51 0 1MB
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 1. Tên đề tài: Phân tích tổng quan chuỗi cung ứng của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam 2. Mục lục CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY 1.1. Lịch sử hình thành 1.2. Hoạt động kinh doanh CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY 2.1. Lập kế hoạch (Plan) 2.2 Tìm nguồn cung cấp (Source) 2.3. Sản xuất (Make) 2.4. Phân phối (Deliver) 2.5. Thu hồi CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ 3.1. Đánh giá chung về quản trị chuỗi cung ứng của công ty 3.2. Những ưu điểm 3.3. Nhược điểm CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU UNIQLO Uniqlo là một thương hiệu thời trang mang tính tiêu biểu của Nhật Bản: kiểu mẫu, sáng tạo và bền vững…với những sản phẩm may mặc sử dụng nguyên vật liệu mới, chất lượng tốt và giá cả hợp lý. Người ta biết đến Nhật Bản như một nền văn hoá quật cường, sáng tạo và tính kỷ luật cao. Và người ra cũng biết đến thương hiệu Uniqlo, một nền văn hoá thời trang kiểu Nhật – mang tính dài hạn, chú trọng cải tiến và phục vụ đời sống thực tiễn. Phong cách thời trang, chất lượng và giá trị sử dụng của Uniqlo mang trên mình những phẩm chất của một nền văn hoá công nghiệp Nhật Bản, hiện đại và tinh tế. Nhân tố quyết định tính “unique” của thương hiệu là sự cầu toàn trong việc phát triển và hoàn thiện nguyên vật liệu mới, với các đặc tính thường thức như giữ nhiệt, giúp duy trì độ ẩm của da, khoáng khuẩn, có độ đàn hồi cao và độ mỏng làm mát, khô thoáng nhanh. Thời trang của Uniqlo là nhu cầu ăn mặc căn bản của người tiêu dùng. Khác với mô hình thời trang thị trường “Fast fashion” của các hãng thời trang bản lẻ có tiếng
như H&M, Zara hay Mango. Triết lý kinh doanh của Uniqlo là những cải tiến theo đuổi đời sống công nghiệp mới, những sáng tạo kiểu mẫu mang tính ổn định và thay đổi qua thời gian, thay vì là sự “chạy đua” với xu hướng và các trào lưu hiện hành. 1.1. Lịch sử hình thành: Xuất thân từ một doanh nghiệp gia đình đã tồn tại từ năm 1949, ông Tadashi Yanai sáng lập công ty Ogori Shoji tại Yamaguchi vào năm 1963. Đến năm 1984, thương hiệu Uniplo mới chính thức được ra đời. Ban đầu, tên thương hiệu được đặt theo cách viết rút gọn của cụm từ “Unique Clothing” là Uniclo, tuy nhiên, sự nhầm lẫn giữa “c” và “q” khi đăng ký thương hiệu vào năm 1988 đã dẫn đến sự ra đời của Uniqlo ngày nay. Tháng 9/1991, Ogori Shoji được đổi tên thành Fast Retailing Co.,Ltd và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Hiroshima vào tháng 7/1994. Song, từ ngày 1/11/2005, Uniqlo tách ra từ công ty mẹ và độc lập niêm yết cổ phần tại Sở GDCK Tokyo. Mặc dù là một doanh nghiệp có nguồn gốc Á Đông, nhà sáng lập Tadashi Yanai không duy trì hình thức quản trị công ty theo truyền thống “Cha truyền con nối”. 2 người con trai của Tadashi Yanai giữ vai trò lãnh đạo trong bộ máy điều hành, nhưng không ai được nghiễm nhiên giữ chức CEO của tập đoàn. Thay vào đó, họ phải cùng tham gia quản lý với nhiều thành viên khác trong ban quản trị. Thương hiệu Uniqlo là một trong những doanh nghiệp, đầu tư trong việc đào tạo thế hệ lãnh đạo tương lai. Cốt lõi là nhằm để “săn đón” nhân tài, những người sẽ kế thừa các vị trí điều hành cao cấp của tập đoàn bao gồm khoảng 200 “ghế lãnh đạo” của thương hiệu, trải rộng trên khắp thế giới. Mẫu thiết kế logo đặc biệt của Uniqlo hiện nay đã được đổi mới kể từ năm 2006. Trong đó, logo đang được sử dụng được thiết kế bởi Kashiwa Sato, bao gồm 2 hình vuông với 2 màu chủ đạo đỏ – trắng, tượng trưng cho màu quốc kỳ Nhật Bản. Ngoài ra, với ý tưởng từ con dấu kí tên của Nhật, logo thương hiệu bao gồm 2 phần, với 1 hình vuông hiển thị theo bộ chữ viết Katakana, và 1 hình vuông hiển thị bằng chữ cái latin. 3 chi tiết thiết kế này thể hiện ý nghĩa sâu sắc của một thương hiệu Uniqlo toàn cầu mang đậm bản sắc cố quốc.
1.1 Hoạt động kinh doanh của Uniqlo 1.1.1 Lĩnh vực kinh doanh - Thời trang may mặc. Thương hiệu uy tín, chất lượng, có khả năng chi trả . Dù luôn phải đấu tranh với các thương hiệu lớn trên thương trường, Uniqlo vẫn giữ được danh tiếng và doanh thu nhất định. Bí quyết để Uniqlo xây dựng thương hiệu toàn cầu là gì Tập đoàn Fast Retailing, chủ sở hữu thương hiệu thời trang Uniqlo vừa công bố kế hoạch ra mắt cửa hàng đầu tiên tại thị trường Việt Nam vào cuối năm 2019. Tập đoàn này đang tập trung mở rộng tại thị trường châu Á do sự tăng trưởng mạnh mẽ của khu vực này, nhất là với ngành hàng thời trang và may mặc. Được sáng lập tại Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1984, ngày nay Uniqlo có hơn 1.900 cửa hàng trên thế giới (với 843 cửa hàng tại Nhật). Thương hiệu Uniqlo là đứa con tinh thần của nhà tỉ phú sáng lập – CEO Tadashi Yanai, một trong những người giàu nhất Nhật Bản. Cách đây 10 năm, nếu bạn đề cập thương hiệu Uniqlo với bất cứ ai không sống ở Nhật, họ sẽ không khỏi bối rối. Ngày nay, bất kỳ công dân toàn cầu nào cũng có thể liên tưởng thương hiệu này với chất lượng, thời trang và giá cả hợp lý. Uniqlo đã rất thành công trong những năm gần đây. Dù phải cạnh tranh
với những tên tuổi lớn như ZARA, H&M, Gap và Forever21, họ vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. John Jay, Chủ tịch phụ trách sáng tạo toàn cầu của Tập đoàn Fast Retailing (cựu Giám đốc sáng tạo của Nike), đã chia sẻ bốn nguyên tắc xây dựng thương hiệu thời trang toàn cầu của Uniqlo. 1.1.2 Thiết lập mục đích thương hiệu Hai trong số những thách thức lớn nhất đối với bất kỳ thương hiệu nào là xác định mục đích thương hiệu rõ ràng và luôn phân phối hiệu tinh thần thương hiệu của mình trên tất cả các phương tiện. Một mặt, Uniqlo thực sự thành công trong việc xác định mục đích thương hiệu rõ ràng để cung cấp sản phẩm chất lượng cao, hiệu suất tăng cường, phổ quát, đơn giản với giá cả phải chăng. Mặt khác, nó cũng đã tạo ra một hệ thống phân phối mạnh mẽ để cung cấp tinh thần của thương hiệu. Uniqlo (từng được gọi là “Unique Clothing Warehouse”) bán quần áo thời trang, tiện dụng và đột phá về mặt công nghệ – những sản phẩm mà họ gọi là LifeWear – dành cho đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Nhưng quan trọng hơn, theo Jay, Uniqlo được xây dựng dựa trên “tinh thần dân chủ”. “Câu khẩu hiệu “Made for all” là triết lý của chúng tôi. Mục tiêu của chúng tôi là tạo ra những sản phẩm quần áo bền, dễ mặc và giá cả phù hợp cho mọi người”. Tinh thần dân chủ này đi xa hơn chuyện giá cả sản phẩm mà còn thể hiện trong triết lý quản trị của nhà sáng lập. Ông Tadashi Yanai, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành của Tập đoàn Fast Retailing tin rằng “công việc như nhau thì xứng đáng nhận lương thưởng ngang bằng nhau”. Ông đã đề ra một hệ thống trả lương toàn cầu, theo đó, các quản lý cửa hàng trên khắp thế giới đều nhận lương như nhau. 1.1.3 Địa điểm kinh doanh Thương hiệu đặt mục tiêu 400 cửa hàng tại các nước ASEAN và châu Đại Dương vào năm 2022, con số này gấp đôi so với dự định trước đó. Nếu đạt mục tiêu này, Uniqlo sẽ vượt lên dẫn đầu so với các đối thủ cạnh tranh khác hiện có trong khu vực Asian như Zara và H&M. Có rất nhiều cơ hội mà Uniqlo có thể tận dụng để trở thành nhà bán lẻ hàng may mặc toàn cầu lớn nhất thế giới. Đặc biệt, Fast Retailing có kế hoạch tập trung vào việc phát triển Uniqlo trên toàn cầu và mở rộng bán hàng trực tuyến. Với văn hóa công ty ấn tượng của Uniqlo, sự lãnh đạo táo bạo, và sự phát triển tài chính vững chắc đã được chứng minh trong 15 năm qua, không nghi ngờ gì Uniqloo là thương hiệu bán lẻ thời trang của nội địa Nhật Bản đang đi đúng hướng đến thành công toàn cầu. CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH UNIQLO VIỆT NAM
Hình 2a: Quy trình chuỗi cung ứng của Uniqlo Chuỗi cung ứng hiện tại của Công ty Uniqlo nói chung và tại Việt Nam nói riêng là chuỗi cung ứng kéo (Pull Supply Chain) với quy trình bắt đầu từ việc lập kế hoạch sản xuất, lựa chọn nguồn cung cấp phù hợp, đặt hàng cho công ty thương mại, theo dõi từ quy trình cung ứng, sản xuất, vận chuyển, phân phối, cho tới bán hàng và thu hồi (nếu có). Nhờ vào đặc trưng của mô hình kinh doanh SPA ( hình 2b ), nên Uniqlo có thể chủ động trong việc quyết định được thời điểm lên kế hoạch, đặt hàng, giao hàng....và nhờ đó có thể tăng cao hiệu quả của chuỗi cung ứng. Trong chuỗi cung ứng của Uniqlo, thì công ty Uniqlo Việt Nam, phụ trách chính trong quy trình sản xuất và vận chuyển nhằm đảm bảo theo đúng kế hoạch sản xuất được đặt ra.
Hình 2b: Mô hình kinh doanh SPA 2.1 Lập kế hoạch (Plan) Lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng của công ty Uniqlo, bao gồm việc xây dựng kế hoạch bán hàng, kế hoạch sản xuất, kế hoạch đặt hàng, nguyên phụ liệu vào một kế hoạch tổng thể nhằm đảm bảo sự vận hành đồng bộ xuyên suốt chuỗi cung ứng. Thông tin cho việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng của công ty Uniqlo được thu thập từ cả hai nguồn: qua dữ liệu thống kê, dự báo tăng trưởng của ngành dệt may tại thị trường Việt Nam và những báo cáo phân tích của công ty về xu hướng tiêu dùng của thị trường Nhật. Ngoài ra, với quan niệm căn cứ vào thực tế hoạt động bán hàng sẽ mang lại con số dự báo chính xác nhất cho thị trường, nên Uniqlo vẫn chưa theo đuổi chiến lược dự trữ tồn kho, và vì thế việc lập kế hoạch đặt hàng vẫn không được chú trọng. Chỉ khi nhận được kế hoạch bán hàng chính thức, thì bộ phận sản xuất, thiết kế, thu mua của công ty mới tiến hành lên kế hoạch sản xuất, đặt hàng chi tiết. Do vậy, kế hoạch đặt hàng hoàn toàn phụ thuộc vào độ chính xác của kế hoạch bán hàng nên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan để có dự báo tốt nhất.
Hình 2.1: Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng của Uniqlo
Bảng 2.1: Kết quả khảo sát hoạt động lập kế hoạch cung ứng Kết quả khảo sát trong bảng 2.1b cho thấy các quản lý hiện tại đánh giá tốt về công tác lập kế hoạch thông qua tỷ lệ đồng ý với tiêu chí đáp ứng các đơn hàng thường xuyên (giá trị trung bình đạt 4.21). Tuy nhiên, họ vẫn chưa hài lòng về khả năng đáp ứng các đơn hàng gấp và đột xuất với giá trị trung bình trong đánh giá chỉ đạt 2.13. Giá trị độ lệch chuẩn trong các câu trả lời khoảng 0.6 thể hiện sự đồng đều trong các ý kiến phản hồi. Đơn hàng gấp và đột xuất ở đây là những đơn hàng với thời gian sản xuất ngắn, thời gian giao hàng bị rút ngắn so với thông thường, xuất hiện khi một số mã hàng bắt kịp xu hướng người tiêu dùng, được bán rất chạy dẫn đến hết hàng tồn kho để bán và cần bổ sung hàng sớm. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động lập kế hoạch chuỗi cung ứng Ưu điểm: Quy trình lập kế hoạch chuỗi cung ứng đơn giản và nguồn thông tin phục vụ cho dự báo đa dạng và khá tin cậy. Nhờ vậy, bộ phận kinh doanh có thể nhanh chóng lập được kế hoạch bán hàng khá chính xác, điều này cũng góp phần giúp cho các kế hoạch tài chính được đảm bảo. Nhược điểm: Việc lập kế hoạch dựa vào sản lượng bán được của năm trước và do bộ phận kinh doanh lập nên tính chủ quan còn khá cao, chỉ dựa phần
lớn vào kế hoạch bán hàng, không xây dựng kế hoạch sản xuất cung ứng phòng khi đơn hàng gấp và đột xuất. Ngoài ra, hiện tại việc xây dựng kế hoạch bán hàng trung và dài hạn chưa được chú trọng nên lãnh đạo công ty và các giám đốc phụ trách sản xuất vẫn chưa thống nhất theo đuổi chiến lược tồn kho. 2.2 Tìm nguồn cung cấp (Source) Để thành công và phát triển trong môi trường kinh doanh như hiện nay, các doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu “đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng” và “tối thiểu hóa chi phí”. Bên cạnh đó, với đặc thù của ngành may vốn có nguyên phụ liệu đầu vào đa dạng về chủng loại và số lượng, nên việc chủ động, chú trọng trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp là điều rất quan trọng. Theo đó, mọi doanh nghiệp đều nên chú trọng vào hoạt động tìm nguồn cung cấp bao gồm: tìm nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào (đặt hàng), tuyển chọn nhà cung cấp và đàm phán hợp đồng. Tuyển chọn nhà cung cấp Về công tác tuyển chọn nhà cung cấp, Uniqlo phần lớn dựa vào danh sách do công ty thương mại đề nghị. Bên cạnh đó, công ty cũng để cho công ty thương mại chủ động trong việc xây dựng nên các tiêu chuẩn trong việc lựa chọn nhà cung cấp. Uniqlo chỉ giữ vai trò quyết định là lựa chọn nhà cung cấp nào phù hợp. Mặt khác, vì đặc thù ngành may trải qua rất nhiều quy trình, công đoạn, nên Uniqlo có xu hướng lựa chọn các nhà cung cấp theo hướng chuyên môn hóa, cụ thể: Bảng 2.2: Số lượng các nhà cung cấp của công ty Uniqlo Việt Nam năm 2014
Theo bảng trên, ta có thể thấy rằng số lượng nhà cung cấp thuộc công đoạn dệt và may tại Việt Nam đang chiếm một tỷ trọng lớn trong chuỗi cung ứng của Uniqlo. Đặt hàng và đàm phán hợp đồng Đối với sản phẩm được xuất đi thị trường Nhật, Uniqlo không thực hiện đặt hàng trực tiếp với nhà cung cấp, mọi hoạt động đặt hàng của Uniqlo đều được thực hiện thông qua công ty thương mại. Quy trình đặt hàng của công ty Uniqlo được bắt đầu sau khi kế hoạch bán hàng lập ra, bộ phận sản xuất thiết kế sẽ tiến hành lựa chọn và quyết định chi tiết của đơn hàng như về số lượng, mẫu mã màu sắc, kích cỡ, lượng nguyên phụ liệu cần đặt, thời gian giao nhận,.... Sau đó đơn đặt hàng (PO) sẽ được lập và gửi cho công ty thương mại. Sau khi xác nhận đơn hàng, công ty thương mại sẽ tiến hành lựa chọn nhà cung ứng cho từng công đoạn và lên kế hoạch đặt hàng chi tiết cho mỗi bên.
Hình 2.2: Quy trình đặt hàng của Uniqlo cho hàng hóa xuất sang Nhật Vì đặc thù là làm việc với công ty thương mại, nên Uniqlo chỉ tập trung vào việc đàm phán thống nhất về đơn giá, số lượng thời gian với bên thương mại để lập đơn đặt hàng; mọi việc đàm phán với nhà cung cấp tiếp theo thì đều công ty thương mại phụ trách. Tuy không tham gia trực tiếp vào hoạt động đàm phán với nhà cung cấp, nhưng Uniqlo lại tham gia giám sát và theo dõi tiến trình sản xuất, cung ứng, giao nhận dựa theo kế hoạch đề ra. Đánh giá về thực trạng hoạt động tìm nguồn cung cấp
Ưu điểm: Hoạt động tìm nguồn cung cấp nói chung và quy trình đặt hàng nói riêng của Uniqlo là rõ ràng và tương đối dễ hiểu. Vì hoạt động gián tiếp thông qua thương mại với nhiều kinh nghiệm, nên giúp tiết kiệm thời gian công sức trong hoạt động tìm kiếm, lựa chọn và đàm phán với nhà cung cấp. Mặt khác, quy trình đặt hàng chỉ bắt đầu khi kế hoạch sản xuất được lập nên dựa theo kế hoạch bán hàng, vì thế đa phần những yêu cầu đặt ra cho thời gian giao hàng là đạt yêu cầu. Nhược điểm: Chuỗi cung cấp sản phẩm của Uniqlo là chuỗi cung ứng kéo nên chỉ mới đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng do đó, chỉ đáp ứng tốt những đơn hàng thường xuyên và theo kế hoạch bán hàng đã lập trước đó. Ngoài ra, vì quy trình mua hàng chỉ được bắt đầu sau khi có kế hoạch bán hàng và kế hoạch sản xuất, nên phần lớn các trưởng quản lý đều phản ánh về tốc độ xác nhận đơn hàng của nhà cung ứng là chậm. Bên cạnh đó, tuy số lượng nhà cung cấp tại Việt Nam là tương đối lớn, nhưng vì khâu quản lý, bố trí phối hợp hoạt động giữa các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng vẫn chưa hợp lý nên khi xuất hiện những đơn hàng gấp hay tăng thêm ngoài dự báo của khách hàng lại không có khả năng đáp ứng. Hơn thế nữa, các nhà quản lý cũng không đánh giá cao thiện chí hợp tác của các nhà cung cấp khi có vấn đề về chất lượng phát sinh. Nguyên nhân là do các nhà cung cấp chủ yếu làm việc trực tiếp với các công ty thương mại nên sự tương tác kịp thời để giải quyết vấn đề phát sinh vẫn còn chậm. 2.3 Sản xuất (Make) Theo chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty Uniqlo, thì công đoạn sản xuất đóng vị trí trung tâm trong chuỗi, nằm sau hoạt động cung cấp và phía trước hoạt động phân phối. Vì theo đuổi triết lý tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa hiệu suất, nên Uniqlo chủ trương thuê ngoài cho bên thứ 3 thực hiện toàn bộ công đoạn sản xuất, may gia công hàng cho mình. Mặt khác, toàn bộ quy trình tuyển chọn, đặt hàng cho nhà máy sản xuất hàng cho thị trường Nhật cũng tương tự so với việc tuyển chọn, đặt hàng các nhà cung cấp khác. Các công ty thương mại cũng thay mặt Uniqlo trong việc kí kết hợp đồng đặt hàng trực tiếp với nhà máy.
Hình 2.3: Quy trình sản xuất của nhà máy may gia công cho Uniqlo Chú giải: + Q.C (Quality Control_Quản lý chất lượng): Q.C của nhà máy may hoạt động trên dây truyền sản xuất, ứng với mỗi công đoạn sản xuất. + Q.C*: Q.C của bên công ty thương mại, hoạt động tại nhà máy, ứng với mỗi công đoạn sản xuất. + Đ: đạt; KĐ: không đạt, S: sửa chữa; H: hỏng (bị loại thành phế phẩm).
+ K: kỹ thuật. Quy trình sản xuất hàng cho Uniqlo được bắt đầu từ giai đoạn thiết kế, bộ phận thiết kế của Uniqlo tại trụ sở Tokyo sau khi đã thống nhất được ý tưởng cho sản phẩm, sẽ gửi thông tin cho bộ phận làm mẫu của công ty thương mại, sau đó nhà máy sẽ tiến hành may mẫu sản phẩm rồi gửi cho bộ phận thiết kế của Uniqlo kiểm duyệt. Nếu đạt yêu cầu sẽ chuyển sang công đoạn làm rập, mẫu cho sản xuất đại trà. Từ giai đoạn này trở đi, thì ứng mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất của nhà máy, thì đều có bộ phận QC của nhà máy và QC của công ty thương mại tham gia kiểm tra chất lượng. Phế phẩm có thể xuất hiện ở bất cứ công đoạn nào của quy trình, từ lúc làm mẫu lần đầu đến lúc hình thành sản phẩm cuối cùng. Đó là những chi tiết không đạt chất lượng nhưng không thể sửa chữa nên bị loại ra. Ngoài ra, để tăng cường giám sát và đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, Uniqlo còn chủ trương đặt văn phòng sản xuất tại các quốc gia nơi tập trung nhiều nhà máy sản xuất hàng cho công ty như tại Việt Nam, Trung Quốc, Bangladesh, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ,... tại đó những nhân viên, giám đốc phụ trách quản lý sản xuất sẽ đại diện công ty tham quan xưởng sản xuất hàng tuần, giám sát chặt chẽ mọi hoạt động sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra phải theo tiêu chuẩn của Uniqlo quy định. Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh trong quá trình kiểm xưởng, kiểm hàng, Uniqlo sẽ lập tức phản hồi lại với bên nhà máy và công ty thương mại, đề nghị đưa hướng cải thiện và thời hạn thay đổi. Mặt khác, Uniqlo còn quy định với nhà máy là toàn bộ lô hàng trước khi xuất đi Nhật của nhà máy, đều phải được kiểm duyệt bởi bên kiểm định thứ 3 do Uniqlo chỉ định, như Kuwahara, PQC, Tokinaga,.... Cụ thể, nhà máy sẽ đặt lịch kiểm với bên thứ 3 sao cho đảm bảo trước thời gian giao hàng, bên thứ 3 sẽ dựa vào số lượng xuất hàng của nhà máy, tiến hành lấy tỷ lệ 2.5% tổng đơn hàng để kiểm tra. Nếu tỷ lệ lỗi nhỏ hơn hoặc bằng 0.3% thì lô hàng được phép xuất, còn trên 0.3% thì phải bị dừng lại để tái kiểm, sau đó nếu đạt mới được phép xuất đi. Đánh giá về thực trạng hoạt động sản xuất
Ưu điểm: Nhìn chung, quy trình sản xuất cho Uniqlo được bố trí sắp xếp
có tính hệ thống, chặt chẽ thuận tiện cho việc giám sát và quản lý. Bên cạnh đó, nhà máy cũng có hệ thống QC tại từng công đoạn nhằm mục đích phát hiện và ngăn chặn ngay từ đầu và sớm để tránh thiệt hại, tổn nhất cho nhà máy lẫn công ty Uniqlo. Nhược điểm: Tuy quy trình tương đối hoàn thiện, nhưng hiện tại quy trình sản xuất của các nhà máy cung cấp hàng cho Uniqlo đang phải đối mặt với 2 vấn đề chính là hàng xuất đi không đạt chất lượng yêu cầu với tỷ lệ lỗi cao, trong đó sai SKU gửi hàng, sót chỉ may và khác màu và hàng hóa xuất không đúng kế hoạch. Cụ thể, quy trình còn thể hiện ra vấn đề cốt lõi của việc xuất hàng trễ hơn kế hoạch, lại xuất phát từ việc kiểm hàng tỷ lệ 2.5% của bên thứ ba. 2.4. Phân phối (Deliver) Trong hoạt động phân phối, cần phải chú trọng cả về hoạt động quản lý đơn hàng (chủ yếu là theo dõi và cập nhật tình trạng hàng hóa) và hoạt động vận chuyển (chủ yếu là việc điều phối giao hàng và chọn đơn vị vận chuyển), ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng đặc biệt về tiêu chí thời gian và chất lượng sản phẩm trong vận chuyển. Vì công ty thương mại đảm nhận vai trò là nhà phân phối trong chuỗi cung ứng của Uniqlo, nên mọi hoạt động từ quản lý đơn hàng và hoạt động vận chuyển đều do bên thương mại phụ trách, họ có trách nhiệm báo cáo, cập nhật tình hình cho công ty Uniqlo. Cụ thể, công ty thương mại mà Uniqlo thường hợp tác có sẵn 2 kho chứa hàng lớn, một là nơi là ở Yokohama, miền đông Nhật Bản và còn lại là ở Osaka, miền tây Nhật Bản; hàng hóa xuất đến sẽ được tập trung ở 2 kho lớn này, sau đó mới chuyển hàng ra khắp các cửa hàng Uniqlo tại Nhật. Hoạt động quản lý đơn hàng Với mỗi đơn đặt hàng cho nhà máy, công ty thương mại sẽ tìm kiếm và lựa chọn hãng vận chuyển thích hợp cho nhà máy. Nhà máy may có nhiệm vụ liên lạc
trực tiếp với các hãng vận chuyển (FWD) để xác nhận lịch tàu, và lựa chọn lịch trình phù hợp với yêu cầu của đơn hàng để thực hiện cho đúng. Mọi thay đổi, cập nhật về tình hình xuất hàng (dù sớm hơn hay trễ hơn lịch trình của Uniqlo đã đề ra), nhà máy đều phải báo cáo cho bên thương mại để xin xác nhận của Uniqlo. Uniqlo sẽ căn cứ theo kế hoạch bán hàng để quyết định cách giải quyết cho mỗi trường hợp cụ thể. Hoạt động phân phối Phân phối là bước tiếp theo trong chuỗi cung ứng đảm nhiệm chính trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa đến tay khách hàng nhanh nhất và ít tốn chi phí nhất. Hầu hết lượng hàng do nhà máy sản xuất đều do công ty giao nhận phụ trách như Nippon, Damco, Yusen … Đây đều là những công ty vận chyển hàng đầu tại Nhật, nên chất lượng dịch vụ tốt, quá trình bốc dỡ hàng cẩn thận, chuyên nghiệp đảm bảo chất lượng hàng trong quá trình vận chuyển. Đánh giá về thực trạng hoạt động phân phối Ưu điểm: Quy trình quản lý đơn hàng và phân phối của các bên thứ 3 phụ trách giao nhận, do công ty thương mại liên kết nhìn chung là khá tốt, đáp ứng được phần lớn các yêu cầu đặt ra. Nhược điểm: Qua dữ liệu thống kê thì đa phần các đơn hàng không đạt về chỉ tiêu thời gian (có đến 30 đơn hàng trong tổng msố 39 đơn hàng không đáp ứng tiêu chuẩn thời gian). Nguyên nhân là do việc vận chuyển trong công ty giao nhận đảm nhiệm, nên công ty Uniqlo nói chung và công ty thương mại nói riêng hoàn toàn bị động trong việc điều phối vận chuyển đặc biệt là cho những đơn hàng gấp. 2.5. Thu hồi Thu hồi là khâu chỉ xảy ra nếu như chuỗi cung ứng gặp vấn đề và thường ở hai dạng chính: bồi hoàn cho khoản hư hỏng nhẹ, thiếu hụt và tiếp nhận lại toàn bộ lô hàng đã xuất. Ngay khi có vấn đề phát sinh, thì dòng thông tin sẽ di chuyển ngược dòng nghĩa là phản hồi của khách hàng sẽ thông tin đến người bán hàng và cuối cùng đến nhà cung cấp tìm ra nguyên nhân cốt lõi để giải quyết. Cụ thể, Uniqlo chủ động
đề ra nhiều chính sách, quy định chặt chẽ về chất lượng, vì công ty coi chất lượng là sứ mệnh quan trọng nhất của mình, công ty có thể sẵn sàng thu hồi hoặc hủy toàn bộ đơn hàng, nếu như phát hiện có sai sót làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của người tiêu dùng. Ngoài ra, Uniqlo kí hợp đồng trực tiếp với các công ty thương mại, nên họ sẽ đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết khi có bất kì khiếu nại nào từ người tiêu dùng liên quan đến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, theo các công ty thương mại thì công tác thu hồi được chú ý nhiều nhất, vì đây là yếu tố then chốt quyết định thành công trong việc trong việc có được sự tín nhiệm của Uniqlo. Việc chú trọng một cách nghiêm túc vào công tác thu hồi của Uniqlo, cũng giúp công ty có được ngày càng nhiều sự tín nhiệm của người tiêu dùng tại Nhật nói chung và ở các thị trường khác nói riêng, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững và có được vị trí vững chắc trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khốc liệt như ngày nay. Dù Uniqlo đã rất nỗ lực trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra là cao nhất, nhưng cũng không thể tránh khỏi những khiếu nại từ phía người tiêu dùng và với bất kì khiếu nại nào thì công ty thương mại đều có thiện chí tiếp nhận và giải quyết theo cách có lợi cho cả hai bên và đến nay không có bất kỳ trường hợp nào phải thu hồi toàn bộ hàng tại thị trường Nhật. Đánh giá về thực trạng hoạt động thu hồi Ưu điểm: Hoạt động thu hồi được phía công ty thương mại thực hiện khá tốt và mọi thông tin khiếu nại về chất lượng và số lượng hàng hóa đều được ghi nhận, xử lý thỏa đáng. Với bất kì khiếu nại nào, các bộ phận liên quan cùng nhau tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục, do vậy số lượng các trường hợp khiếu nại giảm dần qua các năm. Nhược điểm: Thời gian tiếp nhận và khả năng giải quyết khiếu nại của các đối tác còn chậm, chưa đạt mức mà Uniqlo mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty thương mại còn bị động trong việc đề xuất phương hướng giải quyết cho những khiếu nại liên quan đến chất
lượng từ các cửa hàng. Mặt khác, cách thức giải quyết khiếu nại của từng nhà cung cấp lại khác nhau, dẫn đến thời gian tiếp nhận xử lý vẫn còn chưa đồng bộ nên phát sinh chậm trễ trong phản hồi. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ 3.1. Đánh giá chung Uniqlo đang đẩy nhanh chu kỳ sản xuất của mình để cạnh tranh trong cuộc đua vận chuyển với các nhà bán lẻ thời trang khác bằng cách nén chuỗi cung ứng thiết kế để cung cấp xuống chỉ còn 13 ngày. Có những thứ trong cuộc sống thay đổi nhanh như xu hướng thời trang. Giống như một phong cách trở nên được chấp nhận rộng rãi, nó ngay lập tức được thay thế bằng một cái gì đó mới và khác biệt. Các nhà bán lẻ thời trang cố gắng tối ưu hóa các khía cạnh của chuỗi cung ứng của họ để các xu hướng mới nhất tiếp cận thị trường tiêu dùng chính thống càng nhanh càng tốt. Có cả một thuật ngữ cho quy trình, nó có tên là "thời trang nhanh”. Đây là ưu tiên hàng đầu cho các nhà bán lẻ như Peacocks, H & M, Topshop và Zara. Và bây giờ, nó cũng là triết lý hướng dẫn của Uniqlo. Uniqlo nắm lấy mô hình nhanh đánh dấu một sự khởi đầu cho công ty. Trong nhiều năm, thông điệp thương hiệu của nó là chất lượng đầu tiên, sau đó giá đơn giản và giá rẻ làm tốt hơn. Nó không bao giờ thực sự theo đuổi các xu hướng hiện tại nhất, thay vào đó chọn cung cấp các nhu yếu phẩm trong tủ quần áo. Tuy nhiên, năm 2016 đã chứng kiến một năm đáng thất vọng của nhà bán lẻ. Công ty đã cắt giảm 40% dự đoán doanh thu trong năm năm tới. Uniqlo đang cố gắng nén chuỗi thiết kế để phân phối xuống chỉ còn 13 ngày. Mặc dù thời gian giảm, chủ sở hữu công ty Tadashi Yanai vẫn đảm bảo với khách hàng rằng thương hiệu Uniqlo sẽ giữ được bản sắc của mình. Uniqlo cũng tuyên bố họ có kế hoạch cải thiện chuỗi cung ứng của mình với các cơ sở sản xuất tự động hóa mạnh mẽ và trí tuệ nhân tạo để xác định các tuyến đường thiết kế và phân phối hiệu quả nhất. Sự thay đổi tốc độ theo nghĩa đen của Uniqlo có thể là một cú sốc đối với một số khách hàng của mình. Tuy nhiên, không nên quá bất ngờ cho bất cứ ai tìm kiếm xu hướng ngành bán lẻ thời trang. Khách hàng muốn và mong muốn có những thứ ngay sau khi họ đặt hàng. Khi mua sắm trực tuyến phát triển, số người có nhu cầu tương tự cũng sẽ tăng. Nếu thời trang, hoặc bất kỳ ngành bán lẻ nào thực sự muốn tồn tại, thì nó sẽ cần rút ngắn chuỗi cung ứng và tăng tốc độ giao hàng.
3.2. Ưu điểm: Uniqlo là chuỗi cửa hàng quần áo lớn thứ hai nước Nhật, nhưng tham vọng của Yanai là đưa nó đứng thứ nhất ở mọi quốc gia mà thương hiệu này có mặt. Cách đây hơn 10 năm, Uniqlo chỉ có xấp xỉ 100 cửa hàng và tất cả đều ở Nhật. Năm nay, chuỗi cửa hàng thời trang Nhật này dự kiến sẽ có 840 cửa hàng tại Nhật và thêm 1.170 cửa hàng ở những nước khác. Đáng chú ý là nhà bán lẻ quần áo Uniqlo, với tổng cộng khoảng 2.000 cửa hàng, đang ăn nên làm ra khi dự kiến đạt doanh số bán tới 14 tỉ USD trong năm tài chính 2014. Tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Uniqlo không hề do may mắn mà là nhờ tài năng lãnh đạo của ông chủ Tadashi Yanai. Ông đã xây dựng nên đế chế Uniqlo bằng cách luôn làm “khác người” với một tầm nhìn đầy táo bạo và cải tiến. Tôn chỉ của Yanai là “luôn mang đến những mẫu quần áo mặc thường ngày hợp mốt, chất lượng cao mà bất cứ ai cũng đều có thể mặc và có thể mặc ở bất cứ đâu tại bất cứ nơi nào với giá bán thấp nhất có thể”. Và Uniqlo luôn tuân theo tôn chỉ này. Bất cứ ai lướt các mẫu quần áo tại một trong những cửa hàng của Uniqlo và mặc quần áo của thương hiệu này đều có thể cảm nhận được chất lượng tốt cũng như giá cả phải chăng của nó. Để làm được điều này, Yanai đã không ngừng thúc đẩy cải tiến tại Uniqlo và sự cải tiến này có mặt ở mọi bộ phận trong Công ty từ kỹ thuật tiên tiến trong sợi vải cho đến cách thức hoạt động vô cùng tinh gọn. Dòng sản phẩm HeatTech là một ví dụ điển hình cho thấy tính cải tiến đằng sau mọi thứ mà Uniqlo làm. HeatTech được mô tả trên website của Uniqlo là “loại vải có lợi thế cạnh tranh vì có khả năng hấp thụ nhiệt từ cơ thể tỏa ra và lưu trữ nhiệt trong các túi không khí nằm sâu trong sợi vải nhằm giúp giữ ấm cho người mặc”. Loại vải này do Uniqlo phối hợp với một công ty khoa học về vật liệu nghiên cứu và phát triển ra. Vải của HeatTech mỏng, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Chất liệu vải đặc biệt này giúp các nhà thiết kế có thể tạo ra nhiều kiểu dáng quần áo thanh lịch, khác với tiêu chuẩn thông thường của loại quần áo mặc để giữ ấm. Công nghệ HeatTech tiếp tục được cải tiến qua thời gian với công nghệ sợi mới. Trong năm 2003, 1,5 triệu sản phẩm HeatTech đã được bán ra trên thế giới và con số này đã tăng đến hơn 130 triệu sản phẩm vào năm 2012. HeatTech chỉ là một trong số những sản phẩm mang tính đột phá của Uniqlo bên cạnh các sản phẩm khác như AIRism (một loại vải co giãn) và Lifewear (kết hợp giữa đồ thể thao và đồ mặc thường ngày).
Trong khi hầu hết các thương hiệu đều chạy theo xu hướng thời trang thì Uniqlo lại không như thế. Quan điểm của ông chủ Uniqlo là sản xuất loại quần áo phù hợp với mọi đối tượng khách hàng và có thể mặc ở bất kỳ đâu và bất kỳ nơi nào. Không theo các xu hướng thời trang mới nhất có nghĩa là Uniqlo có thể sản xuất hàng loạt, đáp ứng các đơn đặt hàng lớn mà các đối thủ không thể làm được. Càng nhiều sản phẩm được làm ra, càng nhiều sản phẩm được đặt hàng và kết quả là giá bán trở nên rẻ hơn so với các đối thủ và nhờ thế, sức tiêu thụ cũng tốt hơn. Giá bán mềm hơn cũng là nhờ chiến lược hoạt động của Uniqlo cho phép Công ty có được lợi thế về chi phí và độ nhanh nhạy. Cụ thể là thay vì thuê ngoài ở một số công đoạn thì Uniqlo lại có các nhóm phụ trách tất cả các khâu từ lên kế hoạch sản phẩm, thiết kế cho đến sản xuất và phân phối. Mối quan hệ trực tiếp giữa các nhóm này với các nhà cung cấp (Uniqlo có số lượng nhà cung cấp rất ổn định) có nghĩa là số hàng đang bán ra sẽ được “chuyển” ngay thành đơn đặt hàng sản xuất. Tại Uniqlo, không hề có chu kỳ lên kế hoạch lưu kho 6-9 tháng như những nhà sản xuất khác, mà hàng hóa được lưu kho tính theo tuần, thậm chí theo ngày. Khách hàng vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình đặt hàng, vì những gì đang được sản xuất ra hoàn toàn dựa trên những gì khách hàng đang mua. Yanai luôn đảm bảo rằng không chỉ quần áo Uniqlo phải có chất lượng cao mà dịch vụ khách hàng cũng thế. Vì vậy, các khâu từ tuyển dụng, đào tạo cho đến từng chi tiết nhỏ trong cung cách phục vụ đều được triển khai một cách tỉ mỉ. Mọi nhân viên trong cửa hàng quần áo của Uniqlo, chẳng hạn, đều được đào tạo kỹ lưỡng và bài bản từ kỹ thuật gấp quần áo, kỹ năng trao quần áo cho khách cho đến cách nhân viên cửa hàng trả lại thẻ tín dụng cho khách hàng (theo phong cách của Nhật, cần trả lại bằng 2 tay và mắt luôn nhìn thẳng vào khách hàng). Mọi động thái, cử chỉ của nhân viên cửa hàng đều được ghi hình và đem ra phân tích. Mỗi buổi sáng, nhân viên thực hành những gì mà họ được đào tạo về cách giao tiếp với khách hàng đến mua sắm. Các báo cáo tài chính đều minh bạch. Doanh số bán đều được thể hiện trên biểu đồ và đăng lên mỗi ngày để theo dõi tình hình bán hàng. Không dừng lại ở đó, Yanai hiện đang xây dựng một trường đại học Uniqlo tại Tokyo và đây là nơi mà 1.500 nhà quản lý cửa hàng mới của Công ty sẽ được đào tạo mỗi năm. Mục đích của ông là nhằm mang đến chất lượng phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Rõ ràng, thành công của Uniqlo không thể thiếu nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng Tadashi Yanai. Ảnh hưởng của ông có mặt ở khắp Công ty từ các quy trình, kế hoạch, cơ
cấu tổ chức và nhân sự. Ông khuyến khích văn hóa cởi mở trong Công ty; mọi nhân viên đều được tự do đưa ra ý kiến, đề xuất. Yanai cũng là người dám đưa ra những quyết định táo bạo. Một trong những quyết định đó là yêu cầu mọi hoạt động của Uniqlo đều phải bằng tiếng Anh. Đối với một đất nước ít người dân biết nói tiếng Anh, đây là một quyết định mạo hiểm. Nhưng ông đã thấy trước được viễn cảnh Uniqlo sẽ vươn ra toàn cầu ngay từ ban đầu. Quyết định này là một nguyên nhân lớn giúp Uniqlo nhanh chóng bành trướng ra thế giới. Hiện tại, Uniqlo là chuỗi cửa hàng quần áo lớn thứ hai nước Nhật, nhưng tham vọng của Yanai là đưa nó đứng thứ nhất ở mọi quốc gia mà thương hiệu này có mặt. 3.3 Nhược điểm: Nhược điểm của chuỗi cung ứng của Uniqlo 3.3.1. Nguồn cung cấp (Source) Nguồn cung của Uniqlo chủ yếu đến từ các nước đang phát triển, nguyên vật liệu đầu vào có giá thành rẻ đi kèm với chất lượng không được tốt. Hơn nữa, việc cung cấp nguyên liệu đầu vào cho Uniqlo kéo theo ô nhiễm môi trường ở các nước này. Một số nhà máy cung cấp đầu của Uniqlo đã phải đóng cửa vì sự phản đối của người dân “Trước những lo ngại về việc ô nhiễm môi trường, hàng trăm người biểu tình từ Hải Dương đã phong toả nhà máy dệt Pacific Crystal (cơ sở cung cấp sản phẩm cho các thương hiệu toàn cầu, đặc biệt là Uniqlo) và lên tiếng kêu gọi cơ sở này phải đóng cửa hoàn toàn.” “Do ảnh hưởng nặng nề về vấn đề ô nhiễm môi trường, người dân Hải Dương buộc phải tìm cách đóng cửa vĩnh viễn nhà máy dệt Pacific Crystal, nguồn cung cấp nguyên liệu vải cho các thương hiệu thời trang nổi tiếng toàn cầu. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong việc sớm nhận thức của người dân Việt Nam khi vấn đề môi trường đã lên tới mức báo động. Nhà máy Pacific Crystal được khánh thành vào năm 2015 tại khu công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương. Đây là một liên doanh giữa công ty Pacific Textiles Holdings Ltd. và nhà sản xuất may mặc Crystal Group. Số tiền đầu tư ban đầu tính đến thời điểm khánh thành được báo cáo vào khoảng 4.100 tỷ vnđ.” 3.3.2. Sản xuất (Make) Việc sản xuất của Uniqlo là sự kết hợp của việc tự sản xuất và thuê ngoài. Chất lượng của các sản phẩm thuê ngoài tuy đã qua kiểm duyệt chất lượng nhưng vẫn không thể đảm bảo 100% và đây là nguyên nhân của việc có rất nhiều phàn nàn về chất lượng sản phẩm không đồng đều của hãng này 3.3.3. Phân phối (Deliver) Hiện tại, Uniqlo đang có chiến lược rút ngắn thời gian từ khâu thiết kế đến phân phối chỉ còn khoảng 13 ngày để cạnh tranh với Zara. Tuy nhiên, điều này làm cho Uniqlo \để
mở ở những địa điểm cao cấp hơn nhằm nâng tầm sản phẩm. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng cửa hàng buộc phải giảm. Có thể thấy, chiến lược này không biết có giúp Uniqlo đạt mục tiêu trong dài hạn hay không nhưng có thể thấy rõ là trong ngắn hạn, doanh thu và lợi nhuận của họ đã bị sụt giảm một cách đáng kể. Trong tương lai, để nâng tầm sản phẩm, có thể Uniqlo sẽ phải loại bỏ hoàn toàn khâu phân phối ở địa phương, nghĩa là loại bỏ hoàn toàn các cửa hàng nhỏ lẻ và nhà phân phối quy mô nhỏ, để tập trung vào các trung tâm thương mại ở thành phố lớn và đầu tư vào các nhà phân phối lớn hơn. Bảng 2.5: Đánh giá thực trạng của hoạt động quản trị CCU của công ty TNHH Uniqlo Việt Nam
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, tất cả các doanh nghiệp đều đứng trước áp lực nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu tối đa mọi chi phí nhằm hướng tới mục tiêu tối đa lợi nhuận. Muốn đạt được mục tiêu thì toàn bộ các hoạt động
đầu vào đến đầu ra, cần được phối hợp nhịp nhàng tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và vai trò của chuỗi cung ứng nói chung và việc quản trị chuỗi cung ứng nói riêng ngày càng được các nhà quản lý chú trọng hơn, và hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng hiện tại là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp.