BT01 - KTTC2 - nhóm vịt vàng [PDF]

Kế toán tài chính 2 – ACCO1334 Thảo luận bài tập nhóm - BT01 Danh sách thành viên: 1. Nguyễn Thị Yến Nhi - 2254102045 (

9 0 134KB

Report DMCA / Copyright

DOWNLOAD PDF FILE

BT01 - KTTC2 - nhóm vịt vàng [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Kế toán tài chính 2 – ACCO1334 Thảo luận bài tập nhóm - BT01

Danh sách thành viên: 1. Nguyễn Thị Yến Nhi - 2254102045 (nhóm trưởng) 2. Cao Trần Ngọc Na - 2254102035 3. Võ Thị Kim Thoa - 2254040105 4. Trần Thị Đoan Trinh - 2254042241 5. Huỳnh Nguyễn Phương Trinh - 2254042238 6. Nguyễn Thị Yến Vy - 2254042279 7. Nguyễn Hàn Minh Thư - 2254102066 Danh mục tài liệu minh chứng: gồm 1 link và 1 file - Link: https://drive.google.com/drive/folders/1s5MFGsjAmlbF80Xi1cqPx5gYiItkgLa?usp=sharing

-File: C:\Users\My Pc\Documents\BIÊN BẢN HỌP NHÓM VỊT VÀNG.pdf NỘI DUNG BÀI LÀM Câu 1: Các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian của tài sản cố định được quy định trong văn bản pháp luật nào? Lưu ý : cần trình bày cụ thể tên văn bản, điều, khoản, nội dung tóm tắt của điều, khoản có liên quan.

Các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian của tài sản cố định được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây: -Chuẩn mực chung của TSCĐ quy định ở VAS 01. Thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính, hướng dẫn về tài sản cố định, tài sản thuê tài chính và vật liệu dự trữ đối với doanh nghiệp.Theo đó, có hai loại tài sản cố định là tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình, mỗi loại có những tiêu chuẩn riêng để xác định: - Đối với tài sản cố định hữu hình: + Theo khoản 1 điều 3 của Thông tư này, tài sản cố định hữu hình là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm;

c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên + Theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, điều 1 khoản 2-Chuẩn mực số 03 đoạn 33,Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải được xem xét lại theo định kỳ, thường là cuối năm tài chính. Nếu có sự thay đổi đáng kể trong việc đánh giá thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thì phải điều chỉnh mức khấu hao. -

Đối với tài sản cố định vô hình: + Theo khoản 1 điều 4 Thông tư này, tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả, tài sản đó phải thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn sau đây: a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản; b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm; c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên. + Theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, điều 1 khoản 3-chuẩn mực số 04 đoạn 55, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình làm căn cứ tính khấu hao cần phải xem xét các yếu tố sau: (a) Khả năng sử dụng dự tính của tài sản; (b) Vòng đời của sản phẩm và các thông tin chung về các ước tính liên quan đến thời gian sử dụng hữu ích của các loại tài sản giống nhau được sử dụng trong điều kiện tương tự; (c) Sự lạc hậu về kỹ thuật, công nghệ; (d) Tính ổn định của ngành sử dụng tài sản đó và sự thay đổi về nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm hoặc việc cung cấp dịch vụ mà tài sản đó đem lại; (e) Hoạt động dự tính của các đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm tàng; (f) Mức chi phí cần thiết để duy trì, bảo dưỡng; (g) Thời gian kiểm soát tài sản, những hạn chế về mặt pháp lý và những hạn chế khác về quá trình sử dụng tài sản; (h) Sự phụ thuộc thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình với các tài sản khác trong doanh nghiệp.

trưởng Bộ Tài chính, điều 1 khoản 3-chuẩn mực số 04 đoạn 57, thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ vô hình có thể vượt quá 20 năm khi có những bằng chứng tin cậy, nhưng phải xác định được cụ thể. Trong trường hợp này, doanh nghiệp phải: (a) Khấu hao TSCĐ vô hình theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính chính xác nhất (b) Trình bày các lý do ước tính thời gian sử dụng hữu ích của tài sản trên báo cáo tài chính. Tiêu chuẩn đánh giá giá trị TSCĐ trước và sau khi ghi nhận ban đầu là như sau: -

Chuẩn mực số 03 tài sản cố định hữu hình, của Bộ Tài chính, đoạn 13. TSCĐ hữu hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá và đoạn 28. Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo quy định của Nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ hữu hình được xử lý và kế toán theo quy định của Nhà nước.

-

Chuẩn mực số 04 tài sản cố định vô hình của Bộ Tài chính, đoạn 18. TSCĐ vô hình phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. và đoạn 53, Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ vô hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại.

Câu 2: Hãy nêu cách xử lý chi phí nghiên cứu thử nghiệm một công thức thuốc mới tại doanh nghiệp sản xuất dược phẩm. Cần nêu: Căn cứ văn bản, nội dung tóm tắt tài liệu có liên quan?

Căn cứ vào các nguyên tắc kế toán và quy định về nghiên cứu và phát triển (R&D), chi phí nghiên cứu thử nghiệm công thức thuốc mới thường được xem xét theo góc độ kế toán. Các nguyên tắc này có thể đặc tả trong các Tài chính Quốc tế (IFRS) hoặc Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB). Nội dung tóm tắt tài liệu có thể bao gồm: ·

Chính sách kế toán: Xác định cách doanh nghiệp xử lý chi phí R&D trong bảng cân đối kế toán, có thể là việc ghi nhận chúng làm chi phí hiện tại hoặc tài sản tương lai.

·

Xác nhận hợp lý: Đảm bảo rằng chi phí nghiên cứu thử nghiệm được xác nhận hợp lý, theo dõi chặt chẽ và liên quan đến việc phát triển công thức thuốc mới.

·

Tuân thủ luật thuế: Đối chiếu với các quy định thuế liên quan đến chi phí nghiên

cứu và phát triển để đảm bảo tuân thủ và có thể hưởng các ưu đãi thuế nếu có. Đề xuất tham khảo trực tiếp các nguồn chính thức như IFRS hoặc FASB và các hướng dẫn thuế trong lĩnh vực dược phẩm để đảm bảo đầy đủ và chính xác. XỬ LÝ CHI PHÍ: 1. Căn cứ vào các nguyên tắc kế toán quốc tế, việc xử lý chi phí nghiên cứu thử nghiệm công thức thuốc mới thường được điều chỉnh theo các Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IFRS). Dưới đây là một tóm tắt: ·

IFRS 15 - Doanh thu từ Hợp đồng với Khách hàng: Chi phí nghiên cứu và phát triển có thể được xem xét dưới góc độ này khi liên quan đến việc phát triển sản phẩm (công thức thuốc). Các chi phí có thể được ghi nhận nếu có chứng từ rõ ràng về khả năng tạo ra giá trị tương lai.

·

IFRS 38 - Tài sản phi vật thể: Chi phí nghiên cứu và phát triển có thể được ghi nhận như là một loại tài sản phi vật thể nếu có khả năng tương lai thu được lợi ích kinh tế từ công thức thuốc. Tài sản này được đánh giá dựa trên giá trị hữu ích kỳ vọng và được phản ánh trong bảng cân đối kế toán.

2.

Căn cứ vào chuẩn mực kế toán Việt Nam Giai đoạn nghiên cứu Căn cứ theo VAS04, điều 38 toàn bộ chi phí phát sinh trong giai đoạn nghiên cứu không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. Giai đoạn triển khai Căn cứ VAS04, điều 40 Tài sản vô hình tạo ra trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu thỏa mãn được bảy (7) điều kiện sau: (a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán; (b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán; (c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó; (d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai; (e) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó; (g) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó; (f) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.

Câu 3: Tháng 9/20x1, doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị sản xuất A, giá nhập khẩu là 30.000usd, thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT 10%, chưa trả tiền người bán. Nhà cung cấp tặng kèm bộ phụ tùng thay thế có giá trị hợp lý là 1.000usd. Tỷ giá hối đoái là 20.000đ/usd. Biết thiết bị này còn phải lắp đặt, chạy thử. Tính toán và định khoản các nghiệp vụ có liên quan trong tháng 9/20x1(biết thuế GTGT được khấu trừ) -

Giá mua = 30.000 * 20.000 = 600.000.000 (VNĐ) Thuế nhập khẩu = 600.000.000 * 5% = 30.000.000 (VNĐ) Thuế GTGT = (600.000.000 + 30.000.000) * 10% = 63.000.000 (VNĐ) Giá trị hợp lý của phụ tùng thay thế tặng kèm = 1.000 * 20.000 = 20.000.000 (VNĐ) Định khoản giá mua: Nợ TK 2411 580.000.000 Có TK 331 580.000.000 Nợ TK 2411 30.000.000 Có TK 3333 30.000.000 Nợ TK 1534 20.000.000 Có TK 711 20.000.000 Định khoản thuế GTGT: Nợ TK 1332 Có TK 33312

63.000.000 63.000.000

Câu 4: Tháng 10/20x1, doanh nghiệp thực hiện sửa chữa lớn TSCĐ hữu hình ở bộ phận bán hàng, chi phí sửa chữa chưa có thuế GTGT 10% là 66 triệu đồng, đã trả bằng chuyển khoản. Chi phí này được phân bổ trong 10 tháng bắt đầu từ tháng 11/20x1. Tính toán và định khoản các nghiệp vụ có liên quan trong tháng 10/20x1.

Tập hợp chi phí sửa chữa lớn: Nợ TK 2413 66.000.000 Nợ TK 1332 6.600.000 Có TK 112 72.600.000 Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn: Nợ TK 242 66.000.000 Có TK 2413 66.000.000