Phân Tích Báo Cáo Tài Chính MWG 2020-2021 [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THẾ GIỚI DI DỘNG NĂM 2020-2021

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Tuấn Phong Sinh viên thực hiện

: Nhóm 9 Đào Phương Thúy Đặng Quang Minh Nguyễn Hải Vân Nông Ngọc Khánh Vũ Ngọc Anh Hồ Trần Yến Nhi

Hà Nội, năm 2023 HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN Khoa Tài chính – Ngân hàng TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Phiếu chấm điểm Nhóm 7 Công ty: Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động Danh sách thành viên: Đào Phương Thúy

- MSV: 7123106073

Đặng Quang Minh

- MSV: 7123106049

Nguyễn Thị Hải Vân

- MSV: 7123106082

Nông Ngọc Khánh

- MSV: 7123106031

Vũ Ngọc Anh

- MSV: 7123106012

Hồ Trần Yến Nhi

- MSV: 7123106058

Ngày nộp:...…………………………………………………………………………………… Điểm:…………………………………………………………………………………………… Nhận xét:……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………

MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................................i DANH MỤC VIẾT TẮT..............................................................................................................iii DANH MỤC BẢNG.....................................................................................................................iv DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................v LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................1 NỘI DUNG.....................................................................................................................................2 1. Tổng quan..........................................................................................................................2 1.1. Giới thiệu........................................................................................................................2 1.2. Giới thiệu ngành............................................................................................................2 1.3. Giới thiệu công ty..........................................................................................................3 1.3.1. Giới thiệu chung.......................................................................................................3 1.3.2. Phân tích SWOT.......................................................................................................4 2. Phân tích công ty...............................................................................................................6 2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán....................................................................................6 2.1.1. Tổng tài sản........................................................................................................6 2.1.2. Tổng nguồn vốn................................................................................................10 2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh......................................................................12 2.2.1. Doanh thu.........................................................................................................12 2.2.2. Lợi nhuận..........................................................................................................14 2.2.3. Chi phí..............................................................................................................16 2.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính.........................................................................................18 2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn...................................................18 2.3.2. Các chỉ số hoạt động........................................................................................20 2.3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn..........................................................22 2.3.4. Chỉ số sinh lời...................................................................................................23 2.3.5. Khả năng tăng trưởng.......................................................................................27 2.3.6. Nhóm chỉ số giá trị thị trường..........................................................................27 2.4. Phân tích Dupont.........................................................................................................28 2.4.1. 2.4.2.

Mô hình Dupont 3 bước...................................................................................28 Mô hình Dupont 5 bước...................................................................................29

i

2.5. Đánh giá tình hình tài chính công ty.........................................................................30 2.5.1. Ưu điểm............................................................................................................30 2.5.2. Nhược điểm......................................................................................................31 KẾT LUẬN...................................................................................................................................32 1. Giải pháp.........................................................................................................................32 2. Kết luận............................................................................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................34

ii

DANH MỤC VIẾT TẮT STT

Từ viết tắt

Viết đầy đủ

1

B2C

Business To Consumer - hình thức giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng

2

BHX

Bách Hóa Xanh

3

CTCP

Công ty Cổ Phần

4

ĐMX

Điện Máy Xanh

5

EBITDA

Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization – chỉ số phản ánh thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao

6

FMCG

Fast Moving Consumer Goods – Ngành hàng tiêu dùng nhanh

7

FRT

8

KQHĐKD

8

LNST

Lợi nhuận sau thuế

10

MWG

Công ty Cổ Phần Đầu tư Thế Giới Di Động

11

TGDĐ

Thế Giới Di Động

12

TMĐT

Thương mại điện tử

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

TSNH

Tài sản ngắn hạn

15

TVC

Television Commercial - Quảng cáo trên truyền hình

16

VRE

Công ty Cổ phần Vincom Retail

Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT Kết quả hoạt động kinh doanh

iii

DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tài sản ngắn hạn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020 – 2021 Bảng 2: Tài sản dài hạn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 3: Tổng nguồn vốn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 4: Nợ phải trả của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 5: Vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 6: Các chi phí của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 7: Khả năng thanh khoản ngắn hạn của MWG giai đoạn 2020-2021 Bảng 8: Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của MWG giai đoạn 2020-2021 Bảng 9: Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn của MWG giai đoạn 2020-2021 Bảng 10: Chỉ số sinh lời của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 11: Khả năng tăng trưởng của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 Bảng 12: Mô hình của Dupont 3 bước của MWG giai đoạn 2020-2021 Bảng 13: Mô hình của Dupont 5 bước của MWG giai đoạn 2020-2021

iv

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Hàng tồn kho của MWG cuối năm 2020 – đầu năm 2021 Hình 2: Cơ cấu doanh thu của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động năm 2021 Hình 3: Những đóng góp của chuỗi/ngành hàng mới cho TGDĐ và ĐMX trong năm 2021 Hình 4: Doanh thu và lợi nhuận của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động năm 2020 Hình 5: Doanh thu và lợi nhuận của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động năm 2021 Hình 6: ROS của 3 doanh nghiệp MWG, FRT và VRE giai đoạn 2020-2021 Hình 7: ROA của 3 doanh nghiệp MWG, FRT và VRE giai đoạn 2020-2021 Hình 8: ROE của 3 doanh nghiệp MWG, FRT và VRE giai đoạn 2020-2021

v

LỜI MỞ ĐẦU Năm 2020, đại dịch COVID-19 bùng phát toàn cầu. Nhờ có các biện pháp phòng chống dịch nhanh chóng và phù hợp, Việt Nam đã phần nào hạn chế các tác động tiêu cực. Tuy nhiên, đối diện với nguy cơ mang tính toàn cầu như COVID-19, nền kinh tế Việt Nam không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Trong năm 2021, Việt Nam ghi nhận lượng xuất khẩu giảm mạnh và chuỗi cung ứng gián đoạn. Đến cuối năm 2021, cơ bản dịch bệnh được kiểm soát, cuộc cải cách cơ cấu kinh tế được thực hiện, Việt Nam nỗ lực phục hồi nền kinh tế sau quãng thời gian khó khăn. Trong tình hình đó, báo cáo tài chính là công cụ quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ về tình hình tài chính và hiệu suất kinh doanh của một công ty. Việc phân tích báo cáo tài chính không những hỗ trợ cho công việc đánh giá sức khỏe tài chính trên các cơ sở xác đáng, đa phương diện mà còn giúp chúng ta đưa ra các quyết định chính xác. Dưới đây là bài tiểu luận của nhóm 7 với đề tài "Phân tích báo cáo tài chính của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động". Mục đích của bài tiểu luận nhằm cung cấp các thông tin tổng quan về tình hình tài chính, xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bài tiểu luận sẽ tiến hành phân tích báo cáo tài chính của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động dựa trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2021. Ngoài ra, bài viết có tham khảo một số trang báo và trang tin tức chính thống khác.

1

NỘI DUNG 1. Tổng quan 1.1. Giới thiệu Tình hình trên thế giới và khu vực gần đây đã phục hồi mở cửa trở lại sau tác động của nhiều yếu tố, nhất là biến động đại dịch COVID-19 giai đoạn 2020 - 2021. Năm 2020 là một năm của những khó khăn và thách thức lớn vì sự xuất hiện của đại dịch COVID-19. Việt Nam cũng không nằm ngoài vùng ảnh hưởng, dẫn đến nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, trì hoãn việc giao thương buôn bán trong thời gian dài. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2020 nhưng đứng trước các tác động tiêu cực của đại dịch và nhờ các biện pháp phòng chống dịch tốt, ổn định nên Việt Nam vẫn ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng kinh tế dương. Đó là một thành công của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới. Năm 2021, Việt Nam càng thể hiện khả năng kiểm soát dịch hiệu quả và khôi phục kinh tế nhanh chóng. Vẫn có những tác động tiêu cực của đại dịch như gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm lượng xuất khẩu. Với độ mở lớn, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nên mọi biến động của kinh tế thế giới đều tác động đến các lĩnh vực kinh tế – xã hội nước ta. COVID-19 tuy được khống chế ở Việt Nam nhưng còn diễn biến phức tạp trên thế giới, các hoạt động sản xuất, cung ứng và lưu chuyển thương mại, du lịch, lao động bị đình trệ, gián đoạn. Mặc dù vậy, nhờ các biện pháp kích thích kinh tế và chính sách hỗ trợ của nhà nước, kết quả kinh tế tổng thể vẫn khá ổn định và tăng trưởng 2,58% so với năm 2020 - đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. 1.2. Giới thiệu ngành Ngành bán lẻ là một trong những ngành đã đóng góp rất lớn vào sự phục hồi chung của nền kinh tế Việt Nam. Bán lẻ là đầu ra cho sản xuất, sự phát triển của ngành bán lẻ kéo theo sự phát triển của phần lớn các ngành sản xuất trong nền kinh tế. Ở Việt Nam, với thị trường hơn 90 triệu người tiêu dùng, trong đó đa phần là người trẻ và sự đô thị hóa mạnh mẽ nên ngành bán lẻ Việt Nam có nhiều tiềm lực để phát triển.

2

Hiện nay trên thị trường có 6 mô hình bán lẻ phổ biến: bán lẻ tại cửa hàng (loại hình phổ biến nhất hiện nay), bán lẻ không qua cửa hàng, bán lẻ online thông qua sàn TMĐT và các nền tảng mạng xã hội, bán hàng thông qua bưu chính, hình thức bán hàng chuyên biệt, bán lẻ bằng máy tự động Năm 2020, quy mô toàn thi ̣trường bán lẻ là 142 tỷ USD, đóng góp vào 59% GDP cả nước. Giá trị thị trường bán lẻ và dịch vụ Việt Nam năm 2020 đạt được 5.060 nghìn tỷ VND, tăng 2,6% so với năm trước đó. Tuy nhiên, đến năm 2021, theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu tư, đã có đến 33.000 doanh nghiệp bán lẻ rút lui khỏi thị trường và GDP toàn ngành ghi nhận mức tăng trưởng âm 28,1%. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng xét về mặt dài hạn, ngành bán lẻ Việt Nam được đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt, những doanh nghiệp vừa có chuỗi cửa hàng trên toàn quốc vừa sở hữu kênh bán lẻ trực tuyến thì chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn tại Việt Nam. 1.3. Giới thiệu công ty 1.3.1. Giới thiệu chung Công ty TNHH Thế Giới Di Động được thành lập vào tháng 3/2004. Năm 2007, doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư của quỹ Mekong Capital, chuyển đổi sang hình thức CTCP, mở rộng cơ hội phát triển. Ngày 14/7/2014, Công ty niêm yết thành công 62.723.171 cổ phiếu, mã MWG là một trong những cổ phiếu có sức hấp dẫn nhất sàn HOSE. Sau gần 20 năm xây dựng và phát triển, CTCP Đầu tư Thế giới Di động là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam về doanh thu và lợi nhuận, chiếm hơn 50% thị phần bán lẻ điện thoại và điện máy, với hơn 5,300 cửa hàng trên toàn quốc. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của MWG gồm 2 nhóm chính. Một là mua bán, bảo hành, sửa chữa thiết bị tin học, thiết bị điện tử, viễn thông, phần mềm, điện gia dụng và các phụ kiện liên quan. Hai là bán lẻ thực phẩm, dược phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động hiện đang vận hành các chuỗi bán lẻ chính bao gồm: Điện thoại, máy tính bảng và máy tính xách tay với chuỗi Thế Giới Di Động (thegioididong.com). Điện tử, điện lạnh và gia dụng với Điện Máy Xanh (dienmayxanh.com). Thực phẩm và hàng tiêu

3

dùng với Bách Hóa Xanh (bachhoaxanh.com) bao gồm 1.728 cửa hàng chiếm đang trực tiếp đối đầu với các ông lớn như WinMart, Co.opmart, Go, Mega Market.... Thị trường bán lẻ dược phẩm gay gắt không kém khi An Khang cũng có cho mình những đối thủ cạnh tranh đáng gờm là Pharmacity và Long Châu. Ngoài ra, MWG còn có Bluetronics là chuỗi bán lẻ thiết bị di động ở thị trường nước ngoài với hơn 20 cửa hàng tập trung chủ yếu tại Campuchia. Năm 2020, thành viên mới của MWG là 4KFarm ra đời với mục tiêu cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm an toàn theo chuẩn 4 không (không thuốc trừ sâu, không chất bảo quản, không chất tăng trưởng, không sử dụng giống biến đổi gen). Năm 2021, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất là 122.958 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD), tăng 13% so với 2020 và đạt 98% kế hoạch. Trong đó, doanh thu online đạt 14.370 tỷ đồng, tăng 53% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp thu về là 4.901 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước và đạt 103% kế hoạch cả năm. Với kết quả trên, MWG là công ty có doanh số lớn nhất trong thị trường bán lẻ trực tuyến; đồng thời giữ vững vị thế nhà bán lẻ số 1 Việt Nam. Năm 2020, MWG xếp thứ 10 trong số các nhà bán lẻ lớn nhất khu vực Đông Nam Á; doanh số bán hàng vượt xa các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu trong nước như Saigon Coop, FPT, Masan, Central Group, Pico... 1.3.2. Phân tích SWOT 1.3.2.1. Điểm mạnh Thứ nhất, CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động là một thương hiệu lâu đời, có được sự tin tưởng của người dùng, sở hữu hệ thống hơn 5,300 siêu thị, cửa hàng phủ sóng khắp toàn quốc và chiếm thị phần cao nhất ở ngành hàng bán lẻ điện thoại (45%) và điện máy (35%). Thứ hai, dịch vụ chăm sóc khách hàng luôn được đánh giá cao, đặt khách hàng làm trung tâm trong mô hình kinh doanh. Thế Giới Di Động là một ví dụ điển hình cho hành trình khách hàng (trước mua hàng – mua hàng – sau mua hàng). Nhân viên của MWG sẽ nắm chéo được thông tin của khách khàng từ từng bộ phận, từ đó có thể quản lý chặt chẽ hơn. Thứ ba, hoạt động Marketing mạnh mẽ. Điển hình như TVC của Điện Máy Xanh vào năm 2016 với những người da xanh, điều này đã giúp Điện Máy Xanh phủ sóng nhận diện thương

4

hiệu lên khắp cả nước. Đồng thời MWG luôn triển khai nhiều chương trình khuyến mãi vô cùng hấp dẫn như phiếu giảm giá, tri ân khách hàng lâu năm,… Cuối cùng, MWG đã ứng dụng thành công hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp – ERP. MWG là một trong những công ty tư nhân đầu tiên tại Việt Nam đưa ERP ứng dụng trong quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ của mình. 1.3.2.2. Điểm yếu Điểm yếu của MWG đến từ chính thị trường mà họ đang chiếm lĩnh hay xâm nhập. Với thị trường điện thoại hay điện máy, ngày càng nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ cùng nhau nhảy vào xâu xé thị phần. Còn TGDĐ thì vẫn đặt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần cao hơn, họ xác định đạt 4550% thị phần trong 2 năm 2020 - 2021 ngành điện máy. Cấu trúc bên trong ngành di động, điện tử còn nhỏ. Có thể thấy MWG đang trong quá trình thu hẹp cửa hàng Thế Giới Di Động trong tháng 1/2021 chưa hề dừng lại. Minh chứng là cuối năm 2020 Thế Giới Di Động giảm 20 cửa hàng so với thời điểm cuối tháng 11/2020 và giảm 35 cửa hàng so với thời điểm cuối tháng 10/2020, tương ứng tháng 10 giảm 15 cửa hàng và tháng 11 giảm 20 cửa hàng. Giá của các sản phẩm vẫn còn cao so với các chuỗi bán lẻ khác như như Cellphone S, Hoàng Hà, TechOne,... Nguyên nhân một phần là do hạn chế hành vi bán phá giá so với các nhà cung cấp (Apple, Samsung, Oppo, Xiaomi,…). Mặt khác, do Công ty có nhiều cửa hàng, hỗ trợ bảo hành khắp cả nước nên chi phí vận hành hệ thống lớn. 1.3.2.3. Cơ hội Tiềm năng của ngành bán lẻ tích hợp “offline to online”: Giai đoạn 2020 – 2021 là giai đoạn mà hình thức mua sắm trực tuyến lên ngôi, chủ yếu là thông qua các sàn giao dịch TMĐT, kế đến là mạng xã hội. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh online của MWG tăng từ 9% tổng doanh thu đến 14% tổng doanh thu toàn doanh nghiệp. Tỷ trọng này được dự báo sẽ thay đổi nhanh chóng trong tương lai khi bán lẻ hiện đại đang phát triển mạnh mẽ. Thị trường phụ kiện điện thoại tăng trưởng mạnh: Năm 2020, thị trường phụ kiện điện thoại đạt hơn 202 tỷ USD. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 4,5%, dự kiến đến năm 2030 doanh thu đạt được sẽ vượt mức 328 tỷ USD.

5

Sức mua của người dân sẽ tăng lên rất nhiều: Ngành bán lẻ liên quan rất nhiều đến đời sống con người, thu nhập của người dân. Sau khi đại dịch kết thúc, nền kinh tế sẽ được phục hồi. Khi thu nhập của người dân tăng lên, thì doanh thu bán lẻ cũng tăng theo. Các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa tại các siêu thị, chợ, cửa hàng, các sàn TMĐT sẽ diễn ra sôi động hơn. 1.3.2.4. Thách thức Cạnh tranh gay gắt nhất với FPT Shop do có công ty mẹ là FRT - đơn vị nhập khẩu hầu hết các dòng điện thoại vào thị trường Việt Nam nên các chuỗi bán lẻ khác bị phụ thuộc vào nguồn hàng của FPT Shop. Đặc biệt khi FPT Shop là đơn vị tiếp nhận bảo hành, đơn vị ủy quyền của hàng loạt các tên tuổi lớn như Dell, HP, Lenovo, Apple… tại thị trường Việt Nam từ nhiều năm. Người tiêu dùng có xu hướng cắt giảm chi tiêu đối với mặt hàng không thiết yếu trong tương lai gần. Người tiêu dùng hình thành lối sống mới trong thời gian giãn cách do đại dịch, chẳng hạn như mua các sản phẩm thay thế rẻ hơn, chủ động làm việc, ăn uống tại nhà và hạn chế mua sắm. Sức ép từ các nhà bán lẻ nước ngoài: Cùng với sự phát triển của xu hướng eCommerce, nhiều công ty TMĐT uy tín từ nước ngoài như Lotte (Hàn Quốc), Amazon (Mỹ), Rakuten (Nhật Bản), AeonEshop (Nhật Bản) sẽ sớm tham gia thị trường trong dài hạn, chưa kể các sàn TMĐT đang chiếm lĩnh thị trường nội địa hiện nay như Lazada, Shopee, Tiki. 2. Phân tích công ty 2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán 2.1.1. Tổng tài sản (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Tổng tài sản

2020

2021

46.030.879

62.971.404

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021 Tổng tài sản của CTCP Đầu tư Thế giới di động năm 2021 tăng so với năm 2020, tăng từ 46.030 tỷ đồng lên 62.971 tỷ đồng tương ứng với 36,5%. So với đối thủ cạnh tranh như FRT thì

6

thì quy mô tổng tài sản của Công ty không chỉ lớn hơn mà còn có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc vào năm 2021. Cụ thể, tổng tài sản của MWG gấp 5,8 lần so với FRT (tổng tài sản FRT năm 2021 là 10.786,1 tỷ đồng), và khi FPT chỉ tăng 28,67% so với năm trước thì MWG tăng đến 36,8%. Chủ yếu là do Công ty đã tiếp tục nhân rộng các chuỗi cửa hàng. MWG đã mở mới 1.142 điểm bán, nâng tổng số cửa hàng lên 5.306 vào cuối năm 2021. Bên cạnh đó còn nỗ lực tăng sản lượng hàng để đảm bảo nguồn cung. 2.1.1.1. Tài sản ngắn hạn Bảng 1: Tài sản ngắn hạn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020 – 2021 (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu

2020

2021

37.317.234

51.955.257

Tiền và các khoản tương đương tiền

7.347.857

4.142.015

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

8.057.318

14.236.626

Các khoản phải thu ngắn hạn

1.595.251

3.162.121

Hàng tồn kho

19.422.177

29.167.232

894.629

1.247.261

Tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn khác

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021 Đặc thù của MWG là kinh doanh trong ngành bán lẻ nên TSNH của công ty luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản cụ thể năm 2020 TSNH chiếm 81,11% tổng tài sản, năm 2021 TSNH chiếm 82,52% tổng tài sản. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tỷ trọng của tiền và các khoản tương đương tiền giảm đi đáng kể từ 19,69% năm 2020 xuống còn 7,97% năm 2021. Một trong những nguyên nhân dẫn đến khoản mục này giảm mạnh trong năm 2021 là do nợ ngắn hạn của Công ty có xu hướng

7

tăng. Công ty cần phải quan tâm hơn công tác thu hồi các khoản nợ phải thu ngắn hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền của các TSNH khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán. Căn cứ vào số liệu báo cáo tài chính của MWG đưa ra, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn có sự thay đổi mạnh mẽ qua hai năm 2020 là 7.348 tỷ đồng tương ứng với 21,59% đến năm 2021 là 14.236 tỷ đồng tương ứng với 27,4%. Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ, chỉ tiêu này đã tăng từ 1.595 tỷ đồng năm 2020 lên thành 3.162 tỷ đồng trong năm 2021 tương ứng với mức tăng 98,22%. Công ty MWG có hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực bán lẻ thiết bị di động, điện máy và thực phẩm. Trong năm 2021, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến học tập và làm việc tại nhà như laptop, tablet và điện thoại. Điều này đã giúp cho doanh thu online của Công ty tăng mạnh, đạt 14.370 tỷ đồng, chiếm 14% tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX. Tuy nhiên, doanh thu online cũng kéo theo sự gia tăng của các khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng, do thời gian giao hàng và thanh toán có sự chênh lệch. Ngoài ra, công ty MWG cũng đã mở rộng quy mô hoạt động trong năm 2021, với việc ra mắt chuỗi cửa hàng Topzone chuyên bán sản phẩm Apple cao cấp, và tăng số lượng cửa hàng BHX. Việc mở rộng quy mô cũng đòi hỏi Công ty phải bỏ ra nhiều chi phí cho việc nhập hàng, quảng cáo và khuyến mãi. Điều này đã làm tăng các khoản trả trước cho người bán và các khoản phải thu ngắn hạn khác. Chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn của MWG là hàng tồn kho. Tỷ lệ này đã tăng từ 19.422 tỷ đồng năm 2020 lên 29.167 tỷ đồng năm 2021 tương ứng với gần 50,17%. Điều này có thể lý giải bởi nguyên nhân do dịch COVID-19 ảnh hưởng. Tác động của việc giãn cách xã hội, MWG trải qua thử thách chưa từng có khi 70% tổng số điểm bán của TGDĐ và ĐMX trên toàn quốc phải tạm đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng trong suốt 8 tháng năm 2021. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức mua hàng, làm cho tỷ lệ hàng tồn kho tăng lên rất nhiều. Mặt khác, việc gia tăng hàng tồn kho của Công ty cũng là mục tiêu chiến lược thị trường trong giai đoạn phát triển. Tuy nhiên hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều khoản mục như chi phí tồn kho, chí phí lãi vay,…. Vì thế, Công ty cần xem xét và cân nhắc dự trữ một lượng hàng tồn kho hợp lý.

8

Hình 1: Hàng tồn kho của MWG cuối năm 2020 – đầu năm 2021 Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021 2.1.1.2.

Tài sản dài hạn

Bảng 2: Tài sản dài hạn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu

2020

2021

Tài sản dài hạn

8.713.645

11.016.147

Tài sản cố định

7.294.961

9.647.168

Phải thu dài hạn

439.493

482.389

Tài sản dang dở dài hạn

132.620

79.697

9

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

52.757

-

Tài sản dài hạn khác

793.813

806.891

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021 Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản lần lượt là 18,93% năm 2020 và 17,49% năm 2021. Trong đó tài sản cố định có xu hướng tăng trưởng mạnh trong năm 2021, cụ thể giá trị của tài sản cố định của Công ty đã tăng từ 7.294 tỷ đồng năm 2020 lên 9.647 tỷ đồng năm 2021, tương ứng với mức tăng trưởng 32,34%. Tài sản dang dở dài hạn có xu hướng giảm từ 132 tỷ đồng xuống còn 79 tỷ đồng tương ứng với mức giảm xấp xỉ 40%. Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của MWG trong năm 2020 dẫn đến việc tạm hoãn hoặc giảm quy mô một số dự án đầu tư. Điều này cũng góp phần làm giảm tài sản dở dang dài hạn của Công ty. 2.1.2. Tổng nguồn vốn Bảng 3: Tổng nguồn vốn của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 (đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu

2020

2021

46.030.879

62.971.404

Nợ phải trả

30.549.190

42.593.158

Vốn chủ sở hữu

15.481.689

20.387.245

Tổng nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021 Tổng nguồn vốn của công ty MWG từ năm 2020 đến năm 2021 tăng 36,8%. Trong đó cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có biến động nhẹ qua hai năm. Xét trong từng năm, nợ phải trả cao gấp khoảng 2 lần so với vốn chủ sở hữu cho thấy rằng công ty đang sử dụng nhiều vốn vay

10

để duy trì hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngân hàng ngày một tăng cao. 2.1.2.1.

Nợ phải trả

Bảng 4: Nợ phải trả của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu

2020

2021

30,549,190

42,593,158

Nợ ngắn hạn

29,422,513

42,593,158

Nợ dài hạn

1,126,676

-

Nợ phải trả

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021 Nợ phải trả của năm 2021 cao hơn năm 2020 là 39,42%. Nợ ngắn hạn của năm 2021 tăng mạnh 13,17 tỷ đồng tương ứng với 44,7%. Trong năm 2021 MWG đã mở rộng quy mô kinh doanh với số lượng điểm bán mới đạt 1.142 điểm nâng tổng số cửa hàng lên đến 5.306. Điều này có thể lý giải cho số nợ ngắn hạn tăng đột biến. Chỉ số nợ dài hạn của năm 2021 là 0 cho thấy trong năm 2021 MWG không có khoản vay dài hạn nào. Các khoản nợ trong dài hạn giảm do đã kết chuyển sang các khoản vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, để nhập lượng hàng lớn, Công ty cần lượng tài chính nên đã vay ngắn hạn từ các tổ chức tài chính và khả năng trả nợ không phải là vấn đề với MWG. Tuy nhiên, việc nợ dài hạn giảm cũng không phải là tốt vì nợ dài hạn có tính ổn định, lâu dài, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định nên việc giảm nợ dài hạn có thể cho thấy khả năng huy động vốn dài hạn của Công ty từ bên ngoài giảm. Công ty sẽ gặp khó khăn trong dòng tiền thanh toán trong dài hạn. 2.1.2.2. Vốn chủ sở hữu

11

Bảng 5: Vốn chủ sở hữu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu Thặng dư vốn cổ phần Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

2020

2021

15.481.689

20.387.245

4.532.099

7.130.654

558.110

558.110

10.389.683

12.674.574

Nguồn: Báo cáo tài chính MWG năm 2021 Vốn chủ sở hữu của MWG tăng mạnh từ 15.481 tỷ đồng lên 20.387 tỷ đồng tương ứng với mức tăng trưởng 31,68%. Vốn góp của chủ sở hữu tăng 2.598 tỷ đồng từ 4.532 tỷ đồng lên 7.130 tỷ đồng. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế tăng trưởng mạnh từ 10.390 tỷ lên 12.675 tỷ tương ứng với 22%. Điều này dẫn đến lợi nhuận của các chủ sở hữu tăng cao góp phần vào tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, MWG phát hành cổ phiếu tăng vốn: Vào ngày 21/06/2021 Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động đã phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lên 1:1, tương đương với lượng cổ phiếu phát hành hơn 732 triệu cổ phiếu. Việc phát hành cổ phiếu là một cách huy động vốn hiệu quả của doanh nghiệp. Như vậy, vốn điều lệ của MWG sẽ tăng gấp đôi, lên 14.638 tỷ đồng. MWG là một doanh nghiệp lớn có tiềm năng tăng trưởng cao nên việc huy động vốn đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. 2.2. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 2.2.1. Doanh thu Giai đoạn năm 2020-2021 ngành bán lẻ ở nước ta là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 do các biện pháp cách ly xã hội. Theo báo cáo, thị trường đa số

12

các sản phẩm công nghệ và điện tử tiêu dùng năm 2020 tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động vẫn hoạt động hiệu quả và duy trì mức tăng trưởng tương đối khả quan. (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

2020

2021

108.546.020

122.958.106

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD MWG Theo Báo cáo KQHĐKD, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng đều qua mỗi năm. Cụ thể năm 2021, MWG ghi nhận doanh thu ở mức 122.958 tỷ đồng, tăng trưởng 13,28% so với năm 2020 tương đương với 14.412 tỷ đồng. Đồng thời doanh số đạt 99,05% kế hoạch của năm. Để đạt được sự khả quan trong tăng trưởng doanh thu MWG đã rất nỗ lực trong công tác quản trị, đề ra các chiến lược khôi phục hợp lý để đối phó kịp với diễn biến thực tế. Công ty đã chủ động đề ra các kế hoạch, phương án ngay từ giai đoạn bắt đầu giãn cách xã hội (tháng 4/2020). Bằng với các biện pháp kiểm soát chi phí để đảm bảo dòng tiền trong kinh doanh, bao gồm: Thỏa thuận giảm giá thuê mặt bằng, áp dụng chính sách điều chỉnh lương thưởng của nhân viên, điều chuyển nhân sự giữa các chuỗi để tối ưu năng suất lao động và phục vụ kinh doanh hiệu quả nhất. Đồng thời đa dạng hóa các mặt hàng và phương thức bán hàng giúp nâng lợi nhuận gộp ở mức 22,26% năm 2021, cao nhất từ trước tới 2021. Năm 2021, MWG vẫn vượt cột mốc 5 tỷ USD doanh thu. Trong đó, doanh thu online đạt mức cao nhất từ trước đến năm 2021 là 13.405 tỷ đồng, tăng 47% so với năm 2020 và chiếm 14% tổng doanh thu của TGDĐ và ĐMX. Bên cạnh đó, chuỗi BHX cũng đóng góp gần 1.000 tỷ đồng vào tổng doanh thu online.

13

Hình 2: Cơ cấu doanh thu của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động năm 2021 Nguồn: Báo cáo KQHĐKD MWG năm 2021 ĐMX đóng góp nhiều nhất vào cơ cấu doanh thu MWG với 51%, kế đến là TGDĐ 25,7% và sau đó là BHX 22,9%. Tính theo ngành hàng, thiết bị di động là động lực tăng trưởng chính nhờ hưởng lợi từ nhu cầu học tập và làm việc tại nhà trong mùa dịch. Doanh số máy tính xách tay tăng 58% so với 2020, máy tính bảng và điện thoại tăng lần lượt 40% và 17%. Với BHX kinh doanh thực phẩm và FMCGs đạt doanh số hơn 28.200 tỷ đồng.

Hình 3: Những đóng góp của chuỗi/ngành hàng mới cho TGDĐ và ĐMX trong năm 2021

14

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD MWG Nhờ dự đoán chính xác và chuẩn bị kỹ càng về nhân sự, hàng hóa, ngay sau lệnh giãn cách nới lỏng, MWG tạo kỷ lục mới về bán hàng. MWG tiếp tục góp mặt trong Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo bảng xếp hạng VNR500 và giữ vững vị thế nhà bán lẻ số 1 Việt Nam. (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 6. Doanh thu hoạt động tài chính

2020

2021

794.122

1.287.956 Nguồn: Báo cáo KQHĐKD

Theo bảng dữ liệu ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính của MWG năm 2021 tăng lên 493 tỷ đồng tương đương 62,19% so với năm 2020. Hoạt động tài chính của MWG trong 2 năm tăng chủ yếu do tăng lãi tiền gửi hơn 70% cùng những khoản cho vay ngắn hạn với lãi suất 6,4 7%/năm, đầu tư trái phiếu thông qua các Ngân hàng thương mại có kỳ hạn từ 3 - 5 năm và hưởng lãi suất chiết khấu từ 7,6 – 9,3%/năm. 2.2.2. Lợi nhuận (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 17. Lợi nhuận sau thuế TNDN

2020

2021

3,919,872

4,901,427

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD MWG Vượt qua ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai, năm 2020 MWG ghi nhận mức tăng trưởng 2% LNST đạt 3.920 tỷ đồng. Đặc biệt Công ty đã không ghi nhận bất kì khoản lỗ trong một tháng nào, đây là điểm khác biệt tiên quyết giữa MWG và các doanh nghiệp cùng ngành, thể hiện tiềm lực tài chính vững mạnh, tính bền vững. Nửa cuối năm 2020, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát hơn và nền kinh tế trở lại hoạt động bình thường ở mức độ nào đó, MWG đã nhanh chóng triển khai nhiều dự án mới như chuỗi siêu thị mini Điện Máy Xanh, Bluetronics

15

Campuchia, mô hình Bách Hòa Xanh với diện tích trên 500 m2. Nhờ sự bứt phá này, Công ty ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận ròng 10% trong 6 tháng cuối năm 2020.

Hình 4: Doanh thu và lợi nhuận của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động năm 2020 Nguồn: Báo cáo KQHĐKD MWG 2020 Lợi nhuận sau thuế năm 2021 là 4.901 tỷ đồng, tăng 25,04% so với năm 2020, đạt 103% kế hoạch cả năm. Đặc biệt vào quý 4/2021, Công ty ghi nhận mức lợi nhuận kỷ lục kể từ khi hoạt động đến nay, trong đó LNST tăng trưởng 66% so với cùng kỳ năm 2020.

Hình 5: Doanh thu và lợi nhuận của CTCP Đầu tư Thế giới Di Động năm 2021

16

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD MWG 2021 Một trong những yếu tố dẫn đến sự tăng trưởng này là nhờ sự bứt phá ngoạn mục của 3 chuỗi TGDĐ, ĐMX và ĐMX Supermini vào những tháng cuối năm. ĐMX Supermini đã nhân rộng mạnh mẽ từ 300 cửa hàng năm 2020 lên 800 cửa hàng năm 2021. Đối với BHX, nhờ thực hiện các giải pháp tối ưu chi phí, tăng tỉ lệ bán sản phẩm, biên tỷ suất lợi nhuận EBITDA trong quý 4/2021 vẫn cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động của BHX, mặc dù thị trường thực phẩm và hàng tiêu dùng nhận ghi nhận sự sụt giảm chung khiến doanh thu BHX thấp hơn các quý trước. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến LNST tăng trưởng mạnh hơn doanh thu là nhờ sự đóng góp đáng kể của hoạt động tài chính. Năm 2021, MWG có lợi nhuận gộp hơn 550 tỷ đồng từ hoạt động tài chính. Trong khi các doanh nghiệp khác thu từ lãi tiền gửi không đủ để trả lãi vay thì MWG lại hoàn toàn ngược lại, lãi thu được từ cho vay thừa sức trả tiền lãi ngân hàng. Tính đến ngày 31/12/2021, MWG đang có hơn 13.400 tỷ đồng tiền gửi và trái phiếu với kỳ hạn ngắn từ 3 tháng đến 1 năm và cho vay 962 tỷ đồng với kỳ hạn từ 3- 6 tháng, hưởng lãi suất 6,4 – 7% mỗi năm.

2.2.3. Chi phí Bảng 6: Các chi phí của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 (đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu

2020

2021

4. Giá vốn bán hàng

84.591.522

95.325.974

7. Chi phí tài chính

594.152

714.707

594.004

674.427

9. Chi phí bán hàng

15.333.799

17.914.173

10. Chi phí quản lý doanh nghiệp

3.404.432

3.823.390

- Chi phí lãi vay

17

Nguồn: Báo cáo KQHĐKD MWG Cùng với các chỉ số tăng trưởng dương của doanh thu, giá vốn hàng bán qua 2 năm cũng có sự chênh lên đáng kể. Nhìn vào bảng số liệu trên, có thể thấy giá vốn hàng bán năm 2021 tăng thêm 12,69% so với 2020. Tuy nhiên khi dựa vào bảng phân tích theo chiều dọc, tỷ trọng giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp trong doanh thu lại giảm dần. Tỷ trọng năm 2020 là 77,04%; năm 2021 là 76,79%. Như vậy, mặc dù các khoản chi phí phải trả cho giá vốn hàng bán tăng lên theo hằng năm, nhưng lại đang ngày càng chiếm tỷ trọng ít dần trong tổng doanh thu, chính nhờ đó mà lợi nhuận kiếm được của Công ty sẽ tăng lên. Để tối thiểu được tỷ trọng của giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp, Công ty đã nhập hàng trực tiếp từ nhà máy lớn, giảm được các chi phí trung gian và đặc biệt là không độc quyền nguồn cung mà cần đa dạng các nhà cung cấp để tạo dựng các mối quan hệ và đảm bảo ổn định lâu dài. Điều này một lần nữa khẳng định MWG đã thể hiện rất tốt trong việc quản trị chi phí sản xuất kinh doanh. Các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý có chiều hướng tăng nhẹ trong năm 2021. Cụ thể, năm 2021 chi phí tài chính tăng thêm 20,29%, chi phí bán hàng tăng 16,83%, chi phí quản lý tăng 12,31% so với năm 2020. Trong chi phí tài chính, giai đoạn 2020 2021, với nghiệp vụ đem tiền gửi ngân hàng với lãi suất cao và huy động vốn giá rẻ từ các ngân hàng nước ngoài đã giúp MWG không những tốn chi phí trả lãi mà còn có lãi hàng trăm tỷ từ hoạt động này. Tuy nhiên, ngược lại với giá vốn bán hàng, các chỉ tiêu chi phí lại phần nào tác động xấu tới lợi nhuận kinh doanh bởi tỷ trọng của chúng trong tổng doanh thu đều tăng lên qua các năm. Cụ thể, tỷ trọng chi phí tài chính 2 năm 2020 - 2021 tăng lần lượt là 0,54% - 0,58%; chi phí bán hàng là 13,97% - 14,43%. Dù chỉ là những con số tăng nhỏ, nhưng doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý và khắc phục điều này để có thể tối đa hoá lợi nhuận hết mức trong khoảng thời gian đầy thách thức này. Nhận xét: Trong 2 năm, mỗi năm đều có những thách thức và khó khăn riêng cho hầu hết các doanh nghiệp trong nước. MWG cũng đã có những khoảng thời gian bị chững lại. Tuy nhiên, nhà bán lẻ số 1 Việt Nam vẫn xuất sắc giữ vững vị thế và hoàn thành mục tiêu, kế hoạch để ra cho lợi nhuận

18

của mình. Hơn thế, MWG còn góp mặt là công ty duy nhất lọt Top 100 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á- Thái Bình Dương với quy mô hơn 5.300 cửa hàng. 2.3. Phân tích chỉ tiêu tài chính 2.3.1. Nhóm hệ số khả năng thanh khoản ngắn hạn Bảng 7: Khả năng thanh khoản ngắn hạn của MWG giai đoạn 2020-2021 STT

Chỉ tiêu (lần)

2020

2021

1

Hệ số thanh toán hiện thời

1,27

1,22

2

Hệ số thanh toán nhanh

0,61

0,54

3

Hệ số thanh toán tức thời

0,25

0,1

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Công ty Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn của MWG có xu hướng giảm trong giai đoạn 2020 2021. Cụ thể, hệ số thanh toán hiện thời giảm từ 1,27 lần xuống 1,22 lần, hệ số thanh toán nhanh giảm từ 0,61 lần xuống 0,54 lần và hệ số thanh toán tức thời giảm từ 0,25 lần xuống 0,1 lần. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giảm dần của khả năng thanh toán ngắn hạn là do ảnh hưởng khó khăn từ đại dịch COVID-19 cùng với đó là hàng loạt những thiên tai xảy ra. Kéo theo tổng tài sản ngắn hạn bị ảnh hưởng, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn không bằng tốc độ tăng trưởng của nợ ngắn hạn. Cùng đó là sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, có thể kể đến như: FPT Shop, Cellphone S,... chính điều này khiến cho MWG khó tăng trưởng doanh thu. Hệ số thanh toán hiện thời của MWG trong giai đoạn 2020-2021 giảm từ 1,27 xuống 1,22. Nguyên nhân do tăng trưởng nợ ngắn hạn nhanh hơn tăng trưởng tài sản ngắn hạn hoặc giảm giá trị tài sản ngắn hạn. Điều này có thể do Công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh và cần thêm vốn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh. Cùng đó là gia tăng hàng tồn kho do Công ty đang tích trữ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu tăng cao của thị trường.

19

Hệ số thanh toán nhanh của MWG giảm nhẹ từ 0,61 xuống 0,54. Việc giảm hệ số thanh toán nhanh có thể do một số nguyên nhân tương tự như giảm hệ số thanh toán hiện thời, bao gồm: tăng trưởng nợ ngắn hạn nhanh hơn tăng trưởng TSNH, tăng hàng tồn kho, giảm giá trị TSNH. Ngoài ra, giảm hệ số thanh toán nhanh cũng có thể do Công ty đang tích trữ các khoản phải thu quá mức. Các khoản phải thu là các khoản nợ mà Công ty phải trả cho các nhà cung cấp, khách hàng,... Nếu các khoản phải thu quá lớn, Công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ngay lập tức. Chỉ số thanh toán nhanh của MWG thấp bởi vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số tài sản ngắn hạn từ 52% - 76% do đặc thù của Công ty là kinh doanh các sản phẩm điện tử. Chỉ số này giảm không quá nhiều trong giai đoạn 2020 - 2021 do nhu cầu thiết yếu về sản phẩm điện tử của người dân, cùng với đó là việc ra mắt những sản phẩm mới và không sản xuất lại những sản phẩm cũ. Hệ số thanh toán tức thời có sự giảm sút từ 0,25 năm 2020 xuống 0,1 năm 2021, từ đó chúng ta có thể nhận thấy CTCP Đầu tư Thế giới di động đang gặp nhiều khó khăn trong khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu ở một doanh nghiệp cụ thể còn cần xem xét đến bản chất kinh doanh và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp đó. Trong báo cáo thống kê tài chính của MWG, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn mà tiền các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm nhanh trong giai đoạn 2020-2021, từ 7.347 tỷ đồng xuống còn 4.142 tỷ. Trong khi nợ ngắn hạn của Công ty tăng dần theo từng năm dẫn đến hệ số khả năng thanh toán tức thời giảm dần. Mà trong năm 2021, tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền cao hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nên chỉ số tăng lên so với năm 2020. Lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm trong năm 2021 là do Công ty đã vượt qua được khoảng thời gian khó khăn nhất của đại dịch COVID-19 và đã cố gắng nắm bắt cơ hội, khắc phục cũng như thúc đẩy để bảo vệ được lợi nhuận nên nhu cầu tồn kho của MWG tăng đáng kể trong vòng 2 năm. Tổng tài sản của CTCP Đầu tư Thế giới di động năm 2021 tăng nhiều so với năm 2020, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và tăng đều qua 2 năm. Tài sản ngắn hạn của Công ty qua hai năm trên cũng có sự tăng lên về cả tỷ trọng lẫn giá

20

trị, tuy nhiên không nhiều, cụ thể năm 2020 có giá trị là 37.317 tỷ đồng, chiếm 81,07% tổng tài sản, và năm 2021 có giá trị là 51.955 tỷ đồng, chiếm 82,51%. 2.3.2. Các chỉ số hoạt động Bảng 8: Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của MWG giai đoạn 2020-2021 STT

Chỉ tiêu

2020

2021

1

Vòng quay vốn lưu động (vòng)

2,91

2,37

2

Vòng quay hàng tồn kho (lần)

3,75

3,92

3

Vòng quay khoản phải thu (vòng)

51,4

43,3

4

Vòng quay khoản phải trả (vòng)

8,14

9,12

5

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần

0,06

0,13

6

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

17,1

14,5

7

Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân

1,99

2,26

8

Khoản phải thu/Doanh thu thuần

0,02

0,03

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Công ty Vòng quay vốn lưu động đã có chiều hướng thay đổi, năm 2021 giảm 1,23 lần so với năm 2020 , có thể do Công ty đã có sự thay đổi trong kế hoạch sử dụng vốn đầu tư và nợ ngắn hạn. Số vòng quay vốn lưu động khá cao, cho thấy nền tảng tài chính của Công ty tương đối vững chắc. Tuy nhiên vẫn cần xem xét thêm bởi khả năng Công ty chưa sử dụng hiệu quả vốn đầu tư để sinh lời. Vòng quay hàng tồn kho của công ty MWG tăng lên từ 3,75 trong năm 2020 lên 3,92 trong năm 2021. Mức tăng trưởng này là khá ấn tượng, cho thấy công ty đang có khả năng bán hàng nhanh hơn, giúp giảm chi phí lưu kho. Hàng tồn kho của doanh nghiệp đạt mức vừa phải, có thể ứng phó trong một số trường hợp cầu tăng đột ngột. Số vòng quay khoản phải thu của công ty MWG từ năm 2020 đến năm 2021 có xu hướng giảm mạnh, cụ thể giảm từ 51,4 xuống còn 43,4. Do chính sách tín dụng của doanh nghiệp, khách hàng chủ yếu của Công ty là B2C nên ngoài các hình thức thanh toán thông thường như

21

thanh toán tiền mặt, chuyển khoản, khách hàng còn được trả góp nhờ liên kết bên thứ ba. Lý do chủ yếu do ảnh hưởng của dịch bệnh đã tác động đến nhu cầu của khách hàng, tuy nhiên việc nới lỏng chính sách thanh toán cùng với đa dạng các hình thức thanh toán thông thường giúp kích thích tăng doanh thu. Vòng quay khoản phải trả tăng, Công ty đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán các khoản phải trả, giảm thiểu chi phí lãi vay. Nhờ Công ty đã cải thiện dòng tiền, giúp tăng khả năng thanh toán các khoản phải trả và áp dụng các chính sách thanh toán với nhà cung cấp linh hoạt, giúp giảm thiểu chi phí lãi vay. Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần giai đoạn 2020 - 2021 có dự biến động mạnh, tăng từ 0,06 lên 0,13. Năm 2020, Công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19, doanh thu thuần giảm mạnh. Đến năm 2021, doanh thu thuần phục hồi và tăng trưởng tốt. Chúng tỏ dịch COVID19 được kiểm soát tốt, giúp hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được phục hồi. Đồng thời đầu tư mở rộng sản xuất, giúp tăng năng lực sản xuất và đáp ứng nhu cầu thị trường. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định của MWG có xu hướng giảm mạnh 1,18 lần trong giai đoạn 2020 - 2021. MWG là doanh nghiệp bán lẻ, không tập trung đầu tư vào máy móc, trang thiết bị. Chính vì vậy dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm. Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân tăng, do doanh thu thuần tăng mạnh và tổng tài sản bình quân tăng chậm. Nguyên nhân có thể do: công ty đã tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giúp tăng doanh thu thuần cùng đó là sự kiểm soát tốt chi phí, giúp tăng lợi nhuận. Trong bảng số liệu của công ty MWG, chỉ tiêu khoản phải thu/doanh thu thuần tăng nhẹ, cho thấy Công ty đang có xu hướng cho khách hàng nợ tiền lâu hơn. Nguyên nhân có thể vì Công ty đang mở rộng thị trường và đa dạng hóa sản phẩm, dẫn đến việc khách hàng mới chưa quen với quy trình thanh toán của Công ty, đồng thời Công ty đang áp dụng chính sách bán hàng trả góp để thu hút khách hàng. Ngoài ra, có thể do Công ty đang gặp khó khăn trong việc thu hồi khoản phải thu từ khách hàng. 2.3.3. Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn Bảng 9: Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn của MWG giai đoạn 2020-2021

22

STT

Chỉ tiêu

2020

2021

1

Hệ số nợ

0,66

0,68

2

Nợ / Vốn chủ sở hữu

1,97

2,09

3

Nợ dài hạn / Vốn chủ sở hữu

0,07

-

4

Tài sản cố định / Vốn chủ sở hữu

0,46

0,47

5

Tốc độ tăng trưởng tài sản

10,36%

36,80%

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Công ty Hệ số nợ của CTCP Đầu tư Thế giới di động tăng nhẹ từ 0,66 lần trong năm 2020 lên 0,68 lần trong năm 2021. Có thể thấy hệ số nợ của MWG tương đối ổn định, duy trì ở mức xấp xỉ 0,7 - vẫn ở trong mức chấp nhận được và an toàn. Điều này cho thấy gần 70% tổng tài sản của Công ty là khoản nợ. Xuất phát từ việc doanh nghiệp này mở rộng quy mô kinh doanh với tốc độ rất nhanh nên cần nguồn tài chính tài trợ rất lớn, mà nguồn tài chính này chủ yếu là vay nợ dẫn đến tổng nợ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu có thể thấy các khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu và đang có xu hướng tăng. Chứng tỏ Công ty đã sử dụng nợ nhiều hơn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh. MWG cần có những giải pháp hạn chế các khoản nợ và nâng cao sử dụng vốn chủ sở hữu. Tài sản cố định/vốn chủ sở hữu có sự tăng nhẹ trong vòng 2 năm và không quá đáng kể. Trong 2 năm 2020-2021, tài sản cố định/Vốn chủ sở hữu tăng từ 0,46 lần lên 0,47 lần cho thấy MWG đã có sự điều chỉnh trong cơ cấu tài sản, tăng tỷ lệ tài sản cố định, nguyên nhân có thể là do Công ty đã đầu tư mở rộng sản xuất hoặc do mua sắm thêm tài sản cố định cùng với chiến dịch thu hút để bù đắp thiệt hại sau đại dịch COVID-19 qua. Về tốc độ tăng trưởng tài sản tăng lên một cách vô cùng mạnh mẽ vào năm 2021, đánh dấu bước tiến lớn khi quay trở lại sau thời kì khó khăn. Năm 2020 tốc độ tăng trưởng tài sản là 10,36% và tăng lên 36,80% vào năm 2021. Điều này chứng tỏ khả năng tạo ra lợi nhuận của MWG cực kỳ khả quan. 2.3.4. Chỉ số sinh lời

23

Bảng 10: Chỉ số sinh lời của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 STT

Chỉ tiêu (%)

Năm 2020

Năm 2021

1

Tỷ suất lợi nhuận (ROS)

3,61

3,98

2

Tỷ suất sinh lời / tài sản (ROA)

8,93

8,99

3

Tỷ suất sinh lời / vốn chủ sở hữu (ROE)

28,36

27,32

4

Tỷ suất lợi nhuận gộp

22,07

22,47

5

Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ

10,11

10,6

6

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

2,18

25,04

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Công ty 2.3.4.1. Tỷ suất lợi nhuận ROS Nhìn vào bảng 10, có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu không có sự chênh lệch quá lớn, có tăng và vẫn luôn dương. Chỉ nhìn vào hai năm thì tỷ lệ tạo ra lợi nhuận sau thuế của doanh thu thuần vẫn chưa cao nhưng có xu hướng tăng dần, cụ thể: ROS của Công ty năm 2021 là 3,98% với tỷ lệ tăng là 0,37% so với năm 2020. Có nghĩa là ROS năm 2020 phản ánh 1 đồng thu nhập của công ty MWG tạo ra được 0,0361 đồng lợi nhuận, năm 2021, 1 đồng thu nhập công ty tạo ra được 0,0398 đồng lợi nhuận. ROS qua hai năm đều lớn hơn 0, Công ty kinh doanh có lãi và có tiềm năng phát triển trong tương lai. MWG cần phải tăng cường trong việc nắm bắt thị trường, thay đổi, hài hòa với sự biến động của thị trường thì Công ty sẽ vững vàng và mạnh mẽ hơn.

So sánh với doanh nghiệp cùng ngành:

24

50

45.88

45

40.61

40 35 30 25 20 15 10 5 0

3.61

3.98 0.17 2020

1.97 2021

MWG

FRT

VRE

Hình 6: ROS của 3 doanh nghiệp MWG, FRT và VRE giai đoạn 2020-2021 VRE là công ty có tỷ số ROS cao nhất trong cả 2 năm ( đạt mức cao nhất là 45,88% vào năm 2021), chênh lệch tỷ số ROS của năm 2020 và 2021 là 5,27% có thể nói rằng doanh nghiệp có mức tăng trưởng khá cao. Tỷ số ROS của MWG không cao, chênh lệch tỷ số của năm 2020 và 2021 là 0,37% để thấy rằng tỷ suất lợi nhuận doanh thu của MWG dương mặc dù không cao nhưng vẫn cho thấy Công ty đang kinh doanh có lãi và có tiềm năng phát triển hơn nữa. Tỷ số ROS của FRT khá thấp so với hai doanh nghiệp còn lại nhưng tỷ số ROS dương, vẫn có xu hướng tăng dần từ năm 2020 sang 2021. Qua đó có thể nói rằng FRT là một doanh nghiệp bền vững và có tiềm năng phát triển. 2.3.4.2. Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) Chỉ số ROA có xu hướng tăng nhẹ từ năm 2020 với tỷ suất 8,93% so với năm 2021 với tỷ suất là 8,99%. Có nghĩa là năm 2020 phản ánh 1 đồng vốn hoạt động kinh doanh thì thu được 0,0893 đồng LNST, năm 2021 phản ánh 1 đồng vốn hoạt động kinh doanh thì thu được 0,0899 đồng LNST. Qua đó, thể hiện sự gia tăng nhanh tài sản nhưng LNST thu được tương đối chậm.

25

Nhìn chung con số này vẫn nằm trong giới hạn cho phép thể hiện được mức lợi nhuận của doanh nghiệp MWG cũng như thu hút chủ đầu tư. Giá trị tài sản đầu kỳ qua các năm tăng có thể do Công ty dự trữ nhiều hàng tồn kho, giá trị tài sản cuối kì tăng qua các năm có thể do các chủ sở hữu góp thêm vốn hoặc do Công ty đã có biện pháp tốt hơn đối với các khoản phải thu khách hàng. Vì vậy tổng giá trị tài sản đầu kỳ và cuối kỳ tăng qua các năm kéo theo giá trị tài sản bình quân trong kỳ qua các năm tăng. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành 10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0

8.99

8.93

5.98 4.11

3.47

0.46 2020

2021 MWG

FRT

VRE

Hình 7: ROA của 3 doanh nghiệp MWG, FRT và VRE giai đoạn 2020-2021 Từ năm 2010-2021, MWG luôn có tỷ số ROA cao nhất trong 3 doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ MWG đang hoạt động rất có lãi, và đây cũng là một lợi thế của MWG trong việc thu hút vốn đầu tư. Tỷ số ROA của VRE và FRT không cao như MWG nhưng vẫn luôn duy trì ở mức dương cho thấy hai doanh nghiệp đang hoạt động tương đối tốt, kinh doanh có lãi không thua kém gì MWG, hoàn toàn có thể tạo được ấn tượng tốt để thu hút các nhà đầu tư. 2.3.4.3. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Dãy tỉ số ROE trong 2 có sự giảm dần, tuy nhiên không quá đáng kể. Năm 2020, tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có là 28,36 %, và cho đến năm 2021 tỷ lệ này giảm xuống còn 27,32% (giảm

26

1,04%). ROE năm 2020 phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,2836 đồng LNST, còn ROE năm 2021 phản ánh 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 0,2732 đồng LNST. Chỉ số ROE giảm trong khi đó thu nhập của Công ty tăng, từ đó cũng kết luận được lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Dù giảm trong 2 năm nhưng không quá đáng kể, hơn nữa ROE trung bình ngành năm 2021 là 21.4%, cho thấy Công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các công ty cùng ngành. ROE của Công ty giảm có thể do một vài nguyên nhân: Vốn chủ sở hữu tăng lên qua các năm do nhờ phần lợi nhuận giữ lại từ các năm trước đó. Thêm vào đó, chuỗi TGDĐ và ĐMX vẫn đóng vai trò chính trong tăng trưởng lợi nhuận, trong khi BHX đang mở rộng nên chưa có đóng góp nhiều. Vì vậy, tốc độ tăng của lợi nhuận ít hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nên ROE có xu hướng giảm trong 2 năm qua. So sánh với doanh nghiệp cùng ngành:

30

28.36

27.32

26.42

25 20 15 10 5 0

8.12 4.29 2.02 2020

2021 MWG

FRT

VRE

Hình 8: ROE của 3 doanh nghiệp MWG, FRT và VRE giai đoạn 2020-2021 Hình 6 cho thấy tỷ suất lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (ROE) của MWG và VRE có xu hướng giảm, FRT có xu hướng tăng mạnh chứng tỏ sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của FRT cao hơn sự tăng trưởng vốn chủ sở hữu của công ty FRT. Nhìn chung năm 2020-2021, tỷ suất lợi

27

nhuận của vốn chủ sở hữu của MWG khá ổn định ở hai năm, sự chênh lệch không quá lớn chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của MWG rất có hiệu quả. VRE luôn đạt thấp nhất so với 2 công ty còn lại, chứng tỏ lợi nhuận sau thuế chưa cao và khả năng sử dụng vốn của Công ty chưa hiệu quả. 2.3.4.4. Tỷ suất lợi nhuận gộp Qua bảng số liệu, tỷ suất lợi nhuận gộp của công ty tăng nhẹ trong 2 năm vừa qua. Năm 2021 với tỷ suất là 22,47% tăng 0,4% so với năm 2020 với 22,07%. Từ đó cho thấy sức khỏe tài chính của công ty năm 2021 so với năm 2020 được đảm bảo hơn, Công ty làm ăn có lãi và kiểm soát chi phí tốt hơn, nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu và lao động. 2.3.5. Khả năng tăng trưởng Bảng 11: Khả năng tăng trưởng của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021 STT Khả năng tăng trưởng

2020

2021

1

Tỷ số lợi nhuận tích lũy

37,73%

38,67%

2

Tỷ số tăng trưởng bền vững

67,11%

62,20%

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Công ty Thông qua bảng số liệu, ta có thể thấy tỷ số lợi nhuận tích lũy và tỷ số tăng trưởng bền vững của Công ty khá cao, đều trên 20%. Tuy nhiên đối với tỷ số tăng trưởng bền vững của năm 2020-2021 có xu hướng giảm dần từ 67,11% còn 62,20%. Điều này cho thấy tỉ lệ và khả năng phát triển của Công ty đang chậm lại. 2.3.6. Nhóm chỉ số giá trị thị trường Nhóm chỉ số giá trị thị trường

2020

2021

Tỷ số P/E

13,75

19,7

Theo nghiên cứu tỷ số P/E ở năm năm 2021 tăng 43.27% so với năm 2020, thể hiện mức thu hút và sự đánh giá cao của cổ phiếu MWG đối với các nhà đầu tư. Tỷ số đang ở mức tốt thể hiện Công ty đang hoạt động tương đối hiệu quả, có khả năng sinh lời tốt. 2.4. Phân tích Dupont 2.4.1. Mô hình Dupont 3 bước

28

Bảng 12: Mô hình của Dupont 3 bước của MWG giai đoạn 2020-2021 Mô hình Dupont 3 bước

2020

2021

Tỷ suất lợi nhuận ròng (Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần)

3,61%

3,98%

Vòng quay tài sản (Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân)

2,47

2,26

Hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản bình quân/ Vốn CSH bình quân)

3,18

3,04

28,36%

27,32%

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Công ty Giai đoạn 2020-2021 tỷ suất lợi nhuận ròng của MWG có sự biến động nhẹ. Trong năm 2020, biên lợi nhuận ròng của MWG là 3,61% và tăng 0,37% vào năm 2021 lên thành 3,98%, đó là do lợi nhuận sau thuế năm 2021 đã tăng trưởng 25,04%, đạt mức 4.9 tỷ đồng. Điều này được nhận định là do sự tăng khá nhiều trong doanh thu và lợi nhuận của năm 2021, khi sức mua các mặt hàng điện tử, điện máy tăng nhiều hơn dự kiến. Về hệ số đòn bẩy tài chính của MWG có xu hướng giảm trong giai đoạn năm 2020 - 2021. Với hệ số đòn bẩy tài chính vào năm 2021 là 3,04 đã giảm so với năm 2020 cho thấy năm 2021 khi chịu sự tác động của nền kinh tế- chính trị toàn cầu. Nhận thấy Công ty đang vay nợ ở mức cao đi kèm với rủi ro lớn khi lợi nhuận trước thuế, lãi vay thấp hơn 20% tổng nợ phải trả vào năm 2021. Nhìn vào bảng tính ta thấy ROE trong 2 năm đã có sự biến động năm 2021, chỉ số ROE đã giảm từ 28,38% xuống 27,34%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng mạnh mẽ của biên lợi nhuận ròng, tăng từ 3,61% lên 3,98% và năm 2021 là thời điểm Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất bởi COVID-19. 2.4.2. Mô hình Dupont 5 bước

29

Bảng 13: Khả năng thanh khoản ngắn hạn của MWG giai đoạn 2020-2021 Mô hình Dupont 5 bước

2020

2021

Gánh nặng thuế (Lợi nhuận sau thuế/ Lợi nhuận trước thuế)

0,72

0,76

Gánh nặng lãi vay (EBT/EBIT)

0,90

0,91

5,53%

5,81%

Vòng quay tài sản (Doanh thu thuần/ Tổng tài sản bình quân)

2,47

2,26

Hệ số đòn bẩy tài chính (Tổng tài sản bình quân/ Vốn chủ sở hữu bình quân)

3,18

3,04

28,36%

27,32%

Biên lợi nhuận hoạt động (EBIT/Doanh thu thuần)

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Công ty Năm 2020, bất chấp những khó khăn đến từ dịch bệnh toàn cầu, ROE của MWG vẫn đạt ở mức cao 28,36%. Doanh nghiệp cũng nhận định từ khi chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chưa tháng nào ghi nhận lỗ nhờ giải phóng hàng tồn kho và tăng thu tiền mặt, dòng tiền hoạt động kinh doanh năm 2020 là 109,801 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2021, ROE lại giảm đột ngột do sức mua của người tiêu dùng chậm lại và chi phí tài chính tăng mạnh. Gánh nặng thuế có xu hướng tăng lên, năm 2021 tăng lên 0,04 so với năm 2020. Gánh nặng thuế không có nhiều thay đổi bởi vì lợi nhuận của Công ty tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này. MWG luôn nằm trong Top 33 doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất cả nước trong suốt nhiều năm qua. Gánh nặng lãi vay tăng nhẹ trong 2 năm để thấy được việc chủ động giảm dư nợ vay ngắn hạn trong bối cảnh lãi suất tăng đã giúp doanh nghiệp giảm áp lực chi phí lãi vay. Nối tiếp sự ổn định của các chỉ số trên là biên lợi nhuận hoạt động. Cụ thể, năm 2021 tăng 0,28% so với năm 2020. Điều này cho thấy mức lợi nhuận tạo ra từ doanh thu sau khi chi trả cho các chi phí sản xuất biến đổi và trước khi trả lãi và thuế đang ở quanh một mức ổn định. Như vậy, Công ty đang hoạt động hiệu quả và gần như không có khả năng bị lỗ, thậm chí còn có lợi nhuận đều đều.

30

Nói chung, ROE của doanh nghiệp giảm qua từng năm chủ yếu do giảm sút trong kinh doanh. Điều này thể hiện ở đồng thời 2 yếu tố: biên lợi nhuận hoạt động và biên lợi nhuận ròng. Bên cạnh đó, hệ số đòn bẩy tài chính cũng là một nguồn ảnh hưởng đến ROE bởi khi hệ số này giảm đã kéo theo gánh nặng thuế và gánh nặng lãi vay cũng thay đổi theo. 2.5. Đánh giá tình hình tài chính công ty 2.5.1. Ưu điểm Đầu tiên, ghi nhận về doanh thu và lợi nhuận của MWG luôn có mức tăng trưởng ấn tượng. Trong thời kì dịch bệnh, khi nhiều doanh nghiệp thậm chí phải đóng cửa, MWG vẫn luôn xuất sắc đạt mục tiêu tăng trưởng mỗi năm, chưa ghi nhận lỗ cho bất kì năm nào trong 2 năm 2020-2021. Điều này cho thấy Công ty đã áp dụng các chiến lược kinh doanh hiệu quả, thu hút khách hàng mới và mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh. Đồng thời ưu tiên tìm kiếm và phát triển thêm những ngành hàng mới, sáp nhập và mở rộng các mối quan hệ hợp tác. Bên cạnh đó, MWG đã làm rất tốt việc quản trị chi phí kinh doanh khi Công ty đã nhập hàng trực tiếp từ nhà máy lớn, giảm được các chi phí trung gian. Đặc biệt là không độc quyền nguồn cung mà đa dạng các nhà cung cấp để tạo dựng các mối quan hệ và đảm bảo ổn định lâu dài. Ưu điểm tiếp theo là chiến lược phát triển doanh nghiệp linh hoạt, thông minh, biết nắm bắt hoàn cảnh thị trường. Như năm 2021 doanh thu thuần và lãi ròng hợp nhất MWG tăng đến 13% và 25% so với năm 2020. Ngoài ra, MWG còn là một trong số những doanh nghiệp trên sàn chứng khoán sử dụng tốt Đòn bẩy tài chính để mở rộng mạng lưới kinh doanh. Đặc biệt việc đi vay sau đó cho vay lại với lãi suất cao hơn đã đem về cho doanh nghiệp này hàng trăm tỷ. 2.5.2. Nhược điểm Phần lớn các sản phẩm của TGDĐ là các sản phẩm điện tử nhập khẩu từ các hãng lớn như Apple, Oppo, Samsung, HP, Dell,..., nên giá bán các sản phẩm của MWG vẫn cao hơn so với các đối thủ như Cellphone S, Hoàng Hà, TechOne,... Từ đó, Công ty chịu áp lực cạnh tranh về giá, cần tối ưu các chi phí, cũng như đưa ra các dịch vụ chăm sóc khách hàng để nâng cao sức mua.

31

Qua phân tích chỉ số nợ/vốn chủ sở hữu có thể thấy các khoản nợ nhiều hơn vốn chủ sở hữu và đang có xu hướng tăng. Chứng tỏ Công ty đã sử dụng nợ nhiều hơn để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh. MWG cần có những giải pháp hạn chế các khoản nợ và nâng cao sử dụng vốn chủ sở hữu. MWG có lượng hàng tồn kho lớn, sẽ dẫn đến nhiều khoản mục như chi phí tồn kho, chí phí lãi vay,…. Vì thế Công ty cần xem xét và cân nhắc dự trữ một lượng hàng tồn kho hợp lý, tránh ảnh hưởng tới doanh thu. Các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng tăng, cho thấy Công ty chưa thu hồi đc các khoản nợ. Vì vậy, MWG cần phải quan tâm hơn công tác thu hồi các khoản nợ phải thu ngắn hạn và khả năng chuyển đổi thành tiền của các TSNH khác để đáp ứng nhu cầu thanh toán, tránh gây ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của Công ty. Dự án BHX tuy đem lại doanh thu lớn cho doanh nghiệp nhưng vẫn chưa hề tạo ra một đồng lợi nhuận nào, ngược lại còn khiến doanh nghiệp lỗ ròng mỗi năm. Bên cạnh đó, các vấn đề trong chất lượng hàng hóa của BHX gần đây cũng khiến uy tín của chuỗi cửa hàng này giảm bớt.

32

KẾT LUẬN 1. Giải pháp Thứ nhất, tăng hiệu quả sử dụng tài sản: Công ty cần phải sử dụng các biện pháp để tăng sức sinh lời của tài sản và giảm sức hao phí của tài sản như tìm cách tăng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế thông qua việc mở rộng thị trường, thu hút nhiều khách hàng cùng với những chương trình ưu đãi tốt. Đồng thời có chính sách kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất đến tiêu thụ tránh lãng phí nguồn lực. Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Hiện nay, Công ty có hiệu quả sửa dụng vốn thấp, chỉ yếu là đang sử dụng khoản nợ ngắn hạn để đầu tư cho dài hạn trong khi thời gian thu hồi vốn lâu gây rủi ro trong thanh toán. Một số giải pháp khắc phuc vấn đề này có thể kể đến: - Đẩy mạnh khả năng thanh toán trong ngắn hạn và đồng thời tìm kiếm các khoản nợ dài hạn có đủ điều kiện và thời gian dài hơn để đáp ứng đầu tư tài sản dài hạn vừa đảm bảo nguyên tắc tài sản dài hạn phải được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn. - Linh hoạt tìm kiếm các nguồn tài trợ khác phù hợp để bổ sung thêm nguồn vốn góp phần tăng quy mô sản xuất như: huy động trái phiếu doanh nghiệp, nguồn từ tín dụng ngân hàng.... Thứ ba, tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu: - Theo dõi chặt chẽ thời hạn của các khoản phải thu, thấy được khoản nào đến hạn hay quá hạn cần có những biện pháp thu hồi kịp thời tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu ảnh hưởng đến quy trình quay vòng vốn của công ty. - Công ty nên chủ động liên hệ với khách hàng sớm để làm việc về các khoản phải thu thay vì chờ đến ngày hoá đơn hết hạn thanh toán. Điều này không chỉ giúp công ty quản lý tốt các khoản phải thu mà còn duy trì được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng. - Đối với các doanh nghiệp đối tác: giảm giá, chiết khấu thanh toán trong thời hạn quy định hoặc sớm hơn sẽ được nhận nhiều ưu đãi, nếu vượt quá thời gian quy định thanh toán sẽ bị xử phạt theo chế tài và được ghi rõ trong điều khoản hợp đồng trước khi ký kết. 2. Kết luận Trong nền kinh tế đang hội nhập và cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những hướng đi riêng, mục tiêu cuối cùng là xây dựng để trường tồn. Do

33

vậy, cải thiện tình trạng tài chính và nâng cao năng lực, hiệu quả kinh doanh là một trong những mục tiêu chủ yếu mà doanh nghiệp cần hướng tới. Để thực hiện được mục tiêu này và cung cấp cho các đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp với độ tin cậy cao thì phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định của các nhà đầu tư, nhà cho vay, cổ đông, người lao động và nhà quản trị doanh nghiệp. Bài tiểu luận này đã giới thiệu khái quát và phân tích báo cáo tài chính của CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động giai đoạn 2020-2021. Nhóm 7 đã thể hiện tình hình tài chính của Công ty thông qua một số chỉ tiêu: Bảng cân đối kế roán, báo cáo KQHĐKD, chỉ tiêu tài chính. Qua phân tích, nhóm đã chỉ ra được những ưu, nhược điểm về, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn đọng về tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty. Có thể thấy, CTCP Đầu Đầu tư Thế Giới Di Động là doanh nghiệp hoạt động tốt trong tình hình dịch bệnh COVID-19, là ông lớn đi đầu trong ngành bán lẻ trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng gặp không ít trở ngại trong việc giữ vững ngôi vị đứng đầu. Dù gặp nhiều thách thức khó khăn từ nền kinh tế thị trường hay gặp thêm nhiều đối thủ nhưng MGW đã thích nghi được với môi trường và thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp để đáp ứng được nhu cầu biến đổi của thị trường và thu hút đa dạng tệp khách hàng. Tóm lại, MWG vẫn là doanh nghiệp vô cùng tiềm năng, có nhiều triển vọng trong tương lai.

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ATP SOFTWARE, “Phân tích SWOT Thế Giới Di Động đầy đủ nhất 2022”, https://atpsoftware.vn/phan-tich-swot-the-gioi-di-dong.html, truy cập ngày 29/11/2023 2. MWG, https://mwg.vn/, truy cập ngày 27/11/2023 3. CafeF, “Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT”, https://s.cafef.vn/hose/frt-cong-tyco-phan-ban-le-ky-thuat-so-fpt.chn, truy cập ngày 30/11/2023 4. CafeF, “Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động”, https://s.cafef.vn/hose/mwgcong-ty-co-phan-dau-tu-the-gioi-di-dong.chn, truy cập ngày 30/11/2023 5. CafeF, “Công ty Cổ phần Vincom Retail”, https://s.cafef.vn/hose/vre-cong-ty-co-phanvincom-retail.chn, truy cập ngày 30/11/2023

35