Cong Ty Xuyen Quoc Gia - Tap Doan Honda Va Chuyen Giao Cong Nghe [PDF]

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ BÁO CÁO TẬP ĐOÀN HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Nhóm thực hiện Cao Thị

3 0 317KB

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

Cong Ty Xuyen Quoc Gia - Tap Doan Honda Va Chuyen Giao Cong Nghe [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO

TẬP ĐOÀN HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Nhóm thực hiện Cao Thị Quế Vũ Hồng Tươi Nguyễn Thị Quỳnh Nga Môn học: Công ty xuyên quốc gia

Hà Nội, T11/2019

ii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

MỤC LỤC PHẦN 1: GIỚI THIỆU HONDA................................................................................2 Giới thiệu chung.......................................................................................................2 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.....................................................................2 1.1.1. Người sáng lập............................................................................................2 1.1.2. Lịch sử hình thành.....................................................................................3 1.2. Hoạt động và sứ mệnh của Honda...................................................................3 1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh: các sản phẩm cơ khí thuộc ngành công nghiệp nặng....................................................................................................................... 3 1.2.2. Sứ mệnh, tầm nhìn.....................................................................................3 1.2.3. Triết lý Honda............................................................................................3 1.2.4. Triết lý phát triển:......................................................................................5 1.2.5. Chính sách quản lý: Tham vọng, tôn trọng, sáng tạo, khuyến khích.....5 1.3. Cơ cấu tổ chức...................................................................................................5 1.4. Hoạt động của Honda tại thị trường Việt Nam..............................................5 1.4.1. Công ty Honda Việt Nam..........................................................................5 PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG CỦA HONDA.....................................................................8 2.1. Mô hình kinh doanh..........................................................................................8 2.2. Chiến lược hoạt động........................................................................................9 2.2.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia Honda..............9 2.2.2. Áp lực giảm chi phí ( chuẩn hóa) hay địa phương hóa..........................10 2.2.3 Phân loại chiến lược phát triển của Honda.............................................10 2.3. Chiến lược marketing quốc tế........................................................................12 2.3.1. Đánh giá thị trường..................................................................................12 2.3.2.Chiến lược sản phẩm quốc tế...................................................................13 2.3.3.Chiến lược chiêu thị quốc tế.....................................................................13 2.3.4.Chiến lược định giá quốc tế......................................................................13 2.3.5.Chiến lược phân phối quốc tế...................................................................13 2.4. Chiến lược marketing của Honda tại Việt Nam...........................................13 2.4.1 Đánh giá thị trường...................................................................................13 2.5. Hoạt động tài chính.........................................................................................15 CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

ii

iii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 2.5.1. Mạng lưới hoạt động................................................................................15 2.5.2. Kết quả hoạt động....................................................................................15 PHẦN 3: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA HONDA.....................................21 3.1. Tổng quan chuyển giao công nghệ.................................................................21 3.1.1. Khái niệm..................................................................................................21 3.1.2.Đối tượng chuyển giao công nghệ............................................................21 3.1.3.Hình thức chuyển giao công nghệ............................................................21 3.1.4.Phương thức chuyển giao công nghệ.......................................................22 3.2. Chuyển giao công nghệ của Honda................................................................22 3.2.1. Cơ chế chuyển giao công nghệ của Honda.............................................22 3.2.2. Honda R&D..............................................................................................22 3.3. Thuận lợi và khó khăn trong chuyển giao công nghệ của Honda ở các nước đang phát triển.......................................................................................................23 3.3.1. Thuận lợi...................................................................................................23 3.3.2. Khó khăn..................................................................................................24 3.4. Chuyển giao công nghệ của Honda Việt Nam...............................................24 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................28 Tài liệu tham khảo tiếng anh:...............................................................................28 Tài liệu tham khảo tiếng Việt................................................................................28 Website...................................................................................................................28

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA iii

iv

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

PHẦN 1: GIỚI THIỆU HONDA Giới thiệu chung Tên công ty: Công ty TNHH nghiên cứu Honda (Honda Motor Company, Ltd) Slogan: THE POWER OF DREAMS Thể loại: Công ty đa quốc gia Lĩnh vực kinh doanh: các sản phẩm cơ khí thuộc ngành công nghiệp nặng Giám đốc điều hành: Hachigo Takahiro (tháng 6/2015) Doanh thu: 15,36 nghìn tỷ JPY (2018) Thành lập: 24 tháng 9, 1948, Trụ sở: Minato, Tokyo, Nhật Bản Người sáng lập: Soichiro Honda và Takeo Fujisawa Khu vực hoạt động: 6 khu vực chính: Trung Quốc, các nước Châu Á Thái Bình Dương khác, Châu Âu-Trung Đông Châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nhật Bản.

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1.1. Người sáng lập Honda Soichiro (17/11/1906 – 5/8/1991) là người sáng lập hãng xe hơi Honda. Ông sinh ra ở Hamamatsu, Shizuoka, Nhật Bản. Ảnh: Nhà sáng lập Soichiro Honda và Slogan của Honda Nguồn: Crv Honda Mỹ Đình Wordpress Suốt thời thơ ấu Honda phụ giúp cha ông là Gihei, người thợ mộc trong nghề sửa xe đạp. Mẹ của ông - bà Mika là thợ dệt. Đến tuổi 15 Honda không học hành bài bản gì lại lên Tokyo tìm việc. Ông được nhận vào làm thợ sửa xe tại một gara xe hơi và đã làm ở đó trong sáu năm từ 1922 đến 1928 trước khi về quê mở một tiệm sửa xe hơi cho riêng mình ở tuổi 22. Năm 1948 Honda bắt đầu sản xuất xe máy trong cương vị chủ tịch Công ty Honda. Ông đã biến công ty thành một tập đoàn đa quốc gia giá trị hàng tỉ đô la chuyên sản xuất ra những xe máy bán chạy nhất thế giới. Tài năng về kỹ thuật và tiếp thị của Honda thể hiện ở việc bán nhiều vượt tưởng tượng các loại xe Triumph ở thị trường nội địa và Harley-Davidson. Năm 1959 Xe máy Honda mở đại lý bán sỉ đầu tiên tại Hoa Kỳ. CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA iv

v

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ông giữ chức chủ tịch công ty đến khi nghỉ hưu năm 1973 nhưng vẫn là giám đốc. Năm 1983 ông được nhận chức danh "cố vấn cao cấp". Ông được tạp chí People xếp trong danh sách năm 1980 của "25 người gây thú vị nhất năm", và tôn ông là "Henry Ford của Nhật Bản". 1.1.2. Lịch sử hình thành - Công ty Động cơ Honda được thành lập vào năm 1948, dù nền kinh tế Nhật vốn bị hủy hoại sau Thế chiến thứ hai và thiếu thốn nhiên liệu, tiền bạc, ông Soichiro Honda đã nhân cơ hội nước Nhật có nhu cầu đi lại nhiều, để thành lập công ty. - Công ty đã gắn động cơ vào xe đạp tạo ra một phương tiện đi lại hiệu quả và rẻ tiền,sau đó bắt đầu sản xuất từ xe máy tới xe tay ga. - Hãng bắt đầu sản xuất xe hơi vào năm 1960 với dự định dành cho thị trường Nhật Bản là chủ yếu. Honda rồi cũng có chân trong thị trường xe hơi Mỹ vào năm 1972 và có nhiều thành công hơn nữa cho đến nay. - 1963 Honda bắt đầu phát hành chiếc xe thể thao đầu tiên của mình (S500) và xe tải nhẹ (T360). -1969 nhà máy sản xuất ô tô nước ngoài đầu tiên của Honda được thành lập ở Đài Loan. - Đến thập niên 1970 công ty trở thành nhà sản xuất xe máy lớn nhất thế giới và từ đó đến nay chưa bao giờ để mất danh hiệu này. - 1972 Civic phát hành,1976 Accord phát hành , 1989 Accord trở thành mẫu xe bán chạy nhất trong các mẫu xe tại Mỹ.

1.2. Hoạt động và sứ mệnh của Honda 1.2.1. Lĩnh vực kinh doanh: các sản phẩm cơ khí thuộc ngành công nghiệp nặng - Sản phẩm chính: xe máy,ô tô - Sản phẩm mới: thiết bị điện tử khác như thuyền máy, máy cắt cỏ, máy tỉa cây, máy bơm nước, máy bay (HondaJet), pin mặt trời,xe đạp leo núi - Sản phẩm thông minh: Robots 1.2.2. Sứ mệnh, tầm nhìn Sứ mệnh: Duy trì quan điểm toàn cầu. Tâm niệm sản xuất cung cấp sản phẩm chất lượng cao nhất, nhưng ở một mức giá hợp lý cho sự hài lòng của khách hàng trên toàn thế giới. Tầm nhìn: Để đáp ứng nhu cầu cụ thể của khách hàng ở các vùng khác nhau trên thế giới, Honda có cơ sở mạng lưới bán hàng, nghiên cứu., các trung tâm phát triển và các cơ sở sản xuất ở từng khu vực. Hơn nữa, như là công ty trách nhiệm xã hội, Honda cố gắng để giải quyết các vấn đề quan trọng môi trường và an toàn. CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

v

vi

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1.2.3. Triết lý Honda Các triết lý Honda này không chỉ được chia sẻ bởi toàn thể các nhân viên của Honda mà còn tạo nên nền tảng cho tất cả các hoạt động của Honda và thiết lập các tiêu chuẩn cho việc thực hiện và ra quyết định của tất cả các nhân viên trong Tập đoàn Honda.  Niềm tin cơ bản Nền tảng của Tôn chỉ Công ty bao gồm 2 niềm tin cơ bản: ●

Tôn trọng con người



Ba niềm vui

1. Tôn trọng con người Mỗi con người sinh ra là một cá thể tự do, độc đáo, với khả năng tư duy, lập luận và sáng tạo và khả năng mơ ước. “Tôn trọng con người” đòi hỏi Honda khuyến khích và phát triển những đặc tính này trong công ty bằng việc tôn trọng những khác biệt cá nhân và tin tưởng lẫn nhau như những người cộng sự bình đẳng Lòng tin Mối quan hệ giữa các thành viên Honda dựa trên sự tin cậy lẫn nhau. Lòng tin đó được tạo lập bởi sự nhận thức tôn trọng cá nhân, giúp đỡ những người gặp khó khăn, nhận sự giúp đỡ lúc khó khăn, chia sẻ kiến thức, đóng góp chân thành để hoàn thành trách nhiệm. Chủ động Hãy suy nghĩ một cách sáng tạo và hành động theo sáng kiến và đánh giá của chính bạn, đồng thời nhận thức rõ về trách nhiệm đối với kết quả của những hành động đó. Bình đẳng Nhận thức và tôn trọng những khác biệt cá nhân trong mỗi người và đối xử với nhau một cách công bằng. Công ty chúng tôi cam kết thực hiện theo nguyên tắc này và tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân. Cơ hội cho từng cá nhân không phụ thuộc vào chủng tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, nguồn gốc, quốc tịch, học vấn, địa vị kinh tế hay xã hội 2. Ba niềm vui Honda đặt 3 niềm vui lên hàng đầu: Niềm vui Mua hàng Đạt được thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và mong đợi của mỗi khách hàng. Niềm vui Bán hàng Đạt được khi những người tham gia vào việc bán và cung ứng dịch vụ cho các sản phẩm Honda phát triển mối quan hệ với khách hàng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA vi

vii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Niềm vui Sáng tạo Đạt được khi chất lượng sản phẩm vượt quá sự mong đợi và chúng ta có được niềm tự hào khi công việc tiến hành thuận lợi. Đạt được khi các thành viên Honda và các nhà cung cấp tham gia vào việc phát triển, thiết kế và sản xuất các sản phẩm Honda nhận thấy niềm vui của khách hàng cũng như các đại lý của Honda có được do những nỗ lực của mình.  Tôn chỉ công ty (sứ mệnh) Duy trì quan điểm toàn cầu, chúng tôi nỗ lực hết mình cung cấp các sản phẩm có chất lượng tốt nhất, với giá cả hợp lý nhằm thỏa mãn khách hàng trên toàn thế giới 

Chính sách quản lý ● Luôn vươn tới bằng tham vọng và sự tươi trẻ. ●

Tôn trọng lý thuyết vững chắc, phát triển những ý tưởng mới, và sử dụng thời gian hiệu quả nhất.



Hứng thú trong công việc và khuyến khích giao tiếp cởi mở.



Không ngừng phấn đấu cho một quy trình làm việc hài hòa.



Luôn quan tâm đến giá trị của nghiên cứu và nỗ lực.

1.2.4. Triết lý phát triển: POWER OF DREAMS”-”SỨC MẠNH CỦA NHỮNG GIẤC MƠ” chính là thông điệp mà tập đoàn auto Nhật muốn gửi đến cho 7 tỉ người đang sống trên khắp thế giới. Có mạng lưới phân phối hầu như tất cả quốc gia trên thế giới với đa dạng các sản phẩm: xe máy,auto,động cơ thủy lực,thiết bị năng lượng..đến cả robot. Do đó: TIÊN PHONG SÁNG TẠO chính là triết lý đi sâu vào tâm trí của bất kỳ một người nhân viên Honda. 1.2.5. Chính sách quản lý: Tham vọng, tôn trọng, sáng tạo, khuyến khích Tiếp tục với tham vọng và luôn luôn trẻ trung. Tôn trọng lý thuyết âm thanh, phát triển ý tưởng mới, và làm cho việc sử dụng thời gian hiệu quả nhất. Tạo niềm vui trong công việc và khuyến khích giao tiếp cởi mở. Phấn đấu liên tục cho một dòng chảy công việc hài hòa. Hãy nghĩ đến những giá trị của nghiên cứu và nỗ lực.

1.3. Cơ cấu tổ chức *Hiện nay, đứng đầu tập đoàn Honda là ông Takanobu Ito Bên cạnh đó, Honda còn có hệ thống lãnh đạo quản lý hết sức chi tiết và rõ ràng để đáp ứng hoạt động quốc tế của tập đoàn, gồm : - 8 bộ phận chính: xe máy, ô tô, sản phẩm năng lượng, dịch vụ khách hàng, sản xuất, giao dịch, hỗ trợ kinh doanh, quản lý kinh doanh. CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

vi i

viii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - Ở 6 khu vực: Trung Quốc, các nước Châu Á Thái Bình Dương khác, Châu Âu-Trung Đông Châu Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nhật Bản. Hình 1: Cơ cấu tổ chức của tập đoàn Honda Nguồn: Honda Global

1.4. Hoạt động của Honda tại thị trường Việt Nam 1.4.1. Công ty Honda Việt Nam a, Sự hình thành Được thành lập vào năm 1996, công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản phẩm chính: xe máy và xe ô tô. Công ty Honda Việt Nam tuy mới chỉ được thành lập và hoạt động trong khoảng 20 năm nhưng đã có những thành tích đáng kể trong nền công nghiệp sản xuất và lắp ráp động cơ xe máy và ôtô. Hiện nay, công ty Honda Việt Nam có 2 nhà máy sản xuất xe máy chính cùng với một nhà máy ô tô ở Vĩnh Phúc. Với sản phẩm xe gắn máy, Honda đã thực sự trở thành thương hiệu hàng đầu tại thị trường Việt Nam với hơn 70% thị phần xe gắn máy, vượt xa so với Yamaha, Suzuki, SYM. Ngoài ra, ở lĩnh vực sản xuất ôtô, Honda cũng đang được ưa chuộng với 2 dòng sản phẩm chính là CIVIC và CR-V đỉnh cao về phong cách và chất lượng. Tính đến hết 2016, doanh số cộng dồn của Honda ôtô Việt Nam đạt sản lượng 50 nghìn xe. Thành tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Honda Việt Nam được đánh giá là cao trong ngành, ngay cả khi nền kinh tế gặp khó khăn thì doanh số bán hàng của công ty vẫn rất lớn. Không chỉ chú trọng hoạt động kinh doanh, công ty còn tích cực tham gia vào các hoạt động hỗ trợ giáo dục, bảo vệ môi trường, hoạt động tình nghĩa, từ thiện. b, Lịch sử phát triển Tháng 3 năm 1998, Honda Việt Nam khánh thành nhà máy thứ nhất. Được đánh giá là một trong những nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhà máy của Honda Việt Nam là minh chứng cho ý định đầu tư nghiêm túc và lâu dài của Honda tại thị trường Việt Nam. ●

Thành lập: Năm 1998.



Trụ sở: Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.



Vốn đầu tư: USD 290,427,084.



Lao động: 3.560 người.



Công suất: 1 triệu xe/năm. CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

vi ii

ix

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Công ty Honda Việt Nam (HVN) là công ty liên doanh gồm 03 đối tác: ●

Công ty Honda Motor (Nhật Bản – 42%)



Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan – 28%)



Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông Nghiệp Việt Nam – 30%)

Tháng 3 năm 2005, Honda Việt Nam chính thức nhận được giấy phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Đây là một mốc lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển của Công ty. Chỉ sau 1 năm và 5 tháng, Honda Việt Nam đã xây dựng thành công nhà máy, xây dựng mạng lưới đại lý, các chương trình đào tạo bán hàng, dịch vụ, lái xe an toàn cho nhân viên các đại lý và ra mắt mẫu xe đầu tiên vào tháng 8 năm 2006. Từ thời điểm đó, Honda Việt Nam không chỉ được biết đến là nhà sản xuất xe máy với các sản phẩm danh tiếng mà còn là nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính: ●

Sản xuất, lắp ráp, mua bán và cho thuê xe máy và xe ô tô mang nhãn hiệu Honda



Cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa, bảo dưỡng và dịch vụ sau bán hàng cho xe ô tô và xe máy.



Xuất khẩu và nhập khẩu xe máy và xe ô tô nguyên chiếc, linh kiện, chi tiết phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất ô tô xe máy.

c, Cơ cấu tổ chức Hình 2: Cơ cấu tổ chức của Honda Việt Nam Nguồn: Honda Việt Nam d, Cấu trúc hệ thống phân phối * Khách hàng tổ chức bao gồm: Hình 3: Cấu trúc hệ thống phân phối của honda Việt Nam Nguồn: Honda Việt Nam

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA ix

x

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG CỦA HONDA 2.1. Mô hình kinh doanh Hình 4: Mô hình kinh doanh Canvas của Honda Nguồn: Vizologi GIÁ TRỊ MANG LẠI CHO KHÁCH HÀNG ● Tạo ra những sản phẩm thông minh giúp tăng cường khả năng chuyển động và tăng niềm vui cho mọi người. ● Điện năng và nhiên liệu thay thế ● Các loại xe điện ● Nghiên cứu trí tuệ nhân tạo/robot, phát hành robot ASIMO vào năm 2000. Đa dạng chủng loại sản phẩm

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

x

xi

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ĐỐI TÁC CHÍNH  Nhà đầu tư  Đối tác phân phối  Nhà cung cấp các bộ phận và thành phần  Nhà phát triển chức năng công nghệ  Các nhà sản xuất ô tô khác  Hàng không vũ trụ  Honda có ba liên doanh tại Trung Quốc  Công ty con pin mặt trời của Honda - Honda Soltec  Hệ sinh thái RACING

CƠ CẤU CHI PHÍ       

HOẠT ĐỘNG CHÍNH        

Thiết kế Nghiên cứu và phát triển Quản lý chuỗi cung ứng Chế tạo, Kỹ thuật Mạng Phân phối đảm bảo chất lượng Hoạt động Phát triển sản phẩm, Tiếp thị và bán hàng  Các dịch vụ tài chính  Sản phẩm và dịch vụ mới

DÒNG DOANH THU

Chi phí linh kiện Chi phí sản xuất và hậu cần Thiết kế Đảm bảo chất lượng Bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT Chi phí R&D (5.7% doanh thu) Sản phẩm và dịch vụ mới

 Bán ô tô, xe thương mại, xe hạng sang, xe máy, xe tay ga  Máy phát điện, máy bơm nước  Thiết bị sân vườn, máy kéo, động cơ phía ngoài  Rô bốt, Máy bay phản lực, Pin mặt trời màng mỏng  Internavi (Viễn thông) và Phụ tùng  Dịch vụ sau bán hàng và các DV tài chính  Cấp phép (Lisencing)

2.2. Chiến lược hoạt động 2.2.1 Chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty đa quốc gia Honda ❖ Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh: Phát sinh khi công ty vượt trội đối thủ cạnh tranh trong việc thu hút và giữ khách hàng (Chất lượng, sản phẩm, dịch vụ,...)phân loại dựa vào phạm vi thị trường cạnh tranh:

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xi

xii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ -

Thị trường rộng: “chiến lược dị biệt”sản phẩm công ty cung cấp giá trị độc đáo cho nhiều thị trường có hiệu quả để bảo vệ vị trí trên thị trường và hoàn vốn nhanh.

-

Thị trường hẹp: “ chiến lược khác biệt trung tâm” Sản xuất sản phẩm dựa trên khả năng tạo ra giá trị cao hơn cho khách hàng thuộc một số phân khúc thị trường mục tiêu.

❖ Chiến lược chi phí thấp: Tìm phương cách sản xuất, phân phối hiệu quả hơn cạnh tranh, phân loại dựa vào phạm vi thị trường cạnh tranh: -

Thị trường rộng: “Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp” tăng cường công nghệ kỹ thuật thực hiện được khi có những rào cản ngăn chặn đối thủ cạnh tranh đạt chi phí thấp.

-

Thị trường hẹp: “Chiến lược dẫn đầu chi phí thấp có tập trung” Thực hiện tại một số thị trường hẹp, công ty đưa ra giá bán thấp hơn đối thủ cạnh tranh

2.2.2. Áp lực giảm chi phí ( chuẩn hóa) hay địa phương hóa a, Áp lực giảm chi phí( chuẩn hóa) sản xuất số lượng lớn sản phẩm ở địa điểm tối ưu trên thế giới: -

Giá cả là yếu tố cạnh tranh chủ yếu.

-

Sản phẩm phục vụ nhu cầu toàn thế giới

b, Địa phương hóa: Sản phẩm được sản xuất khác nhau do từng thị trường riêng biệt phụ thuộc vào sự khác nhau của : Nhu cầu thị trường, Cơ sở hạ tầng, Kênh phân phối, Sản phẩm địa phương có khả năng thay thế,.Yêu cầu của chính quyền sở tại 2.2.3 Phân loại chiến lược phát triển của Honda ❖ Chiến lược toàn cầu( global strategy) là chiến lược cạnh tranh nhằm gia tăng lợi nhuận trên cơ sở cắt giảm chi phí trên phạm vi toàn cầu. - Đặc điểm ● Doanh nghiệp tung ra các sản phẩm giống nhau và sử dụng cùng một chiến lược marketing trên tất cả các thị trường. ● Từng hoạt động tạo giá trị như sản xuất, marketing, phát triển sản phẩm được tập trung thực hiện ở một số ít địa điểm trên thế giới nhằm khai thác kinh tế quy mô và kinh tế địa điểm.

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

xi i

xiii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ● chiến lược phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm mang tính chuẩn hóa, cạnh tranh chủ yếu dựa trên chi phí – giá như linh kiện điện tử, bán dẫn, bán thành phẩm... ● Ưu điểm - Tiết kiệm chi phí do sản phẩm được tiêu chuẩn hoá và sử dụng cùng một chiến lược marketing. - Chi phí tiết kiệm được cho phép doanh nghiệp bán sản phẩm với giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh hoặc so với mức giá trước đây, từ đó giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị phần trên đoạn thị trường của mình. - Chiến lược toàn cầu cũng cho phép các nhà quản trị chia sẻ các kinh nghiệm và kiến thức có được ở một thị trường với các nhà quản trị ở các thị trường khác. Chiến lược này phù hợp ở nơi mà sức ép giảm chi phí lớn và yêu cầu phản ứng địa phương rất nhỏ.  Nhược điểm -Làm cho các doanh nghiệp không chú ý đến những sự khác biệt quan trọng trong sở thích và thị hiếu của người mua ở các thị trường khác nhau. -Không cho phép doanh nghiệp thay đổi sản phẩm của mình, trừ những thay đổi không đáng kể trên bề ngoài như màu sắc, đóng gói...Điều này có thể tạo ra cơ hội cho đối thủ cạnh tranh nhảy vào và đáp ứng nhu cầu đang bị bỏ trống của người tiêu dùng, từ đó tạo ra một thị trường mới. -Chiến lược này không thích hợp ở những nơi có yêu cầu thích ứng với địa phương cao. ❖ Chiến lược quốc tế -

Đặc điểm: Sản phẩm được sản xuất tại thị trường nội địa và bán ra thị trường các quốc gia khác với sự điều chỉnh tối thiểu theo yêu cầu của địa phương: Đi vào thị trường thiếu kỹ năng và thường theo một kiểu mẫu phát triển giống nhau khi mở rộng ra thị trường nước ngoài

-

Ưu điểm: Công ty đã chuyển giao được lợi thế của mình ra ngoài để mở rộng quy mô hoạt động. Tận dụng các kinh nghiệm sản xuất và ưu thế về sản phẩm kỹ năng để cạnh tranh trên thị trường

-

Nhược điểm: Do sử dụng cùng mô hình nên sản phẩm của công ty ở các thị trường giống nhau, cách thức tiếp cận thị trường như nhau nên chỉ có thể đáp ứng yêu cầu chung nhất trên tất cả thị trường, chưa đáp ứng được nhu cầu riêng biệt của khách hàng ở từng khu vực.Hơn nữa vì phải thành lập các xưởng sản xuất ở nước ngoài nên không tiết kiệm được chi phí sản xuất và hiệu ứng kinh

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

xi ii

xiv

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ nghiệm. Đặc biệt là dễ dàng đánh mất lợi thế cạnh tranh ở các thị trường khó tính ❖ Chiến lược xuyên quốc gia -Đặc điểm: Là chiến lược ưu việt nhất khi áp lực giảm chi phí và thích nghi với địa phương đều cao, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh mạnh -Ưu điểm: Tận dụng được lợi thế theo quy mô giúp làm giảm chi phí tối đa -Nhược điểm: Cần tổ chức nhiều hoạt động, chương trình phát triển sản phẩm, sản xuất,....tập trung để đạt hiệu quả cao cũng như các chương trình marketing vẫn còn hạn chế chưa gần gũi với người tiêu dùng các khu vực. ❖ Chiến lược đa nội địa -Đặc điểm: Chiến lược đa nội địa được đặt ra cho doanh nghiệp khi áp lực giảm chi phí thấp và áp lực thích nghi địa phương cao. -Ưu điểm: Các đơn vị hoạt động độc lập, tập trung vào việc đa dạng giá trị sử dụng đáp ứng nhu cầu của từng địa phương, cho phép thay đổi sản phẩm để đáp ứng những thay đổi của thị trường và cho phép quyền quyết định chiến lược, phân quyền về các quốc gia giúp nâng cao khả năng tập trung và cạnh tranh trên từng khu vực. -Nhược điểm: Không khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô bởi các sản phẩm, dịch vụ ở từng địa phương mang những đặc trưng, phong cách phục vụ riêng, không thống nhất với nhau

2.3. Chiến lược marketing quốc tế Marketing quốc tế là một quá trình nhận dạng hóa và dịch vụ mà khách hàng nước ngoài mong muốn, từ đó cung cấp sản phẩm đúng người, đúng thời điểm. Nhìn chung với chiến lược marketing quốc tế nhìn chung giống tiến hành trong nước nhưng có một vài thay đổi nhằm thích ứng với đặc điểm của mỗi quốc gia. 2.3.1. Đánh giá thị trường Phân tích đặc trưng cơ bản của thị trường nhằm mục đích hướng tới việc định vị chính xác các đề nghị cụ thể và các thị trường mục tiêu. Quá trình này bao gồm 6 bước gạn lọc : ● Gạn lọc sơ khởi : là quá trình kiểm tra nhu cầu cơ bản tiềm năng ở thị trường nước ngoài về hàng hóa và dịch vụ của công ty đa quốc gia ● Gạn lọc các điều kiện kinh tế và tài chính được sử dụng để rút gọn danh sách những thị trường tiềm năng bằng việc loại bỏ những thị trưởng không đáp ứng xem xét về kinh tế và tài chính trong qua các chỉ số thị trường ( Quy mô thị trường,Cường độ thị trường, Sự phát triển thị trường ) CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

xi v

xv

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ● Gạn lọc về sự tác động của chính trị và pháp luật : xem xét những hàng rào hạn chế nhập khẩu, giới hạn sự hợp tác kinh doanh của doanh nghiệp nước sở tại và sự ổn định của chính phủ ● Gạn lọc về tác động của văn hóa : xem xét những tác động của văn hóa xã hội như ngôn ngữ , thói quen làm việc , tôn giáo , . . . ● Gạn lọc thử năm : môi trường cạnh tranh, tùy vào mục đích để quyết định có thâm nhập vào thị trường hay không. ● Gạn lọc thông tin hoàn chỉnh : đi thực địa và nói chuyện với các văn phòng đại diện thương mại hoặc các quan chức địa phương để bổ sung dữ liệu . 2.3.2.Chiến lược sản phẩm quốc tế Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa riêng biệt và khách hàng ở quốc gia thị trường mục tiêu. - Đặc tính sản phẩm hàng tiêu dùng hàng công nghiệp, lòng tin của người tiêu dùng . - Nền kinh tế , - Văn hóa ảnh hưởng đến thông điệp marketing phong cách, mỹ học, sự tiện lợi thoải mái, màu sắc và ngôn ngữ - Luật pháp địa phương - Vòng đời sản phẩm 2.3.3.Chiến lược chiêu thị quốc tế Kích cầu cho hàng hóa và dịch vụ công ty qua quảng cáo và bán hàng cá nhân 2.3.4.Chiến lược định giá quốc tế Việc định giá hàng hóa và các dịch vụ ở thị trường quốc tế thường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xuất hiện ở việc định giá thị trường nước chủ nhà (kiểm soát của chính phủ bảo vệ nhà sản xuất trong nước , thị hiếu, biến động tiền tệ , các yếu tố leo thang giá cả) . 2.3.5.Chiến lược phân phối quốc tế Quá trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng.

2.4. Chiến lược marketing của Honda tại Việt Nam 2.4.1 Đánh giá thị trường a. Đánh giá thị trường: Honda đã có chiến lược đánh giá thị trường Việt Nam hết sức chính xác thông qua 5 bước gạn lọc: ❏ Gạn lọc sơ khởi : thị trường Việt Nam là thị trường có nhu cầu xe máy lớn nhất khu vực Đông Nam A . CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

x v

xvi

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ ❏ Gạn lọc các điều kiện kinh tế và tài chính : Việt Nam tiêu thụ gần 150.000 xe máy mỗi năm, chiếm tỷ lệ cao trong lợi nhuận về xe máy của Honda tại Châu Á người dân Việt ngày càng có xu hướng sử dụng dòng xe cao cấp. Sự phát triển thị trường doanh số bán xe máy tăng 5 - 10 % mỗi năm trong gần 10 năm qua . ❏ Gạn lọc về sự tác động của chính trị và pháp luật : chính trị ổn định nhưng giá nhập khẩu khá cao, do đó xây dựng nhà máy ngay tại Việt Nam sẽ thuận lợi. ❏ Gạn lọc về tác động của văn hóa thị trường xe máy: xe máy là phương tiện đi lại chủ yếu của Việt Nam. Do vậy Việt Nam là một thị trường béo bở và tiềm năng ❏ Gạn lọc thử năm : Mặc dù thị phần lớn nhất nhưng hiện nay Honda đang phải cạnh tranh rất nhiều với Yamaha SYM , Suzuki ❏ Gạn lọc thông tin hoàn chỉnh : Honda luôn có những hoạt động cộng đồng mối quan hệ với chính quyền địa phương tương đối tốt , do đó thông tin hoàn chỉnh luôn được cập nhật cao. b.Chiến lược sản phẩm ( Product ) : ❏ Xe máy vừa là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân vừa là sản phẩm cốt lõi đầu tiên của Honda. Honda CB, (Cheap Urban Bike) là mặt hàng của Honda đầu tiên tại Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc : dễ dùng , dễ đi , tiết kiệm nhiên liệu, nổi tiếng với độ bền vượt trội giúp tạo được lòng tin khách hàng. ❏ Dùng chiến lược phân biệt hóa các nhãn hiệu cho từng dòng sản phẩm với nhiều mẫu xe cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, từ bình dân như (Wave, Wave alpha, Wave S, Wave RS . . . ) đến cao cấp như SH (125i,150i..) ❏ Với công nghệ hàng đầu , vừa qua Honda còn làm mới thị trường bằng việc ra mắt chiếc Honda PCX125 có hệ thống ngắt động cơ tạm thời - tiết kiệm nhiên liệu , thân thiện môi trường bởi họ nhận thấy trong cảnh toàn cầu hóa hiện nay , ý thức người dân Việt Nam tăng vấn đề ô nhiễm môi trường không chỉ quan trọng ở các nước phát triển mà còn là vấn đề của những nước đang phát triển như Việt Nam. ❏ Nắm bắt được đặc tính sản phẩm khi xe máy là loại xe đa dụng tại Việt Nam đất nước đang trên đà phát triển thương hiệu Honda đã đi sâu vào niềm tin của khách hàng Honda đã thiết kế và đưa ra những sản phẩm có khả năng vận hành bền bỉ , liên tục đa dạng hóa sản phẩm phù hợp thị hiếu , thân thiện môi trường . Đó chính là những yếu tố tạo nên thành công cho chiến lược sản phẩm theo hướng địa phương hóa tại Việt Nam. c.Chiến lược giá ( Pricing ): - Với dòng xe bình dân, mức giá đưa ra tương đối mềm hơn so với đối thủ mà chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo như Wave hay Dream

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

x vi

xvii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - Với dòng xe cao cấp, Honda dùng chiến lược định giá tâm lý mức với mức khá cao so với những dòng xe cùng hàng khác, người tiêu dùng lại đổ xô mua khá nhiều do mong muốn có được chiếc xe đẳng cấp . ⇒ Nắm được tâm lý địa phương, Honda đã đánh trúng vào mong muốn khách hàng ở từng phân khúc để thu được lợi nhuận tối đa có thể d.Chiến lược phân phối ( Placing ) : ❏ Với 2 nhà máy sản xuất xe máy tại Việt Nam được đánh giá hiện đại nhất Đông Nam Á, Honda đã đưa Việt Nam trở thành một trong những địa điểm phân phối sản phẩm xe máy chính trên thế giới ❏ Không chỉ Việt Nam, sản phẩm của Honda được yêu mến ở các nước trong khu vực, như Malaysia, Indonesia, Lào, Cambodia . .Tính đến 2006 , HVN đã xuất khẩu được hơn 163.000 xe máy cùng với động cơ và phụ tùng xe máy , đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 96 triệu USD , biển Việt Nam trở thành 1 trong 2 nơi cung cấp xe máy và phụ tùng Honda lớn nhất Đông Nam Á cùng Thái Lan . ❏ Honda sử dụng kênh phân phối ngăn : sau khi sản xuất sản phẩm sẽ được đưa đến các cửa hàng bán lẻ đặc quyền của Honda trên khắp cả nước tạo sự thuận tiện , dễ dàng cho người mua giao dịch cũng như tận hưởng các dịch vụ hậu mãi ... e. Chiến lược chiêu thị ( Promotion ) : Từng giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm cũng được Honda khéo léo xúc tiến khi mới tung ra thị trường, Honda luôn sử dụng công cụ quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện như TV , Internet, hội chợ để kích thích nhu cầu gốc của khách hàng, thế nhưng khi bán hàng thì nguồn cung lại không đủ cho nhu cầu tăng lên điều này tạo cơn sốt sản phẩm cho người tiêu dùng , kích thích họ mua ngay lập tức . Đến giai đoạn trưởng thành Honda nhấn mạnh vào công tác khuyến mãi khi một số sản phẩm đang có xu hướng giảm dần.

2.5. Hoạt động tài chính 2.5.1. Mạng lưới hoạt động Honda có 435 công ty: 364 công ty con + 71 chi nhánh trên toàn thế giới (tính đến tháng 3/2019) Tại Việt Nam, Honda có 794 cửa hàng đại lý xe máy và 36 đại lý honda ô tô ủy quyền Ảnh 2: Giới thiệu Honda Việt Nam Nguồn: Honda Việt Nam x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA vi i

xviii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Ảnh 3: Nhà máy honda Hà Nam Ảnh: Honda Việt Nam Ảnh 4: Đại lý Honda Oto Gia Lai Nguồn: Honda Việt Nam 2.5.2. Kết quả hoạt động Trong giai đoạn từ 2005 - 2018, doanh thu tăng trưởng mạnh từ 80 tỷ USD lên đến 120 tỷ USD. Trong năm 2008, doanh thu tăng 30 tỷ USD so với năm 2005 (tăng trưởng từ gần 78 tỷ USD lên 108 tỷ USD) nhưng đến năm 2010 lại giảm đáng kể còn gần 93 tỷ USD. Lợi nhuận hàng năm dao động quanh mức 25 tỷ USD, lợi nhuận cao nhất là vào năm 2008 (hơn 31 tỷ USD). Thu nhập ròng tăng trưởng theo chu kỳ 3-5 năm, đạt được ít nhất vào năm 2009 (chỉ hơn 1 tỷ USD) và cao nhất vào năm 2018 (hơn 9,5 tỷ USD) Biểu đồ 1: Dòng doanh thu, lợi nhuận và thu nhập ròng của Honda (năm 2005 - 2018) Đơn vị: Triệu USD Nguồn: Macrotrends ● Báo cáo tài chính Theo báo cáo tài chính của Honda, doanh thu bán hàng hợp nhất trong quý 2 tài chính (từ 1/7/2019 đến 30/9/2019) đạt 3.729,1 tỷ Yên, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do giảm doanh thu bán hàng như ô tô và kinh doanh xe máy, cũng như hiệu ứng dịch thuật ngoại tệ không thuận lợi. Điều này đã bất chấp sự gia tăng doanh thu bán hàng từ kinh doanh dịch vụ tài chính. Lợi nhuận hoạt động hợp nhất trong quý hai tài chính lên tới 220,1 tỷ Yên, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do giảm chi phí sản xuất, các loại chi phí hói chung và hành chính (SG & A. Mặc dù lợi nhuận giảm liên quan đến thay đổi khối lượng bán hàng và mô hình pha trộn do giảm doanh số bán xe máy và ô tô vì sự chững lại của thị trường Ấn Độ. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế thu nhập trong quý tài chính lên tới 289,6 tỷ Yên, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận hợp nhất trong quý hai tài chính do x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA vi ii

xix

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ các chủ sở hữu của công ty mẹ lên tới 196,5 tỷ yên, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do tăng chi phí thuế thu nhập. Kết quả tài chính hợp nhất trong nửa đầu năm tài chính (từ 1 tháng 4 năm 2019 đến 30 tháng 9 năm 2019) như sau: doanh thu bán hàng hợp nhất lên tới 7.725,3 tỷ Yên, lợi nhuận hoạt động hợp nhất lên tới 472,6 tỷ Yên, lợi nhuận hợp nhất trước thuế thu nhập lên tới 579,4 tỷ đồng Yên và lợi nhuận hợp nhất trong nửa đầu năm tài chính được quy cho các chủ sở hữu của công ty mẹ lên tới 368,8 tỷ Yên. Dự báo được công bố trước đây về lợi nhuận hoạt động hợp nhất cho năm tài chính hiện tại (ngày 1 tháng 4 năm 2019 đến ngày 31 tháng 3 năm 2020) đã được điều chỉnh giảm 80,0 tỷ yên xuống còn 690,0 tỷ yên, chủ yếu để phản ánh các tác động tiền tệ bất lợi. Honda sẽ tiếp tục đạt được tiến bộ ổn định trong việc cải thiện lợi nhuận và cố gắng thiết lập một cơ cấu kinh doanh tạo ra lợi nhuận tương đương hoặc nhiều hơn so với năm tài chính trước đó. Cổ tức hàng quý trong quý hai tài chính sẽ là 28 yên / cổ phiếu và tổng cổ tức được trả cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2020 dự kiến là 112 yên / cổ phiếu (tăng 1 yên / cổ phiếu so với trước đó năm tài chính).

Nửa năm chính

đầu tài

Nửa năm chính

đầu tài

Sự khác biệt

(Kết thúc 30/9/2018)

(Kết thúc 30/9/2019)

(6 tháng)

(6 tháng)

Xe máy

10,667

10.019

-0,648

Doanh số đơn vị tập đoàn Honda * 1

Ô tô * 3

2.551

2.562

+0.011

(triệu chiếc)

Life Creation*4

2.603

2.435

-0.168

Xe máy

7.148

6.542

-0.606

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

xi x

xx

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Doanh số đơn vị hợp nhất * 2

Ô tô * 3

1.827

1.733

-0,094

(triệu chiếc)

Life Creation*4

2.603

2.435

-0.168

Doanh thu bán hàng

7.865,8

7,725,3

-140,4

Lợi nhuận hoạt động

513.8

472,6

-41,2

Tỷ trọng lợi nhuận của các khoản đầu tư được hạch toán bằng phương pháp vốn chủ sở hữu

118.2

108.1

-10,0

Lợi nhuận trước thuế thu nhập

641.3

579,4

-61,8

Profit for the period attributable to owners of the parent

455.1

368.8

-86,2

55

56

+1

110

109

Tăng 1 yên

Kết quả tài chính (tỷ yên)

Cổ tức hàng quý trên mỗi cổ phiếu (Yên) Tỷ lệ trung bình của Honda

USD =

(yên) Bảng 1: Kết quả tài chính hợp nhất trong nửa đầu năm tài chính Nguồn: Honda Global

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

x x

xxi

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ * 1: Doanh số của Tập đoàn Honda là tổng doanh số của các sản phẩm đã hoàn thành (xe máy, ATV, Side-by-Sides, ô tô, sản phẩm điện), các công ty con hợp nhất và các chi nhánh và liên doanh của nó được (sử dụng theo phương pháp vốn chủ sở hữu) * 2: Doanh số bán hàng hợp nhất là tổng doanh số của các sản phẩm đã hoàn thành (xe máy, xe mô tô, phụ, ô tô, sản phẩm điện) tương ứng với doanh thu bán hàng hợp nhất, bao gồm doanh số bán sản phẩm đã hoàn thành của Honda và các công ty con hợp nhất . * 3: Doanh số bán ô tô nhất định được tài trợ bằng các khoản vay tự động loại giá trị còn lại của các công ty tài chính Nhật Bản của Honda và được bán thông qua các công ty con hợp nhất được cho là hoạt động cho thuê theo IFRS, không được đưa vào doanh thu bán hàng hợp nhất cho khách hàng bên ngoài của Honda kinh doanh ô tô. * 4: doanh nghiệp Power Products được đổi tên thành doanh nghiệp Life Creation kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2019 * Tình hình sản xuất ô tô Nửa đầu năm tài chính hiện tại: Sản xuất tại Nhật Bản tăng trưởng trong 4 năm liên tiếp Sản xuất ở các khu vực bên ngoài Nhật Bản tăng trưởng trong 8 năm liên tiếp Sản xuất trên toàn thế giới trong nửa đầu của năm tài chính đã tăng trưởng liên tục trong 8 năm Tổng doanh số bán ô tô trong nước tại thị trường Nhật Bản trong tháng 9 năm 2019 đạt hơn 65 nghìn chiếc. FREED là chiếc xe bán chạy thứ chín trong số các đăng ký xe mới trong tháng 9 năm 2019 với doanh số 8.1107 chiếc. N-BOX là chiếc xe bán chạy nhất trong ngành trong danh mục xe mini trong tháng 9 năm 2019 với doanh số 28.484 chiếc. Nửa đầu năm tài chính 2019 Tháng 9 năm 2019

(từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2019)

 Các đơn vị

So với 18

Các đơn vị

vs.FY19

Nhật Bản

65.259

-18,2%

443.797

+ 6,8%

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

x xi

xxii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Bên ngoài Nhật Bản

364.937

+ 0,8%

2.176.886

0,2%

Tổng số trên toàn thế giới

430.196

-2,7%

2.620.683 *

+ 1,0%

* Kỷ lục cao trong nửa đầu năm tài chính Bảng 2: Tình hình sản xuất ô tô của Honda trên toàn thế giới Nguồn: Honda Global Sản xuất bên ngoài Nhật Bản Tổng số từ đầu năm đến nay Tháng 9 năm 2019    

(từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2019)

  Các đơn vị

so với 18

Các đơn vị

vs.FY19

Bắc Mỹ

146.225

+ 8,1%

927.242  

+ 8,3%

(HOA KỲ)

96.735  

-1,5%

619.061  

+ 6,4%

Châu Âu

10,391  

-20,5%

48.104  

-37,4%

Châu Á

192.901

-2,3%

1.119.852  

-2,9%

(Trung Quốc)

141,158 * 1

+ 9,4%

789,036 * 2

+ 6,6%

Khác

15,420  

-6,7%

81.688  

-14,1%

x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xi i

xxiii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Tổng số ở nước ngoài

364.937

+ 0,8%

2.176.886  

-0,2%

* 1 Kỷ lục cao trong tháng 9 * 2 Ghi cao trong bất kỳ nửa năm tài chính nào Bảng 3: Tình hình sản xuất ô tô của Honda tại các quốc gia khác Nhật Bản Nguồn: Honda Global

x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xi ii

xxiv

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

PHẦN 3: CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CỦA HONDA 3.1. Tổng quan chuyển giao công nghệ 3.1.1. Khái niệm Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. (luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14) Hình 5: Trình tự tiến hành chuyển giao công nghệ Nguồn: Slidegur, chương 5: Chuyển giao công nghệ 3.1.2.Đối tượng chuyển giao công nghệ 1. Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau: a, Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ. b. Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu. c. Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ d. Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a,b và c khoản này. 2. Trường hợp đối tượng công nghệ quy định tại khoản 1 Điều này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. 3.1.3.Hình thức chuyển giao công nghệ 1. Chuyển giao công nghệ độc lập. 2. Phần chuyển giao công nghệ trong các trường hợp sau: a. Dự án đầu tư b. Góp vốn bằng công nghệ c. Nhượng quyền thương mại d. Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ e. Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này. 3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xi v

xxv

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và e khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này. 3.1.4.Phương thức chuyển giao công nghệ 1. Chuyển giao tài liệu về công nghệ 2. Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận 3. Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận 4. Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này. 5. Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

3.2. Chuyển giao công nghệ của Honda 3.2.1. Cơ chế chuyển giao công nghệ của Honda Cơ chế chuyển giao công nghệ là hệ thống các văn bản pháp luật chính sách nghị định cùng hệ thống Cơ quan Trung ương đến địa phương, liên quan đến quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ, bao gồm thẩm định đánh giá, kiểm tra, cung cấp thông tin, tư vấn,.. Luật chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào luật chuyển giao công nghệ của từng nước. Hiện tại Honda đang chuyển giao công nghệ một cách hệ thống cho các nước tiêu biểu như Trung Quốc, Thái Lan,..Đặc biệt, Honda chọn Thái Lan làm trung tâm chuyển giao công nghệ khu vực. Bên cạnh đó, Honda Motor đã chấm dứt liên doanh sản xuất xe máy với đối tác Ấn Độ Hero Group sau 26 năm vào tháng 3/2010, tuy nhiên những chuyển giao công nghệ của honda cho Ấn Độ chỉ là những công nghệ cũ, đây không phải vấn đề khi sự hợp tác này bị chấm dứt. Honda Nhật Bản đang nỗ lực dựa vào chuyển giao công nghệ để chiếm lĩnh thị trường. Công nghệ chuyển giao vẫn trên cơ sở quản lý và kiểm soát chặt chẽ tạo lợi ích cho bên chuyển giao và bên được nhận chuyển giao.

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

x x v

xxvi

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 3.2.2. Honda R&D Honda R&D là một phần trực thuộc tập đoàn Honda. Kể từ khi thành lập vào năm 1960, Honda R&D luôn luôn theo đuổi mục tiêu là đáp ứng nhu cầu cá nhân của từng khách hàng. Công ty đóng vai trò là trung tâm nghiên cứu, phát triển chuyên về nghiên cứu nhu cầu đa dạng của con người về xe máy để lên kế hoạch phát triển xe máy Honda tại thị trường quốc tế. Honda R&D luôn tôn trọng đối với cá nhân, nhấn mạnh một hệ thống nghiên cứu và phát triển cho phép tài năng của mỗi kỹ sư phát triển trong việc theo đuổi mục tiêu cuối cùng là mang lại sự độc đáo và đổi mới cho các công nghệ và sản phẩm mà họ phát triển. Đúc kết được kinh nghiệm hơn nửa thế kỷ qua, Honda R&D luôn luôn nghĩ ra các phương thức cải tiến. Công ty đã lập ra mạng lưới toàn cầu. Tại Honda R & D, "giai đoạn R" (nghiên cứu) và "giai đoạn D" (phát triển) tạo thành quá trình biến ý tưởng thành sản phẩm. Giai đoạn D thúc đẩy các hoạt động liên quan trực tiếp đến việc tạo ra các sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. Trước giai đoạn D, giai đoạn R bao gồm tích cực theo đuổi và đánh giá các công nghệ mới đổi mới dựa trên tầm nhìn dài hạn để hoàn thành. Hai hệ thống này không hoạt động độc lập với nhau, thay vào đó, chúng tạo thành một tổng thể tích hợp, sự cộng sinh cho phép hiệu quả tối đa trong phát triển sản phẩm.

Hình 6: Hệ thống nghiên cứu và phát triển của Honda Nguồn: Honda Global Honda chọn Thái Lan làm trung tâm chuyển giao công nghệ khu vực. Các cơ sở của Honda ở Thái Lan hiện được công nhận là trụ sở sản xuất của khu vực, chia sẻ và chuyển giao chuyên môn cho các nhóm chế tạo của Honda ở các nước khác. Nhóm chế tạo tại Thái Lan được giao nhiệm vụ hỗ trợ các chi nhánh của Honda tại Đài Loan, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Pakistan và Philippin. Các nhóm chế tạo khác của Honda sẽ tới nhà máy Ayutthaya để tiếp thu kỹ năng thuộc mọi giai đoạn, từ giai đoạn thử nghiệm cho tới giai đoạn sản xuất hàng loạt. Khi các cơ sở ở những nước khác đã sẵn sàng đi vào sản xuất, nhóm ở Thái Lan có nhiệm vụ hỗ trợ về mặt kỹ thuật để chuẩn bị cho việc sản xuất hàng loạt. Vai trò trung tâm được giao cho Honda tại Thái Lan là nhờ những công nghệ tiên tiến và khả năng sản xuất mạnh mẽ ở nước này, cùng với nguồn nhân lực khéo tay, cơ sở hạ tầng tốt và mạng lưới các nhà cung cấp ô tô lớn của quốc gia Đông Nam Á này. Việc Honda mở rộng cơ sở sản xuất tại Thái Lan đã khẳng định tầm quan trọng của nước này với tư cách là thị trường chiến lược của Honda, đồng thời phản ánh nhu cầu nội địa và xuất khẩu ô tô của Honda ngày càng tăng vai trò trung tâm được giao cho Honda tại Thái Lan là nhờ những công nghệ CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

x x vi

xxvii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ tiên tiến và khả năng sản xuất mạnh mẽ ở nước này, cùng với nguồn nhân lực khéo tay, cơ sở hạ tầng tốt và mạng lưới các nhà cung cấp ô tô lớn của quốc gia Đông Nam Á này.

3.3. Thuận lợi và khó khăn trong chuyển giao công nghệ của Honda ở các nước đang phát triển 3.3.1. Thuận lợi ●

Những yếu tố bên ngoài

- Có xu thế mở rộng hợp tác và khuyến khích thương mại của thế giới - Tiến bộ công nghệ tạo ra những công nghệ tiên tiến giúp quá trình chuyển giao dễ dàng - Các nước tích lũy được nhiều kinh nghiệm trên toàn cầu - Chuyển giao công nghệ mạng lại lợi ích cho cả hai bên ●

Những yếu tố nội tại

Đó là khả năng lĩnh hội, năng lực thao tác, năng lực thích ứng, đổi mới tiềm tàng trong mỗi quốc gia -

Sự nhận thức đúng đắn về sự phát triển của công nghệ, nhận thức được qua trình cần thiết của chuyển giao công nghệ

-

Lợi dụng kỹ thuật tiên tiến để thúc đẩy nền kinh tế

-

Biết sử dụng các hình thức tiếp thu công nghệ: liên doanh, chuyển giao trọn gói, mua bản quyền, thuê chuyên gia, trao đổi thông tin.

-

Biết đón đầu, đi tắt công nghệ

3.3.2. Khó khăn ● Khách quan -

Do bản thân công nghệ phức tạp, các công nghệ được coi là công nghệ chuyển giao thường có trình độ cao hơn trình độ bên nhận

-

Công nghệ là kiến thức nên chuyển giao công nghệ mang tính chất bất định. Công nghệ không chỉ nằm trong máy móc, thiết bị, tài liệu kỹ thuật, nhiều công nghệ khó truyền đạt trong thời gian ngắn

-

Do khác biệt về ngôn ngữ, khoảng cách, trình độ ● Khó khăn bên giao

x x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA vi i

xxviii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ -

Động cơ bên giao thường khó xác định, mục tiêu của họ là lợi nhuận, vì thế họ sẽ giảm chi phí đào tạo, khó khăn trong việc có đủ nhân lực làm thủ công

-

Rắc rối về bản quyền công nghệ, khả năng thu hồi vốn đầu tư khó, thị trường bên nhận nhỏ hẹp, cạnh tranh

-

Chuyển giao cố ý trì hoãn và hoặc chỉ giao thông tin đủ để có thể vận hành ● Khó khăn bên nhận

-

Cơ sở hạ tầng yếu kém, không đủ điều kiện sử dụng công nghệ

-

Cấu trúc hạ tầng yếu kém, không đủ khả năng đồng bộ hóa

-

Phải đốt cháy giai đoạn sẽ đem lại nhiều khuyết điểm trong việc tiếp nhận, sử dụng và phát triển công nghệ

3.4. Chuyển giao công nghệ của Honda Việt Nam a, Tình hình chuyển giao công nghệ ở Việt Nam Tình hình chuyển giao Chuyển giao công nghệ thông qua dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Phần lớn các nhà đầu tư đồng thời là bên giao công nghệ và đặc biệt phát triển dưới hình thức công ty mẹ chuyển giao công nghệ cho công ty con thông qua các dự án 100% vốn FDI. chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư trong nước: Để có công nghệ, các chủ đầu tư Việt Nam thường thông qua việc mua công nghệ, hoặc mua thiết bị kèm theo công nghệ từ nước ngoài. Việc chuyển giao công nghệ được xác lập theo nguyên tắc các bên tự thỏa thuận, đàm phán, và ký kết hợp đồng.chuyển giao công nghệ thông qua hoạt động đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Chuyển giao công nghệ trong nước Ở nước ta hiện nay, nhìn chung hoạt động chuyển giao công nghệ giữa các viện, trường và cơ sở nghiên cứu cho doanh nghiệp còn hạn chế, mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát, thiếu các cơ quan dịch vụ trung gian môi giới hợp đồng triển khai công nghệ, liên kết giữa người mua và người bán công nghệ. Việc chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp trong nước còn ít, quy mô nhỏ, nội dung chuyển giao công nghệ thường không đầy đủ và hình thức chuyển giao còn đơn giản. Chuyển giao công nghệ qua các dự án đầu tư nước ngoài Theo Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được phê duyệt, số hợp đồng thuộc lĩnh vực công nghiệp hiện chiếm tới 63%, chế biến nông sản, thực phẩm chiếm 26% và y dược, mỹ phẩm chiếm 11%. Thông qua hoạt động FDI, nhiều công nghệ mới đã được thực hiện CGCN và nhiều sản phẩm mới đã x x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA vi ii

xxix

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ được sản xuất trong các xí nghiệp FDI; nhiều cán bộ, công nhân đã được đào tạo mới và đào tạo lại để cập nhật kiến thức phù hợp với yêu cầu mới. Hoạt động FDI cũng có tác động thúc đẩy phát triển công nghệ trong nước trong bối cảnh có sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Chuyển giao công nghệ thông qua nhập khẩu thiết bị, máy móc Nhờ có những điều chỉnh trong cơ chế và chính sách kinh tế mà quan hệ thương mại được mở rộng, tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận được những thành tựu mới của KHCN, từ đó đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, trình độ tay nghề của người lao động và năng suất lao động được nâng lên. b, Chuyển giao công nghệ của Honda ở Việt Nam Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa 3 đối tác là Công ty Honda Motor Nhật Bản (42%), Công ty Asian Honda Motor Thái Lan (28%) và Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam (30%). Dưới hình thức công ty liên doanh, Honda Việt Nam không nhận được sự chuyển giao công nghệ chế tạo sản xuất mà hoạt động dưới hình thức chuyên sản xuất lắp ráp. Các máy móc, linh kiện, thiết bị lắp ráp ngoài sản xuất bằng các nguyên liệu nội địa thì hầu hết được đầu tư, cung cấp bởi công ty từ Nhật hoặc nhập khẩu từ các nước phát triển như Mỹ, Hàn Quốc,...với công nghệ cao. Ngoài hình thức liên doanh, một số nhà máy Honda nhỏ được đầu tư hỗ trợ hoàn toàn 100% vốn FDI từ nước ngoài. Tuy nhiên, đến năm 1999, Việt Nam bắt đầu nhận được sự chuyển giao công nghệ từ Honda. Những phát hiện chính từ nghiên cứu trường hợp này như sau: • Liên doanh đã đào tạo rộng rãi đội ngũ nhân viên của mình và hiệu quả học tập khá đáng kể (sự lan tỏa công nghệ từ đối tác nước ngoài sang đối tác Việt Nam của liên doanh) • Công nghệ lan tỏa từ liên doanh sang các tổ chức Việt Nam khác (trong trường hợp này là các nhà cung cấp nguyên liệu và đầu vào cho sản xuất của Honda) cũng đã xảy ra tích cực và hiệu quả học tập là đáng kể) • Tuy nhiên, các loại tổ chức khác (viện nghiên cứu, trường đại học) thì không hưởng lợi nhiều từ quá trình lan tỏa này. • Học tập không chỉ xảy ra trong các vấn đề kỹ thuật, mà còn trong quản lý kinh nghiệm và kiến thức. x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xi x

xxx

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ • Bên cạnh đào tạo chính thức và cơ bản, học bằng cách làm và học nghề đào tạo không kém phần quan trọng. Trong nhiều trường hợp, kiến thức ngầm đã được học cũng như các kiến thức được mã hóa khác thông qua các tài liệu đào tạo. • Trên chính thức, Honda Việt Nam không có giới hạn về chuyển giao công nghệ, nhưng trên thực tế, công ty vẫn áp dụng một số rào cản ngầm để khuếch tán quá rộng rãi kiến thức được coi là năng lực cốt lõi của Honda (bao gồm kinh nghiệm về thực hành quản lý, bí quyết của tổ chức sản xuất). • Sự lan tỏa công nghệ và sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào hợp tác với Honda Việt Nam đã bị hạn chế bởi các yếu tố như năng lực công nghệ thấp, thiết bị lạc hậu,...Trường hợp này, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng để học cơ hội do Honda mang lại mà kết quả học tập kém. • Môi trường chính sách dường như không ảnh hưởng đáng kể đến sự lan tỏa công nghệ của Honda Việt Nam. Chính sách nội địa hóa sản phẩm của Chính phủ là một trong những các yếu tố dẫn đến sự lan tỏa công nghệ, cải thiện hiệu quả học tập và tăng khả năng công nghệ cho các đối tác Việt Nam. Công nghệ sản xuất một số bộ phận khó đòi hỏi tiêu chuẩn công nghệ cao đã được chuyển sang Honda Việt Nam. Điểm đáng chú ý nhất là công nghệ diecasting và gia công một số bộ phận của động cơ xe máy, chẳng hạn như vỏ quây, xi lanh và dòng sơn điện cực đã được áp dụng. Tất cả đã được xem xét như bằng chứng của việc chuyển giao công nghệ từ năm 1999 đến năm 2002. Hơn nữa, từ năm 2004 Honda đã đầu tư và chuyển giao công nghệ cho sản xuất trục cam được coi là trái tim trong một chiếc xe máy. c. Một số giải pháp Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu, Việt Nam phải thực sự chú ý đến vấn đề cải thiện môi trường vĩ mô, hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, đổi mới, cải tiến thủ tục hành chính liên quan đến chuyển giao công nghệ; Có chính sách đầu tư phát triển công nghiệp; Tăng cường các hoạt động đánh giá, thẩm định công nghệ; Tạo sự gắn kết giữa DN, nhà nước và tổ chức nghiên cứu KHCN. Cụ thể: - Thực hiện đa dạng các hoạt động chuyển giao công nghệ (bao gồm cả đối tượng, luồng chuyển giao, nội dung lẫn hình thức) từ nước ngoài vào Việt Nam. - Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ. Muốn vậy, ngoài chú trọng đến năng lực nội sinh của các địa phương và các vùng miền trong cả nước, cần phải chú trọng cả việc nhập công nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bước nâng cao tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

x x x

xxxi

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ - Chuyển giao công nghệ phải được đặt trong một quy hoạch, chiến lược gắn với chính sách đổi mới. Một mặt, các doanh nghiệp phải tự mình xây dựng các chiến lược kinh doanh, mặt khác, Nhà nước cần lấy các chiến lược và việc thực hiện chiến lược của DN làm cơ sở để xem xét các vi phạm về chuyển giao công nghệ. - Phải “lựa chọn công nghệ phù hợp” trong hoạt động chuyển giao công nghệ. Công nghệ thích hợp có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh trong nước như: yếu tố dân số, tài nguyên, môi trường văn hóa - xã hội và các hệ thống pháp lý - chính trị. Như vậy, vấn đề không chỉ nằm trong tiêu chuẩn về khoa học, mà còn nằm trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa - xã hội của công nghệ. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương với nhau trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Việc phối hợp này nhằm khắc phục những cản trở trong quá trình nhập công nghệ như: vốn ít, thông tin ít, lực lượng tư vấn ít, sự độc quyền của bên ngoài. - Chuyển giao công nghệ phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Nghĩa là, việc chuyển giao công nghệ một mặt phải đảm bảo mục tiêu trước mắt, mặt khác phải đảm bảo thực hiện mục tiêu lâu dài. - Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ theo hướng hình thành cơ chế mới phù hợp với cơ chế thị trường với đặc thù của hoạt động chuyển giao công nghệ và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ. - Cần đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách kinh tế - xã hội, tạo nhu cầu ứng dụng thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống; Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động của thị trường công nghệ; Cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ mới; Phát triển các tổ chức trung gian, môi giới trên thị trường công nghệ. - Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về các hoạt động chuyển giao công nghệ. Nhà nước cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ và các thành tựu ứng dụng KHCN hiện có; Xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin KHCN quốc gia liên thông quốc tế; Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho hoạt động chuyển giao công nghệ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ; Thu hút nguồn vốn FDI, sử dụng viện trợ phát triển chính thức đầu tư cho phát triển KHCN; Khuyến khích thành lập quỹ phát triển KHCN và quỹ đầu tư mạo hiểm có vốn ngân sách nhà nước.

CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA

x x xi

xxxii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng anh: 1. Zafar Husain & (2014): “Learning and technology management in an international partnership: Honda of Japan and Hero of India”, Int. J. Manufacturing Technology and Management, Vol. 11, No. 1, 2007. 2.“Analysis 5c STRATEGY” (Acamedia).

Tài liệu tham khảo tiếng Việt 3. Diệu Nhi (18/09/2019): “Chiến lược toàn cầu (Global Strategy) là gì? Ưu điểm và nhược điểm”. 4.“Chiến lược kinh doanh quốc tế của Công ty Honda Việt Nam”, (29/12/2017) 5.“Nghiên cứu thực trạng chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển” (7/1/2018) 6.“Honda chọn Thái Lan làm trung tâm chuyển giao công nghệ của khu vực” ( Theo Vietstock) 7.“Công ty Honda Việt Nam” (s.cafef.vn) 8.“Tập đoàn đa quốc gia Honda” (10/2017) 9.“Chiến lược Marketing quốc tế của công ty đa quốc gia ngành công nghiệp nặng” (16/04/2013) 10. “Luật chuyển giao công nghệ”, Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật, Bộ Khoa học và Công nghệ, Luật 07/2017/QH14. 11. Lê Thị Thu Thủy, “Chiến lược kinh doanh quốc tế của Honda tại thị trường Việt Nam”, Trường Đại học Ngoại thương.

Website Global.honda Wikipedia Honda.com.vn Vbpl.vn Vtown.vn Hondahanoivn.com Viettsock.vn x x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xi i

xxxiii

HONDA VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Microtrends

x x CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA xi ii