28 0 54KB
CHUYÊN ĐỀ TRUYỀN TIN Câu 1: Các sinh vật đa bào có những chiến lược truyền thông tin cơ bản nào? Câu 2 Tế bào tiếp nhận thông tin từ môi trường nhờ các thụ thể. a. Có mấy loại thụ thể tế bào? b. Có các loại phân tử tín hiệu là hoocmon ơstrogen, testosterone, insulin. Mỗi loại phân tử tín hiệu đó phù hợp với loại thụ thể nào? Vì sao? Câu 3 a. Trong quá trình truyền tin qua tế bào đối với các chất hoà tan trong nước, chúng phải thông qua thụ quan màng - Có những loại thụ thể màng nào? - Với loại thụ quan liên kết với prôtein G, hãy nêu vai trò của prôtein G? b. Căn cứ vào vai trò của chất thông tin thứ 2 trong quá trình truyền đạt thông tin qua màng, hãy giải thích tại sao khi người bị nhiễm vi khuẩn tả thì thường bị tiêu chảy cấp? Câu 4: Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích. a. Các hoocmoon steroit sẽ được gắn vào thụ quan trong màng để truyền tín hiệu. b. Chất gắn là chất truyền tin thứ 2. c. Việc hình thành chất truyền tin thứ 2 nhằm khuếch đại lượng thông tin. d. Trên màng sau xinap các thụ quan tiếp nhận các chất trung gian thần kinh cũng đồng thời là các kênh iôn. Câu 5: Nêu những khác biệt trong cơ chế thu nhận và truyền đạt thông tin của thụ quan liên kết với Protein G và thụ quan – tirozinkinaza. Câu 6: Trong tế bào động vật, ion Ca2+ được sử dụng nhiều hơn cả cAMP trong vai trò của hệ thống tín hiệu thứ hai. Con đường truyền tín hiệu này có sự tham gia của các phân tử quan trọng như inositol triphosphates (IP3) và diacylglycerol (DAG). Chỉ ra 2 vị trí trong tế bào chất mà ở đó duy trì nồng độ cao của ion Ca2+ Khi một xung tín hiệu truyền dọc sợi trục của tế bào thần kinh đến chùy synapse, tín hiệu sẽ tác động đầu tiên đến thụ thể bắt cặp G-protein, hãy mô tả con đường khiến Ca2+ trong các bể chứa được giải phóng ra ngoài tế bào chất để xung thần kinh được truyền liên tục? Câu 7: a. Thế nào là chất truyền tin thứ nhất, chất truyền tin thứ hai? b. Vì sao cùng một loại tín hiệu có thể gây đáp ứng khác nhau ở những loại tế bào khác nhau? Cho ví dụ? Câu 8: Tại sao tế bào có khả năng thu nhận thông tin vật lí, hóa học từ bên ngoài để đưa ra những đáp ứng thích hợp và các tế bào trong cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau hay nhận biết tế bào lạ? Câu 9: Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose, một nguồn năng lượng chính của tế bào. Giả sử caffein ức chế hoạt động của enzyme cAMP phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc mất ngủ. Câu 10: Protein kinase là gì và vai trò trong quá trình truyền tín hiệu của nó như thế nào? Câu 11: Cơ chế gây đáp ứng với các hoocmon hòa tan trong nước và hòa tan trong lipit khác nhau như thế nào ở tế bào đích? Câu 12: Thụ thể màng liên quan đến Protein G có đặc điểm như thế nào? Câu 13: Nêu cơ chế hoạt động của thụ thể kết cặp G- protein ? Câu 14: Nêu vai trò sinh lí của thụ thể kết cặp G-protein đối với tế bào/cơ thể? Câu 15. Phân biệt 2 cơ chế truyền tin: cơ chế sử dụng chất tryền tin thứ hai và cơ chế truyền tin thông qua hoạt hóa gen?