hành cộng thêm vào tài

khoản người nhận và trừ đi trong tài khoản của người gửi một lượng tiền bằng nhau và bằng số tiền trên hóa đơn chuyển khoản mà người gửi đã khai báo. -

Bước 4: ngân hàng trực tuyến gửi thông tin về phát sinh có trong trường tài khoản tới người

nhận và gửi thông báo về phát sinh nợ trong tài khoản tới người gửi. 22

18. Trình bày khái niệm và quy trình của chuyển khoản điện tử khác hệ thống. Bài làm a) Khái niệm Chuyển khoản điện tử khác hệ thống là chuyển khoản điện tử diễn ra giữa các ngân hàng khác nhau. Chính vì vậy quy trình này đòi hỏi cần có một ngân hàng thứ ba chịu trách nhiệm kết nối các ngân hàng khác nhau lại với nhau và quá trình thanh toán sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng bên thứ ba. Trên thực tế chỉ có ngân hàng nhà nước đủ điều kiện và đủ sự tin cậy để làm ngân hàng trung gian. b) Quy trình -

Bước 1: người gửi truy cập vào website của ngân hàng nơi người gửi mở tài khoản và sử dụng

tài khoản đã đăng ký để truy cập vào ngân hàng trực tuyến của người gửi -

Bước 2: người gửi thực hiện lệnh chuyển khoản bằng cách khai báo các thông tin cần thiết

trên mẫu đơn chuyển khoản của ngân hàng trực tuyến. -

Bước 3: máy chủ xử lý giao dịch của ngân hàng trực tuyến của người gửi tiến hành kiểm tra

các thông tin trên mẫu đơn chuyển khoản và gửi yêu cầu chuyển khoản lên NHNN thông qua tổng đài mạng chuyển khoản. -

Bước 4: sau khi nhận được yêu cầu chuyển khoản từ ngân hàng người gửi, NHNN sẽ tiến

hành chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng người gửi mở tại NHNN sang tài khoản tiền gửi thanh toán của ngân hàng người nhận mở tại NHNN một lượng tiền bằng đúng số tiền trên mẫu đơn chuyển khoản mà người gửi khai báo, đồng thời gửi thông báo về biến động tài khoản tới ngân hàng người gửi và ngân hàng người nhận cùng với thông tin chi tiết về quá trình giao dịch. -

Bước 5: sau khi nhận thông báo về phát sinh có trong tài khoản tiền gửi của mình mở tại

NHNN, ngân hàng của người nhận sẽ lập tức cộng thêm vào tài khoản của người nhận một lượng tiền bằng đúng số tiền đã nhận được trong phát sinh có đồng thời gửi thông báo chi tiết về biến động tăng lên của tài khoản với người nhận. -

Bước 6: ngân hàng người gửi sau khi nhận được thông báo về phát sinh nợ trong tài khoản

tiền gửi thanh toán của mình mở tại NHNN sẽ lập tức trừ đi một lượng tiền bằng đúng số tiền của phát sinh nợ vào tài khoản của người gửi đồng thời gửi thông báo chi tiết về giao dịch với người gửi. 19. Trình bày khái niệm và quy trình thanh toán hóa đơn trực tiếp (Biller direct model). Nhược điểm lớn nhất của thanh toán hóa đơn trực tiếp là gì? Bài làm 23

a) Khái niệm: Trong mô hình này, các tổ chức cung cấp dịch vụ - Biller (điện, nước, truyền hình cáp, internet…) làm cho hóa đơn của khách hàng có sẵn trên website của mình, sau đó gửi một email thông báo tóm tắt về hóa đơn khách hàng cần thanh toán cùng với một liên kết nhúng để quay ngược trở lại website của Biller, xem thông tin đầy đủ chi tiết về hóa đơn và có thể thiết lập thanh toán. b) Quy trình: -

Bước 1: Người lập hóa đơn (các tổ chức cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa) tiến hành gửi một

email tóm tắt về hóa đơn khách hàng cần thanh toán cùng với một link nhúng tới khách hàng. -

Bước 2: để xem thông tin chi tiết về hóa đơn cần thanh toán và thực hiện thanh toán, khách

hàng thông qua liên kết nhúng để truy cập ngược trở lại website của Biller. -

Bước 3: sau khi xem thông tin về hóa đơn, để tiến hành thanh toán khách hàng sẽ thông qua

một kết nối an toàn ở để truy cập vào website của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử. -

Bước 4: khách hàng tiến hành khai báo thông tin về phương tiện thanh toán. Thông tin đó sẽ

được nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử truyền tải tới ngân hàng của khách hàng. -

Bước 5: ngân hàng của khách hàng tiến hành kiểm tra các thông tin về phương tiện thanh toán

mà khách hàng khai báo sau đó xác thực thông tin với nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử (chuyển tiền từ phương tiện thanh toán mà khách hàng đã khai báo sang tài khoản ngân hàng của nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử. Đồng thời gửi thông báo về phát sinh nợ và chi tiết giao dịch được khách hàng). -

Bước 6: Nhà cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử gửi thông báo đã nhận được thanh toán tới

Biller. c) Nhược điểm: -

Với cùng một dịch vụ, mỗi khách hàng khách nhau đòi hỏi lập một hóa đơn khác nhau, thời

gian truy cập website để nhận thông tin và tiến hành thanh toán là khác nhau. -

Với mỗi nhà cung cấp dịch vụ khác nhau, thời điểm gửi email thông báo về hóa đơn thanh

toán là khác nhau, do đó, đòi hỏi khách hàng phải luôn theo dõi và check mai thường xuyên để nắm bắt được thông tin hóa đơn và thời điểm cần thanh toán một cách nhanh nhất, không bị trễ hạn. Điều đó gây ra sự lãng phí về mặt thời gian. 20. Trình bày khái niệm và chi tiết quy trình thanh toán hóa đơn điện tử tích hợp (Consolidator). Sự khác biệt cơ bản giữa thanh toán hóa đơn trực tiếp và hóa đơn điện tử tích hợp là gì? Bài làm 24

a) Khái niệm: b) Quy trình -

Bước 1: khách hàng tiến hành đăng ký tạo tài khoản với một CSP.

-

Bước 2: nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng CSP tiến hành kích hoạt tài khoản mà khách

hàng đã đăng ký với BSP. -

Bước 3: BSP tiến hành nhận các hóa đơn mà khách hàng cần thanh toán từ các biller sau đó

chuyển ngược lại những hóa đơn này về hệ thống của CSP. -

Bước 4: khi khách hàng tiến hành đăng nhập bằng tài khoản đã đăng ký vào hệ thống của

CSP, khách hàng có thể xem được thông tin chi tiết về toàn bộ hóa đơn mà khách hàng cần thanh toán và bắt đầu tiến hành thanh toán. -

Bước 5: khách hàng tiến hành khai báo thông tin về phương tiện thanh toán của mình trên hệ

thống CSP. CSP tiến hành chuyển tải thông tin về phương tiện thanh toán mà khách hàng khai báo cùng với chỉ dẫn thanh toán tới CPP để kiểm tra, xác thực thanh toán với BSP (CPP tiến hành chuyển tiền thanh toán từ phương tiện thanh toán mà khách hàng đã khai báo sang tài khoản ngân hàng của BPP). -

Bước 6: sau khi nhận được thanh thông tin về phát sinh có trong tài khoản BPP sẽ tiến hành

gửi thông báo chi tiết về giao dịch thanh toán tới các Biller tương ứng. c) Khác biệt cơ bản 21. Trình bày các bên tham gia trong quy trình hóa đơn điện tử tích hợp. Hãy cho biết chức năng và vai trò của từng bên. Lấy ví dụ minh họa. Bài làm Các bên tham gia trong quy trình hóa đơn điện tử tích hợp: -

CSP (Customer service provider): Nhà cung cấp dịch vụ khách hàng

-

BSP (Bussiness service provider): Nhà cung cấp dịch vụ Biller

-

CPP (Customer Payment Provider): Nhà cung cấp thanh toán khách hàng (Ngân hàng của

khách hàng) -

BPP (Bussiness Payment Provider): Nhà cung cấp thanh toán Biller (Ngân hàng của Biller)

22. Trình bày về khái niệm và các vấn đề đặt ra đối với an toàn trong thanh toán điện tử. Bài làm a) Khái niệm: 25

b) Các vấn đề đặt ra: -

Nhìn từ góc độ người dùng: o Bảo mật các thông tin cá nhân: Mã CCV2, password, exp … o Truy cập đúng vào website hợp pháp. o Không bị nhiễm mã độc hoặc virus từ bên ngoài.

-

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp: o Bảo vệ website trước những cuộc tấn công từ bên ngoài. o Bào vệ người dùng khi tham gia vào giao dịch: dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc (khắc phục lỗi khi giao dịch đình trệ …).

-

Nhìn từ góc độ HT TMĐT: o Tính bí mật của thông tin: đảm bảo cho các thông tin trao đổi 2 chiều giữa người dùng và hệ thống không bị tiết lệ trong quá trình truyền, dù thông tin đó có thể bị chặn dò nhưng không thể đọc hiểu. o Tính toàn vẹn thông tin: Đảm bảo cho các thông tin trao đổi 2 chiều không bị biến đổi trong quá trình truyền. Bất kỳ sự sửa đổi hoặc thay thế nào dù là nhỏ nhất cũng sẽ dễ dàng bị phát hiện. o Tính sẵn sàng: đảm bảo các thông tin và dịch vụ cung cấp luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu truy cập và sử dụng của người dùng (đảm bảo quá trình giao dịch không lúc nào bị gián đoạn kể cả khi khách hàng tăng lên đột biến). o Tính chống từ chối: đảm bảo chống lại việc từ chối hay phủ nhận các giao dịch đã thực hiện thông qua cung cấp các bằng chứng cụ thể. o Xác thực: là quá trình xác thực xem ai tham gia vào quá trình giao dịch thanh toán điện tử, là cơ sở nhận diện người dùng, định danh và cơ sở chống phủ định. o Cấp phép: là quá trình xác định xem những ai là người có quyền truy cập và sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử của hệ thống. o Kiểm soát là quá trình thu thập các thông tin về những lần mà người dùng sử dụng dịch vụ của hệ thống thanh toán điện tử.

23. Phân tích các vấn đề đặt ra dưới góc độ người dùng. Cho ví dụ minh họa. (Câu 22 phần II) 24. Phân tích các vấn đề đặt ra dưới góc độ doanh nghiệp. Cho ví dụ minh họa. (Câu 22 phần II) 26

25. Phân tích các vấn đề đặt ra dưới góc độ hệ thống. Cho ví dụ minh họa. (Câu 22 phần II) 26. Phân tích các nguy cơ đối với thanh toán thẻ. Cho ví dụ minh họa. 27. Phân tích các nguy cơ đối với thanh toán ví điện tử. Cho ví dụ minh họa. 28. Phân tích các nguy cơ đối với thanh toán chuyển khoản điện tử. Cho ví dụ minh họa. 29. Trình bày khái niệm, đặc điểm, quy trình của mã hóa khóa đối xứng. Cho ví dụ minh họa. 30. Trình bày khái niệm, đặc điểm, quy trình của mã hóa khóa bất đối xứng, Cho ví dụ minh họa. 31. So sánh mã hóa khóa đối xứng và mã hóa khóa bất đối xứng. Sử dụng phương pháp nào an toàn hơn? Tại sao? 32. Trình bày khái niệm và chức năng của chữ ký điện tử, phân biệt giữa chữ ký điện tử và chữ ký số. 33. Trình bày khái niệm chữ ký số. Nêu quy trình tạo lập và gửi thông điệp có sử dụng chữ ký số, vẽ hình minh họa? 34. Trình bày hiểu biết về chữ ký số? Ứng dụng của chữ ký số trong hoạt động thanh toán điện tử là gì? Cho ví dụ minh họa. 35. Nêu hiểu biết về hàm băm cho biết ứng dụng của hàm băm trong quá trình tạo lập và gửi thông điệp có sử dụng chữ ký số. 36. Trình bày khái niệm kiểm soát truy cập và xác thực. Phân tích và nêu hiểu biết về các hình thức nhằm kiểm soát truy cập và xác thực. Trong những phương thức trình bày, phương thức nào được đánh giá là an toàn nhất? Tại sao? 37. Trình bày những hiểu biết về giao thức SSL (Secure Socket Layer). Vai trò của SSL trong hoạt động đảm bảo an toàn cho thanh toán điện tử. 38. Trình bày những hiểu biết về giao thức SET (Secure Electronic Transaction)? Vai trò của SET trong hoạt động đảm bảo an toàn cho thanh toán điện tử. 39. So sánh hai giao thức SSL và SET trong hoạt động thanh toán điện tử, giao thức nào thường được sử dụng để đảm bảo an toàn? Giải thích? III.

Nhóm câu hỏi 3

1. Phân biệt, có dẫn chứng thực tế về sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nơ? Nêu một vài lý do vì sao thanh toán thẻ tín dụng chưa phổ biến ở Việt Nam hiện nay? 2. Phân biệt những điểm giống và khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ? Cho ví dụ minh họa. Theo anh (chị) ở Việt Nam hiện nay loại thẻ nào được ưa chuộng hơn? Tại sao?

27

3. Trình bày khái niệm và đặc điểm của thẻ tín dụng? Hãy nêu những hiểu biết của anh (chị) về thực trạng sử dụng thẻ tín dụng tại Việt Nam hiện nay? Bài làm a) Khái niệm Là loại thẻ mà chủ sở hữu thẻ tạo lập được bằng cách sử dụng uy tín cá nhân của mình hoặc tài sản thế chấp. Trên cơ sở đó, ngân hàng phát hành thẻ sẽ cấp phát cho chủ sở hữu thẻ một khoản tín dụng để chi tiêu. b) Đặc điểm -

Chi tiêu trước, trả tiền sau.

-

Cho phép chi tiêu bằng tất cả các loại tiền (thẻ tín dụng quốc tế)

-

Không được hưởng lãi suất số dư trong tài khoản.

-

Tài khoản hoặc tài sản thế chấp độc lập tương đối với việc chi tiêu.

-

Mất phí cao khi rút tiền mặt: 4% cùng hệ thống, 8% khác hệ thống.

-

Chủ sở hữu thể có thể thanh toán một phần hoặc toàn bộ số tiền đã chi tiêu trong kỳ cho ngân

hàng phát hành thẻ. Số tiền còn thiếu sẽ phải trả lãi suất theo quy định của ngân hàng phát hành và được cộng dồn vào hóa đơn tháng tiếp theo. c) Thực trạng 4. Trình bày khái niệm và đặc điểm của thẻ ghi nợ? Hãy nêu những hiểu biết của anh (chị) về thực trạng sử dụng thẻ ghi nợ tại Việt Nam hiện nay. Bài làm a) Khái niệm Là loại thẻ cho phép chủ sở hữu thẻ chi tiêu trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của mình tại ngân hàng phát hành thẻ. b) Đặc điểm -

Chi tiêu đến đâu, tiền gửi trong tài khoản bị khấu trừ đến đấy.

-

Chi tiêu bằng tất cả các loại tiền (chỉ thẻ quốc tế).

-

Được hưởng lãi suất số dư trong tài khoản (lãi suất không kỳ hạn).

-

Không mất phí hoặc mất một khoản phí rất nhỏ khi sử dụng để rút tiền mặt..

c) Thực trạng

28

5. Theo anh (chị) trong thanh toán bằng thẻ tín dụng, làm thế nào để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Bài làm 6. Trình bày khái niệm và phân loại thẻ thông minh? Nêu những hiểu biết của anh (chị) về ứng dụng của thẻ thông minh trong hoạt động thanh toán điện tử? Bài làm a) Khái niệm: là loại thẻ thanh toán trên thẻ có gắn một mạch vi xử lý gọi là chip có khả năng giới hạn trước các hoạt động thêm vào hoặc xóa bớt các dữ liệu trên thẻ. Thông thường thẻ thông minh được cài đặt ở chế độ đọc được mà không thể sửa đổi, thay thế dữ liệu. b) Phân loại -

Thẻ tiếp xúc: là thẻ thông minh mà trên mạch vi xử lý có gắn một miếng kim loại nhỏ bằng

vàng. Khi đưa thẻ tiếp xúc vật lý với thiết bị đọc thẻ, thông tin dữ liệu trên thẻ sẽ được truyền từ mạch vi xử lý qua miếng kim loại bằng vàng sang thiết bị đọc thẻ. Công nghệ thẻ tiếp xúc thường được sử dụng để tạo ra thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ thế hệ mới theo chuẩn EMV. -

Thẻ phi tiếp xúc là loại thẻ thông minh trên mạch vi xử lý có gắn anten. Khi đưa thẻ lại gần

thiết bị đọc thẻ, thông tin dữ liệu trên thẻ sẽ được truyền từ mạch vi xử lý qua anten tới anten của thiết bị đọc thẻ (tiếp xúc thông qua sóng vô tuyến). Thẻ phi tiếp xúc được sử dụng khi cần thanh toán nhanh tại những nơi đông người trong khoảng cách gần. Công nghệ của thẻ phi tiếp xúc thường được ứng dụng để thanh toán cước phí giao thông công cộng, thanh toán vé tàu điện ngầm, vé xe bus. c) Ứng dụng 7. Trình bày chi tiết quy trình thanh toán thẻ trực tuyến? Bài làm 8. Trình bày những hiểu biết của anh (chị) về tổ chức thẻ Visa. Theo anh (chị) vai trò của Visa trong hoạt động thanh toán thẻ quốc tế là gì? Phân tích. 9. Trình bày hiểu biết về tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Vai trò của MasterCard trong hoạt động thanh toán thẻ quốc tế là gì? Phân tích. 10. Trình bày hiểu biết về napas.com.vn. Vai trò của tổ chức napas trong hoạt động thanh toán tại Việt Nam là gì? Phân tích.

29

11. Lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử bất kỳ tại Việt Nam, phân tích những hiểu biết về sản phẩm ví điện tử mà doanh nghiệp này cung cấp. Bài làm

12. Trình bày những hiểu biết về ví điện tử của PayPal? Hãy nêu những lý do khiến PayPal trở thành một trong những loại ví điện tử được ưa chuộng nhất hiện nay trên thế giới. 13. Trình bày hiểu biết về ví điện tử? Khi sử dụng ví điện tử có gì ưu việt hơn sử dụng thẻ thanh toán? Bài làm a) Hiểu biết về ví điện tử: câu 20 phần I b) Ưu điểm so với thẻ thanh toán: 14. Trình bày hiểu biết về hai nhà cung cấp dịch vụ Bảo Kim vào Ngân Lượng. So sánh sự giống và khác nhau về dịch vụ ví điện tử mà hai doanh nghiệp này cung cấp. 15. Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho rằng ví điện tử và tiền điện tử là một. Hai loại hình này là giống nhau hay khác nhau, phân tích và làm rõ. Bài làm Ví điện tử và tiền điện tử là hai loại hình khác nhau -

Tiền điện tử là một trong các hình thái thanh toán, về mặt bản chất, là một mặt biểu hiện

khác của dòng tiền giấy. Trong khi đó, ví điện tử là một tài khoản điện tử, hoạt động giống như một ngân hàng trên Internet. 16. Hiện nay trong thanh toán điện tử xuất hiện một loại tiền mới là Bitcoin được nhiều quốc gia công nhận, trình bày hiểu biết về loại tiền này. Bitcoin được coi là một loại hàng hóa hay tiền tệ? Giải thích tại sao. Bài làm a) Hiểu biết về Bitcoin: b) Giải thích: Bitcoin được coi là một loại hàng hóa mà không phải là tiền tệ vì: -

Tiền điện tử phải được lưu trữ trong hệ thống máy tính của một tổ chức, có thể chuyển đổi từ

tiền giấy sang tiền điện tử và ngược lại. Trong khi đó, Bitcoin chỉ có giá trị như một loại hàng hóa để trao đổi, mua bán kiếm lời. Người ta bỏ tiền để mua Bitcoin về cất trữ, hoặc bán lại với giá cao.

30

Không được ngân hàng chấp nhận trong hệ thống thanh toán, không có thiết bị hỗ trợ chuyển đổi được thành tiền giấy để mua bán thông thường cũng như chuyển tiền giấy thành Bitcoin để lưu trữ. 17. Tại sao nhiều doanh nghiệp lại sử dụng hình thức vi thanh toán thay vì ví điện tử. Giải thích. 18. Vi thanh toán thường phù hợp với việc thanh toán cho những sản phẩm như thế nào? Giải thích tại sao ở Việt Nam vi thanh toán vẫn chưa phát triển? Bài làm a) Vi thanh toán phù hợp với việc thanh toán cho những sản phẩm số, hoặc các dịch vụ được phục vụ trên môi trường Internet có giá trị nhỏ (từ 1 cent tới dưới 10$) ví dụ như tài liệu tham khảo tại các trang 123doc.org, luanvan.net … hoặc trên các trang kiểm tra IQ, EQ … b) Giải thích: 19. Ở Việt Nam loại hình vi thanh toán nào phổ biến nhất? Cho ví dụ và phân tích. 20. Lựa chọn một nhà cung cấp vi thanh toán bất kỳ, phân tích những hiểu biết về loại hình vi thanh toán của doanh nghiệp này. 21. PayPal cung cấp rất nhiều loại hình thanh toán điện tử trong đó có vị thanh toán và ví điện tử. Sự khác biệt của hai hình thức này mà PayPal cung cấp là gì, phân tích và làm rõ. 22. Trình bày khái niệm, đặc điểm và thông tin trên séc điện tử. Giải thích tại sao séc điện tử chưa phổ biến tại Việt Nam? Bài làm a) 23. Thanh toán bằng séc điện tử có những ưu điểm nào của trội hơn so với thanh toán bằng séc truyền thống. 24. Trình bày khái niệm, đặc điểm của séc điện tử. Tại sao các doanh nghiệp B2B nên sử dụng hình thức thanh toán này? 25. Trình bày hiểu biết về tổ chức Authorize.net. Trình bày quy trình thanh toán bằng séc điện tử của Authorize.net (có vẽ hình minh họa). 26. Phân tích các hình thức thanh toán bằng ví điện tử của Authorize.net. Trong những hình thức đó, hình thức nào phổ biến nhất, tại sao? 27. Lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ séc điện tử, trình bày hiểu biết về sản phẩm séc điện tử mà doanh nghiệp này cung cấp. Phân tích lợi ích mà séc điện tử của doanh nghiệp mang lại. 31

28. Trình bày các hiểu biết về tổ chức NACHA? NACHA có vai trò như thế nào trong hoạt động thanh toán điện tử? 29. Trình bày khái niệm và đặc điểm của thanh toán hóa đơn điện tử? Những loại hình nào phổ biến tại Việt Nam hiện nay? 30. Trình bày khái niệm và loại hình thanh toán hóa đơn điện tử? Phân tích cụ thể ưu và nhược điểm của từng loại hình? 31. Lựa chọn một nhà cung cấp dịch vụ thanh toán hóa đơn điện tử, trình bày quy trình thanh toán hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp này cung cấp. Lợi ích của loại hình này mang lại cho khách hàng là gì? 32. Tại sao loại hình thanh toán hóa đơn điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam.

32