DSH PNT Note [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

AK DÂN SỐ HỌC 1. 2. 3. 4. 5. 6.

Mục lục ................................................................................................................................. 1 Dẫn nhập dân số học.............................................................................................................. 2 Quy mô dân số ...................................................................................................................... 6 Tuổi thọ, bảng sống – bảng chết ........................................................................................... 9 Cấu trúc dân số theo giới và tuổi .......................................................................................... 13 Sự kiện sinh sản .................................................................................................................... 15 Tử vong và đặc điểm di cư .................................................................................................... 17

1

AK DẪN NHẬP DÂN SỐ HỌC 1. Ngày dân số Việt Nam 26/12 ≠ Ngày dân số thế giới 11/07. Khái niệm và định nghĩa 2. Dân cư là tập hợp những người cùng cư trú trên một lãnh thổ cụ thể như xã, huyện, tỉnh… 3. Dân số là một danh từ để chỉ một tập hợp những vật hay sinh vật cùng một loài được nghiên cứu phân tích theo các tiêu chí khác nhau. 4. Từ Dân số học (Démographie / demography) đầu tiên do ông Archille Guillard (1855) đề ra. 5. Dân số học là một khoa học: - Đối tượng nghiên cứu là cộng đồng dân cư, - Nghiên cứu về:  Quy mô, biến động, phân bố dân số,  Cấu trúc tuổi và giới tính,  6 sự kiện dân số (sinh, tử, cưới hỏi, ly dị, xuất nhập),  Mối quan hệ giữa các sự kiện đó với tình hình KTXH, Biến số / Chỉ số Dân số học Lịch sử hình thành 6. John GRAUNT (1620 – 1674) - Cha đẻ DSH – DTH - Nghiên cứu tử vong (London) - Xây dựng bảng sống (1662) 7. Edmund HARLEY (1656 – 1742) - Xây dựng được bảng sống của nước Đức - Phân tích tuổi thọ theo tuổi 8. Thomas MALTHUS (1766 – 1834) - “Thuyết phản dân số” (Antipopulationism). 9. Achille GUILARD (1799 – 1876) - Đề ra từ “Dân số học” trong cuốn “Nguyên tắc Thống kê và Dân số” 10. Wilhelm LEXIS (1837 – 1914) - Xây dựng “Sơ đồ Lexis” và “Bảng sống còn” Lý thuyết dân số 11. Thuyết dân số học cổ đại (Khổng Từ, Aristotle, Platon) - Dân số gắn liền với sự ổn định chính trị, xã hội, - Đã quan tâm đến sự tăng dân số, - Khởi xướng lý thuyết “Dân số tối ưu”. 12. Thomas MALTHUS - Dân số tăng gấp đôi sau mỗi 25 năm, - Dân số tăng theo cấp số nhân, - Tăng dân số mang tính sinh học, - Cần có sự hạn chế sự gia tăng dân số. 13. Karl Marx và F. Engels - Phê phán mạnh mẽ Thuyết phản dân số, vì “tái sản xuất dân số” có bản chất kinh tế xã hội chứ không phải là sinh học. 14. Thuyết chuyển tiếp Dân số - Warren THOMPSON (1887 – 1973)  1929 đề ra “Thuyết quá độ dân số” hay “Chuyến tiếp dân số” 2

AK -

Demographic Transmition Model: có 3 đường: sinh, tử và tăng dân số.

-

Là sự chuyển tiếp từ một tình trạng dân số này qua một tình trạng dân số khác.  Dân số ổn định (sinh và tử cao) → Dân số ổn đinh (sinh và tử thấp)

-

Sơ đồ chuyển tiếp dân số có 4 giai đoạn:  Giai đoạn 1: dân số ổn định có sinh và tử cao.  Giai đoạn 2: dân số tăng tự nhiên: tỷ suất sinh cao (giảm chậm), tỷ suất tử giảm nhanh.   Việt Nam đang ở giai đoạn 3.

3

AK Vai trò quan trọng của dân số học Số đo trong Dân số học có 5 số đo. 15. Định nghĩa - Số đo (count) - Tỷ lệ (proportion): khi tử số nằm trong mẫu số. - Tỷ số (ratio): khi tử số và mẫu số không giống nhau. - Tỷ suất (rate): tình trong khoảng thời gian ấn định như 1 năm, 5 năm… - Xác suất là một tỷ lệ nhưng có mẫu số là dân số đầu thời kỳ. 16. Bài tập: Trong một kỳ thi tuyển vào một khóa học đã tuyển được 320 SV, trong đó có 140 SV nữ. Sau khi kết thúc khóa học, có tổng cộng 150 SV nam và 120 SV nữ tốt nghiệp ra trường. - Tỷ số SV nữ trong lớp = nữ ban đầu / nam ban đầu = 140/(320-140) ≈ 77% - Tỷ số SV nữ tốt nghiệp ra trường = nữ TN / nam TN = 120/150 = 80% - Tỷ lệ SV nữ tốt nghiệp ra trường = nữ TN / tổng TN = 120/(150+120) ≈ 44% - Xác suất SV nữ tốt nghiệp ra trường = nữ TN / nữ ban đầu = 120/140 ≈ 85,7% TRẮC NGHIỆM bài DẪN NHẬP DÂN SỐ HỌC 1. Điền từ vào Định nghĩa Dân số học: - Dân số học là một khoa học, có đối tượng nghiên cứu là: cộng đồng dân cư. - Trong đó nghiên cứu quy mô, tính chất: phân bố của dân cư. - Phân tích cấu trúc dân số là xét đến 2 yếu tố: tuổi và giới tính. - Nghiên cứu và phân tích mối quan hệ giữa: 6 sự kiện với tình hình KTXH. 2. Ai là người nêu ra từ “Dân số học” a. Edmund HALLEY. b. Thomas MALTHUS. c. Achille GUILARD. d. John GRAUNT. e. Warren THOMPSON. 3. Nêu tên 6 sự kiện Dân số học: a. Sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư, chuyển tiếp dân số, kết hôn, ly dị. b. Sinh sản, tử vong, chuyển tiếp dân số, cấu trúc tuổi và giới tính. c. Sinh sản, tử vong, bảng sống, bảng chết, di chuyển, lexis. d. Sinh sản, tử vong, xuất cư, nhập cư, cưới hỏi, ly dị. 4. John GUILARD (1620 – 1674), ngoại trừ: a. Người đầu tiên nghiên cứu xây dựng phương pháp điều tra dân số. b. Người đầu tiên thực hiện phương pháp học cho ngành dân số học. c. Người đầu tiên thực hiện thống kê về tử vong tại Paris. (sửa lại là tại London) d. Người đâu tiên xây dựng bảng sống đầu tiên để tính được tuổi thọ. 5. Edmunt HALLEY (1656 – 1742), ngoại trừ: a. Người Anh, đã tiếp tục phát triển “bảng sống – bảng chết”. b. Người đầu tiên xây dựng bảng sống. c. Người đã tìm ra sao chổi Harley. d. Nghiên cứu của ông đã giúp rất nhiều cho việc bán Bảo hiểm Xã hội. 6. Achille GUILARD (1799 – 1876) a. Người đầu tiên đã đề ra từ “Dân số học”. b. Người đầu tiên đã đặt vấn đề “Dân số học”. c. Là Ông tổ của ngành Dân số học. d. Người đã tiếp tục nghiên cứu về bảng sống. 4

AK 7. Quan điểm dân số thời cổ đại cho rằng, ngoại trừ: a. Dân số thường được nhìn nhận gắn liền với sự ổn định. b. Quan hệ hợp lý giữa dân số và diện tích đất đai là rất quan trọng. c. Sức mạnh của quốc gia chỉ được đo bằng tình hình kinh tế. d. Đã quan tâm đến sự tăng dân số và khởi xướng lý thuyết “Dân số tối ưu”. 8. Thomas Robert MALTHUS đưa ra học thuyết về dân số có tiếng vang lớn, cho rằng: a. Bản chất của các quá trình dân số không phải là sinh học. b. Quy luật dân số do hành vi con người và tồn tại vĩnh viễn. c. Nếu không có gì cản trở thì dân số cứ 25 năm sẽ tăng gấp đôi. d. Dân số sẽ tăng nhanh qua nhiều thời kỳ theo cấp số cộng. 9. Karl Marx và F. Engels phê bình học thuyết Malthus a. Tái sản xuất dân số tuy có tính sinh học nhưng phải điều chỉnh. b. Tái sản xuất dân số có bản chất kinh tế - xã hội, có quy luật dân số riêng. c. Dân số sẽ tăng nhanh qua nhiều thời kỳ theo cấp số nhân. d. Hạn chế sự gia tăng dân số bằng các phương pháp hạn chế sinh sản. 10. Năm 1929, ai đề ra Thuyết chuyển tiếp dân số hay Quá độ dân số học a. Edmund HALLEY b. Thomas MALTHUS c. Achille GAULLARD d. Warren THOMPSON 11. Tại sao trong giai đoạn 2 dân số tăng nhanh a. Vì sinh tăng nhanh và tử giảm nhanh b. Vì sinh không tăng và tử giảm c. Vì sinh giảm nhanh và tử giảm nhanh d. Vì sinh giảm chậm và tử giảm nhanh 12. Thuyết chuyển tiếp dân số dùng để a. Để so sánh tình hình tăng dân số b. Để giải thích sự thay đổi dân số c. Để xem xét các tỷ suất chết d. Để xem xét tình hình giảm dân số 13. Theo quá trình chuyển tiếp dân số học, Việt Nam đang ở giai đoạn nào a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 14. Ngành dân số học Việt Nam hiện nay đang giúp phát hiện và giải quyết các vấn đề gì a. Tình hình tăng dân số quá nhanh b. Tình hình mất cân bằng giới tính, dân số vàng c. Tình hình tỷ suất sinh cao d. Tình hình dân số già hiện nay 15. Đặc điểm của tỷ số a. Mẫu số là dân số đầu kỳ b. Tử số nằm trong mẫu số c. Tử số khác mẫu số d. Mẫu số là dân số bình quân e. Có giới hạn thời gian cụ thể 5

AK QUY MÔ DÂN SỐ Diễn tiến dân số thế giới. 1. Dân số thế giới - 1 tỷ năm 1800 → 1,6 tỷ năm 1900 → 6,1 tỷ năm 2000 → 7,6 tỷ cuối năm 2017.  Sau 100 năm, năm 2000 tăng thêm 4,5 tỷ (gấp hơn 7 lần) năm 1900.  Giai đoạn chuyển tiếp dân số giai đoạn 2. 2. Thời gian tăng gấp đôi dân số (năm) = 70 / tỷ suất tăng dân số (%) - Ví dụ: Tỷ suất tăng dân số Việt Nam năm 2011 là 11‰, xếp hạng 117/232  Đổi 11‰ = 1,1% ≈ 1% 3. Dân số các nước đang phát triển > Dân số các nước đã phát triển. Dân số Việt Nam 4. Năm 2017, Việt Nam có 96 triệu dân (TP.HCM là 8.500.000) Chỉ số tăng dân số (tỷ suất tăng dân số) 5. Chỉ số sống % (Vital Index) = (tỷ số sinh / tử ở cùng 1 địa điểm, thời gian) x 100 - Chỉ số sống = 100  dân số không đổi - Chỉ số sống < 100  dân số giảm - Chỉ số sống > 100  dân số tăng 6. Dân số tăng chung = Dân số cuối năm (P1) – Dân số đầu năm (P0) Dân số bình quân = ( Dân số đầu năm (P1) + Dân số cuối năm (P0) ) / 2  Tỷ suất tăng dân số % = (dân số tăng / dân số bình quân) = (P1 – P0)/[(P1 + P0)/2] x 100 7. Dân số tăng chung = sinh – tử + đến – đi  Tỷ suất tăng dân số chung = (dân số tăng chung / dân số bình quân) x 100 8. Tăng tự nhiên (Natural Increase) = số sinh (CBR) – số tử (CDR)  Tỷ suất tăng dân số tự nhiên = (tăng tự nhiên / dân số bình quân) x 100  Ví dụ: Germany CBR – CDR = Rate of Natural Increase 8 ‒ 10 = ‒2 per 1000 or ‒ 0,2% Philippines CBR – CDR = Rate of Natural Increase 26 ‒5 = 21 per 1000 or 2,1% 9. Tăng cơ học = số đến – số đi  Tỷ suất tăng dân số cơ học = (tăng cơ học / dân số bình quân) x 100  Có thể có giá trị âm. 10. Tính dân số tương lai = Pt+1 = Pto + (sinh – chết) + (đến – đi) = Pto + tự nhiên + cơ học  Tỷ suất tăng dân số = tỷ suất tăng tự nhiên + tỷ suất tăng cơ học 11. Bài tập 1. Năm 2017, tỉnh X có DSBQ là 800.000 người. Trong năm có 13.000 trẻ sinh sống; Số chết chung là 4.000 người; Đến từ tỉnh khác là 95.000 người; Đi khỏi tỉnh là 4.000 người;  Tỷ suất tăng dân số chung = (13.000-4.000+95.000-4.000) / 800.000 = 12,5% Tỷ suất tăng tự nhiên = 1,125% Tỷ suất tăng cơ học = 11,375% 12. Bài tập 2. Năm 2007 có 40.000 trẻ sinh sống; Số chết chung là 20.000 người; Dân số đầu năm là 5.850.000 người Dân số cuối năm là 6.000.000 người. 6

AK 

 

Dân số tăng chung = Dân số cuối năm – Dân số đầu năm = 150.000 người Dân số bình quân = (Dân số đầu năm + Dân số cuối năm) / 2 = 5.925.000 người Tỷ suất tăng dân số chung = (150.000 / 5.925.000) x 100 ≈ 2,5% Tăng tự nhiên = 40.000 – 20.000 = 20.000 người Tỷ suất tăng tự nhiên = (20.000 / 5.925.000) x 100 ≈ 0,34% Tăng cơ học = tăng chung – tăng tự nhiên = 130.000 người Tỷ suất tăng cơ học ≈ 2.19%

Mật độ dân số 13. Mật độ dân số = Dân số bình quân / Diện tích (km2) - Ví dụ: Diện tích Việt Nam là 331.700 km2  Mật độ (2016) là 287. (lưu ý: diện tích không thay đổi qua các năm) 14. Mức nguy cơ dân số = Nước đông dân + Mật độ cao - Số lượng dân cư quá đông (Việt Nam 14/200) - Mật độ dân cư quá cao (Việt Nam 42/200)  Khi xét cả 2 nguy cơ, Việt Nam đứng hàng thứ 5 trên thế giới. Đô thị hóa 15. Gọi là đô thị khi > 75% dân số nam làm “phi nông nghiệp”. 16. Tỷ lệ dân số thành phố Khu vực chậm phát triển chiếm khoảng 40%. TRẮC NGHIỆM bài QUY MÔ DÂN SỐ 1. Vào năm 1800 dân số thế giới là bao nhiêu a. 500.000 b. 5.000.000 c. 1.000.000.000 d. 1.500.000.000 e. 2.000.000.000 2. Vào năm 2000 dân số thế giới là bao nhiêu a. 5 tỷ b. 5,5 tỷ c. 6 tỷ d. 6,1 tỷ e. 6,3 tỷ 3. Theo Liên Hiệp Quốc, dân số toàn thế giới cuối năm 2011 a. 7,1 tỷ b. 7,05 tỷ c. 7 tỷ d. 6,8 tỷ e. 6,9 tỷ 4. Tỷ suất tăng dân số Việt Nam năm 2013 là 1%, trong số, tỷ suất tăng tự nhiên là 0,6%, tăng cơ học là 0,4%. Thời gian để dân số tăng gấp đôi là bao lâu? a. 35 năm b. 70 năm c. 116,7 năm d. 175 năm 7

AK 5. Dân số bình quân năm có thể tính nhanh bằng: a. Trung bình cộng dân số có lúc đầu tháng 11 và lúc cuối tháng 12. b. Trung bình cộng dân số hiện có lúc đầu tháng và lúc cuối tháng 12. c. Trung bình cộng dân số có lúc đầu tháng 11 và lúc cuối tháng 6. d. Trung bình cộng dân số có lúc đầu tháng và lúc cuối tháng 3. e. Trung bình cộng dân số có lúc đầu năm và lúc cuối năm. 6. Dân số Việt Nam vào năm 2013 a. 86 triệu b. 89 triệu c. 90 triệu d. 91 triệu e. 92 triệu 7. Tỷ suất tăng dân số a. Là tỷ lệ tăng dân số trong 1 năm nhất định so với dân số bình quân của năm đó b. Phân ra 3 tỷ suất tăng dân số khác nhau c. Là tỷ lệ tăng dân số tính bằng % d. Là do sự tác động của sinh, chết, xuất nhập e. Các câu trên đều đúng 8. Năm 2017, dân số Việt Nam xếp thứ bao nhiêu trên thế giới a. 12 b. 13 c. 14 d. 15 9. Nơi tập trung của dân số Việt Nam a. Ven đường lộ b. Nông thôn (60-70%) c. Thành làng xóm d. Các đô thị e. Ven sông 10. Diện tích Việt Nam là 331.700 km2, tính mật độ dân số năm 2016 (96 triệu dân) a. 268 b. 274 c. 271 d. 287 11. Mật độ dân số Việt Nam so với mật độ tối ưu a. Bằng mật độ tối ưu b. Hơi bằng mật độ tối ưu c. Nhỏ hơn mật độ tối ưu d. Gấp 2 lần mật độ tối ưu e. Gấp 5 lần mật độ tối ưu 12. Khi xét về nguy cơ do dân số và mật độ, dân số Việt Nam có mức nguy cơ không? a. Không có nguy cơ b. Có thể có nguy cơ nhưng không đáng kể c. Có nguy cơ với thứ hạng nguy cơ là 59 d. Có nguy cơ với thứ hạng nguy cơ là 5

8

AK TUỔI THỌ, BẢNG SỐNG – BẢNG CHẾT Tuổi thọ 1. Có 3 loại tuổi thọ - Tuổi thọ của một thế hệ - Tuổi thọ theo năm hay của một thời kỳ - Tuổi thọ của từng tuổi 2. Năm 2017, Việt Nam hạng 132, tuổi thọ 74. 3. Chiến lược quốc gia Việt Nam phấn đấu tuổi thọ năm 2020 là 75 tuổi. Cấu trúc bảng sống Bảng sống

Bảng chết

Bảng sống đầy đủ

Bảng sống tóm tắt

9

AK x Tuổi

n

lx

nqx

ndx

nLx

Tx

Khoảng cách năm từ tuổi x đến tuổi x+n

Dân số sống đầu kỳ tại tuổi x 100.000

Xác suất chết từ tuổi x đến tuổi x+n

Dân số chết từ tuổi x đến tuổi x+n (làm tròn xuống)

Người-năm sống từ tuổi x đến tuổi x+n

Tổng số người-năm sống kể từ tuổi x

ex Tuổi thọ tuổi x

(0-1 tuổi)

ax = 0,2  nLx = (lx . n) + (ax . n . dx) = (99.300 . 1) + (0,2 . 1 . 700) = 99.440

(1-4 tuổi)

ax = 0,5  nLx = (99.201 . 4) + (0,5 . 4 . 99) = 397.002

(5-9 tuổi)

ax = 0,5  nLx = {(99.201 – 50) . 5} + (0,5 . 5 . 50) = 495.880

10

AK

BÀI TẬP bài BẢNG SỐNG – BẢNG CHẾT 1. Bài tập 1. Tính các ô bị che

(0-1 tuổi)

lx = 100.000 – 688 = 99.312 [1] nLx = (lx . n) + (ax . n . dx) ↔ 99.388 = (99.312 . 1) + (ax . 1 . 688) ↔ ax = 0,125

11

AK (1-4 tuổi)

nLx = (lx . n) + (ax . n . dx) ↔ 396.970 = (99.196 . 4) + (ax . 4 . 117) ↔ ax ≈ 0.4

(5-9 tuổi)

nLx = (99.124 . 5) + (0,4 . 5 . 72) = 495.764 [2]

(15-19 tuổi)

nqx = 322 / 99.035 = 0,003251 [3]

(85- 89 tuổi) Tx = 111.408 + 151.473 = 262.881 [4] 2. Bài tập 2. Xây dựng bảng sống 5 tuổi đầu của bảng sống ĐẦY ĐỦ của thế hệ cùng sinh năm 1900 với số người sống ở đầu kỳ của từng tuổi: l 0 = 10.000 l 1 = 8.600 l 2 = 8.200 l 3 = 7.900 l 4 = 7.700 l 5 = 7.500 T 0 = 650.000 năm Từ những số liệu trên, hãy xây dựng các cột đầu tiên của bảng chết đầy đủ (cho từng tuổi một) cho thế hệ 1970. x

n

lx

nqx

ndx

0

1

10.000

1.400

1

1

8.600

400

2 3 4 5

1 1 1 1

8.200 7.900 7.700 7.500

300 200 200

nLx 8.880 (a = 0,2) 8.400 (a = 0,5) 8.050 7.800 7.600

Tx

ex

650.000

65

?

3. Bài tập 3. Tính xác suất Tính xác suất sống còn của những người 31 tuổi đến 35 tuổi với l 31 = 94.577 và l 35 = 93.931 Nếu có 2.000 người 31 tuổi, hỏi có bao nhiêu người sống đến 35 tuổi?

CẤU TRÚC DÂN SỐ THEO GIỚI VÀ TUỔI 12

AK Cấu trúc – Cơ cấu dân số 1. Cấu trúc là chất lượng. 2. [1] Theo WHO, Phái (sex) và Giới tính ≠ Giới (gender) - Phái và Giới tính: liên quan tính chất sinh học, sinh lý khác nhau của nam và nữ. - Giới: liên quan đến vị trí vai trò xã hội, hành vi, hoạt động và chuẩn mực xã hội dành cho nam và nữ. 3. [3] Các biến số nguy cơ, biến số nghiên cứu trong YTCC đều thay đổi theo giới. Chỉ số theo giới tính 4. [5] Tỷ lệ giới tính = % nam / dân số 5. Tỷ số giới tính (sex ratio) = Tỷ số nam = (dân số nam / dân số nữ) x 100 Ý nghĩa: số nam so với 100 nữ 6. [4] Có 3 tỷ số giới tính: chung cho cả dân số, theo tuổi, lúc sinh. 7. Quy luật dân số học về tỷ số giới tính: - Lúc 0 tuổi = 105 – 106% - Lúc 18 tuổi = 100% - Lúc 60 tuổi = 70% 8. TP. Hồ Chí Minh luôn có tỷ số giới tính thấp nhất nước. 9. [10] Tỷ số giới tính lúc sinh (Sex Ratio at Birth = SRB)  cân bằng giới tính. 10. [14] Cấu trúc dân số theo giới tính còn bị thay đổi nhiều do trội tử nam. Phân tích trội tử nam theo 3 phương pháp: - So sánh cấu trúc dân số theo tuổi. - So sánh tỷ số tử vong theo giới tính. - So sánh tuổi thọ theo giới tính. Cấu trúc theo tuổi – Tháp tuổi 11. [17] Tháp tuổi: - Dân số theo tuổi và giới tính. - Các thế hệ của cộng đồng. - Mỗi thế hệ chịu sự chi phối nhiều mặt như KTXH… - Một biên niên sử của một dân số. 12. [18] Cấu trúc tháp tuổi: - Trục hoành: Số dân hay % theo tuổi - Trục tung: Số tuổi  Từng tuổi một (tháp tuổi Pháp).  Từng lớp 5 tuổi hay 10 tuổi. 13. Tuổi trung vị là tuổi chia dân số thành 2 nhóm bằng.  Một chỉ số giúp xác định dân số già hay trẻ.  Tuổi trung vị có chỉ biến thiên < tuổi trung bình. Tính chất chung dân số theo tuổi 14. [20] Chỉ số % dân số trẻ = (dân số < 15 hay 20 tuổi / tổng dân số) x 100  45 – 60% trẻ 15. [20] Chỉ số % dân số già hóa = (dân số ≥ 60 tuổi / tổng dân số) x 100 - 10%: dân số bắt đầu già hóa → 20%: dân số già. - Chỉ số già hóa ≥ 60 tuổi = 11% > 10%  VN vào giai đoạn già hóa dân số (2011) [20] 16. Chỉ số % dân số già hóa = (dân số ≥ 65 tuổi / tổng dân số) x 100 - 7%: dân số bắt đầu già hóa → 14%: dân số già. -  VN có chỉ số già hóa ≥ 65 tuổi là 7% (2011) 17. [22] Tỷ số phụ thuộc theo tuổi có 3 loại. - Tỷ số phụ thuộc chung = (dân số tuổi không lao động / lao động) x 100 13

AK = (số người < 15 và ≥ 65 tuổi (hay 60) / 15-64 tuổi (hay 59)) - Tỷ số phụ thuộc trẻ em. - Tỷ số phụ thuộc người cao tuổi.  Biểu thị gánh nặng của dân số trong tuổi lao động. 18. [23] Dân số vàng khi tỷ số phụ thuộc theo tuổi < 50%. 19. Mỗi quốc gia chỉ có 1 lần dân số vàng. Việt Nam bắt đầu từ năm 2010, kéo dài 30 năm. CÂU HỎI bài CẤU TRÚC DÂN SỐ THEO GIỚI VÀ TUỔI 1. Sự khác nhau giữa “phái” và “giới”. 2. Hai biến số quan trọng trong phân tích cấu trúc dân số: tuổi và giới tính. 3. Tại sao phân tích theo phái hay giới tính có vai trò quan trọng trong YTCC: - Mô hình bệnh tật thay đổi theo phái hay giới tính. 4. Phân tích dân số theo phái / giới tính thường dùng 2 chỉ số gì? 5. Sự khác biệt giữa tỷ lệ và tỷ số nam. 6. Có bao nhiêu loại tỷ số nam. 7. Tại sao các nhà dân số học chú ý đến tỷ số nam lúc sinh. 8. Tỷ số nam lúc sinh thông thường là bao nhiêu. 9. Các nước nào có tỷ số nam lúc sinh cao? Tại sao? - Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam 10. Về mặt giới tính, Việt Nam đang bị vấn đề gì? 11. Tỷ số giới tính cao nhất ở một số tỉnh Việt Nam là bao nhiêu? - Đồng bằng sông Hồng 115,3 12. Tỷ số giới tính cao gây ra vấn đề gì? 13. Giới nam và nữ ai là giới yếu? 14. Nghiên cứu tử vong nam nữ thường dựa trên 3 số liệu nào? 15. Tại sao trội tử nam? - Nam có nhiều yếu tố nguy cơ. 16. 2 nước nào có tuổi thọ nam nữ sai lệch nhiều nhất? - Ấn Độ, Trung Quốc 17. Tháp tuổi dùng để làm gì? 18. Thành phần của tháp tuổi? 19. Tính chất tháp tuổi dân số ổn định. 20. Chỉ số dân số trẻ, dân số già. 21. Thế nào là dân số già hóa và dân số già. 22. Công thức tính tỷ số phụ thuộc theo tuổi. 23. Dân số vàng là gì? Khi nào có dân số vàng? 24. Lợi ích và thách thức đối với dân số vàng. 25. Dân số vàng Việt Nam kéo dài bao lâu.

HIỆN TƯỢNG SINH SẢN = 5 chỉ số sinh sản Tỷ suất sinh thô (Crude Birthe Rate = CBR). 14

AK 1. CBR = ( Số trẻ em sinh sống trong năm / Dân số trung bình trong năm ) x 1000 Tử số: TE sinh sống trong năm (TE mới sinh ra đủ dấu hiệu sinh tổn) ≠ TE sinh ra còn sống. - Đo lường cứ mỗi 1000 dân có bao nhiêu trẻ sinh ra và sống trong năm. - Bị ảnh hưởng bởi cơ cấu tuổi. - Khi so sánh cần phải chuẩn hóa. Tỷ suất sinh chung (General Fertility Rate = GFR). 2. GFR = ( Số trẻ em sinh sống trong năm / Dân số nữ trong tuổi sinh đẻ ) x 1000 - Phản ánh số trẻ được sinh sống của 1000 phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi). Khác nhau giữa GFR và CBR - Mẫu số khác nhau. - GFR > CBR (vì mẫu GFR nhỏ hơn). - Chuyên biệt ≠ thô. - Không bị ảnh hưởng của cấu trúc dân số (mẫu số là một nhóm tuổi). - GFR là cải tiến CBR, ý nghĩa như là chỉ tiêu về sinh sản, chỉ tiêu công tác KHHGĐ. - GFR ≠ CBR x 1/4 Tỷ suất sinh chuyên biệt theo tuổi (Age Specific Fertility Rate = ASFR). 3. ASFR x = ( TSS fx / TS. Phụ nữ x tuổi ) x 1000 - Là số trẻ sinh sống trung bình được sinh ra trên 1000 phụ nữ ở một độ tuổi hoặc một nhóm tuổi nhất định.

Tổng tỷ suất sinh (Total Fertility Rate = TFR). 4. TFR = ∑ ASFR khi số năm của lớp tuổi = 1 TFR = n* x ∑ ASFR khi số năm của lớp tuổi = 5 -

TFR là một chỉ số sinh sản độc lập với cấu trúc dân số. Chỉ số duy nhất tốt nhất để so sánh tình trạng sinh sản giữa các dân số. Phản ánh số con trung bình của 1000 phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ.

Số con cuối cùng 5. Số con cuối cùng = TFR / 1000 15

AK

Tỷ suất tái sản thô (Gross-Reproduction Rate – GRR). 6. GRR = tổng số con gái sinh sống / tổng số nữ trong tuổi sinh đẻ - Cách đo GRR cũng tương tự TFR nhưng khác là TFR sinh con gái. - GRR = TFR x ϴ = ASFR fx con gái / 1000  Xác xuất sinh con gái = số sinh con gái / số sinh cả trai và gái f  ASFR x là tỷ suất sinh con gái đặc trưng của độ tuổi x của phụ nữ.

Tỷ suất tái sản thô tinh (Net-Reproduction Rate – NRR). 7. NRR = GRR x px  px là xác suất sống còn của nữ (sống cho đến hết tuổi sinh đẻ). - NRR biểu thị số bé gái trung bình được sinh bởi 1 bà mẹ sống đến hết tuổi sinh đẻ. - NRR cũng như GRR nhưng loại trừ bà mẹ chết trước 49 tuổi. - NRR < GRR và NRR < 1/2 TFR. Mức sinh thay thế (Replacment Fertility). 8. Đạt mức sinh thay thế khi NRR = 1. - Là 1000 phụ nữ lớn lên sinh được 1000 bé gái. - Lúc đó GRR > 1 (vì NRR < GRR mà NRR = 1) và TFR # 2,1 hay 2,2. BÀI TẬP trong sách bài giảng (năm 2011)

TỬ VONG 16

AK Định nghĩa, khái niệm về tử vong

Các chỉ số đo lường mức tử vong 1. Tỷ suất tử vong thô (Crude Death Rate) CDR ‰ = ( tổng số chết trong năm / dân số bình quân ) x 1000 - Số trường hợp tử vong trong năm tính bình quân trên 1000 người. 2. Tỷ suất tử vong chuyên biệt theo tuổi (Age Specific Death Rate = ASDR) ASDR = ( số chết tuổi x / dân số trung bình tuổi x ) x 1000  D x là số chết ở tuổi (nhóm) a trong năm  P x là dân số trung bình của tuổi (nhóm) a trong năm - Số tử vong trên 1000 người của một độ tuổi cụ thể (hay 1 nhóm người). - Bảng kê tỷ suất chết theo tuổi chính là một bảng sống chuẩn của dân số. - Khi so sánh không phải chuẩn hóa. - Chết theo tuổi được gọi “bình thường” khi biểu đồ có dạng hình chữ U.

3. Tỷ suất tử vong trẻ em < 1 tuổi (Infant Mortality Rate = IMR) 17

AK IMR = ( số trẻ < 1 tuổi chết trong năm / tổng số trẻ sinh ra sống trong năm ) x 1000

-

Số lượng chết trong độ tuổi < 1 tuổi cao nên ảnh hưởng rất mạnh đến mức chết chung và tuổi thọ trung bình. Tỷ suất tử vong trẻ em là chỉ số của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của 1 cộng đồng hay của 1 quốc gia, cũng là một chỉ số rất nhạy với tình hình cung ứng.

4. Tỷ suất tử vong thai nhi Tử sản (Stillbirth) Tỷ suất tử vong sơ sinh (Neonatal Mortality Rate = NMR) Tỷ suất tử vong sau sơ sinh (Post-Neonatal Mortality Rate = PMR) Tỷ suất tử vong chu sinh (Perinatal Mortality Rate = IMR)

18

AK

5. Tỷ số tử vong mẹ (Maternal Mortality Ratio = MMRatio) - Là sự tử vong của 1 người phụ nữ khi mang thai, hoặc trong 42 ngày kể từ ngày chấm dứt thai kỳ, không phải do các nguyên nhân tai nạn hay sự cố. - Đơn vị tỷ số tử vong mẹ là phần trăm nghìn. (/00.000)

19

AK 6. Khái niệm nguyên nhân tử vong - Nguyên nhân tử vong là bệnh, tai nạn, hay bạo lực gây ra cái chết (WHO). - Những nguyên nhân nằm trong đợt bệnh gây ra cái chết được gọi là nguyên nhân tử vong. - Nguyên nhân khởi đầu gọi là nguyên nhân tử vong chính, nguyên nhân tử cuối cùng gây chết gọi là nguyên nhân trực tiếp. - Khi phân loại và so sánh, người ta dùng nguyên nhân tử vong chính.

20