5 0 1MB
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ ***********
TIỂU LUẬN THỰC HÀNH QUẢN TRỊ MUA HÀNG PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH THU MUA VẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN Sinh viên thực hiện
:
1. NGUYỄN THỊ THANH HÒA - 2125106050473 2. ĐẶNG MINH QUÂN - 2125106050989 3. ĐỖ THANH BÌNH - 2125106050222 Nhóm môn học
: KITE.TT.03
Niên khoá
: 2021 – 2025
Ngành
: LOGISTICS & QLCCƯ
Giảng viên hướng dẫn : TS. Tô Trung Nam Bình Dương, tháng 12/2023
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA KINH TẾ ***********
TIỂU LUẬN THỰC HÀNH QUẢN TRỊ MUA HÀNG PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH THU MUA VẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN Sinh viên thực hiện
:
1. NGUYỄN THỊ THANH HÒA - 2125106050473 2. ĐẶNG MINH QUÂN - 2125106050989 3. ĐỖ THANH BÌNH - 2125106050222 Nhóm môn học
: KITE.TT.03
Niên khoá
: 2021 – 2025
Ngành
: LOGISTICS & QLCCƯ
Giảng viên hướng dẫn : TS. Tô Trung Nam Bình Dương, tháng 12/202
KHOA KINH TẾ CTĐT LOGISTICS & QLCCƯ
PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN Tên học phần: THỰC HÀNH QUẢN TRỊ MUA HÀNG Mã học phần: LOQL025 Học kỳ: I Năm học: 2023-2024 Họ tên sinh viên:
Nguyễn Thị Thanh Hòa - 2125106050473 Đặng Minh Quân - 2125106050989 ĐỖ THANH BÌNH - 2125106050222
Đề tài: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM CẢI THIỆN QUY TRÌNH THU MUA VẢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG TIẾN Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ (Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10) TT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
1
A. Phần mở đầu
2
3
B. Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý thuyết/ Nêu vấn đề Chương 2: - Phân tích và so sánh các tiêu chí đánh giá 3 NCC từ đó lựa chọn nhà NCC tốt nhất. - Xây dựng quy trình thu mua hàng hóa cụ thể cho doanh nghiệp - Phân tích mô hình SWOT cho doanh nghiệp thu mua ... Chương 3: Giải pháp và kết luận C. Tài liệu tham khảo
4
D. Hình thức trình bày
Điểm đánh giá Cán bộ Cán bộ Điểm chấm 1 chấm 2 thống nhất
1.0 1.5 1.5 1.0 1.0 2.0 1.0 1.0
Điểm tổng cộng
10.0
Bình Dương, ngày 20…. Cán bộ chấm 1
Cán bộ chấm 2
iv
tháng
năm
TS. Tô Trung Nam
v
MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................v DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................vi A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................1 1. Lý do hình thành đề tài.........................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài...............................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................2 5. Ý nghĩa đề tài.......................................................................................................3 6. Kết cấu của đề tài.................................................................................................3 B. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THU MUA.........................4 1.1.
Khái niệm chuỗi cung ứng..............................................................................4
1.2.
Các khái niệm mua hàng.................................................................................4
1.2.1. Khái niệm mua hàng...................................................................................4 1.2.2. Tầm quan trọng của việc mua hàng............................................................5 1.3.
Khái niệm nguyên vật liệu, thu mua nguyên vật liệu.....................................7
1.3.1. Khái niệm nguyên vật liệu..........................................................................7 1.3.2. Khái niệm thu mua nguyên vật liệu............................................................7 1.4.
Khái niệm thu mua, quản trị thu mua.............................................................8
1.4.1. Khái niệm thu mua......................................................................................8 1.4.2. Khái niệm quản trị thu mua........................................................................9 1.5.
Mục tiêu và vai trò cảu thu mua....................................................................10
1.5.1. Mục tiêu của quản trị thu mua..................................................................10 1.5.2. Vai trò của quản trị thu mua.....................................................................10 i
1.6.
Các phương pháp và nguyên tắc thu mua.....................................................11
1.6.1. Căn cứ vào quy mô mua hàng...................................................................11 1.6.1.1.
Thu mua hàng theo nhu cầu, tình hình sản xuất................................11
1.6.1.2.
Thu mua hàng theo lô lớn..................................................................12
1.6.2. Căn cứ vào hình thức mua........................................................................12 1.6.3. Căn cứ vào thời hạn tín dụng....................................................................12 1.6.4. Căn cứ theo nguồn hàng............................................................................13 1.7.
Quy trình hoạt động thu mua........................................................................13
1.8.
Sự cần thiết phải nâng cao công tác quản trị mua hàng trong Doanh nghiệp 16
1.9.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị mua hàng..............................17
1.9.1. Nhân tố bên trong......................................................................................18 1.9.2. Yếu tố bên ngoài.......................................................................................21 1.10.
Những công trình nghiên cứu có liên quan...................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM TÌM KIẾM NHÀ CUNG CẤP TIỀM NĂNG CHO DOANH NGHIỆP MAY ĐỒNG TIẾN...................................26 2.1.
Giới thiệu sơ lược về Công ty Đại Nguyên Vina..........................................26
2.1.1. Tổng quan về Công ty TNHH Dệt Đại Nguyên Vina...............................26 2.1.2. Sản phẩm vải chính của công ty...............................................................26 2.1.3. Năng lực sản xuất......................................................................................27 2.1.4. Tầm nhìn và sứ mệnh................................................................................27 2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp...................................................27 2.1.6. Tổng quan lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.....................................28 2.2.
Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Da Luen............................................28
2.2.1. Thông tin về Công ty TNHH Da Luen.....................................................28 2.2.2. Thế mạnh của doanh nghiệp.....................................................................30 2.2.3. Ngành nghề kinh doanh............................................................................31 ii
2.2.4. Sản phẩm dịch vụ......................................................................................31 2.3.
Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH HuaLon.............................................32
2.3.1. Thông tin về Công ty TNHH HuaLon Việt Nam.....................................32 2.3.2. Thế mạnh của doanh nghiệp.....................................................................33 2.3.3. Ngành nghề kinh doanh............................................................................34 2.3.4. Sản phẩm dịch vụ......................................................................................34 2.4.
Phân tích và đánh giá nhà cung cấp..............................................................35
2.5.
Quy trình thu mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp HuaLon.....................37
2.6.
Mô hình SWOT của doanh nghiệp thu mua.................................................45
2.6.1. Điểm mạnh (Strengths).............................................................................45 2.6.2. Điểm yếu (Weakness)...............................................................................50 2.6.3. Cơ hội (Opportunities)..............................................................................51 2.6.4. Thách thức (Threats).................................................................................52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY TNHH HUALON VIỆT NAM..........55 3.1.
Tiềm lực tài chính.........................................................................................55
3.2.
Nâng cao trình độ nhân viên.........................................................................55
3.3.
Chỉ là doanh nghiệp nhận hàng từ bên khách hàng rồi sản xuất chứ không
thu mua để sản xuất...................................................................................................55 3.4.
Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập từ nước ngoài.............................56
3.5.
Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước.................57
3.6.
Thách thức về chuyển đổi “xanh”.................................................................58
3.7.
Sự biến động của thị trường nguyên liệu......................................................58
KẾT KUẬN..............................................................................................................60 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................61
iii
LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đưa môn Thực hành Quản trị mua hàng vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Tô Trung Nam đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, nhóm em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này. Bộ môn Thực hành Quản trị mua hàng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng nhóm em xin kính chúc thầy được nhiều sức khỏe, luôn nhiệt huyết và thành công trong sự nghiệp giảng dạy của mình. Nhóm em xin chân thành cảm ơn!
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2. 1: Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty TNHH Da Luen......31 Bảng 2. 2: Sản phẩm vải Công ty TNHH Da Luen cung cấp................................31 Bảng 2. 3: Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty TNHH HuaLon......34 Bảng 2. 4: Sản phẩm vải Công ty TNHH HuaLon cung cấp................................34 Bảng 2. 5: Các tiêu chí so sánh và đánh giá...........................................................35 Bảng 2. 6: Nhân lực của Công ty Cổ phần Đông Tiến..........................................46 Bảng 2. 7: Các sản phẩm dịch vụ của Công ty Cổ phần Đồng Tiến.....................49
v
DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. 1: Sơ đồ quy trình thu mua hàng..............................................................14 Hình 2. 1: Công ty Dệt Đại Nguyên Vina
26
Hình 2. 2: Sản phẩm vải chính của Công ty dệt Đại Nguyên Vina.......................27 Hình 2. 3: Logo của Tổng Công ty TNHH DA Luen Việt Nam............................29 Hình 2. 4: Công ty TNHH Da Luen........................................................................30 Hình 2. 5: Nhà máy HuaLon..................................................................................33 Hình 2. 6: Quy trình thu mua với nhà cung cấp tiềm năng..................................38 Hình 2. 7: Mẫu hợp đồng mua hàng dệt may.........................................................41 Hình 2. 8: Mẫu Phiếu nhập kho.............................................................................43 Hình 2. 9: Mẫu hóa đơn Giá trị gia tăng................................................................44 Hình 2. 10: Logo các doanh nghiệp hợp tác...........................................................49
vi
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.
Lý do hình thành đề tài Trong bối cảnh ngành công nghiệp may mặc của Việt Nam đang trải qua một
sự tăng trưởng đáng kể, việc thu mua nguyên vật liệu, đặc biệt là vải, đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của mọi doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Sự đổi mới liên tục trong thế giới thời trang và yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm đã đặt ra những thách thức mới cho việc quản lý nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất. Nguyên liệu vải là yếu tố chủ chốt để tạo ra sản phẩm may mặc đẹp và chất lượng, do đó, sự ổn định và chất lượng của nguyên vật liệu này đóng vai trò quyết định đến chất lượng sản phẩm cuối cùng. Không chỉ vậy, việc lựa chọn các nhà cung cấp vải đáng tin cậy và tiềm năng trở thành một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự liên tục trong quá trình sản xuất. Điều này đặc biệt đúng trong tình huống mà thị trường vải đang thay đổi mạnh mẽ, cần sự linh hoạt trong quản lý nguyên vật liệu. Vì vậy, đề tài "Phân tích và so sánh nhằm cải thiện quy trình thu mua vải tại Công ty Cổ phần May Đồng Tiến" của nhóm em có ý nghĩa quan trọng. Nhóm em sẽ tập trung vào việc phân tích và so sánh ba nhà cung cấp vải khác nhau, dựa trên các tiêu chí như chất lượng, giá cả, sự ổn định cung ứng, và khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất. Mục tiêu cuối cùng của bài tiểu luận này là xây dựng một quy trình thu mua tối ưu, giúp Công ty Cổ phần May Đồng Tiến nắm bắt cơ hội trong thị trường đang thay đổi, tối ưu hóa quá trình thu mua để giảm rủi ro và chi phí, đảm bảo nguồn cung ứng vải đáng tin cậy và chất lượng, cùng với việc cải thiện khả năng cạnh tranh và hiệu suất trong ngành may mặc đang cạnh tranh khốc liệt. 2.
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung: Nhằm cải thiện quy trình thu mua vải tại Công ty Cổ phần May Đồng Tiến Mục tiêu cụ thể: Tìm hiểu tổng quát về ba nhà cung cấp nguyên vật liệu vải cho công ty May Đồng Tiến. 1
So sánh ba nhà cung cấp vải khác nhau dựa trên các tiêu chí. Từ đó chọn ra nhà cung cấp tiềm năng cho Công ty. Xây dựng quy trình thu mua nguyên vật liệu cho Công ty Phân tích mô hình Swot của quy trình thu mua nguyên vật liệu. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị. 3.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: quy trình thu mua vải tại Công ty Cổ phần Đồng Tiến Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: 10/2023 đến 12/2023 Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần Đồng Tiến, Địa chỉ: Lô 247 – Đường 12 – Khu CN Amata, P. Long Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
4.
Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu định tính: Thường được sử dụng để phân tích văn hóa và hành vi của con người hoặc
nhóm người. Phương pháp này sử dụng các chiến lược như tường thuật, dân tộc học và nghiên cứu trường hợp. Những phân tích này thường liên quan đến quan điểm cá nhân của nhà nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm và kiến thức có thể được phân loại và đánh giá. Một số kỹ thuật phân tích định tính phổ biến hơn là: phỏng vấn, nhóm tập trung, quan sát, phân tích tài liệu, lịch sử truyền miệng hoặc tiểu sử... Phương pháp nghiên cứu định lượng Thường được sử dụng để định lượng các yếu tố liên quan đến nhau, định lượng các mô hình hoặc giả thuyết và kiểm tra tính hợp lệ của các giả thuyết. Các hiện tượng được giải thích bằng cách thu thập dữ liệu số và phân tích bằng phương pháp toán học. Các kỹ thuật (công cụ) định lượng bao gồm: Khảo sát hoặc bảng câu hỏi, quan sát, sàng lọc dữ liệu, thí nghiệm... Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích là phương pháp nghiên cứu khoa học, là cách thức chia nhỏ đối tượng nghiên cứu thành các phần, các yếu tố nhỏ hơn để tìm hiểu, khám phá những thuộc tính, quy luật của từng phần, từng yếu tố đó. Phân tích giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc, bản chất, đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
2
Tổng hợp là quá trình kết nối, liên kết các phần, các yếu tố đã được phân tích thành một hệ thống. Tổng hợp giúp chúng ta hiểu rõ mối quan hệ giữa các bộ phận, các yếu tố của đối tượng nghiên cứu, từ đó tìm ra bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu 5.
Ý nghĩa đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài góp phần bổ sung thêm những kiến thức và kinh nghiệm về quy trình thu mua vải trong ngành dệt may. Đề tài giúp nâng cao nhận thức của các nhà quản lý và nhân viên về tầm quan trọng của quy trình thu mua vải đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đề tài là cơ sở để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, phát triển các phương pháp thu mua vải hiệu quả hơn. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài giúp Công ty Cổ phần May Đồng Tiến nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua vải, giảm thiểu chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đề tài có thể được áp dụng cho các doanh nghiệp dệt may khác trong nước, giúp họ nâng cao hiệu quả hoạt động thu mua vải, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. 6.
Kết cấu của đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THU MUA CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM TÌM KIẾM NHÀ CUNG CẤP TIỀM NĂNG CHO DOANH NGHIỆP MAY ĐỒNG TIẾN CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY TNHH HUALON VIỆT NAM
3
B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG THU MUA 1.1.
Khái niệm chuỗi cung ứng Theo tác giả Lambert, Stock và Elleam (1998) thì: “Chuỗi cung ứng là sự
liên kết với các Công ty nhằm đưa sản phẩm hay dịch vụ vào thị trường” [1]. Theo tác giả Chopra Sunil và Pter Meindl (2001): “Chuỗi cung ứng bao gồm mọi công đoạn có liên quan, trực tiếp hay gián tiếp, đến việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và bản thân khách hàng” [2]. Theo tác giả Ganesham, Ran và Terry P. Harrison (1995): “Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, và phân phối chúng cho khách hàng” [3]. Theo tác giả Mentzer và cộng sự (2001): “Việc kết hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một Công ty và giữa các Công ty trong phạm vi Chuỗi cung ứng, nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng Công ty và toàn bộ Chuỗi cung ứng” [4]. Từ các định nghĩa trên có thể viết ra một định nghĩa về Chuỗi cung ứng: Chuỗi cung ứng là một tập hợp gồm 3 hay nhiều Doanh nghiệp có kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp bằng dòng chảy sản phẩm, thông tin, tài chính… nhằm đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng và mục tiêu của quản trị Chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. 1.2.
Các khái niệm mua hàng
1.2.1. Khái niệm mua hàng Theo tác giả Alford và Beatty cho rằng: “Mua hàng là việc mua nguyên liệu, vật tư, máy móc, công cụ và dịch vụ cần thiết cho thiết bị, bảo trì và vận hành một nhà máy sản xuất.” [5]. Theo tác giả Walters, chức năng mua hàng có nghĩa là: “Việc mua sắm bằng cách mua nguyên liệu, máy móc, thiết bị và vật tư thích hợp cho các cửa hàng được sử dụng để sản xuất một sản phẩm được tiếp thị với chất lượng và số lượng phù hợp 4
vào thời điểm thích hợp và ở mức giá thấp nhất, phù hợp với chất lượng mong muốn.” Theo tác giả Westing, Fine và Zenz thì: “Mua hàng là một hoạt động quản lý vượt ra ngoài hành động mua hàng đơn giản. Nó bao gồm nghiên cứu và phát triển để lựa chọn nguyên liệu và nguồn phù hợp, theo dõi để đảm bảo giao hàng kịp thời; kiểm tra đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; để kiểm soát các hoạt động lưu thông, tiếp nhận, lưu kho và kế toán liên quan đến mua hàng” [6]. Như vậy, mua hàng là hoạt động thăm dò thị trường để mua được hàng hóa, dịch vụ có chất lượng, số lượng mong muốn với mức giá thấp nhất và vào thời điểm mong muốn. Nhà cung cấp có thể cung cấp các mặt hàng tiêu chuẩn với mức giá cạnh tranh sẽ được lựa chọn. 1.2.2. Tầm quan trọng của việc mua hàng Dưới góc độ của nhà quản trị thì mua hàng hoàn toàn trái ngược với bán hàng. Nếu bán hàng có nghĩa là tạo ra một nhu cầu về sản phẩm hàng hoá và dịch vụ một cách có hệ thống và tìm cách làm tăng ý thức về nhu cầu đó thì mua hàng là phủ nhận hoặc đình hoãn nhu cầu đó cho tới khi tìm ra được điều kiện mua hàng tốt. Thực chất, mua hàng biểu hiện mối quan hệ giữa người với người. Mua hàng là các hoạt động nghiệp vụ của các Doanh nghiệp sau khi xem xét, tìm hiểu về chủ hàng và cùng với chủ hàng bàn bạc, thỏa thuận điều kiện mua bán, thực hiện các thủ tục mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển nhằm tạo nên lực lượng hàng hoá tại Doanh nghiệp với số lượng, chất lượng, cơ cấu đáp ứng các nhu cầu của dự trữ, bán hàng phục vụ cho khách hàng với chi phí thấp nhất. Vị trí của hoạt động mua hàng trong Doanh nghiệp thương mại. Mua hàng là nghiệp vụ mở đầu cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, đây là khâu mở đầu cho lưu chuyển hàng hoá, mua đúng chủng loại, mẫu mã, số lượng, và chất lượng thì dẫn đến mua và bán tốt hơn. Trong cơ chế thị trường thì bán hàng là khâu quan trọng nhưng mua hàng là tiền đề tạo ra lượng hàng ban đầu để triển khai toàn bộ hệ thống kinh doanh của Doanh nghiệp. Vậy nên mua hàng là nghiệp vụ mở đầu quy trình kinh doanh của Doanh nghiệp, mua là tiền đề để bán và đạt được lợi nhuận. Trên thực tế khâu bán hàng khó hơn mua hàng nhưng hành vi hay bị mắc sai lầm nhất lại là hành vi mua hàng và nghiệp vụ mua hàng có vị trí rất 5
quan trọng đối với các Doanh nghiệp và các nhà kinh doanh. Mua hàng có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp ở chỗ: Mua hàng nhằm tạo tiền đề vật chất cho hoạt động bán hàng. Các Doanh nghiệp muốn bán hàng ra thị trường thì phải có tiền đề vật chất tức là phải có yếu tố đầu vào. Các yếu tố đầu vào chính là hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu của Doanh nghiệp. Mua hàng sẽ giúp cho Doanh nghiệp có hàng hoá trong tay từ đó bán ra thị trường. Với chức năng mua đi bán lại Doanh nghiệp luôn mong muốn phấn đấu để mua được hàng hoá với chi phí thấp nhất, có thể thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thu hút khách hàng về phía mình. Mục đích kinh doanh của Doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận tối đa do đó phải tính đến mua hàng với số lượng và giá cả hợp lý tránh tình trạng hàng thừa hay thiếu đều không tốt cho hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Mua hàng góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho Doanh nghiệp trên thị trường. Điều này thể hiện chi phí mua hàng của Doanh nghiệp (bao gồm cả giá mua hàng của Doanh nghiệp và những chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng của Doanh nghiệp như: chi phí đặt hàng, chi phí vận chuyển...) sẽ làm cho giá đầu vào trên một đơn vị cao và từ đó làm cho giá bán cao. Trên thị trường hiện nay việc cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp thực chất là cạnh tranh về giá. Cùng một loại sản phẩm Doanh nghiệp nào có giá thấp hơn dù chỉ rất ít song cũng đã thu hút được khách hàng về phía mình. Mà muốn có giá bán thấp hơn thì Doanh nghiệp phải mua được hàng tốt hơn với chi phí thấp hơn. Doanh nghiệp muốn bán được hàng tốt thì phải bắt đầu từ việc mua tốt. Việc mua hàng tốt của Doanh nghiệp sẽ giúp cho Doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Mua hàng đảm bảo có đủ lượng hàng bán ra cho khách hàng theo đúng yêu cầu của họ. Đối với Doanh nghiệp thương mại khi mua hàng nếu mua phải hàng kém chất lượng, kém phẩm chất, mẫu mã, chủng loại, kích cỡ không phù hợp, lỗi mốt thì khách hàng sẽ không chấp nhận những sản phẩm đó. Mà khách hàng đã không chấp nhận những sản phẩm đó thì hoạt động kinh doanh không đạt hiệu quả. Mục đích của Doanh nghiệp là phải làm sao để khách hàng cảm thấy hài lòng về sản phẩm của mình để thu hút khách hàng. Khách hàng là người cuối cùng bỏ tiền túi ra để mua sản phẩm của Doanh nghiệp, là người quyết định sự tồn tại của Doanh 6
nghiệp hay không. Cho nên có khách hàng thì Doanh nghiệp mới có được doanh thu và thu được lợi nhuận. Mua hàng phù hợp với yêu cầu của khách hàng, phù hợp với yêu cầu kinh doanh giúp cho hoạt động kinh doanh thương mại tiến hành thuận lợi, kịp thời, đẩy nhanh được tốc độ lưu chuyển hàng hoá, tạo điều kiện giữ chữ tín và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mua hàng là một trong những khâu quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất, lưu thông hàng hoá, tạo ra lợi nhuận trong kinh doanh, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật của thế giới [9]. 1.3.
Khái niệm nguyên vật liệu, thu mua nguyên vật liệu
1.3.1. Khái niệm nguyên vật liệu Theo tác giả Vương Ngọc Hoa (2017) thì: “Nguyên vật liệu vật tư là yếu tố quan trọng mà Doanh nghiệp sản rất thường xuyên phải sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình nên việc mua hàng theo nhu cầu sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp là một trong những hoạt động cốt lõi nhằm tạo ra yếu tố đầu vào trong Doanh nghiệp một cách đầy đủ và kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất và kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp” [7]. Theo tác giả Lò Thi Thoa (2014) cho rằng: “Nguyên vật liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, nguyên vật liệu là đối tượng của lao động đã qua sự tác động của con người. Trong đó vật liệu là những nguyên liệu đã trải qua chế biến. Vật liệu được chia thành vật liệu chính, vật liệu phụ và nguyên liệu được gọi tắt là nguyên vật liệu” [8]. Như vậy, nguyên vật liệu là các tài nguyên tự nhiên hoặc thành phẩm ban đầu mà con người sử dụng để sản xuất các sản phẩm hoặc hàng hóa khác. Nguyên vật liệu là một phần quan trọng của Chuỗi cung ứng và sản xuất trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô, điện tử, thực phẩm, dược phẩm, xây dựng, đến năng lượng và nhiều lĩnh vực khác. Việc quản lý và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu rất quan trọng để giảm thất thoát và tối ưu hóa quy trình sản xuất và kinh doanh. 1.3.2. Khái niệm thu mua nguyên vật liệu Theo tác giả Vương Ngọc Hoa (2017): “Thu mua hàng nguyên vật liệu là các hoạt động nghiệp vụ mà các Doanh nghiệp sau khi xem xét, tìm hiểu về các nhà 7
cung cấp để cùng đàm phán, thỏa thuận các điều kiện mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển… để cho các hàng hóa mua vào và Doanh nghiệp đúng đủ về số lượng, chất lượng, kịp thời thay đổi tiến độ sản xuất, kinh doanh tương ứng với chi phí mua thấp nhất” [7]. Theo tác giả Nguyễn Thị Hương (2012): “Mua hàng là hoạt động đầu tiên nhằm tạo ra yếu tố đầu vào (đối với Doanh nghiệp thương mại yếu tố đầu vào là nguồn hàng) một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và các hoạt động bán ra của Doanh nghiệp” [9]. Theo tác giả Porter (1985): “Hoạt động mua hàng có xu hướng ngày càng phân tán trong toàn Doanh nghiệp vì nó liên quan chặt chẽ đến chi phí của Doanh nghiệp” [10]. Theo tác giả Lê Hồng Tây (2016): “Bản thân chi phí của các hoạt động mua sắm thường chiếm một phần nhỏ, nếu không muốn nói là không đáng kể trong tổng chi phí, nhưng chúng có tác động sâu sắc đến chi phí và sự khác biệt của lợi nhuận được tạo ra từ quá trình kinh doanh tổng hợp. Các hoạt động mua sắm có thể tác động mạnh mẽ đến chi phí và chất lượng của đầu vào được mua và các hoạt động khác liên quan đến việc nhận, sử dụng và tương tác với các nhà cung cấp đầu vào. Qua đó cho thấy đánh giá và hoàn thiện hoạt động mua hàng là công việc rất quan trọng khi mà hoạt động mua hàng đóng vai trò ngày càng quan trọng trong Chuỗi cung ứng. Sự cắt giảm trong chi phí cho nguyên liệu thô và dịch vụ có thể cho phép Công ty mua bán thành phẩm với mức giá cạnh tranh để giành chiến thắng trong kinh doanh” [11]. 1.4.
Khái niệm thu mua, quản trị thu mua
1.4.1. Khái niệm thu mua Theo tác giả Trần Bảo Trọng (2015) thì: “Hoạt động thu mua hàng là hoạt động quan trọng mà Doanh nghiệp thường xuyên phải sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh của mình, nên việc thu mua hàng theo nhu cầu sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp là một trong những hoạt động cốt lõi nhằm tạo ra yếu tố đầu vào trong Doanh nghiệp một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng quy cách, chủng loại, chất lượng, phù hợp với nhu cầu sản xuất và kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp.” 8
“Thu mua hàng là các hoạt động nghiệp vụ mà các Doanh nghiệp sau khi xem xét, tìm hiểu về các nhà cung cấp để cùng đàm phán, thỏa thuận các điều kiện mua bán, thanh toán và các nghiệp vụ giao nhận, vận chuyển..., để cho lượng hàng hoá mua vào của Doanh nghiệp đúng đủ về số lượng, chất lượng, kịp thời theo tiến độ sản xuất kinh doanh tương ứng với chi phí mua thấp nhất” [12]. Theo tác giả Arjan J. Van Weele (2009): “Thu mua là công tác quản lý các nguồn nguyên vật liệu của Doanh nghiệp, cung cấp toàn bộ hàng hóa, dịch vụ, khả năng và kiến thức cần thiết để vận hành, duy trì và quản lý các hoạt động chính của Doanh nghiệp, đảm bảo Doanh nghiệp luôn đạt được những điều kiện thuận lợi nhất” [13]. Theo tác giả Chandra và cộng sự (2008): “Thu mua là hoạt động tìm nguồn cung ứng sản phẩm và dịch vụ, mua và giao hàng từ nhà cung cấp đến Doanh nghiệp. Đây là một hoạt động rất quan trọng trong Chuỗi cung ứng sản xuất vì các bộ phận và nguyên liệu đã mua chiếm hơn 60% chi phí của hàng hóa thành phẩm. Đối với những Công ty bán lẻ, tỷ lệ này có thể lên tới 90%”. Theo tác giả Lysons và Farrington (2006): “Thu mua được định nghĩa là mua nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, được giao đến đúng nơi, đúng thời điểm với mức giá phù hợp dưới nhiều hình thức” [14]. Cho dù khái niệm thu mua được đưa ra với nhiều ngôn ngữ và cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng xét về bản chất, thu mua là hệ thống các hoạt động nhằm tạo nên lực lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hóa… cho Doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu dự trữ và kinh doanh sản xuất một cách kịp thời với tổng chi phí thấp nhất. 1.4.2. Khái niệm quản trị thu mua “Quản trị thu mua hàng có ý nghĩa quan trọng đối với một Doanh nghiệp là phải tổ chức, quản lý, kiểm soát tốt các hoạt động thu mua hàng thường xuyên, chặt chẽ để cho hàng hóa mua vào kịp thời đúng đủ phù hợp với chính sách thu mua hàng của Doanh nghiệp như: Giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo...” [12]. “Theo cách tiếp cận quá trình: Quản trị thu mua hàng là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát hoạt động thu mua hàng của Doanh nghiệp sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của Doanh nghiệp.” “Theo cách tiếp cận tác nghiệp: Quản trị thu mua hàng là quản trị bằng các bước công việc như xác định nhu cầu, tìm và lựa chọn nhà cung cấp, theo dõi và 9
kiểm tra việc giao nhận, đánh giá kết quả thu mua hàng nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định.” [12]. 1.5.
Mục tiêu và vai trò cảu thu mua
1.5.1. Mục tiêu của quản trị thu mua Theo tác giả Monczka, R, et al. (2016): “Mục tiêu hợp lý hóa dự trữ: mua thực hiện những quyết định của dự trữ, và do đó, mua phải đảm bảo bổ sung dự trữ hợp lý vật tư, nguyên liệu, hàng hóa về số lượng, chất lượng và thời gian. Mục tiêu chi phí: Trong những trường hợp nhất định, đây cũng là mục tiêu cơ bản của mua nhằm giảm giá thành sản xuất hàng hóa và dịch vụ, tạo điều kiện để giảm giá bán, tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp. Mục tiêu phát triển các mối quan hệ: Để kinh doanh, Doanh nghiệp phải thiết lập nhiều mối quan hệ. Trong những mối quan hệ đó thì quan hệ khách hàng và quan hệ với nguồn cung ứng được coi là then chốt. Mua sẽ tạo mối quan hệ bền vững với nguồn cung ứng hiện tại, phát hiện và tạo mối quan hệ với nguồn cung ứng tiềm năng…và đó đảm bảo việc mua ổn định, giảm chi phí.” [15]. 1.5.2. Vai trò của quản trị thu mua Nguồn cung ứng của Doanh nghiệp Một trong những vai trò chủ yếu và quan trọng của bộ phận thu mua là cung cấp nguồn hàng hóa, tổ chức các dòng hàng hóa luân chuyển ổn định cho tất cả các bộ phận trong Doanh nghiệp, để Doanh nghiệp có đủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho công việc sản xuất. Bộ phận thu mua thường có sự liên kết với các bộ phận khác nhau nhằm tìm hiểu đặc tính chủng loại sản phẩm để có định giá sản phẩm một cách chính xác và công việc thu mua đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, đảm bảo thu mua đúng nguyên vật liệu cần với chất lượng tốt, được giao hàng đúng thời gian, đúng địa điểm và đáp ứng được yêu cầu chất lượng của các bộ phận khác. Quản lý hệ thống nhà cung cấp Ngoài việc lựa chọn, tìm kiếm các nguồn hàng hóa và thương lượng, đàm phán chi tiết hợp đồng với các nhà cung cấp, bộ phận thu mua còn có trách nhiệm theo dõi hiệu quả hoạt động của các nhà cung cấp. Bộ phận thu mua thường xuyên đánh giá hiệu suất và kiểm soát chất lượng của nhà cung cấp. Điều này bao gồm giám sát thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm, chi phí và hiệu suất. Có thể nói 10
rằng, yếu tố quan trọng nhất của hoạt động thu mua là tìm kiếm và quản lý tốt hệ thống các nhà cung cấp. Để đảm bảo chất lượng các nhà cung cấp, bộ phận thu mua cần đặt các yếu tố lên hàng đầu về triển vọng phát triển của nhà cung cấp, năng lực cung ứng nguyên vật liệu, độ chính xác của hàng hóa cung ứng, chất lượng được đảm bảo, giao hàng đúng thời gian, định mức giá cả phù hợp, có kiến thức am hiểu về đặc điểm ngành và có uy tín tốt trên thị trường. Kiểm soát hệ thống giá cả Bộ phận thu mua cũng phải chịu trách nhiệm về hoạt động duy trì và sử dụng hợp lý nguồn kinh phí. Để có được chi phí thu mua tốt nhất, bộ phận thu mua cần đảm bảo rằng các nhà cung cấp sử dụng sản phẩm với chi phí thấp hơn từ các nhà phân phối về nhà sản xuất. Bộ phận thu mua cũng có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cả bằng cách tăng quy mô giao hàng để được hưởng các chiết khấu và ưu đãi, thanh toán đúng hạn để không phát sinh phí phạt trễ hạn, đặt hàng trực tuyến hoặc áp dụng các công cụ thương mại điện tử mới nhất để giảm phát sinh chi phí [16]. 1.6.
Các phương pháp và nguyên tắc thu mua
1.6.1. Căn cứ vào quy mô mua hàng 1.6.1.1.
Thu mua hàng theo nhu cầu, tình hình sản xuất Là hình thức thu mua hàng trong Doanh nghiệp trước khi xác định nhu cầu
thu mua hàng cần phải đảm bảo thông tin chính xác trong báo cáo hàng tồn kho (độ chính xác 99%) thì mới có thể hoạch định chính xác lượng vật liệu cần cung ứng. “Lượng hàng thích hợp một lần mua = Lượng hàng theo nhu cầu + Tồn kho tối thiểu – (Tồn đầu kỳ + Tồn cuối kỳ).” Phương pháp này có ưu điểm sau: Cơ sở để xác định nhu cầu thu mua hàng đơn giản. Nhu cầu thu mua hàng được xác định xuất phát từ kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp hay của các bộ phận phòng ban trong Doanh nghiệp, lượng tồn kho được giảm thiểu ở mức thấp nhất. Vì vậy, sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vốn, tiết kiệm được chi phí bảo quản, lưu giữ hàng hoá và các chi phí khác. Quá trình thu mua hàng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nên giúp cho Doanh nghiệp tránh được những rủi ro do biến động về giá, tình hình cung cầu vật tư..., thì sẽ giảm thiểu những thiệt hại khách quan gây ra. 11
Bên cạnh đó thu mua hàng theo nhu cầu còn có nhược điểm sau: Vì thu mua hàng theo nhu cầu nên hoạt động thu mua hàng sẽ chịu áp lực rất lớn từ sản xuất, thời gian cung ứng, chủng loại hàng... và chi phí thu mua hàng thường cao, Doanh nghiệp không được hưởng các ưu đãi, chiết khấu khi mua hàng. 1.6.1.2.
Thu mua hàng theo lô lớn
Thu mua hàng theo lô lớn là lượng hàng mua một lần nhiều hơn nhu cầu cần thực tế của Doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Bởi vậy, biết rằng tổng chi phí cho việc nhập hàng sẽ nhỏ nhất khi chi phí lưu trữ hàng hoá bằng với chi phí mua hàng. Chi phí thu mua hàng có thể giảm được và Doanh nghiệp có thể nhận được những ưu đãi của các nhà cung cấp. Chủ động chọn được các nhà cung cấp uy tín nên ít gặp rủi ro khi nhập hàng. Song nó cũng không tránh được những nhược điểm phát sinh nhất định đó là: Phải sử dụng một lượng vốn hàng hoá lớn điều này gây ra những khó khăn tài chính cho Doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Doanh nghiệp. Chi phí bảo quản, bảo hiểm, rủi ro khác liên quan đến hàng hoá lớn [12]. 1.6.2. Căn cứ vào hình thức mua Tập trung thu mua: Những Doanh nghiệp có quy mô lớn thường có những bộ phận chuyên trách thu mua theo nhóm hàng, mặt hàng. Mua theo ủy thác: Doanh nghiệp ủy thác cho một tổ chức kinh tế khác thực thiện hoạt động mua hàng. Liên kết thu mua phân tán tiêu thụ: Các Doanh nghiệp cùng liên kết với nhau cùng thu mua chung một loại hàng vật tư, sau đó phân phối lại theo nhu cầu mà các bên đã thỏa thuận [12]. 1.6.3. Căn cứ vào thời hạn tín dụng Mua thanh toán ngay: Theo phương thức này thì khi bên bán giao hàng đã nghiệm thu đạt thì Doanh nghiệp phải làm thủ tục thanh toán cho bên bán. Thu mua hàng thanh toán có thời hạn: Sau khi bên bán giao hàng đã nghiệm thu đạt thì hạn thanh toán sẽ được tính kể từ ngày nhận hàng đạt tương ứng với thời gian thỏa thuận thanh toán của hai bên. Thu mua hàng trả thanh toán trước: Sau khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá 12
với nhà cung cấp thì Doanh nghiệp phải trả cọc một khoản tiền, có thể là một phần giá trị lô hàng hay toàn bộ giá trị của lô hàng, đến thời hạn giao hàng bên bán sẽ tiến hành giao hàng cho bên mua [12]. 1.6.4. Căn cứ theo nguồn hàng Thu mua hàng sản xuất trong nước: Đây là hình thức mua mà mọi hoạt động mua của Doanh nghiệp được tiến hành trong phạm vi một quốc gia. Nguồn hàng đó được sản xuất trong nước. Thu mua hàng nước ngoài có đại lý phân phối trong nước: Đây là hình thức mua mà mọi hoạt động mua của Doanh nghiệp được tiến hành trong phạm vi một quốc gia. Nguồn hàng đó được sản xuất từ nước ngoài và được phân phối thông qua đại lý tại quốc gia đó. Cùng với cách thức phân loại như trên còn có nhiều cách phân loại khác: Phân theo mua hợp đồng, mua trực tiếp hay gián tiếp, mua theo hợp đồng hay mua theo đơn hàng, hay mua lẻ…. Mỗi phương pháp trên đều có những ưu và nhược điểm riêng nên các Doanh nghiệp tuỳ vào thực trạng của mình trong từng thời điểm, từng giai đoạn nhất định để quyết định nên theo phương thức nào là thuận tiện và tốt nhất. Các quy tắc đảm bảo thu mua hàng có hiệu quả. Quy tắc thu mua hàng của nhiều nhà cung cấp: Doanh nghiệp nên lựa chọn cho mình một số lượng nhà cung cấp nhất định. Điều đó sẽ giúp cho Doanh nghiệp phân tán được rủi ro từ phía nhà cung cấp. Nếu như Doanh nghiệp chỉ thu mua hàng của một nhà cung cấp duy nhất hoặc một số ít thì rủi ro xảy ra Doanh nghiệp rất cao và rất khó khắc phục do nguyên nhân khách quan của nhà cung cấp: Thiếu hàng, công nhân đình công,…Tuy nhiên, khi thực hiện nguyên tắc này các Doanh nghiệp cần lưu ý là trong số các nhà cung cấp của mình nên chọn ra một nhà cung cấp chính để xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững và hỗ trợ lẫn nhau. Ngược lại, Doanh nghiệp cũng cần phải giúp đỡ nhà cung cấp khi họ gặp khó khăn. Quy tắc luôn giữ thế chủ động trước các nhà cung cấp: Người mua sẽ chủ động thương lượng với người bán hàng với những điều kiện có lợi nhất khi mua hàng [12]. 1.7.
Quy trình hoạt động thu mua 13
Hình 1. 1: Sơ đồ quy trình thu mua hàng Nguồn: Internet Bước 1: Xác định nhu cầu và tạo “Yêu cầu mua hàng” Phòng mua hàng sẽ tiếp nhận “Yêu cầu mua hàng” của các phòng ban khi có nhu cầu để tiến hành mua hàng hóa, nguyên vật liệu, dụng cụ... đáp ứng cho hoạt động vận hành, kinh doanh của Doanh nghiệp. Các “Yêu cầu mua hàng” chỉ được thực hiện khi được trưởng phòng hoặc người chịu trách nhiệm phê duyệt. Bước 2: Tạo “Đề nghị báo giá” 14
Tại bước 2 của quy trình mua hàng, bộ phận mua hàng sẽ lập “Đề nghị báo giá” dựa trên “Yêu cầu mua hàng” và những báo giá đã thu thập được đến nhà cung cấp hiện có hoặc nhà cung cấp mới theo đề xuất của bộ phận gửi yêu cầu. Bước 3: Thu thập và tham khảo giá từ các nhà cung cấp Bộ phận mua hàng cần theo dõi và ghi nhận báo giá từ nhà cung cấp gửi về. Sau đó đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp có khả năng đáp ứng tốt nhất các tiêu chí đã đề ra. Bước 4: Phê duyệt báo giá Thông thường, ban lãnh đạo sẽ là người chịu trách nhiệm phê duyệt báo giá của nhà cung cấp. Căn cứ để phê duyệt sẽ là thông tin so sánh báo giá của các nhà cung cấp với điều kiện mua hàng và báo giá cũ - mới của các nhà cung cấp trong cùng một mặt hàng. Bước 5: Lập hợp đồng mua hàng Bước này chỉ được thực hiện khi đã chọn được nhà cung cấp phù hợp. Lúc này, nhân viên mua hàng sẽ tiến hành lập hợp đồng mua hàng. Nội dung chính của hợp đồng sẽ bao gồm các thông tin cụ thể về báo giá, điều khoản thanh toán, thời gian giao hàng. Bước 6: Lập “Đề nghị nhập hàng” và “Đề nghị kiểm hàng” Phòng mua hàng sẽ lập “Đề nghị nhập hàng” và “Đề nghị kiểm hàng” đến các phòng ban có liên quan tiện theo dõi. Đây là bước quan trọng trong quy trình mua hàng, giúp đảm bảo cho khâu nhập hàng được diễn ra đúng theo lịch, cũng như phòng ngừa trường hợp phát sinh sự cố tại thời điểm nhập hàng. Bước 7: Tiến hành nhập kho Khi hàng hóa được vận chuyển đến kho, bộ phận kho hàng sẽ thực hiện kiểm định hàng hóa, đảm bảo hàng nhập khi đủ số lượng, quy cách, thông số kỹ thuật,... đã đề ra. Nếu phát hiện có hàng hóa không đạt chuẩn thì cần phản hồi lại với phòng mua hàng để đổi/trả hàng hóa với nhà cung cấp. Những sản phẩm đạt chuẩn sẽ được nhập kho. Bước 8: Hoàn tất thanh toán Phòng mua hàng sẽ lập hồ sơ thanh toán dựa trên các điều khoản được ghi trong hợp đồng và các hồ sơ liên quan và gửi đến phòng kế toán. Phòng kế toán sẽ tiếp nhận và thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp nếu hồ sơ hợp lệ. Nếu không thì 15
sẽ báo lại với phòng mua hàng để chỉnh sửa. 1.8.
Sự cần thiết phải nâng cao công tác quản trị mua hàng trong Doanh
nghiệp Trong điều kiện kinh doanh ngày nay các Doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép cạnh tranh rất nhiều chính vì vậy đòi hỏi các Doanh nghiệp phải tìm cách làm sao duy trì được hoạt động kinh doanh trong điều kiện đó đồng thời Doanh nghiệp phát triển đi lên. Hơn nữa đòi hỏi của khách hàng ngày càng cao luôn có sự thay đổi trong mua bán hàng hoá. Chính vì vậy việc nâng cao công tác quản trị mua hàng là một trong các giải pháp giúp Doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh của mình. Hơn nữa việc tạo nguồn hàng là nghiệp vụ đầu tiên mở đầu cho hoạt động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn có sản phẩm đem bán trên thị trường thì phải có hàng hoá đầu vào. Tuy nhiên không phải lúc nào Doanh nghiệp cũng có đủ hàng để bán. Trong nhiều trường hợp Doanh nghiệp có thể không mua được hàng để bán. Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng góp phần nâng hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường. Việc lập kế hoạch mua hàng chính xác giúp cho Doanh nghiệp có thể tăng nhanh vòng chu chuyển vốn, đem lại hiệu quả sử dụng vốn. Sở dĩ như vậy vì việc lập kế hoạch mua hàng được căn cứ trên mức tiêu thụ sản phẩm, do đó sản phẩm mua hàng sẽ được cung ứng hết không còn tình trạng ứ đọng hàng hoá, đồng vốn lưu động được lưu chuyển nhanh. Mặt khác khi Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhà cung ứng, Doanh nghiệp có thể mua hàng với giá rẻ hơn, như vậy giá thành sẽ thấp và Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh qua giá thành. Hơn nữa quản trị tốt mua hàng còn giúp cho Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí phát sinh do hàng hoá kém phẩm chất, chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí hao hụt ngoài định mức… khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp còn thể hiện ở uy tín của Doanh nghiệp trong việc kịp thời cung ứng ra thị trường khi có nhu cầu, mà muốn làm được điều đó thì bắt buộc các Doanh nghiệp phải quản lý tốt hoạt động mua hàng. Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng còn giúp cho Doanh nghiệp đảm bảo tính thường xuyên, đều đặn của hoạt động kinh doanh. Ngay từ khâu đầu 16
tiên của hoạt động mua hàng nếu Doanh nghiệp không quản lý tốt hoạt động mua hàng sẽ bị chậm trễ. Chẳng hạn khi mua hàng Doanh nghiệp không thúc giục bên bán chuẩn bị giao hàng đúng hẹn, có thể hàng hoá sẽ bị giao chậm so với dự kiến. Hoặc Doanh nghiệp không tổ chức kiểm tra kỹ lưỡng số lượng và chất lượng hàng hoá trước khi giao nhận, sau khi giao nhận về kho Doanh nghiệp mới phát hiện ra thiếu hàng, hàng hóa kém phẩm chất Doanh nghiệp mới trả cho bên bán làm lỡ hàng hoá để bán ra cho khách hàng, Doanh nghiệp sẽ mất đi lợi nhuận và uy tín của mình. Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể phải mất công tìm kiếm nhà cung ứng mới. Khi quản lý dự trữ, nhân viên kho sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa dự trữ cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo hoặc không làm tốt khâu nghiệp vụ về khâu dự trữ làm hàng hoá bị hỏng hóc, không giữ được chất lượng, gây mất mát hàng hoá làm tổn thất lớn cho Doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động mua hàng vì mục tiêu chung của Doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng giúp cho hoạt động tài chính của Doanh nghiệp thuận lợi như việc thu hồi vốn nhanh…Do đó khi lập kế hoạch mua hàng Doanh nghiệp dựa trên cơ sở mức tiêu thụ sản phẩm, do đó sản phẩm cung ứng sẽ được tiêu thụ hết không còn tình trạng hàng hóa bị ứ đọng nếu có thì không đáng kể. Đồng vốn quay vòng nhanh. Mặt khác khi Doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với nhà cung ứng có thể mua được hàng hoá với giá rẻ hơn, được ưu tiên trong trường hợp hàng hóa khan hiếm hay nên cơn sốt như vậy Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí kinh doanh hay có thể thu được lợi nhuận. Nâng cao chất lượng công tác quản trị mua hàng có tác dụng đối với lĩnh vực sản xuất hay nhập khẩu. Nó đảm bảo thị trường cho Doanh nghiệp có hàng hoá để cung ứng tạo điều kiện để ổn định nguồn hàng cung ứng với các đơn vị kinh doanh. [9] 1.9.
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị mua hàng Để hoạt động mua hàng đạt hiệu quả cao thì các nhà quản trị không chỉ hiểu
rõ về quá trình quản trị mua hàng mà còn cần phải nắm rõ các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình quản trị mua hàng cũng như các quy tắc để đảm bảo mua hàng có hiệu quả. Để hoạt động bán hàng được tốt thì quá trình mua hàng phải theo sát nhu cầu người tiêu dùng dưới góc độ cơ hội được lựa chọn người mua, số lượng của người mua, sự quan tâm của người bán với người mua đối với hàng hoá của Doanh nghiệp 17
cơ cấu tiêu dùng của người mua đối với chi phí của Doanh nghiệp, nhu cầu tăng giảm hàng hoá tiêu dùng, sự khác lạ của hàng hoá, sự nhạy cảm về giá của người mua, sự liên quan về giá đối với doanh thu của Doanh nghiệp, lợi ích của người mua và vai trò quyết định của người mua sắm. Bên cạnh đó còn có một loạt các tác nhân gây ảnh hưởng đối với mua hàng, cường độ cạnh tranh của các Doanh nghiệp hiện tại, sức ép do các nhà cạnh tranh mới và ngay trong nội tại của hoạt động mua hàng. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động mua hàng. Sau đây là một số nhân tố chính [9]. 1.9.1. Nhân tố bên trong Kế hoạch và tình hình tiêu thụ hàng hoá:
Chiến lược kinh doanh: Chiến lược kinh doanh có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp đặc biệt coi trọng quản lý hoạt động kinh doanh của mình theo chiến lược. Bởi vì chiến lược kinh doanh giúp Doanh nghiệp thấy rõ mục đích, hướng đi của mình. Chiến lược kinh doanh giúp Doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội trên thị trường và tạo được lợi thế cạnh tranh trên thương trường bằng các nguồn lực có hạn cho Doanh nghiệp với kết quả cao nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Do đó chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mua hàng do đó quản trị mua hàng cũng phải phụ thuộc vào chiến lược, tuỳ theo chiến lược trong từng giai đoạn mà các nhà quản trị mua hàng đưa ra kế hoạch mua hàng hợp lý.
Chính sách sản phẩm: Câu hỏi đầu tiên khi Doanh nghiệp bắt tay vào kinh doanh là Doanh nghiệp sẽ bán cái gì? Cho đối tượng tiêu dùng nào? Lựa chọn đúng mặt hàng kinh doanh, có chính sách mặt hàng đúng đảm bảo cho tiêu thụ hàng hóa của Doanh nghiệp. Muốn đạt được kết quả trong kinh doanh đòi hỏi Doanh nghiệp phải có một chính sách sản phẩm hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Khi có chính sách sản phẩm Doanh nghiệp sẽ hình thành được phương hướng kinh doanh, đầu tư nghiên cứu đúng hướng. Với mỗi sản phẩm luôn gắn liền với một chu kỳ sống nhất định nên để có một chính sách sản phẩm đúng đắn thì Doanh nghiệp phải đi nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm nhằm xác định xem sản phẩm đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống. Mặt khác với mỗi sản phẩm Doanh nghiệp phải đi nghiên cứu xem tình hình tiêu thụ của sản phẩm đó trên 18
thị trường và của bản thân Doanh nghiệp đó như nào.
Kế hoạch chi tiết: Sau khi xác định nhu cầu trong công tác hoạch định mua hàng nhà quản trị phải đưa ra được một kế hoạch mua hàng chi tiết, phải lựa chọn được mặt hàng cung ứng. Kế hoạch mua hàng chi tiết hợp lý phải đảm bảo làm sao có đủ lượng hàng dự trữ nhất định phù hợp với nhu cầu bán ra. Nếu kế hoạch không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu hàng dự trữ gây ứ đọng về vốn. Trong hoạt động kinh doanh các Doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều mặt hàng. Mỗi mặt hàng lại chiếm vai trò, vị trí nhất định. Có những mặt hàng giữ vị trí chủ đạo và cũng có những mặt hàng giữ vị trí thứ yếu. Những mặt hàng chủ đạo là những mặt hàng đem lại doanh thu và lợi nhuận lớn mặc dù thậm chí số lượng của chúng chiếm tỷ trọng nhỏ trong mặt hàng kinh doanh, nếu thiếu những mặt hàng này sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy Doanh nghiệp cần phải có chính sách mặt hàng có sự chọn lựa. Để có một kế hoạch mua hàng chi tiết, hợp lý, đúng đắn Doanh nghiệp cần phải trả lời câu hỏi: Mua cái gì? để trả lời được câu hỏi này Doanh nghiệp cần phải biết được nhu cầu của khách hàng cần gì bởi Doanh nghiệp là người bán cái khách hàng cần mua chứ không phải cái Doanh nghiệp có. Mua khi nào? Xác định thời điểm mua hàng, mua khi nào là hợp lý nhất và đúng thời điểm nhất. Mua của ai? Xác định nguồn cung ứng về sản phẩm hàng hoá mà Doanh nghiệp cần. Thông thường Doanh nghiệp chọn một nhà cung cấp chính và một số nhà cung cấp phụ. Mua của ai và khi nào tuỳ thuộc vào thị trường và giá cả. Mua với giá bao nhiêu? Vì giá không cố định luôn có sự biến đổi theo tình hình thị trường. Nếu mua được hàng với chi phí thấp hơn có thể thì sẽ tăng doanh thu cho Doanh nghiệp. Mua với số lượng bao nhiêu? Doanh nghiệp cần phải tính toán được chính xác mức tiêu thụ về loại hàng hoá để nên kế hoạch mua sao cho với số lượng hợp lý không thừa cũng không nên thiếu. Những mục tiêu trên có lúc, có mâu thuẫn nhau. Ví dụ giữa giá cả và chất 19
lượng, cho nên tuỳ vào mục tiêu của Doanh nghiệp để có được thứ tự ưu tiên. Chính sách mua hàng với mục tiêu của nó là tiền đề, là hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình thực hiện kế hoạch mua hàng.
Kết quả tiêu thụ: Có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị mua hàng vì để xây dựng nên một kế hoạch mua hàng hợp lý phải dựa trên kết quả tiêu thụ kỳ trước. Với mỗi một mặt hàng, Doanh nghiệp có thể dựa trên kết quả tiêu thụ để xác định xem mặt hàng đó khả năng tiêu thụ như thế nào, và nếu có được kết quả đó thì nguyên nhân do đâu để từ đó xây dựng được một kế hoạch hợp lý hơn.
Các nguồn lực của Doanh nghiệp. Vốn: Là điều kiện tiền đề vật chất cho mọi hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp đặc biệt là trong mua hàng. Đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác mua hàng của Doanh nghiệp. Khi có vốn đầy đủ thì hoạt động mua hàng được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi, tránh tình trạng dây dưa trong mua hàng, giảm được chi phí trong khâu mua. Mặt khác việc đảm bảo tiền vốn cho Doanh nghiệp giúp Doanh nghiệp chớp được các cơ hội trong các thương vụ kinh doanh. Cơ sở vật chất kỹ thuật: Nó là cơ sở phản ánh thực lực của Doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, hiện đại tạo điều kiện tốt trong mua hàng bởi nếu Doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại thì Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng nắm bắt được thông tin, có nhiều cơ hội chớp lấy thời cơ để mua được hàng nhanh hơn, tốt hơn … điều đó làm tăng sức cạnh tranh của Doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Nhưng nếu cơ sở vật chất của Doanh nghiệp mà kém sẽ làm mất cơ hội kinh doanh của mình.
Nhân viên mua hàng: Trong hoạt động mua hàng của Doanh nghiệp thương mại hành vi dễ sai lầm nhất là mua hàng. Mua không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp. Vì vậy việc mua hàng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của con người. Cho nên việc tuyển chọn nhân viên làm công tác thu mua là một khâu rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp không thể giao hàng tùy ý cho bất cứ ai và ai mua cũng được mà Doanh nghiệp phải có sự lựa chọn. Một nhân viên thu mua giỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: 20
Kiến thức phong phú: Người nhân viên thu mua phải có kiến thức hiểu biết về hàng hoá kinh doanh có sự hiểu biết sâu rộng về hàng hoá mà mình có trách nhiệm đảm nhận, phải nắm được các hoạt động và mục tiêu của Doanh nghiệp, hiểu về thị trường và biết phân tích ảnh hưởng của thị trường, nắm được chính sách kinh tế của nhà nước, hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong thu mua. Năng động, tỉnh táo: Giỏi khai thác thông tin, nắm kịp thời tình hình biến động trên thị trường về nhu cầu và giá cả. Có khả năng giao tiếp: Khả năng giao tiếp tốt là một trong những yếu tố có lợi cho đàm phán kinh doanh. Việc tuyển nhân viên mua hàng là một khâu rất quan trọng. Chọn được một nhân viên mua hàng chuyên nghiệp, có kinh nghiệp là một lợi thế thực sự của doanh nghiệp.
Năng lực của nhà quản trị mua hàng: Nhà quản trị có vai trò quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình mua hàng. Nhà quản trị là người chỉ đạo cho nhân viên mua hàng nên họ phải nắm rõ được về nhân viên, phải nắm rõ được khả năng của từng người, biết được người nào có khả năng đảm nhận việc mua hàng, khả năng thành công hay thất bại cao hơn để từ đó có sự lựa đúng đắn
Vị thế của Doanh nghiệp trên thương trường: Nếu Doanh nghiệp có vị thế, uy tín trên thương trường thì việc đặt mua hàng sẽ dễ dàng hơn, Doanh nghiệp sẽ được các nhà cung ứng ưu tiên hơn trong việc chào hàng, các nhà cung ứng cũng chủ động đến chào hàng và dành nhiều điều khoản - ưu đãi cho Doanh nghiệp hơn, việc mua hàng nhiều khi tránh được tình trạng thủ tục rườm rà… Do đó với uy tín, vị thế Doanh nghiệp trên thị trường có ảnh hưởng lớn đến công tác quản trị mua. Ngoài ra còn có các nhân tố khác như tình hình sản xuất kinh doanh, trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật…đều có ảnh hưởng đến công tác mua hàng [9]. 1.9.2. Yếu tố bên ngoài
Nhà cung cấp: Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mua hàng của Doanh nghiệp vì nếu lựa chọn không đúng nhà cung cấp sẽ không đảm bảo khả 21
năng mua hàng của Doanh nghiệp, không đảm bảo được số lượng hàng bán ra. Bởi đối với Doanh nghiệp thương mại thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác nhau. Mỗi mặt hàng có thể có một hoặc nhiều nhà cung ứng. Trong trường hợp như vậy sẽ có sự cạnh tranh của các nhà cung ứng. Để lựa chọn người cung ứng cho Doanh nghiệp cần dựa vào nguyên tắc: + Không hoàn toàn lệ thuộc vào một nhà cung cấp để tạo ra sự lựa chọn tối ưu và để tránh bị ép giá. + Cần theo dõi thường xuyên về tình hình tài chính, khả năng sản xuất và khả năng cung ứng của người cung ứng.
Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng: Doanh nghiệp mua hàng phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng vì trong mọi hoạt động kinh doanh các Doanh nghiệp luôn lấy khách hàng làm nhân vật trung tâm, nhu cầu của khách hàng sẽ là mục tiêu để Doanh nghiệp xây dựng nên kế hoạch mua hàng cho nên nhu cầu tiêu dùng ảnh hưởng đến quá trình mua hàng như: Sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng sẽ làm tốc độ bán hàng biến đổi dẫn đến sự biến đổi trong mua hàng.
Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến mua hàng trong Doanh nghiệp ở cả mua và bán. Đối thủ cạnh tranh trong mua hàng thể hiện ở chỗ Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh, sự cạnh tranh trên thị trường là sự cạnh tranh về giá nên để thắng được đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi chính sách giá của đối thủ cạnh tranh, đưa ra được mức giá khách hàng chấp nhận được mà có mức giá nhỏ hơn hoặc bằng giá của đối thủ cạnh tranh nhưng phải đảm bảo có lãi. Muốn đưa ra được một mức giá thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh thì Doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến công tác mua hàng. Mua hàng làm sao để đảm bảo bán được với giá thấp mà vẫn đảm bảo có lãi. Cạnh tranh không chỉ thể hiện ở các Doanh nghiệp thương mại mà còn thể hiện ở sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Sự cạnh tranh này Doanh nghiệp có nhiều lợi hơn bởi vì các nhà cung cấp luôn tìm cách đưa ra các điều khoản ưu đãi nhằm thu hút khách hàng là các Doanh nghiệp trở thành khách hàng của mình. Cho nên Doanh nghiệp để đảm bảo thắng các đối thủ thì luôn tìm kiếm các nhà cung cấp khác nhau để làm sao mua được hàng với giá rẻ hơn các nhà cung cấp khác. Có như thế mới đảm bảo thắng 22
được các đối thủ cạnh tranh thông qua giá. Vì thế nếu nhà cung cấp nào đưa ra giá cả hay các điều khoản ưu đãi thì họ sẽ dễ dàng thu hút được các Doanh nghiệp quan tâm đến hàng của mình.
Các cơ quan Nhà nước: Các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và hoạt động mua hàng của Doanh nghiệp. Mỗi Doanh nghiệp đều có các cơ quan Nhà nước và cơ quan địa phương theo dõi, kiểm tra và giám sát theo dõi các hoạt động có liên quan tới hoạt động kinh doanh của mình. Một nhà quản trị giỏi không nên tìm cách né tránh sự kiểm soát của cơ quan nhà Nước mà ngược lại cần phải biết tận dụng các mối quan hệ quen biết của họ về các vấn đề có liên quan tới mình đặc biệt là trong mua hàng. Thông qua hệ thống cơ quan Nhà nước, nhà quản trị sẽ tìm được nguồn cung ứng tốt đảm bảo được mục tiêu mua hàng của mình. Hơn nữa cơ quan Nhà nước còn ảnh hưởng đến việc mua hàng của Doanh nghiệp thông qua các cơ chế, chính sách như thuế… Ví dụ nếu thuế cao chi phí mua hàng sẽ tăng làm cho giá cả cao và ngược lại. Lúc đó Doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cả cho hợp lý. Đó là một số các nhân tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ mua hàng của Doanh nghiệp, có những nhân tố chủ quan Doanh nghiệp có thể điều chỉnh được nhưng cũng có những nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của Doanh nghiệp mà Doanh nghiệp không thể điều chỉnh được. Đối với những nhân tố khách quan Doanh nghiệp không nên tìm cách né tránh mà phải biết chấp nhận nó. Một chính sách mua hàng tốt làm nhiệm vụ tiên phong mở đường cho việc hoàn thành nghiệp vụ mua hàng. Bởi một chính sách mua hàng tốt sẽ cân nhắc đúng và chỉ rõ người cung ứng và nhân viên mua hàng. Để có một chính sách mua hàng đúng không chỉ đơn thuần là kết quả khó nhọc của hoạt động marketing trong Doanh nghiệp mà quan điểm của marketing là lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm. Bởi Doanh nghiệp chỉ có thể bán được cái mà khách hàng cần chứ không phải là cái mà Doanh nghiệp có [9]. 1.10. Những công trình nghiên cứu có liên quan Nghiên cứu về hoạt động thu mua trong Chuỗi cung ứng có một số tác giả trong và ngoài nước thực hiện, dưới đây là một số công trình tiêu biểu: Theo tác giả Nguyễn Thị Hương (2010) đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng 23
và giải pháp hoàn thiện công tác mua hàng tại Công ty Bách Hóa Số năm Nam Bộ”. Tác giả đã trình bày rất cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thu mua trong Chuỗi cung ứng, bao gồm các nhân tố kế hoạch và tình hình tiêu thụ hàng hóa, các nguồn lực của Doanh nghiệp nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực nhân viên thu mua và nhà quản trị thu mua, vị thế Doanh nghiệp trên thị trường, các nhân tố bên ngoài bao gồm nhà cung cấp, nhu cầu tiêu dùng của khách hàng , đối thủ cạnh tranh, các cơ quan nhà nước… Sau đó đề ra một số giải pháp giúp hoàn thiện quá trình thu mua hiện còn đang rất thô sơ tại Công ty. Bài học rút ra từ công trình này đó chính là hệ thống các nhân tố tác động đến hoạt động thu mua cùng với các chỉ tiêu đánh giá về thực trạng của hoạt động thu mua bám sát vào tình hình hiện tại của Doanh nghiệp. Tuy nhiên có một số nhân tố tác động nhiều đến hoạt động thu mua hiện nay. Qua công trình này tác giả rút ra được các nhân tố tác động đến hoạt động thu mua đó là nguồn lực của Doanh nghiệp, nhà cung cấp và đối thủ cạnh tranh. Tác giả Lê Thị Ánh Hồng (2008) đã tiến hành nghiên cứu “Nâng cao công tác quản trị mua hàng tại Công ty Jonhnathan Charles”. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về hoạt động thu mua – mua hàng trong Chuỗi cung ứng bao gồm các khái niệm, vai trò, tầm quan trọng và nhân tố tác động đến hoạt động thu mua – mua hàng đó là quy trình thu mua. Tiếp đó, tác giả đã phân tích thực trạng của hoạt động thu mua tại Công ty Jonhnathan Charles thông qua các chỉ tiêu về chủng loại, số lượng, thời gian, chi phí. Qua đó nêu ra những giải pháp nâng cao công tác quản lý hoạt động thu mua trong giai đoạn tới. Công trình có đóng góp quan trọng giúp bộ phận thu mua dần hoạt thiện hơn trong công tác quản trị. Bài học rút ra từ công trình này đó chính là nhân tố tác động đến hoạt động thu mua còn bao gồm quy trình hoạt động thu mua, nhân tố này có thể áp dụng tại Công ty TNHH Nike. Tác giả Lê Đoàn (2013) đã có nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện hoạt động Chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Mitsuba M- tech Việt Nam”. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã nêu lý thuyết về hoạt động của Chuỗi cung ứng và thực trạng hoạt động Chuỗi cung ứng tại Công ty bằng cách thu thập dữ liệu trực tiếp từ ban lãnh đạo, công nhân viên liên quan đến các hoạt động trong Chuỗi cung ứng. Từ đó, đưa ra các số liệu để phân tích hoạt động của Chuỗi cung ứng. Qua đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động Chuỗi cung ứng của Công ty. Bài học rút ra từ công 24
trình này chính là mục đích hoạt động thu mua trong Chuỗi cung ứng là tạo nên lực lượng vật tư, nguyên liệu, hàng hóa… cho Doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu dự trữ và kinh doanh sản xuất một cách kịp thời với tổng chi phí thấp nhất. Do đó, những chỉ tiêu có thể đo lường hoạt động thu mua trong Chuỗi cung ứng là chỉ tiêu về số lượng, chủng loại, chất lượng, chỉ tiêu về thời gian, chi phí và hệ thống các chỉ tiêu này có thể áp dụng để phân tích thực trạng hoạt động thu mua tại Công ty TNHH Nike. Tuy nhiên, công trình này tiến hành trên cả Chuỗi cung ứng, vẫn chưa nhấn mạnh vào hoạt động thu mua nên vẫn chưa nêu ra được các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho riêng hoạt động thu mua trong Chuỗi cung ứng. Có rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước tiếp cận theo nhiều chiều hướng khác nhau về hoạt động thu mua trong Chuỗi cung ứng. Theo như kết quả đưa ra của từng công trình thì hầu như đã khái quát các nhân tố chính gây tác động mạnh nhất đến hoạt động thu mua bao gồm nguồn lực Doanh nghiệp, quy trình hoạt động thu mua, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu mua bao gồm chi tiêu về chủng loại, số lượng, chất lượng, thời gian và chi phí. Từ những nội dung trên đã giúp mọi người nắm bắt được phần nào về khái niệm Chuỗi cung ứng, mua hàng, thu mua nguyên vật liệu, cũng như tầm quan trọng và vai trò của nó. Không những thế mọi người còn hiểu hơn về các quy trình mua hàng, sự cần thiết của việc thu mua và các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đó. Để củng cố cho những nội dung trên chúng ta sẽ tìm hiểu về 3 nhà cung cấp nhằm hiểu rõ hơn về các nhà cung cấp nguyên vật liệu của công ty, các dòng sản phẩm chính và tình hình kinh doanh sơ bộ cũng như để tìm hiểu và phân tích thực trạng của quy trình mua hàng đó được diễn ra như thế nào nhằm tìm kiếm được nhà cung cấp tiềm năng trong những phần tiếp theo.
25
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NHẰM TÌM KIẾM NHÀ CUNG CẤP TIỀM NĂNG CHO DOANH NGHIỆP MAY ĐỒNG TIẾN 1.11. Giới thiệu sơ lược về Công ty Đại Nguyên Vina 1.11.1.Tổng quan về Công ty TNHH Dệt Đại Nguyên Vina
Hình 2. 1: Công ty Dệt Đại Nguyên Vina (Nguồn: Công ty Dệt Đại Nguyên Vina) Trụ sở chính là công ty mẹ tại Busan - Hàn Quốc có tên là: CÔNG TY DAERIM CORPOORATION LTD. Công ty chi nhánh tại Việt Nam có tên: Công ty TNHH Dệt Đại Nguyên VINA Tên giao dịch: TEAWON TEX VINA CO., LTD. Loại hình công ty: Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên Mã số thuế: 3700781890 Địa chỉ: Số 68, ấp Bến Liễu, xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Đại diện pháp luật: KIM Il Joo. Ngày cấp giấy phép: 07/03/2007 Ngày hoạt động: 01/04/2007 (Đã hoạt động 13 năm). Điện thoại: 02743626708 Email: [email protected] 1.11.2.Sản phẩm vải chính của công ty 26
Hình 2. 2: Sản phẩm vải chính của Công ty dệt Đại Nguyên Vina (Nguồn: sinh viên thu thập được) 1.11.3.Năng lực sản xuất Năng lực sản xuất tối đa: 900,000 kg/năm, 75,000 kg/tháng, 2,500 kg/ngày. Lực lượng lao động lành nghề, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. 1.11.4.Tầm nhìn và sứ mệnh Tầm nhìn: Trong tương lai trở thành một trong những nhà sản xuất giày dép có chất lượng cao tại Bình Dương. Sứ mệnh: Cung cấp sản phẩm và dịch vụ uy tín chất lượng cao. 1.11.5.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp Nhiệm vụ: Đăng ký kinh doanh và kinh doanh theo đúng các ngành nghề đã đăng ký trong giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách và tạo nguồn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng các kế hoạch, chính sách của công ty theo chiến lược lâu dài và định hướng hằng năm, hằng quý của công ty. Mở rộng liên kết với các cơ sở kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước nhằm tăng cường hợp tác quốc tế. Thực hiện các chế độ cho người lao động theo quy định pháp luật cũng như nội quy công ty như đào tạo nguồn nhân lực nhằm nâng cao trình độ, tay nghề, hỗ trợ các chính sách xã hội đúng đắn và kịp thời như chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các hình thức khen thưởng, kỷ luật, 27
thực hiện các biện pháp về an toàn vệ sinh lao động… Thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định pháp luật như kê khai thuế, nộp thuế. Không ngừng đổi mới phương thức sản xuất và trang bị thiết bị sản xuất, tổ chức mở rộng sản xuất, không ngừng nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh, chú trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật cao để mở rộng quy mô sản xuất. Chức năng: Tổ chức mua bán, sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng. Công ty còn có chức năng hợp tác đầu tư với các công ty khác nhằm mở rộng thị trường, phát huy một cách tối ưu hiệu quả kinh doanh nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất là lợi nhuận công ty. 1.11.6.Tổng quan lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp Thị trường đầu vào: Chủ yếu là thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc chiếm 60% và thị trường nội địa chiếm 40%. Nguyên phụ liệu chính đầu vào của doanh nghiệp là sợi 100% Polyester. Thị trường đầu ra: Thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp là Myanmar, Hàn Quốc và Đài Loan chiếm 70%, 30% còn lại doanh nghiệp bán nội địa trong nước theo hóa đơn giá trị gia tăng. Mặt hàng xuất khẩu và Vải phục vụ ngành giày da, may mặc và ghế sofa. 1.12. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Da Luen 1.12.1.Thông tin về Công ty TNHH Da Luen Là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực phát triển và cung cấp các sản phẩm dệt nhuộm chất lượng cao, đặc biệt là mặt hàng Vải dệt kim (Dệt kim bằng và Dệt kim tròn ), Công Ty TNHH Da Luen (Việt Nam) - Daluen Vietnam Co., Ltd chính thức được thành lập năm 2006 tại Đồng Nai. Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, Da Luen đã giành được nhiều giải thưởng, đặc biệt, công ty đảm bảo luôn tuân thủ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, luật lao động trong nước và quốc tế cũng như các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. 28
Hình 2. 3: Logo của Tổng Công ty TNHH DA Luen Việt Nam Nguồn: [18] Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH Da Luen Việt Nam Tên quốc tế: DA LUEN (VIET NAM) CO, LTD. Mã số thuế: 3600816268 Địa chỉ: Lô 4, Đường 7, Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 2, Huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai Điện thoại: 84-251-3569215~17 Fax: 84-251-3569221 Người đại diện: Wu, Shih - Tse Tổng Giám đốc: Mr. Chen Hsin Chang Người liên hệ: Ms. Phan Thị Biên - Phó Giám đốc Kinh doanh Năm thành lập: 2006 Thị trường chính: Việt Nam, Nhật, Trung Quốc, Bangladesh Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài NN Chứng nhận: ISO 9001, Oekotex-100, ISO 14001, GRS, Higg Index Email: [email protected]
29
Hình 2. 4: Công ty TNHH Da Luen Nguồn: Internet 1.12.2.Thế mạnh của doanh nghiệp Vốn điều lệ: 30 triệu USD Nguồn nhân lực: hơn 550 nhân công chuyên nghiệp Diện tích nhà máy nhuộm Da luen: 43.027 m2 Diện tích xưởng dệt Hualuen: 20,900m2 Diện tích xưởng dệt Wuluen: 70,000m2 Hệ thống máy móc hiện đại: Máy test vải, máy test màu tự động, máy nhuộm tự động, máy dệt… Năng lực sản xuất: 1.200 tấn/ tháng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với các sản phẩm: Vải sợi Vải lưới Tricot Vải dệt kim (thành phần polyester, nylon, spandex) Circular (Dệt kim tròn): Thun interlock, hạt mè, polar fleece, rib... 30
Warp (Dệt đan dọc): Tricot, Air mesh, mesh, Tricot brush... Vải thể thao, túi xách, đồ lót, giày... Nguyên liệu cao cấp, chắc chắn, chịu lực tốt Màu sắc phong phú, không xù lông, bạc màu, cung ứng nhanh chóng mọi số lượng đơn hàng. Da Luen - Tự hào đã đánh dấu được thương hiệu của mình với nhiều đối tác đồng hành như: Adidas, Nike, Puma, Decathlon, khách hàng nội địa, xuất khẩu các nước như Japan, China, Bangladesh, Mỹ và EU. 1.12.3.Ngành nghề kinh doanh Bảng 2. 1: Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty TNHH Da Luen Mã
Ngành Hoàn thiện sản phẩm
1313
Chi tiết: Dệt, nhuộm vải các loại Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
1321
Chi tiết: Gia công vải (không có công đoạn nhuộm Nguồn: [17]
1.12.4.Sản phẩm dịch vụ Bảng 2. 2: Sản phẩm vải Công ty TNHH Da Luen cung cấp Loại
Sản phẩm Vải tricot
Vải lót Tricot
Vải lưới tricot
Vải lưới Polyester
Vải lưới
Vải lưới tricot đen
Vải tricot cào lông
Tricot
Vải lưới tricot hồng
Vải lưới Nylon Spandex
Vải lưới tricot xanh lam
Vải lưới Recycled Spandex
Vải lưới Recycled Polyester Vải sợi các
Vải rib
Vải wool 31
loại
Vải pique
Vải airmesh
Vải co giãn
Vải Bird Eyes
Vải Interlock
Vải lông cừu
Vải lót lining
Vải mắt chim
Vải dệt kim dọc
Vải polar fleece
Vải thun co giãn
Vải dệt kim ngang
Vải Sandwich Mesh
Vải cào lông hai mặt
Vải Nylon Spandex
Vải Polyester Spandex
Vải thin Single Jersey
Vải sợi theo ứng dụng
Vải may đồ bơi
Vải may mặc
Vải may mũ nón
Vải may đồ lót
Vải sợi may mặc
Vải may túi xách
Vải may đồ tập Yoga
Vải may công nghiệp
Vải may quần áo thể thao
Vải may giày thể thao
Vải lưới may trang phục thể thao Nguồn: [19] 1.13. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH HuaLon 1.13.1.Thông tin về Công ty TNHH HuaLon Việt Nam Tên đầy đủ của doanh nghiệp: Công ty TNHH HuaLon Việt Nam Tên quốc tế: HUALON CORPORATION VIETAM Mã số thuế: 3600249019 Địa chỉ: Khu Công nghiệp Nhơn Trạch II, Thị trấn Hiệp Phước, Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai, Việt Nam Địa chỉ chi nhánh 2: Xóm Bạch đằng Xã vạn phúc - - Quận Hà Đông - Hà Nội. Điện thoại: 02513560338 Người đại diện: CHAN YI CHIANG Năm thành lập: 1993 32
Thị trường chính: Việt Nam, Mỹ, Thái Lan, Canada, Hàn Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên ngoài NN Chứng nhận: ISO 9001:2000, ISO 14001:2004 Email: [email protected]
Hình 2. 5: Nhà máy HuaLon Nguồn: Sinh viên thu thập 1.13.2.Thế mạnh của doanh nghiệp Hualon Corporation Viet Nam là một công ty phát triển hàng đầu thế giới về sản xuất vải sợi. Các sản phẩm chủ yếu của Hualon là sợi, vải dệt kim (Knitting Fabric), vải thô (Gray Fabric), vải thành phẩm (dyed/Finished Fabric), nhuộm vải, nhuộm quần áo các loại... Số lượng nhân viên > 3.000 người Tổng vốn đầu tư 477.134.958 USD Vốn pháp định 128.437.962 USD Xưởng Draw Textured Yan: thành lập năm 1996, 124 máy kéo sợi, năng suất 9.600 tấn/ tháng Xưởng Two for One: thành lập năm 1997, 134 máy kéo sợi, năng suất 42 tấn/ ngày 33
Xưởng Weaving: thành lập năm 1997, 3190 khung dệt nước, năng suất 1.000.000 Yds/ ngày Xưởng Knitting: thành lập năm 1995, 112 Máy dệt kim, năng suất 13 tấn/ ngày Xưởng Dyeing: thành lập năm 2000, 22 máy nhuộm, năng suất 160.000 Yds/ ngày Áp dụng hệ thống chứng nhận: ISO 9001:2000 1.13.3.Ngành nghề kinh doanh Bảng 2. 3: Các ngành nghề kinh doanh chính của Công ty TNHH HuaLon Mã
Ngành
1311
Sản xuất sợi
1312
Sản xuất vải dệt thoi
1313
Hoàn thiện sản phẩm dệt
2030
Sản xuất sợi nhân tạo Nguồn: [20]
1.13.4.Sản phẩm dịch vụ Bảng 2. 4: Sản phẩm vải Công ty TNHH HuaLon cung cấp Loại
Sản phẩm Vải len
Vải thành phẩm
Vải cotton
Vải Polyester Microfiber
Vải dệt kim Vải sợi
DTY
Vải Polyester DTY
Vải caro
Vải thô
Vải airmesh
Vải Acrylic
Vải công nghiệp
34
Nhuộm vải, nhuộm
Nhuộm vải thun
Nhuộm vải cotton
Nhuộm quần áo các loại
Gia công nhuộm vải sợi
quần áo Nguồn: [21] 1.14. Phân tích và đánh giá nhà cung cấp Bảng 2. 5: Các tiêu chí so sánh và đánh giá Công ty Dệt Đại Nguyên Công ty TNHH Da Luen Vina
Việt Nam
Diện tích 8000 M2, quy Diện
tích
nhà
Công ty TNHH HuaLon
máy 67 057m2 quy mô 500
mô 52 máy dệt và sản 43.027 m2 với quy mô máy dệt và sản xuất hơn Quy mô
xuất hơn 900 tấn vải 1 250 máy dệt và sản xuất 4 000 tấn vải 1 năm. năm
hơn 14 400 tấn vải 1 năm
Chất
Công ty Dệt Đại Nguyên Công ty TNHH Da Luen Công ty TNHH HuaLon
lượng
Vina thường sử dụng Việt Nam có quy mô sản có quy mô sản xuất lớn nguyên liệu có sẵn trên xuất lớn hơn so với hơn, với các nhà máy thị trường để sản xuất Công ty đệt Đại Nguyên hiện đại và dây chuyền điều này sẽ làm giảm sự Vina, nhưng vẫn nhỏ sản xuất tự động hóa, đa dạng các sản phẩm hơn so với công ty giúp kiểm soát chất của công ty. Đồng thời TNHH HuaLon. Có hệ lượng và tăng cường công ty trong quá trình thống kiểm soát chất hiệu suất. Có hệ thống sản xuất công ty cũng lượng,
nhưng
không kiểm soát chất lượng
mắc nhiều sản phẩm lỗi phức tạp như của công mạnh mẽ và chi tiết từng như lỗi in màu, màu ty TNHH HuaLon. Quy giai đoạn của quy trình thành phẩm lệch tông so trình kiểm soát chất sản
xuất.
Và
chọn
với yêu cầu, vải dơ bẩn, lượng có thể tập trung nguyên liệu chất lượng sai khổ vải quy cách, chủ yếu vào các giai cao từ nguồn cung ổn không
đúng
trọng đoạn quan trọng của quy định đồng thời áp dụng
lượng…Tỷ lệ lỗi thường trình sản xuất. 35
các
tiêu
chuẩn
chất
chiếm 15%-20%. cho
lượng quốc tế để đảm
thấy chất lượng vải của
bảo rằng sản phẩm đáp
công ty còn thấp
ứng yêu cầu toàn cầu.
Nguồn
>200
nhân lực
Giá cả
Chính sách sản phẩm
>550
>3000
68.647/1kg đối với loại 64.050/1kg đối với loại 65.185/1kg đối với loại vải mộc.
vải mộc.
vải mộc.
Công ty có chính sách Công ty có chính sách Công ty có chính sách bảo hành và đổi/ trả sản bảo hành và đổi/ trả sản bảo hành và đổi/ trả sản phẩm
phẩm
phẩm
Khuyến mãi đặc biệt cho Giảm giá độc quyền cho Đối với những khách đơn Khuyến mãi
hàng
đầu
tiên, khách hàng thân thiết hàng có đơn đặt hàng
chương trình khách hàng bao gồm vận chuyển lớn thì sẽ giam gia từ thân thiết và giảm giá, miễn phí.
10-15% tổng đơn hàng.
tặng quà trong những dịp lễ. Độ tin cậy
Thấp
Trung bình
Cao
So sánh giữa ba công ty, có thể thấy rằng Công ty Dệt Đại Nguyên Vina đang gặp hạn chế về quy mô, chất lượng, và nguồn nhân lực, cũng như giá cả chưa phù hợp. Điều này có thể phần nào xuất phát từ việc công ty chưa thành công trong việc tạo ra một môi trường cạnh tranh và đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Công ty TNHH Da Luen Việt Nam, mặc dù có quy mô và chất lượng ổn định, nhưng vẫn không đạt tới mức tiêu chuẩn mà công ty Cổ phần May Đồng Tiến hướng tới. So với Công ty TNHH HuaLon, Công ty TNHH Da Luen Việt Nam mặc dù ci=ó giá cả cạnh tranh hơn nhưng không sánh kịp về quy mô, chất lượng cũng 36
như các chính sách ưu đãi chỉ đạt mức trung bình. Điều này đặt ra thách thức khi cạnh tranh với Công ty TNHH HuaLon. Công ty TNHH HuaLon đã chứng minh sự mạnh mẽ qua quy mô sản xuất lớn, khẳng định vị thế của mình trong ngành công nghiệp. Với nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng sản phẩm xuất sắc, Công ty TNHH HuaLon đã đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng một cách xuất sắc. Chất lượng của sản phẩm của Hualon là điểm đặc biệt nổi bật, đồng thời giữ được mức giá cạnh tranh nhờ quy trình sản xuất số lượng lớn. Chính sách sản phẩm của họ không chỉ đáp ứng mà còn vượt quá mong đợi, với những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Điều đáng chú ý là sự độ tin cậy cao của Hualon, từ quy trình sản xuất đến dịch vụ khách hàng. Điều này giúp xây dựng lòng tin vững chắc từ phía khách hàng và củng cố vị thế của công ty trong thị trường. Hualon không chỉ là một doanh nghiệp có quy mô lớn, mà còn là một đối tác đáng tin cậy với chất lượng sản phẩm và dịch vụ xuất sắc. Nhìn chung, Công ty TNHH HuaLon hiện đang đứng vững và là một lựa chọn hấp dẫn cho khách hàng với sự kết hợp đầy đủ giữa chất lượng và giá trị. Từ những điều mà chúng em phân tích thông tin từ các nhà cung cấp trên. Thì chúng em lựa chọn Công ty TNHH HuaLon là nhà cung cấp tiềm năng mà công ty hướng tới với những lợi thế cũng như điểm mạnh của nhà cung cấp trên. 1.15. Quy trình thu mua nguyên vật liệu với nhà cung cấp HuaLon Để có một quy trình mua hàng chất lượng, đảm bảo đúng số lượng và thời gian cho quá trình sản xuất, Công ty Cổ phần May Đồng Tiến xây dựng một quy trình thu mua nguyên vật liệu hiệu quả với nhà cung cấp tiền năng của mình là Công ty TNHH HuaLon. Quy trình thu mua nguyên vật liệu hoạt động như sau:
37
Hình 2. 6: Quy trình thu mua với nhà cung cấp tiềm năng Nguồn: Sinh viên tổng hợp
Các bước trong quy trình thu mua nguyên vật liệu của công ty đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ, kĩ càng, làm tốt bước trước đó là tiền đề để bước sau được hoàn thành với chất lượng và thời gian mong muốn của bộ phận thu mua Bước 1: Xác định nhu cầu Bước đầu tiên là xác định nhu cầu, bộ phận lên kế hoạch thu mua của công ty TNHH Cổ phần May Đồng Tiến tổng hợp các nhu cầu đề ra cho lô hàng sắp tới để lên kế hoạch thu mua cụ thể: lô hàng lần này xác định nguyên liệu là loại vải mộc Recycle Interlock sue 0.8 với số lượng 1000 kg và vải mộc Recycle Interlock sue 1.0 với số lượng 700 kg, mua trước khi đưa vào sản xuất 10 ngày để tiến hành sản xuất cho lô hàng quần áo sắp tới vào tháng 6. Không chỉ đề ra các nhu cầu một cách 38
chính xác phục vụ cho việc mua hàng đúng tiến độ sản xuất, nhân viên mua hàng cũng sẽ được quán triệt nội dung và các yêu cầu khi mua hàng một cách rõ ràng để tránh tình trạng mua hàng không đúng số lượng đề ra, dùng tiền mua hàng của công ty để thu lợi cho chính bản thân. Kết hợp việc kiểm soát hoạt động mua hàng ngay từ khâu chuẩn bị sẽ giúp việc mua hàng công ty minh bạch, rõ ràng, đảm bảo được đúng tiến độ cũng như không tạo bất kì khẻ hở nào để nhân viên có thể gian lận trong khâu thu mua về sau. Bước 2: Phân tích và lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng Bước thứ hai trong quy trình thu mua nguyên vật liệu của công ty là phân tích và lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng. Vì để đảm bảo hiệu suất cũng như lợi nhuận thu được là tối ưu nhất, công ty tiến hành so sánh những nhà cung cấp phù hợp để cung cấp nguyên liệu cho lô hàng lần này là: Công ty TNHH Da Luen Việt Nam, Công ty TNHH Hualon và cuối cùng là Công ty Dệt Đại Nguyên Vina. Các tiêu chí về: quy mô, chất lượng, nguồn nhân lực, giá cả, chính sách sản phẩm, khuyến mãi, độ tin cậy… của ba nhà cung cấp sẽ được nhân viên tổng hợp và đối chiếu lẫn nhau để lựa chọn nhà cung cấp tiềm năng. Sau thời gian tìm hiểu và so sánh, nhận thấy Công ty TNHH Hualon là một công ty có độ uy tín cao trong thị trường may mặc, nguồn nhân lực dồi dào, giá vải cũng ở mức phù hợp với giá mà công ty đề ra (65.185 đồng/ 1kg đối với vải mộc). Không những vậy chính sách ưu đãi của công ty Hualon cũng vô cùng tốt, với chính sách giảm 10-15% tổng đơn hàng với những đơn hàng lớn, điều này có thể tiết kiệm xấp xỉ cho công ty May Đồng Tiến 11.000.000 đồng đến 16.500.000 đồng cho lô hàng lần này. Về chính sách bảo hành cũng như đổi trả sản phẩm của Công ty Hualon cũng được các công ty từng hợp tác đánh giá là tốt cả về thời gian khắc phục cũng như thái độ. Chính những điều này giúp cho Công ty TNHH Hualon được đánh giá cao hơn so với hai công ty còn lại, trờ thành nhà cung cấp tiềm năng của công ty TNHH Cổ phần May Đồng Tiến. Bước 3: Đề nghị báo giá Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp tiềm năng, Công ty TNHH Cổ phần May Đồng Tiến liên hệ với Công ty TNHH Hualon để tiến hành báo giá sản phẩm. Giá sản phẩm cho lô hàng được trừ đi 10% vì lô nguyên liệu lần này được Công ty TNHH Hualon đánh giá là khá lớn, tạo nên thiện cảm khi hợp tác cũng như mở ra 39
nhiều hướng đi khác cho cả 2 công ty sau này. Sau khi được bên bán báo giá, công ty sẽ tiến hành họp để xem giá nguyên liệu như vậy có phù hợp với ngân sách hiện giờ với công ty không, nếu được duyệt qua về giá thì sẽ tiến hành tạo lập hợp đồng giữa hai bên. Yêu cầu ở bước này là nhân viên mua hàng công ty phải trung thực, không gian lận báo giá sai để thu lợi riêng cho bản thân. Bước 4: Đàm phán hợp đồng Bước thứ tư trong quy trình thu mua nguyên vật liệu là đàm phán hợp đồng. Ngoài giá nguyên vật liệu đã được đề xuất, hai công ty sẽ thống nhất với nhau về loại nguyên liệu được giao, số lượng nguyên liệu, ngày giao hàng, địa chỉ giao hàng, các quy định khi giao hàng, điều khoản thương mại, chính sách đổi trả, hình phạt khi vi phạm điều khoản… Bước 5: Tạo lập hợp đồng Các thông tin của hợp đồng cần phải được làm việc một cách rõ ràng, đảm bảo rằng chính xác 100% để khi có tranh chấp hoặc vi phạm thì hợp đồng mua bán sẽ là cơ sở pháp lí để giải quyết. Khi tạo lập hợp đồng, Công ty TNHH Cổ phần May Đồng Tiến luôn tạo điều kiện theo nguyên tắc Win – Win để quá trình làm ăn hai bên được vui vẻ và thoải mái nhất, giúp cho mối quan hệ 2 công ty sẽ tiến triển không chỉ trong lần hợp tác này mà cả trong tương lai.
40
Hình 2. 7: Mẫu hợp đồng mua hàng dệt may Nguồn: Internet Hoàn thành thống nhất với nhau về các yêu cầu và điều khoản ở mỗi bên, cả hai công ty tiến hành tạo kí kết hợp đồng trên giấy đại diện của Công ty May Đồng Tiến sẽ một lần nữa kiểm tra lại xem những thông tin trên hợp đồng có giống như những gì hai bên đã đề ra trước đó không, tránh trường hợp sửa lại hợp đồng đến từ đối tác là Công ty TNHH Hualon. Hợp đồng sẽ được in ra 2 bản để mỗi bên có thể giữ phục vụ cho các công tác sau này. Bước 6: Kiểm tra trước khi nhận hàng 41
Đến thời gian nhận hàng, Công ty TNHH Hualon sẽ thông báo trước 1 ngày cho Công ty TNHH Cổ phần May Đồng Tiến để chuẩn bị làm công tác chuẩn bị kiểm tra nguyên vật liệu. Nhân viên kiểm tra sẽ kiểm tra một lần nữa về tình trạng của nguyên vật liệu như: Có hư hỏng không? Có đảm bảo chất lượng như hợp đồng không? Số lượng có đủ không? Thời gian giao hàng có đúng như hợp đồng không? … Bước 6b: Trả lại nhà cung cấp Đây là bước xảy ra nếu như trong quá trình kiểm tra hàng mà có phát sinh những lỗi về hàng hóa như: hư vải, thiều số lượng, không đúng hàng… thì sẽ xảy ra Bước 6b là trả lại hàng lỗi về nhà cung cấp Chất lượng kiểm tra phải được đảm bảo, không sai sót để có thể loại ra những sản phẩm lỗi, từ đó gửi trả những sản phẩm đó về nhà cung cấp để họ khắc phục nhanh nhất đảm bảo tiến độ sản xuất công ty chúng ta, tránh sản xuất ra những sản phẩm kém chất lượng vì nguyên liệu không đạt chuẩn. Ngoài ra, kiểm tra lại số lượng và chất lượng giúp đảm bảo rằng không có tình trạng nhân viên mua hàng cấu kết với nhà cung cấp để thu lợi bất chính. Vì thế khâu kiểm tra hàng trước khi nhập được thực hiện tốt sẽ là tiền đề quan trọng ảnh hưởng lớn nhất đến sản phẩm được sản xuất sau này cũng như phát hiện các thành phần xấu của công ty. Bước 7: Nhập hàng vào kho Nếu như chất lượng của nguyên vật liệu đảm bảo và được sự cho phép của bộ phận kiểm tra, bộ phận kho sẽ tiến hành vận chuyển lô hàng vào kho của công ty để chuẩn bị sản xuất. Quá trình vận chuyển đòi hỏi sự nhanh chóng để tiết kiệm thời gian, sự cẩn thận để không gây hỏng hóc cũng như tốn kém thời gian khắc phục. Khi vận chuyển hàng, Công ty May Đồng Tiến sẽ bố trí nhiều nhân viên quản lý để đảm bảo được những yếu tố trên. Những nhân viên ấy sẽ được bố trí ở cửa vào nhà kho, xung quanh các kệ để hàng, trên các lối di chuyển. Như vậy thì nhân viên vận chuyển sẽ tập trung làm việc và tránh sai phạm xuống mức thấp nhất.
42
Hình 2. 8: Mẫu Phiếu nhập kho Nguồn: Internet Bước 8: Thanh toán chi phí Bước tiếp theo Công ty TNHH Cổ phần May Đồng Tiến sẽ tiến hành thanh toán toàn bộ chi phí cho bên bán dựa trên số tiền và số tài khoản được ghi trên hóa đơn mua bán. Sau khi thanh toán, nhân viên sẽ chụp lại biên lai giao dịch để tránh trường hợp bên còn lại không nhận được tiền để tránh gây bất đồng giữa hai bên, giữ vững mối quan hệ cho sau này.
43
Hình 2. 9: Mẫu hóa đơn Giá trị gia tăng Nguồn: Internet Ngoài biên lai và giấy tờ liên quan đến thanh toán hóa đơn, Công ty TNHH Cổ phần May Đồng Tiến còn tổng hợp ý kiến từ các bộ phận trong công ty để gửi về cho đối tác: chất lượng đơn hàng lần này bên Công ty TNHH Hualon đã làm tốt những gì? thời gian giao hàng có đảm bảo không? số lượng vải có đủ không? … và phản hồi về những mặc chưa tốt trong quá trình hợp tác. Những phản hồi tích cực sẽ được bên bán giữ vững và những điểm chưa tốt sẽ được họ đánh giá và khắc phục. Giúp cho lần hợp tác sau sẽ thuận lợi hơn giữa hai bên. Bước 9: Lưu trữ hồ sơ 44
Bước cuối cùng trong quá trình thu mua nguyên vật liệu của Công ty TNHH Cổ Phần May Đồng Tiến là lưu trữ hồ sơ. Các giấy tờ liên quan đến việc thu mua nguyên vật liệu lần này như hợp đồng, hóa đơn thanh toán… sẽ được công ty bảo quản cẩn thận để khi có những vấn đề phát sinh sau này thì những giấy tờ trên sẽ là bằng chứng bảo vệ hợp pháp cho công ty. Kết luận: Như vậy với quy trình thu mua nguyên vật liệu trên của Công ty TNHH Cổ phần May Đồng Tiến, chất lượng hàng mua về sẽ được đảm bảo cả về chất lượng, số lượng, thời gian và địa điểm giao nhận… Quy trình cẩn thận và kĩ càng về mọi bước trong khâu thu mua là bước đầu chuẩn bị chắc chắn cho chuỗi cung ứng sản phẩm may mặc của công ty sau này. Ngoài ra với việc kiểm soát nội bộ và kiểm soát rủi ro triệt để trong khâu thu mua, nhân viên sẽ không hề có một cơ hội gian lận, giảm các rủi ro xuống mức thấp nhất và thậm chí nếu có rủi ro xuất hiện thì sẽ có thể khắc phục ngay lập tức vì đã được đề ra hướng giải quyết từ trước đó. Tóm lại, tuân thủ các quy tắc trong quy trình thu mua nguyên vật liệu trên sẽ giúp Công ty TNHH Cổ phần May Đồng Tiến có được một nhà cung cấp chất lượng, một nguồn nguyên vật liệu tốt, chi phí giảm thiểu mà lợi nhuận thu lại thì tăng cao hơn trước. 1.16. Mô hình SWOT của doanh nghiệp thu mua 1.16.1.Điểm mạnh (Strengths) S1: Quy mô lớn, doanh nghiệp lớn: Với diện tích kho hàng tại TP. Biên Hòa là 27.442m2, diện tích chi nhánh tại thị trấn Trảng Bom là 41.810m2, diện tích chi nhánh tại thị trấn Long Thành là 11.334,32m2 và diện tích tại trụ sở chính của công ty đạt 14.55,32m2. Tổng số cán bộ nhân viên gần 3.500 người, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của các đối tác. Với Vốn điều lệ là 57.374.840.000 đồng. Là một doanh nghiệp lớn, tập trung nhiều máy móc hiện đại phục vụ cho việc sản xuất, nguồn nhân công có kinh nghiệm trong ngành may, năng suất hoạt động mạnh mẽ.
45
Bảng 2. 6: Nhân lực của Công ty Cổ phần Đông Tiến
Số lượng nhân
Xí nghiệp
Chuyền
Xí nghiệp 1
18
942
Xí nghiệp 2
18
803
Xí nghiệp 3
25
1245
Nhân viên văn phòng và Phân xưởng thêu Tổng
viên
459 61
3449 Nguồn: Sinh viên tổng hợp
S2: Chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. ISO 9001: là một tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng (QMS). Tiêu chuẩn này được phát triển và duy trì bởi Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO). Mục đích của tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức cung cấp một cách nhất quán các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và quy định. Đây là một khuôn khổ giúp các tổ chức tạo, triển khai và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng và quy định một cách nhất quán. ISO 9002: Ban đầu, bộ tiêu chuẩn ISO 9000 bao gồm một số tiêu chuẩn riêng biệt, mỗi tiêu chuẩn tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quản lý chất lượng. ISO 9002 đặc biệt tập trung vào quy trình sản xuất, đảm bảo rằng các tổ chức luôn sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về: + Lập kế hoạch hệ thống chất lượng + Thiết kế sản phẩm và dịch vụ + Kiểm soát sản xuất và dịch vụ 46
+ Kiểm tra và thử nghiệm + Kiểm soát các sản phẩm và dịch vụ không đạt yêu cầu + Hành động khắc phục và hành động phòng ngừa + Kiểm soát thiết bị đo lường và giám sát + Hồ sơ chất lượng SA 8000 là một tiêu chuẩn tự nguyện về trách nhiệm xã hội, đặt ra các yêu cầu đối với các tổ chức nhằm thể hiện hành vi đạo đức và xã hội có trách nhiệm trong hoạt động và chuỗi cung ứng của họ. Được phát triển bởi Tổ chức Trách nhiệm Xã hội Quốc tế (SAI), tiêu chuẩn này tập trung vào việc bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản của tất cả người lao động tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Nhìn chung, việc một doanh nghiệp được đạt chứng nhận quốc tế về quản lí chất lượng hàng hòa và quản lý môi trường là một điểm cộng rất lớn với doanh nghiệp đó. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này giúp cho Công ty luôn đảm bảo sản phẩm của doanh nghiệp luôn đạt chất lượng cao, an toàn với môi trường, nâng cao năng suất, giảm các chi phí phát sinh, nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp và tạo nên một lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác. Nhờ các lợi ích trên mà các sản phẩm của Công ty Cổ Phần Đồng Tiến luôn thu hút được các khách hàng nhờ hình ảnh tốt về chất lượng sản phẩm nói riêng và cả doanh nghiệp nói chung. S3: Hệ thống kiểm soát chất lượng chặt chẽ Công ty đặt ra các tiêu chuẩn để kiểm soát, quản lí công việc, nhân lực, chi phí, chất lượng… Việc tạo nên các hệ thông tiêu chuẩn này là để kiểm soát mọi chất lượng công việc và sản phẩm; tăng năng suất nhờ các hệ thống này sẽ loại bỏ các lãng phí và cải thiện hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. VD: Công ty sử dụng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 làm tiêu chuẩn cho việc quản lí chất lượng sản phẩm. S4: Chính sách sản phẩm và khuyến mãi hấp dẫn Đây là một trong những yếu tố quan trọng để Công ty Cổ phần Đồng Tiến thu hút khách hàng hợp tác. Các chính sách về chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo tốt nhất. Các chính sách khuyến mãi khi mua hàng (đặt mua hàng với số lượng lớn sẽ được giảm gía) dành cho các doanh nghiệp, các chính sách giảm giá (hợp tác mua hàng lâu dài sẽ được giảm một phần giá cho những lần mua sau) thu hút và kích thích sự mua hàng của khách hàng. Ngoài ra, chính sách về giá cả cũng tạo nên 47
một cạnh tranh đối với các doanh nghiệp đối thủ. Nhờ các chính sách sản phẩm và khuyến mãi hấp dẫn mà các doanh nghiệp sẽ luôn chọn Công ty là nhà cung cấp tiềm năng, và có thể sẽ có sự hợp tác lâu dài. S5: Vị trí thuận lợi, khoảng cách gần Vị trí: Đối với vị trí của nhà máy Sản xuất vải của Công ty Hualon nằm tại Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 2, Đồng Nai. Còn của Công ty Cổ phần Đồng Tiến nằm ở Khu Công nghiệp Amata, cũng tại Đồng Nai. Khoảng cách: Khoảng cách từ Khu Công Nghiệp Nhơn Trạch 2 đến Khu Công nghiệp Amata xấp xỉ 34 km (Thông tin khoảng cách lấy từ Google Maps) Nhìn chung, với vị trí tại Đồng Nai, và khoảng cách gần như thế này thì việc để thực hiện vận chuyển hàng hóa giữa hai bên sẽ rất nhanh và dễ dàng cho việc đổi trả hàng hóa hơn. S6: Thị trường xuất khẩu đa dạng Việc xuất khẩu đến nhiều thị trường nước ngoài bao gồm Mỹ, EU, Pháp, châu Á, kết hợp với việc phát triển thị trường trong nước đã mang lại nhiều lợi thế lớn cho công ty. Đầu tiên, đây tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và giảm rủi ro vì không lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường duy nhất. Hơn nữa, sự hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp cho công ty cơ hội tiếp xúc với những công nghệ sản xuất tiên tiến hơn và hệ thống quản lý hiệu quả hơn. Điều này giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm và tăng sự hiện diện của công ty trên thị trường. Tóm lại, việc mở rộng thị trường nước ngoài thông qua hợp tác với công ty nước ngoài đem lại nhiều lợi ích kinh tế hơn, bao gồm cơ hội mới, mở rộng thị trường và tiếp xúc với công nghệ và quản lý tân tiến. Điều này giúp công ty phát triển và tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực của mình. S7: Hợp tác và sản xuất nhiều loại mặt hàng Với hoạt động chính của doanh nghiệp là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm, hàng may mặc sang các thì trường nước ngoài nên đa số các doanh nghiệp mà công ty hợp tác là các doanh nghiệp ngoài nước.
48
Hình 2. 10: Logo các doanh nghiệp hợp tác Nguồn: [22], [23] Sản xuất nhiều loại sản phẩm: Bảng 2. 7: Các sản phẩm dịch vụ của Công ty Cổ phần Đồng Tiến Loại
Sản phẩm Áo thể thao nam, nữ Áo jacket
Áo
Áo sơ mi nam nữ Áo vest Gia công may mặc Quần thể thao nam nữ Quần lót nam nữ
Quần
Quần short thể thao nam nữ Quần tây nam nữ Váy đầm Nguồn: [22], [23]
S8: Độ tin cậy cao Nhờ các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng sản phẩm, các quy định trong quản lí công việc, các chính sách đảm bảo sản phẩm và các chính sách khuyến mãi mà các sản phẩm dịch vụ mà Công ty Cổ phần Đồng Tiến cung cấp luôn đạt được một 49
độ tin cậy cao từ các khách hàng. 1.16.2.Điểm yếu (Weakness) W1: Tiềm lực tài chính chưa thật sự hùng hậu Các sự kiện chiến tranh và dịch bệnh sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đối với nền kinh tế thế giới, làm gián đoạn hoạt động sản xuất và đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá. Điều này đặt ra khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, như công ty Cổ phần Đồng Tiến, trong việc đảm bảo nhu cầu vốn và nguồn lực để hoàn thành các đơn hàng xuất khẩu. Qua nhiều lần ngắt quãng sản xuất do Đại dịch Covid -19 và các thời kì khó khăn của ngành dệt may mà nguồn tài chính của doanh nghiệp gần như cạn kiệt. Tiềm lực tài chính không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành các đơn hàng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu của các đối tác nước ngoài, và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ khó khăn. Ngoài ra, khó khăn về tài chính cũng sẽ dẫn đến việc giảm đầu tư cho xây dựng và hiện đại hoá hạ tầng cơ sở, công nghệ thông tin và đào tạo nguồn nhân lực, làm giảm hiệu quả và cạnh tranh trong quá trình xuất khẩu. W2: Trình độ của công nhân viên còn thấp và chênh lệch nhiều, khó quản lý, năng suất lao động chưa cao. Cán bộ quản lý cấp cao của công ty cũng thiếu hụt và nhân sự quản lý cấp trung cũng chưa đáp ứng được yêu cầu đánh giá ngày càng cao của khách hàng. Sự chênh lệch giữa trình độ và năng lực của nhân viên sẽ làm giảm năng suất làm việc và ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá và dịch vụ, do đó làm tăng nguy cơ sai sót trong quy trình sản xuất và xuất khẩu. Khó quản lý nhóm công nhân viên có trình độ chênh lệch cũng sẽ dẫn đến sự không đồng đều trong quy trình làm việc và làm giảm tính chính xác của sản phẩm. W3: Chỉ là doanh nghiệp nhận hàng từ bên khách hàng rồi sản xuất chứ không thu mua để sản xuất Đối với vấn đề này, các nguồn hàng của Công ty Cổ Phần Đồng Tiến, chỉ đơn giản là nhận container hàng, chứ không có sự hợp tác với doanh nghiệp cung cấp vải nào khác. Hay hiểu đơn giản là Bên Decathlon sẽ hợp tác với doanh nghiệp cung cấp vải và Công ty cung cấp vải đó gửi hàng cho bên Công ty Cổ Phần Đồng Tiến (Bên mình chỉ nhận hàng sản xuất chứ không thu mua.) Điều này có thể dẫn 50
đến sự hạn chế trong việc mở rộng thị trường và tăng cường doanh số xuất khẩu. Và thụ động khi không có tự mình thu mua sản phẩm vải để tự sản xuất nếu như thiếu các đơn hàng của các khách hàng. W4: Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập từ nước ngoài Do các nguồn nguyên vật liệu từ trước giờ của công ty là từ bên ngoài vào, chưa có hợp tác nhiều với các doanh nghiệp cung cấp vải trong nước Sự thay đổi về giá cả và tình hình thị trường quốc tế có thể làm tăng chi phí nguồn nguyên liệu đầu vào. Thay đổi trong tình hình thương mại và chính sách của các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu có thể ảnh hưởng đến khả năng nhập khẩu nguồn nguyên liệu. Các rào cản thương mại, chính sách hạn chế xuất nhập khẩu, hoặc các biện pháp bảo hộ của quốc gia xuất khẩu có thể làm giảm khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu. Các sự cố như hạn hán, thảm họa tự nhiên, hay các vấn đề chính trị có thể làm gián đoạn cung cấp nguồn nguyên liệu và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty 1.16.3.Cơ hội (Opportunities) O1: Tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng vải trong nước và xuất khẩu Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), nhu cầu tiêu dùng vải trong nước của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng khoảng 5-6% trong giai đoạn 20232025. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển của ngành thời trang. Xuất khẩu vải của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng trưởng, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm trong giai đoạn 2020-2022. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do giá cả tranh so với các thị trường các nước khác, chất lượng sản phẩm hàng đầu, sự mở rộng của các thị trường xuất khẩu. Công ty TNHH HuaLon Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất đa dạng loại vải, có thể hợp tác với nhiều công ty trong nước. Và Công ty có thị trường xuất khẩu rộng lớn sang Mỹ, Thái Lan, Hàn (Trong đó Mỹ và Hàn là hai thị trường thời trang lớn của toàn thế giới). O2: Nhu cầu sử dụng vải chất lượng cao ngày càng tăng Nhu cầu sử dụng vải chất lượng cao ngày càng tăng ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Sự ra đời liên tục và nhiều của các hãng thời trang chạy theo mục tiêu bán hàng chất lượng làm cho nhu cầu về một lượng vải đáp ứng được các tiêu 51
chuẩn ngày càng nhiều và sẽ tiếp tục tăng. Sự thay đổi về lối sống, con người bây giờ đang dần có lối mua sắm thiên về các loại mặt hàng tái chế, bảo vệ môi trường. Sự phát triển của ngành thời trang, không khó để thấy rằng mọi người đang càng ngày tập trung vào việc ăn diện hơn bất kể mọi độ tuổi, nên việc nhu cầu về vải chất lượng tốt càng tăng do các doanh nghiệp cần tạo ra các sản phẩm đắt tiền để thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Đối với Công ty HuaLon thì không khó để đáp ứng được nhu cầu về lượng vải chất lượng cao do Điểm mạnh S2: Chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Và với Điểm mạnh S1: Quy mô lớn doanh nghiệp lớn. Với 2 điểm mạnh trên, Công ty HuaLon sẽ luôn đáp ứng đủ nhu cầu về vài như số lượng đầu ra và chất lượng đầu ra. O3: Cơ hội tự nhận đơn hàng, tự thu mua, tự sản xuất Vì Công ty Đồng Tiến chỉ giữ vai trò sản xuất, chứ không thu mua hàng đề sản xuất. Nên đây là một cơ hội lớn cho doanh nghiệp Đồng Tiến thực hiện việc nhận đơn hàng, tự thu mua hàng để tự sản xuất. Điều này giúp doanh nghiệp ít phụ thuộc hơn vào các doanh nghiệp khác, tự phát triển vì có thể có các khả năng thiếu đơn hàng 1.16.4.Thách thức (Threats) T1: Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp dệt may Việt Nam ngày càng tăng lên. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong nước. Các doanh nghiệp cần phải nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh và dịch vụ khách hàng tốt để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Các doanh nghiệp dệt may nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Trung Quốc, Ấn Độ... đang có xu hướng đầu tư vào Việt Nam. Điều này cũng tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Các doanh nghiệp cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. T2: Thách thức về “chuyển đổi xanh” “Xanh hóa” ngành dệt may đang trở thành xu thế toàn cầu, không chỉ ở riêng Việt Nam. "Xanh hóa" ngành dệt may là xu hướng tất yếu của thời đại, nhằm giảm 52
thiểu tác động của ngành công nghiệp này đến môi trường. Dần chuyển hướng “xanh hóa” từ việc bảo vệ môi trường, phụ thuộc vào các tiêu chí LEED (Được Hội đồng công trình xanh Mỹ - USGBC ban hành): năng lượng và khí quyển, sử dụng nguồn nước hiệu quả, vị trí và kết nối giao thông, vật liệu và tài nguyên, chất lượng môi trường bên trong nhà, sáng tạo và thiết kế, phát triển bền vững. Đối với các chính sách, xu thế chuyển đổi “xanh” thì với vài doanh nghiệp sẽ khó do vì vướng phải các khó khăn như: Thiếu nguồn nhân lực đáp ứng cho việc cải thiện xanh (do thiếu hiểu biết, kinh nghiệm trong việc “xanh hóa” – do có nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa thực hiện việc này) Thiếu các chi phí đầu tư: việc chuyển từ mô hình sản xuất sang một mô hình khác đòi hỏi phải tăng thêm chi phí do thay đổi các máy móc sản xuất, kế hoạch sản xuất, thiếu các công nghệ phục vụ việc tái chế này. Thiếu kĩ thuật: đối với chuyển đổi “xanh” này chỉ là một khái niệm mơ hồ, chưa thật sự có nhiều bài nghiên cứu về các phương thức tái chế khác nhau. Thiếu nhân lực: chưa thật sự có nhiều người hiểu biết về các công nghệ tái chế xanh này, nên đồi hỏi ta phải có đầy đủ nhân lực khả năng biết và thực hiện, nếu không ta sẽ phải mất khá nhiều thời gian và chi phí cho việc đào tạo lại. T3: Sự biến động của thị trường nguyên liệu Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu hàng dệt và may mặc của Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi những yếu tố bất ổn về kinh tế, chính trị kéo theo lạm phát, làm kìm hãm các chỉ tiêu tiêu dùng từ các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam. Thực tế, xu thế và hành vi tiêu dùng cũng ảnh hưởng đến thị trường. Bởi tại Mỹ hiện có xu thế làm việc từ xa (work from home), không dùng sản phẩm thời trang công sở như áo sơ mi khi đi làm. Bên cạnh những khó khăn, thị trường dệt may Việt Nam cũng đang xuất hiện những cơ hội mới. Một trong những cơ hội lớn nhất là việc dịch chuyển nguồn cung sợi từ Trung Quốc sang Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiếp cận được nguồn nguyên liệu chất lượng cao với giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI cũng đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực 53
sản xuất vải ở Việt Nam. Điều này sẽ góp phần nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm dệt may Việt Nam. Ngoài ra, thị trường dệt may Việt Nam cũng đang có xu hướng chuyển dịch sang các sản phẩm chuyên dụng, cao cấp. Các sản phẩm này thường có giá trị gia tăng cao và được ưa chuộng tại các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Nhìn chung, thị trường dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt là trong các nhóm hàng như sơ mi, quần âu, jacket, suite, hàng dệt kim.
54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHO CÔNG TY TNHH HUALON VIỆT NAM 1.17. Tiềm lực tài chính Để vượt qua giai đoạn khó khăn về nguồn lực tài chính, công ty Cổ phần Đồng Tiến cần xem xét những biện pháp như tìm kiếm hỗ trợ tài chính từ những nguồn vốn bên ngoài và thực hiện chính sách quản lý tài chính linh hoạt hơn, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với tình hình thị trường xuất khẩu và đề ra những chính sách hỗ trợ đối với người lao động trong giai đoạn khó khăn. Đồng thời, công ty cần có kế hoạch kinh doanh linh hoạt và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu nhằm hạn chế ảnh hưởng của các diễn biến không lường trước. 1.18. Nâng cao trình độ nhân viên Cần tập trung hỗ trợ đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực. Việc hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ và tay nghề cho công nhân viên sẽ cải thiện năng suất lao động và hiệu quả công việc. Đồng thời, công ty cần thiết lập những kế hoạch đào tạo nhằm khuyến khích việc học tập để hỗ trợ công nhân viên phát triển kỹ năng và tiến bộ trong công việc. Ngoài ra, công ty cũng nên thiết lập một hệ thống quản lý nhân viên chuyên nghiệp và hiệu quả để giúp công nhân viên có thể thăng tiến dựa trên hiệu suất và kết quả làm việc. Điều này sẽ giúp tạo ra môi trường làm việc lành mạnh và tăng trách nhiệm của nhân viên trong công việc. Ngoài ra, nên thực hiện các phong trào thi đua nhằm việc khuyến khích công nhân viên hăng hái hơn trong công việc. 1.19. Chỉ là doanh nghiệp nhận hàng từ bên khách hàng rồi sản xuất chứ không thu mua để sản xuất Công ty cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm xuất khẩu bằng cách phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và thương hiệu riêng của công ty. Điều này giúp tạo ra sự độc đáo cho sản phẩm và tăng cường độ cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Cũng nên nghiên cứu và mở rộng thị trường xuất khẩu bằng cách tìm kiếm khách hàng mới và khám phá các lĩnh vực tiềm năng khác để tiếp cận. Đồng thời, công ty nên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để tăng cường khả năng sáng tạo và sáng tạo, từ đó tạo ra các sản phẩm mới và đột phá. Các cách có thể thực hiện bao 55
gồm: Tìm kiếm nguồn hàng: Việc đầu tiên là kiếm được các đơn hàng từ các khách hàng muốn hợp tác, với việc doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều đơn hàng khác nhau nên sẽ đáp ứng được nhiều đơn hàng khác nhau. Tìm kiếm nhà cung cấp vải: Sau khi đã có đơn hàng thì khi nay Công ty Đồng Tiến đã có thể thu mua, lựa chọn nhà cung cấp vải (Cụ thể ở đây là Công ty TNHH HuaLon Việt Nam) Mở rộng chủng loại sản phẩm: Doanh nghiệp có thể mở rộng chủng loại sản phẩm bằng cách thêm các sản phẩm sản xuất mới, chẳng hạn như thêm các sản phẩm mới về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc...các sản phẩm nằm ngoài các nhằm việc đáp ứng sự thay đổi của thị hiếu người mua, của biến động thị trường. Mở rộng thị trường: Doanh nghiệp có thể mở rộng phân khúc thị trường bằng cách thêm các sản phẩm mới dành cho các phân khúc khách hàng khác nhau, chẳng hạn như thêm các sản phẩm dành cho các doanh nghiệp chuyên may các sản phẩm may thường ngày, vải chuyên may đồ thể thao, vải theo mùa (len, nỉ, cotton...), vải theo các chức năng khác. Việc này giúp cho công ty có sự đa dạng hơn về vải sản xuất ra và tìm kiếm được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. 1.20. Nguồn nguyên liệu đầu vào chủ yếu nhập từ nước ngoài Đa dạng hóa nguồn cung ứng: tìm kiếm và thiết lập các nguồn cung ứng khác nhau từ nhiều quốc gia để giảm thiểu rủi ro từ phụ thuộc vào một nguồn cung ứng duy nhất. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước: khai thác và phát triển nguồn nguyên liệu trong nước nếu có thể, giúp giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu và tăng cường độc lập nguồn cung ứng. Đồng thời giảm các chi phí cho các việc vận chuyển từ nước ngoài và giảm thời gian giao hàng. Công ty có thể tìm kiếm các nguồn nguyên liệu thay thế trong nước hoặc hợp tác với các doanh nghiệp trong cùng ngành để cung cấp nguyên phụ liệu trong nước. Xây dựng các mối quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp uy tín và đáng tin cậy từ nước ngoài, giúp đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và có chất lượng cao. Xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro và đối phó với những biến đổi không mong muốn trong nguồn cung ứng, để giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động sản 56
xuất và xuất khẩu. 1.21. Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một doanh nghiệp dệt may. Doanh nghiệp cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Giảm giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất là một yếu tố quan trọng khác quyết định sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm cách giảm giá thành sản xuất bằng cách áp dụng công nghệ sản xuất mới, nâng cao hiệu quả sản xuất... Đổi mới mẫu mã sản phẩm: Thị trường dệt may ngày càng cạnh tranh, do đó doanh nghiệp cần liên tục đổi mới mẫu mã sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể tham khảo xu hướng thời trang mới nhất để tạo ra những sản phẩm độc đáo và bắt mắt. Đa dạng hóa sản phẩm: Đa dạng hóa sản phẩm giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều phân khúc khách hàng hơn, từ đó tăng doanh số bán hàng. Doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc... Cải tiến sản phẩm: đưa ra các nghiên cứu và kế hoạch để cải tiến quy trình sản xuất và các chất lượng sản phẩm, góp phần thu hút thêm các khách hàng mới, giữ chân người cũ, tăng doanh thu. Mở rộng thị trường: Mở rộng thị trường giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và giảm rủi ro thị trường. Doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường trong nước và quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động marketing và bán hàng: Marketing và bán hàng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả để tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Phát triển nguồn nhân lực: Để có thể thực hiện các ý nêu trên thì ta cần có một nguồn nhân lực có thể đảm nhiệm những thay đổi trên. Công ty cần tuyển mộ, nâng cao chất lượng các nhân viên, bộ máy quản lí để phù hợp cho các thay đổi, phát triển của Công ty, họ sẽ là những người có đóng góp nhiều trong việc thay đổi của doanh nghiệp 57
1.22. Thách thức về chuyển đổi “xanh” Chuyển đổi “xanh”: nhằm bắt kịp với xu thế toàn cầu mới trong ngành dệt may, Công ty nên tiến tới việc thay đổi từ từ và một phần sang dệt may “xanh”, điều này giúp cho doanh nghiệp có thêm một loại danh mục sản phẩm (các sản phẩm “xanh”), thân thiện môi trường, có tính ứng dụng cao. Điều này ngoài giúp doanh nghiệp đa dạng về sản phẩm hơn còn tạo nên danh tiếng, thu hút nhiều khách hàng hơn. Áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường: Đây là giải pháp quan trọng nhất giúp doanh nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghệ sản xuất mới, thân thiện với môi trường, chẳng hạn như công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ xử lý nước thải... Sử dụng nguyên liệu tái chế: Sử dụng nguyên liệu tái chế giúp giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các doanh nghiệp có thể sử dụng nguyên liệu tái chế như bông tái chế, polyester tái chế... Tăng cường tái chế và xử lý chất thải: Các doanh nghiệp cần tăng cường tái chế và xử lý chất thải để giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường. Các doanh nghiệp có thể tái chế vải vụn, chất thải từ quá trình sản xuất... Thêm vốn đề thực hiện nghiên cứu: bỏ thêm vốn cho việc nghiên cứu các cách tái chế khác, tạo nên sự khác biệt và độc nhất cho doanh nghiệp. Tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức của người lao động: Người lao động là lực lượng chủ chốt trong việc thực hiện các biện pháp xanh hóa. Do đó, các doanh nghiệp cần tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức của người lao động về tầm quan trọng của xanh hóa và các biện pháp thực hiện. 1.23. Sự biến động của thị trường nguyên liệu Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp dệt may nhỏ hay lớn đó là công tác thị trường và năng suất lao động, khi đang bị cạnh tranh bởi các doanh nghiệp khác trong nước và các quốc gia đối thủ. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp nên đa dạng hóa thị trường, cẩn trọng trong việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm vì còn phải liên quan đến vấn đề đầu tư thiết bị, nhân lực. Khi nghiên cứu về thị trường cần xác định ngắn hạn và trung hạn để điều chỉnh các đơn hàng cho phù hợp. Để ứng phó với sự biến động của thị trường nguyên liệu, Công ty HuaLon có thể thực hiện các giải pháp sau: 58
Đa dạng hóa nguồn cung: Đa dạng hóa chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi phụ thuộc vào một nguồn cung cấp nguyên liệu duy nhất. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau ở các khu vực khác nhau để đảm bảo nguồn cung nguyên liệu ổn định Đầu tư vào công nghệ: Đầu tư vào công nghệ giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất. Doanh nghiệp có thể đầu tư vào các công nghệ mới như công nghệ tái chế, tự động hóa, robot,... để giảm chi phí nhân công và tăng hiệu quả sản xuất. Đầu tư nhân lực: để thực hiện nghiên cứu các biến động thị trường, lên các kế hoạch phát triển cho Công ty. Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm: Phát triển các sản phẩm mới giúp doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào một số loại nguyên liệu nhất định. Doanh nghiệp có thể phát triển các sản phẩm mới sử dụng các loại nguyên liệu mới, rẻ hơn hoặc có sẵn.
59
KẾT KUẬN Thực trạng ngành công nghiệp dệt may hiện nay tại Việt Nam đang trải qua nhiều biến động và phát triển đồng đều, đặc biệt là với sự gia tăng nhu cầu từ thị trường quốc tế. Việt Nam trở thành một trong những đối tác cung ứng dệt may quan trọng trên thế giới, nhờ vào chi phí lao động thấp và chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện. Trong bối cảnh này, tầm quan trọng của nhà cung cấp dệt may trở nên đặc biệt quan trọng. Những đối tác cung ứng chất lượng cao không chỉ đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thời gian sản xuất của công ty. Nhà cung cấp đáng tin cậy là trụ cột để đảm bảo sự liên tục và ổn định trong quá trình sản xuất. Qua việc phân tích Công ty Cổ phần Đồng Tiến, nhóm chúng em đã so sánh ba nhà cung cấp và tìm được nhà cung cấp tiềm năng cho Công ty Cổ phần Đồng tiến và đã nhận thức được những điểm mạnh và cơ hội, nhưng cũng không tránh khỏi những thách thức, đặc biệt là về tài chính và nguồn nguyên liệu. Giải pháp là tăng cường quản lý tài chính, tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ và đồng thời xây dựng các mối quan hệ chiến lược với các đối tác tài chính. Đối với vấn đề nguồn nguyên liệu, công ty có thể đề xuất việc đa dạng hóa nguồn cung để giảm rủi ro và tăng tính ổn định. Kết hợp với đàm phán và đối thoại chặt chẽ với nhà cung cấp, Công ty có thể tối ưu hóa quy trình mua sắm và đảm bảo sự linh hoạt đối với biến động của thị trường. Tóm lại, việc xây dựng quy trình mua hàng tối ưu là chìa khóa để vượt qua những thách thức và tận dụng cơ hội trong ngành dệt may. Bằng cách đảm bảo những đối tác cung ứng đáng tin cậy và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro và tài chính một cách có hiệu quả, Công ty Cổ phần Đồng Tiến có thể bước vào tương lai với tinh thần đầy tự tin và sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới.
60
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lambert, et al (1998), Fundamentals of Logistics Management, Boston MA: Irwin, c.14. [2] Chopra, et al (2001), Supply Chain management: strategy, planning and operation, Upper Saddle River NJ: Prentice Hall c.1. [3] Ganesham, et al (1995), An introduction to supply chain management, Penn State University. [4] Mentzer, et al (2001), Journal of Business Logistics, Volume 22, issue 2, p.1-25. [5] Alford & Beatty (2007). Principles of Industrial Management. Mỹ: Ronald Press Company. [6] J.H. Westing, I.V. Fine, Gary Joseph Zenz (1976). Purchasing management: materials in motion. Mỹ: John Wiley & Sons, Inc. [7] Vương Ngọc Hoa (2017), luận văn tốt nghiệp, Nâng cao công tác quản trị thu mua hàng nội địa tại công ty TNHH TM-DV in ấn bao bì Tín Thành, Đại học kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, tham khảo trực tuyến tại: https://luanvan.net.vn/luan-van/khoa-luan-nang-cao-cong-tac-quan-tri-mua-hangnoi-dia-tai-cong-ty-tnhh-thuong-mai-dich-vu-in-an-bao-bi-tin-thanh-17342/;
truy
cập ngày 25/9/2023. [8] Lò Thị Thoa (2014), luận văn tốt nghiệp, Hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH Trang Quang, Sơn La. [9] Nguyễn Thị Hương (2012), luận văn tốt nghiệp, Thực trạng và giải pháp hoàn thiện công tác mua hàng tại công ty bách hóa số 5 Nam Bộ, khoa quản trị doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh. [10] Porter, M. E (1985). The Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance. Mỹ: Free Press. [11] Lê Hồng Tây (2016), luận văn thạc sĩ kinh tế, Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua nguyên vật liệu tại công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, Trường đại học
Kinh
tế
Tp.
Hồ
Chí
Minh,
tham
khảo
trực
tuyến
tại:
https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/giai-phap-hoan-thien-hoat-dong-thu-mua-nguyenvat-lieu-tai-cong-ty-co-phan-chan-nuoi-c-p-viet-nam-1406358.html; truy cập ngày 20/9/2023.
61
[12] Trần Bảo Trọng (2015), khóa luận tốt nghiệp, Nâng cao công tác quản trị hoạt động thu mua hàng nội địa tại doanh nghiệp thương mại điện tử Imarket Việt Nam, Trường đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. [13] Arjan J. van Weele (2014). Purchasing and Supply Chain Management. Mỹ: Cengage Learning. [14] Lysons, K và Farrington, B (2012). Purchasing and Supply Chain Management. Mỹ: Pearson Financial Times. [15] Monczka, R., et al (2016). Purchasing and Supply Chain Management (6th ed.), Andover: Cengage Learning. [16] Lê Kiều Giang (2022), luận văn thạc sĩ kinh tế, Giải pháp hoàn thiện hoạt động thu mua trong chuỗi cung ứng tại công ty TNHH công nghiệp nặng Doosan Việt Nam, Trường đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, tham khảo trực tuyến [17] Mã số thuế (2023), Mã số thuế Công ty TNHH Da Luen Việt Nam. Truy cập trực tuyến ngày 10/12/2023 tại: https://masothue.com/3600816268-cong-ty-trachnhiem-huu-han-da-luen-viet-nam [18] Hiệp hội Dệt May Việt Nam (n.d), Truy cập trực tuyến ngày 10/12/2023 tai: http://www.vietnamtextile.org.vn/DanhBa.aspx?i=350 [19] Niên giám Trang Vàng (n.d), Vải Dệt Kim Da Luen - Công Ty TNHH Da Luen Việt
Nam.
Truy
cập
trực
tuyến
ngày
10/10/2023
tại:
https://niengiamtrangvang.com/congty/1174884/v%E1%BA%A3i-d%E1%BB %87t-kim-da-luen-c%C3%B4ng-ty-tnhh-da-luen-vi%E1%BB%87t-nam.html [20] Mã số thuế (2023), Mã số thuế Công ty TNHH HuaLon Việt Nam. Truy cập trực tuyến ngày 10/12/2023 tại: https://masothue.com/3600249019-cong-ty-hualoncorporation-viet-nam [21] Trang Vàn Việt Nam (2020), Công Ty Hualon Corporation Việt Nam. Truy cập 10/12/2023 tại; https://trangvangvietnam.com/listings/702606/cong-ty-hualoncorporation-viet-nam.html [22] Dovitec (2022). Báo cáo thường niên 2021. Truy cập ngày 10/12/2023 tại: https://dovitec.com.vn/2022/04/25/bao-cao-thuong-nien-nam-2021/ [23] Dovitec (2023). Báo cáo thường niên 2022. Truy cập ngày 10/12/2023 tại: https://dovitec.com.vn/2023/04/15/bao-cao-thuong-nien-nam-2022/
62