25 0 1MB
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
ÔN TẬP MÔN LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH BÀI 1. KẾT HÔN 1. Điều kiện kết hôn (Điều 8 Luật HNGĐ 2014) Đủ độ tuổi kết hôn: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên; Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; “Từ đủ” tức là được xác định theo đủ ngày, tháng năm. Ví dụ: Anh Bun sinh ngày 04/7/1997 từ ngày 04/7/2017 trở đi là anh B có quyền kết hôn. Có sự khác biệt so với quy định của Luật HNGĐ 2000. Theo đó, Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định độ tuổi được phép kết hôn là “Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên”. Tức là, nữ 17 tuổi + 1 ngày và nam 19 tuổi + 1 ngày là đã đủ tuổi kết hôn. Ví dụ: Anh Bun sinh ngày 04/7/1997 từ ngày 05/7/2016 trở đi là anh Bun có quyền kết hôn. Vậy, với việc quy định độ tuổi kết hôn nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên người đã thành niên (Khoản 1 Điều 20 BLDS 2015) vẫn không có quyền kết hôn nếu là nam. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Việc kết hôn do nam, nữ tự quyết định mà không bị tác động từ bất kỳ ai (hoàn toàn tự do theo ý chí). CSPL: Khoản 2 Điều 2 TTLT số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Không bị mất năng lực hành vi dân sự; Mất năng lực hành vi dân sự một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi + Kết luận giám định pháp y tâm thấn, và phải được Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó bị mất năng lực hành vi dân sự. CSPL: Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015 Vậy, những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì vẫn có quyền kết hôn, nếu đáp ứng các điều kiện kết hôn còn lại. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ 2014. Kết hôn giả tạo; + Là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. + CSPL: Khoản 11 Điều 3 Luật HNGĐ 2014 Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; 1
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
+ Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn (Khoản 8 Điều 3 Luật HNGĐ 2014). + Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. (Khoản 9 Điều 3 Luật HNGĐ 2014). + Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn trái với ý muốn của họ. (Khoản 10 Điều 3 Luật HNGĐ 2014). Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; + Người đang có vợ, có chồng là người thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người đã kết hôn hợp pháp với người khác nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết; Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết. + CSPL: Khoản 4 Điều 2 TTLT số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. + Ngoại lệ: (i) Trường hợp bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, lấy vợ, chồng khác [từ ngày 20/7/1954 đến ngày 25/3/1977] thì không nhất thiết phải hủy hôn nhân sau (TT số 60/TATC).; (ii) Vi phạm hôn nhân một vợ một chồng trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc và trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam Công nhận hôn nhân. + Vậy, việc kết hôn vi phạm điều kiện một vợ một chồng thì vẫn có thể được công nhận. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa: những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; + Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Ví dụ: cha mẹ - con, ông bà – cháu. 2
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
+ Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. + Vậy, việc kết hôn giữa anh chị em nuôi vẫn được chấp nhận. Lưu ý: Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính (Khoản 2 Điều 8 Luật HNGĐ 2014). + Kết hôn phải là nam với nữ. + Người đã được xác định lại giới tính, đã chuyển đổi giới tính được kết hôn. (Điều 36, 37 BLDS 2015) + Chỉ không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính Họ vẫn có quyền kết hôn. 2. Đăng ký kết hôn Đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài Đối tượng Thẩm quyền Cơ sở pháp lý CDVN + CDNV – tại VN UBND cấp xã nơi một trong Khoản 4 Điều 5, Khoản 1 hai bên cư trú (thường trú, Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 tạm trú, đang sinh sống) CDNV + CDVN học tập, Cơ quan đại diện của Việt Khoản 4 Điều 5, Khoản 1 lao động tại nước ngoài Nam tại nước ngoài Điều 53 Luật Hộ tịch 2014 Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài Đối tượng Thẩm quyền Cơ sở pháp lý UBND cấp xã nơi điểm d Khoản 1 Điều 7 CDVN + CD láng giềng thường trú của CDVN Luật Hộ tịch 2014 Khoản 1 Điều 123 UBND cấp huyện nơi Người nước ngoài + Người Luật HNGĐ 2014. cư trú của một trong nước ngoài – Tại VN Khoản 2 Điều 37 hai bên Luật Hộ tịch 2014 CDVN + NNN – Tại VN CDNV + NVNĐCƠNN CDVN + CDVN (hai bên UBND cấp huyện nơi Khoản 1 Điều 37 Luật Hộ định cư ở NN) cư trú của CDVN tịch 2014 CDVN đồng thời có quốc tịch nước ngoài + CDVN hoặc với NNN Cơ quan đại diện của Khoản 1 Điều 53 Luật Hộ CDVN + NNN – Tại NN CDVN + CDVN (hai bên Việt Nam tại nước tịch 2014 ngoài định cư ở NN) 3
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
3. Hủy kết hôn trái pháp luật a. Khái niệm (Khoản 6 Điều 3 Luật HNGĐ 2014) Kết hôn trái pháp luật là việc (i) đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và (ii) vi phạm điều kiện kết hôn tại Khoản 1 Điều 8 Luật HNGĐ 2014. Ví dụ: Anh A (22 tuổi) và chị B (17 tuổi) cùng cư trú tại xã LK, huyện LN, tỉnh BP, đến UBND xã LK đăng ký kết hôn. Kết hôn trái pháp luật do đăng ký kết hôn đúng thẩm quyền nhưng chị B đã vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi kết hôn. Vậy, không phải trường hợp nào kết hôn mà vi phạm điều kiện kết hôn cũng là kết hôn trái pháp luật. Ví dụ, đăng ký kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền (mà nam nữ đủ điều kiện kết hôn hoặc một/các bên vi phạm điều kiện kết hôn) thì không phải là kết hôn trái pháp luật. Vậy các trường hợp này gọi là gì? Đọc tiếp sẽ rõ! b. Chủ thể yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 10 Luật HNGĐ 2014) Trường hợp vi phạm sự tự nguyện (Khoản 1 Điều 10 Luật HNGĐ 2014): Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật HNGĐ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật khi việc kết hôn vi phạm sự tự nguyện. Lưu ý: Các cá nhân tổ chức quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật HNGĐ không đương nhiên có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật khi việc kết hôn vi phạm sự tự nguyện, mà chỉ được yêu cầu khi có sự đề nghị của người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn. Vi phạm các điều kiện kết hôn khác khác: Chủ thể có quyền trực tiếp yêu cầu (Khoản 2 Điều 10 Luật HNGĐ 2014): + Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; + Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; + Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; + Hội liên hiệp phụ nữ. Chủ thể gián tiếp yêu cầu: Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị (i) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, (ii) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, (iii) Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. c. Xử lý việc hủy kết hôn trái pháp luật Thẩm quyền giải quyết Tòa án nhân dân nơi đăng ký kết hôn trái pháp luật hoặc Tòa án nhân dân nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn trái pháp luật.
4
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
CSPL: Khoản 1 Điều 11 Luật HNGĐ 2014; Khoản 1 Điều 29, Điểm a Khoản 2 Điều 35, Khoản 2 Điều 36, Điểm b Khoản 1 Điều 37, Khoản 2 Điều 38, Điểm g Khoản 2 Điều 39, Điểm b Khoản 2 Điều 40 BLTTDS 2015. Xử lý hủy kết hôn trái pháp luật (Khoản 2, 3 Điều 11 Luật HNGĐ 2014) Tại thời điểm giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật + vẫn còn vi phạm điều kiện kết hôn hủy kết hôn trái pháp luật. Ví dụ: Tại thời điểm giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật + đủ điều kiện kết hôn + không yêu cầu công nhận/có yêu cầu ly hôn hủy kết hôn trái pháp luật. Hậu quả pháp lý của hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 12, 16, 81-84 Luật HNGĐ 2014) Về quan hệ nhân thân: Phải chấm dứt quan hệ vợ chồng. Giải quyết quyền lợi con chung: Giải quyết như khi ly hôn Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng: Giải quyết theo Điều 16 Luật HNGĐ 2014. Trường hợp thừa nhận hôn nhân, cho ly hôn: Tại thời giải quyết nếu đã đủ điều kiện kết hôn, mà: Các bên cùng yêu cầu công nhận hôn nhân Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân, kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn (Khoản 2 Điều 11 Luật HNGĐ 2014; Điểm a Khoản 2 Điều 4 TTLT số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.) Vợ and/or chồng yêu cầu hủy Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật (Điểm b Khoản 2 Điều 4 TTLT số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.) Một bên yêu cầu công nhận hôn nhân + Một bên không có yêu cầu gì Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật (Điểm b Khoản 2 Điều 4 TTLT số 01/TTLT-TANDTCVKSNDTC-BTP.) Một bên yêu cầu ly hôn + Một bên không có yêu cầu gì Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật (Điểm b Khoản 2 Điều 4 TTLT số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.) Cùng yêu cầu ly hôn Tòa án cho ly hôn (Điểm c Khoản 2 Điều 4 TTLT số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP.) Một bên yêu cầu công nhận hôn nhân + Một bên yêu cầu ly hôn Tòa án cho ly hôn (Điểm c Khoản 2 Điều 4 TTLT số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP) Ngoại lệ khác Trường hợp bộ đội, cán bộ có vợ, có chồng ở miền Nam tập kết ra miền Bắc, lấy vợ, chồng khác [từ ngày 20/7/1954 đến ngày 25/3/1977]. Không nhất thiết phải hủy hôn nhân sau. (TT số 60/TATC)
5
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Vi phạm hôn nhân một vợ một chồng trước ngày 13/01/1960 ở miền Bắc và trước ngày 25/3/1977 ở miền Nam Công nhận hôn nhân. 4. Không công nhận quan hệ vợ chồng a. Căn cứ không công nhận Không đăng ký kết hôn (trừ trường hợp hôn nhân thực tế) (Khoản 1 Điều 9, Khoản 2 Điều 53 Luật HNGĐ 2014) Đăng ký kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền (có thể vi phạm/không vi phạm điều kiện kết hôn). (Khoản 3 Điều 3 TTLT số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTCBTP). Không đăng ký kết hôn (có thể vi phạm/không vi phạm điều kiện kết hôn). (Khoản 4 Điều 3 TTLT số 01/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP). b. Trường hợp hôn nhân thực tế (đang sống chung + đủ điều kiện kết hôn) Sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 mà không đăng ký kết hôn Công nhận là vợ chồng. Sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001, có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn đến hết ngày 01/01/2003. + Từ 03/01/1987 đến ngày 01/01/2003 mà không đăng ký hoặc có đăng ký Công nhận vợ chồng trong khoảng thời gian này. + Từ sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký Không công nhận. Sống chung với nhau như vợ chồng từ sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn Không côn nhận quan hệ vợ chồng. CSPL: Mục 3 NQ 35/2000/NQ-QH10, Mục 1, 2, 3 TTLT 01/2001/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP. c. Hậu quả pháp lý của không công nhận quan hệ vợ chồng Về quan hệ nhân thân: Không công nhận quan hệ vợ chồng (Điều 14, Khoản 2 Điều 53 Luật HNGĐ 2014). Yêu cầu giải quyết theo Khoản 3 Điều 3, Khoản 4 Điều 3 TTLT 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. Quan hệ tài sản: giống hủy kết hôn trái pháp luật (Điều 14, Điều 16 Luật HNGĐ 2014) Quyền lợi con chung: giống như quan hệ giữa cha mẹ - con (Điều 14, Điều 15, Điều 68 đên Điều 92 Luật HNGĐ 2014) Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? A/ LÝ LUẬN CHUNG 1. Chú ruột và cháu ruột trong mọi trường hợp được xác định là thành viên của một gia đình. 6
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
2. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn. 3. Tảo hôn là kết hôn trái pháp luật. B/ KẾT HÔN, HỦY KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT, KHÔNG CÔNG NHẬN QUAN HỆ VỢ CHỒNG 1. Người đã thành niên thì có quyền kết hôn. 2. Những người cùng giới tính thì không được kết hôn với nhau. 3. Theo quy định của Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình, những người đang là cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể không bị cấm kết hôn. 4. Người đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự, tự nguyện kết hôn và không thuộc trường hợp cấm kết hôn thì có quyền kết hôn. 5. Anh chị em nuôi không được quyền kết hôn với nhau. 6. Con riêng của vợ hoặc chồng không có quyền kết hôn với con chung (con đẻ) của hai vợ chồng. 7. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không có quyền xác lập quan hệ vợ chồng. 8. Người bị Tòa án ra quyết định hạn chế năng lực hành vi dân sự thì không được kết hôn. 9. Những người mắc bệnh tâm thần thì không được phép kết hôn. 10. Người bị thiểu năng trí tuệ không có quyền kết hôn. 11. Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự không được kết hôn. 12. Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không được phép kết hôn. 13. Để bảo đảm nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ” pháp luật cấm người mắc hội chứng down kết hôn. 14. Người đang chấp hành án phạt tù (có giam giữ) không có quyền kết hôn. 15. Người cùng quan hệ huyết thống không được kết hôn với nhau. 16. Người đang có vợ có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác là kết hôn trái pháp luật. 17. Những người đã đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật là những người đang có vợ có chồng. 18. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để xác định là người đang có vợ có chồng thì người đó phải đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. 19. Những người sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận. 20. Các bên nam nữ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo đúng thẩm quyền và nghi thức kết hôn thì giữa họ phát sịnh quan hệ hôn nhân hợp pháp. 21. Việc xác lập quan hệ vợ chồng có thể ủy quyền cho người khác thực hiện. 7
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
22. Quan hệ hôn nhân chỉ được xác lập từ ngày các bên nam nữ thực hiện xong thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 23. Để được coi là hôn nhân hợp pháp thì các bên trong quan hệ hôn nhân phải nhận được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. 24. Nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 1.1.2001 nếu đủ điều kiện kết hôn thì được pháp luật công nhận là vợ chồng. 25. Nam nữ sống chung như vợ chồng từ ngày 03.01.1987 đến trước ngày 01.01.2001 vẫn có thể được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. 26. Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03.01.1987 đến trước ngày 01.01.2001, nhưng đến sau ngày 01.01.2003 mà không đăng ký kết hôn đều không được công nhận là vợ chồng. 27. Nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 01.01.2001 nếu có đủ điều kiện kết hôn thì pháp luật công nhận là vợ chồng. 28. Mọi trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày 03.01.1987 thì được công nhận là vợ chồng. 29. Nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng từ ngày 03.01.1987 đến trước ngày 01.01.2001 đủ điều kiện mà không đăng ký kết hôn vẫn có thể được công nhận là vợ chồng. 30. Kể từ ngày 01/01/2001 trở đi, việc nam nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ hôn nhân. 31. Việc kết hôn vi phạm Điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật HNGĐ năm 2014 vẫn có thể được pháp luật công nhận. 32. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, chỉ khi việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài thì khi đó mới xem là kết hôn có yếu tố nước ngoài. 33. Việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại nơi một trong hai bên nam nữ thường trú. 34. Việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài tại Việt Nam có thể thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã. 35. Việc đăng ký kết hôn tại cơ quan không có thẩm quyền sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng. 36. Việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài có thể được thực hiện tại UBND cấp xã nơi cư trú của công dân Việt Nam. 37. Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam phải được đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên nam, nữ kết hôn. 38. Các bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân có đăng ký kết hôn thì khi xin ly hôn Tòa án sẽ giải quyết ly hôn. 39. Tại thời điểm kết hôn, nam, nữ không đủ điều kiện kết hôn, nhưng sau đó đã đáp ứng điều kiện kết hôn, nếu một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân còn bên kia không có yêu cầu gì thì Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật. 8
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
40. Việc đăng ký kết hôn ở cơ quan không có thẩm quyền đồng thời vi phạm điều kiện kết hôn sẽ dẫn đến hệ quả hủy kết hôn trái pháp luật. 41. Việc đăng ký kết hôn khi một trong hau bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn sẽ dẫn đến hệ quả hủy kết hôn trái pháp luật. 42. Nam nữ kết hôn khi một trong hai bên vi phạm điều kiện kết hôn, vào thời điểm tòa án giải quyết yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật điều kiện kết hôn đã được thỏa mãn, nếu một bên yêu cầu giải quyết ly hôn, một bên không có yêu cầu gì, Tòa án sẽ cho ly hôn. 43. Ủy ban dân số, gia đình và trẻ em có quyền yếu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật. 44. Cha, mẹ có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn của con vi phạm về độ tuổi. 45. Hội Liên hiệp phụ nữ có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật. Bài tập tính huống Bài tập 1. Đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 nhưng ông Trí và bà Mai chỉ sống chung như vợ chồng từ năm 1986 mà không đăng ký kết hôn. Hai người có con chung là Hùng (sinh năm 1992) và Hằng (sinh năm 1997). Do phát sinh mâu thuẫn, tháng 7 năm 2015, ông Trí nộp đơn xin ly hôn bà Mai. Đơn đã được Tòa án nhân dân huyện XM, tỉnh BR-VT thụ lý. Căn cứ vào pháp luật hôn nhân và gia đình, Tòa án xác định hai bên có hay không có quan hệ vợ chồng? Cơ sở pháp lý. Bài tập 2. Ông Hoàng kết hôn với bà Anh năm 1990. Năm 1995, do vợ chồng mâu thuẫn, ông Hoàng bỏ nhà đến chung sống như vợ chồng với bà Xuân. Ngày 02/5/2002, Ủy ban nhân dân xã H nơi bà Xuân cư trú đăng ký kết hôn cho ông Hoàng và bà Xuân. Tháng 3/2016, bà Anh yêu cầu Tòa án hủy việc hết hôn trái pháp luật giữa ông Hoàng và bà Xuân. Trước yêu cầu của bà Anh, có ý kiến cho rằng ông Hoàng và bà Xuân vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo Khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân va Gia đình năm 2000 nên Tòa án phải hủy việc kết hôn này. Tuy nhiên cũng có ý kiến khẳng định ông Hoàng, bà Xuân là vợ chồng vì họ thuộc trường hợp hôn nhân thực tế trong thời hạn 02 năm theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH. Từ góc độ pháp lý, hãy cho biết quan điểm của anh (chị) về pháp luật áp dụng và đường lối giải quyết yêu cầu của bà Anh theo tính huống trên. Bài tập 3. 9
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Ông Tuấn và bà Sắc kết hôn năm 1980. Con chung là Thy sinh năm 1981. Tài sản chung của họ là 110 m2 đất tọa lạc tại xã Trung Hiệp, huyện VL, tỉnh Vĩnh Long. Diện tích đất này do cha mẹ ông Tuấn tặng cho ông và bà Sắc để làm nhà ở năm 1990. Năm 1997, do mâu thuẫn, bà Sắc về nhà sống cùng mẹ đẻ tại TP. Hồ Chí Minh. Ông Tuấn ngay sau đó cùng bà Liễu sống chung như vợ chồng. Năm 1999, ông Tuấn, bà Liễu sử dụng số tiền mà họ được cho tặng là 100 triệu đồng để xây nhà trên phần đất mà ông Tuấn và bà Sắc đang đứng tên chủ sử dụng. Tháng 12/2009, Tòa án huyện VL, tỉnh Vĩnh Long giải quyết cho bà Sắc ly hôn ông Tuấn. Án sơ thẩm không phân định tài sản do các bên không yêu cầu. Ngày 18/4/2015, ông Tuấn chết không để lại di chúc. Nhà đất tại xã Trung Hiệp, huyện VL, tỉnh Vĩnh Long được bà Liễu quản lý, sử dụng. Ngày 27/5/2015, bà Sắc khởi kiện yêu cầu chia ½ giá trị nhà, đất này (phần diện tích đất, diện tích nhà tại thời điểm tranh chấp được định giá 900 triệu đồng) cùng phần di sản thừa kế của ông Tuấn. Chị Thy cũng yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi. Hãy giải quyết tranh chấp sở hữu tài sản và thừa kế trong vụ án trên. Bài tập 4 Ông Hoàng chung sống như vợ chồng với bà Lâm từ tháng 12 năm 1986. Họ có tổ chức lễ cưới trước khi về sống chung nhưng không đăng ký kết hôn dù đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình. Tháng 05.2002, dù đang chung sống với bà Lâm nhưng ông Hoàng vẫn tiếp tục sống chung như vợ chồng với bà Cầm và có con chung tên Minh (sinh năm 2003). Ngày 15.02.2004, ông Hoàng, bà Cầm đăng ký kết hôn. UBND xã NĐ, huyện LN, tỉnh BP nơi bà Cầm đăng ký tạm trú (Bà Cầm đăng ký hộ khẩu thường trú tại phường 1, quận BT, thành phố H) đã cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho hai người. Tháng 04.2015, phát hiện sự việc (đến tại thời điểm này, ông Hoàng vẫn duy trì quan hệ với bà Lâm), bà Lâm gửi đơn yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn giữa ông Hoàng và bà Cầm với lý giải ông Hoàng kết hôn với bà Cầm khi ông đang có vợ. 1. Theo anh chị, ông Hoàng có thuộc trường hợp “người đang có vợ” tại thời điểm ông xác lập quan hệ vợ chồng với bà Cầm không? Cơ sở pháp lý? 2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của bà Lâm theo hướng nào sau đây cho phù hợp với tinh thần pháp luật: i) Thừa nhận ông Hoàng và bà Cầm là vợ chồng? ii) Hủy việc kết hôn giữa ông Hoàng và bà Cầm? iii) Không công nhận ông Hoàng và bà Cầm là vợ chồng? Bài tập 5. 10
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Anh M và chị N quen biết nhau qua những người bạn học chung lớp Anh văn. Sau một thời gian tham gia các hoạt động ngoại khóa cùng các bạn, giữa M và N nảy sinh quan hệ yêu đương. Sau một thời gian duy trì mối quan hệ tình cảm thắm thiết, M và N quyết định cùng nhau xác lập quan hệ hôn nhân. Anh M và Chị N gặp gỡ hai bên gia đình và trình bày nguyện vọng kết hôn với nhau. Khi hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện kết hôn thì mới biết anh M và chị N có họ hàng gần gũi. Cha của chị N là em của ông ngoại anh M. Khi quan hệ họ hàng giữa M và N được xác định, gia đình hai bên ngăn cấm không cho M và N kết hôn cùng nhau. Theo anh chị, xét dưới khía cạnh pháp luật hôn nhân và gia đình anh M và chị N có thể kết hôn với nhau không? Vì sao? Bài tập 6 Anh A và chị B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào ngày 15/01/2000. Trong thời gian 5 năm, từ sau khi kết hôn, hai vợ chồng chung sống hạnh phúc, có hai người con chung là M và N. Từ tháng 2/2007, trong quan hệ giữa A và B thường xuyên phát sinh mâu thuẫn. Tháng 9/2013, anh A thuyên chuyển công tác đến huyện X, tỉnh Y. Tại đây, anh A gặp chị H, giữa họ phát sinh tình cảm yêu đương, quý mến. Ngày 17/5/2014, anh A làm đơn xin ly hôn với chị B. Ngày 20/8/2015, Tòa án giải quyết ly hôn cho A và B. Ngày 12/12/2014, anh A và chị H tiến hành đăng ký kết hôn tại UBND xã V, huyện X, tỉnh Y, nơi cư trú của chị H. Họ được UBND xã V cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Anh A và chị H chung sống với nhau hạnh phúc. Hai người có một con chung là T và do làm ăn thuận lợi nên họ có khối tài sản chung là 1 tỷ đồng. Ngày 15/7/2016, Hội liên hiệp phụ nữ huyện X tỉnh Y làm đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị H. Theo anh/chị, Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào?Tại sao? Bài tập 7. Ông Lâm (cư trú tại phường 5, Quận 6, Thành phố H) kết hôn với bà Hà năm 2012. Do bà Hà – vợ ông Lâm không có khả năng sinh con và được sự đồng thuận của vợ, năm 2015, ông Lâm cưới bà Thanh (thường trú tại phường 5, Quận 6, Thành phố H cùng ông Lâm và là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo phán quyết của Tòa án). Ngày 25/7/2016, Ủy ban nhân dân xã VG, huyện PL, tỉnh T đã đăng ký và cấp giấy chứng nhận kết hôn cho ông Lâm, bà Thanh. Ngày 10/12/2017, ông Lâm yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa ông và bà Thanh với lý do việc cưới bà Thanh tại thời điểm quan hệ vợ chồng giữa 11
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
ông và bà Hà đang tồn tại là trái pháp luật. Sau khi thụ lý xem xét vụ việc, Tòa án nhân dân huyện PL, tỉnh T đã phán quyết chấp nhận yêu cầu này. Anh/Chị hãy cho biết đường lối giải quyết của Tòa án như trên là đúng hay không đúng với quy định của pháp luật? Lý giải trên cơ sở pháp lý. Bài tập 8. Ông Hinh và bà Thắm kết hôn năm 2010. Năm 2014, do bà Thắm biệt tích sau chuyến đi buôn bán đường xa 3 năm chưa về, gia đình ông Hinh đã “mai mối” bà Kim Lan (sinh ngày 2.3.1998, định cư tại Úc) để ông Hinh “xe duyên chồng vợ”. Ngày 28.3.2015, UBND xã G, huyện E, tỉnh BT đã cấp giấy chứng nhận kết hôn cho ông Hinh và bà Kim Lan. Tháng 5.2015, Tòa án nhân dân huyện E, tỉnh BT thực hiện thủ tục tố tụng để tuyên bố bà Thắm mất tích theo yêu cầu của ông Hinh. Hai tháng sau, Tòa án giải quyết cho ông Hinh ly hôn bà Thắm. Phán quyết cho ly hôn có hiệu lực ngày 26.7.2015. Tháng 5.2016, Hội liên hiệp phụ nữ huyện B yêu cầu Tòa án nhân dân tỉnh BT hủy hôn nhân của ông Hinh và bà Kim Lan. Anh/Chị hãy cho biết, Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên như thế nào cho phù hợp tinh thần pháp luật, biết rằng: 1. Tại thời điểm Tòa án giải quyết vụ việc, ông Hinh yêu cầu Tòa án công nhận hôn nhân còn bà Kim Lan yêu cầu Tòa án ly hôn. 2. Bà Kim Lan yêu cầu giải quyết số tài sản chung do hai bên không thỏa thuận được gồm 24 chỉ vàng 9999 (số vàng ông Hinh và bà Kim Lan được mừng cưới năm 2014) và ngôi nhà diện tích 100 m2 trị giá 2 tỷ đồng do ông Hinh đứng tên (nhà được mua bằng tiền ông Hinh trúng số tháng 9.2015).
12
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
BÀI 2. QUAN HỆ VỢ CHỒNG 1. Đại diện giữa vợ, chồng Điện diện theo ủy quyền: Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng. (Khoản 2 Điều 24 Luật HNGĐ 2014). Đại diện theo pháp luật (Khoản 3 Điều 24 Luật HNGĐ 2014). Một bên bị mất năng lực hành vi dân sự, còn bên kia nếu đủ điều kiện làm giám hộ, trừ trường hợp đại diện ly hôn. Một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bên còn lại nếu được Tòa án chỉ định. Một bên bị tuyên có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bên còn lại nếu được Tòa án chỉ định làm người giám hộ (đại diện). Vậy, không phải một bên vợ/chồng mất NLHVDS/HCNLHVDS/KKTNTVLCHV thì người còn lại đương nhiên là người đại diện theo pháp luật. Đại diện đương nhiên (Điều 25, 36, 32 Luật HNGĐ 2014) Trong trường hợp vợ, chồng kinh doanh chung thì vợ, chồng trực tiếp tham gia quan hệ kinh doanh là người đại diện hợp pháp của nhau trong quan hệ kinh doanh đó, trừ trường hợp trước khi tham gia quan hệ kinh doanh, vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc Luật này và các luật liên quan có quy định khác. Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về việc một bên đưa tài sản chung vào kinh doanh thì người này có quyền tự mình thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung đó. Thỏa thuận này phải lập thành văn bản. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng là người đứng tên tài khoản ngân hàng, tài khoản chứng khoán được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó. Trong giao dịch với người thứ ba ngay tình thì vợ, chồng đang chiếm hữu động sản mà theo quy định của pháp luật không phải đăng ký quyền sở hữu được coi là người có quyền xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản đó trong trường hợp Bộ luật dân sự có quy định về việc bảo vệ người thứ ba ngay tình. 2. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng a. Chế độ tài sản giữa vợ và chồng Chế độ tài sản theo thỏa thuận Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng: Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản 13
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn. (Điều 47 Luật HNGĐ 2014) Sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng (Điều 49 Luật HNGĐ 2014): + Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. + Hình thức sửa đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản theo thỏa thuận được áp dụng theo quy định tại Điều 47 của Luật này. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu (Điều 50 Luật HNGĐ 2014) + Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan; + Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này; + Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của gia đình. Khi vợ chồng ly hôn: + Việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; + Nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 Luật HNGĐ 2014 để giải quyết. Chế độ tài sản theo luật định Áp dụng chế độ tài sản theo luật định (Điều 7 NĐ 126/2014/NĐ-CP, Khoản 2 Điều 48 Luật HNGĐ 2014): + Vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận + Vợ chồng có thỏa thuận lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa nhưng thỏa thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng. Vậy, nhận định “chế độ tài sản theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận” là sai. b. Tài sản chung của vợ chồng Xác định tài sản chung (Điều 33 Luật HNGĐ 2014, Điều 9 NĐ 126/2014/NĐ-CP, Điều 228 đến Điều 233 BLDS 2015) Tình chất tài sản: Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Nguồn tài sản chung: + Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. + Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung, 14
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn + Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ các khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. + Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật Dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước. + Tài sản riêng nhưng có thỏa thuận đưa vào làm tài sản chung. Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung (Điều 34 Luật HNGĐ 2014, Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) Đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng (quyền sử dụng đất, động sản phải đăng ký) thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng phải ghi tên hai vợ chồng (trừ trường hợp có thỏa thuận khác). Giao dịch đối với tài sản chung phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chỉ ghi tên một bên vợ/chồng thì phải đảm bảo quy định về đại diện giữa vợ chồng. Xác định trường hợp sau: “ông C và bà L kết hôn năm 2014. ông C và bà L tranh chấp 1000 m2 đất trị giá 15 tỷ đồng tọa lạc tại huyện ĐĐ, tỉnh BR-VT; diện tích đất này do ông C nhận chuyển nhượng bằng tiền lương của ông vào tháng 2/2015 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Trí đứng tên”. Tài sản chung hay tài sản riêng? Xác định nhận định sau: “Tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân mà giấy chứng nhận quyền tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì người đứng tên là chủ sở hữu tài sản đó” là đúng hay sai? Chế độ pháp lý đối với tài sản chung (Điều 35 Luật HNGĐ 2014, Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) Các trường hợp định đoạt tài sản chung phải có thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng: (i) Bất động sản, (ii) Động sản phải đăng ký quyền sở hữu, (iii) Tài sản là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình. Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu. Xác định nhận định sau: “Tài sản chung quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ có thể do một bên định đoạt mà không đòi hỏi phải có văn bản thể hiện ý chí của cả hai vợ chồng” là đúng hay sai? Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân Phương thức chia (Điều 38, 59 Luật HNHGĐ 2014) 15
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
+ Vợ chồng thỏa thuận bằng văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. + Tòa án quyết định theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 39 Luật HNGĐ 2014) + Thời điểm có hiệu lực là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi trong văn bản; nếu trong văn bản không xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản. + Nếu tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định. + Trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. + Quyền, nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu (Điều 42 Luật HNGĐ 2014) + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. + Nhằm trốn tránh các nghĩa vụ luật định. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 40 Luật HNGĐ 2014, Điều 14 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) + Quan hệ nhân thân tiếp tục tồn tại. + Về quan hệ tài sản: Tài sản riêng: (i) Phần tài sản được chia, (ii) Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia hoặc từ tài sản riêng khác (nếu không có thỏa thuận khác). Tài sản chung: (1) Tài sản chung còn do không chia, (2) thu nhập hợp pháp, thu nhập hợp pháp khác, (3) Tài sản có từ việc khai thác từ tài sản riêng nhưng không xác định được là tài sản riêng. c. Tài sản riêng của vợ chồng Xác định tài sản riêng (Điều 43 Luật HNGĐ 2014, Điều 10, 11 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP) Tài sản có trước khi kết hôn. Tài sản được thừa kế, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. 16
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Tài sản được chia trong thời kỳ hôn nhân và hoa lợi, lợi tức từ tài sản được chia hoặc từ tài sản riêng khác sau khi chia tài sản chung. Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yêu của vợ, chồng. Tài sản hình thành từ tài sản riêng. Tài sản riêng khác theo quy định của pháp luật: + Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. + Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. + Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng. Chế độ pháp lý (Điều 44, 46 Luật HNGĐ 2014) Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó. Xác định nhận định sau: “Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng chỉ được thanh toán từ tài sản riêng của người đó” là đúng hay sai? 3. Quyền thừa kế tài sản của vợ chồng Hưởng thừa kế trong trường hợp đặc biệt (Điều 655 BLDS 2015) Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản. Thừa kế trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn, trường hợp nhiều chồng, nhiều vợ (Điểm a, b mục 1 Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP.
17
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
+ Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. + Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trong trường hợp sau ngày 01/01/2003 họ vẫn chưa đăng ký kết hôn mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước và có tranh chấp về thừa kế thì trong khi chưa có quy định mới của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tuỳ từng trường hợp mà Toà án xử lý như sau: (i) Nếu chưa thụ lý vụ án thì không thụ lý; (ii)Nếu đã thụ lý vụ án và đang giải quyết thì ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Hạn chế chia di sản thừa kế (Khoản 3 Điều 66 Luật HNGĐ 2014, Điều 661 BLDS 2015) Hạn chế chi di sản thừa kế nếu việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống, gia đình Hết hạn chế khi: (i) Hết hạn xác định, (ii) Bên còn sống kết hôn, (iii) Bên còn sống phá tán tài sản. 4. kiện
Cấp dưỡng giữa vợ và chồng Điều kiện phát sinh cấp dưỡng (Điều 115 Luật HNGĐ 2014): Thỏa 3 điều Ly hôn Một bên khó khăn túng thiếu và có yêu cầu chính đáng. Bên còn lại có khả năng thực tế. Căn cứ chấm dứt cấp dưỡng (Điều 118 Luật HNGĐ 2014) Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn. …………………………………………
Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1. Vợ, chồng đại diện theo pháp luật cho nhau khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự. 2. Vợ, chồng đại diện theo pháp luật cho nhau khi một bên bị mất năng lực hành vi dân sự và người còn lại ddue điều kiện làm người giám hộ. 3. Một bên vợ (chồng) bị khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì bên chồng (vợ) còn lại sẽ là người đại diện cho người đó. 18
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
4. Quan hệ tài sản của vợ chồng luôn chịu sự điều chỉnh của pháp luật hôn nhân và gia đình. 5. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng có thể được lập trước hoặc sau khi kết hôn. 6. Chế độ tài sản theo quy định của pháp luật sẽ được áp dụng khi vợ chồng không lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. 7. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận phát sinh hiệu lực từ thời điểm nam nữ công chứng hoặc chứng thực văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản. 8. Văn bản định đoạt tài sản chung của vợ chồng là nhà ở trong mọi trường hợp phải có chữ ký của cả vợ và chồng. 9. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng sẽ bị tuyên bố vô hiệu khi không được công chứng hoặc chứng thực. 10. Vợ chồng phải thỏa thuận đầy đủ các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Hôn nhân và Gia đình khi áp dụng loại chế độ tài sản theo thỏa thuận. 11. Tài sản mà vợ chồng có được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. 12. Trong chế độ tài sản pháp định, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản sau khi chia trong thời kỳ hôn nhân vẫn có thể xác định là tài sản chung của vợ chồng. 13. Hoa lợi, lợi tức và các tài sản khác được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của vợ chồng. 14. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng sẽ là tài sản chung nếu hoa lợi, lợi tức đó là nguồn sống suy nhất của gia đình. 15. Trong trường hợp áp dụng chế độ tài sản pháp định thì lợi tức có trong thời kỳ hôn nhân có thể là tài sản riêng của vợ chồng. 16. Những giao dịch dân sự do một bên vợ hoặc chồng tiến hành, khi có yêu cầu Tòa án tuyên bố là vô hiệu thì Tòa án sẽ tuyên bố là vô hiệu. 17. Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ hoặc chồng được thanh toán từ tài sản riêng của người đó. 18. Trong chế độ tài sản theo quy định của pháp luật thì tài sản riêng của một bên vợ hoặc chồng được dùng để đáp ứng nhu cầu riêng của bên đó. 19. Mọi giao dịch do một bên thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình, mà không có sự đồng ý của bên còn lại đều làm phát sinh trách nhiệm liên đới đối với vợ chồng. 20. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật, việc định đoạt tài sản chung nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình chỉ cần do một bên vợ/chồng quyết định và thực hiện. 21. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tài sản chung của vợ chồng thuộc hình thức sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia được. 22. Theo quy định của chế độ tài sản pháp định thì tài sản mà vợ chồng có được do thừa kế chung là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng. 19
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
23. Trong chế độ tài sản theo luật định, một bên vợ, chồng không được tự mình định đoạt tài sản chung khi không có sự đồng ý của bên còn lại. 24. Trong trường hợp không có thỏa thuận khác, tài sản chung chỉ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của gia đình, hoặc các nghĩa vụ liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 25. Tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân mà giấy chứng nhận quyền tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì người đứng tên là chủ sở hữu tài sản đó. 26. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định luôn được áp dụng để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. 27. Trong chế độ tài sản pháp định, vợ chồng có quyền định đoạt tài sản riêng trong mọi trường hợp. 28. Trong chế độ tài sản theo luật định thì tài sản chung của vợ chồng phải được phát sinh trong thời kỳ hôn nhân. 29. Tài sản chung quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật HNGĐ có thể do một bên định đoạt mà không đòi hỏi phải có văn bản thể hiện ý chí của cả hai vợ chồng. 30. Trong chế độ tài sản theo thỏa thuận, nam nữ được quyền thỏa thuận mọi vấn đề theo ý chí và nguyện vọng của mình. 31. Thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có nội dung tước bỏ quyền được hưởng thừa kế của một trong số các thành viên trong gia đình sẽ bị tuyên bố vô hiệu. 32. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tiền lương mà mỗi bên có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của người đó. 33. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, một bên được quyền định đoạt tài sản chung của vợ chồng để phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình. 34. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tiền trợ cấp mà mỗi bên có được trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. 35. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định, tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng được hình thành từ tài sản chung là tài sản chung của vợ chồng. Bài tập tình huống Bài tập 1 A và B kết hôn với nhau theo đúng quy định của pháp luật. A và B cùng nhau tạo lập được khối tài sản có giá trị 1 tỷ đồng. Năm 2014, A phát sinh tình cảm với cô C và bắt đầu sống chung với cô C tại một địa phương khác. Trong khoản thời gian chung sống với nhau, A và C làm ra được khối tài sản chung trị giá 600 triệu đồng. A cũng chuyển nhượng quyền sử dụng đất có được trước thời kỳ hôn nhân và sử dụng số tiền này để mua một chiếc xe hơi. Năm 2016, B yêu cầu giải quyết ly hôn và có mong muốn được phân chia toàn bộ tài sản do ông A có được trong thời kỳ hôn nhân. 20
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Hãy giải quyết yêu cầu của B. Bài tập 2 Anh Quân và chị Lan kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. Trước khi kết hôn, anh Quân sở hữu một ngôi nhà và quyền sử dụng đất do mẹ anh để thừa kế. 7 năm sau khi kết hôn, anh Quân bàn bạc với chị Lan phá bỏ nhà cũ để xây dựng một ngôi nhà mới khang trang. Vào năm 2015, anh Quân và chị Lan phát sinh mâu thuẫn vì anh Quân muốn có tiền để đầu tư kinh doanh nhưng chị Lan không đồng ý. Hai người cùng thong nhất phân chia tài sản chung là 700 triệu. Riêng ngôi nhàm anh Quân cho rằng đây là tài sản riêng và chỉ đồng ý cho chị Lan một phần giá trị chênh lệch giữa ngôi nhà cũ và ngôi nhà mới. Theo anh Quân, chị Lan đóng góp rất ít trong công việc gia đình và cũng không có việc làm phát sinh thu nhập. Chị Lan cho rằng ngôi nhà này thuộc quyền sở hữu của vợ chồng nên chị cũng được phân chia tài sản. Hãy giải quyết tranh chấp trên. Bài tập 3. A và B là vợ chồng theo đúng quy định của pháp luật. Trước khi kết hôn, A và B đã thong nhất thỏa thuận về mối quan hệ tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Trong quá trình thỏa thuận, A cho biết mình sở hữu một ngôi nhà và quyền sử dụng đất gắn liền với ngôi nhà. Ngoài ra, thu nhập một tháng của A là 20 triệu đồng. A và B thỏa thuận sau khi kết hôn hai người sẽ sống chung trong ngôi nhà của A, đồng thời, mỗi tháng A góp 10 triệu đồng vào tài sản chung của gia đình. Một thời gian sau khi kết hôn, B phát hiện A ngoại tình và thường xuyên chuyển tiền cho cô C. Khi tìm hiểu kỹ lưỡng, B biết được trước khi kết hôn A còn sở hữu hai căn nhà khác, hiện đang cho thuê với giá 15 triệu đồng/tháng. Nếu bạn là B, bạn sẽ làm gì trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của mình. Bài tập 4 Ông A và bà B kết hôn năm 2010. Trước đó ông A được cha mẹ tặng cho quyền sử dụng 200 m2 đất. Năm 2013, nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình ông A. Sự việc này đã được cha mẹ, anh chị của A biết rõ. Năm 2015, ông A và bà B xây dựng nhà kiên cố trên phần đất này. Năm 2016, ông A và B phát sinh tranh chấp dẫn đến ly hôn. Ông A và gia đình ông A cho rằng diện tích đất này là của cha mẹ ông A, cha mẹ chỉ cho ông ở nhờ chứ không cho luôn vì gia đình còn nhiều người con khác. Bà B cho rằng đây là đất được gia đình ông A tặng cho vợ chồng nên cần được chia đôi khi ly hôn. 21
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Yêu cầu: Hãy giải quyết tranh chấp trên theo quy định của pháp luật hiện hành và những án lệ đã được công bố. Bài tập 5 Ông H và bà Th kết hôn năm 1985. Hai người có con chung là A. Giữa họ có khối tài sản chung trị giá 400 triệu đồng. Năm 1986 ông H có quan hệ thân thiết với bà M. Đến tháng 01 năm 1987 ông H và bà M bỏ đi khỏi địa phương để cùng nhau chung sống, giữa họ có 3 con chung. Năm 2015, ông H chết mà không để lại di chúc. Hãy xác định phần di sản thừa kế mà ông H để lại. Biết rằng, ông H và bà M tạo dựng được khối tài sản trị giá 1 tỷ đồng và công sức đóng góp của hai người là như nhau. Bài tập 6. Anh Thành và chị Lan xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp vào ngày 05/8/2014. Sau khi kết hôn, anh chị được cha mẹ anh Thành tặng cho một căn nhà số 60/2 đường X, quận Y, thành phố H để sinh sống. Sau một thời gian do căn nhà của anh Thành và chị Lan nằm trong khu vực được hưởng lợi từ dự án bất động sản lớn mới triển khai nên giá trị căn nhà tăng cao. Hai anh chị quyết định bán căn nhà số 60/2 đường X, quận Y, thành phố H được 5 tỷ đồng. anh chị dùng 3 tỷ 500 triệu đồng mua một căn nhà số 32 đường N, quận T, thành phố H để gia đình sinh sống. Anh chị cùng nhau quyết định số tiền 1 tỷ 500 triệu đồng còn lại sẽ đem gửi tại Ngân hàng M với mục đích chi tiêu cho việc học hành của ba người con chung của anh chị. Chị Lan đứng tên chủ tài khoản tiền gửi ngân hàng nếu trên. Ngày 07/3/2019, anh Thành biết được thông tin chị Lan đã tới Ngân hàng rút 400 triệu đồng để ra Công ty chứng khoán X mua cổ phiếu của Công ty H. Hai vợ chồng anh chị mâu thuẫn với nhau. Anh Thành cho rằng chị Lan đã vi phạm thỏa thuận của hai vợ chồng là dùng khoản tiền này chi tiêu cho việc học hành của các con. Chị Lan cho rằng chị đang tìm cách xoay sở để tăng thêm khoản tiền dùng cho việc học của các con vì chị lo sợ khoản tiền 1 tỷ 500 triệu đồng không đủ để chi. Hai bên vợ chồng không đạt được thỏa thuận khi giải quyết mâu thuẫn. Anh Thành quyết định làm đơn yêu cầu Tòa án hủy giao dịch giữa chị Lan và Công ty chứng khoán S. Dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành, theo các anh (chị) Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tại sao?
22
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
BÀI 3. QUAN HỆ GIỮA CHA MẸ VÀ CON 1. Quan hệ cha, mẹ, con phát sinh do sinh đẻ a. Xác định con chung của vợ chồng (Điều 88 Luật HNGĐ 2014, Điều 15 Thông tư số 15/2015/TT-BTP) Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân. Thụ thai trong thời kỳ hôn nhân (sinh ra khi hôn nhân chấm dứt trong thơi hạn 300 ngày). Sinh ra trước kết hôn được cha mẹ thừa nhận. b. Xác định con khi cha mẹ không có hôn nhân (Điều 89, 90, 91 Luật HNGĐ 2014) Xác định cha, mẹ, con theo thủ tục hành chính Điều kiện: Không có tranh chấp, các bên còn sống. Thẩm quyền: Cơ quan đăng ký hộ tịch (UBND). Hình thức: + Có hôn nhân: Giấy khai sinh. + Không có hôn nhân: Theo quyết định công nhận cha, mẹ, con và khai sinh trên có sở chứng cứ (Điều 11 Thông tư số 15/2015/TT-BTP) Xác định con theo thủ tục tư pháp (Điều 101 Luật HNGĐ 2014) Điều kiện: Có tránh chấp, hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết; người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết. Thẩm quyền: Tòa án nhân dân. Lưu ý: Chủ thể yêu cầu xác định cha, mẹ, con (Điều 102 Luật HNGĐ 2014) Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này: (i) Cha, mẹ, con, người giám hộ; (ii) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; (iii) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; (iv) Hội liên hiệp phụ nữ. c. Xác định con sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản và mang thai hộ 23
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Trường hợp vợ sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản Xác định cha, mẹ, con theo Điều 88 Luật HNGĐ 2014. Phụ nữ độc thân sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản người phụ nữ này là mẹ của đứa bé. [Không phát sinh quyền, nghĩa vụ cha, mẹ, con giữa người cho tinh trùng, noãn, phôi với đứa trẻ được sinh ra]. Con sinh ra do mang thai hộ Đứa bé là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ. CSPL: Từ Điều 93 đến Điều 100 Luật HNGĐ 2014. 2. Quan hệ cha, mẹ, con phát sinh do nuôi dưỡng a. Nguyên tắc nhận nuôi con nuôi (Điều 4 Luật NCN 2010) Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước. b. Điều kiện nhận nuôi con nuôi Đối với người được nhận làm con nuôi (Điều 8 Luật NCN 2010) Người dưới 16 tuổi. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng. Nhận định “Hai người đồng tính chung sống với nhau thì không có quyền nhận nuôi con nuôi”??? Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi. Đối với người nhận con nuôi (Điều 14 Luật NCN 2010) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi. Có tư cách đạo đức tốt. Và không thuộc các trường hợp cấm quy định tại Khoản 2 Điều 14 Luật NCN. 24
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
c. Sự đồng ý làm con nuôi (Điều 21 Luật NCN 2010) Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ. Nếu đứa trẻ từ đủ 09 tuổi trở lên thì ngoài sự đồng ý của (những) người nêu trên thì còn phải có sự đồng ý của chính đứa trẻ đó. Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con đã được sinh ra ít nhất 15 ngày. d. Hệ quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi (Điều 24 Luật NCN 2010, Điều 78 Luật HNGĐ 2014) Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi được xác lập. Theo yêu cầu của cha mẹ nuôi, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc thay đổi họ, tên của con nuôi. Việc thay đổi họ, tên của con nuôi từ đủ 09 tuổi trở lên phải được sự đồng ý của người đó. Dân tộc của con nuôi là trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi. [Vẫn có các quyền và nghĩa vụ khác – như thừa kế] e. Chấm dứt việc nuôi con nuôi Căn cứ chấm dứt (Điều 25 Luật NCN) Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt việc nuôi con nuôi; Con nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi; Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con nuôi; ngược đãi, hành hạ con nuôi; Vi phạm 1 trong 7 hành vi bị cấm tại Điều 13 Luật NCN 2010. Vậy, nhận định “Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi” là sai. Vì sao? Xem thẩm quyền giải quyết. Chủ thể yêu cầu chấm dứt (Điều 26 Luật NCN 2010) Cha mẹ nuôi. Con nuôi đã thành niên. 25
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ của con nuôi. Cơ quan, tổ chức sau đây có quyền yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi khi có một trong các căn cứ quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 25 của Luật này: Cơ quan lao động, thương binh và xã hội; Hội liên hiệp phụ nữ. Thẩm quyền giải quyết yêu cầu và hệ quả pháp lý Tòa án nhân dân giải quyết việc chấm dứt nuôi con nuôi (Điều 10 Luật NCN 2010). Hệ quả pháp lý (Điều 27 Luật NCN 2010): 3. Quan hệ cha, mẹ, con phát sinh do sống chung (Điều 79, 80 Luật HNGĐ 2014) Quyền, nghĩa vụ của cha dượng, mẹ kế và con riêng của vợ hoặc của chồng Cha dượng, mẹ kế có quyền và nghĩa vụ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng của bên kia cùng sống chung với mình theo quy định tại các điều 69, 71 và 72 Luật HNGĐ. Con riêng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình theo quy định tại Điều 70 và Điều 71 của Luật HNGĐ. Có thể hưởng di sản thừa kế của nhau (Điều 654 BLDS 2015) Quyền, nghĩa vụ của con dâu, con rể, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng Trong trường hợp con dâu, con rể sống chung với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ thì giữa các bên có các quyền, nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ nhau theo quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật này. ………………………………………….. Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1. Con chung của vợ chồng trong trường hợp quan hệ cha mẹ con được xác lập dựa vào sự kiện sinh đẻ là con có cùng huyết thống với cha mẹ. 2. Con do người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân có thể không là con chung của vợ chồng. 3. Con sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt cũng được xác định là con chung của vợ chồng. 4. Con sinh ra do sinh đẻ là con có cùng huyết thống với cha mẹ. 5. Người phụ nữ sinh con do mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được xác định là mẹ của trẻ sinh ra từ sự kiện này. 6. Giải quyết xác định con sinh ra sau khi hôn nhân chấm dứt quá 300 ngày có thể thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch. 26
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
7. Con chưa thành niên dưới 15 tuổi mà có tài sản riêng, thì cha mẹ được quyền quản lý, định đoạt tài sản đó chưa con chưa thành niên. 8. Con từ đủ 15 tuổi trở lên được quyền quản lý và định đoạt mọi loại tài sản riêng của mình. 9. Con chưa thành niên dưới 15 tuổi mà có tài sản riêng thì cha mẹ được quyền quản lý, định đoạt tài sản đó của con chưa thành niên. 10. Khi không sống cùng với cha mẹ, con đã thành niên có khả năng lao động phải cấp dưỡng cho cha mẹ. 11. Chú ruột có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu ruột khi họ sống chung với nhau. 12. Ông bà có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu khi cháu không còn cha mẹ. 13. Cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, nếu sống chung với nhau thì phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau. Nếu không sống chung với nhau thì phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. 14. Mối quan hệ nhận nuôi con nuôi chỉ được xác lập khi có sự đồng ý của cha mẹ đẻ (hoặc người giám hộ), người tiến hành nhận nuôi con nuôi, trẻ được nhận làm con nuôi. 15. Người được nhận làm con nuôi phải là người có độ tuổi dưới 15. 16. Hai người đồng tính chung sống với nhau không có quyền nhận nuôi con nuôi. 17. Trong quan hệ nuôi con nuôi, vợ chồng có thể không cùng là một bên chủ thể vơi tư cách nhận nuôi con nuôi. 18. Cha mẹ nuôi có quyền xác định lại dân tộc của con nuôi theo dân tộc mình. 19. Dân tộc của con nuôi có thể thay đổi theo dân tộc của cha mẹ nuôi. 20. Người không có điều kiện về kinh tế, sức khỏe không được nhận nuôi con nuôi. 21. Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên có thể tự thỏa thuận với nhau về việc chấm dứt nuôi con nuôi. 22. Việc cho con nuôi người nước ngoài chỉ được thực hiện khi không có gia đình trong nước tiến hành nhận nuôi con nuôi. 23. Tòa án quyết định chấm dứt việc nuôi con nuôi nếu có yêu cầu và có căn cứ xác định quan hệ nuôi con nuôi được xác lập giữa các chủ thể có quan hệ trực hệ. 24. Người phụ nữ đơn thân và cặp vợ chồng vô sinh được ưu tiên nhận con nuôi. 25. Con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi có thể chấm dứt việc nuôi con nuôi trên cơ sở tự nguyện của người con nuôi đã thành niên và cha mẹ nuôi. 26. Con có quyền quyết định mọi loại tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. 27. Cha mẹ luôn là người đại diện theo pháp luật cho con chưa thành niên nếu cha mẹ có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. 28. Cha, mẹ chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi không chúng sống với con. 29. Con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ khi không chung sống với cha mẹ, đồng thời cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản. 27
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
30. Cha dượng, mẹ kế với con riêng của một bên phát sinh toàn bộ các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ, con nếu họ sống chung với nhau. 31. Vợ, chồng không thể tiến hành nuôi con nuôi nếu bên còn lại không đồng ý. 32. Việc tiến hành nuôi con nuôi có thể chỉ do một bên vợ, chồng thực hiện trong thời kỳ hôn nhân. 33. Người không có khả năng về kinh tế, sức khỏe không được nhận nuôi con nuôi. 34. Khi quan hệ nhận nuôi con nuôi được xác lập, toàn bộ quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con đẻ sẽ chấm dứt. 35. Quan hệ nuôi coi nuôi chỉ được xác lập khi có sự đồng ý của trẻ được nhận làm con nuôi. 36. Mẹ kế với von riêng của chồng có thể phát sinh quyền và nghĩa vụ thừa kế theo pháp luật của nhau dù các bên không có quan hệ huyết thống. 37. Con dâu với cha mẹ chồng, con rể với cha mẹ vợ phát sinh mọi quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản khi sống chung. Bài tập tình huống Bài tập 1. Anh Trần Thành và chị Hà Mỹ Linh kết hôn năm 2014 tại xã A, huyện B, tỉnh K. Hai năm sau, quan hệ vợ chồng họ mâu thuẫn trầm tọng do anh Thành nghi ngờ chị Linh không chung thủy. Thấy hôn nhân khó có thể duy trì, ngày 02/5/2016, chị Kinh gửi đơn xin ly hôn anh Thành. Tòa án nhân dân huyện B, tỉnh K đã thụ lý giải quyết vụ án và tại Bản án sơ thẩm số 82/HN-ST (hiệu lực ngày 10/8/2016), Tòa phán quyết: (i) Về hôn nhân: Chị Hà Mỹ Linh được ly hôn anh Trần Thành; (ii) Về tài sản chung và con chung: Cả hai bên khai không có và không yêu cầu Tòa án giải quyết. Ít lâu sau khi ly hôn, ngày 06/12/2015, chị Linh kết hôn với nah Đinh Anh Quân. Ngày 11/3/2017, chị Linh sinh con trai là Tình. Xác định cha của bé trai do chị Linh sinh r a trên co sở pháp lý. Bài tập 2. Năm 2009, chị Ngọc đang còn độc thân nhưng đã sinh con và khai sinh cho con với họ, tên, chữ đệm là Trần Thúy Nga. Tháng 8/2011, chị Ngọc kết hôn với anh Lâm. Tháng 02/2012, anh Lâm làm thủ tục nhận cháu Nga làm con nuôi và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Năm 2014, chị Ngọc và anh Lâm ly hôn. Theo phán quyết có hiệu lực của Tòa án, chị Ngọc được quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn, còn anh Lâm cso nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con (là Trần Thúy Nga) đến khi con thành niên và có khả năng lao động.
28
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Tháng 5/2015, chị Ngọc và anh Tú kết hôn. Ngay sau đó, với sự chấp thuận của chị Ngọc, anh Tú nộp đơn nhận cháu Nga làm con nuôi. Tuy nhiên, UBND xã KL, huyện BM, tỉnh VL nơi cháu Nga thường trú đã từ chối đăng ký việc nuôi con nuôi này. Hỏi: Việc UBND xã KL từ chối giải quyết nguyện vọng nhận con nuôi của anh Tú trong trường hợp trên có phù hợp tinh thần pháp luật không? Cơ sở pháp lý Bài tập 3 Anh An và chị Khánh xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 12/6/2006. Sau một thời gian chung sống anh chị không thể sinh con chung vì anh An bị vô sinh. Anh chị quyết định nhận con nuôi. Vợ chồng anh An, chị Khánh tiến hành đầy đủ các thủ tục nhận cháu Chính (là con chung của anh Hà và chị Thanh) làm con nuôi chung của vợ tháng thì anh Hà và chị Thanh sang nhà anh An, chị Khánh đòi lại con vì anh chị không thể sống xa cháu. Anh An và chị Khánh không đồng ý trả con cho anh Hà chị Thanh. Cha mẹ ruột của cháu Chính làm đơn yêu cầu Tòa án buộc anh An chị Khánh trả con cho mình. Theo anh/chị, Tòa án giải quyết vụ việc như thế nào? Vì sao? Bài tập 4 Anh A và chị B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 12/6/2006. Sau một thời gian sinh sống, anh chị không thể sinh được con chung vì anh A bị vô sinh. Anh chị quyết định nhận con nuôi. Anh A và chị B tiến hành đầy đủ các thủ tục nhận C làm con nuôi chung của vợ chồng. Khi sống chung với nhau, giữa A và C phát sinh mâu thuẫn trầm trọng, anh A và cả cháu C đều không muốn tiếp tục sống chung với nhau. Trong hoàn cảnh đó, anh H là em ruột của anh A tỏ ý muốn nhận C làm con nuôi. Theo anh/chị, anh H có thể nhận cháu C làm con nuôi không? Vì sao? Bài tập 5 Ông A và bà B là cha mẹ nuôi của cháu H theo đúng quy định của pháp luật. Sau một khoảng thời gian nuôi dưỡng cháu H, ông bà bắt đầu làm ăn thua lỗ và phát sinh mâu thuẫn về mặt tình cảm. Trước hoàn cảnh trên, cô K – mẹ ruột của cháu H, cô cùng lo lắng và mong muốn nhận lại con để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Tháng 7/2017, cô K đã nộp đơn yêu cầu Tòa án chấm dứt mối quan hệ cha mẹ nuôi, con nuôi giữa ông bà AB và cháu H với hai lý do sau: ông bà AB không đảm bảo điều kiện về mặt kinh tế để nuôi con nuôi; mặt khác, hai người có nguy cơ chấm dứt 29
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
hôn nhân nên điều kiện về tư cách chủ thể tiến hành nhận nuôi con nuôi cũng không được đáp ứng. Anh/Chị hãy cho biết, cha, mẹ đẻ được yêu cầu chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi trong trường hợp nào? Hãy giải quyết yêu cầu của cô K. Bài tập 6. Anh Nam và chị Nữ kết hôn năm 2013. Sau hai năm tồn tại quan hệ vợ chồng, hai người bắt đầu phát sinh mâu thuẫn vì anh Nam cho rằng chị Nữ ngoại tình. Nhận thấy hôn nhân không thể duy trìm ngày 02/3/2015, chị Nữ gửi đơn xin ly hôn. TAND huyện B, tỉnh K đã thụ lý giải quyết vụ án. Bản án chấp nhận yêu cầu ly hôn có hiệu lực ngày 10/10/2015. Ít lâu sau, ngày 06/12/2015, chị Nữ kết hôn với anh Trung. Ngày 11/5/2016, chị Nữ sinh được một bé trai. Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành, hãy xác định cha cho con do chị Nữ sinh ra. Bài tập 7. Q và L tổ chức lễ cưới và bắt đầu chung sống như vợ chồng vào tháng 1 năm 1985. Sau một khoảng thời gian chung sống với Q, vào năm 2014, L đi làm ăn xa nhà và bắt đầu chung sống như vợ chồng với cô A. Trong khoảng thời gian này A sinh con là D. Gia đình ông L cũng biết điều này và không ngừng khuyên giải ông về quê làm ăn sinh sống. Ít lâu sau công việc làm ăn thuận lợi nên ông L đã trở về quê. Không có sự hỗ trợ của ông L đời sống của cô A và cháu D vô cùng khó khăn. Mặc dù cô A đã nhiều lần yêu cầu ông L cấp dưỡng cho con và mình, nhưng ông L đều từ chối. Hãy tư vấn cho cô A các thủ tục pháp lý cần thiết để cô A bảo vệ quyền lợi của mình và cháu D. Bài tập 8 Năm 2015, A và B kết hôn, có con chung là C. Năm 2017, A và B ly hôn. B nuôi con; A cấp dưỡng nuôi con. Năm 2018, B kết hôn với D, sau đó, D nhận C làm con nuôi. Năm 2019, B và D ly hôn, B nuôi C; A cấp dưỡng nuôi C. Năm 2020, B và K kết hôn. Hỏi: K có được nhận C làm con nuôi không? Bài tập 9 Năm 2018, A (là người độc thân) nhận K làm con nuôi. Năm 2019, A kết hôn với B. Hỏi: D có thể nhận K làm con nuôi không?
30
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
BÀI 4. CHẤM DỨT HÔN NHÂN 1. Chấm dứt hôn nhân do vợ hoặc chồng chết (Điều 65-67 Luật HNGĐ) Chết sinh học Quan hệ hôn nhận chấm dứt từ thời điểm chết. Quan hệ tài sản: giải quyết theo pháp luật HNGĐ và dân sự. Chết pháp lý Quan hệ hôn nhận chấm dứt từ thời điểm giấy chứng tử hoặc quyết định/bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Quan hệ tài sản: giải quyết theo pháp luật HNGĐ và dân sự. Quan hệ hôn nhân có thể được khôi phục khi người bị tuyên là đã chết trở về. Lưu ý: Quan hệ nhân thân, tài sản của người bị tuyên là đã chết trở về (Điều 67 Luật HNGĐ, Điều 73 BLDS 2015): Quan hệ nhân thân: + Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được khôi phục kể từ thời điểm kết hôn. (Thời điểm khôi phục: phán quyết hủy bỏ quyết định tuyên người đó chết có hiệu lực) + Trong trường hợp có quyết định cho ly hôn của Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 56 của Luật này thì quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật. + Trong trường hợp vợ, chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật. Quan hệ tài sản của người bị tuyên bố là đã chết trở về với người vợ hoặc chồng được giải quyết như sau: + Trong trường hợp hôn nhân được khôi phục thì quan hệ tài sản được khôi phục kể từ thời điểm quyết định của Tòa án hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực. Tài sản do vợ, chồng có được kể từ thời điểm quyết định của Tòa án về việc tuyên bố chồng, vợ là đã chết có hiệu lực đến khi quyết định hủy bỏ tuyên bố chồng, vợ đã chết có hiệu lực là tài sản riêng của người đó; + Trong trường hợp hôn nhân không được khôi phục thì tài sản có được trước khi quyết định của Tòa án về việc tuyên bố vợ, chồng là đã chết có hiệu lực mà chưa chia được giải quyết như chia tài sản khi ly hôn. 2. Hôn nhân chấm dứt do ly hôn a. Quyền yêu cầu ly hôn (Điều 51 Luật HNGĐ, Điều 39 BLDS 2015, Khoản 2 Điều 85 BLTTDS 2015) Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng có quyền yêu cầu ly hôn. Ly hôn thông qua người đại diện khi có căn cứ. 31
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
b. Hạn chế quyền ly hôn: Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Vợ vẫn có quyền ly hôn Vụ án ly hôn. c. Căn cứ cho ly hôn Thuận tình ly hôn (Điều 55 Luật HNGĐ, Điều 397 BLTTDS 2015) + Thật sự tự nguyện + Thỏa thuận được về việc chia hoặc không chia tài sản chung, quyền lợi của con chung. Chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ (Khoản 1, 3 Điều 56 Luật HNGĐ) + Tình trạng hôn nhân trầm trọng + Đời sống chung không thể kéo dài + Mục đích hôn nhân không đạt được. Quyết định tuyên một bên vợ, chồng mất tích: (Khoản 2 Điều 56 Luật HNGĐ 2014) + Căn cứ tuyên mất tích: Điều 68 BLDS 2015 + Thủ tục: Điều 387 BLTTDS 2015. 3. Các trường hợp ly hôn a. Thuận tình ly hôn (Điều 55 Luật HNGĐ, Điều 397 BLTTDS 2015) Cả hai vợ chồng yêu cầu ly hôn. Điều kiện quyết định thuận tình: (i) Thật sự tự nguyện, và (ii)Thỏa thuận được về việc chia hoặc không chia tài sản chung, quyền lợi của con chung. Là việc dân sự, phải hòa giải. b. Vụ án lý hôn Các trường hợp yêu cầu (Điều 56, Điều 51 Luật HNGĐ 2014) + Vợ/chồng yêu cầu ly hôn, bên còn lại phản đối. + Vợ/chồng của người bị tuyên bố mất tích yêu cầu. + Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Thủ tục tố tụng: + Là vụ án ly hôn + Nguyên tắc phải hòa giải, trừ trường hợp vụ án không hòa giả được (Điều 205, 207 BLTTDS 2015). 32
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
4. Hậu quả pháp lý của ly hôn a. Quan hệ nhân thân Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật. (Khoản 1 Điều 57 Luật HNGĐ 2014). Hiệu lực của Quyết định thuận tình ly hôn: Có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị (Điều 371, Khoản 2 Điều 29 BLTTDS 2015). Hiệu lực của bản án ly hôn: Có thể chưa có hiệu lực thi hành ngay, có thể bị kháng cáo, kháng nghị. (Điều 271, 273, 282 BLTTDS 2015). Xét trường hợp sau: “Ông Cam yêu cầu Tòa án nhân dân huyện LN, tỉnh BP giải quyết ly hôn với bà Quýt. Sau khi hòa giải không thành, Ngày 10/5/2019, Tòa án cấp sơ thẩm huyện LN ra phán quyết họ chấm dứt hôn nhân. Ngày 20/5/2019, ông Cam đăng ký kết hôn với bà Bưởi và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Ngày 24/5/2019, bà Quýt kháng cáo Bản án sơ thẩm và yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn của ông Cam và bà Bưởi. Hỏi: Tòa án có thẩm quyền sẽ xử lý như thế nào đối với yêu cầu của bà Quýt?”. b.
Quan hệ tài sản: Chia tài sản khi ly hôn (Điều 59 Luật HNGĐ, Điều 7 TTLT số 01/2016/TTLT) Tự thỏa thuận việc chia tài sản. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết: + Có thỏa thuận trước hôn nhân Theo thỏa thuận. + Không thỏa thuận, hoặc có thỏa thuận nhưng không đủ, hoặc vô hiệu chia theo luật định. Chia tài sản theo luật định khi ly hôn: + Tài sản chung Chia đôi, có tính đến các yếu tố như (i) hoàn cảnh, (ii) công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, (iii) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập, (iv) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. + Tài sản riêng Trả cho chủ sở hữu. + Tài sản trộn lẫn Trích thanh toán cho bên kia nếu có yêu cầu. Giải quyết quyền lợi về nhà ở, quyền sử dụng đất + Quyền lưu cư (Điều 63 Luật HNGĐ 2014) + Chia quyền sử dụng đất (Điều 62 Luật HNGĐ 2014) Quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với người thứ ba (Điều 60 Luật HNGĐ) Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.
33
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Trong trường hợp có tranh chấp về quyền, nghĩa vụ tài sản thì áp dụng quy định tại các điều 27, 37 và 45 của Luật này và quy định của Bộ luật dân sự để giải quyết. c. Về con chung Xác định bên nuôi con (Điều 81 Luật HNGĐ 2014) Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con; Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. [NĐ: “Khi Tòa án giải quyết việc giao con cho vợ (chồng) nuôi trong trường hợp vợ chồng ly hôn, nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì Tòa án giải quyết dựa trên nguyện vọng của người con này” là sai.] Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con (Điều 82, 116, 117 Luật HNGĐ) Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, trừ trường hợp người được giao nuôi con không có yêu cầu và xét họ có đủ khả năng. Phương thức cấp dưỡng + Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. + Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Thay đổi người trực tiếp nuôi con (Điều 84 Luật HNGĐ 2014) Nghia vụ, quyền của người không trực tiếp nuôi con (Điều 82 Luật HNGĐ 2014) ………………………………………… Các nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? 1. Vụ án ly hôn vẫn có thể được giải quyết khi người vợ đang mang thai. 2. Quan hệ giữa vợ và chồng sẽ hoàn toàn chấm dứt khi ly hôn. 3. Khi Tòa án tuyên bố một bên vợ/chồng mất tích, quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt. 4. Khi một bên vợ/chồng chết, mà bên còn lại có yêu cầu phân chia tài sản chung của vợ chồng thì tài sản được phân chia theo công sức đóng góp. 34
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
5. Theo nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn (trong chế độ tài sản theo luật định), người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của một bên chồng hoặc vợ đi làm. 6. Việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn (trong chế độ tài sản theo luật định), sẽ tính đến yếu tố lỗi của mỗi bên vợ hoặc chồng nếu như đây là lỗi dẫn đến ly hôn. 7. Xuất phát từ nguyên tắc hôn nhân tự nguyện nên chỉ một bên hoặc cả hai bên hoặc cả hai bên vợ chồng mới có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn của họ. 8. Pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành chỉ thừa nhận quyền ly hôn của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng. 9. Việc ly hôn của người khuyết tật nghe, nói phải được thực hiện thông qua cha mẹ hoặc người thân thích của người đó. 10. Quyền ly hôn của vợ, chồng có thể thực hiện thông qua người thứ ba. 11. Quyền ly hôn có thể thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật. 12. Người thứ ba (cha, mẹ hoặc người thân thích khác của vợ hoặc chồng) có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi bên vợ, chồng đó bị mất năng lực hành vi dân sự. 13. Việc ly hôn của người khuyết tật nghe, nói phải được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật. 14. Khi quan hệ hôn nhân chấm dứt, quyền và nghĩa vụ giữa những người đã từng là vợ chồng cũng hoàn toàn chấm dứt. 15. Tòa án giải quyết ly hôn khi có căn cứ chứng minh chồng, vợ ngoại tình. 16. Vợ, chồng biệt tích 2 năm liền trở lên là căn cứ để Tòa án giải quyết cho bên vợ, chồng còn lại ly hôn. 17. Thuận tình ly hôn là việc vợ chồng cùng yêu cầu giải quyết ly hôn một cách tự nguyện. 18. Khi giải quyết ly hôn, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải. 19. Khi giải quyết việc thuận tình ly hôn của vợ chồng, Tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải. 20. Vợ, chồng có thể thuận tình ly hôn khi người vợ đang mang thai. 21. Vợ chồng không thể ly hôn khi người vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 22. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, pháp luật hạn chế quyền ly hôn của vợ chồng khi người vợ có thai, sinh con, hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 23. Khi người vợ mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì vợ chồng không có quyền yêu cầu ly hôn. 24. Khi vợ chồng ly hôn, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người vợ trực tiếp nuôi dưỡng.
35
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
25. Khi Tòa án giải quyết việc giao con cho cha hoặc mẹ nuôi khi vợ chồng ly hôn, thì Tòa án phải căn cứ vào nguyện vọng của người con để giải quyết nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên. 26. Một bên vợ (chồng), người bị Tòa án tuyên bố đã chết mà trở về, người chồng (vợ) của họ chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục. 27. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn sẽ chấm dứt nếu bên được cấp dưỡng và bên cấp dưỡng đi kết hôn với người khác. Bài tập tình huống Bài tập 1. Anh Long và chị Huệ xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 12/3/2010. Sau khi kết hôn, anh Long quyết định đi lao động tại Hàn Quốc để cải thiện đời sống kinh tế của gia đình. Thời gian đầu anh Long còn liên lạc với gia đình nhưng sau đó thì bặt tin. Đến ngày 12/5/2015, Tòa án ra quyết định tuyên bố anh Long là người đã chết theo yêu cầu của chị Huệ. Sau đó chị Huệ đã gặp anh Hà, hai người nảy sinh tình cảm và quyết định tiến tới hôn nhân. Họ dự định chọn ngày 12/2/2016 tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngày 08/02/2016, anh Long đột ngột trở về. Đến ngày 12/2/2016, đúng hẹn, chị Huệ và anh Hà làm thủ tục đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi cư trú của chị Huệ. Cán bộ hộ tịch UBND cấp xã nêu trên đã tiến hành đăng ký kết hôn cho chị Huệ và anh Hà. Khi biết chị Huệ và anh Hà đã đăng ký kết hôn với nhau, anh Long yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn của anh Hà và chị Huệ vì cho rằng đó là kết hôn trái pháp luật do chị Huệ đã vi phạm chế độ một vợ một chồng. Theo anh (chị), Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tại sao? Bài tập 2. Ông Kiên và bà Duyên sống chung với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ ngày 02/6/1982. HaI ông bà có hai người con chung là anh Quyền và chị Hà đều đã đạt tuổi thành niên. Tài sản mà ông bà tạo lập được trong quá trình chung sống chung gồm căn nhà cấp bốn nằm trong diện tích 3000 m2, trị giá cả nhà và đất khoảng 1,5 tỷ đồng và một số tài sản là động sản khác có trị giá khoảng 500 triệu đồng. Vào thời gian cuối năm 2018, ông Kiên và bà Duyên phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. Ông Kiên làm đơn yêu cầu Tòa án không công nhận ông bà là vợ chồng vì họ sống chung mà không đăng ký kết hôn. 36
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Bên cạnh đó, ông cho rằng tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất có diện tích 3000 m2 là tài sản riêng của ông do giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên ông. Ông đưa ra yêu cầu Tòa án không phân chia tài sản này cho bà Duyên. Phần tài sản là động sản có giá trị 500 triệu đồng, ông đồng ý chuyển cho bà Duyên. Bà Duyên cũng thể hiện ý muôn Tòa án giải quyết việc không công nhận ông bà là vợ chồng nhưng bà không đồng ý với cách giải quyết chia tài sản của ông Kiên, bà cho rằng bà có nhiều công sức đóng góp với khối tài sản nhà đất. Bà yêu cầu Tòa án chia đôi tài sản cho bà và ông Kiên. Theo anh (chị), Tòa án giải quyết vụ việc trên như thế nào? Tại sao? Bài tập 3 Ông Mật và Bà Son là vợ chồng. Năm 2011, gia đình bà Son tặng cho vợ chồng ông bà căn nhà 3A diện tích 80 m2 tại xã X, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tháng 02 năm 2012, bà Son làm thủ tục chuyển quyền và đứng tên chủ sở hữu, sử dụng nhà đất này. Năm 2016, trong khoảng thời gian vợ chồng ly thân do bất hòa, bà Son vay bà Lan 600 triệu đồng để sửa chữa nhà 3A do hư hỏng (có giấy nhận tiền vay 600 triệu đồng không tính lãi suất ghi ngày 02/11/2016 với chữ ký của bà Son, bà Lan cùng biên nhận, hóa đơn mua bán vật liệu xây dựng). Tháng 12 năm 2017, bà Son khởi kiện ly hôn ông Mật và yêu cầu Tòa án buộc ông liên đới thanh toán khoản nợ vay sửa chữa căn nhà 3A. Ông Mật không đồng ý liên đới thanh toán khoản nợ với lập luận bà Son vay tiền mà không được sự đồng ý của ông. Trong quá trình hòa giải, hai bên cũng không thỏa thuận được về vấn đề nuôi dưỡng, cấp dưỡng con chung. Dựa vào quy định của pháp luật, anh (chị) hãy cho biết Tòa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trên như thế nào, biết rằng: -
Ông Mật và bà Son có con chung là Thuận, sinh ngày 02/8/2008. Trị giá căn nhà 3A tại thời điểm giải quyết vụ án được định giá 3,4 tỷ đồng.
Bài tập 4. Tháng 12 năm 1986, ông Hải cưới bà Bình mà không đăng ký kết hôn dù họ đủ điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959. Sống chung đến tháng 10 năm 2016, do bất đồng quan điểm, bà Bình nộp đơn ly hôn ông Hải và yêu cầu Tòa án phân định tài sản. 37
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Tại thời điểm giải quyết vụ án, các đương sự tranh chấp căn nhà diện tích 110 định giá 2 tỷ đồng. Theo hồ sơ vụ việc, nhà này được mua bằng tiền lương của bà Bình (nhận từ năm 2009 đến năm 2015) và nhà do bà bình đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu. m2
TAND quận H nhận định do ông Hải cưới bà Bình trước ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực nên phải xác định họ là vợ chồng. Tại bản án hôn nhân gia đình sơ thẩm số 12/HNGĐ-ST ngày 02 tháng 04 năm 2017, Tòa phán quyết chấp nhận yêu cầu ly hôn của bà Bình theo đúng trình tự, thủ tục tố tụng. Về tài sản, do ông Hải không chứng minh được có đóng góp tiền mua nhà đang tranh chấp theo yêu cầu của Tòa án nên căn cứ Điều 33, Điều 43, Điều 59 Luật HNGĐ năm 2014, Tòa xác định nhà là tài sản riêng của bà Bình và quyết định giao trả nhà cho chủ sở hữu. Theo anh, chị, việc Tòa án xác định ông Hải và bà Bình là vợ chồng với các tiêu chí như nhận định trên và đường lối giải quyết tài sản (thể hiện trong bản án của Tòa án) có phủ hợp với quy định của pháp luật? Phân tích trên cơ sở pháp lý. Bài tập 5. Ông Hoài và bà Mỹ sống chung như vợ chồng từ năm 1978 (hai bên không vi phạm điều kiện kết hôn theo Luật HNGĐ). Con chung của họ là Thắm, sinh năm 1979. Năm 1983, ông Hoài được cha mẹ để tặng cho cá nhân 94 m2 đất tại xã ML, huyện CL, tỉnh ĐT và theo nguyện vọng của cha mẹ, ông đã đứng tên chủ sử dụng diện tích đất này năm 1986. Năm 1997, do mâu thuẫn, bà Mỹ và ông Hoài sống riêng. Ông Hoài ngay sau đó cùng bà Bình sống chung như vợ chồng. Năm 1999, ông Hoài và bà Bình sử dụng số tiền mà họ được cho tặng là 200 triệu đồng để xây nhà trên phần diện tích đất mà ông Hoài đứng trên sử dụng. Tháng 12.2009, Tòa án nhân dân huyện CL, tỉnh ĐT giải quyết cho bà Mỹ ly hôn ông Hoài. Án sơ thẩm không phân định tài sản do hai bên không yêu cầu. Tháng 8.2017, ông Hoài chết không để lại di chúc. Nhà đất tại xã ML, huyện CL, tỉnh ĐT được bà Bình quản lý, sử dụng. Ngày 27/10/2017, bà Mỹ khởi kiện yêu cầu chia nhà, đất này cùng di sản thừa kế của ông Hoài. Con chung của ông Hoài và bà Mỹ là Thắm cũng yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi. Trên cơ sở pháp lý, anh chị hãy cho biết Tòa án giải quyết tranh chấp sở hữu và thừa kế tài sản trong vụ án trên như thế nào, biết rằng trừ phân diện tích đất, nhà tại thời điểm tranh chấp được định giá 1 tỷ đồng. 38
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
Đặng Văn Bắc
0368345396
Bài tập 6 A và B xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp ngày 18/9/2010. Hai người có một con chung là M. Ngày 20/12/2014, A bị tai nạn trong khi đang thực hiện nghĩa vụ hợp đồng lao động. Sau đó, A nhận được số tiền bồi thường là 75 triệu đồng. Cuộc songs gia đình sau tai nạn của A đã trở nên khó khăn, giữa A và B phát sinh mâu thuẫn trầm trọng. Ngày 05/7/2015, B làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. B cho rằng số tiền bồi thường mà A nhận được do tai nạn lao động là tài sản chung của vợ chồng và mình được phân chia một phần khi hôn nhân chấm dứt. A không đồng ý với yêu cầu này. Hãy giải quyết tranh chấp của A và B. Bài tập 7 Ông Điệp và bà Lan kết hôn vào năm 1989. Hai người có một con chung. Sau một khoảng thời gian chung sống với nhau, ông Điệp nảy sinh tình cảm với bà Hồ và cùng bà Hồ chuyển đến một địa phương khác chung sống, cắt đứt liên lạc với bà Lan. Bà Lan đã tự mình nuôi con và tạo dựng nên khối tài sản trị giá 3 tỷ đồng. Vào năm 2013, bà Lan được hưởng thừa kế một căn nhà và quyền sử dụng đất gắn liền với ngôi nhà. Năm 2015, bà Lan cùng các con đóng góp tài sản để xây một ngôi nhà mới trên phần đất được thừa kế (thay cho ngôi nhà cũ). Năm 2015, bà Lan trúng vé số 200 triệu đồng. Biết được bà Lan có đời sống kinh tế vững vàng, ông Điệp làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và chia ½ tài sản mà bà Lan có được trong thời kỳ hôn nhân. Bà Lan cùng các con không đồng ý với yêu cầu này vì ông Điệp đã bỏ đi từ rất lâu, gia đình không hề biết tin tức của ông. Hơn nữa, ông không hề đóng góp công sức để nuôi con và làm ra tài sản. Bà Lan chỉ đồng ý ly hôn ông Điệp. Hãy giải quyết tranh chấp trên. Bài tập 8 Ông A và bà B là vợ chồng theo quy định của pháp luật. Sau khi kết hôn khoảng một thời gian, ông A bỏ đến địa phương khác và sinh sống như vợ chồng với cô C. Trong khoảng thời gian này, ông A được cô C tặng cho khối tài sản trị giá 600 triệu đồng. Năm 2016, bà B mua căn nhà X bằng số tiền có được do bà kinh doanh (trong khoảng thời gian ông A bỏ đi) và vay mượn người thân thêm 100 triệu đồng. Bà X cũng vay 200 triệu đồng để đầu tư kinh doanh.
39
Đặng Văn Bắc
Mã tài liệu: 11-HNGĐ
0368345396
Năm 2017, ông A yêu cầu giải quyết ly hôn và phân chia tài sản là căn nhà X. Đồng thời, ông A cho rằng mình không có trách nhiệm đối với bất kỳ khoản nợ nào do bà X tự mình xác lập trong thời kỳ hôn nhân. Hãy giải quyết yêu cầu của ông A. Bài tập 9 Ông Việt hỏi cưới bà Nghĩa vào năm 1986 (họ không đăng ký kết hôn dù họ đủ điều kiện kết hôn theo Luật HN&GĐ 1959). Khối tài sản chung hai người tạo lập trong thời gian sống chung là căn nhà xây trên diện tích đất 100 m2 tại xã VH, huyện PL, tỉnh X trị giá 2 tỷ đồng. Nhà đất này do ông Việt đứng trên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu – sử dụng. Ông Việt và bà Nghĩa có con chung là Tú, sinh năm 1989. Năm 1996, bà Nghĩa mất không để lại di chúc. Năm 2000, ông Việt đưa bà Huyền về sống chung như vợ chồng. Hai người có khối động sản chung trị giá 400 triệu đồng và có con chung là Hạnh, sinh năm 2001. Ngày 02.12.2016, ông Việt chết không để lại di chúc. Anh Tú khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế do các bên có quyền và nghĩa vụ liên quan không có sự đồng thuận. 1. Hãy xác định tính chất “hôn nhân” giữa ông Việt và bà Nghĩa; giữa ông Việt và bà Huyền trên cơ sở pháp luật. 2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia thừa kế trên như thế nào? Tại sao? (Xác định rõ phần di sản thừa kế của ông Việt và đối tượng được hưởng di sản của ông).
………………BắcBun……………… Tài liệu mang tính chất tham khảo. Trong quá trình thực hiện có thể có sai sót, rất mong nhận được sự phản hồi từ các bạn để kịp thời sửa chữa. Hy vọng tài liệu này có thể phục vụ tốt cho quá trình học tập của các bạn. “Love comes to those who still hope even though they’ve been disappointed, to those who still believe even though they’ve been betrayed, to those who still love even though they’ve been hurt before”./.
40