33 1 767KB
CÔNG TRÌNH: NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ ĐẮK HÒA THIẾT KẾ KỸ THUẬT
HẠNG MỤC : MÓNG TUỐC BIN NHẬN XÉT THIẾT KẾ
Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 2021
Mục lục 1.
Giới thiệu chung....................................................................................................4 1.1
Mục đích và phạm vi công việc..........................................................................4
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa 1.2 2.
Thiết kế kỹ thuật
Tài liệu phục vụ thẩm tra....................................................................................4 Cấp công trình và các tiêu chuẩn áp dụng............................................................4
2.1
Cấp công trình...................................................................................................4
2.2
Tuổi thọ công trình.............................................................................................4
2.3
Các tiêu chuẩn áp dụng.....................................................................................5
2.3.1
Khảo sát địa chất........................................................................................5
2.3.2
Thiết kế.......................................................................................................5
2.3.3
Thi công và nghiệm thu..............................................................................6
2.4 3.
Các tiêu chí thiết kế khác...................................................................................6 Điều kiện địa chất công trình.................................................................................7
3.1
Mô tả địa chất và bản đồ địa chất công trình.....................................................7
3.1.1
Địa mạo......................................................................................................7
3.1.2
Hệ tầng.......................................................................................................7
3.1.3
Đứt gãy kiến tạo.........................................................................................7
3.1.4
Các hiện tượng động lực học.....................................................................7
3.1.5
Nước ngầm................................................................................................7
3.1.6
Các bản vẽ địa chất công trình...................................................................7
3.2
Động đất............................................................................................................ 7
3.3
Chỉ tiêu cơ lý nền...............................................................................................7
3.4
Chỉ tiêu cơ lý vật liệu đắp...................................................................................8
4.
Thuyết minh.......................................................................................................... 8
5.
Phụ lục tính toán kết cấu móng.............................................................................8 5.1
Tải trọng và hệ số lệch tải..................................................................................8
5.1.1
Tải trọng.....................................................................................................8
5.1.2
Các trường hợp tải trọng sử dụng trong tính toán......................................9
5.1.3
Hệ số an toàn từng phần..........................................................................10
5.1.4
Vật liệu xây dựng......................................................................................10
5.1.5
Tham số nền.............................................................................................10
5.2
Tính toán sức chịu tải của móng cọc...............................................................10
5.2.1
Sức chịu tải theo phương đứng................................................................10
5.2.2
Sức chịu tải theo phương ngang..............................................................11
5.3
Tính toán lún và chuyển vị ngang....................................................................12
5.3.1
Tính toán lún.............................................................................................12
5.3.2
Tính toán chuyển vị ngang.......................................................................12
5.3.3
Tính toán độ cứng nền.............................................................................12
5.4
Tính toán kết cấu móng...................................................................................12
5.4.1
Mô hình và phần mềm tính toán...............................................................12
5.4.2
Tính toán độ bền đài móng.......................................................................13
5.4.3
Tính toán độ bền cọc PHP........................................................................13 1
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa 5.5
Thiết kế kỹ thuật
Ổn định mái đào đắp.......................................................................................15
6.
Tập bản vẽ.......................................................................................................... 15
7.
Chỉ dẫn kỹ thuật..................................................................................................15
8.
Quy trình bảo trì..................................................................................................16
9.
Kết luận và kiến nghị...........................................................................................16 9.1
Thành phần hồ sơ...........................................................................................16
9.2
Cấp công trình , tiêu chuẩn áp dụng và tiêu chí thiết kế..................................16
9.3
Điều kiện địa chất công trình...........................................................................16
9.4
Thuyết minh thiết kế........................................................................................16
9.5
Phụ lục tính toán kết cấu móng.......................................................................16
9.5.1
Tham số đầu vào......................................................................................16
9.5.2
Tính toán ổn định và sức chịu tải của nền................................................17
9.5.3
Tính toán lún và biến dạng.......................................................................17
9.5.4
Tính toán độ bền kết cấu bê tông cốt thép................................................17
9.5.5
Ổn định mái đào đắp................................................................................17
9.6
Các bản vẽ......................................................................................................17
9.7
Chỉ dẫn kỹ thuật thi công và quy trình bảo trì...................................................17
2
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
Danh mục bảng biểu Bảng 1: Danh mục hồ sơ phục vụ thẩm tra....................................................................4 Bảng 2 : Danh mục tiêu chuẩn khảo sát thí nghiệm địa chất được liệt kế trong Báo cáo khảo sát địa chất..................................................................................................................... 5 Bảng 3 : Danh mục tiêu chuẩn thiết kế nêu trong phụ lục tính toán...............................5 Bảng 4 : Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu phần xây dựng được nêu trong Chỉ dẫn kỹ thuật............................................................................................................................ 6 Bảng 5 : Yêu cầu tối thiểu cho các bản vẽ địa chất công trình trong hồ sơ khảo sát.....7 Bảng 6 : Tóm tắt các thông tin mô tả về thiết kế kết cấu móng trong Thuyết minh........8 Bảng 7 : Các tổ hợp tính toán được giới thiệu là đầu vào của phụ lục tính móng .........9
Danh mục hình vẽ Hình 1 : Thông số SPT và mô đun đàn hồi Es theo phụ lục tính toán của móng T01 kèm theo giá trị mô đun của 6 lớp đất theo Báo cáo khảo sát địa chất.........................................11 Hình 2 : Móng điện gió WT10 nằm trên sườn dốc ( trích từ bản vẽ ĐG.DH-NM-T-01 )12 Hình 3 : Mô hình tính toán móng cọc và nền trong phụ lục tính toán cho nhóm cọc T01 .............................................................................................................................................. 13 Hình 4 : Tính toán biểu đồ tương tác mô men – lực dọc cho cọc PHC trong phụ lục tính toán....................................................................................................................................... 14 Hình 5 : Mái đắp hố móng cho tuốc bin WT6...............................................................15
3
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
1. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 Mục đích và phạm vi công việc Mục đích của báo cáo này nhằm trình bày đánh giá của chuyên gia Lê Quang Huy về mức độ an toàn của Thiết kế kỹ thuật : Hạng mục móng các tuốc bin gió cho Dự án Nhà máy điện gió Đắk Hòa. Các hồ sơ được nhận xét dựa theo tài liệu nhận được vào tháng 8 năm 2021 .
1.2 Tài liệu phục vụ thẩm tra Tài liệu khảo sát thiết kế cho hạng mục móng tuốc bin gió do các nhà thầu sau lập được liệt kê ở Bảng 1 :
Đơn vị khảo sát ( ĐVKS ) : Viện Địa Kỹ thuật ( VGI ) – Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam , Tư vấn thiết kế ( TVTK ) : Công ty CP Tư vấn và thiết bị năng lượng , Nhà cung cấp thiết bị : Envision. Bảng 1: Danh mục hồ sơ phục vụ thẩm tra
ST T I 1 2 3 4 II 1
Số hiệu Tập 1 Quyển 1.1 Tập 2 Quyển 2.1 Tập 3 Quyển 3.1 Tập 4 Quyển 4.1 Tập 2 Quyển 1/3
III 1
Tên tài liệu Hạng mục nhà máy Thuyết minh thiết kế Thuyết minh thiết kế nhà máy Bản vẽ thiết kế Bản vẽ thiết kế nhà máy Phụ lục tính toán Phụ lục tính toán nhà máy Chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì Chỉ dẫn kỹ thuật và quy trình bảo trì nhà máy Hạng mục khảo sát xây dựng Báo cáo khảo sát địa chất công trình Thuyết minh báo cáo và phụ lục 15 Tải trọng của nhà sản xuất EN33_EN156_140HH Foundation Detail Load
Thành phần hồ sơ phục vụ thẩm tra là đầy đủ . Tuy nhiên có một số điểm cần khắc phục và làm rõ sau :
Chỉ dẫn kĩ thuật và quy trình bảo trì là hai tài liệu có tính pháp lý riêng , đề nghị TVTK tách riêng . Các báo cáo khảo sát địa hình , địa chất , địa vật lý không được đánh số và không có danh mục hồ sơ . Tài liệu tải trọng của Envision cần bổ sung tên công trình để có cơ sở pháp lý . Trong tài liệu thiếu các yêu cầu về độ cứng ngang và độ cứng kháng xoay cho nền , các yêu cầu về tần số dao động riêng cho móng .
2. CẤP CÔNG TRÌNH VÀ CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG 2.1 Cấp công trình Dự án có tổng công suất 15x3,3 = 49,5 MW thuộc cấp II . Cấp công trình trong Tập 1 được lựa chọn cấp I là chấp nhận được .
2.2
Tuổi thọ công trình
Chuyên gia đề nghị TVTK bổ sung tuổi thọ kĩ thuật cho các hạng mục công trình , trong đó lưu ý tuổi thọ kĩ thuật cho phần xây dựng thường cao hơn tuổi thọ kĩ thuật cho phần thiết bị công nghệ .
4
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
2.3 Các tiêu chuẩn áp dụng 2.3.1
Khảo sát địa chất
Các tiêu chuẩn khảo sát thí nghiệm địa chất được liệt kê trong Bảng 2. Sau khi xem xét Chuyên gia có một số ý kiến nhận xét sau :
Các tiêu chuẩn khảo sát hiện trường có vẻ của Trung Quốc . Vì vậy ĐVKS cần bổ sung bản dịch tiếng Anh của các tiêu chuẩn này trong thành phần hồ sơ . Số hiệu tiêu chuẩn Việt Nam là không đúng . Số hiệu đúng của tiêu chuẩn TCVN 9351 – 2012 phải là TCVN 9351 : 2012 ( dấu “ : ” chứ không phải “ - “ ) . Tiêu chuẩn ngành 22TCN 259:2000 về quy trình khoan thăm dò địa chất công trình do Bộ Giao thông vận tải ban hành đã được thay thế bởi Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9437:2012 về Khoan thăm dò địa chất công trình .
Bảng 2 : Danh mục tiêu chuẩn khảo sát thí nghiệm địa chất được liệt kế trong Báo cáo khảo sát địa chất Số hiệu GB 50021-2001 NB/T31030-2012 JGJ94-2008 GB50007-2011 GB50011-2010 JGJ79-2012 DL/T 5024-2005 DL/T 5096-2008 GB/T50123-2019 DL_T 475-2017 DL/T5160-2015 DL/T5093-2016 TCVN 9386-2012 22TCVN 259 – 2000 TCVN 2683 – 2012 TCVN 9351 – 2012 TCVN 4195 – 2012 TCVN 4196 – 2012 TCVN 4197 – 2012 TCVN 4198 – 2012 TCVN 4202 – 2012 TCVN 4200 – 2012 TCVN 4199 – 1995
2.3.2
Tên tiêu chuẩn Tiêu chuẩn khảo sát địa kỹ thuật công trình (Bản 2009) Quy phạm khoan khảo sát địa chất công tình điện gió trên cạn và trên biển Quy phạm kỹ thuật cọc móng xây dựng Quy phạm thiết kế nền móng xây dựng Quy phạm thiết kế xây dựng chống động đất (bản năm 2016) Quy phạm kỹ thuật xử lý nền móng xây dựng Quy trình kỹ thuật xử lý móng công trình điện lực Quy trình kỹ thuật khoan khảo sát công trình điện lực Tiêu chuẩn phương pháp thí nghiệm địa kỹ thuật Chỉ dẫn đo đạc tham số đặc tính thiết bị tiếp địa Quy trình kỹ thuật mô tả đất đá công trình điện lực Quy trình kỹ thuật chỉnh biên tài liệu khảo sát địa kỹ thuật công trình điện lực Sổ tay địa chất công trình” (Bản số 5) Tiêu chuẩn thiết kế công trình chống động đất Quy trình khoan thăm dò địa chất Đất xây dựng, lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu Đất xây dựng, phương pháp thí nghiệm hiện trường, xuyên tiêu chuẩn Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng riêng trong phòng thí nghiệm Đất xây dựng, phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm Đất xây dựng, phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn dẻo trong phòng thí nghiệm Đất xây dựng, phương pháp xác định thành phần hạt trong phòng thí nghiệm Đất xây dựng, phương pháp xác định khối lượng thể tích trong phòng thí nghiệm Đất xây dựng – phương pháp xác định nén lún trong phòng thí nghiệm Đất xây dựng – Phương pháp xác định sức chống cắt trong phòng thínghiệm ở máy cắt phẳng
Thiết kế
Các tiêu chuẩn thiết kế đã được liệt kê trong quyển phụ lục tính toán và được liệt kê ở Bảng 3 . Các tiêu chuẩn này chủ yếu áp dụng theo hệ thống Eurocode là chấp nhận được . Riêng tiêu chuẩn EN 61400-1 cần được nêu rõ phiên bản năm phát hành để so sánh với bản mới nhất của tiêu chuẩn IEC 61400-1 và tiêu chuẩn TCVN 10687-1:2015 . Bảng 3 : Danh mục tiêu chuẩn thiết kế nêu trong phụ lục tính toán Số hiệu EN 1992-1 CEB-FIB Model Code 1990
Tên tiêu chuẩn Eurocode 2 - Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép Tiêu chuẩn bê tông cốt thép
5
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa EN 1997-1 EN 206-1 EN 61400-1
2.3.3
Thiết kế kỹ thuật
Eurocode 7 - Tiêu chuẩn thiết kế địa kỹ thuật Bê tông: Các yêu cầu kỹ thuật, về mác, sản xuất Yêu cầu thiết kế tuabin điện gió
Thi công và nghiệm thu
Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu của dự án được liệt kê trong Bảng 4 . Sau khi xem xét Chuyên gia có một số nhận xét sau :
Móng tuốc bin được thiết kế theo tiêu chuẩn Eurocode nhưng lại được thí nghiệm và nghiệm thu theo tiêu chuẩn Việt Nam . TVTK cần đưa ra các lý giải về việc tương thích giữa tiêu chuẩn thiết kế và nghiệm thu . Tiêu chuẩn TCVN 3101: 1979 đã được thay thế bằng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6288:1997 (ISO 10544 : 1992) về Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt .
Bảng 4 : Các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu phần xây dựng được nêu trong Chỉ dẫn kỹ thuật Số hiệu TCVN 5637 : 1991 TCXD 4055 : 2012 TCVN 4447 : 2012 22TCN 02 : 71 TCVN 8859: 2011 TCVN 5439: 2004 TCVN 2682: 2009 TCVN 7570:2006 TCVN 7572-1 đến 20 TCVN 4314: 2003 TCVN 4506: 2012 TCVN 5440: 1991 TCVN 8828: 2011 TCVN 9335: 2012 TCXD 173: 1989 TCVN 3101: 1979 TCVN 1651: 2008 TCVN 5709: 2009 TCVN 6052: 1995 TCVN 4453-1995 TCVN 9115: 2012 TCVN 9343:2012 TCXDVN 305: 2004 TCXDVN 9345: 2012 TCXDVN 8826: 2011 TCVN 9394:2012 TCVN 10667:2014 TCVN 7888:2014
Tên Tiêu chuẩn Kiểm soát chất lượng công trình XD: Các nguyên tắc cơ bản Công tác kế hoạch cho công trình XD Công tác đất: Trình tự thi công và kiểm tra Trình tự thi công và đánh giá nền đất cố kết cho công trình giao thông Lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô – vật liệu, thi công và nghiệm thu Xi măng. Phân loại Xi măng poóclăng Cốt liệu cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật Cốt liệu cho bê tông và vữa. Phương pháp thí nghiệm Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật Nước cho bê tông và vữa. Yêu cầu kỹ thuật Bê tông. Kiểm tra và đánh giá độ bền. Qui định chung Bê tông. Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên Bê tông nặng - Phương pháp thí nghiệm không phá hủy -xác định cường độ nén sử dụng kết hợp máy đo siêu âm và súng bật nẩy Phụ gia tăng dẻo KDT2 cho vữa và bê tông xây dựng Dây thép cacbon thấp kéo nguội dùng làm cốt thép BT Thép cốt bê tông Thép cacbon cán nóng dùng cho xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật Giàn giáo thép Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép - thi công và nghiệm thu Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn công tác bảo trì Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công và nghiệm thu Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt dưới tác động của khí hậu nóng ẩm địa phương Phụ gia hóa học cho bê tông Đóng và ép cọc – thi công và nghiệm thu Cọc bê tông ly tâm – khoan hạ cọc – thi công và nghiệm thu Cọc bê tông ly tâm ứng lực trước
2.4 Các tiêu chí thiết kế khác Chuyên gia đề nghị TVTK bổ sung tại Tập 1 – Quyển 1.1 các yêu cầu thiết kế sau :
Độ mở khe nứt cho phép , Độ lún trung bình và độ lún lệch cho phép của móng , Độ cứng ngang và độ cứng kháng xoay theo yêu cầu của nhà sản xuất . 6
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
3. ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH 3.1 Mô tả địa chất và bản đồ địa chất công trình 3.1.1
Địa mạo
Trong mục 2.1 của Báo cáo khảo sát địa chất đã miêu tả địa mạo tại khu vực công trình như sau : “ Nền khu vực dự kiến xây dựng thuộc loại địa hình núi đồi bị bào mòn, địa mạo thuộc loại hình đất sườn dốc . ” Mô tả này thiếu một số thông tin như cao độ , độ dốc của địa hình tự nhiên , tầng phủ , mạng lưới sông suối tại khu vực . Chuyên gia đề nghị bổ sung thêm . 3.1.2
Hệ tầng
Trong báo cáo địa chất đã có miêu tả hệ tầng như sau : “ Địa tầng bên dưới của khu vực bao gồm tầng tàn tích Holocen Đệ tứ (Q4 el + dl) và tầng Pleistocen trên (Q3el + dl). Thành phần thạch học là Sét bụi; các địa tầng bên dưới là kỷ Phấn trắng Bazan (K) . ” Mô tả này không phù hợp với đá basalt khu vực Tây Nguyên . Chuyên gia đề nghị ĐVKS kiểm tra lại bằng các bản đồ địa chất đã được xuất bản . 3.1.3
Đứt gãy kiến tạo
Trong hồ sơ khảo sát chưa đề cập tới hệ thống đứt gãy tại khu vực . Chuyên gia đề nghị bổ sung đánh giá về vấn đề này . 3.1.4
Các hiện tượng động lực học
ĐVKS đã có đánh giá về hiện tượng động lực học như sạt lở đất , đá lở nguy hiểm . Các đánh giá này là chấp nhận được . 3.1.5
Nước ngầm
Trong hồ sơ đã có đánh giá đầy đủ về mực nước ngầm . 3.1.6
Các bản vẽ địa chất công trình
Trong thành phần hồ sơ không có tập bản vẽ địa chất công trình mà được đóng kèm vào Báo cáo khảo sát địa chất . Các bản vẽ địa chất công trình cần có ít nhất các thông tin được liệt kê trong Bảng 5 . Chuyên gia đề nghị ĐVKS xem xét giải trình . Bảng 5 : Yêu cầu tối thiểu cho các bản vẽ địa chất công trình trong hồ sơ khảo sát ST T 1 2 3 4 5
Yêu cầu
Nhận xét
Bình đồ bố trí khảo sát công trình Bản đồ địa chất công trình Các mặt cắt địa chất công trình có thể hiện kết quả khoan khảo sát Các hình trụ hố khoan Bảng chỉ tiêu cho nền
Không có trong hồ sơ
Có trong hồ sơ Có trong hồ sơ , giá trị kiến nghị
3.2 Động đất Trong thuyết minh kết quả khảo sát địa chất đã có đánh giá động đất cho công trình . Chuyên gia đồng ý với gia tốc lớn nhất cho nền đá agR = 0,0164 g cho khu vực huyện Đắk Song thì không cần thiết kế kháng chấn .
3.3 Chỉ tiêu cơ lý nền Trong Báo cáo khảo sát địa chất đã có chỉ tiêu tiêu chuẩn cho các lớp đất nền . Tuy nhiên hồ sơ khảo sát cần làm rõ bổ sung thêm các thông tin sau :
Sức chịu tải của cọc có xét đến suy giảm của đất nền do tải trọng lặp lại hay không , 7
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
Giá trị độ cứng kháng xoay và độ cứng ngang của đất nền .
3.4 Chỉ tiêu cơ lý vật liệu đắp Trong báo cáo khảo sát địa chất chưa có phần đánh giá về vật liệu xây dựng . Chuyên gia đề nghị ĐVKS bổ sung . Tải trọng đất đắp được lựa chọn trong tính toán là 17 kN/m 3 , không rõ ở trạng thái tự nhiên hay bão hòa . Tải trọng này chưa được so sánh với giá trị đầm thí nghiệm cho mẫu đất lấy tại dự án . Theo kinh nghiệm với đất dính với k = 0,95 thì khó đạt dung trọng khô này trong giải độ ẩm tối ưu 2% . Chuyên gia đề nghị các ĐVKS và TVTK giải trình bằng kết quả thí nghiệm đầm nện tiêu chuẩn hoặc kết quả đầm thực tế tại công trình có điều kiện địa chất tương tự .
4. THUYẾT MINH Tóm tắt các nội dung mô tả thuyết minh tính toán móng trong mục 4.1 Quyển 1.1 Thuyết minh được nêu trong Bảng 6. Bảng 6 : Tóm tắt các thông tin mô tả về thiết kế kết cấu móng trong Thuyết minh Mục 4.1. 1
Tên mục Căn cứ áp dụng
4.1. 2
Thông số vật liệu
4.1. 3
Tải trọng turbine gió
4.1. 4 4.1. 5
Thông số địa chất Kết cấu móng trụ gió
Tóm tắt mô tả Liệt kê tiêu chuẩn thiết kế , tên các báo cáo đầu vào về địa hình , địa chất , lực chân cột tháp Đặc tính cơ lý của bê tông cốt thép móng , nêu tên loại cọc và số lượng cọc cho 3 loại móng 04 trường hợp tải trọng [ tại chân cột ] Các tải trọng bản thân của bê tông và đất đắp , áp lực ngược Liệt kê 08 loại đất đá nền dưới móng
Nhận xét
Chưa có đặc tính cơ lý của bê tông và cốt thép cọc Chưa đề cập tới các tải trọng tính toán mỏi Chưa có bảng chỉ tiêu kiến nghị cho các loại đất
Đưa kích thước móng , cao độ đáy móng kèm các hình vẽ cho 03 loại móng cọc
Phần thuyết minh thiết kế cần làm rõ và bổ sung một số thông tin như sau :
Lý do lựa chọn loại móng cọc , Lớp đất đặt đài cọc , lớp đất đặt mũi cọc , ảnh hưởng của độ dốc địa hình tự nhiên và các lớp đất đá nằm dưới cao độ móng tới khả năng chịu tải đứng và ngang của móng ( hiệu ứng móng nằm bên sườn dốc ) đã được xem xét đáng giá như thế nào ( xem thêm mục 5.2.2 dưới đây ) . Lý do chọn 03 loại móng cọc khác nhau , Các trường hợp tính toán kèm theo hệ số an toàn tải trọng theo tiêu chuẩn IEC 61400-1 , Các tiêu chí thiết kế về : tuổi thọ kĩ thuật , lún , biến dạng của công trình , độ mở cho phép của vết nứt tại kết cấu bê tông , Mô hình và phần mềm tính toán , Tóm tắt kết quả tính toán độ bền và biến dạng của công trình , ổn định mái đào vận hành lâu dài của công trình , Chiều cao các mái đào cho hố móng , đánh giá an toàn mái đào trong thời gian thi công và vận hành , Yêu cầu đắp bù hố móng , Biện pháp bảo vệ mặt khối đắp và mái đào lâu dài , Yêu cầu quan trắc cho công trình .
8
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
5. PHỤ LỤC TÍNH TOÁN KẾT CẤU MÓNG 5.1 Tải trọng và hệ số lệch tải 5.1.1
Tải trọng
a) Tải trọng của nhà sản xuất Tải trọng chân cột đã được Envision cung cấp cho tuốc bin . Sau khi xem xét Chuyên gia đề nghị các đơn vị TVTK và nhà sản xuất làm rõ một số vấn đề sau :
Các tải trọng này không được thống kê thành bảng tổng hợp các trường hợp tải trọng có giá trị lực thành phần lớn nhất (Fxy , Mxy , Fz , Mz max ) có kèm theo hệ số an toàn cho tải trọng là 1,35/0,90 và 1,10/0,90 . Các tải trọng của Envision có bao gồm cả hiệu ứng thứ cấp ( second order effect ) hay không . Tải trọng ở trạng thái giới hạn cực trị khi sử dụng ( trạng thái S3 – quasi-permanent ) chưa được cung cấp , Trong tài liệu thiếu các yêu cầu về độ cứng ngang và độ cứng kháng xoay cho nền , Các yêu cầu về tần số dao động riêng cho móng . Tài liệu tải trọng của Envision không có tên các trường hợp tải trọng được nêu trong phụ lục như : 32PREogVra1(fam207) , 62E50b03000(fam306) . b) Tải trọng đẩy nổi
Trong phụ lục tính toán đã xét đầy đủ tới áp lực đẩy nổi . Tuy nhiên mực nước ngầm tính toán không được đưa ra cho mỗi loại móng cọc . Chuyên gia đề nghị bổ sung và làm rõ vấn đề này . c) Tải trọng bản thân của bê tông cốt thép Tải trọng bản thân của vật liệu bê tông cốt thép bằng 24,5 kN/m3 là phù hợp . d) Tải trọng vật liệu đắp Tải trọng đất đắp được lựa chọn trong tính toán là 17 kN/m3 . Tuy nhiên tải trọng này chưa được so sánh với giá trị đầm thí nghiệm cho mẫu đất lấy tại dự án . Theo kinh nghiệm với đất dính với k = 0,95 thì khó đạt dung trọng khô này trong giải độ ẩm tối ưu 2% . Chuyên gia đề nghị các ĐVKS và TVTK giải trình bằng kết quả thí nghiệm đầm nện tiêu chuẩn hoặc kết quả đầm thực tế tại công trình có điều kiện địa chất tương tự . 5.1.2
Các trường hợp tải trọng sử dụng trong tính toán
Bảng 7 của TVTK có đưa các trường hợp tải trọng trong tính toán . Bảng 7 : Các tổ hợp tính toán được giới thiệu là đầu vào của phụ lục tính móng . Load case Tổ hợp ULS - N Tổ hợp cơ bản – Trạng thái cực hạn ULS - A Tổ hợp đặc biệt – Trạng thái cực hạn SLS Tải trọng thường xuyên SLS_QP trạng thái giới hạn sử dụng Mean load Tải trọng mỏi trung bình
Fz (kN) 5280 5420 5531 5438 5438
Fres (kN) 837 907 602 604 604
Mres (kN.m) 109452 123380 86345 85333 85333
Mz (kN.m) 1444 31 1160 184 184
Tuy nhiên trong tính toán chịu lực cục bộ cho mặt bích trên và mặt bích dưới TVTK sử dụng các trường hợp tải trọng sau cho tính toán :
32PREogVra1(fam207) , 62E50b03000(fam306) , Serviceability loads ( tải trọng thường xuyên ? )
Tên các tổ hợp này không có trong báo cáo tải trọng của Envision lẫn liệt kê đầu vào trong phụ lục . Giá trị lực của 3 tổ hợp trên chưa rõ có trùng với các trường hợp tính toán trong Bảng 7 hay không . Vì vây đề nghị TVTK làm rõ các trường hợp tải trọng sau đã được xét đến trong tính toán hay chưa : 9
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
Trường hợp mô men hợp lực gây lật trên mặt phẳng ngang Trường hợp lực đứng Fz lớn nhất ( có khả năng bất lợi nhất về chọc thủng và chịu lực cục bộ ở cổ móng ) , Trường hợp có hợp lực ngang Fxy lớn nhất ( bất lợi nhất cho sức chịu tải theo phương ngang của cọc và khả năng chịu cắt của cổ móng ) , Trường hợp có mô men xoắn theo phương đứng Mz lớn nhất ( bất lợi nhất cho khả năng chịu xoắn của cổ móng ) . 5.1.3
Hệ số an toàn từng phần
Các hệ số an toàn về tải trọng được liệt kê theo Eurocode 1 , 2 và 7 là phù hợp . 5.1.4
Vật liệu xây dựng
a) Bê tông Các tham số vật liệu bê tông được nêu cơ bản là phù hợp với tiêu chuẩn Eurocode . Tuy nhiên TVTK cần bổ sung thêm các giá trị độ bền tính toán fcd cho bê tông . b) Cốt thép Các thông số về cốt thép CB500V theo tiêu chuẩn Việt Nam và hệ số an toàn cho vật liệu s = 1,15 là chấp nhận được . Riêng móng cọc có các thép dự ứng lực cường độ cao chưa có thông số độ bền trong phụ lục tính toán độ bền đài cọc . Chuyên gia đề nghị TVTK bổ sung thêm . 5.1.5
Tham số nền
Sau khi xem xét các phụ lục tính toán Chuyên gia nhận thấy ĐVKS và TVTK cần giải trình và làm rõ một số vấn đề sau :
Tham số nền sử dụng trong mô hình phần tử hữu hạn tính toán kết cấu bê tông cốt thép tại Phần 4 : Kiểm tra kết cấu là như thế nào ( sử dụng các giá trị hằng số cho mỗi lớp đất như kiến nghị của báo cáo khảo sát địa chất , hay biến thiên theo độ sâu theo phần tính toán sức chịu tải của nền , hay dùng các giá trị khác ) . Tham số nền sử dụng trong tính toán sức chịu tải là khác với các giá trị kiến nghị tính toán trong báo cáo khảo sát địa chất công trình . Ví dụ : Trong bảng chỉ tiêu kiến nghị ( Bảng 3.1.4 ) của Báo cáo khảo sát địa chất không có các chỉ tiêu kháng cắt ở trạng thái không thoát nước , C u cho đất nền . Trong công thức tính toán tải trọng lên cọc tại mục 5.1.2 trang 5-56 của phụ lục tính toán thì sử dụng giá trị Cu . Các giá trị mô đun đàn hồi của các lớp địa chất trong phụ lục tính toán móng không giống với giá trị kiến nghị trong báo cáo khảo sát . Hình 1 thể hiện giá trị SPT và mô đun đàn hồi Es cho móng T01 trong trang 5-55 phụ lục tính toán . Cách xác định mô đun đàn hồi trong phụ lục tính toán không được làm rõ là tính chuyển từ giá trị SPT sang theo công thức nào . Trong hình cũng đưa ra các giá trị mô đun nén cho 6 lớp đất trong bảng kiến nghị của Báo cáo khảo sát ( có Es = 4,5 15 MPa ) . Có thể thấy giá trị trong phụ lục có khác biệt đáng kể so với kiến nghị tính toán trong báo cáo khảo sát địa chất .
5.2 Tính toán sức chịu tải của móng cọc 5.2.1
Sức chịu tải theo phương đứng
TVTK đã xét tới đầy đủ sức chịu tải theo phương đứng theo tiêu chuẩn Eurocode 7 . Phương pháp này là chấp nhận được . Tuy nhiên như đã đề cập tại mục 5.1.5 các tham số nền đưa vào tính toán cần được làm rõ .
10
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
Lớp 1 -1 Es = 4,5 MPa
Lớp 1 Es = 6 MPa
Lớp 2 -2 Es = 7,7 MPa
Lớp 2 Es = 11,3 MPa
Lớp 3 Es = 15 MPa
Lớp 3 -3 Es = 11,5 MPa
Hình 1 : Thông số SPT và mô đun đàn hồi Es theo phụ lục tính toán của móng T01 kèm theo giá trị mô đun của 6 lớp đất theo Báo cáo khảo sát địa chất 5.2.2
Sức chịu tải theo phương ngang
Trong phụ lục tính toán chưa đưa ra kết quả tính toán sức chịu tải ngang của cọc . Chuyên gia đề nghị tính toán bổ sung với trường hợp chịu tải trọng ngang lớn nhất . Trong tính toán cần thuyết minh rõ về phương pháp tính , các thông số đầu vào tương ứng . Trong tính toán cần đặc biệt lưu ý khả năng chịu tải của móng nằm trên sườn dốc . Qua đánh giá sơ bộ các móng sau nằm trên đỉnh đồi hoặc sườn dốc nên có thể chịu ảnh hưởng suy giảm khả năng chịu tải ngang : WT2 , WT4 , WT7 , WT8 , WT10 ( xem Hình 2 ), WT11 , WT12 , WT13 , WT 14 , WT15 . Đề nghị TVTK giải trình rõ về góc dốc của địa hình tự nhiên để đánh giá ảnh hưởng ( nếu có ) của hiện tượng móng gần mái dốc .
11
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
Hướng dốc của địa hình tự nhiên dưới chân móng
Hình 2 : Móng điện gió WT10 nằm trên sườn dốc ( trích từ bản vẽ ĐG.DH-NM-T-01 )
5.3 Tính toán lún và chuyển vị ngang 5.3.1
Tính toán lún
Tại mục 5.3.1 trang 5-67 của phụ lục TVTK có thuyết minh tính toán lún theo phương pháp của Poulos . Tuy nhiên phương pháp tính toán không được trình bày , và chưa rõ trong tính toán là tính cho một cọc đơn hay có xét tới hiệu ứng nhóm cọc . Ngoài ra tham số nền tính toán lún như mô đun Es được lựa chọn như thế nào cũng cần được làm rõ ( xem mục 5.1.5 ) . 5.3.2
Tính toán chuyển vị ngang
TVTK có tính toán chuyển vị ngang theo phương pháp p-y . Tuy nhiên trong phụ lục chưa nêu cách và giá trị cho độ cứng lò xo theo phương ngang k của đất nền quanh cọc . Chuyên gia đề nghị TVTK cần làm rõ . 5.3.3
Tính toán độ cứng nền
TVTK chưa có tính toán về độ cứng ngang và kháng xoay cho móng . Dựa trên kết quả khảo sát đề nghị TVTK so sánh với độ cứng kháng xoay cho phép của nền và so sánh với độ cứng yêu cầu của nhà sản xuất .
5.4 Tính toán kết cấu móng 5.4.1
Mô hình và phần mềm tính toán
Dường như TVTK sử dụng các phần tử khối 3D cho móng bê tông cốt thép , đất nền và sử dụng phần tử thanh cho cọc . Tuy nhiên có một số điểm cần bổ sung và làm rõ sau :
Tên phần mềm sử dụng là gì , Điều kiện biên cho mô hình cần được mô tả rõ thêm , Giữa cọc và nền có sử dụng phần tử tiếp xúc không . Hiệu ứng móng gần mái dốc như được minh họa ở Hình 2 và Hình 3 được xem xét đánh giá như thế nào trong mô hình . Trong mô hình phần tử hữu hạn cho thấy dường như khoảng cách từ mép bê tông đài móng tới biên nằm ngang của mô hình là nhỏ hơn 1D , với D là đường kính móng ( xem Hình 3 ) . Đề nghị TVTK chứng minh chiều rộng biên ngang là đủ không làm ảnh hưởng đến kết quả tính biến dạng của mô hình . Điều này là quan trọng do chuyển vị ngang ở 12
Công trình : Nhà máy Điện gió Đắk Hòa
Thiết kế kỹ thuật
biên đứng cần bị khóa . Nếu biên ngang quá gần móng thì do ảnh hưởng của biên chuyển vị ngang sẽ nhỏ hơn so với trường hợp biên mô hình nằm xa mép móng , dẫn đến kết quả thiên không an toàn . D