35 0 67KB
ĐỀ KIỂM TRA NGÀY 14/8/2019 Bài 1. Amin ứng với công thức phân tử C4H11N có mấy đồng phân? A. 10 B. 9 C. 8 D. 7 Bài 2. Cho 0,01 mol một α - aminoaxit A (mạch thẳng và có chứa nhóm amin cuối mạch) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 0,2M và thu được dung dịch B. Dung dịch B này phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,3M và thu được 2,85 gam muối. Công thức cấu tạo của A là: A. H2N-(CH2)2-CH(NH2)-COOH B. H2N-(CH2)3-CH(NH2)-COOH C. H2N-(CH2)4-CH(NH2)-COOH D. H2N-(CH2)5-CH(NH2)-COOH Bài 3. Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử X là: A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 Bài 4. Cho 4,45 gam hợp chất hữu cơ X (C3H7O2N) phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là: A. H2NCH2COOCH3 B. CH2=CHCOONH4 C. H2NC2H4COOH D. H2NCOOC2H5 Bài 5. Cho hợp chất hữu cơ đơn chức (X) có công thức là C3H10O3N2. Cho m (g) (X) tác dụng với NaOH vừa đủ thu được 2,55(g) muối vô cơ. Giá trị của m là: A. 3,705 (g) B. 3,66 (g) C. 3,795 (g) D. 3,84(g) Bài 6. Để phân biệt dung dịch anilin và dung dịch etylamin đựng riêng biệt trong hai lọ mất nhãn, ta sử dụng thuốc thử nào sau đây: A. Dung dịch HCl B. Dung dịch nước brom C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch NaCl Bài 7. Cho anilin tác dụng với dung dịch nước brom 3% (khối lượng riêng là 1,3 g.ml-1). Thể tích nước brom tối thiểu cần để điều chế 33 gam 2,4,6-tribromanilin là: A. 1,32 lít B. 1,03 lít C. 1,23 lít D. 1,30 lít Bài 8. Cho 0,1 mol một amino axit X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 1,25M sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,75 gam muối. Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng với lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3 gam muối. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Amino axit X có 1 nhóm amino (NH2) và 1 nhóm cacboxyl (COOH)
B. Amino axit X có 2 nhóm amino (NH2) và 1 nhóm cacboxyl (COOH) C. Amino axit X có 1 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm cacboxyl (COOH) D. Amino axit X có 2 nhóm amino (NH2) và 2 nhóm cacboxyl (COOH) Bài 9. Cho 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được m1 gam muối Y. Cũng 1 mol amino axit X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được m2 gam muối Z. Biết m2 - m1 = 7,5. Công thức phân tử của X là A. C5H9O4N. B. C4H10O2N2. C. C5H11O2N D. C4H8O4N2. Bài 10. Cho 3,75 g một amino axit chứa một chức axit và một chức amin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ . Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 4,85g muối khan. Xác định công thức cấu tạo amino axit trên. A. NH2 - CH2 - COOH B. NH2 - CH2 - CH2 - COOH C. NH2 - CH2 - CH2 - CH2 - COOH D. NH2 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - COOH Bài 11. Chất X có công thức phân tử C4H9O2N. Biết : X + NaOH → Y + CH4O; Y + HCl (dư) → Z + NaCl Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH. D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH. Bài 12. Trộn lẫn 0,1(mol) một aminoaxit X (chứa một nhóm -NH2) với dung dịch chứa 0,07(mol) HCl thành dung dịch Y để phản ứng hết với dung dịch Y, cần vừa đủ dung dịch chứa 0,27(mol) KOH. Vậy số nhóm -COOH trong X là A. 1 B. 2 C. 3 D. không xác định được Bài 13. Hợp chất X lưỡng tính có công thức phân tử là C3H9NO2, cho X tác dụng với NaOH thì thu được etyl amin. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3COONH3CH3 B. HCOONH3C2H5 C. HCOONH2(CH3)2 D. C2H5COONH4 Bài 14. Trong các chất: metyl benzoat, natri phenolat, ancol benzylic, phenylamoniclorua, glixerol, protein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH là: A. 3 B. 2 C. 5 D. 4 Bài 15. Trung hoà 0,1 mol amino axit X cần 200g dung dịch NaOH 4%. Cô cạn dung dịch thu được 16,3gam muối khan. Công thức phân tử của X là A. H2NCH2COOH B. H2NCH(COOH)2
C. H2NCH2CH2COOH D. H2NCH2CH(COOH)2 Bài 16. X là một α-aminoaxit chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm - NH2. Cho 8.9 g X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y, để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức của X là: A. CH3C(CH3)(NH2)COOH B. CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH C. CH3CH2CH(NH2)COOH D. CH3CH(NH2)COOH Bài 17. Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl (dư), sau phản ứng hoàn toàn làm bay hơi cẩn thận dung dịch, thu được (m + 9,125) gam muối khan. Nếu cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), kết thúc phản ứng tạo ra (m + 7,7) gam muối. Giá trị của m là : A. 26,40 B. 39,60 C. 33,75 D. 32,25 Bài 18. X là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C5H11O2N. Đun X với dung dịch NaOH thu được một chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ Y. Cho hơi Y đi qua CuO (t0) thu được chất hữu cơ Z có khả năng cho phản ứng tráng gương. X có công thức cấu tạo là A. CH3(CH2)4NO2 B. NH2CH2CH2COOC2H5 C. NH2CH2COOCH(CH3)2 D. NH2CH2COO - CH2CH2CH3 Bài 19. Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần lực bazơ là: A. Điphenyl amin, anilin, amoniac, metyl amin, đimetyl amin. B. Amoniac, metyl amin, anilin, điphenyl amin, đimetyl amin. C. Điphenyl amin, amoniac, anilin, metyl amin, đimetyl amin. D. Điphenyl amin, anilin, amoniac, đimetyl amin, metyl amin. Bài 20. X là este tạo bởi α-amino axit Y (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với ancol đơn chức Z. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thu được 13,7 gam chất rắn và 4,6 gam ancol Z. Vậy công thức của X là: A. CH3-CH(NH2)-COOC2H5 B. CH3-CH(NH2)-COOCH3 C. H2N-CH2-COOC2H5 D. H2N-CH2-COOCH2-CH=CH2