8 0 165KB
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh Khoa Quản trị Lớp: 132-QTKD46 (Nhóm 2)
CHẾ ĐỊNH II
VIỆC LÀM VÀ ĐÀO TẠO NGHỀ Bộ môn: Luật Lao động Giảng viên: ThS. Hoàng Thị Minh Tâm Nhóm: 02 Danh sách thành viên: STT
Họ và tên
MSSV
1
Bùi Thanh Tuyền
2153401010133
2
Lê Thị Yến Nhi
2153401010083
3
Đinh Quang Phúc
2153401010156
4
Nguyễn Thị Hồng Ngọc
2153401010077
5
Phan Thị Yến Vy
2153401010147
6
Nguyễn Hoàng Yến
2153401010151
7
Lê Cẩm Viên
2153401010140
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 03 năm 2024
TÌNH HUỐNG 1 Vào ngày 10/6/2021 Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc (sau đây viết tắt là Công ty Khánh Ngọc) đại diện là bà Phạm Thị Trúc P đã ký kết Hợp đồng đào tạo nghề số 14/2021/HĐĐTN với chị Trần Thị Thu D cụ thể như sau: Chị Trần Thị Thu D được đào tạo nghề trị liệu viên miễn phí và sau khi hoàn thành đào tạo sẽ làm việc cho Công ty với thời hạn tối thiểu là 36 tháng. Trường hợp chị Trần Thị Thu D không thực hiện đúng như các điều khoản trong Hợp đồng sẽ phải hoàn lại số tiền đã đào tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, chị D tiếp tục ký Hợp đồng lao động số 011/2022/HĐLĐ vào ngày 07/01/2022, chị D đã nhận đầy đủ đồng phục để làm việc tại Công ty. Ngày 12/01/2022 chị D có xin nghỉ phép 02 ngày (ngày 14 và ngày 15/01/2022), tuy nhiên ngày 16/01/2022 chị D không đến Công ty để làm việc. Theo thỏa thuận tại Điều 9 của Hợp đồng đào tạo nghề giữa các bên: “Trường hợp có bất kỳ phát sinh tranh chấp liên quan đến Hợp đồng đào tạo nghề thì hai bên thỏa thuận thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân nơi có trụ sở chính của bên dạy nghề…”. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc yêu cầu chị D phải bồi hoàn chi phí theo Hợp đồng đào tạo nghề số 14/2021/HĐĐTN đã được ký kết vào ngày 10/6/2021 giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc với chị Trần Thị Thu D số tiền là 130.720.000đồng, trong đó bao gồm tiền chi phí đào tạo, hỗ trợ chi phí ăn uống 90 ngày (20.000đ/suất x 90 suất = 1.800.000đồng), tiền mua đồng phục đã cấp phát cho chị D là: 920.000đồng; tiền trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu, điện nước là 18.000.000đồng. Theo anh/chị: 1. Việc các bên giao kết “Hợp đồng đào tạo nghề” như trên là đúng hay pháp luật lao động hiện hành? Vì sao? 2. Yêu cầu bồi hoàn chi phí 130.720.000đồng của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc có được chấp nhận hay không? Vì sao? 3. Từ vụ việc này, anh/chị hãy viết những điều khoản cần có trong thỏa thuận liên quan về đào tạo, học nghề giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc với chị Trần Thị Thu D. Bài làm 1. Việc các bên giao kết “Hợp đồng đào tạo nghề” như trên là đúng hay pháp luật lao động hiện hành? Vì sao? Việc các bên giao kết “Hợp đồng đào tạo nghề” như trên là trái với pháp luật lao động hiện hành. Thứ nhất, xét về mặt hình thức, căn cứ vào Khoản 2 Điều 62 BLLĐ 2019, một hợp đồng lao động phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu như sau: (i) Nghề đào tạo; (ii) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo; (iii) Chi phí đào tạo; (iv) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo; (v) Trách
nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo; (vi) Trách nhiệm của người sử dụng lao động. Khi ta xét “Hợp đồng lao động đào tạo nghề” được giao kết giữa công ty Khánh Ngọc và bà D nêu trên, ta có thể thấy được các nội dung được đề cập trong thỏa thuận gồm: (i) Nghề đào tạo - nghề trị liệu viên; (ii) Chi phí đào tạo - miễn phí; (iii) Thời gian mà bà D cam kết làm việc cho công ty sau khi đào tạo là tối thiểu 36 tháng; (iv) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo nếu chị D vi phạm các điều khoản trong hợp đồng. Như vậy, ta thấy hợp đồng đào tạo nghề trên không thỏa các điều kiện về hình thức vì chỉ có 4/6 nội dung, còn thiếu đi 2 nội dung: địa điểm đào tạo và trách nhiệm của người sử dụng lao động được quy định trong hợp đồng. Do đó, “Hợp đồng đào tạo nghề” này không thỏa mãn về mặt hình thức theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật này. Thứ hai, xét về mặt nội dung, các nội dung được quy định trong “Hợp đồng đào tạo nghề” nói trên thì về địa điểm lao động đã thiếu đi trong hợp đồng như vậy căn cứ theo Khoản 1 Điều 16 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động phải cung cấp đầy đủ thông tin trung thực cho người lao động nhưng ở đây đã thiếu đi việc cung cấp địa điểm làm việc. Nếu như công ty có nhiều chi nhánh và các chi nhánh ở xa nhau thì liệu khi không quy định địa điểm thì bà D sẽ phải làm việc chi nhánh nào? Chi nhánh đó có xa nơi là việc của bà D không? Thêm vào đó trong hợp đồng trên không quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động thì sẽ không biết trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động là gì? Tuy nhiên, nếu như không quy định trong hợp đồng thì căn cứ vào khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động 2019 thì người sử dụng lao động sẽ có các nghĩa vụ phải thực hiện đối với người lao động. Tiếp theo, về thời hạn “Chị D sau khi hoàn thành đào tạo sẽ làm việc cho công ty với thời hạn tối thiểu là 36 tháng”. Theo điểm b khoản 1 Điều 20, thời điểm chấm dứt không quá 36 tháng (mức tối đa) kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng lao động sau khi đào tạo nghề giữa chị D và công ty Khánh Ngọc có nội dung buộc chị D phải làm việc cho công ty tối thiểu là 36 tháng (có nghĩa bằng 36 tháng hoặc hơn 36 tháng). Điều đó có nghĩa thời hạn làm việc của hợp đồng lao động không đúng với mức trần của Bộ luật lao động 2019 quy định. Thêm vào đó, hợp đồng ở đây là “Hợp đồng đào tạo nghề” thì căn cứ vào Khoản 2 Điều 61 Bộ luật này thì không đúng với quy định luật định vì luật chỉ định không quá 03 tháng (90 ngày) còn ở trên thì nó lên đến 3 năm (1080 ngày). Ngoài ra, với thời gian đào tạo đã quy định trong “Hợp đồng đào tạo nghề” nói trên xét theo Luật giáo dục nghề nghiệp 2014 thì hợp đồng đó đã vi phạm nghiêm trọng khoản 1 Điều 33 luật này. Vì dữ kiện đề bài không nói bà D có trình độ nào nên nhóm em cho rằng bà D là trình độ sơ cấp thì ở trình độ này theo luật giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định thì thời gian đào tạo cho bà D chỉ được từ 3 tháng đến dưới 1 năm. Còn ở hợp đồng trên thì lên đến 36 tháng điều này là quá mức quy định trong luật này. 2. Yêu cầu bồi hoàn chi phí 130.720.000đồng của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc có được chấp nhận hay không? Vì sao? Yêu cầu bồi hoàn chi phí 130.720.000 đồng của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc không được chấp nhận vì căn cứ vào Điểm d, Khoản 2
Điều 62 và Khoản 3 Điều 62 BLLĐ 2019 thì chị Trần Thị Thu D chỉ cần hoàn trả chi phí đào tạo. Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc ngoài yêu cầu hoàn chi phí đào tạo còn yêu cầu hoàn những khoản chi phí chưa hợp lý khác như chi phí hỗ trợ chi phí ăn uống 90 ngày (20.000đ/suất x 90 suất = 1.800.000 đồng), tiền mua đồng phục đã cấp phát cho chị D là: 920.000 đồng; tiền trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu, điện nước là 18.000.000 đồng nên yêu cầu này không được chấp nhận. Tổng khoản chi phí không hợp lý mà Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc yêu cầu là 20.720.000 đồng. Do đó chị Trần Thị Thu D chỉ cần hoàn trả 110.000.000 đồng chi phí đào tạo (130.720.000 đồng - 20.720.000 đồng). 3. Từ vụ việc này, anh/chị hãy viết những điều khoản cần có trong thỏa thuận liên quan về đào tạo, học nghề giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc với chị Trần Thị Thu D. Những điều khoản cần có trong thỏa thuận liên quan về đào tạo, học nghề giữa Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc với chị Trần Thị Thu D là: -
-
-
-
Điều khoản về nghề mà Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc sẽ đào tạo cho chị Trần Thị Thu D. Điều khoản về địa điểm, thời gian và tiền lương khi Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc đào tạo nghề cho chị Trần Thị Thu D. Điều khoản thỏa thuận về chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo giữa các bên khi xảy ra tranh chấp về việc. Điều khoản về quyền và lợi ích cụ thể của người sử dụng lao động là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ tổng hợp Khánh Ngọc và quyền và lợi ích cụ thể của người lao động là chị Trần Thị Thu D. Điều khoản cam kết về việc sau khi kết thúc hợp đồng đào tạo nghề thì người sử dụng lao động sẽ nhận người lao động vào làm việc và thời hạn người lao động sẽ làm việc cho người sử dụng lao động. Điều khoản thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo. Điều khoản về các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Điều khoản về việc cam kết hoàn thành khoá học và thời hạn nhất định người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
Cơ sở pháp lý: Điều 60, 61, 62 BLLĐ 2019; Điều 39 Luật giáo dục nghề nghiệp 2014.
TÌNH HUỐNG 2 MẪU THÔNG TIN TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP X Hành Chính Nhân Sự Mức lương: 8 - 10 triệu Địa điểm: Hà Nội Kinh nghiệm: Dưới 1 năm Mô tả công việc:
Thực hiện các công việc hành chính và tuyển dụng. Tuyển dụng nhân sự theo yêu cầu của các phòng ban. Quản lý vận đơn. Theo dõi chấm công, thực hiện nội quy của nhân viên trong công ty. Tính lương hàng tháng cho nhân sự. Soạn thảo các văn bản liên quan trong nội bộ công ty và các cơ quan hành chính.
Yêu cầu ứng viên:
Nữ, tuổi từ 23 – 35. Tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản trị kinh
doanh hoặc liên quan (Đại học X, Đại học Y và Trường Đại học Z). Có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Khả năng giao tiếp tốt bằng lời nói và bằng văn bản. Không tuyển lao động thuộc các tỉnh: H, A. Cung cấp thông tin cá nhân theo Mẫu đính kèm.
Quyền lợi:
Được ký HĐLĐ từ 01 tháng – 36 tháng. Mức lương từ 8 - 10Tr (thỏa thuận theo năng lực). Thưởng theo tháng/quý/năm: theo chính sách Công ty, phụ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty và thành tích công việc của bộ phận và cá nhân. Được đào tạo hội nhập, đào tạo phát triển năng lực (Nội bộ và bên ngoài). Làm việc trong môi trường năng động, trẻ trung. Theo anh/chị: 1. Nội dung trong Mẫu thông tin tuyển dụng lao động như trên của doanh nghiệp X có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Vì sao? 2. Doanh nghiệp X cần phải thực hiện các nghĩa vụ gì kể từ thời thông báo tuyển dụng đến khi ký hợp đồng lao động với người lao động.
3. Trường hợp doanh nghiệp X ký HĐLĐ 02 tháng hoặc 06 tháng, thì người lao động có phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Vì sao? Bài làm 1. Nội dung trong Mẫu thông tin tuyển dụng lao động như trên của doanh nghiệp X có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Vì sao? Nội dung trong Mẫu thông tin tuyển dụng lao động của doanh nghiệp X có điểm chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Vì: Căn cứ theo định nghĩa Khoản 8 Điều 3 BLLĐ 2019: “Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da,nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp. Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.” Trong khi doanh nghiệp X tuyển dụng vị trí hành chính nhân sự và mục “Yêu cầu ứng viên” có để cập đến nội dung “Không tuyển lao động thuộc các tỉnh:H, A”. Điều này có thể được xem là phân biệt đối xử trong lao động, làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm. -
-
Nếu doanh nghiệp X đưa ra yêu cầu tuyển dụng “Không tuyển lao động thuộc tỉnh: H, A” xuất phát yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử. Nếu nội dung trên không xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì việc không tuyển dụng lao động thuộc tỉnh H, A bị xem là phân biệt đối xử trong lao động. Căn Cứ theo Khoản 1 Điều 8 và Khoản 8 Điều 3 BLLĐ 2019 thì nội dung nói trên có thể được coi là phân biệt đối xử trong lao động dẫn đến vi phạm quy định pháp luật về lao động tại Khoản 1 Điều 8 BLLĐ 2019.
2. Doanh nghiệp X cần phải thực hiện các nghĩa vụ gì kể từ thời thông báo tuyển dụng đến khi ký hợp đồng lao động với người lao động. Căn cứ Điều 7 Nghị định số 03/2014-CP/NĐ, kể từ thời điểm thông báo tuyển dụng đến khi ký hợp đồng lao động với người lao động thì doanh nghiệp X cần phải thực hiện các nghĩa vụ sau: Thứ nhất, ít nhất 5 ngày làm việc trước ngày nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, doanh nghiệp X cần thông báo công khai về nhu cầu tuyển lao động. Thứ hai, khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển lao động, doanh nghiệp X có trách nhiệm quản lý hồ sơ và thông báo cho người lao động thời gian tuyển lao động.
Thứ ba, doanh nghiệp X phải thông báo công khai kết quả tuyển lao động trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả. Thứ tư, trường hợp người lao động không trúng tuyển hoặc không tham gia dự tuyển thì doanh nghiệp X phải trả lại đầy đủ hồ sơ đăng ký dự tuyển trong vòng 05 ngày làm việc. Cuối cùng, doanh nghiệp X phải chi trả các chi phí về việc tuyển lao động và được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh. 3. Trường hợp doanh nghiệp X ký HĐLĐ 02 tháng hoặc 06 tháng, thì người lao động có phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Vì sao? Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm đối người lao động khi làm việc theo: “theo Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động có thời hạn”. Trong trường hợp doanh nghiệp X ký Hợp đồng lao động 02 tháng hoặc 06 tháng là Hợp đồng lao động có thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 BLLĐ 2019. Vậy nên khi người lao động ký kết hợp đồng lao động này với doanh nghiệp X thì người lao động đã trở thành đối tượng bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động. _____HẾT_____