31 0 139KB
Thành phần hóa học của Rau má Một số nghiên cứu cho thấy thành phần hóa học của Rau má rất phong phú. Bao gồm, tinh dầu, chất béo, Saponin, Sterol, Flavonoid, Saccharide, Magnesium, Manganese, vitamin B2, B3, B6, K…. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Thành phần hóa học Nước Protein Carbohydrat Cellulose Vitamin C Vitamin B1 Calcium Phosphorus Iron β – Caroten
Đơn vị % KL % chất khô % chất khô % chất khô mg % mg % mg % mg % mg % mg %
Hàm lượng 88,20 3,20 1,80 4,50 3,70 0,15 2,29 2,00 3,10 1,30
Tùy theo khu vực trồng và mùa vụ thu hoạch mà tỷ lệ các hoạt chất trong rau má có thể sai khác nhau. Trong thành phần hóa học của Rau má, nhóm Saponin là nhóm chất đặc biệt có ý nghĩa nhất, được nghiên cứu khá nhiều trong lĩnh vực y dược nhằm phục vụ việc chữa bệnh cho con người. Phần trên mặt đất của rau má có các Saponin triterpen 5 vòng và các sapogenin của chúng, chủ yếu thuộc nhóm ursan. Một số ít thuộc nhóm oleanan và lupan. Các hợp chất triterpenoid nhóm ursan được xem là hoạt chất chính trong Rau má. Cho tới nay, hơn 20 chất đã được phân lập với phân nửa trong số đó là các saponosid. Trừ một trường hợp là dẫn chất 3-O-α-L arabinosid, mạch đường của các Saponin trong rau má đều gắn vào genin ở vị trí nhóm carboxyl ở C-28 qua dây nối ester. Vì vậy tất cả các chất này đều là pseudoglycosid. Mạch đường gồm 2 hoặc 3 đường, trong đó luôn là 2 đường Glucose nối với nhau qua dây nối 1-6. Đường thứ 3, nếu là mạch 3 đường, là đường rhamnose ở cuối mạch, gắn vào đường glucose bằng dây nối 1-4.
Do là pseudoglycosid nên các saponin của rau má có chỉ số phá huyết thấp. Các Saponin quan trọng trong rau má là asiaticosid và madecassosid. -
Asiaticoside có công thức phân tử: C48H78O19 Khối lượng phân tử: 959,12 g/mol Madecassoside có công thức phân tử C48H78O20 Khối lượng phân tử: 975,12 g/mol
Asiaticosid là một triterpene glycoside chiếm hàm lượng nhiều nhất. Asiaticosid là 1-Oacyl-D-glucose pyranose được tìm thấy trong tự nhiên, nó là Trisacharide ester của acid Asiatic. Khi thủy phân, asiaticosid cho phần aglycon là acid asiatic và phần đường gồm
có 1 rhamnose và 2 glucose. Hàm lượng asiaticosid trong rau má thay đổi nhiều tùy thuộc vào nơi mọc, có thể đạt tới 6,4% nhưng cũng có thể dưới 1%. Người ta cho rằng, trong cơ thể asiaticoside thủy phân thành đường và asiatic acid- sản phẩm trao đổi chất chịu trách nhiệm trong việc chữa bệnh. Asiaticoside có khả năng kháng khuẩn và hoạt tính diệt nấm chống lại được mầm bệnh và nấm. Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má. Những hợp chất chính có giá trị ở rau má là asiaticoside, madecassoside và asiatic acid đã được phát hiện, nghiên cứu và ứng dụng. Asiaticoside giúp chữa lành vết thương nhanh chóng nhờ vào cơ chế kích thích tạo collagen và sự tổng hợp glycosaminoglycan. Hoạt chất asiaticoside cũng đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Người ta cho rằng trong những bệnh này, vi khuẩn được bao phủ bởi một màng ngoài giống như sáp khiến cho hệ kháng nhiễm của cơ thể không thể tiếp cận. Chất asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao này để hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt chúng. Năm 1990, Maquart và cộng sự đã công bố công trình nghiên cứu về khả năng làm lành vết thương bị lở loét của asiaticoside. Dược tính đáng kể của hoạt chất này là giảm bớt kích thước của vùng vết thương trên da ở lưng chuột sau 9 ngày thử nghiệm. Theo nghiên cứu của Inhee và cộng sự (1999) cho thấy, các dẫn xuất của chất asiaticoside có khả năng bảo vệ thần kinh, chống lại ñộc t ố β- amyloid gây hại ñối với nơtron thần kinh.. Asiaticoside kích thích hệ reticuloendothelial nên sức miễn nhiễm của cơ thể được mạnh hơn. Asiaticoside giúp tế bào da chống oxy hóa, phát triển mô liên kết, nên làm mạnh tế bào da, mô da căng trẻ, và giúp cho vết mổ, vết loét mau lành. Trong kết quả nghiên cứu của Boiteau và cộng sự (2001), tác dụng của asiaticoside được tìm thấy đó là tiềm năng làm giảm trầm cảm ở chuột. Kết quả thử nghiệm cho thấy rằng asiaticoside có hoạt ñộng giống như chất chống trầm cảm, giúp chuột hoạt ñộng, nhận và xử lý thông tin nhanh hơn. Nghiên cứu của Mahato (2000) và cộng sự đã thí nghiệm tác dụng của asiaticoside trên chứng bệnh sưng phù và viêm khớp. Asiaticoside có trong dịch chiết đã làm giảm bớt bàn chân phình của chuột thử nghiệm. Cơ chế tích cực của asiaticoside có thể liên quan đến việc ngăn chặn s ự tăng nhanh của bạch cầu.
Madecassosid cũng là một loại triterpene glycosid chiếm phần lớn trong rau má. Khi thủy phân madecassosid sẽ thu được aglycon là acid madecassic và phần đường tương tự như asiaticosid. Acid asiatic và madecassic cùng tồn tại ở dạng tự do trong cây. Một Saponin nhóm lupan là acid betulinic cũng được phân lập từ rau má.
Ngoài ra còn có một số Saponin có cấu trúc ursan khác với hàm lượng thấp như methyl asiatat, methyl brahmat, brahmol, acid madasiatic…..Các dẫn chất oleanan như acid terminolic, asiaticosid B, centellasapogenol A…. Flavonoid: trong Rau má có các flavonoid là kaempferol, quercetin… Các nhóm hợp chất khác: trong Rau má còn có các carbohydrat (như mesoinositol, một oligosaccharidenlaf cellulose và một pectin là S3A), một alkaloid chưa được xác định cấu trúc gọi là hydrocotylin.