Ví dụ số cho Heckscher Ohlin model HO model [PDF]

Ví dụ số cho Heckscher-Ohlin model (HO model) Gạo Đường Capital (K) 4 (aKG) 5 (aKĐ) Labor (L) 1 (aLG) 2 (aLĐ) T

4 0 337KB

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

Ví dụ số cho Heckscher Ohlin model HO model [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Ví dụ số cho Heckscher-Ohlin model (HO model)

Gạo

Đường

Capital (K)

4 (aKG)

5 (aKĐ)

Labor (L)

1 (aLG)

2 (aLĐ)

Tỷ lệ Labor / Capital của sản phẩm Gạo là: 1 . Tỷ lệ Labor / Capital của sản phẩm Đường là: 2 4

5

=> Ở cùng mức w thì tỷ lệ L của Đường lớn hơn L của Gạo. Vậy sản xuất Đường sẽ cần nhiều r

K

K

lao động hơn - thâm dụng lao động. Còn sản xuất Gạo sẽ cần nhiều vốn hơn - thâm dụng vốn.

Giả định có 1 quốc gia có nguồn lực (resources) như sau: Việt Nam: 100 Labor (L), 280 Capital (K). Hàm sản xuất Gạo và Đường của Việt Nam có thể được viết dưới dạng tổng quát: QG = QG (KG, LG) QĐ = QĐ (KĐ, LĐ) Trong đó:

LG + LĐ ≤ 100 KG + KĐ ≤ 280

Tương tự như mô hình Ricardo, ta có: -

aKG và aLG là vốn và lao động được dùng để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm Gạo.

-

aKĐ và aLĐ là vốn và lao động được dùng để sản xuất 1 đơn vị sản phẩm Đường.

Tuy nhiên, khác với mô hình nghiên cứu của Ricardo với 1 yếu tố sản xuất là lao động, mô hình H-O dựa trên các yếu tố sản xuất linh động (lao động, vốn,…), chứng tỏ lợi thế so sánh của một quốc gia không chỉ dựa trên sự khác biệt về năng suất lao động (mô hình Ricardo), mà còn dựa trên sự khác biệt về mức độ sẵn có, dồi dào của các yếu tố sản xuất. Nhà sản xuất có quyền lựa chọn trong việc sử dụng bao nhiêu lao động và vốn

trên một đơn vị sản lượng được sản xuất ra dựa trên chi phí tương đối của lao động và vốn. Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF1) của Việt Nam

- PG / PĐ

Cho PG và PĐ lần lượt là giá của Gạo và Đường ở Việt Nam, tổng thu nhập (V) của các nhà sản xuất tại Việt Nam sẽ là:

V = PG x QG + PĐ x QĐ  QĐ = V/ PĐ - ( PG / PĐ )* QG  - PG / PĐ là hệ số góc của đường PPF  Chi phí cơ hội để sản xuất Gạo theo Đường cũng chính bằng giá tương đối giữa chúng. Giả sử nền kinh tế Việt Nam không có khả năng thay thế lao động lấy vốn hay ngược lại, các yếu tố đầu vào được cố định ở aKG = 4, aKĐ = 5, aLG = 1, aLĐ = 2. Việc sản xuất Gạo cần aKG* QG giờ máy và aLG* QG giờ làm việc. Tương tự sản xuất Đường cần aKĐ* QĐ giờ máy và aLĐ* QĐ giờ lao động.

Tổng số giờ máy sử dụng để sản xuất Gạo và Đường không được vượt quá tổng cung vốn. Tương tự, hạn chế về nguồn lực lao động => tổng số giờ làm việc không được vượt quá tổng cung lao động. Vậy nên ta có 2 phương trình:

aKG* QG + aKĐ* QĐ ≤ 280 hay 4QG + 5QĐ ≤ 280 và aLG* QG + aLĐ* QĐ ≤ 100 hay 1QG + 2QĐ ≤ 100 Trong trường hợp nên kinh tế không mở cửa, các nhà sản xuất ở Việt Nam có thể lựa chọn thay đổi các yếu tố đầu vào: -

Nếu w tăng mà r không đổi => chi phí sử dụng lao động sẽ mắc hơn => người sản xuất giảm sử dụng lao động => tỷ lệ L giảm => QG tăng (thâm dụng vốn), K

QĐ giảm (thâm dụng lao động). -

Ngược lại nếu w không đổi, r tăng => chi phí sử dụng vốn mắc hơn => người sản xuất giảm sử dụng vốn => tỷ lệ L tăng => QG giảm, QĐ tăng. K

Đường cầu yếu tố sản xuất tương đối

Giả định rằng PG = 4$ và PĐ = 8$ thì tỷ lệ (w/r)1 tương ứng với tỷ lệ (PĐ/PG)1 = 8/4 = 2.

Nếu giá Gạo giữ nguyên là 4$ nhưng giá Đường tăng lên thành 10$, tỷ lệ (w/r)2 sẽ tăng lên tương ứng vói mức tăng (PĐ/PG)2 là 10/4 = 5/2. Lúc này giá thuê lao động tương đối mắc hơn => tỷ lệ lao động/vốn được sử dụng trong sản xuất Gạo vad Đường sẽ giảm xuống. (PĐ/PG)1 tăng lên đến (PĐ/PG)2 => (w/r)1 tăng lên đến (w/r)2 => (L/K)1 giảm xuống đến (L/K)2

Giả sử nguồn cung lao động của Việt Nam tăng lên L2 = 120 Labor, Capital không đổi. Đường giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam (PPF2)

Vì sản xuất Đường thâm dụng lao động, Việt Nam sẽ sản xuất nhiều đường hơn khi nguồn cung lao động tăng lên. Trường hợp xảy ra thương mại quốc tế, với hai quốc gia có cùng công nghệ sản suất như thông tin bên trên, tuy nhiên nguồn lực hai quốc gia là khác nhau như sau: Thái Lan: 100 Labor (L*), 310 Capital (K*) Việt Nam: 100 Labor (L), 280 Capital (K)  Thái Lan là quốc gia có dồi dào tương đối nguồn lực vốn so với Việt Nam

( Việt Nam => Đường, Thái Lan => Gạo)

Đường cung tương đối của Việt Nam vàThái Lan so với Thế giới

 Thương mại quốc tế làm cho chủ sở hữu các yếu tố sản xuất dồi dào hơn sẽ có lợi, còn chủ sở hữu các yếu tố khan hiếm sẽ bị bất lợi. Quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm mà quốc gia đó sở hữu dồi dào các nguồn lực sản xuất.