CHẤT KHỬ VỚI H+, NO3- (P14) [PDF]

  • 0 0 0
  • Gefällt Ihnen dieses papier und der download? Sie können Ihre eigene PDF-Datei in wenigen Minuten kostenlos online veröffentlichen! Anmelden
Datei wird geladen, bitte warten...
Zitiervorschau

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11 Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 23

Câu 24

Câu 25

Câu 26

Câu 27

Câu 28

Câu 29

Câu 30

Câu 22

Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 0,5 mol hỗn hợp X chứa Fe, Mg, Fe3O4 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,08 mol HNO3 và 0,71 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa hỗn hợp muối trung hòa có khối lượng lớn hơn khối lượng X là 62,6 gam và 3,136 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm hai đơn chất khí với tổng khối lượng là 1,58 gam. Cho tiếp dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 211,77 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe có trong X là? A. 19,65% B. 24,96% C. 33,77% D. 38,93% Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3 và FeCO3 vào dung dịch HCl loãng dư thu được dung dịch chứa 28,24 gam muối. Mặt khác, hòa tan hết 0,2 mol X trên vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Biết HNO3 chỉ tạo ra một sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3 phản ứng là? A. 0,64 B. 0,72 C. 0,68 D. 0,66 Câu 3. Cho 10,17 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgO (x mol), Al2O3 và Mg(OH)2 (2x mol) (trong đó phần trăm khối lượng oxi của oxit trong X chiếm 7,866%) vào dung dịch đồng thời chứa Ba(NO3)2, Mg(NO3)2 và 0,9 mol HCl. Kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chứa 46,34 gam muối và hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O và 0,01 mol H2 (biết tỉ khối của Z so với He là 8,2). Cho Y tác dụng với dung dịch chứa NaOH và Na2SO4 dư, thu được 0,01 mol khí và 23,24 gam kết tủa. Thành phần phần trăm của Al trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 18,7% B. 12,3% C. 26,8% D. 23,9% Câu 4. Cho hỗn hợp gồm Cu2S và FeS2 tác dụng hết với dung dịch chứa 0,52 mol HNO3, thu được dung dịch X (không chứa NH4+) và hỗn hợp khí gồm NO và 0,3 mol NO2. Để tác dụng hết với các chất trong X cần dùng 260 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng lọc kết tủa nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được 6,4 gam chất rắn. Tổng khối lượng chất tan có trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 21,0 B. 19,0 C. 18,0 D. 20,0 Câu 5. Cho m gam hỗn hợp T gồm Fe(NO3)2, Al, Fe3O4 phản ứng với 1,9 mol HCl thì thu được dung dịch A chỉ chứa (m + 44,77) gam muối và hỗn hợp khí gồm: H2 0,05 mol và NO 0,3 mol. Cho A qua dung dịch Na2CO3 dư thì thu được 66,62 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Al trong T có giá trị gần nhất với

A. 7%. B. 9%. C. 18%. D. 20%

Câu 6. Cho 66,88 gam hỗn hợp H gồm FeCO3, Fe3O4, Fe tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư, thu được hỗn hợp khí X gồm CO2, NO và dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với dung dịch NaoH dư, lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 68,8 gam rắn. Biết NO là sản phẩm khử

duy nhất và tỉ khối của X so với He bằng 8,5. Số mol HNO3 tham gia phản ứng làA. 2,64 mol B. 2,88 mol C. 1,44 mol D. 1,2 mol Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp gồm FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 vào dung dịch chứa NaHSO4 và NaNO3, thu được dung dịch X. Chia X thành 3 phần bằng nhau: Phần 1 hòa tan tối đa 3,52 gam bột Cu. Cho từ từ 400 ml dung dịch NaOH 1M vào phần 2 thu được 11,77 gam kết tủa duy nhất. Cô cạn phần 3 thu được m gam muối trung hòa khan. Biết rằng NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với A. 55,1 B. 58,6 C. 50,4 D. 64,6 Câu 8. Cho hỗn hợp M gồm Ba và Fe, trong đó Fe chứa 6,378% về khối lượng. Cho M phản ứng hết với 100 gam dung dịch chứa 0,44 mol HNO3 loãng thấy có 2,52 gam khí T thoát ra; lọc lấy dung dịch sau phản ứng thấy dung dịch làm xanh quì tím và có tổng nồng độ các chất tan là 49,436%, cô cạn dung dịch này thu được rắn P, nung P trong bình kín đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 61,74 gam rắn Q. Đem đốt cháy hoàn toàn T trong oxi không khí có xúc tác thu được hỗn hợp khí có chứa 0,08 mol NO2. Biết sản phẩm khử của HNO3 là NH4+ và NO. Phần trăm số mol Fe bị oxi hóa lên Fe2+ là? A. 60% B. 50% C. 40% D. 30% Câu 9. Cho 15,54 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeCO3, Fe(OH)3, Fe(NO3)2 vào 400ml dung dịch HCl 1,15M. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 3,56 gam khí gồm CO2 và NO. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 67,09 gam kết tủa và 0,448 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tính phần trăm khối lượng của Fe đơn chất trong X A. 40% B. 21,62% C. 33,33% D. 18,02% Câu 10. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp chứa Mg, Mg(NO3)2, Fe, Fe2O3, Fe(NO3)2 trong dung dị ch chứa 0,1 mol HNO3 và 0,75 mol H2SO4 thu đượ c dung dị ch Y chỉ chứa (m+67,58) gam hỗn hợp muối và 5,824 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc, gồm hai khí không màu, trong đó có 1 khí hóalà 3,04 gam. Cho Ba(OH)2 dư vào Y trong điều kiện không có không khí thu được 223,23 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 có trong X gần nhất với? A. 45%

B. 38%

C. 33%

D. 27%

Câu 11. Hòa tan hoàn toàn 12,65 gam hỗn hợp X gồm Fe2O3, Al, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,66 mol HCl, sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa 31,62 gam chất tan và 2,464 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO, N2O, H2 có tỉ khối hơi so với He là 67/22. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thấy thoát ra 0,224 lít NO (đktc) và xuất hiện 96,87 gam kết tủa. Nếu hòa tan hết X vào nước dư thì khối lượng chất rắn thu được là? A. 8,39 gam B. 3,20 gam C. 6,44 gam D. 7,25 gam Câu 12. Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, FeCO3, Al, Al2O3, Mg và MgO. Hòa tan 19,19 gam A vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl 1M và NaNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chỉ chứa 68,39 gam muối và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm H2, CO2, N2. Thêm tiếp dung dịch AgNO3 dư vào X thấy tách ra một chất kết tủa duy nhất có khối lượng 200,9 gam, lọc bỏ kết tủa, thu được dung

dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z rồi đem toàn bộ chất rắn thu được nung trong không khí tới khối lượng không đổi thì thấy xuất hiện 90,85 gam chất rắn, đồng thời thoát ra hỗn hợp khí T. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 11, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm thể tích của NO2 trong T gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 72,1%. B. 79,3%. C. 72,4%. D. 72,7%. Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 0,45 mol hỗn hợp X gồm Mg, Mg(NO3)2 và Fe(NO3)2 trong dung dịch chứa 0,96 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và hỗn hợp Z gồm hai đơn chất khí có tỉ khối so với He bằng 3,75. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y, thu được 139,92 gam kết tủa. Cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có mặt oxi), thu được 27,72 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong X là? A. 44,26% B. 43,03% C. 46,72% D. 47,95% Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 26,26 gam hỗn hợp gồm Mg, MgCO3, FeCO3 và Fe(NO3)3 trong dung dịch chứa x mol H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch X chỉ chứa các muối trung hòa và 4,48 lít (đktc ) hỗn hợp khí Y gồm ba khí. Dẫn toàn bộ Y vào bình chứa nước vôi trong lấy dư, thu được 10,0 gam kết tủa; khí thoát ra khỏi bình gồm hai đơn chất khí có tỉ khối hơi so với H2 bằng 4,9. Trong điều kiện không có oxi, dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 147,67 gam kết tủa. Giá trị của x là? A. 0,50 B. 0,48 C. 0,52 D. 0,56 Câu 15. Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong oxi, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl loãng (lấy dư 25% so với phản ứng) thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y có chứa 19,5 gam FeCl3. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) đồng thời thu được x gam kết tủa. Gía trị m và x lần lượt là: A. 21,6 và 132,39 B. 26,4 và 132,39 C. 26,4 và 134,01 D. 21,6 và 134,01 Câu 16. Cho 50,05 gam hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe và FeCl2 vào dung dịch chứa 600 ml dung dịch H2SO4 1M thu được dung dịch Y không chứa muối amoni và 6,72 lít hỗn hợp 2 khí không màu trong đó có một khí hoá nâu ngoài không khí (đktc) có khối lượng 6,2 gam. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 750 ml dung dịch Ba(OH)2 1M được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 219,75. B. 188,90. C. 193,30. D. 189,90. Câu 17. Hoà tan hoàn toàn 20,88 gam hỗn hợp X chứa Mg, Fe, FeO và Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,08 mol KNO3 và 0,51 mol H2SO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa m gam muối và 2,464 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm H2 và NO. Nếu cho KOH dư vào Y thấy có 32,21 gam kết tủa xuất hiện. Giá trị m là? A. 72,14 B. 68,66 C. 62,12 D. 74,32 Câu 18. Cho 50,71 gam hỗn hợp T gồm Al2O3, Mg, Zn, Fe2O3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch gồm 5,25b mol NaHSO4 và b mol HNO3. Sau phản ứng thu dung dịch Y và hỗn hợp khí gồm 0,14 mol NO; 0,01 mol N2O. Cho từ từ NaOH 2M vào Y thấy lượng kết tủa cực đại thì dùng hết 1,16 lit thu 76,51 gam kết tủa và thoát ra 0,02 mol khí. Tính phần trăm khối lượng oxi trong hỗn hợp T A. 24,61 B. 25,87 C. 26,50 D. 25,55

Câu 19. Cho 42,52 gam hỗn hợp gồm Mg, MgCO3, Fe3O4, FeCO3 tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y so với khí hidro là 20,88, trong Y gồm khí CO2 và NO. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X, lọc lấy kết tủa đem nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 36 gam hỗn hợp hai chất rắn A và B (MA < MB, nA:nB = 2:1). Giá trị của m gam muối trong dung dịch X là? A. 117,00 B. 119,20 C. 125,09 D. 130,80 Câu 20. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Zn, FeCO3 và C tác dụng với dung dịch chứa 3,3 mol HNO3 và 1,75 mol KNO3, thu được dung dịch Y (không chứa Fe2+) chỉ chứa (m + 303,35) gam muối và hỗn hợp khí Z gồm 0,5 mol NO2; 0,4 mol NO và 0,5 mol CO2. Mặt khác, cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Na2S dư, thu được kết tủa 86,6 gam và 3,36 lít khí (đktc). Biết rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tổng số mol các chất trong X là? A. 1,3 B. 1,1 C. 1,5 D. 1,2 Câu 21. Dẫn luồng khí CO qua 48 gam hỗn hợp X gồm CuO; Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z. Hấp thụ Z vào bình đựng Ca(OH)2 dư thu được 24 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch T chỉ chứa 130,52 gam muối nitrat của kim loại và hỗn hợp khí chứa 0,11 mol NO; 0,07 mol NO2. Khối lượng muối Fe(NO3)3 trong T gần nhất với? A. 19,4

B. 50,8

C. 101,6

D. 82,3

Câu 22. Hòa tan hết 6,54 gam hỗn hợp gồm Mg và Al có tỉ lệ mol tương ứng 8 : 5 vào dung dịch HNO3 31,5% (lấy dư 25% so với phản ứng) kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và 1,792 lít hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O, N2 có tỉ khối so với He bằng 8,75. Dẫn toàn bộ Y vào bình chứa sẵn 0,02 mol O2 sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Z gồm 3 khí. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Nồng độ phần trăm của

Al(NO3)3

trong

A. 13,6%

X B. 10,5%

gần

nhất

với

giá

C. 12,8%

trị

nào

sau

đây:

D. 14,2%

Câu 23. Hòa tan hoàn toàn 43,56 gam hỗn hợp X gồm Mg, CuO, Fe3O4 và FeCO3 (trong đó nguyên tố oxi chiếm 22,04% về khối lượng) vào 960 ml dung dịch HNO3 2M, thu được dung dịch Y chi chứa muối và 2,688 lit (đktc) hỗn hợp khi Z gồm N2O, NO và CO2, có tỉ khối so với H2 là 18,5. Cho Y phản ứng tối đa với 1,77 lit dung dịch NaOH 1M (đun nóng), thu được kết tủa T. Nung T trong khỗng khi đển khối lượng không đổi, thu được 48 gam rắn. Phần trăm khối lượng của CuO trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 24

B. 26

C. 28

D. 30

Câu 24. Nung 32,032 gam hỗn hợp A: FeCO3, Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Fe trong bình chân không một thời gian thu được 24,024 gam rắn B và hỗn hợp khí X gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 là 22,75. Rắn B tan hết trong dung dịch chứa 0,836 mol HNO3 thu được dung dịch C chỉ chứa các muối (không có Fe2+ và NH4+) và 1,4784 lít (đktc) hỗn hợp khí Y: CO2, N2O. Cho 704 ml dung dịch NaOH 1,25M vào dung dịch C, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước lọc, sau đó nung đến khối lượng không đổi thu được 59,444 gam rắn. Khối lượng của FeCO3 có trong hỗn hợp A gần nhất với:

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 25. Hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 20,22% khối lượng). Cho 25,32 gam X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3,584 lít hỗn hợp khí (đktc) NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 15,875 và dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Nung muối khan này đến khối lượng không đổi thu được 30,92 gam chất rắn khan. Giá trị gần nhất của m là? A. 106

B. 107

C. 105

D. 103

Câu 26. Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, FeO, CuO cần dùng 2 lít dung dịch HNO3 0,35M thu được dung dịch Y chỉ chứa muối nitrat (không có ion Fe2+) và 3,36 lit khí NO (đktc – sản phẩm khử duy nhất). Mặt khác, cho X tác dụng hết với dung dịch HCl (vừa đủ), thêm AgNO3 (dư) vào hỗn hợp phản ứng, thu được 77,505 gam chất rắn. Tổng khối lượng của oxit kim loại trong X là m gam. Giá trị của m gần nhất với? A. 3,8

B. 1,6

C. 3,6

D. 2,8

Câu 27. Hỗn hợp X gồm a mol Mg và 2a mol Fe. Cho hỗn hợp X tác dụng với O2 sau một thời gian thu được (136a + 11,36) gam hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3 sản phẩm khử có cùng số mol gồm NO; N2O; NH4NO3. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 647a gam chất rắn khan. Đốt hỗn hợp X bằng V lít hỗn hợp khí Cl2 và O2 (đktc) thu được hỗn hợp Z gồm các oxit và muối clorua (không còn khí dư). Hòa tan hỗn hợp Z cần vừa đủ 0,8 lít dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 354,58 gam kết tủa. Giá trị của V là? A. 12,32

B. 14,56

C. 15,68

D.

16,80

Câu 28. Hòa tan 38,8 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, CuO, MgO trong H2SO4 loãng vừa đủ thu được dung dịch Y. Nhỏ Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 201,95 gam kết tủa. Lọc kết tủa, nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 191,45 gam chất rắn khan. Mặt khác 33,8 gam X tác dụng dung dịch HNO3 dư thu được x mol NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của x là 0,04

B. 0,05

C. 0,07

A.

D. 0,06

Câu 29. Hòa tan hết hỗn hợp Y gồm 0,4 mol Al và 0,15 mol Fe2O3 vào 169,6 gam dung dịch gồm KNO3 và HCl thu được dung dịch Z chỉ chứa các muối và hỗn hợp khí T gồm NO (0,14 mol) và H2 (0,1 mol). Dung dịch Z phản ứng tối đa với dung dịch chứ 2,37 mol NaOH. Tính nồng độ % của FeCl3 có trong Z? A. 14,63%

B. 12,19%

C. 9,75%

D. 16,25%

Câu 30. Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 tác dụng hết với H2SO4 loãng, dư thu được a gam muối và 3,36 lít hỗn hợp khí Y (đktc), tỉ khối của Y so với H2 bằng 8. Mặt khác, cho m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HNO3 (đậm đặc, đun nóng, dư) thì thấy có 2 mol HNO3 phản ứng, thu được 12,32 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Giá trị của A gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 76,5 Đáp án:

B. 99,4

C. 85,4

D. 143,1

Bài tập ôn luyện 1: Bài toán HNO3 trong các đề thi thử 2015. Câu 1: Hòa tan hết 5,355g hỗn hợp X gồm FeCO3 và FeS2 trong dung dịch HNO3 thu được dung dịch Y (chứa 1chất tan duy nhất) và V lít (đktc) hỗn hợp D (hóa nâu ngoài không khí) chứa 2 khí. Giá trị của V là A. 1,008 B. 4,116 C. 3,864 D. 1,512 Câu 2: Cho CO đi qua ống sứ chứa 0,12 mol hỗn hợp FeO, Fe2O3 nung nóng, phản ứng tạo 0,138 mol CO2. Hỗn hợp chất rắn còn lại trong ống nặng 14,352 gam gồm 4 chất. Hoà tan hết hỗn hợp trong HNO3 dư thu V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là: A. 0,672 B. 0,224 C. 2,2848 D. 6,854 Câu 3: Để hoà tan hoàn toàn 19,225 gam hỗn hợp X gồm Mg, Zn cần dùng vừa đủ 800 ml dung dịch HNO3 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm N2, N2O, NO, NO2 ( trong đó số mol của N2O và NO2 bằng nhau) có tỉ khối đối với H2 là 14,5. Phần trăm về khối lượng của Mg trong X là A. 90,58 B. 62,55 C. 9,42 D. 37,45 Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 50,16 gam hỗn hợp X gồm Cu và một oxit sắt trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch A và 4,704 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) (đktc). Cô cạn dung dịch A thu được 154,02 gam hỗn hợp chất rắn khan. Cho 50,16 gam hỗn hợp X vào 600 ml dung dịch HCl 2M, khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch B và chất rắn D. Lọc tách chất rắn D sau đó cho dung dịch B tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được kết tủa E. Công thức của oxit sắt và khối lượng kết tủa E là: A. Fe3O4; 220,8 gam.

B. Fe3O4; 172,2 gam.

C. Fe2O3; 172,2 gam

D. Fe2O3; 48,6 gam.

(Lương Ngọc Quyến, Thái Nguyên-2015) Câu 48: Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Số mol HNO3 có trong Y là A. 0,78 mol B. 0,54 mol C. 0,50 mol D. 0,44 mol (Đề thi THPT Quốc Gia 2015) Câu 49: Hỗn hợp A gồm 112,2 gam Fe3O4, Cu và Zn. Cho A tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thì thấy có 1,7 mol axit phản ứng và có 2,24 lít khí (đktc) bay ra. Sục NH3 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được 114,8 gam kết tủa. Mặt khác cho 112,2 gam A tác dụng hoàn toàn với 1,2 lít dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3 (d = 1,2 gam/ml). Sau khi các phản ứng xảy ra ta thu được dung dịch B, hỗn hợp khí C có 0,12 mol H2. Biết rằng số mol HCl và NaNO3 phản ứng lần lượt là 4,48 mol và 0,26 mol. Phần trăm khối lượng của FeCl3 trong B gần giá trị nào nhất sau đây? A. 12% B. 14% C.16% D.18% Câu 50: Cho từ từ khí CO qua ống đựng 3,2 gam CuO nung nóng. Khí thoát ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư tạo thành 1,0 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ cho vào cốc đựng 500 ml dung dịch HNO3 0,16M thu được V1 lít khí NO là khí duy nhất và còn lại một phần kim loại chưa tan. Thêm tiếp vào cốc 760 ml dung dịch HCl 2/3M, sau phản ứng được thêm V2 lít khí NO. Nếu sau đó lại thêm tiếp 12 gam Mg vào dung dịch sau phản ứng sinh raV3 lít hỗn hợp khí N2 và H2 (không còn sản phẩm khử nào khác của N+5), dung dịch chứa muối clorua và m gam rắn X. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thể tích các khí đo ở điều kiện chuẩn. Giá trị của V3 và m lần lượt là A. 1,493 và 7,36. B. 1,12 và 8,48. C. 1,12 và 7,36. D. 1,493 và 8,48. BẢNG ĐÁP ÁN 1. B

2. C

3. D

4. D

5. B

6. B

7. A

8. C

9. C

10. B

11. A 12. A

13. C

14. D

15. C

16. C

17. A

18. B

19. B

20. B

21. A 22. D

23. C

24. D

25. C

26. C

27. A

28. A

29. C

30. A

31. B

32. D

33. D

34. A

35. B

36. D

37. D

38. B

39. D

40. A

41. B

42. A

43. C

44. B

45. B

46. A

47. D

48. C

49. A

50. D

Bài tập ôn luyện 2: Bài toán HNO3 trong các đề thi thử 2016. Câu 1: Dung dịch X chứa Fe2+ (0,25 mol), Cu2+, Cl- và NO3-. Dung dịch Y chứa Na+ (0,08 mol), H+ và Cl-. Cho dung dịch X vào dung dịch Y thu được dung dịch Z và 0,06 mol khí NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Z, thấy thoát ra 0,02 mol khí NO; đồng thời thu được 133,1 gam kết tủa. Nếu nhúng thanh Fe vào dung dịch X thì khối lượng thanh Fe tăng m gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn; NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong cả quá trình. Giá trị m là A. 0,32 B. 0,40 C. 0,48 D. 0,24 (Trích đề thi thử Cộng Đồng Hóa học BookGol lần 1 – 2016) Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 18,025 gam hỗn hợp bột rắn gồm Fe2O3, Fe(NO3)2, Zn bằng 480 ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch X chứa 30,585 gam chất tan và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm (N2O, NO, H2) có tỉ khối với He là 6,8. Cho AgNO3 dư vào dung dịch X ở trên thấy thu được 0,112 lít khí NO (đktc) (sản phẩm khử duy nhất ) và 72,66 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là A. 29,96% B. 39,89% C. 17,75% D. 62,32% (Trích đề thi thử cộng đồng Hóa học BookGol lần 1 – 2016) Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp H gồm FeS2 và CuO vào 500 gam dung dịch HNO3 C% (dùng dư 10% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 56,12 gam hỗn hợp muối khan. Biết trong quá trình xảy ra phản ứng chỉ có NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị C% là A. 31,6008 B. 28,7280 C. 2,2680 D. 52,9200 (Trích đề thi thử Cộng Đồng Hóa học BookGol lần 2 – 2016) Câu 4: Điện phân 225 ml dung dịch AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 4,02A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho 18,9 gam Fe vào Y, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 21,75 gam rắn T và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Phát biểu nào sau đây sai? A. Chất rắn T thu được chứa 2 kim loại. B. Do Y có chứa HNO3 nên dung dịch sau điện phân có pH < 7. C. Trước khi cho sắt vào, nước ở catot chưa bị điện phân. D. Quá trình điện phân được tiến hành trong 5600 giây. (Trích đề thi thử Cộng Đồng BookGol lần 3 – 2016) Câu 5: Cho m gam bột sắt vào dung dịch X gồm AgNO3, Cu(NO3)2 sau phản ứng thu được 17,2 gam chất rắn Y và dung dịch Z. Cho Y tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư loãng thu được V lít khí NO (đktc). Mặt khác cho dung dịch Z tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 23,3 gam kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 20 gam rắn gồm hai oxit. Giá trị của V là ? A. 2,24. B. 3,36. C. 4,48. D. 5,60. (Trích đề thi thử Cộng Đồng BookGol lần 3 – 2016) Câu 77: Hỗn hợp X gồm Fe, Al, FeO, Fe(NO3)2 trong đó nitơ chiếm 8,941% khối lượng hỗn hợp. Cho 56,37 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,08 mol HNO3 và x mol NaHSO4 thu được dung dịch Y chỉ chứa muối trung hoà và 8,176 lít hỗn hợp khí Z (đktc) gồm NO, N2O và H2. Dung dịch Y tác dụng tối đa với 2,38 mol NaOH thu đươc 0,672 lít khí thoát ra (đktc) và 44,07 gam kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 36 gam chất rắn khan. Ti ̉ khối hỗn hơp Z so vớ i He có giá tri g̣ ần nhất với A. 7,8 B. 7,4 C. 8,0 D. 7,6 (Trường THPT chuyên Bến Tre/thi thử lần 3-2016) Câu 78: Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, S. Đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần 15,288 lít O2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư thu được 41,328 lít SO2 (đktc). Cho 20,16 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối so với hiđro là 17. Giá trị của V là A. 21,952 B. 21,504 C. 21,868 D. 22,176 (Trường THPT chuyên Bến Tre/thi thử lần 3-2016)

Câu 79: Hỗn hợp bột A gồm 3 kim loại Mg, Zn, Al. Khi hoà tan hết 7,5g A vào 1 lít dung dịch HNO3 thu được 1 lít dung dịch B và hỗn hợp khí D gồm NO và N2O. Thu khí D vào bình dung tích 3,20 lít có chứa sẵn N2 ở 0oC và 0,23atm thì nhiệt độ trong bình tăng lên đến 27,3oC, áp suất tăng lên đến 1,10atm, khối lượng bình tăng thêm 3,72 gam. Nếu cho 7,5g A vào 1 lít dung dịch KOH 2M thì sau khi kết thúc phản ứng khối lượng dung dịch tăng thêm 5,7g. Biết không có muối amoni trong B. Tổng số mol 3 kim loại có trong A gần nhất với A. 0,18 B. 0,21 C. 0,15 D. 0,25 (Trường THPT chuyên Bến Tre/thi thử lần 3-2016) BẢNG ĐÁP ÁN 1. A

2. A

3. A

4. D

5. A

6. B

7. A

8. A

9. C

10. D

11. C

12. A

13. C

14. A

15. C

16. C

17. B

18. A

19. A

20. D

21. A

22. D

23. D

24. A

25. B

26. C

27. C

28. C

29. D

30. D

31. B

32. C

33. A

34. C

35. D

36. A

37. A

38. D

39. C

40. C

41. A

42. D

43. B

44. C

45. B

46. C

47. D

48. B

49. D

50. B

51. A

52. B

53. A

54. A

55. C

56. D

57. C

58. A

59. C

60. B

61. D

62. C

63. D

64. C

65. A

66. A

67. B

68. B

69. D

70. B

71. D

72. A

73. C

74. B

75. A

76. A

77. A

78. C

79. B

Câu 1. Cho hỗn hợp E chứa bốn chất hữu cơ mạch hở gồm peptit X (cấu tạo từ hai amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH, este Y (CnH2n-12O6) và axit không no Z, T (Y, Z, T cùng số mol). Đun nóng 24,64 gam hỗn hợp E với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được glixerol và a gam hỗn hợp rắn M chỉ chứa 4 muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam E cần vừa đủ 1,12 mol O2, thu được 0,96 mol CO2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 37,76 gam

B. 41, 90 gam

C. 43,80 gam

D. 49,50 gam

Bài giải: Khi thủy phân E thu được 4 muối trong đó có 2 muối chắc chắn từ peptit X theo bài ra mà ZT tạo hai muối với hai gốc đương nhiên khác nhau nên este Y có cấu tạo từ Z hoặc T hoặc từ cả hai gốc ax ZT. Phân tích Y. có công thức CnH2n-12O6=CnH2n+2-14O6 suy ra π =14/2=7 mà có glixerol với 3 π gốc COO trong este thì còn lại 4 pi C=C trong gốc ax, mà ax ở đây đều ko no, nếu như chỉ tạo từ 1 gốc axit thì 4 phải chia hết cho 3 (điều này là vô lí) nên chỉ có 1 trường hợp thỏa mãn là este Y được cấu tạo bởi hai gốc axit là Z ko no 2 π CC đơn và T ko no 1pi CC đơn . không có chuyện ZT 1 trong 2 hai chức vì E đều mạch hở. tức là tối thiểu Z là HC(nối ba)CCOOH ; T là CH2=CH-COOH và độ bộ là CH2 lần lên . Quay lại peptit, ta biết rằng luôn có dạng H-NH-(CH2)n-CO-HN-CH2)n-CO-...-HN-(CH2)n-CO-OH (tại sao ko dùng mạch nhánh vì nó bản chất là cách viết khác của mạch thẳng thôi vì nó chuyển qua tổ hợp dễ viết , ví dụ 6 = 2 + 2 + 2 (mạch thẳng) sẽ dễ tính hợp là lấy 6 = 3 + 2 + 1 (mạch nhánh) . Như vậy ta sẽ tách H đầu trái và OH đầu phải ra nó cũng chính là mol pep quy gọn lại là H2O. còn lại ta có gốc HNCH2CO là mol muối thu được khi thủy phân và CH2 là độ bội dư của gốc amino. Ở đây có thể để luôn CH2 vừa là độ bội dư của aminoax và gốc axit cacboxylic cho tiện. như vậy thu về tối thiểu là luôn có E gồm (C2H3COO)2C3H5OOCC2H1 : a mol ; C2H1COOH: a mol ; C2H3COOH a mol ; C2H3NO: b mol ; CH2 : c mol và H2O : d mol.

ta có 24,64=394a+57b+14c+18d ; 0,96 = 18a + 2b + c ; mN2 + mH2O = 18,24 = 162a + 41b + 18c + 18d ; 5a+b = 0,35 giải hệ 4 phương trình 4 ẩn được a= 0,01 = n Glixerol ; c = 0,18 ; d = 0,06= nH2O=npep ; b=0,3 bảo toàn khối lượng có mE+mKOH=mGlixerol+mH2O+a -> 24,64+0,35.56-0,01.92-(0,06+0,01+0,01).18=41,88 gam -> Đáp án B